Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
CNN: Cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan IS khó giành thắng lợi
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
http://vov.vn/thegioi/cnn-cuoc-chien...loi-354437.vov
Quote:
Các tay súng và thủ lĩnh tổ chức Hồi giáo cực đoan IS có thể hòa lẫn vào thường dân để tránh bị không kích.

Trên 50 quốc gia tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu chống lại tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, nhưng cuộc chiến chống IS được cho là khó giành thắng lợi, theo đài CNN (Mỹ) ngày 27/9.

Chỉ hai tuần sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẽ dẫn đầu một liên minh quốc tế tiêu diệt IS, trên 50 quốc gia đã tham gia liên minh này, ủng hộ cuộc chiến chống IS, theo CNN.

Trong số những nước trên, có các quốc gia mới gia nhập liên minh là Bỉ, Đan Mạch và Anh. Ba nước này sẽ điều động các chiến đấu cơ hỗ trợ chính phủ Iraq và cùng Mỹ tiến hành các cuộc không kích IS ở Iraq.

Đa số các thành viên liên minh chống IS đều hỗ trợ có giới hạn, tức chỉ tham gia không kích IS ở Iraq, loại trừ không kích ở Syria, vốn đang chìm trong nội chiến kéo dài từ năm 2011 đến nay.

Nhưng nhiều nước Ả Rập lại cùng Washington tiến hành các cuộc không kích IS ở Syria.

Không có nước thành viên nào cam kết gửi bộ binh đến Iraq để cùng lực lượng nước này chống IS, cũng như điều bộ binh đến Syria.

Và những cuộc không kích của liên minh chưa chắc gì ngăn chặn được sự bành trướng của IS bởi vì các tay súng và thủ lĩnh tổ chức này có thể hòa lẫn vào thường dân để tránh bị không kích, theo CNN.

Đó chính là lý do vì sao các quan chức Mỹ và Anh cho biết lực lượng liên minh phải mất nhiều năm mới có thể tiêu diệt IS. Lầu Năm Góc từng tuyên bố cho biết cuộc chiến chống lại IS có thể kéo dài nhiều năm.

Các cuộc không kích bắt đầu ở Iraq kể từ tháng 8/2014 và vài tuần trước ở Syria.
cac_tay_sung_IS_tren_pho_PFVC.jpg

Trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc ngày 26/9, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đại tướng Martin Dempsey, cho biết những cuộc không kích gần đây đã tiêu diệt được những cơ sở chỉ huy và hậu cần của IS ở Sryia.

Theo CNN, hiện vẫn chưa rõ các cuộc không kích có thể tiêu diệt được các thủ lĩnh của IS hay không. Và cũng chưa có chứng cứ cho thấy liệu IS có mất kiểm soát các vùng lãnh thổ mà tổ chức này chiếm được ở Iraq và Syria sau các cuộc không kích hay không.

Nhà phân tích quân sự của CNN James Reese cho rằng các cuộc không kích ở Iraq phần nào ngăn cản đà tiến của IS đến thủ đô Baghdad và thị trấn Raqqa (Syria), cứ điểm then chốt nằm dưới sự kiểm soát của IS.

Nhưng ông Peter Mansoor, chuyên gia phân tích quân sự CNN - cựu trung tá của Quân đội Mỹ, cho rằng mặc cho những cuộc không kích, IS vẫn tiếp tục bành trướng và các tay thủ lĩnh của IS “đang hòa lẫn vào thường dân” để né không kích, bảo toàn tính mạng, tiếp tục điều hành mạng lưới.

Chiến dịch chống IS cũng khó giành thắng lợi do thiếu sự phối hợp giữa bộ binh Iraq và lực lượng không quân liên minh, cùng với việc quân đội Iraq đang trong tình trạng không có lãnh đạo, theo CNN.

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho hay lực lượng bộ binh nước này không nhận được sự yểm trợ trên không mà họ cần để chống IS.

Khi IS tiến đến căn cứ quân sự Saqlawiya ở Iraq, các binh sĩ đã thất thủ, kêu gọi điều động viện binh nhưng không tướng lĩnh quân đội nào trả lời trong nhiều giờ liền và hậu quả căn cứ này rơi vào tay IS.

“Hiện không có người chỉ huy trong quân đội Iraq. Những người phải trả giá cho điều này chính là những binh sĩ”, trung tá Hải quân Mỹ, ông Rick Francona nhận định.

Còn ở Syria, vấn đề còn phức tạp hơn vì nước này đang trong tình trạng nội chiến với nhiều phe nhóm nổi dậy nỗ lực lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Ashar al-Assad. Trong đó, có một số được Mỹ viện trợ vũ khí để chống lại IS và Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn khẳng định ông Assad phải từ chức.

“Hiện không có và sẽ không bao giờ có sự hợp tác giữa Washington và lực lượng chính quyền ông Assad trong chiến dịch không kích chống IS ở Syria”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết. Do vậy, chiến dịch chống IS khó mà đạt được thắng lợi.
 
23/8/12
1.162
3
38
IS lấy xe máy, xe đạp đấu với chiến đấu cơ Mỹ

Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thay đổi chiến thuật khi bị Mỹ không kích tại bắc Iraq.

