Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao vũ khí Mỹ dần mất ngôi vị số 1?

(Soha.vn) - Mỹ từng đứng đầu thế giới về khí tài chiến tranh, tuy nhiên, hiện tại, nhiều vũ khí của họ chỉ xếp hạng hai.

Tờ Daily Beast (Mỹ) vừa có bài viết cho rằng ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ ngày càng kém cạnh tranh. Dưới đây là nội dung bài viết:
Khi liên doanh Boeing và Sikorsky giới thiệu ý tưởng thiết kế của mình cho chương trình trực thăng đa nhiệm đa quân chủng JMR, nhiều người đã tỏ ý hoài nghi. JMR là một chương trình đầy tham vọng, sử dụng chung 1 thiết kế để thay thế hàng nghìn trực thăng đa nhiệm Black Hawk, do Sikorsky sản xuất, và trực thăng vũ trang Apache, do Boeing sản xuất, trong tương lai. Ý tưởng của Boeing và Sikorsky là một thiết kế lai, kết hợp cánh quạt 2 tầng đồng trục và một cánh quạt đẩy ở phía sau để tăng tốc độ.
vi-sao-vu-khi-my-dan-mat-ngoi-vi-so-1.jpg

Ý tưởng thiết kế của Boeing và Sikorsky cho chương trình JMR​
Sự tham vọng và mới mẻ của nó làm nhiều người liên tưởng đến 2 chương trình khác có sự tham gia của Boeing là Comanche và V-22. Chương trình Comanche đã bị ngừng khi còn đang trong giai đoạn phát triển. V-22 thì được đưa vào biên chế nhưng với giá thành cao hơn nhiều so với dự kiến.
Trong quá khứ, ngành hàng không Mỹ hoàn toàn vượt trội so với Châu Âu, kể cả quân sự và dân sự. Trong triển lãm hàng không Farnborough năm 1974, khi Airbus giới thiệu mẫu máy bay chở khách đầu tiên, A300, phó chủ tịch Boeing khi đó đã gọi đó là một “sản phẩm điển hình của sự bao cấp từ chính phủ, họ sẽ chỉ sản xuất vài chục chiếc và sau đó đóng cửa.”
Ngày nay, Boeing và Airbus đã là 2 đối thủ ngang tầm. Còn những mẫu trực thăng dân sự của châu Âu, dẫn đầu là Airbus và AgustaWestland, thống lĩnh thị trường thế giới, với hàng loạt mẫu mới ra đời. Mỹ chỉ chủ yếu xuất khẩu trực thăng quân sự và cũng là những thiết kế đã ra đời từ rất lâu.
Mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu về xuất khẩu vũ khí, nhờ vào một số hợp đồng giá trị rất lớn, xu hướng tương tự như trên đang diễn ra cho hầu hết mọi loại vũ khí khác. Israel đang dẫn đầu về công nghệ UAV, máy bay không người lái. Tên lửa không đối không sử dụng động cơ ramjet Meteor của Châu Âu, hiện chưa có đối thủ tương ứng từ Mỹ. Trong lĩnh vực tên lửa phòng không, Mỹ chỉ có các bản nâng cấp của Patriot để cạnh tranh với thiết kế mới SAMP/T của châu Âu, khi mà tên lửa phòng không mới duy nhất hiện nay của Mỹ, MEADS, thì vừa bị Ba Lan từ chối. Thị trường phòng không tầm gần đang dần bị các hãng như Rafael và Diehl chiếm lĩnh.
vi-sao-vu-khi-my-dan-mat-ngoi-vi-so-1.jpg

Hệ thống phòng không MEADS trong một cuộc thử nghiệm​
Trong lĩnh vực hải quân, Mỹ hiện không xuất khẩu tàu chiến. Trong khi đó, mẫu tàu chiến mới nhất của nước này, LCS, sử dụng động cơ, radar và pháo từ châu Âu. Còn mẫu xe lội nước mới trong tương lai của thủy quân lục chiến Mỹ rất có thể là một sản phẩm từ Ý.
BÀI LIÊN QUAN
Tuy Mỹ là nước tiên phong trong công nghệ radar quét điện tử chủ động, AESA, nhưng nước này dường như đang chậm chân trong thế hệ kế tiếp, sử dụng gallium nitrit với hiệu năng cao hơn và giảm tiêu thụ năng lượng. Tương tự, họ cũng chậm chân trong lĩnh vực gây nhiễu radar, với những công nghệ mới như giả lập tín hiệu bằng kỹ thuật số, do quá chú trọng vào công nghệ tàng hình.​
Một phần nguyên nhân chính là do đa số đơn hàng của các công ty quốc phòng Mỹ đến từ chính quân đội nước này, vì vậy họ chủ yếu phát triển những loại vũ khí đáp ứng nhu cầu trong nước thay vì nhu cầu của thị trường quốc tế. Các nước Châu Âu có ngân sách quốc phòng nhỏ hơn nhiều so với Mỹ, vì vậy ngành công nghiệp quốc phòng ở đây phải thích nghi và đầu tư phát triển theo hướng xuất khẩu. Ví dụ như đa số các nước có nhu cầu mua trực thăng mới, rất ít nước có ý định mua V-22 hay trong tương lai là JMR. Do đó Airbus và AgustaWestland vẫn sẽ tiếp tục nhận được nhiều đơn hàng.​
Bên cạnh đó, các chương trình quốc phòng của Mỹ cũng ngày càng giảm về số lượng và tăng về quy mô. Hệ quả tất yếu là những khoảng trống về nhu cầu mà các đối thủ cạnh tranh có thể khai thác. Một ví dụ là việc Airbus và Embraer tận dụng khoảng trống giữa máy bay vận tải C-130 và C-17 bằng những mẫu A400M và KC-390.
Nhưng thách thức lớn nhất có lẽ là ở khía cạnh văn hóa doanh nghiệp. Boeing phải mất hơn 2 thập niên để nhận ra rằng sự thành công của Airbus không chỉ nằm ở sự bao cấp từ chính phủ. Nhiều quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho đến nay vẫn không biết đến sự tồn tại của Meteor, hay việc MEADS bị Ba Lan từ chối. Nếu vẫn tiếp tục duy trì suy nghĩ tự tôn về vị trí số 1 của mình, ngành công nghiệp quốc phòng nước này sẽ tiếp tục khó cạnh tranh với đối thủ trong thời gian sắp tới.
 
