Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích tàng hình Su T-50 "vô đối" với 5 ưu thế

Cập nhật lúc: 13:30 31/01/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Su T-50 Nga vô đối với hệ thống tác chiến Himalaya?
Nga nhận 55 siêu tiêm kích Su T-50 vào năm 2020


(Kiến Thức) - Tiêm kích tàng hình Su T-50 của Nga với 5 ưu thế bí mật được cho là không thua kém gì máy bay chiến đấu trong phim “Star Wars”.
Trang mạng tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, tiêm kích tàng hình Su T-50 của nước này có thể sẽ bắt đầu trang bị cho quân đội từ năm 2015, sức mạnh của không thua kém máy bay chiến đấu trong bộ phim “Star Wars" (chiến tranh giữa các vì sao).​
Tính năng tàng hình
Một trong những ưu thế đáng kể nhất trên tiêm kích thế hệ thứ 5 Su T-50 là khả năng tàng hình. Theo các nguồn tin rò rỉ, 70% vỏ của máy bay được làm bằng chật liệu composite, có thể giảm khả năng bị radar kẻ thù phát hiện. Diện tích tán xạ hiệu quả của thân máy bay T-50 được thể hiện ở diện tích radar phản xạ, đây là tham số quan trọng nhất, chỉ 0,5m2. Điều này có nghĩa là nếu nhìn vào radar thì T-50 giống như một quả bóng kích thước nhỏ.​
Ngoài ra hình dạng của thân máy bay và cánh máy bay không chỉ có thể làm cho T-50 thực hiện bay góc AOA, mà còn có thể bảo đảm yêu cầu của tính năng siêu cơ động của máy bay.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tiem-kich-tang-hinh-su-t-50-vo-doi-voi-5-uu-the.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Máy bay T-50 có khả năng tàng hình mạnh. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều
Theo các quan chức Nga, tiêm kích tàng hình Su T-50 sẽ có khả năng cơ động cực cao, tuyệt vời. Để có được khả năng này, Su T-50 được trang bị động cơ phản lực 117S có kiểm soát véc tơ lực đẩy với vòn phun có thể xoay đổi hướng đa chiều.​
Để vượt qua tên lửa tầm nhiệt của đối phương, động cơ của T-50 có thể chuyển từ vòi phun tròn sang vòi phun dẹp, mặc dù khiến hiệu quả thấp do lực đẩy giảm khoảng 5 – 7% nhưng đổi lại che giấu hiệu quả tín hiệu hồng ngoại.​
Động cơ 117S cho phép máy bay tăng tốc tới tốc độ siêu âm không cần đốt nhiên liệu lần 2 và sử dụng hệ thống kiểm soát kỹ thuật số. Tuy nhiên đây chỉ là động cơ kiểu quá độ của giai đoạn đầu, đến năm 2020 động cơ mới sẽ thay đổi lực đẩy tăng thêm từ 25 – 30%.​
Hệ thống chiến tranh điện tử bậc nhất
Su T-50 sở hữu hệ thống chiến tranh điện tử bậc nhất thế giới được định danh là Himalaya, không chỉ giúp tăng cường bảo vệ máy bay trước các biện pháp gây nhiễu, tăng khả năng sống sót mà còn làm tăng khả năng tàng hình của máy bay và làm giảm hiệu quả tàng hình của đối phương.​
"Hệ thống chiến tranh điện tử điện tử Himalaya không chỉ giúp T-50 tàng hình trước radar đối phương, mà còn có thể phát hiện máy bay tàng hình đối phương. Linh kiện của hệ thống được phân bổ trên toàn bộ bề mặt máy bay", Tổng giám đốc tập đoàn “Radio-elektronnye Technology” Nikolai Kolesov cho biết.​
Cũng theo ông này, công ty không chế tạo các khối riêng rẽ mà các phần của máy bay đều được gắn thiết bị điện tử.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tiem-kich-tang-hinh-su-t-50-vo-doi-voi-5-uu-the-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Sự xuất hiện của Su T-50 khiến Mỹ, NATO bó tay trước Không quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tiêm kích tàng hình thông minh
Cũng theo các quan chức, Su T-50 là máy bay rất thông minh nhờ có 2 máy tính có nhiều vi xử lý được kết nối với giao diện sợi quang học, băng thông 1G/giây. Hệ thống trinh sát điện tử có thể thu được tín hiệu qua radio, radar, cảm biến quang học và cảm biến khác để hình thành bức tranh tổng thể những gì diễn ra trên không, trên mặt đất.​
Su T-50 có thể tác chiến độc lập, cũng có thể tác chiến liên hợp trong khái niệm “chiến trường thống nhất”. Trong chiến trường này, mỗi máy bay đều là tai mắt và lực lượng tấn công của toàn bộ lực lượng tác chiến trên không.​
Su T-50 có thể truyền dữ liệu mục tiêu cho máy bay khác và hệ thống phòng không mặt đất, cũng có thể tiếp nhận dữ liệu hiển thị mục tiêu từ máy bay khác và hệ thống phòng không mặt đất. Hệ thóng điều khiển vũ khí trên máy bay đủ khả năng theo dõi 60 mục tiêu, đồng thời tấn công 16 mục tiêu trong đó.​
Tiêm kích tàng hình T-50 sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS kết hợp GLONASS. Nó có thể đồng thời sử dụng 2 loại hệ thống dẫn đường vệ tinh tiêu chuẩn, cũng có thể không sử dụng dẫn đường vệ tinh, mà chỉ sử dụng dẫn đường quán tính, giống như tên lửa đạn đạo. T-50 sử dụng hệ thống la bàn và đồng hồ tốc độ để đo tốc độ góc bay của máy bay, ngoài ra T-50 còn sử dụng thiết bị điện tử tính toán phương vị hiện tại.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tiem-kich-tang-hinh-su-t-50-vo-doi-voi-5-uu-the-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mẫu thử Su T-50 mang vũ khí.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống kiểm soát bay hoàn toàn mới có thể đảm nhận nhiệm vụ lái, để phi công của T-50 tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Phi công sử dụng 3 thiết bị hiện thị đa năng để nhận thông tin ảnh, ngoài ra còn có thiết bị hiển thị trên kính chắn, mũ bảo hiểm có chỉ dẫn mục tiêu và thiết bị thông tin bằng âm thanh.​
Bộ vũ khí khủng khiếp
Với việc trang bị tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm gần, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su T-50 có thể thực hiện tác chiến trên không ở bất kỳ khoảng cách nào. Tên lửa tầm xa R-37 đã đạt kỷ lục thế giới, bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 304km.​
Còn tên lửa tầm trung RVV-SD được NATO gọi là rắn lục, đầu đạn của nó sử dụng các thanh kim loại với chất tích tụ thu nhỏ. Các thanh kim loại được nối với nhau để khi nổ tạo nên vòng cung mở rộng, cắt đứt mục tiêu. Tên lửa tầm ngắn RVV-MD còn có thể dùng để chống tên lửa.​
Ngoài ra, Su T-50 có thể thực hiện tấn công hiệu quả các mục tiêu trên đất liền bằng tên lửa Kh-29, Kh-31P (diệt radar), trên biển bằng tên lửa Kh-31A, Kh-35.
 
