Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay vận tải C-17 Mỹ bất ngờ bốc cháy

Cập nhật lúc: 14:57 15/01/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

C-17: “kẻ” chiếm ngôi vương Il-76 ở Ấn Độ
Tiết kiệm tiền, Mỹ dừng sản xuất siêu “ngựa thồ” C-17

(Kiến Thức) - Một chiếc máy bay vận tải C-17 của Không quân Mỹ bất ngờ bốc cháy khi đang cất cánh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho máy bay.
Quân Sự Mỹ
Vụ việc xảy ra vào lúc 17h30 ngày 7/1 nhưng mãi tới ngày 13/1 mới bắt đầu được loan tin rộng rãi trên các phương tiện đại chúng.​
Theo các thông tin được công bố, chiếc máy bay vận tải chiến lược C-17 của Không đoàn Không vận 445 Không quân Mỹ đã bốc cháy khi đang chuẩn bị cất cánh từ căn cứ Wright-Patterson, bang Ohio. Ngọn lửa phát ra bên thân - cánh phải máy bay, ngay lập tức, phi hành đoàn trên máy bay đã nhanh chóng đóng động cơ F117-PW-100 và sơ tán khởi máy bay.​
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do trục trặc động cơ dưới cánh phải của máy bay đã gây lên sự cố này. “Ngọn lửa cháy khoảng 20 giây trước khi lực lượng cứu hỏa dập tắt được ngọn lửa”, phát ngôn viên của căn cứ Wright-Patterson Cynthia Harris nói.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
may-bay-van-tai-c-17-my-bat-ngo-boc-chay.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ngựa thồ C-17 của Mỹ bốc cháy. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hiện công tác điều tra nguyên nhân sự cố vẫn đang được tiến hành, nhưng ước tính vụ cháy đã gây ra mức thiệt hại 300.000 USD và sẽ phải mất khoảng 2 tuần để sửa chữa chiếc máy bay.​
C-17 Globemaster III là loại máy bay vận tải quân sự chiến lược, giữ vai trò xương sống của Không quân Mỹ.​
Máy bay vận tải hạng nặng C-17 được trang bị 4 động cơ F117-PW-100 công suất 180 kN mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 830 km/hm, tầm hoạt động 4.482 km với tải trọng tối đa hoặc 10.390 km khi chở lính dù, trần bay 13.716m.​
Hiện tại, Không đoàn 445 đang vận hành 9 chiếc máy bay vận tải C-17 để thực hiện nhiệm vụ ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có chuyến bay định kỳ 2 tuần một lần nhằm hỗ trợ các lực lượng Mỹ tại Afghanistan.​
Theo quan chức của căn cứ không quân Wright-Patterson thì trước mắt, việc tạm ngừng hoạt động chiếc C-17 bị cháy sẽ không gây ảnh hưởng tới các hoạt động khác của không đoàn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Hai “sát thủ” Việt Nam trong top vũ khí Mỹ sợ nhất

(Bình luận quân sự) - 2 loại vũ khí của Việt Nam là ngư lôi AST 53-65 và tên lửa hành trình Yakhont được xếp trong 5 loại vũ khí Nga mà Mỹ e ngại nhất.

