Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Hết tiền, Không quân Mỹ giải tán phi đội bay số 65 huyền thoại

Do những khó khăn tài chính, Không quân Mỹ chính thức giải tán phi đội bay “Kẻ xâm nhập” số 65 của căn cứ không quân Nellis.

“Để đáp ứng nhu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm Góc, toàn bộ 19 chiếc máy bay chiến đấu F-15 Eagle của phi đội sẽ dừng bay, như vậy sẽ tiết kiệm được 35 triệu USD”, chỉ huy phi đội “Kẻ xâm nhập” số 65, trung tá Greg chia sẻ.​
Trung tá Greg cho biết, hầu hết các thành viên của Phi đội 65 sẽ được bàn giao cho các bộ phận khác, trong đó có khoảng 90 nhân viên bảo trì sẽ được chuyển sang Phi đội số 64.​
"Đại bàng" Israel rụng cánh vẫn tiếp đất an toàn​

Chiến đấu cơ huyền thoại F-15 Eagle (Đại bàng) của Israel vẫn có thể tiếp tục bay sau khi gặp tai nạn dù đã bị hư hại nặng.
Phi đội số 65 là một lực lượng giả định chuyên môn, thường mô phỏng các kỹ thuật và chiến thuật trong chiến đấu của đối phương để tiến hành huấn luyện đối kháng với các lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh của nước này. Phi đội này đã đào tạo được hàng ngàn phi công cho không quân Mỹ.​
Tướng không quân Mỹ Mosley cho biết, phi đội số 65 là phi đội huyền thoại, “Kẻ xâm nhập” đóng vai trò trực tiếp đối với việc nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng không quân Mỹ.​
Trước đó, phi đội này từng bị giải giải tán vào năm 1989, sau đó được khôi phục lại vào năm 2006 tại căn cứ không quân Nellis ở miền nam, Nevada.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Những vũ khí uy lực nhất của Hải quân Nga

Hải quân Nga đang sở hữu 4 loại vũ khí uy lực trong tác chiến trên biển, theo học giả Kyle Mizokami của tạp chí The Diplomat.

1. Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei (Project 955)
nhung-vu-khi-uy-luc-nhat-cua-hai-quan-nga.jpg

Tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky của Hải quân Nga. Ảnh minh họa: Blogspot​
Tàu ngầm lớp Borei được phát triển sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tuy nhiên, dự án này có một thời gian bị gián đoạn do thiếu vốn. Ngày 10/01/2013, chiếc Borei đầu tiên được biên chế cho Hải quân Nga có tên Yuri Dolgoruky. Ba chiếc tàu ngầm loại này đã xuất xưởng.​
Borei có thể mang 16 tên lửa đạn đạo Bulava. Trang tin Missile Threat cho biết tầm bắn của tên lửa Bulava lên tới 8.300 km. Như vậy, những chiếc Borei tại biển Barent và biển Okhotsk có thể phóng tên lửa Bulava vươn tới bất kỳ điểm nào ở lục địa Mỹ.​
2. Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Yasen (Project 885)
nhung-vu-khi-uy-luc-nhat-cua-hai-quan-nga.jpg

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 885 Yasen mang tên Severodvinsk. Ảnh: MilitaryToday​
Đầu những năm 1990, tàu ngầm lớp Yasen được phát triển nhằm thay thế các tàu ngầm lớp Akula và Oscar. Hai chiếc được hoàn thành là Severodvinsk và Kazan. Theo kế hoạch, ít nhất 5 chiếc tàu ngầm lớp Yasen sẽ được đóng.​
BÀI LIÊN QUAN
Yasen là một trong những lớp tàu ngầm hiện đại nhất thế giới với mức độ tự động hóa cao. Thủy thủ đoàn của Yasen gồm 90 người. Lò phản ứng hạt nhân 200MW giúp tàu đạt tốc độ tối đa là 30 - 45 hải lý/h, và "tốc độ hoạt động tĩnh" là 20 hải lý/h. Bố trí sonar hình vòng cung Irtysh - Amfora giúp tàu phát hiện chủ động và bị động.​
Tàu ngầm lớp Yasen có 8 ống phóng thẳng đứng, 4 ống phóng ngư lôi 650 mm và 4 ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533 mm. Ngoài các ngư lôi dẫn đường tiêu chuẩn, Yasen còn được trang bị siêu ngư lôi có thể di chuyển với vận tốc 200 hải lý/h với tầm hoạt động từ 7-13 km.​
Giống như tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ, tàu Yasen có ống phóng thẳng đứng để sử dụng tên lửa hành trình như SS-N-26, hay SS-N-21 Sampson. Sampson là loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất tương tự như Tomahawk của Mỹ với tầm phóng 2.500 km.​
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga chỉ sử dụng linh kiện nội địa​

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới của Nga Prince Vladimir (lớp Borei) sẽ không sử dụng bất kỳ linh kiện ngoại nhập nào.
3. Tàu tuần dương Pyotr Velikiy (Peter Đại đế )
nhung-vu-khi-uy-luc-nhat-cua-hai-quan-nga.jpg

Pyotr Velikiy được trang bị 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit. Ảnh minh họa: Gopixpic​
Tàu tuần dương Pyotr Velikiy thuộc lớp Kirov. Nó được trang bị 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit. Đây là loại tên lửa có thể tấn công các tàu cực lớn của đối phương. Nó có thể xuyên thủng tầng phòng thủ của một cụm tác chiến tàu sân bay.​
Một tên lửa P-700 Granit dài 10 m, có kích cỡ ngang với một chiếc máy bay nhỏ. Tốc độ có thể đạt 2,5 Mach, tầm phóng 500 km. P-700 có thể mang đầu đạn thông thường 750 kg hay đầu đạn hạt nhân 500 kT.​
Khi thực hiện nhiệm vụ, lúc đạt tốc độ cao nhất, tàu Pyotr Velikiy có thể bỏ xa các tàu hộ tống của mình, bởi vậy nó còn có hệ thống phòng không hùng mạnh.​
Pyotr Velikiy mang 48 tên lửa S-300F và 42 tên lửa đất đối không S-300FM Fort-FM. Đối với phòng thủ gần, Pyotr Velikiy có 128 tên lửa SA-N-9 "Gauntlet" và 5 hệ thống vũ khí Kashtan.​
P-700 Granit - Sát thủ diệt tàu sân bay​

(Soha.vn) - Là vũ khí chủ lực của tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov và tàu ngầm hạt nhân lớp Osca, P-700 Granit được coi là sát thủ đối với hạm đội tàu sân bay Mỹ.
4. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov
nhung-vu-khi-uy-luc-nhat-cua-hai-quan-nga.jpg

