Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Lúc trước :

Antares A-ONE - Success
Orb-D1 - Success
CRS Orb-1 - Success
CRS Orb-2 - Success

Sau khi Nga cấm vận :

CRS Orb-3 - Failure

Các tên lửa vũ trụ của Nga và Mỹ đều dùng nhiên liệu lỏng hết, tuy nhiên Mỹ thì vẫn dùng công nghệ cũ, sử dụng Hydro, rất mạnh, và cũng rất nguy hiểm, dễ nổ
Còn Nga thì mới cho ra đời nhiên liệu Oxy - dầu hỏa, là công nghệ xanh, mới được sử dụng trên tên lửa Angara thế hệ mới.

Cái việc phóng tàu do tư nhân (SpaceX) làm có cái lợi và cũng có nhiều cái hại

1 điều nữa là Mỹ vấn dùng Hidro để làm nhiên liệu, công nghệ này đã quá cũ rồi...Rất nguy hiểm vì quả tên lửa sẽ giống như 1 quả pháo, dễ mất kiểm soát và phát nổ như đã nói ở trên

Trong nửa thế kỷ này công nghệ tên lửa và công nghệ vũ trụ của Mỹ càng ngày càng đi xuống, không còn tàu vũ trụ, không nghiên cứu được tên lửa mới, công nghệ cũ
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ có thể sẽ "khai tử" F-35C

Trang web mil.sohu.com dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng Quốc hội Mỹ có thể sẽ hủy bỏ chương trình chế tạo các máy bay chiến đấu trên hạm F-35C.

Theo ý kiến của chuyên gia này, Hải quân Mỹ không quá cần thiết các máy bay thế hệ năm này bởi họ đang sở hữu các máy bay chiến đấu hiện thế hệ thứ tư F/A-18 Super Hornet có khả năng tàng hình. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có kế hoạch đưa vào trang bị các máy bay chiến đấu tàng hình không người lái sau năm 2020.​
"Cha đẻ" F-16: F-35 thành mồi ngon cho tiêm kích Nga​

Động cơ quá nóng, thiết kế không khoa học, tốc độ thấp, khả năng tàng hình kém... là những điểm yếu khiến F-35 vô dụng trước tiêm kích Su-30/35 của Nga.
Sau khi bài viết trên trang mil.sohu.com được đăng tải, nhiều ý kiến cho rằng nhận định của chuyên gia Trung Quốc không hẳn là không có căn cứ.​
chuyen-gia-trung-quoc-my-co-the-se-khai-tu-f35c.jpg

F-35C đang mất điểm trong mắt Hải quân Mỹ.​
F/A-18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet.​
Trong năm 2013, Tạp chí Flight Global cho biết Tập đoàn Boeing đã giới thiệu biến thể mới nhất của F/A-18E/F Super Hornet với những sửa đổi trong thiết kế, giúp tăng cường khả năng tàng hình và tầm hoạt động.​
Những bí ẩn chưa từng công bố về "Thế hệ phi cơ X" của Mỹ​

Đây là một những dòng dõi máy bay lâu đời nhất, gồm những chiếc máy bay thử nghiệm đã đạt được rất nhiều cột mốc vĩ đại trong lịch sử hàng không thế giới.
Đặc biệt, Siêu ong bắp cày còn được trang bị thêm bình nhiên liệu hòa nhập khí động CFT, một khoang vũ khí có thể tháo rời và đặc biệt chúng được thiết kế để giảm diện tích phản xạ hiệu dụng trước sóng radar của đối phương.​
chuyen-gia-trung-quoc-my-co-the-se-khai-tu-f35c.jpg

F-18 với thùng nhiên liệu và khoang vũ khí tháo rời mới.​
Với việc được trang bị thêm bình nhiên liệu phụ mới, Super Hornet có khả năng mang được 1.588kg nhiên liệu và tăng tầm hoạt động thêm 481km. Khoang vũ khí có thể tháo rời của F-18 giúp cho chiến đấu cơ này có thể mang thêm được nhiều vũ khí hơn (lên đến 1.134kg bom đạn) nhưng vẫn không làm tăng đáng kể độ bộc lộ radar. Có nguồn tin cho rằng, F/A-18E/F Super Hornet cũng sẽ được trang bị tên lửa JSM (Joint Strike Missile), loại tên lửa chống hạm duy nhất được sử dụng trên tàng hình cơ thế hệ năm F-35.​
Ngoài ra, F/A-18E/F Super Hornet còn được hiện đại hóa với việc trang bị các hệ thống radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA), ngụy trang “gây nhiễu” và đánh chặn điện tử hiện đại.​
chuyen-gia-trung-quoc-my-co-the-se-khai-tu-f35c.jpg

Tiêm kích trên hạm F-18 với hai tên tử đối hạm JSM.​
Trong khi đó, tờ The Daily Beast (Mỹ) nhận định rằng hạn chế nghiêm trọng nhất của F-35 có lẽ là bản thân nó không có khả năng tàng hình trước hệ thống radar của Nga và thậm chí cả Trung Quốc.​
BÀI LIÊN QUAN
Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống radar trên (khả năng giúp F-35 “biến mất” vào nền nhiễu địa vật, môi trường). Nếu các thông tin trên là đúng thì Lầu Năm góc đang đầu tư hàng trăm tỷ USD vào dòng chiến đấu cơ tàng hình nhưng vẫn cần “sự hỗ trợ” của các máy bay đối kháng điện tử đi kèm.​
Bên cạnh đó, chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II thường xuyên chậm trễ và gặp nhiều sự cố trong thử nghiệm.​
Với những điểm trừ rất lớn này của F-35, cộng với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm góc mới được công bố gần đây, tương lai của tiêm kích trên hạm F-18 Super Hornet đang vô cùng rộng mở.​
Nhờ được cải tiến hiện đại hóa sâu sắc như vậy, F-18 Super Hornet được đánh giá là không hề kém cạnh các máy bay chiến đấu thế hệ năm và nó có thể tiếp tục phục vụ trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ trong thời gian dài nữa.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Càng đánh, IS càng mạnh: Mỹ có giật mình?

