Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Thủy thủ Nga cố thủ Mistral: Lời nhắn gửi tới nước Mỹ[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Các thủy thủ Nga đang tập luyện trên tàu Mistral sẽ ở lại đó cho đến khi Pháp chịu giao tàu. Và Pháp đang vui vẻ chấp nhận điều này?[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Ngày 3/12/2014, một quan chức cấp cao của ngành công nghiệp quốc phòng Nga khẳng định rằng những thủy thủ Nga đang được huấn luyện để điều khiển tàu Mistral sẽ ở lại con tàu này cho đến khi nó được bàn giao cho phía Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
"Các thủy thủ sẽ ở đó, ở cảng Saint-Nazaire cho đến khi con tàu về đến tay của hải quân Nga, có thể là cuối năm nay, hoặc dù cho họ có hết visa đi chăng nữa" - quan chức này cho biết.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Về vấn đề visa hết hạn, quan chức này khẳng định những thủy thủ hải quân này sẽ không phải lo ngại về vấn đề đó. Hoặc phía Pháp sẽ gia hạn cho những người lính hải quân này một cách vui vẻ, hoặc Nga sẽ buộc họ phải làm như vậy.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tháng 6/2011, Nga và Pháp đã ký kết một hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro (1,5 tỷ USD) về việc bàn giao 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mang tên Vladivostok theo hợp đồng bàn giao vào tháng 11/2014 và chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ bàn giao trong năm 2015.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy nhiên, thương vụ này đã gặp trắc trở khi Mỹ yêu cầu NATO chấm dứt mọi hành động hợp tác quân sự với Nga để tăng áp lực về vấn đề khủng hoảng ở Ukraine. Theo Mỹ, Nga là nước can dự sâu sắc vào vấn đề ở quốc gia Đông Âu này, và cũng là lý do để Tổng thống Pháp Francois Hollande đình chỉ vô thời hạn việc bàn giao tàu chiến.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
thuy-thu-nga-co-thu-mistral-loi-canh-cao-voi-nuoc-my_5159124.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tàu Mistral Vladivostok ở cảng Saint-Nazaire{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy nhiên, Pháp không toàn tâm toàn ý thực hiện những gì Mỹ mong muốn. Đã có nhiều lần Pháp mông lung giữa việc bàn giao hay không hai con tàu này, bởi nó ảnh hưởng thực sự đến lợi ích của Pháp.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Moscow đã khẳng định, Mistral nếu không bán cho họ, thì sẽ không thể bán cho ai khác và chỉ có nước dỡ bỏ, bởi Nga là đồng sở hữu con tàu với các thiết bị được lắp đặt trên đó.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thứ hai, Pháp sẽ bị Nga kiện nếu không giao tàu vì đã đơn phương dỡ bỏ hợp đồng. Nhiều tờ báo Pháp ví von tổn thất mà Paris phải gánh chịu sẽ tương đương với 9 chiếc máy bay chiến đấu Rafale thế hệ hiện đại nhất, hoặc 1.500 căn biệt thự trên bãi biển Cote d'Azur, hoặc 90.000 chiếc xe hơi Renault Clio, hoặc 1,7 triệu chiếc điện thoại iPhone 6.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc Nga dấn thêm một bước khi để thủy thủ của họ cố thủ trên tàu Mistral Vladivostok cho thấy quyết tâm theo đuổi đến cùng của Nga trong thương vụ này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Và việc Pháp sẽ gia hạn visa cho thấy cánh cửa của bản hợp đồng chưa khép lại, Paris sẽ tiếp tục để cho những thủy thủ này ở trên con tàu, như một hành động níu kéo sự kiên nhẫn của Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Pháp ở thế lưỡng lự tương tự như EU, khi phân vân giữa việc theo đuổi Mỹ để tiếp tục trừng phạt Nga hay sẽ dừng cuộc chơi lại ở đó như yêu cầu kết thúc trừng phạt của Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc phân vân của Pháp, hay của EU chỉ khiến cho niềm tin vào sự áp đặt của Mỹ trở nên suy yếu. Hoặc những phiền toái, thiệt thòi mà chiến lược của Mỹ mang lại sẽ làm cho những đồng minh này mệt mỏi.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Năm vũ khí giúp Nga "hùng cứ" cả Bắc cực

05/12/2014 21:00



1-20141204160034-3-1417768391862-65-0-310-480-crop-1417768432098.jpg

Chia sẻ:
Sau một thập kỷ qua, các quốc gia có đường biên giới ở Bắc cực đang nhận ra vấn đề an ninh mà họ phải đương đầu.

Việc băng tan ở Bắc cực đang mở ra các tuyến đường biển và cơ hội để khai thác các nguồn tài nguyên dưới biển, nhưng lại khiến các quốc gia trở nên dễ bị tấn công hơn.​
Tờ National Interest của Mỹ nhận định, không có gì đáng ngạc nhiên khi Nga đã chuẩn bị lực lượng quân đội cho các hoạt động ở Bắc cực thấu đáo hơn các quốc gia khác.​
Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô luôn sẵn sàng chiến đấu trên khắp Bắc cực, cả trên không lẫn trên biển.​
Rất nhiều vũ khí và chuyên gia của họ từ thời đó vẫn còn cho tới nay, và Kremlin đang thừa hưởng các tiềm lực đó.​
Dưới đây là năm hệ thống mà Nga có thể sử dụng để bảo vệ các lợi ích của họ tại vùng biển Bắc cực, một khi có sự kiện nằm ngoài sức tưởng tượng có thể xảy ra.​
Loại tàu quan trọng nhất để đi vào vùng biển Bắc cực chính là tàu phá băng, và Nga sở hữu một hạm đội tàu phá băng lớn nhất trên thế giới.​
nam-vu-khi-giup-nga-hung-cu-ca-bac-cuc.jpg

Tàu phá băng trang bị hạt nhân của Nga​
Việc trái đất nóng lên không làm băng ít đi, mà thay vào đó khiến cho sự di chuyển của khối băng thay đổi và khó đoán hơn.​
BÀI LIÊN QUAN
Để tiếp cận nguồn lực, các tàu dân sự và quân sự đều cần tới tàu phá băng, và trước mắt, Nga được trang bị hạm đội tàu phá băng tốt nhất, để đóng vai trò bảo đảm cho cả toàn cầu đến được Bắc cực.​
Nga đang vận hành bốn tàu phá băng chạy bằng hạt nhân, đủ nhiên liệu và tầm hoạt động để hỗ trợ cho các cuộc viễn chinh của quân đội trên khắp Bắc cực. Trái lại, Mỹ chỉ có duy nhất một nhóm ba tàu phá băng của lực lượng tuần duyên.​
Các tàu phá băng đảm bảo cho quân đội Nga tới Bắc cực với mức độ chắc chắn, mà không quốc gia nào khác mong muốn. Điều này khiến Nga tự do trong việc lên kế hoạch cho quân đội và chiến lược tiếp cận nguồn lực ở khu vực Bắc cực.​
Tàu ngầm lớp Akula
Đôi khi cách tốt nhất để đối phó với băng chính là tránh xa các tảng băng. Thời Chiến tranh Lạnh, hải quân Mỹ, Anh và Liên Xô hoạt động dày đặc dưới vùng biển Bắc cực, với việc các máy bay ném bom và tàu ngầm tấn công không ngừng rình mò theo sát lẫn nhau.​
nam-vu-khi-giup-nga-hung-cu-ca-bac-cuc.jpg

Tàu ngầm lớp Akula của Nga​
Các tàu ngầm của Nga có kinh nghiệm dày dặn khi hoạt động dưới biển Bắc cực, và có cấu trúc hỗ trợ mạnh mẽ trong các căn cứ cũ của Liên Xô dọc vành đai của đại dương.​
Tàu tấn công hạt nhân hàng đầu của Nga vẫn là Akula - một tàu "quái vật" có thể mang theo cả kho vũ khí khổng lồ.​
Mặc dù được xây dựng từ những năm 1980, tàu Akula vẫn có thể hoạt động hiệu quả trong việc diệt các tàu ngầm (cho dù là dưới bề mặt băng hay là trên mặt biển), và chống các tàu vận tải (ở nơi mà bề mặt băng thu nhỏ lại có thể khiến cho các tên lửa hành trình trở nên hiệu quả hơn).​
Akula thật sự hoạt động không êm như tàu cùng loại của phương Tây, nhưng nó bù lại ở quy mô và khối lượng vũ khí chuyên chở theo.​
Hạm đội Biển Bắc của Nga thường có nhiệm vụ tác chiến ở Bắc cực, hiện sở hữu 6 chiếc Akula, và vẫn hoạt động dưới các khối băng.​
Máy bay MiG-31
Dù cho mặt biển không đóng băng thì các điều kiện ở Bắc cực cũng rất khó khăn cho các hoạt động chuyên chở khí tài, nhất là khi xét đến tầm quan trọng cho các căn cứ không quân.​
nam-vu-khi-giup-nga-hung-cu-ca-bac-cuc.jpg