23/8/12
1.162
3
38
Châu Âu khiếp sợ trước oanh tạc cơ Tu-95 Nga

Cập nhật lúc: 09:01 31/01/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Xem oanh tạc cơ Tu-95 thả tên lửa hành trình
Oanh tạc cơ Tu-95 Nga tung hoành trên không


(Kiến Thức) - Chỉ với một chiếc oanh tạc cơ Tu-95 Nga đã khiến cả ba nước châu Âu là Anh, Pháp và Na Uy đứng ngồi không yên.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn nguồn tin từ kênh truyền thông nhà nước Nga cho hay, Không quân Nga sẽ tiến hành các chuyến bay tuần tra đầu tiên trong năm nay bằng những chiếc oanh tạc cơ Tu-95, dọc theo khu vực vùng biển Đại Tây Dương tiếp giáp với vùng biển phía tây của Na Uy và Biển Barents.​
Theo nguồn tin, Tu-95 này sẽ cất cánh từ căn cứ không quân Engels nằm ở miền Nam nước Nga và sẽ hoạt động liên tục hơn 19 tiếng trên không. Các máy bay ném bom Tu-95MS còn được hộ tống bởi các máy bay tiếp nhiên liệu trên không Ilyushin IL-78 và tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
chau-au-khiep-so-truoc-oanh-tac-co-tu-95-nga.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Trong ảnh là một chiếc tiêm kích Eurofighter Typhoons của Không quân Hoàng gia Anh đang hộ tống máy bay ném bom Tu-95 của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Mặc dù, những chiếc oanh tạc cơ Tu-95MS của Nga vẫn bay trong không phận quốc tế trong suốt chuyến bay tuần tra vào hôm 29/1 nhưng nó vẫn được hộ tống bởi nhưng chiếc tiêm kích Eurofighter Typhoons của Không quân Hoàng gia Anh, F-16 của Không quân Na Uy và Dassault Mirage của Pháp trong từng chặng bay khác nhau.​
Đánh giá của Jane’s
Các chuyến bay tuần tra của Tu-95 được xem là một trong những biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên với sự sụp đổ của Liên Xô thì vai trò của những chuyến bay tuần tra này không còn nữa và bị Quân đội Nga tạm ngưng hầu hết vào năm 1992.​
Đến năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định nối lại các chuyến bay tuần tra của oanh tạc cơ Tu-95 khi mối quan hệ giữa Moscow và các nước Phương Tây có dấu hiệu suy giảm mạnh kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Và tần suất của những chuyến bay tuần tra cũng phụ thuộc vào mối quan hệ này.​
Điều này càng thể hiện rõ hơn do cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine và tần suất các chuyến bay tuần tra của Không quân Nga luôn ở mức cao nhất kể từ năm 1992, đặc biệt tần suất máy bay ném bom của Nga xuất hiện gần khu vực không phận của một số nước Châu Âu cũng tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, trong tháng 11 năm ngoái Tổng thống Putin còn tuyên bố lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Nga sẽ thực hiện các chuyến bay tuần tra có điểm xuất phát từ vùng cực bắc của nước này kéo dài xuống tận Vịnh Mexico.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
chau-au-khiep-so-truoc-oanh-tac-co-tu-95-nga-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Một phi đội gồm một máy bay ném bom chiến lược Tu-160, một máy bay tiếp nhiên liệu trên không IL-78 và hai chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Không quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài việc tăng số lượng các chuyến bay, Không quân Nga còn thay đổi cả số lượng và chủng loại máy bay tham gia vào các đợt tuần tra trên không này. Thay vì chỉ sử dụng hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95 đi cùng một máy bay tiếp nhiên liệu trên không như trước đây, thì giờ đây các chuyến bay tuần tra của Không quân Nga đã có thêm sự xuất hiện của những chiếc tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 và máy bay trinh sát điện tử.​
Phía Nga cho rằng các chuyến bay tuần tra của nước này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và nằm trong vùng không phận quốc tế, tương tự như những gì mà Không quân Mỹ hay một số nước Châu Âu đang thực hiện. Các chuyến bay tuần tra của Nga chỉ có một điểm khác biệt duy nhất là nó không được lên kế hoạch bay từ trước, không có tuyến bay cố định và không liên lạc với các trạm kiểm soát không lưu dân sự dưới mặt đất.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ 'khiếp sợ' khi Nga tăng khả năng đối kháng điện tử

(Vũ khí) - Theo Vpk.name, Nga đang phát triển loại máy bay đối kháng điện tử mới dựa trên máy bay chở khách Tu-214 - thông tin này có thể khiến phương Tây bất an.

