Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Xe tải Nga chèn qua người không gây thương tích
Sử dụng lốp không săm áp suất thấp, mẫu xe tải Trekol-39294 không hề làm ai đó bị thương dù chạy thẳng qua người họ.
Trekol-39294 được làm từ sợi thủy tinh và sử dụng loại lốp đặc biệt. Không chỉ có đặc điểm ấn tượng kể trên, chiếc xe tải còn có thể chạy cả trên tuyết, lội nước, và cơ bản là mọi địa hình. Mẫu xe 6 bánh cũng có 2 phiên bản: chở khách và hàng hóa.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-10-3237-1418269333.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Người đàn ông nằm và để 4 bánh xe chèn qua mà không hề hấn gì. Ảnh từ video.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trekol-39294 sử dụng các loại linh kiện dễ bảo dưỡng và sửa chữa. Thân xe bằng sợi thủy tinh có độ dẫn nhiệt thấp và có khả năng hoạt động ở nhiệt độ từ âm 45 đến 45 độ C.
Chiếc xe tải đặc biệt có trọng lượng 2.800 kg với tải trọng trên mặt đất là 700 kg. Khoảng sáng gầm 490 mm. Trekol-39294 sử dụng động cơ dầu hoặc xăng. Tốc độ tối đa 70 km/h. Mức tiêu hao nhiên liệu ở tốc độ 50 km/h là 14 lít/100 km. Thậm chí xe có thể kết hợp với máy phun nước để chạy trên mặt nước.
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Vì sao Mỹ quyết nâng cấp tàu chiến ven biển LCS?[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Dù đã có những nghi vấn về tính khả thi, và số lượng tàu chiến ven biển LCS đóng mới bị giảm, nhưng Lầu Năm Góc vẫn quyết nâng cấp.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Quyết tâm của Lầu Năm Góc
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngày 11/12, Lầu Năm Góc cho biết sẽ nâng cấp chương trình tàu chiến ven biển (LCS) bất chấp những nghi ngại trước đó.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo cổng thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, LCS sẽ được nâng cấp theo hướng có kích thước nhỏ hơn, nhưng khả năng sát thương cao hơn rất nhiều.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, LCS được tập trung cải tiền vào các tính năng như radar phòng không, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phát hiện ngầm, phòng thủ ngầm. Đồng thời lớp áo giáp của LCS cũng được tập trung gia tăng sự vững chắc.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước đó, nhiều ủy ban liên quan đến quốc phòng trong Quốc hội lưỡng viện Mỹ đã cho rằng chương trình này không có tính khả thi cao, đặc biệt về kinh phí, nó chiếm tới 34 tỉ USD trong bối cảnh ngân sách quốc phòng Mỹ đang eo hẹp.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Bản thân sự eo hẹp đó thể hiện ở chỗ theo kế hoạch, LCS sẽ được đóng mới 52 chiếc, tuy nhiên, ông Chuck Hagel đã buộc phải giảm xuống còn 32 chiếc.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
vi-sao-my-quyet-nang-cap-tau-chien-ven-bien-lcs_131122190.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tàu USS Freedom cùng máy bay trực thăng săn ngầm{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Quay trở lại với chương trình nâng cấp, Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm, Chuck Hagel tuyên bố Mỹ sẽ vẫn đóng 52 tàu LCS và phiên bản nâng cấp sẽ xuất xưởng muộn nhất vào năm 2019. Tuyên bố này của ông Hagel cho thấy Mỹ đang thực sự quan tâm đến loại hình tàu chiến đa nhiệm tác chiến khu vực nước nông này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vì sao là LCS?
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tàu chiến đấu ven biển LCS (viết tắt của Littoral combat ship) là một loại tàu chiến nổi tương đối nhỏ đang được Hải quân Mỹ phát triển để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven biển ngăn chặn địch tiếp cận bờ biển. Chiếc tàu chiến đấu ven biển đầu tiên được đưa vào biên chế từ ngày 8/11/2008 là USS Freedom (LCS-1).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tàu LCS được thiết kế với quan điểm là một tàu khu trục được tích hợp tất cả các đặc điểm như sau: nhỏ, nhanh, linh hoạt; dựa trên các module có thể thay thế, giá thành thấp, có khả năng tàng hình, và đa nhiệm (chống ngầm, quét mìn, trinh sát, giao chiến, hỗ trợ).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong phiên bản nâng cấp, việc gia tăng bền vững về tuyến thủ giáp, cùng với sức mạnh hỏa lực cũng như nâng cao tính đa nhiệm cho thấy Mỹ đang có nhiều toan tính với loại hình tàu chiến hiện đại này. Nhưng vì sao là LCS chứ không phải một lớp tàu chiến khác? Phải chăng bờ biển Mỹ bị đe dọa? Thực chất vấn đề không phải vậy.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Còn nhớ chiếc LCS đầu tiên là USS Freedom đã có vài năm làm nhiệm vụ ở vùng biển của Đông Nam Á, trú tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Singapore. Điều này cho thấy LCS đang được Mỹ nhắm tới những khu vực nhạy cảm ngoài nước Mỹ, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hiện tại, Đông Nam Á đang có những vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt giữa Philippines - đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực này với Trung Quốc những căng thẳng đó ngày càng leo thang.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
