Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Sự thật gây sốc nặng về vũ khí laser của Mỹ

Cập nhật lúc: 13:30 04/01/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc: khói bụi ô nhiễm vô hiệu hóa vũ khí laser Mỹ
Mỹ đem vũ khí laser “ra uy” với Iran tại vùng Vịnh

(Kiến Thức) - Ít ai ngờ rằng, vũ khí laser tối tân của Mỹ ngày nay lại là sản phẩm dựa trên thiết kế của Hải quân Liên xô.
Tờ RIR trích dẫn thông báo chính thức từ Hải quân Mỹ cho hay, Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí laser đầu tiên của mình trên vùng biển thuộc vùng Vịnh Péc Xích. Hệ thống vũ khí này được triển khai trên tàu đổ bộ USS Ponce còn được biết tới như soái hạm của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ đang hoạt động tại khu vực vùng Vịnh.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su-that-gay-soc-nang-ve-vu-khi-laser-cua-my.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong ảnh hệ thống vũ khí laser Hải quân Mỹ thử nghiệm trên tàu đổ bộ USS Ponce cuối năm 2014. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong thử nghiệm lần này, hệ thống vũ khí laser đã được thử nghiệm tiêu diệt các mục tiêu giả định trên biển và cả trên không, kết quả đạt được khá tốt khi hạ gục tất cả mục tiêu ngay trong lần bắn đầu tiên. Sau thành công trong đợt thử nghiệm này, Hải quân Mỹ đã quyết định sẽ tiếp tục thử nghiệm đánh giá với hệ thống vũ khí laser 100-150 kilowatt trên hạm trong năm 2016 và 2017.​
Biến thể vũ khí laser được Hải quân Mỹ thử nghiệm trong tháng 11 chỉ đạt công suất 30 kilowatt và không có khả năng tấn công các mục tiêu tầm xa, nhưng lại đánh chặn khá hiệu quả đối với các mục tiêu tầm trung và ngắn. Nó có thể dễ dàng vô hiệu quá mục tiêu trên biển và cả trên không của đối phương chỉ với một lần bắn duy nhất. Tuy nhiên, có một sự thất khiến nhiều người giật mình, là hệ thống vũ khí laser Mỹ lại có nguồn gốc từ Liên Xô.​
Siêu vũ khí laser trên tàu phế liệu
Vào năm 1995, sau khi một phần của Hạm đội Biển Đen được chia cho Ukraine, nước này đã bán lại cho Mỹ một tàu hậu cần của Hải quân Liên Xô trước đây có tên là Dickso với giá bán phế liệu. Ngay sau khi sở hữu con tàu trên người Mỹ đã tìm thấy thứ "quý hơn vàng", theo đó trên tàu Dickso vẫn còn lưu giữ một máy phát có công suất 35MW và cùng nhiều thiết bị đặc biệt khác. Dựa trên những thiết bị thu được các chuyên gia của Hải quân Mỹ khi đó đã kết luận rằng đây là rất có thể là một phần sót lại của hệ thống vũ khí laser do Liên Xô chế tạo trước đây.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su-that-gay-soc-nang-ve-vu-khi-laser-cua-my-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu chở dầu Dickson khi còn hoạt động ở Hạm đội Biển Đen.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cả Mỹ và Liên Xô đều bắt đầu nghiên cứu khả năng sử dụng công nghệ laser trong lĩnh vực quân sự từ những năm 1960, Liên Xô cũng là quốc gia đi đầu trong việc phát triển hệ thống vũ khí này với nguyên mẫu vũ khí laser đầu tiên trên tàu chở dầu Dickson.​
Vào thời điểm đó, các kỹ sư Liên Xô đã phải sử dụng một máy phát có công suất ít nhất là 50MW mới có thể cung cấp đủ năng lượng cho một hệ thống vũ khí laser và để làm được điều này Liên Xô đã kết hợp một số thiết bị trên máy bay chở khách TU-154 với động cơ diesel trên tàu Dickson nhằm đạt được công suất cần thiết cho toàn bộ hệ thống.​
Hệ thống vũ khí laser của Liên Xô cũng được tiến hành thử nghiệm toàn diện trong thời gian đó, với việc bắn hạ thành công các mục tiêu trên biển và thậm chí là với cả các mục tiêu có tốc độ bay cực nhanh như tên lửa.​
Đề án vũ khí laser của Liên Xô thành công tới mức các tướng lĩnh Hải quân Liên Xô lúc đó đã yêu cầu trang bị ngay lập tức mẫu vũ khí tương lai này lên tàu sân bay lớp Kiev. Tuy nhiên, giấc mơ trên của Hải quân Liên Xô đã sớm bị dập tắt ngay trong quá trình thử nghiệm mẫu vũ khí laser này trên tàu sân bay.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su-that-gay-soc-nang-ve-vu-khi-laser-cua-my-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ngay bản thân tàu sân bay lớp Kiev cũng không thể đủ khả năng duy trì một hệ thống vũ khí laser đi kèm, do thiếu nguồn cung về năng lượng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các kỹ sư Liên Xô đã phải thốt lên rằng, hệ thống vũ khí laser này là cỗ máy hút năng lượng vô hạn khi mà toàn bộ nguồn năng lượng trên một tàu sân bay lớp Kiev chỉ đủ cho hai lần bắn duy nhất. Và điều này không thể bù đắp được hiệu quả nó mà nó mang lại.​
Theo phân tích của các kỹ sư Liên Xô khi đó cho biết, một tàu sân bay lớp Kiev được trang bị một vũ khí laser chỉ có thể hoạt động tối đa trong 5 phút, tiếp theo sau đó là toàn nguồn năng lượng và hệ thống điện trên tàu sẽ bị vô hiệu hóa. Và nó sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu lý tưởng trên biển cho các loại tên lửa của đối phương.​
Dickson không phải dự án phát triển vũ khí laser duy nhất mà Liên Xô từng triển khai, tiếp sau Dickson Liên Xô tiếp tục phát triển một hệ thống vũ khí laser khác có tên là Scythe. Nó có thiết kế cơ bản bao gồm một pháo laser và một nguồn cung cấp năng lượng riêng biệt và theo dự kiến sẽ được đưa ra thử nghiệm chính thức vào năm 1987.​
Tuy nhiên, Mikhail Gorbachev – lãnh đạo Liên Xô lúc đó lại tuyên bố rằng, Liên Xô sẽ dứt khoát không tham gia bất cứ cuộc chạy đua vũ khí không gian nào, điều này dẫn tới dấu chấm hết cho toàn bộ chương trình phát triển vũ khí laser của Liên Xô khi đó.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su-that-gay-soc-nang-ve-vu-khi-laser-cua-my-hinh-4.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Cả Liên Xô và Nga đều từng phát triển khá nhiều dự án vũ khí laser nhưng tất cả đều dở dang. Trong ảnh là pháo laser 1K17 Szhatiye.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Phân loại đầy đủ ?
Mặc dù Liên Xô phát triển khá nhiều chương trình vũ khí Laser từ những năm 1960, nhưng cho đến nay thông tin về các dự án này đều còn khá sơ sài và chỉ được công bố một phần. Và có rất ít các chương trình phát triển vũ khí laser của Liên Xô được công khai trong giai đoạn phát triển cũng như thử nghiệm chính thức.​
Cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga – Tướng Yury Baluyevsky trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết rằng, sự phát triển vượt bậc về mặt công nghệ quân sự của Liên Xô trước đây đã giúp nước Nga​
Tuy nhiên, theo Giáo sư kỹ thuật quân sự người Nga - Vadim Kozyulin cho biết rằng, có một vấn đề cố hữu mà mọi vũ khí laser đều vướng phải là nguồn cung cấp năng lượng. Vấn đề cốt lõi là phải tạo ra một nguồn năng đủ lớn để một hệ thống vũ khí laser có thể bắn không chỉ một mà hàng trăm phát.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su-that-gay-soc-nang-ve-vu-khi-laser-cua-my-hinh-5.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tổ hợp vũ khí laser có công suất 50kW do tập đoàn Rheinmetall chế tạo.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hơn nữa vũ khí laser chỉ có thể được sử dụng trong điều kiện thời tiết nhất định và nó hoàn toàn không hiệu quả trong điều kiện thời tiết trời nhiều mây hay ẩm ướt. Chính vì lý do đó mà mọi thử nghiệm vũ khí laser của Quân đội Mỹ đều được thực hiện tại khu vực vùng Vịnh, nơi thời tiết luôn có nắng không như những vùng đầy sương mù, mưa và tuyết ở Alaska.​
Trong đợt thử nghiệm trong năm 2014, Hải quân Mỹ vẫn chưa công bố hệ thống vũ khí laser do họ phát triển có thể bắn được bao nhiêu lần nhưng theo đánh giá cơ bản thì tàu đổ bộ USS Ponce không có đủ nguồn năng lượng để có thể giúp mẫu vũ khí laser này hoạt động liên tục.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Bí mật nhơ bẩn về các vụ tấn công tình dục trong quân đội Mỹ