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: denizhaber.com​
Đây là chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga. Kuznetsov được Liên Xô thiết kế từ năm 1974 và hoàn thành năm 1985 tại xưởng đóng tàu Nikolayev, Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã, nó được biên chế cho Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga.​
Độ choán nước tối đa của Kuznetsov là 55.000 tấn, bằng một nửa so với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Tàu có 3 đường băng cất cánh dốc 15 độ, và 4 cáp hãm đà giúp máy bay hạ cánh. Hai thang máy lớn có thể di chuyển máy bay lên xuống buồng chứa.​
Kuznetsov sở hữu 18 máy bay đánh chặn Su-33 Flanker, 4 máy bay tấn công Su-25UTG Frogfoot, 15 trực thăng chống ngầm Ka-27 Helix và 2 trực thăng cảnh báo sớm Ka-31.​
Hải quân Nga đang thay thế Flanker-D bằng tiêm kích MiG-29K, một phiên bản tàu sân bay của loại tiêm kích đa nhiệm vốn được thiết kế cho Hải quân Ấn Độ.​
Kuznetsov được trang bị lượng vũ khí lớn với 12 tên lửa chống hạm P-700, 24 tên lửa phòng không S-N-9, 8 hệ thống CIWS Kashtan, và 6 pháo bắn nhanh AK-630. Hai bệ phóng rocket chống ngầm RPK-5 Liven là lớp phòng thủ cuối cùng.​
Kuznetsov từng gặp phải vấn đề nghiêm trọng đối với hệ thống động lực. Nó cần được nâng cấp hệ thống điện và loại bỏ các tên lửa P-7000 để tăng diện tích khoang chứa. Nếu không được nâng cấp, Kuznetsov có thể bị cho "nghỉ hưu" vào những năm 2020. Chiếc tàu chị em với Kuznetsov chính là Varyag đã được Trung Quốc mua lại và cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa Nga khiến Mỹ toát mồ hôi

Những tên lửa mới của Nga sẽ vô hiệu hóa sức mạnh quân sự của Mỹ trong một khu vực địa chính trị rộng lớn.

Khi người Mỹ xúc động
Trong bài phát biểu mới đây tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 69, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi những hành động của Nga là mối đe dọa chủ yếu đối với thế giới, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Báo chí Nga đã gọi phát biểu của ông Obama là sự công kích đối với nước Nga và mang tính giận dữ, không thích hợp, đồng thời đặt câu hỏi điều gì có thể khiến tổng thống của cường quốc mạnh nhất thế giới xúc động đến như vậy.
ten-lua-nga-khien-my-toat-mo-hoi.jpg

Ông Obama phát biểu tại ĐHĐ LHQ khóa 69​
Trong bài viết đăng tải trên tờ Bình luận quân sự, tác giả Konstantin Dushenov lý giải rằng có thể thông tin về các loại tên lửa có cánh mới phóng từ biển của Nga chính là nguyên nhân khiến ông Obama “xúc động” đến thế.
Trong một cuộc họp hồi tuần trước ở Novorossisk, đích thân Tổng thống Nga Putin đã công bó về việc triển khai các loại tên lửa mới này. Theo đó, những tên lửa này đang vô hiệu hóa sức mạnh của Mỹ và khiến Washington mất đi sự vượt trội về quân sự ở một khu vực địa chính trị rộng lớn, từ Warszawa đến Kabul, từ Rome đến Baghdad.
Xe chiến đấu M2 Mỹ có vũ khí xuyên thủng giáp của BMP-3 Nga​

Mỹ đang thử nghiệm module chiến đấu mới lắp đặt trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley để có thể đánh bại loại xe BMP-3 của Nga trong tương lai.
Món quà thứ nhất
BÀI LIÊN QUAN
Ngày 10/9, truyền thông Nga đưa tin rộng rãi rằng Tổng thống Putin đã đích thân lãnh đạo Ủy ban Công nghiệp quốc phòng, vốn trước đó vẫn thuộc sự quản lý của chính phủ. Ông Putin cũng yêu cầu đến trước tháng 12/2014 phải chuẩn bị xong phương án mới của Học thuyết quân sự Nga.​
Tổng thống Putin đã đề nghị thảo luận một cách chi tiết những hệ thống vũ khí nào nước Nga cần phát triển để đáp trả một cách hiệu quả những mối đe dọa mới. Ông Putin cũng xác định một trong những hướng đi chủ yếu trong việc phát triển công nghiệp quốc phòng là vũ khí chính xác cao và nhấn mạnh rằng trong những năm tới, cần phải đảm bảo phát triển đột phá tất cả các thành tố của loại vũ khí này.​
Ngoài ra, ông chủ Điện Kremlin cũng tuyên bố rằng cần phải chế tạo các mẫu vũ khí trang thiết bị quy chuẩn hóa và các phương tiện đa năng, đặc biệt chú trọng tới Hải quân với các dự án chế tạo tàu mới đa năng về vũ khí và các hệ thống điều khiển, liên lạc.
Căn cứ để Tổng thống Putin nêu ra những bước đi này là việc nước Nga cần phản ứng trước những mối đe dọa an ninh mới. Ông Putin nói thẳng các vòng đàm phán không có kết quả và Mỹ vẫn tiếp tục triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, trong đó có ở châu Âu và Alaska nằm sát biên giới Nga.
ten-lua-nga-khien-my-toat-mo-hoi.jpg

Mỹ vẫn tiếp tục triển khai các thành tố NMD cả trên bộ và trên biển sát biên giới Nga bất chấp sự phản đối từ Moskva​
Ông Putin sau đó còn châm chọc rằng “ngoài ra còn có những thứ khác khiến Nga phải lo lắng” và ám chỉ tới một số “món quà” không mấy dễ chịu mà Nga sẽ dành cho các “đối tác phương Tây” với mục đích chủ yếu là để họ “không còn bị loạn thần kinh”.
Theo tác giả Dushenov, ban đầu giới phân tích ít để ý đến những từ ngữ mà Tổng thống Putin sử dụng như “món quà” hay “loạn thần kinh” bởi họ coi đó đơn giản là lời nói hình ảnh, cách nói bóng gió thông thường của ông Putin nhằm thể hiện sự kiên quyết trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga. Chỉ một số ít chú ý tới những ngôn từ này và khi đó họ đã đoán ra “chú Vova” đang chuẩn bị những “món quà” cho “chú Sam”.
Tên lửa Nga thách thức sức mạnh quân sự Mỹ như thế nào?​

Trong lịch sử, Không quân Mỹ đã không ít lần bị “bẽ mặt” trước các vụ máy bay bị tấn công bằng tên lửa do Liên Xô/Nga sản xuất.
Ngày 23/9, Tổng thống Putin tiếp tục có mặt tại Novorossisk để tiến hành phiên họp về vấn đề phát triển các cảng biển. Tại đây, Đô đốc Vitko đã báo cáo về tiến độ xây dựng các căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở Novorossisk. Đô đốc Vitko cho biết “các tàu ngầm sẽ bố trí tại các căn cứ này đều được trang bị tên lửa có cánh tầm xa và tính bí mật của các tàu ngầm này khi xuất kích từ các điểm neo đậu ở Novorossisk cao hơn ở Sevastopol.
Khi đó, Tổng thống Putin đã rất quan tâm tới tầm xa chính xác của các tên lửa có cánh được nhắc tới. Đô đốc Vitko đã trả lời là “trên 1.500 km. Kế hoạch sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2016.
Đoạn hội thoại này sau đó đã được tất cả các kênh truyền hình trung ương phát đi và các hãng thông tấn lớn đăng tải.
Có gì đặc biệt?
Câu hỏi đặt ra là “vậy thì có gì đặc biệt”. Theo phân tích của báo chí Nga, trước hết cần phải nói về những tàu ngầm sẽ được bố trí tại quân cảng Novorossisk. Đó chính là những tàu ngầm thuộc dự án 636.3, phiên bản Varshavyanka được hiện đại hóa sâu.
Varshavyanka là tàu ngầm điện-diesel cỡ lớn thế hệ thứ ba có từ thời Liên Xô. Thế hệ đầu tiên của nó chính là Dự án 641, thế hệ thứ hai là 641B. Đến năm 1983, xuất hiện tàu ngầm thế hệ thứ 3 thuộc dự án 877 với tên gọi Varshavyanka với ý định trang bị không chỉ cho Hải quân Liên Xô mà còn cho các nước trong Khối hiệp ước Warszawa. Phiên bản hiện đại hóa của loại tàu ngầm này hiện được khai thác dưới tên gọi Dự án 636.
ten-lua-nga-khien-my-toat-mo-hoi.jpg

