Điều chưa biết về F-111 trong Chiến tranh Việt Nam
Cập nhật lúc: 13:30 28/10/2014 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Điểm danh các đôi cánh ma thuật “khủng” nhất thế giới (2)
Giải mật chiến dịch Bolo trong Chiến tranh Việt Nam (3)
(Kiến Thức) - Có giá đắt hơn cả B-52, tích hợp nhiều công nghệ đi trước thời đại, nhưng
F-111 vẫn phải gục ngã trước sức mạnh của quân dân đất Việt.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (3/1965-11/1968) hay còn gọi là chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder), Mỹ sử dụng F-105 Thunderchief đóng vai trò ném bom chủ lực. Được mệnh danh là “thần sấm” và góp mặt với số lượng hùng hậu nhưng F-105 không khiến Lầu Năm Góc hài lòng. Bản thân loại máy bay này có nhiều nhược điểm như chỉ cường kích được ở chế độ bổ nhào, tốc độ và tính cơ động kém nên dễ bị hạ, đặc biệt là khi đối đầu với những máy bay MiG nhỏ nhanh nhẹn nên khi thực hiện nhiệm vụ phải có
F-4 đi hộ tống, gọi là bay MiGCAP cùng với đó là nhiều lực lượng hỗ trợ khác. F-105 cũng không thể hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu, động cơ gặp nhiều lỗi.
Những nguyên nhân trên đã thúc đẩy giới quân sự Mỹ mà đại diện là Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara cho thử nghiệm một loại chiến đấu cơ mới để thay thế F-105. Đó là máy bay chiến đấu - ném bom chiến thuật F-111.
Tính năng nổi bật của F-111
Đặc điểm nổi bật của máy bay này là có khả năng cụp xòe đôi cánh khi bay, góc cánh được điều chỉnh từ 16-72,5 độ . Cánh mở rộng khi cất, hạ cánh và bay ở tốc độ chậm, muốn tăng tốc lên siêu âm, cánh được cụp lại để tạo cấu hình khí động tối ưu. Đây là máy bay hai động cơ lớn, sải cánh tối đa tới 19,2m, trọng lượng cất cánh cực đại 42 tấn.
Những ưu điểm lớn của F-111 là có thể bay bám địa hình phức tạp ở độ cao cực thấp (khoảng 70 m) ở tốc độ cao nhờ hệ thống radar địa hình và điều khiển tự động, tấn công chính xác mục tiêu bất kể ngày đêm, bất kể thời tiết, có thể cất cánh trên đường băng ngắn 100m, bán kính hoạt động lên tới 5.800 km, khả năng tải trọng lớn 11,25 tấn. Bởi những ưu điểm trên, F-111 có khả năng tác chiến độc lập mà không cần phải có đội hỗ trợ hùng hậu như F-105. Theo tính toán của người Mỹ, sự xuất hiện của F-111 sẽ tạo ra sự khác biệt trong chiến dịch Sấm Rền.
Để chuẩn bị cho hoạt động của F-111 trên chiến trường Việt Nam, từ tháng 6/1967, chương trình Harvest Reaper được mở ra nhằm sửa chữa các sai sót cho F-111A, lức bấy giờ mới được sản xuất hàng loạt và trang bị cho không quân. Các thay đổi tập trung chủ yếu vào hệ thống xử lý và tác chiến điện tử. Tiếp đó là chương trình Combat Trident để đào tạo các phi công lái F-111A, mỗi máy bay hai phi công, đều là những người có kinh nghiệm từ trước, nhiều người là phi công lái tiêm kích F-4.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Đội bay ban đầu của chiến dịch Combat Lancer. Ảnh chụp ngày 26/3/1968 tại căn cứ không quân Takhli.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mở đầu hoành tráng, kết thúc xấu hổ
Ngày 15/3/1968, mở màn chiến dịch hoạt động của F-111 trong Chiến tranh Việt Nam dưới cái tên Combat Lancer. 6 máy bay F-111A số hiệu 660016, 660017, 660018, 660019, 660021 và 660022 cất cánh từ căn cứ không quân Nellis, vượt qua Thái Bình Dương đến căn cứ Takhli, Thái Lan. Tại đây, chúng được biên chế vào phi đoàn 428 không đoàn 474. Sự kiện này được chào đón bằng một buổi lễ hoành tráng với hơn 1.000 người tham dự. Đại tá Ivan "Ike" Dethman đã lớn tiếng tuyên bố trong buổi lễ: "F-111 nhận sứ mệnh đến đây để chiến đấu, không phải để thử nghiệm".
