Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Tổng thống Putin: Chớ đùa với nước Nga có vũ khí hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết lực lượng vũ trang Nga với kho vũ khí hạt nhân sẽ sẵn sàng đối đầu với bất cứ hành động gây hấn nào.

Quân đội Nga với kho vũ khí hạt nhân sẵn sàng đối phó bất kỳ cuộc xâm lăng nào, các nước khác nên hiểu rằng “Tốt nhất đừng gây sự với chúng ta”. Đó là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại một trại hè dành cho thanh niên bên hồ Seliger gần Moscow vào đêm 29.8 qua.
Ông nói với các trại sinh, rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 chủ yếu là cứu cộng đồng nói tiếng Nga khỏi sự đàn áp bạo lực của chính phủ Kiev. Ông nói cuộc nội chiến ở đông Ukraine hiện tại là hậu quả của việc Kiev từ chối thương lượng.
Nga luôn phủ nhận các cáo buộc của Ukraine và các chính phủ phương Tây, rằng Nga đưa quân và khí tài quân sự qua đông Ukraine để giúp phe đòi ly khai. Phe này từ tháng 4 đã đánh nhau với quân chính phủ Ukraine, khiến hơn 2.000 người chết tính cho đến nay.
Ông Putin nói với các trại sinh: “Nga không liên lụy vào bất kỳ cuộc xung đột cấp độ lớn nào. Nhưng dĩ nhiên chúng ta phải luôn sẵn sàng kháng cự bất kỳ âm mưu xâm lược Nga. Các đối tác của Nga…nên hiểu tốt nhất họ đừng gây sự với chúng ta”.
Ông nói tiếp: “Cảm ơn Chúa, tôi nghĩ không ai dám nghĩ đến chuyện đánh nhau lớn với Nga. Tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân”.
tong-thong-putin-cho-dua-voi-nuoc-nga-co-vu-khi-hat-nhan.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc đối thoại với thanh niên Nga bên bờ hồ Seliger hôm 29/8 (Nguồn: RT)​
Tại buổi trại này, ông Putin nói chuyện vui vẻ với các trại sinh, nhận quà tặng của họ hoặc cười mỉm nói họ đừng khen ngợi ông quá. Khi một sinh viên nói cô chưa nghe trại sinh nào có lời bình tiêu cực về vai trò tổng thống của ông, ông cười tươi, đáp: “sự khách quan” là yếu tố quan trọng.
BÀI LIÊN QUAN
Nhưng ông Putin tỏ ra cứng rắn khi nói về Ukraine, quy trách nhiệm cho Mỹ và EU đã có hành vi vi hiến là lật đổ chế độ tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich hồi tháng 2, để thay bằng một chính phủ thân châu Âu.​
Ông nói người miền đông Ukraine không đồng ý vụ lật đổ này, và hiện bị xe tăng,pháo và máy bay của chính phủ Ukraine “trừng phạt”.​
“Nếu đó là những giá trị châu Âu đương đại, thì đơn giản tôi chỉ có sự thất vọng cao nhất”, và ông so sánh chiến dịch quân sự hiện nay của Ukraine ở miền đông Ukraine với việc phát xít Đức bao vây Leningrad hồi Thế chiến 2.​
Ông nói: “Các làng nhỏ, thành phố lớn bị quân Ukraine vây và đánh vào khu dân cư nhằm phá tan cơ sở hạ tầng…đáng buồn thay, nói khiến tôi nhớ thời Thế chiến 2, khi quân phát Đức bao vây các thành phố của chúng ta”.
Nhà Trắng: Nga chớ nên quấy phá các vùng biển Baltic
Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết: thông điệp mà Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chuyển đến đồng nhiệm Putin khi ông đi châu Âu trong tuần tới, là” chớ nên nghĩ chuyện quấy phá các nước vùng Baltic”.
Tuần tới, ông Obama sẽ đến Xứ Wales dự hội nghị thượng đỉnh NATO, và ông cũng sẽ ghé Estonia, nơi ông gặp lãnh đạo Estonia, Latvia và Lithuania nhằm trấn an các đồng minh vốn đang sợ Nga.
“Hai chặng dừng này nằm trong nỗ lực chuyển thông điệp đến người Nga, rằng hành vi của họ là không thể chấp nhận được”, theo phát biểu tại cuộc họp báo trưa 29.8 của Charles Kupchan, quan chức phụ trách các vấn đề châu Âu của Nhà Trắng.
Kupchan nói: “Ở Estonia có một cộng đồng Nga lớn, và thông điệp tổng thống Mỹ sẽ chuyển đến là “Chúng tôi ở cạnh các bạn”. Điều khoản 5 bảo đảm sự an toàn cho các bạn. Nga thậm chí chớ nên nghĩ đến chuyện gây rối trong Estonia hoặc ở bất kỳ nước nào trong vùng biển Baltic, theo cách mà họ đã làm ở Ukraine”.
Điều khoản 5 của NATO yêu cầu tất cả các nước thành viên của khối liên minh quân sự này phải bảo vệ một nước bạn bị tấn công.
Ukraine không là thành viên NATO, và theo Reuters, một trong những mục tiêu của Nga là không cho Ukraine gia nhập EU và NATO nhằm thân phương Tây hơn. Ngày 29.8, Thủ tướng Arseny Yatsenyuk nói Ukraine sẽ tiến hành các thủ tục gia nhập NATO.
Khi được hỏi về khả năng Ukraine gia nhập NATO, ông Kupchan nói lúc này NATO chưa bàn, nhưng “cửa luôn mở” đối với bất kỳ nước nào “sẵn sàng đóng góp vào sự an ninh của không gian châu Âu-Đại Tây dương”.

Tổng thống Mỹ loại bỏ khả năng có biện pháp quân sự với Nga

Tổng thống Mỹ Obama bác bỏ khả năng có hành động quân sự nhằm vào Nga, nhưng cam kết bảo vệ các nước thành viên NATO là láng giềng của Ukraine.

Ngày 28/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Mỹ cùng các đồng minh sẽ tìm cách tăng cường trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sau khi Kiev cáo buộc Moskva điều quân vào miền Đông Nam Ukraine, song không gọi những hành động gây hấn của Nga gần đây là cuộc xâm lược.​
Ông Obama nói: "Tôi coi những hành động chúng ta chứng kiến trong tuần qua là sự tiếp diễn của những gì đã diễn ra trong nhiều tháng." Ông lưu ý rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phớt lờ các cơ hội tìm ra giải pháp ngoại giao để chấm dứt xung đột.​
Theo Tổng thống Obama, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đã làm tổn hại nền kinh tế Nga và ông muốn thảo luận về cách thức tăng cường trừng phạt Moskva với các đồng minh NATO tại hội nghị thượng đỉnh ở Xứ Wales vào tuần sau. Ông Obama bác bỏ khả năng có hành động quân sự nhằm vào Nga, nhưng cam kết bảo vệ các nước thành viên NATO là láng giềng của Ukraine.​
Tổng thống Mỹ cũng thông báo rằng người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko sẽ thăm Nhà Trắng vào tháng 9 tới./.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Iraq sắm "Thợ săn đêm" Mi-28N của Nga để đánh IS