Tàu ngầm B-261 Novorossisk thuộc Dự án 636.3​
Ban đầu, Varshavyaka không được thiết kế để trang bị tên lửa. Sau đó, việc chế tạo tên lửa để có thể phóng từ loại tàu ngầm này được bắt đầu từ năm 1983. Khi đó, tàu ngầm Dự án 877 đã được đưa vào biên chế cho Hải quân Liên Xô nhưng phải tới năm 1993, tức là 10 năm sau, vụ phóng tên lửa đầu tiên từ loại tàu ngầm này mới được thực hiện.
Loại tên lửa đầu tiên dành cho các tàu ngầm Varshavyank Dự án 877 là tên lửa có cánh Biryuza, về sau này là Kalibr với tầm bắn tối đa được công bố lên tới 300 km.
Varshavyank Dự án 877 khi được chế tạo là loại tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới và cũng là tàu ngầm phi hạt nhân duy nhất trên thế giới được trang bị vũ khí tên lửa. Các tên lửa trang bị cho loại tàu ngầm này cũng là mẫu tên lửa tên lửa có cánh đầu tiên của Liên Xô được bắn từ các máy bắn ngư lôi 533 mm.
Cho tới khi đó, các máy bắn ngư lôi loại này chỉ được sử dụng cho các tên lửa đạn đạo như 81R, 83R, 84R và các phiên bản của chúng với tầm bắn trên 50 km.
ten-lua-nga-khien-my-toat-mo-hoi.jpg

Các tàu ngầm Varshavyanka thuộc Hạm đội Biển Đen của nga sẽ được trang bị loại tên lửa mới có tầm bắn trên 1.500 km​
Như vậy, việc Varshavyanka được trang bị tên lửa có cánh với tầm bắn trên 1.500 km là cả một bước tiến lớn. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch (bố trí tên lửa có cánh với tầm bắn trên 1.500 km trong máy phóng ngư lôi 533 mm) thì đây là bước đột phá của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Ngoài ra, thành tựu này của Nga cũng đồng nghĩa với sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược quân sự của Mỹ cũng như thay đổi về chất cán cân lực lượng nghiêng về phía có lợi cho Nga. Khi đó, bất kỳ tàu chiến nào của Nga, không chỉ tàu ngầm mà kể cả tàu mặt nước, cũng có thể trở thành các phương tiện mang tên lửa chiến lược. Tại sao lại là chiến lược? Chiến lược bởi việc trang bị đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa này chỉ còn là vấn đề thời gian và ý chí chính trị của Điện Kremlin.
Món quà thứ hai
Ngày 29/9, Nga cùng các nước trong khu vực tiến hành Hội nghị thượng đỉnh Caspi. Hội nghị được tổ chức tại thành phố Astrakhan ở miền Nam nước Nga với sự tham dự của nguyên thủ các nước Nga, Azerbaijan, Iran, Turkmenistan và Kazakhstan. Lần đầu tiên các nước đã ra được tuyên bố chung làm cơ sở cho một công ước trong tương lai về quy chế pháp lý của biển Caspi.
Tổng thống Nga Putin đánh giá thỏa thuận 5 bên này đã đáp ứng lợi ích lâu dài của tất cả các bên, coi sự hợp tác của 5 nước vùng Caspi sẽ giúp củng cố an ninh trong khu vực bởi tất cả đều thống nhất loại trừ sự hiện diện của lực lượng vũ trang “ngoại khối” trong khu vực.
ten-lua-nga-khien-my-toat-mo-hoi.jpg

Lãnh đạo các nước tại Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ IV​
Giữa lúc đó, có thông tin về việc Hạm đội Caspi của Nga sẽ được trang bị 9 chiếc tàu tên lửa loại nhỏ thuộc Dự án 21631 “Buyan-M”. Các tàu ngày có lượng choán nước chỉ là 950 tấn, được trang bị động cơ phụt nước và rất cơ động. Các tàu này được trang bị các tổ hợp tên lửa Kalibr với số lượng 8 tên lửa mỗi tàu và được bố trí trong ống phóng thẳng đứng.
Câu hỏi đặt ra là Nga sử dụng các tàu tên lửa loại nhỏ cùng tên lửa Kalibr để làm gì. Kalibr có khả năng tiêu diệt cả tàu khu trục song không có nước nào ở ven biển Caspi sử dụng loại tàu này trong khu vực. Trong khi đó, với tầm bắn 300 km, Kalibr chỉ có thể tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Azerbaijan, Iran, Turkmenistan và Kazakhstan.
Tuy nhiên, cần tính xa hơn bởi các tàu Buyan có thể sẽ được trang bị các lên lửa tầm xa mới mà Đô đốc Vitko đã đề cập.
Giữa Moskva và Washington từng có một hiệp ước ký năm 1987, theo đó cấm Nga và Mỹ triển khai tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn trên 500 km. Tuy nhiên, hiệp ước này lại không có hiệu lực đối với tên lửa phóng từ biển. Điều đó có nghĩa là 9 chiếc tàu Buyan nếu được trang bị loại tên lửa có cánh mới có thể cùng lúc tiêu diệt 72 mục tiêu ở tầm xa trên 1.500 km.
ten-lua-nga-khien-my-toat-mo-hoi.jpg

Tàu tên lửa Buyan-M trên biển Caspi​
Như vậy, các tàu Buyan ở Caspi kết hợp với các tàu ngầm Varshavyank của Hạm đội Biển Đen được trang bị loại tên lửa có cánh mới sẽ bao quát một phạm vi rộng lớn. Khi đó, Warszawa và Rome, Baghdad và Kabul cùng các điểm neo đậu và các cụm tàu tấn công mặt nước của Hạm đội 6 của Mỹ ở Địa Trung Hải đều nằm trong tầm ngắm của tên lửa Nga. Kể cả Israel, phần lớn bờ phía Nam của Địa Trung Hải cũng không nằm ngoài tầm bắn của các tên lửa mới mà Nga sẽ đưa vào trang bị.
Trong khi đó, Mỹ chưa có cách nào để triển khai lực lượng đối phó với “mối đe dọa bất ngờ” từ Nga. Ở Biển Đen, Mỹ bị hạn chế bởi Công ước Montreux, thiết lập năm 1936. Theo Công ước, tàu chiến từ các quốc gia không giáp Biển Đen chỉ có thể ở trong vùng biển này tối đa 21 ngày. Ngoài ra, để được phép đi qua hai eo biển, tàu không được có trọng tải vượt 45.000 tấn. Còn ở khu vực Caspi, 5 quốc gia ven biển này đã nhất trí không chấp nhận sự hiện diện quân sự của một nước “lạ mặt”.
Nga vẫn chưa tiết lộ cụ thể loại tên lửa mới với tầm bắn trên 1.500 km là gì. Tuy nhiên, lời nói của một Tổng thống và một Tư lệnh Hải quân (Đô đốc Vitko) không phải là chuyện phiếm. Đây là những món quà bất ngờ mà Nga dành cho Mỹ và chắc hẳn sẽ còn nhiều “món quà” khác đang chờ đợi “chú Sam”.
 
