Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Nga sẽ dùng robot để bảo vệ hầm phóng tên lửa

(Kiến Thức) - Dự kiến đến năm 2020 Quân đội Nga sẽ trang bị robot chiến đấu để bảo vệ cho các căn cứ tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Theo tờ Moscow Times dẫn lời Dmitry Andreyev – phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nga cho hay, Quân đội Nga dự định sẽ triển khai các mẫu robot chiến đấu do nước này phát triển để bảo vệ các căn tên lửa đạn đạo liên lục địa kể từ năm 2020.​
Andreyev còn cho biết, các mẫu robot chiến đấu tự động đang trong quá trình thử nghiệm và sẽ được tiến hành từ đây cho tới cuối năm tại cơ sở nghiên cứu quốc phòng của Nga. Ông này cũng không cho biết thêm chi tiết về các mẫu robot chiến đấu trên, mà chỉ mô tả nó như một hệ thống điều khiển hỏa lực từ xa.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
robotkienthuc2_jtbt.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mẫu robot chiến đấu Platform-M do Quân đội Nga phát triển. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trước đó, lực lượng tên lửa chiến lược Nga cũng từng tuyên bố trong tháng 4 năm nay rằng, họ sẽ đưa vào sử dụng các mẫu robot chiến đấu tự động trong tương lai.​
Mẫu robot chiến đấu trên có trọng lượng khoảng 900kg, được trang bị vũ khí chính là một súng máy tự động 12,7mm. Nó có thể di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 45km/h và có khả năng hoạt động liên tục trong vòng 10 giờ đồng hồ hoặc chế độ chờ lên tới 1 tuần.​
Quân đội Nga sẽ bắt đầu chương trình đào tạo vận hành các mẫu robot chiến đấu cho các đơn vị tên lửa chiến lược trong năm 2015. Chương trình đào tạo sẽ do các chi nhánh của Học viện quân sự Peter Đại Đế phụ trách.​
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin trong tháng trước cũng đã tiết lộ với báo giới nước này, về chương trình phát triển hệ thống điều khiển hỏa lực tự động dựa trên nền tảng các mẫu robot chiến đấu mini mà Quân đội Nga đang được trang bị. Thông tin cụ thể về chương trình trên cho đến nay vẫn chưa được Bộ quốc phòng Nga công bố.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 Favorit

5:42 PM, 18/08/2014, Views: 4361 | By Nam Xương
VietnamDefence - Hệ thống tên lửa phòng không vạn năng, đa kênh, cơ động S-300PMU-2 Favorit dùng để phòng thủ các mục tiêu tối quan trọng của quốc gia và quân đội trước các cuộc tấn công đường không ồ ạt...
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
s300pmu2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 (polit.pro){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Hệ thống tên lửa phòng không vạn năng, đa kênh, cơ động S-300PMU-2 Favorit dùng để phòng thủ các mục tiêu tối quan trọng của quốc gia và quân đội trước các cuộc tấn công ồ ạt của máy bay hiện đại và tương lai, tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật và các phương tiện tiến công đường không khác ở toàn dải độ cao và tốc độ hoạt động tác chiến của chúng, kể cả khi có tác động của nhiễu tích cực và tiêu cực cường độ mạnh.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
s300pmu1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 (dokwar.ru){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Hệ thống S-300PMU-2 Favorit là sự phát triển tiếp theo của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1. Khả năng chiến đấu của hệ thống tăng lên nhờ chế tạo tên lửa mới 48N6Е2 có hiệu quả tiêu diệt mục tiêu đường đạn cao hơn ở cự ly đến 40 km với việc bảo đảm kích nổ đầu đạn của mục tiêu, tăng giới hạn xa của vùng sát thương mục tiêu khí động lên đến 200 km, kể cả khi bắn đuổi, mở rộng khả năng thông tin của đài điều khiển của hệ thống về phát hiện và bám các mục tiêu đường đạn trong khi vẫn duy trì khu vực phát hiện các mục tiêu khí động.

Ngoài ra, khả năng phát hiện khi tác chiến độc lập cũng được tăng lên nhờ sử dụng radar chỉ thị mục tiêu tự hoạt mới 96L6Е, hệ thống khả năng sử dụng đồng thời các tên lửa 48N6Е2 và 48N6Е của hệ thống S-300PMU-1, Favorit có thể tích hợp với mọi hệ thống phòng không, kể cả của các nước NATO.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 được phát triển vào năm 1995-1997 và đang được các nhà thiết kế họ tên lửa S-300 hoàn thiện (hãng phát triển chính là Liên hiệp NPO Almaz).

Hệ thống được chào bán tích cực ra thị trường thế giới. Hiện nay, Nga đang đưa vào trang bị hệ thống thế hệ mới S-400 Triumf.

Thành phần hệ thống

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 gồm:

- Đài chỉ huy 83М6Е2;
- Đến 6 tổ hợp tên lửa phòng không 90Zh6Е2;
- Các tên lửa có điều khiển 48N6Е2;
- Các phương tiện bảo đảm kỹ thuật tương tự như hệ thống S-300PMU-1.