Theo đó, IS chuyển từ ô tô sang xe máy, gài cờ đen lên nhà dân thường, Reuters dẫn lời các nhân chứng và nguồn tin của bộ lạc cho hay.
Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thay đổi chiến thuật khi bị Mỹ không kích tại bắc Iraq. Theo đó, IS chuyển từ ô tô sang xe máy, gài cờ đen lên nhà dân thường, Reuters dẫn lời các nhân chứng và nguồn tin của bộ lạc cho hay.
Các nguồn tin cho biết, có rất ít các chốt kiểm soát của nhóm cực đoan này bị phá hủy và lực lượng này đã giảm dùng điện thoại di động kể từ khi Mỹ và các đồng minh tăng cường không kích và sau khi thêm nhiều nước hứa gia nhập liên minh tấn công IS. Các nhân chứng cho biết thêm, IS đã chia nhỏ lực lượng để hạn chế thương vong.
Một thủ lĩnh bộ lạc ở ngôi làng phía nam Kirkuk nói, các phần tử IS đã bỏ một trong các trụ sở lớn nhất của chúng ở trong làng khi biết đợt không kích đầu tiên của Mỹ có thể nhằm vào khu vực này. "Bọn họ đã lấy toàn bộ đồ đạc, xe cộ và vũ khí. Họ gài bom ở vệ đường và phá hủy trụ sở chính", thủ lĩnh trên cho biết song từ chối nêu tên.
"Các chiến binh IS giờ không di chuyển trên các đoàn xe như trước. Thay vào đó, họ dùng xe máy, xe đạp, và nếu cần thiết là ô tô ngụy trang".
Nhóm quân cực đoan trên còn cắm cờ đen của nhóm trên mái nhà của một vài khu nhà dân bỏ không, nhằm gây rối về sự hiện diện thực sự của nhóm.
BÀI LIÊN QUAN
Con số thương vong của dân thường là một mối lo lớn khi các máy bay chiến đấu của Mỹ tiến sâu vào thung lũng sông Tigris và vào vùng sa mạc tây Iraq nhằm phá vỡ vòng kiềm tỏa của IS đối với hầu hết các khu vực của người Sunni tại Iraq, vốn chiếm 1/3 diện tích nước này. Pháp cũng tham gia chiến dịch chống IS của Mỹ.​
Các nguồn tin bộ lạc và tình báo địa phương cho hay, một cuộc không kích diễn ra hôm 25/9 ở gần Bashir, cách nam Kirkuk 20km, đã làm 2 lãnh đạo địa phương cấp cao của IS thiệt mạng khi đang tiếp nhận một nhóm chiến binh từ Syria và Mosul tới. Hiện chưa thể xác nhận tin trên do giao tranh vẫn tiếp diễn.​
Tại một ngôi làng khác gần Haweeja, bắc Iraq, một nguồn tin cho hay, quân IS đã bỏ việc sử dụng đoàn ô tô có gắn súng máy nổi bật để chuyển sang xe máy.
Các chiến binh IS, hiện kiểm soát hầu hết khu vực giầu dầu mỏ ở đông Syria và các tỉnh nông nghiệp cách đây hơn một năm, đã tràn qua khu vực chủ yếu là có người Hồi giáo Sunni sinh sống ở bắc Iraq từ tháng 6, chiếm các thành phố Mosul, Tikrit và dừng bước tại một khu vực cách Baghdad 160km.
Trong khi đó, tại Syria, lực lượng này đã chuyển sang hoạt động bí mật kể từ khi Tổng thống Obama cho phép tiến hành oanh tạc nhóm này ở Syria, bắt đầu từ đầu tuần này.
Người dân Syria cho hay, IS đã biến mất khỏi các đường phố, bố trí lại lực lượng và vũ khí, giảm xuất hiện trên truyền thông. Các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh đã phần nào "chặt bớt chân tay" của IS.
Tại tỉnh Diyala, đông Iraq, một nhân chứng cho biết, các cuộc không kích đã buộc IS phải giảm số chốt kiểm soát, truy lùng những người bội giáo như người Shiite, cảnh sát, binh sĩ. "Lực lượng này cũng tăng cường số trụ sở chỉ huy, thay vì 2 thì hiện giờ là 20, mỗi nơi chỉ có 3-4 người".
Một nhân chứng ở thị trấn Jalawla ở Diyala cho biết, chiến binh IS đã giảm sự hiện diện ở chiến tuyến, không còn đối đầu với quân đội với số lượng lớn.
Ở Tikrit, đại tá cảnh sát Hassan al-Jabouri nói, các chiến binh IS đã rút khỏi các chốt kiểm soát trên khắp thành phố cũng như lui quân. "Họ cũng thay đổi điện thoại, luôn tắt và tháo pin khi không sử dụng".
Có lẽ dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy các chiến binh luôn lo ngại về các cuộc không kích là, nhóm này bắt đầu đào và trốn trong những chiếc hào, đủ chỗ cho 2 người, ở sân sau các khu dân cư.

Oanh tạc cơ Tu-95 Nga liên tục áp sát không phận Mỹ

Theo một bài viết trên trang The Week.com, oanh tạc cơ chiến lược "Gấu" Tu-95 liên tục bay sát không phận Mỹ -Canada trong thời gian gần đây, chính là một cách dọa Mỹ của TT Putin.

Ngày 26.9, Đô đốc Samuel Locklear cho biết: quân đội Mỹ rất lo ngại những chuyến bay tầm xa của Gấu gần không phận Mỹ và hành động “giống thời Chiến tranh Lạnh” này khiến các nhà lập kế hoạch của Lầu Năm Góc phải đặt dấu hỏi.
Vị chỉ huy quân đội Mỹ khu vực Thái Bình Dương nói:
“Chắc chắn sự trở lại của các chuyến bay tầm xa này rất đáng quan ngại, chúng tôi chưa hề thấy có nhiều chuyến như vậy trong 10 năm qua. Đó là điều chúng tôi giám sát kỹ”.
Gấu tiến vào ADIZ Mỹ
Đô đốc Locklear khẳng định máy bay Nga đi vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Mỹ “rõ ràng là hành động thời Chiến tranh Lạnh” bằng oanh tạc cơ tầm xa. Là quân nhân, đó là những điều chúng tôi phải quan ngại. Chúng tôi phải suy nghĩ về chúng, xem điều đó có ý nghĩa gì đối với an ninh của khu vực và an ninh của lãnh thổ Mỹ”.
Phát biểu của đô đốc Locklear đề cập việc ngày 19.9, Bộ tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD, của Mỹ và Canada) cho biết:
Khuya 16.9, có 6 máy bay Nga đã bay vào ADIZ của Mỹ cách bờ biển phía tây bang Alaska khoảng 101 km, buộc hai chiến đấu cơ F-22 của không lực Mỹ phải bay lên chặn.
Số máy bay Nga gồm 2 chiếc tiếp nhiên liệu giữa trời IL-78, hai chiến đấu cơ Mig-31 và hai chiếc “Gấu”. Các máy bay này đã lượn về phía nam và trở lại căn cứ tại Nga sau khi các máy bay của Mỹ được triển khai.
BÀI LIÊN QUAN
Lúc 1 giờ 30 sáng 18.9, hai chiến đấu cơ phản lực CF-18 của không lực Canada cũng phải bay lên chặn 2 Gấu bay vào ADIZ của Canada.​
Trong cả hai trường hợp này, máy bay Nga đã vào sâu trong ADIZ (cách bờ biển Mỹ 321km) nhưng NORAD cho biết máy bay Nga đều không xâm phạm không phận Mỹ - Canada, những vụ tương tự đã xảy ra trên 50 lần trong 5 năm qua, khi Nga tiến hành các cuộc tập trận và không phải là mối đe dọa.​
ADIZ được xác định là vùng trời mở rộng để bảo vệ không phận chủ quyền bên ngoài lãnh thổ của các quốc gia, một vùng đệm để một quốc gia có thêm thời gian đối phó với các chiến dịch trên không tấn công họ.​
Tuy nhiên, các vùng ADIZ hiện không được điều chỉnh bởi bất cứ bộ luật hay hiệp ước quốc tế nào, mà chủ yếu do các nước đơn phương thiết lập.
NORAD nói các máy bay chiến đấu Mỹ - Canada được triển khai “cơ bản là để họ biết chúng tôi có hiện diện ở đó và trong trường hợp đó là một mối đe dọa, cho họ biết chúng tôi sẵn sàng bảo vệ vùng trời chủ quyền quốc gia”.
oanh-tac-co-tu95-nga-lien-tuc-ap-sat-khong-phan-my.jpg

Gấu trở về căn cứ.​
Gấu sẽ làm gì?
Hiện Mỹ chưa rõ có phải các máy bay của Nga đang tham gia một cuộc tập trận hải - lục - không quân tại vùng Viễn Đông Nga - gồm bán đảo Kamchatka - hay không. Cuộc tập trận Vostok 2014 bắt đầu từ ngày 19.9 và kết thúc ngày 25.9, với sự tham gia của 100.000 binh sĩ và 120 máy bay, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Theo The Week.com, những thông tin này đều khiến thế giới phải thắc mắc liệu sẽ bùng nổ Chiến tranh Lạnh thứ hai giữa Nga và phương Tây, hay sẽ có Thế chiến 3, khi có những cú khiêu khích, như kiểu đưa Gấu Tu-95 vào không phận Bắc Mỹ?
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói với báo Washington Free Beacon, rằng xem ra lực lượng hạt nhân chiến lược Nga “toan thách đố phản ứng phòng không của chúng ta, hoặc thử thách khả năng chỉ huy và hệ thống kiểm soát của chúng ta”.
oanh-tac-co-tu95-nga-lien-tuc-ap-sat-khong-phan-my.jpg