23/8/12
1.162
3
38
Il-38N: Xứng danh 'sát thủ chống ngầm' cực mạnh của Nga
(Vũ khí) - Máy bay TSCN Il-38N của Nga có khả năng giám sát đồng loạt 30 mục tiêu tàu thuyền trong phạm vi 320km, khả năng tấn công cực kỳ toàn diện.
Tập đoàn Ilyushin đã kết thúc công việc tu sửa và hiện đại hóa chiếc máy bay trinh sát chống ngầm (TSCN) Ilyushin Il-38N đầu tiên trong lô 5 chiếc đặt hàng của lực lượng không quân hải quân Nga. Công tác nâng cấp hiện đại hóa đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt của hợp đồng khiến hải quân Nga rất hài lòng.
Được biết, công tác cải tiến và hiện đại hóa chủ yếu là lắp đặt hệ thống tìm kiếm theo dõi mục tiêu thế hệ mới Novella-P-38 cho máy bay chống ngầm Ilyushin Il-38N, việc lắp thêm hệ thống này sẽ nâng cao rất nhiều phạm vi bán kính hoạt động, cũng như tăng cường khả năng chiến đấu cho máy bay.
Il-38 là loại máy bay tác chiến cuối cùng do cục thiết kế máy bay Ilyushin nghiên cứu, phát triển. Có tổng số khoảng 100 chiếc Il-38 đã được chế tạo. Hiện nay, lực lượng hải quân Nga có khoảng 35 chiếc Ilyushin Il-38 sản xuất trong những lô cuối cùng. Năm 1977 lần đầu tiên Nga đã bán cho phía Ấn Độ 5 chiếc.
IL-38 “May” có chiều dài 39,6m, sải cánh 37,42m, cao 10,16m, trọng lượng không tải 33 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 63 tấn. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt AИ-20N, công suất của mỗi động cơ 3169 kW (4250 mã lực), giúp máy bay có thể đạt tốc độ cao nhất 645 km/h, độ cao tối đa 11km, phi hành đoàn 10 người.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
190942566_192342890.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38N của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nó có khả năng mang theo 30.000 lít nhiên liệu đảm bảo cho máy bay có thời gian lưu không liên tục là 10h, phạm vi hoạt động trên 9500km, bán kính tác chiến 3200km, trần bay tối đa 11km. Ở dưới bụng máy bay có 2 khoang vũ khí chứa được 9 tấn vũ khí bao gồm các loại tên lửa, bom chống ngầm, mìn, thủy lôi và ngư lôi.
Ilyushin Il-38N sử dụng kết cấu khung thân của máy bay Ilyushin Il-18, nhưng được nối dài thêm 4m, cấu tạo cánh đơn dưới bụng theo kiểu các máy bay quân dụng cỡ lớn thường dùng, so với Ilyushin Il-18 thì cánh của nó được thiết kế dịch lên phía trước một chút.
Phía dưới đầu máy bay có chụp radar khá lớn, sử dụng radar “WET EYE”, bộ phận đuôi là thiết bị dò tìm từ trường đặc biệt. Khoang lái của máy bay được thiết kế cho 3 phi công điều khiển, phần giữa máy bay là khoang tác chiến, có thể chứa được từ 10-12 người.
Phần dưới thân phía trước và sau cánh của máy bay là 2 khoang vũ khí được bố trí phía trước và sau, có thể mang theo vũ khí và hàng trăm phao sonar dò tìm chủ động.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
il-38-2-921e3_192342484.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38N là phiên bản nâng cấp rất mạnh của Il-38​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phạm vi tuần tra của llyushin II-38N có thể vươn đến tận khu vực Bắc Cực và khu vực Iceland rộng lớn. Trần bay của nó đạt 11km, thuộc dạng cao nhất trong các loại máy bay tuần tra, Ilyushin Il-38N được lắp đặt thêm thiết bị trinh sát điện tử, có thể thực hiện nhiệm vụ giống như máy bay trinh sát điện tử EP-3 của Mỹ.
5 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38 đều được trang bị hệ thống theo dõi và định vị mục tiêu Novella-P38 mới nhất. Hệ thống Novella-P38 tích hợp một máy tính kỹ thuật số do 2 nhân viên vận hành, một hệ thống hình ảnh nhiệt có độ phân giải cao, hệ thống phát hiện từ trường, hệ thống phát hiện quang học, cùng các thiết bị khác.
IL-38 có khả năng giám sát tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay trong phạm vi 150km, nhưng sau khi trang bị radar Novella-P38, nó có thể phát hiện được các mục tiêu trong phạm vi bán kính 320km xung quanh máy bay. Tổng cộng 32 mục tiêu dưới nước, trên biển và trên không sẽ bị theo dõi cùng lúc.
Hệ thống thiết bị chính bao gồm radar khẩu độ tổng hợp loại bình thường và loại điều khiển xa (dùng trong điều kiện ban đêm hoặc có mây mù). Ngoài ra, nó còn có radar hồng ngoại có độ phân giải cao; hệ thống máy ảnh, camera hiện đại, hệ thống hỗ trợ điện tử, thiết bị thăm dò từ tính bất thường.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
1631132_192343125.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Phiên bản xuất khẩu IL-38 SD trong lực lượng hải quân Ấn Độ​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi Ilyushin Il-38N được lắp đặt thêm hệ thống tác chiến Novella, nó có thể được trang bị bom dẫn đường KAB-500PL và phao sonar dò tìm chủ động thế hệ mới. Có thông tin cho biết, sau cải tiến, IL-38N còn được trang bị tên lửa không đối không tầm gần điều khiển bằng hồng ngoại R-73 làm cho nó có tính năng đối hải, đối ngầm, đối không và tấn công mặt đất cực kỳ toàn diện.
Ngoài ra, phiên bản máy bay săn ngầm Il-38N mới này còn được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến nhất mà Nga mới nghiên cứu, chế tạo ra, có thể đảm nhận cả chức năng tiến hành trinh sát và tác chiến điện tử. Ngoài ra, chúng còn có chức năng trinh sát, đo đạc và vẽ bản đồ các khu vực biển, ví dụ như Nga đã sử dụng nó để vẽ lại bản đồ Bắc Băng Dương.
Il-38N có 2 khoang vũ khí ở bụng máy bay (trước và sau cánh), giúp nó có thể mang theo 9 tấn vũ khí trên khoang và hệ thống giá treo, bao gồm: tên lửa chống hạm, ngư lôi, bom thông thường, bom khoan tầng nước sâu (có thể mang đầu đạn hạt nhân làm nghèo, cỡ nhỏ) và mồi bẫy điện tử.
IL-38 có thể mang theo 216 phao sonar RGB-1 hoặc 144 phao sonar RGB-1 và 10 phao sonar RGB-2 trong nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, các tham số và tính năng của IL-38 “May” và phiên bản xuất khẩu IL-38 SD đều tương đương với máy bay trinh sát chống ngầm cánh cố định P-3 “Orion” hiện Mỹ và một số đồng minh vẫn đang sử dụng.
Sau nâng cấp, phiên bản mới nhất là IL-38N sẽ có tính năng cực mạnh với khả năng giám sát đồng loạt 30 mục tiêu tàu thuyền trong phạm vi 320km. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống cảm biến nhiệt thế hệ mới nhất và hệ thống máy tính cực mạnh, nâng cao rất nhiều khả năng trinh sát tàu ngầm.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga đầu tư khủng cho cuộc đua vũ khí thông minh
(Vũ khí) - Trước sự phát triển vũ khí thông tinh của các cường quốc, Nga quyết định đầu tư hơn 600 tỷ USD, hiện đại hoá quân đội bằng vũ khí thông minh.
Nga đầu tư mạnh cho vũ khí thông minh
Vũ khí thông minh là tên gọi chung cho các loại bom, đạn, tên lửa được trang bị công nghệ dẫn đường để tăng độ chính xác. Hiện Bộ Quốc phòng Nga đang đẩy mạnh phát triển các loại vũ khí thông minh cho các lực lượng vũ trang và coi đó là tương lai của quân đội thế kỷ 21.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, quân đội, đặc biệt là hải quân và không quân đã nhận được hàng chục mô hình trang bị mới, lượng cung ứng thiết bị quốc phòng đang gia tăng theo từng năm. So với năm 2012, con số này tăng lên 84% và có đến hàng chục, hàng trăm danh mục mô hình mới và đa dạng hóa.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
vu-khi-thong-minh-datviet.vn-2_211455214.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bom thông minh KAB-250 của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thứ trưởng Quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov cho biết, chỉ trong năm nay, không quân Nga sẽ nhận được hơn 130 máy bay và trực thăng, 11 tàu chiến và khoảng 4.500 xe ô tô và xe bọc thép.
Ngay từ đầu năm nay, tại các doanh nghiệp công nghiệp, các đơn vị quân sự đã tiếp nhận 34 máy bay, 38 máy bay trực thăng, 5 tổ hợp vô tuyến định vị, 5 tổ hợp tên lửa chống máy bay, hơn 200 thiết bị đảm bảo an ninh hàng không và kỹ thuật hàng không, khoảng 9.500 vũ khí hàng không.
Dự kiến, sang năm 2015, số lượng các thiết bị hiện đại trong quân đội Nga sẽ gần đạt mức 30%. Tính đến thời điểm kết thúc chương trình vũ khí nhà nước, vào năm 2020, quân đội và hải quân Nga sẽ được hiện đại hóa 70%.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã từng tuyên bố, tương lai của các lực lượng vũ trang Nga sẽ nằm ở việc phát triển các loại vũ khí “thông minh” có độ chính xác cao và tăng cường khả năng tiến hành chiến tranh phi tiếp xúc.
Vị phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Nga sẽ đầu tư 20.000 tỷ rúp (561 tỷ USD) cho chương trình tái vũ trang quân đội. Ngoài ra, 3.000 tỷ rúp (84 tỷ USD) sẽ được đầu tư hiện đại hóa sản xuất tại các nhà máy quốc phòng của Nga.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
vu-khi-thong-minh-datviet.vn-1_211452158.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mìn thông minh Spider của quân đội Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vũ thông minh - vũ khí của nhà giàu
Vũ khí thông thường được cho là "vũ khí của nhà giàu", rất đắt đỏ so với việc dùng vũ khí thường. Nếu tính về chi phí từng đơn vị thì vũ khí thông minh có thể đắt gấp hàng trăm lần vũ khí thông thường.
Nếu như một quả đạn pháo 155mm thường có giá khoảng 300 USD thì Excalibur, loại đạn pháo dẫn đường bằng GPS mà quân đội Mỹ đang sử dụng, có giá lên tới 70.000 USD. Tương tự, giá một quả bom thông minh JDAM của Mỹ là khoảng 30.000 USD. Một tên lửa hành trình tàng hình JSSAM có giá lên đến nửa triệu USD.
Tuy nhiên, nhờ vào sự chính xác của mình, sẽ cần ít vũ khí thông minh hơn để đạt được hiệu quả tương đương so với dùng vũ khí thông thường. Và qua đó giúp giảm số lượng phương tiện phóng rải cần thiết, như máy bay, tàu chiến…
Vũ khí thông minh còn giúp giảm gánh nặng về hậu cần. Một quả đạn pháo thông minh Excalibur có thể tiêu diệt một mục tiêu mà trước kia phải cần đến 10-20 quả đạn pháo thường.
Số đạn pháo này có trọng lượng tương đương 500-1000kg, đồng nghĩa với việc số lượng phương tiện, con người cần thiết để cung cấp nhu cầu hậu cần sẽ giảm xuống tương ứng. Ngoài ra, việc giảm số phương tiện phóng rải và nhu cầu hậu cần cũng sẽ đồng thời dẫn đến việc giảm nhu cầu nhân lực.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vén màn bí mật robot chiến đấu Nga "đe dọa" NATO