Những chiếc F-111A lần lượt xuất kích cùng đội F-4 để ném bom, đánh giá hiệu quả. Chiếc đầu tiên là 660016, xuất kích ngày 18/3. Thủ đoạn hoạt động của F-111 là tấn công các mục tiêu từ phía tây, khi qua đất Lào sẽ hạ thấp độ cao, bay ở chế độ bám địa hình nhằm tránh
radar, sau khi cắt bom sẽ bay ra Biển Đông, vòng qua Đà Nẵng để về Takhli. Tuy được kỳ vọng lớn và cả 6 chiếc đều có phi vụ khởi đầu khá suôn sẻ nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”.
F-111A đầu tiên đã bị bắn hạ vào ngày 28/3. Chiếc máy bay mang số hiệu 660022 do thiếu tá Henry E. McCann và đại úy Dennis.L.Graham điều khiển. Máy bay mang theo 12 quả
bom 340kg và một tên lửa đối không AIM-9B để hộ thân. Nhiệm vụ được giao là tấn công một bãi tập kết xe vận tải. Theo phía Mỹ thì siêu oanh tạc cơ của họ đã tự rụng do lỗi kỹ thuật. Nhưng bên ta đã ghi nhận rõ trận này.
Theo cuốn Trung đoàn 280-Những chặng đường chiến đấu của Nxb QĐND thì chiếc F-111A này bị bắn hạ bởi Đại đội 12 pháo cao xạ 85 ly (Tiểu đoàn 11, Trung đoàn cao xạ 280) khi đang cùng 3 máy bay F-4H bổ nhào cắt bom lúc 10 giờ 15 phút sang tại ngầm Khe Tang nằm trên Đường 15 qua Hương Sơn, Tây Hà Tĩnh.
Chiếc F-111A thứ 2 rơi ngày 30/3 mang số hiệu 660017. Tổ lái gồm thiếu tá Alexander.A.Marquandt và đại úy Joseph.W.Hodges. Địa điểm rơi ở Hà Tĩnh, cách khu phi quân sự vĩ tuyến 17 khoảng 240km về hướng bắc. Hai phi công đã may mắn sau đó khi được quân Mỹ tìm thấy và giải cứu thành công bằng trực thăng.
Đầu tháng 4, Lầu Năm Góc cho tăng cường hai chiếc F-111A số hiệu 660024 và 660025 để thay thế hai chiếc đã mất. Chiếc 660024 do trung tá Edwin.D.Palmgren và thiếu tá David.L.Cooley của hải quân điều khiển đến ngày 21/4 đã bị bắn rụng.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Một chiếc F-111 đang chuẩn bị bom cho phi vụ trong Combat Lancer. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Như vậy trong khoảng một tháng với 55 phi vụ, không quân Mỹ đã mất 3 siêu chiến đấu cơ. Và dù có đưa ra nguyên nhân kỹ thuật hay bị bắn rơi thì sự thất bại này cũng là quá lớn và khiến cho dư luận và Quốc hội Mỹ không thể chấp nhận. Sứ mạng hoành tráng Combat Lancer của F-111A trong đại chiến dịch Sấm Rền đã kết thúc theo cách không thể tệ hại hơn. 5 chiếc máy bay sống sót buộc phải quay trở lại Nellis vào tháng 11.
Từ thất bại trong trong lần thử sức đầu tiên tại chiến trường Việt Nam khiến chương trình F-111 trải qua nhiều sửa đổi lớn cả về kỹ thuật, đào tạo phi công.
Khôn ngoan hơn nhưng vẫn "rụng như sung"
Năm 1972, cùng với sự leo thang lần thứ hai của chiến tranh phá hoại miền Bắc, F-111 đã quay trở lại, góp mặt trong chiến dịch Linebacker và Linebacker II với một lực lượng hùng hậu và sự chuẩn bị kỹ càng hơn. 48 F-111 được chia thành 3 nhóm triển khai tại căn cứ Takhli từ 27/9/1972. Hai nhóm đầu tiên, mỗi nhóm 12 máy bay, thuộc biên chế phi đoàn 429, nhóm cuối gồm 24 máy bay thuộc phi đoàn 430, đến Thái Lan ngày 5/10/1972 .
