Máy bay ném bom hạt nhân Mỹ đã hết thời?
(Soha.vn) - Theo CRS, năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập ngày càng lớn mạnh từ phía các đối thủ đang đe dọa làm suy yếu khả năng tấn công mục tiêu của các máy bay ném bom Mỹ.
Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) có bài viết bình luận về vai trò của máy bay ném bom hạt nhân Mỹ trong bối cảnh các đối thủ của Washington đang áp dụng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD). Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong thời gian gần đây, Mỹ đã gửi nhiều tín hiệu cảnh cáo tới Nga thông qua các hoạt động triển khai lực lượng hạt nhân tới châu Âu. Ngày 4/6, Không quân Mỹ (USAF) thông báo đang tạm thời triển khai 3 máy bay ném bom hạt nhân B-52. Sau đó, tới tuần trước, USAF tuyên bố đã điều thêm 2 máy bay ném bom hạt nhân tàng hình B-2 tới châu Âu.
Cả 2 đợt triển khai này được miêu tả như các bài tập huấn luyện thông thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và Nga đang tăng cường huấn luyện các lực lượng hạt nhân, sẽ khó mà tin được lời giải thích của USAF.
BÀI LIÊN QUAN
Tương tự như vậy, tháng 11 năm ngoái, Mỹ đã điều một cặp máy bay B-52 tới thách thức Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, một bản báo cáo mới của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho rằng khả năng thực hiện nhiệm vụ của các máy bay ném bom lâu năm đang suy yếu. Báo cáo nhấn mạnh rằng hiện nay, năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) ngày càng lớn mạnh từ phía các đối thủ của Mỹ trong thế kỷ 21, đặc biệt là Trung Quốc, đang đe dọa làm suy yếu khả năng tấn công mục tiêu của các máy bay ném bom hiện tại.
Không quân Mỹ dự kiến đối phó với tình hình hiện nay thông qua việc phát triển máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRS-B). Tuy nhiên, máy bay LRS-B thế hệ mới sẽ không thể đạt được khả năng hoạt động ban đầu (IOC) trước năm 2030.
Trong thời gian chờ đợi, Không quân Mỹ dự định hiện đại hóa, kéo dài thời gian hoạt động của các máy bay ném bom B-52, B-1 tới năm 2040 và B-2 tới năm 2058. Theo các chuyên gia công nghiệp hàng không vũ trụ và Không quân Mỹ, nếu đầu tư kinh phí đầy đủ cho việc duy trì và hiện đại hóa để kéo dài tuổi thọ, cả 3 loại máy bay ném bom có thể hoạt động tốt và tiếp tục duy trì các hệ thống vũ khí đáng tin cậy”.
Tuy nhiên, như thường lệ, vấn đề là chi phí. Mỹ đang duy trì một phi đội máy bay ném bom gồm 76 chiếc B-52H, 63 chiếc B-1B, 20 chiếc B-2. Theo một biểu đồ trong bản báo cáo của CRS, quân đội Mỹ dự định chi khoảng 2,5-3 tỷ USD hàng năm từ nay cho tới năm tài khóa 2022 để duy trì và hiện đại hóa phi đội máy bay ném bom hiện tại, cũng như đầu tư vào dự án máy bay LRS-B. Trước đó, từ năm tài khóa 2002-2012, ngân sách cho việc duy trì và hiện đại hóa các máy bay ném bom B-52, B-1 và B-2 trung bình lần lượt là 160,15 triệu USD, 219,77 triệu USD và 451,2 triệu USD mỗi năm. Thế nhưng, tới năm tài khóa 2013, ngân sách cho các máy bay B-52 và B-1 giảm lần lượt 61% và 24% so với mức trung bình 11 năm trước.
Không quân Mỹ phải đối mặt với nhiều lựa chọn khó khăn trong những năm tới. Tuy nhiên, những sự lựa chọn này nên được quyết định dựa trên nhiệm vụ truyền thống của các máy bay ném bom. Trên thực tế, nếu xét tới các sứ mệnh hạt nhân tiềm năng của các máy bay ném bom, năng lực A2/AD của các đối thủ gần như không liên quan.
Đó là bởi các sứ mệnh hạt nhân của phi đội máy bay ném bom không hẳn bao gồm nhiệm vụ ném bom hạt nhân vào đối phương. Thay vào đó, vai trò trọng yếu của nó đối với chính sách răn đe hạt nhân, gồm cả chính sách răn đe mở rộng của Mỹ, là gửi thông điệp tới các đối thủ và trấn an đồng minh của Mỹ.
Như những gì đã diễn ra ở châu Âu mới đây và ở Triều Tiên hồi năm ngoái, Mỹ có thể triển khai các máy bay ném bom hạt nhân ra nước ngoài để gửi tín hiệu tới các đối thủ và đồng minh như trên. Bởi sự hiện hữu dễ nhận thấy của chúng, các máy bay ném bom có khả năng đạt được mục tiêu theo cái cách mà các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đặt tại Mỹ và các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) không thể làm được.
