Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Đoàn tàu tên lửa Nga sẽ mang 6 quả RS-24 Yars

Cập nhật lúc: 21:41 26/12/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Tận mắt đoàn tàu tên lửa Nga khiến Mỹ “kinh hãi”
Chi tiết ngóc ngách đoàn tàu hạt nhân khủng khiếp của Nga

(Kiến Thức) - Đoàn tàu tên lửa hạt nhân Barguzin của Quân đội Nga tương lai có thể sẽ mang theo ít nhất 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga cho hay, đoàn tàu tên lửa hạt nhân Barguzin của Quân đội Nga trong tương lai có thể sẽ mang theo tới 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tương đương với một trung đoàn tên lửa đạn đạo chiến lược của Nga hiện nay.​
Nguồn tin này còn cho biết thêm, đoàn tàu “tử thần” Barguzin có thể sẽ được trang bị tới 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars hoặc Yars-M, hiện tại Barguzin vẫn đang trong quá trình phát triển và dự kiến sẽ được đưa vào trang bị chính thức trong giai đoạn 2018-2019.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tauhoakienthuc2_ueml.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Các đoàn tàu tên lửa hạt nhân của Nga trong quá khứ luôn là sự ám ảnh đối với các nước Phương Tây. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Viktor Yesin – cựu tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga trả lời phỏng vấn Itar-Tass cho biết rằng, Barguzin có thể được xem như là câu trả lời của Nga trước các hành động khiêu khích của Mỹ trong thời gian gần đây.​
Nga chính thức cho ngưng hoạt động các đoàn tàu tên lửa hạt nhân RT-23 thế hệ cũ vào năm 2005, nhưng đề án phát triển đoàn tàu Barguzin vẫn được Bộ quốc phòng Nga triển khai. Theo kế hoạch Quân đội Nga sẽ duy trì hoạt động các đoàn tàu Barguzin ít nhất cho đến năm 2040 sau khi được đưa vào trang bị chính thức.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga bí mật bắn thử lựu pháo 2 nòng cực "khủng"

Cập nhật lúc: 21:02 26/12/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Lộ tính năng “khủng” lựu pháo tự hành 2S35 Nga
Xem lựu pháo D-30 của ly khai Ukraine khai hỏa

Dường như Quân đội Nga mới đây đã bắn thử nghiệm lựu pháo 2 nòng thế hệ mới mang tên Coalition-SV.
Từ các thông tin rò rỉ trên mạng Internet, Nga đang thử nghiệm tổ hợp lựu pháo cỡ 152mm mới có kết cấu 2 nòng với tên gọi Coalition-SV. Các bức ảnh được đăng tải trên Internet đã chứng nhận, nguyên mẫu tổ hợp 2S35 Coalition-SV đang được Nga thử nghiệm trên khung gầm pháo tự hành hạng nặng 203mm D-4 tại một bãi thử bí mật.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
luu_phao_hai_nong_moi_-1-kienthuc_net_vn_moog.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Nguyên mẫu pháo Coalition-SV bắn thử nghiệm.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
luu_phao_hai_nong_moi_-2-kienthuc_net_vn_szeh.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Pháo Coalition-SV đặt trên khung gầm xe tăng T-72.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Thông tin về tổ hợp lựu pháo Coalition-SV bắt đầu xuất hiện từ năm 2006. Theo thông tin sơ bộ, tổ hợp lựu pháo hạng nặng mới này được phát triển trên cơ sở lắp song song 2 nòng pháo 152mm, caliber 52 từ tổ hợp pháo 2S19 Msta-S. Tới tháng 2/2014, giới thạo tin tiếp tục tiết lộ, xí nghiệp chế tạo máy vâận tải Ural đã chế thử nguyên mẫu đầu tiên của Coalition-SV năm 2012 và 2 nguyên mẫu loại này đã được chuyển giao cho quân đội Nga trong năm 2014 để bắn thử nghiệm.​
Thông tin về đặc tính kỹ-chiến thuật của Coalition-SV chưa được công bố, nhưng từ các nguồn tin công khai, dòng pháo tự hành mới có tốc độ bắn cao hơn đáng kể so với các tổ hợp lựu pháo hiện đại của thế giới, đạt 16 phát/phút. Coalition-SV được trang bị hệ thống nạp đạn hỗn hợp bán tự động với 52 cơ số đạn. Do có kết cấu nòng đôi, độ tin cậy của Coalition-SV cao hơn vì nó vẫn có thể bắn trong trường hợp 1 nòng pháo bị hỏng hoặc kẹt đạn. Ngoài ra, kết cấu này cũng cho phép tăng tuổi thọ nòng pháo và chi phí bảo dưỡng. Coalition-SV cũng được trang bị hệ thống ngắm bắn và định vị tự động giúp tăng độ chính xác của phát bắn. Tầm bắn tối đa của dòng lựu pháo này đạt 40-70km.​
Quân đội Nga dự kiến trong năm 2015 sẽ đặt mua 10 tổ hợp lựu pháo Coalition-SV và chúng sẽ xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong Ngày Chiến thắng (9/5/2015).​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga tiếp tục thành công trong vòng vây phương Tây

(Vũ khí) - Chính sách bao vây của phương Tây không phải là vấn đề với ngành công nghiệp quốc phòng Nga, bởi Moskva vẫn liên tiếp thành công khi vòng vây ngày càng chặt.

