Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay trinh sát Mỹ lao vào không phận Thụy Điển trốn tiêm kích Nga

Thứ bảy 02/08/2014 18:42
ANTĐ - Phương tiện truyền thông Thụy Điển vừa hé lộ một thông tin gây sốc là một máy bay trinh sát Mỹ đã buộc phải xâm phạm không phận Thụy Điển để lẩn tránh máy bay tiêm kích Nga.​
RC-135.JPG
Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Mỹ đã từng bị Su-27 của Nga đe dọa
Tờ báo Thụy Điển “Svenska Dagbladet” cho hay, một máy bay trinh sát điện tử Boeing RC-135 của Mỹ đã xâm nhập trái phép không phận của Thụy Điển sau khi cố gắng bứt khỏi sự truy đuổi của máy bay tiêm kích Nga.​
Theo bài báo, lúc đầu phi cơ này đã bị từ chối không cho phép bay vào không phận Thụy Điển, nhưng các phi công đã bỏ qua mệnh lệnh này và cuối cùng đã bay qua đảo Gotland của Thụy Điển, hiện diện trong không phận nước này khoảng 14 phút.​
Tờ “Svenska Dagbladet” dẫn nguồn một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Thụy Điển mà tờ báo vừa nhận được vào đầu tuần này khẳng định, sự việc nghiêm trọng này đã xảy ra vào ngày 18- 7 vừa qua, nhưng bây giờ thông tin mới được hé lộ.​
Tuy nhiên, cũng chính “Svenska Dagbladet” cho biết là hiện vẫn chưa có xác nhận chính thức nào từ phía Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
5 vũ khí mặt đất đáng sợ nhất của Nga

8:12 AM, 02/08/2014, Views: 2772 | By Bảo Chương
VietnamDefence - Nếu bùng nổ xung đột trực tiếp giữa Nga và Ukraine hay giữa Nga và NATO, quân đội Nga sẽ sử dụng một số loại vũ khí uy lực rất mạnh mẽ.
Những người theo chủ nghĩa thuần túy có thể tranh luận về việc chúng là tốt hơn hoặc kém hơn so với các vũ khí tương ứng của Mỹ hoặc NATO. Trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ không thể biết điều này và sẽ không biết nếu các mẫu vũ khí của các bên đối địch không hội tụ trong một trận chiến.

Nhưng điều hoàn toàn rõ ràng là quân đội Nga có những vũ khí hiện đại hơn rất nhiều so với những gì mà phương Tây đã phải đối phó ở Iraq và Afghanistan. Thậm chí kể từ khi, Israel đã chiến đấu với các xe tăng tiên tiến của Liên Xô cũng đã mấy chục năm trôi qua.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
t90am.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Biến thể mới nhất của T-90{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Dưới đây là năm loại đáng sợ mà Nga ở có thể trình diễn ở Ukraine.

Xe tăng chủ lực T-90

Xe tăng T-90 là mẫu mới nhất của họ xe tăng T-72/T-80, nhưng nhỏ và nhẹ hơn so với tăng M-1 Abrams của Mỹ. T-90 có trọng lượng 46 tấn, trong khi Abrams nặng 60 tấn. T-90 được trang bị vũ khí mạnh mẽ với hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại nhất, cũng như pháo nòng trơn 125 mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp có lõi bằng uran nghèo và tên lửa chống tăng AT-11 dẫn bằng laser (Nga gọi là hệ thống Refleks-M), có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 4 km.

Ngoài vỏ giáp truyền thống dày, T-90 được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-5 lắp liền dùng để vô hiệu hóa đạn phản lực chống tăng. Trong hệ thống phòng vệ Shtora-M của T-90 có các sensor phát hiện chiếu xạ laser và các phương tiện đối phó dùng để gây nhiễu trên các tần số dẫn tên lửa đến mục tiêu. Thậm chí còn có các ống phóng lựu khói để làm mù các khí tài phát hiện bằng hồng ngoại.

Dù cơ hội của T-90 chống lại các xe tăng Abrams của Mỹ, Challenger của Anh hay Leopard của Đức có như thế nào, nhưng T-90 chắc chắn hiện đại hơn nhiều các xe tăng đã lỗi thời T-80, T-72 và T-64 hiện có trong quân đội Ukraine.


Xe chiến đấu bộ binh BMP-3

Mặc dù khẩu hiệu cho BMP-3 và loại tương đương của Mỹ là M-2 Bradley phải là “Chúng tôi không phải là xe tăng”, các xe chiến đấu bộ binh này là loại vũ khí khá ghê gớm và mạnh mẽ. BMP-3 là hậu duệ trực tiếp của loại xe lừng danh BMP-1 mà sự xuất hiện của nó trong những năm 1960 từng gây sốc cho các nhà quan sát phương Tây bởi ý tưởng một phương tiện chở bộ binh đồng thời vừa có thể là phương tiện mang vũ khí và vừa là xe taxi trên chiến trường.

Ít người nghĩ rằng, xe BMP-3 nặng 19 tấn có khả năng chở theo 7 lính bộ binh nấp sau vỏ giáp dày 4 cm của nó. Sự chú ý chủ yếu tập trung vào vũ khí chính của nó - một khẩu pháo 100 mm có khả năng bắn tên lửa chống tăng có điều khiển AT-10 Stabber (9M117M). Xe còn có thể được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng vệ Shtora.