05/01/2015 08:33



1-zing-tan-cong-tinh-duc-1420421268874-0-0-323-634-crop-1420421436155.jpg

Nạn tấn công tình dục trong quân đội Mỹ khá phổ biến, đặc biệt với các binh sĩ nữ. Ảnh: Alamy

Chia sẻ:
“Tôi không thể ngủ nếu không dùng thuốc. Thậm chí, mỗi đêm tôi đều thức giấc và khóc khi nhớ lại giây phút bị cưỡng hiếp, cố gắng vùng vẫy tìm một kết thúc khác nhưng không thể”.

Sau 8 năm, cô Maricella Guzman, một lính hải quân, mới có thể kể về quá khứ tủi nhục của mình khi cô vừa gia nhập lực lượng Hải quân chưa đầy một tháng. Cô bị hãm hiếp khi còn quá trẻ.
Tuy nhiên, khi cố gắng tố cáo hung thủ, yêu cầu đó không những không được giải quyết mà cô còn phải chịu phạt hít đất.
Kate Weber, một nữ quân nhân khác chia sẻ:
"Tôi không thể ngủ nếu không dùng thuốc. Thậm chí, tôi vẫn hay thức giấc vào nửa đêm và khóc. Tôi nằm trong bóng tối và hồi tưởng lại vụ cưỡng hiếp, cố gắng tìm kiếm một kết thúc khác nhưng không thể".
Nạn hiếp dâm trong quân đội Mỹ trở nên quá phổ biến. Con số về những phụ nữ làm việc trong quân đội Mỹ bị tấn công tình dục bởi đồng nghiệp ở mức cao kỷ lục.
BÀI LIÊN QUAN
Các nhà điều tra ước tính, khoảng 26.000 vụ cưỡng hiếp xảy ra trong quân đội vào năm 2012.​
Tuy nhiên, chỉ một trong 7 nạn nhân báo cáo về tình trạng của họ và cứ 10 trường hợp thì mới có một người bị đưa ra xét xử, The Guardian đưa tin.​
Theo các chuyên gia tâm lý, những nạn nhân của nạn tấn công tình dục thường mắc chứng trầm cảm, hoang tưởng, cảm giác cô lập và lạm dụng thuốc.​
Nạn nhân xấu hổ và sợ hãi suốt một thời gian dài. Nhiều người sa vào nghiệm rượu, ma túy hoặc trở thành những người vô gia cư.​
Suốt nhiều năm trôi qua, Weber luôn nghĩ rằng cô là nạn nhân duy nhất bị hãm hiếp mà không biết rằng điều đó xảy ra thường xuyên trong quân đội như một bệnh dịch.
Hiện nay, Weber 36 tuổi nhưng cô vẫn luôn phải chịu những ảnh hưởng tâm lý nặng nề và những rối loạn căng thẳng sau vụ cưỡng bức 16 năm về trước. Cô kết hôn, có 4 đứa con và sống ở San Fransisco.
Sau nhiều năm điều trị, cô vẫn không thể ngủ ngon mỗi đêm.
bi-mat-nho-ban-ve-cac-vu-tan-cong-tinh-duc-trong-quan-doi-my-.jpg

Nhiều nữ binh sĩ rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc ảnh hưởng tâm lý trầm trọng sau khi bị tấn công tình dục trong đơn vị. Ảnh: ZUMA Press​
Một điều tồi tệ rằng, các cô gái thường bị tấn công bởi chính những người trong đơn vị họ đang công tác và có thể nhận quyết định cách chức.
"Kẻ hiếp dâm tôi là một tên trung sĩ và hắn bảo rằng tôi nên im lặng, không kể chuyện này cho ai".
Để cố gắng tố cáo hung thủ, Weber đã kể với một nữ trung sĩ cấp dưới anh ta bởi cô nghĩ rằng cô ấy sẽ thông cảm.
“Tuy nhiên, cô ả nói rằng ả biết anh ấy đã có gia đình và không bao giờ làm vậy. Tôi là kẻ nói dối và gọi tôi là một con ‘điếm’.
Ngay sau đó, điều này lan tới tai những đồng đội khác. Thậm chí, họ kháo nhau rằng hãy tránh xa tôi bởi tôi có thể đổ lỗi cho bất cứ ai là hung thủ cưỡng bức tôi.
Đó là lần đầu tiên sống xa nhà và tôi mới 18 tuổi. Tôi không biết nên làm gì
", Weber nói.
Những câu chuyện như của Weber không hiếm trên trang mydutytospeak.com, nơi các nữ quân nhân từng là nạn nhân của các vụ hãm hiếp trong quân đội chia sẻ những điều thầm kín và tủi nhục.
Cuộc đời của Maricella Guzman cũng tương tự. Cô tham gia tập huấn trong quân ngũ vài tuần lúc 21 tuổi.
Vài giờ sau khi bị tấn công tình dục tại trại huấn luyện quân sự ở Great Lakes, Illinois, Maricella xông vào phòng viên tướng cấp trên đòi nói chuyện.
Tuy nhiên, hắn ta nói rằng:
"Một trong những thủ tục để nói chuyện với ai đó trong lực lượng hải quân là phải gõ cửa 3 lần và xin phép lịch sự để nói chuyện.
Sau đó, hắn bắt luôn tôi hít đất mỗi khi tôi yêu cầu nói chuyện. Cuối cùng, mãi 8 năm sau đó, tôi mới có thể kể lại sự việc của mình"
.
Nhiều trường hợp khác cũng cho biết, họ là nạn nhân của những vụ cưỡng hiếp khi phục vụ trong quân đội. Gary Noling vô cùng đau khổ khi nói về con gái Carri Goodwin đã qua đời.
Carri đã bị trả đũa nghiêm trọng sau khi tố cáo cấp trên tấn công tình dục cô. 5 ngày sau khi bị sa thải khỏi quân đội ở Alliance, bang Ohio, Mỹ, cô trở về nhà và tự vẫn bằng việc uống thuốc quá liều.
Jessica Hinves từng là thợ cơ khí sửa chữa máy bay chiến đấu trong phi đoàn ở Biloxi, bang Mississippi.
Một thành viên phi đội đã cưỡng hiếp cô tại căn cứ không quân Nellis và sau đó cô bị sa thải ra khỏi quân ngũ khi cố gắng đưa thủ phạm ra tòa.