Đài chỉ huy (KP SU) 83М6Е2 nhận và tổng hợp tình hình trên không từ các nguồn khác nhau, điều khiển hoạt động tác chiến của các tiểu đoàn hỏa lực, nhận lệnh chỉ huy và thông tin về các mục tiêu trên không từ sở chỉ huy phòng không khu vực.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
83m6e2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}KP SU 83М6Е2 (old.raspletin.ru){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

KP SU 83М6Е2 bao gồm:

- Đài điều khiển chiến đấu (PBU) 54K6Е2
tự động xác định: các tham số quỹ đạo chuyển động (cự ly, tốc độ, độ cao, hướng), quốc tịch, loại và mức độ nguy hiểm của vật thể bay, các điều kiện tác xạ của từng tiểu đoàn hỏa lực, phân công tối ưu mục tiêu cho các tiểu đoàn hỏa lực để tiêu diệt chúng căn cứ điều kiện bắn và cơ số đạn hiện có. PBU 54K6Е2 có khả năng điều khiển các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2, S-300PMU-1, S-300 PMU, S-200VE ở bất cứ kiểu kết hợp nào. 54K6Е2 cho phép bắn đồng thời đến 36 mục tiêu và dẫn đến 72 tên lửa phòng không có điều khiển vào chúng. Số lượng mục tiêu có thể phát hiện đồng thời là đến 300, số lượng mục tiêu có thể bám đồng thời đến 100.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
54k6e2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đài điều khiển chiến đấu (PBU) 54K6Е2 (otvaga2004.ru){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

- Radar phát hiện 64N6Е2 là radar quan sát 3 tọa độ (3D) hoàn toàn tự động với anten mạng pha hai mặt băng S, bảo đảm cung cấp thông tin chất lượng cao về các mục tiêu bay trong bán kính 300 km cho đài chỉ huy của hệ thống. Thông tin này được từng tổ hợp tên lửa phòng không sử dụng thông qua kênh liên lạc tích hợp.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
64n6e2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Radar phát hiện 64N6Е2 (rbase.new-factoria.ru){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

- Các phương tiện bảo đảm khai thác.


Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không 90Zh6Е2 bao gồm:

- Radar đa năng chiếu xạ và dẫn đường (RPN) 30N6Е2 bảo đảm sục sạo, phát hiện, tự động bám mục tiêu, thực hiện tất cả các công việc liên quan đến việc chuẩn bị và tiến hành tác xạ bằng tên lửa phòng không, cũng như đánh giá kết quả bắn.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
30n6e2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}RPN 30N6Е2 (Vitaly Kuzmin){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Tính đa năng của radar có được nhờ sử dụng các anten mạng pha băng Х và tự động hóa cao tất cả các quá trình hoạt động của nó dựa trên các phương pháp điều khiển số hoạt động nhanh hiện đại.

Trạm anten RPN 30N6Е2 có thể đưa lên cao lên cột di động chuyên dụng 40V6М.

- Đến 12 bệ phóng (PU) 5P85SE, 5P85ТЕ

Bệ phóng thẳng đứng 5P85SE (5P85ТЕ) bảo đảm cất giữ, vận chuyển và phóng tên lửa. Chứa 4 quả tên lửa phòng không 48N6Е2 (48N6Е). Các tên lửa để trong ống phóng kín và không cần bảo dưỡng kỹ thuật trong vòng 10 năm sử dụng.

Giống như các biến thể trước đó của hệ thống S-300, tên lửa được phóng thẳng đứng nhờ cơ cấu phóng bằng thuốc nổ kỹ thuật.

Hệ thống có thể phóng tên lửa với nhịp phóng 3 quả/s nê có khả năng chống cuộc tập kích ồ ạt của các phương tiện tiến công đường không của đối phương.


[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
5p85se2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các loại bệ phóng 5P85SE, 5P85ТЕ (rbase.new-factoria.ru){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

- Radar phát hiện mọi độ cao (VVO) 96L6Е

VVO 96L6E với anten mạng pha nhiều tia quay vòng tròn theo phương vị tự động cung cấp tới RPN 30N6Е2 và KP SU 83М6Е2 thông tin về tình hình trên không về các máy bay và tên lửa hành trình (kể cả loại áp dụng công nghệ tàng hình) bay từ bất kỳ hướng nào.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
96l6e.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Radar phát hiện mọi độ cao (VVO) 96L6Е (militaryrussia.ru){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Nhờ sử dụng thích ứng các tín hiệu cơ sở rộng và chế độ làm việc đa tần số, radar cho phép phát hiện hiệu quả cao cả các mục tiêu bay thấp, lẫn các mục tiêu ở độ cao trung bình và cao. Để phát hiện mục tiêu ở độ cao cực nhỏ trong điều kiện địa hình rừng và chia cắt mạnh, cơ cấu anten của radar có thể đưa lên cao bằng cột chuyên dụng 966АА14.

96L6Е dùng để phát hiện, xác định quốc tịch, nhận dạng chủng loại, liên kết thông tin hiển thị và bám đường bay các mục tiêu bay, cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu và thông tin 3 tọa độ về tất cả các mục tiêu bay phát hiện được cho các đầu mối sử dụng qua kênh vô tuyến điện, đường cáp hữu tuyến và/hoặc kênh liên lạc sợi quang.

Trật tự truyền thông tin cho người sử dụng về mặt tổ chức được xác định theo giao thức kết nối, còn về mặt thiết bị là bằng cách thay thế các thẻ giao diện tái lập trình được. 96L6Е có thể sử dụng trong thành phần các hệ thống S-300PMU, S-300PMU-1, S-300PMU-2, kể cả trường hợp một tiểu đoàn tác chiến, bằng cách kết hợp các chức năng của phương tiện phát hiện tầm thấp, radar quan sát toàn cảnh và đài chỉ huy, cũng như được sử dụng trong các đơn vị radar và tên lửa phòng không với tư cách radar chiến đấu.