Vũ khí cực khủng
Theo nguồn tin từ Lực lượng tên lửa chiến lược Nga ngày 25/12 cho biết, Moskva sẽ triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng triển khai dưới hầm mang tên Sarmat tại khu vực Orenburg và vùng lãnh thổ Krasnoyarsk.
"Theo kế hoạch của chúng tôi, mọi thứ đã được quyết định. Loại tên lửa hạng nặng mới này sẽ được triển khai tại Uzhur ở vùng lãnh thổ Krasnoyarsk (miền trung nước Nga) và tại làng Dombarovsky ở khu vực Oregnburg (ở miền nam)", Đại tướng Sergei Karakayev cho biết khi trả lời truyền thông Nga.
Hiện tại, các khu vực này đang được triển khai các đơn vị của lực lượng tên lửa chiến lược, được trang bị các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36M2 Voevoda (NATO và Mỹ gọi là SS-18 Satan). Làng Uzhur-4 ở khu vực Krasnoyarsk là sở chỉ huy của sư đoàn tên lửa số 62 và sư đoàn tên lửa số 13-I được đặt tại thành phố Clear ở khu vực Orenburg.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-tiep-tuc-thanh-cong-trong-vong-vay-phuong-tay_261537592.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa SS-18 Satan{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo những thông tin ít ỏi về loại tên lửa này, hồi tháng 12/2013, tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cho biết tên lửa Sarmat dự kiến sẽ được trang bị các hệ thống đối phó điện tử tiên tiến, một hệ thống chỉ huy và kiểm soát phức hợp và có khả năng cơ động cao, cho phép nó thâm nhập được vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Sarmat có trọng lượng khoảng 100 tấn, có tầm bắn không dưới 5.500 km đang được Nga phát triển để thay thế dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan hiện đang được biên chế trong quân đội vào các năm 2018 đến 2020.
Tên lửa được mệnh danh là 'Quỷ Sa tăng' này có khả năng thâm nhập vào bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa và trở thành một trong những vũ khí huyền thoại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ưu điểm chính của SS-18 Satan là nó có trọng lượng khủng khiếp lên tới 211 tấn, có thể mang theo đầu đạn nặng tới gần 9 tấn. Đầu đạn này nặng hơn 2 lần so với tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất của Mỹ. Không những thế, nó còn có tầm bắn vô địch 16.000km.
Tuy nhiên, SS-18 Satan có nhược điểm là nó chỉ được phóng đi từ bệ phóng cố định. Trong thời đại hiện nay, yếu tố này làm giảm khả năng sống sót của hệ thống tên lửa.
Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu xã hội và chính trị Vladimir Yevseyev cho biết: 'Thời kỳ của tên lửa hạng nặng đã đi qua. Bây giờ chúng ta cần phải phát triển các tên lửa mới với khối lượng nhỏ hơn và do đó khối lượng đầu đạn hạt nhân cũng sẽ nhỏ hơn'.
Đó chính là lý do Voyevoda sẽ được thay thế bằng một hệ thống tên lửa đạn đạo siêu việt mới mang tên Sarmat.
Thành công vang dội
Giữa lúc phương Tây tăng cường biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga thì Moskva đã bất ngờ thử nghiệm thành công tên lửa thế hệ mới Angara-A5 từ bệ phóng thuộc trung tâm vũ trụ Plesetsk.
Kênh truyền hình RT dẫn xác nhận của Cơ quan báo chí Bộ quốc phòng Nga về vụ thử và cho biết, sau khi rời mặt đất 12 phút, đơn vị quỹ đạo đã tách ra khỏi phần 3 và sẽ được phần trên của hệ thống đẩy Briz-M đưa lên quỹ đạo địa tĩnh đã được định sẵn.
Tên lửa Angara-A5 không được thiết kế cho người lái. Tên lửa này có thể chịu được tải trọng lên tới 24,5 tấn và có thể thay thế cho tên lửa chở vệ tinh Proton.
“Tên lửa đã khởi động hoàn hảo, Angara-A5 là thế hệ tên lửa độc đáo. Nó sẽ thay thế vị trí các tên lửa Proton và có khả năng đưa vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh không chỉ từ Baikonur như hiện nay, mà cả từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở phía bắc. Có nghĩa nhờ tên lửa này, chúng ta sẽ nắm cơ hội độc lập tiếp cận vũ trụ và vận chuyển hàng phục vụ Bộ Quốc phòng.
Angara-A5 có nhiều triển vọng lớn. Khối hydrogen và oxygen đang đượcnghiên cứu chế tạo sẽ cho phépnâng cao tải trọng của tên lửa. Điều này cùng với nhiều yếu tố khác chứng tỏ bước đột phá mới trong ngành nghiên cứu không gian của Nga”, Viện sĩ Igor Marinin Viện Vũ trụ Tsiolkovsky, người đồng thời là chủ biên tạp chí Tin tức Du hành vũ trụ nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biểu dương vụ phóng thử và nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện này: “Đây là một sự kiện quan trọng đối với lĩnh vực tên lửa và không gian nói riêng và đối với đất nước Nga nói chung”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-tiep-tuc-thanh-cong-trong-vong-vay-phuong-tay_261540743.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Falcon 9R của Mỹ nổ tung ngay sau khi rời bệ phóng hồi tháng 8/2014.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mỹ lận đận vì phụ thuộc Nga
Trong khi Nga tự tin về khả năng tự chủ trong tiếp cận vũ trụ thì hiện tại, Mỹ vẫn chưa thể thành công. Theo Lenta hồi tháng 8/2014, Mỹ vừa bị bẽ mặt khi nguyên mẫu tên lửa đẩy vệ tinh Falcon 9R đã bất ngờ phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng tại trung tâm thử nghiệm tại bang Texas.
Theo công bố về nguyên nhân của vụ tai nạn được đại diện công ty SpaseX - nơi phát triển tên lửa Falcon 9R, John Taylor cho biết, vụ thử thất bị là do "động cơ tên lửa hoạt động bất thường".
Ông J. Taylor cho biết thêm: "Trong quá trình phóng, chúng tôi đã phát hiện những bất thường trong hoạt động của động cơ làm hệ thống điều khiển tên lửa mất kiểm soát". Việc SpaceX phát triển tên lửa Falcon 9R nhằm thay thế loại động cơ RD-180 được trang bị tên lửa đẩy Proton-M hiện Mỹ vẫn phải mua từ Nga.
Tuy nhiên hồi tháng 5/2014, Tòa án liên bang Mỹ đã ban lệnh cấm các công ty Mỹ mua loại tên lửa này từ Nga và thay vào đó phải là những tên lửa do Mỹ tự sản xuất. Tuy nhiên, hợp đồng trước đó giữa Mỹ ký với Nga phải đến năm 2018 mới hết hiệu lực.
Việc Mỹ phải dừng mua động cơ tên lửa Nga đã được Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall thừa nhận Lầu Năm Góc chưa có giải pháp tốt nào để giảm bớt sự phụ thuộc vào động cơ do Nga sản xuất.
 
23/8/12
1.162
3
38
Sức mạnh hủy diệt của “Quái vật biển” lớp Borey của Nga
Nguyễn Ngọc, Tổng hợp
Thứ Bảy, ngày 27/12/2014 - 11:28
Abc Abc
Email Print
ANTĐ - Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thứ 3 thuộc lớp Borey mang tên "Vladimir Monomakh" đã chính thức được đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân Nga, nâng sức mạnh răn đe hạt nhân của Nga lên tầm cao mới.
Bài viết liên quan

Vai trò quan trọng của các tàu ngầm Borey đối với quân đội Nga
Tàu ngầm hạt nhân "Vladimir Monomakh" thuộc lớp Borey được đưa vào biên chế đã bổ sung sức mạnh cho nhóm tàu ngầm hạt nhân chiến lược - một trong 3 yếu tố cấu thành lực lượng răn đe hạt nhân “Tam vị nhất thể” (tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ đất liền và máy bay ném bom chiến lược) của Nga.
Ngày 19-12-2014, trên kỳ đài của tàu lần đầu tiên đã treo lá cờ Andrevsky, biểu tượng của Hải quân Nga. Trao lá cờ cho chỉ huy con tàu, Tư lệnh phó Hải quân Nga Aleksandr Fedotenkov tuyên bố rằng "lá cờ này sẽ không bao giờ hạ trước kẻ thù".
"Vladimir Monomakh" là con tàu thứ ba được chế tạo trong khuôn khổ đề án tàu ngầm tên lửa chiến lược 955 (project 955), lớp "Borey". Đây là những tàu ngầm chiến lược thế hệ thứ tư, có tính năng kỹ thuật độc đáo và vượt trội so với các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo cùng thế hệ của Mỹ và NATO.
Năm 2012, người Mỹ đã không thể phát hiện thấy tàu ngầm Nga "Tsuka" (theo phân loại của NATO gọi là "Akula"), ở vùng biển Hoa Kỳ trong suốt một tháng trời, mà so với "Tshuka", tàu ngầm "Vladimir Monomakh" còn có tính năng tàng hình siêu việt hơn.
Do tàu ngầm hạt nhân là một vũ khí chiến lược, ngay từ khi bắt tay chế tạo loạt tàu ngầm đề án "Borey", các công trình sư của Nga đã định hướng tập trung vào các phụ tùng linh kiện do Nga chế tạo. Mọi thiết bị kỹ thuật điện tử đến từng chi tiết nhỏ đều thuần túy là của Nga.
Việc nội địa hóa các linh kiện và thiết bị khiến đối phương không thể nắm bắt được tính năng và tham số kỹ thuật của tàu để tìm cách đối phó, đồng thời nó cũng triệt để khắc phục tình trạng có thể bị can thiệp từ bên ngoài do các hệ thống gián điệp điện tử.
Việc chủ động về vật liệu, linh kiện chế tạo còn đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay nước Nga đang phải chịu những những đòn trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu, làm gián đoạn hợp tác kỹ thuật quân sự với phương Tây và Ukraine, khiến Nga bị thiếu thốn một số linh kiện do Ukraine sản xuất.
Như tuyên bố mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp của Câu lạc bộ diễn đàn quốc tế "Valdai", phương Tây gây sức ép với Nga chỉ vô ích bởi "Gấu không có tham vọng giành những vùng khí hậu khác, nhưng cũng không trao rừng Taiga của mình cho bất cứ ai!”.

yvouboray-bulavaantd.jpg
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey phóng tên lửa đạn đạo Bulava
Ông Putin đã nói dưới dạng ẩn dụ về quyết tâm cứng rắn của Nga trong bảo vệ quyền và lợi ích của nước mình. Và để phục vụ cho mục tiêu đó, loạt tàu ngầm hạt nhân lớp “Borey”, mang tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava được chế tạo, để tạo nên sức mạnh răn đe hạt nhân hủy diệt của Nga.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên và thứ 2 đã được vận hành thành công. Tàu chỉ huy “Yury Dolgoruky” phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc, còn tàu ngầm “Aleksandr Nevsky” thuộc biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương. Chiếc thứ 3 là "Vladimir Monomakh" cũng sẽ tham gia hoạt động trên Thái Bình Dương.
Hiện còn thêm hai chiếc loại "Borey” nữa đang trong giai đoạn chế tạo. Đến năm 2020, trong đội hình chiến đấu của hạm đội Nga sẽ có 8 chiếc tàu ngầm loại này, nâng sức mạnh của lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga lên một tầm cao mới, tạo nên sức mạnh răn đe hạt nhân tuyệt đối dưới đáy đại dương.
Sau vụ thử thành công hồi tháng 9-2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nước này cần duy trì năng lực răn đe hạt nhân để đương đầu với các mối đe dọa về an ninh. Hiện quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức thấp nhất từ thời chiến tranh lạnh do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Vừa qua, trong học thuyết quân sự mới được công bố, Tổng thống Nga Putin cho biết, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Các lực lượng vũ trang Nga trong tương lai gần, là "phát triển đồng bộ các yếu tố cấu thành của Lực lượng hạt nhân chiến lược, bao gồm trên không, trên mặt đất và dưới đáy biển".
Ông lưu ý, lực lượng này là yếu tố quan trọng nhất để duy trì trạng thái cân bằng toàn cầu và gần như loại bỏ hoàn toàn những khả năng xâm lược quy mô lớn chống lại Nga. Bởi vậy, lực lượng hạt nhân chiến lược Nga sẽ tiếp tục được tăng cường sức mạnh và được bổ sung hơn 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa trong năm 2015.
xxobboray-bulavaantd2.jpg
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược "Vladimir Monomakh" lớp Borey