Hoạt động ở các căn cứ dọc vành đai Bắc cực, máy bay MiG-31 Foxhound - phát triển từ MiG-25 - có khả năng bao quát ở tầm rất rộng.​
MiG-31 và thế hệ trước của nó được thiết kế để săn lùng và tiêu diệt các máy bay ném bom của Mỹ định đột nhập vào vùng phòng không của Liên Xô.​
MiG-31 có hệ thống radar tốt hơn, khả năng thao tác tối ưu hơn. MiG-31 có thể gặp nhiều khó khăn khi đối phó với các siêu cơ thế hệ 4,5 hay thế hệ 5 của Mỹ, nhưng vấn đề là Mỹ không có căn cứ không quân tại khu vực này.​
Nga đang vận hành khoảng 200 máy bay MiG-31 trong lực lượng Hải quân và Không quân, và đã có các biện pháp khôi phục lại và cải thiện hạ tầng để hỗ trợ cho các căn cứ không quân ở Bắc cực.​
Máy bay Tu-95/Tu-142
Tu-95 Bear là một trong những máy bay chiến đấu đời cũ nhất thế giới vẫn còn hoạt động tốt. Cũng như pháo đài bay B-52 của Mỹ, Tu-52 bay trong môi trường chiến lược hơn nhiều so với ý định ban đầu của những người thiết kế nên nó.​
Tuy nhiên, cả B-52 và Tu-95 đều có khung máy bay rất linh hoạt, các phiên bản của nó có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển.​
nam-vu-khi-giup-nga-hung-cu-ca-bac-cuc.jpg
Phiên bản cổ điển Tu-95 có thể mang theo tên lửa đối hạm và đối đất. Phiên bản khác là Tu-142 có thể tác chiến chống tàu ngầm. Nga hy vọng tiếp tục duy trì hoạt động Tu-95 trong nhiều thập kỷ tới.​
Các lực lượng đặc nhiệm
Biển Bắc cực không có các địa điểm đổ bộ quy mô lớn và các trung tâm dân cư đông đúc. Thời tiết khắc nghiệt khiến cho con người không thể sinh sống được ngay cả ở các đảo lớn nhất.​
Trong những điều kiện đó, quân đội không sử dụng được lực lượng bộ binh đông đảo hay các đội hình bọc thép hùng hậu.​
nam-vu-khi-giup-nga-hung-cu-ca-bac-cuc.jpg
Các lực lượng đặc nhiệm của Nga từ lâu đã chuẩn bị cho loại hình chiến tranh ở Bắc cực.​
Trong thời Chiến tranh Lạnh, các đội Spetsnaz đã tập huấn để tấn công các đơn vị của NATO ở Na Uy, Faroes, Iceland và nhiều nơi khác.​
Những năm gần đây, Nga đã tăng cường huấn luyện các đội hình đặc nhiệm để triển khai ở Bắc cực. Các tàu ngầm, máy bay và tàu trên biển có thể chuyên chở các đội chiến đấu này để đánh chiếm và canh giữ những nơi khó tiếp cận, do thám và gây nhiễu liên lạc.​
Chính nhờ hệ thống di sản của Chiến tranh Lạnh mà nay Nga được trang bị kỹ càng cho cuộc đua ở Bắc cực.​
Dù việc duy trì các lực lượng này là một thách thức, nhưng rõ ràng, nếu như biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn như dự đoán, thì trách nhiệm và cơ hội cho quân đội Nga ở Bắc cực sẽ ngày càng lớn hơn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Mỹ thấp thỏm trước tên lửa Mach 10 của Trung Quốc[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Theo TASS, Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Wu-14 có tốc độ Mach-10, thành công này khiến phương Tây đứng ngồi không yên.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
TASS dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, thành công từ vụ phóng thử nghiệm này cho thấy, tên lửa có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi đó Kênh truyền hình RT (Nga) cho rằng, loại phương tiện tấn công siêu nhanh được Trung Quốc thử nghiệm lần thứ 3 có thể đạt tốc Mach 10 (độ nhanh gấp 10 lần vận tốc âm thanh) và đây là một trong những thành phần quan trọng nhất của chương trình phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược của Bắc Kinh.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
phuong-tay-noi-gi-ve-ten-lua-mach-10-cua-trung-quoc_6653515.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Đồ họa tên lửa Wu-14{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết đây là cuộc thử nghiệm lần thứ 3 kể từ đầu năm 2014 đến nay, các cuộc thử nghiệm trước đó của hệ thống Wu-14 đã được tiến hành vào tháng Giêng và tháng Tám năm nay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tờ South China Morning Post dẫn lời các nhà khoa học Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã “đầu tư khổng lồ” vào dự án phát triển Wu-14, với sự tham gia của hơn 100 nhóm chuyên gia từ các học viện và trường đại học hàng đầu Trung Quốc.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi đó, Đài phát thanh nhà nước Trung Quốc CRI dẫn thông báo từ phòng thông tin của Bộ Quốc phòng nước này cho biết: “Các nghiên cứu và thử nghiệm khoa học nội địa của Trung Quốc hoàn toàn bình thường và không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay mục tiêu nào”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Bước tiến Bắc Kinh đạt được trong lĩnh vực tên lửa siêu vượt âm đã nhận được sự chú ý đặc biệt từ phương Tây. Nhiều chuyên gia quân sự cũng bày tỏ mối nghi ngại về hoạt động này của Trung Quốc, đặc biệt nếu nó thực sự được gắn vào chương trình phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược của nước này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các chuyên gia quân sự đánh giá đây là loại vũ khí có thể làm thay đổi cục diện vì nó có thể bắn trúng mục tiêu trước khi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có trên thế giới kịp phản ứng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đã có 3 nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Howard "Buck" McKeon, Randy Forbes và Mike Rogers, đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ thử nghiệm nói trên và cảnh báo rằng quân đội Mỹ đang tụt lại sau Trung Quốc.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
“Trong khi lợi thế về mặt công nghệ của Mỹ bị ảnh hưởng bởi hàng loạt cắt giảm ngân sách quốc phòng, Trung Quốc và những quốc gia đối thủ cạnh tranh khác đã tiến gần ngang hàng với Mỹ và trong một số trường hợp, chẳng hạn như trường hợp này, họ dường như đã vượt chúng ta”, AP dẫn lời 3 nghị sĩ này nói trong một tuyên bố chung.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đại tá Jeff Pool thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cho hay: “Chúng tôi có biết về các báo cáo đề cập các cuộc thử nghiệm của Trung Quốc và đang cân nhắc. Hàng ngày quân đội Mỹ vẫn giám sát được các hoạt động quân sự của nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi không bình luận về hoạt động tình báo cũng như đưa ra các đánh giá về các hệ thống vũ khí của nước ngoài”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Lora Saalman – một chuyên gia chính sách hạt nhân của trung tâm Carnegie Endowment for International Peace cho biết cuộc thử nghiệm Wu-14 lần thứ 3 của Trung Quốc là tín hiệu cho thấy khuynh hướng của hoạt động quân sự hóa trong tương lai gần.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
“Vụ thử nghiệm vũ khí lần 3 của Trung Quốc không chỉ báo hiệu rằng đây là một chương trình tham vọng được chính quyền Bắc Kinh ưu tiên mà còn là tín hiệu cho thấy mối quan ngại lịch sử của Mỹ về việc Trung Quốc đang cố gắng bứt tốc để chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân đang bị lệnh hướng” - Lora Saalman nói trên mạng Becon.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi đó tuyên bố của Mark Schneider, cựu chuyên gia chiến lược quân sự của Lầu Năm Góc được tờ Washington Free Beacon trích dẫn cho biết việc Trung Quốc thử nghiệm vũ khí tấn công nhanh siêu thanh là một mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ với Mỹ mà nó còn là mối đe dọa toàn cầu.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ lo bị Trung Quốc vượt mặt về số lượng tàu chiến

Ly Vy | 07/12/2014 07:30



1-1417842396329-62-0-386-635-crop-1417878438274.jpg

Chia sẻ:
Báo cáo của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung đã dự đoán Hải quân Trung Quốc sẽ có nhiều tàu chiến hơn Mỹ vào năm 2020.