  • Like
Reactions: Ha Sonata
23/8/12
1.162
3
38
J-20 của Trung Quốc có thể “đè bẹp” siêu tiêm kích F-22 của Mỹ?
ANTĐ -Tờ báo Global Times của Trung Quốc khẳng định rằng chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc có thể đánh bại F-22 Raptor của không quân Mỹ trong những cuộc cận chiến trên không, mặc dù J-20 vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa được sản xuất.

Bài viết liên quan

sbcrf-22_msjs148.jpg

Siêu tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ được cho là "không thể đánh bại trên không"

F-22 Raptor của Mỹ được cho là chiến đấu cơ tàng hình "không thể bị đánh bại trên không" của quân đội Mỹ. Sở hữu các tính năng ưu việt và được trang bị các tên lửa AIM-120C AMRAAM, bom GBU-32 JDAM (mỗi quả nặng 1.000 pound), bom đường kính nhỏ GBU-39.., tiêm kích F-22 dễ dàng giành áp đảo khi thực hiện tấn công các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất.
Bên cạnh đó, 2 động cơ mạnh mẽ Pratt & Whitney F-119-PW-100 giúp F-22 có thể tăng tốc vượt âm khi không sử dụng thùng chất đốt phụ. Ngoài ra, công nghệ thay đổi hướng của lực đẩy động cơ (TV) giúp siêu tiêm kích của không quân Mỹ này có thể trình diễn những cú bẻ góc hẹp ngoạn mục khi ở trên không, thậm chí có thể đứng thẳng như trực thăng.​
Hồi cuối tháng 9-2014, cất cánh từ căn cứ không quân của Mỹ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), các chiến đấu cơ F-22 Raptor đã tiến hành hàng loạt những vụ ném bom nhắm vào tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền bắc Syria thành công.​
Mạnh mẽ là vậy, nhưng tờ Global Times của Trung Quốc lại nhận định rằng, mặc dù F-22 Raptor tiến hành các chiến dịch không kích thành công ở Syria, nhưng nó không có các bình xăng phụ và phải phụ thuộc vào máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-10.​
Theo Global times F-22 Raptor thể hiện khả năng tiêu diệt tất cả các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, bao gồm F-15, F-16 và F/A-18 trong các cuộc tập trận, nhưng nó vẫn không thể sánh bằng các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5.​
Hơn nữa, các tiêm kích Rafale của Pháp hay Eurofigher Typhoon của Đức cũng có thể trở thành mối đe doạ thực sự của F-22. Trong cuộc tập trận Red-Flag-Alaska năm 2012, chiến đấu cơ Eurofigher của Đức không chỉ diệt các mục tiêu của mình mà còn hạ được một số lực tiêu giao cho F-22.​
Bên cạnh đó, F-22 Raptor không có màn hình hiển thị trong mũ của phi công, để hỗ trợ cận chiến trên không chống lại các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5.​
Chính vì những "điểm yếu" kể trên, tờ Global times kết luận F-22 Raptor không thể đánh bại chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc trong cận chiến trên không.​
Tuy nhiên, một tờ báo khác của Trung Quốc, Wantchinatimes cho là Global đã đưa ra kết luận quá sớm bởi vì chiến đấu cơ J-20 vẫn chưa được sản xuất và vẫn còn trong giai đoạn phát triển.​
Đua tiêm kích thế hệ 5 trên tàu sân bay, TQ có thể thắng Mỹ?

Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang mới khi cả 2 quốc gia này tìm cách phát triển máy bay tàng hình thế hệ 5 có thể cất cánh từ tàu sân bay.

Trang mạng Business Insider đăng bài viết cho hay:Theo David Axe, phóng viên chuyên về mảng quân sự (từng cộng tác với tạp chí Diplomat, Đài tiếng nói Hoa Kỳ...), Trung Quốc đã đặt mô hình tiêm kích thế hệ 5 J-31 với kích thước gần thật lên trên mô hình tàu sân bay duy nhất của nước này.
Trung Quốc thường thử nghiệm loại vũ khí mới trước khi đưa vào trang bị bằng việc chế tạo các mô hình mẫu trước tiên, mặc dù J-31 đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm vào tháng 06 vừa qua.
dua-tiem-kich-the-he-5-tren-tau-san-bay-tq-co-the-thang-my.jpg

Máy bay tàng hình thế hệ 5 J-31 của Trung Quốc.​
Nếu Trung Quốc thực sự lên kế hoạch triển khai J-31 trên tàu sân bay Liêu Ninh thì đây sẽ là đối thủ trực tiếp của máy bay F-35C Mỹ. F-35C dự kiến được trang bị trên các tàu sân bay của Mỹ vào năm 2018, đây cũng sẽ là loại máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới được triển khai trên biển.
Khao khát sở hữu các công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc xuất hiện vào thời điểm Mỹ muốn xoay trục trong lĩnh vực ngoại giao và quân sự sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã nhận thấy nguy cơ mất ưu thế nếu như Mỹ tăng cường ảnh hưởng ở châu Á và Bắc Kinh đang cố gắng làm đối trọng với bất kỳ mối gia tăng ảnh hưởng nào của Washington tại khu vực sân sau của mình.
dua-tiem-kich-the-he-5-tren-tau-san-bay-tq-co-the-thang-my.jpg

F-35C thử nghiệm cất cánh bằng máy phóng trên mặt đất.​
Việc có thể triển khai máy bay thế hệ 5 trên biển sẽ là một lợi ích vô cùng lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc, khả năng này có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh ở Thái Bình Dương. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh căng thẳng đang ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng ở khu vực Biển Đông đến biển Hoa Đông, một loại máy bay thế hệ 5 cất cánh từ tàu sân bay có thể mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công đầu tiên trong trường hợp có chiến tranh nổ ra.
Ngoài J-31, Trung Quốc cũng đang trong quá trình đóng thêm 2 tàu sân bay cho hạm đội của mình. Một trong số đó sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân và có kích thước lớn như các siêu tàu sân bay của Mỹ.
Hoàn Cầu: J-31 có thể khiến F-35 Mỹ không còn đất diễn​

(Soha.vn) - Theo Hoàn Cầu, với độ tiên tiến không kém gì F-35 nhưng lại có giá thành thấp hơn, J-31 sẽ được hầu hết các quốc gia đang phát triển lựa chọn thay vì F-35 Mỹ.
Trung Quốc cũng đang phát triển một mẫu máy bay tàng hình thế hệ 5 khác là J-20. Hiện tại, J-20 đang trong giai đoạn thử nghiệm với nguyên mẫu và còn cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện. Tuy nhiên, mẫu máy bay này có thể là tác nhân làm thay đổi cuộc chơi ở châu Á, J-20 có thiết kế được cho là đánh cắp ý tưởng từ cả 2 mẫu máy bay thế hệ 5 F-22 và F-35 của Mỹ.
dua-tiem-kich-the-he-5-tren-tau-san-bay-tq-co-the-thang-my.jpg