Sức mạnh hủy diệt của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey

Các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo hiện đại thuộc lớp Borey, là lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên do Nga tự nghiên cứu phát triển kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Tàu được áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất trong công nghệ chế tạo tàu ngầm và công nghệ tên lửa đạn đạo thế hệ mới của Nga.
Tàu ngầm lớp Borey được Nga nghiên cứu phát triển với nhằm thay thế hoàn toàn các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc lớp Typhoon, Delta-3 và Delta-4 chuẩn bị được loại biên, sau năm 2018. Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch đóng ít nhất 8 chiếc tàu ngầm lớp Borey để biên chế hoạt động trước năm 2020.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey được mệnh danh “Sát thủ thầm lặng dưới đáy biển” có chiều dài 170 m, chiều ngang 13,5 m, khả năng lặn sâu 450 m, tốc độ di chuyển 29 hải lý/giờ khi lặn. Tàu có lượng giãn nước 14.7000 tấn khi nổi và 24.000 tấn khi lặn.
Ông Konstantin Sivkov Phó Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị nhấn mạnh, tàu ngầm lớp này có thể coi là “vô hình”, bởi nó có khả năng giảm độ ồn triệt để trong tất cả các dải tần, đặc biệt là ở tần số thấp. Điều đó khiến hầu như vô hiệu hóa khả năng của đối phương phát hiện tàu ngầm Nga.
Theo nguyên lý truyền lan sóng điện từ, độ dao động hạ âm tần số 10/05 Hz lan tỏa rất xa trong môi trường nước. Đặc biệt là khi ở độ sâu lớn, khoảng cách truyền sóng dài có thể đạt tới hàng nghìn km và các dao động này có thể bị phát hiện với sự hỗ trợ của ăng ten sóng dài trang bị trên các phương tiện săn ngầm.
Tuy nhiên, dao động tần số thấp của tàu "Vladimir Monomakh" được giảm thiểu đến cực tiểu. Cùng với các biện pháp làm giảm tối đa tiếng ồn của con tàu trong phạm vi dải tần số cao, do các cánh quạt và chân vịt hoạt động tạo ra, không có một phương tiện nào có thể phát hiện ra tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga.

hhksboray-bulavaantd3.jpg
Tàu ngầm lớp Borey và tên lửa đạn đạo Bulava hợp thành một “Cặp đôi hoàn hảo”
Sức mạnh ghê gớm của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey được thể hiện ở 16 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava. Các tên lửa này mang nhiều đầu đạn hạt nhân phân hướng, có thể tấn công đồng loạt một mục tiêu hay tấn công nhiều mục tiêu trong một thời điểm.
Bulava là tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu rắn có kết cấu 3 tầng, chiều dài 14,8m, đường kính 1,9m và có thể mang tối đa 10 đầu đạn đa phân hướng. Nó có tầm bắn xa lý thuyết trên 8.400km (5.000 dặm) với trọng lượng phóng từ 36,8 tấn - 40,3 tấn (tùy theo số đầu đạn hạt nhân).
Với tối thiểu là 6, tối đa là 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ lên tới 150 kilotons. Mang theo trên mỗi tên lửa và công nghệ dẫn đường tiên tiến nhất, một tàu ngầm Borey với 16 quả Bulava có khả năng xóa sổ hoàn toàn những khu vực rộng lớn, chẳng hạn như nước Mỹ, khả năng tấn công mạnh hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ trước là R-29 “Sineva”.
Loại tên lửa đa đầu đạn hạt nhân, đa phân hướng, đa phương thức dẫn đường này được đánh giá là có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của đối phương, bởi mỗi đầu đạn đều có thể tự chọn hướng, tấn công các mục tiêu riêng rẽ ở mọi độ cao.
Sự kết hợp giữa “Sát thủ thầm lặng dưới đáy biển” lớp Borey và tên lửa đạn đạo Bulava đã hợp thành một “Cặp đôi hoàn hảo”, nâng khả năng tác chiến của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của Nga lên một tầm cao mới, trở thành yếu tố đáng gờm nhất trong bộ 3 vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Được biết, ngay từ cuối tháng 11-2013, Công ty công trình đặc biệt (Spetsstroi) của Nga đã khởi công xây dựng 2 trong số 4 kho chứa hơn 100 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava, ở khu vực vịnh Okolnaya - Severomorsk, nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh hạm đội Phương Bắc của Nga.
4 kho chứa tên lửa Bulava có tổng kinh phí 450 triệu ruble (tương đương 13,7 triệu USD) sẽ được xây dựng trong lòng một quả núi ở vịnh Okolnaya, cách căn cứ tàu ngầm chiến lược Gadzhiyevo khoảng 3h hành trình của tàu ngầm, đây cũng là khu căn cứ chính của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 955, lớp Borey.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa Mỹ khó dứt tình động cơ Nga

Cập nhật lúc: 20:00 01/01/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Dự án tên lửa đẩy Dnepr Nga phá sản vì Ukraine?
Mỹ "muối mặt" cầu viện Nga giúp bảo dưỡng trực thăng