Cập nhật lúc: 13:00 25/07/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

(Kiến Thức) - Quân đội Nga gần đây triển khai robot Platform-M trong cuộc tập trận gần NATO. Vậy tính năng của mẫu robot này thế nào?
Với việc sử dụng các robot chiến trường thế hệ mới trong các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, trinh sát hay thực hiện nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động, Quân đội Nga đang gần tiến tới việc hiện thực hóa quá trình tái vũ trang theo hướng hiện đại và tinh nhuệ.​
Gần đây, Quân đội Nga lần đầu tiên tiến hành tập trận có sự tham gia của các robot chiến đấu Platform-M mới. Cuộc tập trận trên được Hạm đội Baltic tổ chức vào giữa tháng 6 tại Kaliningrad (có đường biên giới giáp với nước thành viên NATO), phiên bản Platform-M tham gia cuộc tập trận được trang bị vũ khí gồm súng máy tự động và súng phóng lựu. Mẫu robot chiến đấu này thực hiện các nhiệm vụ song song với các binh lính là con người trên chiến trường mô phỏng.​
Sự kiện này diễn ra đồng thời và gần với địa điểm diễn ra các cuộc tập trận đa quốc gia Saber Strike 2014 và Baltops 2014 do NATO tổ chức.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
nga_kienthuc_1_gjqr.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mẫu robot chiến đấu Platform-M được triển khai tại cuộc tập trận của Hạm đội Baltic. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống vũ khí quen thuộc
Theo kế hoạch tập trận của Hạm đội Baltic, thì lực lượng đổ bộ đường không và đường biển sẽ tiến hành chiếm lĩnh các khu vực trọng điểm trên thao trường, dưới sự hỗ trợ của máy bay cường kích Su-34, Su-24 và các trực thăng tấn công Mi-24.​
Lực lượng mặt đất có sự hỗ trợ của các xe chiến đấu bộ binh như BPM-3, thiết giáp chở quân BTR-80 và một số xe tăng chiến đấu chủ lực có trong biên chế Hạm đội Baltic. Song song với đó việc triển khai các robot chiến đấu Platform-M cũng là một điểm nổi bật trong cuộc tập này, robot chiến đấu Platform-M chỉ mới được giới thiệu tại triễn lãm quốc phòng trong thời gian gần đây và vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính thức về mẫu robot này trong Quân đội Nga.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
nga_kienthuc_4_nxdy.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Động thái tiến hành tập trận song song với NATO được xem như là hành động đáp trả của Nga với khối liên minh quân sự này. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo văn phòng đại diện của Quân đội Nga ở Kaliningrad, loại robot chiến đấu này có thể thực hiện các nhiệm vụ trong môi trường tác chiến đô thị, tuần tra và trinh sát, có thể tiêu diệt các mục tiêu di động và cố định với vũ khí trang bị đi kèm. Ngoài ra, nó còn được kết nối với UAV trinh sát cá nhân Grusha để thu thập và chia sẻ các thông tin tình báo trên không.​
Dựa trên nhân vật hoạt hình Wall-E
Theo tờ Indrus, Platform-M là mẫu robot chiến đấu được điều khiển từ xa và thu thập thông tin tình báo trên chiến trường, nó được so sánh với nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình Wall-E của Pixar được công chiếu vào năm 2008.​
Việc so sánh trên một phần cũng có cơ sở khi nguyên bản ban đầu của Platform-M xuất hiện trên các trang mạng của Nga. Nhưng thay vì nhảy múa và ca hát như Wall-E, Platform-M lại được trang bị vũ khí để có thể tiêu diệt kẻ thù.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
nga_kienthuc_5_extz.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Quân đội Nga ngoài Platform-M còn triển khai thêm nhiều dự án robot chiến đấu mới. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo một số thông tin được Quân đội Nga tiết lộ thì Platform-M được trang bị hệ thống phòng thủ đặc biệt và có thể chiến đấu cả ngày lẫn đêm mà không cần trang bị thêm bất cứ phụ kiện đi kèm nào. Và với việc trang bị súng máy hạng nặng cùng súng phóng lựu, các thiết bị quan sát hiện đại và thiết bị liên lạc vô tuyến, Platform-M sẽ là “kẻ hủy diệt” thật sự trên chiến trường.​
Tại Viện nghiên cứu khoa học công nghệ Izhevsk, nơi Platform-M phát triển các kỹ sư của viện này đã đánh giá nó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát do thám, tiêu diệt cố định và di động cũng như các công trình kiến cố. Nó sẽ là phương tiện hỗ trợ hỏa lực, tuần tra và bảo vệ cho lực lượng bộ binh Nga.​
Kế thừa từ chương trình thăm dò Mặt trăng
Platform-M không phải là chương trình phát triển nền tảng robot tự động đầu tiên của Nga, mà chương trình này đã tồn tại từ thời Liên Xô với các dự án thăm dì mặt trăng từ những năm 1960.​
Vào năm 1964 Không quân Liên Xô đã chế tạo một thiết bị bay do thám không người lái là DBP-1, với nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo và trinh sát ở các khu vực biên giới phía tây nước Nga và miền trung và Tây Âu.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
nga_kienthuc_6_fewt.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Trong ảnh là mẫu robot chiến đấu MRK-27 do Nga phát triển, với trang bị hỏa lực cực mạnh. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đến năm 1973, Liên Xô bắt đầu các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước đầu tiên dành cho việc chế tạo các robot phục vụ trong công nghiệp. Chính vì vậy mà đến năm 1985 Liên Xô là nước sở hữu 40% robot công nghiệp trên toàn thế giới, vượt qua cả Mỹ trong việc phát triển trí tuệ thông minh nhân tạo dùng trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự.​
Mặc dù là một trong những nước đi tiên phong trong công nghệ tự động hóa nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, khoa học kỹ thuật Nga bị tụt hậu mất 20 năm. Tuy nhiên nhờ dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học và có nền tảng phát triển tốt nên sau khi nước Nga phục hồi, việc tìm lại vị thế như trước kia chỉ còn là vấn đề thời gian.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Điểm # nhau giữa Nga và Mỹ trong cuộc xung đột Ukraina

