Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Siêu tăng Armata Nga bất bại ngay cả ở Bắc Cực

Cập nhật lúc: 13:30 18/11/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Siêu tăng Armata Nga có thể hạ tên lửa bằng… súng máy
Nga sẽ có 32 siêu tăng Armata vào năm 2015

(Kiến Thức) - Siêu tăng Armata của Nga sẽ được chế tạo bằng một loại thép siêu bền có khả năng chống chịu lại với môi trường khắc nghiệt ở Bắc Cực.
Tờ RIR dẫn lời Yevgeny Chistyakov – người phát ngôn của Viện Nghiên cứu Khoa học vật liệu thép của Nga cho biết, lớp giáp bảo vệ chính của siêu tăng Armata tương lai của sẽ được chế tạo bằng một thép mới có tên mã là 44S-SV-SH độ bền cực cao và có khả năng chống chịu lại được môi trường có nhiệt độ cực thấp ngay cả ở Bắc Cực.​
Được biết, Nga sẽ lần đầu tiên cho ra mắt mẫu xe tăng mới nhất này của mình tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến Thắng vào năm 2015.​
Bắc Cực có thể sẽ trở thành khu vực xung đột lợi ích giữa các cường quốc lớn nhất thế giới trong tương lai, khi nó sở hữu một nguồn tài nguyên năng lượng vô cùng lớn nằm phía dưới lớp băng đang tan chảy. Liên Xô trước đây và chính phủ Nga sau này từ lâu đã tuyên bố có chủ quyền với hầu hết phần lớn các khu vực có nguồn tài nguyên dồi dào ở Bắc Cực, bên cạnh đó nước này cũng không ngừng gia tăng hiện diện quân sự của mình tại vùng đất chết này.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
armatakienthuc2_gkzi.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Các thiết bị quân sự tương lai của Nga có thể sẽ tác chiến được ở mọi loại địa hình kể cả ở Bắc Cực.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Thượng tướng Alexander Postnikov – tư lệnh Lục quân Nga cho biết, Quân đội Nga sẽ thiết lập các cơ sở kỹ thuật đầu tiên cho Lữ đoàn Bắc Cực trong thời gian sắp tới và bên cạnh đó lữ đoàn này cũng sẽ được trang bị các xe bọc thép đa năng MT-TWT. Theo đó trong tương lai các phương tiện chiến đấu cơ giới của Quân đội Nga sẽ được phát triển dựa trên một nền tảng duy nhất. Bộ quốc phòng Nga tuy không công bố chính thức về việc thành lập một lữ đoạn thiết giáp tại Bắc Cực, nhưng lại triển khai một lớn các đơn vị bộ binh nằm ở thị trấn Pechenga thuộc khu vực Murmansk, vùng giáp ranh trực tiếp với Bắc Cực.​
Tuy nhiên, các tướng lĩnh Nga cũng khá thận trọng khi triển khai các thiết bị quân sự tại khu vực có nhiệt độ thấp nhất thế giới này. Mặt khác Quân đội Liên Xô trước đây lại có kinh nghiệm chiến đấu dày dặn tại các khu vực bao phủ bởi băng tuyết quanh năm. Điều này thể hiện rõ qua khả năng của Quân đội Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi họ sử dụng hiệu quả các xe tăng của mình tại mặt trận Phần Lan và Na Uy trước Quân đội Phát xít Đức.​
Chuyên gia phân tích vũ khí bộ binh của Nga - Alexey Khlopotov cho biết, xe tăng của Nga đã thể hiện tính hiệu quả của mình trong môi trường tác chiến khắc nhiệt trên chiến trường Na Uy khi phải hành quân qua các khu vực luôn bị bảo phủ bởi băng tuyết. Cũng cần phải nhắc lại là các đơn vị tăng thiết giáp của Liên Xô lúc đó chỉ được trang bị các loại pháo tự hành ISU-152 và dòng xe tăng chiến đấu KV, đa số các mẫu tăng này đều đã lỗi thời.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
armatakienthuc3_pzip.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Quân đội Liên Xô trước đây và Nga sau này luôn có kinh nghiệm chiến đấu dày dặn tại các khu vực môi trường lạnh giá.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Nhẹ hơn và hiệu quả hơn
Ưu điểm của lớp giáp bảo vệ chính của siêu tăng Armata là có trọng lượng nhẹ, nhờ các kỹ sư người Nga đã phát triển một loại thép đặc biệt có độ bền hơn các loại thép được sử dụng trước đây. Thậm chí độ dày của một lớp giáp bảo vệ đã giảm 15% so với trước nhưng vẫn giữ nguyên khả năng bảo vệ của nó trước các tác động bên ngoài. Bên cạnh việc sử dụng loại thép này cho siêu tăng Armata, Quân đội Nga cũng sẽ sử dụng loại vật liệu này để chế tạo các thiết bị quân sự khác trong tương lai.​
Theo Viện Nghiên cứu Khoa học vật liệu thép của Nga cho hay, thì việc sử dụng hợp kim thép mới trong quá trình sản xuất đã giúp bảo vệ cấu trúc bền vững của loại vật liệu này, bên cạnh đó nó còn làm tối ưu hóa khả năng tiếp xúc của 44S-SV-SH đối với các môi trường có nhiệt độ đặc biệt.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
armatakienthuc4_irck.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Siêu tăng Armata sẽ là quân át chủ bài trong tương lai của lực lượng Lục quân Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Mikhail Timoshenko – chuyên gia quân sự người Nga cho hay, nhiệm vụ của lớp giáp mới của siêu tăng Armata sẽ là bảo vệ toàn bộ phần thân của xe tăng, các thiết bị quang điện tử bên trong và các thiết bị khác được lắp bên ngoài xe tăng trước các loại vũ khí bộ binh, đạn pháo và tên lửa chống tăng. Tuy nhiên nếu hoạt động ở môi trường có nhiệt độ thấp, các loại giáp bảo vệ làm bằng vật liệu thép trước đây thường không hiệu quả. Nếu sử dụng một loại thép mới có khả năng chống lại sự khắc nhiệt của môi trường tác chiến có nhiệt độ thấp điều này sẽ được thay đổi.​
Dù vậy, thiết kế này của siêu tăng Armata cũng sẽ không hoàn toàn miễn dịch trước các môi trường có nhiệt độ cực thấp, khi các bộ phận không được bảo vệ trên xe tăng sẽ bị vô hiệu trước. Đó còn chưa kể đến việc các thiết bị thông tin liên lạc cũng sẽ bị tác động. Và người Nga cũng cần phải làm nhiều hơn nữa để siêu tăng của mình có thể bất bại ở mọi chiến trường.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa Nga phá kỷ lục của Mỹ, mang 32 vệ tinh vào quỹ đạo
Đức Hà, Theo Chinanews
Thứ Bảy, ngày 23/11/2013 - 10:36
Abc Abc
Email Print
ANTĐ - Ngày 21-11, tên lửa Dnepr của Nga đã được phóng lên không gian từ bãi thử nghiệm Dombarovsky phía Bắc Nga, mang theo tới 32 vệ tinh vào quỹ đạo.​

Dnepr đã phá kỉ lục thế giới khi mang tổng cộng 32 vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo không gian, đánh bại kỉ lục đang nắm giữ chỉ mới hơn 2 ngày bởi tên lửa Minotaur I của Mỹ khi mang 29 vệ tinh, đồng thời cũng phá kỉ lục của Dnepr từng thiết lập hồi 2007.​
mot-vu-phong-thu.jpg

Một vụ phóng thử vệ tinh của Nga
Tên lửa Dnepr đã phóng thành công vào 11h10 ngày 21/11- giờ Moscow (15h10 - giờ Bắc Kinh), tại 1 bãi phóng thử nghiệm Dombarovsky phía Bắc Nga. Đây là vụ thứ 19 kể từ khi Dnepr phóng lần đầu vào 1999 mang 1 vệ tinh UoSAT-12 của Anh, tên lửa chỉ 1 lần thất bại và kỉ lục trước đây thiết lập là mang 17 vệ tinh hồi 2007.​
so-do-bo-tri-ve-tinh1.jpg
Sơ đồ bố trí vệ tinh trong các khoang

