Đặc nhiệm Mỹ thất bại tại Iran
(
Bí mật quân sự) - Trong chiến dịch “Móng vuốt đại bàng” Iran, đặc nhiệm Mỹ thậm chí đã hoảng loạn, tự bắn vào không khí và tháo chạy trong hỗn loạn.
Ngày 3/9, báo chí đưa tin phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq đã hành quyết nhà báo Mỹ Steven Sotloff.
Trước đó, ngày 19/8, IS cũng đã hành hình man rợ nhà báo Mỹ James Foley.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hai nhà báo Mỹ bị bắt làm con tin liên tục bị hành quyết làm cho một số người có cảm giác là những con tin này đã bị chính quyền Mỹ bỏ rơi.
Ngay cả bà mẹ của James Foley là Diane Foley mới đây cũng đã có những lời chỉ trích chính phủ Mỹ vì cái chết của con trai bà.
Dĩ nhiên không phải như vậy. Không thể nói là chính quyền Mỹ phó mặc hai nhà báo trên (cũng như các con tin người Mỹ khác) cho số phận, người Mỹ đã làm tất cả những gì có thể.
Ngay ngày 04/9, báo chí Phương Tây đưa tin là một chiến dịch bí mật do đích thân Tổng thống Obama phê chuẩn đã được tiến hành nhằm giải cứu các con tin người Mỹ, nhưng rất tiếc là đã không thành công vì phiến quân đã chuyển các con tin đi nơi khác.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nhà báo James Foley trước khi bị hành quyết{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng John Kirby sau đó đã chính thức xác nhận thông tin này: “nhiều lính đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Mỹ cũng đã được cử đi làm nhiệm vụ này (giải thoát con tin)”.
Còn cố vấn an ninh của Tổng thống, bà Susan Rice nhấn mạnh: “Nhưng nỗ lực đó cho thấy điều quan trọng là chúng tôi đã làm mọi việc có thể để đưa những người Mỹ bị bắt giữ về nhà”.
Những chi tiết của chiến dịch lần này dĩ nhiên là được giữ bí mật. Nhưng chúng ta có thể hình dung phần nào những biện pháp giải cứu con tin mà đặc nhiệm Mỹ đã tiến hành qua chiến dịch “Móng vuốt đại bàng” tại Iran cách đây 34 năm.
Đã có nhiều trường hợp, một chiến dịch của đặc nhiệm Mỹ được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng đã bị thất bại không phải vì lính Đặc nhiệm Mỹ không thiện chiến mà vì những yếu tố ngẫu nhiên và những rủi ro không thể tính trước - có lẽ chiến dịch giải cứu các nhà báo Mỹ mới đây cũng có số phận tương tự. Để chi tiết hơn, xin thiệu lại với bạn đọc về nguyên nhân thất bại của chiến dịch “Móng vuốt đại bàng”.
B
ối cảnh chiến dịch “Móng vuốt đại bàng”
Trước năm 1979, Iran là một vương quốc thế tục thân Phương Tây do Quốc vương R.Pekhlevy đứng đầu. Đến cuối những năm 70, kinh tế nước này lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, tốc độ lạm phát tăng cao chưa từng thấy cùng tình trạng tham nhũng tràn lan khiến đại bộ phận dân chúng phẫn nộ và một phong trào phản kháng mạnh mẽ chống chính phủ được khởi động.
Đầu năm 1979, Quốc vương R.Pekhlevi phải chạy trốn trong Đại sứ quán Mỹ, giáo chủ Khomeini quay về Iran sau 15 năm lưu vong và sau một cuộc trưng cầu dân ý, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran được thành lập.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đặc nhiệm Mỹ di chuyển bằng trực thăng vận tải{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngày 04/11/1979, một đám đông sinh viên đã tấn công tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở Tehran đòi Đại sứ Mỹ phải giao nộp lại R.Pekhlevi.