Mỹ viện trợ thêm 33 triệu USD cho quân đội Ukraine

Thứ bảy 26/07/2014 13:08
ANTĐ - Mỹ sẽ cung cấp viện trợ thêm 33 triệu USD cho quân đội chính phủ Ukraine trong năm nay, đại sứ Mỹ tại Ukraine, Geoffrey Pyatt phát biểu trong một cuộc họp báo vào hôm 25/7.
Theo vị đại sứ Mỹ, Washington sẽ tăng thêm 33 triệu USD, tiền hỗ trợ cho lực lượng quân đội Ukraine.

Ông Pyatt cho biết rằng khoản tiền này sẽ được giải ngân vào các chương trình khác nhau, mà bảo vệ biên giới quốc gia là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.
191275765.jpg

Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Geoffrey Pyatt (phải) và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ,
Victoria Nuland (trái)

Vào đầu tháng 6, kênh truyền hình Channel 5 của Kiev cho biết Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 1.500 bộ cứu thương sau lời đề nghị từ phía Bộ Quốc phòng Ukraine. Cung cấp này là một phần của gói hỗ trợ vũ khí thông thường, bao gồm các trang thiết bị như áo chống đạn, thiết bị nhìn trong đêm, radio di động và các loại đạn dược khác, có giá trị tổng cộng 23 triệu USD.

Giao tranh ác liệt giữa lực lượng li khai và quân đội Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, khi có hàng loạt các vụ tấn công xảy ra mỗi ngày.

Chính quyền Kiev đã bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt chống lại những người đòi li khai ở miền đông Ukraine từ giữa tháng 4. Moscow đã liên tục chỉ trích hành động này, điều đã gây ra cái chết của hàng trăm dân thường và gần đây nhất là vụ rơi máy bay có số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Nga cung cấp những vũ khí nào cho quân nổi dậy Ukraine?

Financial Times cho hay sức mạnh của lực lượng ly khai miền Đông Ukraine đang ngày càng được củng cố nhờ được trang bị nhiều loại khí tài hạng nặng chủ yếu do Nga cung cấp.

Không ít loại vũ khí đang được quân nổi dậy Ukraine sử dụng là những thứ mà họ đánh cắp từ các kho của quân đội chính phủ Kiev tại khu vực miền Đông. Tuy nhiên, Nga vẫn được xem là quốc gia cung cấp số lượng lớn vũ khí cho lực lượng ly khai cũng như đào tạo cho những tay súng này ngay trên đất Nga.​
Nguồn tin tình báo của NATO cũng nhiều lần tuyên bố họ phát hiện các đoàn xe chở khí tài của Nga đi vào lãnh thổ Ukraine.​
nga-cung-cap-nhung-vu-khi-nao-cho-quan-noi-day-ukraine.jpg

Nga bị nghi là nhà cung cấp hệ thống tên lửa Buk cho quân nổi dậy Ukraine bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia hôm 17/7.​
Một trong những địa điểm đầu tiên tại Ukraine nhận vũ khí của Nga là thị trấn Snizhne, nơi hệ thống tên lửa Buk bị nghi là thủ phạm bắn rơi chiếc máy bay dân sự của Malaysia MH17 hôm 17/7, được triển khai.​
"Nga không thành lập các nhóm du kích, không chỉ tiến hành chiến dịch chống cự mà còn nỗ lực xây dựng một lực lượng quân sự tương xứng", Jonathan Eyal, Giám đốc Viện nghiên cứu Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh trả lời tờ Financial Times.​
Ngoài những thiết bị quân sự hạng nhẹ, vũ khí bán tự động, thuốc nổ và máy bay vận tải quân sự, giới chức tình báo Mỹ cho rằng Nga còn cung cấp cho phe nổi dậy Ukraine cả những vũ khí hạng nặng.​
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-64
nga-cung-cap-nhung-vu-khi-nao-cho-quan-noi-day-ukraine.jpg
T-64 từng được xem là vũ khí then chốt trong Quân đội Nga. Tuy nhiên, kể từ khi Nga thực hiện cải cách quân sự trong 10 năm qua, Moscow đã đưa hàng loạt T-64 vào danh sách chờ nghỉ hưu.​
BÀI LIÊN QUAN
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, T-64 được xem là quốc bảo, chỉ được trang bị cho các đơn vị tinh nhuệ đóng quân tại những khu vực hiểm yếu của Liên Xô và khối Warszawa.​
Sử dụng động cơ diesel 5DTF, 700 -750 mã lực, tầm hoạt động của T-64 lên tới 500 km và khả năng lội nước là 1,8 m. T-64 được trang bị 1 pháo nòng trơn D-81T 125 mm (40 viên), 1 súng máy đồng trục PKMT 7,62 mm (1.250 viên), 1 súng máy phòng không NSVT 12,7 mm (300 viên).​
Pháo phản lực phóng loạt Grad
nga-cung-cap-nhung-vu-khi-nao-cho-quan-noi-day-ukraine.jpg
Bệ phóng Grad có thể phóng được nhiều rocket cùng một lúc. Hệ thống này được phát triển dưới thời Liên Xô cũ và phạm vi tấn công mở rộng 20 km.​
Theo thông số kỹ thuật của các nhà sản xuất, hệ thống pháo phản lực phóng loạt Grad thiết kế với bệ pháo 40 nòng cỡ 122 mm, đạn phản lực Grad có thể đạt tầm bắn từ 20 - 40 km tùy từng loại.​
Tuy được đánh giá là có độ chính xác không cao, nhưng Grad thực sự là "cơn ác mộng" kinh hoàng nhất nếu đánh vào mục tiêu lớn. Tính toán trên lý thuyết cho thấy một tiểu đoàn gồm 18 bệ phóng loại này có thể bắn 720 quả pháo trong một lúc.​
Pháo cối tự hành 2S9 Nona
nga-cung-cap-nhung-vu-khi-nao-cho-quan-noi-day-ukraine.png
Pháo cối tự hành 2S9 Nona là loại vũ khí được sản xuất từ thời Liên Xô cũ. Nó còn hoạt động như một thiết bị đổ bộ.​
2S9 Nona được lực lượng Quân đội Liên Xô thiết kế và chính thức đưa vào hoạt động năm 1981.​
Trong đó, xe pháo cối tự hành 2S9 Nona-S được thiết kế riêng cho lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô. Có khoảng 1.000 chiếc Nona-S được sản xuất. Pháo cối tự hành 2S9 đã chiến đấu rất hiệu quả tại chiến trường Afghanistan và hai cuộc chiến tranh tại Chechnya.​
2S9 Nona-S mang trên mình một khẩu pháo cối 2A51 cỡ 120 mm, có thể bắn thẳng lẫn bắn gián tiếp. Nói cách khác, nó vừa là một khẩu pháo vừa là một khẩu súng cối hạng nặng. Với đạn pháo thường, tầm bắn của 2S9 là 8,9 km, đạn pháo tăng tầm là 12,8 km còn với đạn cối 120 mm là 7,1 km.​
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2
nga-cung-cap-nhung-vu-khi-nao-cho-quan-noi-day-ukraine.jpg
BMP-2 là xe chiến đấu bộ binh thế hệ hai được Liên Xô thiết kế và đưa vào chế tạo từ thập niên 80. So với BMP-1, BMP-2 không khác nhiều mà chỉ có một vài cải tiến để tăng khả năng tự vệ cho xe. Những cải tiến này được quyết định sau khi BMP-1 tham gia chiến đấu thực tế và bộc lộ những điểm yếu của nó trong Chiến tranh Yom Kippur.​
BMP-2 có tháp pháo rộng hơn so với BMP-1. Xa trưởng sẽ ngồi trong tháp pháo cùng với pháo thủ. Ngoài kíp xe, xe chỉ mang theo tối đa 7 chiến sĩ thay vì 8 như xe BMP-1.​
Hỏa lực trên xe trở nên mạnh hơn với pháo tự động 2A42 30 mm, súng máy PKT đồng trục 7,62 mm cùng hộp đạn 2.000 viên, và tên lửa chống tăng 9M111 Fagot hoặc 9M113 Konkurs. Ngoài ra, xe có thể được trang bị cả RPG-7 với cơ số đạn là 5 quả. Số lỗ châu mai mỗi bên xe giảm xuống còn 2. Giáp xe được tăng cường.​
Hệ thống tên lửa đất đối không Buk
nga-cung-cap-nhung-vu-khi-nao-cho-quan-noi-day-ukraine.jpg
Buk là hệ thống tên lửa đất đối không tự hành. Hoạt động của hệ thống Buk dựa trên theo sự đạo từ radar. Hệ thống này bị tình nghi là thủ phạm bắn rơi chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia hôm 17/7 tại miền Đông Ukraine, cướp đi sinh mạng của gần 300 người.​
Hệ thống tên lửa Buk là một dòng tên lửa đất đối không tầm trung tự hành được Liên Xô cũ và Nga phát triển. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom chính xác, máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định cũng như UAV.​
Hệ thống tên lửa Buk là sự kế thừa của hệ thống NIIP/Vympel 2K12 Kub (tên ký hiệu NATO là SA-6 Gainful).​
Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 và có tên ký hiệu do NATO đặt là "Gadfly" cũng như tên định danh của Bộ Quốc phòng Mỹ là SA-11.​
Kể từ khi được đưa vào biên chế, hệ thống tên lửa Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản mới nhất mang tên 9K37M2 "Buk-M2".​
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Financial Times (FT), tờ báo về kinh doanh quốc tế, được xuất bản hàng ngày tại London và 23 thành phố trên toàn thế giới. Lượng phát hành trên toàn cầu của FT đạt 390.121 bản. Tính cả trang web FT.com, trung bình một ngày có 1,9 triệu lượt đọc FT trên thế giới.
 