Nga ưu tiên 'cánh tay thần chết' răn đe Mỹ

(Vũ khí) - 'Cánh tay thần chết' sẽ là một trong những ưu tiên trong chương trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Bang Nga, Đại tướng Valeri Gerasimov, cho biết trong năm 2015 Nga sẽ dành ưu tiên chiến lược cho việc phát triển các lực lượng không quân, trong đó trọng tâm là phát triển các lực lượng hạt nhân chiến lược.
Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Ria Novosti sau khi Tổng thống Vladimir Putin công bố Học thuyết quân sự 2014, Tướng Gerasimov khẳng định việc phát triển các lực lượng hạt nhân chiến lược sẽ là ưu tiên của quân đội Nga trong năm 2015.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image001.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tướng Valeri Gerasimov{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cũng cho biết quân đội Nga đã đặt hàng mua thêm 50 tên lửa xuyên lục địa chiến lược và bổ sung vào trực chiến thường xuyên 2 tàu ngầm mang tên lửa lớp Borei được trang bị 20 tên lửa Bulava.
Bên cạnh đó, các đơn vị tên lửa đặc biệt sẽ được thành lập thêm 4 trung đoàn mới, mỗi trung đoàn được cấp 12 tên lửa Yars, loại vừa được Nga thử nghiệm thành công.
Giới chuyên gia Nga cho rằng để thực hiện các nội dung trong bản Học thuyết quân sự mới, Nga sẽ phát triển đồng bộ các lực lượng hạt nhân, từ tăng cường sản xuất đến ứng dụng các phương tiện sát thương hạt nhân.
Cụ thể, Nga sẽ duy trì số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược ở mức độ cần thiết, đồng thời thành phần chiến đấu và các hệ thống điều khiển hạt nhân chiến lược phải được đảm bảo có khả năng đáp trả đòn đánh của đối phương trong bất cứ điều kiện và hoàn cảnh nào, thậm chí ngay cả khi toàn bộ các trạm điều hành và chỉ huy đều đã bị đối phương làm cho tê liệt.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image003.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Học thuyết quân sự mới của Nga vẫn coi trọng phát triển lực lượng hạt nhân{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tổng thống Nga Putin cũng từng thừa nhận những thách thức đối với lực lượng hạt nhân chiến lược Nga. Đâu tiên, lực lượng này có thể bị tê liệt nếu đối phương tiến hành một đòn tấn công ồ ạt bằng vũ khí chính xác cao. Ví dụ minh họa là đòn tấn công của cùng lúc hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn quả trên lửa có cánh từ biển và từ trên không.
Để hóa giải nguy cơ này, tổ hợp phóng tự động vũ khí tên lửa hạt nhân sẽ được cải thiện mạnh mẽ trong năm tới, bởi hệ thống này vốn được xây dựng từ thời Liên Xô và đã bị lạc hậu so với tiến bộ kỹ thuật ngày nay. Hệ thống này có tên là Perimetr và được phương Tây đặt tên là “cánh tay thần chết”.
Bản chất của Perimetr là: Ngay cả trong trường hợp bị tấn công bất ngờ và toàn bộ giới lãnh đạo chính trị và quân sự tối cao của đất nước bị tiêu diệt thì lệnh đánh đòn trả đũa bằng vũ khí hạt nhân sẽ được đưa ra một cách tự động và chắc chắn sẽ được chuyển đến các khẩu đội tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và các thành tố khác của lực lượng hạt nhân còn sống sót.
Lúc ấy sẽ không cần “các va li hạt nhân”, hệ thống chỉ huy Kazbek cũng như đường dây liên lạc với các Bộ tham mưu của lực lượng hạt nhân chiến lược và Hải quân.
Cụ thể, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân ồ ạt vào lãnh thổ Liên Xô, một quả tên lửa giống hệt như tên lửa Voevoda sẽ được tự động phóng lên từ một hầm phóng. Nhưng quả tên lửa này không mang đầu đạn mà mang một hệ thống các thiết bị điện tử tinh vi - Perimetr. Các thiết bị điện tử này sẽ liên tục kiểm tra và đo một loạt các tham số trên lãnh thổ Liên Xô như: mức độ phóng xạ, có hay không các điểm bức xạ ion và bức xạ điện từ, các dao động địa chấn.
Tiếp đó là kiểm tra cường độ các cuộc trao đổi trên mạng liên lạc vô tuyến quân sự và kiểm tra tình trạng các sở chỉ huy. Nếu các sở chỉ huy đã bị tiêu diệt, nếu tất cả các tham số được kiểm tra cho thấy thực sự đã có một cuộc tấn công hạt nhân – lúc đó lệnh đánh đòn trả đũa sẽ được Perimetr tự động truyền ngay lập tức đến các cụm quân của lực lượng hạt nhân còn lại trong các hầm phóng, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image005.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa RS-24 Yars của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
“Cánh tay thần chết” Perimetr hiện vẫn đang trực chiến song do được phát triển từ những năm 1970, hệ thống này hiện đã lạc hậu và cần được hiện đại hóa để đáp ứng các yêu cầu tác chiến mới.
Nhiều khả năng Nga sẽ gia cố và hiện đại hóa các trạm điều khiển và lưu giữ tên lửa chiến lược cả trên mặt đất, dưới hầm ngầm và trên không. Đồng thời, việc bảo vệ các mục tiêu này trước các đòn tấn công từ bên ngoài cũng sẽ được tăng cường, hay nói cách khác Nga cũng sẽ xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa riêng.
Giới quân sự tính toán, để tiêu diệt nước Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, Nga cần ít nhất 50 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược được cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký năm 2010, số lượng tối đa tên lửa mà mỗi nước được phép duy trì bị giảm xuống còn 700 đơn vị. Như vậy, số lượng tên lửa hiện nay đủ để Nga có thể 14 lần tiêu diệt nước Mỹ.
Cũng trong chương trình quốc phòng năm 2015, Nga sẽ tiến hành thử nghiệm hệ thống lá chắn tên lửa S-500 do tập đoàn công nghiệp quốc phòng Almaz-Antei sản xuất. Theo các tài liệu công bố, hệ thống này có khả năng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào có tốc độ bay đến 7 km/s ở độ cao đến 250 km. Ngoài ra, Nga cũng sẽ triển khai 2 trạm quan sát vô tuyến “Voronhezh” có khả năng phát hiện tên lửa xuyên lục địa và “radar bay” thế hệ mới, máy bay trinh sát tầm xa A-100.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image007.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Giám đốc Viện đánh giá chiến lược Alexandr Konovalov cho rằng trong bối cảnh quân sự hiện nay, Nga không cần thiết phải tiếp tục phát triển các lực lượng hạt nhân, mà chỉ cần duy trì và hiện đại hóa tiềm năng hiện có. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế hoạt động của NATO, nhiệm vụ đặt ra là sản xuất các loại vũ khí phi hạt nhân có độ chính xác cao để gia tăng khả năng kiềm chế phi hạt nhân.
Chuyên gia này giải thích rằng thậm chí Nga không cần quan tâm loại vũ khí nào được đối phương sử dụng, mà chỉ cần đảm bảo khả năng phát hiện sớm và tiêu diệt chính xác ngay khi chúng vừa rời bệ phóng. Bên cạnh đó, vũ khí siêu chính xác còn cho phép tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, cơ động như các tổ chức khủng bố, tội phạm có tổ chức…
Theo số liệu công khai của Bộ quốc phòng, tính đến thời điểm đầu năm 2010, Nga hiện duy trì trực chiến 300 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân dưới lòng đất, hơn 179 tên lửa tương tự được bố trí trên tàu ngầm và trên 1.000 tên lửa được lắp đặt trên các máy bay ném bom tầm xa. Trong khi đó của Mỹ, các con số tương tự lần lượt là 450, 300 và 400.
Theo các phân tích tin cậy thì phương tiện mang vũ khí chiến lược của Nga mới hơn của Mỹ. Nga có các tên lửa mới như RS-24 Yars và Topol-M, các máy bay ném bom Tu-160 và Tu-95, 7 tàu ngầm mang tên lửa dự án 667 BDRM Delphin và dự án 667 BDR Kalmar.
Tuy nhiên, những loại tên lửa cũ của Mỹ như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman dù đã có trong trang bị hơn 40 năm nhưng đã nhiều lần được hiện đại hóa về hệ thống điều khiển, động cơ, đầu đạn…Chính vì vậy, để đảm bảo cân bằng chiến lược và khả năng kiềm chế hạt nhân (và cả phi hạt nhân), Nga vẫn cần tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàu ngầm Type 096 Trung Quốc trở thành mối đe doạ mới của Mỹ
Đặng Vũ, Theo Wantchinatimes
Chủ Nhật, ngày 4/1/2015 - 15:19
Abc Abc
Email Print
ANTĐ - Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Type 096 lớp Tang mới của Trung Quốc, được cho là đang ở trong giai đoạn phát triển, có thể trở thành mối đe doạ lớn với Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương do nó có thể mang theo tới 24 tên lửa, theo tạp chí phân tích quân sự Russian Military Analyst của Nga.
Bài viết liên quan