Trung Quốc tăng cường số lượng tàu chiến
Báo cáo mới công bố của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng số lượng tàu chiến lên 351 tàu vào năm 2020, khi tiếp tục phát triển khả năng tấn công toàn cầu.
Trước động thái này của Trung Quốc, ủy ban đề nghị với Quốc hội Mỹ về việc đóng thêm nhiều tàu chiến và tăng cường hiện diện tại khu vực Thái Bình Dương - một chiến lược mà quân đội Mỹ đã bắt đầu triển khai.
Ủy ban thúc giục Quốc hội Mỹ tăng cường số lượng tàu chiến cho hạm đội Thái Bình Dương lên 67 chiếc, cũng như tái cân bằng các căn cứ khi mà 60% lực lượng tàu chiến sẽ đóng quân ở khu vực này vào năm 2020.
Hiện tại, Hải quân Mỹ chỉ có 289 tàu chiến có thể triển khai.
my-lo-bi-trung-quoc-vuot-mat-ve-so-luong-tau-chien.jpg

Tàu khu trục Type 052D hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc.​
Kế hoạch tái cân bằng lực lượng ở Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ sẽ cho phép bố trí 60% lực lượng ở khu vực này, đưa thêm tàu chiến cùng binh lính đến các cảng ở Thái Bình Dương, đưa lính thủy đánh bộ đến căn cứ ở Darwin, Australia.
BÀI LIÊN QUAN
Một phần trong kế hoạch tái cân bằng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương là việc triển khai luân phiên 4 tàu tuần tra ven bờ đến Singapore.​
Các chuyên gia quốc phòng đã đặt câu hỏi về việc Hải quân Mỹ sẽ lấy ngân sách ở đâu để mở rộng sự hiện diện của mình ở Thái Bình Dương, nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc.​
Các nhà phê bình đã chỉ ra các khoản cắt giảm sâu rộng như là một ví dụ về thách thức ngân sách mà Hải quân Mỹ đang đối mặt.​
Những người phản đối chiến lược này chỉ ra rằng Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, trong khi Trung Quốc chỉ có 1. Và Trung Quốc hiện nay còn thiếu các phi đội máy bay có khả năng vận hành trên tàu sân bay.
Tuy nhiên, ủy ban cho biết, một số hệ thống vũ khí Trung Quốc đang phát triển có thể thay đổi các tính toán chiến lược liên quan đến việc triển khai tàu sân bay cũng như đội tàu mặt nước của Mỹ.
Báo cáo đề cập đến tên lửa DF-21D của Trung Quốc, loại tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 900 hải lý.
Ủy ban nhấn mạnh:
"Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược lấy tên lửa làm trung tâm với mục đích khiến cho các tàu sân bay Mỹ phải chịu rủi ro cao khi hoạt động ở vùng biển gần Trung Quốc và do đó cản trở hoạt động của đội tàu sân bay trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Với việc Trung Quốc đang gia tăng tiềm lực hải quân, trong khi Hải quân Mỹ lên kế hoạch cắt giảm hạm đội, cán cân sức mạnh và sự hiện diện trong khu vực đang dần nghiêng về phía Trung Quốc".
Trong khi ủy ban nói rằng con số chính xác về khoản tiền Trung Quốc đầu tư cho quốc phòng là rất khó xác định thì báo cáo chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cho năm 2014 cho biết con số này là 131 tỷ USD, tăng hơn 12,2% so với năm 2013.
Hạ nghị [BCOLOR=transparent]sĩ Randy Forbes, [/BCOLOR]chủ tịch tiểu ban hải quân và lực lượng dự phòng, Ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ cho biết các chuyến tuần tra bằng tàu mặt nước và tàu ngầm của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2007.
[BCOLOR=transparent]"Việc họ thực hiện các chuyến tuần tra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nó không đơn thuần chỉ là số lượng tàu chiến, nhưng trong vòng 5-8 năm nữa, Trung Quốc sẽ có khoảng 82 tàu ngầm ở châu Á - Thái Bình Dương, trong khi Mỹ chỉ có 32-34 tàu," ông Forbes nói.[/BCOLOR]
Theo Hạ nghị sĩ Forbes, hiện tại số tàu ngầm Trung Quốc là 60 so với 32 của Mỹ và số tàu mặt nước của Trung Quốc còn nhiều tên lửa chống hạm tầm bắn xa hơn tàu Mỹ.
Bên cạnh đó, theo báo cáo, Trung Quốc còn sử dụng gián điệp mạng để đánh cắp các công nghệ của Mỹ, nhằm thúc đẩy chương trình phát triển vũ khí trong nước.
Tiêu biểu như chi tiết số lượng về tàu tác chiến cận bờ (LCS), máy bay F-35, FA/18, trực thăng Black Hawk, hệ thống chống tên lửa đạn đạo Aegis, tên lửa Patriot và UAV Global Hawk.
Sức mạnh hải quân Trung Quốc
Trong khi công nghệ hải quân của Trung Quốc vẫn còn thua kém so với Mỹ, nhưng theo báo cáo, điều này có thể thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ tới vì Trung Quốc đang phát triển các thế hệ tàu chiến hiện đại kế tiếp, cũng như các hệ thống vũ khí hải quân mới.
Một trong [BCOLOR=transparent]số đó là tàu khu trục Lữ Dương III được Hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế trong năm nay.[/BCOLOR]
[BCOLOR=transparent]Con tàu này được trang bị các ống phóng thẳng đứng, tên lửa hành trình tầm xa. Tàu khu trục Lữ Dương III sẽ mang theo phiên bản tầm xa của tên lửa phòng không HHQ-9, bên cạnh các vũ khí khác[/BCOLOR].
[BCOLOR=transparent]Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang xây dựng các tàu sân bay nội địa.[/BCOLOR]
[BCOLOR=transparent]Nước này có 1 tàu sân bay là tàu Liêu Ninh mua lại của Ukraine nhưng con tàu này sẽ không có đủ phi đội máy bay, ít nhất là cho đến năm 2016[/BCOLOR].
[BCOLOR=transparent]Hiện tại, Trung Quốc đang thử nghiệm và phát triển tiêm kích hạm J-15.[/BCOLOR]
[BCOLOR=transparent]Về tàu đổ bộ, Trung Quốc đang có kế hoạch trang bị thêm các tàu đổ bộ lớp Yuzhao có thể mang 800 lính, 4 trực thăng và 20 xe bọc thép.[/BCOLOR]
[BCOLOR=transparent]Trung Quốc cũng đang phát triển tàu tuần dương Type 055 được trang bị tên lửa hành trình đánh đất, vũ khí laser và pháo điện từ.[/BCOLOR]
Đội tàu mặt nước của Trung Quốc cũng đang được tăng cường bởi ít nhất 60 tàu tên lửa cao tốc Type 022 và tàu hộ tống Type 056 trang bị với tên lửa chống hạm, ngư lôi,...
my-lo-bi-trung-quoc-vuot-mat-ve-so-luong-tau-chien.jpg