Ngày 13-1, tạp chí Mỹ “The National” đã điểm danh 5 loại vũ khí Nga mà Mỹ e sợ nhất, bao gồm: Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-35 Flanker E, tàu ngầm thông thường Project 677 - lớp Lada, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, tên lửa hành trình chống hạm P-800 "Oniks" và ngư lôi chống hạm AST 53-65KE.
Tạp chí Mỹ cho biết, Nga đang đẩy mạnh phát triển trang thiết bị quân sự của mình trong bối cảnh mối quan hệ với phương Tây đang ngày càng căng thẳng, và Hoa Kỳ không nên đánh giá thấp một số vũ khí thông thường nhưng mạnh mẽ mà quân đội Nga sở hữu.
Nhà báo Dave Majumdar, chuyên viên về các vấn đề quân sự đã nhận xét trong bài viết trên tờ The National Interestlà Nga có những loại vũ khí thuộc dạng công nghệ đỉnh cao của thế giới và hiện nay Moscow đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là những mối đe dọa tiềm ẩn đối với Mỹ.
Trong bản danh sách của Tạp chí “The National”, xuất hiện 2 loại vũ khí mà Việt Nam hiện đang sở hữu là loại ngư lôi chống hạm AST 53-65 sử dụng trên tàu ngầm lớp Kilo và tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont, thuộc hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion-P.
1. Tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont
Tên lửa hành trình chống hạm П-800 Яхонт (P-800 Yakhont - “Hồng ngọc”) là phiên bản xuất khẩu của П-800 Оникс (P-800 Oniks/Onyx - “Ngọc mã não”). Đây là loại tên lửa hành trình siêu âm do Tổ hợp NPO Mashinostroyeniya của Nga (tiền thân là Liên Xô) phát triển, sử dụng động cơ phản lực Ramjet P-80 Zubr.
Theo định danh của Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU), tên mã của loại tên lửa này là 3M55, NATO gọi loại tên lửa này là SS-N-26. P-800 Oniks được nghiên cứu, phát triển để thay thế cho P-270 Moskit nhưng cũng có thể thay thế cho cả loại tên lửa P-700 Granit.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2vk-viet-nam_bao-dat-viet_141517872.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Việt Nam có 2 loại vũ khí lọt Top 5 vũ khí Nga mà Mỹ e ngại nhất{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sau đó, P-800 Oniks đã được dùng làm nền tảng để phát triển tên lửa hành trình nổi tiếng BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển.
Việc nghiên cứu thiết kế P-800 Oniks được bắt đầu vào năm 1983 bởi NPO Mashinostroenya. Khi ra mắt năm 1996, Oniks lập tức thỏa mãn tất cả những yêu cầu đề ra của Hải quân Nga về một loại tên lửa chống hạm mới như: Độ chính xác cao; dẫn đường đa phức hợp và có tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn hành trình.
Điểm đặc biệt nhất là Oniks có thể phóng từ hầu hết các phương tiện mang gồm máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe phóng trên đất liền... Đặc biệt, đây là loại tên lửa đối hạm thông minh, có chức năng “bắn và quên”, nghĩa là sau khi được khởi động tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt.
Nó có thể phóng từ các phương tiện mang ở mặt đất, trên biển, trên không hay từ tàu ngầm. Hiện nay, lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam cũng đã sở hữu hệ thống tên lửa bờ đối hạm cơ động Bastion-P (kí hiệu của Nga: K-300P, ký hiệu của NATO: SSC-5) do Nga chế tạo. Trên thế giới hiện chỉ có 3 quốc gia đang sở hữu loại tên lửa này là Nga, Syria và Việt Nam.
Tổ hợp tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion P trang bị tên lửa P-800 Yakhont với đa chế độ dẫn bắn, có tầm bắn trên 300km, bay ở độ cao 5-15m so với mặt biển với vận tốc siêu thanh 750m/giây (tương đương Mach2), khi tăng tốc giai đoạn cuối có thể lên tới Mach2,5, tương đương 3000km/h và tấn công mục tiêu vào bên sườn tàu, sát mép nước.
Với đầu nổ khoảng 200-250 kg, Yakhont có khả năng phá hủy hoàn toàn các chiến hạm mặt nước cỡ vạn tấn. Tuy không thể phá hủy được hàng không mẫu hạm nhưng điểm nổ ở mạng sườn, gần mép nước cũng có khả năng làm tàu sân bay bị chìm. Nếu trúng vào các khoang vũ khí, nhiên liệu thì việc phá hủy tàu sân bay là điều không khó.
[xtable=bcenter|460x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2vk-viet-nam1_bao-dat-viet_141517216.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sau khi rời bệ phóng, ở khoảng cách từ 60 đến 80 km, Yakhont sẽ bật radar tự thân để tìm kiếm mục tiêu. Khi tiến sát đến gần ở cự ly từ 25 đến 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động. Vì vậy, việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi là điều cực kỳ khó khăn đối với chiến hạm của đối phương.
Một điều đặc biệt nữa là để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, tên lửa Yakhont thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”.
Một mục tiêu sẽ phải đối mặt với 3 quả tên lửa đi theo 3 quỹ đạo khác nhau. Trong nhóm phóng, tên lửa dẫn đầu bay cao cung cấp tham số mục tiêu cho 2 tên lửa còn lại bay ở quỹ đạo thấp. Sau khi đã tiêu diệt mục tiêu chủ yếu, các tên lửa còn lại sẽ hướng đến các tàu chiến khác và loại trừ khả năng 2 tên lửa tấn công cùng 1 mục tiêu.
Biên chế của mỗi tổ hợp K-300P Bastion P gồm: Xe chở đạn tên lửa, xe phóng, xe điều khiển hỏa lực và các xe đảm bảo hậu cần. Thời gian chuyển trạng thái chiến đấu của mỗi tổ hợp Bastion chỉ là 5 phút, thời gian chờ giữa hai lần phóng của tổ hợp là 2,5 giây.
Việt Nam hiện đang sở hữu 2 tổ hợp loại này, mỗi tiểu đoàn tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion biên chế một tổ hợp, bao gồm 36 tên lửa Yakhont, mỗi tổ hợp Bastion sẽ cung cấp khả năng khống chế một vùng diện tích rộng tới 600 km. Các tổ hợp này được thiết kế với khả năng dung hợp cao nên có khả năng kết hợp với các hệ thống bảo vệ bờ biển khác.
Hiện nay, Việt Nam đã sở hữu “Bộ 3 lá chắn biển” kiểu Nga, với 2 tổ hợp khác là 4K51 Rubezh và 4K44B REDUT-M. Do cùng tiêu chuẩn công nghệ Nga nên tổ hợp Bastion có thể dễ dàng liên kết với các tổ hợp trên và chia sẻ số liệu của các phương tiện trinh sát, nâng cao hiệu quả dẫn bắn, kết hợp tạo thành mạng tên lửa phòng thủ bờ đối hạm cực kỳ hiệu quả.
Với tốc độ cao, khả năng bay thấp (cách mặt biển từ 5 m đến 15 m), sẽ không có một hệ thống phòng thủ nào của tàu chiến hiện nay có thể chặn được Yakhont. Việc lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam nắm trong tay các tổ hợp tên lửa tối tân này của Nga đã góp phần bảo vệ vững chắc dải bờ biển phía đông của nước ta.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2vk-viet-nam2_bao-dat-viet_141518908.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu ngầm Kilo Việt Nam được trang bị loại ngư lôi chống ngầm, chống hạm AST 53-65KE{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
2. Ngư lôi chống hạm AST 53-65KE
Loại vũ khí đáng sợ thứ năm của Nga là ngư lôi anti-hydrogen peroxide AST 53-65KE (phiên bản xuất khẩu của AST 53-65K), được chế tạo từ thời Liên Xô. Loại ngư lôi chống hạm này hết sức nguy hiểm đối với các chiến hạm, mà cho tới nay Hoa Kỳ vẫn chưa thể thử nghiệm được phương tiện nào để bảo vệ - bài viết cho biết.
Hiện nay, Việt Nam cũng đang sở hữu loại ngư lôi này để trang bị trên 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 mà Việt Nam đã đặt mua của Nga. Tàu ngầm Kilo 636.1 được thiết kế có 6 ống phóng ngư lôi 533mm ở phía trước, cho phép phóng được tất cả các loại vũ khí tấn công chủ lực, bao gồm ngư lôi chống ngầm, chống hạm và tên lửa hành trình Club-S.
Được biết, tàu ngầm Kilo Việt Nam không sử dụng loại ngư lôi siêu khoang độc đáo VA-111 Shkval như trước đây các trang mạng quân sự nước ngoài đã đưa tin. Thay vào đó, trong năm 2009, Việt Nam đã quyết định đặt mua 2 loại khác của Nga là ngư lôi chống tàu ngầm, chống hạm 53-65 và ngư lôi chống hạm TEST 71.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 17-3-2014, tất cả 3 loại vũ khí chủ lực trên tàu ngầm Kilo này đều đã được Việt Nam đặt mua từ năm 2009 như một phần trong thỏa thuận mua 6 tàu ngầm Kilo dự kiến sẽ trang bị đầy đủ vào năm 2016.
SIPRI đưa ra số liệu là Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 50 quả tên lửa hành trình chống hạm phóng từ tàu ngầm 3M-54 Club, 80 quả ngư lôi chống hạm 53-65 và 80 quả ngư lôi chống hạm/chống ngầm TEST-71. Trong năm 2013, Việt Nam đã tiếp nhận tương ứng là 10, 15 và 15 đơn vị cho mỗi loại vũ khí hiện đại này, sang năm 2014, có thể Việt Nam đã nhận đủ các loại vũ khí này.
AST 53-65 được thiết kế dựa trên loại ngư lôi thế hệ trước thuộc Type 53-61, đường kính 533mm, có khả năng phóng trên các ống phóng lôi tiêu chuẩn của tàu ngầm Nga. Nó được bắt đầu được biên chế trong quân đội Liên Xô từ năm 1965, 2 phiên bản nâng cấp là 53-65K và 53-65M đã được đưa vào sử dụng năm từ năm 1969.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2vk-viet-nam_bao-dat-viet3_141519911.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Cận cảnh ngư lôi chống hạm AST 3-65KE{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện nay, các ngư lôi AST 53-65 đang được trang bị trên hầu như tất cả các loại tàu ngầm của Nga, bao gồm cả lớp Kilo và các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Akula.
Loại ngư lôi này sử dụng động cơ đẩy tua bin với nhiên liệu dầu hỏa trộn hiđrô. Thay vì dò tìm sóng âm chủ động hay thụ động thì loại ngư lôi này được thiết kế để dò tìm sóng chấn động áp lực tạo ra bởi các tàu nổi đang di chuyển trên mặt nước.
Cũng giống với bất kỳ loại ngư lôi dò tìm bằng sóng âm khác nó không phân biệt được đâu là mục tiêu chính trong hạm đội nên sẽ đâm vào bất cứ con tàu nào đang di chuyển gần nhất. Hiện tại chưa có cơ chế đánh lạc hướng loại dò tìm này nên nó rất hữu hiệu khi dùng để tìm và diệt tàu.
Theo số liệu của SIPRI, Ngư lôi AST 53-65 có đường kính 533mm; chiều dài 7,2m; nặng 2.070kg và trang bị đầu nổ nặng tới 300kg. Tuy nhiên, nó chỉ đạt tầm tấn công 12km khi di chuyển ở tốc độ 125km/giờ và 18km khi di chuyển tốc độ 83km/giờ
Còn biến thể 53-65K đạt tới 19km và 53-65M lên đến 22km. Theo SIPRI, biến thể mà Việt Nam mua sẽ là loại ngư lôi Type 53-65K phiên bản chống hạm xuất khẩu. Phiên bản 53-65KE có đầu đạn 307,6kg, tầm phóng lên 20km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m.
Như vậy, hai loại ngư lôi AST 53-65 KE và TEST 71 sẽ kết hợp với loại tên lửa hành trình chống hạm Club-S 3M-54E, có tầm phóng 220km để tạo thành một bộ ba vũ khí tấn công cực mạnh cho các tàu ngầm diesel-điện Kilo 636.1 của Hải quân Việt Nam.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ sợ tiêm kích Su-35 nhất trong 5 loại vũ khí Nga

(Bình luận quân sự) - Trong Top 5 vũ khí Nga đáng ngại nhất đối với Mỹ, tạp chí “The National” xếp tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35 ở vị trí đầu bảng.