01/11/2014 16:30



1-my-tan-cong-is-cang-danh-cang-lam-is-manh-len-110058-1414830746069-8-0-253-480-crop-1414830793660.jpg

Chia sẻ:
Hơn 6.600 lần xuất kích không kích IS nhưng Mỹ và đồng minh đang phải đối mặt với nỗi lo lực lượng khủng bố ngày càng đông đảo và mạnh lên.

Tờ Guardian của Anh số ra ngày 31/10 dẫn một báo cáo của Liên hợp quốc cho biết các phần tử thánh chiến từ hơn 80 quốc gia kéo tới Iraq và Syria để tham chiến với "số lượng lớn chưa từng thấy''.​
Theo báo cáo trên, khoảng 15.000 người - tới để chiến đấu trong hàng ngũ của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các nhóm phiến quân cực đoan khác vốn đến từ các nước trước đây chưa từng đối mặt với thách thức liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.​
cang-danh-is-cang-manh-my-co-giat-minh.jpg

Một cuộc không kích IS gần Kobani, Syria. Ảnh: Reuters​
Báo cáo chỉ rõ từ năm 2010, số phần tử thánh chiến người nước ngoài tới tham chiến cùng IS tăng gấp "nhiều lần" số người của 20 năm trước đó cộng lại, ngoài ra còn có những kẻ khủng bố tới từ Pháp, Liên bang Nga và Vương Quốc Anh.​
BÀI LIÊN QUAN
Trước đó, tờ Washington Post tối 30/10 cho biết các tay súng nước ngoài tiếp tục đổ về Syria với tỷ lệ trung bình là hơn 1.000 người/tháng, con số không thay đổi bất chấp chiến dịch không kích chống IS do Mỹ cầm đầu.​
Không dừng ở đó, Liên hợp quốc còn cảnh báo các quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với những nguy cơ an ninh nghiêm trọng khi nhiều tay súng trở về nước.​
Mới đây, một công dân Mỹ tên Donald Ray Morgan, 44 tuổi, đến từ Carolina Bắc, thừa nhận đã cung cấp vũ khí và dịch vụ riêng cho IS trong khoảng thời gian từ tháng 1/2014 đến lúc bị bắt vào hôm 2/8 vừa qua tại sân bay quốc tế JFK ở New York.​
Khám phá chiến đấu cơ vừa tiêu diệt 40 phiến quân Hồi giáo​

B-1 Lancer là một máy bay ném bom chiến lược tốc độ siêu âm có khả năng mang theo tới 57 tấn vũ khí các loại.
Trước đó, hồi tháng Chín vừa qua, giới chức thực thi luật pháp Mỹ cũng đã khởi tố một chủ nhà hàng người Mỹ gốc Yemen với tội danh tuyển mộ chiến binh cho IS, đồng thời tài trợ tiền và mua vũ khí cho tổ chức khủng bố nguy hiểm này.​
Rõ ràng các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh không những không làm nhụt ý chí các tay súng nước ngoài mà còn kích động ngày càng nhiều người chống lại chiến dịch liên minh quốc tế do Mỹ cầm đầu.​
Kể từ khi các cuộc không kích IS bắt đầu ngày 8/8, chiến dịch này đã ngốn tới 580 triệu USD với khoảng 6.600 lần xuất kích của các máy bay Mỹ và đồng minh.​
Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính con số trung bình cho mỗi ngày không kích là hơn 7 triệu USD.​
Chuyên gia Todd Harrison thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách phân tích rằng cuộc chiến chống IS có thể tiếu tốn từ 2,4 tỉ đến 3,8 tỉ USD một năm. Nếu các đợt ném bom được mở rộng, chiến dịch không kích có thể tiêu tốn từ 4,2 tỉ đến 6,8 tỉ USD/năm.​
Trong đó, chi phí cho các chuyến bay do thám nằm trong khoảng từ 1.000 USD/giờ cho các loại máy bay không người lái PredatorReaper cho đến khoảng 7.000 USD/giờ đối với các máy bay không người lái tầm cao như Global Hawk hay thậm chí là 22.000 USD/giờ đối với E-8 J-STAR.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Phi thuyền vũ trụ Mỹ nổ khi bay thử
Phi thuyền vũ trụ SpaceShipTwo hôm qua rơi xuống sa mạc trong một chuyến bay thử ở bang California, Mỹ, làm một phi công thiệt mạng và một người khác bị thương nặng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
spaceshiptwo-7072-1414804095.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Một mảnh tàu vũ trụ SpaceShipTwo trên sa mạc Mojave, bang California, Mỹ sau vụ tai nạn. Ảnh: Reuters{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Các nhân viên kiểm soát trên mặt đất mất liên lạc với tàu SpaceShipTwo ngay sau 10 giờ sáng theo giờ địa phương, sau khi con tàu được phóng đi từ máy bay WhiteKnightTwo. Máy bay này đã đưa nó lên không trung", Lynn Lunsford, phát ngôn viên Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ, hôm qua cho biết.
Tàu vũ trụ rơi xuống sa mạc Mojave, cách thành phố Los Angeles 150 km về phía bắc. AP dẫn lời một nhiếp ảnh gia chứng kiến vụ việc cho biết SpaceShipTwo (SS2) nổ sau khi được thả từ máy bay chở nó.
Một phi công trên tàu thiệt mạng và thi thể ông được phát hiện trong đống đổ nát, trong khi phi công còn lại kịp nhảy dù ra ngoài, thoát nạn với những vết thương nghiêm trọng, Donny Youngblood, cảnh sát trưởng quận Kern, cho biết. Người sống sót được tìm thấy cách thân tàu hơn 1,5 km, ông nói thêm.
Những hình ảnh trên truyền hình tại hiện trường tai nạn cho thấy hai mảnh lớn của thân tàu nằm trên mặt đất, và Virgin Galactic, công ty sở hữu tàu vũ trụ thương mại, cho biết tàu đã bị phá hủy. Khu vực có những mảnh vỡ của SS2 trải dài hơn 1,5 km.
"Trong vụ thử, phương tiện gặp một vấn đề bất thường nghiêm trọng, dẫn đến tai nạn của SpaceShipTwo", Virgin Galactic hôm qua cho biết trên mạng xã hội Twitter.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ss2-6234-1414807296.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
SS2 trong một chuyến bay thử hồi tháng 4. Ảnh: SMH{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chuyến bay hôm qua là vụ bay thử lần thứ 55 của SS2, và là lần thứ 35 nó tách khỏi máy bay để bay một mình.
Tỷ phú Richard Branson, người sáng lập tập đoàn Virgin Galactic, cho biết ông và gia đình sẽ là hành khách trên chuyến bay đầu tiên của SS2 khi nó chính thức đi vào hoạt động.
Đến nay hơn 800 người đã trả tiền hoặc đặt cọc để được bay với con tàu này. Tàu sẽ được nâng lên độ cao khoảng 13.700 m và được thả xuống, trước khi kích hoạt động cơ tên lửa để lên tới độ cao khoảng 100.000 m, cho hành khách ngắm nhìn hành tinh và trải nghiệm cảm giác không trọng lực trong vài phút. Giá vé mỗi chuyến là 250.000 USD.
Nhà khoa học Stephen Hawking, ca sĩ Justin Bieber, diễn viên Ashton Kutcher là một vài người nổi tiếng trong số những người đăng ký lên con tàu vũ trụ thương mại đầu tiên trên thế giới này.
Đây là tai nạn thứ hai trong tuần này liên quan đến một công ty vũ trụ Mỹ. Tên lửa Antares do tập đoàn Orbital Sciences chế tạo hôm 28/10 phát nổ chỉ 15 giây sau khi được phóng đi từ bang Virginia, làm phá hủy tàu không gian chở hàng cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
 