(Kiến Thức) - Dự kiến, phải mất hơn 10 năm và hàng trăm tỷ USD, tên lửa Mỹ mới có thể chấm dứt sự phụ thuộc các động cơ Nga.
Tờ RIR cho biết, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua lệnh cấm mua các động cơ đẩy RD-180 của Nga trang bị cho tên lửa Mỹ vào ngày 12/12. Tuy nhiên, quyết định trên được đánh giá là khó có thể thực hiện được trong tương lai gần, khi mà tên lửa đẩy Atlas V vẫn phải phụ thuộc vào các động cơ RD-180 để có thể triển khai phi thuyền không gian Cygnus.​
Mỹ từ lâu đã có kế hoạch ngưng sử dụng mẫu động cơ đẩy RD-180 của Nga, vốn được sử dụng trên các tên lửa đẩy Atlas V do tập đoàn United Launch Alliance (ULA) của Mỹ phát triển.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ten-lua-my-kho-dut-tinh-dong-co-nga.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua lệnh cấm mua các động cơ đẩy tên lửa từ Nga, bất chấp nước này không có sự lựa chọn thay thế nào.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Sự cần thiết của việc chế tạo ra một mẫu động cơ thế hệ mới đã được cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ thảo luận trong hơn 10 năm nay nhưng vẫn chưa tìm ra được lời giải. Trong khi đó, mối quan hệ Nga – Mỹ đang xấu đi từng ngày do vấn đề Ukraine, và các nhà lập pháp Mỹ muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào các động cơ đẩy tên lửa từ Nga.​
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này ngay lập tức chấm dứt các hợp đồng mua động cơ RD-180. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lại cho rằng hành động này sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.​
Đó là lý do tại sao ULA vẫn được phép tiếp tục sử dụng các động cơ RD-180 cho tên lửa đẩy Mỹ cho đến năm 2019, khi tìm được động cơ thay thế phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ phải bỏ ra hơn 577 tỷ USD để phát triển động cơ đẩy mới. Theo đánh giá của tạp chí Fortune thì nước Mỹ vào lúc này không cần tới một động cơ tốn kém như vậy, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm ở mức kỷ lục.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ten-lua-my-kho-dut-tinh-dong-co-nga-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Mẫu động cơ đẩy RD-180 được công ty Energomash thiết kế đặc biệt dành riêng cho tên lửa đẩy Atlas V của tập đoàn ULA.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Bên cạnh đó, các chuyên gia tên lửa của Nga lại cho rằng quyết định trên có thể khiến Mỹ mắc phải sai lầm, khi mà RD-180 được chế tạo dành riêng cho tên lửa Atlas V và luôn có mối quan hệ chắt chẽ giữa RD-180 và Atlas V. Khi mà nguy cơ ULA phải chế tạo lại mẫu tên lửa đẩy mới là rất lớn, để có thể phù hợp với mẫu động cơ đẩy mới kéo theo chi phí hàng tỷ USD.​
Động cơ đẩy tốt nhất thế giới?
Động cơ đẩy RD-180 được sản xuất bởi công ty NPO Energomash của Nga, và được tập đoàn liên doanh ULA của hai ông trùm ngành công nghiệp hàng không vũ trụ là Boeing - Lockheed Martin trang bị cho tên lửa đẩy Atlas V của Mỹ trong một thời gian dài. Ngoài việc phóng các vệ tinh dân sự, Atlas V còn được Bộ quốc phòng Mỹ ủy nhiệm phóng cả các vệ tinh quân sự.​
RD-180 là một trong những mẫu động cơ đẩy tốt nhất trong trên thế giới, được phát triển trên cở sở thiết kế RD-170 cũ từng được trang bị trên các tên lửa đẩy Energia và Zenit của Nga. Và RD-180 được các chuyên gia tên lửa đánh giá là giới hạn cuối cùng của động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng dựa trên mặt lý thuyết và tính hiệu quả. Từ khi được giới thiệu vào năm 1999 cho đến nay RD-180 đã chứng minh được độ tin cậy của mình.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ten-lua-my-kho-dut-tinh-dong-co-nga-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Dù muốn hay không Mỹ cũng phải tiếp tục sử dụng các động cơ đẩy của Nga thêm ít nhất 10 năm nữa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Bên cạnh đó RD-180 lại có giá thành khá hấp dẫn hơn các mẫu động cơ cùng loại của Phương Tây luôn ở một cái giá không tưởng. Bản thân công ty Energomash tiết lộ với RIR rằng, trong giai đoạn trước năm 2010 việc bán các động cơ RD-180 không mang lại mấy lợi nhuận và nó quá rẻ so với giá trị thực tế. Mãi cho đến năm 2011 Energomash mới bắt đầu thu được nguồn lợi từ RD-180, đa phần đều được sử dụng để tái nâng cấp các nhà máy sản xuất của công ty này.​
Theo một hợp đồng với Không quân Mỹ, ULA sẽ phải thực hiện tổng cộng 38 lần phóng tên lửa Atlas V nữa trước năm 2020 và 8 lần trong số đó là trong năm nay. Mặt khác ULA chỉ còn hơn 16 động cơ đẩy RD-180.​
Cạnh tranh, độc quyền và liên doanh
Động cơ đẩy RD-180 chỉ được sử dụng bởi các tên lửa đẩy của Mỹ và nếu ULA ngưng sử dụng hoàn toàn mẫu động cơ trên sẽ tác động rất lớn đến Energomash, nhiều khả năng công ty này của Nga sẽ phải cắt giảm phần lớn nhân sự và sử dụng nguồn vốn ngân sách hoặc trợ cấp từ chính phủ Nga để duy trì hoạt động. Trong khi đó Nga chỉ sử dụng hai mẫu động cơ đẩy RD-170 và RD-191 cho các tên lửa đẩy Angara của mình.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ten-lua-my-kho-dut-tinh-dong-co-nga-hinh-4.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Các phiên bản tên lửa Angara của Nga được trang bị động cơ đẩy thế hệ mới RD-191.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong năm 2013, một công ty công nghệ hàng không vũ trụ khác của Mỹ là Orbital Sciences cũng từng có kế hoạch sử dụng động cơ đẩy RD-180 của Nga cho tên lửa đẩy Antares của công ty này, nhưng ý định trên nhanh chóng bị ULA can thiệp. Điều này đã khiến Ủy ban Thương mại Mỹ phát động một cuộc điều tra chống độc quyền chống lại tập đoàn liên doanh ULA của Boeing và Lockheed Martin.​
Theo đó ULA bị nghi ngờ đã tác động đến liên doanh RD Amross giữa công ty chế tạo động cơ tên lửa Energomash của Nga và công ty Pratt & Whitney Rocketdyne của Mỹ để có thể sử dụng độc quyền động cơ đẩy RD-180 trên các tên lửa đẩy Atlas V.​
Còn phía Orbital Sciences đã buộc phải sử dụng động cơ đẩy Aerojet AJ-26 sử dụng nhiên liệu lỏng, biến thể của mẫu động cơ đẩy NK-33 do Cục Thiết kế Kuznetsov của Liên Xô chế tạo từ đầu những năm 1970.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ten-lua-my-kho-dut-tinh-dong-co-nga-hinh-5.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Việc Orbital Sciences chọn mẫu động cơ đẩy Aerojet AJ-26 thay cho RD-180 đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với công ty này.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong tháng 10/2014, tên lửa đẩy Antares mang theo tàu không gian Cygnus chở theo hai tấn hàng hóa tiếp tế cho trạm vũ trụ không gian quốc tế ISS đã bất ngờ phát nổ trong quá trình phóng. Ngay sau đó Orbital Sciences đã quyết định ngưng sử dụng bất kỳ mẫu động cơ đẩy nào từ Nga.​
Không lâu sau đó vào hôm 10/12, Orbital Sciences lại đưa thông báo trái ngược hoàn toàn là sẽ hợp tác với ULA để triển khai phi thuyền không gian Cygnus trên tên lửa đẩy Atlas V sử dụng động cơ RD-180 do Nga chế tạo.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Dấu ấn Quân đội Nga năm 2014

(Lực lượng vũ trang) - Năm 2014 là một năm bận rộn của Bộ Quốc phòng LB Nga: tếp tục hiện đại hóa LLVT và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga đưa vào trang bị nhiều vũ khí và trang bị kỹ thuật mới, tiến hành nhiều đợt kiểm tra đột xuất và tập trận. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự Nga thì đối với BQP Nga, năm 2014 là một năm đáng nhớ với nhiều sự kiện. Xin điểm lại một số sự kiện đó (và các sự kiện liên quan) .
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image001.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ảnh: A.Vilf/RIA Novosti{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
1. Công bố Học thuyết quân sự mới, nhiều kẻ thù hơn
Học thuyết quân sự ( HTQS ) của Nga 2014 có 2 điểm đáng chú ý : 1/ số lượng các mối đe dọa an ninh quốc gia Nga được xác định trong học thuyết này đã tăng thêm 03, cụ thể - từ 11( HTQS 2010) lên 14.
2/ Nếu HTQS 2010 đề cập đến khả năng hợp tác với Mỹ và NATO thì trong HTQS 2014, Mỹ và NATO được nhắc tới như là một trong các mối nguy hiểm đối với an ninh quốc gia Nga .
2. Mỹ và NATO tăng cường sức mạnh quân sự tại Châu Âu
Trong năm 2014, NATO đã triển khai lực lượng phản ứng nhanh, điều gần 150 xe tăng M1 Abrams và xe chiến đấu bộ binh Bradley từ Mỹ sang, tăng cường cụm không quân NATO, điều bổ sung máy bay tiêm kích F-16 có thể mang bom hạt nhân rơi tự do B-61 đến các nước Baltic (Lat via, Litva, Estonia).
Theo các số liệu khác nhau, khối này có khoảng từ 150 đến 400 quả bom B-61 đang được bảo quản trong kho tại các căn cứ không quân Mỹ ở Đức.
Tổng tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng V.Bondarev khi trả lời phỏng vấn của các phóng viên đã cho biết là NATO đang tăng cường sử dụng các máy bay radar cảnh báo sớm và chỉ huy không quân AWACS để giám sát Biển Đen, Ukraine và vùng lãnh thổ phía Tây Nga.
“Từ 2014, tần suất hoạt động của Không quân trinh sát Mỹ và NATO trên lãnh thổ các nước Baltic, vùng biển Đen và Biển Baren tăng mạnh – từ 8 đến 12 lần xuất kích trong một tuần. Trong năm 2014, đã có 140 chuyến bay của RC-135,- so với 22 chuyến trong năm 2013.
Các máy bay “Gulfstream” của Không quân Thụy Điển, P-3C “ Orion” của Không quân Đức, “ Challenger” của Không quân Hà Lan và “Orion” của Không quân Bồ Đào Nga đang đóng tại căn cứ Zoknhai của Litva đã thường xuyên bay trinh sát các hoạt động của Quân đội Nga tại Kalinhingrad và vùng Biển Baltic”.
3. Nga cũng tăng cường sức mạnh quân sự
Trang bị mới