Thứ hai 01/09/2014 12:26
ANTĐ - Các phương tiện truyền thống Nga và Iraq cho biết, nước này đã mua sắm máy bay trực thăng Mi-28NE Night Hunter của Nga để chống lại chiến binh cực đoan của "Nhà nước Hồi giáo" (IS).​
Theo tin đưa hôm 31-8 của Bộ Quốc phòng Iraq, nước này đã mua các máy bay trực thăng tấn công Mi-28 do Nga chế tạo, có khả năng tấn công rất mạnh đối với các loại xe tăng, thiết giáp trên mặt đất, được sử dụng trong các cuộc giao tranh với các chiến binh Hồi giáo,​
Tuy Baghdad không nói rõ số lượng máy bay trực thăng đã mua cũng như mức giá của chúng nhưng trong đoạn băng video công bố trên website của Bộ Quốc phòng Iraq cho thấy khu nhà chứa máy bay có khá nhiều chiếc trực thăng đang đỗ ở đó.​
Tháng 6 vừa qua, cơ quan quản lý xuất nhập khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport đã thông báo, Moscow sẽ cung cấp cho Baghdad thêm một lô hơn 10 chiếc trực thăng tấn công mang biệt danh “Thợ săn đêm” Mi-28NE, phiên bản xuất khẩu tiên tiến của Mi-28N.​
Trước đây, Moscow cũng đã cung cấp cho Baghdad 2 lô máy bay trực thăng loại này. Gần đây nhất là vào tháng 1 năm nay, Nga đã bàn giao lô thứ 2, bao gồm 13 chiếc máy bay trực thăng Mi-28NE "Thợ săn đêm" cho quân đội nước này. Đợt đầu tiên gồm 15 chiếc đã được bàn giao từ tháng 10-2013.​
Mi-28N-Havoc.jpg
Trực thăng Mi-28N Night Hunter của Nga có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh
Mi-28 là máy bay trực thăng tấn công thế hệ IV, được NATO đặt cho biệt danh là Havoc. Nó được thiết kế cho hoạt động tìm kiếm và tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép và các mục tiêu trên không có vận tốc nhỏ. Phương tiện tấn công mặt đất này có thể hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết.​
Được biết, trực thăng tấn công phiên bản nâng cấp Mi-28N nổi tiếng với biệt danh “Thợ săn đêm”. Chúng được trang bị hệ thống điều khiển kép, nhờ đó các hoa tiêu-điều hành sẽ có thể lái máy bay ngay cả khi phi công bị thương hoặc tử vong.​
Đại tá Andrei Popov chỉ huy Trung tâm đào tạo chiến đấu Torzhok số 344 của không quân Nga - đơn vị chuyên bồi dưỡng các phi công quân đội cho biết, trong thành phần không quân Nga máy bay trực thăng nâng cấp được ký hiệu Mi- 28NM.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí Nga hướng tới miền đất mới

Cập nhật lúc: 21:00 03/09/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Nga: “còn sớm để nói tới liên minh quân sự Nga-Trung”
Ấn Độ: tên lửa diệt hạm BrahMos vẫn vô đối