23/8/12
1.162
3
38
Khả năng đặc biệt của tổ hợp phòng không lục quân S-300V

(Soha.vn) - S-300V/ S-300VM/VMK/ Antey-2500 được coi là những hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cơ động đích thực duy nhất trên thế giới.

S-300V/VM là một trong những hệ thống tên lửa phòng không cơ động uy lực nhất thế giới hiện nay, nó bắn những quả tên lửa có tốc độ bay siêu nhanh, tiêu diệt các mục tiêu đa dạng từ máy bay đến tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo.​
S-300V/ S-300VM/VMK/ Antey-2500 cũng là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cơ động đích thực duy nhất trên thế giới và những phiên bản nâng cấp sau này của nó có thể đánh chặn các mục tiêu bay với vận tốc lên tới 4,5 km/s. Ngoài ra hệ thống này cũng có thể tiêu diệt máy bay có diện tích phản xạ hiệu dụng thấp ở tầm 200 km và độ cao tối đa 30 km.​
kha-nang-dac-biet-cua-to-hop-phong-khong-luc-quan-s300v.jpg

Hệ thống S-300V với khung gầm bánh xích đặc trưng​
Được thiết kế với tiêu chí khả năng cơ động cao và tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu ở mọi độ cao, S-300V được đánh giá rất cao vào thời kì cuối Chiến tranh Lạnh. Hệ thống này được phát triển không chỉ để phòng không tầm xa mà còn chủ động tiêu diệt các loại máy bay tác chiến điện tử và trinh sát tầm cao như E-3 Sentry, E-8 JSTARS và U-2, cũng như máy bay gây nhiễu điện tử chiến thuật EF-111A Raven hay EA-6B Prowler.​
Mặc dù chia sẻ nhiều công nghệ nền tảng nhưng S-300P và S-300V đi theo 2 con đường phát triển tách biệt với những yêu cầu đặc thù được đưa ra bởi 2 khách hàng chính là Lực lượng Phòng không và Lực lượng Lục quân Liên Xô.​
Vào đầu những năm 1960, Lục quân Liên Xô còn phải sử dụng chung các hệ thống phòng không cố định với quân chủng Phòng không nhưng họ đã phát triển các loại khí tài mới để đến cuối thập niên 60 có trong tay các hệ thống phòng không cơ động nhiều tầm từ xa đến gần, đó là 3M8 Krug / SA-4 Ganef tầm xa, SA-6 Gainful tầm trung, 9K33 Osa / SA-8 Gecko, 9K31 Strela 1 / SA-9 Gaskin tầm gần và pháo phòng không tự hành ZSU-23-4P tầm cực gần.​
kha-nang-dac-biet-cua-to-hop-phong-khong-luc-quan-s300v.jpg

S-300V/VM tại một cuộc triển lãm​
Không như thế hệ tên lửa phòng không tầm xa đầu tiên SA-4 Ganef của lục quân, hệ thống S-300V được chấp nhận đưa vào biên chế năm 1983 có khả năng rộng hơn, ngoài việc bắn hạ máy bay đối phương thì nó còn dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật của Mỹ như Lance, Pershing I/II, AGM-69A SRAM hoặc MGM-109.​
Tóm lại, S-300V có thể phát hiện các mục tiêu bay kể cả có diện tích phản xạ rađa thấp hoạt động ở độ cao cực lớn lẫn cực thấp trong khi vẫn giữ khả năng cơ động vượt địa hình tuyệt vời trên khung gầm bánh xích tiêu chuẩn của Lục quân Liên Xô. S-300V đắt, phức tạp nhưng thực sự cũng rất ”đáng giá”, cấp trang bị S-300V là cấp quân đoàn hoặc tập đoàn quân, nằm ở trung tâm đội hình cơ giới, được bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng vũ khí quy ước lẫn vũ khí hạt nhân.​
S-300V sau đó được nâng cấp lên phiên bản S-300VM trong những năm 1990, sử dụng các thành phần 9S15M2/MT2E/MV2E, 9S19ME, 9S32ME và 9S457ME cùng với tên lửa 9M82M và 9M83M. S-300VM cũng được giới thiệu ra thị trường vũ khí thế giới với tên “Antey-2500”, được quảng cáo có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm bắn 2.500 km có vận tốc lao vào bầu khí quyển lên tới 4,5 km/s. Tên lửa 9M82M có tầm bắn gấp đôi loại 9M82, đạt 200 km, xác suất diệt mục tiêu đạt 98%. Trong khi đó phiên bản S-300VMK lại sử dụng khung xe việt dã bánh lốp BAZ 69096 nhằm đa dạng tùy chọn cho khách hàng.​
kha-nang-dac-biet-cua-to-hop-phong-khong-luc-quan-s300v.jpg