Tăng khả năng đối kháng điện tử
Ngày 5/2, Tạp chí Công nghệ quốc phòng Nga dẫn lời Phó giám đốc Tổ hợp Công nghệ sóng radio và điện tử (KRET) Igor Nasenkova cho biết, dựa trên nền tảng máy bay chở khách Tu-214, đơn vị này cùng tổ hợp chế tạo hàng không Tupolev sẽ phát triển máy bay đối kháng điện tử thế hệ mới.
Ông I. Nasenkova cho biết: “Chúng tôi đang ở giai đoạn thiết kế sơ bộ máy bay đối kháng điện tử mới”. Tuy thông tin về thế hệ máy bay đối kháng điện tử mới không được hé lộ, nhưng ông I. Nasenkova khẳng định: “Máy bay mới sẽ có đặc tính kỹ thuật đặc biệt chưa từng có tiền lệ trên thế giới”.
Theo những thông tin được công bố, Tu-214 là phiên bản nâng cấp của máy bay chở khách Tu-204-100 với việc tăng tải trọng cất cánh và tầm hoạt động. Trước đó, trên cơ sở máy bay Tu-214, Nga đã phát triển phiên bản trinh sát quang-điện tử Tu-214R và Tu-214ON Open Skies chuyên thực hiện nhiệm vụ giám sát trên không.
Việc Nga tích hợp khả năng đối kháng điện tử trên máy bay dân dụng cũng được đang được nhiều nước quan tâm. Phương án này tận dụng được độ tin cậy và khả năng bay hành trình tốt, cũng như trọng lượng cất cánh lớn của các máy bay dân sự để lắp đặt hệ thống radar hàng không công suất lớn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-khiep-so-khi-nga-tang-kha-nang-doi-khang-dien-tu_6451665.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay trinh sát quang-điện tử Tu-214R của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phương Tây có lo ngại?
Trước khi phát triển dòng máy bay đối kháng điện tử mới thì năng lực thực sự của Nga trên lĩnh vực tác chiến điện tử đã được phương Tây kiểm chứng qua những diễn biến liên quan đến tình hình Ukraine trong suốt thời gian qua.
Cụ thể trong giai đoạn đầu của những căng thẳng tại Ukraine, lực lượng tác chiến điện tử Nga đã 'bắt sống' một chiếc UAV trinh sát/tấn công MQ-5B của Mỹ trên bầu trời Crimea. Theo báo cáo của Hiệp hội nhà nước Rostec, chiếc UAV MQ-5B bị đánh chặn thuộc lữ đoàn trinh sát số 66 của Quân đội Mỹ, đóng trên lãnh thổ Bavaria.
Báo cáo cũng cho biết rằng, đầu tháng 3/2014, một phần của Lữ đoàn trinh sát 66 của Mỹ đã dịch chuyển tới khu vực Kirovahrad (Ukraine), và từ đây, họ đã triển khai các máy bay không người lái để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, giám sát vùng lãnh thổ Crimea và dọc theo biên giới Nga.
Trước đó, cũng đã có báo cáo cho rằng, các máy bay không người lái Mỹ đã xuất hiện ở khu vực Kherson, gần với danh giới Chongar giữa bán đảo Crimea và phần đất liền của Ukraine. Trong đó, Lữ đoàn trinh sát 66 của Mỹ được cho là đang triển khai tổng cộng 18 UAV MQ-5B.
"Đây là lần thứ hai UAV Mỹ bị đánh chặn ở Crimea", báo cáo của Rostec nói.
"UAV này đã bay ở độ cao khoảng 4.000m và mắt thường không thể nhìn thấy được. Nhưng đường truyền thông tin của UAV này đã bị phá vỡ nhờ sự trợ giúp của tổ hợp tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza. Kết quả là UAV này đã phải hạ cánh khẩn cấp và được lực lượng phòng không thu giữ mà gần như không xảy ra hư hai nào", báo cáo nói.
Tuy nhiên đây không phải là lần duy nhất Nga khiến Mỹ 'tâm phục khẩu phục', sau khi Nga bắt sống chiến UAV MQ-5B này đúng 1 tháng, ngày 10/4/2014, tàu khu trục Mỹ "Donald Cook" với tên lửa hành trình "Tomahawk" đã tiến vào Biển Đen. Mục đích là để đe dọa và biểu dương lực lượng liên quan đến quan điểm của Nga về Ukraine và Crimea.
Đáp lại, Nga cho máy bay Su-24, không mang vũ khí nhưng được trang bị tổ hợp điện tử chiến đấu mới nhất của Nga có tên là "Khibiny", bay vòng quanh tàu khu trục Mỹ.
Hệ thống tác chiến Aegis đã phát hiện sự tiếp cận trên không và báo động. Tất cả mọi thứ đang diễn ra bình thường, radar Mỹ theo dõi mục tiêu đang đến gần thì đột nhiên tất cả các màn hình vụt tắt. "Aegis" không làm việc, các tên lửa không nhận được thông tin về mục tiêu. Trong khi đó, chiếc Su- 24 của Nga bay qua phía trên boong tàu khu trục Mỹ, mô phỏng cuộc tấn công tên lửa vào mục tiêu lặp đi lặp lại động tác đó đến 12 lần.
Ngay sau đó, "Donald Cook" đã khẩn cấp cập cảng Romania. Đã có 27 thủy thủ đệ đơn xin từ chức. Tất cả 27 người này đã viết trong đơn là họ không muốn mạo hiểm với tính mạng của mình. Tuyên bố của Lầu Năm Góc gián tiếp xác nhận điều đó khi lập luận rằng động thái của máy bay Nga khiến cho thủy thủ tàu Mỹ mất tinh thần.
Không chỉ có vậy, khả năng của lực lượng đối kháng điện tử Nga còn được Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, thừa nhận quân đội Ukraine đang chật vật chống chọi các vụ pháo kích cũng như gây nhiễu điện tử của lực lượng ly khai ở miền Đông nước này.
Trung tướng Ben Hodges cho biết hệ thống liên lạc của quân đội Ukraine đang bị các thiết bị gây nhiễu điện tử của lực lượng ly khai gây cản trở và thừa nhận: "Rất khó để lực lượng chính phủ Ukraine sử dụng sóng vô tuyến, điện thoại và các phương tiện liên lạc khác vì lực lượng ly khai có các thiết bị gây nhiễu vượt trội.
Sự thừa nhận của Tướng Ben Hodges cho thấy một thực tế rằng, quân ly khai sử dụng các loại vũ khí có điều khiển rất chính xác, gây thiệt hại nặng cho quân Kiev, nhưng ngược lại, quân Kiev thì như mù, bắn không gây thiệt hại gì đến quân ly khai mà có khi lạc vào dân.
Đặc biệt, khi Kiev luôn tố cáo Nga kéo quân, xe tăng ầm ầm qua biên giới, Nga yêu cầu bằng chứng, Kiev không thể. Nhưng còn Mỹ, vệ tinh quân sự cực kỳ hiện đại mà không có nổi một bức hình nào chăng? Hay là Nga không hề viện trợ gì cho quân ly khai về xe tăng, đại bác…một sự khẳng định vô cùng ngây thơ là sự thật?
Đến đây, một vài sự kiện mà kết quả có thật đã khiến cho đối tượng tác chiến của Nga hoang mang về nguyên nhân. Rõ ràng, trên chiến trường Ukraine, quân đội Kiev chính thức bị quân ly khai hoàn toàn áp chế điện tử, cho nên, không khó hiểu khi không quân Ukraine “án binh bất động”.
Đúng như Thủ tướng Nga Metveded đã nói “Không tin cứ thử xem!”, nhưng khi đã như thế thì chắc sẽ không ai dám thử.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga thử thành công hệ thống chống ngầm Paket-NK

Cập nhật lúc: 20:26 09/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Lật lại hồ sơ bom chống ngầm của Liên Xô (2)
Tàu khu trục Panteleyev sắp tới Cam Ranh mạnh cỡ nào?


(Kiến Thức) - Tàu chiến Soobrazitelny đã thử nghiệm thành công hệ thống chống tàu ngầm Paket-NK trong một cuộc tập trận trên biển Baltic.
Theo tờ Sputnik News, tàu hộ vệ tàng hình Soobrazitelny đã thử nghiệm thành công hệ thống chống tàu ngầm mới Paket-NK với khả năng chống được cả ngư lôi trong một cuộc tập trận trên biển Baltic.​
Trong cuộc tập trận này, tàu ngầm động cơ điện - diesel Kilo Project 877 đã đóng vai trò là mục tiêu và phóng ngư lôi để hệ thống thử nghiệm (ngư lôi không có đầu đạn).​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
nga-thu-thanh-cong-he-thong-chong-ngam-paket-nk.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu hộ vệ tàng hình Soobrazitelny trang bị Paket-NK.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
nga-thu-thanh-cong-he-thong-chong-ngam-paket-nk-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Ngư lôi tìm diệt của Paket-NK.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống chống tàu ngầm Paket-NK được thiết kế để hủy diệt tàu ngầm đối phương trong vùng nước gần khi thực hiện nhiệm vụ chiến tranh chống tàu ngầm, và phá hủy ngư lôi tấn công tàu trong khi làm nhiệm vụ phòng thủ chống ngư lôi.​
Hệ thống Paket-NK gồm 4 thành phần chính: hệ thống điều khiển hỏa lực Paket-E; bệ phóng cố định hoặc xoay đổi hưởng (với đạn đánh chặn là ngư lôi tìm diệt cỡ nhỏ); sonar chỉ thị mục tiêu Paket-AE và module chiến đấu lắp bệ phóng.​
Paket-NK có thể hoạt động độc lập hoặc tích hợp vào hệ thống phòng thủ chống ngầm/ngư lôi của tàu, giải quyết một số công việc trong chế độ tự động hoặc hoàn toàn tự động.​
Các nhiệm vụ có thể bao gồm việc tạo ra các dữ liệu chỉ thị mục tiêu cho ngư lôi tìm diệt thu nhỏ, dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi hệ thống sonar của tàu.​
Phát hiện và phân loại về ngư lôi tấn công, xác định các thông số di chuyển của nó và thiết lập dữ liệu chỉ thị mục tiêu thực hiện chống ngư lôi…​
Hệ thống chống tàu ngầm Paket-NK là hệ thống vũ khí hoàn toàn mới, cho phép tàu chiến đấu mặt nước hoàn thành nhiệm vụ phòng thủ chống tàu ngầm/ngư lôi với hiệu quả cao, tăng cường đáng kể khả năng sốt sót.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Bộ ba lá chắn tên lửa Nga để đối phó Mỹ