Hàng chục lính thủy đánh bộ Mỹ bảo vệ Đại sứ quán bất lực trước đám đông và những sinh viên này đã bắt 66 người Mỹ làm con tin (sau đó đã thả 14 người gồm phụ nữ, người Mỹ gốc Phi và 01 người đang ốm nặng). Có 6 nhà ngoại giao Mỹ khác trốn được vào tòa nhà sứ quán Canada.
Đại bàng bắt mồi
Chính phủ Mỹ đã ngay lập tức tiến hành các chiến dịch ngoại giao để giải thoát con tin nhưng đã không thành công, các biện pháp cấm vận mà Tổng thống J.Carter áp dụng đối với Iran như đóng băng tài khoản Iran ở các ngân hàng Mỹ, cấm vận dầu mỏ v.v cũng không có tác dụng và hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Sau nhiều lần sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình bất thành, Mỹ quyết định tiến hành một chiến dịch vũ lực giải cứu con tin mang mật danh “Móng vuốt đại bàng”.
Kế hoạch chi tiết của chiến dịch đã được soạn thảo ngay sau khi sinh viên Iran chiếm tòa nhà Đại sứ quán. Vào tháng 12/1979, một đội đặc nhiệm “Delta” đã được tập trung tại một căn cứ bí mật để luyện tập các phương án giải cứu.
Có 3 nhóm trực tiếp tham gia chiến dịch với các mật danh lần lượt là “Đỏ”, “Xanh” (mỗi nhóm 40 người) và “Trắng” (13 người). Hai nhóm đầu có nhiệm vụ giải thoát con tin tại tòa nhà đại sứ Mỹ, còn nhóm thứ ba- trụ sở Bộ ngoại giao Iran, nơi có 3 con tin người Mỹ bị giam giữ.
Để có thể luyện tập thành thạo đến từng chi tiết nhỏ, tại căn cứ bí mật này, Mỹ đã cho xây một mô hình tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở Tehran để lính đặc nhiệm tập các phương án đột nhập vào bên trong qua khu kỹ thuật và qua cửa sổ.
Tất cả lính đặc nhiệm được trang bị súng giảm thanh và mặc quần áo dân sự, trên nếp gấp tay áo mang băng tay cờ Mỹ nhưng được che kín: dấu hiệu để đặc nhiệm Mỹ nhận biết địch-ta khi bắt đầu các hoạt động tác chiến.
Theo kế hoạch, chiến dịch sẽ được tiến hành trong 45 phút, ngay sau đó tất cả con tin và lính đặc nhiệm phải nhanh chóng rút khỏi hai khu vực trên.
Nhưng trước hết, phải đến được Tehran. Bộ tư lệnh đặc nhiệm Mỹ đã cân nhắc nhiều phương án xâm nhập vào lãnh thổ Iran. Vấn đề khó khăn nhất là ở chỗ thủ đô Tehran cách quá xa các căn cứ Hải quân Mỹ và đồng minh, - cũng không thể xâm nhập bằng đường bộ (ví dụ từ Thổ Nhĩ Kỳ) bởi vì xác suất rủi ro rất cao – rất có thể đường bộ sẽ bị phong tỏa ngay sau khi Đặc nhiệm và con tin rời Tehran.
Cuối cùng, Bộ Tư lệnh đặc nhiệm Mỹ chọn phương án sử dụng máy bay lên thẳng và việc đưa đặc nhiệm vào sâu trong lãnh thổ Iran được thực hiện qua hai giai đoạn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một nhiệm vụ tác chiến thâm nhập bằng đường thủy của đặc nhiệm Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đêm đầu tiên, 3 chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules sẽ đưa các chiến binh “Delta” từ căn cứ không quân trên đảo Masirah tại Oman (cách Tehran hơn 1.000 km) đến một điểm tập kết được gọi là “Sa mạc-1” cách Tehran 370 km về phía nam.