Phương tiện phóng Dnepr mang 2 khoang gồm khoang chính mang 2 vệ tinh DubaiSat-2 (là một hệ thống vệ tinh quan sát trái đất quang điện) và STSat-3 (Khoa học và Công nghệ truyền hình vệ tinh-3) và khoang còn lại mang 30 vệ tinh (6 chiếc của Mỹ) được bảo vệ bởi 1 tấm chắn tránh khí thải động cơ RD-869 khi nó tách khoang.​
Nga phóng vật thể lạ khiến Mỹ và phương Tây đứng ngồi không yên
Đức Sơn, Theo Hoàn Cầu
Thứ Năm, ngày 20/11/2014 - 09:06
Abc Abc
Email Print
ANTĐ - Gần đây, Nga bí mật phóng lên không gian một vật thể lạ đã làm cho Mỹ và phương Tây đứng ngồi không yên, buộc phải theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của thiết bị này. Cho đến thời điểm này, mọi thông tin về vật thể này vẫn được Moscow dấu kín, dẫn đến nhiều đồn đoán có thể nước này đang khởi động lại chương trình chống vệ tinh.
Bài viết liên quan

kkxuindex_gwrt141.jpg
Mỹ và phương Tây lo ngại Nga khởi động lại chương trình chống vệ tinh
Vật thể lạ được phía quân đội Nga phóng đi đang được cơ quan vũ trụ Mỹ và phương Tây theo dõi chặt chẽ, họ lo ngại Moscow khởi động lại chương trình chống vệ tinh đã bị mắc kẹt nhiều năm qua.
Ngày 17-11, Thời báo Tài chính Anh (Financial Times) cho biết, các nhà thiên văn, các nhà quan sát vệ tinh của Mỹ và phương Tây đang cùng nhau theo dõi một loạt các hoạt động bất thường của vật thể mang số hiệu “2014-28E” trong không gian - vật thể mà Nga vừa phóng lên không gian.
Được biết, vật thể này đã tự di chuyển đến các vật thể khác của Nga trên không gian. Cuối tuần trước, hình như nó đã ghép vào tầng cuối cùng của tên lửa đẩy đã đưa nó lên không gian. Hiện nay, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ nhất cử nhất động của vật thể này. Bộ Tư lệnh bắc Mỹ phiên hiệu cho vật thể này là 39765.
Thời báo Tài chính Quốc tế Mỹ (International Business Times) cũng cho biết, phương Tây và Mỹ lo sợ Nga khôi phục lại chương trình phá huỷ vệ tinh của họ đang bị trì hoãn bấy lâu nay. Nga chưa hề công bố về dự án phóng vật thể lạ này, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự quan tâm của Mỹ và phương Tây, hơn nữa sự thay đổi quỹ đạo bay của vật thể “2014-28E” trong không gian lại kỳ lạ như vậy, khiến nhiều người càng hiếu kỳ hơn về mục đích của nó.
Tuy Nga đã huỷ bỏ chương trình “sát thủ vệ tinh” vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, nhưng công nghệ vệ tinh của họ không hề bị mất đi. Theo một số thông tin gần đây, Cục hàng không Nga đang xem xét xây dựng trạm không gian quỹ đạo cao và bắt đầu thực hiện nó vào năm 2017, nhằm cân bằng trạm không gian quốc tế.
Về phía Nga, họ vẫn giữ thái độ im lặng với những thông tin mà truyền thông phương Tây đưa ra, còn truyền thông Nga cũng rất ít đưa tin về lĩnh vực này. Nhưng theo phân tích của các chuyên gia, trong tình hình các nước lớn khác có những bước tiến triển quan trọng trong việc ngăn chặn vệ tinh, cũng như đứng trước tình hình quan hệ giữa Moscow với Mỹ và phương Tây tiếp tục xấu đi thì động thái này của Nga cũng là phù hợp với tình hình.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ thua kém Nga về hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo
Mai Phương, Theo Sputnik
Thứ Tư, ngày 19/11/2014 - 11:43
Abc Abc
Email Print
ANTĐ - Một quan chức Mỹ thừa nhận, Mỹ hiện chỉ có 30 hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, được triển khai tại Alaska và có kế hoạch triển khai thêm 14 hệ thống khác, nhưng cộng tất cả lại, số lượng này vẫn kém Nga tới 24 hệ thống.
Bài viết liên quan

vqtlten-lua-aegis-my_mtrd122.jpg

Hệ thống đánh chặn tên lửa tối tân Aegis của Mỹ
"Nga có tới 68 hệ thống tên lửa đánh chặn trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM) của nước này. Số này nhiều hơn Mỹ tới 24 hệ thống, tính cả những hệ thống mà Mỹ dự định lắp đặt”, bà Rose Gottemoeller, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về Kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế cho biết ngày 18-11, trong bài phát biểu tại Romania.
Tuy nhiên, theo bà Rose, Mỹ không hề lo ngại về việc trên vì nước này và các nước đồng minh NATO còn có nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo khác trên mặt đất và trên biển, chưa kể các hệ thống dự định triển khai thêm.
Theo kế hoạch phòng thủ tên lửa của NATO, các radar và hệ thống đánh chặn sẽ được lắp đặt tại một vài quốc gia thành viên của NATO gồm Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Ba Lan.
Hệ thống phòng thủ tên lửa này cũng sẽ được tăng cường bằng hệ thống đánh chặn tên lửa tối tân Aegis triển khai trên biển.
Nga cho rằng những động thái trên của Mỹ có thể làm thay đổi cán cân hạt nhân chiến lược giữa hai nước.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ thực sự lo sợ kho tên lửa hạt nhân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ủy ban kinh tế-an ninh Mỹ-Trung khẳng định, kho tên lửa hạt nhân Trung Quốc ngày càng lớn và nguy hiểm hơn.
Defencenews trích dẫn một báo cáo vừa trình lên Quốc hội Mỹ do Ủy ban kinh tế - an ninh Mỹ-Trung ban hành khẳng định, Trung Quốc sẽ đặt ra mối đe dọa cho tất cả lực lượng quân sự Mỹ và các căn cứ ở Tây Thái Binh Dương trong vòng 10 năm tới.

Báo cáo có đoạn, Trung Quốc còn có thể tấn công hệ thống vệ tinh dùng cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ theo nhiều cách khác nhau như: Va chạm, vũ khí laser, gây nhiễu điện tử hoặc "bắt lấy" các vệ tinh. Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy cơ đối với hệ thống vệ tinh Mỹ ở mọi quỹ đạo trong vòng 10 năm tới.

“Trong không gian, vào năm 2014, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chương trình không gian rộng lớn nhằm thách thức hệ thống thông tin ưu việt của Mỹ trong một cuộc xung đột nếu có và phá vỡ hoặc tiêu diệt các vệ tinh nếu cần thiết”, trích dẫn từ báo cáo.

quansuicbmkienthuc1_icqz.jpg

Ủy ban an ninh-kinh tế Mỹ-Trung khẳng định kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
Bắc Kinh cũng tính đến khả năng chiến tranh không gian sẽ tăng cường chiến lược răn đe của mình, cho phép Trung Quốc “ép buộc” Mỹ và các quốc gia khác không tiến hành các biện pháp “can thiệp quân sự” nhắm vào Bắc Kinh.

Báo cáo cho biết, khả năng chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc ngày càng đáng lo ngại. Trong 5 năm tiếp theo, lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc sẽ nhanh chóng mở rộng và hiện đại hóa. Khả năng này mang lại cho Trung Quốc một loạt các tùy chọn đối ngoại quốc phòng và có khả năng làm suy yếu chiến lược răn đe mở rộng của Mỹ, đặc biệt là đối với Nhật Bản.

Trong 3 năm tới, chương trình hạt nhân của Trung Quốc sẽ trở nên nguy hiểm hơn với các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) di động mới bổ sung. Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc sẽ có 5 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, một trong số các tàu này có thể mang theo 12 tên lửa liên lục địa. Các tên lửa mới có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân theo công nghệ MIRV.

Năm 2013, báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ khoảng 50-70 tên lửa liên lục địa có thể tấn công nước Mỹ. Số lượng tên lửa này có thể tăng lên đến 100 trong vòng 15 năm tới. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh lớn hơn nhiều so với báo cáo của Lầu Năm Góc.

quansuicbmkienthuc3_suml.jpg

Khi đi vào hoạt động, ICBM DF-31 sẽ có khả năng tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.
Trung Quốc đã tăng cường năng lực răn đe hạt nhân trên biển từ năm 2007 bằng cách đưa vào vận hành 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa liên lục địa (SSBN) lớp Tấn. Dự kiến, Trung Quốc sẽ có thêm 2 tàu ngầm SSBN vào năm 2020, các tàu này mang tới 12 tên lửa đạn đạo JL-2 đã đạt được khả năng chiến đấu ban đầu.