(Kiến Thức) - Trong thời gian tới, vũ khí Nga có thể sẽ cập bến Brazil, Nam Phi - những quốc gia lâu nay có ít quan hệ quân sự với Nga.
Sau thành công của các chương trình hợp tác quân sự giữa Nga và Ấn Độ, điển hình là các dự án phát triển tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos và dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI. Hai nước thành viên khác của Hiệp hội các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS) là Brazil và Nam Phi bắt đầu dành sự quan tâm nhiều hơn đến chương trình hợp tác quân sự với nước Nga.​
Tuần trước, Anatoly Isaykin -Tổng giám đốc công ty Rosoboronexport xuất nhập khẩu vũ khí của Nga phát biểu với giới truyền thông nước này cho hay, các cuộc đàm phán hợp tác quân sự giữa Nga, Brazil và Nam Phi trong chương trình hợp tác và phát triển vũ khí trong khuôn khổ các hoạt động BRICS sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
bricskienthuc2_spou.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Chương trình hợp tác phát triển tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là một trong những dự án hợp tác quân sự thành công nhất của Nga và Ấn Độ. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ông này cũng cho biết thêm, hiện nay phía Nga đang tiến hành làm việc trực tiếp với từng nước với nhau. Bên cạnh đó ý tưởng về một chương trình hợp tác phát triển quân sự đa quốc gia cũng được thảo luận một cách nghiêm túc. Đặc biệt là cuộc hội đàm giữa Nga, Brazil và Nam Phi về hợp tác phát triển các sản phẩm quân sự đã được lên kế hoạch trong năm nay.​
Người đứng đầu công ty Rosoboronexport nói thêm rằng, vào cuối tháng 9 tới sẽ diễn ra một triễn lãm quốc phòng quốc tế sẽ được tổ chức tại Nam Phi. Các vấn đề trong thảo luận hợp tác quân sự giữa các thành viên BRICS cũng sẽ được thảo luận ở đây.​
Ngoài ra, vào cuối năm 2014 Nga có thể sẽ ký hợp đồng cung cấp các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không tầm thấp Pantsyr-S1 (định danh NATO là SA-22 Greyhound) cho Brazil.​
Cho đến nay, Nga vẫn chưa có bất kỳ kinh nghiệm hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với Nam Phi và Brazil, ngoại trừ một một số hợp đồng mua sắm các tổ hợp tên lửa phòng không trong tương lai. Mặc dù trong quá khứ Nga và Nam Phi từng có định hợp tác trong lĩnh vực hàng không nhưng không thành.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
bricskienthuc3_ygaz.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Brazil có khả năng sẽ mua tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Pantsyr-S1 của Nga vào cuối năm nay.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Igor Korotchenko, một chuyên gia và tổng biên tập của một tạp chí quốc phòng tin rằng, sự hợp tác giữa Nga, Brazil và Nam Phi chỉ có thể nằm trong phạm vi các hợp đồng mua bán vũ khí thông thường.​
Theo Korotchenko đánh giá, Nga đang muốn thiết lập thị trường vũ khí mới tại khu vực Mỹ La-tinh và Châu Phi, trong đó Nam Phi và Brazil sẽ đóng vai trò như cửa ngõ chính giúp Nga tấn công thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, điều Nga cần là một chiến lược kinh doanh hợp lý ở các thị trường trên, nước này phải đảm bảo giá thành các mẫu vũ khí của mình phải tương đối rẻ và dễ dàng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương.​
Đặc biệt là các quốc gia Châu Phi, nơi mà ngân sách dành cho quốc phòng thường khá hạn chế trừ một số quốc gia có nền kinh tế mạnh trong khu vực. Điển hình, gần đây Uganda đã chi 740 triệu USD để mua các máy chiến đấu của Nga mặc dù khả năng kinh tế của nước này chỉ được đánh giá là ở mức trung bình, nói cách khác các quốc gia Châu Phi luôn muốn tăng cường khả năng quân sự của mình nhưng chỉ ở mức độ hạn chế.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
bricskienthuc4_ccrz.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Không phải quốc gia nào ở Châu Phi cũng có tiềm lực quân sự quốc phòng và kinh tế như Nam Phi.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ông này cũng cho rằng, sự hợp tác thành công giữa Ấn Độ và Nga trong dự án tên lửa hành trình BrahMos và việc cấp phép sản xuất máy bay chiến đấu Su-30MKI là một ví dụ tốt mà các bên có thể đạt được trong tương lai. Hiện tại, đa phần các dự án hợp tác phát triển kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ có tỉ lệ nội địa hóa dây chuyền sản xuất khá cao và đa phần chúng đều được sản xuất ở Ấn Độ. Trong khi đó ở một số nước khác thì phải nhập khẩu hoàn toàn từ Nga.​
Theo đánh giá của giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược của Nga - Ivan Konovalov, việc đẩy mạnh quá trình hợp tác phát triển vũ khí và công nghệ quân sự giữa Nga, Brazil và Nam Phi trong BRICS là một quyết định khá hợp lý trong bối cảnh Phương Tây đang thực hiện lệnh cấm vận toàn diện với Nga, và khó có thể trở thành đối tác của nước này trong tương lai gần.​
Tuy nhiên, các chương trình hợp tác và phát triển kỹ thuật quân sự, giữa Nga và các quốc gia khác cũng được chia thành nhiều mức độ khác nhau tùy theo từng quốc gia nhất định. Có thể lấy ví dụ điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ, khi với Trung Quốc mức độ hợp tác giữa Nga và nước này hiện nay chỉ dừng lại ở tính chất mua bán và trao đổi công nghệ là chính khó có thể tiến xa hơn được. Nhưng với Ấn Độ thì nó lại ở một mức độ hoàn toàn khác, khi cả hai bên tiến hành hợp tác sâu rộng và toàn diện trong mọi lĩnh vực từ công nghệ, dây chuyền sản xuất cho đến cùng hợp tác phát triển.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
bricskienthuc5_saij.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Cường kích cánh quạt Super Tucano được phát triển dựa chương trình giám sát Amazon của Brazil. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Với Nga và Brazil, trọng tâm của chương trình hợp tác phát triển quân sự có thể sẽ xoay quanh công nghệ hàng không quân sự, nhất là đối với việc phát triển các mẫu máy bay cường kích và máy bay vận tải quân sự. Nhất là khi Brazil khá thành công với mẫu máy bay cường kích cánh quạt Super Tucano do công ty Embraer chế tạo. Đây là mẫu máy bay cường kích khá phổ biến ở một số quốc gia và được sử dụng trong các nhiệm vụ chống lại các phần tử ly khai, bảo vệ biên giới và chống buôn lậu ma túy. Konovalov cho rằng, Brazil cũng có mối quan tâm đặc biệt đến các tổ hợp phòng không của Nga.​
Đối tác chính mà Nga lâu nay vẫn hợp tác trong lĩnh vực hàng không quân sự lẫn dân sự vẫn là Ukraine. Nhưng sau biến động chính trị dẫn đến phe thân Phương Tây lên nắm quyền, thì mối quan hệ hợp tác trên dần đi vào bế tắc khi hàng loạt chương trình hợp tác và sản xuất máy bay giữa hai bên đều bị bãi bỏ, gây thiệt hại lớn cho cả ngành công nghiệp hàng không Nga lẫn hãng hàng không Antonov của Ukraine.​
Còn đối với Nam Phi, quốc gia khá thành công với các mẫu xe bọc thép hạng nhẹ, nhất là mẫu xe chống mìn bộ binh MRAP. Nó có thể chống lại các loại mìn bộ binh lẫn các thiết bị nổ tự tạo IED và đây cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Nam Phi ra thị trường vũ khí thế giới. Do đó hợp tác với Nam Phi sẽ rất hữu ích đối với việc phát triển các mẫu xe bọc thép tương lai của Nga. Tất nhiên trong những năm gần đây, Nga cũng có một số tiến bộ đáng kể trong phát triển một số mẫu xe chiến trường mới, nhưng với một dự án hợp tác quân sự đa quốc gia sẽ giúp tăng tính thương mại hóa của các sản phẩm quốc phòng Nga lên cao hơn.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
bricskienthuc6_nkyv.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Mẫu xe chống mìn bộ binh MRAP RG-33 do Nam Phi sản xuất được trang bị cho Quân đội Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Nam Phi cũng quan tâm đến một số mẫu máy bay trực thăng của Nga. Trong năm 2013, công ty Denel Aviation của Nam Phi và công ty trực thăng Nga đã mở trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy bay trực thăng do Nga sản xuất tại Nam Phi. Và thị trường trên hứa hẹn sẽ mang lại doanh thu tích cực cho các công ty trực quốc phòng của Nga.​
Ngoài phương diện hợp tác đơn thuần về mặt công nghệ, việc hợp tác quân sự giữa Nga, Brazil và Nam Phi ở một khía cạnh nào đó cũng liên quan đến vấn đề chính trị giữa các quốc gia BRICS. Có thể nói, BRICS đang dần thay đổi vai trò ban đầu của mình từ một liên minh kinh tế sang hợp tác quân sự lẫn chính trị. Và việc mở rộng vai trò và ảnh hưởng của BRICS trên trường quốc tế là điều hoàn toàn bình thường.​
Không những thế, bản thân Brazil lẫn Nam Phi đều là các quốc gia có sức mạnh ảnh hưởng lớn trong khu vực Nam Mỹ và Châu Phi. Điều này càng tăng sức mạnh của BRICS khi các thành viên còn lại là Nga, Ấn Độ, Trung Quốc đều là các cường quốc trên thế giới. Một liên minh quân sự hay chính trị sẽ đảm bảo lợi ích cốt lõi của mỗi quốc gia thành viên của BRCIS. Mặc dù bên trong nội bộ tổ chức này vẫn còn tồn tại một số bất đồng không thể dễ dàng bị loại bỏ chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay chiến đấu AV-8B Mỹ bốc cháy ở Nhật