(Vũ khí) - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga đã nói với truyền thông về các tên lửa của Nga để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Rubezh
Tên lửa liên lục địa thế hệ mới RS-26 Rubezh là loại tối tân nhất của nền công nghiệp quốc phòng Nga. Tên lửa này được biết đến với tên gọi "Avangard". Thực tế chúng ta có rất ít thông tin về loại tên lửa này do sự bảo mật của dự án.
RS-26 Rubezh được sản xuất dựa trên nền tảng của RS-24 Yars - loại mà đã được trang bị cho các lực lượng tên lửa chiến lược của Nga. Rubezh là loại tên lửa nhiên liệu rắn, được trang bị các đầu đạn phân tách độc lập. Cho tới nay, số lượng và trọng lượng của các đầu đạn mà tên lửa này có thể mang theo vẫn còn là ẩn số, tuy nhiên dựa trên phiên bản đã nâng cấp của tên lửa Yars thuộc họ Topol-M, người ta có thể dự đoán rằng, trọng lượng tối thiểu tên lửa này là 60 tấn, nó sẽ chỉ được phát triển phiên bản cơ động, và theo thời gian, tên lửa này chắc chắn sẽ thay thế các hệ thống Topol cũ.
Các quan chức quân sự của Nga cho rằng việc phóng thử nghiệm tên lửa sẽ được thực hiện vào tháng ba năm nay. Trên thực tế, các cuộc thử nghiệm đã diễn ra một cách bí mật trước đó. Tuy nhiên, trong năm 2013, các thông tin về các cuộc thử nghiệm này của MS-26 ở khu thử nghiệm Kapustin Yar đã bị rò rỉ ra các phương tiện truyền thông. Sau đó, Bộ tổng tham mưu đã báo cáo rằng đó là lần phóng thứ tư của Rubezh
Theo Trung tướng Zarudnitsky, tên lửa mới có các trang bị chiến đấu mới và có các khả năng và các đặc tính vượt trội hơn so với các hệ thống hiện thời.
Sarmat
Cuộc xung đột với Ukraina (mà đã cắt giảm nguồn cung cấp vật tư dự phòng cho việc bảo dưỡng Voevoda) và các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ đã khiến các nhà lãnh đạo quân sự Nga không còn lựa chọn nào khác. Trong khoảng thời gian 2018-2020, Nga sẽ nhận tên lửa hạng nặng thế hệ mới Sarmat, được phát triển bởi một nhóm các công ty, dẫn đầu bởi Trung tâm tên lửa quốc gia Makeyev
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
bo-ba-la-chan-ten-lua-cua-nga_11321459.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Sarmat của Nga sẽ được đưa vào thử nghiệm{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mục đích của việc này khá dễ hiểu. Topol, tên lửa đang phục vụ có thể phóng đi với trọng lượng 1.2 tấn ở cự ly 9.000km, trong khi đó các số liệu này cho Voevoda là 7.3 tấn ở cự ly lên tới 16.000km
Nếu dữ liệu bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông là đúng, Sarmat sẽ có kích thước bằng một nửa của Voevoda. Trọng lượng ban đầu của nó sẽ chỉ vào khoảng 100 tấn so với 211 tấn của Voevoda; nó có khả năng phóng 4 đến 5 tấn, sức chứa hiện tại của nó lớn hơn nhiều so với sức chứa của Voevoda khi nó được tạo ra vào đầu những năm 1980. Thêm vào đó, cự ly phóng lớn khiến cho tên lửa mất nhiều thời gian hơn trước và sau khi khởi động
Bulava
Tên lửa R-30 Bulava, được mong đợi từ lâu bởi các thuỷ thủ Nga, cuối cùng cũng được đưa vào bảng xếp hạng. Vũ khí này ban đầu được phát triển cho các tàu ngầm lớp Borei để đánh bại các hệ thống phòng thủ phức tạp: Nó mang 10 đầu đạn hạt nhân, có khả năng bắn từ dưới mặt nước tới bất cứ đâu trên thế giới từ cự ly trên 11.000km. Trên thực tế, Borei có thể bắn đến Mỹ mà không cần phải rời khỏi căn cứ ở Hạm đội phương Bắc hay Hạm đội Thái Bình Dương
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
bo-ba-la-chan-ten-lua-cua-nga_1131876.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các thử nghiệm của hệ thống tên lửa liên lục địa Bulava{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mỗi tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo R-30 Bulava-30. Các tàu ngầm này chạy rất êm, có tính năng thuỷ động lực học tuyệt vời và trong trường hợp xung đột xảy ra, nó có thể là những đòn phản công bất ngờ.
Theo một vài báo cáo, cách thức hoạt động của Bulava khác với Topol-M. Các đầu đạn của Topol-M được đưa đến mục tiêu và sau đó rải lên đó, trong khi Bulava hoạt động một cách khác biệt. Nguyên tắc làm việc ở đây là các khối riêng lẻ có thể được tách ra khỏi tên lửa trong suốt quá trình bay.
 
23/8/12
1.162
3
38
Cường kích A-10 Mỹ bắt đầu rời vị trí chiến đấu

Cập nhật lúc: 19:00 11/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Quốc hội Mỹ "lưu luyến" sát thủ diệt tăng A-10
Cường kích A-10 bị 4 tên lửa SA-7 tấn công vẫn thoát


(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ sẽ chuyển khoảng 36 chiếc cường kích A-10 sang các phi đội dự bị, nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực.
Theo tạp chí quốc phòng Jane’s cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch chuyển khoảng 36 chiếc cường kích A-10 Thunderbolt II từ các phi đội chiến đấu Không quân Mỹ sang không quân dự bị, nhằm giải bài toán về thiếu hụt nhân viên kỹ thuật mặt đất dành cho chương trình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35A.​
Quyết định này được đưa ra sau một cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và các nhà lập pháp của nước này vào đầu tháng 2. Bộ trưởng Hagel còn cho biết rằng, Bộ quốc phòng Mỹ đã cho phép lực lượng không quân của nước này chuyển 36 chiếc cường kích A-10 sang lực lượng không quân dự bị nhằm điều chỉnh lại lực lượng nhân sự và ngân sách của Không quân Mỹ trong năm 2015.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
cuong-kich-a-10-my-bat-dau-roi-vi-tri-chien-dau.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Sẽ có một lượng lớn những chiếc A-10 buộc phải ngưng hoạt động trong thời gian sắp tới.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo đó những chiếc cường kích A-10 này sẽ được tạm thời ngưng sử dụng nhưng vẫn được kiểm tra khả năng hoạt động bay định kỳ. Làm như vậy Không quân Mỹ có thể luân chuyển được một lượng lớn nhân viên kỹ thuật mặt đất đông đảo từ các phi đội A-10 sang chương trình F-35A sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian sắp tới.​
Trong một bản ghi nhớ giữa Bộ quốc phòng Mỹ với Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Hagel đã nhấn mạnh rằng hành động này là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để có thể giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân viên kỹ thuật và bảo trì mặt đất của Không quân Mỹ hiện tại. Nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao dành cho chương trình F-35.​
Mặt khác trong dự luật ngân sách quốc phòng 2015 Quốc hội Mỹ đã buộc Lầu Năm Góc phải xem xét và đánh giá lại việc luân chuyển nhân sự này là cần thiết và không ảnh hưởng khả năng hoạt động của Không quân Mỹ.​
Còn Lầu Năm Góc tin rằng, việc duy trì các đội bảo dưỡng kỹ thuật mặt đất không có kinh nghiệm sẽ làm chậm quá trình đưa các phi đội máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 vào biên chế chính thức. Và sau khi đánh giá một số lựa chọn Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng việc chuyển giao nhân sự từ các phi đội cường kích A-10 sang chương trình F-35A là hiệu quả nhất.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
cuong-kich-a-10-my-bat-dau-roi-vi-tri-chien-dau-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Không quân Mỹ đặt vai trò của chương trình F-35 lên trên hết, kể cả việc xóa sổ các phi đội cường kích A-10.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy nhiên, việc chuyển giao nhân sự này cũng sẽ không giúp Không quân Mỹ thoát khỏi vấn đề thiếu hụt nhân sự và Bộ quốc phòng Mỹ tin rằng việc cho nghỉ hưu toàn bộ các phi đội cường kích A-10 sẽ là giải pháp tốt nhất. Bất chấp sự phản đối quyết liệt từ các nhà lập pháp Mỹ trong suốt thời gian qua.​
Từ năm 2014, Không quân Mỹ đã muốn cho nghỉ hưu toàn bộ phi đội cường kích A-10 nhưng bị Quốc hội Mỹ kịch liệt phản đối, nhưng dưới áp lực của chương trình F-35 Quốc hội Mỹ đã phải miễn cưỡng chấp nhận kế hoạch tạm thời cho ngưng hoạt động một phần của phi đội A-10 từ Bộ quốc phòng Mỹ.​
Nhưng đối với Không quân Mỹ việc tạm thời ngưng hoạt động một phần phi đội A-10 là chưa đủ, họ cần một giải pháp tổng thể hơn hoặc đơn giản chỉ là cho nghỉ hưu toàn bộ phi đội A-10 để có thể đảm bảo nhân sự cho chương trình F-35. Dựa trên nhiều đánh giá số phận của máy bay cường kích A-10 trong lực lượng Không quân Mỹ có thể sẽ được định đoạt trong năm nay