Ngày 13-1, tạp chí Mỹ “The National” đã điểm danh 5 loại vũ khí Nga mà Mỹ e sợ nhất, bao gồm: Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-35 Flanker E, tàu ngầm thông thường Project 677 - lớp Lada, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, tên lửa chống hạm P-800 "Oniks" và ngư lôi chống hạm AST 53-65KE.
Tạp chí Mỹ cho biết, Nga đang đẩy mạnh phát triển trang thiết bị quân sự của mình trong bối cảnh mối quan hệ với phương Tây đang ngày càng căng thẳng, và Hoa Kỳ không nên đánh giá thấp một số vũ khí thông thường nhưng mạnh mẽ mà quân đội Nga sở hữu.
Nhà báo Dave Majumdar, chuyên viên về các vấn đề quân sự đã nhận xét trong bài viết trên tờ The National Interestlà Nga có những loại vũ khí thuộc dạng công nghệ đỉnh cao của thế giới và hiện nay Moscow đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngoài tên lửa chống hạm P-800 "Oniks" và ngư lôi chống hạm AST 53-65KE, các loại vũ khí sau là những mối đe dọa hàng đầu đối với Mỹ.
1. Máy bay chiến đấu Su-35 Flanker E
Tờ tạp chí Mỹ nhận định, vị trí hàng đầu trong số các vũ khí Nga phải thuộc về loại máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4++ là Su-35 (theo phân loại của NATO là Flanker-E) do tập đoàn “Sukhoi” sản xuất. Đây là loại tiêm kích được đánh giá là mạnh nhất trong các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 trên thế giới hiện nay.
Một trong những ưu điểm chính của máy bay chiến đấu Nga là sự kết hợp việc mở rộng khả năng đánh chặn tầm cao với vận tốc chớp nhoáng và động cơ độc đáo có sức kéo lớn và độ linh hoạt rất cao.
Những đặc điểm này trong tổng hòa kết cấu với hệ thống điện tử tiên tiến nhất và hệ thống vũ khí đa dạng với khối lượng mang tải lớn làm cho Su-35 trở thành đối thủ cực kỳ nguy hiểm trước các phi cơ chiến đấu của Mỹ - The National Interest đánh giá.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
5loai-vk-nga-my-so-nhat_bao-dv_15943448.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Nga có một số loại trang bị, vũ khí mà Mỹ không thể xem thường{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Su-35 là loại máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng hàng đầu thế giới hiện nay. Trong thử nghiệm bay thử tầm thấp với vận tốc 1400km/h, tầm cao là 2500km/h, độ cao bay tối đa đạt 19km. Chiến đấu cơ này có tầm hoạt động 3.400 km và bán kính chiến đấu 1.200 km (chưa tính tiếp dầu trên không).
So với các loại máy bay thế hệ thứ 4, khoang lái và khoang vũ khí của Su-35 được phủ 2 lớp sơn đặc biệt, 1 lớp có khả năng dẫn diện, 1 lớp hấp thụ sóng radar làm giảm tối đa khả năng bộ lộ trước radar đối phương giúp máy bay có tính năng tàng hình tương đối tốt.
Ngoài ra vòng đời của Su-35 cũng được kéo dài trên thêm gần 2000h so với các máy bay đồng hạng thế hệ thứ 4 (tổng cộng khoảng trên 7000h bay), thời gian phục vụ ít nhất là 30 năm (chưa tính đến khả năng nâng cấp kéo dài tuổi thọ).
Su-35 sử dụng động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó. Hiện các loại động cơ này đang được sử dụng trong nguyên mẫu bay thử của máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50.
Về tính kinh tế, AL-41F có lượng tiêu hao nhiên liệu giảm 8%, chu kỳ bảo dưỡng động cơ cũng tăng từ 1000h lên 4000h. Như vậy, nó có thể sử dụng trong 7000h bay, gần gấp đôi các loại động cơ cũ (4000h), kéo dài thời hạn sử dụng lên tới 10 năm so với các động cơ thế hệ cũ.
Về đặc tính kỹ thuật, lực đẩy của AL-41F-1S đạt 14.500 kg, vượt trội hơn rất nhiều so với AL-31FN (lực đẩy 12.500kg) đang sử dụng trên loại máy bay J-10 của Trung Quốc và cũng nhỉnh hơn AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và sau này là Su-34.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
5loai-vk-nga-my-so-nhat_bao-dv6_15944524.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Kết cấu cực kỳ phức tạp của động cơ phản lực vector AL-41F-1S (117S){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chúng ta cần biết, trong chế tạo động cơ máy bay siêu âm, để lực đẩy tăng lên 1000kg đã là một bước tiến rất dài về công nghệ. Hiện trên thế giới có rất nhiều động cơ đạt mốc 10.000kg nhưng rất ít loại đạt đến tầm thế hệ Al-31F, chứ đừng nói là AL-41F.
Về hệ thống radar, Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động (PESA) IRBIS-E, cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.
Với mô hình thiết kế vừa sục sạo vừa theo dõi, Su-35 có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.
Nó được trang bị 12 điểm treo vũ khí và lượng bom đạn mang theo tối đa là 8 tấn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm trên không, mặt đất và chống hạm.
Ngoài hệ thống tên lửa không đối không chủ lực, Su-35 cũng được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất của Nga, như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar, bom điều khiển chính xác và bom không điều khiển. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 khẩu pháo 30mm.
Đại diện công ty Sukhoi cho biết, trong quá trình nghiên cứu, chế tạo Su-35 họ đã áp dụng rất nhiều công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nên Su-35 được coi là thế hệ 4++, tiệm cận với tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50.
[BCOLOR=#e9e9e9]Ads by Info
Ad Options
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
5loai-vk-nga-my-so-nhat1_bao-dv_15944624.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35 của Nga
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện trên thế giới không có loại máy bay thế hệ thứ 4 nào xứng đáng là đối thủ của Su-35, thậm chí là cả máy bay thế hệ thứ 5 cũng không thể vượt trội được so với nó trong không chiến.
[xtable=bcenter|350x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
2. Tàu ngầm Lada và phiên bản xuất khẩu Amur
Xếp thứ hai trong danh sách là tàu ngầm Lada thuộc Project 677, phiên bản xuất khẩu là "Amur". Tàu ngầm lớp này là phiên bản nâng cấp rất cao của tàu ngầm project 636 lớp Varshavyanka (NATO gọi là lớp Kilo). Hiện đang có rất nhiều nước quan tâm đến phiên bản xuất khẩu Amur-1650 của Nga.
Tàu ngầm Lada được đánh giá là loại tàu ngầm phi hạt nhân mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay, nổi bật về thiết kế thân tàu đặc biệt đảm bảo mức độ tiếng ồn tối thiểu và hệ thống trang bị vũ khí mạnh cùng các thiết bị chuyên dụng mà trên lớp Kilo không có.
Tàu ngầm Lada có kích thước khá khiêm tốn, chỉ dài 66,8m, cao 7,1m với thủy thủ đoàn 34 người, được thiết kế theo kiểu Modul hóa và Serie hóa. Nhà chế tạo có thể căn cứ vào yêu cầu mà lắp ráp thành tàu ngầm với các tải trọng khác nhau như 550 tấn, 750 tấn, 950 tấn, 1.450 tấn, 1.650 tấn và 1.850 tấn.
Trong đó, loại từ 1.650 tấn trở lên có thể lắp thêm khoang chứa tên lửa phóng theo chiều thẳng đứng và hệ thống động lực không phụ thuộc vào không khí (AIP) Kristall-27EP, hoạt động không cần nguồn cấp ô-xy từ bên ngoài, khiến nó ít phải nổi lên lấy dưỡng khí.
Nhờ loại động cơ tiên tiến này, tàu ngầm Lada có thể lặn liên tục dưới nước trong 45 ngày (với tốc độ tối đa khi lặn lên tới 39 km/h), gấp ba lần những tàu ngầm diesel thế hệ trước của Nga, nhờ đó nâng tầm di chuyển khi lặn liên tục của tàu lên tới 1.200 km, vượt hơn tàu ngầm Kilo tới 2 lần.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
5loai-vk-nga-my-so-nhat3_bao-dv_15945178.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu ngầm Lada thuộc Project 677 của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tàu ngầm lớp Lada áp dụng công nghệ vỏ một lớp, giúp giảm lượng giãn nước so với loại tàu ngầm cùng kích thước. Đây là nhân tố hết sức quan trọng, vì nó giúp tàu ngầm trở nên nhỏ hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt là trong tác chiến ở vùng biển nông hoặc tác chiến gần bờ biển.
Với kích thước nhỏ, cùng với việc được phủ một lớp bọc ngoài giảm phản xạ sóng âm hoàn toàn mới có tên” Molniya” (“tia chớp”) và chân vịt xoắn 7 cánh, động cơ AIP giảm tiếng ồn, tàu ngầm Lada có tính năng “tàng hình” tốt hơn Kilo, vốn được NATO mệnh danh là “Lỗ đen” của đại dương.
Trang bị vũ khí cơ bản của Amur-1650 vẫn là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm với cơ số dự trữ 18 quả, có khả năng phóng cả loại ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval, ngưn lôi chống ngầm/chống hạm AST 53-65KE, ngư lôi chống hạm TEST 71. Ngư lôi có thể bắn trong 15 giây và bắn loạt tiếp theo sau hai phút.
Thiết kế cơ bản của Amur-1650 với 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng, có khả năng phóng loạt nhiều tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau, sử dụng tên lửa Novator Club-S phiên bản chống hạm 3M-54E1 hoặc BrahMos, phiên bản tấn công mặt đất 3M-14E...
Tàu ngầm lớp Lada được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại, tự động hóa, thông tin dữ liệu được trao đổi và chia sẻ trong toàn bộ con tàu. Việc này không chỉ giúp rút ngắn thời gian ra mệnh lệnh, mà còn giảm thiểu nhân lực. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống bảo đảm sinh tồn thế hệ mới.
Điểm đặc biệt là tàu ngầm lớp Lada còn được trang bị cảm biến thủy âm loại mảng kéo ở phía đuôi (towed array sonar) rất hiện đại, giúp xóa bỏ vùng mù đối với thiết bị cảm biến thủy âm, tăng khả năng cũng như cự li phát hiện kẻ địch. Loại thiết bị này chỉ có trên tàu ngầm Lada, không được trang bị trên Kilo.
[BCOLOR=#e9e9e9]Ads by Info
Ad Options
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
5loai-vk-nga-my-so-nhat2_bao-dv_15945570.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Phiên bản xuất khẩu Amur-1650 của Nga hiện được rất nhiều nước quan tâm{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
3. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga
Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, để tìm kiếm những đơn đặt hàng mới và vực dậy ảnh hưởng quân sự đang dần suy yếu trên trường quốc tế, Nga đã kết hợp những tính năng ưu việt nhất của 2 loại xe tăng lừng danh dưới thời Xô-viết là T-72 và T-80 để chế tạo ra loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới T-90.
T-90 do phòng thiết kế Kartsev-Venediktov tại Vagonka ở Nizhniy Tagil nghiên cứu, phát triển, được quân đội Nga đưa vào biên chế từ năm 1995. Xe tăng T-90 có những hệ thống điều khiển hỏa lực, phương tiện quan sát, thông tin liên lạc và điều hướng tiên tiến kết hợp với hệ thống bảo vệ hữu hiệu.
Xe tăng T-90 có khối lượng 46,5 tấn, dài 9,53m, rộng 3,78m, cao 2,22m. Điểm đặc biệt của xe tăng T-90 là mật độ phối trí cao, và có kích thước nhỏ nhất so với xe tăng hiện đại thế giới, toàn xe có thể tích bọc thép chỉ 13m3.
Việc thu gọn thể tích bên trong, sử dụng hệ thống nạp đạn tự động và áp dụng một loạt các phát minh mới về kết cấu, làm giảm không gian dư thừa, tăng độ dày của giáp, giúp xe tăng được bảo vệ tốt hơn.
Xét về hệ thống động lực, T-90 được trang bị động cơ V-96 1.100 mã lực cho phép đạt tốc độ 60-65km/h trên đường quốc lộ và 35-45km/h khi hành quân việt dã.
Về tính cơ động, T-90 dù kém hơn về công suất động cơ so với loại xe tăng M1 Abrams của Mỹ, nhưng nhẹ hơn về khối lượng, nên tỉ suất không hề thua kém M1 Abrams. Tuy nhiên, động cơ diesel của T-90 tiết kiệm nhiên liệu hơn nhiều so với động cơ tuốc bin khí của M1 Abrams.
Về vũ khí, xe được trang bị pháo nòng trơn 2А46М-4 125mm kết hợp hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn rất cao. Theo giới thiệu, tốc độ bắn lý thuyết của T-90 khi nạp tự động đạt tới 80 phát/phút. Tháp pháo còn lắp súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm lắp trên giá điều khiển tự động.
[BCOLOR=#e9e9e9]Ads by Info
Ad Options
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
5loai-vk-nga-my-so-nhat4_bao-dv_15946202.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tăng T-90 vừa hành tiến vừa bắn pháo 125mm{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Pháo 125mm có thể bắn nhiều loại đạn gồm: đạn lõm xuyên giáp (HEAT), đạn nổ phá mảnh (HE) và đạn xuyên thép có cánh đuôi (APFSDS). Đặc biệt, pháo 125mm có thể bắn tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Refleks qua nòng.
Đây là đặc tính mà nhiều dòng xe tăng Mỹ và phương Tây đều không có. Với tên lửa 9M119, T-90 có thể tiêu diệt mục tiêu xe tăng, xe bọc thép, trực thăng đổ quân ở cự ly tới 5.000m, độ chính xác rất cao.
Hệ thống kiểm soát bắn bằng máy tính và máy quét laser cùng ống ngắm nhiệt Agave của pháo thủ cho phép T-90 có thể tiêu diệt các mục tiêu di động nhanh trong điều kiện chiến đấu ban đêm.
Hệ thống này bao gồm thiết bị quan sát mọi điều kiện thời tiết, cả đêm lẫn ngày PNK-4S/SR AGAT lắp đặt trên khoang của trưởng xe, có khả năng phát hiện ra các mục tiêu có kích cỡ xe tăng trong tầm khoảng từ 700 đến 1.100m.
Về hệ thống phòng vệ, T-90 là sự kết hợp tuyệt vời giữa các hệ thống phòng thủ chủ động và bị động với vỏ giáp bằng thép đặc biệt pha trộn vật liệu tổng hợp cùng giáp phản ứng nổ (ERA) và hệ thống phòng thủ quang-điện kiểu gây nhiễu TShU-1-7 Shtora-1.
Đây là hệ thống được thiết kể chuyên dùng bảo vệ xe tăng trước các loại đạn, tên lửa chống tăng cá nhân và tên lửa chống tăng trên trực thăng dẫn đường bằng laser, hồng ngoại…, mang đến cho xe tăng T-90 khả năng phòng thủ rất cao trước các loại vũ khí chống tăng.
Có thể nói, T-90 là một sự kết hợp hiếm có các tính năng chiến đấu (hỏa lực, mức độ bảo vệ, tính cơ động và tính thuận tiện trong điều khiển) và kỹ thuật (tính độc lập, tính bảo dưỡng, tính chiến đấu, tính ổn định và tính kinh tế) đạt được hiệu quả chiến đấu cao nhất.
 