(Kiến Thức) - Một chiếc máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II của Mỹ đã bốc cháy ở sân bay Kadena, Nhật.
Thời báo Okinawa cho hay, chiều ngày 4/9 tại căn cứ quân sự Mỹ tại Kadena, tỉnh Okinawa của Nhật Bản, một chiếc máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier đã xảy ra sự cố khi hạ cánh.​
Theo các nhân chứng liên quan cho biết, chiếc AV-8B đang bay có dấu hiệu bất thường nên chỉ sau 4 phút cất cánh đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Ngọn lửa phát ra từ bánh đáp sau của máy bay. Chỉ sau 3 phút, xe cứu hoả đã đến hiện trường đám cháy.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
av8b-kienthuc-1_nekb.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B bốc cháy ở phía sau.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trả lời về sự cố này, ngày 5/9 trong buổi họp báo, tỉnh trưởng Okinawa Hirokazu Nakaima tuyên bố, các đơn vị liên quan phải công bố nguyên nhân sự cố rõ ràng và tăng cường quản lý an ninh. Đồng thời yêu cầu Cục phòng vệ Okinawa và thuỷ quân lục chiến Mỹ đóng tại Okinawa tường thuật bằng miệng liên quan đến nguyên nhân sự cố.​
Ông Hirokazu Nakaima chỉ ra, tỉnh Okinawa trước đó xảy ra nhiều sự cố có liên quan đến máy bay của quân đội Mỹ, nhưng do liên quan đến bí mật quân sự, nguyên nhân của sự cố rất khó được công khai, biện pháp mang tính thông thường trước khi nguyên nhân sự cố chưa được làm rõ là tạm dừng sử dụng vũ khí trang bị liên quan. Ông Hirokazu Nakaima cũng không hài lòng đối với cách làm của quân đội Mỹ, không thông báo nguyên nhân sự cố cho phía Nhật mà tiếp tục “liều” huấn luyện.​
Căn cứ không quân Kadena được mở cửa từ năm 1944, ban đầu do lực lượng Không quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 thì quân đội Mỹ đã tiếp quản căn cứ này và kéo dài cho đến nay. Tổng diện tích căn cứ này khoảng 19,95 km vuông, bên trong căn cứ có gần 100 máy bay quân sự đóng tại đây, và là căn cứ không quân Mỹ lớn nhất khu vực viễn Đông.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
av8b-kienthuc-2_ouej.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Nước đang được phun vào chiếc AV-8B.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Máy bay cường kích AV-8B Harrier được thiết kế để hoạt động trên các tàu sân bay hạng nhẹ, tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn. Các tàu này đều có boong phóng máy bay nhưng chiều dài đường băng ngắn, không có máy phóng, các tiêm kích thông thường khó có khả năng cất cánh hay hạ cánh.​
Vì thế AV-8B Harrier với kết cấu động lực đặc biệt cho phép chiếc máy bay có thể cất cánh và nhất là hạ cánh thẳng đứng hoàn toàn giống trực thăng hoàn toàn hoạt động tốt trên các loại tàu đó. Tuy nhiên, AV-8B chỉ có khả năng đạt tốc độ bay cận âm 1.083km/h.​
AV-8B Harrier có khả năng mang tới 6 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không; tên lửa đối đất; tên lửa đối hải và bom có điều khiển.​
Tuy rằng có khả năng cất hạ cánh đặc biệt nhưng chính điều này cũng là nguyên nhân làm mất an toàn máy bay. AV-8B Harrier được xem có tỷ lệ tai nạn cao nhất của trong các máy bay chiến đấu hiện nay.​
Theo một số nguồn tin, Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ đã mất đi 1/3 trong số 397 máy bay AV-8B do tai nạn trong 32 năm. Tỉ lệ tai nạn gấp 3 lần so với tiêm kích hạm F/A-18C.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Bấp bênh tương lai UCLASS

VietnamDefence - Chương trình chế tạo máy bay không người lái (UAV) trinh sát-tiến công trên hạm UCLASS có thể bị coi là không hợp lý, các đại diện của Viện Lexington đánh giá.
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
uclass.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi bắt đầu công việc của chương trình UCLASS, người ta cho rằng, cuối cùng sẽ chế tạo được một (UAV tàng hình, có khả năng tiếp dầu trên không và thời gian bay dài, cho phép thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu đặt ra khi tác chiến ở khá xa phương tiện mang nó là tàu sân bay.

Sau khi tính toán các chi phí sơ bộ, Hải quân Mỹ quyết định từ bỏ các yêu cầu bắt buộc ban đầu: khả năng tiếp dầu trên không và khả năng hoạt động trong điều kiện tác chiến. Kết quả là UAV chiến đấu tương lai từ loại đa năng cơ bản đã biến thành trinh sát. Hải quân Mỹ mong đợi khoản kinh phí gần 400 triệu USD cho chương trình trong tài khóa 2015.

Theo các chuyên gia Viện Lexington, sự thay đổi các yêu cầu như vậy là dấu hiệu bất ổn của cả chương trình UCLASS nói chung. Trước đó, tham gia dự án chỉ có 4 nhà sản xuất vốn đã dự thầu phát triển UCLASS. Căn cứ vào các tuyên bố công khai của Hải quân Mỹ, các chuyên gia Viện Lexington cũng đưa ra kết luận về cuộc khủng hoảng trong quá trình thực hiện chương trình.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, các nghị sĩ Mỹ cũng hoài nghi tính hợp lý của việc phát triển các UAV trinh sát-tiến công UCLASS. Các thượng nghị sĩ đã thông qua nghị quyết không cho phép đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với các hãng dự thầu trước khi xác định được hoàn toàn nhiệm vụ kỹ thuật đối với UCLASS và được Lầu Năm góc phê chuẩn. Các hạ nghị sĩ đã đưa ra một báo cáo, theo đó, UAV trinh sát-tiến công UCLASS không thể tăng cường mạnh mẽ khả năng chiến đấu của Hải quân Mỹ.

Ý tưởng trang bị cho Hải quân Mỹ UCLASS có khả năng bay lâu hơn so với máy bay có người lái xuất hiện vào đầu những năm 2000 trong bối cảnh quân đội Mỹ thực hiện chính sách “cải cách” dựa vào các công nghệ mới nhất.

Theo các chuyên gia, tại thời điểm đó, điều đó là hợp lts vì đã có 2 mẫu UAV mới đã giúp nâng cao rất mạnh khả năng nắm bắt tình hình và tình huống chiến đấu cho binh sĩ Mỹ: Đó là UAV triển khai trên bộ có thời gian bay dài MQ-4C Triton và UAV triển khai trên biển cất/hạ cánh thẳng đứng MQ-8B Fire Scout.

Tuy nhiên, UAV có những hạn chế lớn, nhất là khi sử dụng từ boong tàu sân bay, nơi có rất đông thủy thủ có mặt thực hiện nhiệm vụ.

Các chuyên gia Viện Lexington cho rằng, để triển khai UAV trên tàu sân bay, phải có những lý do đủ sức nặng là điều mà hiện chưa có với chương trình UCLASS. Hải quân Mỹ có một số lượng lớn máy bay trinh sát và tiến công mà khả năng của chúng có thể được tăng cường bằng cách sử dụng máy bay và UAV của các quân chủng khác, trước hết là của Không quân Mỹ. Như vậy, việc phát triển UAV trinh sát-tiến công UCLASS, theo các chuyên gia, là không hợp lý, nhất là trong hoàn cảnh tiết kiệm ngân sách gắt gao hiện nay. Trước đó, Hải quân Mỹ đã nói đến những khó khăn tài chính bảo đảm cho dự án thay thế các tàu ngầm lớp Ohio mà có lẽ là dự án quan trọng nhất đối với hạm đội Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng, cơ sở lý giải tính hợp lý của việc chế tạo UCLASS có thể là việc tích hợp nó với chiến lược đối phó với các hệ thống chống tiếp cận A2/AD (Anti-Access, Area Denial) mà có thể áp dụng đối với các nước như Trung Quốc. Tuy vậy, các tổ chức và chuyên gia phân tích hàng đầu nhận định, các UAV trinh sát-tiến công tương lai ở dạng thiết kế như hiện nay sẽ không thể hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong khuôn khổ chiến lược này.

Các chuyên gia cho rằng, không thể mua các máy bay đó trong hoàn cảnh tiết kiệm chi tiêu ngặt nghèo. Để tăng tầm hoạt động của UCLASS trên tàu sân bay, chúng phải có khả năng tàng hình, tiếp dầu trên không, các phương tiện mở rộng nắm bắt tình hình chiến đấu xung quanh, những thứ chắc chắn sẽ làm tăng giá cả của UCLASS.

Dự kiến, các quan chức cao cấp Lầu Năm góc sẽ gặp nhau vào ngày 10/9 để xác định mức độ sẵn sàng của dự án UCLASS cho việc phát triển tiếp theo.