Xe rađa - phóng tên lửa tự hành 9A82 và 9A83​
Khả năng tương tác cao giữa các thành phần của S-300V/VM
BÀI LIÊN QUAN
Tất cả các thành phần của hệ thống S-300V đều được đặt trên khung gầm xe bánh xích với trọng lượng từ 44 - 47 tấn mỗi chiếc, tương đương với một xe tăng chủ lực. Nói chung S-300V không phải là một hệ thống có khối lượng nhẹ nhàng cho lắm, tuy vậy thì khả năng vượt địa hình của chúng vẫn tương đương các xe tăng hạng trung.​
Cấu thành S-300V gồm ít nhất 8 xe hệ thống thành phần, đó là xe chỉ huy 9S457, xe rađa cảnh giới 9S15 Bill Board, xe cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo 9S19 High Screen, xe rađa điều khiển hỏa lực 9S32 Grill Pan, xe chiếu xạ kiêm phóng tên lửa 9A82 và 9A83, xe nạp đạn kiêm phóng tên lửa 9A84 và 9A85.​
Các xe thành phần chuyên biệt này ngoài chức năng chính thì còn có thể đảm nhiệm một phần nào đó chức năng của các xe khác, đề phòng khi một hay vài thành phần không thể hoạt động thì hệ thống S-300V vẫn có thể tiếp tục đảm đương nhiệm vụ.​
kha-nang-dac-biet-cua-to-hop-phong-khong-luc-quan-s300v.jpg

Xe rađa - phóng tên lửa 9A83 với 4 tên lửa 9M83M​
Đó là rađa 9S15 cũng có khả năng cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo ở một chừng mực nào đó (thay 9S19), ngược lại rađa cảnh báo tên lửa 9S19 khi cần cũng có thể đảm nhậm nhiệm vụ cảnh giới và “khóa” mục tiêu, chỉ có rađa hỏa lực 9S32 Grill Pan là được tối ưu duy nhất cho nhiệm vụ điều khiển tên lửa bắn hạ mục tiêu còn các xe chiếu xạ - phóng tên lửa 9A82 và 9A83 ngoài chức năng chiếu xạ trên xe dẫn đường cho tên lửa đặt phía sau khai hỏa, khi cần xe này cũng có thể đảm trách nhiệm vụ chiếu xạ cho tên lửa bắn từ các xe nạp đạn - phóng tên lửa 9A84 và 9A85.​
Rađa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S32 Grill Pan và 9S32M
9S32 Grill Pan là loại rađa điều khiển hỏa lực có nguyên lý và chức năng tương đương với loại MPQ-53 của hệ thống Patriot hay 30N6 của S-300PMU nhưng có kích thước lớn hơn. Nó sẽ tự động nhận dạng và theo dõi tham số mục tiêu được cung cấp bởi xe chỉ huy 9S457, điều khiển thiết bị chiếu xạ trên xe chiếu xạ - phóng tên lửa 9A82, 9A83 và dẫn đường pha giữa cho tối đa 12 tên lửa công kích 6 mục tiêu cùng lúc.​
kha-nang-dac-biet-cua-to-hop-phong-khong-luc-quan-s300v.jpg

Xe rađa hỏa lực 9S32​
Cũng như 9S19, 9S32 là loại rađa mảng pha X-band công suất mạnh nhưng chuyên dụng cho nhiệm vụ dẫn đường tên lửa, với mục tiêu cỡ chiến đấu cơ tầm theo dõi của 9S32 là 150 km, 75 km đối với mục tiêu tên lửa loại SRAM (không đối đất tầm ngắn), 150 km với tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM). Có 3 kênh thu phụ trợ dự bị sẵn sàng hoạt động để giảm thiểu tối đa xác suất bị gây nhiễu, cũng như nhiều công nghệ khác được tích hợp để đảm bảo sức mạnh rađa trước các hoạt động chế áp điện tử của đối phương.​
9S32 có 2 chế độ hoạt động cơ bản là 9S32 được điều khiển bởi xe chỉ huy 9S457 và theo dấu mục tiêu trong khoảng 5° x 6° trước mặt, chế độ còn lại là 9S32 chủ động quét tìm kiếm và theo dõi mục tiêu trong trường nhìn 60° trước mặt.​
Ở phiên bản S-300VM nâng cấp với cải tiến ở mọi thành thần, dĩ nhiên cũng có sự xuất hiện của rađa điều khiển hỏa lực nâng cấp 9S32M/ME. Phiên bản mới này có nhiều thay đổi về thiết kế, đặc biệt là ở hệ thống anten. Theo như giới thiệu của nhà sản xuất, phiên bản mới của Grill Pan là một sự kết hợp giữa Grill Pan và High Screen 9S19, ở đây người ta sử dụng mảng pha High Screen có kích thước lớn hơn. Phiên bản 9S32M to hơn này có tính năng vượt trội so với 9S32 thế hệ cũ ở khả năng bám bắt mục tiêu tầm cao.​
kha-nang-dac-biet-cua-to-hop-phong-khong-luc-quan-s300v.jpg