Tàu ngầm của hải quân Trung Quốc.​
Ủy ban cũng cho biết kế hoạch hiện đại hóa của Trung Quốc là nhằm tăng mạnh số lượng các tàu ngầm tấn công, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.
Các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đang thực hiện tuần tra với các tên lửa JL-2 có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách hơn 4.500 hải lý.
Trung Quốc cũng đang chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, cũng như loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-3.
Ngoài ra, theo ủy ban, Nga và Trung Quốc cũng đang hợp tác phát triển tàu ngầm tấn công mới.
Báo cáo của Ủy ban viết:
"Trung Quốc đang theo đuổi việc liên kết và [BCOLOR=transparent]sản xuất chung với Nga từ 4-6 tàu ngầm tấn công diesel-diện tiên tiến được trang bị sonar thế hệ mới nhất của Nga cùng công nghệ chống ồn[/BCOLOR]".
[BCOLOR=transparent]"Thỏa thuận này sẽ tăng cường năng lực của hải quân Trung Quốc và hỗ trợ nước này phát triển các tàu ngầm giảm tiếng ồn, do đó sẽ làm khó khăn cho các nỗ lực của Hải quân Mỹ nhằm theo dõi và tấn công tàu ngầm Trung Quốc"[/BCOLOR]
[BCOLOR=transparent]Trung Quốc còn được cho là đang theo đuổi việc phát triển tàu ngầm hạt nhân mới Type 095, có thể mang loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu ngầm đầu tiên do Trung Quốc chế tạo.[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]'Lá chắn' Mỹ bất lực trước vũ khí siêu thanh Trung Quốc?[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Bình luận quân sự) - Việc TQ 3 lần liên tiếp thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh WU-14 trong 1 năm đã khiến Mỹ lo ngại về tương lai của các lá chắn tên lửa.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Trung Quốc 3 lần thử thiết bị bay siêu thanh trong 1 năm
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong tuần này, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công một phương tiện tấn công siêu thanh (HGV) mà nhiều chuyên gia quân sự và an ninh cho là sẽ vô hiệu hóa được hệ thống phòng thủ tên lửa và có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vũ khí HGV vừa được Trung Quốc thử nghiệm, mà Lầu Năm Góc gọi là WU-14, là một phương tiện bay có tốc độ cực cao, có khả năng bay nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Các thử nghiệm trước đó của vũ khí này cho thấy nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tốc độ trên Mach 10, tương đương với trên 12.000 km/giờ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vụ thử nghiệm lần thứ 3 đối với loại vũ khí siêu thanh này đã được quân đội Mỹ xác nhận. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Trung tá hải quân đánh bộ Jeff Poof tuyên bố: “Chúng tôi luôn theo dõi các hoạt động quân sự của nước ngoài, trong đó có các vụ thử tên lửa của Trung Quốc”. Tuy nhiên, ông không cho biết chi tiết của vụ phóng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước đó, Bắc Kinh cũng đã tiến hành hai vụ thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh. Theo tờ “Washington The Free Bacon” của Mỹ, ngày 7-8-2014, Trung Quốc đã bí mật tiến hành vụ thử vũ khí HGV thứ 2 tại một bãi phóng tên lửa ở ở tỉnh Sơn Tây, cách thủ phủ Thái Nguyên khoảng 300 km. Tuy nhiên, vụ thử này được cho là đã thất bại.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi đó, vụ thử nghiệm đầu tiên được nước này thực hiện vào ngày 9-1-2014 được coi là thành công. Thông tin này sau đó được một số nguồn tin chính thức, trong đó có Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận là Trung Quốc đang thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh, với thiết bị mẹ là các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
la-chan-my-bat-luc-truoc-vu-khi-sieu-thanh-trung-quoc_71543328.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Trung Quốc đã 3 lần liên tiếp thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Loại vũ khí siêu thanh này được phóng lên các quỹ đạo tầm thấp, có khả năng tái nhập tầng khí quyền nhanh, làm giảm khả năng bị phát hiện khi tiếp cận mục tiêu. Việc sản xuất hàng loạt hệ thống phóng như vậy cũng sẽ gia tăng tầm bắn của các tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện tại của Trung Quốc lên 1/3 lần.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài Trung Quốc, Mỹ được cho là cũng đang tham gia vào cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh, với 4 chương trình thử nghiệm là HTV-2 Phalcon (Hypersonic Technology Vehicle 2) của hải quân, AHW (Advanced Hypersonic Weapon) cho lục quân, HIFiRE (Hypersonic Flight International ) và X-51 Vawerider cho không quân.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Nga đã công bố chương trình GHV gồm một tên lửa tốc độ cao cho một máy bay ném bom tàng hình mới, các đầu đạn siêu thanh cho các tên lửa đạn đạo và đưa ra kế hoạch sẽ hoàn tất chương trình vào năm 2020. Đồng thời Ấn Độ cũng cho thấy tham vọng khi đưa ra chương trình hợp tác với Nga về các tên lửa hành trình siêu thanh.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ông James Acton, chuyên gia hạt nhân của trung tâm Carnegie, cho biết trên tờ Business Insider rằng, loại vũ khí này “được phóng ra từ các tên lửa lớn, giống như tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, thay vì bay vòng lên cao hơn bầu khí quyển, chúng lại được đưa vào quỹ đạo để quay trở lại tầng khí quyển nhanh nhất có thể. Sau đó, chúng chỉ cần lướt thẳng tới mục tiêu”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Quan chức và học giả Mỹ lo ngại trước tên lửa siêu thanh Trung Quốc
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hôm 5-12, Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí Thế giới có trụ sở tại Moscow - ông Igor Korotchenko cho rằng, việc Trung Quốc thử nghiệm thành công một phương tiện tấn công siêu thanh (HGV) cho thấy nước này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Mỹ.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
la-chan-my-bat-luc-truoc-vu-khi-sieu-thanh-trung-quoc_7154393.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Vũ khí siêu thanh khiến các hệ thống đánh chặn không kịp phản ứng
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Ông Korotchenko nói: “Quan ngại của Mỹ được tập trung vào thực tế là Trung Quốc đang tích cực thử nghiệm vũ khí dựa vào tốc độ siêu thanh, loại vũ khí mà các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Mỹ gần như không thể đánh chặn”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Chuyên gia Korotchenko nhấn mạnh rằng việc tạo ra những vũ khí HGV này “cho thấy Trung Quốc có khả năng tạo nên công nghệ cần thiết để có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Mỹ”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
“Hiện nay, ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc được phát triển theo định hướng lấy Mỹ là kẻ thù chính. Các kế hoạch phát triển của quân và cơ cấu của quân đội Trung Quốc, và khát vọng xây dựng những hạm đội tàu sân bay lớn - tất cả đều đang diễn ra trong bối cảnh của cuộc đối đầu với Mỹ”, ông Korotchenko nói.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi đó, chuyên gia chính sách hạt nhân Lora Saalman thuộc Trung tâm Carnegie Endowment vì Hòa bình Quốc tế nhận định rằng 3 lần thử cho vũ khí WU-14 chỉ trong vòng 1 năm đã cho thấy xu hướng quân sự hiện nay của Trung Quốc là đặc biệt coi trọng tới dự án này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
“Lần thử nghiệm Wu-14 thứ ba trong một năm cho thấy đây không chỉ là một chương trình được ưu tiên phát triển của Trung Quốc mà nó còn cho thấy cuộc 'chạy đua để ngang hàng' về số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc với 2 cường quốc Nga-Mỹ”, chuyên gia Saalman nhận định.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
la-chan-my-bat-luc-truoc-vu-khi-sieu-thanh-trung-quoc_71544828.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Mỹ đang nỗ lực phát triển các thiết bị bay siêu thanh kiểu như HTV-2 Phalcon
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi ông Mark Schneider, cựu chuyên gia lực lượng chiến lược của Lầu Năm Góc cho hay, nỗ lực phát triển năng lực siêu thanh cho thấy một chiến lược xây dựng quân sự quy mô lớn và việc PLA sở hữu một vũ khí siêu thanh là một mối đe doạ nghiêm trọng trong tương lai.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Còn ông Lee Fuell, Giám đốc kỹ thuật mảng hiện đại hóa quân sự và nhân lực của Trung tâm tình báo hàng không-không gian Mỹ (NASIC) thì cho rằng, loại vũ khí này được phát triển để kết hợp với lực lượng răn đe hạt nhân của Trung Quốc.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ông bày tỉ sự lo lắng là, nếu nó được kết hợp với những cuộc tấn công tên lửa đạn đạo truyền thống, sẽ buộc một mục tiêu phải chống lại các đầu đạn có khả năng tái nhập tầng khí quyển trong thời gian rất ngắn, tiếp cận mục tiêu rất nhanh, gây tổn thất trầm trọng cho phía lực lượng phòng thủ”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các nhà phân tích tình báo nói rất khó đề phòng loại vũ khí GHV, vì với vận tốc siêu nhanh, khoảng thời gian kể từ lúc phát hiện, theo dõi đường bay, tìm ra giải pháp kiểm soát và lựa chọn một vũ khí có thể ngăn chặn chúng là rất ngắn, các đối thủ sẽ không kịp trở tay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Như vậy, nếu Trung Quốc phát triển và ứng dụng thành công loại vũ khí siêu thanh này thì sẽ là một mối đe dọa thực sự đối với an ninh của nước Mỹ, cũng như các nước có xung đột với Trung Quốc. Các hệ thống phòng thủ tên lửa kiểu như NMD của Mỹ sẽ hoàn toàn bất lực trước các loại tên lửa kiểu như WU-14.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Hải quân Nga, Trung chạy đua để vượt qua sức mạnh của Hải quân Mỹ
Đặng Vũ, Theo India Defence
Thứ Hai, ngày 8/12/2014 - 11:13
Abc Abc
Email Print
ANTĐ - Sức mạnh hạt nhân của Hải quân Nga đang được hiện đại hoá nhanh chóng bằng đường lối của Tổng thống Putin và nước này có thể sở hữu một hạm đội đầy đủ các tàu chiến, tàu sân bay và tàu nhầm thế hệ mới vào năm 2050. Trong khi, Hải quân Trung Quốc đã sẵn sàng vượt qua Hải quân Mỹ về số lượng trang thiết bị trong vòng 6 năm tới.
Bài viết liên quan