23/8/12
1.162
3
38
Huyền thoại hải quân Mỹ sắp được... nghỉ hưu

(Vũ khí) - Tàu frigate lớp Perry sẽ nghỉ hưu và thay thế bằng các tàu chiến cận bờ lớp LCS, tuy nhiên, đây từng là lớp tàu huyền thoại của hải quân Hoa Kỳ

Lễ tiễn đưa chiến hạm Ingraham về hưu
Ngày 12 tháng 11/2014 vừa qua, tại quân cảng Everett, phía Bắc Seattle Hoa Kỳ, người ta đã tổ chức một cái lễ long trọng tiễn đưa con tàu Ingraham thuộc Hạm đội thứ Tư của Hoa Kỳ “về hưu”, sau 25 năm phục vụ.
Trong buổi lễ long trọng, đầy tình cảm đó, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Gates đã phát biểu, nhắc lại những chiến tích của chiến hạm, những đóng góp của một đội ngũ sĩ quan và thủy thủ tuyệt vời mà cách đây vài ngày họ vừa tham gia vào một chiến dịch lùng quét buôn bán ma túy trong vùng Trung và Nam Mỹ, đã tóm gọn một số hàng trị giá hơn 100 triệu USD.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
huyen-thoai-hai-quan-my-sap-duoc...-nghi-huu_17620694.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu chiến USS Ingraham của Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ingraham là con tàu mang tên một thuyền trưởng dũng cảm Mỹ của thế kỷ 19, cũng là con tàu trong một loạt chiếc frigate thuộc lớp Oliver Hazard Perry, mang tên của một thuyền trưởng anh hùng trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ vào năm 1812 mà sau đây ta gọi tắt là lớp Perry.
Tàu frigate thường được dùng cho nhiều tàu chiến với kích cỡ và vai trò khác nhau. Theo gần đây, tàu frigate có thể hiểu là tàu hộ tống, tàu hộ vệ, tương tự như chiếc Gepard-3.9 của mà Việt Nam đang có 2 chiếc. Hoặc được gọi là khinh hạm, tuần phòng hạm.
Sự ra đời của tàu frigate lớp Perry
Vào những năm 1970, nước Mỹ thấy cần thiết phải có một lớp frigate mới thay thế cho những chiến hạm sử dụng hồi Thế Chiến II và lớp tàu những năm 60. Công việc thiết kế được giao cho Xưởng Baith Iron ở Maine kết hợp với Công ty thiết kế tàu Gibbs tại Nữu Ước. Mục tiêu đặt ra là có được những chiến hạm trang bị tên lửa đạn đạo đối không và đối ngầm nhằm hộ tống trên biển khơi các tàu đổ bộ và các đoàn tàu buôn trong một môi trường đầy hiểm họa nổ ra một cuộc chiến tranh với Liên Xô và các nước trong khối Hiệp ước Warsawa.
Các tàu đó cũng trang bị vũ khí có khả năng chống lại tên lửa đối không và đối hạm của những năm 1970 và 1980. Các chiến hạm đó được trang bị để hộ tống và bảo vệ các đội tàu đi theo tàu sân bay, các nhóm tàu đổ bộ, các tổ tàu cung ứng đang trên đường đi và các đoàn tàu buôn.
Các tàu này cũng có thể hoạt động độc lập như thám sát các hoạt động buôn lậu ma túy, thực hiện các chiến thuật can thiệp hàng hải, và thao diễn với hải quân các nước.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
huyen-thoai-hai-quan-my-sap-duoc...-nghi-huu_17621157.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}USS Ingraham tiếp dầu với tàu hậu cần{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thông số kỹ thuật của Frigate lớp Perry:
Lượng chiếm nước: 4.200 tấn đầy tải. Chiều dài theo đường nước 124m, loại vỏ dài 138m, loại vỏ ngắn 136m. Chiều rộng 14m, mớn nước 6,7m.
Thiết bị đẩy tàu: 2 × tua bin khí LM2500-30 của hãng General Electric công suất 41.000 CV (31 MW), qua một trục ra chân vịt biến bước. 2 × tổ máy phụ 350 CV (260 kW) kéo chân vịt mũi thruster chạy điện khi quay trở và cập cầu. Tốc độ trên 29 hải lý/giờ (54km/h). Định biên 176, tầm hoạt động 4.500 hải lý (8.300 km) với tốc độ 20 hải lý/giờ (37km/h).
Các sensor và hệ thống xử lý: Radar: AN/SPS-49, AN/SPS-55, Hệ thống điều khiển hỏa lực Mk92. Sonar: SQS-56, SQR-19 Towed Array. Vũ khí điện tử và mồi nhử: SLQ-32(V)2, Flight III và sidekick, Mark 36 SRBOC, AN/SLQ-25 Nixie.
Vũ khí chính: Một bệ phóng đơn Mk 13 Missile Launcher với kho 40 tên lửa đạn đạo loại SM-1MR đối không và tên lửa Harpoon đối hạm.Từ năm 2003,đã tháo khỏi các chiến hạm Mỹ vì Mỹ ngưng sử dụng tên lửa SM-1
Hệ thống pháo hạm Mk 38 Mod 2 đặt trên nền của bệ phóng MK 13 đã tháo dỡ. Hai ống phóng ngư lôi ba nòng chống ngầm Mark 32 dùng cho ngư lôi Mark 46 hay Mark 50. Một pháo hạm cỡ nòng 76mm/62 của hãng Ý OTO Melara. Một hệ thống vũ khí cận chiến (CIW) Phalanx tức pháo cao tốc tự động, đạn 20 mm
Tám tên lửa siêu thanh AShM Hùng Phong (Hsiung Feng II) hay 4 chiếc HF-2 và 4 chiếc HF-3 cùng với 2 pháo Bofors 40mm/L70 (chỉ dùng trên các tàu Đài Loan)
Máy bay chuyên chở: Hai trực thăng nhiều công dụng thuộc hệ LAMP hỗ trợ tàu chống ngầm (với tàu “vỏ ngắn” là hai chiếc SH-2 Seasprite ,còn “vỏ dài” là hai chiếc SH-60 Sea Hawk).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
huyen-thoai-hai-quan-my-sap-duoc...-nghi-huu_17621380.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu hộ vệ lớp Perry trong đội hình tác chiến của hải quân Hoa Kỳ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cuối cùng là đã có 55 chiếc được đóng tại hai xưởng Todd Shipyard tại Seattle và San Pedro Hoa Kỳ, 51 chiếc dùng cho Hải quân Hoa Kỳ, bốn chiếc dùng cho Hải quânÚc .
Ngoài ra, theo thiết kế này, Đài Loan đóng 8 chiếc (họ gọi là lớp tàu Cheng Kung), Tây Ban Nha sáu chiếc (lớp Santa Maria) và Úc đóng thêm hai chiếc (lớp Adelaide), tất cả dùng cho Hải quân của mỗi nước. Các chiến hạm cũ thuộc lớp này của Hải quân Hoa Kỳ sau đó được bán hay làm quà tặng cho hải quân các nước Bahrain, Ai Cập, Ba Lan, Pakistan, và Thổ Nhĩ Kỳ…
Lớp tàu Perry có hai phương án chiều dài: loại “vỏ ngắn” là 136 mét dùng cho trực thăng SH-2 Seasprite và”vỏ dài” 138 mét dùng cho trực thăng Seahawk SH-60. Sau tàu khu trục lớp Spruance, các frigate lớp Perry là các chiến hạm mặt nước thứ hai của Hải quân Mỹ dùng tua bin khí.
Khác với các tàu chiến khác cùng thời, hệ thống động lực tua bin khí này được tự động hóa hơn hẳn và có thể điều khiển tập trung từ một trung tâm cách xa các tua bin. Cũng có thể điều khiển các tua bin khí đó nhằm thay đổi tốc độ tàu trực tiếp từ buồng lái, thông qua việc kiểm soát nhiên liệu vào tua bin,một kiểu đầu tiên áp dụng cho chiến hạm Mỹ.
Ngoài thiết kế cơ bản, các frigate này còn được bổ sung thêm Hệ thống Dữ liệu Tác chiến Hải quân (Naval Tactical Data System), các trực thăng thuộc hệ thống săn ngầm (LAMPS), và Hệ thống Chuỗi Chiến thuật được Kéo theo ( Tactical Towed Array System viết tắt là TACTAS) làm tăng thêm khả năng chiến đấu rất nhiều lần. Các frigate này rất phù hợp với các vùng ven bờ biển và với hầu hết kịch bản các cuộc hải chiến trên biển.
Những chiến tích đáng ghi nhớ của frigate lớp Perry
Vào những năm 1980, các frigate thuộc lớp Perry đã hai lần nổi danh toàn cầu. Mặc dù nhỏ bé, các con tàu này tỏ ra rất bền bỉ với sức chịu đựng rất lớn. Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, vào ngày 17/05/1987, chiếc USS Stark bị không lực Iraq tấn công. Bị trúng hai tên lửa đối hạm Exocet, ba mươi bảy thủy thủ Mỹ tử nạn, một cú khởi đầu thê thảm của Chiến dịch “Earnest Will” nhằm chuyển đổi cờ quốc tịch các tàu buôn và hộ tống các tàu dầu vượt qua Vịnh Persic và Eo Hormuz.
Chưa đầy một năm sau, vào ngày 14/04/1988, chiếc frigate thứ hai có tên là Samuel B. Roberts trúng thủy lôi Iran khiến tàu gần như chìm hẳn. Không có thiệt mạng nhưng 10 thủy thủ bị thương đã được sơ tán khỏi con tàu. Thủy thủ tàu Roberts đã chiến đấu chống cháy và ngập lụt nhằm cứu tàu trong suốt hai ngày.