Hệ thống rađa PESA của 9S32​
 
23/8/12
1.162
3
38
Khám phá tên lửa diệt hạm nước ngoài “mê hoặc” Mỹ

Cập nhật lúc: 21:00 31/07/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ quyết định chọn tên lửa diệt hạm nước ngoài trang bị cho tàu chiến tối tân LCS.
Từ trước đến nay, các tàu chiến hay máy bay, xe tăng.. của Mỹ đều chỉ sử dụng vũ khí do nước này sản xuất. Tuy nhiên, điều này đang có những thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Theo tờ Defencenews, sắp tới tàu chiến duyên hải USS Coronado (LCS-4) của Hải quân Mỹ sẽ tiến hành thử nghiệm với tên lửa NSM do Na Uy sản xuất.​
Đây là lần đầu tiên một tàu chiến của Mỹ tiến hành thử nghiệm vũ khí do nước ngoài sản xuất. Dự kiến, thử nghiệm sẽ được tiến hành vào khoảng tháng 9/2014 tại vùng biển Nam California. Trước đó, tên lửa NSM đã được phóng thử nghiệm thành công từ tàu khu trục nhỏ Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy trong khuôn khổ cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC-2014 gần quần đảo Hawaii (đánh chìm tàu đổ bộ Ogden đã ngưng hoạt động).​
Việc một tàu chiến của Mỹ sử dụng tên lửa chống hạm không phải do họ sản xuất đã cho thấy Mỹ bắt đầu quan tâm đến các vũ khí do nước ngoài sản xuất.​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
quansu_nsm_kienthuc_2_qnla.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} NSM được đánh giá là tên lửa chống hạm thế hệ 5 số 1 châu Âu hiện nay.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vậy NSM là loại tên lửa gì? Tính năng của nó mạnh cỡ nào mà được sử dụng trên tàu chiến của quốc gia sản xuất vũ khí số 1 thế giới?​
NSM là viết tắt của cụm từ Naval Strike Missile (tên lửa tấn công hải quân) là một loại tên lửa hành trình chống hạm thế hệ 5 do Kongsberg Defence & Aerospace, Na Uy phát triển. NSM là một sự phát triển kế thừa từ tên lửa chống hạm Penguin. Nó là loại tên lửa chống hạm tấn công chính xác thế hệ 5 duy nhất trên thế giới.​
Quá trình phát triển tên lửa NSM được bắt đầu từ năm 1996, hợp đồng sản xuất loạt với Hải quân Hoàng gia Na Uy được ký kết vào năm 2007 nhằm trang bị cho tàu khu trục nhỏ thế hệ mới Fridtjof Nansen và tàu tuần tra lớp Skjold của hải quân nước này.​
Tháng 10/2012, Hải quân Hoàng gia Na Uy tiến hành bắn thử lần đầu tiên với tên lửa NSM. Đến tháng 6/2013, Hải quân Hoàng gia Na Uy tiến hành thử nghiệm NSM với đầu đạn thật đánh trúng mục tiêu là một chiếc tàu khu trục nhỏ lớp Oslo đã ngưng hoạt động.​
Tên lửa NSM được thiết kế và phát triển theo công nghệ tiên tiến, thân được chế tạo bằng vật liệu composite giúp nó có khả năng tàng hình rất cao. Tên lửa được thiết kế để sử dụng một cách hiệu quả trong môi trường lộn xộn ven biển và các vùng biển xa.​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
quansu_nsm_kienthuc_3_jwjf.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Công nghệ dẫn hướng hiện đại cùng cảm biến khóa mục tiêu hồng ngoại cực kỳ chính xác chính là điều làm nên sức mạnh vượt trội cho tên lửa NSM. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
NSM có chiều dài 3,96 mét, mang theo đầu đạn HE nặng 125kg, trọng lượng chiến đấu 410kg, tên lửa có tầm bắn tối đa khoảng 185km. Tên lửa NSM được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, hệ thống định vị toàn cầu GPS, giai đoạn cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động hai băng tần cho phép phân biệt các mục tiêu trong môi trường lộn xộn.​
Đối với nhiệm vụ tấn công mặt đất, NSM có thể sử dụng hệ thống dẫn hướng tham chiếu địa hình cùng hệ thống xác nhận mục tiêu độc lập ATR đảm bảo phát hiện một cách chính xác các mục tiêu. Đầu đạn được điều khiển bằng một ngòi nổ đặc biệt được lập trình để kích nổ đầu đạn đúng thời điểm nhằm tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu.​
Tên lửa NSM phóng đi bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, sau đó động cơ phản lực Microturbo TRI-40 sẽ được kích hoạt. Động cơ này giúp tên lửa đạt tốc độ xấp xỉ tốc độ siêu âm. Tên lửa NSM có thể phóng từ tàu chiến, xe phóng di động trên đất liền.​
NSM được đánh giá là loại tên lửa hành trình chống hạm số 1 châu Âu hiện nay. Năm 2008, Ba Lan đã đặt hàng biến thể phòng thủ bờ biển của tên lửa NSM. Năm 2007 Kongsberg và Lockheed Martin đã ký thỏa thuận tiếp thị chung cho biến thể nâng cấp của NSM là JSM sẽ được trang bị cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ.​
Hải quân Mỹ mê mẩn tên lửa NSM
Kongsberg đang hướng đến Hải quân Mỹ như là khách hàng tiềm năng của tên lửa NSM. Các tàu chiến duyên hải LCS đã không có một hệ thống tên lửa chống hạm đủ mạnh từ khi Hải quân Mỹ hủy bỏ chương trình phát triển tên lửa không đường ngắm NLOS vào đầu năm 2011.​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
quansu_nsm_kienthuc_1_ftkh.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu chiến duyên hải USS-Coronado (LCS-4) sẽ có cơ hội trải nghiệm sức mạnh vượt trội của NSM vào tháng 9/2014 tới.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Gần đây, Hải quân Mỹ đang tiến hành công việc tích hợp tên lửa Hellfire sử dụng cho các tàu LCS. Tuy nhiên, Hellfire là một tên lửa quá nhỏ và có tầm bắn quá khiêm tốn so với yêu cầu nhiệm vụ tác chiến của LCS.​
Trung tá Kurt Larson, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy các hệ thống hải quân NAVSEA cho biết: “Kế hoạch thử nghiệm NSM vào tháng 9/2014 theo chương trình thử nghiệm nước ngoài nhằm so sánh và kiểm tra tính khả thi của con tàu để thực hiện nhiệm vụ tác chiến mặt nước cho các nhiệm vụ ngày càng tăng. Ngoài ra, nó sẽ cung cấp một cái nhìn sâu vào khả năng của NSM trong phạm vi, khả năng sống sót và tiêu diệt mục tiêu”.​
Mặc dù, Hải quân Mỹ không cam kết bất cứ điều gì vượt ra ngoài đợt bắn thử NSM vào tháng 9/2014 sắp tới. Tuy nhiên, đại úy Michael Ladner quản lý chương trình vũ khí tàu mặt nước của NAVSEA thừa nhận: “NSM là một tên lửa không thể tin được, nó có khả năng sống sót rất cao, cảm biến khóa mục tiêu rất tiên tiến và nó bắn xa hơn 100 dặm”.​
Tuy nhiên, trên tàu LCS không có hệ thống kiểm soát bắn ở phạm vi vượt quá 100 dặm. Đại úy Ladner nói: “Nếu tôi có thể bắn một tên lửa ở khoảng cách 100 dặm nhưng tôi không thể nhìn thấy mục tiêu ở khoảng cách đó. Nếu chúng ta có thể tìm ra cách giải quyết trình tự từ phát hiện đến tấn công thì đó có thể là một ứng viên phù hợp”.​
Khả năng tương thích giữa NSM và LCS sẽ được minh chứng vào tháng 9 sắp tới nhưng điều đó cho thấy rằng Mỹ không còn là “kẻ độc tôn” trong lĩnh vực vũ khí công nghệ cao.​
Điều đó càng chứng tỏ Mỹ càng ngày càng lụi bại trong cuộc chạy đua vũ trang, kể cả động cơ cho tên lửa AIM-120D cũng do Na Uy sản xuất. Nòng pháo xe tank M1 cũng do Đức sản xuất, vũ khí chủ lực của lục quân Mỹ là súng SCAR do Bỉ sản xuất​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tướng Mỹ: lo lắng và ngại nhất tên lửa Trung Quốc

Cập nhật lúc: 13:00 31/07/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

(Kiến Thức) - Tướng Hải quân Mỹ đã bày tỏ sự lo lắng trước các hệ thống tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.
Tờ Washington Free Beacon của Mỹ cho hay, tại Hội nghị An ninh lần thứ 1, khi được hỏi hệ thống vũ khí nào của Trung Quốc khiến Mỹ quan tâm nhất nếu 2 nước xảy ra xung đột, tư lệnh tác chiến Hải quân Mỹ Jonathan W. Greenert cho rằng, đó là tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. “Nếu xung đột xảy ra, với tầm bắn của tên lửa đạn đạo Trung Quốc thì tôi có chút lo lắng”, ông nói.​
Trong những năm qua, Trung Quốc đã nghiên cứu nhiều loại hệ thống tên lửa tiên tiến, bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được thiết kế dùng để tấn công tàu sân bay Mỹ khi cách bờ biển Trung Quốc hàng trăm dặm. DF-21D được giới chuyên gia quốc tế gọi là “sát thủ tàu sân bay” mà Hải quân Mỹ dường như không thể phòng thủ.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tenlua_kienthuc_1_sfgg.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Ảnh minh họa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Thực sự thì DF-21D đã khiến cho giới chức Mỹ bày tỏ sự lo ngại lớn. Trong báo cáo thực lực quân sự Trung Quốc năm 2014 của Lầu Năm góc đệ trình lên quốc hội nước này cho biết, DF-21D giúp cho quân đội Trung Quốc có khả năng tấn công tàu chiến lớn tại Thái Bình Dương, bao gồm tàu sân bay.​
Xung đột Mỹ-Trung trong tương lai, còn có một mối đe dọa lớn khác là tàu khu trục tên lửa Type 052D của Trung Quốc. Theo Lầu Năm góc, tàu khu trục tên lửa Type 052D trang bị hệ thống phóng thẳng đứng có thể mang nhiều loại tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa hạm đối không và tên lửa chống ngầm. Hiện Trung Quốc đang có kế hoạch đóng 12 tàu khu trục 052D.​
Ngoài ra, trước đó giới quan chức quốc phòng Mỹ cũng bày tỏ sự lo ngại về biến thể nâng cấp của oanh tạc cơ H-6 – H-6K có khả năng mang được 6 tên lửa hành trình CJ-10 có tầm bắn 2.000-3.000km đủ sức vươn tới Guam.​
Báo cáo của Lầu Năm góc cho rằng, nhìn từ bối cảnh tổng thể hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, việc phát triển tên lửa thông thường của Trung Quốc rất nhanh chóng. Chỉ 10 năm trước, Trung Quốc còn chưa có khả năng tấn công mục tiêu nằm cách xa bờ biển. Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc đã có hơn 1.000 quả tên lửa đạn đạo và vô số tên lửa hành trình từ tầm ngắn – cực xa. Các hệ thống này đều có khả năng vươn tới căn cứ quân sự Mỹ ở Hàn – Nhật, ở Guam và vươn tới tận lãnh thổ Mỹ.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tenlua_kienthuc_2_nxwq.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trung Quốc đã sở hữu bộ sưu tập tên lửa hành trình từ tầm vài trăm tới vài nghìn km.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Bên cạnh đó, tên lửa Trung Quốc ngày càng chính xác, thích hợp để tấn công cơ sở không quân, cơ sở hạ tầng hậu cần và cơ sở hạ tầng đất liền khác, chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng, trong chiến tranh hiện đại những tài sản này rất dễ bị tấn công. Nếu kết hợp tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng trên đất liền và trên không với lực lượng khác sẽ tạo thành mối đe doạ nguy hiểm đối với mục tiêu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.​
Mặc dù Trung Quốc đang xây dựng lực lượng tàu sân bay, nhưng tướng Jonathan W. Greenert không đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tàu sân bay của Trung Quốc. Vì tác chiến tàu sân bay của Mỹ hiện nay có thể phục vụ cho 100 máy bay cất cánh và hạ cánh, còn tàu Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ có thể đáp ứng cất hạ cánh cho 10 máy bay. Trước khi Trung Quốc có thể sử dụng thành công tàu sân bay để triển khai các hoạt động thì nước này vẫn còn rất nhiều công việc cần phải làm.​
Trong chuyến thăm Trung Quốc và lên tàu sân bay Liêu Ninh của nước này, tướng Jonathan W. Greenert cho rằng, hiện nay tàu sân bay duy nhất hiện có của Trung Quốc vẫn đang trong qua trình phát triển, không thể sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ tấn công trên không.​
Theo mô tả của tướng Mỹ, tàu sân bay Trung Quốc có “đầy đủ” màu sắc Nga, “to, nặng và cồng kềnh” dù được trang bị hệ thống điện tử hiện đại “made in China”.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Những 'vết nhơ' của biệt đội Delta Force