Theo tờ báo Rossiiskaya Gazeta được quản lí bởi Quốc hội Nga, Hải quân Nga sẽ được nhận thêm 600 tàu chiến mới trong giai đoạn từ giờ đến năm 2050. Bộ Quốc phòng Nga cũng đã nhất trí các hoạt động thiết kế sẽ được tiến hành bởi trung tâm nghiên cứu Krylov State ở St. Petersburg.
ctgxshchukabclastaungamhatnhanowjf141_asil130.jpg
Tàu ngầm mới của Nga được trang bị đến 12 tên lửa hạt nhân Bulava
Theo tờ Inquisitr, một tàu ngầm hạt nhân mới của Nga cũng sắp đi vào hoạt động và nó sẽ được trang bị tới 12 tên lửa hạt nhân Bulava. Ngoài ra, để đối đầu được với hệ thống tên lửa đạn đạo Aegis của Mỹ, tàu khu trục lớp Leader mới của Nga sẽ được trang bị tên lửa hành trình có độ chính xác cao Caliber, một hệ thống tên lửa chống hạm S-500 Prometey và hệ thống vũ khí diệt tàu chiến Redut-Poliment và pháo săn máy bay Panstir-M và Plash.
Động cơ của các tàu chiến Nga sẽ được nâng cấp bởi hệ thống tuabin chạy bằng khí đốt mới, cho phép nó đạt tới tốc độ 40 hải lí/giờ. Ngoài ra, các tàu của Nga cũng sẽ được trang bị các hệ thống định vị và máy bay săn tàu hiện đại.
Về phần Trung Quốc, theo tạp chí Stars And Stripes, Hải quân Trung Quốc được mở rộng là hệ quả của chiến lược đầu tư mạnh vào quốc phòng, với mỗi năm ngân sách của Trung Quốc đều tăng ở mức 2 con số. Uỷ ban Kinh tế và An ninh Trung – Mỹ ước tính Hải quân Trung Quốc sẽ có tổng cộng 351 tàu vào năm 2020. Trung Quốc cũng vừa đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động và đang có kế hoạch đóng thêm 2 tàu sân bay mới. Thêm vào đó, nước này cũng tích cực mua mới hoặc tự thiết kế phát triển các loại chiến đấu cơ, máy bay trực thăng và tàu đổ bộ cỡ lớn.
tymzlieuninh_gtyo130.jpg
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
“Trong bối cảnh Hải quân Trung Quốc ra sức mở rộng phát triển trong khi Mỹ lại đang dần thu nhỏ hạm đội của mình. Sự cân bằng sức mạnh và hiện diện trong khu vực rõ ràng đang dần nghiêng về phía Trung Quốc”, Uỷ ban Kinh tế và An ninh Trung – Mỹ viết trong tài liệu nghiên cứu.
Nếu những ước tính trên là chuẩn xác, thì Hải quân Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về số lượng các thiết bị quân sự chỉ trong một vài năm tới. Tuy nhiên, nhiều khả năng Mỹ vẫn sẽ giữ lợi thế về công nghệ với những vũ khí hiện đại, tối tân. Hiện Mỹ đã có đến 10 tàu sân bay và 3 siêu tàu sân bay khác đang trong quá trình xây dựng.
 
23/8/12
1.162
3
38
Chiến lược toàn cầu của Mỹ luôn dựa theo sự phát triển của quân đội Nga
Đặng Vũ, Theo Sputnik
Thứ Tư, ngày 10/12/2014 - 17:10
Abc Abc
Email Print
ANTĐ - Hôm 9-12, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, Robert Armitage cho biết: Các cố vấn quân sự Mỹ luôn quan sát sự phát triển của quân đội Nga, qua đó đưa ra các chiến lược toàn cầu của Mỹ trong tương lai.
Bài viết liên quan

“Cách tiếp cận chung đối với các chiến lược toàn cầu của Mỹ là dựa theo sự phát triển của quân đội Nga”, ông Robert Armitage, người hiện đang làm việc tại Trung tâm Đánh giá chiến lược Mỹ (CSBA) cho hay.
Ông Armitage đã tiết lộ tài liệu nghiên cứu mới đây của CSBA, trong đó thảo luận về cách thức Mỹ sử dụng những lợi thế của mình nhằm thực hiện các chiến lược toàn cầu.
Ông cho biết Mỹ đang quan ngại về việc Nga xuất khẩu các hệ thống phòng không tiên tiến ra nước ngoài, cụ thể như Syria hay Trung Quốc.
unxos-400.jpg
Mỹ quan ngại về việc Nga xuất khẩu các hệ thống phòng không hiện đại ra nước ngoài
Bên cạnh việc để ý tới các hệ thống phòng thủ của Nga, chiến tranh điện tử và an ninh mạng cũng là một vấn đề mà Mỹ đang lo ngại. Ông Armitage nhận định rằng Washington nên tìm cách cải thiện hệ thống máy tính nhằm chuẩn bị những cuộc chiến tranh công nghệ cao.
Tài liệu của CSBA cũng nêu lên 5 điểm mạnh mà quân đội Mỹ hiện vẫn vượt trội hơn các đối thủ tiềm năng. Những lợi thế này vẫn cho phép Mỹ tạo ra sức mạnh lớn trong nhiều sứ mệnh quân sự, ngay cả tại những khu vực đặc biệt trên thế giới.
“Việc đặt ra chiến lược mới có thể dựa vào các khả năng vượt trội mà quân đội Mỹ có được như các hoạt động không cần sử dụng con người, do thám tầm xa, chiến tranh dưới mặt nước, các hệ thống kĩ thuật phức tạp và sự thống nhất giữa các đơn vị”, ông Armitage tiết lộ.
CSBA cũng cho rằng quân đội Mỹ rằng nên giảm sự phụ thuộc vào những cơ sở vật chất hoặc thiết bị dễ bị tấn công như các hệ thống vệ tinh không gian, căn cứ quân sự chủ chốt, những vị trí dễ dàng nhận diện trên biển, hay không lực tầm gần.
Quân đội Mỹ đã bị cắt giảm ngân sách đáng kể từ năm 2013. Nếu chính sách này không được Quốc hội Mỹ sửa đổi, quân đội nước này sẽ không thể phát triển được những thế mạnh mới và duy trì vị thế của mình trên thế giới.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ nên "coi chừng" đội tàu ngầm tên lửa hạt nhân của Trung Quốc

10/12/2014 21:01



1-tau-ngam-trung-quoc-infonet-1418202537543-96-0-433-660-crop-1418202879408.jpg

Tàu ngầm lớp Jin Type 094 của Trung Quốc.

Chia sẻ:
Trung Quốc sắp trang bị các tên lửa hạt nhân JL-2 tầm xa cho lực lượng tàu ngầm tàng hình hiện đại nhất của nước này với tầm bắn và khả năng tấn công vươn tới lãnh thổ Mỹ.