LCS là một tàu chiến ven biển hiện đại bậc nhất trong loại hình tàu chiến này của Mỹ. Việc LCS xuất hiện ở Đông Nam Á đủ để chứng minh sự quan tâm và theo dõi các hành động của Trung Quốc trong khu vực này, trong bối cảnh kế hoạch chuyển trục của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc vẫn đang được thúc đẩy.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
vi-sao-my-quyet-nang-cap-tau-chien-ven-bien-lcs_13112321.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tàu LCS (tàu nhỏ) hộ tống tàu vận tải đổ bộ trực thăng{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, LCS hiện tại và các bản nâng cấp trong tương lai có khả năng săn ngầm rất mạnh, trong khi Lầu Năm Góc liên tiếp có những cảnh báo về việc gia tăng sức mạnh ngầm của Bắc Kinh.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
LCS cũng có kế hoạch triển khai ở Nhật Bản. Một lần nữa Washington cho thấy quyết tâm sát cánh với Tokyo bảo vệ những hòn đảo mà quốc gia này đã tuyên bố chủ quyền.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, vùng biển của Nhật Bản còn có những nhạy cảm với Nga. Và việc gia tăng sức mạnh hải quân của Nga trong thời gian gần đây, đặc biệt là năm 2015 với những kế hoạch nhằm tăng vượt trội sức mạnh lực lượng ngầm của quốc gia này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Có thể thấy Mỹ đang gia tăng cảnh giác với cả Trung Quốc và Nga trong vùng biển cửa ngõ Thái Bình Dương là Biển Đông và Hoa Đông.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, việc Mỹ vừa đóng phiên bản LCS cơ bản và phiên bản LCS nâng cấp cho thấy họ đang có những tính toán khác. Khi USS Freedom thể hiện các tính năng của mình ở vùng biển Singapore, rất nhiều quốc gia đã để mắt tới loại tàu chiến này, đặc biệt là Indonesia, Singapore.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Mỹ hoàn toàn có thể bán những LCS thành phẩm cho một quốc gia khác và thu về những khoản lời, bù lại cho chi phí sản xuất cũng như ngân sách nghiên cứu bỏ ra.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[BCOLOR=#fafafa]
Sử dụng tàu chiến ven biển LCS để làm nhiệm vụ ở châu á TBD thây thế cho tàu khu trục. Mỹ đã chuyển từ thế 'công' thành thế 'thủ'. Phải chăng sức mạnh hải quân TQ không ngừng gia tăng đã buộc Mỹ chuyển hướng như thế?
[/BCOLOR]
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Mỹ tiếp tục phóng tên lửa bằng động cơ Nga[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Việc Mỹ phụ thuộc vào động cơ tên lửa do Nga sản xuất là không thể phủ nhận khi Washington tiếp tục phóng vệ tinh bằng động cơ RD-180.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn nguồn từ hãng tin TASS cho biết, vụ phóng tên lửa Atlas 5 mang vệ tinh NROL-35 lên quỹ đạo được Mỹ thực hiện vào tối 12/12 tại căn cứ quân sự Vandenberg ở California.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo nguồn tin trên, vệ tinh NROL-35 sẽ được Mỹ sử dụng phục vụ Cơ quan Tình báo Quốc gia. Tuy nhiên phía Mỹ không công bố chi tiết về cuộc phóng. Theo nhận xét của TASS, trong kỳ đầu của tên lửa đẩy sử dụng động cơ tên lửa RD-180 là sản phẩm của cơ sở khoa học-sản xuất "Energomash" của Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vụ phóng tên lửa Atlas 5 lần này tiếp tục khẳng định sự phụ thuộc của mỹ vào tên lửa đẩy của Nga, mặc dù trước đó Mỹ đã không ngừng nỗ lực để có thể tự chủ trong vấn đề này, tuy nhiên Mỹ đều thất bại.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
my-tiep-tuc-phong-ten-lua-bang-dong-co-nga_14121334.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tên lửa Atlas V được trang bị động cơ RD-180 của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Nổ tung