Bài viết có tựa đề “Tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc” được đăng tải vào hôm 30-12 trên Russian Military Analyst cho biết Trung Quốc sẽ mất hàng thập kỉ để xây dựng khả năng đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn. Tuy nhiên trên thực tế, Trung Quốc đang phát triển lực lượng hạt nhân nhanh hơn suy nghĩ của các nước phương Tây. Hiện tại, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn dựa vào các máy bay ném bom H-6K và chiến đấu cơ Q-5 để tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân.
zomtforeign201406260813000538518173656.jpg
Chiến đấu cơ Q-5 trong một bài diễn tập quân sự
Trong khi các chiến đấu cơ Q-5 đang dần được thay thế bởi mẫu JH-7A hiện đại hơn thì Trung Quốc nhiều khả năng không phát triển mẫu máy bay ném bom tàng hình để thay thế H-6K trong tương lai gần. Tuy nhiên, tầm hoạt động H-6K đã được mở rộng từ 1.800 lên 3.000 km và trang bị thêm 6 tên lửa hành trình chiến lược CJ-10A, điều cho phép Không quân PLA tấn công được các mục tiêu quan trọng của Mỹ ở vùng trung tâm Thái Bình Dương, trong trường hợp có xung đột xảy ra.
hwlb096-174929copy1.jpg
Tàu ngầm Type 096 lớp Tang có thể mang theo 24 tên lửa
Bài viết cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các tàu ngầm đối với PLA. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 được trang bị trên tàu ngầm Type 094 lớp Jin không thể vươn tới châu Mỹ trừ khi được phóng từ vùng trung tâm Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, các tàu ngầm lớp Jin cũng dễ dàng bị phát hiện và tấn công bởi quân đội Mỹ nếu có định đi tới gần Hawaii.
Nếu Trung Quốc không cải thiện khả năng của tàu ngầm nhằm né tránh các hệ thống chống tàu ngầm của Mỹ, PLA sẽ không thể thành công nếu có chiến tranh với Mỹ. Tàu ngầm Type 096 lớp Tang mới của Trung Quốc được miêu tả như một phương tiện thích hợp được dùng để chống lại Mỹ trong tương lai. Với tầm hoạt động ít nhất 11.000 km, nó có thể tấn công nước Mỹ với sự hỗ trợ của hạm đội chiến đấu trên mặt biển của Trung Quốc.
Bài viết cũng ước lượng số đầu đạn hạt nhân mà Trung Quốc dự trữ đang ở mức trên dưới 2000. Tuy nhiên, mới chỉ có từ 250 đến 300 đầu đạn được triển khai lên các phương tiện phóng lưu động. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang sở hữu không dưới 459 đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Hiện lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc đang bị giám sát chặt chẽ bởi quân đội Mỹ đóng tại vùng Trung Á. Mặc dù, hiện tại sức mạnh hạt nhân Trung Quốc chưa là vấn đề quá đáng lo với Mỹ, tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể đe doạ tới các nước trong khu vực.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa gần 2 triệu USD bắn trượt, Mỹ phủi tay từ chối bồi thường

Vy Lam | 06/01/2015 14:00



rtn-197222-1420518169604-0-32-341-700-crop-1420518227847.jpg

Tên lửa SM-2. Ảnh: Raytheon

Chia sẻ:
Tờ Korea Times ngày 5/1 đưa tin, Hàn Quốc và Mỹ đã xảy ra tranh cãi khi Seoul đề nghị Washington bồi thường cho một tên lửa bị lỗi mà nước này mua từ Mỹ.

Theo Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) và Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc, Hải quân nước này đã phát hiện trục trặc trên một tên lửa SM-2 khi tham gia cuộc tập trận RIMPAC vào tháng 7/2010 ở Hawaii.
"Tên lửa đã bắn trượt mục tiêu", một quan chức DAPA nói, "Chúng tôi cho rằng thất bại này là do tên lửa bị lỗi".
Korea Times cho biết, SM-2 là tên lửa phòng không đầu tiên của Hải quân Hàn Quốc có tầm bắn 148 km.
Năm 2010, Hải quân Hàn Quốc đã mua 84 tên lửa SM-2 của hãng Raytheon theo chương trình "Bán thiết bị quân sự cho nước ngoài" (FMS) được chính phủ Mỹ đảm bảo. Mỗi tên lửa có giá 1,77 triệu USD.
Kể từ sau sự cố, DAPA và phía Mỹ đã nhiều lần đàm phán về vấn đề bồi thường.
ten-lua-gan-2-trieu-usd-ban-truot-my-phui-tay-tu-choi-boi-thuong.jpg

Tên lửa phòng không SM-2. Ảnh: Defense Industry Daily​
Quan chức DAPA cho biết:
BÀI LIÊN QUAN
"Washington từ chối bồi thường, họ nói rằng trong hợp đồng không có điều khoản nào đề cập tới việc phải bồi thường vì tên lửa bắn trượt mục tiêu.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng Mỹ nên bồi thường, bởi trục trặc này xảy ra chỉ trong vòng 1 năm sau khi mua hàng, vẫn nằm trong khoảng thời gian mà phía Mỹ phải chịu trách nhiệm bảo hành cho các lỗi sản xuất".​
Theo quan chức DAPA, Mỹ đề nghị Seoul phải trả thêm 540.000 USD cho mỗi tên lửa nếu muốn Washington bồi thường cho bất cứ phát bắn hỏng nào.​
Một số nguồn tin địa phương cho biết DAPA đang xem xét phương án đình chỉ thanh toán 8 triệu USD - số tiền còn lại trong hợp đồng trị giá 157 triệu USD ký kết với Mỹ.
ten-lua-gan-2-trieu-usd-ban-truot-my-phui-tay-tu-choi-boi-thuong.jpg