Khi được sử dụng như một xe tăng hạng nhẹ, xe BMP-3 bọc giáp mỏng có thể gặp phải vấn đề ngay cả khi đối mặt với các loại vũ khí chống tăng lạc hậu của Ukraina. Nhưng nếu được sử dụng như một phương tiện chở bộ binh có hỏa lực mạnh thì BMP-3 là một loại vũ khí đáng sợ.


Hệ thống rocket phóng loạt Tornado

Hệ thống rocket phóng loạt 9A52-4 Tornado có khả năng chi viện hỏa lực mạnh mẽ cho quân đội Nga. Nó nhẹ hơn và hiện đại hơn so với loại tiền nhiệm của nó là BM-30 Smerch. Tornado mang cụm 6 ống phóng lắp rocket cỡ cỡ 300 mm với tầm bắn lên tới 100 km.

Với bệ phóng được lắp trên khung gầm xe tải 8×8, Tonado có uy lực tương đương hệ thống HIMARS của Mỹ. Các rocket của tên lửa Tornado có thể mang đầu đạn nổ mảnh-tạo mảnh, chùm hoặc nhiệt áp. Một đại đội Tornado có thể dìm cả một khu vực rộng lớn trong biển lửa.


Súng phóng lựu chống tăng RPG-30

Chẳng lẽ quân đội Nga hiện đại có thể thiếu súng phóng lựu phản lực (rocket chống tăng cá nhân)? Dòng súng RPG của Liên Xô/Nga có một lịch sử lâu dài, bởi vì nó cho phép bộ binh tiêu diệt xe tăng và các loại xe khác, cũng như tiêu diệt các hỏa điểm, tòa nhà và nhiều mục tiêu kiên cố khác.

Tuy nhiên, RPG-30 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu rất cụ thể, đó là xe tăng lắp hệ thống phòng vệ tích cực như hệ thống Trophy của Israel vốn dùng để phóng các đạn đánh chặn để phá huỷ các đạn chống tăng đang bay đến. RPG-30 sẽ vượt qua hệ thống phòng thủ này vì nó là vũ khí 2 cỡ, phóng ra 2 đạn phản lực. Ống phóng chính bắn ra đạn lõm chống tăng và ống phóng phụ bắn đạn phản lực mô phỏng mục tiêu để lừa cho hệ thống phòng về tích cực đánh chặn.

Áo giáp đột kích tiêu chuẩn 6B43

Áo giáp dường không hợp cho một vị trí trong danh sách các hệ thống vũ khí ghê gớm của Nga. Nhưng trong các cuộc xung đột hạn chế hiện nay, khi mà những tổn thất dù nhỏ cũng có thể trở thành tin giật gân trên báo chí thì bất cứ phương tiện bảo vệ người lính nào cũng là một điểm cộng lớn.

Áo giáp 6B43 lắp các tấm giáp tổng hợp làm bằng titan và gốm oxit nhôm. Nó có khả năng chống đạn 5,56 mm NATO và đạn 5,45 mm dùng cho súng AK-74 trong quân đội Ukraina. Nhờ áo giáp này, lực lượng đặc nhiệm và bộ binh Nga có được lợi thế trong đấu súng.
 
23/8/12
1.162
3
38
5 cách Nga giúp quân đội Trung Quốc khiến Mỹ suy yếu

(Soha.vn) - Chuyên gia Robert Farley đã liệt kê 5 chương trình quân sự mà Nga và TQ nếu hợp tác sẽ rất có lợi cho Bắc Kinh nhưng cũng đồng thời mang lại nhiều rắc rối cho Mỹ.

Theo Farley, mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã thụt lùi từ sau Chiến tranh Lạnh nhưng nó vẫn duy trì nhiều lợi thế mà Trung Quốc có thể lợi dụng để tăng cường sức mạnh quân sự.
Dưới đây là nội dung bài viết được đăng tải trên tạp chí National Interest (Mỹ):
1. Động cơ máy bay
Việc phát triển động cơ máy bay là một trong những trở ngại lớn của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc trong thập kỷ qua. Vấn đề về công suất và độ tin cậy của động cơ không chỉ gây khó khăn cho các máy bay thế hệ cũ như J-10, J-11, J-15 mà còn cả những nguyên mẫu máy bay tàng hình thế hệ mới như J-20 và J-31.
Các động cơ do Nga sản xuất không nổi tiếng vì độ tin cậy lớn nhưng luôn biểu hiện tốt hơn hàng Trung Quốc. Một nhà phân tích từng nhận định rằng sở dĩ Bắc Kinh muốn mua các máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga là vì muốn mổ xẻ và sao chép động cơ của chúng, từ đó khôi phục ngành công nghiệp động cơ phản lực của Trung Quốc.
5-cach-nga-giup-quan-doi-trung-quoc-khien-my-suy-yeu.jpg