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Gần đây nhất là ngày 28/10, tên lửa đẩy không người lái Antares của Mỹ đã phát nổ khi vừa rời bệ phóng trực chỉ Trạm Không gian Quốc tế (ISS).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Antares, tên lửa 14 tầng do tập đoàn Orbital chế tạo, đã phát nổ chỉ 6 giây sau khi rời khỏi bệ phóng ở khu vực thử nghiệm Wallops Flight Facility, bang Virginia.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vào thời điểm phát nổ, Antares mang theo tàu chở hàng Cygnus chứa 2,2 tấn hàng hóa cung cấp cho 6 phi hành gia trên ISS. Đây là hợp đồng thứ ba do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ký kết với Orbital nhằm tiếp tế cho các phi hành gia đang hoạt động trên trạm không gian này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Phó Chủ tịch điều hành Orbital Frank Culbertson phát biểu trước khi tên lửa rời bệ phóng: “Hơn 2,2 tấn hàng hóa, bao gồm thiết bị nghiên cứu khoa học, quần áo, thực phẩm, dụng cụ và phụ tùng thay thế sẽ được gửi tới phi hành đoàn”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sau vụ việc, bệ phóng tên lửa và cơ sở hạ tầng hỗ trợ tại Wallops Flight Facility bị hư hỏng nặng nhưng không có người nào bị thương. Nhiều khả năng động cơ AJ-26 được sử dụng để nâng tên lửa ra khỏi bệ phóng gặp sự cố làm Antares phát nổ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết đây là thất bại thứ hai kể từ vụ phóng tên lửa lên quỹ đạo hồi tháng 8/2014. Theo Lenta, tên lửa đẩy vệ tinh Falcon 9R đã bất ngờ phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng tại trung tâm thử nghiệm tại bang Texas.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo công bố ban đầu về nguyên nhân của vụ tai nạn được đại diện công ty SpaseX - nơi phát triển tên lửa Falcon 9R, John Taylor cho biết, vụ thử thất bị là do "động cơ tên lửa hoạt động bất thường". "Trong quá trình phóng, chúng tôi đã phát hiện những bất thường trong hoạt động của động cơ làm hệ thống điều khiển tên lửa mất kiểm soát", ông J. Taylor cho biết thêm.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc SpaceX phát triển tên lửa Falcon 9R nhằm thay thế loại động cơ RD-180 được trang bị tên lửa đẩy Proton-M hiện Mỹ vẫn phải mua từ Nga. Tuy nhiên hồi tháng 5/2014, Tòa án liên bang Mỹ đã ban lệnh cấm các công ty Mỹ mua loại tên lửa này từ Nga và thay vào đó phải là những tên lửa do Mỹ tự sản xuất.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Động cơ RD-180 hiện đang được Mỹ sử dụng để vận hành tên lửa đẩy Atlas V chuyên vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự vào không gian.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
"Các động cơ tên lửa của Nga đạt chất lượng tốt nhất trên thế giới. RD-180 là động cơ đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất và giá thấp nhất để Mỹ đưa hàng hóa an toàn vào không gian", tờ Global Post dẫn lời Royce Dalby, chuyên gia hệ thống vũ trụ kiêm giám đốc quản lý công ty tư vấn quốc phòng và hàng không vũ trụ Avascent tại Washington.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sẽ tiếp tục phải nhờ Nga
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trung bình hàng năm, Mỹ phóng từ 8 – 9 vệ tinh bằng tên lửa Atlas V. Không chỉ chương trình hàng không vũ trụ, các hệ thống an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ cùng sẽ không thể hoạt động nếu thiếu động cơ tên lửa RD-180.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo chuyên gia Dalby, trong vòng 24 tháng tới, Mỹ sẽ sử dụng tên lửa đẩy Atlas V để phóng 4 vệ tinh do thám cho Trung tâm Do thám quốc gia (NRO), một vệ tinh hình ảnh, 2 vệ tinh thời tiết, 4 vệ tinh GPS, 3 vệ tinh truyền thông quân sự, 2 vụ vận chuyển hàng cho Không quân và một vệ tính khoa học của NASA.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Để giảm phụ thuộc và tiến tới ngừng sử dụng động cơ của Nga, ngay từ thời điểm này, giới chuyên gia Mỹ đang đưa ra nhiều phương án thay thế cho động cơ RD-180 bao gồm tên lửa đẩy Falcon của Tập đoàn SpaceX. Tuy nhiên, kích thước của Falcon lại quá nhỏ và không thể chuyên chở phần lớn hàng hóa quân sự như tên lửa đẩy Atlas.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vì vậy, động cơ RD-180 vẫn là lựa chọn số 1 của Mỹ: "Không có RD-180, sẽ là thảm họa cho an ninh quốc gia của Mỹ. Tên lửa đẩy Atlas V là phương tiện thiết yếu để vận chuyển các mặt hàng dân sự và quân sự vào không gian", John Logsdon, nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington cho biết.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Trung Quốc: Tên lửa JL-2 vượt mọi vệ tinh theo dõi