Mỹ nâng cấp tên lửa chống tăng Hellfrie

Cập nhật lúc: 06:30 12/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tiết lộ bất ngờ sát thủ diệt hạm của tàu LCS Mỹ
Khoảnh khắc tên lửa Hellfire Mỹ diệt xe tăng


(Kiến Thức) - Sau hơn 30 năm đưa vào trang bị, tên lửa chống tăng Hellfire của Mỹ đã trở nên lỗi thời và cần được nâng cấp hơn bao giờ hết.
Tờ Flightglobal cho biết, Quân đội Mỹ đã bắt đầu mở gói đấu thầu cho chương trình nâng cấp hệ thống dẫn đường kép mới cho tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire do Lockheed Martin chế tạo sau hơn 30 năm đưa vào sử dụng.​
Theo đó, vào hôm 2/2 Quân đội Mỹ đã bắt đầu mở gói thầu cho chương trình phát triển tên lửa không đối đất (JAGM) thế hệ mới của nước này, với sự tham gia của các tập đoàn quốc phòng đình đám như Lockheed Martin và Raytheon. Các công ty tham gia gói thầu này có thời hạn 60 ngày để hoàn tất hồ sơ dự thầu của mình.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
my-nang-cap-ten-lua-chong-tang-hellfrie.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Sau hơn 30 năm đữa vào sử dụng tên lửa Hellfire đang dần lỗi thời.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ cũng đang có kế hoạch trang bị các tên lửa không đối đất JAGM cho các máy trực thăng tấn công AH-1Z của lực lượng Lính thủy đánh bộ.​
Chương trình này cũng bao gồm việc phát triển hệ thống dẫn đường thế hệ mới cho các tên lửa chống tăng Hellfire của Lockheed Martin, với việc nâng cấp động cơ đẩy, đầu đạn dẫn đường và các thiết bị điện tử có liên quan. Hiện tại tập đoàn Lockheed Martin đã đưa ra gói nâng cấp hệ thống dẫn đường kép cho Hellfire, trong khi đó hãng Raytheon vẫn chưa có bất kỳ động thái cụ thể nào cho chương trình này.​
Theo phát ngôn viên của Raytheon - John Patterson cho biết, hãng này có thể sẽ phát triển hệ thống dẫn đường mới dành cho tên lửa Hellfire dựa trên thiết kế của loại bom đường kính nhỏ SBD do Raytheon chế tạo.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
my-nang-cap-ten-lua-chong-tang-hellfrie-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Mô hình tên lửa không đối đất JAGM do Lockheed Martin thiết kế.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Mặc dù, tập đoàn Lockheed Martin luôn là nhà thầu dành được các hợp đồng tên lửa không đối đất JAGM cho Quân đội Mỹ trong hơn 10 năm qua, nhưng tập đoàn này vẫn tiến hành phát triển các chương trình tên lửa JAGM thế hệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của Quân đội Mỹ trong tương lai.​
Trong đó gói nâng cấp hệ thống dẫn đường cho tên lửa chống tăng Hellfire của Lockheed Martin sẽ bao gồm việc trang bị thêm một thiết bị cảm biến laser bán chủ động tiên tiến có độ chính xác cao, cũng với đó là khả năng tìm và diệt các mục tiêu di động nhờ hệ thống dẫn đường bằng radar có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Còn hãng Raytheon có thể sẽ trang bị cho các tên lửa Hellfire hệ thống dẫn đường bằng hình ảnh quang hồng ngoại.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
my-nang-cap-ten-lua-chong-tang-hellfrie-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Thiết kế mẫu của chương trình tên lửa không đối đất chiến thuật JCM được lắp trên cánh tiêm kích F-18.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Chương trình tên lửa JAGM với tiền thân là chương trình tên lửa không đối đất chiến thuật (JCM) được bắt đầu vào năm 2003, với sự tham gia của các tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Mỹ như Raytheon, Lockheed Martin và liên doanh Boeing/Northrop Grumman. Quân đội Mỹ hy vọng sẽ sản xuất khoảng 77.000 tên lửa JCM để thay thế cho các tên lửa không đối đất chiến thuật AGM-65 Maverick của Raytheon và AGM-114 Hellfire của Lockheed Martin.​
Chương trình JCM dự kiến sẽ hoàn tất quá trình phát triển trong vòng 4 năm và một hợp đồng chính thức đã được Quân đội Mỹ trao Lockheed Martin vào 2004. Tuy nhiên sau nhiều năm phát triển JCM vẫn chưa đạt được bất kỳ bước tiến nào và bị Quân đội Mỹ chính thức hủy bỏ vào năm 2007, sau đó đến 2012 Lockheed Martin lại được Mỹ tiếp tục trao cho một hợp đồng phát triển hệ thống dẫn đường mới cho chương trình tên lửa JAGM.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nói về SEAD của Nga và Mỹ: Kh-25MP và Kh-31P cũng từng sử dụng chống lại các đài radar của chư hầu Mỹ, khiến chúng phải tắt điện toàn bộ để tránh bị tổn thất nặng. Su-22 & Kh-25MP vào năm 1990, từng được Iraq dùng để bem các đài radar control MIM-23 Hawk của Kuwait, sau đó Kuwait buộc phải ngắt radar , khiến KQ Iraq chiếm ưu thế trên không và để cho biệt kích Iraq tịch thu. Ở Georgia 2008 cũng vậy, Kh-31P & Su-34 tiến hành áp chế các hệ thống PK của Georgia, khiến chúng ko kịp trở tay và phải tắt điện toàn tập, để tránh bị hủy diệt toàn bộ các đài radar (mặc dù được Ukraine, Mỹ, NATO hỗ trợ).