23/8/12
1.162
3
38
Phi thuyền vũ trụ Mỹ nổ khi bay thử
Phi thuyền vũ trụ SpaceShipTwo hôm qua rơi xuống sa mạc trong một chuyến bay thử ở bang California, Mỹ, làm một phi công thiệt mạng và một người khác bị thương nặng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
spaceshiptwo-7072-1414804095.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Một mảnh tàu vũ trụ SpaceShipTwo trên sa mạc Mojave, bang California, Mỹ sau vụ tai nạn. Ảnh: Reuters{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Các nhân viên kiểm soát trên mặt đất mất liên lạc với tàu SpaceShipTwo ngay sau 10 giờ sáng theo giờ địa phương, sau khi con tàu được phóng đi từ máy bay WhiteKnightTwo. Máy bay này đã đưa nó lên không trung", Lynn Lunsford, phát ngôn viên Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ, hôm qua cho biết.
Tàu vũ trụ rơi xuống sa mạc Mojave, cách thành phố Los Angeles 150 km về phía bắc. AP dẫn lời một nhiếp ảnh gia chứng kiến vụ việc cho biết SpaceShipTwo (SS2) nổ sau khi được thả từ máy bay chở nó.
Một phi công trên tàu thiệt mạng và thi thể ông được phát hiện trong đống đổ nát, trong khi phi công còn lại kịp nhảy dù ra ngoài, thoát nạn với những vết thương nghiêm trọng, Donny Youngblood, cảnh sát trưởng quận Kern, cho biết. Người sống sót được tìm thấy cách thân tàu hơn 1,5 km, ông nói thêm.
Những hình ảnh trên truyền hình tại hiện trường tai nạn cho thấy hai mảnh lớn của thân tàu nằm trên mặt đất, và Virgin Galactic, công ty sở hữu tàu vũ trụ thương mại, cho biết tàu đã bị phá hủy. Khu vực có những mảnh vỡ của SS2 trải dài hơn 1,5 km.
"Trong vụ thử, phương tiện gặp một vấn đề bất thường nghiêm trọng, dẫn đến tai nạn của SpaceShipTwo", Virgin Galactic hôm qua cho biết trên mạng xã hội Twitter.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ss2-6234-1414807296.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
SS2 trong một chuyến bay thử hồi tháng 4. Ảnh: SMH{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chuyến bay hôm qua là vụ bay thử lần thứ 55 của SS2, và là lần thứ 35 nó tách khỏi máy bay để bay một mình.
Tỷ phú Richard Branson, người sáng lập tập đoàn Virgin Galactic, cho biết ông và gia đình sẽ là hành khách trên chuyến bay đầu tiên của SS2 khi nó chính thức đi vào hoạt động.
Đến nay hơn 800 người đã trả tiền hoặc đặt cọc để được bay với con tàu này. Tàu sẽ được nâng lên độ cao khoảng 13.700 m và được thả xuống, trước khi kích hoạt động cơ tên lửa để lên tới độ cao khoảng 100.000 m, cho hành khách ngắm nhìn hành tinh và trải nghiệm cảm giác không trọng lực trong vài phút. Giá vé mỗi chuyến là 250.000 USD.
Nhà khoa học Stephen Hawking, ca sĩ Justin Bieber, diễn viên Ashton Kutcher là một vài người nổi tiếng trong số những người đăng ký lên con tàu vũ trụ thương mại đầu tiên trên thế giới này.
Đây là tai nạn thứ hai trong tuần này liên quan đến một công ty vũ trụ Mỹ. Tên lửa Antares do tập đoàn Orbital Sciences chế tạo hôm 28/10 phát nổ chỉ 15 giây sau khi được phóng đi từ bang Virginia, làm phá hủy tàu không gian chở hàng cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ nâng cấp F-22 để mang phóng tên lửa AIM-9X

(Kiến Thức) - Dự kiến đến năm 2017, các máy bay F-22 sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn tối tân AIM-9X.
Lockheed Martin đã kí một hợp đồng trị giá 33,4 triệu USD để chỉnh sửa lại máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor có thể mang các tên lửa không đối không AIM-9X của Raytheon.
Hợp đồng được Bộ Quốc phòngMỹ công bố này 24/10 đã cho thấy: Lockheed Martin sẽ nâng cấp 220 ray phóng CRL của AIM-9 để tương thích với phiên bản AIM-9X.
Quá trình nâng cấp sẽ được thực hiện tại Fort Worth, Texas, và dự kiến sẽ hoàn thành ngày 28/2/2017.
Các tên lửa AIM-9X vẫn giữ động cơ và đầu đạn cũ như các phiên bản trước, song có sự thay đổi ở cánh mũi ở phía trước và cánh đuôi nhỏ hơn. Tên lửa được tích hợp hệ thống lái mới để tăng khả năng vận động của tên lửa. Hệ đạo hàng (dẫn đường) của tên lửa được thiết kế lại với đầu dò ảnh nhiệt, cũng như tương thích với màn hình gắn trên mũ bay của phi công JHMCS (Joint Helmet-Mounted Cueing System).
f22-kienthuc-500_uotk.jpg