Các chuyên gia Viện Lexington dự đoán, họ sẽ không hài lòng với các kết quả hiện có và có lẽ sẽ đặt ra cho Hải quân Mỹ câu hỏi về tính hợp lý mua sắm UCLASS với hiệu quả giảm đi, và câu trả lời về khả năng nâng cao khả năng mức độ tàng hình, tải trọng hữu ích và tích hợp các phương tiện tiếp dầu trên không trong quá trình phát triển tiếp theo của chương trình sẽ bị tiếp nhận một cách tiêu cực. Trong điều kiện cắt giảm mạnh kinh phí, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ không thể phát triển tất cả các chương trình mà họ qua tâm.

Các chuyên gia Viện Lexington cho rằng, vì thế, Hải quân Mỹ cần luận cứ rõ ràng tính hợp lý chế tạo UCLASS. Dự án ở trình độ phát triển hiện tại có thể không đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho nó.​

Nguồn: Arms-expo, 28.8.2014.
 
23/8/12
1.162
3
38
SSBN lớp Borey của Nga phóng thành công siêu tên lửa Bulava
(Vũ khí) - Vượt qua những nghi ngờ về khả năng, tên lửa đạn đạo R-30 Bulava của Nga đã được phóng thành công từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey.
Hãng thông tấn Nga TAR-TASS đưa tin, tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) R-30 (SS-NX-30) “Bulava” đã được phóng đi thành công từ tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo (tàu ngầm hạt nhân chiến lược - SSBN) mang tên “Vladimir Monomakh”, từ thao trường biển của Hạm đội Phương Bắc.
“Tàu ngầm hạt nhân chiến lược đề án 955 (project 955), lớp “Borey” “Vladimir Monomakh” hôm 10-9 đã thực hiện phóng một tên lửa “Bulava” từ ở khu vực Biển Trắng (Bạch Hải) tới thao trường Kura ở Kamchatka” - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov công bố.
Vụ phóng này được thực hiện từ trạng thái ngầm, trong khuôn khổ chương trình kiểm tra cấp nhà nước các hệ thống vũ khí và hệ thống bảo đảm cuộc sống của tàu ngầm hạt nhân “Vladimir Monomakh”. Được biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược này đã từ Severodvinsk ra biển hôm 8-9 để thực hiện vụ phóng.
“Các thông số quỹ đạo đường bay của tên lửa làm việc trong chế độ bình thường, phần đầu đạn đã chạm đất thành công ở thao trường Kura, Kamchatka” - ông Konashenkov nói và cho biết thêm là vụ phóng có sự chứng kiến của Tổng Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov ngay trên tàu ngầm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
bulava-launch_102256906.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và tên lửa đạn đạo “Bulava” sẽ hợp thành một “cặp đôi hoàn hảo” của hải quân Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tướng Igor Konashenkov cũng cho hãng thông tấn TAR-TASS biết rằng, đây là vụ phóng thử tên lửa Bulava đầu tiên của tàu ngầm "Monomakh". Chiếc tàu ngầm thứ ba thuộc đề án 955 được chế tạo năm 2006, theo kế hoạch đến tháng 12 năm nay nó sẽ được đưa vào trong biên chế của Hạm đội Phương Bắc.
Lực lượng hải quân Nga dự định trong năm nay sẽ tiến hành 2 vụ phóng tên lửa Bulava. Sau vụ phóng thử thành công này, Bulava sẽ được phóng thêm 1 lần vào tháng 11 tới, những đợt phóng thử nghiệm còn lại sẽ được tiến hành trong năm 2015. Được biết, Bulava sẽ phải phóng thêm thành công ít nhất là 2 lần nữa mới chính thức được biên chế.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey được mệnh danh “Sát thủ thầm lặng dưới đáy biển” có chiều dài 170 m, chiều ngang 13,5 m, khả năng lặn sâu 450 m, tốc độ di chuyển 29 hải lý/giờ khi lặn. Nó có lượng giãn nước 14.7000 tấn khi nổi và 24.000 tấn khi lặn. Các tàu ngầm lớp này có khả năng mang theo 16 quả tên lửa Bulava.
“Cá mập bay” Bulava là tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm có thiết kế 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, chiều dài 14,8m, đường kính 1,9m. trọng lượng phóng từ 36,8 tấn - 40,3 tấn (tùy theo số đầu đạn hạt nhân), tầm bắn xa lý thuyết 8.400km. R-30 được coi là có khả năng tấn công mạnh hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-29 “Sineva”.
Nhưng điều quan trọng nhất ở Bulava là nó có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của đối phương.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
motvu_phongthu_tenlua_bulava_10225715.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Một vụ phóng thử thành công của tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Loại tên lửa đa đầu đạn hạt nhân, đa phân hướng, đa phương thức dẫn đường (MIRV) này có thể mang tối thiểu là 6, tối đa là 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn hạt nhân đều có thể tự chọn hướng, tấn công các mục tiêu riêng rẽ ở mọi độ cao nên kẻ thù không thể đánh chặn được.
Sự kết hợp giữa loại tàu ngầm siêu khủng lớp Borey và tên lửa đạn đạo Bulava là một “Cặp đôi hoàn hảo”, nâng khả năng tác chiến của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của Nga lên một tầm cao mới, biến “Sát thủ thầm lặng dưới đáy biển” trở thành 1 thành viên đáng gờm trong bộ 3 vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của Nga
Được biết, ngay từ cuối tháng 11 năm ngoái, Công ty công trình đặc biệt (Spetsstroi) của Nga đã khởi công xây dựng 2 trong số 4 kho chứa trên 100 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava. Theo kế hoạch, 2 nhà kho tại vịnh Okolnaya sẽ được khởi công trước, 2 nhà kho còn lại sẽ được xây dựng vào tháng 10 năm sau.
Địa điểm xây dựng kho chứa tên lửa Bulava cách căn cứ tàu ngầm chiến lược Gadzhiyevo khoảng 3h hành trình của tàu ngầm, đây cũng là khu căn cứ chính của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 955, lớp Borey. Được biết, Severomorsk cũng là nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh hạm đội Phương Bắc của Nga.
Để bảo đảm an toàn, 4 kho chứa tên lửa đạn đạo Bulava sẽ được xây dựng trong lòng núi, khu vực này được thiết kế cả các tuyến đường sắt để tiện cho việc chuyên chở. Dự kiến tổng kinh phí xây dựng 450 triệu ruble (tương đương 13,7 triệu USD).
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ khiếp vía tên lửa đạn đạo diệt hạm của Iran