Gấu Tu-95​
Hiện mối quan hệ Nga với phương Tây đang xuống rất thấp, từ khi ông Putin trở lại ngôi vị lãnh đạo Nga hồi năm 2012.
Nga phủ nhận cáo buộc của phương Tây là Nga can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến giữa phe đòi ly khai với quân chính phủ Ukraine, nhằm cản trở nước này “ngả về tây” và giữ Ukraine trong tầm ảnh hưởng của Nga.
Ngày 19.9, người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Putin tuyên bố: “Thêm một tin vịt khác”, để bác bỏ nội dung một bài báo Đức, viết rằng ông Putin khẳng định quân đội của ông chỉ cần 2 ngày để chiếm thủ đô 6 nước Đông Âu là Ukraine, Ba Lan, Latvia, Litva, Estonia và Rumani.
Ông Peskov nói: “Chúng tôi không muốn mất thời giờ chú ý tới những tin vịt như thế”.
Đầu tháng 9, báo La Repubblica (Ý) cũng đưa tin ông Putin nói với chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Barroso rằng: “Nếu tôi muốn quân đội Nga có thể chiếm Ukraine trong vòng 2 tuần”.
Moscow đã phản ứng mạnh và khẳng định câu nói của ông Putin “bị tách khỏi ngữ cảnh và diễn dịch sai ý”.
Tờ báo Washington Free Bacon (Mỹ) số ra ngày 8.9 đưa tin: hai chiếc “Gấu” đã tiến hành tập phóng tên lửa hành trình để tấn công Mỹ, bị phát hiện bay trên một tuyến băng ngang phía bắc Đại Tây Dương, gần Iceland, đảo Greenland và vùng đông bắc Canada.
Các phân tích cuộc bay chỉ ra rằng Gấu tập đạt đến mức “hộp phóng”, tức đỉnh của một vụ phóng tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân, vào các mục tiêu Mỹ.
Hạ nghị sĩ Mike Conaway (đảng Cộng hòa) là thành viên ủy ban vũ khí Hạ viện Mỹ, gọi các chuyến bay này là “cố ý khiêu khích không cần thiết” của Tổng thống Putin: “Sự thật là chúng ta có thể bóp chết một trong các oanh tạc cơ này như bóp chết một hải cẩu con”.
Ông cũng cho rằng Nga sẽ còn tiếp tục các hoạt động này trong tương lai.
Gấu khổng lồ rất đáng tin cậy
Gấu là chiếc máy bay khổng lồ 4 động cơ của công nghệ 1950, nhưng rất đáng tin cậy và có thể bay xa đến bất kỳ nước nào mà Nga muốn dọa, theo The week.com.
Mỗi chiếc Gấu có trang bị 6 tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân Kh-55, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1.800 dặm.
Các oanh tạc cơ này có thể ở căn cứ chiến lược gần Anadyr (Nga), còn có hai chiếc máy bay tiếp nhiên liệu IL-78 sẵn sàng tiếp “xăng” giữa trời trong lúc bay.
Theo tổ chức bất vụ lợi Lộ trình đe dọa hạt nhân, Nga có 29 chiếc máy bay ném bom Gấu Tu-95 MS6 Bear H6 và 30 chiếc Gấu Tu-95 MS16 Bear H16, đều có khả năng ném bom quy ước, phóng tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu khi đang bay.
Các phiên bản khác có trang bị thiết bị cảm ứng thu thập tình báo và khí tài thực hiện chiến tranh điện tử. Nó có tầm bay 9.400 dặm không cần tiếp nhiên liệu.
Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ nói Nga có thể có số khí tài quân sự gồm 1.400 đầu đạn hạt nhân chiến lược đã được triển khai, 894 bệ phóng đã và chưa triển khai.
oanh-tac-co-tu95-nga-lien-tuc-ap-sat-khong-phan-my.jpg

"Gấu" có thể bay tầm xa​
 
23/8/12
1.162
3
38
TQ vỗ ngực khoe có radar “tóm sống” siêu tiêm kích F-22 Mỹ

Những bước tiến trong công nghệ chống tàng hình của TQ có thể khiến cho khả năng tàng hình của tiêm kích F-22 (Mỹ) và máy bay không người lái Neuron (châu Âu) trở nên lỗi thời.

Đó là những lời tuyên bố mạnh miệng được đăng tải trong một bài viết trên Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), sau đó được tờ Want China Times (Đài Loan) dẫn lại ngày 26/9.
Theo Hoàn Cầu, tại Triển lãm điện tử quốc phòng quốc tế lần thứ 9 tổ chức tại Bắc Kinh hồi tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã trưng bày mẫu radar thụ động DWLOO2, được giới thiệu có tầm hoạt động 500 km, có thể bao phủ toàn bộ không phận mà không có bất cứ “điểm mù” nào.
Loại radar này sẽ chủ yếu được sử dụng để phòng không và giám sát bờ biển trong các môi trường điện từ phức hợp, với khả năng phát hiện, định vị và theo dõi các bức xạ trên mặt đất, trên không và trên biển trong tầm bao phủ.
tq-vo-nguc-khoe-co-radar-tom-song-sieu-tiem-kich-f22-my.jpg

DWL-002 được coi là phiên bản radar thụ động VERA (Czech chế tạo) “made in China”​
Hoàn Cầu cho hay, có lẽ điều gây ấn tượng hơn cả là những phát triển trong công nghệ chống tàng hình của Trung Quốc đã cho phép các radar thụ động có thể theo dõi mọi loại máy bay qua sóng vô tuyến tần số thấp mà phi công không hề hay biết rằng họ đang bị theo dõi hoặc đưa vào tầm ngắm. Khả năng này rất khác biệt với radar thông thường, vốn phát đi tín hiệu tần số cao.
BÀI LIÊN QUAN
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quân đội Trung Quốc có thể theo dõi máy bay thông qua tín hiệu từ các nguồn điện như máy phát dùng cho TV, đài phát thanh sóng FM và điện thoại di động.​
Cũng theo Hoàn Cầu, ngoài các loại radar thụ động, radar dẫn đường và giám sát trên không JY-27A của Trung Quốc được cho là radar giám sát trên không tầm xa 3D tiên tiến hàng đầu thế giới, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình và các tên lửa dẫn đường.​
Hoàn Cầu cho rằng Trung Quốc có được những bước tiến nhanh chóng trong công nghệ chống tàng hinh là nhờ Mỹ, vốn gây áp lực cho quân đội Trung Quốc sau khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade trúng bom của máy bay tàng hình B-2 Mỹ trong chiến dịch ném bom của NATO nhằm vào Yugoslavia năm 1999. Mỹ sau đó đã triển khai nhiều máy bay ném bom tàng hình B-2 và các tiêm kích F-22 tại căn cứ hải quân ở Guam, buộc Trung Quốc phải phản ứng lại trước các mối đe dọa.​
Quyết tâm của Trung Quốc càng được củng cố sau khi Mỹ thành công trong việc ngăn cản hãng chế tạo radar ERA của Czech bán 10 hệ thống radar thụ động VERA cho Bắc Kinh vào năm 2004. Thương vụ trị giá 55.7 triệu USD đã được chính quyền Czech thông qua nhưng sau đó hủy bỏ vào phút cuối, sau khi Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Colin Powell gửi thư phản đối tới người đồng cấp Czech Cyril Svoboda.
 