F-22 phóng tên lửa AIM-9.
Jane's bình luận

AIM-9 Sidewinder đã được sử dụng trên nhiều loại máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ như: F-15C Eagle, F-15E Strike Eagle, F/A-18A+ Hornet, F/A-18C/D Hornet, F/A-18E/F Super Hornet của Boeing, hay F-16 Fighting Falcon của Lockheed Martin. Gần đây, phiên bản AIM-9X tiếp tục được tích hợp cho chiếc F-35 Lightning II Joint Strike Fighter (JSF) của Lockheed Martin. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của loại tên lửa đối không tầm ngắn này.
Dù là “cái đinh” trong lực lượng Không quân Mỹ, nhưng việc trang bị AIM-9X cho F-22 đã bị trì hoãn vào năm 2012. Theo đó, Bộ Quốc phòng đã quyết định thay đổi thời điểm trang bị từ năm 2015 sang năm 2017.
aim9-kienthuc_zpjh.jpg

Tên lửa không đối không AIM-9X.
Một trong những lý do chính cho sự chậm trễ này là phiên bản AIM-9X Block I đang thiếu khả năng khóa mục tiêu trước khi phóng khi tên lửa nằm trong thân máy bay tàng hình. Khả năng này dự kiến sẽ có trên phiên bản Block II.
Một lí do khác là AIM-9X sẽ không thể phát huy đầy đủ “công lực” khi thiếu JHMCS. Mà F-22 sẽ chỉ được trang bị JHMCS kể từ năm 2017 với gói nâng cấp 3.2 (bao gồm các tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X, tên lửa đối không tầm trung AIM-120D và các loại bom khác nhau). Thậm chí, có tin cho hay JHMCS sẽ được hoãn lại cho đến gói nâng cấp 3.3. Nhưng dù sao thì AIM-9X cũng đã là bước tiến lớn trong trang bị đối không của F-22.
Theo IHS Jane Air-Launched Weapons, ban đầu AIM-9X chỉ được dự kiến trang bị trên phiên bản cuối cùng của là F-22 Block 35 (mà đã có 87 chiếc được chế tạo), song hiện kế hoạch này đã được thay đổi để trang bị cho cả 63 chiếc F-22 Block 30.
Hóa ra lâu nay F-22 của Mỹ ngoài việc ko được trang bị mũ bay, AIM-120C7/C8 ra còn ko thể bắn AIM-9X. Cấu hình vi mạch của nó còn thua cả Iphone 6. F-22 có thực sự là máy bay Gen 5 tốt nhất thế giới ? và dĩ nhiên những thứ thêm thắt vội vã cho 1 máy bay chiến đấu thì chắc chắn ko thể tốt bằng những thứ được nghiên cứu phát triển thử nghiệm kĩ lưỡng rồi đưa vào hoạt động (degisn - trials - IOC- FOC - operational ) vd MiG-29 thiết kế với TL R-73 và mũ bay, Typhoon với thiết kế hệ thống điện tử tinh vi HMD, TL hiện đại tối tân Meteor tác chiến ngoài tầm nhìn hoặc MiG-31 đặc thù đánh chặn hiệu quả với R-37, bởi vì hơn thập kỉ phải thêm thắt fix từng lỗi của F-22 nên Mỹ mới cho ra đời thêm F-35 hy vọng với thiết kế chuyên cho đa nhiệm sẽ khắc phục hết nhược điểm của F-22 (thậm chí nó còn bị những lỗi hết sức vớ vẩn dẫn tới tai nạn buồn cười hoặc thậm chí thảm khốc, khi kính ko mở ra được pilot thì mắc tiểu, pilot thiêú oxi khi bay rơi nổ banh xác....), khi trang bị EOTS, tích hợp các AGM mới LRASM và A2A mới AIM-9X/120C7 hoặc C8 nếu đã fix song lỗi còn cái của nợ F-22 có lẽ Obama đã đúng khi cho nó tử ẹo ngưng sản xuất, vốn dĩ F-22 là máy bay mang đặc thù thiết kế của TK 20 chứ ko phải TK 21. Tuy nhiên ngay cả F-35 với hơn 300 lỗi và đang liên tiếp xuất hiện lỗi về động cơ, vật liệu thiết kế điện tử nhập từ nước đối địch TQ và ăn cắp thiết kế của Nga thì có lẽ F-35 cũng sắp đi theo số phận F-22
 
Chỉnh sửa cuối:
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ có phải hối hận khi mua Iron Dome?

Ly Vy | 04/11/2014 08:24



1354222403287-cached-1414992283007-120-0-732-1200-crop-1415061266250.jpg

Chia sẻ:
Mỹ có thể trở thành quốc gia đầu tiên nhập khẩu hệ thống Iron Dome (Vòm sắt) của Israel - Trang mạng tiếng Nga military-informant đưa tin hôm 2/11.