DAPA cho biết, Washington từ chối bồi thường vì cho rằng trong hợp đồng không có điều khoản nào đề cập tới việc phải bồi thường vì tên lửa bắn trượt mục tiêu. (Tên lửa SM-2. Ảnh: Raytheon)​
Quan chức DAPA cho hay, vấn đề này cũng đã được đưa ra trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước hồi tháng 10/2014 tại Washington.
Cũng theo quan chức này, hai bên sẽ thảo luận thêm về vấn đề bồi thường trong cuộc gặp vào tháng 3 tới.
"DAPA sẽ cố gắng hết sức để lấy được tiền bồi thường", quan chức DAPA nói.
Theo DAPA, Hải quân Hàn Quốc còn phát hiện trục trặc trên 2 tên lửa SM-2 khác trong cuộc tập trận RIMPAC 2012, tuy nhiên, nước này không thể yêu cầu Mỹ bồi thường bởi khi đó, các tên lửa đã hết thời hạn bảo hành.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích khó hạ cánh trên tàu sân bay Ford Mỹ?

Cập nhật lúc: 11:00 12/01/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Xem siêu tàu sân bay Mỹ Gerald R.Ford “nhúng nước”
Cận cảnh siêu tàu sân bay Gerald R.Ford Mỹ trước giờ G

(Kiến Thức) - Siêu tàu sân bay Ford Mỹ đang gặp phải một loạt vấn đề liên quan tới hệ thống hỗ trợ hạ cánh trên hạm.
Trên lớp tàu sân bay Gerald Ford của Hải quân Mỹ được trang bị các hệ thống phóng máy bay điện tử thay cho hệ thống phóng hơi nước trước đây cùng hệ thống hãm đà thế hệ mới. Tưởng như các hệ thống này đã hoàn thiện, tuy nhiên, quan chức cấp cao chương trình hệ thống cất hạ cánh trên hạm cho biết là việc này vẫn đang gặp nhiều khó khăn.​
Theo đó, "trong 4 năm qua, hệ thống hãm đà trên tàu sân bay Ford đã được thử nghiệm nhiều lần nhưng đã tụt lại phía sau với kế hoạch thử nghiệm dự án chế tạo tàu. Chúng tôi đang cố gắng hết sức khắc phục việc này", ông này nói.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tiem-kich-kho-ha-canh-tren-tau-san-bay-ford-my.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu sân bay USS Gerald R. Ford trong buổi lễ "rửa tội". {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy nhiên, quan chức của dự án thừa nhận, thời gian thử nghiệm và phát triển của những hệ thống này vẫn sẽ kéo dài qua thời gian bàn giao tàu sân bay Ford tới tháng 3/2016. Công tác thử nghiệm vận hành và đánh giá ban đầu phải đến nửa cuối năm 2017 mới có thể bắt đầu, đạt khả năng chiến đấu ban đầu có lẽ phải vào năm 2019.​
Dù quan chức Hải quân Mỹ tràn đầy niềm tin đối với việc bàn giao radar mới và hệ thống phóng điện từ, nhưng lại không tự tin vào hệ thống hãm đà.​
Hiện nay, việc thử nghiệm hệ thống hãm đà tiên tiến này vẫn chưa được thực hiện với máy bay thật. Chỉ là những thử nghiệm tải trọng tĩnh trên một đường băng tại căn cứ McGuire - Dix – Lakehurst.​
Theo giám đốc dự án thì việc thử nghiệm máy bay hạ cánh bằng hệ thống hãm đà sẽ được tiến hành vào cuối năm 2015.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa phòng không S-300V4 Nga bắn hạ mục tiêu cách 400km

Cập nhật lúc: 08:00 12/01/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

5 hệ thống phòng không Nga tối tân nhất thế giới
Quan sát đơn vị tên lửa S-300VM Nga hành quân

(Kiến Thức) - Không phải là 150-200km mà hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 nâng cấp của Nga có thể bắn hạ mục tiêu cách 400km.
Tư lệnh bộ đội phòng không Lục quân Nga Trung tướng Aleksandr Leonov cho biết, hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 trong quá trình thử nghiệm đã khẳng định khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không cự li đến 400 Km.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
ten-lua-phong-khong-s-300v4-nga-ban-ha-muc-tieu-cach-400km.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tên lửa phòng không tầm cao S-300V4.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Leonov nói trong buổi phát thanh “Bộ Tổng tham mưu” trên đài phát thanh “Ngành phát thanh tin tức Nga”: “Hệ thống S-300V4 được trang bị hai loại tên lửa: tên lửa hạng nặng có cự li tiêu diệt mục tiêu trên không đến 400 Km có tốc độ sau siêu thanh (khoảng 7,5 lần Mach– tốc độ âm thanh), và tên lửa hạng nhẹ có cự li tiêu diệt mục tiêu đến 150 Km. Các cuộc thử nghiệm ở đơn vị, cụ thể, các cuộc bắn đạn thật hồi tháng 11/2014 đã cho thấy, rằng tên lửa S-300V4 thực sự có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự li đến 400 Km”.​
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 là biến thể của tên lửa huyền thoại S.300 và là hệ thống phòng không tầm xa.​
Tên lửa phòng không S-300V4 do tập đoàn Phòng không Almaz– Antey nghiên cứu phát triển. Hệ thống có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự li đến 400 Km và ở độ cao 37 Km, tiêu diệt tên lửa chiến thuật, tên lửa chiến thuật– chiến dịch và tên lửa đạn đạo tầm trung bình.​
Hiện nay, lực lượng phòng không Việt Nam có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300. Biến thể S-300PMU-1 của Việt Nam có thể hạ các mục tiêu ở cách xa tối đa 150km.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Số phận 'hẩm hiu' của tàu tuần duyên LCS

(Vũ khí) - Từ chỗ được kỳ vọng khi mới ra đời, giờ đây tàu tuần duyên LCS trở thành kẻ bị hắt hủi khi truyền thông Mỹ đồng thanh ‘dìm hàng’ lớp tàu này.