23/8/12
1.162
3
38
Choáng ngợp kỳ quan trực thăng V-12 của Liên Xô

(Kiến Thức) - Với tải trọng 40 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn, V-12 được xem là mẫu trực thăng lớn nhất, nặng nhất thế giới từng được chế tạo.
Trực thăng vận tải hạng nặng V-12 được nghiên cứu từ đầu những năm 1960 theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Liên Xô khi đó cần một phương tiện lên thẳng có khả năng chuyên chở tên lửa đạn đạo.​
Mẫu thử nghiệm V-12 đầu tiên cất cánh lần đầu ngày 10/7/1968, thiết kế V-12 khi đó đã làm nhiều người kinh ngạc bởi nó khác xa kết cấu trực thăng truyền thống. Theo đó, 2 cánh quạt nâng khổng lồ (khi hoạt động sẽ quay ngược chiều nhau) được bố trí trên đầu mút 2 cánh dài 30m lắp trên so với phần trung tâm thân máy bay.​
Mỗi hệ thống cánh quạt quay sử hai động cơ tuốc bin trục Soloviev D-25VF gắn ở dưới hộp truyền động. Một hệ thống bao gồm 5 cánh quạt, có đường kính 35 m (115 ft), và trục đồng bộ chạt từ đầu cánh thân bên này sang đầu cánh thân bên kia. Mỗi cặp động cơ có các cửa sập để kỹ thuật viên mở ra, tiếp xúc với các bộ phận bên trong để thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tructhang-kienthuc-500_jdpo.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trực thăng vận tải siêu hạng Mil V-12.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Sức mạnh của 4 động cơ tuốc bin trục Soloviev D-25VF (công suất 6.500 mã lực/chiếc) cho tốc độ bay tối đa 260km/h, tầm hoạt động 500km, trần bay tối đa 3.500m.​
Phần thân trực thăng nhìn khá giống thân của máy bay cánh bằng, chiều dài 37m, cao 12,5m. Theo thiết kế, V-12 có khả năng tải tối đa 40 tấn hàng hóa, thiết bị, trung bình 20 tấn hàng hóa hoặc 196 người. Trong khi đó, trọng lượng rỗng của máy bay 69,1 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn.​
Sự xuất hiện của Mi V-12 đã khiến giới quân sự Mỹ, phương Tây thực sự sửng sốt trước trí tuệ của ngành công nghiệp hàng không trực thăng Liên Xô. Dẫu vậy, sau cùng thì Mil V-12 chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm do các nhu cầu về mẫu trực thăng cỡ lớn giảm xuống.​
Chương trình V-12 chính thức kết thúc vào năm 1974, mẫu thử nghiệm đầu tiên hiện nằm tại nhà máy trực thăng Mil Moscow, mẫu thứ 2 được tăng cho Bảo tàng Không quân Monino.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Công nghệ tàng hình: Từ lý thuyết đến thực tế
(Bí mật quân sự) - Cuộc đua phát triển công nghệ máy bay tàng hình và radar chống tàng hình rốt cuộc sẽ đưa các cuộc chiến tương lai trở lại như trong quá khứ.
Cuộc cạnh tranh cho vị trí số một trên không trong một thời gian dài phải phụ thuộc vào lĩnh vực công nghệ điện tử. Nhưng ngày nay, các cuộc không chiến sẽ là vô hình từ các vị trí cách xa nhau hàng trăm km, nhưng vẫn hoạt động dựa trên các nguyên tắc cũ của cuộc chiến, đó là yêu tố bất ngờ. Chính vì vậy, công nghệ tàng hình cũng sẽ trở lại nguyên tắc tác chiến cơ bản như vậy trong các cuộc chiến tương lai.
Công nghệ tàng hình hoạt động ra sao?
Để hiểu được công nghệ tàng hình hoạt động như thế nào, bạn cần biết thêm về các nguyên tắc hoạt động của radar.
Radar là một phương tiện để đánh giá vị trí gần đúng của đối tượng trong không gian. Nguyên tắc hoạt động của radar được dựa trên thực tế là các tín hiệu vô tuyến được gửi đi radar và sau khi gặp bề mặt kim loại (chẳng hạn như khung thân máy bay) sẽ phản xạ trở lại.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f22_281410308.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}F-22 và F-35 đặc trưng cho hai loại máy bay chiến đấu ứng dụng công nghệ tàng hình tốt nhất của Quân đội Mỹ hiện nay.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cấu hình khí động học thân máy bay thường được làm tròn, vì vậy tín hiệu vô tuyến sau khi gặp bề mặt này sẽ phản xạ theo tất cả các hướng, kể cả đối với radar. Radar nhận được một số tín hiệu hiện phản hồi trở lại và tính toán ra các tham số về mục tiêu của nó như khoảng cách, tốc độ, độ cao. Ngoài ra, ở một số hệ thống radar hiện đại, chẳng hạn như loại Irbis hoặc Zhuk trang bị trên các máy bay chiến đấu Su-35 và MiG-35 của Nga có thể sắp xếp và phân loại các mục tiêu theo kiểu và kích thước như máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hay tên lửa hành trình.
Chính vì vậy, để máy bay phản xạ tín hiệu radar ít hơn ở khoảng cách mà máy bay bình thường có thể bị radar phát hiện. Các nhà thiết kế hàng không đang cố gắng để làm giảm khả năng này, hay còn được gọi là tiết diện phản xạ radar.
Nguyên tắc của việc làm giảm tiết diện phản xạ tín hiệu hay công nghệ tàng hình, dựa trên một thực tế là các tín hiệu từ radar sau khi phản xạ từ cơ thể máy bay sẽ không trở về radar. Hiện nay, có hai phương pháp chính để đạt được điều này, đó là thân máy bay được thiết kế theo kiểu góc cạnh sắc nét, giảm thiểu các bộ phận bị nhô ra và cơ thể được bao phủ bởi một lớp sơn đặc biệt.
Ngoài ra, việc làm giảm tín hiệu nhiệt của máy bay bằng cách đặt động cơ "chìm" trong thân và lắp đặt các hệ thống làm mát ở những vị trí nóng trên thân cũng sẽ tạo ra khả năng tàng hình tốt hơn cho máy bay trước radar của đối phương.
Công nghệ tàng hình Mỹ dựa trên lý thuyết nhà vật lý Nga