Máy bay chiến đấu Su-35S số hiệu 05 bay trình diễn trước các quan chức Trung Quốc hồi tháng 6 vừa qua​
Hỗ trợ ngành công nghiệp động cơ phản lực của Trung Quốc sẽ là một mối nguy lớn đối với Nga, bởi điều này sẽ loại bỏ một trong những khách hàng tiềm năng lớn nhất của động cơ Nga (là Trung Quốc), trong khi nâng cao vị thế của Bắc Kinh trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mối quan hệ dài hạn giữa Moscow và Bắc Kinh cũng có ý nghĩa nhất định với Nga.
BÀI LIÊN QUAN
Bên cạnh đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc trang bị động cơ mạnh mẽ, đáng tin cậy hơn sẽ mang lại mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với hải quân và không quân Mỹ.​
2. Máy bay ném bom
Không quân Trung Quốc đang tiếp tục vận hành các máy bay ném bom H-6, phiên bản được thiết kế dựa theo mẫu Tu-16 Badger của Liên Xô. Có nhiều báo cáo khác nhau cho rằng Trung Quốc đang nghiên cứu một mẫu máy bay ném bom mới, với ít nhất một nguyên mẫu tiềm năng đang được chế tạo.​
So với Trung Quốc, Nga có kinh nghiệm nhiều hơn đáng kể trong lĩnh vực chế tạo máy bay ném bom hạng nặng và hiện vẫn duy trì nhiều loại máy bay vượt xa tính năng của bất kỳ loại máy bay nào mà Không quân Trung Quốc đang sở hữu, trong đó bao gồm Tu-95 Bear (và biến thể hải quân Tu-142), Tu-22M Backfire và Tu-160 Blackjack. Tất cả những mẫu máy bay này đã lâu đời nhưng vẫn thể hiện sự vượt trội so với những loại máy bay mà Trung Quốc đang vận hành.
5-cach-nga-giup-quan-doi-trung-quoc-khien-my-suy-yeu.jpg

Máy bay ném bom Tu-22M (NATO định danh là Backfire)​
Trên thực tế, do Liên Xô kỳ vọng lực lượng máy bay ném bom chiến lược của họ có thể chống lại các lực lượng hải quân của NATO nên kinh nghiệm của Nga đối với các loại máy bay ném bom đủ để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Các mẫu máy bay ném bom của Xô Viết đã mang lại mối đe dọa lớn đối với các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trong Chiến tranh lạnh và vì vậy phù hợp với hệ thống chống tiếp cận của Bắc Kinh.
Các nhà phân tích từng đưa ra suy đoán về khả năng Nga bán các máy bay ném bom Tu-22 Backfire cho Trung Quốc nhưng cho tới nay, thương vụ này vẫn chưa thành hiện thực. Sự lưỡng lự có vẻ đến từ phía Nga, do lo ngại nguy cơ rò rỉ bí mật công nghệ và sự lớn mạnh quá mức của Không quân Trung Quốc. Các máy bay Tu-22M sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công tầm xa tăng cường để đối phó với các căn cứ quân sự và tàu chiến của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Dù Nga quyết định xuất khẩu trực tiếp các máy bay ném bom Tu-22M cho Trung Quốc hay chuyển giao công nghệ hoặc chỉ đơn thuần là hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án máy bay ném bom mới của Bắc Kinh thì sự hợp tác này cũng có thể tạo ra một Không quân Trung Quốc nguy hiểm hơn.
3. Tàu ngầm
Cũng như các hệ thống vũ khí khác, trong vòng 30 năm trở lại đây, Trung Quốc đã có bước nhảy vọt trong lĩnh vực công nghệ tàu ngầm. Hải quân Trung Quốc đang vận hành một lượng đáng kể các tàu ngầm tấn công hạt nhân, tàu ngầm diesel-điện và thậm chí là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, tàu ngầm Trung Quốc về cơ bản vẫn xếp ở “chiếu dưới” so với các tàu ngầm tiêu chuẩn Mỹ, thậm chí chưa thể đáp ứng những tiêu chuẩn áp dụng cho thế hệ tàu ngầm mới nhất của Nga.
5-cach-nga-giup-quan-doi-trung-quoc-khien-my-suy-yeu.jpg

Tàu ngầm Yury Dolgorukiy​
Mặc dù đã có những tiến bộ nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn có thể học hỏi được rất nhiều từ các tàu ngầm lớp Akula (theo định danh NATO), hay tàu ngầm đề án 949 (NATO định danh là Oscar), tàu ngầm Yury Dolgorukiy lớp Borei hay thậm chí là lớp tàu ngầm Lada đang gặp vấn đề. Mặc dù các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc được kỳ vọng có thể thực hiện những sứ mệnh tương tự như các tàu ngầm của Xô Viết trong Chiến tranh Lạnh nhưng chúng vẫn có độ ồn lớn hơn nhiều so với những tàu ngầm cùng loại của Nga. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn chưa thể phát triển một loại tàu ngầm “sát thủ” có thể đối đầu trực tiếp với các tàu ngầm tiên tiến của Mỹ.
Trước đây, Nga bảo mật rất chặt chẽ các công nghệ tàu ngầm, kỹ thuật chế tạo tàu ngầm cũng có vẻ là quá trình khó làm chủ hoặc khó chuyển giao nhất. Tuy nhiên, việc cho Ấn Độ thuê tàu ngầm lớp Akula trong những năm gần đây cho thấy Nga đang để ngỏ một khả năng có thể thỏa thuận được. Nga sẽ không cung cấp cho Trung Quốc tất cả mọi thứ họ cần để chế tạo được một tàu ngầm tương tự như Yury Dolgorukiy nhưng sự hỗ trợ về kỹ thuật về cơ bản vẫn có thể giúp cải tiến thế hệ tàu ngầm tiếp theo của Trung Quốc.
4. Hệ thống phòng không
Tính toàn vẹn của hệ thống A2/AD (chống tiếp cận/chống xâm nhập) phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của các hệ thống phòng không Trung Quốc. Nếu máy bay và tên lửa hành trình của Mỹ có thể tấn công các căn cứ quân sự của Trung Quốc, các nút giao thông liên lạc, bệ phóng tên lửa, trung tâm hậu cần và toàn bộ hệ thống của nước này có thể tan tành trước khi kịp hoàn thành sứ mệnh.
5-cach-nga-giup-quan-doi-trung-quoc-khien-my-suy-yeu.jpg

