Khủng hoảng quân sự Mỹ: Số lượng và chất lượng (1)
Cập nhật lúc: 21:00 11/11/2014 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Hải quân Mỹ cho nghỉ hưu hàng loạt tàu chiến?
Mỹ chế tiêm kích hợp thời khủng hoảng kinh tế
(Kiến Thức) - Gánh nặng chi phí đòi hỏi quân đội Mỹ cần phải thay đổi công nghệ theo hướng mới.
Cập nhật lúc: 21:00 11/11/2014 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Hải quân Mỹ cho nghỉ hưu hàng loạt tàu chiến?
Mỹ chế tiêm kích hợp thời khủng hoảng kinh tế
(Kiến Thức) - Gánh nặng chi phí đòi hỏi quân đội Mỹ cần phải thay đổi công nghệ theo hướng mới.
"Quân đội Mỹ đang ở thời kì khủng hoảng. Chúng tôi đang nghĩ đến một tương lai mà những công nghệ quân sự Mỹ sẽ không còn đủ", National Interest bình luận.
Theo tờ báo này, sức mạnh công nghệ đã cung cấp cho quân đội Mỹ nhiều sức mạnh như tàng hình, cảm biến tầm xa, mạng lưới thông tin liên lạc và vũ khí dẫn đường chính xác và nhiều điều khác. Kết quả là, cái gọi là "chống tiếp cận" đang thách thức phương thức triển khai sức mạnh truyền thống. Dù hiện nay thực lực quân sự của Mỹ vẫn rất hùng mạnh, nhưng ngân sách cho việc duy trì và mua sắm mới thì ngày càng ít đi, dẫn đến khả năng tập trung lực lượng cho cuộc chiến kém đi. Và tương ứng với điều đó sẽ là quân đội Mỹ phải chiến đấu với kẻ địch đông hơn, ưu thế chất lượng sẽ không bù nổi số lượng. Đơn giản nhất là khi các máy bay và tàu chiến Mỹ đã bắn hết tên lửa, đối phương sẽ chẳng còn gặp trở ngại gì.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/tr}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đối mặt với sự suy yếu lợi thế quân sự này, Bộ trưởng Hagel đã kêu gọi một sự đầu tư để đổi mới trong công nghệ quân sự. Thứ trưởng Bob Work đã đưa ra một chương trình nghiên cứu và quy hoạch phát triển dài hạn để tìm kiếm những công nghệ ưu việt để quân đội giành lợi thế trên chiến trường. Bộ Quốc phòng Mỹ đã bắt đầu đưa ra một chiến lược mới, với trọng tâm là tận dụng sự phát triển của công nghệ để sử dụng số lượng lớn các robot để giảm thiểu thiệt hại nhân mạng và chi phí.
Một lượng đông đảo các robot giá thành thấp có thể áp đảo kẻ thù, làm bão hòa hệ thống phòng thủ của họ. Các robot này cũng có kỉ luật cao, phối hợp nhịp nhàng và hành tiến nhanh hơn các hệ thống có người lái. Điều quan trọng nhất, đó là chúng có giá thành hạ, để Mỹ có thể sản xuất và sử dụng với số lượng lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng vượt trội. Một lượng lớn robot với chi phí thấp sẽ cho phép nhanh chóng phục hồi lực lượng, thực hiện đa dạng nhiều nhiệm vụ, và “áp đặt chi phí” lên kẻ thù. Nhưng điều đó đòi hỏi cần có một chiến lược mới cho việc trang bị và sử dụng khí tài.
“Áp đặt chi phí” lên kẻ thù, hay lên chính chúng ta?
Những gì các nhà lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm kiếm là một chiến lược công nghệ “áp đặt chi phí” lên đối thủ. Nhưng có một thực tế là các hệ thống khí tài Mỹ hiện nay làm rất tốt điều ngược lại: Áp đặt chi phí lên chính phía ta.
Năm 1984, quan sát viên Norm Augustine đã nêu “ Định luật Augustine” chỉ ra rằng chi phí mua sắm máy bay quân sự đang tăng theo cấp số nhân, còn ngân sách quốc phòng - dĩ nhiên chỉ tăng tuyến tính. Ông hài hước chỉ ra:
"Cứ đà này, đến năm 2054, toàn bộ ngân sách quốc phòng sẽ chỉ dùng để đúng … 1 chiếc máy bay chiến thuật. Và như vậy, chiếc “siêu máy bay” này sẽ được chia đôi cho hải quân và không quân sử dụng!"