Kỳ vọng khi mới ra đời
Mới đây hãng tin Sputnik (Nga) cho biết, các tuần duyên LCS, được cho là loại tàu tiên tiến, nhanh và ít bị phát hiện nhất của Hải quân Mỹ, chưa bao giờ vượt qua các cuộc kiểm định chất lượng. Giám đốc đảm trách thanh tra và đánh giá khí tài quân sự của Lầu Năm Góc, ông Michael Gilmore coi chúng là “không thể sống sót được trong các trận chiến thật”.
“Tuy đã được cải tiến để giảm bớt các điểm yếu, nhưng những hiệu chỉnh nhỏ đối với các tàu LCS sẽ không thể làm cho nó vững chắc hơn”, ông Gilmore nói sau khi đã xem xét thiết kế của 32 tàu chiến.
LCS là loại chiến hạm được thiết kế mới hoàn toàn với kỳ vọng có thể trở thành lớp chiến hạm mặt nước đa nhiệm tương lai cho Hải quân Mỹ. Chính vì vậy, loại tàu này được thiết kế dạng modul và có tới 40% diện tích trên tàu trống rỗng nên có thể nhanh chóng lắp đặt, thay thế các modul tùy theo nhiệm vụ như săn ngầm hay rà quét ngư lôi…
Giới quân sự Mỹ hy vọng LCS có thể tác chiến tốt ở cả môi trường đại dương, tới các vùng biển nông, ven bờ.
Một trong những đặc điểm nổi bật của LCS là khả năng tàng hình với vũ khí chính là pháo hạm Mk 110 57mm và hệ thống phóng lôi Mark 54 MAKO. Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống phòng không tầm ngắn, săn ngầm cùng các trang thiết bị điện tử khác.
Cho tới nay, LCS có hai phiên bản, một do hãng Lockheed Martin chế tạo và một do Austal USA (đối tác chính của General Dynamics, đơn vị ký hợp đồng nghiên cứu chế tạo với quân đội Mỹ) chế tạo.
LCS do Austal USA chế tạo sử dụng thép với các siêu kết cấu bằng nhôm và có hình dáng bề ngoài tương đối “lạ mắt” với kết cấu 3 thân. Tàu dài 115,3m, rộng 17,5m và có độ choán nước là 3.000 tấn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
so-phan-ham-hiu-cua-tau-tuan-duyen-lcs_111714974.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu tuần duyên USS Freedom (LCS-1){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi đó, phiên bản tàu chiến LCS của hãng Lockheed Martin có thiết kế thông thường, dài 127,8m và rộng 30m, có độ choán nước nhỏ hơn (2.600 tấn). Hai mẫu này chính là đối thủ cạnh tranh của nhau trong cuộc đua chế tạo LCS cho Hải quân Mỹ.
Để tác chiến ở vùng biển nông, độ mớn nước của LCS chỉ dưới 3,3 m. Trong khi đó, tốc độ tối đa của tàu là trên 80 km/h với tầm hoạt động 2.700 km.
Ngoài ra, LCS chỉ cần một thủy thủ đoàn gọn nhẹ là 75 người, so với con số thông thường của các chiến hạm cùng cỡ khác là 200 người. Trên thực tế, thủy thủ đoàn của LCS chỉ cần tối thiểu 55 người, trong đó 40 người vận hành tàu và 15 người thực hiện các nhiệm vụ khác.
Không thể tồn tại khi thực chiến
Bất chấp vẫn còn nhiều tồn tại về kỹ thuật, giới chức Mỹ trong năm 2012 đã quyết định cho ra lò 52 chiếc LCS. Tuy nhiên, LCS đã liên tục bộc lộ những điểm yếu chết người và gặp trục trặc dù không phải trong chiến đấu.
Trong năm 2013, Hải quân Mỹ phát hiện ra rằng hệ thống máy tính của LCS rất dễ bị tấn công (đối với chiếc USS Freedom, chiếc tàu đầu tiên thuộc chương trình LCS). Điều gì sẽ xảy ra với một chiến hạm tối tân khi nó bị đối phương khống chế bộ não bằng cách xâm nhập hệ thống máy tính!
Thời gian qua, LCS cũng liên tục “dở chứng”. Hồi cuối tháng 10/2013, USS Freedom được triển khai đến Singapore từ trước đó khoảng 6 tháng đã bị nước tràn vào ở tầng thấp nhất. Nước đã ngập tới gần 1 m. Theo giải trình của Hải quân Mỹ thì đường ống làm mát động cơ tuốc bin số 1 bị nứt, song không xác định được nguyên nhân.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
so-phan-ham-hiu-cua-tau-tuan-duyen-lcs_111715127.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu tuần duyên LCS-2{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trước đó, hồi tháng 7/2013, USS Freedom cũng bị hỏng động cơ tạm thời khi đang hoạt động gần Singapore. Lỗi lần này là do rò rỉ khí từ máy phát điện diesel số 2, một trong 4 máy phát của tàu. Động cơ quá nóng và đã đột ngột ngừng chạy. Sau đó máy phát điện số 3 cũng phát sinh sự cố.
Hồi tháng 5/2013, tàu USS Freedom cũng gặp lỗi kỹ thuật chỉ sau vài giờ rời cảng Changi (Singapore) ra biển. Nguyên nhân xác định là có chất cặn trong hệ thống dầu bôi trơn của tàu.
Trước thực tế đó, hồi tháng 12/2013, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phê chuẩn kế hoạch nâng cấp các tàu ven biển, cùng với việc mua thêm 20 tàu nữa sau năm 2019, bao gồm nâng cấp vỏ bọc thép, thiết bị cảm biến và vũ khí trên tàu.
Khi ông Hagel tham vấn Hải quân Mỹ vào tháng 1/2014 nhằm chuẩn bị những đề xuất thay thế cho các tàu chiến nhỏ “có sức chiến đấu tương đương với một tàu khu trục”, Hải quân Mỹ đã đề xuất hỗ trợ thêm 75 triệu USD nhằm hiệu chỉnh lại các tàu chiến ven biển đang có nhiều lỗi, với hi vọng rằng chúng sẽ trở thành một “tàu chiến đa nhiệm vụ có khả năng tấn công tầm xa, tự vệ và có thể chống được tàu ngầm hoặc các tàu chiến trên biển”, Đô đốc Jonathan Greenert, Chỉ huy Chiến dịch Hải quân Mỹ phát biểu.
Tuy nhiên, ông Gilmore khẳng định rằng những thay đổi mà ông Hagel đã phê chuẩn “không thỏa mãn những yếu tố quan trọng” đối với khả năng chiến đấu của tàu khu trục mà lực lượng Hải quân mong muốn và nói thêm rằng “khả năng chiến đấu và sống sót của tàu khu trục chỉ có thể được cải thiện bằng cách thiết kế tàu mới hoặc là thay đổi những đặc điểm quan trọng trong bản thiết kế ban đầu”.
Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá những trục trặc kiểu này nảy sinh từ quá trình thiết kế và chế tạo. Trong gần một thế kỷ qua, Hải quân Mỹ không cho ra lò bất kỳ mẫu thiết kế mới nào. Thiết kế mới xuất hiện gần đây nhất chính là tàu sân bay. Tuy nhiên, loại tàu mới này phải cần tới 2 thập kỷ để thử nghiệm và cần tới một cuộc chiến tranh thế giới với quy mô lớn để kiểm nghiệm xem nó thực sự hoạt động ra sao.
Trong khi đó, thời gian thiết kế chế tạo và đưa vào sử dụng của LCS lại rất ngắn. Trên thực tế, chương trình LCS chỉ thực sự bắt đầu từ năm 2003 mà tới năm 2006, cả hai mẫu LCS đều đã được ra lò.
Ngạc nhiên hơn là năm 2010, cả hai mẫu thiết kế LCS hoàn toàn khác nhau đều được lựa chọn để đặt hàng dù về lý thuyết chúng có thể sử dụng chung các thiết bị. Cho tới nay, LCS chưa hề tham chiến, song lại được Mỹ triển khai ra cả nước ngoài.
Ngoài vấn đề về kỹ thuật, LCS còn bị đánh giá là không xứng với chi phí bỏ ra khi giá thành của nó quá đắt đỏ so với dự kiến ban đầu. Trước đây, Hải quân Mỹ muốn đóng từ 50-60 chiếc LCS trong giai đoạn 2014-2018 với chi phí 460 triệu USD mỗi chiếc. Tuy nhiên, riêng chiếc tàu đầu tiên là USS Freedom đã có chi phí đội lên tới 600 triệu USD.
Hải quân Mỹ cũng cố thuyết phục rằng con số này có thể giảm xuống còn 450 triệu khi LCS được sản xuất hàng loạt, song đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tuần duyên Mỹ “không thể sống sót trong thực chiến”?