Tên lửa JL-2 có tầm bắn khoảng 7.500 km mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công hạt nhân vào vùng Alaska nếu phóng từ vùng biển gần Trung Quốc. Tấn công Hawaii nếu phóng từ vùng biển phía Nam Nhật Bản. Tấn công tất cả 50 bang của Mỹ nếu phóng từ vùng biển phía Đông của Hawaii.

Ngoài tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm, mối quan tâm lớn được đề cập trong báo cáo là khả năng của các ICBM di động chẳng hạn như DF-31 và DF-31A. Trong năm 2006, Trung Quốc bắt đầu triển khai DF-31, đến năm 2007 đưa vào hoạt động biến thể nâng cấp DF-31A.

ICBM DF-31 có tầm bắn tối đa khoảng 11.000km cho phép tấn công phần lớn lục địa Mỹ. Gần đây, Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm một loại ICBM di động mới là DF-41. Nhiều khả năng ICBM này sẽ được triển khai hoạt động trong năm 2015. DF-41 có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn khoảng 12.000km cho phép tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.

Báo cáo còn cho rằng, khi đã làm chủ được công nghệ MIRV, Trung Quốc hoàn toàn có thể áp dụng nó cho các loại ICBM cũ hơn như DF-5A để tăng khả năng răn đe hạt nhân. Các tên lửa ICBM với công nghệ MIRV sẽ là thách thức lớn cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàu Mỹ từng đến Cam Ranh đâm nhau trên Vịnh Aden

(Vũ khí) - Tàu hậu cần USNS Amelia Earhart (con tàu từng đến Cam Ranh năm 2013) vừa xảy ra va chạm với tàu USNS Walter S. Diehl trên Vịnh Aden sáng 20/11.

Theo nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, khi xảy ra va chạm, hai chiếc tàu này đang trao đổi hàng hóa. "Các báo cáo ban đầu cho thấy hai tàu chỉ bị hư hại nhỏ và vẫn hoạt động theo các sứ mệnh được giao", một tuyên bố từ Bộ chỉ huy trung tâm hải quân cho hay.
Hai tàu trên làm nhiệm vụ cung ứng cho các tàu chiến Hải quân Mỹ vốn đang thực hiện các chiến dịch cho Hạm đội 5 của hải quân Mỹ, đóng tại Bahrain. Earhart là tàu cung ứng đạn dược, trong khi Diehl là một tàu tiếp dầu.
Rất may vụ va chạm trên gây gây thiệt hại về người, tuy nhiên một ủy ban đặc biệt đã được lập để điều tra nguyên nhân của vụ va chạm trên.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tau-my-tung-den-cam-ranh-dam-nhau-tren-vinh-aden_21158335.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu USNS Amelia Earhart (T-AKE-6) của Hải quân Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tàu vận tải hàng khô USSN Amelia Earhart (T-AKE-6) của Hải quân Mỹ từng đến vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) hồi tháng 5/2013 để sửa chữa, bảo dưỡng. USNS Amelia Earhart thuộc lớp Lewis & Clark được khởi đóng năm 2004, chính thức đưa vào phục vụ tháng 10/2008.
Tàu USNS Amelia Earhart có lượng giãn nước toàn tải lên tới 40.298 tấn, dài 210m, mớn nước 9,1m. Đây được xem là một trong những tàu chở hàng lớn nhất Hải quân Mỹ, hàng đầu trên thế giới. USNS Amelia Earhart trang bị hệ thống động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 37km/h, tầm hoạt động tới 26.000km.
Trên tàu được trang bị các hệ thống hỗ trợ việc tiếp nhiên liệu, tiếp hàng hóa cho các đơn vị tàu chiến trong hạm đội. Với hệ thống máy móc cẩu hàng hóa, tiếp nhiên liệu đồ sộ, USNS Amelia Earhart có thể hỗ trợ cho nhiều tàu cùng lúc.
USNS Amelia Earhart thiết kế với một sân đáp trực thăng ở đuôi tàu có khả năng đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh cho 2 trực thăng loại MH-60S hoặc Super Puma. Mặc dù là loại tàu rất lớn nhưng USNS Amelia Earhart chỉ cần 49 quân nhân và 123 nhân viên dân sự vận hành.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga mang "sứ thần hạt nhân" khiêu khích Mỹ

(Bình luận quân sự) - Bốn chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95H của Nga mang vũ khí hạt nhân bay sát đảo Guam-trung tâm của chiến lược "tác chiến không, biển" của Mỹ

Ngoại giao hạt nhân
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ dường như đã đạt đến đỉnh điểm của căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine. Dường như những gì Nga đạt được ở Ukraine đã khiến Mỹ không giữ được bình tĩnh.
Người Mỹ đã dàn dựng ra một vở kịch cách mạng màu sắc ở Ukraine, hạ bệ Tổng thống Yanukovych thân Nga, lập nên một chính quyền Ukraine thân phương Tây. Với chính phủ này, Washington hi vọng từng bước đưa Ukraine gia nhập EU và trở thành một thành viên của liên minh châu Âu.
Với Mỹ, Ukraine sẽ là một quân bài mang tính chủ lực trong công cuộc gỡ bỏ tàn dư Liên Xô cũng như làm tỉnh mộng giấc mơ phục hưng nước Nga của Tổng thống Putin. Bởi khi Ukraine bước vào NATO, liên minh này sẽ có thể đưa vũ khí chiến lược của mình đến sát cửa ngõ Moscow, tạo ra một sự răn đe quân sự đầy tính chiến lược.
Con đường ra biển của Nga ở phía Nam cũng bị chặn lại khi căn cứ của hạm đội Biển Đen ở Crimea bị tước đoạt. Tuy nhiên, Nga nhanh chóng nẫng tay trên của Mỹ viên ngọc quý Crimea đó và bỏ vào túi mình. Còn bản thân Ukraine cũng gần như chia đôi với lực lượng ly khai hùng mạnh.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-mang-su-than-hat-nhan-khieu-khich-my_220221.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}F-22 của Mỹ cất cánh áp sát Tu-95H của Nga ở gần đảo Guam{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các nỗ lực chiến tranh tổng lực được phát đi từ chính phủ do Mỹ dựng lên không khuất phục được những khu vực ly khai đó, khiến cục diện kéo dài một cách dai dẳng. Điều này khiến Mỹ không hài lòng, cách chơi áp đặt của họ bị qua mặt hết lần này đến lần khác.
Thậm chí, Tổng thống Putin còn mạo muội tuyên bố Ukraine là dấu chấm hết cho thế giới đơn cực của Mỹ. Nước Nga đang quá ngông cuồng, đó là lý do vì sao Mỹ vội vàng đốc thúc các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU - đối tác chính của nền kinh tế Nga.
Những căng thẳng ở Ukraine đã đẩy mối quan hệ Nga - Mỹ xấu chưa từng có. Họ ngoại giao với nhau bằng những ngôn từ tệ hại, trừng phạt kinh tế, ăn miếng trả miếng... Và gần nhất, Tổng thống Nga bị cô lập ở G20 đã cho thấy vị thế của Mỹ trong cộng đồng các nước phát triển vẫn còn đầy uy lực.
Tuy nhiên, Nga cũng chẳng vừa khi họ tiếp tục "trêu ngươi" nước Mỹ. Ngày 14/11/2014, Nga bắt đầu sử dụng một hình thức ngoại giao đầy mạo hiểm. 4 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95H của Nga mang theo vũ khí hạt nhân và tên lửa hành trình tầm xa đã bay sát khu vực đảo Guam.
Phải nói rằng cảm giác của Washington khi đó sẽ khó tả. Họ vừa giận dữ vì hành động mạo hiểm ấy, nhưng cũng sẽ lo lắng hơn nữa khi không biết Nga đang chơi trò gì với thứ vũ khí mà họ mang theo. Và đối tượng được nhắm tới lại là đảo Guam - trung tâm của chiến lược tác chiến trên không, trên biển của Mỹ. Cũng là trung tâm trong chiến lược các chuỗi đảo cô lập Trung Quốc, kiếm soát Thái Bình Dương của quốc gia này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-mang-su-than-hat-nhan-khieu-khich-my_22023428.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đây cũng không phải đầu tiên Nga cử sứ giả là Tu-95. Loại máy bay này đã xuất hiện vào ngày 12/2/2013, cũng sát đảo Guam, khiến chiến đấu cơ F-15 của Mỹ đã phải cất cánh trực tiếp. Và phi công Mỹ đã để ngón tay lên nút bấm khai hỏa tên lửa. Đầu tháng 8/2014, Nga lập lại điều này lần nữa. Nhưng với vũ khí hạt nhân, tình hình đã thực sự căng thẳng.
Lời thách đấu của nước Nga?
Lầu Năm Góc đánh giá về những chiếc Tu-95 này của Nga bằng những câu trả lời chung chung của tướng Martin Dempsey: "Có lẽ họ muốn thăm dò năng lực phản ứng phòng không của chúng ta. Và họ đã có những câu trả lời đích đáng."
Khó có thể hiểu quan điểm của Mỹ như thế nào qua câu trả lời như vậy. Nhưng có một điều cần nhìn nhận, nếu muốn thử thái độ của Mỹ, Nga không thiếu những chiến đấu cơ có thể bay tới đảo Guam, đặc biệt là các tiêm kích hiện đại của nước này.
Tuy nhiên, sứ thần là Tu-95, dòng máy bay được liệt vào danh sách vũ khí răn đe hạt nhân. Nếu Mỹ có "bộ ba nguyên tử" gồm tàu ngầm hạt nhân, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, máy bay B-52; B2 thì Nga cũng trình làng "bộ ba răn đe" gồm máy bay ném bom chiến lược Tu-95, tên lửa liên lục địa di động, tên lửa hành trình.
Tu-95 là lời thách đấu đáng chú ý nhất. Moscow cho thấy họ tự tin đối đầu với Mỹ, về tất cả mọi lĩnh vực. Và không riêng Mỹ, lời thách đấu ấy cũng được gửi tới những đồng minh phương Tây, cụ thể là NATO, trên mọi mặt trận.
Tháng 10/2014, Nga điều động 4 tốp máy bay gồm Tu-95H, máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu tuần tra suốt 24h ở biển Đen, biển Baltic, và nhiều khu vực khác ở Đại Tây Dương. NATO đã phải điều chiến đấu cơ theo sát tốp máy bay này.
Bộ Quốc phòng Litva báo cáo có hơn 180 vụ máy bay Nga bay sát không phận Litva. Estonia báo cáo Nga vi phạm không phận nước này 6 lần, còn Lithuania thừa nhận máy bay Nga áp sát không phận nước này tăng đáng kể. Phần Lan bị 3 lần xâm phạm, Thụy Điển 10 lần trong năm 2014.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-mang-su-than-hat-nhan-khieu-khich-my_22023804.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu khu trục đối ngầm Severomorsk của Nga xuất hiện ở gần các căn cứ của NATO hôm 20-11{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
NATO tổng hợp họ đã phải phái máy bay cất cánh khẩn cấp trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu những 400 lần vì máy bay Nga áp sát không phận các nước thành viên.
Còn trên biển, gần đây nhất, hôm 20/11, 4 tàu chiến của Nga gồm tàu khu trục Severomorsk, tàu vận tải Dubna, tàu cứu hộ SB-406, tàu đổ bộ cỡ lớn Alexander Otrakovski đã xuất hiện ở vùng biển quốc tế Đông Bắc Đại Tây Dương, sát với một số căn cứ hải quân của NATO.
Nga đang muốn chứng tỏ rằng họ tự tin đối đầu với không chỉ Mỹ mà cả liên minh NATO hùng mạnh nhất thế giới. Việc các hoạt động điều động không quân, hải quân liên tục, nhiều vị trí, phạm vi cho thấy quân đội Nga có khả năng tác chiến linh hoạt.
Tất nhiên Moscow đều có lý giải hợp lý, hợp pháp cho các trường hợp này. Nhưng điều mà họ không cần nói, đối phương cũng có thể hiểu rằng Moscow đang muốn thị uy.
Mỹ và đồng minh đang tạo thành một liên minh quân sự thực sự hùng mạnh. Nhưng cơ hội để xảy ra chiến tranh giữa nước lớn và nước lớn là rất hiếm hoi. Nhưng những gì Nga đang làm cho thấy Moscow đang quá phiêu lưu.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga: Xe tăng Armata sẽ “thống trị” Bắc Cực