Hiện tại, có một số quốc gia khác cũng quan tâm đến hệ thống này là Ba Lan, Ukraine và Hàn Quốc.
my-co-phai-hoi-han-khi-mua-iron-dome.jpg

Hệ thống Iron Dome khai hỏa.​
Mỹ ban đầu không tin tưởng vào triển vọng của hệ thống Iron Dome nên không tham gia tài trợ ngay cho việc phát triển dự án này như các dự án quốc phòng khác của Israel. 2 khẩu đội Iron Dome đầu tiên do Bộ quốc phòng Israel tài trợ hoàn toàn, tới các hệ thống sau, Mỹ mới bắt đầu tham gia tài trợ.
Trong một bài viết hồi đầu tháng 10 năm nay, Reuters cho hay Washington từ chối mua Iron Dome để trang bị cho lực lượng tác chiến ở Iraq và Afghanistan do giá thành của 1 quả tên lửa dùng cho Iron Dome khá cao, lên đến 100.000 USD và nó không phù hợp đánh chặn đạn cối của quân nổi dậy.
Tuy nhiên, gần đây, công ty Rafale (Israel) và Tập đoàn Raytheon (Mỹ) đã ký kết thỏa thuận hợp tác cùng phát triển hệ thống Iron Dome. Giá thành của tên lửa đánh chặn nhờ vậy mà có thể được hạ xuống. Bên cạnh đó, sản phẩm từ quá trình hợp tác giữa 2 phía có tiềm năng phục vụ xuất khẩu. Có lẽ, những lý do này đã phần nào thuyết phục được Mỹ.
Bên cạnh đó, theo tờ Israel National News, Mỹ đã bị choáng ngợp bởi những gì mà Iron Dome thể hiện trong thời gian qua. Hồi tháng 7 năm nay, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Israel tuyên bố các tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm ngắn Iron Dome trong chiến dịch "Bảo vệ biên giới" đã đánh chặn thành công 86% tên lửa phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas phóng vào lãnh thổ nước này.
Theo military-informant, hiện tại, Washington quyết định mua 1 hệ thống Iron Dome nhằm thử nghiệm ở các môi trường tác chiến khác nhau và sau đó tiến tới trang bị cho các lực lượng Mỹ đang hoạt động tại những khu vực xung đột.
my-co-phai-hoi-han-khi-mua-iron-dome.jpg

Hình ảnh 3 quả đạn của hệ thống Iron Dome đánh chặn thành công 3 quả rocket phóng vào lãnh thổ Israel.​
Mặc dù theo tuyên bố của Israel, Iron Dome đã thể hiện hiệu quả cao trong các cuộc xung đột gần đây nhưng trên thực tế, hệ thống này vẫn chưa gặt hái được thành công trên thị trường quốc tế.
BÀI LIÊN QUAN
Ngoài lý do giá thành, Israel giới hạn khách hàng (không bán cho những nước Israel không có quan hệ ngoại giao) thì còn có một nguyên nhân rất lớn khác là các chuyên gia vẫn nghi ngờ hiệu quả của hệ thống này. Chuyên gia an ninh quốc gia và công nghệ, ông Ted Postol thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) từng lên tiếng cảnh báo Washington có thể đã bị "đánh lừa" bởi những tuyên bố của Israel về hiệu quả của Iron Dome.​
Theo ông Postol, một ứng dụng liên lạc cảnh báo thông minh đơn giản, cái gọi là ứng dụng “Màu đỏ” (Color Red), đang làm được nhiều việc và hiệu quả trong việc cứu sống người dân Israel hơn so với “Vòm sắt”. Color Red gần đây được kết hợp với Yo, một công cụ thông tin để đưa ra các cảnh báo thời gian thực của những tên lửa đang bay đến.​
“Vòm sắt” hoạt động bằng cách bắn tên lửa đánh chặn những quả rocket của Hamas trong lúc đang bay, sử dụng radar theo dõi và định hướng. Nhưng việc theo dõi và định hướng này đang hoạt động không hiệu quả và đang điều khiển các tên lửa của "Vòm sắt" xuất kích không vào những điểm đánh chặn tối ưu. Hơn nữa, đó không phải là vấn đề duy nhất. Các tên lửa đánh chặn của "Vòm sắt" không trực tiếp kích nổ nhiều như từng thấy mà đó là do sự kích nổ của Laser Fuse, một chùm tia (khu vực màu xanh trong biểu đồ) có khả năng phát hiện vị trí những quả rocket Grad của Hamas bắn vào Israel.
Tính toán của ông Postol cho thấy khi tốc độ của tên lửa Grad thay đổi ngoài 1.200 m/s, Fuse Laser không thể phát hiện ra những quả tên lửa này, do đó việc đánh chặn từ phía trước trở nên ít hiệu quả. Tổng cộng, "Vòm sắt" chỉ có thể đánh chặn 20% tên lửa Grad.
"Nếu các tên lửa đánh chặn Iron Dome chạm vào phía sau của tên lửa của đối phương thì về cơ bản không ảnh hưởng đến kết quả của vụ tấn công, các mảnh của tên lửa sẽ rơi vào khu vực phòng thủ và đầu đạn gần như chắc chắn sẽ rơi xuống đất và nổ tung", ông Postol cho biết.
Theo ông Postol, với tỷ lệ đánh chặn thấp, tỷ lệ phá hủy đầu đạn hạn chế và các vấn đề thiếu sót về dữ liệu, tỷ lệ đánh chặn thành công thực tế của Vòm sắt rơi xuống mức "đau khổ": 5%.
Nếu Iron Dome thực sự là “vật vô dụng”, tại sao thương vong của Israel từ các cuộc tấn công tên lửa của Hamas lại rất thấp, chỉ có vài nạn nhân ở phía Israel? Ông Postol cho rằng đó là nhờ vào hệ thống cảnh báo sớm của Israel. Hệ thống này sẽ giúp cho phía Israel có ít nhất là 10 giây để tìm nơi trú ẩn trước khi tên lửa của đối phương phát nổ. Thời gian cảnh báo thực tế có thể lâu hơn.
 
23/8/12
1.162
3
38
TOW, Javelin có làm được ?

Tên lửa quân ly khai tung sóng xung kích phá hủy xe bọc thép Ukraine

03/11/2014 20:15



kghkrsz-ten-lua-lwzq-jpg-ashx-1415005831498-31-0-338-600-crop-1415005876149.jpg

Chia sẻ:
Tờ Autoconsulting mới đây cho biết, trong trận chiến vừa qua tại Donbass, 2 xe bọc thép mới của Ukraine loại BTR-4E dù được trang bị lớp giáp mới và được tăng cường bảo vệ bởi lồng thép xung quanh nhưng đã bị quân ly khai dùng tên lửa đầu đạn nhiệt áp có sóng xung kích mạnh bắn phá.