Từ những kinh nghiệm có được, không quân Mỹ đã điều chỉnh lại nhiệm một cách khôn ngoan để đảm bảo an toàn hơn cho F-111:
- Trên chiến trường, F-111 chỉ ném bom tọa độ như
B-52. Chúng đánh vào những điểm nút quan trọng trên các tuyến giao thông cơ giới của ta như bến phà, cầu ngầm, đèo dốc bằng nhiều loại bom khác nhau. Thời gian giãn cách giữa các đợt oanh kích trên mỗi trọng điểm được tính toán vừa đủ, hòng cho công binh của ta không kịp sửa chữa, khắc phục, gây ách tắc giao thông.
Khi thay thế các biên đội B-52 bằng các biên đội F-111, tần số xuất kích phải tăng lên vì F-111 chỉ mang được khoảng 11 tấn vũ khí trong khi B-52 tới 30 tấn. Nhiều trọng điểm cứ 15 phút lại chịu mọt đợt oanh kích, kéo dài suốt 24 giờ như cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích (bộ ba A.T.P) . Các phi vụ này thường trót lọt vì F-111 bay dưới 500m, ở tốc độ cao nên thời cơ xạ kích chúng chỉ dưới 7s, bộ đội ta không tổ chức đánh.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
F-111A số hiệu 670102 thuộc phi đội 430 tham gia trong chiến dịch Linebacker.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
- Với các phi vụ ở miền Bắc, F-111 chỉ thực hiện đánh đêm. Vai trò này trước đó được đảm nhiệm bởi các máy bay A-6A và RF-4C. Tuy hiệu quả thấp và bị bắn hạ nhiều nhưng cũng đã gây mệt mỏi, căng thẳng cho lực lượng phòng không của ta khi phải trực chiến cả ngày đêm.
F-111 có hệ thống radar địa hình tốt, nhanh hơn, mạnh hơn và có thể mang được số bom gấp 2,5 lần F-4, đặc biệt là khả năng đánh vào những ngày thời tiết xấu khiến các máy bay khác phải nghỉ ở sân bay. Sau khi xuất hiện, chúng đã biến các tiền bối thành những kẻ nghiệp dư. F-111 bay solo vào ban đêm ở một độ cao cực thấp, luồn lách địa hình nhằm vô hiệu hóa radar cũng như khả năng bị phát hiện bằng mắt thường. Đây là một khó khăn mới, song ta đã có cách khắc phục khác ngoài mạng radar cảnh giới quốc gia, ví dụ như mạng các trạm quan sát quang học sử dụng các công cụ hỗ trợ mắt thường đặt khắp miền Bắc và chiến trường.
Ngay trong đêm 28/9, chỉ sau khi rời khỏi căn cứ Nellis 33 tiếng đồng hồ, một số F-111 đã tổ chức đánh ga Yên Bái, bị bộ đội phòng không 37mm của ta đánh chặn và bắn hạ một chiếc mang số hiệu 670078. Đòn phủ đầu này khiến những cái đầu hung hăng ở Lầu Năm Góc choáng váng, lực lượng F-111 lại phải dừng bay tới mùng 5/10 để sửa chữa, rút kinh nghiệm.
Đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17/10, một chiếc F-111A mang số hiệu 670066 bị hạ bằng súng 12,7mm của dân quân xã Tiền Châu, Yên Lãng, Vĩnh Phú.
Trước cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm tháng 12/1972, không quân Mỹ còn mất thêm hai máy bay F-111 nữa số hiệu 670063 và 670092 lần lượt vào các ngày mùng 7 và 21/11.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên xác một chiếc F-111 bị quân dân ta bắn hạ trước chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không lịch sử, quân và dân ta đã hạ 5 chiếc F-111 chủ yếu bằng súng bộ binh.
Với sự thất bại nặng nề của không quân Mỹ trong Linebacker và Linebacker II, F-111 trong 4.000 phi vụ của chúng dù bị hạ không ít nhưng vẫn được công nhận là loại máy bay chiến đấu có hồ sơ bay “an toàn” nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Sau chiến tranh xâm lược Việt Nam, F-111 tiếp tục được sử dụng trong cuộc chiến chống Khmer Đỏ tại Campuchia, chiến tranh Libya năm 1986, bão táp sa mạc năm 1991.... Tại những chiến trường này, do không gặp phải những đối thủ xứng tầm, máy bay Mỹ có thể bay lượn tương đối tự do trên không. Chỉ một vài F-111 bị hạ trong tất cả các cuộc chiến này.