(Kiến Thức) - Bộ quốc phòng Mỹ trong một bản báo cáo mới đây đã đề cập tới sự nguy hiểm của tên lửa đạn đạo chống hạm mà Iran đang phát triển.
Tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly dẫn lời một báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ cho hay, tên lửa đạn đạo chống hạm (AShBM) Khalij Fars của Iran có thể sẽ mẫu vũ khí làm thay đổi cán cân quân sự khu vực vùng Vịnh trong tương lai. Được biết, thông tin trên xuất hiện trong bản báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ gửi lên quốc hội nước này.​
Bản báo cáo cho biết, Tehran đang âm thầm phát triển các hệ thống vũ khí phục vụ trong tác chiến đối xứng và bất đối xứng, và mức độ nguy hiểm của các loại vũ khí này ngày càng cao. Theo đó Iran đã đạt những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp quốc phòng, khi cho ra mắt hàng loạt mẫu vũ khí như: thủy lôi, tàu ngầm mini, tổ hợp tên lửa hành trình bảo vệ bờ biển, tổ hợp tên lửa phòng không và các mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
irankienthuc2_venm.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij Fars trong cuộc duyệt binh tại Tehran.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đây có thể xem bằng chứng về việc Iran sở hữu các loại vũ khí có thể tạo thành mối đe dọa tới lực lượng tàu chiến Mỹ, đang hoạt động trong khu vực vùng Vịnh. Các quan chức Mỹ từ lâu đã luôn tránh né các câu hỏi liên quan đến chương trình phát triển vũ khí của Tehran.​
Khalij Fars là biến thể nâng cấp của mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật Fateh-110, được trang bị hệ thống dẫn đường quang-điện tử và hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại ở pha cuối. Các phương tiện truyền thông nhà nước Iran cho biết rằng, mẫu tên lửa Khalij Fars có phạm vi tấn công hiệu quả lên đến 300km và có thể mang theo một đầu đạn nặng 650kg.​
Phó Đô đốc James Syring - Giám đốc cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 6 cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij Fars có tầm bắn 300 km đồng nghĩa với việc nó có khả năng đe dọa đến các hoạt động hàng hải trong vùng Vịnh Péc Xích và eo biển Hormuz. Nhưng ông này lại không cho biết cụ thể về việc các tên lửa trên của Iran đã được đưa vào trang bị hay chưa.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
irankienthuc3_cdde.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tên lửa đạn đạo chiến thuật Fateh-110 được xem là tiền thân của Khalij Fars.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo đó, Khalij Fars sẽ khó bị đánh chặn hơn các mẫu tên lửa chống hạm thông thường đang được trang bị cho Quân đội Iran hiện nay, với tốc độ di chuyển gấp 3 lần tốc độ âm thanh và qũy đạo bay theo hình parabol.​
Mẫu tên lửa chống hạm này xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 2/2011, khi Iran công bố một đoạn clip quay lại cảnh Khalij Fars tấn công một mục tiêu giả định trên biển. Lần thử nghiệm thứ hai của được thực hiện vào tháng 7/2012, tuy nhiên lần này Khalij Fars lại tấn công một mục tiêu đang di chuyển và được trang bị hệ thống dẫn đường quang điện tử.​
Và mãi cho đến tháng 3/2014, Bộ quốc phòng Iran mới chính thức đưa mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij Fars vào trang bị chính thức. Trong buổi lễ tiếp nhận đã có 8 quả tên lửa Khalij Fars được chuyển giao cho Quân đội Iran, tất cả các tên lửa đều được che phần đỉnh nhằm tránh lộ hệ thống dẫn đường mà nó được trang bị.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
irankienthuc4_pwjr.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Các tên lửa chống hạm của Iran sẽ là mối đe dọa thật sự của tàu chiến Mỹ khi di chuyển qua khu vực vùng Vịnh.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các nhà phân tích trước đó đã hoài nghi về chương trình AShBM của Iran. Một bài báo được công bố bởi Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) hôm 14/8 cho biết, Iran không có đủ khả năng để phát triển một tên lửa đạn đạo tầm xa chống hạm như Khalij Fars hay bất kỳ tên lửa đạn đạo nào mà nước này đang sử dụng trong vai trò chống hạm.​
Báo cáo của CSIS cho biết, Iran không sở hữu đầy đủ nền tảng công nghệ tên lửa cần thiết để thực hiện việc theo dõi và xác định một mục tiêu ở đường chân trời. Chưa kể tới hệ thống dẫn đường của tên lửa có đủ tin cậy để có thể giúp tấn công chính xác mục tiêu vào pha cuối hay không.​
Tuy nhiên Iran vẫn có khả năng làm thay đổi sự cân bằng quân sự trong khu vực nếu như công nghệ tên lửa của nước này đã đạt tới trình độ cần thiết giúp đảm bảo các tên lửa đạn đạo chống hạm của nước có độ tin cậy cũng như sự chính xác trong khi được triển khai.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay Nga dùng EW khiến chiến hạm Mỹ-NATO 'mù mắt'?
(Bình luận quân sự) - Mỹ-NATO rất lo lắng khi chiến hạm của mình xâm nhập biển Đen liên tiếp bị máy bay Nga áp sát. Chuyên gia Nga giải mã vấn đề này ra sao?
Các phương tiện truyền thông Nga vừa cho biết, các chuyến bay tuần tra của Nga trên vùng biển trung lập gần biên giới của Liên bang đã gây ra phản ứng tiêu cực cho Bộ quốc phòng Canada, có tàu hộ vệ FFH-333 HMCS Toronto đang tham gia cuộc tập trận chung của NATO và Ukraine ở tây bắc Biển Đen.
Sáng 9-9, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Canada Rob Nicholson tuyên bố, có tới 3 máy bay quân sự của Nga, gồm 2 chiến đấu cơ Su-24 Fencer và 1 máy bay do thám đã bay ra theo dõi cuộc tập trận này. Đồng thời, có lúc đã áp sát tàu hộ vệ HMCS Toronto của Hải quân Canada ở ngoài khơi bờ biển phía Nam của Ukraine.
Bộ trưởng Bộ quốc phòng Canada Rob Nicholson phẫn nộ cho rằng đây là khiêu khích vô cớ và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng" trong khu vực. Mặc dù thừa nhận rằng máy bay Nga không có hành động nào đe dọa tàu Canada, nhưng ông Nicholson kêu gọi Nga chấm dứt những hành động "vô trách nhiệm" như thế.
Bài viết trên “Russian Radio” chế nhạo, chiến hạm các nước thành viên Bắc Mỹ (như Mỹ, Canada…) của NATO cảm thấy không thoải mái ở Biển Đen. Hiện diện trong vùng biển nước ngoài với mục đích khiêu khích, nhưng họ lại “bày tỏ sự lo ngại” trước những chuyến bay tuần tra của Nga - nước có chủ quyền ở khu vực biển này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su-24_ddg-75_112316640.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Sau khi bị chiếc Su-24 Fencer của Nga “dọa nạt”, 27 thủy thủ Mỹ đã nộp đơn xin nghỉ việc​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Có điều thú vị là, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada cho rằng máy bay chiến đấu Nga tuần tra biên giới của mình là hành động vô trách nhiệm, vậy thì Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương điều động 12 tàu chiến của khối này đến gần biên giới Nga có phải là “hành động quân sự thân thiện” hay không?
Hay là các nước NATO ngây thơ đến mức hy vọng rằng Nga sẽ nhẫn nhịn bí mật theo dõi tình hình tập trận của liên minh quân sự này trên Biển Đen bằng ống nhòm từ trên bờ biển? Và máy bay do thám Nga bay phía trên tàu Canada có thể gây ra leo thang căng thẳng ở đâu? Phải chăng là căng thẳng trong chính con tàu Canada?
Một tiền lệ như vậy đã từng xảy ra. Trong tháng 4 năm nay, tàu khu trục Mỹ DDG-75 USS "Donald Cook" cũng đã hiện diện trên Biển Đen. Tàu chiến các nước NATO ở cách khu vực này hàng ngàn dặm thường xuyên vào khu vực biển có lãnh hải của Nga để làm gì? Họ có dụng ý như thế nào khi chiếc này hết thời giạn lưu trú thì chiếc khác lại tới?