15/12/2014 21:00



2-tau-ngam-trung-quoc-infonet2-1418637429132-0-0-337-660-crop-1418637505226.jpg

Chia sẻ:
Trang tin quân sự Sina của Trung Quốc nhận định tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 được phóng với tốc độ cao hơn bất cứ tên lửa đạn đạo nào khác, khiến vệ tinh đối phương khó mà phát hiện ra.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa dẫn đường lớp Jin Type 094 của Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa với cả Mỹ và Nga. Theo Sina, JL-2 có thể tấn công tới khu vực bờ biển nước Mỹ.​
Một vệ tinh của Mỹ đã phát hiện tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc xuất hiện tại khu vực gần bờ biển Đại Liên. Trong khi đó, Bắc Kinh dự kiến đưa Type 094 vào sử dụng ngay cuối năm nay, Want China Times đưa tin.​
Ngoài ra, 16 quả tên lửa đạn đạo JL-2 được trang bị trên tàu ngầm Type 094 còn có tầm bắn từ 8.000 - 12.000 km.​
Do đó, JL-2 đã trở thành loại vũ khí hạt nhân phóng từ tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc có khả năng hăm dọa đối phương.​
bao-trung-quoc-ten-lua-l2-vuot-moi-ve-tinh-theo-doi.jpg

Tàu ngầm hạt nhân lớp Jin Type 094 của Trung Quốc.​
Như nhà phân tích chiến lược độc lập Nicolas Giacometti, tác giả của loạt bài phân tích trên tờ The Diplomat và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược nhận định:​
BÀI LIÊN QUAN
"Lần đầu tiên trong lịch sử, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ không bị tổn thương trong các cuộc tấn công phủ đầu. Đây là bước nhảy vọt cuối cùng giúp Trung Quốc tăng khả năng trả đũa hạt nhân".​
Trong khi đó, kể từ sau năm 2006, Quốc hội Mỹ đã không thể nắm bắt chính xác thông tin số lượng tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân mà Trung Quốc đang sở hữu.​
Do đó, Washington đã cố gắng tìm hiểu độ dài các đường hầm mà Trung Quốc sử dụng để cất giữ các loại vũ khí hạt nhân và đầu đạn hạt nhân nhằm dự đoán số lượng.​
Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ cũng đã biên soạn bản báo cáo về “Vạn Lý Trường Thành hạt nhân” dưới lòng đất của Trung Quốc đồng thời đề nghị quân đội Mỹ tiêu diệt những cơ sở ngầm cũng như số vũ khí hạt nhân mà Bắc Kinh đang sở hữu.​
Tuy nhiên, việc trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 trên tàu ngầm Type 094 cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi phát triển thế hệ tên lửa có thể phóng được từ mặt đất và trên biển. Theo đó, JL-2 là thế hệ cải tiến của tên lửa phóng từ mặt đất DF-31.​
Thậm chí, JL-2 còn được phóng ở tốc độ cao hơn mọi thế hệ tên lửa đạn đạo khác, khiến vệ tinh đối phương khó có thể phát hiện ra thời điểm JL-2 khai hỏa.
bao-trung-quoc-ten-lua-l2-vuot-moi-ve-tinh-theo-doi.jpg

Hình ảnh một vụ phóng tên lửa JL-2.​
Trên mặt đất, Mỹ còn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm hiểu các thế hệ tên lửa đạn đạo di động của Trung Quốc. Việc phát hiện các loại vũ khí này là cực kỳ khó khăn bởi nó có thể được phóng từ nhiều khu vực khác nhau bao gồm cả trên đường cao tốc.​
Điển hình, Washington từng "sững sờ" khi Trung Quốc lần đầu tiên phóng tên lửa đạn đạo di động hồi tháng Chín. Động thái này cho thấy năng lực hạt nhân của Trung Quốc đã có thể cạnh tranh với Nga và Mỹ.​
Ngoài ra, hành động này còn chứng minh Bắc Kinh đã có thể tổ chức phản công bằng vũ khí hạt nhân.​
Trong nhiều năm qua, chính phủ Mỹ đã cố gắng theo dõi các tên lửa đạn đạo di động trên khắp thế giới với tần suất 24 giờ/ngày nhưng chưa có kết quả.​
Do đó, Washington đang lên kế hoạch phóng thêm 21 vệ tinh trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 để đạt được mục tiêu do thám trên.​
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times là trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan).
Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.
 