11/01/2015 20:20



1-lcs-infonet-1420969145589-2-0-338-660-crop-1420969502009.jpg

Chia sẻ:
Được coi là một trong những vũ khí chính trên biển của Lầu Năm Góc và Hải quân Mỹ, tàu chiến ven biển (LCS) thực tế lại gặp rất nhiều lỗi thiết kế và kỹ thuật, khiến cho hiệu quả của tàu bị giảm đi.

Theo hãng tin Sputnik (Nga), các tàu tuần duyên LCS, được cho là loại tàu tiên tiến, nhanh và ít bị phát hiện nhất của Hải quân Mỹ, chưa bao giờ vượt qua các cuộc kiểm định chất lượng.
Giám đốc đảm trách thanh tra và đánh giá khí tài quân sự của Lầu Năm Góc, ông Michael Gilmore coi chúng là “không thể sống sót được trong các trận chiến thật”.
tuan-duyen-my-khong-the-song-sot-trong-thuc-chien.jpg

Tàu chiến ven biển (LCS) của Mỹ đã gặp phải rất nhiều trục trặc kỹ thuât khi đưa vào hoạt động.​
Sau khi đã xem xét thiết kế của 32 tàu chiến, ông Gilmore nói: “Tuy đã được cải tiến để giảm bớt các yếu điểm, nhưng những hiệu chỉnh nhỏ đối với các tàu LCS sẽ không thể làm cho nó vững chắc hơn”.
Tàu chiến ven biển đầu tiên của Mỹ hạ thủy vào năm 2008, được thiết kế để có tốc độ cao, khả năng xoay trở tốt, có thể hoạt động trong vùng nước nông, chống được tàu ngầm và các tàu nhỏ cũng như tham gia phá ngư lôi, hỗ trợ công tác nhân đạo và các chiến dịch đặc biệt.
Ngay từ những ngày đầu, tàu chiến đã gặp phải những lỗi thiết kế và thiết bị hỏng hóc.
Sau khi đã xem xét tàu chiến vào năm 2011, Gilmore đã đệ trình một bản báo cáo nói rằng tàu chiến ven biển sẽ không thể vượt qua “một môi trường chiến đấu dữ dội”.
Hải quân Mỹ đã cố gắng sửa lại những khuyết điểm của tàu, nhưng động cơ tàu vẫn bị hỏng vài lần và đã bị nước tràn vào khoang khi đang làm nhiệm vụ.
Theo báo cáo kiểm định của Hải quân Mỹ vào tháng 5/2012, tàu chiến ven biển đã không qua được 14 trong số 28 bài kiểm tra chất lượng, bao gồm đánh giá khả năng chống cháy nổ, hệ thống liên lạc, hệ thống điện và động cơ của tàu.
Dù vậy, các tàu chiến vẫn được điều động làm nhiệm vụ trên khắp thế giới.
Trong một cuộc thanh tra thường niên vào năm 2013, ông Gilmore một lần nữa nhận xét, tàu USS Freedom, chiếc tuần duyên đầu tiên được chế tạo bởi Lockheed Martin, sẽ “không thể sống sót” trong thực chiến.
Bản báo cáo chỉ ra rằng các pháo của tàu không đủ độ tin cậy, tàu luôn rung khi di chuyển nhanh khiến việc ngắm bắn không chính xác và hệ thống vũ khí cùng với rađa dò tìm có “những lỗi hoạt động” làm ảnh hưởng khả năng “theo dấu mục tiêu” của tàu.
Vào tháng 12/2013, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phê chuẩn kế hoạch nâng cấp các tàu ven biển, cùng với việc mua thêm 20 tàu nữa sau năm 2019, bao gồm nâng cấp vỏ bọc thép, thiết bị cảm biến và vũ khí trên tàu.
Khi ông Hagel tham vấn Hải quân Mỹ vào tháng 1/2014 nhằm chuẩn bị những đề xuất thay thế cho các tàu chiến nhỏ “có sức chiến đấu tương đương với một tàu khu trục”, Hải quân Mỹ đã đề xuất hỗ trợ thêm 75 triệu USD nhằm hiệu chỉnh lại các tàu chiến ven biển đang có nhiều lỗi, với hi vọng rằng chúng sẽ trở thành một “tàu chiến đa nhiệm vụ có khả năng tấn công tầm xa, tự vệ và có thể chống được tàu ngầm hoặc các tàu chiến trên biển”, Đô đốc Jonathan Greenert, Chỉ huy Chiến dịch Hải quân Mỹ phát biểu.
tuan-duyen-my-khong-the-song-sot-trong-thuc-chien.jpg

Bên trong tàu USS Freedom, tàu chiến ven biển đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 2008.​
Tuy nhiên, ông Gilmore khẳng định rằng những thay đổi mà ông Hagel đã phê chuẩn “không thỏa mãn những yếu tố quan trọng” đối với khả năng chiến đấu của tàu khu trục mà lực lượng Hải quân mong muốn và nói thêm rằng “khả năng chiến đấu và sống sót của tàu khu trục chỉ có thể được cải thiện bằng cách thiết kế tàu mới hoặc là thay đổi những đặc điểm quan trọng trong bản thiết kế ban đầu”.
Quốc hội Mỹ hiện đã dành riêng môt quỹ ngân sách khoảng 12 tỉ USD cho 20 tàu chiến ven biển.
Hải quân Mỹ dự định sẽ chi ra 7.2 tỉ USD nhằm mua về các hệ thóng sẽ được thay thế đối với từng nhiệm vụ, bao gồm dò ngư lôi và tìm kiếm tàu ngầm.
Cựu quan chức đảm trách chế tạo tàu chiến của Hải quân Mỹ là ông Everett Pyatt trả lời hãng tin Bloomberg:
“Tôi không biết chúng ta sẽ làm như thế nào để áp dụng những thay đổi này mà không tiến hành thiết kế lại tàu. Tôi chưa bao giờ thấy những phương án nào có thể nâng cấp sức chịu đựng của một tàu khu trục”.
Chương trình tàu chiến ven biển không phải là sản phẩm duy nhất của công ty Lockheed Martin gặp vấn đề.
Lầu Năm Góc đã dành một thời gian dài và hơn 1,5 nghìn tỷ USD cho máy bay chiến đấu F-35, tuy nhiên máy bay vẫn chưa thể bay trong điều kiện trời mưa khiến động cơ bốc cháy khi cất cánh, bên cạnh đó một số phần mềm của máy bay vẫn chưa thể sử dụng được.
Mặc dù là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc, F-35 hiện đã bị giới hạn tốc độ và chỉ được cho phép 3 giờ bay, trong khi súng máy của máy bay vẫn chưa thể lắp đặt trên máy bay cho đến ít nhất là năm 2019, mặc dù máy bay sẽ được đưa vào hoạt động trong quân đội trong những tháng sắp tới.
 