Việc hoàn thiện thiết bị và phần mềm thuật toán của các khí tài mặt đất, đưa vào sử dụng tên lửa 48N6Е2 với phần chiến đấu cải tiến, tích hợp hệ thống tên lửa phòng không và hệ thống điều khiển vào một hệ thống phòng không thống nhất, sử dụng các phương tiện radar mới được biên chế cho hệ thống, đã cho phép:

- nâng cao hiệu quả phát hiện tất cả các loại mục tiêu, kể cả mục tiêu tàng hình ở độ cao cực nhỏ, trong tình huống chiến thuật và nhiễu phức tạp;

- phá hủy hiệu quả (kích nổ) đầu đạn tên lửa đường đạn trên quỹ đạo bay của chúng khi dùng tên lửa 48N6Е2 nhờ hoàn thiện các thuật toán dẫn và cải tiến phần chiến đấu của tên lửa;

- tiêu diệt mục tiêu khí động ở tầm đến 200 km ở chế độ bắn đón và bắn đuổi;

- nâng cao tính tự hoạt tác chiến của hệ thống tên lửa phòng không, một phần nhờ sử dụng phương tiện chỉ thị mục tiêu tự hoạt thế hệ mới VVO 96L6Е;

- sử dụng tên lửa 48N6Е2 cùng với các tên lửa 48N6Е của S-300-PMU-1;

- mở rộng khả năng tích hợp hệ thống tên lửa phòng không vào các hệ thống phòng không khác nhau, kể cả các hệ thống hoạt động theo tiêu chuẩn NATO.

Tính năng kỹ-chiến thuật của S-300MPU-2 Favorit

[xtable=bcolor:#add8e6|border:1|cellpadding:5|cellspacing:5]
{tbody}
{tr}
{td}Tầm bắn, km: {/td}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}- mục tiêu khí động{/td}

{td}3-200 {/td}
{/tr}
{tr}
{td}- mục tiêu đường đạn (theo thông tin chỉ thị mục tiêu){/td}

{td}5-40 {/td}
{/tr}
{tr}
{td}- mục tiêu bay thấp (H=0,05-0,1km){/td}

{td}5-38{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Độ cao diệt mục tiêu, km: {/td}

{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}- mục tiêu khí động{/td}

{td=colspan:1}0,01 - 27,0 {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}- mục tiêu đường đạn (theo thông tin chỉ thị mục tiêu) {/td}

{td=colspan:1}2 - 25{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tầm bắn nghiêng tối đa, km{/td}
{td=colspan:1}±195 {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Các khu vực quan sát tự hoạt (góc tà х phương vị), độ:{/td}

{td=colspan:1} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}- đối với các mục tiêu bay thấp{/td}
{td=colspan:1}1 х 90 {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}- đối với các mục tiêu khí động{/td}

{td=colspan:1}14 х 64 {/td}
{/tr}
{tr}
{td}- đối với các mục tiêu đường đạn{/td}

{td}10 х 32 {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Số lượng mục tiêu có thể bắn đồng thời{/td}

{td=colspan:1}36{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Số lượng tên lửa có thể dẫn đồng thời{/td}

{td=colspan:1}72 {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tốc độ tối đa của mục tiêu, m/s{/td}

{td=colspan:1}2.800 {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Xác suất diệt mục tiêu bằng một quả tên lửa: {/td}

{td=colspan:1} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}- các mục tiêu khí động{/td}

{td=colspan:1}0,8-0,95{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}- các mục tiêu đường đạn (theo chỉ thị mục tiêu){/td}

{td=colspan:1}0,8-0,97{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Thời gian phản ứng, s{/td}

{td=colspan:1}8-10{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Thời gian triển khai các phương tiện của hệ thống từ trạng thái hành quân, phút{/td}
{td=colspan:1}5 {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Nhịp bắn, s{/td}
{td=colspan:1}3{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Kíp chiến đấu, người{/td}

{td=colspan:1}4-6{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tốc độ di chuyển của các đơn vị trên đường nhựa, km/h{/td}

{td=colspan:1}60{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tốc độ di chuyển của các đơn vị trên đường đất, km/h{/td}

{td=colspan:1}30{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tên lửa{/td}

{td=colspan:1}48N6Е2{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa S-300PMU2 Trung Quốc vượt trội Patriot PAC-3