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Những chiếc F-22 cũng sẽ không giúp được Mỹ giành thắng lợi trước đối thủ đông đảo hơn và ngày càng hiện đại hóa{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/tr}
{tr}
{td=center} Những chiếc F-22 cũng sẽ không giúp được Mỹ giành thắng lợi trước đối thủ đông đảo hơn và ngày càng hiện đại hóa{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chúng ta sẽ phải chờ đợi đến năm 2054 để xem định luật Augustine có nghiệm đúng hay không, nhưng sự thật là chi phí đang ngày càng là vấn đề khó khăn với nền quốc phòng Mỹ.
Một nghiên cứu của Tập đoàn RAND năm 2008 đã phân tích về cuộc chiến tranh giả định trên eo biển Đài Loan giữa không quân Mỹ và Trung Quốc. Họ đưa ra giả định táo bạo: "Giả sử các máy bay F-22 của Mỹ phóng tên lửa không đối không với tỉ lệ trúng đích 100% (mỗi đạn diệt một máy bay Trung Quốc), còn tất cả tên lửa Trung Quốc đều không bắn trúng đích (tỉ lệ 0%) thì nước Mỹ vẫn sẽ … thua! F-22 sẽ bắn hết tên lửa, và các máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ việc tiến lên tàn sát. Mô phỏng chi tiết hơn vào một năm sau đó cũng cho kết quả tương tự. Mặc dù F-22 được cho là mạnh gấp 27 lần máy bay chiến đấu của Trung Quốc, nhưng tỉ lệ này ngày càng giảm khi không quân Trung Quốc ngày càng tiến mạnh về chất lượng, bên cạnh số lượng vốn đã rất đông đảo".
Xu hướng gia tăng chi phí và thu hẹp số lượng của Quân đội Mỹ không phải là mới. Chi phí dành cho máy bay quân sự đã tăng lên theo cấp số nhân - điều này đã được dự đoán từ những năm 1950. Chi phí cho tàu quân sự đã tăng từ 7-10% mỗi năm trong nửa thế kỉ từ 1950-2000. Sự suy thoái ngân sách hiện tại chỉ làm trầm trọng thêm việc suy giảm về số lượng. Việc bơm thêm nhiều tiền hơn cho quốc phòng có thể trì hoãn khủng hoảng, song không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Từ năm 2001 đến năm 2008, chi phí cho các căn cứ hải quân và không quân tăng tương ứng 22% và 27%, tương ứng. Đồng thời, số lượng tàu chiến giảm 10% và số lượng máy bay chiến đấu đã giảm gần 20%. Nhân sự và những chi phí liên quan như lương bổng hay chăm sóc sức khỏe cũng là một gánh nặng lên ngân sách, khiến cho qui mô của hải quân Mỹ ngày càng thu hẹp lại.
Hiện nay, để đối phó với các mối đe dọa, vũ khí của Mỹ đi theo xu hướng đa năng, có thể đáp ứng nhiều nhiệm vụ, và kết quả là giá thành tăng lên, và số lượng giảm rõ rệt. Trong thực tế, những yêu cầu của quân sự sẽ mất đến 20 năm để phát triển, và khi đó những mối đe dọa khác xuất hiện. Vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại như vậy.
Điều này cũng giống như việc chiến đấu với bệnh ung thư phổi bằng cách hút thuốc lá nhiều hơn. Đơn giản là chúng ta cần phải bỏ thuốc lá.
"Kẻ thù của ta chính là ta"
Giải pháp không phải là dừng quá trình hiện đại hóa với cơ cấu lực lượng như hiện tại, mà là thay đổi để có các hệ thống khí tài chất lượng cao và số lượng lớn - dĩ nhiên là trong điều kiện ngân sách hạn chế. Không thể cứ mãi gia tăng ngân sách quốc phòng để duy trì lề lối cũ được nữa. Nhưng trước hết, cần xác định gốc rễ của vấn đề.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Khí tài quân sự của Mỹ đông đảo nhưng đang ngày càng thu hẹp và đắt đỏ hơn{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
{/tr}
{tr}
{td=center} Khí tài quân sự của Mỹ đông đảo nhưng đang ngày càng thu hẹp và đắt đỏ hơn{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, chi phí gia tăng không phải lỗi của mình, mà là do sự phức tạp ngày càng cao của vũ khí hiện đại. Phức tạp là bức bình phong che đậy sự gia tăng chi phí. Để xây dựng những hệ thống phức tạp hiện nay, cần đến hàng triệu dòng lệnh, hàng thập kỉ nghiên cứu và hàng tỉ USD.