Qua phân tích, các chuyên gia quân sự Ukraine cho rằng, 2 xe chiến đấu mới BTR-4E ở trạm kiểm soát 32 bị tấn công ở trên, trong đó có 1 chiếc bị phá hủy hoàn toàn, rõ ràng đã trúng một cú đánh mạnh bởi tên lửa song lại có những dấu hiệu bất thường.​
ten-lua-quan-ly-khai-tung-song-xung-kich-pha-huy-xe-boc-thep-ukraine.jpg

Qua phân tích, các chuyên gia quân sự Ukraine cho rằng, 2 xe chiến đấu mới BTR-4E ở trạm kiểm soát 32 bị tấn công ở trên, trong đó có 1 chiếc bị phá hủy hoàn toàn, rõ ràng đã trúng một cú đánh mạnh bởi tên lửa song lại có những dấu hiệu bất thường.​
Bài viết trên Autoconsulting cho rằng, các tay súng của ly khai có thể đã sử dụng một loại tên lửa có hệ thống dẫn đường và sức công phá mạnh mới có thể xuyên qua nhiều lớp bảo vệ để phá hủy được xe BTR-4E mới.​
Trước đó, theo Autoconsulting, nhiều hình ảnh đã chứng tỏ sự xuất hiện của loại tên lửa chống tăng (ATGM) Kornet. Điều đáng chú ý, Kornet có nhiều phiên bản khác nhau, trong đó có cả loại có đầu đạn nhiệt áp (thermobaric).​
Uy lực khủng khiếp của súng phóng lựu nhiệt áp Shmel-M​

(Soha.vn) - Hiện nay, không một loại vũ khí thông thường nào vượt được khả năng của đạn nhiệt áp trong việc tiêu diệt hỏa điểm hay lô cốt vững chắc của đối phương.
Cụ thể loại tên lửa Kornet 9M133F (9M133F-1) có đầu đạn nổ nhiệt áp dù có kích thước tương tự với tên lửa đầu đạn nhiệt, nhưng nó lại có bán kính tàn phá lớn do có thể phát ra sóng xu kích và sức nóng của các mảnh đạn nổ lớn, khiến sự bùng nổ của đầu đạn được mở rộng hơn cả về chiều không gian và thời gian so với chất nổ thông thường.​
Chính những làn sóng xung kích nổ như vậy đã thay đổi quá trình biến đổi nổ của oxy trong không khí, tạo ra làn sóng tàn phá lan qua cả các chướng ngại vật, hào sâu, các lỗ hổng, gây nguy hại cho con người và mạng lưới bảo vệ phương tiện, thiết bị vũ khí.​
ten-lua-quan-ly-khai-tung-song-xung-kich-pha-huy-xe-boc-thep-ukraine.jpg

Xe bọc thép mới BTR-4E dù được tăng lớp giáp và lồng thép bảo vệ vẫn bị vũ khí phe ly khai xuyên cháy. Ảnh: Autoconsulting​
Kinh ngạc hơn, trong khu vực đầu đạn nhiệt áp được kích nổ, gần như toàn bộ oxy trong không khí bị đốt cháy, nâng nhiệt độ xung quanh lên tới 800-850 độ C. Loại đầu đạn nhiệt áp 9M133F (9M133F-1) của tên lửa có sức công phá tương đương với 10 kg chất nổ TNT, đồng thời các hiệu ứng nổ và gây cháy cao đối với các mục tiêu không kém gì so với đầu đạn FFS cỡ 152 mm.​
BÀI LIÊN QUAN
Được biết, BTR-4E, theo Armyrecognition, là một xe bọc thép chở quân loại bánh lốp 8x8, mới được ra đời năm 2014, do Cục thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov (KMDB) của Ukraine thiết kế, đã tăng cường thêm lớp giáp bảo vệ. Loại giáp mới này được cho là có thể gia tăng sự bảo vệ cho phi đoàn của xe chống lại các mối đe dọa của những loại vũ khí hiện đại mới trên chiến trường.​
Về vũ khí BTR-4E có trang bị tương tự như xe bọc thép BTR-4 với vũ khí chính là súng 30 mm, tên lửa chống tăng loại Konkurs hay Baryer, súng máy 7,62 mm, có tốc độ đường đất tối đa 110 km/h, lội nước 10 km/h, phạm vi tác chiến 690 km và có thể chở từ 7-9 binh sĩ với kíp lái 3 người.​
Trong khi đó tên lửa Kornet phiên bản đầu đạn nhiệt áp 9M133F (9M133F-1) có thể được trang bị hệ thống dẫn đường bằng chùm tia laser, có trọng lượng 29 kg gồm cả ống phóng, có khả năng bắn phá mục tiêu ở phạm vi từ 100 m-5,5 km.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàu ngầm mới, project 855M-lớp Yasen của Nga mạnh đến đâu?

(Vũ khí) - Tàu ngầm hạt nhân tấn công Kazzan lớp Yasen, project 855M của Nga sẽ có nhiều cải tiến, giúp nó có tính năng vượt trội so với phiên bản project 855.