Theo Bloomberg, sau 50 năm tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên, lực lượng tuần tra bằng tàu ngầm lớp Jin trang bị các tên lửa hạt nhân JL-2 hiện có thể giúp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nâng cao năng lực phản ứng trước các cuộc tấn công từ đối phương.
Trong khi đó, báo cáo thường niên của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung đệ trình lên Quốc hội Mỹ hồi tháng 11 cho hay đội tàu ngầm lớp Jin trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc sẽ bắt đầu thực hiện các chuyến tuần tra vào cuối năm nay, giúp Bắc Kinh có "khả năng răn đe hạt nhân đáng tin cậy từ dưới biển lần đầu tiên".
Việc triển khai lực lượng tàu ngầm trên sẽ giúp đánh bóng tên tuổi của Trung Quốc trong bối cảnh ông Tập đang tìm cách dập tắt những cáo buộc về việc phát động một cuộc "Chiến tranh Lạnh" nhằm ngăn chặn Mỹ giành ưu thế trong vấn đề an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 12/2012, ông Tập đã mạnh tay chi tiền cho công cuộc hiện đại hóa sức mạnh quân sự mà trọng tâm là nâng cao năng lực tấn công từ xa cũng như sản xuất thêm các tàu sân bay hỗ trợ cho Liêu Ninh.
BÀI LIÊN QUAN
Nhà phân tích chiến lược độc lập Nicolas Giacometti, tác giả của loạt bài phân tích trên tờ The Diplomat và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược nhận định:​
"Lần đầu tiên trong lịch sử, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ không bị tổn thương trong các cuộc tấn công phủ đầu. Đây là bước nhảy vọt cuối cùng giúp Trung Quốc tăng khả năng trả đũa hạt nhân đáng tin cậy".​
Còn theo chuyên gia Felix Chang tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia, Mỹ, chiến lược phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc sẽ giúp xây dựng khả năng trả đũa trong trường hợp Bắc Kinh bị các quốc gia hạt nhân khác tấn công như Mỹ, Nga và Ấn Độ.​
Ông Chang cho biết Trung Quốc không coi Triều Tiên là một mối đe dọa hạt nhân trực tiếp mà chính quyền Bắc Kinh chỉ lo ngại về chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bình Nhưỡng đe dọa Hàn Quốc hay Nhật Bản và không may khu vực này rơi vào bất ổn.
Do đó, những chiếc tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân lớp Jin sẽ trở thành " hàng rào hữu dụng trước các mối đe dọa hạt nhân tiềm tàng từ Triều Tiên cho tới những mối đe dọa nhỏ nhất”, ông Chang chia sẻ.
Tuy nhiên, việc triển khai các tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân cũng sẽ gây áp lực lớn cho chính quyền Bắc Kinh trong công cuộc thuyết phục những quốc gia quân sự khác rằng các chỉ huy hải quân và giới lãnh đạo chính trị vẫn luôn trao đổi thông tin và kiểm soát chặt chẽ lực lượng quân sự hiện đại này.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà, các tàu và máy bay Mỹ - Trung đã nhiều lần áp sát nhau trên khu vực Thái Bình Dương cũng như Biển Đông và Hoa Đông – nơi Bắc Kinh liên tục có những hành động đơn phương khẳng định chủ quyền lãnh hải, nguy cơ xảy ra va chạm và đụng độ là rất gần.
my-nen-coi-chung-doi-tau-ngam-ten-lua-hat-nhan-cua-trung-quoc.jpg

Tàu ngầm lớp Jin có thể mang theo 12 tên lửa JL-2 với tầm bắn 7.400 km.​
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Một, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng tiết lộ rằng cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào "không kiểm soát chặt chẽ" quân đội Trung Quốc.
Một trong những "ví dụ điển hình" được ông Gates đưa ra là việc Trung Quốc đã cho "trình làng" các chiến đấu cơ tàng hình J-20 trong chuyến thăm của cựu Bộ trưởng Mỹ hồi tháng 1/2010.
Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào lại "không hề hay biết về chuyện này".
Trái lại ngay từ khi lên nắm quyền, ông Tập lại thắt chặt quyền lực và kiểm soát mạnh mẽ quân đội nước nhà khi đảm nhận cương vị chủ tịch Quân ủy trung ương vào tháng 11/2012.
Trong khi đó, ông Hồ phải mất tới 2 năm sau mới ngồi lên chiếc ghế này.
“Trung Quốc sẽ phải đảm bảo với đối thủ của mình rằng họ luôn kiểm soát tuyệt đối đội tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân”, theo ông Malcolm Davis, phó giáo sư về quan hệ Trung Quốc - phương Tây thuộc Đại học Bond, Australia.
Thuật ngữ “kiểm soát tuyệt đối” đồng nghĩa với việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc phải hoàn toàn nắm quyền kiểm soát tài sản hạt nhân của mình, ví dụ như mã ủy quyền gửi tới tàu ngầm để các chỉ huy tàu ngầm kiểm tra và sau đó cho phép phóng tên lửa hạt nhân.
“Trung Quốc buộc phải thiết lập cấu trúc chỉ huy và kiểm soát phù hợp để đảm bảo rằng Quân ủy Trung ương có thể duy trì liên lạc với các tàu ngầm dù chúng đang nổi hay đang lặn.
Mỹ, Anh, Pháp và Nga cũng đang duy trì khả năng kiểm soát tuyệt đối này”, ông Davis chia sẻ.
Cũng theo ông Davis, nếu có thể đảm bảo chắc chắn với đối phương rằng những loại vũ khí hiện đại trên chỉ được phóng nếu nhận được lệnh từ Quân ủy trung ương, quân đội Trung Quốc có thể tăng giá trị phòng thủ của các tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân.
Tuy nhiên, bản báo cáo gửi lên Quốc hội Mỹ cũng nhấn mạnh:
"Việc đưa ra được những đánh giá độ tin cậy cao về số lượng tên lửa đạn đạo hạt nhân và đầu đạn hạt nhân tại Trung Quốc là dường như không thể bởi Bắc Kinh không công khai minh bạch về chương trình hạt nhân của nước này".
"Kể từ năm 2006, Lầu Năm Góc cũng không đưa ra đánh giá nào về quy mô kho đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc".
Ngay cả, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không trả lời những câu hỏi liên quan tới thời điểm quân đội nước này triển khai đội tàu ngầm lớp Jin trang bị vũ khí hạt nhân tham gia tuần tra thường xuyên cũng như chiến lược hạt nhân của quốc gia này.
Mỹ nên cảnh giác
Trước năm 2006, loại tên lửa đạn đạo duy nhất mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ là tên lửa DF-5A sử dụng nhiên liệu lỏng.
Điểm yếu của DF-5A là quá trình nạp nhiên liệu lỏng cho tên lửa phải mất vài giờ đồng hồ và phải thực hiện ở trong hầm.
Do đó, Trung Quốc buộc phải xây thêm các hầm chứa giả đồng thời áp dụng chính sách bảo mật để bảo vệ số tên lửa này khỏi các cuộc tấn công phủ đầu.
my-nen-coi-chung-doi-tau-ngam-ten-lua-hat-nhan-cua-trung-quoc.jpg

Tên lửa DF-31 sử dụng nhiên liệu rắn.​
Song, kể từ năm 2006, Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo các tên lửa đạn đạo di động phóng từ mặt đất DF-31A sử dụng nhiên liệu rắn.
Tên lửa DF-31A có tầm bắn tối đa 11.200 km và có thể chạm tới nước Mỹ. Ông Giacometti nhấn mạnh DF-31A có thể phóng gần như ngay lập tức sau khi được lắp đầu đạn.
Tuy nhiên, năng lực tình báo, do thám và trinh sát của Mỹ từ hình ảnh vệ tinh cho tới máy nay không người lái (UAV) hoạt động tầm cao như RQ-4 Global Hawk của Tập đoàn Northrop Grumman, có thể kiểm soát nhiều khu vực lãnh thổ rộng lớn và phát hiện sớm hoạt động của mọi bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Do đó, khi thông tin được gửi về sở chỉ huy Mỹ, các tên lửa tầm xa tốc độ cao và máy bay ném bom tàng hình B-2 sẽ sẵn sàng tấn công phá hủy trước cả thời điểm tên lửa của Trung Quốc kịp rời bệ phóng.
Điểm đáng nói, so với các bệ phóng từ mặt đất, lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân lại hiếm khi cần xuất hiện trên mặt đất, do đó, khả năng "che giấu" cũng tốt hơn.
my-nen-coi-chung-doi-tau-ngam-ten-lua-hat-nhan-cua-trung-quoc.jpg