Iraqi invasion of Kuwait

During the Iraqi invasion of Kuwait, on August 2, 1990 an Iraqi Air Force Sukhoi Su-22 from the No.109 Squadron (based at as-Shoibiyah AB) fired a single Kh-25MP anti-radar variant against a Kuwaiti MIM-23B I-HAWK SAM site at Bubiyan Island that had earlier downed another Su-22 from the same unit and a MiG-23BN from the 49th Squadron. This forced a radar shutdown on the HAWK. The HAWK battery (which was operated by some American contractors) was later captured by Iraqi special forces and found out to be in automatic mode of operation, after the contractors fled.[sup][10][/sup] Iraq also used its Kh-25s during its war with Iran.

http://en.wikipedia.org/wiki/Kh-25

According to some reports, the missile was used by the Russian Air Force during the South Ossetian conflict in 2008. In particular, reported that in the August 10, 2008 a Russian Air Force Su-34 struck with anti-radar missiles Kh-31P an air defense radar of Georgia near the city of Gori, then Georgian air defense was disabled in order to avoid further losses.[sup][14][/sup]

[sup]http://en.wikipedia.org/wiki/AS-17_Krypton#cite_note-14[/sup][/sup]

[sup]Trong khi đó trong Gulf War 1, AGM-88 của Mỹ chẳng đạt được bất kì thành tích nào đáng kể, ngoài việc bắn nhầm B-52 trong khi bay cặp để đánh radar Iraq, hầu hết các radar warning Iraq sử dụng là radar mua của Fap chứ ko phải của LX. Chủ yếu Iraq bị thiệt hại bởi tên lửa Tomahawk và F-117 ném bom chiến lược.[/sup]

[sup]Thậm chí khi bắn 1 HARM, radio của Mỹ vẫn có thể bị Iraq phát hiện, do đó Mỹ phải đổi code HARM là Magnum để đơn vị đk radar ko kịp tắt radar[/sup]

During the Gulf War, the HARM was involved in a friendly fire incident when the pilot of an F-4G Wild Weasel escorting a B-52 bomber mistook the latter's tail gun radar for an Iraqi AAA site. (This was after the tail gunner of the B-52 had targeted the F-4G, mistaking it for an Iraqi MiG.) The F-4 pilot launched the missile and then saw that the target was the B-52, which was hit. It survived with shrapnel damage to the tail and no casualties. The B-52 was subsequently renamed In HARM's Way.[sup][5][/sup]
"Magnum" is spoken over the radio to announce the launch of an AGM-88.[sup][6][/sup] During the Gulf War, if an aircraft was illuminated by enemy radar a bogus "Magnum" call on the radio was often enough to convince the operators to power down.[sup][7][/sup] This technique would also be employed in Serbia during air operations in 1999.

http://en.wikipedia.org/wiki/AGM-88_HARM#cite_note-6
 
Chỉnh sửa cuối:
23/8/12
1.162
3
38
Đô đốc Hải quân Mỹ: Khả năng tàng hình của F-35 là vô dụng!

15/02/2015 08:36



1-f35-infonet-1423962098947-55-3-390-660-crop-1423962412075.jpg

Chia sẻ:
Máy bay chiến đấu F-35 đã gặp rất nhiều vấn đề trong sản xuất cũng như chi phí và đã có không ít nghi ngờ về khả năng chiến đấu của nó. Mới đây, tính năng tàng hình của nó lại bị đặt dấu hỏi.

Đô đốc Jon Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến của mình về loại máy bay thế hệ tiếp theo mà lực lượng này muốn có trong một bài phát biểu vào tuần trước.
Điều đáng nói là, chiếc phi cơ hoàn hảo của ông lại không hề giống chiếc máy bay F-35 đời mới và tiêu tốn nghìn tỷ USD, theo tạp chí Navy Times cho biết.
do-doc-hai-quan-my-kha-nang-tang-hinh-cua-f35-la-vo-dung.jpg

Một chiếc phi cơ F-35 trên tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ.​
Ông Greenert nói rằng “khả năng tàng hình sẽ không còn tác dụng”, câu nói có thể coi là đòn đánh vào máy bay F-35 vốn đã gặp nhiều vấn đề.
BÀI LIÊN QUAN
Máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào?”, ông Greenert phát biểu.​
Tôi không dám nói rằng nó sẽ cần đến người lái hay không, tôi không thể biết được.
Máy bay chỉ có thể đạt được một tốc độ cao nhất định, và đến lúc đó khả năng tàng hình sẽ không còn tác dụng nữa…
Chúng ta nên biết, nếu một vật thể di chuyển nhanh trong không khí, làm các phân tử rối loạn và gây ra nhiệt, cho dù động cơ có mát đến đâu đi chăng nữa, nó sẽ bị phát hiện”.​
Ông Greenert từ lâu đã là người nghi ngờ về tính năng tàng hình của phi cơ, và ông tin rằng công nghệ này sẽ không thể tồn tại mãi với sự phát triển của hệ thống radar. Năm 2012, ông viết:
Thay vì công nghệ tàng hình, đã đến lúc chúng ta phải chú ý đến những tính năng khác nhằm giúp máy bay hoạt động cách xa những đối thủ sử dụng vũ khí đánh chặn và các thiết bị không người lái, hoặc có những thiết bị điện tử để gây nhiễu loạn hay xáo trộn các cảm biến nguy hiểm, thay vì cố gắng né tránh chúng như trước đây”.
Ý kiến của Greenert về tính năng tàng hình cũng trùng với suy nghĩ của một số nhân vật trong Bộ Quốc phòng Mỹ, và cả Boeing đồng ý rằng thiết bị điện từ và công nghệ làm nhiễu thiết bị đều quan trọng hơn khả năng tàng hình của phi cơ.
Boeing và Lockheed Martin, công ty sản xuất F-35, thường cạnh tranh để giành được những hợp đồng quân sự như vậy.
Ông Mike Gibbons, phó chủ tịch của Boeing đảm trách dự án F/A-18 Super Hornet và EA-18G Growler trả lời trang tin Business Insider rằng:
Đây là một sự chuyển dịch về quan điểm, cũng giống như sự thay đổi diễn ra vào đầu thế kỷ 20 khi người ta không dám tin về việc có thể bay trên bầu trời.
Việc mong muốn kiểm soát hệ thống điện từ cũng tương tự như vậy. Công nghệ tàng hình chưa bao giờ có thể bảo vệ quân đội chúng ta một cách đầy đủ
”.
Chiếc Boeing EA-18G Growler chuyên về gây nhiễu loạn các hệ thống cảm biến, làm gián đoạn các hệ thống chỉ huy và điều khiển và cản trở hệ thống tìm diệt của vũ khí đối phương.
Boeing tin rằng máy bay Growler của họ có thể kết hợp rất tốt với F-35.
Hải quân Mỹ tỏ ra dè dặt về việc mua F-35. Trong năm 2015, lực lượng này chỉ đặt hàng 2 chiếc F-35 và sau đó các nghị sĩ trong Quốc hội đã yêu cầu tăng lên thành 4.
Lực lượng Thủy quân Lục chiến đã yêu cầu 6 chiếc và Không quân Mỹ đã đặt 26 F-35 trong năm nay.
Theo Reuters, Mỹ dự định sẽ có 1.763 F-35 trong năm 2037.
 