Bốn ngày sau , Hải quân Hoa Kỳ đã trả đũa với Chiến dịch “Praying Mantis”, chỉ trong một ngày đã tấn công hai giàn khoan dầu của Iran đã được dùng làm căn cứ cho các cuộc không kích các tàu buôn. Đó cũng là căn cứ để thả thủy lôi làm hư hại tàu Roberts. Cả hai chiếc frigate sau đó được đưa về Mỹ sửa chữa và quay lại phục vụ bình thường.
Chiếc USS Stark ngưng hoạt động vào năm 1999, và tới năm 2006 thì được phá dỡ. Còn chiếc Roberts hiện vẫn đang còn hoạt động và dự định sẽ “về hưu” vào năm 2015 này.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiết lộ sốc, tiêm kích tàng hình F-35 lỗi thời 10 năm

Cập nhật lúc: 13:30 17/01/2015 (GMT+7)
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN

Siêu tiêm kích F-35 Mỹ khó bay nếu nhiên liệu quá ấm
Tiêm kích tàng hình F-35A lại khiến người Mỹ nổi điên

(Kiến Thức) - Một chuyên gia hàng không cho rằng, tiêm kích tàng hình F-35 chưa đi vào hoạt động nhưng đã lỗi thời đến 10 năm.
Chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 đã tiêu tốn của Lầu Năm Góc 400 tỷ USD, nó sẽ được đưa vào hoạt động sau gần 20 năm phát triển và thử nghiệm. Tuy nhiên, ngay khi đưa vào sử dụng, F-35 đã không thể cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho bộ binh như các máy bay hiện có.​
Trớ trêu thay, mặc dù là chương trình tiêm kích mới nhất của Không quân Mỹ nhưng hệ thống cảm biến của tiêm kích tàng hình F-35 lại khá lạc hậu, nó không cung cấp một đánh giá tốt nhất về mục tiêu và không thể truyền video thời gian thực cho bộ binh trên mặt đất.​
F-35 dự định sẽ thay thế cho hầu hết các tiêm kích trong biên chế không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ, bao gồm cả những thiết kế đặc biệt như cường kích A-10 Thunderbolt. Khi điều đó xảy ra, bộ binh có nguy cơ mất đi sự hỗ trợ đường không vốn có.​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
quansuf35kienthuc1_upfn.gif
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}JSF F-35 là chương trình phát triển vũ khí tốn kém nhất từ trước đến nay của Lầu Năm Góc. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Dave Majumdar, một sĩ quan Không quân Mỹ nghiên cứu kỹ về chương trình F-35 nói: “Tại thời điểm đạt được khả năng hoạt động ban đầu, F-35 đã bị lỗi thời khoảng 10 năm. Vũ khí và hệ thống cảm biến của nó không đáp ứng các yêu cầu về một máy bay yểm trợ gần tương tự như các máy bay chiến đấu đa chức năng đang có".​
Vấn đề này xuất phát từ thực tế rằng, công nghệ cảm biến quang-điện tử EOSP của F-35 đã phát triển hơn một thập kỷ trước đây đã trở nên lỗi thời. Về cơ bản EOSP tương tự như các máy ảnh truyền hình độ phân giải cao được sử dụng để nhận dạng hình ảnh và giám sát các mục tiêu trên mặt đất. Hệ thống này cũng có thể đánh dấu mục tiêu cho bom dẫn đường laser.​
Ông Majumdar nói thêm: “Hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện tử là một bước thụt lùi, công nghệ này đã ra đời hơn 10 năm. Nó không được cập nhật các cải tiến công nghệ gần đây, bên cạnh đó còn có một số vấn đề liên quan đến đặc tính bay và khả năng tàng hình trước radar. Tôi nghĩ rằng đó là một trong những lý do gây nên những thất vọng đối với hệ thống điện tử của máy bay mới”.​
Trong khi đó, thật nực cười, những máy bay thế hệ 4 và 4+ đang có của không quân, hải quân và thủy quân lục chiến lại được trang bị hệ thống cảm biến nhắm mục tiêu tiên tiến hơn nhiều so với cảm biến EOSP trên tiêm kích tàng hình F-35.​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
quansuf35kienthuc2_ocem.gif
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ngay khi đi vào hoạt động, tiêm kích F-35 mới nhất của Mỹ đã lỗi thời khoảng 10 năm. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các bộ cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu mới nhất như ATP-SE Sniper của Lockheed Martin hay LITENING-SE của Northrop Grumman có hình ảnh video chất lượng cao hơn nhiều, phạm vi hoạt động của dải hồng ngoại và quang học cũng tốt hơn. Điều quan trọng là những hệ thống này có khả năng truyền video thời gian thực cho bô binh bên dưới, cung cấp thông tin tình báo vô cùng quý giá.​
Cả hai hệ thống trên đều có khả năng chỉ thị mục tiêu bằng laser và hồng ngoại, một tính năng mà EOSP không có được. Tính năng này giúp phi công dễ dàng kiểm soát mặt đất để phối hợp hành động trong các đợt tấn công. Các phi công tin rằng, sự có mặt của tính năng chỉ thị mục tiêu bằng hồng ngoại là một yếu tố cần thiết cho máy bay yểm trợ bộ binh ở tầm gần.​
Quan điểm của các nhà thiết kế cho rằng, việc trang bị tích hợp hệ thống EOSP vào bên trong F-35 nhằm đảm bảo khả năng tàng hình của nó trước radar (các hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu gắn ngoài thường làm giảm khả năng tàng hình của máy bay).​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
quansuf35kienthuc3_rjsc.gif
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tiêm kích F-35 không phải là một vũ khí hiệu quả cho nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh tầm gần như các máy bay đang hoạt động.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ở giai đoạn những năm 1990, khi Lầu Năm Góc giới thiệu chương trình tiêm kích tàng hình F-35, lúc đó hệ thống EOSP được xem là một sự đột phá công nghệ. Tuy nhiên, đã 14 năm trôi qua kể từ khi hợp đồng giữa Lầu Năm Góc và Lockheed Martin được ký kết. Trong thời gian qua, EOSP đã lỗi thời ít nhất 2 thế hệ, nói cách khác, máy ảnh của nó không có độ phân giải tương đương với các hệ thống hiện hành.​
Các máy bay chiến đấu của Mỹ đang hoạt động có hệ thống nhắm mục tiêu tốt hơn nhiều so với F-35. Điều đó có nghĩa là các phi công F-35 sẽ không nhìn thấy chiến trường mặt đất một cách hiệu quả như các máy bay chiến đấu hiện nay.​
Sự vắng mặt của hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại là một vấn đề lớn. Các máy bay tấn công mặt đất hiện nay như A-10, F-15E và F/A-18, các phi công đều sử dụng cảm biến hồng ngoại để tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu. Trong trường hợp các lực lượng mặt đất tiếp cận đến khu vực mục tiêu, các phi công có thể sử dụng cảm biến hồng ngoại để cảnh báo khi đối phương xuất hiện thông qua liên kết thời gian thực. Nhưng F-35 không thực hiện được điều này.​
Đại diện nhà sản xuất Lockheed Martin đã không thể trả lời những câu hỏi liên quan đến hệ thống cảm biến của F-35 trong một cuộc họp báo gần đây. Chương trình F-35 cũng không có một kế hoạch về một giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Nếu có thêm thời gian để đầu tư cho hệ thống EOSP đó có thể là một giải pháp khả thi.​
Tuy vậy, điều đó sẽ làm tăng chi phí thêm 5 triệu USD trên mỗi chiếc F-35. Các nhà phân tích quân sự cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ các nhà sản xuất cố tình tạo ra một hệ thống mà cần phải tốn khá nhiều tiền để hiện đại hóa nó. Kết quả là khi đi vào hoạt động, F-35 sẽ có hiệu suất kém hơn so với các máy bay đang hoạt động.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Pháo tự hành chủ lực của Nga - Mỹ, ai mạnh hơn?