Trong năm 2014, đã có hơn 4.500 đơn vị ( chiếc) vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự và chuyên dụng được đưa vào trang bị cho Quân đội Nga, trong số đó có 142 máy bay và 135 máy bay lên thẳng gồm: 53 máy bay đa năng Su-30 và Su-35S; 16 chiếc Su-34, 28 máy bay vận tải và huấn luyện các kiểu, 18 máy bay tiêm kích-đánh chặn đã hiện đại hóa MiG-31BM; trong số 135 máy bay lên thẳng có 46 máy bay lên thẳng chiến đấu, 72 chiếc vận tải – đổ bộ.
Hải quân Nga nhận 4 tàu ngầm, 15 tàu nổi và tàu tuần tiễu; Lục quân nhận 19 tổ hợp tên lửa phòng không, 590 xe tăng và xe chiến đấu bộ binh. Đã trang bị 02 cơ số tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật “Iskander-M” cho 02 lữ đoàn, đưa vào trang bị 294 xe tăng đã hiện đại hóa, 296 xe chiến đấu bọc thép (trong số 590 chiếc như đã đề cập ở trên), 2 hệ thống phòng không lục quân “S-300V4”, gần 5.000 xe ô tô.
Bộ đội phòng thủ không gian - vũ trụ hoàn thành trước thời hạn việc xây dựng các bãi phóng mới ở sân bay vũ trụ Plesetsk. Các bãi phóng trên đã được sử dụng để phóng thử nghiệm 2 tên lửa mới nhất “Angara”.
Lực lượng này cũng đã đưa vào trực chiến 02 trạm radar mới “Voronhez”ở Kalinhingrad (phía cực Tây Nga) và Irkutsk (Sibiri). Các trạm radar tương tự cũng bắt đầu trực chiến thử nghiệm ở Barnaul và Enhiseisk.
Bộ đội đổ bộ đường không đã hoàn thành thử nghiệm loại xe đổ bộ chiến đấu mới nhất BMD-4M và xe vận tải bọc thép BTR-MDM.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
dau-an-quan-doi-nga-nam-2014_12153925.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hạ thủy khinh hạm “Đô đốc hạm đội Kasatonov”, ngày 12/12/2014 . Ảnh :N.Shestakov/RIA Novosti{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đối với Lực lượng hạt nhân chiến lược:
Bộ đội tên lửa chiến lược đưa vào trực chiến 3 trung đoàn tên lửa trang bị tổ hợp tên lửa mới RS-24 “Iars “.
Không quân tầm xa nhận 7 chiếc máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 và Tu-95MS, còn Lực lượng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân – tàu tuần dương mang tên lửa mới nhất dự án 955 “ Iuri Dolgoruki” mang tên lửa đạn đạo R-30 “Bulava”. Một chiếc tàu tuần dương mang tên lửa nữa - “ Vladimir Monomakh” cũng đã được bàn giao gần 02 tuần trước, không loại trừ khả năng trong mấy ngày tới sẽ bàn giao tiếp chiếc thứ ba “ Aleksandr Nhevski”.
Đã khởi công đóng 2 chiếc tàu tuần dương tương tự là “ Knhiaz Vladimir” (Công tước Vladimir) và “ Knhiaz Olog” (Công tước Oleg).
clip_image005.jpg

Tính tổng cộng , Lực lượng hạt nhân chiến lược đã nhận 38 tên lửa đạn đạo, trong đó có 22 quả cho các tàu ngầm chiến lược. Tỷ lệ các mẫu vũ khí mới trong trang bị của Lực lượng hạt nhân chiến lược đạt 56% .
clip_image007.jpg

Tăng kiểm tra đột xuất và tập trận
Năm 2014, đã kiểm tra đột xuất khả năng sẵn sàng chiến đấu của các quân khu Tây, quân khu Trung tâm và quân khu Đông. Điều đáng chú ý là trong tất cả các cuộc kiểm tra, các đơn vị đều phải hành tiến đến các trường bắn ở một cự ly rất xa căn cứ.
clip_image009.jpg

Mục tiêu của cuộc tập trận và kiểm tra đột xuất như vậy là kiểm tra khả năng cơ động của bộ đội và khả năng thành lập các cụm quân đủ mạnh ở các hướng cần thiết, khả năng triển khai cơ sở hạ tầng, trước hết là hệ thống đảm bảo vật chất - kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến với “ đối phương tiềm năng”.
Điểm đáng chú ý nữa là đã có một số tổ chức dân sự được huy động trong các cuộc kiểm tra đột xuất để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ. Ví dụ, trong lần kiểm tra quân khu Đông, đã huy động Bộ giao thông vận tải, Bộ công thương, Bộ liên lạc cũng như cơ quan hành chính của một số khu ở Viễn Đông.
Lập tuyến phòng thủ Bắc Băng Dương
Năm 2014, Nga đã thành lập Bộ Tư lệnh chiến lược thống nhất tại vùng Cực với lực lượng nòng cốt là Hạm đội Biển Bắc. Trong biên chế của Bộ Tư lệnh này có bổ sung thêm 01 sư đoàn phòng không, 01 lữ đoàn lính thủy đánh bộ, đang hoàn tất tiến trình thành lập lữ đoàn bộ binh cơ giới vùng cực.
Trên bán đảo Kotelnyi đã triển khai cụm chiến thuật gồm các tổ hợp chống tàu và phòng không hiện đại. Một lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập ( vùng cực) sẽ sớm được thành lập tại Khu Murmansk. Lữ đoàn vùng cực thứ hai sẽ được triển khai vào năm 2016 tại Iamala .
Tăng cường sức mạnh bảo vệ Crimea
Nga tăng cường lực lượng quân đội trên bán đảo Crimea theo Chương trình tái trang bị cho quân đội đến năm 2020. Để bổ sung cho lực lượng đã có tại bán đảo này, BQP Nga đã thành lập 7 binh đoàn (cỡ sư đoàn) và 08 đơn vị (cỡ trung đoàn) với các chức năng khác nhau.
Cũng trong khuôn khổ Chương trình quốc gia tái trang bị quân đội đến năm 2020 như đã nói ở trên, đã có gần 300 đơn vị (đơn vị tính) các hệ thống vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự được điều đến Crimea.
Các đơn vị quân đội đồn trú tại đây đã nhận các tổ hợp chống tăng tự hành mới nhất “ Khrizantema-S”, các pháo 152 ly “Msta-S”, cũng như các hệ thống phản lực bắn dàn “ Tornado-G”. Bộ đội duyên hải được bổ sung trang bị các tổ hợp chống tàu cơ động mới nhất “Bal” (mang tên lửa có cánh Kh-35 “Uran”).
Lục quân Nga đã thành lập 14 phân đội máy bay không người lái. Trong năm 2014 đã có 179 chiếc máy bay không người lái được đưa vào trang bị cho các đơn vị (tức là bằng tất cả các năm trước đó cộng lại). Thành lập Trung tâm quốc gia các máy bay không người lái trực thuộc BQP – đây là nơi đào tạo các chuyên gia không chỉ cho Quân đội mà còn cho các bộ ngành khác.
Tăng ngân sách quốc phòng bất chấp khó khăn kinh tế
Để đáp trả mối đe dọa từ NATO, xung đột ở Đông Nam Ukraine và sự gia tăng căng thẳng trên thế giới, giới lãnh đạo Nga đã sẵn sàng tăng mạnh chi phí cho quốc phòng. Trong năm tới , Bộ Quốc phòng Nga sẽ nhận 3,3 nghìn tỷ rúp ( tỷ giá ngày 27/12/2014 là 52,0343 rup/01 đô la). Tổng kinh phí dành cho quốc phòng chiếm 4,2% GDP của Nga. Con số này cao gấp 2 lần so với chỉ số tương tự trong những năm trước đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga X.Shoigu cho biết là trong năm 2014, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Nga, các Tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã thực hiện hầu như tất cả các đơn đặt hàng nhà nước (đến giữa tháng 12 – đạt 95%).
“Trong năm tới tất cả các đơn đặt hàng nhà nước (về quốc phòng) cũng phải được thực hiện đúng tiến độ - V.Putin đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Bộ quốc phòng. Để đảm bảo trang bị cho các đơn vị các loại mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại. Tôi xin nhắc lại, đến cuối năm 2015, tỷ lệ vũ khí và khí tài hiện đại của một số quân chủng phải đạt từ 30 đến 60%. (tỷ lệ này trong năm 2014 đã tăng 7% so với năm 2013).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
dau-an-quan-doi-nga-nam-2014_12154706.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Làm phép thánh cho Su-27 mới được điều đến Trung đoàn không quân tại Crimea, ngày 26/11/2014 .Ảnh:V.Batanov/RIA Novosti{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nên lưu ý là Nga vẫn quyết thực hiện kế hoạch tái trang bị cho Quân đội trong điều kiện kinh tế rất khó khăn do các biện pháp cấm vận của Phương Tây và giá dầu giảm mạnh.
Kế hoạch năm 2015
Theo kế hoạch, trong năm mới 2015, tỷ lệ vũ khí và trang bị kỹ thuật mới của Lục quân cần phải đạt tỷ lệ 32%, Không quân-33%, Hải quân-51%, Bộ đội tên lửa chiến lược-57%, Bộ đội phòng thủ không gian-vũ trụ -54%, Bộ đội đổ bộ đường không-40% .
Các lực lượng hạt nhân chiến lược sẽ nhận thêm 50 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới. Cũng theo kế hoạch, sẽ thành lập thêm 15 liên binh đoàn (cỡ tập đoàn quân), binh đoàn (sư đoàn) và đơn vị, trong đó có 01 tập đoàn quân không quân và phòng không (trong biên chế của Hạm đội Biển Bắc), 01 sư đoàn không quân hỗn hợp, các lữ đoàn bộ binh cơ giới sơn cước, tên lửa và pháo binh, các lữ đoàn tàu nổi và trinh sát .
Dĩ nhiên, trong năm 2014 BQP Nga cũng đã không thực hiện được một số kế hoạch. Không những thế, cũng đã phát hiện nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhưng đấy là chủ đề của một bài khác .
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc đóng tàu khu trục "mạnh gấp đôi tuần dương hạm Mỹ"