Xe tăng Armata, vốn được giữ bí mật nghiêm ngặt, nay sẽ được trưng bày trước công chúng trong buổi diễu hành lễ kỷ niệm Chiến thắng Phát xít vào năm 2015 và dự kiến sẽ được triển khai ở vùng Bắc Cực.

Ông Yevgeny Chistyakov, đại diện của Viện Nghiên cứu Khoa học Chuyên ngành Thép, một trong những nhà sáng chế loại thép mới, phát biểu tại triển lãm Interpolitech 2014 tại Moscow rằng loại thép 44S-SV-SH bọc xe tăng không mất đi chất lượng và có thể chịu được nhiệt độ của Bắc Cực.
Bắc Cực có thể trở thành một trong những điểm nóng giữa các cường quốc trên thế giới bởi trữ lượng nhiên liệu nằm dưới lớp băng tại đây. Nga đã khẳng định chủ quyền của một khoảng đáng kể vùng Bắc Cực và đang tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực.
Thượng tướng Alexander Postnikov của Quân đội Nga đã nói rằng nền tảng kỹ thuật cho các lữ đoàn ở Bắc Cực trong tương lai gần sẽ là xe ủi bọc thép đa chức năng MT-TWT. Trong tương lai, nó sẽ trở thành bàn đạp để phát triển dòng xe bọc thép chiến đấu và hỗ trợ có hai xe nối liền với nhau.
Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa có văn bản chính thức nào về việc thành lập một lữ đoàn xe bọc thép ở Bắc Cực. Sư đoàn xe chiến đầu của Lực lượng Vũ trang Nga nằm ở thị trấn Pechenga ở vùng Murmansk.
Tuy nhiên, bộ chỉ huy quân sự phải xem xét khả năng có thể sử dụng khí tài quân sự trong những khu vực đáng chú ý đối với Nga. Hiện tại, đó chính là Bắc Cực.
nga-xe-tang-armata-se-thong-tri-bac-cuc.jpg

Một số hình ảnh của xe tăng Armata.​
Khi nói đến việc triển khai và tiến hành các chiến dịch chiến đấu có sử dụng xe thiết giáp ở những vùng có nhiệt độ rất thấp, việc xem xét kinh nghiệm của quân Liên Xô trước đây là rất quan trọng. Trong Thế chiến II, quân Liên Xô đã từng hoạt động thành công để chống lại quân Đức ở Phần Lan và Na Uy, những nước có nhiệt độ chung rất thấp.
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia quân sự độc lập về lĩnh vực khí tài trên bộ Alexey Khlopotov cho biết, xe tăng Nga đã từng vượt trội về chất lượng vào thời Thế chiến II ở Bắc Na Uy trong chiến dịch Petsamo – Kirkenes. “Các lữ đoàn xe tăng và trung đoàn pháo binh có thể chiếm lĩnh các ngọn núi Na Uy trong điều kiện băng dày”, ông Khlopotov nói.​
“Anh nên biết rằng đó không phải những chiếc xe tăng hiện đại, mà là những mẫu có từ những năm 1940: KV (Kilm Voroshilov) và các đơn vị pháo ISU-152 đặt trên các xe tăng JS (Joseph Stalin)”. Theo Khlotopov, vào thời Liên Xô, các bài kiểm tra xe tăng thường diễn ra ở Murmansk, một thành phố nằm trên Vành đai Bắc Cực.​
Lợi thế mà xe tăng Armata có là lớp giáp nhẹ của xe. Các nhà chế tạo đã làm tăng độ cứng của thép mà vẫn giữ độ dẻo của nó. Điều này cho phép giảm độ dày của lớp giáp đến 15% mà không làm ảnh hưởng đến sự vững chắc của giáp.
Nguyên liệu mới này dự kiến cũng sẽ được sử dụng để nâng cấp các thiết bị quân sự hiện có. Viện Nghiên cứu Khoa học Chuyên ngành Thép nói rằng loại thép mới này cho phép khả năng bảo vệ cao nhờ bề mặt được mài kỹ lưỡng, tận dụng tối đa kỹ thuật nấu và áp dụng chế độ nung đặc biệt.
nga-xe-tang-armata-se-thong-tri-bac-cuc.jpg