23/8/12
1.162
3
38
Sức mạnh của NATO: Chỉ là hổ giấy

16/12/2014 16:15



1-161214nato-20-286-29-1418720569773-15-0-271-500-crop-1418720603832.jpg

Chia sẻ:
Trong tiếng Trung Quốc, “hổ giấy” là cụm từ dùng để chỉ một ai đó nhìn bề ngoài có vẻ rất mạnh, nhưng thực ra lại là yếu.

Trên giấy tờ, so sánh thực lực quân sự giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với Nga tưởng như như không mấy ăn khớp.​
Lấy ví dụ về ngân sách quốc phòng: NATO tiêu tốn khoản tiền 950 tỉ USD, gấp hơn 10 lần nước Nga 90 tỉ USD/năm. Về binh lực, quân số thực của NATO lên đến 3,5 triệu quân, trong khi của Nga chỉ có 766.000 quân. Thế nhưng thực chất liệu có phải như vậy?​
Hãy nhớ đến Ukraine: Tại thời điểm tháng 2/2014, nước này vẫn được đánh giá là có quân đội lớn hàng thứ 6 thế giới. Trong thực tế thì sao? Đạo quân đó đã không thể khuất phục được lực lượng dân phòng Donetsk.​
Nhìn tổng thể, 28 nước thành viên NATO có tổng dân số 888 triệu người, với khoảng 3,9 triệu quân, hơn 6.000 máy bay, 3.600 trực thăng, 17.800 xe tăng; 62.600 xe thiết giáp, 15.000 khẩu pháo, 16.000 đơn vị súng cối, 2.600 giàn tên lửa phóng loạt và 302 tàu chiến các loại.​
Điểm đánh lừa dư luận là ở chỗ: Con số trên nhiều hơn con số thực có của NATO, do có sự mập mờ về cách tính.​
suc-manh-cua-nato-chi-la-ho-giay-.jpg