Ly Vy | 01/01/2015 13:32



type-055-destroyer-ddg-plan-china-navy-shore-integration-facility-sif-2-1420085004291-2-0-328-639-crop-1420085019310.jpg

Chia sẻ:
Một bức ảnh xuất hiện trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy chiếc tàu khu trục Type 055 đầu tiên của nước này có thể đã được khởi đóng.

Theo trang mạng Navy Recognition, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 055 là lớp tàu khu trục thế hệ mới được thiết kế cho Hải quân Trung Quốc (PLAN).
trung-quoc-dong-tau-khu-truc-manh-gap-doi-tuan-duong-ham-my.jpg

Hình ảnh được cho là buổi lễ khởi đóng tàu khu trục Type 055 đầu tiên của Trung Quốc.​
Một số nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, bức ảnh được chụp vào tuần trước tại nhà máy đóng tàu Changxing Jiangnan (thành viên Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc - CSSC).
BÀI LIÊN QUAN
Trong bức ảnh là một tấm biển in dòng chữ "Lễ khởi đóng tàu khu trục 055 số 1".​
Theo Navy Recognition, những buổi lễ như vậy diễn ra thường xuyên tại các nhà máy đóng tàu hải quân Trung Quốc.​
Nếu bức ảnh này xác thực thì quá trình thi công tàu khu trục Type 055 thực sự đã được bắt đầu, với lễ cắt tấm thép đầu tiên.​
Theo truyền thông Trung Quốc, chính phủ nước này đã trao hợp đồng đóng chiếc Type 055 đầu tiên cho nhà máy đóng tàu Changxing Jiangnan vào tháng 8/2014.​
Cũng theo những nguồn tin trên, chiếc Type 055 thứ hai sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Dalian (thanfh viên Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc -CSIC).
trung-quoc-dong-tau-khu-truc-manh-gap-doi-tuan-duong-ham-my.jpg

Mô hình trên bờ của tàu khu trục Type 055.​
trung-quoc-dong-tau-khu-truc-manh-gap-doi-tuan-duong-ham-my.jpg

trung-quoc-dong-tau-khu-truc-manh-gap-doi-tuan-duong-ham-my.jpg

2 mô hình trên bờ của tàu sân bay Liêu Ninh và tàu khu trục Type 055 tại Viện 701.​
Cơ sở tích hợp trên cạn (SIF)/mô hình trên bờ của Type 055 đã được xây dựng từ đầu năm 2014 ở Trung tâm nghiên cứu và thiết kế tàu biển (Viện 701) của CSIC tại Đại học Khoa học và công nghệ Wuhan.
Một mô hình tàu sân bay của PLAN cũng từng được xây dựng tại đây vào năm 2009.
Dựa trên những bức ảnh chụp Type 055 SIF hồi tháng 9/2014 thì công trình này đã gần hoàn thiện.
Điều này cho thấy công tác thử nghiệm trên bờ đã bắt đầu và đây là lúc thích hợp để khởi đóng con tàu đầu tiên.
Dự kiến, phải mất một năm để có thể hạ thủy con tàu.
Dựa vào những thiết bị đã được lắp trên Type 055 SIF, con tàu này sẽ được trang bị một số loại vũ khí sau:
- Pháo hạm H/PJ-38 cỡ nòng 130mm;
- Hệ thống CIWS H/PJ-14 lắp phía trước phần thượng tầng;
- 1 bệ phóng Type 710.SJ01-24 với 24 tên lửa HQ10;
Những loại vũ khí này cũng tương tự như trên tàu khu trục Type 052D mới nhất của Trung Quốc nhưng được tích hợp hoàn chỉnh và có kiểu dáng đẹp hơn.
Điều đáng chú ý là 4 radar mạng pha lắp vào phần thượng tầng được bố trí theo một hướng mới: 2 radar phía sau sẽ được lắp cao hơn 2 radar phía trước, tương tự như ở tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, cho phép độ bao phủ tốt hơn.
Qua những hinh ảnh Google Earth, Type 055 SIF có chiều dài khoảng 130m nhưng thiếu phần mũi tàu và sàn đáp trực thăng.
Ước tính, chiều dài của con tàu có thể lên đến 190m với lượng giãn nước gần 12.000 tấn. Với kích thước lớn như vậy, Type 055 sẽ được trang bị ít nhất 64 ống phóng tên lửa thẳng đứng.
Thời báo Hoàn Cầu từng tuyên bố rằng, hỏa lực của Type 055 sẽ mạnh gấp 3-5 lần so với tàu khu trục lớp Arleigh Burke và gấp 2 lần hỏa lực tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ.
Một số nguồn tin cho biết, Type 055 rằng rất có thể sẽ được trang bị 1 radar L-band (tương tự như radar Smart-L trên tàu khu trục lớp Horizon và Type 45) để thay thế cho radar Type 517H như trên tàu khu trục Type 052C và Type 052D.
Bên cạnh đó, khác với 2 tàu khu trục Type 052C và Type 052D được trang bị 2 động cơ tuabin khí, Type 055 rất có thể sẽ được trang bị với 4 động cơ tuabin khí (tương tự như tàu khu trục lớp Arleigh Burke).
 
23/8/12
1.162
3
38
Chiến đấu cơ nào 'đóng thế' cho F-35?

(Vũ khí) - Việc tiêm kích F-35 chỉ hoạt động sau năm 2019 do tiếp tục bị phát hiện lỗi nghiêm trọng đã tạo cơ hội cho cường kích A-10 được kéo dài 'sự sống'.