Xe tăng Armata được trang bị lớp giáp hợp kim mới, có thể chịu được thời tiết lạnh giá ở Bắc Cực.​
Mục tiêu của loại giáp mới này là nhằm bảo vệ khoang chiến đấu, các thiết bị quang điện và những phần bên ngoài xe tăng khỏi các loại đạn súng thường và các loại tên lửa tự động.
Mikhail Timoshenko, chuyên gia quân sự độc lập, cho biết: “Quá trình nấu thép càng hiệu quả thì độ giòn của thép càng giảm, điều này rất quan trong đối với những thiết bị hoạt động trong vùng có nhiệt độ thấp”.
Tuy vậy, sự đổi mới của “xe tăng của tương lai” vẫn chưa thể khiến nó chống lại hoàn toàn những thách thức của những vùng cực lạnh. Ví dụ, phần mềm của xe tăng Armata vẫn có thể bị ảnh hưởng trong vùng có nhiệt độ thấp. Hiệu quả của lớp giáp về mặt nhiệt độ và sự chống chịu hao mòn do môi trường của các thiết bị điện tử vẫn cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Thế nên, mặc dù lớp thép tỏ ra hiệu quả, các thiết bị bên trong có thể gặp vấn đề. Dù vậy, chuyên gia quân sự Vasily Ponyatov nói rằng, các nhà chế tạo nên chú ý đến tính chất của nguyên liệu và khả năng hoạt động của các thiết bị vô tuyến điện tử của các xe bọc thép, thường có rất nhiều trong các mẫu xe hiện đại.
Ponyatov còn nói thêm, tất cả các thiết bị điện tử có thể hoạt động trong một khoảng nhiệt độ nhất định (ví dụ từ -50 cho tới +50 độ C). Với Bắc Cực, giới hạn nhiệt độ thấp của các thiết bị sẽ phải được hạ xuống nhiều hơn nữa và quá trình nghiệm thu các thiết bị vô tuyến điện tử trên xe tăng cần phải xem xét lại.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao F-35 không phải đối thủ của tiêm kích Sukhoi?
Tỏ ra yếu thế so với dòng máy bay Su-30 và mắc nhiều lỗi thiết kế chết người, máy bay F-35 của Mỹ đang dần đi vào quên lãng và để lại lỗ hổng phòng không lớn đối với các nước phương Tây.
Được chế tạo để trở thành phi cơ tìm diệt lợi hại nhất mọi thời đại, thế nhưng F-35 đã trở thành kẻ bị tìm và diệt.
Trong mọi tình huống F-35 giao chiến với Su-30, phi cơ Nga luôn là kẻ chiến thắng. Máy bay tàng hình mới nhất của Mỹ, giá 191 triệu USD, có đầy những lỗi thiết kế đến nỗi nếu chiến đấu thật, F-35 sẽ bị Sukhoi tiêu diệt ngay lập tức.
Hai cánh thô kệch (giảm độ nâng và khả năng điều khiển của máy bay), thân máy bay hơi phình to (khiến máy bay giảm tính khí động học), tốc độ chậm và động cơ cực nóng (khiến máy bay dễ bị rađa địch phát hiện) chỉ là một vài trong số những lỗi lớn có thể khiến những điểm yếu của máy bay bị bộc lộ trong những trận không chiến.
Với hơn 600 máy bay Sukhoi (tên NATO là Flanker, bao gồm Su-27 và những thế hệ tiếp theo) được sử dựng trên toàn thế giới, số phận của phi cơ thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ có vẻ mù mờ.
Các chuyên gia hàng không trên thế giới gần như có chung quan điểm rằng sản phẩm của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu đắt tiền nhất của Mỹ (lên đến gần 1,5 nghìn tỷ USD) sẽ là mồi ngon cho các máy bay Sukhoi.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Su-30 - hung thần của F-35?{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kỹ sư hàng không Pierre Sprey trả lời trong một buổi phỏng vấn rằng F-35 “không khác gì một con gà tây”.
Ít người trên thế giới hiện nay có thể phán xét về máy bay tiêm kích như Sprey. Ông là đồng thiết kế của phi cơ F-16 Falcon và máy bay chống tăng A-10 Warthog, hai loại máy bay được ưa chuộng nhất của Không lực Hoa Kỳ.
Ông Winslow T.Wheeler, giám đốc Trung tâm Thông tin Quốc phòng, trưởng Dự án Cải cách Quân sự Straus, tán đồng quan điểm trên. Ông nói, “F-35 quá nặng và chậm chạp để có thể trở thành một chiếc phi cơ đáng tin cậy. Nếu chúng ta phải đối mặt với một lực lượng không quân thực thụ, chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn”.
Cho đến giờ Mỹ vẫn còn may mắn khi họ chưa thực sự đối mặt với một đội quân thực thụ nào. Trên vùng trời của Iraq, Libya và Afghanistan, máy bay Mỹ hoạt động mà không gặp trở ngại. Nhưng may mắn sẽ chẳng tồn tại lâu, bởi nếu họ gặp phải không quân Nga, Trung Quốc hay Ấn Độ thì kết quả sẽ không tốt đẹp như ở mấy nước kia.
Cụ thể là, Không quân Ấn Độ đã đánh bại phi cơ thế hệ thứ tư tân tiến của Không lực Hoa Kỳ bằng các loại phi cơ cũ hơn. Vấn đề lớn nhất của F-35 là các nhà thiết kế chú trọng vào khả năng tàng hình và hoạt động rađa tầm xa để bù lại sự thiếu tốc độ và thiếu linh hoạt khi bay. Nhưng tàng hình ở loại máy bay này không phải là áo choàng tàng hình ma thuật.
Thêm nữa, các loại rađa của Nga vốn đã rất tuyệt vời, nay lại càng tuyệt vời hơn. Báo chí Nga đưa tin “Hiện nay, các rađa chính đã được nâng cấp và được lắp lên các hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại nhất của Nga, còn hệ thống IRST (hệ thống quét và theo dấu bằng tia hồng ngoại) được lắp đặt trên các máy bay Nga và Châu Âu đang ngày càng có tầm phát hiện kẻ địch xa hơn đối với các loại máy bay tàng hình. Rađa trên các phi cơ sẽ có tầm xa 46km vào năm 2020 và có thể phát hiện được những máy bay siêu tàng hình như F-22, cùng với các hệ thống IRST có tầm xa 92km hoặc hơn nhằm phát hiện các loại tên lửa không đối không tầm trung trên trời cũng như những máy bay ít có khả năng chống hồng ngoại”.
Ngoài ra, ngoài chiến trường sẽ không chỉ có một rađa. Ông Sprey nói: “Ngoài đó có rất nhiều rađa. Anh không thể tránh được hay vô hiệu hóa mọi loại rađa hiện có. Lúc nào cũng sẽ có những rađa ở dưới đất cũng như ở trên trời, tất cả đều nhìn thấy anh”.
Một vấn đề nữa với máy bay F-35 là hình dáng của nó. Sprey cho biết, “Phần lớn các loại phi cơ chất lượng cao đều có hình dáng rất đẹp nhằm hạn chế sức cản của không khí. Nhưng với máy bay này, vì đặt nặng khả năng tàng hình mà máy bay có hình dáng rất tròn, to lớn vì nó phải mang nhiều vũ khí bên trong, vì nếu để vũ khí bên ngoài thì rađa sẽ phát hiện ra. Đây là điểm yếu đối với tính hiệu quả của máy bay, có dáng vẻ to và kềnh càng như máy bay thả bom vậy”.
Việc giảm không gian chứa vũ khí cũng đồng nghĩa với việc các nhà thiết kế hãng Lockheed-Martin ký giấy báo tử cho F-35. Máy bay chỉ mang 2 quả bom lớn và 4 quả nhỏ, và có tổng cộng 4 tên lửa không đối không tầm siêu xa (BVR).
Không lực Hoa Kỳ khẳng định rằng rađa hiện đại của F-35 sẽ phát hiện máy bay địch trước và có thể tiêu diệt địch bằng một trong số 4 tên lửa siêu xa nó có. Nhưng số lượng máy bay bị tiêu diệt bởi loại tên lửa này rất hiếm và dường như chỉ là thứ nằm trong mơ hiện nay.
Thực tế, việc lệ thuộc vào rađa và tên lửa không đối không có thể nói là bước đi tự sát, giống như sự việc đã từng xảy ra trước đây. Trong Chiến tranh Việt Nam, Không lực Hoa Kỳ yêu thích ý tưởng không chiến bằng tên lửa siêu xa đến nỗi các phi cơ F-4 chỉ được trang bị tên lửa. Thế nhưng khi Không quân Việt Nam liên tục bắn rơi hàng loạt F-4, người Mỹ phải trang bị thêm súng máy cho phi cơ này.
Hiện nay, dù nước Nga là nước có số lượng tên lửa tầm siêu xa tân tiến và nhiều chủng loại nhất, nhưng các máy bay Sukhoi vẫn được trang bị ít nhất 8 tên lửa vì lý do rất đơn giản là cần rất nhiều phát bắn mới có thể thực sự hạ được mục tiêu.
Trên lý thuyết, phi công Mỹ sẽ lái phi cơ và hạ gục máy bay địch ở tầm xa 1000km. Trên thực tê, không chiến cũng tương tự như đấu dao vậy. F-35 nhiều khả năng sẽ phải chống lại rất nhiều kẻ địch ở tầm khá gần và phải chống lại địch được trang bị với những tên lửa tầm xa có tính chính xác cao.
Không như F-22, F-35 được coi là kém so với dòng máy bay Su-30 về tầm nhìn quan sát từ buồng lái. Máy bay địch có nhiều loại tên lửa lớn, cộng với khả năng di chuyển tuyệt vời của phi cơ Sukhoi, cho phép Su-30 lợi thế không hề nhỏ trong không chiến hiện đại.
Theo như kế hoạch của hãng Lockheed-Martin, chiếc F-35 chứa nhiều vũ khí sẽ thay thế tất cả các loại phi cơ chiến đấu cũng như phi cơ đánh bộ khác.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở đây. Bởi F-35 rất đắt tiền, không quân các nước sẽ hạn chế mua nó. Ví dụ, Nhật Bản hiện có 100 chiếc F-15 nhưng sẽ chỉ thay chúng với 70 chiếc F-35. Một lần nữa, vì giá thành bay cũng như bảo dưỡng phi cơ đắt tiền, các không quân sẽ giới hạn giờ bay của phi công. Cụ thể, việc cắt giảm chi tiêu đã khiến Không lực Hoa Kỳ bỏ đi hơn 44.000 giờ bay và cấm bay 17 phi đội.
Ngoài ra, “tàng hình” cũng có giá của nó. Với F-35, phần lớn việc bảo dưỡng sẽ nằm ở lớp tàng hình của máy bay. Ông Sprey cho biết, “Đây là một trở ngại ngớ ngẩn đối với không chiến. Anh ngồi trên mặt đất suốt 50 giờ đồng hồ hiệu chỉnh máy bay để làm nó có thể tàng hình khi mà nó chẳng tàng hình chút nào cả”. Ngoài ra, khả năng sẵn sàng chiến đấu 100% với F-35 là điều không thể. Máy bay của Không lực Hoa Kỳ có tỉ lệ sẵn sàng khoảng 75%, nhưng với các loại máy bay tàng hình, con số này giảm đi rất nhiều. Máy bay đánh bom tàng hình B2A có tỉ lệ sẵn sàng chỉ có 46.7% và phi cơ F-22 chỉ 69%.
Ông Wheeler, người đã quản lý hệ thống an ninh trong nước của Mỹ trong vòng 3 thập kỷ, đưa ra kết luận đối với không quân các nước có nhu cầu mua F-35: “Phi công rồi sẽ có ít kỹ năng hơn vì sẽ ít được huấn luyện hơn, điều này đáng chú ý hơn bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào. Số lượng phi công rồi sẽ giảm đi khi toàn lực lượng thu nhỏ lại do ngân sách, và trong tay họ sẽ là một máy bay chỉ có tác dụng trang trí. Thực sự nó rất vô dụng, nó sẽ làm không quân các nước sử dụng nó phải khốn đốn”.
Cuộc chiến vẫn chưa bắt đầu, nhưng tỉ số hiện là 1-0 nghiêng về phía phi cơ Sukhoi.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Russia & India Report (RIR), ấn bản tại Ấn Độ của website tin tức Russia Beyond the Headlines của Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay Nga “phá” chiến lược Mỹ đối phó với Trung Quốc?