Lịch sử phát triển công nghệ tàng hình bắt đầu vào năm 1966, khi các chuyên gia radar ở Lockheed Martin nghiên cứu một bài viết trên tạp chí Vật lý của nhà khoa học Liên Xô Petr Ufimtsev. Bài báo cho biết một loại máy bay, làm bằng vật liệu nào đó và có thiết kế góc cạnh nào đó, sẽ gần như vô hình với radar. Bài viết này đã nhận được sự quan tâm lớn của các chuyên gia quân sự Mỹ và họ đã quyết định xây dựng, thử nghiệm một máy bay như vậy.
Vào giữa những năm 1970, Không quân Mỹ đã nhận được loại máy bay do thám SR-71, được thiết kế đặc trưng bởi hình dạng khác thường và được phủ lớp sơn đặc biệt, giống như mô tả trong bài viết của Ufimtsev. Như vậy, SR-71 là máy bay đầu tiên được tạo ra bởi công nghệ tàng hình radar.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
sr-71_281411458.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trên thực tế, không phải F-117 mà SR-71 mới là máy bay được thiết kế ứng dụng công nghệ tàng hình đầu tiên trên thế giới.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mặc dù Không quân Mỹ đã bổ sung vào nhiên liệu một một hợp chất đặc biệt để làm giảm nhiệt độ khí thải cho SR-71, nhưng máy bay này vẫn dễ dàng bị phát hiện bởi nhiệt độ cơ thể của nó khi bay ở tốc độ cao.
"Tàng hình" trên bầu trời
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
b_2_spirit_with_f_117_nighthaw_by_alpha568_28141562.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Với thiết kế hình dáng khí động học "kỳ quái", B-2 Spirit và F-117 Nighthawk được ví như 2 bóng ma kinh hoàng trên bầu trời của Không quân Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mỹ đã nhanh chóng hiện thực lý thuyết của nhà vật lý Liên Xô và phát triển các loại máy bay tàng hình với công nghệ được gọi là "Stealth".
Trong những năm 1990, Mỹ đã tiết lộ cho thế giới thấy 2 loại máy bay cực lạ thường của họ, được phát triển và thiết kế theo công nghệ "Stealth", đó là máy bay ném bom F-117A Nighthawk và máy bay ném bom hạng nặng tầm xa B-2 Spirit.
Công nghệ tàng hình ở Nga
Hẳn nhiều người sẽ tự hỏi, nếu Liên Xô là khởi nguồn tạo ra những bí mật công nghệ như vậy, tại sao họ không vượt qua Mỹ trong lĩnh vực công nghệ tàng hình?
Như bạn đã biết, trong thời kỳ Liên Xô, người ta đã phát minh ra hàng loạt các công nghệ mới để giải quyết các nhiệm vụ quốc phòng hiện đại nhất, và xu hướng ứng dụng công nghệ tàng hình không phải là một ngoại lệ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
t-50_281414672.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Sukhoi T-50 PAK FA - máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trưởng văn phòng thiết kế NPO Cradle - Saturn, ông Victor Chepkin cho biết, công nghệ tàng hình đã được các nhà thiết kế nổi tiếng của Liên Xô, cùng với các tổ chức khác nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng và họ đi đến kết luận rằng, việc sử dụng công nghệ tàng hình sẽ làm thu hẹp đáng kể phạm vi chiến đấu của máy bay. Tất nhiên, một máy bay với công nghệ tàng hình có thể được sử dụng trong một phạm vi hẹp cho một mục tiêu chiến đấu cụ thể, nhưng công nghệ này là rất tốn kém.
Trong thời kỳ Liên Xô, đã có ít nhất 2 phòng thiết kế tham gia xây dựng và thử nghiệm các máy bay tàng hình khác nhau, nhưng sau đó, họ đều đưa ra kết luận không có lợi cho công nghệ tàng hình.
Thứ nhất: Máy bay tàng hình được chế tạo theo ý tưởng của nhà vật lý Ufimtsev phải hy sinh hình dạng thiết kế khí động học tối ưu nên tốc độ và khả năng cơ động không cao, không phù hợp với máy bay chiến đấu cơ động.
Thứ hai: Người ta hoàn toàn có thể phát hiện ra máy bay bằng mắt và radar tần số cao đặc biệt. Hơn nữa, sau khi mở khoang vũ khí, máy bay sẽ bị radar phát hiện dễ dàng. Điều này cũng đã được chứng minh trong năm 1999 khi các chuyên gia phòng không Serbia bắn hạ một máy bay ném bom tàng hình F-117A trên bầu trời Belgrade, và hiện nay, các chuyên gia quân sự nói rằng, ngay cả loại máy bay tàng hình đắt tiền F-35 của Mỹ cũng không phải là một bí ẩn đối với radar của Nga và Trung Quốc.
Thứ ba: Chi phí chế tạo một máy bay tàng hình là rất cao. Điển hình đó là một chiếc B-2 Spirit của Mỹ có giá tới 1,157 tỷ USD và là loại máy bay đắt nhất trong lịch sử hàng không.
Tuy nhiên, công nghệ tàng hình không bị cả hai bên từ chối. Các máy bay tiêm kích bom mới như Su-34 hay máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35S cũng đã được các nhà thiết kế làm giảm đáng kể tiết diện phản xạ radar. Trong khi PAK FA, một thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hay máy bay ném bom tầm xa tương lai PAK DA cũng đều được Nga thiết kế như một máy bay tàng hình.
Mặc dù các yêu cầu trong thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga và Mỹ giống nhau về nguyên tắc, nhưng vẫn có sự khác biệt cơ bản. Người Mỹ thì đi theo ý tưởng siêu tàng hình trong khi Nga lại theo khuynh hướng siêu cơ động.
Các chuyên gia quân sự Nga bày tỏ quan điểm rằng, khả năng cơ động sẽ ngày càng quan trọng hơn trong ngành hàng không quân sự. Điều này không chỉ góp phần cho sự phát triển của radar và sự xuất hiện của các radar tần số cao mới, nhưng nó cũng xóa bỏ thế độc quyền của Mỹ trong lĩnh vực máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sau tất cả những thành tựu phát triển của công nghệ radar và công nghệ tàng hình, các máy bay chiến đấu chiến thuật tàng hình sẽ lại trở về quá khứ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Hóa đơn "khủng" cho cuộc chiến vô vọng chống IS