(Kiến Thức) - Hiện nay, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 4 tiểu đoàn S-300PMU2, loại vũ khí phòng không được đánh giá dưới cơ S-400 nhưng vượt xa Patriot PAC-3 (Mỹ).
S-300PMU2 Favorit là biến thể nâng cấp cuối cùng của đại gia đình tên lửa phòng không S-300P. Quá trình nâng cấp S-300PMU2 Favorit được nhà sản xuất Almaz-Antey khởi xướng vào năm 1995, đến năm 1997 quá trình nâng cấp được hoàn thành.​
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorit được giới thiệu xuất khẩu vào năm 2001. Đến năm 2003, Trung Quốc trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của S-300PMU2 Favorit, Bắc Kinh đã ký hợp đồng mua 4 tiểu đoàn(gồm 16 khẩu đội, 64 xe phóng) với tổng giá trị lên đến 980 triệu USD.​
Đến cuối năm 2008, Trung Quốc có tổng cộng 10 tiểu đoàn S-300 (40 khẩu đội) trong đó có 32 xe phóng S-300PMU, 64 xe phóng S-300PMU1, 64 xe phóng S-300PMU2 Favorit. Tổng số đạn tên lửa các loại hơn 1.000 quả đưa Trung Quốc trở thành quốc gia ngoài Nga sử dụng nhiều S-300 nhất.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
s300pmu2trungquoc_kto_4701_piox.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Quân đội Trung Quốc tập trận với tên lửa S-300PMU2. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Mặc dù Trung Quốc đã sao chép thành công S-300 thành HQ-9 nhưng thực tế thì S-300 mới chính là nòng cốt của lực lượng phòng không Trung Quốc. Trong tổng số 10 tiểu đoàn S-300 có đến 5 tiểu đoàn được triển khai để bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh.​
S-300PMU2 Favorit được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu cực kỳ quan trọng cấp nhà nước, các căn cứ quân sự chiến lược trước các cuộc tập kích bằng đường không hàng loạt bằng vũ khí công nghệ cao, máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các vũ khí tấn công đường không khác.​
S-300PMU2 Favorit là biến thể nâng cấp mạnh nhất của gia đình S-300P, nó là một đối thủ cạnh tranh đối với S-300VM. Hệ thống được nâng cấp toàn diện từ radar điều khiển hỏa lực cho đến đạn tên lửa.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
s300pmu2trungquoc_kto_4702_xped.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Đài radar tìm kiếm mục tiêu 30N6E2. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các thành phần của S-300PMU2 Favorit bao gồm:​
- Radar tìm kiếm mục tiêu nâng cấp 30N6E2 Tomb Stone hoạt động ở băng tần X. Hệ thống radar tự động hóa hoàn toàn trong quá trình phát hiện, bám bắt, xử lý mục tiêu. Radar được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số tốc độ cao cho phép phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu cao hơn.​
Đài 30N6E2 Tomb Stone có phạm vi phát hiện mục tiêu 300km, số mục tiêu theo dõi cùng lúc không dưới 100 mục tiêu, có thể kiểm soát tới 72 đạn tên lửa.​
- Radar điều khiển hỏa lực 64N6E2 Big Bird hoạt động ở băng tần S, có khả năng dẫn hướng cho tên lửa đánh chặn mục tiêu trong phạm vi tới 300km. Trong một số trường hợp có thể tùy chọn thêm radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
s300pmu2trungquoc_kto_4703_amqf.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Đài điều khiển hỏa lực 64N6E2. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
- Xe chỉ huy 54K6E2 được thiết kế lại gần như toàn bộ các hệ thống phần cứng bên trong tương tự như xe chỉ huy của S-400. Hệ thống hoạt động trên môi trường kỹ thuật số hoàn toàn giúp kiểm soát được nhiều tên lửa hơn.​
- Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2, hệ thống này có nhiệm vụ đồng bộ hóa tất cả các thành phần như radar điều khiển hỏa lực, radar tìm kiếm mục tiêu, xe phóng trong môi trường chiến thuật thống nhất.​
Nó có khả năng kiểm soát tới 12 xe phóng cùng lúc, ngoài ra còn có khả năng điều khiển hoạt động cho các hệ thống cũ hơn như S-300PMU1, S-200, S-75 và S-125.​
- Đạn tên lửa 48N6E2 được thiết kế với khả năng chống tên lửa đạn đạo tốt hơn, phạm vi tác chiến của đạn tên lửa lên đến 200km. Ngoài ra, xe phóng của S-300PMU2 Favorit có thể sử dụng các loại đạn tên lửa cũ hơn như 46N6E, 5V55K hoặc 5V55R.​
Ngoài những nâng cấp về phần cứng, hệ thống điều khiển hỏa lực của S-300PMU2 Favorit cũng được nâng cấp toàn diện. Hệ thống ứng dụng các thuật toán mới trong bám bắt, phân loại và xử lý mục tiêu giúp hệ thống đối phó hiệu quả hơn với các mục tiêu là tên lửa đạn đạo.​
Đạn 48N6E2 được nâng cấp hệ thống dẫn hướng “track-via-missile” TVM (Bám theo đạn tên lửa) tiên tiến. Công nghệ dẫn hướng này tương tự như cơ chế dẫn hướng của hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Công nghệ TVM cho phép tên lửa đối phó hiệu quả hơn với các mục tiêu tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
s300pmu2trungquoc_kto_4704_lcqd.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Đạn tên lửa phòng không 48N6E2 rời bệ phóng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các tính năng cơ bản của S-300PMU2 Favorit bao gồm:​
- Tăng cường hiệu quả tiêu diệt các mục tiêu tên lửa đường đạn, đặc biệt là khả năng chống tên lửa đạn đạo (ABM). Các thử nghiệm cho thấy tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu như tên lửa hành trình tấn công mặt đất kiểu Tomahawk đạt từ 80-98%.​
- Tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu có quỹ đạo bay phức tạp, các mục tiêu đường không bay ở độ cao thấp trong môi trường chiến thuật phức tạp và trong môi trường nhiễu nặng. Tỷ lệ tiêu diệt máy bay chiến thuật đạt từ 80-93%.​
- Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 có khả năng theo dõi đồng thời cả tên lửa đạn đạo và các mục tiêu đường không khác. Hệ thống kết nối vô tuyến kỹ thuật số 15Ya6ME có thể kết nối các khẩu đội với nhau trong phạm vi tới 90km tạo nên một mạng lưới phòng không trên diện rộng. Hệ thống có khả năng tham chiến với 6 mục tiêu cùng lúc, radar điều khiển hỏa lực có thể dẫn hướng cho 12 tên lửa cùng lúc với tỷ lệ phân bổ 2 đạn tên lửa/mục tiêu để tăng xác suất tiêu diệt.​
- Mức tiêu thụ điện năng của hệ thống giảm 3-4 lần so với hệ thống cũ.​
Ngoại trừ S-400 Triumf thì S-300PMU2 Favorit là hệ thống phòng không tối tân hàng đầu thế giới hiện nay, nó vượt xa hệ thống PAC-3 của Mỹ ở gần như mọi chỉ số. S-300PMU2 Favorit là một hệ thống vũ khí phòng không mang tầm chiến lược.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ: "Kẻ thay thế Proton-M" bất ngờ phóng thử thất bại
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Quote:
Mỹ: "Kẻ thay thế Proton-M" bất ngờ phóng thử thất bại