Ly Vy | 20/01/2015 13:30



paladin-firing-1421681715463-508-675-938-1519-crop-1421681958960.jpg

Chia sẻ:
2S19 MSTA-S và M109A6 Paladin là lựu pháo tự hành chủ lực của hai cường quốc quân sự Nga, Mỹ. Với uy lực của mình, chúng được coi là cơn ác mộng của đối phương trên chiến trường.

Mới đây, các chuyên gia quân sự của Nga đã có bài phân tích so sánh khá chi tiết về ưu nhược điểm của hai loại pháo tự hành này.​
Về thiết kế
Lựu pháo tự hành 2S19 MSTA-SM109A6 Paladin không có quá nhiều khác biệt, chúng đều có chung nhiệm vụ và cỡ nòng cũng gần tương đương nhau.​
Cả hai khẩu pháo đều được đặt trên khung gầm xe bánh xích, 2S19 MSTA-S sử dụng khung xe tăng T-80 (nhưng lắp động cơ của T-72) giúp đạt được tốc độ tối đa 60 km/h, tầm hoạt động 500 km.​
phao-tu-hanh-chu-luc-cua-nga-my-ai-manh-hon.jpg

Lựu pháo tự hành 2S19 MSTA-S​
Trong khi đó, khung gầm bánh xích của pháo tự hành M109A6 Paladin trang bị 2 động cơ diesel 440 mã lực, cho tốc độ tối đa 65 km/h, tầm hoạt động 350 km.​
phao-tu-hanh-chu-luc-cua-nga-my-ai-manh-hon.jpg

Lựu pháo tự hành M109A6 Paladin​
Về tính năng kỹ chiến thuật
BÀI LIÊN QUAN
2S19 MSTA-S sử dụng pháo 2A64 cỡ nòng 152 mm với hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn tối đa đạt 8 phát/phút, còn M109A6 Paladin trang bị pháo M284 155 mm và hệ thống nạp đạn bán tự động, tốc độ bắn tối đa chỉ được 4 phát/phút.​
Cả hai loại pháo tự hành này đều bắn được nhiều loại đạn khác nhau, kể cả đạn thông minh.​
2S19 MSTA-S có thể bắn đạn pháo Krasnopol dẫn đường bằng laser với tầm bắn từ 3 - 20 km, đặc biệt còn có thể bắn đạn gây nhiễu 3RB30 làm tê liệt hệ thống thông tin của đối phương.​
Loại đạn mạnh nhất của M109A6 Paladin là XM982 Excalibur dẫn đường bằng GPS, tầm bắn tối đa lên đến 40 km, sai số vòng tròn 10 m.​
phao-tu-hanh-chu-luc-cua-nga-my-ai-manh-hon.jpg

Mô hình lựu pháo tự hành MSTA-S và Paladin​
Cả hai loại pháo tự hành trên đều chứa đạn trong tháp pháo, tuy nhiên do kích thước lớn hơn nên MSTA-S chứa được 50 quả đạn trong khi Paladin chứa được 39 viên.​
Hệ thống nạp đạn của MSTA-S cũng tốt hơn Paladin, các ray chứa đạn của 2S19 chứa được nhiều loại đạn khác nhau và thiết bị nạp cho phép tự động lựa chọn chủng loại và số lượng đạn cần sử dụng.​
Sau khi khai hỏa, thiết bị sẽ tự động đẩy vỏ đạn ra bên ngoài ngay lập tức nhằm tránh lượng khói thuốc tồn dư trong tháp pháo.​
Ngoài pháo chính thì cả MSTA-S và Paladin đều được trang bị thêm súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7 mm (hoặc súng phóng lựu tự động cỡ nòng 40 mm trên một số khẩu pháo Paladin).​
Lớp giáp của hai loại pháo tự hành trên đều có thể chống lại các loại đạn bộ binh cỡ nhỏ, mảnh văng và bảo vệ kíp lái 5 người trước các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.​
Kết luận
Lựu pháo tự hành 2S19 MSTA-S và M109A6 Paladin không có quá nhiều sự khác biệt về thiết kế cũng như tính năng kỹ chiến thuật.​
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự đánh giá 2S19 có hỏa lực vượt trội khi có thể bắn loạt 6 đạn vào cùng một mục tiêu theo những quỹ đạo bay khác nhau để các viên đạn chạm đích gần như cùng một lúc.​
Ngoài ra, đạn pháo Krasnopol được đánh giá có độ chính xác cao hơn, sức công phá lớn hơn và chi phí thấp hơn so với đạn Excalibur
 
23/8/12
1.162
3
38
4 vũ khí "khủng" một thời Mỹ cần sớm tống ra bãi rác

Nhật Minh | 19/01/2015 11:28



1-800px-aim-120-amraam-1421601254577-72-0-481-800-crop-1421628061551.jpg

Chia sẻ:
Nhà báo quốc phòng Dave Majumdar đã liệt kê 4 loại vũ khí mà Mỹ cần sớm loại bỏ, do chúng không còn cần thiết hoặc đòi hỏi kinh phí duy trì tốn kém.