Hình ảnh một vụ phóng tên lửa JL-2.​
Hiện nay, Trung Quốc đang cho triển khai 3 chiếc tàu ngầm lớp Jin và theo kế hoạch, tăng thêm 2 chiếc nữa vào năm 2020. Mỗi chiếc tàu ngầm lớp Jin có thể chuyên chở 12 tên lửa JL-2.
Với tầm bắn 7.400 km, tên lửa JL-2 của Trung Quốc có thể triển khai các cuộc tấn công hạt nhân vươn tới cả Alaska nếu như Bắc Kinh phóng tên lửa này từ các vùng hải phận gần nước này.
Thậm chí, JL-2 có thể vươn tới Alaska và Hawaii nếu chúng đươc phóng từ khu vực biển phía nam Nhật Bản, hay vươn tới Alaska, Hawaii và phần lục địa phía tây của Mỹ nếu được phóng từ hải phận phía tây Hawaii.
Ngoài ra, JL-2 còn có thể tấn công 50 bang của Mỹ nếu được phóng từ vùng biển phía đông Hawaii.
Bloomberg nhận định nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ sớm cho triển khai tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân lớp Jin tham gia nhiệm vụ tuần tra tại các vùng biển của nước này và Biển Đông.
Theo ông Davis, nếu tên lửa JL-2 muốn tấn công Hawaii hoặc lục địa Mỹ, các tàu ngầm Trung Quốc buộc phải di chuyển tới khu vực Tây Thái Bình Dương và xa hơn.
Tuy nhiên, đây là sẽ là "thách thức lớn với Bắc Kinh bởi họ sẽ buộc phải quay đầu trước năng lực chống ngầm của Mỹ".
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiết lộ động trời: Mùa hè có thể "giết chết" F-35

Thiên Minh - Hòa Trần | 10/12/2014 19:36



f35-1418204321798-0-0-327-640-crop-1418204351525.jpg

Chia sẻ:
Theo Defense Aerospace, với điểm yếu "khó đỡ" này của F-35, các đối thủ của Mỹ chỉ cần chọn tấn công vào mùa hè thì Không quân Mỹ "đành chịu bó tay".

Một khía cạnh chân thật "gây sốc" của chương trình tiêm kích tàng hình đắt đỏ nhất thế giới bị đã phát hiện hoàn toàn tình cờ, khi nó chưa từng được đề cập tới trong những nghiên cứu hay báo cáo về chương trình F-35 được công bố trong nhiều năm qua.
Câu chuyện gây tò mò về chiếc xe chở nhiên liệu sơn màu trắng đăng tải trên website chính thức của Không quân Mỹ cuối tuần trước đã khiến thế giới bất ngờ phát hiện ra rằng:
"F-35 có một ngưỡng nhiệt độ nhất định dành cho loại nhiên liệu mà nó sử dụng. Máy bay có nguy cơ không thể hoạt động bình thường nếu nhiệt độ nhiên liệu quá cao".
Hiện tại, Không quân Mỹ đang phải đau đầu tìm cách giảm thiểu các trường hợp tắt máy đột ngột có thể xảy ra đối với F-35 trong tương lai do nhiệt độ nhiên liệu cao.
Bí ẩn chiếc xe nhiên liệu màu trắng
Chiếc xe nhiên liệu tiết lộ điểm yếu chết người của F-35 thuộc đội xe của Đoàn hậu cần (LRS) số 56, thuộc Không đoàn số 56, đóng tại căn cứ không quân Luke (bang Arizona).
Đây không hẳn là một chiếc xe chở nhiên liệu mới, nó vốn là một chiếc xe cũ với thùng xe được sơn lại màu trắng.
tiet-lo-dong-troi-mua-he-co-the-giet-chet-f35.jpg

Chiếc xe chở nhiên liệu với thùng xe được sơn lại thành màu trắng​
Jacob Hartman, một thành viên của Đoàn 56 cho biết:
BÀI LIÊN QUAN
"Chúng tôi sơn lại các xe chở nhiên liệu để giảm nhiệt độ của khối nhiên liệu dùng để cung cấp cho các tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II JSF.
F-35 có một ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu nhất định, nó không thể hoạt động bình thường nếu nhiệt độ nhiên liệu quá cao.
Vì vậy, sau khi kết hợp với các cơ sở khác và nhận được sự chấp thuận từ Bộ Tư lệnh đào tạo và giáo dục Không quân Mỹ, chúng tôi đã sơn lại thùng xe thành màu trắng".
Với sự thay đổi này, đoàn 56 hy vọng sẽ không có bất cứ trì hoãn nào khi máy bay cất cánh, đảm bảo các đợt xuất kích thực hiện nhiệm vụ và giúp các phi công đáp ứng yêu cầu huấn luyện.​
Đoàn 56 nảy ra ý tưởng này sau khi được triển khai tới căn cứ không quân ở Edwards, California trước đây.
Vào mùa hè tại căn cứ không quân Luke, nhiệt độ có thể lên tới gần 43 độ C. Các bồn xe được sơn màu trắng sẽ giúp ngăn nhiên liệu dự trữ trong bồn bị nóng quá mức.
"Đây là mục tiêu ngắn hạn nhằm giúp làm mát nguồn nhiên liệu cho các máy bay F-35, tuy nhiên, trong dài hạn, chúng tôi sẽ bố trí các bãi đỗ râm mát dành cho các xe nhiên liệu" - Ralph Resch, quản lý nhiên liệu thuộc Đoàn hậu cần số 56 cho biết.
Màu sơn trắng của chiếc xe nhiên liệu trở nên đặc biệt bởi nó được phủ thêm một lớp sơn men bóng có thể phản xạ nhiệt của ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, điều khôi hài là các thành viên của đoàn 56 không biết điều này. Sau khi đưa chiếc xe nhiên liệu đầu tiên đi sơn lại, họ mới nhận ra rằng thứ giúp phản xạ nhiệt mặt trời không phải là màu sơn trắng.
"Quá trình sơn xe gồm 2 khâu, trong đó khâu thứ 2 là phủ lớp phản xạ nhiệt", Joseph Maurin, hạ sĩ quan phụ trách phân phối nhiên liệu của Đoàn 56 cho biết.
"Thợ sơn cho biết không nhất thiết phải sơn thùng xe màu trắng nên chúng tôi sẽ gửi một chiếc xe khác trong số 4 chiếc xe hiện có để sơn màu xanh lá nếu có thể. Sau đó, chúng tôi sẽ so sánh nhiệt độ giữa các xe sơn màu xanh và màu trắng" - Maurin nói.
Hiện tại, Đoàn 56 hy vọng các bồn xe của họ có thể được sơn màu xanh lá và vẫn có thể hạ nhiệt nhiên liệu.
Họ được phép sơn lại 4 chiếc xe chở nhiên liệu. Sẽ mất khoảng 1 tuần để hoàn tất công việc này, với chi phí 3.900 USD cho mỗi chiếc xe.
F-35 "bất lực" vào mùa hè
Theo trang Defense Aerospace, điểm yếu mới của F-35 sẽ không gây ra các vấn đề vận hành đối với những nước có khí hậu như Na Uy hay Canada.
Tuy nhiên, những quốc gia khác, từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản tới Australia, từ Israel tới Italy, sẽ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng loại tiêm kích tối tân mà họ định mua sẽ không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè.
Không quân Mỹ không nói cụ thể "ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu" của F-35 là bao nhiêu.
Tuy nhiên, mức 43 độ C được đề cập cho thấy ngưỡng này khá thấp, đặc biệt trong điều kiện đường băng và sàn đỗ máy bay bằng bê tông thường phản xạ lại nhiệt mặt trời và làm tăng nhiệt độ của những phương tiện dừng đỗ trên đó.
tiet-lo-dong-troi-mua-he-co-the-giet-chet-f35.jpg