Một nguyên mẫu tên lửa đẩy vệ tinh Falcon 9R đã bất ngờ phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng tại trung tâm thử nghiệm ở bang Texas. Theo lời giám đốc công ty SpaseX, nơi phát triển tên lửa Falcon 9R, John Taylor, nguyên nhân vụ thử thất bị là do "động cơ tên lửa hoạt động bất thường".

23082014son3165234629.jpg

Một vụ phóng thử tên lửa Falcon 9R.
"Trong quá trình phóng, chúng tôi đã phát hiện những bất thường trong hoạt động của động cơ làm hệ thống điều khiển tên lửa mất kiểm soát", ông J. Taylor cho biết. Ông này xác nhận, không có ai bị thương trong vụ thử tên lửa thất bại.

Giám đốc SpaseX cũng "chữa cháy", mục đích chính của vụ thử tên lửa Falcon 9R lần này là để xác định các bất thường trong kết cấu tên lửa. Sau vụ thử, các chuyên gia của SpaseX đang thu thập số liệu để phát hiện nguyên nhân dẫn tới phóng thử thất bại và khắc phục chúng.

SpaceX phát triển Falcon 9R để thay thế sản phẩm tên lửa đẩy Proton-M hiện NASA vẫn phải mua từ Nga. Trong khi chi phí mua mỗi tên lửa Proton-M chỉ khoảng 55 tới 77 triệu USD, thì giá mỗi tên lửa Falcon 9R khoảng trên 100 triệu USD.

Mới đây, NASA đã công khai kế hoạch ký hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD với một công ty Mỹ để thay thế dòng tên lửa đẩy Proton-M vẫn đang phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga.

Ngoài SpaceX, Boeing cũng đang có kế hoạch phát triển dòng tên lửa đẩy vệ tinh mới để tham gia gói thầu của NASA.

TUẤN SƠN (theo Lenta, Defence News)
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga sẽ chiếm ngôi vua về công nghệ quân sự hải quân?