Điều đó nghe có vẻ thuyết phục, song chỉ là một phần sự thật. Nghiên cứu chi tiết về nguyên nhân gốc rễ đằng sau sự tăng giá vô tội vạ của máy bay và tàu chiến đã coi độ phức tạp của vũ khí như là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, sự phức tạp không dẫn đến giá thành của vũ khí tăng theo cấp số nhân.
Một máy bay quân sự hiện đại không phức tạp hơn - khi đo bằng số lượng các bộ phận và dòng lệnh - một ô tô cao cấp. Chiếc F-35 Joint Strike Fighter có 24 triệu dòng lệnh. Một ô tô cao cấp có tương tự, nhưng chỉ có giá 100 triệu USD. Tất nhiên, chiếc F-35 là máy bay chiến đấu, nên đắt hơn cũng là dễ hiểu. Nhưng sự khác biệt chính là xu hướng tăng trưởng chi phí. Chi phí ô tô không tăng theo cấp số nhân như cách chúng đã trở nên phức tạp hơn. Thay vào đó, giá của chúng tương đối ổn định.
National Interest cho biết, sự khác biệt chính là thời gian. Xe được phát triển chỉ trong một vài năm, trong khi hầu hết các hệ thống quân sự hiện đại mất 20-30 năm để trở thành hiện thực. Kết quả là, chiếc xe được xây dựng dựa trên công nghệ từng bước trưởng thành, do đó hạn chế rủi ro.
Ngược lại, mỗi hệ thống khí tài quân sự là một canh bạc thật sự, đòi hỏi phải tính toán kĩ lưỡng. Có nhiều phương cách để đội chi phí lên cao. Yêu cầu với các loại vũ khí thế hệ mới là phải thích ứng với các công nghệ chưa có lúc đó, mà được giả định là sẽ có trong tương lai - khi nó được tạo ra. Sự phát triển vũ khí tiềm ẩn nhiều rủi ro công nghệ. Nhiều khi, vũ khí chưa kịp ra đời thì đã lạc hậu vì sự thay đổi của đối phương.
Tiếp đó, giá thành ô tô không thể tăng cao do còn phải tính toán đến yếu tố người tiêu dùng, nên rất cần giá cạnh tranh. Thường thì Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ theo đuổi các dự án bằng bất cứ giá nào, không quan tâm gì đến giá cả. Sau mỗi lần đổi mới công nghệ, chi phí cao hơn còn số lượng lại giảm đi, kéo theo đó là sự suy giảm khả năng tác chiến. Các lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã cố gắng để hạn chế chi phí. Nhưng hiệu quả nhìn chung không cao.
Ví dụ, nhiều quan chức Bộ Quốc phòng cho biết giá của một máy bay ném bom thế hệ mới sẽ là 550 triệu USD (theo thời giá 2010)! Nếu chi phí quá cao - dự án sẽ bị hủy bỏ. Nếu vậy thì Bộ Quốc phòng sẽ làm gì để lấp đầy khoảng trống của các máy bay ném bom tầm xa?
Điều tồi tệ nhất, đó là các nền tảng của vũ khí được tạo ra như là phiên bản duy nhất, tích hợp phần mềm độc quyền mà không được sự kế thừa như xe ô tô. Khi một hệ thống vũ khí mới được tạo ra, nó thường phải làm lại từ đầu, chứ không thể thừa kế những nền tảng sẵn có. Điều này làm gia tăng chi phí cũng như rủi ro công nghệ. Kết quả là: Bộ Quốc phòng Mỹ thường nhận được những ngôi “sao xẹt”: cực kì phức tạp, cực kì đắt tiền nhưng đầy lỗ hổng công nghệ.