Đây là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Trên thực tế, đó là sứ mệnh hạt nhân duy nhất mà Mỹ cần phải thực hiện, trừ phi có tình huống vô cùng xấu xảy ra. Tuy nhiên, nếu khả năng răn đe thất bại và Mỹ buộc phải tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân, khả năng rất thấp là Washington sẽ dựa vào phi đội máy bay ném bom. Các ICBM của Mỹ sẽ là thành phần trong bộ ba hạt nhân có khả năng được sử dụng cao nhất, nhờ độ chính xác cao và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương.
Tàu ngầm hạt nhân lớp OhioMột số ý kiến tranh cãi rằng phi đội máy bay ném bom còn thực hiện một nhiệm vụ răn đe quan trọng khác, đó là cho thấy “khả năng tồn tại”. Không giống như lực lượng ICBM được bố trí để nhắm tới những mục tiêu cố định và về mặt lý thuyết có thể dễ dàng bị phá hủy trong một cuộc tấn công phủ đầu từ phía đối thủ của Mỹ, các máy bay ném bom có thể di chuyển xung quanh và duy trì bay để tránh bị tiêu diệt.
Lập luận này không thuyết phục. Trong trường hợp hãn hữu là cuộc tấn công phủ đầu của đối phương phá hủy toàn bộ ICBM của Mỹ, Washington chắc hẳn sẽ đáp trả bằng các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Hiện tại, Mỹ vận hành tổng cộng 14 SSBN lớp Ohio và sẽ tiếp tục duy trì số tàu ngầm này ít nhất là cho tới cuối năm 2014 khi tàu ngầm mới (khoảng 12 chiếc) đi vào hoạt động. Trong năm 2012, số lượng trung bình SSBN của Mỹ tuần tra vào bất cứ thời điểm nào là 8 tàu.
Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân của Hiệp hội Khoa học gia Mỹ Hans M.Kristensen cho hay: “8 SSBN tuần tra trên biển mang theo 192 tên lửa với khoảng 860 đầu đạn”.
Không chỉ rất ít khả năng đối phương có thể phá hủy toàn bộ lực lượng ICBM của Mỹ trong một cuộc tấn công phủ đầu mà thậm chí khi điều này xảy ra, lực lượng SSBN của Mỹ cũng đã quá đủ để đáp trả.
Chính vì vậy, khi cân nhắc mức độ đầu tư cần thiết để hiện đại hóa phi đội máy bay ném bom đang hoạt động nhằm đối phó với các thách thức từ phía chiến lược A2/AD của đối phương, Quốc hội Mỹ chỉ nên tập trung vào nhu cầu máy bay ném bom thông thường của quân đội.
(Soha.vn) - Theo CRS, năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập ngày càng lớn mạnh từ phía các đối thủ đang đe dọa làm suy yếu khả năng tấn công mục tiêu của các máy bay ném bom Mỹ.
Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) có bài viết bình luận về vai trò của máy bay ném bom hạt nhân Mỹ trong bối cảnh các đối thủ của Washington đang áp dụng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD). Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong thời gian gần đây, Mỹ đã gửi nhiều tín hiệu cảnh cáo tới Nga thông qua các hoạt động triển khai lực lượng hạt nhân tới châu Âu. Ngày 4/6, Không quân Mỹ (USAF) thông báo đang tạm thời triển khai 3 máy bay ném bom hạt nhân B-52. Sau đó, tới tuần trước, USAF tuyên bố đã điều thêm 2 máy bay ném bom hạt nhân tàng hình B-2 tới châu Âu.
Cả 2 đợt triển khai này được miêu tả như các bài tập huấn luyện thông thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và Nga đang tăng cường huấn luyện các lực lượng hạt nhân, sẽ khó mà tin được lời giải thích của USAF.
BÀI LIÊN QUAN
- Máy bay Mỹ ném bom nhầm quân NATO, 5 người thiệt mạng
- Máy bay ném bom B-1 Mỹ hay Tu-160 Nga uy lực hơn?
- Mỹ bưng bít "tử huyệt" của máy bay ném bom B-2
Cuộc khủng hoảng Ukraine có vẻ là ví dụ mới nhất về tính thiết thực của phi đội máy bay ném bom đối với chính sách răn đe mở rộng của Mỹ.
Năm ngoái, để đối phó với những động thái khiêu khích từ phía Triều Tiên, Mỹ cũng điều các máy bay ném bom B-52 tới Hàn Quốc để “phục vụ mục đích huấn luyện”, tiếp sau đó là một cặp máy bay ném bom tàng hình B-2. Theo các quan chức quân đội Mỹ, mục đích của các đợt triển khai trên là để chứng minh “khả năng của Mỹ trong việc tiến hành các cuộc tấn công chính xác, tầm xa một cách nhanh chóng và linh hoạt”.
HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồngTương tự như vậy, tháng 11 năm ngoái, Mỹ đã điều một cặp máy bay B-52 tới thách thức Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, một bản báo cáo mới của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho rằng khả năng thực hiện nhiệm vụ của các máy bay ném bom lâu năm đang suy yếu. Báo cáo nhấn mạnh rằng hiện nay, năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) ngày càng lớn mạnh từ phía các đối thủ của Mỹ trong thế kỷ 21, đặc biệt là Trung Quốc, đang đe dọa làm suy yếu khả năng tấn công mục tiêu của các máy bay ném bom hiện tại.
Không quân Mỹ dự kiến đối phó với tình hình hiện nay thông qua việc phát triển máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRS-B). Tuy nhiên, máy bay LRS-B thế hệ mới sẽ không thể đạt được khả năng hoạt động ban đầu (IOC) trước năm 2030.
Trong thời gian chờ đợi, Không quân Mỹ dự định hiện đại hóa, kéo dài thời gian hoạt động của các máy bay ném bom B-52, B-1 tới năm 2040 và B-2 tới năm 2058. Theo các chuyên gia công nghiệp hàng không vũ trụ và Không quân Mỹ, nếu đầu tư kinh phí đầy đủ cho việc duy trì và hiện đại hóa để kéo dài tuổi thọ, cả 3 loại máy bay ném bom có thể hoạt động tốt và tiếp tục duy trì các hệ thống vũ khí đáng tin cậy”.
Máy bay ném bom B-1
Không quân Mỹ phải đối mặt với nhiều lựa chọn khó khăn trong những năm tới. Tuy nhiên, những sự lựa chọn này nên được quyết định dựa trên nhiệm vụ truyền thống của các máy bay ném bom. Trên thực tế, nếu xét tới các sứ mệnh hạt nhân tiềm năng của các máy bay ném bom, năng lực A2/AD của các đối thủ gần như không liên quan.
Đó là bởi các sứ mệnh hạt nhân của phi đội máy bay ném bom không hẳn bao gồm nhiệm vụ ném bom hạt nhân vào đối phương. Thay vào đó, vai trò trọng yếu của nó đối với chính sách răn đe hạt nhân, gồm cả chính sách răn đe mở rộng của Mỹ, là gửi thông điệp tới các đối thủ và trấn an đồng minh của Mỹ.
Như những gì đã diễn ra ở châu Âu mới đây và ở Triều Tiên hồi năm ngoái, Mỹ có thể triển khai các máy bay ném bom hạt nhân ra nước ngoài để gửi tín hiệu tới các đối thủ và đồng minh như trên. Bởi sự hiện hữu dễ nhận thấy của chúng, các máy bay ném bom có khả năng đạt được mục tiêu theo cái cách mà các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đặt tại Mỹ và các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) không thể làm được.
Đây là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Trên thực tế, đó là sứ mệnh hạt nhân duy nhất mà Mỹ cần phải thực hiện, trừ phi có tình huống vô cùng xấu xảy ra. Tuy nhiên, nếu khả năng răn đe thất bại và Mỹ buộc phải tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân, khả năng rất thấp là Washington sẽ dựa vào phi đội máy bay ném bom. Các ICBM của Mỹ sẽ là thành phần trong bộ ba hạt nhân có khả năng được sử dụng cao nhất, nhờ độ chính xác cao và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio
Lập luận này không thuyết phục. Trong trường hợp hãn hữu là cuộc tấn công phủ đầu của đối phương phá hủy toàn bộ ICBM của Mỹ, Washington chắc hẳn sẽ đáp trả bằng các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Hiện tại, Mỹ vận hành tổng cộng 14 SSBN lớp Ohio và sẽ tiếp tục duy trì số tàu ngầm này ít nhất là cho tới cuối năm 2014 khi tàu ngầm mới (khoảng 12 chiếc) đi vào hoạt động. Trong năm 2012, số lượng trung bình SSBN của Mỹ tuần tra vào bất cứ thời điểm nào là 8 tàu.
Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân của Hiệp hội Khoa học gia Mỹ Hans M.Kristensen cho hay: “8 SSBN tuần tra trên biển mang theo 192 tên lửa với khoảng 860 đầu đạn”.
Không chỉ rất ít khả năng đối phương có thể phá hủy toàn bộ lực lượng ICBM của Mỹ trong một cuộc tấn công phủ đầu mà thậm chí khi điều này xảy ra, lực lượng SSBN của Mỹ cũng đã quá đủ để đáp trả.
Chính vì vậy, khi cân nhắc mức độ đầu tư cần thiết để hiện đại hóa phi đội máy bay ném bom đang hoạt động nhằm đối phó với các thách thức từ phía chiến lược A2/AD của đối phương, Quốc hội Mỹ chỉ nên tập trung vào nhu cầu máy bay ném bom thông thường của quân đội.