(Kiến Thức) - Công nghệ quân sự hải quân Nga chiếm 27% thị trường toàn cầu, hơn 400 tàu chiến Nga đang phục vụ ở khoảng 27 quốc gia trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Moscow đã nổi lên như một nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ quân sự hải quân và chiếm 27% thị trường toàn cầu. Theo Tổng thống Vladimir Putin, tỷ lệ công nghệ hải quân trong danh mục xuất khẩu của công ty nhà nước Rosoboronexport là 15%. Danh mục đầu tư cho việc cung cấp vũ khí của Nga đạt 50 tỷ USD. Hiện có hơn 400 tàu ngầm và tàu mặt nước của Nga đang phục vụ trong lực lượng vũ trang của 27 nước trên thế giới.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ngakienthuc1_usmd.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mà Nga xuất khẩu cho Việt Nam. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
"Sự phổ biến của kỹ thuật quân sự hải quân Nga chủ yếu nhờ vào chi phí tương đối thấp và hiệu quả chiến đấu rất cao của nó", Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị (TsentrAST) nói. Bên cạnh đó Nga đang thực hiện một chương trình quy mô lớn để hiện đại hóa hạm đội của riêng mình. Hàng tỉ rúp đã được đầu tư hiện đại hóa sản xuất, kết quả là Nga không chỉ tăng tốc được khả năng đóng tàu, mà còn nâng cao chất lượng lên đáng kể.​
Một ưu thế đáng kể cho các chương trình đóng tàu của Nga là Viện Thiết kế thường cung cấp các tàu được đóng theo phương pháp module. Những module này giống như các khối xếp hình Lego mà khách hàng có thể đặt mua một tàu chiến với các hệ thống vũ khí được tích hợp riêng mà không gặp nhiều khó khăn và tốn kém nhiều thời gian.​
Lựa chọn tốt
Có thể thấy, các đề án tàu hộ vệ cỡ lớn như Project 11356, Project 11541 và Gepard 3.9, project 20382 Tigr, cũng như các tàu tên lửa cao tốc 12300 Skorpion hay 20970 Katran ... là những ví dụ về sự ưu việt của các tàu chiến Nga. Chúng khác nhau rất nhiều về lượng giãn nước, kích thước và nhiệm vụ chiến đấu, nhưng đều sử dụng chung hệ thống vũ khí.​
Điều này cũng đúng khi nói đến các tên lửa hành trình chống tàu của Nga, như Klub-S cho tàu ngầm và Klub-N cho hạm nổi. Ngoài ra còn có phiên bản tên lửa bờ biển Klub-M hay Klub-K có thể chứa trong container thông thường. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ tàu chở hàng khô nào cũng có thể được biến thành một tàu chiến của quân đội.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ngakienthuc2_ukpu.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Nạp đạn tên lửa 3M-54E Klub-S cho tàu ngầm Kilo 877EKM.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các hệ thống tên lửa Klub được thiết kế để tấn công các tàu nổi, tàu ngầm và các công trình ven biển trong điều kiện bị chế áp và gây nhiễu điện tử mạnh. Chúng bao gồm các tên lửa hành trình 3M-54E có khả năng tăng tốc độ lên Mach 3,0 trong giai đoạn cuối của đường bay, và vượt qua hệ thống phòng không của bất kì hạm tàu mặt nước nào hiện nay.​
Một ví dụ khác là hệ thống 91RE1, với ngư lôi tự dẫn có thể tấn công tàu ngầm ở cự li 40-50km. Các tên lửa hành trình 3M-14E được thiết kế để tấn công mục tiêu mặt đất có khả năng phá hủy bất cứ công trình ven biển nào trong tầm bắn.​
Hệ thống Klub-S được trang bị cho các tàu ngầm lớp Amur mới nhất của Nga. Ấn Độ cũng có thể sẽ trang bị các tên lửa diệt hạm Brahmos cho tàu chiến. Thiết kế module cho phép các quốc gia có thể sỡ hữu tàu chiến với giá rẻ mà không kém phần uy lực.​
Trở lại Ấn Độ
Sự tiến bộ của thiết kế tàu, tên lửa hải quân của Nga thể hiện rất rõ nét trên thị trường xuất khẩu vũ khí quốc tế. Ấn Độ - quốc gia từng là nước nhập khẩu vũ khí Nga nhiều nhất - những năm gần đây lại chuyển dần sang mua vũ khí phương Tây đã bất ngờ đề nghị Nga cung cấp 2 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Amur.​
Defence News ghi nhận rằng: "Ấn Độ đã phá vỡ tiền lệ và yêu cầu nghiêm ngặt của luật pháp nước này để mua sắm vũ khí mà không dựa trên cơ sở đấu thầu". Theo trang tin này, hành động này thể hiện Ấn Độ đang rất cần các công nghệ từ Nga.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ngakienthuc3_kgmb.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Amur 1650.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hải quân Ấn Độ đang có kế hoạch mua 6 chiếc tàu ngầm mới thuộc Project 75I. Chương trình đóng tàu vì một số lí do đã chậm hơn 4 năm so với kế hoạch. Dự kiến chiếc đầu tiên trong 6 tàu ngầm sẽ gia nhập biên chế trong năm nay. Theo chuyên gia đã nghỉ hưu của Ấn Độ, Thuyền trưởng Shyam Kumar Singh, sự chậm trễ của việc đóng tàu ngầm Project 75I cùng với sự trì hoãn trong việc giao hàng của các tàu ngầm Scorpene (Pháp sản xuất) đã dẫn đến việc năng lực tàu ngầm Hải quân Ấn Độ suy giảm nghiêm trọng.​
Theo ý kiến của thuyền trưởng Singh, sự thiếu hụt này đã dẫn đến việc khởi động những cuộc đàm phán trực tiếp với Nga. Ông tin rằng ngay cả khi cuộc đấu thầu sẽ diễn ra trong tương lai gần, cũng sẽ mất hơn 10 năm để là tàu ngầm đầu tiên được bàn giao. Trong 10 năm đó, công nghệ kĩ thuật và vũ khí hải quân sẽ tiến những bước dài, Hải quân Ấn Độ sẽ “hụt hơi” trên chặng đường hiện đại hóa. Lúc này Nga là nước duy nhất có khả năng không chỉ cung cấp tàu ngầm một cách nhanh chóng, mà còn tính đến yêu cầu của khách hàng cho các loại vũ khí mới nhất.​
Lương Minh
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ cho nổ vũ khí siêu thanh khi thử nghiệm do lỗi kỹ thuật

(TTXVN/Vietnam+) lúc : 26/08/14 10:50
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Giới chức quân đội Mỹ ngày 25/8 đã cho nổ một vũ khí siêu thanh chỉ ít giây sau khi rời bệ phóng tại bãi thử ở Alaska.

Trong một thông báo, nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Maureen Schumann cho biết Lầu Năm Góc quyết định cho nổ và hủy chuyến bay thử nghiệm vũ khí nói trên do "trục trặc kỹ thuật" và để đảm bảo an toàn.

Theo bà Schumann, vụ phóng thử nghiệm vũ khí siêu thanh diễn ra lúc 4 giờ (giờ địa phương) tại tổ hợp phóng Kodiak ở Alaska. Việc giới chức quân đội Mỹ bất ngờ cho nổ vũ khí đã khiến cơ sở hạ tầng tại bãi phóng thiệt hại nghiêm trọng.

Hiện các quan chức phụ trách chương trình thử nghiệm đang điều tra về lỗi kỹ thuật của vũ khí nói trên.

Vũ khí siêu thanh tiên tiến nói trên do Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia và Lục quân Mỹ phát triển. Đây là một phần của chương trình phát triển công nghệ mang tên "Tấn công toàn cầu nhanh chóng bằng vũ khí thông thường" nhằm chế tạo một tên lửa có thể hủy diệt mục tiêu ở bất cứ vị trí nào trên Trái Đất trong vòng một giờ sau khi nhận dữ liệu và được phép phóng.