Ngày 12-4, một chiếc máy bay cường kích Su-24 của Nga bay tới khu vực này trong khi nó đang tuần tra bảo vệ chủ quyền trên biển nước mình. Ngày hôm sau, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Steve Warren đã trút giận vào Bộ quốc phòng Nga và nói về những hành động khiêu khích của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga đối với hải quân Hoa Kỳ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ddg-71_11231662.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khu trục hạm DDG-71 USS Ross của hải quân Mỹ​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng, chiếc máy bay chiến đấu Su-24 Fencer của Nga (không mang theo vũ khí) đã khiêu khích chiến hạm Mỹ, trong vòng một tiếng rưỡi nó đã 12 lần bay qua sát chiếc tàu khu trục USS Donald Cook với động thái “hết sức khiêu khích”, trong khi tàu đang di chuyển trên hải phận quốc tế trên biển Đen.
Chiếc Su-24 đã không trả lời khi tàu USS Donald Cook nhiều lần phát tín hiệu cảnh báo và liên lạc với máy bay. Trong 90 phút căng thẳng, chiếc Su-24 Fencer đã 12 lần bay qua tàu khu trục Mỹ với khoảng cách khoảng 900m, ở độ cao 150m, nhiều lần thực hiện các động tác bổ nhào, mô phỏng một cuộc tấn công trên đầu chiến hạm Mỹ.
Ngày 14-4, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Stephen Warren cho rằng hành động này của Moscow đã làm gia tăng căng thẳng kiểu “Chiến tranh lạnh” vốn đã diễn ra trong nhiều tuần, sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea và trong bối cảnh miền đông Ukraine đang đứng trước bờ vực nội chiến.
Tại sao Mỹ lại phản ứng gay gắt như thế? Bởi vì sau sự kiện này, các thành viên thủy thủ đoàn đã phải gặp nhà tâm lý học sau khi bị “sang chấn” tâm lý vì những hành động nguy hiểm của chiếc Su-24. 27 thuyền viên của tàu đã nộp đơn từ chức và xin thôi việc. Bình luận về hành động này, họ nói rằng không có ý định mạo hiểm với tính mạng của mình.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ddg-75_uss-donald-cook_1725878_112317593.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khu trục hạm DDG-75 USS "Donald Cook" của hải quân Mỹ​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Giám đốc Trung tâm các vấn đề chính sách xã hội Nga Vladimir Yevseyev nhận định: “Khi đó, người Mỹ sợ rằng không quân Nga áp dụng các phương tiện chiến tranh điện tử. Bởi vì thực tế là máy bay Nga đã bất ngờ xuất hiện ngay phía trên tàu khu trục Mỹ mà chiếc tuần dương hạm Aegis này hoàn toàn không phát hiện ra và có thể tiêu diệt nó bất cứ lúc nào”.
Chuyên gia Nga lý giải, máy bay Nga được trang bị các hệ thống chiến tranh điện tử (Electronic Warfare - EW) tân tiến nhất, đã làm nhiễu các thiết bị điện tử của "Donald Cook". Thủy thủ chỉ có thể nhìn thấy máy bay trên bầu trời bằng mắt thường, còn trên màn hình radar thì không có một chút tín hiệu cảnh báo gì.
Hệ thống phòng thủ không gian và phòng thủ tên lửa siêu đẳng "Aegis" trên tàu khu trục Mỹ, được quảng cáo rùm beng là “lá chắn thần” đã bất lực. Xét theo logic, tàu hộ vệ FFH-333 HMCS Toronto của Canada cũng gặp chuyện tương tự, bởi nó có tính năng yếu kém hơn khu trục hạm Aegis của Mỹ nhiều lần.
Được biết, DDG-75 USS Donald Cook là khu trục hạm tên lửa lớp Arleigh Burke, được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất "Tomahawk" và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa thuộc loại mạnh nhất trên thế giới.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
esps_almirante_juan_de_112317500.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tàu hộ vệ Tây Ban Nha F-102 "Almirante Juan de Borbon" hộ tống tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN 77) Mỹ trong một cuộc tập trận​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiệu quả của việc bị Su-24 giễu cợt và khả năng tàu Mỹ có thể bị máy bay cường kích Nga hạ thủ dễ dàng trên Biển Đen đã khiến một số sĩ quan và thủy thủ Mỹ rơi vào tình trạng “sốc tâm lý”. Bởi vì họ từng tin tưởng về sự toàn năng của chiến hạm nước mình, mà hóa ra Nga lại có khả năng quá mạnh trong lĩnh vực chiến tranh điện tử.
Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Nga Alexander Khramchikhin phân tích: “Rất có khả năng chiếc Su-24 Fencer đã vô hiệu hóa hệ thống radar mảng pha điện tử 3D siêu hạng AN/SPY-1D(V) của hệ thống ‘Aegis’ trên chiến hạm Mỹ, với sự hỗ trợ của hệ thống chiến tranh điện tử tiên tiến (EW). Đó chính là điều làm cho Mỹ đau đầu nhất và nổi đóa lên.
Ông Khramchikhin nhận định: “Gây nhiễu một tàu hộ vệ cổ lỗ sĩ như chiếc Toronto của Canada nói chung là chuyện quá đơn giản. Tàu này không thể sánh với tàu khu trục Mỹ, nó yếu hơn nhiều, vô hiệu hóa không có gì khó. Và tôi không loại trừ rằng máy bay cường kích Nga đã áp dụng chiến thuật chiến tranh điện tử đó”.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng máy bay đã được vận hành theo đúng quy định quốc tế về việc sử dụng không phận trên vùng biển trung lập ở vùng lân cận biên giới quốc gia của Liên bang Nga. Bộ quốc phòng Nga cũng từ chối bình luận về việc máy bay của họ có sử dụng hệ thống chiến tranh điện tử tân tiến EW hay không.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
plane_su_24_250411_112317718.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay cường kích Su-24 Fencer của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo công ước hàng hải quốc tế, chiến hạm nước ngoài (không có căn cứ quân sự ở đây) không thể ở Biển Đen quá 14 ngày. Quá thời gian này các nước có quyền hợp pháp tại khu vực biển này có quyền thực hiện một cuộc tấn công tên lửa và tiêu diệt con tàu “lạ” mà không bị coi là hành động tuyên chiến với quốc gia đó.
Sự kiện các máy bay Nga áp sát tàu hộ vệ Canada diễn ra khi các chiến hạm Mỹ-NATO-Ukraine đang tiến hành cuộc tập trận hải quân chung "Sea Breeze 2014", khai mạc vào hôm 8-9 ở khu vực tây bắc biển Đen.
Theo báo cáo của cơ quan quân sự Ukraine, trong cuộc tập trận quốc tế "Sea Breeze 2014", lực lượng hải quân nước này huy động 5 tàu chiến và tàu bổ trợ, cùng với 2 tàu từ cơ quan biên phòng Ukraine.
Ngoài ra, Kiev còn điều động tham gia tập trận cả các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng thuộc hải quân Ukraine. Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Ukraine, hàng loạt quốc gia đã gửi quan sát viên đến theo dõi tập trận như Gruzia, Na Uy, Thụy Điển và Pháp.
Trong vùng Biển Đen cũng hiện diện 2 tàu chiến của NATO là tàu hộ vệ của hải quân Canada số hiệu 333 HMCS "Toronto" và tàu hộ vệ Tây Ban Nha F-102 "Almirante Juan de Borbon". Đến biển Đen từ ngày 3-9 còn có 2 tàu nữa của khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương là tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ DDG-71 USS Ross và tàu hộ tống Pháp “Comandante Biro".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
hmcs_toronto_112318875.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tàu hộ vệ của hải quân Canada số hiệu FFH-333 HMCS "Toronto"​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo số liệu của Hoa Kỳ, trong cuộc tập trận này có phần tham gia của khoảng 1.300 binh sĩ từ 15 quốc gia, trong đó có Ukraine, Azerbaidjan, Bulgaria, Canada, Gruzia, Đức, Anh, Latvia, Litva, Moldova, Na Uy, Ba Lan, Romania, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.
Mục tiêu của cuộc tập trận là hoạch định phương án hành động phối hợp đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực “có khủng hoảng”. Cuộc tập trận năm nay không dự trù phương án các tàu chiến nước ngoài rẽ vào hải cảng Ukraine mà các tàu sẽ di chuyển và neo đậu trên biển Đen để tập trận.
Washington nhấn mạnh rằng kế hoạch tiến hành tập trận đã được công bố từ trước, cuộc tập trận này không hề có liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine hiện nay, đồng thời nó cũng không phải là biện pháp đáp trả các cuộc diễn tập của Nga ở khu vực biên giới với Ukraine.
Tuy nhiên, Moscow cho rằng đây là những động thái gây nguy hại đến an ninh quốc gia Nga và làm gia tăng căng thẳng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine vừa xuất hiện những dấu hiệu bình ổn. Đồng thời Nga cũng đe dọa sẽ có những động thái đáp trả tương ứng.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nạn hiếp dâm trong quân đội Mỹ: Mỗi ngày có 38 binh sĩ bị cưỡng bức