Biệt đội Delta Force không phải là đạo quân "bách chiến bách thắng" như trên màn bạc. Trong lịch sử, đội đặc nhiệm này gặp không ít thất bại muối mặt, đặc biệt là việc để trùm khủng bố Bin Laden trốn thoát năm 2001.
2_OBEL.jpg.ashx
Tuy đã cải trang giống chiến binh Afghanistan tại Tora Bora nhưng đặc nhiệm Delta Force vẫn để Bin Laden trốn thoát.
Ý tưởng thành lập Biệt đội Delta Force do đại tá Charles Alvin Beckwith (1929-1994) đề xuất. Sau một thời gian dài phục vụ trong lực lượng đặc biệt "mũ nồi xanh" tại chiến trường miền Nam Việt Nam, C. Beckwith được biệt phái sang SAS của quân đội Anh can thiệp vào nội tình Malaysia, trước thời điểm quốc đảo Singapore tách ra đòi độc lập.
Khi trở về Mỹ. C. Beckwith được giới lãnh đạo Lầu Năm Góc hết sức sủng ái, với công trạng "cuống huân huy chương đeo kín 2 bên từ cổ đến thắt lưng" như báo giới Mỹ từng ca ngợi. Do vậy, mọi đề xuất từ kinh nghiệm chiến trường của viên sĩ quan này đều được các cấp chỉ huy chấp thuận.
1_SHNX.jpg
Beckwith từng được truyền thông Mỹ tôn vinh là "cha đẻ" của Delta Force.
Được thành lập vào cuối tháng 11/1977, trong vai trò như một đơn vị đặc nhiệm độc lập chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Quốc phòng Mỹ. Nhiệm vụ chính của Delta Force là tham gia chống khủng bố, thực thi các nhiệm vụ bí mật không giới hạn bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
Lịch sử quân đội Mỹ ghi nhận việc đào tạo nhân lực cho Delta Force tinh nhuệ là tốn kém nhất, thậm chí còn cao hơn cả việc đào tạo phi công chiến đấu. Các ứng viên muốn xung vào Biệt đội Delta Force phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong đạo quân Mỹ đồn trú ở nước ngoài. Còn "đầu ra" của Trường huấn luyện Delta Force đặt tại căn cứ Fort Bragg (tiểu bang Bắc Carolina), với tỷ lệ "chọi" ngặt nghèo là 0,5%, nghĩa là trung bình cứ 240 ứng viên được sơ tuyển qua đào tạo chỉ có 12 người được chọn.
Nhiệm vụ trọng yếu đầu tiên của Biệt đội Delta Force là thực thi chiến dịch mang mật danh "Operation Eagle Claw" (Chim ưng săn mồi), trực tiếp tham gia giải cứu 52 con tin bị cầm giữ tại Tòa đại sứ Mỹ ở thủ đô Tehran của Iran. Chiến dịch bắt đầu vào ngày 24/4/1980 với quân số 120 người, do C. Beckwith đích thân lựa chọn và chỉ huy.
Đến gần nửa đêm ngày 26/4, khi bay ngang sa mạc cách Tehran khoảng 80km, một chiếc trực thăng đã đâm phải một phi cơ vận tải trong đội hình hành quân rồi rơi xuống đất. Ngọn lửa bốc cao từ vụ tai nạn khiến chiến dịch “Chim ưng săn mồi” bị bại lộ buộc phải hủy bỏ. Thất bại của công cuộc giải cứu con tin đã làm "mất mặt" Tổng thống đương nhiệm Jimmy Carter, khiến ông thất bại trước Ronald Reagan trong cuộc tái tranh cử nhiệm kỳ 2.
Về phần C. Beckwith, do vừa mới ra quân lần đầu đã gặp "quả đắng", khiến ông bẽ mặt nên quyết định... hồi hưu, rồi mãi im hơi lặng tiếng đến khi qua đời vào tháng 6/1994, cho dù nhiều nhà xuất bản đã đề nghị ông viết hồi ký với khoản nhuận bút hậu hĩnh.
Rồi với các chiến dịch tiếp nối như can thiệp quân sự vào Grenada năm 1983, hay ở Panama cuối năm 1989, hoặc tại Mogadishu (Somali) vào tháng 10/1993, cũng như khi tham gia tấn công Iraq tháng 3/2003… lực lượng Delta Force đều vấp phải những trở ngại "bất khả kháng" khi hành quân, buộc phải thay đổi kế hoạch nhường việc chiếm lĩnh những mục tiêu then chốt cho các đơn vị khác.
Điển hình là thất bại thảm hại trong việc săn lùng trùm khủng bố Osama bin Laden, diễn ra tại khu vực vùng đồi núi Tora Bora tiếp giáp giữa Afghanistan và Pakistan vào tháng 12/2001, đúng 3 tháng sau vụ "không tặc thế kỷ". Lần này tuy đã tiếp cận sát khu vực mà Bin Laden đang ẩn náu, nhưng đội đặc nhiệm gồm 50 người của Delta Force do trung tá Dalton Fury chỉ huy cải trang giống chiến binh Afghanistan, đã để mục tiêu trốn thoát.
Trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden vào tháng 5/2011, tuy chỉ huy Delta Force tha thiết yêu cầu được thực thi nhiệm vụ, như là hình thức "lập công chuộc tội" nhằm vớt vát lại danh dự, nhưng Ban chỉ huy Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm liên quân Mỹ (JSOC) do bị ám ảnh bởi cái "dớp" thất bại cố hữu của Delta Force, nên cuối cùng đã giao sứ mệnh trọng yếu cho Biệt đội Team 6 thuộc lực lượng đặc biệt Navy SEAL của hải quân.
Tính đến thời điểm hiện tại trên thế giới chỉ còn địa bàn châu Âu là Delta Force chưa đặt chân đến, do vậy chỉ huy biệt đội này đang nung nấu khát vọng được có mặt tại điểm nóng Ukraina mới phát sinh, nhằm chứng tỏ khả năng "bất khả chiến bại" của mình
 
Status
Không mở trả lời sau này.