Hệ thống phòng không S-400​
Trung Quốc đã có những tiến bộ trong lĩnh vực hệ thống phòng không, đặc biệt là với sự ra đời của hệ thống phòng không HQ-9 có thể cạnh tranh với các hệ thống khác trên trường quốc tế. Tuy nhiên, việc bổ sung các công nghệ Nga sẽ giúp củng cố mạng lưới phòng không Trung Quốc. Gần đây, có thông tin Moscow đang chuẩn bị xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Bắc Kinh, điều này sẽ giúp quân đội Trung Quốc lấp đầy các khoảng trống về kỹ thuật và độ bao phủ. S-400 có thể theo dõi và tấn công các mục tiêu ở tầm xa hơn HQ-9, cho phép Trung Quốc tạo ra một ô phòng không bao trùm Đài Loan.
5. Tên lửa đạn đạo
Trong 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã có một số bước nhảy vọt trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải học hỏi nhiều từ Nga, cả trong lĩnh vực chế tạo tên lửa tầm ngắn và tầm xa. Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E của Nga mang những đặc tính cơ động giai đoạn cuối vượt trội so với tên lửa Trung Quốc và sẽ mang lại lợi thế lớn cho nước này trong những cuộc xung đột tiềm năng. Các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Nga cũng được đánh giá là vượt trội so với các tên lửa cùng loại của Trung Quốc.
5-cach-nga-giup-quan-doi-trung-quoc-khien-my-suy-yeu.jpg

Hệ thống tên lửa Iskander
Cũng như với các hệ thống vũ khí khác, Nga không đồng ý xuất khẩu tên lửa cho Trung Quốc do những lo ngại về an ninh và quyền sở hữu trí tuệ. Nếu Trung Quốc sao chép được công nghệ tên lửa Nga, quân đội Trung Quốc có thể đá bật Nga ra khỏi thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, một số thành viên trong các lực lượng vũ trang Nga nhìn nhận việc xuất khẩu các loại tên lửa tầm ngắn tiên tiến cho một quốc gia láng giềng lớn như Trung Quốc là một mối lo ngại thực sự. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sớm bắt kịp với Nga về công nghệ tên lửa, khiến sự dè dặt của Nga trở nên vô nghĩa.
Mọi thứ đã thay đổi kể từ những năm 1990. Trung Quốc đã không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm quân sự từ Nga, các hệ thống do vũ khí do nước này chế tạo ngày càng có tính cạnh tranh lớn hơn với Nga trên thị trường quốc tế. Đối với Nga, nguy cơ từ việc xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc đã tăng lên, đặc biệt do những lo ngại liên quan tới ý thức kém của Bắc Kinh trong vấn đề bản quyền. Tuy nhiên, nếu Nga không ngại dấn thân vào một cuộc chơi có một vài rủi ro nhưng lại có thể khiến Mỹ suy yếu thì việc mở rộng tiềm năng xuất khẩu và hợp tác với Trung quốc có thể là một lựa chọn chấp nhận được với Moscow.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Robert Farley, phó giáo sư tại Đại học Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson (Mỹ), với nhiều nghiên cứu về các học thuyết quân sự, các vấn đề an ninh quốc gia và hàng hải.
 
23/8/12
1.162
3
38
“Quân ta bắn quân mình” ở Afghanistan: Tướng Mỹ mất mạng

(ĐSPL) - Một người đàn ông mặc đồng phục quân đội Afghanistan ngày 5/8 đã nổ súng bắn chết một tướng Mỹ và làm bị thương một số binh sĩ khác thuộc liên quân quốc tế.
Đây là vụ “quân ta giết quân mình” mới nhất ở Afghanistan.​
[xtable=cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
140806_tuong-my-bi-ban-chet-afghanistan_01.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Binh sĩ Afghanistan đứng gác tại cổng ra vào của Học viện huấn luyện quân đội ở thủ đô Kabul, Afghanistan, 5/8/14{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo VOA, viên tướng này là giới chức quân đội cấp cao nhất của Mỹ bị sát hại ở Afghanistan. Tin tức cho hay ông bị bắn ở cự ly gần. Một số sĩ quan cao cấp khác cũng bị thương, trong đó có một thiếu tướng Đức.​
Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) xác nhận rằng một sĩ quan ISAF đã bị bắn chết, trong khi những nguồn tin khác khẳng định ông là người Mỹ. ISAF công bố ít chi tiết và chỉ nói rằng cả lực lượng Afghanistan và quốc tế có liên đới trong vụ nổ súng và vụ nổ súng diễn ra tại Đại học Quốc phòng Thống tướng Fahim ở Kabul.
Ngoài những người Mỹ thiệt mạng, một quan chức Mỹ nói rằng 15 binh sĩ quốc tế khác, bao gồm cả người Mỹ, bị thương.​
Bộ Quốc phòng Afghanistan cho biết kẻ tấn công, được mô tả là "một tên khủng bố", đã bị giết chết. Các quan chức Mỹ và Afghanistan xác nhận kẻ tấn công mặc quân phục Afghanistan.​
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai lên án vụ nổ súng và gửi lời chia buồn đến tất cả các nạn nhân.​
Tính đến tuần qua, Mỹ có 30.600 binh sĩ tại Afghanistan, và có 17.100 binh sĩ từ các nước đồng minh. Quân số của quân đội Afghanistan hiện là 335.000 binh sĩ.​
Trong những năm gần đây đã có hàng chục những trường hợp lực lượng Afghanistan quay súng bắn binh sĩ nước ngoài, giết chết hàng chục binh sĩ của Mỹ và những nước khác và gây nên mối nghi kỵ trong những cuộc tuần tra chung.​
Trang tin The Long War Journal cho biết trong năm 2012 các cuộc tấn công nội bộ chiếm 15% những trường hợp binh sĩ liên quân tử vong.​
Dù một số quan chức chính phủ Afghanistan tin rằng đó là do Taliban xâm nhập, các quan chức Mỹ cho biết hầu hết những vụ “bắn giết nội bộ” là kết quả của tư thù cá nhân hoặc “hiểu lầm văn hóa”.