Theo ước tính của các chuyên gia, cuộc chiến chống nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể ngốn của Mỹ 1,5 tỷ USD/tháng.

20 tỷ USD một năm
Hồi tháng 8, Lầu Năm Góc ước tính, chiến dịch ở Iraq có thể khiến Mỹ tiêu tốn trung bình 7,5 triệu USD/ngày. Tuy nhiên, giới chức quốc phòng Mỹ thừa nhận, con số như vậy là khá thấp và nó được đưa ra trước khi Tổng thống Obama ra lệnh mở rộng chiến dịch sang Syria, khởi động bằng cuộc không kích dữ dội hôm 23/9.​
Dựa trên quy mô chiến dịch không kích lớn mà Mỹ đang tiến hành ở Syria, một số nhà phân tích ngân sách, các cựu quan chức quốc phòng Mỹ và Tạp chí Foreign Affairs cho rằng, chi phí chiến tranh thường niên có thể tăng lên hơn 10 tỷ USD.​
hoa-don-khung-cho-cuoc-chien-chong-is.jpg

Máy bay chiến đấu F-18E Super Hornet của Mỹ được tiếp nhiên liệu trên không sau khi không kích. Ảnh: AP​
Trong khi đó, Huffington Post dẫn lời một chuyên gia ngân sách quốc phòng khác nhận định, cuộc chiến của Mỹ ở giai đoạn này có thể tiêu tốn trên 1,5 tỷ USD mỗi tháng. "Tôi ước tính chi phí cho chiến dịch này dễ lên đến khoảng 15 - 20 tỷ USD một năm", Gordon Adams, giáo sư từ Đại học Châu Mỹ, chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại, cho hay.​
Theo Giáo sư Adams, các cuộc không kích là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao. Tính riêng đợt oanh tạc đầu tiên ở Syria, Mỹ và đồng minh sử dụng 47 tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu khu trục và điều động hơn 200 cuộc không kích bằng máy bay phản lực. Giá mỗi quả tên lửa Tomahawk lên đến 1,59 triệu USD. Tổng chi phí vào khoảng 74 triệu USD một ngày, chưa bao gồm chi phí triển khai các tàu khu trục. Theo đó, số tiền để tiến hành các nhiệm vụ này lên đến khoảng 8 tỷ USD một năm. Huấn luyện và trang bị cho lực lượng bộ binh trong khu vực, thuộc Chính phủ Iraq và tộc người Kurd, sẽ tiêu tốn khoảng 3 tỷ USD; đồng thời, việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho phiến quân Syria thân phương Tây tốn thêm khoảng 1 tỷ USD. Số tiền còn lại dùng chi tiêu cho hoạt động duy trì và xây dựng liên minh.​
Tuy nhiên, theo Richard Aboulafia, nhà phân tích quân sự đến từ Teal Group, phí tổn đáng kể nhất không nằm ở những quả tên lửa hay bom mà từ việc duy trì thời gian bay của phi cơ cũng như hoạt động của các tàu chiến. Một chiếc phi cơ chiến đấu ngốn khoảng 10.000 USD mỗi giờ bay. Đặc biệt, chi phí cho chiếc F-22 tối tân, mệnh danh là "chim ăn thịt" trên bầu trời mà Mỹ sử dụng trong ngày đầu không kích Syria, tốn đến 68.000 USD. Được coi là “tiết kiệm” như F-18 cũng ngốn tới 24.400 USD cho mỗi giờ bay.​
Khi được hỏi liệu tiền trong ngân sách quốc phòng có đủ để Mỹ đi đến cùng và đạt mục tiêu "làm suy yếu và tiêu diệt" IS trong khi vẫn duy trì một lực lượng vũ trang hùng hậu không, nhà kinh tế Eugene Steuerle, chuyên gia ngân sách tại Viện Đô thị, cho rằng điều này rất khó. Mỹ sẽ phải đối mặt với quá trình giảm biên chế trong quân đội, cắt đáng kể ngân quỹ cho các chương trình sức khỏe và hưu trí hoặc ngân sách sẽ bị thâm hụt nghiêm trọng...​
Đơn giá "khủng" của các loại bom đạn Mỹ dùng không kích quân IS​

Các mục tiêu của phiến quân IS trên đất Syria vừa bị phá hủy có giá trị bằng bao nhiêu % những loại bom đạn được quân đội Mỹ và đồng minh ném xuống?
Không dễ giành thắng lợi
Trong khi Nhà Trắng đang tìm kiếm sự ủng hộ tài chính từ hơn 50 quốc gia đồng ý hỗ trợ chiến dịch do Mỹ dẫn đầu nhằm đánh bại các tay súng cực đoan IS, thì đài CNN của Mỹ hôm 27/9 lại cho rằng cuộc chiến này khó giành thắng lợi.​
Theo các chuyên gia phân tích quân sự của CNN, đa số các thành viên liên minh chống IS đều hỗ trợ có giới hạn, tức chỉ tham gia không kích IS ở Iraq, loại trừ không kích ở Syria, vốn đang chìm trong nội chiến kéo dài từ năm 2011 đến nay. Tuy nhiên, nhiều nước Arab lại cùng Washington tiến hành các cuộc không kích IS ở Syria. Không có nước thành viên nào cam kết gửi bộ binh đến Iraq để cùng lực lượng nước này chống IS, cũng như điều bộ binh đến Syria. Và những cuộc không kích của liên minh chưa chắc gì ngăn chặn được sự bành trướng của IS, bởi vì các tay súng và thủ lĩnh tổ chức này có thể hòa lẫn vào thường dân để tránh bị không kích. Đó chính là lý do vì sao các quan chức Mỹ và Anh cho biết lực lượng liên minh phải mất nhiều năm mới có thể tiêu diệt IS.​
Trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc ngày 26/9, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đại tướng Martin Dempsey, cho biết những cuộc không kích gần đây đã tiêu diệt được những cơ sở chỉ huy và hậu cần của IS ở Syria. Nhưng có một sự thật là hiện vẫn chưa rõ các cuộc không kích có thể tiêu diệt được các thủ lĩnh của IS hay không. Và cũng chưa có chứng cứ cho thấy liệu IS có mất kiểm soát các vùng lãnh thổ mà tổ chức này chiếm được ở Iraq và Syria sau các cuộc không kích hay không.​
Nhà phân tích quân sự của CNN James Reese cho rằng, các cuộc không kích ở Iraq phần nào ngăn cản đà tiến của IS đến thủ đô Bagdad và thị trấn Rắc-qua (Syria), cứ điểm then chốt nằm dưới sự kiểm soát của IS. Nhưng cựu trung tá quân đội Mỹ, đồng thời cũng là một chuyên gia phân tích quân sự khác của CNN, ông Peter Mansoor, lại cho rằng mặc cho những cuộc không kích, IS vẫn tiếp tục bành trướng và các thủ lĩnh của IS “đang hòa lẫn vào thường dân” để né không kích, bảo toàn tính mạng, tiếp tục điều hành mạng lưới.​
Ngoài ra, chiến dịch chống IS cũng khó giành thắng lợi do thiếu sự phối hợp giữa bộ binh Iraq và lực lượng không quân liên minh, cùng với việc quân đội Iraq đang trong tình trạng không có lãnh đạo. Còn ở Syria, vấn đề phức tạp hơn vì nước này đang trong tình trạng nội chiến với nhiều phe nhóm nổi dậy nỗ lực lật đổ chính quyền Tổng thống Al-Assad. Trong đó, có một số được Mỹ viện trợ vũ khí để chống lại IS và Tổng thống Mỹ Obama luôn khẳng định ông Assad phải từ chức. Khi không có sự hợp tác giữa Washington và lực lượng chính quyền Assad trong chiến dịch không kích chống IS ở Syria, chiến dịch chống IS khó mà đạt được thắng lợi.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Bắn Tomahawk, Mỹ dâng vũ khí triệu đô cho IS chế bom xe hơi


4-1411964175030-16-0-352-660-crop-1411964450695.jpg

Chia sẻ:
IS khoe rằng nhóm phiến quân này đã có thể chế bom xe hơi từ những quả tên lửa Tomahawk bị "xịt" của Mỹ.

Tờ Ibtimes đăng bài viết cho hay: Sau khi Mỹ và các đồng minh Ả Rập tăng cường tấn công các phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đã có các báo cáo cho thấy Hải quân Mỹ sử dụng tên lửa hành trình siêu thanh tầm xa Tomahawk.
Tuy nhiên, tên lửa Tomahawk không thích ứng với mọi điều kiện thời tiết và các phiến quân IS đã tìm ra những cách thức nguy hiểm hơn để sử dụng loại tên lửa trị giá hơn 1 triệu USD/quả này của Mỹ.
Những người ủng hộ các nhóm phiến quân Sunni tuyên bố trên mạng xã hội rằng những quả tên lửa Tomahawk bị “xịt” trở nên vô cùng hữu ích để chế bom xe hơi.
ban-tomahawk-my-dang-vu-khi-trieu-do-cho-is-che-bom-xe-hoi.png

IS dùng những quả tên lửa Tomahawk bị "xịt" để chế bom xe hơi​
Trong một số động thái gần đây như tấn công vào các chốt kiểm soát, phá ngục hay đánh bom tự sát, các nhóm phiến quân này đã sử dụng một số lượng lớn bom xe hơi.
Theo phía quân đội Mỹ, cho đến sớm ngày thứ Ba tuần trước (23/9), Mỹ đã bắn đi 47 tên lửa Tomahawk từ 2 tàu chiến, gồm tàu tuần dương tên lửa USS Philippine Sea và tàu khu trục tên lửa USS Arleigh Burke.
Không lâu sau đó, các phiến quân IS đã tung lên mạng xã hội một chuỗi các bức ảnh của những tên lửa bị bắn xịt khi tấn công vào một căn cứ của IS tại Mount Poet, thành phố Homs (Syria).
ban-tomahawk-my-dang-vu-khi-trieu-do-cho-is-che-bom-xe-hoi.jpg