Trong thế chiến thứ hai, tại khu vực “Sa mạc-1” đã có một căn cứ không quân của Anh và đã bị bỏ hoang. Tiếp ngay sau đó, 3 chiếc Hercules khác từ tàu sân bay Nimits cũng sẽ vận chuyển nhiên liệu đến đây cho 8 chiếc máy bay lên thẳng RH-53D không sơn cờ hiệu. Việc chọn máy bay lên thẳng phá mìn biển RH-53 D là có lý do – một là loại máy bay này có tải trọng lớn, chở được nhiều người và hai là Hải quân Iran cũng có RH-53D – trong trường hợp lính phòng không Iran phát hiện, nhiều khả năng là họ sẽ nghĩ đây là máy bay của Iran.
Cũng theo kế hoạch, sau khi được nạp nhiên liệu các máy bay lên thẳng sẽ đưa lính đặc nhiệm đến điểm tập kết “Sa mạc-2” ngay cạnh thủ đô Tehran, còn các máy bay Hercules sẽ quay trở lại căn cứ trên đảo Masir. Tất cả việc di chuyển này phải được giữ tuyệt mật – máy bay phải bay rất thấp để tránh radar của phòng không Iran phát hiện.
Trong suốt cả ngày hôm sau, lính đặc nhiệm phải ém quân tại “Sa mạc-2”. Đến chiều tối lính đặc nhiệm sẽ sử dụng các xe ô tô do các điệp viên Mỹ ém sẵn cung cấp để đột nhập vào trung tâm Tehran.
Cuộc tấn công Tòa nhà đại sứ sẽ được tiến hành vào khoảng nửa đêm và sau khi giải cứu các con tin, đặc nhiệm sẽ gọi máy bay lên thẳng tới hoặc là ngay trong khuôn viên Đại sứ quán, hoặc là đến một sân vận động gần đấy.
Việc yểm hộ cho lính đặc nhiệm và con tin rút bằng máy bay sẽ do các máy bay yểm trợ hỏa lực AC-130 thực hiện. Cuối cùng, lính đặc nhiệm cùng con tin sẽ được máy bay lên thẳng đưa đến sân bay bỏ hoang Manzariia, - lúc này đã do một phân đội đặc nhiệm khác chiếm giữ và đã có các máy bay vận tải hạng trung C-141 đợi sẵn để đưa toàn bộ lính đặc nhiệm lẫn con tin về một căn cứ không quân ở Ai cập.
“Houston, chúng tôi gặp trục trặc”
Đây là một kế hoạch rất nhiều chi tiết và phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp cực kỳ chính xác giữa các phân đội đặc nhiệm của Lục quân với Không quân và Hải quân, nhưng rất tiếc là nó đã không tính hết (và không thể tính hết) các yếu tố rủi ro, yếu tố con người.
Cũng không thể dự tính được phản ứng của Quân đội Iran và những bất ngờ khác có thể xảy ra tại trung tâm một thành phố đông đúc như Tehran.
Tuy nhiên, những gì xảy ra trong thực tế này còn tồi tệ hơn cả những ác mộng khủng khiếp nhất của lính Mỹ.
Chiến dịch được bắt đầu vào chiều 24/4/1980. Như đã thống nhất từ trước, 6 máy bay vận tải bay cực thấp vượt qua vịnh Oman vào lãnh thổ Iran. Sau khi hạ cánh xuống “Sa mạc-1”, lính Mỹ hoàn toàn bất ngờ khi phát hiện ra ngay cạnh đó một con đường ô tô khá nhiều phương tiện đi lại.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Lính Mỹ đã thành công trong chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh khủng bố Osama Bin Laden nhưng không có nghĩa họ không có nhiệm vụ thất bại{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đặc nhiệm Mỹ buộc phải giữ 01 ô tô với 40 hành khách và dự định sẽ thả họ khi bay khỏi đây. Nhưng một lái xe chở xăng đến sau đó đã không chấp hành lệnh dừng lại của đặc nhiệm Mỹ. Do lo ngại ý đồ của chiến dịch bị lộ, lính Mỹ đã phải dùng súng phóng lựu phá hủy chiếc xe này. Cột lửa bốc cao hàng chục mét có thể nhìn thấy từ xa và như thế, yếu tố bất ngờ đã không còn nữa.