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, mỗi ngày có 38 quân nhân bị tấn công tình dục trong quân đội và do các nạn nhân thường không lên tiếng, những kẻ phạm tội đã không bị trừng phạt.
Steve Stovey là một trong những nạn nhân như thế. Anh gia nhập Hải quân không lâu sau khi bước sang tuổi 25, với hy vọng được ra ngoài nhìn ngắm thế giới. Stovey nói với tạp chí GQ rằng trong một năm rưỡi đầu tiên, anh đã có những khoảng thời gian tuyệt vời. Tuy nhiên vào tháng 9/1999, anh đã bị tấn công tình dục tại một góc khuất trong kho chứa hàng của con tàu mà anh phục vụ.
Stovey vẫn còn nhớ rằng anh được điều đi lấy nhu yếu phẩm từ khu vực chứa hàng và không lâu sau đó, anh bị ba đồng đội tấn công. Những kẻ này chụp một chiếc bao vải màu đen lên đầu Stovey rồi lạm dụng tình dục anh. Anh đã phải lẩn trốn trong phòng tắm cho tới khi dịu bớt cơn đau.
Hai tuần sau, khi con tàu tới Hawaii, Stovey đã gặp lại cha đẻ. Anh nói rằng cuộc gặp gỡ mang tới hy vọng, khiến anh từ bỏ ý định tự sát mới nảy ra trong đầu. "Khi thấy cha, tôi có được cảm giác an toàn nhất từ trước tới nay" - anh kể. Tuy nhiên anh vẫn không thể cho cha biết về vụ lạm dụng.
Ước tính riêng năm 2012 đã có 14.000 quân nhân Mỹ bị tấn công tình dục.
"Một trong những lời đồn vẫn tồn tại cho rằng những kẻ phạm tội là người đồng tính, nhưng thực tế không phải vậy. Chuyện này không liên quan tới tình dục. Nó liên quan tới quyền lực và sự kiểm soát. Trong một nền văn hóa đề cao nam tính quá mức, điều tồi tệ nhất mà anh có thể làm với một gã đàn ông khác là gì? Buộc anh ta lâm vào hoàn cảnh bi đát mà một người phụ nữ thường gặp phải trong tình huống đó" - James Asbrand, một chuyên gia tâm lý ở tổ chức Các vấn đề cựu chiến binh Salt Lake City nhận xét.
Nạn nhân lên tiếng
Dana Chipman, người từng làm việc với vai trò Thẩm phán trong Lục quân Mỹ từ năm 2009 tới năm 2013 giải thích: "Cách chúng tôi xã hội hóa người lính có thể đã có tác động nhất định. Chúng tôi cắt tóc họ, cho họ mặc quần áo giống nhau, nói rằng họ không còn có sự riêng tư nào nữa, không còn có quyền cá nhân nào cả - chúng tôi sẽ khiến người lính trở về bản chất trần trụi rồi xây dựng lại họ theo hình ảnh của mình".
Trong một loạt cuộc phỏng vấn với giới chức quân đội, GQ nói rằng một số nạn nhân như Kole Welsh thuộc Lục quân Mỹ (phục vụ từ 2002 tới 2007) đã nhận lấy những vết sẹo vĩnh viễn về thể xác.
"Tôi đã để vụ tấn công trôi qua vì không muốn nó ảnh hưởng tới sự nghiệp của mình. Nhưng vẫn có những tổn hại còn sót lại. Một tháng rưỡi sau vụ tấn công, tôi được đưa vào một căn phòng với 9 viên sĩ quan và nghe thông tin bất ngờ: 'Anh đã có kết quả dương tính với HIV'. Tôi đã bị thải hồi khỏi quân đội chỉ trong vòng có một ngày. Đó là cú sốc lớn" - Welsh nói.
Matthew Own người phục vụ trong quân đội từ năm 1976 tới năm 1980 nói rằng anh đã cố gắng tha thứ cho những kẻ phạm tội với mình để sống bình thường trở lại, nhưng chuyện thật quá đỗi khó khăn.
"Tôi thường nghĩ về việc mình sẽ làm gì với chúng. Đầu tiên tôi sẽ trói chúng vào một cái bàn. Rồi tôi sẽ dùng một cây đèn khò và nướng chúng một cách chậm rãi, từ ngón chân lên tới đỉnh đầu. Anh có biết những suy nghĩ này đã ở lại bao lâu trong tâm trí tôi?" - Own nói.
Nghiên cứu thấy rằng nạn nhân bị chấn thương do bị tấn công tình dục trong quân đội (MST) thường được bị chẩn đoán sai thành rối loạn tâm lý thông thường và bị thải hồi khỏi quân đội. Như thế, họ sẽ không được chính quyền chăm sóc sức khỏe như những người lính bị chấn thương tâm lý do chiến tranh (PTSD).
Ước tính từ năm 2001 tới năm 2010, đã có 31.000 quân nhân bị thải hồi khỏi quân đội Mỹ với lý do rối loạn tâm lý. "Nếu họ muốn anh thành kẻ tâm thần phân liệt, anh sẽ bị đánh giá như vậy" - Trent Smith, một nạn nhân MST cho biết./.
http://www.vietnamplus.vn/nan-hiep-...oi-ngay-co-38-binh-si-bi-cuong-buc/280777.vnp
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.535
113
khen Nga sô thì cứ qua Nga sô học đi nhá, đừng qua xứ giãy chết hoc, tẩy chay máy tính, Iphone đi.xài đồ của Nga đi, đi xe volga, lada, bay máy bay dân dụng IL, đừng đi TOY, ford, Boeing, airbus nữa
 
Status
Không mở trả lời sau này.