24/11/2014 09:49



tu95-nga-pha-hoai-chien-luoc-my-doi-pho-voi-trung-quoc-24153515-1416797277941.jpg

Chia sẻ:
Sự kiện MBNB Tu-95 Nga uy hiếp đảo Guam đã đe dọa tới chiến lược “Tác chiến không hải nhất thể” của Mỹ đang triển khai để đối phó với TQ.

Theo tin trên trang web Washington Free Beacon, ngày 14-11 vừa qua, hệ thống nhận biết trên không của Mỹ đã phát hiện 4 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95H của Nga mang vũ khí hạt nhân và tên lửa hành trình tầm xa đã bay xung quanh trong phạm vi rất gần khu vực đảo Guam.
Bài báo cho biết, “sự kiện khiêu khích hạt nhân bất thường” lần này không chỉ đơn thuần là sự kiện máy bay ném bom chiến lược của Nga tiếp cận sát đảo Guam lần thứ hai trong vòng hai năm qua, mà còn là mối đe dọa đối với khái niệm “Tác chiến không-hải nhất thể”, lấy đảo Guam làm cốt lõi của Mỹ.
Trước đó vài ngày, Bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu đã thông báo nhiệm vụ tuần tra chiến lược của máy bay ném bom tầm xa trải rộng từ phía tây Đại Tây Dương, vùng biển Caribean, cho đến vịnh Mexico.
Tờ “Thời báo Moscow” (Moscow Times) cũng dẫn lời tổng thống Putin cho biết, hoạt động bay tuần tra sát không phận NATO của máy bay ném bom Nga trong thời gian gần đây là sự đáp trả hành động của Mỹ cho máy bay ném bom bay sát biên giới của nước này.
Mặc dù Tu-95H, sử dụng 4 động cơ turbine cánh quạt là loại máy bay ném bom đã tương đối cũ kỹ, nhưng nó đều được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kh-55SM Raduga (NATO: AS-15 'Kent'), có thể mang vũ khí hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, tầm phóng 1.800 dặm Anh, tương đương 2900km”.
may-bay-nga-pha-chien-luoc-my-doi-pho-voi-trung-quoc.jpg

F-22 Mỹ ngăn chặn máy bay ném bom chiến lược Nga mang tên lửa hành trình tầm xa​
Ngoài ra, cả Tu-95 Bear và Tu-160 Blackjack còn có thể mang theo các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân thế hệ mới nhất là Kh-101 và Kh-102. Đây là 2 loại tên lửa tầm siêu xa, có tầm phóng lên tới 10.000km. Độ chính xác tới 1m và đầu đạn hạt nhân trên các tên lửa này đã khiến các loại máy bay ném bom cũ kỹ, phi tàng hình Nga trở lên cực kỳ đáng sợ.
BÀI LIÊN QUAN
Bài báo cho biết, đây là lần thứ hai trong vòng 2 năm qua, các máy bay ném bom chiến lược của Nga thực hiện nhiệm vụ bất thường kiểu này. Lần đầu tiên vào ngày 12-02-2013, 2 chiếc Tu-95 của Nga đã bay đến sát đảo Guam, khi đó Mỹ đã phải vội vàng tung chiến đấu cơ F-15 bay ngăn chặn.​
Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây vẫn tiếp tục căng thẳng do khủng hoảng Ukraine, quan chức quân đội Mỹ cho rằng, máy bay ném bom chiến lược Nga đã nhiều lần bay sát hoặc bay vào “Vùng nhận diện phòng không” của Mỹ vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm nay, nhằm thăm dò năng lực phản ứng phòng không của phía Mỹ. Không những thế, máy bay chiến lược của Nga cũng nhiều lần bay xung quanh các hòn đảo của Nhật Bản.​
Cuối tháng 10 năm nay, vài chục máy bay Nga đã từng có hoạt động “khác thường” trong vòng 24h từ cuối ngày 28 đến 29-10 ở Đại Tây Dương, biển Đen và biển Baltic, buộc không quân NATO phải cho máy bay chiến đấu đánh chặn 4 tốp máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp dầu trên không của Nga
may-bay-nga-pha-chien-luoc-my-doi-pho-voi-trung-quoc.jpg

Tu-95 của Nga có khả năng mang tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân Kh-101/102, tầm phóng 10.000km​
Mỹ lo lắng Nga đang thao luyện tấn công hạt nhân đường không
Bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu ngày 12-11 cũng cho biết, trong tình hình hiện nay, Nga bắt buộc phải bảo đảm sự hiện diện quân sự của mình ở tây Đại Tây Dương, đông Thái Bình Dương, vùng biển Caribean và vịnh Mexico. Máy bay ném bom tầm xa của Nga sẽ tiếp tục tuần tra trong phạm vi rộng lớn này.
Tuy nhiên, người Mỹ lo lắng rằng, ẩn giấu đằng sau hoạt động tới tấp của máy bay ném bom chiến lược Nga chính là bóng ma hạt nhân đáng sợ. Washington cho rằng, trong bối cảnh này, hoạt động của máy bay ném bom chiến lược Nga mang ý nghĩa chiến đấu thực tế.
Tờ “Sự thật” (Pravda - Пра́вда‎) của Nga ngày 11 cho hay, Nga đã chuẩn bị một “Lễ vật hạt nhân” cho khối NATO, đó chính là quy mô đầu đạn hạt nhân chiến thuật vượt xa khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Được biết, NATO đang cất giữ 260 đầu đạn hạt nhân chiến thuật ở châu Âu, trong đó, chủ yếu là loại bom hạt nhân B-61. Khoảng 200 đầu đạn là của Mỹ, triển khai tại 6 căn cứ không quân 6 quốc gia châu Âu thuộc khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, tập trung ở 4 nước Bỉ, Đức, Hà Lan và Italia.
Về phương diện này, theo cách tính toán thận trọng nhất, Nga cũng có hơn 5.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật ở các cấp độ khác nhau, trang bị trên các loại ngư lôi, tên lửa và đặc biệt nó được trang bị trên tên lửa cấp chiến dịch - chiến thuật tiên tiến nhất hiện nay của Nga mang tên “Iskander” (phiên hiệu NATO: SS-26 Stone).
may-bay-nga-pha-chien-luoc-my-doi-pho-voi-trung-quoc.jpg