23/8/12
1.162
3
38
Sức mạnh đáng sợ của kho tên lửa tàu ngầm hạt nhân Liên Xô/Nga

Giải mã các tên lửa đạn đạo phóng ngầm Liên Xô (1)

Cập nhật lúc: 13:30 15/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


5 sự thật ít biết về sức mạnh hạt nhân của Pháp (2)
Tiết lộ mới tên lửa đạn đạo phóng ngầm của Triều Tiên


(Kiến Thức) - Ngày 16/9/1955, Liên Xô đã đạt dấu mốc quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo nói chung và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nói riêng.
Tên lửa với người Nga là một câu chuyện dài vắt qua nhiều thế kỉ, nhưng trong khuôn khổ của loạt bài này, Kiến Thức chỉ có thể đề cập đến những vấn đề chính liên quan trực tiếp đến tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Hải quân Liên Xô.​
Sau khi các nước Phát xít bị tiêu diệt, sự tồn tại của Liên Xô trở thành cái gai lớn nhất trong mắt những nhà cầm quyền Mỹ. Washington muốn hủy diệt Liên Xô bằng bom hạt nhân, điều này buộc Moscow phải tìm kiếm sức mạnh răn đe đối phó. Các chương trình nghiên cứu chế tạo chất nổ hạt nhân và tên lửa mang phóng ráo riết được triển khai.​
Với vấn đề tên lửa, tức phương tiện mang đầu đạn hạt nhân, ý tưởng tên lửa đạn đạo cho các hạm đội hải quân (FBM) mà cụ thể là đặt trên tàu ngầm (SLBM) đặc biệt được lưu tâm. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là hướng nghiên cứu có tiềm năng vô cùng lớn, đây sẽ là cách tạo ra các vũ khí tầm chiến lược vì bản thân tàu ngầm có thể di chuyển dưới lòng đại dương, tiếp cận được các mục tiêu trên thế giới một cách bí mật và tung ra đòn sát thủ trước khi con mồi có thể biết chuyện gì đang diễn ra.​
Tuy nhiên, so với với tổ hợp tên lửa đạn đạo đặt trên đất liền, việc đạt được thành công tương tự trên biển là khó khăn hơn rất nhiều. Vì tên lửa cũng như các thành phần khác phải tích hợp với con tàu để thành một hệ thống hoàn chỉnh. Ví dụ: tên lửa phải bị hạn chế về kích thước, tàu ngầm không thể mang theo những tên lửa đạn đạo khổng lồ như trên đất liền, vấn đề kích thước tên lửa lại ảnh hưởng lớn tới tầm bắn, khả năng tải trọng. Khó khăn càng lớn khi tàu hoạt động trên biển, tức là môi trường động chứ không tĩnh như trên mặt đất.…
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} SKB-385 dưới sự chỉ đạo của V.P.Makeyev là đơn vị nòng cốt trong các chương trình tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Liên Xô.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Quá nhiều rào cản kỹ thuật cùng thời gian không cho phép khiến cho cha đẻ của ý tưởng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) là Phát xít Đức đã thất bại. Năm 1949, Liên Xô đã cố gắng tạo ra một chương trình nhưng nó cũng đi vào ngõ cụt.​
Phải chờ tới giai đoạn 1953-1954, khi các chương trình tên lửa đạn đạo, tàu ngầm, công nghiệp quốc phòng nói chung đạt được bước tiến đáng kể. Đặc biệt là sự chắc chắn từ phía Sergei Korolev, cha đẻ của tên lửa Liên Xô thì chính phủ Liên Xô mới ra quyết định số N°136-75 ngày 26/1/1954 về việc nghiên cứu và phát triển các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm lớn.​
Hệ thống D-1 với tên lửa R-11FM
Hệ thống tên lửa đạn đạo phóng ngầm đầu tiên mang tên D-1 với tên lửa R-11FM (các định danh khác: 8K11, SS-1B, Scud). Cần hiểu rằng một hệ thống tên lửa bao gồm rất nhiều bộ phận nhỏ, quan trọng nhất là tên lửa và bệ phóng, hệ thống điều khiển hỏa lực, thông tin liên lạc đặt trên tàu ngầm, ngoài ra còn nhiều hệ thống để kiểm soát, làm mát, hủy tên lửa khẩn cấp…chưa kể các hệ thống hỗ trợ.​
Chịu trách nhiệm chính cho chương trình là viện OKB-1 NII-88 của tổng công trình sư S.P.Korolev. Ngoài ra còn có NII-885 phụ trách bộ phận kiểm soát và dẫn đường, OKB-2 NII-88 phụ trách hệ thống động lực, bộ định vị thuộc về NII-49 và NII-1 Hải quân, Viện thiết kế trung ương số 34 phụ trách chế tạo bệ phóng động.​
R-11FM là tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng một tầng, mang một đầu đạn, được phát triển từ tên lửa R-11 (Scud A). Kiểm soát tên lửa trong giai đoạn gia tốc là các van gas, bốn cánh vây đuôi tương đối lớn giúp ổn định tên lửa trong quỹ đạo bay. Bộ dẫn đường, kiểm soát đã được cải thiện đáng kể so với R-11. Bộ dẫn đường có thể tiếp nhận dữ liệu từ hệ thống định vị của tàu ngầm. Nhiên liệu cho R-11FM với chất oxi hóa là AK-201 (20% N204, 80% HNO3, kìm chế bởi iondine) và chất cháy là dầu T-1, so với nhiên liệu alcohol và oxy lỏng trên R-11 thì ổn định và có thể duy trì thời gian trực chiến của tên lửa dài hơn.​
R-11FM bước vào những thử nghiệm trong năm ngay 1954. Thử nghiệm gồm 3 giai đoạn: Phóng tên lửa từ ống phóng cố định, phóng từ ống phóng động mô phỏng chuyển động của tàu trên biển và phóng từ tàu ngầm thật.​
Giai đoạn 1 và 2 với lần lượt 3 và 11 vụ phóng được thực hiện tại bãi thử quốc gia số 4 (Kapustin Yar).​
Giai đoạn 3 được thực hiện trên tàu ngầm B-67 thuộc Project V611 - sửa đổi từ Project 611 Zulu được tạo ra bởi TsKB-11 để có thể mang 2 R-11FM. Tên lửa được đặt trong ống khô ở phần trung tâm con tàu, xuyên qua cả tháp điều khiển. Bộ pin, phòng làm việc phải chuyển ra phần mũi, các khoang ngư lôi bị bỏ đi. Khi phóng tên lửa, tàu ngầm phải nổi lên trên mặt nước, một bộ giá nâng sẽ đẩy tên lửa ra khỏi ống chứa bên trong tàu, tên lửa được phóng thẳng đúng.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-1-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hình ảnh mô tả việc phóng tên lửa R-11FM từ tàu ngầm Project AV-611. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Vụ phóng đầu tiên thực hiện ngày 16/9/1955 tại biển Trắng tới một mục tiêu giả định trên bán đảo Kola, thành công bước đầu này chính thức đưa Liên Xô trở thành nước đi tiên phong trong việc phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.​
Trong lúc này, OKB-1 của Korolev phải tập trung vào các chương trình tên lửa đạn đạo chiến lược và tên lửa đạn đạo vũ trụ nên vào tháng 8/1955 chương trình D-1 được chuyển sang cho Phòng thiết kế đặc biệt số 385 (SKB-385) của Tổng công trình sư Victor.P.Makeyev (khi đó mới 31 tuổi).​