Chưa bắn Taliban đã bắn nhau thế này :D, hóa ra tướng Mỹ cũng như người thường chứ chẳng giống trong phim Holywood mô tả vai u thịt bắp cận chiến siêu đẳng võ nghệ cao cường như Captain American :D
 
23/8/12
1.162
3
38
Chiến đấu cơ Nga liên tục vào vùng nhận dạng phòng không Mỹ
Quan chức quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết các máy bay ném bom chiến lược cùng nhiều phi cơ quân sự Nga tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Mỹ ít nhất 16 lần trong vòng 10 ngày qua.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
080714-russian-tu-95s-si-4080-1407464188.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay ném bom Tu-95 của Nga. Ảnh minh họa: Reuters.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Trong tuần qua, NORAD quan sát thấy máy bay Nga hoạt động trong và xung quanh vòng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Mỹ", RT dẫn lời thiếu tá Beth Smith, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD), nói.
NORAD đã phải điều động chiến đấu cơ ngăn chặn khi máy bay ném bom chiến lược Nga bay dọc theo vùng nhận dạng phòng không của Mỹ. Theo bà Smith, các phi cơ của Nga gồm máy bay ném bom hạng nặng Tu-95, máy bay trinh sát trên biển Tu-142 cùng một phi cơ trinh thám IL-20.
Máy bay ném bom Nga chủ yếu bay dọc theo vùng nhận dạng phòng không Alaska, bao trùm lên quần đảo Aleutian và một phần đất liền Mỹ, trong đó, một lần xâm nhập còn liên quan đến vùng phòng không của Canada. Bà Smith gọi sự kiện là "sự gia tăng trong hoạt động" và là những cuộc bay huấn luyện và diễn tập định kỳ.
Tuy nhiên một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho rằng lực lượng hạt nhân chiến lược Nga dường như "đang cố thử phản ứng phòng không hoặc hệ thống chỉ huy và kiểm soát của chúng ta". "Chúng không phải là hoạt động huấn luyện", người này nói.
Đây không phải lần đầu tiên NORAD phát hiện phi cơ quân sự Nga bay trong vùng nhận dạng phòng không Mỹ. Hôm 9/6, hai máy bay ném bom tầm xa của Nga được phát hiện bay cách bờ biển California chỉ 80 km, khiến lực lượng phòng không Mỹ phải điều chiến đấu cơ ra ngăn chặn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
080714-us-adiz-boundaries-1132-1407464189.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Đường ranh giới các vùng nhận dạng phòng không của Mỹ. Đồ họa: Bộ Quốc phòng Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ biên chế tàu báo động tên lửa Nga, Trung

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ chính thức biên chế tàu cảnh báo sớm tên lửa USNS Howard O Lorenzen được trang bị hệ thống radar mạng pha Cobra King.
Tạp chí Jane's Navy International cho biết, Hải quân Mỹ chính thức đưa vào trang bị hệ thống radar quét mảng pha chủ động Cobra King cho tàu do thám, trinh sát và cảnh báo sớm tên lửa USNS Howard O Lorenzen (T-AGM 25).​
Đây là lớp tàu cảnh báo sớm tên lửa tiếp theo nằm trong chương trình Cobra của Bộ quốc phòng Mỹ, USNS Howard O Lorenzen (T-AGM 25) sau khi đi vào hoạt động sẽ thay thế tàu do thám USNS Observation Island (T-AGM-23).​
Tàu USNS Howard O Lorenzen được chế tạo tại nhà máy đóng tàu VT Halter Marine tại thành phố Pascagoula, bang Mississippi, Mỹ. Nhà máy trên là công ty con thuộc công ty quốc phòng VT Systems, được biết trước đó VT Systems đã ký kết một thỏa thuận với Hải quân Mỹ trong việc hợp tác với Trung tâm kỹ thuật ứng dụng không quân (AFTAC) phát triển hệ thống radar quét mạng pha chủ động Cobra King.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
cobrakingkienthuc2_qwpd.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu trinh sát điện tử và cảnh báo sớm tên lửa USNS Howard O Lorenzen của Hải quân Mỹ. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống radar Cobra King còn được biết tới với cái tên khác là Cobra Judy, USNS T-AGM 25 hoàn thành giai đoạn thử nghiệm vào cuối năm 2013 và đang đi vào giai đoạn hoạt động ban đầu vào tháng 3/2014.​
Theo AFTAC cho biết, hệ thống radar quét mảng pha chủ động Cobra King được trang bị công nghệ radar tiên tiến nhất hiện nay của Hải quân Mỹ, nó có thể cung cấp các dữ liệu chứa đựng các thông tin tình báo quan trọng có chất lượng và độ phân giải cao cho Bộ quốc phòng Mỹ, cơ quan phòng thủ tên lửa (MDA) và nhiều cơ quan chính phủ khác.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
cobrakingkienthuc3_ikvg.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Ngoài việc trang bị USNS Howard O Lorenzen , Hải quân Mỹ còn duy trì thêm tàu trinh sát và cảnh báo sớm USNS Invincible (T-AGM 24).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống nền tảng chính của Cobra King bao gồm: Cobra Ball (hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo trên không); Cobra Dane (hệ thống radar quét mảng pha thụ động); Cobra Eye (hệ thống cảnh báo sớm trên không, tiền thân của Cobra Ball).​
Đối với tàu USNS Observation Island (T-23 AGM) đã ngưng hoạt động, được trang bị hệ thống radar quét mảng pha bị động AN/SPQ- 11 Cobra Judy.​
Ngoài tàu trinh sát điện tử USNS Howard O Lorenzen (T-AGM 25) mới được đưa vào sử dụng, Hải quân Mỹ còn duy trì thêm một tàu trinh sát cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo nữa là USNS Invincible (T-AGM 24), được trang bị hệ thống radar băng tần kép Cobra Gemini.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tử huyệt ít ngờ của nước Mỹ