Vị trí trọng yếu của đảo Guam (điểm đỏ) đối với “chuỗi đảo thứ hai”​
Trang web “Hải đăng tự do Washington” cho hay, mấy năm gần đây, không quân Nga tăng cường huấn luyện xâm nhập vào khu vực bờ biển phía tây và đông nước Mỹ. Trong đó, hoạt động của chiến đấu cơ Nga gần bờ biển phía đông Canada được cơ quan tình báo Mỹ nhận định là “không quân Nga đang thử nghiệm phát động cuộc tấn công tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân vào nước Mỹ.
Bài báo cũng đề cập đến, máy bay ném bom chiến lược Nga tiến sát vào lãnh thổ Mỹ lần gần nhất là tháng 6 năm nay, khi đó, 2 chiếc ném bom cách bờ biển không phận California khoảng 50 dặm Anh (khoảng 80km). Quan chức Mỹ cho hay, đây là lần đầu tiên máy bay chiến lược Nga tiến sát vào Mỹ kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc Mark Schneider, người từng tham gia hoạch định chính sách chiến lược hạt nhân của Mỹ cho rằng, “hành động khiêu khích của máy bay ném bom hạt nhân Nga kéo dài từ năm 2007, nhưng cường độ hoạt động như năm 2014 rõ ràng đã đạt đến mức từ trước đến nay chưa từng có”.
Máy bay Tu-95 Nga tiến sát vào Guam khiến cho quân đội Mỹ lo lắng. Tờ “Hải đăng tự do Washington” cho rằng, hòn đảo này là đầu não chiến lược trọng yếu nhất của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đây cũng là căn cứ then chốt trong chiến lược “Tác chiến không-hải nhất thể” mà Lầu Năm Góc đang tiến hành.
may-bay-nga-pha-chien-luoc-my-doi-pho-voi-trung-quoc.jpg

Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ triển khai ở Guam​
Nga uy hiếp chiến lược “Tác chiến không hải nhất thể” của Mỹ
Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, Lầu Năm Góc cảm thấy “chuỗi đảo thứ nhất” không còn an toàn. Chiến lược trên được Mỹ xây dựng để đối phó với khả năng “Chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD - Anti-Access/Area Denial) của Trung Quốc.
Nội dung cốt lõi của chiến lược này là xây dựng căn cứ hải quân và căn cứ không quân Andersen tại Guam, thuộc khu liên hợp quần đảo Mariana được Bộ quốc phòng Mỹ thành lập năm 2009 nhằm phục vụ cho chiến lược “Tác chiến không-hải nhất thể” mà quân đội Mỹ đang triển khai nhằm đối phó với Trung Quốc.
Để đạt được mục tiêu đó, không quân Mỹ cần triển khai định kỳ máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress và B-2 Spirit đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. Tuy nhiên trước đây, sự hiện diện của chúng không mang tính lâu dài mà luôn được luân chuyển chu kì 6 tháng/lần.
Máy bay không người lái trinh sát RQ-4 “Global Hawk” của Mỹ cũng xuất phát từ căn cứ này đi thực thi nhiệm vụ trinh sát khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt là ngày 09-11 vừa qua, cũng có người chụp được ảnh UAV trinh sát tàng hình tuyệt mật RQ-170 Sentinel cất cánh từ căn cứ Andersen.
Người ta còn thấy 4 máy bay tiếp dầu trên không KC-135 Stratotanker mỗi tháng luân phiên 1 lần tại căn cứ không quân này. Đồng thời, để đối phó với mối đe dọa của Triều Tiên, tháng 4-2013 quân đội đã Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại khu vực tây bắc đảo Guam.
may-bay-nga-pha-chien-luoc-my-doi-pho-voi-trung-quoc.jpg

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los-Angeles của Mỹ triển khai ở Guam​
Ngoài ra, hải quân Mỹ còn bố trí 3 tàu ngầm tấn công hạt nhân và đang có kế hoạch triển khai chiếc thứ 4 ở đây, nhằm phục vụ cho chiến lược “Quay trở về châu Á” của Tổng thống Barak Obama, mà trọng tâm là điều chuyển 60% lực lượng hải quân và 60% lực lượng không quân ở hải ngoại về khu vực này.
Giả sử Trung-Mỹ xảy ra chiến tranh, Bắc Kinh sẽ sử dụng tên lửa tấn công căn cứ của Washington đồn trú tại Nhật Bản và Hàn Quốc, buộc Mỹ phải di dời quân đồn trú tại hai quốc gia này tới khu vực cách xa châu Á như Guam, Australia… để giảm thiểu tổn thất gặp phải khi chiến tranh bùng nổ trong tương lai.
Với việc Bộ quốc phòng Mỹ tập trung di chuyển lực lượng tác chiến về khu vực Thái Bình Dương, đảo Guam sẽ trở thành căn cứ tác chiến, đồng thời là cơ sở hậu cần cho máy bay chiến đấu, tàu chiến của quân đội Mỹ triển khai tại Tây Thái Bình Dương. Điều này sẽ làm cho Mỹ có đủ khả năng răn đe chiến lược.
Do Washington ngày càng lo ngại đối với việc Bắc Kinh thiếu minh bạch trong mở rộng các loại vũ khí nên việc mở rộng các căn cứ tác chiến không-hải quân và phục vụ - bảo đảm trên đảo Guam là rất cần thiết. Điều trớ trêu là hiện nay những căn cứ của Mỹ tập trung đối phó với Trung Quốc lại bị sự uy hiếp cực lớn của lực lượng không quân chiến lược Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Không lực Mỹ: Quá nhiều dự án máy bay đắt tiền

24/11/2014 07:45



2-usa-infonet3-1416759135187-6-0-343-660-crop-1416759383183.jpg

Chia sẻ:
Mặc dù hiện nay Không lực Mỹ đang có những chương trình phát triển máy bay đắt đỏ, nhưng họ lại có ngân sách eo hẹp hơn lúc trước rất nhiều.

Trung tướng Ellen Pawlikowski, viên chức quân sự hàng đầu về tiếp liệu cho Không lực Mỹ, nói rằng việc mua mới những khí tài để thay thế những máy bay ném bom đã cũ, máy bay do thám và máy bay huấn luyện đang bị vướng vào thế khó bởi Không quân Mỹ đang gặp khó khăn để cân đối các chương trình đắt tiền với mức ngân sách hạn hẹp.​
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí ở Washington D.C. bà cho biết: “Hoạt động trong điều kiện ngân sách hạn chế cũng giống như chơi trò xếp hình vậy”.​
Để giảm bớt áp lực. Không lực Mỹ đang kéo dài quá trình hiện đại hóa lên thành 10 năm, thay vì 5 năm như trước đây để lên kế hoạch ngân sách quân sự. Pawlikowski nói thêm, câu trả lời với thời hạn cũng như ngân sách của các chương trình là “còn tùy”.​
Hiện những quyết định cụ thể được đưa ra dựa trên ý định của các chỉ huy, giá thành của vũ khí và mức độ phù hợp của vũ khí vào kế hoạch 10 năm của Không quân Mỹ.​
Không quân Mỹ cho rằng phi cơ chiến đấu F-35A, máy bay tiếp nhiên liệu KC-46A và một loại máy bay ném bom tầm xa là 3 ưu tiên hàng đầu của họ.​
Một loại máy bay huấn luyện mới, dự kiến có tên T-X, và một loại máy bay thay thế cho máy bay rađa JSTARS cũng là những khí tài mà Không quân cần, tuy nhiên các dự án này cần phải được xem xét về chi phí cẩn thận để bảo vệ lợi ích của lực lượng.​
khong-luc-my-qua-nhieu-du-an-may-bay-dat-tien.jpg