Khách hàng thất vọng
Kênh truyền hình RT (Nga) dẫn nguồn tin từ lầu Năm Góc cho biết, tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 chỉ có thể bắt đầu hoạt động sau năm 2019 khi dòng tiêm kích này vừa tiếp tục bị phát hiện lỗi nghiêm trọng ở hệ thống máy tính điều khiển súng máy.
Một quan chức Không quân Mỹ nói với tờ Daily Beast: “Sẽ chẳng có loại súng nào cho F-35 đến khi phần mềm Block 3F được hoàn thiện trong vòng 4 năm tới. Block 3F có kế hoạch ra mắt vào năm 2019, nhưng làm sao chắc chắn thời gian này sẽ không kéo dài hơn”.
Lỗi vừa được phát hiện có thể ảnh hưởng đến hoạt động áp sát trên không của F-35. Mặc dù, chiếc máy bay vẫn còn trang bị nhiều loại vũ khí khác, tuy nhiên, như vậy vẫn là chưa đủ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chien-dau-co-nao-dong-the-cho-f35_2231656.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích F-35{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, mặc dù khẩu súng máy 25mm có tốc độ nhả đạn cực khủng là 3.400 viên/phút, tuy nhiên F-35 lại chỉ đem theo được 180 viên đạn ở phiên bản hải quân và 220 viên đạn ở bản dành cho lục quân. Như vậy, nếu phải cận chiến súng máy trên F-35 cũng sẽ chỉ sử dụng được từ 3 đến 4 giây là hết đạn.
Vị quan chức Không quân Mỹ cho biết thêm, 2 phiên bản F-35 cho hải quân và lục quân Mỹ có thiết kế hộp súng bên ngoài, tuy nhiên, chúng cũng không có phần mềm điều khiển thích hợp.
Trước khi F-35 bị phát hiện ra lỗi máy tính điều khiển súng lần này, dòng tiêm kích F-35 vẫn chưa thể khắc phục được lỗi nghiêm trọng khác có thể khiến F-35 trở thành 'đống sắt vụn'.
Theo tờ Business Insider (Mỹ) đầu tháng 11/2014, tại Hội nghị Huấn luyện, Mô phỏng và Đào tạo Đa quân chủng thường niên, Trung tướng Christopher Bogdan cho biết: “Hiện tại tôi không thể sử dụng hệ thống giả lập F-35B ở Yuma và kết nối với một hệ thống F-35A ở Căn cứ không quân Hill, hay với bất kỳ các thiết bị huấn luyện F-35C dành cho Hải quân ở bất cứ đâu tại nước Mỹ”.
Theo tướng Bogdan, nguyên nhân của vấn đề này là bởi mỗi thiết bị giả lập đều được lắp đặt trong một hệ thống mạng riêng với những đặc điểm kỹ thuật riêng. Đây sẽ là vấn đề nghiêm trọng khi máy bay sẽ được các quân chủng Mỹ, nhiều đối tác đồng minh và các nước bạn hàng sử dụng.
“Trước khi tôi phải lo đến vấn đề kết nối giữa các hệ thống với 8 đối tác và 3 khách hàng và tìm ra giải pháp sửa chữa, chúng ta phải giải quyết vấn đề này trong nội bộ quân đội Mỹ. Điều này không hề dễ dàng”, tướng Bogdan cho biết thêm.
Như vậy, việc huấn luyện kết hợp giữa các bên, vốn là xương sống của chương trình phát triển hệ thống, là một vấn đề lớn. Ông Bogdan đã kêu gọi lực lượng quân đội và các công ty tìm ra giải pháp giải quyết lỗi hệ thống này.
Bogdan cho biết, việc huấn luyện lái máy bay F-35 là “khá lớn và phức tạp”. Hiện mới chỉ có 9 hệ thống giả lập đang hoạt động. Đến năm 2018, số lượng sẽ tăng lên là 50 và đến năm 2020 sẽ có khoảng 250 hệ thống giả lập và diễn tập chiến dịch không quân tại 40 địa điểm trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, đây không phải là lỗi nghiêm trọng duy nhất trên tiêm kích F-35 vừa được phát hiện. Theo trang Defense Aerospace (Pháp), điểm yếu mới của F-35 sẽ không gây ra các vấn đề vận hành đối với những nước có khí hậu như Na Uy hay Canada.
Nhưng những quốc gia khác, từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản tới Australia, từ Israel tới Italy, sẽ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng loại tiêm kích tối tân mà họ mua sẽ không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè (Mỹ không nói cụ thể "ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu" của F-35 là bao nhiêu).
Tuy nhiên, mức 43 độ C được đề cập cho thấy ngưỡng này khá thấp, đặc biệt trong điều kiện đường băng và sàn đỗ máy bay bằng bê tông thường phản xạ lại nhiệt mặt trời và làm tăng nhiệt độ của những phương tiện dừng đỗ trên đó.
Điểm yếu mới của F-35 có thể trở thành cơ hội cho các đối thủ của Mỹ. Những quốc gia thù địch này chắc chắn sẽ thận trọng chờ tới mùa hè (thậm chí là một đợt nắng nóng) mới tiến hành tấn công bởi họ biết rõ rằng đối thủ F-35 sẽ không thể cất cánh để đối phó.
Bài viết trên Defense Aerospace còn mỉa mai rằng 2 giải pháp mà Không quân Mỹ đưa ra cho vấn đề này "đặc biệt ấn tượng", "sáng suốt", nhất là giải pháp xây dựng các bãi đỗ trong bóng râm dành cho xe chở nhiên liệu.
Theo Defense Aerospace, những cách giải quyết này sẽ "đặc biệt hữu ích" đối với Thủy quân lục chiến Mỹ khi lý do để họ mua biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B là khả năng triển khai chúng tại các vị trí đổ bộ không bao lâu sau khi tiến hành đợt đổ bộ đầu tiên.
"Phải chăng giờ đây họ sẽ phải tính toán kế hoạch lên bờ, xây bãi đỗ râm mát cho các xe chở nhiên liệu trước khi F-35 có thể hạ cánh và các binh sĩ nhận được sự yểm trợ trên không?" - Bài viết đặt câu hỏi.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chien-dau-co-nao-dong-the-cho-f35_22317990.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Cường kích A-10{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kẻ thay thế bất đắc dĩ
Chương trình F-35 ra đời là để thay thế những dòng chiến đấu cơ thế hệ cũ A-10 và F-16 của không quân, Boeing F/A-18 Hornet của hải quân và Boeing AV-8B Harrier II của thuỷ quân lục chiến.
Tuy nhiên, với tiến độ ‘rùa bò’ của chương trình F-35, cường kích A-10 trở thành kẻ thay thế ngược bất đắc dĩ mà Mỹ buộc phải lựa chọn. Được đưa vào sử dụng từ năm 1977, A-10 là mẫu máy bay chuyên dùng để hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất.
Trong vai trò đó, A-10 chuyên hoạt động ở độ cao thấp và tốc độ hạ âm. Động cơ phản lực của nó không có chế độ đốt hậu. Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần. Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.
Hiện nay, Không quân Mỹ không muốn ngừng sử dụng A-10 vì có thể giúp tiết kiệm 3,7 tỷ USD, số tiền này có thể được dùng cho chương trình F-35. Ngoài lý do tiết kiệm chi phí, A-10 còn có những ưu điểm mà không có mẫu máy bay nào khác có được, đặc biệt là khả năng chống chọi với hỏa lực của đối phương.
Trong 2 cuộc chiến Vùng Vịnh đã có nhiều trường hợp A-10 có thể bảo vệ phi công và duy trì hoạt động ngay cả sau khi bị hư hại nặng. Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm.
Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó. Tổng cộng chiếc A-10 có 378 lỗ thủng trên thân, trong đó 17 lỗ ngay dưới buồng lái. Tuy vậy, viên phi công vẫn bình yên vô sự và có thể hạ cánh an toàn.
Dù đã khá 'cao tuổi' nhưng A-10 vẫn có ưu thế nhất định so với việc dùng vũ khí chính xác. Hỏa lực từ đại liên 7 nòng 30mm của A-10 có thể được dùng để tấn công khi đối phương đang ở rất gần đồng đội, trong khi đó các loại bom thông minh không thể được thả ở khoảng cách quá gần.
Đối với bom loại 500kg, khoảng cách được xem là an toàn đối với đồng đội trong tác chiến là hơn 400m, con số này đối với đại liên 30mm là của A-10 là 150m. Chính những ưu điểm của A-10 khiến dòng cường kích này trở thành kẻ đóng thế cho đến khi F-35 chính thức đi vào trực chiến.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa chống tăng Nga khiến xe tăng Mỹ, Ukraine “ôm hận“

Cập nhật lúc: 13:30 03/01/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

“Cua đồng” M1A1 Abram bị vũ khí huyền thoại Nga hủy diệt
Thê thảm xe tăng-thiết giáp Ukraine ở miền đông