Binh sĩ NATO tham gia một cuộc tập trận. Ảnh: Reuters​
Lực lượng vũ trang các nước thành viên thường được tính gộp lại, bỏ qua một thực tế là nhiều nước đã rút khỏi cấu trúc quân sự NATO, ví dụ như Pháp, hoặc là việc một số quân đoàn thì chỉ duy chỉ cơ cấu khung về danh nghĩa.​
BÀI LIÊN QUAN
Không những vậy, số lượng vũ khí này cũng bao gồm tất cả các loại bị xếp xó, đặt trong các kho chứa. Ukraine từng có đến 2.500 xe tăng các loại, khi nhưng Kiev phát động chiến dịch quân sự ở miền Đông, chỉ có 600 chiếc có thể tác chiến, số còn lại đều vô dụng.​
Nhiều sự thật gây sốc khác cũng lộ diện khi đi vào xem xét cụ thể. Trên danh nghĩa, NATO có 55.600 xe chiến đấu bọc thép (đã trừ 6.400 chiếc của Pháp) các loại.​
Trong đó có 23.500 chiếc của Mỹ, với 20.000 chiếc là cất trữ dài hạn. 11.500 chiếc chủ lực còn lại thì tập trung chủ yếu trong quân đội những nước mà quy mô quân số dưới 100.000 quân và đa phần cũng đều nằm trong kho.​
Ví dụ, Bulgaria có 362 xe tăng, 1.596 bọc thép có nguồn gốc từ thời Khối Vacsava; Cộng hòa Séc cũng vậy, 175 xe tăng và 1.013 thiết giáp đều có tuổi đời quá già.​
Thiếu nguồn phụ tùng thay thế, bảo dưỡng vì thế đã làm cho số lượng xe tăng của NATO “hụt” đi khoảng 4.450 chiếc.​
Trong 13.350 chiếc còn lại thì cũng chỉ có được một nửa là có khả năng tác chiến được, nửa còn lại thì cất giữ trong kho, mà khi cần thì phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vận hành được.​
Thực tế trên chiến trường Ukraine còn đưa tới một bài học khác. Sức mạnh quân đội không phải là phép tính cộng giản đơn quân số, súng đạn, xe tăng, thiết giáp.​
Hơn tất cả là yếu tố tổ chức lực lượng. Không phải tất cả quân số các nước thành viên thì đều là quân của NATO, chỉ 1/3 trong số này mà thôi. 1/3 lực lượng này thì lại được phân bổ theo các tiêu chí khác nhau.​
15% là lực lượng phản ứng nhanh, có thể tác chiến sau 7 ngày nhận được lệnh. 25% là lực lượng sẵn sàng chiến đấu, có thể triển khai sau 3 - 4 tháng. 60% còn lại là các đơn vị mà việc tác chiến trên chiến trường có thể phải mất đến cả năm trời chuẩn bị.​
Nhiều thay đổi sâu sắc đã xảy đến với NATO trong hơn 15 năm qua. 9.500 xe tăng, 5.700 xe bọc thép, thiết giáp chở quân, 2.600 hệ thống pháo cùng với 300 máy bay chiến đấu của Mỹ đã không còn hiện diện ở Đức như thời Chiến tranh Lạnh.​
Bằng nhiều ngôn từ khác nhau, Brussels nhiều lần thừa nhận rằng nguồn lực của Liên minh quân sự này chỉ đủ để thực hiện hai loại sứ mệnh:​
Can dự hạn chế trong các chiến dịch cứu trợ nhân đạo và mở các chiến dịch bao vây nhằm vào một nước nào đó yếu hơn, chứ không phải nước Nga.​
Nó cũng giúp trả lời câu hỏi: Tại sao Mỹ NATO đã hứa hẹn quá nhiều những điều tốt đẹp đối với Ukraine để rồi chính Kiev phải tự chiến đấu trên đôi chân của mình.​
Đơn giản, NATO giờ chỉ là hổ giấy, sức mạnh chỉ trên giấy tờ. Liệu liên minh này có thể khôi phục được quyền lực quân sự như trước kia? Điều đó có thể xảy ra, nhưng chỉ khi mức sống tại châu Âu tăng lên 20-25%.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Bộ 3 tên lửa chiến thuật Nga khiến Mỹ “lạnh gáy”

Cập nhật lúc: 21:00 16/12/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Lý do khiến Mỹ “lạnh gáy” với Iskander của Nga
Vì sao tên lửa JASSM Mỹ khiến Nga phải "lạnh gáy"?