Máy bay rađa JSTARS của Không lực Mỹ.​
Các nhà thầu hiện vẫn đang chờ đợi quyết định của Không quân đối với mẫu thay thế JSTARS, hay còn gọi là Hệ thống ra đa giám sát mục tiêu tiến công không - bộ, và máy bay T-X vào năm 2015.​
BÀI LIÊN QUAN
Bà Pawlikowski không cho biết thời gian cụ thể, nhưng đã ám chỉ rằng Không quân có thể sẽ bắt đầu quy trình thay thế vào năm sau.​
Tuy nhiên, những vấn đề chưa giải quyết về tính năng và giá thành của máy bay thay thế JSTARS vẫn còn đó. Các quan chức vẫn đang thảo luận về kích cỡ của rađa và phân tích những rủi ro trong việc lắp đặt các hệ thống cảm biến phức tạp trên những máy bay dân dụng thường không được trang bị những thiết bị điện tử quân sự nhạy cảm.​
Máy bay JSTARS hiện tại được chế tạo dựa trên máy bay Boeing 707 và được sử dụng để theo dõi các mục tiêu trên không và bộ. Bà Pawlikowski nói, nếu Không lực quyết định mua máy bay mới, rủi ro lớn nhất là việc kết hợp giữa các cảm biến và phần mềm chỉ huy tham chiến. “Dự kiến chúng tôi sẽ ra quyết định chắc chắn vào đầu năm 2015”.​
Điều này sẽ giúp Không lực có thể tiếp tục bước vào “giai đoạn giảm thiểu rủi ro khi công nghệ phát triển” khi các khách hàng quân sự có thể hợp tác chặt chẽ với các nhà thầu để có hiểu biết nhiều hơn về nghệ thuật công nghệ. Những thủ tục cuối cùng dự kiến sẽ hoàn thành sau khoảng 1 năm nữa.​
Pawlikowski bày tỏ rằng: “Một trong những thách thức mà chúng tối thấy hiện nay khi bước thêm bước nữa là nhu cầu có được mối liên kết chắc chắn hơn với những gì nền công nghiệp mang lại. Tôi muốn quan hệ với nền công nghiệp không phải chỉ dừng lại trên những tờ quảng cáo đẹp đẽ mà đi thẳng luôn vào những vấn đề cụ thể như thông số và chi phí”.​
Tình trạng ngân sách vẫn luôn biến động, bà nói thêm, và nhấn mạnh rằng thực trạng này diễn ra ở tất cả các chương trình. Không lực Mỹ đã yêu cầu 100 triệu USD để tái cơ cấu vốn của chương trình JSTARS trong năm tài chính 2015 cộng thêm khoản vốn 2,4 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.​
Nhà thầu chính của chương trình JSTARS, tập đoàn Northrop Grumman, sẽ đề xuất kế hoạch nâng cấp quân sự mới. Đối thủ cạnh tranh của họ, gồm Công ty Boeing, Gulfstream, Raytheon, Rockwell Collins và Bombardier sẽ cạnh tranh bằng nhiều mẫu máy bay khác nhau.​
Chương trình máy bay huấn luyện T-X trị giá khoảng 16 tỉ USD hiện cũng đang gặp tình trạng tương tự bởi Không quân đang xem xét yếu tố chi phí. Cục Tham mưu Giáo dục và Đào tạo Không quân vẫn đang tranh luận về chương trình này. Mục tiêu ban đầu là mua 350 máy để thay thế máy bay T-38 đang dần lỗi thời. Con số vẫn có thể thay đổi. Ngân sách dành cho chương trình máy bay T-X trong vòng 5 năm tới là 503 triệu USD.​
khong-luc-my-qua-nhieu-du-an-may-bay-dat-tien.jpg

Máy bay huấn luyện T-38 của Mỹ.​
Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu Không lực Mỹ sẽ chọn máy bay hiện có hay là một mẫu thiết kế hoàn toàn mới. Bà Pawlikowski nói rằng mọi lựa chọn đều có thể. “Chúng tối muốn giữ môi trường cạnh tranh hoàn toàn mở giữa các hãng”.​
Trong số các mẫu sản phẩm có thể có là máy bay Hawk của hãng Northrop Grumman/BAE Systems, M346 của Alenia Aermacchi và máy bay T-50 của hãng Lockheed Martin và Công ty Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc.​
Hãng Textron Airland gần đây đã công bố rằng họ sẽ đăng ký máy bay Scorpion của họ để cạnh tranh thầu. Boeing đã hợp tác với hãng Saab ở Bắc Mỹ và đã phát biểu rằng công ty có thể sẽ đề xuất một mẫu thiết kế mới.​
Chương trình T-X khác với các chương trình huấn luyện trước đây, bởi nó bao gồm cả trình giả lập để hỗ trợ huấn luyện khi đang bay trên trời. Pawlikowski nói rằng yêu cầu đề xuất dự án sẽ có vào năm 2015, nhưng thời gian vẫn có thể lùi lại. “Chúng tôi đang trong giai đoạn cuối cùng nhằm sửa chữa các yêu cầu của dự án”.​
Ngoài ra năm tới cũng sẽ là năm quyết định hãng nào sẽ thiết kế và sản xuất máy bay ném bom mới sẽ thay thế máy bay B-52 đã có từ thời Chiến tranh Lạnh. Hãng Northrop Grumman và một đội ngũ liên kết giữa Boeing và Lockheed đang cạnh tranh nhau để giành quyền cung cấp sản phẩm. Không lực Mỹ nói họ sẽ mua đến 100 phi cơ sẽ thuộc về “một dòng máy bay” gồm có cả máy bay không người lái.​
Pawlikowski từ chối tiết lộ thông tin chi tiết bởi phần lớn các thông tin chương trình đều là tuyệt mật. Bà nói, “Chúng tôi tin sẽ có quyết định vào mùa xuân 2015”.​
Không quân cũng có thể lấy phương thức chọn “dòng vũ khí” để nghiên cứu các ý tưởng cho các máy bay chiến đấu trong tương lai. Là một phần của “phương pháp chiếm ưu thế trên không”, Cục Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Hiện đại đang lên kế hoạch chi tiết. Cả Không quân và Hải quân đều tham gia vào dự án này.​
Pawlikowski nói rằng một hướng đi có thể cho chương trình đó là một sự kết hợp giữa các máy bay có và không người lái. Bà cho biết “Ai cũng chú ý vào một loại máy bay tiêm kích nào đó, nhưng câu trả lời cho khả năng ưu thế trên không trong tương lai sẽ là một dòng máy bay chiến đấu”.​
Máy bay KC-135, sau hơn 50 năm phục vụ như một trạm xăng của quân đội trên trời và rất nhiều nỗ lực thay thế nó xuất hiện, đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu tuổi tác.​
khong-luc-my-qua-nhieu-du-an-may-bay-dat-tien.jpg

Máy bay tiếp nhiên liệu KC-135, đã được sử dụng trong một thời gian rất dài.​
Năm tới rất có thể là năm quyết định đối với máy bay tiếp nhiên liệu KC-46, một loại phi cơ được cải tiển từ mẫu 767 của Boeing nhằm thay thế máy bay KC-135 đang lỗi thời. Chương trình đang được theo dõi chặt chẽ bởi đây là một thương vụ giá cố định và nhà thầu bắt buộc phải chịu bất kỳ khoản chi phí nào vượt quá giá đã thỏa thuận là 4.9 tỉ USD cho 179 máy bay.​
Boeing hiện đang gặp khó khăn. Máy bay tiếp nhiên liệu dự kiến bay thử lần đầu tiên vào mùa hè năm nay nhưng đã bị lùi lại do lỗi đường dây điện. Pawlikowski nói rằng chuyến bay thử giờ đây sẽ vào tháng 12 năm nay. Không lực Mỹ vẫn mong rằng họ sẽ nhận được 18 máy bay mới vào tháng 8 năm 2017. Bà nói: “Chúng tôi nghĩ điều này có thể đạt được. Tuần trước Boeing đã gửi báo cáo tiến trình vào tuần trước. Chúng tôi tin họ sẽ gửi lại thời gian biểu đã sửa vào tháng 2”.​
Bà nói, Boeing hiện đang vướng mắc ở công đoạn “thách thức nhất” của chương trình, đó là phối hợp và thử nghiệm. Vấn đề đường điện có vẻ “khó khăn hơn mong đợi của họ”.​
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
 
Status
Không mở trả lời sau này.