(Kiến Thức) - Tên lửa chống tăng Nga có thể là tác giả khiến xe tăng Ukraine và xe tăng Mỹ chế tạo bị hủy diệt trên chiến trường.
Tạp chí quốc phòng Khán Hòa số tháng 1/2015 tiết lộ, việc hàng loạt xe tăng hiện đại của Quân đội Ukraine và xe tăng M1 Abram do Mỹ chế tạo mà quân đội Iraq sử dụng bị các lực lượng ly khai, phiến quân hồi giáo hủy diệt đó là nhờ tên lửa chống tăng Nga.​
Bài viết Ukraine là một trong những nhà sản xuất xe tăng hàng đầu thế giới, quân đội nước này hiện có trong những mẫu tăng hiện đại bậc nhất như T-64, T-80U với số lượng lên tới khoảng 2.000 chiếc. Song trong cuộc chiến ở miền Đông Ukraine vừa qua, gần nhất là vào tháng 9/2014, các xe tăng này lại tỏ ra hoạt động kém hiệu quả để chống lại phe ly khai.​
Xe tăng Ukraine, Mỹ tan tành trên chiến trường
Tạp chí Khán Hòa cho rằng, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến trước khi ngừng bắn, có tin đồn rằng, các xe tăng lạ nghi là các xe tăng T-72B3 có xuất xứ từ Nga đã tham gia vào cuộc xung đột. Rà soát đống đổ nát trên chiến trường, các nhóm khảo sát cũng phát hiện thấy xác xe tăng như T-64, T-72B và T-64BV, đa số chúng đều bị bay mất tháp pháo.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ten-lua-chong-tang-nga-khien-xe-tang-my-ukraine-om-han.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tháp pháo xe tăng T-64BM Ukraine bị bật khỏi thân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong khi đó, ở một diễn biến khác, quân hồi giáo IS đã từng tiêu diệt thành công các xe tăng được điều động từ phía quân chính phủ của Iraq và Syria. Thực tế, quân đội Iraq lại sở hữu các xe tăng hàng khủng của Mỹ như M1A1, thậm chí Sư đoàn Thiết giáp 9 của Iraq còn bị mất gần hết số tăng M1A1M, phiên bản xuất khẩu của M1A1 Abrams.​
Mặc dù giáp tổng hợp bao phủ trên phiên bản xe tăng này mỏng hơn so với xe tăng Mỹ dùng, song các nòng pháo của xe tăng vẫn còn nguyên vẹn. Một số hình ảnh chụp được cho thấy, M1A1M bị lật đổ trong nhiều trường hợp, song vẫn không rõ liệu có phải xe tăng này quá nặng, không phù hợp với địa hình tác chiến hay không.​
Bài phân tích trên Khán Hòa nhận định, điều đáng nói ở chỗ, các xe tăng này đều được huy động tham gia chống lại các lực lượng phiến quân mà so về sức mạnh thì lại là một cuộc chiến không hề cân sức. Ngay cả khi có bức ảnh chụp cho thấy dường như M1A1M bị đánh bởi một quả đạn cối 82 mm, thì thực tế vẫn chưa tìm thấy có tác động nào đáng kể từ loại đạn này đối với xe tăng. Vậy thì vũ khí gì đã phá hủy các xe tăng T-64, T-72 và M1A1M?​
Nhìn tổng quát, cả hai cuộc chiến trên, các bên đều không trang bị các xe tăng lớn. Ở Ukraine, ngay cả tình huống giả định rằng, có sự đấu tăng giữa các xe tăng Nga và Ukraine, thì hầu hết các xe tăng trên cũng chỉ bị tấn công từ phía sườn hoặc ở phía sau bởi các tên lửa chống tăng Nga mà quân ly khai sở hữu.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ten-lua-chong-tang-nga-khien-xe-tang-my-ukraine-om-han-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe tăng M1 Abrams của Mỹ tan thành ở Iraq.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tên lửa Nga chính là "thủ phạm"
Lực lượng ly khai miền Đông Ukraine và quân hồi giáo IS, theo Khán Hòa, đều đang sử dụng các tên lửa chống tăng Kornet của Nga. Kornet hiện được sử dụng phổ biến trên thế giới, dùng 2 loại đạn gồm 9M133-1 có đường kính 152 mm và 9M133M đường kính 135 mm. Phiên bản trước của Kornet có thể xuyên giáp tăng 1.000-1.200 mm, trong khi phiên bản sau xâm nhập lớp giáp 750-800 mm. Cả hai đều sử dụng đầu đạn nổ liều cao Tandem có hệ thống dẫn đường bán tự động với phạm vi hoạt đọng ban ngày từ 3,5-5 km và ban đêm từ 3,5-4 km. Phía quân đội Kiev và ly khai cũng đều sở hữu loại tên lửa này và cả hai còn sử dụng tên lửa chống tăng Metis với hai phiên bản 9K115-2 và 9K115 có khả năng xuyên giáp 850 mm ở phạm vi từ 80-1.500 m.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ten-lua-chong-tang-nga-khien-xe-tang-my-ukraine-om-han-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tên lửa Kornet hay Metis của Nga có thể chính là tác giả.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các tên lửa 9M133-1 Kornet có thể xuyên giáp trước các xe tăng do Nga và Trung Quốc sản xuất, bao gồm cả những thế hệ tăng mới như Type 96A của Trung Quốc. Khi bị trúng loại tên lửa này, các xe tăng dễ bị kích nổ thùng đạn bên trong khiến tháp pháo bật khỏi thân.​
Thậm chí một số nguồn tin còn cho rằng, các xe tăng đã qua nâng cấp như T-72B3 và T-64BM có xuất xứ từ Nga được tin cũng bị phá hủy trong cuộc đụng độ trên. Điều đó cho thấy lỗ hổng cơ bản của xe tăng Nga.​
Xe tăng T-64BM được đưa vào phục vụ năm 2005, phần thân được trang bị lớp giáp phản ứng nổ tối tân nhất Nozh. Các xe tăng được trang bị động cơ diesel 5TDFM 850 mã lực, nặng 45 tấn. So sánh về số lượng thì quân đội chính phủ Ukraine hầu như không có đủ T-64BM để hình thành một tiểu đoàn. Điều đó loại trừ khả năng T-64BM bị phá hủy do hậu quả của đấu tăng.​
Tuy nhiên, bài phân tích trên Khán Hòa lưu ý, dù có bị hạ bệ chung bởi một loại vũ khí là tên lửa chống tăng, thì cách mà xe tăng ở Ukraine và xe tăng ở chiến trường IS bị hạ gục là khác nhau do các xe tăng của Ukraine, Nga và Mỹ có thiết kế khác nhau. Trong khi ở miền Đông Ukraine cũng như trong cuộc xung đột giữa Nga và Georgia năm 2008, các tháp pháo của xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72B và T-64BV đều bị phá hủy. Điều này rất có thể xuất phát từ chính cách thiết kế để khoang chứa đạn ở ngay tháp pháo gần kíp chiến đấu. Ngược lại, với các xe tăng chiến đấu chủ lực thiết kế theo kiểu phương Tây, khoang đạn được tách ra ở một ngăn phía sau với tổng số 34 quả đạn, và 6 trong số quả đạn đó được đặt ở một ngăn giữa. Vì thế mà khi bị bắn hạ các xe tăng Mỹ hầu như vẫn còn nguyên vẹn tháp pháo
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc biên chế tên lửa đạn đạo DF-31 nhằm vào ai?

(Vũ khí) - Lầu Năm Góc thông báo tình báo của họ cho biết Quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc đã được biên chế tổng cộng 10 tên lửa đạn đạo DF-31.

Những thông tin tình báo mới của Lầu Năm Góc đã chỉ ra rằng Quân đoàn Pháo binh số 2, thuộc lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc, đã biên chế được tổng cộng 10 tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ chỉ mất 30 phút để phóng một quả tên lửa DF-31 vào không trung. Tầm bắn của DF-31 được ước lượng vào khảng 7.200 km, ngắn hơn tên lửa đạo đạo DF-5A phát triển từ năm 1981.
Khi DF-31 được phóng từ vùng trung tâm của Trung Quốc, nó sẽ không thể vươn tới lãnh thổ Mỹ. Tuy nhiên, phiên bản nâng cấp DF-31A sẽ có thể bắn trúng được hầu hết các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Mỹ do nó có tầm bắn được mở rộng lên 11.200 km.
Trung Quốc hiện đang phát triển các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31 và DF-41 nhằm thay thế tên lửa DF-5A. Mặc dù DF-5A có tầm bắn lớn hơn DF-31, tuy nhiên, nó lại rất dễ bị bắn hạ do tên lửa này được phóng từ các đường hầm thẳng đứng, xây dựng trên những vùng núi cao.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
trung-quoc-bien-che-ten-lua-dan-dao-df31-nham-vao-ai_4648582.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa DF-31 của Trung Quốc trong một lần duyệt binh{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi đó, DF-31 và DF-41 được triển khai trên các phương tiện lưu động, điều giúp nó trở nên linh hoạt hơn và tránh được các thiết bị do thám từ vệ tinh.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của hệ thống định vụ Beidou, độ chính xách của DF-31 và DF-41 cũng được tăng cường đáng kể. Cũng như DF-5A, DF-41 được thiết kế để mang theo nhiều đầu đạn điều khiển độc lập (MIRV) nhằm tấn công được các mục tiêu khác nhau trong cùng một lần phóng.
Thông tin từ Lầu Năm Góc cũng ước lượng Trung Quốc đang có khoảng 20 tên lửa DF-5A. Thêm vào đó, PLA cũng đang dự trữ tổng cộng 30 tên lửa DF-31 và DF-31A. Khi DF-41 gia nhập quân đội Trung Quốc, tất cả tên lửa DF-5A sẽ được gỡ bỏ khỏi các vị trí đang triển khai.
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện vẫn chưa thể hoàn thiện việc phóng các tên lửa DF-31 và DF-41 trên bệ phóng lưu động, do đó, vẫn có một vài tên lửa DF-41 vẫn sẽ được phóng từ đường hầm tại các vùng núi cao, một quan chức cấp cao của PLA cho hay.
Quay trở lại với tên lửa DF-31 được biên chế tại Quân đoàn Pháo binh số 2, với tầm bắn của tên lửa này, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng vươn tới nhiều mục tiêu châu Âu ở phía Tây, vươn tới các mục tiêu trên biển ở phía Nam, nơi có các tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.
Và quan trọng hơn, các mục tiêu đối đầu với Trung Quốc ở phía Đông là Nhật Bản hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của hệ thống tên lửa chiến lược của Trung Quốc.
 
Status
Không mở trả lời sau này.