Một quả tên lửa Tomhawk bị bắn xịt, được IS tìm thấy tại Homs​
Các phiến quân IS cho hay những bộ phận chính của tên lửa Tomahawk như động cơ, cánh tên lửa, bộ vi xử lý điện tử, camera trước, thuốc nổ vẫn còn nguyên vẹn. Nhóm phiến quân khoe rằng họ đã có thể chế tạo bom xe hơi bằng những quả tên lửa này.
Tên lửa hành trình Tomahawk đã được quân đội Mỹ sử dụng trong nhiều thập kỷ, phổ biến nhất là trong Chiến tranh vùng vịnh năm 1991 chống lại Iraq và cuộc chiến năm 2003 cũng tại Iraq.
ban-tomahawk-my-dang-vu-khi-trieu-do-cho-is-che-bom-xe-hoi.jpg

ban-tomahawk-my-dang-vu-khi-trieu-do-cho-is-che-bom-xe-hoi.jpg

Giá thành mỗi quả Tomahawk (Block IV) lên tới 1,59 triệu USD theo tỷ giá năm 2014 (Trong ảnh: Một quả tên lửa Tomhawk bị bắn xịt, được IS tìm thấy tại Homs)​
Hồi tháng Ba năm nay, Tổng thống Obama đã lên kế hoạch loại bỏ các tên lửa hành trình Tomahawk ra khỏi kho vũ khí của Hải quân, dù hệ thống vũ khí thay thế vẫn chưa sẵn sàng hoạt động.
BÀI LIÊN QUAN
Theo các tài liệu ngân sách do Hải quân Mỹ phát hành, ngân sách dành cho chương trình tên lửa Tomahawk (được biết tới như "tên lửa hành trình tiên tiến nhất thế giới") dự kiến sẽ bị cắt giảm 128 triệu USD theo đề xuất ngân sách năm tài khóa 2015 của ông Obama và chương trình sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ vào năm 2016.​
Ngoài việc cắt giảm tiền cho chương trình, số lượng tên lửa Tomahawk được mua bởi Hải quân Mỹ sẽ giảm từ 196 trong năm 2013 xuống còn 100 quả trong năm 2015. Số lượng mua sau đó sẽ giảm xuống bằng 0 vào năm 2016.​
Tuy nhiên, với mức độ sử dụng Tomahawk khá khủng khiếp trong cuộc chiến chống IS, nhiều người kỳ vọng tương lai của loại tên lửa này sẽ thay đổi.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đau đầu tìm cách đối phó với tên lửa Trung Quốc
(Vũ khí) - Trung Quốc vừa chính thức công bố thông tin về loại tên lửa chống hạm C-602 và C-802A, loại tên lửa khiến cho Mỹ phải đau đầu tìm cách đối phó.
Thông tin này được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay, theo đó hai loại tên lửa này có thể đánh chìm tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn. Theo nguồn tin trên, cả 2 tên lửa hành trình này đều được thiết kế bởi Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Guan Shiyi, một chuyên gia của tập đoàn cho biết, tên lửa hành trình được thiết kế có thể bay như một máy bay trong không trung. Với động cơ tương tự giống động cơ máy bay, tên lửa hành trình có thể lướt ở tầm thấp so với mặt nước biển, khiến chúng rất khó bị phát hiện trên màn hình radar.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
trung-quoc-ten-lua-chong-ham-c-802a-c-602-datviet.vn-01_30152062.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa chống hạm C-802A của Trung Quốc{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tên lửa C-602 chỉ nặng một tấn nhưng đủ để đánh chìm hoặc làm hư hại nghiêm trọng một tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn. Trước đó, 3 vụ nổ đã được tiến hành để thử nghiệm tên lửa này.
Chuyên gia Guan Shiyi cho biết thêm, trong quá trình thử nghiệm, cả C-602 và C-802A đều đã đánh trúng mục tiêu rất chính xác.
C-602 thuộc loại tên lửa chống tàu cỡ lớn, có trọng lượng nặng tới 1,24 tấn, dài 6,1m, sải cánh 2,9m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 300kg. Phương thức dẫn đường kết hợp hệ định vị quán tính và radar chủ động có tầm trinh sát 40km. Tên lửa đạt tầm bắn lên tới 400km.
Trước khi Trung Quốc công bố chính thức tính năng của C-602 và C-802A, Hải quân Mỹ đã đau đầu tìm cách đối phó với hai loại tên lửa này.
Hải quân Mỹ đã đề nghị các nhà sản xuất tên lửa gấp rút thiết kế và chế tạo cho họ một mục tiêu bay mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc. Trước đó, Hải quân Mỹ cũng đã nỗ lực phát triển và sản xuất các loại mục tiêu bay để mô phỏng tên lửa chống tàu cận âm do Trung Quốc sản xuất.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
trung-quoc-ten-lua-chong-ham-c-802a-c-602-datviet.vn-02_301521563.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa chống hạm C-602{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hải quân Mỹ đã đề nghị các nhà sản xuất tên lửa của nước này tạo ra một mục tiêu bay cận âm có thể tái sử dụng. Nó phải đáp ứng được yêu cầu bay với tốc độ khoảng 900 km/h, di chuyển cách mặt nước khoảng 1m, có tầm bắn tối đa 700 km và có chi phí sản xuất dưới 200.000 USD. Tên lửa này sẽ mang theo các thiết bị điện tử có thể được điều khiển từ xa.
Cách đây 4 năm, Hải quân quân Mỹ cũng đã đưa một tên lửa chống tàu mô phỏng vào sử dụng sau gần 1 thập kỷ nỗ lực phát triển. Tên lửa GQM-163A Coyote SSST có chiều dài 9,4 m, nặng 800 kg và sử dụng nhiên liệu rắn cũng như động cơ phản lực ramjet. Nó có tầm bắn 110 km và có thể đạt tốc độ tối đa hơn 2.600 km/h.
Tên lửa GQM-163A cung cấp cho các tàu chiến của Hải quân Mỹ một cuộc tấn công mô phỏng từ các tên lửa hành trình (giống như Klub) của Nga hay những loại tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Ít nhất 39 tên lửa GQM-163A đã được sản xuất với giá mỗi tên lửa khoảng 515.000 USD. Đây là tên lửa đầu tiên của Mỹ sử dụng động cơ phản lực ramjet và công nghệ này đang được sử dụng cho những loại tên lửa khác.
Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng hiện tại Hải quân Mỹ dường như không có hệ thống phòng thủ đủ khả năng chống lại tên lửa giống như Klub của Nga hoặc tên lửa C-602, C-802A của Trung Quốc. Hoặc, Mỹ có thể đã phát triển các hệ thống phòng thủ có khả năng này, nhưng không muốn kẻ thù của họ biết các hệ thống này hoạt động như thế nào.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ bắt đầu sửa lỗi động cơ tiêm kích F-35