Một quả tên lửa đạn đạo được phóng từ một phương tiện chuyên chở ở gần lục địa của Mỹ và gây nên một vụ nổ hạt nhân trong khí quyển sẽ là ngày tận thế của quốc gia này.

Vụ nổ phát ra bom xung điện từ có thể làm ngừng mọi hoạt động của hệ thống mạng lưới điện và đưa nền văn minh vào ‘bóng tối và lạnh lẽo’.​
Cảnh báo này được một cựu giám đốc của Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) James Woolsey đưa ra, trong một phiên điều trần ít được chú ý trước Ủy ban Vũ trang của Hạ viện.​
Một quả bom hạt nhân có thể phát nổ trong quỹ đạo ‘để phá hủy nhiều mạng lưới điện của Mỹ từ trên không với chỉ một vụ nổ duy nhất’ - ông Woolsey nói với các nhà lập pháp vào tuần trước.​
Theo đó, ‘hai phần ba dân số Mỹ có thể sẽ bị diệt vong vì nạn đói, bệnh dịch và xã hội đổ vỡ. Các chuyên gia khác ước tính khả năng thiệt hại có thể lên tới 90%’.​
Dự đoán này bao gồm một khả năng là các ‘quốc gia bất hảo’ có thể sẽ có các thành phần để cấu thành một vụ tấn công như vậy, đơn giản là các tên lửa đạn đạo (loại như Scud) cũng có thể tiến hành vụ tấn công từ một phương tiện bên ngoài lãnh thổ Mỹ.​
Ông Woolsey nói thêm, vào năm 2004, người Nga đã cho phía Mỹ biết rằng tình trạng ‘chảy máu chất xám’ đã góp phần giúp cho phía Triều Tiên phát triển các vũ khí xung điện từ.​
Nhiều nhà phân tích quốc phòng của Mỹ đã nghiên cứu về ý tưởng về một cuộc tấn công bom điện từ, và cho rằng việc này thậm chí có thể xảy ra. Nhưng họ cũng nói rằng hậu quả từ một vụ tấn công như vậy không quá thảm khốc.​
“Tôi nghĩ rằng sự kích động từ các vụ tấn công bằng bom điện từ phần lớn là đã bị phóng đại quá mức” - James Lewis, giám đốc Chương trình Công nghệ Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nhận định.​
Mặc dù ông Woolsey nói với các nhà lập pháp rằng ‘các thiết bị điện tử hiện đại dễ bị bom điện từ tấn công hơn gấp một triệu lần so với các thiết bị điện tử hồi những năm 1960’, ông Lewis vẫn nói rằng phóng xạ khó có thể xâm nhập vào các thiết bị điện tử hiện đại, qua các con chip vốn đang ngày càng tinh vi hơn.​
Ông Lewis nói thêm, còn trong trường hợp, một tổ chức khủng bố hoặc một quốc gia ‘điên rồ đến mức bắn một quả bom hạt nhân trên bầu trời Washington [để tạo bom điện từ], thì khả năng là 30% mạng lưới điện trong thành phố sẽ bị tác động’.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nhóm khủng bố Hồi giáo "khoe" ảnh cờ đen phía trước Nhà Trắng

(Dân trí) - Một bức ảnh chụp lá cờ đen của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) phía trước Nhà Trắng đã được tải lên mạng, thu hút sự chú ý của giới chức Mỹ. Sở mật vụ Mỹ cho biết cơ quan này đã biết về bức ảnh.

1-1cbff.jpg

Bức ảnh chụp màn hình điện thoại có cờ đen của IS phía trước Nhà Trắng.