Trước đó, hồi tháng 11/2011, quân đội Mỹ đã phóng thử nghiệm thành công vũ khí này tại Hawaii./.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ liên tục bẽ mặt trong thử nghiệm tên lửa
(Tin tức 24h) - Theo Washington Free Bacon ngày 25/8, Mỹ đã cho nổ tên lửa đẩy mang vũ khí siêu thanh AHW chỉ ít giây sau khi rời bệ phóng tại bãi thử ở Alaska.
Phát biểu sau vụ phóng thất bại, nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Maureen Schumann cho biết Lầu Năm Góc quyết định cho nổ và hủy chuyến bay thử nghiệm vũ khí nói trên do "trục trặc kỹ thuật" và để đảm bảo an toàn.
Bà Schumann cho biết thêm, vụ phóng thử nghiệm vũ khí siêu thanh diễn ra lúc 4h (giờ địa phương) tại tổ hợp phóng Kodiak ở Alaska. Việc giới chức quân đội Mỹ bất ngờ cho nổ vũ khí đã khiến cơ sở hạ tầng tại bãi phóng thiệt hại nghiêm trọng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ten-lua-my-no-tung-datviet.vn-1_261439730.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa đẩy mang AHW của Mỹ phóng thử nghiệm lần 1 thành công tháng 11/2011 tại Hawaii.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo dự kiến, khi được đưa lên quỹ đạo gần Trái đất, vũ khí siêu thanh này (là một tàu lượn được đẩy bằng động cơ tên lửa) sẽ lao đến mục tiêu ở đảo san hô Kwajalein Atoll (nam Thái Bình Dương, cách nơi phóng khoảng 12.000 km) với vận tốc Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 6.000 km/h).
Lần thử nghiệm thứ nhất của AHW được Quân đội Mỹ thực hiện vào tháng 11/2011, khi đó AHW đã bay đến mục tiêu cũng ở đảo san hô trên chỉ trong vòng 30 phút.
AHW là vũ khí tấn công phủ đầu của Mỹ thuộc chương trình Giáng trả toàn cầu kịp thời, dự kiến sẽ tấn công vào bất cứ mục tiêu nào trên thế giới chỉ trong vòng 30 phút.
Loại vũ khí tấn công tốc độ cao này có thể bắn trúng mục tiêu nhanh chóng với đầu đạn thông thường, dùng để tấn công khủng bố hoặc các cơ sở lưu trữ hoặc sử dụng để phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Đây là lần thử 2 chỉ trong vòng ba ngày, tên lửa chiến lược của Mỹ đã phát nổ ngay khi rời bệ phóng khiến Mỹ bẽ mặt. Hôm 22/8, tên lửa Falcon 9R của hãng SpaceX đã phát nổ vài giây sau khi rời bệ phóng ở trung tâm thử nghiệm tại Texas, Mỹ.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do một động cơ của Falcon 9R gặp sự cố nên hệ thống đã kích hoạt chế độ tự hủy. Theo SpaceX, họ sẽ phải điều tra thêm và phân tích các dữ liệu liên quan để biết được chính xác nguyên nhân nào dẫn đến sự cố của động cơ và làm cách nào nó lại bị như vậy.
Ngoài vũ khí siêu thanh AHW, hiện nay Mỹ cũng đang phát triển loại vũ khí siêu thanh khác có tên X-51A.
Theo ông Timothy A. Walton, nhà tư vấn quốc phòng ở tập đoàn Alios Consulting Group, viết trên blog gần đây rằng Mỹ phát triển vũ khí siêu thanh nhằm ngăn chặn và đối phó tên lửa siêu thanh của Trung Quốc, vì theo ông “Trung Quốc đang là mối đe doạ lớn và ngày càng tăng đối với các hoạt động của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương”.
Hiện loại vũ khí siêu thanh nguy Wu-14 mà Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm được đánh giá có tốc độ nhanh nhất thế giới khi nó đạt vận tốc Mach 10 và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Vụ thử nghiệm gần đây nhất Wu-14 vào ngày 7/8 tại một trung tâm phóng tên lửa và vệ tinh tại tỉnh Sơn Tây, cách thủ phủ Thái Nguyên, Trung Quốc khoảng 300 km.
Wu-14 được cho là đạt tốc độ Mach 10 (10 lần tốc độ âm thanh, khoảng 12.000 km/h). Tuy nhiên thử nghiệm vũ khí siêu thanh này của Trung Quốc đã thất bại ngay khi phóng, theo báo South China Morning Post.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiết lộ gây "sốc" về tên lửa Patriot PAC-3 Đài Loan