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20​
So với J-20, J-31 được đánh giá cao hơn về mặt thiết kế. Giám đốc viện thiết kế máy bay MiG của Nga gọi J-31 là "thiết kế nội địa thành công".
Rất có thể Trung Quốc sẽ phát triển J-31 [BCOLOR=transparent]song song cùng với J-20. Điều này cũng tương tự như việc Mỹ sử dụng cả F-22 và F-35.[/BCOLOR]
Trung Quốc cũng có thể phát triển J-31 dành riêng cho thị trường xuất khẩu và trở thành đối thủ của F-35. Trong trường hợp này, Bắc Kinh có thể tự coi mình là nhà cung cấp vũ khí tương lai cho những quốc gia mà Mỹ không muốn bán.
TQ lo máy bay ế ẩm vì… tiêm kích “hàng thải” của Mỹ​

Ông Ma nhận định rằng TQ cũng có những thách thức trong việc xuất khẩu máy bay chiến đấu, do ngày càng nhiều chiến đấu cơ thế hệ 4 của Mỹ bắt đầu bị loại khỏi biên chế.
Một trong những ứng viên có thể mua máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc là Pakistan. Hai quốc gia này vốn đã có hợp tác trong việc chế tạo máy bay chiến đấu và 54 % số vũ khí hiện nay của Pakistan là có xuất xứ từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc bán máy bay thế hệ 5 cho Pakistan có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ, nước hiện đang có chương trình phát triển máy bay thế hệ 5 với Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
“NATO sẽ không kết nạp Ukraine do nước này muốn giành lại Crimea”
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Thực tế Ukraine đang yêu cầu lấy lại Crimea nói lên rằng nước này sẽ không thể là một thành viên của NATO, tạp chí Mỹ The National Interest viết.
853fed33e55eb6_img_GDOB.jpg

Ảnh minh họa.​
Thực tế Ukraine đang yêu cầu lấy lại Crimea nói lên rằng nước này sẽ không thể là một thành viên của NATO, tạp chí Mỹ The National Interest viết.

"Không phải những kỳ vọng chủ quyền mà chính mối đe dọa xung đột quân sự với Nga sẽ không cho phép Mỹ và các đồng minh của mình (chủ yếu là Đức) tiếp nhận Ukraine như một thành viên chính thức," tạp chí Mỹ nêu nhận xét.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine được duy trì để cuộc xung đột quân sự không tái diễn, rất quan trọng việc đảo ngược động lực chính trị nguy hiểm ở Đông Âu, The National Interest lưu ý.

Theo tạp chí này, những thay đổi cần thiết bao gồm các bước: thu hút quan sát viên OSCE vào lãnh thổ Donbass, trong đó có khu vực dọc biên giới Nga-Ukraine; thỏa thuận giá khí đốt giữa Ukrainevà Nga với sự hỗ trợ tích cực của EU và đối thoại chính trị của Ukraine cùng đại diện hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng DNR và LNR.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mua áo giáp của Mỹ Âu Ukraine có thắng Rebel Pro Nga

Ukraine thừa nhận không “đỡ” nổi đạn xuyên giáp lạ ở miền Đông

Ukraine phát hiện một loại đạn lạ nghi của Nga có lõi bằng hợp kim cacbua vonfram, có thể xuyên thủng từ áo giáp binh sĩ tới giáp xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh.

“Phân tích loại đạn được lấy từ phía Đông Ukraine, chúng tôi thấy rằng hầu hết loại áo giáp có sẵn trong quân đội của chúng tôi đều không đáp ứng được mức độ bảo vệ để kháng lại loại đạn này. Vì những viên đạn được sử dụng cho các vũ khí cầm tay với các kích cỡ 5,45 mm và 7,62 mm đã được gia tăng đáng kể khả năng xuyên giáp. Chúng đã được nghiên cứu kỹ cho thấy đó là một bằng chứng về sự hiện diện của loại vũ khí hiện đại nhất ở Đông Ukraine”, Tiến sĩ, Đại tá Igor Chepken, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Trung ương về Vũ khí và thiết bị quân sự Ukraine cho biết trong một cuộc họp báo mới đây.​
ukraine-thua-nhan-khong-do-noi-dan-xuyen-giap-la-o-mien-dong.jpg

Đạn xuyên giáp lạ có lõi bằng cacbua vonfram có thể xuyên bất cứ loại giáp hiện đại nào của Ukraine. Ảnh: Pressa.today​
Theo Tiến sĩ Chepken, loại đạn này có chỉ số 7N37, khả năng xuyên giao cao hơn nhiều so với những viên đạn được sử dụng trong các đơn vị của quân đội Ukraine. Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã nhận thấy, loại đạn này có lõi làm bằng hợp kim cacbua vonfram và có khả năng xâm nhập vào bất kỳ loại giáp nào. Nó cũng có thể phá vỡ các tấm áo giáp với độ dày lớn hơn độ dày lớp giáp xe bọc thép hiện đại của Ukraine.​
Ông Chepken nghi vấn rằng, đó có thể là vũ khí mới nhất có xuất xứ từ Nga và đang được thử nghiệm ở miền Đông Ukraine. Đồng thời vị Viện trưởng này cũng cáo buộc, những thông tin mà phía Nga thường nói rằng quân đội Nga không tạo ra những loại đạn dược thay thế là không đúng sự thật.​
“Trong suốt 20 năm qua, Nga đã tạo ra những loại đạn mạnh mẽ với cỡ 5,45x39 mm với các chỉ số 7N10, 7N13 và các chỉ số tăng khả năng xuyên giáp 7N22, 7N23, 7N24, 7N26, 7N37, thậm chí có thể là 7N39”, Tiến sĩ Chepken nói.​
Vì sao “hàng khủng” Grad làm mưa làm gió ở Đông Ukraine?​

Ukrinform cho hay, sáng 1/10 phe nổi dậy tiếp tục sử dụng hệ thống rocket đa nòng Grad pháo kích vào các đơn vị an ninh của Ukraine.
Các chuyên gia quân sự của Ukraine cũng tiết lộ, loại đạn này có khả năng hủy diệt hơn hẳn các vũ khí hiện đại của Ukraine và có thể được sử dụng cho súng máy hạng nhẹ. Cố vấn Bộ Quốc phòng Ukraine Alexander Danyluk cho biết, quân đội Nga cũng từng liên tục thử nghiệm các loại đạn cho kết quả thâm nhập vào bất cứ loại giáp bảo vệ nào hiện nay trên thế giới.​
Trước đó, ông Danyluk trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình 112 Channel đã khẳng định rằng, tuy loại đạn trên rất lợi hại song một khi biết được, Ukraine sẽ thay đổi cách bảo vệ xe của họ. Đồng thời có thể là cơ hội để Ukraine chế tạo ra loại đạn có sức mạnh ngang ngửa, thậm chí còn có thể xuyên giáp mạnh hơn như thế nữa.​
ukraine-thua-nhan-khong-do-noi-dan-xuyen-giap-la-o-mien-dong.jpg

Khói trắng bốc lên trên tu viện do đạn pháo ở gần sân bay tại Donetsk ngày 7/10. Ảnh: Foxnews​
Foxnews cho biết, đến ngày 7/10, phía ly khai vẫn tiếp tục nã pháo gần sân bay ở Donetsk, Đông Ukraine. Các cuộc tấn công bằng hỏa lực này bao gồm cả các xe tăng, các hệ thống pháo và hệ thống phóng rocket đa nòng. Hôm 6/10, các quan chức địa phương Donetsk thông tin, có ít nhất 4 dân thường đã bị chết trong các cuộc đụng độ. Tuy nhiên, cả phía ly khai và quân đội Kiev vẫn đang đổ trách nhiệm cho nhau về vụ việc này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
ẢNH: Tiêm kích F-15 lao đầu xuống ruộng khoai, bốc cháy ngùn ngụt

BBC đưa tin, một chiếc tiêm kích F-15 của Mỹ đã rơi xuống gần khu vực dân cư và một trường học tại Lincolnshire (Anh) vào hôm qua (8/10, theo giờ địa phương).