(Kiến Thức) - Các loại tên lửa chiến thuật Kh-35U, Yakhont, Kh-31PM có khả năng hủy diệt mọi hệ thống phòng không, tàu chiến tối tân bậc nhất của Mỹ.
Nga luôn là “đối thủ” trong cuộc đua tốc độ với Mỹ về lĩnh vực phát triển vũ khí chiến thuật tầm xa chính xác, thậm chí một số lĩnh vực Nga còn tỏ ra có lợi thế hơn hẳn. Trong 2-3 năm qua, Nga đã liên tiếp tung ra ít nhất 10 sản phẩm vũ khí mới, trong đó có 3 tên tửa chiến thuật dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2015.​
Tên lửa Kh-35U Uran
Tên lửa có cánh Kh-35U Uran là một sản phẩm quốc phòng mới của Nga, có tính năng đặc biệt là đầu được trang bị hệ thống tự dẫn đường độc đáo, chống lại với mọi hoạt động gây nhiễu từ radar của đối phương. Tên lửa này hoạt động theo 2 cơ chế: chủ động khi hướng đầu dẫn đường trong vòng vài giây để tìm mục tiêu, và bị động khi không cần quét không gian xung quanh để tìm mục tiêu, nhưng nó vẫn có thể nhận ra những xung động phát ra từ mục tiêu.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tenlua-kienthuc_1_dssu.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal-E bắn tên lửa Kh-35.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo tờ báo RBTH ngày 10/12 tiết lộ, người Mỹ được cho là rất quan tâm tới đặc điểm trên của tên lửa và muốn mua các đầu tên lửa tự dẫn đường của Kh-35U để trang bị cho các tên lửa chống tàu Harpoon.​
Kh-35U còn có thể tấn công mục tiêu ở độ cao 3 mét trên mặt nước biển, thấp hơn cả so với boong tàu, điều đó khiến cho các trạm radar rất khó khăn phát hiện ra. Khi các hệ thống phòng không hoạt động ở phía trên cao, ngay khi có thể phát hiện KH-35U thì việc bắn hạ tên lửa này cũng không phải là chuyện dễ dàng.​
Loại tên lửa Kh-35U có thể sẽ được trang bị trên các tàu mặt nước và tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E (NATO định danh là SSC-6). Đây là hệ thống tên lửa bao gồm 2 xe chỉ huy, 4 bệ phóng (trên mỗi bệ lắp 8 đạn tên lửa, tổng cộng 4 bệ là 32 quả) và 4 xe vận tải nạp đạn với 32 quả tên lửa.​
Chỉ mất vài phút là có thể triển khai hệ thống Bal-E và bao phủ kiểm soát 220 dặm bờ biển để tìm và diệt mục tiêu. Không có hệ thống phòng không nào hiện nay có thể đánh chặn 32 đạn tên lửa bay độ cao cực thấp Kh-35U.​
Tên lửa Kh-31PM
Đây là một phiên bản cải tiến từ tên lửa KH-31, một loại tên lửa vốn đã rất nổi tiếng trong Hải quân Mỹ. Những năm 1990, Mỹ đã mua các biến thể bia bay MA-31 từ Nga để thử nghiệm hệ thống phòng không tàu chiến.​
Người Mỹ còn sử dụng MA-31 để tìm hiểu cách làm thế nào có thể đánh chặn được các tên lửa chống tàu P-270 Moskit của Trung Quốc, cũng là một loại tên lửa do Nga sản xuất. Theo phương Tây, Moskit được định danh là “Sunburn” (Mặt trời cháy), có tốc độ vượt âm thanh và đủ sức phá hủy tất cả các tàu chiến hiện có trên thế giới.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tenlua-kienthuc_2_loaz.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Đạn tên lửa chống radar tốc độ siêu âm Kh-31PM.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong khi đó, tên lửa Kh-31 rất giống với Moskit, tuy nó nhỏ, rẻ hơn và thường được sử dụng để phá hủy các mục tiêu trên mặt nước, các trạm radar và cả các tổ hợp tên lửa phòng không như Patriot (Mỹ). Tên lửa này có thể được trang bị cho tất cả các loại tàu khu trục và các máy bay ném bom của Nga.​
Tuy nhiên, phiên bản mới Kh-31PM nâng tầm bắn lên 250km, được trang bị hệ thống dẫn đường và động cơ mới, khiến cho đường bay của tên lửa không thể đoán trước được và tăng khả năng hủy diệt đối phương hơn.​
Với đầu dẫn đường băng thông rộng, tên lửa Kh-31PM có thể sử dụng để chống lại tất cả các hệ thống phòng không. Trong khi bản Kh-31P trước đây chỉ được trang bị các đầu dẫn đường chọn lọc chỉ có thể sử dụng trong việc chống lại một loại của hệ thống phòng không.​
Tên lửa 3M-55 Yakhont
Theo RBTH, hệ thống tên lửa mới ấn tượng nhất của Nga có lẽ là những tên lửa có cánh 3M-55 Yakhont – nguyên mẫu của siêu tên lửa hành trình BrahMos Ấn Độ - Nga hợp tác sản xuất. Điểm đặc thù của những tên lửa này là có trí tuệ nhân tạo, được so sánh giống như trí tuệ của con người, có thể giúp tên lửa chống lại một chiếc tàu duy nhất chỉ với một tên lửa, hoặc là chống lại cả một hạm đội tàu bằng loạt tên lửa.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tenlua-kienthuc_3_trzu.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Đạn tên lửa Yakhont và ống phóng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cụ thể, các tên lửa trên có thể phân phối và phân loại các mục tiêu theo ý nghĩa của chúng, lựa chọn chiến lược tấn công và kế hoạch thực hiện tấn công. Để loại trừ các lỗi trong việc lựa chọn đánh mục tiêu, tên lửa được thiết kế hệ thống máy tính ở bên trong được tích hợp hình ảnh điện tử của tất cả các loại tàu hiện đại.​
Hình ảnh đó không chỉ là kích thước và màu sắc của con tàu, mà còn cả dữ liệu về hệ thống điện tử và các điểm khác chỉ có của loại tàu đó. Máy tính này cũng có dữ liệu chiến thuật như dữ liệu về loại hạm đội, giúp tên lửa xác định được những gì ở phía trước nó, đó là một nhóm tàu chở máy bay hay một nhóm tàu đổ bộ, để từ đó có chiến thuật tấn công mục tiêu thích hợp.​
Bảng máy tính của tên lửa cũng có dữ liệu về việc đánh chặn các nguồn chiến đấu điện tử của đối phương, những thứ có thể can thiệp và khiến các tên lửa bay trệch ra khỏi mục tiêu, cũng như các dữ liệu về các kỹ thuật chiến thuật tránh các tên lửa phòng không của đối phương.​
Các nhà phát triển tên lửa nói rằng, sau khi được phóng ra, các tên lửa có thể tự quyết định xem sẽ tấn công mục tiêu nào và nó chỉ theo đuổi cuộc tấn công đó, khiến cho hệ thống phòng không của đối phương bị mất tập trung. Khi một tên lửa phá hủy mục tiêu chính trong hạm đội, các tên lửa còn lại tấn công các tàu khác, không có chuyện 2 tên lửa cùng tấn công 1 mục tiêu.​
Trong quá trình hiện đại hóa các tàu ngầm hạt nhân theo Project 949 Antei và các tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng theo Project1144 Orlan, Hải quân Nga sẽ thay thế 24 tổ hợp tên lửa cũ Granit, bằng các tên lửa Yakhont, với mỗi hầm phóng chứa 3 tên lửa loại này. Từ đó mỗi chiến hạm của Nga sẽ được trang bị tăng cường từ 24 lên 72 tên lửa siêu âm mới.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga phát triển tàu ngầm hạt nhân vỏ hai thân, mang UAV