Dưới đây là nội dung bài viết của Dave Majumdar được đăng tải trên tạp chí National Interest (Mỹ):
Bên cạnh một số vũ khí “hiện đại nhất Trái Đất” mà Mỹ lấy làm kiêu hãnh thì trong kho vũ khí của cường quốc này, vẫn còn nhiều hệ thống đã đi qua “thời kỳ hoàng kim” của chúng.
Một số loại vũ khí cũ vẫn tỏ ra rất hữu dụng, như máy bay ném bom kỳ cựu B-52 và cường kích A-10 Warthog. Chúng đã rất nhiều lần tiếp tục chứng minh được giá trị của mình.
Tuy nhiên, có những hệ thống vũ khí khác không còn được như kỳ vọng.
Chúng có thể rất có giá trị trong quá khứ nhưng giờ đây đã không còn cần thiết hoặc đòi hỏi kinh phí duy trì tốn kém trong bối cảnh ngân sách eo hẹp.
Sau đây là 4 hệ thống vũ khí mà Mỹ nên loại bỏ:
1. Tên lửa liên lục địa LGM-30G Minuteman III
Được đưa vào phục vụ từ những năm 1960, các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-30G Minuteman đã tạo thành thành phần mặt đất trong lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Mỹ.
Minuteman III là phiên bản cuối cùng của dòng tên lửa Minuteman vẫn còn hoạt động. Đây cũng là ICBM trên bộ duy nhất hiện có trong biên chế quân đội Mỹ.
Mẫu tên lửa LGM-118 Peacekeeper ra đời muộn hơn và có nhiều khả năng hơn nhưng đã bị loại biên từ lâu.
Thậm chí sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991 và Chiến tranh Lạnh kết thúc, Minuteman III vẫn được duy trì để đề phòng Thế chiến III.
Mặc dù đã được nâng cấp nhiều lần nhưng các ICBM này đã “già cỗi” và đòi hỏi chi phí duy trì ngày càng tốn kém.
Bên cạnh đó, Không quân Mỹ, lực lượng được giao trọng trách duy trì chúng, cũng không làm tốt trách nhiệm của mình.
Nhiều sĩ quan đã bị phát hiện gian lận trong các kỳ kiểm tra trình độ và lạm dụng cấp dưới.
4-vu-khi-khung-mot-thoi-my-can-som-tong-ra-bai-rac.jpg

Tên lửa đạn đạo Minuteman III rời bệ phóng. Ảnh: Airforce Technology​
Trong tương lai, các ICBM Minuteman III cần được thay thế, chi phí của việc này có thể lên tới hàng tỷ USD.
Tuy nhiên, Mỹ có thực sự cần bộ ba hạt nhân? Nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân rất nhỏ, liệu có đáng để Mỹ tiêu tốn hàng tỷ USD duy trì lực lượng ICBM trên bộ?
Đây là câu hỏi mà các nhà hoạch định chính sách cần trả lời trước khi rót khoản tiền thuế khổng lồ của người dân vào hệ thống vũ khí này.
Phần lớn các ý kiến cho rằng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Hải quân Mỹ có khả năng sống sót cao hơn.
Một số tin rằng tập trung cho năng lực răn đe trên biển sẽ có lợi hơn đối với người dân Mỹ và số tiền nộp thuế của họ.
2. Boeing F/A-18A/B/C/D Hornet
Boeing F/A-18 Hornet vốn là mẫu máy bay chiến đấu tuyệt vời để thay thế các máy bay LTV A-7 Corsair II và McDonnell Douglas F-4 Phantom II của Hải quân Mỹ.
Nó cũng là sự bổ sung hoàn hảo cho các máy bay Grumman F-14 Tomcat.
Mặc dù hiện nay, Hornet vẫn là mẫu máy bay tốt đang tiếp tục phục vụ trong Hải quân Mỹ nhưng không thể phủ nhận thực tế là chúng đã già cỗi.
Hải quân Mỹ đã phải liên tục kéo dài tuổi thọ cho các máy bay Hornet, từ 6.000 giờ bay ban đầu lên tới 10.000 giờ bay trong một số trường hợp.
4-vu-khi-khung-mot-thoi-my-can-som-tong-ra-bai-rac.jpg

Hai chiếc F/A-18E Super Hornet bay tuần tra trên bầu trời Afghanistan năm 2008. Dave Majumdar cho rằng Hải quân Mỹ nên đầu tư mua thêm các máy bay này, thay vì giữ lại những chiếc Hornet đời cũ. Ảnh: Wiki​
Việc kéo dài tuổi thọ cho các máy bay Hornet rất tốn kém và khó khăn, khó hơn rất nhiều so với Hải quân Mỹ và Tập đoàn Boeing có thể tưởng tượng.
Thêm vào đó, Mỹ lại đang thiếu những nhân viên kỹ thuật có thể đảm nhận công việc này, dẫn đến tình trạng tồn đọng một lượng lớn các máy bay Hornet cần sửa chữa.
Ngoài ra, những máy bay được tăng cường tuổi thọ này ngày càng khó duy trì và tốn kém. Nhiều ý kiến cho rằng chúng không đáng để quân đội Mỹ lãng phí thời gian và tiền bạc như vậy.
Thay vào đó, Hải quân và hơn hết là Quốc hội Mỹ nên cân nhắc đầu tư mua thêm các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet.
Chúng có kích cỡ lớn hơn và có nhiều khả năng hơn, phù hợp để thay thế phi đội Hornet cũ.
3. Tên lửa không đối không Raytheon AIM-120
Raytheon AIM-120 từng là loại tên lửa không đối không tiên tiến nhất khi nó được giới thiệu vào đầu những năm 1990 khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
So với “người tiền nhiệm” AIM-7 Sparrow, AIM-120 đã được cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, các đối thủ của Mỹ đã học được cách đánh bại các tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM).
4-vu-khi-khung-mot-thoi-my-can-som-tong-ra-bai-rac.jpg

Tên lửa AIM-120. Ảnh: Raytheon​
Thách thức lớn nhất với AIM-120 hiện nay là công nghệ gây nhiễu mới, gọi là công nghệ ghi nhớ tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số (DRFM), trang bị trên các máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga như Sukhoi Su-35S.
Các phi công Mỹ cho rằng họ có thể phải sử dụng nhiều tên lửa để tiêu diệt 1 mục tiêu.
Một phi công Mỹ nói với tạp chí National Interest.
"Đôi khi, 6 tên lửa AIM-120 trên tiêm kích F-22 vẫn là không đủ. Tỷ lệ tiêu diệt của những tên lửa này khá thấp khi phải đối phó với các máy bay chiến đấu thế hệ 4 trang bị công nghệ DRFM".
Các tên lửa AIM-120 AMRAAM cần được thay thế sớm. Mỹ có lợi thế khi sở hữu những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, tuy nhiên, sẽ là vấn đề lớn nếu vũ khí của chúng không thể bắn trúng mục tiêu.
4. Súng trường M-16
Lục quân Mỹ thừa biết rằng M-16 là kém hiệu quả từ thời Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục giữ M-16 và các biến thể của nó trong biên chế.
Nhược điểm cố hữu của M16 đến nay vẫn chưa khắc phục được triệt để nằm ở bộ phận trích khí.
Cơ cấu trích khí của M16 tương đối yếu do phải đi qua một ống dẫn khí nhỏ tương đối dài, áp suất lên chậm.
4-vu-khi-khung-mot-thoi-my-can-som-tong-ra-bai-rac.jpg

Các biến thể khác nhau của M16. Ảnh: Army Recognition​
M16 còn rất nhạy cảm với bụi bẩn trong điều kiện chiến trường khắc nghiệt.
Các chi tiết bên trong của súng có độ chính xác cao và độ rơ rất thấp, do đó chỉ cần bám bẩn và không vệ sinh kịp thời là súng rất dễ kẹt đạn.
M-16 cần được thay thế bằng một loại súng mới, nhưng Lục quân Mỹ khó lòng thay thế chúng do vấn đề chi phí.
Những loại súng khác như Heckler & Koch HK416 rất đắt đỏ và họ thà đầu tư số tiền này cho những ưu tiên khác.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo quốc phòng Dave Majumdar, từng cộng tác với Viện Hải quân Mỹ, tờ Aviation Week và The Daily Beast.
 
23/8/12
1.162
3
38
Phát triển tên lửa đạn đạo, Mỹ kém xa Trung Quốc?

Cập nhật lúc: 08:59 26/01/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc thử siêu tên lửa DF-41 mang nhiều đầu đạn
Hoàn Cầu: sức mạnh quân sự Trung Quốc bị phóng đại

(Kiến Thức) - Trung Quốc chỉ mất 5 năm để phát triển tên lửa đạn đạo DF-41, trong khi đó Mỹ phải mất tới 12 năm cho UGM-133 Trident II.
Theo tờ Want China Times cho biết, Trung Quốc chỉ mất 5 năm để có thể phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41, với tầm bắn đủ thực hiện một vụ tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân lên toàn bộ nước Mỹ.​
Quân đội Trung Quốc chỉ tốn khoảng 1,1 tỷ USD để thiết kế và phát triển DF-41, có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân và tấn công các mục tiêu khác nhau trong cùng một lúc. Với ngân sách quốc phòng đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, Trung Quốc đang thể hiện mình là một cường quốc quân sự trên thế giới. Nhất là thông qua chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa đầy khôn ngoan của nước này.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
phat-trien-ten-lua-dan-dao-my-kem-xa-trung-quoc.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trung Quốc đang muốn sử dụng các tên lửa đạn đạo liên lục địa để thu hẹp khoảng cách về mặt quân sự với Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong năm 2009, Trung Quốc mới bắt đầu phát triển chương trình tên lửa có tên gọi là Project 41H tiền thân của DF-41. Sau hơn 5 năm nghiên cứu và phát triển, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo DF-41 vào năm 2014 với tầm bắn tối đa lên tới 15.000km và đủ khả năng "san bằng" khu vực Bắc Mỹ.​
Trong khi đó, Quân đội Mỹ đã mất hơn 12 năm và phải chi 16 tỷ USD để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa UGM-133 Trident II có thể được triển khai từ các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của nước này với khả năng tương đương như DF-41.​
Trung Quốc đã dành phần lớn nguồn lực quốc phòng của nước này để phát triển các chương trình tên lửa chiến lược và chiến thuật, nhằm tạo thế cân bằng quân sự với Mỹ trong khi các loại vũ khí thông thường của họ thường không tốt như quảng cáo.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Với Mỹ, đâu là vũ khí nguy hiểm nhất của Trung Quốc?