Các nhân chứng cho biết họ nhìn thấy một chiếc F-15D lao xuống một cánh đồng ở Lincolnshire lúc 14h30 giờ GMT hôm 8/10.
Không quân Mỹ cho biết chiếc máy bay thuộc phi đội 48 đóng tại căn cứ Không quân Hoàng gia Anh Lakenheath ở Suffolk. Chiếc máy bay gặp nạn khi đang tiến hành một bài tập huấn luyện tác chiến.
Đại tá Robert Novotny, chỉ huy căn cứ cho biết: "Chúng tôi thật may mắn, phi công đã kịp thoát ra ngoài.... Cậu ấy đang trong trạng thái tinh thần tốt".
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Một chiếc trực thăng HH-60G Pave Hawk đã được huy động để đưa viên phi công trở lại căn cứ điều trị vết thương.
"Đại bàng" Israel rụng cánh vẫn tiếp đất an toàn​

Chiến đấu cơ huyền thoại F-15 Eagle (Đại bàng) của Israel vẫn có thể tiếp tục bay sau khi gặp tai nạn dù đã bị hư hại nặng.
Janet Prescott, một nhân chứng tại khu vực thuật lại cảm giác kinh hoàng: "Thật đáng sợ khi nghĩ đến cảnh chiếc máy bay bay qua các tòa nhà và trường học. Không ai biết được nó sẽ lao xuống đâu".
"Từ vị trí viên phi công nhảy thoát ra ngoài tới vị trí chiếc máy bay rơi xuống khoảng 1 dặm. Chiếc máy bay đã tiếp tục bay khi không có người điều khiển. Nó đã có thể đâm vào bất cứ ngôi nhào nào. Tạ ơn Chúa là đã không có chuyện gì xảy ra" - Prescott nói.
Trường học gần khu vực máy bay rơi đã được sơ tán, một nhân viên trong trường cho biết không có ai gặp nguy hiểm.
Theo tờ Telegraph (Anh), cánh đồng nơi chiếc F-15 rơi xuống có khoảng 160 tấn khoai tây đang chờ được thu hoạch vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy tuần này.
"Tôi không nghĩ chúng tôi có thể thu hoạch khoai tây bởi đống đổ nát và đội điều tra sẽ lưu lại tại đây một thời gian" - Tim Cley, một người nông dân thuê đất tại đây cho biết.
Tuy nhiên, anh cũng mừng vì không có ai bị thương trong vụ tai nạn này.
"Thật may là chúng tôi không có mặt trên cánh đồng vào thời điểm đó, nếu không, rất có thể chiếc máy bay đã rơi trúng vào chúng tôi. Tôi cũng rất mừng vì không có ai bị thương nghiêm trọng và chiếc máy bay đã không đâm vào trường học" - Cley nói.
Hình ảnh chiếc F-15 gặp nạn:
anh-tiem-kich-f15-lao-dau-xuong-ruong-khoai-boc-chay-ngun-ngut.JPG

Chiếc máy bay bốc cháy ngùn ngụt sau khi rơi xuống​
anh-tiem-kich-f15-lao-dau-xuong-ruong-khoai-boc-chay-ngun-ngut.JPG

Phi công đã may mắn thoát ra ngoài​
anh-tiem-kich-f15-lao-dau-xuong-ruong-khoai-boc-chay-ngun-ngut.JPG

Chiếc máy bay đã rơi xuống ruộng khoai lang sắp thu hoạch​
anh-tiem-kich-f15-lao-dau-xuong-ruong-khoai-boc-chay-ngun-ngut.jpg

Khu vực chiếc F-15 rơi đã được phong tỏa để tiến hành điều tra​
anh-tiem-kich-f15-lao-dau-xuong-ruong-khoai-boc-chay-ngun-ngut.jpg

anh-tiem-kich-f15-lao-dau-xuong-ruong-khoai-boc-chay-ngun-ngut.jpg

Các nhân viên cứu hỏa đang tích cực dập tắt đám cháy​
anh-tiem-kich-f15-lao-dau-xuong-ruong-khoai-boc-chay-ngun-ngut.JPG

anh-tiem-kich-f15-lao-dau-xuong-ruong-khoai-boc-chay-ngun-ngut.JPG

Khói bốc lên từ hiện trường vụ cháy​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ thừa nhận không kích không thể cản được IS
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
afluXWTA.jpg


Khói bốc lên ở Kobani, Syria sau một đợt không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu - Ảnh: Reuters​
Theo AFP, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết Mỹ và liên quân “đang làm tất cả những gì có thể”, nhưng “không kích không thể cứu được thị trấn Kobane”.

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cũng đưa ra nhận định tương tự.

Trong hôm qua, liên quân do Mỹ lãnh đạo đã thực hiện thêm hai cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu IS ở thị trấn Kobane của người Kurd gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên Đài Quan sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết phiến quân IS đã chiếm được hơn 1/3 diện tích thị trấn Kobane.

Các cuộc đọ súng giữa IS và lực lượng tự vệ người Kurd diễn ra dữ dội trên đường phố. Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện ở khu vực biên giới gần đó nhưng không hề can thiệp.

Theo Reuters, các quan chức Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ không chịu hành động để ngăn chặn IS tiến tới biên giới nước này.

Hiện Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và nhóm quan chức ngoại giao Mỹ đại diện cho liên minh chống IS đang có mặt ở Ankara để đàm phán với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Trước đó, chính quyền Ankara ra điều kiện chỉ tham chiến nếu liên quân Mỹ tấn công lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Các cuộc biểu tình của người Kurd ở Istanbul và Ankara để phản đối sự thờ ơ của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra dẫn tới đụng độ. Ít nhất 21 người thiệt mạng và 145 người bị thương.

Tại thành phố Hamburg ở Đức, hàng trăm người Kurd và người Yazidi đã đổ ra đường biểu tình phản đối IS và kêu gọi phương Tây mạnh tay can thiệp vào Syria.

Đám đông đụng độ với một nhóm người Hồi giáo khiến 14 người bị thương. Cảnh sát Đức phải dùng vòi rồng, hơi cay và dùi cui để giải tán đám đông.