23/8/12
1.162
3
38
F-35 lại “phải gọi cứu trợ” khi bay thử nghiệm

13/01/2015 10:30



1-13012015son2085508467-1421119244275-0-0-204-400-crop-1421119347951.jpg

Chia sẻ:
Trong lần bay thử nghiệm cuối năm 2014, đầu năm 2015, trước mỗi chuyến bay của máy bay chiến đấu tương lai F-35C Lightning II trên tàu sân bay Nimitz, nhân viên kỹ thuật đều phải liên hệ với nhà sản xuất Lockheed Martin để nhận thông tin về tình trạng máy bay tham gia thử nghiệm.

Theo trang tin quân sự Defense One, đây là lần đầu tiên quá trình thử nghiệm máy bay mới trên tàu sân bay lại phải áp dụng nguyên tắc như vậy. Lý do chính là việc thiếu thiết bị chuẩn bị bay chuyên dụng cho F-35 trên tàu sân bay.​
Lần bay thử nghiệm nói trên được tiến hành tại vùng biển ngoài khơi bang California, gần thành phố San Diego.​
Trước mỗi chuyến bay, thông tin kỹ thuật của F-35C thử nghiệm được chuyển tới trung tâm phát triển của hãng Lockheed Martin ở Fort Worth, bang Texas, cách đó 1.800 km.​
Tổng cộng, các nguyên mẫu F-35C đã thực hiện 33 chuyến bay và 124 lần cất, hạ cánh trên boong.​
f35-lai-phai-goi-cuu-tro-khi-bay-thu-nghiem-.jpg

Máy bay F-35C bay thử nghiệm trên tàu sân bay Nimitz.​
Được biết, F-35C được trang bị hệ thống đánh giá tình trạng máy bay hoàn toàn tự động ALIS và hiển thị thông tin trên khoang lái cho phi công trước mỗi chuyến bay.​
BÀI LIÊN QUAN
Hệ thống này sẽ tự động gửi thông tin về thông số các hệ thống, tình trạng máy bay hay vị trí máy bay trên không tới trung tâm chỉ huy tự động tương ứng lắp trên tàu sân bay. Tuy nhiên, tàu sân bay Nimitz lại thiếu hệ thống tương ứng.​
Theo lời giới thiệu của chuyên gia Lockheed Martin, ALIS giúp đơn giản hóa quá trình bảo dưỡng và phát hiện sớm các lỗi, trục trặc trên máy bay.​
Tuy nhiên, ALIS hiện vẫn trong quá trình phát triển và gây không ít phiền toái trong quá trình sử dụng. Trong nhiều tình huống, ALIS tự đưa ra các cảnh báo lỗi ảo và không cho phép máy bay hoạt động.​
Hồi tháng 2-2014, ALIS trên một chiếc F-35 thử nghiệm đã phát hiện và gửi cảnh báo yêu cầu máy bay hạ cánh khẩn cấp.​
Tuy nhiên, sau đó các chuyên gia phát hiện máy bay không hề gặp vấn đề, mà là phần mềm ALIS nhận diện sai các lỗi được cài đặt. Đáng chú ý là, phi công không thể can thiệp vào quy trình hoạt động của ALIS.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Lầu Năm Góc ngừng sử dụng A-10, tiếp tục đóng cửa căn cứ

14/01/2015 09:45



1-a10-infonet-1421197470735-105-0-442-660-crop-1421197784057.jpg

Chia sẻ:
Ngày 9/1, Lầu Năm Góc khẳng định sẽ ngừng sử dụng máy bay không đối đất A-10 Thunderbolt và đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ ngay trước thềm của phiên điều trần với Quốc hội sẽ diễn ra vào tháng tới.

Năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã từ chối cho phép Không quân Mỹ ngừng sử dụng máy bay A-10 Thunderbolt (tên gọi khác là Warthog) và cả đề xuất của Lầu Năm Góc nhằm thiết lập Lệnh Di dời và Đóng cửa Căn cứ Quân đội (BRAC).
Tuy nhiên theo Chuẩn Đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cả hai vấn đề này sẽ là ưu tiên hàng đầu đối với Bộ Quốc phòng trong phiên điều trần về dự toán ngân sách quốc phòng năm 2016.
lau-nam-goc-ngung-su-dung-a10-tiep-tuc-dong-cua-can-cu.jpg

Số phận của máy bay A-10 Thunderbolt vẫn chưa xác định.​
“Mong muốn của chúng tôi luôn là ngừng sử dụng máy bay A-10”, ông Kirby trả lời trong một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc.
Mới đây, máy bay A-10 được gửi tới Trung Đông để tham gia chiến dịch chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nhưng “việc máy bay vẫn đang tiến hành nhiệm vụ không kích” sẽ không thay đổi quan điểm ngừng sử dụng A-10 của Bộ Quốc phòng và Không quân Mỹ, để nhường chỗ cho phi cơ F-35 sẽ được đưa vào sử dụng.
Hạ viện và Thượng viện đã bác bỏ luận điểm của Lầu Năm Góc và đã cung cấp ngân sách cho các máy bay A-10 trong suốt năm 2015 theo Đạo luật Cấp phép Quốc phòng (NDAA) được thông qua vào tháng 12/2014.
Cũng trong tháng trước, Nghị sĩ John McCain, tân chủ tịch của Ủy ban Lực lượng Vũ trang của Thượng viện cho biết, máy bay A-10 vẫn sẽ là một một trong những khí tài quân sự của Không lực Hoa Kỳ trong nhiều năm tới.
Trong một chuyến thăm tới Căn cứ Không quân Davis-Monthan ở Arizona vào ngày 19/12/2014, McCain nói:
“Máy bay A-10 là vũ khí không đối đất hiệu quả nhất trong số các loại vũ khí mà Không quân có. Tôi nghĩ chúng sẽ còn ở bên cạnh chúng ta trong một thời gian dài”.
Căn cứ Davis-Monthan là nơi tập trung của khoảng 80 A-10, chiếm khoảng một phần ba số lương phi đội Warthog hiện có của Không quân Mỹ.
Bản thân Kirby cũng thừa nhận Lầu Năm Góc sẽ nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía Quốc hội Mỹ về việc đóng cửa căn cứ.
Theo ông, tất cả các Nghị sĩ đều tỏ ra do dự trước việc chấp thuận bất kỳ kế hoạch đóng cửa các căn cứ ở khu vực và bang của họ, nhưng ông nói “chúng tôi muôn bàn thảo với Quốc hội về việc tiến hành lệnh BRAC thêm một lần nữa”.
Trước đó, ông John Conger, quyền trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: “Tôi tin rằng việc đề xuất tiến hành lệnh BRAC là một hướng đi rất tốt”.
Ông Kirby ước tính rằng 25% số lượng cơ sở hạ tầng quân đội ở nước Mỹ là thừa và Conger trả lời báo chí rằng loại bỏ những căn cứ thừa là cần thiết “trong thời điểm tài chính eo hẹp hiên tại và chúng ta đang giảm bớt quy mô quân đội.
Đó là những hoạt động tiết kiệm quan trọng nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính”.
Trước đó, lệnh BRAC đã được tiến hành 5 lần, và theo Lầu Năm Góc, nó đã giúp quân đội tiết kiệm được 12 tỉ USD, tuy nhiên Quốc hội Mỹ không thừa nhận con số này.
Ông Kirby cho biết kế hoạch đề xuất BRAC về các căn cứ Mỹ không liên quan đến tuyên bố vào ngày 8/1 rằng, Bộ Quốc phòng sẽ đóng cửa hơn một chục căn cứ ở châu Âu nhằm tiết kiệm khoảng 500 triệu USD.
 
Status
Không mở trả lời sau này.