Vy Lam | 25/01/2015 19:42



avar-1422179994442-107-0-630-1024-crop-1422180014618.jpg

Tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 của Trung Quốc

Chia sẻ:
Theo phó GS Goldstein, TQ đã đầu tư nguồn lực khổng lồ để phát triển tên lửa hành trình chống tàu trong 30 năm qua, nhằm chuẩn bị cho 1 cuộc xung đột tiềm năng ngoài khơi nước này.

Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), phó giáo sư Lyle J. Goldstein tại Đại học US Naval War College nhận định:
Các tên lửa hành trình chống tàu như YJ-83 của Trung Quốc sẽ tạo ra mối đe dọa lớn đối với Mỹ và các đối tác an ninh của Washington tại Tây Thái Bình Dương.
Goldstein cho rằng, kết quả của cuộc chiến tranh Falkland năm 1982 có thể đã khác nếu Argentina sở hữu từ 50 – 100 tên lửa hành trình chống tàu Exocet.
Khi đó, Argentina đã thua do chỉ có 5 tên lửa Exocet.
Còn Trung Quốc đã đầu tư những nguồn lực khổng lồ để phát triển tên lửa hành trình chống tàu trong 30 năm qua, nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm năng ngoài khơi nước này.
BÀI LIÊN QUAN
Theo Goldstein, nhờ được trang bị những radar tinh vi và các biện pháp đối kháng điện tử, phi đội máy bay cất cánh từ mặt đất của Hải quân Trung Quốc (PLAN) tạo ra mối đe dọa lớn đối với sự ổn định trong khu vực.​
Thêm vào đó, PLAN còn có khả năng triển khai học thuyết “không – hải chiến” với những nét đặc trưng của Trung Quốc.​
Sự xuất hiện của 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 do Nga chế tạo và chuyển giao năm 2004 đã lần đầu tiên mang lại cho Bắc Kinh một chiến lược “không – hải chiến” đáng tin cậy.​
voi-my-dau-la-vu-khi-nguy-hiem-nhat-cua-trung-quoc.jpg

Máy bay JF-17 được trang bị 2 tên lửa hành trình chống hạm YJ-83​
Trong khi đó, các máy bay ném bom chiến lược H-6 và chiến thuật JH-7 tạo nền tảng cho lực lượng tấn công chiến thuật của Hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Goldstein, hệ thống vũ khí nguy hiểm nhất của Trung Quốc là các tên lửa hành trình chống tàu như YJ-83.
Dẫn kết quả một cuộc khảo sát từ ấn bản tháng 10/2014 của tạp chí quốc phòng Shipborne Weapons, Goldstein cho biết YJ-83 vượt trội hơn các tên lửa siêu âm Kh-31 do Nga sản xuất trong một số trường hợp, xét theo hiệu quả tác chiến, dù YJ-83 là tên lửa cận âm.
voi-my-dau-la-vu-khi-nguy-hiem-nhat-cua-trung-quoc.jpg

Hình ảnh được cho là tên lửa YJ-12 trên máy bay ném bom chiến lược H-6G của Trung Quốc.​
Cũng theo Goldstein, do là tên lửa hành trình chống tàu thế hệ thứ nhất của Trung Quốc nên YJ-83 không đủ khả năng để cho phép Hải quân Trung Quốc đánh bại các lực lượng Mỹ và Nhật.
Hiện tại, 2 loại tên lửa hành trình chống tàu thế hệ hai đang được Trung Quốc phát triển. Đó là tên lửa hành trình siêu âm YJ-12 và tên lửa hành trình chống tàu cận câm YJ-100.
Cả 2 loại đều được thiết kế để đánh bại nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ sẽ thế nào nếu Trung Quốc sở hữu tên lửa Kh-55?

26/01/2015 21:00



1-my-se-the-nao-neu-trung-quoc-so-huu-ten-lua-x55-261515812-1422265145286-0-0-245-480-crop-1422265183075.jpg

Chia sẻ:
Dù Ukraine đã phủ nhận thông tin bán công nghệ sản xuất tên lửa Kh-55 cho Trung Quốc nhưng như vậy vẫn chưa đủ để Mỹ cảm thấy yên tâm.

Ukraine đã lên tiếng phủ nhận thông tin được một số trang quốc phòng đăng tải cho rằng Trung Quốc đang tiến hành đàm phán mua lại công nghệ sản xuất tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân Kh-55 của nước này, hãng tin Interfax (Nga) cho biết.​
Tuy nhiên, lời khẳng định của Kiev vẫn chưa đủ đảm bảo khiến Mỹ và đồng minh tại Đông Bắc Á cảm thấy yên tâm.​
Sự lo lắng của Mỹ là hoàn toàn có cơ sở bởi từ trước đến nay, hầu hết các phi vụ mua sắm những vũ khí chiến lược từ nước ngoài của Trung Quốc đều được thông tin theo kiểu "nói một đằng làm một nẻo", Interfax dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết.​
Vì vậy, nếu Trung Quốc sở hữu tên lửa Kh-55 và công nghệ sản xuất chúng thì Mỹ và đồng minh trong khu vực có lý do để lo lắng bởi sức mạnh của loại tên lửa này.​
my-se-the-nao-neu-trung-quoc-so-huu-ten-lua-kh55.jpg

Máy bay Tu-160 phóng tên lửa Kh-55​
Tên lửa Kh-55 (NATO định danh là AS-15 Kent) là tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược thế hệ thứ 3 do Liên Xô phát triển.​
BÀI LIÊN QUAN
Năm 1978, Nga bắt đầu cho sản xuất Kh-55 tại Khu liên hợp công nghiệp hàng không Kharkov, đến cuối năm 1980 thì bắt đầu chuyển giao những sản phẩm đầu tiên cho bên đặt hàng.​
Kh-55 có thiết kế khí động học tương tự như tên lửa hành trình nổi tiếng Tomahawk của Mỹ với thân hình trụ, 2 cánh ổn định sẽ bật ra sau khi phóng.​
Tên lửa có chiều dài 6,04m, đường kính thân 0,514m, sải cánh 3m, trọng lượng phóng 1,21 tấn, trang bị đầu đạn thông thường nặng 400kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 250 kiloton.​
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính, cập nhật thông số về mục tiêu thông qua liên kết dữ liệu.​
Ở pha cuối, tên lửa có thể sử dụng radar chủ động để tìm kiếm mục tiêu và tấn công hoặc sử dụng cảm biến hình ảnh theo công nghệ so sánh hình ảnh tương phản về khu vực mục tiêu được lưu trong bộ nhớ của tên lửa.​
Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa tấn công mục tiêu với độ chính xác khá cao, tầm bắn của Kh-55 trên 3.000km.​
Tên lửa Kh-55 được thiết kế để phóng từ các loại máy bay ném bom chiến lược của Nga như: Tu-95MS, Tu-22, Tu-160.​
Tên lửa được trang bị một máy tính kỹ thuật số sử dụng bộ lọc dữ liệu Kalman với một bản đồ kỹ thuật số, radar đo độ cao các bộ phận cấu thành này cho phép tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng kiểu TERCOM (men theo địa hình).​
Ở pha cuối, tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số DSMAC cùng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS.​
Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa có độ chính xác rất cao, CEP của Kh-55 dưới 15m, khả năng này tương đương với Tomahawk của Mỹ trong khi tầm bắn vượt xa hơn nhiều và trở thành loại tên lửa phóng trên không có tầm bắn xa nhất thế giới.​
Với sức mạnh của Kh-55, khi dòng tên lửa này được kết hợp máy bay ném bom hạng nặng H-6K của Không quân Trung Quốc thì Bắc Kinh hoàn toàn có thể đe dọa đến nhiều khu vực chiến lược của Mỹ và đồng minh.​
Cụ thể, H-6K được cải tiến từ máy bay ném bom H-6 có phạm vi tác chiến có thể đạt được chuỗi đảo thứ hai.​
Theo các tài liệu quân sự thì bán kính chiến đấu của H-6K của khoảng 3.500 km, với bán kính này khi mang tên lửa hành trình chiến lược Kh-55, mục tiêu chiến lược của nó đạt được khoảng 6.000 km.​
Vì vậy, H-6K có thể thực hiện cuộc tấn công sâu, ở vùng biển xung quanh Trung Quốc, có thể vượt xa đảo Okinawa, tấn công sâu vào Guam.​
Thậm chí có thể đe dọa đến đảo Hawaii của Mỹ và sẽ là một trở ngại đáng kể cho hệ thống phóng thủ tên lửa của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.