(Kiến Thức) - Công ty Pratt & Whitney sẽ sửa chữa qui mô lớn động cơ phản lực trên máy bay F-35 vào cuối tháng 10 năm nay.
Tạp chí Airrecognition đưa tin, công ty sản xuất động cơ Pratt & Whitney và Lầu Năm Góc dự kiến sẽ sửa chữa qui mô lớn các động cơ phản lực được trang bị trên những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 vào cuối tháng 10 năm nay.​
Được biết, các kỹ sư của Pratt & Whitney đã tìm ra giải pháp khắc phục được lỗi trên động cơ F-135, nguyên chính dẫn tới sự cố động cơ của một chiếc F-35 bốc cháy trong quá trình thử nghiệm vào tháng 6. Tai nạn trên đã khiến quá trình chuyển giao những chiếc F-35B cho lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ bị trì hoãn trong một thời gian dài.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
f35kienthuc1_pdgw.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Với hàng loạt sự cố gần đây dư luận Mỹ đang dần hoài nghi chương trình F-35 của nước này liệu có cần thiết. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo tờ The Wall Street Journal, cơ quan điều tra tai nạn của Mỹ đã thu hẹp nguyên nhân dẫn tới tai nạn vào tháng 6 vừa rồi, nhờ việc phát hiện một sự cố khác xảy ra trước đó hai tuần tại căn cứ Eglin ở Florida. Theo đó, trong quá trình khởi động, các bộ phận động cơ phản lực F-135 đã cọ sát với nhau quá mức dẫn tới tai nạn.​
Pratt & Whitney - nhà thầu chính phụ trách sản xuất mẫu động cơ phản lực F-135 trên các máy bay F-35 của Quân đội Mỹ, dựa trên bản báo cáo lỗi kỹ thuật xuất phát từ quá trình khởi động của F-135 sẽ tiến hành khắc phục lỗi trên toàn bộ các động cơ đã được đưa vào sử dụng cũng như trong quá trình sản xuất động cơ mới. Bên cạnh đó, qui trình thử nghiệm các động cơ được bảo dưỡng và sản xuất mới cũng sẽ được thay đổi.​
Theo Chris Flynn - Phó chủ tịch phụ trách chương trình F-135 của Pratt & Whitney cho biết, quá trình sửa chữa các động cơ phản lực của F-35 sẽ được tiến hành từ nay cho đến cuối tháng 10. Tiến độ của quá trình sẽ tùy thuộc vào các kết quả thử nghiệm sau khi sửa chữa. Bên cạnh đó ông này cũng cho biết thêm rằng toàn bộ chi phí sửa chữa và thay đổi quá trình sản xuất sẽ đều do Pratt & Whitney chi trả.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
f35kienthuc2_zeef.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Mẫu động cơ phản lực F-135 do Pratt & Whitney phát triển tuy được đánh giá khá cao, nhưng lại mắc quá nhiều khiếm khuyết.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài ra, đợt sửa chữa qui mô lớn này cũng sẽ mở ra một hợp đồng cung cấp các động cơ F-135 tiếp theo cho Pratt & Whitney, khi công ty này đã đàm phán giao hai đơn hàng động cơ tiếp theo cho nhà thầu chính của F-35 là tập đoàn Lockheed Martin.​
Chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 dù đã được Mỹ chi khá nhiều tiền nhưng vẫn không đạt được những bước tiến đáng kể từ sau các mẫu thử đầu tiên. Chưa kể đến việc chương trình trên bị thách thức nghiêm trọng với hàng loạt sự cố trong thời gian gần đây, và Quốc hội Mỹ đang mất dần sự kiên nhẫn với chương trình F-35.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
f35kienthuc4_ksjs.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Không chỉ riêng Mỹ mà cả các quốc gia quan tâm tới F-35 cũng đang dần mất kiên nhẫn với nó.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Chưa kể tới việc ngoài Quân đội Mỹ còn nhiều quốc gia khác cũng đang rất hy vọng vào chương trình F-35, với con số sản xuất dự kiến lên tới 3.000 chiếc.​
Jeff Babione - phó phụ trách chương trình F-35 của Lockheed cho biết, hiện công ty này đang muốn đạt mục tiêu dành được 700 đơn đặt hàng F-35 với các khách hàng bên ngoài nước Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Không quân Mỹ ngày càng thất thế

Quốc hội siết chặt ngân sách quốc phòng khiến những khoản đầu tư cho không quân Mỹ giảm, tác động trực tiếp tới khả năng chiến đấu của lực lượng này.

Trong các lực lượng của quân đội, Không quân Mỹ dường như không phát triển kể từ năm 2010 tới nay. Số lượng máy bay mới của họ giảm mạnh trong khi số máy bay nghỉ hưu tăng cao. Tính tới thời điểm hiện tại, phần lớn máy bay trong biên chế không quân Mỹ đã hoạt động hơn 20 năm. Nhiều mẫu máy bay được nâng cấp để tiếp tục phục vụ trong khi số khác ra khỏi biên chế, National Interest nhận định.
Từ năm 2010 tới năm 2015, Hải quân Mỹ đã mua 1.133 máy bay quân sự với 264 máy bay chiến đấu trong khi Không quân chỉ mua thêm 824 chiếc với 117 máy bay chiến đấu. Hải quân Mỹ cũng mua thêm máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, phiên bản thu gọn của F/A-18 Hornet với giá thành 102 triệu USD/chiếc.
Chiến đấu cơ nào có khả năng tàng hình "đỉnh" nhất?​

(Soha.vn) - F-22, F-35, T-50, J-20…đâu là loại chiến đấu cơ có khả năng tàng hình tốt nhất?
Ngoài ra, Hải quân đã đặt mua 1.039 máy bay không người lái trong khi Không quân Mỹ chỉ mua 400 chiếc trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. Những thống kê cho thấy, nỗ lực thay máu của không quân Mỹ đang đình trệ nghiêm trọng trong khi nhiều máy bay đã đến giai đoạn nghỉ hưu.
Tuy nhiên, những con số mới chỉ là một phần của câu chuyện. Không quân Mỹ dồn phần lớn sức lực vào chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, với những khoản đầu tư khổng lồ, vượt trội hơn hẳn các dự án khác. Ngay cả khi tiêm kích tàng hình (F-22) chính thức gia nhập biên chế Không quân Mỹ, Lầu Năm Góc cũng không thể mua chúng để thay thế toàn bộ tiêm kích chiến đấu đang hoạt động.
khong-quan-my-ngay-cang-that-the-.jpg

F-22 Raptor, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của không quân Mỹ. Ảnh: USAF​
Khi Không quân mải mê theo đuổi tiêm kích máy bay thế hệ thứ năm, Hải quân Mỹ mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F/A-18E/F Super Hornet nhằm tăng cường khả năng tấn công của các hạm đội tàu sân bay. Sự kết hợp giữa 10 tàu sân bay lớp Nimitz và những mẫu tiêm kích mới giúp Hải quân Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng.
Ngày thứ năm đen tối của không quân Mỹ​

Hơn 50 năm trước, trong Chiến tranh Triều Tiên, vùng trời giữa sông Áp Lục và sông Thanh Xuyên (Ch'ongch'on) là hành lang của những chiếc máy bay Mig.
Việc đầu tư tiền vào máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 giúp Hải quân Mỹ có cơ hội đầu tư vào cái gọi là “máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6”, với khả năng tự hoạt động độc lập với con người. Hải quân Mỹ đang thử nghiệm máy bay không người lái tàng hình tự hành X-47B với khả năng cất cánh trên tàu sân bay, hoạt động theo lịch trình đặt trước.
Trên thực tế, Quốc hội Mỹ và lãnh đạo Lầu Năm Góc đang quay cuồng tìm phương hướng giúp giảm bớt tác động của khủng hoảng ngân sách, nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cho quân đội. Để giành lại vị thế, Không quân Mỹ phải tìm những đối tác tin cậy trong Quốc hội, Nhà Trắng và toàn thể người dân Mỹ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.