Cập nhật lúc: 16:00 16/12/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Sự thật “sốc” trong phát triển động cơ AIP tàu ngầm Nga
Thăm nhà máy hóa kiếp tàu ngầm hạt nhân Nga

(Kiến Thức) - Các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Nga đều sẽ có thiết kế vỏ hai thân với lượng giãn nước lên tới 12.000 tấn.
Tờ Sputnik của Nga dẫn nguồn tin từ phòng thiết kế tàu ngầm Malakhit cho hay, các tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Hải quân Nga đều sẽ có thiết kế vỏ thân đôi với lượng giãn nước lên tới 12.000 tấn.​
Tổng giám đốc của văn phòng thiết kế Malakhit - Nikolai Novoselov trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RIA Novosti đã tiết lộ rằng, các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Nga sẽ có thiết kế tương tự như lớp Yasen, với lượng giãn nước khoảng 12.000 tấn hoặc thấp hơn một chút. Và thiết kế hai thân sẽ là điểm nổi bật của các tàu ngầm hạt nhân do Nga phát triển.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
taungamkienthuc1_wudw.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk thuộc lớp Yasen của Hải quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ông này còn cho biết rằng, các nhà thiết kế của Malakhit tin rằng thiết kế này sẽ tốt hơn kiểu vỏ đơn thân cũ trên các tàu ngầm hiện nay. Bên cạnh đó Malakhit cũng đang phát triển một mẫu tàu ngầm tấn công thế hệ thứ 5 cho Hải quân Nga theo một đơn đặt hàng từ Bộ quốc phòng Nga. Tuy nhiên, nguồn tin lại từ chối công bố các đặc điểm kỹ thuật của mẫu tàu ngầm trên.​
Novoselov chỉ tiết lộ rằng, các tàu ngầm tấn công thế hệ mới của Nga cũng sẽ được trang bị các loại ngư lôi, tên lửa và khả năng triển khai các phương tiện không người lái từ dưới mặt nước - chúng được khởi động sau khi đã được phóng khỏi tàu ngầm, nó có thể sẽ đóng vai trò như một mồi bẫy thông minh cho các tàu chiến của đối phương. Trong khi tàu ngầm chủ thể đã bí mật rời khỏi khu vực nguy hiểm trên.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
taungamkienthuc3_wghv.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga đang không ngừng gia tăng số lượng lẫn chất lượng trong hơn 5 năm trở lại gần đây. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Nga hiện tại đã đưa vào sử dụng tàu ngầm tấn công động lực hạt nhân thế hệ thứ 4 đầu tiên mang tên Severodvinsk thuộc Project 885 Yasen, trong khi đó chiếc thứ hai Kazan vẫn đang được hoàn thiện.​
Hải quân Nga cũng đang sử dụng các mẫu tàu ngầm hạt nhân mang theo các tên lửa đạn đạo thuộc lớp tàu ngầm Borei là Yury Dolgorukiy và Alexander Nevskiy. Chiếc tiếp theo Vladimir Monomakh sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga trong cuối năm nay, trong khi 3 chiếc khác đang được đóng mới
 
Status
Không mở trả lời sau này.