Bức ảnh cho thấy một bàn tay đang cầm chiếc điện thoại thông minh trong đó có bức ảnh một lá cờ đen của IS trên đại lộ Pennsylvania, ngay phía trước hàng rào bảo vệ Nhà Trắng. Khu vực đó, vốn cấm các phương tiện, là nơi ghé thăm của hàng nghìn du khách mỗi ngày.
Bức ảnh được đăng trên mạng xã hội Twitter hôm 9/8 từ một người ủng hộ IS có địa chỉ tại @sunna_rev.
Sở mật vụ Mỹ (SS) cho biết cơ quan này đã biết về bức ảnh sau khi nó thu hút sự chú ý của giới chức.
“Chúng tôi có một đơn vị tình báo chuyên đáng giá các thông tin chúng tôi nhận được hàng ngày về sự nguy hiểm hoặc mối đe dọa tiềm tàng”, phát ngôn viên SS Ed Donovan cho hay. “Chúng tôi đã biết về bức ảnh và sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp, cần thiết”.
SS không cho biết liệu bức ảnh có phải là thật hay không. Cục tình báo liên bang Mỹ (FBI) chưa bình luận về vụ việc này.
Một quan chức tình báo của Mỹ nói với hãng tin ABC News rằng việc sử dụng Twitter phù hợp với chính sách của IS. Trong số các nhóm phiến quân và khủng bố, IS thường tận dụng các công dụng của mạng xã hội.
Một bức ảnh khác chụp một thông điệp bằng tiếng Ả-rập cũng thu hút sự chú ý của giới chức Mỹ.
“Các binh sĩ của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria sẽ sớm qua đây”, thông điệp viết.

2-1cbff.jpg

2 bức ảnh đe dọa nước Mỹ.
Trong bức ảnh, thông điệp đề ngày 20/6/2014. Không rõ là bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng 2 lá cờ Mỹ đã xuát hiện bên trên một lối vào hình vòng cung.
“Chúng tôi đang có mặt tại quốc gia của bạn/ tại các thành phố/ trên các đường phố của bạn”, thông điệp viết.
Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh, vào ngày 7/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố quân đội Mỹ sẽ tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS ở miền bắc Iraq, nơi IS chiếm đất đai và các chiến đấu với các lực lượng người Kurd gần thành phố Erbil.
IS đã kiểm soát các khu vực rộng lớn tại Iraq và Syria sau khi chiếm các vũ khí và bán dầu để cung cấp tài chính cho cuộc chiến chống lại chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad.
IS trước đó đã phát đi các đe dọa chống lại nước Mỹ. Một phiến quân IS từng nói với công ty truyền thông Mỹ Vice Media rằng: “Nếu Thượng đế phù hộ, chúng tôi sẽ kéo cờ Allah tại Nhà Trắng”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lộ diện xe chỉ huy phòng không độc đáo của Nga

Cập nhật lúc: 21:00 19/08/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

(Kiến Thức) - GAZ Tigr AAC là biến thể xe chỉ huy phòng không độc đáo được trang bị radar 1L122E có thể phát hiện 15 mục tiêu mỗi giây.
Trong khuôn khổ triển lãm Oboronexpo-2014 diễn ra tại Nga, nhà sản xuất xe bọc thép nổi tiếng GAZ đã giới thiệu một biến thể rất độc đáo được phát triển từ khung gầm xe bọc thép đa năng Tigr. Đó là một loại xe chỉ huy phòng không được trang bị radar 1L122E có thể phát hiện lên đến 15 mục tiêu mỗi giây.​
Một đại diện của Hiệp hội khoa học công nghiệp Rubin trao đổi với Ria Novosti rằng: “Bộ Quốc phòng đã yêu cầu khẩn trương chế tạo loại xe này. Họ đã đưa ra một số hướng dẫn thiết kế cơ sở. Nhiệm vụ phần cứng của hệ thống là cung cấp kiểm soát bắn cho các đơn vị hành quân trong khu vực gần với kẻ thù. Chiếc xe có thể triển khai hoạt động trong vòng 5 phút”.​
Vị đại diện này cho biết thêm, chiếc xe có khả năng riêng của mình để tiến hành do thám cũng như hoạt động độc lập. Mục tiêu phát hiện được có thể được chuyển cho các đơn vị liên quan trong vòng chưa đầy 1 giây. Phần cứng hệ thống có thể hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ từ -50 đến 60 độ C.​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
quansutigrkienthuc2_vttj.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Biến thể xe chỉ huy phòng không trang bị radar 1L122E trên khung gầm xe bọc thép đa năng Tigr mang lại khả năng cơ động rất cao.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
“Đây là một mẫu thử nghiệm phát triển độc lập. Chúng tôi đang đàm phán với Bộ Quốc phòng về việc tiến hành thử nghiệm trong sự theo dõi sát sao, sau đó chúng tôi sẽ quyết định có khởi động một dây chuyền sản xuất hàng loạt hay không. Nó được trưng bày lần đầu tiên và không có mẫu tương tự ở Nga”, nguồn tin đã nói.​
Trước đó, quân đội Nga đã trang bị rộng rãi hệ thống tên lửa phòng không vác vai cho các đơn vị quân đội nhưng không có hệ thống kiểm soát và chỉ huy bắn sẵn có và điều khiển tự động. Sự ra đời của hệ thống phần cứng như vậy cho phép các binh sĩ dễ dàng nhận được mục tiêu chính xác hơn.​
“Chúng tôi đang cố gắng để thực hiện chính sách sử dụng các thành phần nội địa hoàn toàn trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt mới nhất đang chống lại đất nước chúng tôi”, một đại diện của Rubin đã nhấn mạnh. Sự phát triển của hệ thống đã được thực hiện một cách kịp thời trong năm 2013, mẫu thử nghiệm được ra đời vào tháng 5/2014.​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
quansutigrkienthuc1_sfbv.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Radar 1L122E trang bị trên khung gầm xe thiết giáp đa năng MT-LBU. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chiếc xe đã được trình lên Bộ Quốc phòng tại một buỗi diễn tập chỉ huy tại sư đoàn phòng không 76 có trụ sở tại Pskov. Khi đó, nó đã nhận được một số đề xuất cải tiến và xây dựng năng lực của hệ thống. Tigr AAC là một thiết kế khá độc đáo, thành phần chính của hệ thống là trạm radar nhỏ gọn 1L122E.​
1L122E là radar mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn được thiết kế để xác định mục tiêu và kiểm soát bắn cho các đơn vị phòng không tầm thấp sử dụng tên lửa phòng không vác vai trang bị cho bộ binh cơ động.​
Mặc dù radar có trọng lượng chỉ 150kg nhưng có thể cung cấp việc kiểm soát 32 mục tiêu với khoảng cách 40km và độ cao 10km. Nó có thể bám bắt những mục tiêu di chuyển với tốc độ 700 m/s. Trạm radar này được thiết kế để phát hiện các mục tiêu có độ phản xạ radar nhỏ và các loại vũ khí dẫn đường chính xác của đối phương. Nó cung cấp việc chỉ huy bắn với độ chính xác cao cho các loại tên lửa phòng không vác vai.​
Hệ thống có khả năng kháng nhiễu rất tốt, độ chính xác trong bám bắt mục tiêu rất cao. Một tính năng tiên tiến của hệ thống là có khả năng tự động định vị địa hình hoặc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GLONASS hoặc GPS. Hệ thống hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao cho phép giảm số lượng nhân viên vận hành cũng như bảo trì hệ thống.​
Nhờ khối lượng nhỏ gọn, trạm radar 1L122E dễ dàng gắn trên nhiều khung gầm khác nhau như xe thiết giáp BTR-80, xe thiết giáp đa năng MT-LBU. Các đơn vị phòng không lục quân của Nga sẽ có khả năng tác chiến với độ chính xác cao hơn nhờ sự có mặt của xe chỉ huy phòng không Tigr AAC.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ dừng bay 82 chiếc F-16D vì phát hiện vết nứt