Hải quân Nga sắp nhận tàu ngầm hạt nhân tiên tiến project 855M
Trang mạng khoa học kỹ thuật quốc phòng Trung Quốc ngày 3/11 cho biết, hải quân Nga chuẩn bị tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới thuộc pjoject 855M, lớp Yasen vào năm 2016. Chiếc tàu ngầm mới này được đặt theo tên của thành phố Kazan - thủ phủ của nước Cộng hòa Tatarstan, Nga.
Kazzan được khởi đóng vào tháng 7-2009, đầu năm 2014 tàu ngầm này đã được thêm vào những cải tiến mới trong thiết kế, biến nó trở thành một tàu ngầm hoàn hảo, tiên tiến hơn rất nhiều so với tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc pjoject 855 - lớp Yasen, mang số hiệu K-329 “Severodvinsk”.
“Tàu ngầm đầu tiên thuộc phiên bản cải tiến 885M mang tên “Kazan” sẽ được giao cho hải quân Nga vào năm 2016” - Phó tổng giám đốc Viện thiết kế Malakhit, ông Nikolai Novoselov tiết lộ. So với các tàu ngầm phiên bản trước, pjoject 855M có bộ cảm biến và hệ thống vũ khí được cải tiến tốt hơn, đặc biệt là tiếng ồn của nó cũng nhỏ hơn, hệ thống sonar cũng tiên tiến hơn.
Nga đang hoàn thiện thiết kế tàu ngầm hạt nhân thuộc đề án 855, bởi vì từ khi được chế tạo vào năm 1993 cho đến nay, việc cải tiến phần thiết kế khung thân của tàu ngầm “Severodvinsk” luôn bị trì hoãn bởi những khó khăn Nga gặp phải do cục diện hỗn loạn, sau khi Liên Xô tan rã.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nền công nghiệp đóng tàu ngầm Nga bị đình đốn do thiếu ngân sách đầu tư, chảy máu chất xám, khiến cho “Severodvinsk” - dù thuộc loại tàu ngầm hạt nhân tấn công khá ấn tượng, nhưng nhiều hệ thống của nó đều đã bị lỗi thời, không bắt kịp yêu cầu tác chiến của thế kỷ 21.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tau-ngam-moi-project-855mlop-yasen-cua-nga-manh-den-dau_5051453.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc pjoject 855 - lớp Yasen, mang số hiệu K-329 “Severodvinsk”​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk - được đặt tên theo thành phố nơi nó được đóng, đã chính thức được biên chế trong lực lượng hải quân Nga vào ngày 30-12-2013, sau khi trải qua 14 chuyến chạy thử trên biển kéo dài tổng số 222 ngày, vượt quãng đường hàng chục nghìn dặm với hàng trăm cuộc lặn.
Hải quân Nga hi vọng sẽ mua được ít nhất 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen. Hiện nay, Bộ quốc phòng nước này đã đặt mua 4 tàu. Sau Kazzan, chiếc thứ 3 mang tên “Novosibirsk” đã được đặt lườn vào tháng 7 năm 2013, chiếc thứ 4 được đóng ngay trước “Ngày Hải quân Nga” (27-7-2014), 3 chiếc khác sẽ được khởi đóng vào năm 2015.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen (NATO định danh là Graney) do Cục Thiết kế Trung ương Malakhit thiết kế, nhà máy Sevmash (Nhà máy chế tạo máy phương Bắc) ở Severodvinsk sản xuất, nhằm thay thế lớp tàu ngầm hạt nhân Project 949/949A được đóng từ thời Liên Xô.
Ngày 30-12-2013, tàu ngầm Severodvinsk đã chính thức được bàn giao cho Hải quân Nga. Nhưng các chuyên gia kỹ thuật đã phát hiện hơn 200 lỗi trên chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công này. Nếu không khắc phục ngay, nó sẽ làm trì hoãn tiến trình hiện đại hóa trang bị, vũ khí của lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga.
Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly còn cho biết, có lẽ chiếc đầu tiên thuộc project 855 sẽ mang tính chất “thực nghiệm kỹ thuật” nhiều hơn là sử dụng trong các hoạt động tác chiến. Jane’s cho biết, qua quá trình kiểm tra, các chuyên gia kỹ thuật đã phát hiện ra trên con tàu mang số hiệu K-329 này hơn 200 lỗi khác nhau.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tau-ngam-moi-project-855mlop-yasen-cua-nga-manh-den-dau_5052453.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mô hình thiết kế chi tiết của tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng nằm ở hệ thống sonar của Severodvinsk, hệ thống này cho đến nay vẫn chưa thể hiện được “tính năng siêu việt” như những lời ca tụng nó. Các lỗi kỹ thuật cần khắc phục khẩn cấp này sẽ làm lùi thời hạn bàn giao chiếc tàu ngầm thứ 2 và thứ 3 hiện đang đóng là Kazan và Novosibirsk.
Đến tháng 4-2014, hải quân Nga đã thành lập một nhóm công tác liên hợp bao gồm đại diện của hải quân và nhà sản xuất để khắc phục những khiếm khuyết nhỏ và phát hiện những vấn đề cần cải tiến, nâng cấp. Vì vậy, mãi đến ngày 17-6-2014 nó mới chính thức đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu.
Sức mạnh đáng nể của tàu ngầm hạt nhân project 855M
Tàu ngầm lớp Yasen có trọng lượng giãn nước 9.500 tấn khi nổi và 13.800 tấn khi lặn, chiều dài 120m, chiều rộng 15m, mớn nước 8,4m. Với một lò phản ứng hạt nhân có tuổi thọ 30 năm và một động cơ đẩy hoàn toàn mới, nó có thể lặn sâu 600m, đạt tốc độ 20 hải lý/giờ khi nổi và 31 hải lý/giờ (khoảng 57 km/giờ) khi lặn, biên chế 90 thủy thủ.
Về hệ thống vũ khí, tàu ngầm Project 885 trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất kiểu thẳng đứng (32 ống) và 10 ống phóng ngư lôi gồm: 8 ống cỡ 650mm và 2 ống cỡ 533m. Ngoài ra, thiết kế còn được điều chỉnh lại, chuyển khoang phóng ngư lôi ở đầu mũi ra sau đài chỉ huy trung tâm.
Tàu ngầm này có thể phóng nhiều loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất, có tầm phóng từ 2500-5000km, cùng với thế hệ tên lửa hành trình phiên bản nội địa Caliber-S (phiên bản xuất khẩu giới hạn tầm bắn là Club-S) bao gồm tên lửa đối hạm (3M54, tầm phóng 440-660km) và tấn công đất liền (3M-14, tầm phóng 600-900km) và ngư lôi chống ngầm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tau-ngam-moi-project-855mlop-yasen-cua-nga-manh-den-dau_5059328.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa hành trình chống hạm Caliber-S 3M-54 của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vào tháng 2-2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, lực lượng tàu ngầm Nga sẽ nhận được 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen. Mỗi tàu trong số đó được trang bị 24 tên lửa hành trình tầm xa Rk-55 Granat với một đầu đạn hạt nhân 200 kiloton. Trong tương lai, các tàu ngầm lớp này còn có thể được trang bị mạnh hơn nữa.
Tên lửa hành trình chiến lược Rk-55 Granat (SS-N-21 ‘Sampson’) là câu trả lời của Liên Xô cho tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk của Mỹ. Rk-55 Granat có chiều dài 8,09m, đường kính thân 0,514m, sải cánh 3,1m, trọng lượng phóng 1,7 tấn, có thể mang đầu đạn hạt nhân 200klt. Nó có tốc độ hành trình 0.77Mach, tầm phóng tối đa 2500 km.
Loại tên lửa này sử dụng hệ dẫn đường áp dụng thuật toán so sánh ảnh quét địa hình phản hồi từ rada với dữ liệu hình ảnh lưu trữ trên bộ nhớ máy tính của tên lửa. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực 2 luồng khí đẩy gắn dưới đuôi tên lửa và có thể mang đầu đạn hạt nhân 200 kiloton.
Ngoài ra, cuối tháng 1-2014, trang mạng Khoa học công nghệ quốc phòng của Trung Quốc còn cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới lớp Yasen của hải quân Nga còn có thể được trang bị 2 loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân rất mạnh, tầm bắn 2.500 và 5.000km.
Một trong số đó là tên lửa hành trình siêu âm thế hệ mới, có thể mang đầu đạn hạt nhân mang tên Caliber-S, tầm bắn 2.500km. Tên lửa hành trình mới này có tầm bắn vượt trội so với thế hệ cũ, lên đến hơn 2.500 km, nếu được trang bị đầu đạn hạt nhân, có thể được coi như là vũ khí chiến lược của Nga.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tau-ngam-moi-project-855mlop-yasen-cua-nga-manh-den-dau_5056859.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Caliber-S 3M-14 của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trang mạng công nghệ quốc phòng có uy tín này còn cho biết, tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen còn có thể mang theo một loại tên lửa hành trình khác do Nga mới phát triển, có phạm vi tấn công lên đến 5.000 km, vượt trội các loại tên lửa hành trình của Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa xác định được đây là loại tên lửa gì.
Trước đó, một nguồn tin tình báo hải quân Anh nhận định rằng có thể phương Tây “chỉ nắm được phân nửa về những loại vũ khí được trang bị trên tàu ngầm lớp Yasen” vì hiện Nga đang triển khai nhiều dự án bí mật nhằm nâng cao sức mạnh của lực lượng răn đe trên biển, đặc biệt là khả năng tấn công tầm xa.
Các chuyên gia quân sự phương Tây tỏ ra lo ngại với lớp tàu ngầm Yasen của Nga. Họ cho rằng lớp tàu ngầm được mệnh danh "quái thú dưới đại dương" này đang dần trở thành một mối đe dọa lớn với các cường quốc hải quân trên thế giới như Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc…
Dự kiến đến năm 2020, hải quân Nga sẽ tiếp nhận tổng cộng 16 tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, bao gồm 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công (mang tên lửa hành trình thế hệ mới) lớp Yasen và 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey mang tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava.
Với việc tàu ngầm chiến lược lớp Borey vừa liên tiếp phóng thành công tên lửa đạn đạo Bulava, nỗi lo của phương Tây lại càng tăng lên. Trong thời gian tới, lực lượng tàu ngầm của Nga sẽ trở lên rất mạnh với cặp song sát: Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey và tàu ngầm hạt nhân tấn công tên lửa hành trình lớp Yasen.
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Nga chê hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