Ngay sau đó, đến lượt phương tiện kỹ thuật cũng gặp trục trặc. Các máy bay lên thẳng của Hải quân Mỹ trên đường đến điểm tập kết đã bay vào một khu vực có bão cát, một chiếc bay lạc đường và buộc phải quay trở lại tàu sân bay (để giữ bí mật, các máy bay này bị cấm sử dụng phương tiện liên lạc vô tuyến).
Một chiếc khác bị rơi (hoặc phải hạ cánh khẩn cấp) trên đường bay (tổ lái đã được cứu thoát và được đưa về căn cứ), chiếc thứ ba bay đến được điểm tiếp nhiên liệu nhưng lại không cất cánh được vì trục trặc kỹ thuật.
Chỉ còn 5 chiếc máy bay lên thẳng có thể hoạt động và như vậy là không đủ để đưa toàn bộ lính đặc nhiệm và con tin từ Tehran về căn cứ nếu tiến hành chiến dịch.
Sau khi cân nhắc tình hình, tư lệnh chiến dịch là đại tá Beckwith ra lệnh rút quân. Một máy bay lên thẳng cất cánh nhưng mất hướng trong đám mây bụi và va vào chiếc máy bay tiếp dầu. Nhiên liệu trong chiếc máy bay tiếp dầu bốc cháy và ngay lập tức cả hai chiếc đều bốc cháy làm 8 phi công thiệt mạng tại chỗ và 12 người bị thương.
Những người còn lại không kịp hiểu điều gì đã xảy ra và lập tức nổ súng loạn xạ vì nghĩ rằng bị lính Iran tấn công. Các phi công lái máy bay lên thẳng bỏ vội vàng bỏ các máy bay của mình để lên các máy bay vận tải. Các phi công lái máy bay vận tải cũng lập tức cất cánh để tránh xa đám cháy.
Kết quả là lính đặc nhiệm Mỹ đã rời khỏi khu vực dự định tiến hành chiến dịch, bỏ lại trên sa mạc 5 chiếc máy bay lên thẳng còn nguyên vẹn cùng toàn bộ tài liệu mật, bản đồ, những trang thiết bị mới nhất và cả tiền. Theo quy định, lẽ phải hủy toàn bộ nhưng đặc nhiệm Mỹ đã không kịp làm việc đó do quá hoảng loạn – chúng đã trở thành “chiến lợi phẩm” của Quân đội Iran.
Không lâu sau đó, toàn thế giới biết đến vụ này. Không những thế, chiến dịch trên cũng gây rắc rối cho quan hệ giữa Mỹ và Oman vì phía Mỹ không thông báo trước cho phía Oman – sau đó Oman cấm Mỹ sử dụng căn cứ không quân trên đảo Masirah.
Ngày 06/5, Tổng thống Mỹ J.Carter tuyên bố quốc tang tưởng niệm các phi công hy sinh, còn số phận các con tin tại Tehran lại phải tiếp tục giải quyết qua các kênh ngoại giao. Mãi đến ngày 20/01/1981 – tức là 444 ngày sau khi bị bắt, những con tin này mới được trả tự do.
Một số quan chức quân sự cao cấp chịu trách nhiệm tiến hành chiến dịch bị mất chức và ngay cả tổng thống J.Carter cũng trả giá đắt vì thất bại của chiến dịch “Móng vuốt đại bàng”, ông này đã thua R.Rigan trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế tổng thống lần hai.
Còn người Iran cho dựng tại nơi xảy ra thảm họa của Đặc nhiệm Mỹ “bia cảm ơn” với hàm ý cho rằng thất bại của Đặc nhiệm Mỹ chính là ý của “Đức Ala” đã bảo vệ nước cộng hòa Hồi giáo này trước Mỹ.