Ở Brussels (Bỉ), khoảng 50 người Kurd xông vào tòa nhà Nghị viện châu Âu (EP) đòi Liên minh châu Âu (EU) phải hành động để giải cứu người Kurd tại thị trấn Kobane đang bị phiến quân IS vây hãm.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga bình thản với hệ thống Aegis trên cạn tại Romania

(Vũ khí) - Theo AP ngày 10/10, Mỹ khánh thành căn cứ phòng thủ Aegis trên cạn tại Romania và chuẩn bị đưa vào hoạt động, thông tin này có thể khiến Nga lo lắng.

Căn cứ tại Deveselu, miền nam Romania, sẽ là nơi đầu tiên đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bờ, một phiên bản trên đất liền của hệ thống theo dõi radar tinh vi được trang bị cho các tàu chiến Mỹ kể từ năm 2004.
Được lên kế hoạch sẽ đi hoạt động vào cuối năm tới, căn cứ vốn nằm trong một khu quân sự lớn hơn của Romania, sẽ đón tiếp vài trăm binh sĩ, các nhân viên dân sự và hợp đồng. Việc xây dựng căn cứ tiêu tốn 134 triệu USD.
Căn cứ thứ 2 tại Ba Lan dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2018. Căn cứ là một phần trong dự án hệ thống phòng tên lửa NATO và chính quyền Mỹ đã theo đuổi nhằm phòng thủ trước các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung từ Nga và các quốc gia thù địch khác.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-khanh-thanh-can-cu-phong-thu-aegis-romania-datviet.vn-02_11538935.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Căn cứ tại Deveselu tại miền nam Romania{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trước khi khánh thành căn cứ tại Deveselu, miền nam Romania, hồi tháng 5/2014 Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống Aegis trên cạn. Đại diện Lầu Năm Góc cho biết, trong vụ thử, hệ thống phòng thủ Aegis đã phát hiện, theo dõi và sử dụng tên lửa SM-3 Block IB của tập đoàn Raytheon tiêu diệt một tên lửa mục tiêu giả định.
Vụ thử này được tiến hành tại Bãi phóng thử tên lửa Thái Bình Dương (PMRF) ở Hawaii tối 20/5, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với hệ thống vũ khí Aegis trên bờ, được thiết kế để bảo vệ các lực lượng Mỹ và NATO tại châu Âu khỏi một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Được biết, đây là vụ phóng thử đầu tiên phiên bản trên đất liền của hệ thống phòng thử tên lửa Aegis, loại tên lửa sẽ được đưa vào vận hành tại Romania trong năm tới.
Phát ngôn viên Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ Rick Lehner cho biết, việc vận chuyển hệ thống vũ khí Aegis trên đất liền tới Romania sẽ bắt đầu vào mùa hè năm nay. Hệ thống trên đất liền sử dụng cùng loại tên lửa SM-3 đã được triển khai trên các tàu chiến lớp Aegis. Hiện tại mỗi hệ thống này có thể mang cùng một lúc 24 tên lửa SM-3 và đang được nâng cấp để mang được nhiều tên lửa hơn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-khanh-thanh-can-cu-phong-thu-aegis-romania-datviet.vn-04_11539612.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một vụ thử nghiệm hệ thống Aegis trên cạn của Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
SM-3 Block IIB dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41.
Quá trình đánh chặn của SM-3 Block IIB chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất.
Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu. Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.
Tên lửa SM-3 Block IIB có trọng lượng 1,5 tấn, dài 6,55m, đường kính thân 0,34m, sải cánh 1,57m. SM-3 có tốc độ đánh chặn 9.600km/h (gấp gần 8 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km. Hiện nay, ngoài Mỹ chỉ có Nhật Bản được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 trên chiến hạm Aegis.
Xét về lý thuyết, hệ thống Aegis cùng tên lửa SM-3 Block IIB hoàn toàn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo RS-12M Topol – loại Nga đã liên tiếp phóng thử gần đây. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ (kể cả hệ thống Aegis) chưa từng được thử nghiệm đánh chặn ICBM khiến người ta nghi ngờ về sức mạnh của hệ thống này.
Tờ Extremetech vừa có bài viết nhận định về tình trạng hiện nay của chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ. Theo đó, gần 20 năm qua, Mỹ đã đổ nhiều tiền của vào việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng đánh chặn các loại tên lửa ICBM và các loại tên lửa hành trình trước khi chúng tiếp cận mục tiêu.
Bất chấp nỗ lực này, hệ thống của Mỹ chưa bao giờ hoạt động được như kỳ vọng. Vấn đề nằm ở chỗ, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chưa từng được thử nghiệm đánh chặn ICBM, trong khi đây là mối đe dọa chủ chốt mà nó cần phải phòng thủ.
Thay vào đó, khả năng của hệ thống chỉ được mô tả qua bản báo cáo từ phía Cơ quan Điều hành, Kiểm tra và Đánh giá (DOT&E) của Lầu Năm Góc rằng "có khả năng hạn chế trước một mối đe dọa đơn thuần". Những ngôn từ đó đã được dùng để mô tả tình trạng của hệ thống kể từ năm 2003.
Nói đơn giản thì đây là một chương trình lãng phí thời gian nhất: kéo dài, đắt đỏ, tiêu tốn nhiều nguồn lực nhằm theo đuổi một mục tiêu mà có thể không thể đạt được.
Chính vì vậy, việc người Mỹ thử nghiệm và triển khai hệ thống phòng thủ Aegis trên đất Romani trong năm tới nhằm đối phó với Nga không khiến Moscow bận tâm, dù trước đó Nga đã chỉ trích dự án trên, khẳng định rằng hệ thống nhằm chống lại kho vũ khí tên lửa đạn đạo của nước này
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ-Afghanistan đem 16 máy bay giá 500 triệu USD đi bán... sắt vụn

Bán "cân ký" sắt vụn 16 chiếc máy bay vận tải được 32.000 USD, không quân Mỹ gây lãng phí gần 500 triệu USD so với kế hoạch ban đầu là mua số máy bay này cho không lực Afghanistan.