(Vũ khí) - Sau khi Mỹ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, thành viên Ủy ban Quốc phòng của Duma (Nga) đã lên tiếng chê hệ thống này...lỗi thời.

Phát biểu trước báo chí ngày 7/11, Frants Klyntsevich thành viên Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới người Mỹ vừa tuyên bố thử thành công thực ra vẫn là lỗi thời so với tên lửa Nga.
Bình luận về thông tin này, ông Frants Klyntsevich nhấn mạnh, các tên lửa của Nga có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ngay cả khi đã được nâng cấp.
Chuyên gia Frants Klyntsevich cho biết: “Xét từ góc độ cuộc xung đột toàn cầu, không có gì phải hoài nghi, chúng ta có đủ lực lượng và phương tiện để vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa, đặc biệt là vũ khí tấn công chính xác cao, tên lửa hành trình phóng từ mặt đất và trên biển hoàn toàn đủ khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ của đối phương dù họ có cải tiến thêm nữa”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-che-he-thong-phong-thu-ten-lua-my-loi-thoi_10942478.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chuyên gia Frants Klyntsevich (Nga) đã lên tiếng chê hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ mới phóng thành công là lỗi thời. (Ảnh tên lửa phòng thủ của Nga trước đây.){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trước đó hôm 6/11, hãng Tass dẫn thông báo từ Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm hệ thống Aegis trên Thái Bình Dương đã thành công, đây là lần thứ 29 trong tổng số 35 cuộc thử nghiệm từ năm 2002, hệ thống đánh chặn các mục tiêu đã định.
Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, tên lửa SM-3 của hệ thống Aegis đã đánh chặn thành công hai tên lửa hành trình và một tên lửa đạn đạo gần như đồng thời trên Thái Bình Dương. Cuộc thử nghiệm được tiến hành từ tàu khu trục Mỹ USS John Paul Jones với mục đích “đánh giá hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mới được nâng cấp và do hãng Lockheed Martin sản xuất”.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ sử dụng kết quả cuộc thử nghiệm để “cải thiện và tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cũng như hỗ trợ giai đoạn 2 của phương pháp tiếp cận thích ứng cho hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, nhằm bảo vệ Mỹ và đồng minh trước các mối đe dọa tiềm tàng”.
Theo tiết lộ của giới quân sự Mỹ, tên lửa SM-3 dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41.
Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất. Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-che-he-thong-phong-thu-ten-lua-my-loi-thoi_10944587.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Bulava là loại tên lửa được xem là tên lửa khó đánh chặn nhất thế giới hiện nay. (Ảnh tên lửa Bulava phóng từ tàu ngầm){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.
Tên lửa SM-3 có trọng lượng 1,5 tấn, dài 6,55m, đường kính thân 0,34m, sải cánh 1,57m. SM-3 có tốc độ đánh chặn 9.600km/h (gấp gần 8 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn trên 500km, độ cao trên 160km. Hiện nay, ngoài Mỹ chỉ có Nhật Bản được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 trên chiến hạm Aegis.
 
Status
Không mở trả lời sau này.