Theo Defense Aerospace, trong tương lai, đối thủ của Mỹ chỉ cần chọn tấn công trong điều kiện nhiệt độ mùa hè thì Không quân Mỹ sẽ “đành chịu bó tay”.​
Điểm yếu mới của F-35 có thể trở thành cơ hội cho các đối thủ của Mỹ. Những quốc gia thù địch này chắc chắn sẽ thận trọng chờ tới mùa hè (thậm chí là một đợt nắng nóng) mới tiến hành tấn công bởi họ biết rõ rằng đối thủ F-35 sẽ không thể cất cánh để đối phó.
Bài viết trên Defense Aerospace còn mỉa mai rằng 2 giải pháp mà Không quân Mỹ đưa ra cho vấn đề này "đặc biệt ấn tượng", "sáng suốt", nhất là giải pháp xây dựng các bãi đỗ trong bóng râm dành cho xe chở nhiên liệu.
Theo Defense Aerospace, những cách giải quyết này sẽ "đặc biệt hữu ích" đối với Thủy quân lục chiến Mỹ khi lý do để họ mua biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B là khả năng triển khai chúng tại các vị trí đổ bộ không bao lâu sau khi tiến hành đợt đổ bộ đầu tiên.
"Phải chăng giờ đây họ sẽ phải tính toán kế hoạch lên bờ, xây bãi đỗ râm mát cho các xe chở nhiên liệu trước khi F-35 có thể hạ cánh và các binh sĩ nhận được sự yểm trợ trên không?" - Bài viết đặt câu hỏi.
Cũng theo Defense Aerospace, sự tồn tại của ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu có thể làm dấy lên nhiều nghi ngại về các vấn đề kỹ thuật khác.
Một câu hỏi trọng tâm là các thùng nhiên liệu có bộ phận tản nhiệt của F-35 có thể hoạt động hiệu quả tới mức nào khi chúng đã quá nhạy cảm với nhiệt độ, tới mức Không quân Mỹ lo rằng "nguy cơ máy bay tắt máy đột ngột có thể xảy ra do nhiệt độ nhiên liệu cao?"
Rõ ràng là, mặc dù F-35 được trang bị những công nghệ hiện đại nhưng từ khi nghiên cứu tới khi đưa vào thử nghiệm, ngoài chi phí cắt cổ, F-35 thường xuyên xuất hiện vấn đề.
Gần đây nhất là sự cố lỗi động cơ khiến cho gần 100 chiếc F-35 phải dừng bay.
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Cặp 'át chủ bài' của Nga khiến phương Tây 'mất ngủ'[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Việc NATO ‘hả hê’ tuyên bố chặn 28 máy bay Tu-95, Tu-22 trên biển Baltic không mang nhiều ý nghĩa bởi Tu-160 và tàu ngầm Borei mới là ‘át chủ’ của Nga.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Ác mộng trên không
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo hãng tin Bloomberg (Mỹ) ngày 10/12, lực lượng chiến đấu cơ của các thành viên NATO đã chặn 28 máy bay quân sự Nga, trong đó có các máy bay ném bom tầm xa chiến lược Tu-95 và Tu-22, trên vùng biển Baltic trong những ngày qua.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo nguồn tin này, chỉ riêng trong ngày 7/12, phi đội của NATO đã chặn tới 13 chiến đấu cơ Nga quần thảo gần biên giới Latvia. Truyền thông Lithuania đưa tin quân đội nước này, trong đó có lực lượng phản ứng nhanh, cũng đã được đặt trong tình trạng báo động cao do các chuyển động quân sự gia tăng ở vùng Kaliningrad thuộc Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc công bố kết quả này cho thấy NATO khá hài lòng với thành tích của mình, tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, mặc dù được coi là vũ khí chiến lược của Nga nhưng việc cặp đôi Tu-95 và Tu-22 liên tiếp khiến NATO đứng ngồi không yên chỉ mang ý nghĩa là ‘kẻ gây rối’, còn oanh tạc cơ siêu âm Tu-160 mới chính là vũ khí khủng khiếp nhất của Nga.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
cap-at-chu-bai-cua-nga-khien-phuong-tay-mat-ngu_12643793.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Hai chiếc Tu-160 trong chuyến thăm Venezuela năm 2013.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Dù Tu-160 không tham gia vào những chuyến trên biển Baltic khiến phương Tây mất ngủ nhưng chỉ cần một chuyến bay thẳng đến Venezuela và Nicaragua hồi năm 2013 của Tu-160 (không cần nạp thêm nhiên liệu) cũng đủ nói lên thông điệp của Nga muốn gửi đến Mỹ và đồng minh.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cụ thể, hai máy bay Tu-160 đã từ căn cứ Angel ở tỉnh Saratov (Nga) bay tới Venezuela sau 13 giờ bay vượt 10.000 km. Sau đó, hai máy bay này đã bay qua vùng biển quốc tế thuộc vịnh Caribe, vượt 2.500 km sau 3 giờ bay để tới Nicaragua trước sự ngỡ ngàng của Mỹ và đồng minh.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với tầm bay của Tu-160 khi được kết hợp với những vũ khí chiến lược sẽ tạo thành sức mạnh răn đe lớn nhất hiện nay của Không quân Nga. Cụ thể, Tu-160 được thiết kế với khả năng mang được vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân tiến công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay Tu-160 dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn. Điều này biến nó trở thành máy bay ném bom nói riêng và chiến đấu cơ nói chung lớn nhất thế giới từng được chế tạo (B-52 chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, B-2 vào khoảng 170 tấn).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Để "nhấc bổng" con quái vật 275 tấn này lên bầu trời, Tupolev thiết kế cho Tu-160 bốn động cơ tuốc bin phản lực NK-32. Đây là loại động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với 4 động cơ NK-32, Tu-160 có khả năng đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn (đạt tầm bay tới 13.200km), khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa. Tu-160 có khả năng mang được tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 cho phép đạt tầm bắn 2.500-3.000km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân công suất 200 kiloton. Với tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí lớn hơn cả "pháo đài bay" B-52, Tu-160 là "cơn ác mộng" đối với mọi đối thủ của nước Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo số liệu chính thức, Không quân Nga hiện đang được biên chế ít nhất 16 chiếc máy bay ném bom Tu-160, và đến năm 2020 lực lượng này sẽ nhận thêm hơn 10 chiếc máy bay hiện đại hóa nữa, nâng tổng số máy bay ném bom Tu-160 trong biên chế lên 26 chiếc.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
cap-at-chu-bai-cua-nga-khien-phuong-tay-mat-ngu_12641881.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
'Sát thủ' dưới lòng biển
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Không chỉ ‘mất ngủ’ với máy bay chiến lược Nga, phương Tây cũng cũng tỏ ra rất cảnh giác với hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Moskva, đặc biệt là tàu ngầm thế hệ mới lớp Borei với sức mạnh là 16 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava, tích hợp 6 đầu đạn hạt nhân phân tách độc lập và đạt tầm phóng xa tới 8.000km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, tàu ngầm lớp Borei còn có 6 ống phóng ngư lôi 533mm cùng hệ thống tên lửa chống ngầm tiên tiến RPK-2 Viyuga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sự lo lắng này không phải là thừa bởi hồi năm 2012, một chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula (được sản xuất từ thời Liên Xô cũ) của Nga đã bí mật hoạt động trong Vịnh Mexico cả tháng trời mà Mỹ không hề hay biết về sự hiện diện của nó.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo tờ Washington Free Beacon, Hải quân Mỹ chỉ nhận biết được sự hiện diện của tàu ngầm này trong vùng biển của họ sau khi nó 'hoàn thành nhiệm vụ' và rời khỏi khu vực.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Từ sự kiện này, cả Mỹ và phương Tây đều rất cảnh giác với 'tàu ngầm lạ'. Hiện nay, Bộ quốc phòng Anh đã kêu gọi sự trợ giúp của các máy bay do thám NATO để truy tìm một tàu ngầm nước ngoài, được cho là xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Scotland hồi tháng 11/2014 sau khi một kính tiềm vọng tàu ngầm bị phát hiện trong vùng biển nơi tàu ngầm hải quân hoàng gia Anh thường nổi lên khi chúng ra hoặc vào căn cứ tại Faslane.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Bộ quốc phòng Anh đã phải kêu gọi sự trợ giúp của các đồng minh NATO vì hiện Anh không có các máy bay tuần tra biển được thiết kế đặc biệt cho việc truy tìm các tàu ngầm.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ở lúc cao điểm của cuộc tìm kiếm vào cuối tháng 11 và những ngày đầu của tháng 12, năm máy bay tuần tra của các đồng minh NATO đã bay tới căn cứ Lossiemouth của không quân hoàng gia Anh để tham cuộc tìm kiếm tàu ngầm, tờ Aviation Week đưa tin.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hai máy bay P-3 Orion của hải quân Mỹ, một chiếc CP-140 Aurora của không quân hoàng gia Canada, một chiếc Dassault Atlantique 2 của hải quân Pháp đã tham gia cuộc tìm kiếm. Một máy bay trinh sát radar Sentinel của không quân Anh và một tàu chiến của hải quân nước này cũng được cho là đã tham gia chiến dịch. Tuy nhiên chiến dịch đã kết thúc hồi tuần trước trong im lặng và không rõ kết quả.
[/BCOLOR]
 
Status
Không mở trả lời sau này.