SIGAR đã điều tra vụ này từ tháng 12/2013, sau khi nhiều tổ chức phi lợi nhuận và quan chức quân sự nêu dấu hỏi về số tiền lãng phí mua số máy bay trên.​
Mua hàng không có phụ tùng thay thế
Chính phủ Mỹ chi 486 triệu USD để mua 20 chiếc C-27A cũ từ Alenia, một công ty con của tập đoàn vũ khí Finmeccanica SpA (Ý) nhưng đến tháng 3/2013 thì hủy kế hoạch cung cấp chúng cho không lực Afghanistan, vì chúng không có phụ tùng thay thế, điều khiến hạn chế mạnh khả năng sử dụng vào mục đích quân sự.​
Thay vào đó, Lầu Năm Góc quyết định mua 4 chiếc vận tải cơ C-130 lớn hơn của hãng Lockheed Martin để giao cho không lực Afghanistan.​
Tổng cục hậu cần quốc phòng Mỹ (DLA) đã đem rã sắt vụn 16 chiếc C-27A, bán số sắt vụn ấy cho một công ty xây dựng ở Afghanistan với giá 6 cent/pound, thu về được tổng cộng 32.000 USD.​
Vì vụ này, tổng thanh tra đặc biệt John Sopko của chương trình giúp tái thiết Afghanistan (SIGAR) yêu cầu nữ Bộ trưởng không quân Mỹ Deborah James cung cấp tất cả các tài liệu giải trình, về việc rã sắt vụn 16 chiếc đã bỏ phế trong kho ở sân bay quốc tế Kabul (Afghanistan) suốt nhiều năm.​
Ngoài ra không quân cũng phải cho biết hướng xử lý 4 chiếc C-27A mua thêm đang nằm kho ở căn cứ không quân Ramstein (Đức).​
BÀI LIÊN QUAN
Theo hãng tin Reuters ngày 11/10, trong lá thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và bà James đề ngày 3/10 và công bố ngày 9/10, ông Sokpo viết: “Tôi thắc mắc rằng các quan chức chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tiến hành rã sắt vụn số máy bay có thể đã không tìm cách khác để giữ gìn tiền của dân Mỹ đóng thuế”.​
Ông cũng thắc mắc liệu có chăng giải pháp nào thu nhiều tiền hơn là bán sắt vụn số máy bay, trước khi chúng được DLA tiêu hủy?​
Ông đề nghị ông Hagel lưu ý trước khi có chuyện gì xảy ra với 4 chiếc còn lại ở Đức.​
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, thiếu tá thủy quân lục chiến Brad Avots nói quân đội quyết định phá hủy số máy bay “để hạn chế tác động trong việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan”, nhưng hứa sẽ cung cấp thêm thông tin sau khi xem xét lại công tác này.​
Ông nói số máy bay C-27A chỉ là một “giải pháp tình thế” khi không lực Afghanistan đang cần máy bay vận tải. Do số máy bay này không thể thi hành nhiệm vụ nên phải hủy chương trình.​
Avots còn nói Lầu Năm Góc và không quân Mỹ sẽ xem xét việc rã sắt vụn 4 chiếc còn lại ở Đức: Ông còn khoe quân đội Mỹ đang giúp Afghanistan "cải thiện hiệu quả hoạt động, quản lý tài chính minh bạch trong từng ngày hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ lãng phí, lạm dụng và gian lận”.​
afghanistan-dem-16-may-bay-gia-500-trieu-usd-di-ban-sat-vun.jpg

4 chiếc C-27A trước khi được bán cho không lực Afghanistan​
Tương lai cho UAV vận tải "khủng" của Mỹ ở Afghanistan?​

(Soha.vn) - Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ giữ 2 máy bay trực thăng không người lái K-MAX tại Afghanistan “vô thời hạn”, ít nhất là cho đến khi việc rút quân của Mỹ khỏi nước này vào năm tới.
Xây tháp truyền hình rồi bỏ không
Năm ngoái, khi trả lời phỏng vấn của kênh thời sự NBC News, Sopko nói: chưa thể rõ vụ trên là gian lận hình sự hay là quản lý không hiệu quả, nhưng vụ lãng phí này không là trường hợp nhỏ lẻ ở Afghanistan.​
Thanh tra Lầu Năm Góc cũng điều tra vụ này, vốn bị tổ chức phi lợi nhuận Giám sát các dự án chính phủ gọi là “ví dụ tỏa sáng về việc lãng phí hàng tỷ USD ở Afghanistan".​
Hồi đầu năm 2013, phòng thanh tra Lầu Năm Góc nói số máy bay C-27A chỉ mới bay 234 giờ từ tháng Giêng đến tháng 9/2012, trong khi tiêu chuẩn bay phải là 4.500 giờ. Phòng cũng nói cần có 200 triệu USD để mua linh kiện thay thế cho số máy bay này.​
Ngày 9/9, SIGAR cũng gửi thư yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry giải trình, về việc tại sao chi 6,5 triệu USD để mua 6 tháp thông tin ở Afghanistan mà không sử dụng, hiện vẫn đứng trơ trọi tại nước này.​
Sopko viết: “Những quan ngại nổi lên, rằng các đài truyền hình Afghanistan không thể kết nối với hệ thống tháp này và Bộ Quốc phòng Mỹ không muốn số tháp này vì tốn quá nhiều tiền mua xăng chạy máy phát điện cho tháp. Vậy mà Bộ Ngoại giao vẫn cho xây tháp”.​
Hồi tháng 5, một lính liên quân quốc tế đã chết khi một trực thăng va vào một tháp điện thoại di động ở Kandahar lúc bay đêm, dẫn đến việc các nhà điều tra đòi có câu trả lời, về việc tại sao số tháp này không đáp ứng các tiêu chuẩn lưu thông hàng không, ví dụ không gắn đèn đỏ chớp sáng như đã gắn trên tất cả các tháp truyền hình ở Mỹ.​
Tài liệu Bộ Ngoại giao Mỹ nêu mục tiêu xây tháp là "mở mang, tăng cường độ phủ sóng và dịch vụ viễn thông cho nhân dân Afghanistan ở các tỉnh quan trọng về mặt chiến lược của Afghanistan thông qua truyền hình, phát thanh và điện thoại công cộng”.​
SIGAR nêu số tháp này là “ưu tiên liên lạc chiến lược cao nhất”, nhưng các công ty điện thoại và nhà điều hành tháp liên tục nhận được những lời đe dọa của quân nổi dậy Taliban.​
Hồi đầu năm nay khi giải trình trước một cuộc điều tra,Bộ Ngoại giao Mỹ nói: đã tính chuyện tặng số tháp này cho chính phủ Afghanistan, nhưng cuối cùng hủy kế hoạch, vì Afghanistan “tiếp tục thiếu điều kiện kỹ thuật và kinh phí để hoạt động-bảo trì các tháp này”.​
Sopko muốn Bộ giải trình tại sao xây tháp mà không tính đến mục tiêu chủ đạo của chúng, và Bộ cần cung cấp thêm tài liệu liên quan công tác lập kế hoạch và xây dựng tháp.​
Thăm nghĩa địa xe tăng của Liên Xô ở Afghanistan​

Khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan năm 1989, họ để lại "nhiều nghĩa địa" các loại vũ khí quân dụng trên khắp đất nước này và chúng vẫn tồn tại cho tới tận ngày nay.
Tốn trăm tỷ đô, 2.000 lính Mỹ chết
Vụ rã sắt vụn “bán cân ký” là một thách thức trong kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Afghanistan từ cuối năm 2016 của Tổng thống Mỹ Barack Obama.​
Lực lượng an ninh Afghanistan được huấn luyện, trang bị vũ khí và được lĩnh lương chủ yếu là từ tiền dân Mỹ đóng thuế. Afghanistan vẫn còn lệ thuộc mạnh vào đồng minh Mỹ về những khả năng chủ đạo như hậu cần, tình báo, không vận và nhất là bảo trì khí tài quân sự.​
Hè 2013, SIGAR đã chỉ ra việc không lực Afghanistan đối diện những vấn nạn tương tự, liên quan phi đội trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất. Đây là phương tiện chủ lực để tải quân cùng thực hiện các phi vụ tìm kiếm, cứu hộ. .​
Theo SIGAR, khoảng 104 tỷ USD là tiền dân Mỹ đóng thuế đã chảy vào chương trình tái thiết Afghanistan, và đó là một khoản tiền giúp một nước khác “khủng” nhất trong lịch sử kiểm toán Mỹ.​
Ngày 12/9, SIGAR nói dân Mỹ cũng nên chờ nộp thêm từ 5 đến 8 tỷ USD/năm trong nhiều năm cho chương trình này.​
Cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu chống quân Taliban từ ngày 7/10/2011 đến nay đã khiến hơn 2.000 lính Mỹ thiệt mạng.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.