(Kiến Thức) - Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 hiện không thể tích hợp cùng radar cảnh báo sớm, trung tâm chỉ huy của Quân đội Đài Loan.
Tờ United Evening News mới đây đã tiết lộ thông tin gây "sốc", hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 được quân đội Đài Loan coi là có thể đối phó với “mối đe dọa tên lửa đạn đạo của quân đội Trung Quốc”, nhưng lại không thể kết hợp với radar tầm xa và trung tâm chỉ huy, vì vậy giảm đáng kể sức chiến đấu của quân đội nước này. Tệ hơn là cho đến nay, Đài Loan và Mỹ cũng không tìm ra biện pháp giải quyết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
dailoankienthuc1_kvyo.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Đài Loan trang bị hệ thống chống tên lửa Patriot của Mỹ. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Căn cứ vào các hình ảnh sẵn sàng chiến đấu của khẩu đội tên lửa Patriot PAC-3 Đài Loan cho thấy, lực lượng này sẽ kết hợp tên lửa PAC-3 với PAC-2 được trang bị trước đó để tác chiến đánh địch.​
Theo tờ United Evening News, biện pháp kết hợp này chỉ là kế sách tạm thời. Xe phóng tự hành của PAC-3 trang bị 16 đạn tên lửa, trong khi PAC-2 chỉ là 8 đạn vì vậy khiến tính liên tục hỏa lực giảm đáng kể.​
Tệ hơn nữa là hiện nay, linh kiện kiểm soát hỏa lực trên tên lửa PAC-3 của quân đội Đài Loan chỉ có thể tác chiến độc lập, không thể kết hợp với radar cảnh báo sớm tầm xa và trung tâm chỉ huy. Do vậy, điều này làm giảm đáng kể khá tác chiến PAC-3 nói riêng và cả mạng lưới phòng không tầm cao, chống tên lửa nói chung.​
Quân đội Đài Loan ban đầu xem hệ thống PAC-3 là vũ khí để đối phó với “con át chủ bài” tên lửa đạn đạo của Quân đội Trung Quốc. Đối tượng giả định chủ yếu của hệ thống PAC-3 là tên lửa đạn đạo có tầm bắn 1.000km, sử dụng phương thức va chạm trực tiếp để bắn hạ tên lửa.​
Nhưng để đối phó với loại tên lửa đạn đạo tầm xa vượt quá phạm vi tim kiếm của radar Patriot PAC-3, thì cần phải có sự hỗ trợ thông tin từ radar cảnh báo tầm xa, nhận dạng quỹ đạo vật thể bay trên không, mới có thể đảm bảo tên lửa chống tên lửa có thể khóa mục tiêu sớm được. Tuy nhiên, điều này cho tới nay vẫn không thể khắc phục.
 
23/8/12
1.162
3
38
Không kích Iraq, Mỹ phá hủy hàng triệu USD vũ khí

Kể từ khi Tổng thống Obama tái khởi động lại các cuộc không kích ở Iraq ngày 8.8, các UAV của Mỹ đã phá hủy từ 3-4 triệu USD giá trị vũ khí mà Mỹ viện trợ cho chính quyền Baghdad.

Số vũ khí này đã lọt vào tay phiến quân Nhà nước hồi giáo (IS), tổ chức vũ trang cực đoan đang kiểm soát một phần ba lãnh thổ Iraq.
Khối lượng vũ khí của Mỹ bị phá hủy ngày càng tăng, điều này cho thấy những gì diễn ra ở Iraq đã đi quá xa so với những gì Mỹ dự tính khi quyết định rút quân khỏi Iraq năm 2011. Lúc đó, Washington hy vọng rằng những nỗ lực đào tạo và trang bị vũ khí cho quân đội Iraq với số tiền lên đến hơn 20 tỉ USD sẽ đảm bảo được sự ổn định ở quốc gia trung đông này.
Tháng 6.2014, một lượng lớn binh sĩ Iraq đã tháo chạy khỏi các căn cứ quân sự trước sự tấn công dồn dập của phiến quân IS. Quân đội Iraq đã để lại phía sau rất nhiều súng và các loại vũ khí hiện đại cho phiến quân IS.
Chính quyền Washington đang cân nhắc khả năng mở rộng các chiến dịch không kích quân IS không chỉ ở lãnh thổ Iraq, mà còn sang cả lãnh thổ Syria. Những cuộc xung đột đẫm máu tại quốc gia láng giềng của Iraq đang là môi trường vô cùng thuận lợi để các nhóm hồi giáo cực đoan hình thành và lớn mạnh.
Hạ nghị sĩ Duncan Hunter, người từng chiến đấu tại chiến trường Iraq cho biết ông vô cùng thất vọng và phẫn nộ khi thấy vũ khí Mỹ, những tài sản có được từ cuộc sống và sự hy sinh của người dân Mỹ lại nằm trong tay kẻ thù. Phiến quân IS lại sử dụng những vũ khí này để đánh lại quân đội Iraq và sát hại thường dân vô tội.
khong-kich-iraq-my-pha-huy-hang-trieu-usd-vu-khi.jpg

Máy bay không người lái Reaper của Mỹ​
Tháng 3.2013, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Iraq. Cuộc chiến này đã khiến hơn 4.000 lính Mỹ thiệt mạng.
Các quan chức quân sự Mỹ ước tính có khoảng 3 triệu USD giá trị vũ khí của Mỹ bị phá hủy trong hơn 90 cuộc không kích chỉ trong vòng ba tuần qua. Trong đó, có ít nhất là 20 xe quân sự MRAP và Humvee, những phương tiện đắt tiền được thiết kế để bảo vệ lính Mỹ khỏi các vụ đánh bom ở Iraq và Afghanista. Mỗi chiếc Humvee có giá khoảng 200 ngàn đến 300 ngàn USD, còn MRAP là từ 500 ngàn đến 1 triệu USD.
khong-kich-iraq-my-pha-huy-hang-trieu-usd-vu-khi.jpg

Không quân Mỹ oanh tạc Iraq trong Chiến dịch bão táp sa mạc năm 2003.​
Nhiều vũ khí được Mỹ chuyển giao cho Iraq nhằm tái trang bị cho lực lượng quân đội Iraq vốn đã tan rã sau Chiến dịch bão táp sa mạc của Mỹ hồi năm 2003. Một số khác thì được Iraq mua lại và tiếp quản sau khi quân đội Mỹ rút đi vào năm 2011.
 
Status
Không mở trả lời sau này.