(Kiến Thức) - Không quân Mỹ đã cho dừng bay hơn một nửa số tiêm kích F-16D sau khi phát hiện vết nứt trên cấu trúc khung máy bay.
Lầu Năm Góc cho biết, các máy bay tiêm kích F-16D biến thể 2 chỗ ngồi đã bị đình chỉ bay để tiến hành kiểm tra sau khi các kỹ thuật viên phát hiện vết nứt trên một chiếc F-16D.​
Trong quá trình kiểm tra sau chuyến bay, vết nứt được phát hiện giữa ghế phi công phía trước và phía sau, điều này đã dẫn đến việc tiến hành kiểm tra số F-16D còn lại.​
Trong số 157 chiếc F-16D đang hoạt động, 82 chiếc đã phát hiện thấy các vết nứt và bị đình chỉ bay hoàn toàn. 75 chiếc còn lại vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động bay bình thường do không tìm thấy bất thường trong kết cấu khung máy bay.​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
quansuf16kienthuc1_fhrr.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hơn một nữa số tiêm kích F-16D của Không quân Mỹ phải nằm đất vì phát hiện vết nứt trên kết cấu khung. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Không quân Mỹ đang tiến hành làm việc với hãng Lockheed Martin để tìm hiểu nguyên nhân gây ra các vết nứt cũng như cách khắc phục. Trung tá Steve Grotjohn, Phó giám đốc Bộ phận hệ thống vũ khí cho biết: “Khi máy bay có thời gian bay dài, các vết nứt phát triển do sự lão hóa từ các hoạt động liên tục. May mắn thay, chúng tôi có chương trình bảo trì chặt chẻ, liên tục kiểm tra sự toàn vẹn cấu trúc khung máy bay để phát hiện và sửa chữa các lỗi kỹ thuật trước khi chúng xảy ra”.​
812 chiếc F-16 các biến thể khác nhau vẫn hoạt động bình thường mà không bị ảnh hưởng bởi đợt kiểm tra. Tướng Michael Hostage, Tư lệnh bộ chỉ huy tác chiến trên không Không quân Mỹ cho biết, họ phải liên tục theo dõi sự hao mòn trong kết cấu khung của F-16. Vì lý do đó, Không quân Mỹ đã quyết định tài trợ chương trình kéo dài thời gian hoạt động cho F-16 trong đề xuất ngân sách năm 2015.​
Tiêm kích F-16 đã trải qua 40 năm hoạt động. Mặc dù nó không còn được sản xuất cho Không quân Mỹ nhưng vẫn được sản xuất để xuất khẩu. Các quan chức Lockheed Martin cho rằng thị trường loại tiêm kích này vẫn khá ổn định, đặc biệt là các gói nâng cấp máy bay cũ lên tiêu chuẩn hiện đại hơn.​
Trước đó vào năm 2007, một chiếc F-15C của Mỹ đã bị gãy đôi trên không trung do lỗi kết cấu khung trong quá trình sản xuất.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.