Các bài kiểm tra khả năng duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tên lửa được bắt đầu vào mùa thu 1956. Tàu ngầm B-67 chuyển về Hạm đội phương Bắc, nó mang theo R-11FM bắt đầu ra thực hiện thử nghiệm trong trạng thái mang tên lửa trực chiến trên biển từ tháng 8 tại Trắng, Barents và Kara. Tên lửa được lưu giữ trong tàu ngầm từ 37 đến 82 ngày sau đó mới thực hiện các vụ phóng, kết quả thành công đã chứng minh R-11FM có thể trang bị cho những tàu ngầm thực hiện nhiệm vụ dài hơi. Tới cuối năm, các tài liệu kỹ thuật của hệ thống tên lửa đạn đạo phóng ngầm được hoàn thiện.​
Từ 1957 đến giữa 1958, các công việc cho sản xuất, trang bị hàng loạt và đánh giá chất lượng. Hệ thống D-1 với tên lửa R-11FM được chính thức đưa vào hoạt động từ 20/2/1959 trên các tàu ngầm thuộc Project AV-611 (2 tên lửa/tàu) và Project 629 (3 tên lửa/tàu).​
Từ giữa 1958 đến khi bị loại khỏi biên chế năm1967, Hải quân Liên Xô đã thực hiện 77 vụ phóng R-11FM với 59 vụ thành công.​
Tham số kỹ thuật cơ bản của R-11FM
Dài 10,4m
Đường kính thân 0,88m
Trọng lượng 5,4 tấn
Tầm bắn 150km
Bán kính lệch mục tiêu (CEP) 0,75km
Mang một đầu đạn thường nặng 975kg hoặc một đầu đạn hạt nhân công suất 0.1-0.5 Mt. Tuy nhiên thực tế thì các đầu đạn hạt nhân rất ít khi được đặt trên tên lửa.​
Hệ thống D-2 với tên lửa R-13
Giá trị lớn nhất của chương trình D-1/R-11FM là đặt được nền tảng khoa học, kỹ thuật cũng như mang lại những kinh nghiệm vô giá cho Liên Xô trong việc phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm. Thực tế thì hệ thống này chưa thể tạo ra một khả năng răn đe thực sự, tầm bắn rất hạn chế của tên lửa khiến các tàu ngầm mang chúng phải đi vào những vùng biển gần mục tiêu, vốn đã bị đối phương kiểm soát bằng hệ thống chống ngầm, cuộc tấn công sẽ bị phát hiện và ngăn chặn.​
Đó là lý do khiến Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra một quyết định về nghiên cứu một hệ thống tên lửa tàu ngầm mới ngay trong tháng 8/1955, khi chương trình D-1 vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Tên lửa của hệ thống mới phải có tầm bắn tối thiểu 400km, khả năng chiến đấu vượt D-1 nhiều lần.​
Hệ thống mới được định danh là D-2, chính thức bắt đầu phát triển từ 11/1/1956. Nửa đầu năm 1956, OKB-1 NII-88 đã cho ra thiết kế sơ bộ, sau đó tài liệu lại được chuyển sang SKB-385 để phát triển hoàn thiện. Tài liệu thiết kế cho hệ thống D-2 được hoàn thiện vào đầu năm 1957, thử nghiệm động cơ mới bắt đầu từ tháng 12/1958.​
Về cơ bản R-13 (định danh khác: 4K50, SS-N-4, Sark) vẫn là tên lửa một tầng đẩy, sử dụng nhiên liệu lỏng (gồm chất oxi hóa AK-271, chất cháy TG-02). Tuy nhiên, đây là tên lửa đạn đạo phóng ngầm đầu tiên sử dụng động cơ luồng phụt vector để điều chỉnh hướng bay. R-13 vẫn sử dụng 4 cánh đuôi nhưng chúng nhỏ hơn nhiều so với R-11FM.​
Các thử nghiệm trên bệ phóng cố định và bệ phóng động thực hiện tại bãi thử Kapustin Yar từ tháng 6/1959 đến 3/1960. Thử nghiệm trên tàu ngầm bắt đầu từ tháng 11/1959 tới 8/1960. Một loạt các vụ phóng thử bao gồm: 19 vụ thử tầm bắn (15 vụ thành công) và 13 vụ phóng từ tàu (11 vụ thành công) .
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-1-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Một vụ phóng R-13 và phần đầu của tên lửa này. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngày 20/1/1966, một tên lửa R-13 mang theo đầu đạn 1Mt đã được phóng thành công từ tàu ngầm Project 629, vụ nổ hạt nhân diễn ra ở Novaya Zemlya, Bắc Cực. Đây là lần đầu tiên trên thế giới 1 tên lửa đạn đạo phóng ngầm mang đầu đạn nhiệt hạch được phóng đi.​
Hệ thống D-2 với tên lửa R-13 chính thức phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 10/1961 và ra khỏi biên chế năm 1972. D-2 được triển khai trên các tàu ngầm thuộc Project 629 và các tàu ngầm hạt nhân Project 658, đồng nghĩa đây là những tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên trên thế giới. Mỗi tàu 3 tên lửa với cách bố trí và phóng giống với R-11FM.​
Trong thời gian phục vụ, hệ thống được nâng cấp nhiều lần, chủ yếu để tăng thời gian lưu trữ chất oxi hóa, giữ cho tên lửa có thể trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu 6 tháng liên tục (ban đầu là 3 tháng) và trong trạng thái niêm cất tới 7 năm mà không cần bảo dưỡng. Từ 1960-1972, có 311 vụ phóng, 225 lần thành công.​
Tham số cơ bản tên lửa đạn đạo R-13:
Dài 11,835m
Đường kính thân 1,3m
Trọng lượng 13,75 tấn
Tầm bắn 600km
Bán kính lệch mục tiêu 4km
Mang 1 đầu đạn thông thường 1.500kg hoặc 1 đầu đạn hạt nhân 1Mt​
Hệ thống D-3 với tên lửa R-15
Chương trình D-3 chính thức bắt đầu từ ngày 20/3/1958, được giao cho OKB-586 ở Dnepropetrovsk phụ trách. Tên lửa có tầm bắn 1.000 km, có thể khởi động ngay trong ống chứa.​
Từ 1955, SKB-143 đã bắt đầu thiết kế tàu ngầm Project 639 có lượng giãn nước 6.000 tấn dự kiến mang được 3 R-15. Tới 1958, TsKB 16 cũng vào cuộc, họ làm việc trên Project V-629 để con tàu có thể mang được 1 tên lửa R-15. Tuy nhiên do không thể giải quyết dược vấn đề kích thước, dự án D-3 với R-15 đã bị hủy bỏ ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật.​
Giải mã các tên lửa đạn đạo phóng ngầm Liên Xô (2)

Cập nhật lúc: 13:30 16/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Nga nâng cấp nhà máy, tăng tốc chế tạo tên lửa Bulava
Nga xây hầm giấu 100 tên lửa đạn đạo Bulava


(Kiến Thức) - R-21 là bước tiến lớn trong chương trình tên lửa đạn đạo phóng ngầm của Liên Xô khi có thể bắn nó trong trạng thái ngập nước.
Hệ thống D-4 với tên lửa R-21
Khá thú vị khi đồng thời với quyết định phát triển D-3, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (HĐBT) còn ra lệnh phát triển một hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) khác, mang tên D-4 với đạn tên lửa R-21 (4K55, SSN5, Sark).​
Hai hệ thống D-1, D-2 có thời gian chuẩn bị phóng rất lâu, khoảng 90 phút. Tàu ngầm có thể bị phát hiện và tiêu diệt trước khi kịp phóng tên lửa.​
Vì lý do trên nên yêu cầu tiên quyết của D-4 là phải có khả năng khai hỏa từ dưới mặt nước để đảm bảo an toàn bí mật cho tàu và giữ hiệu quả cho đợt tấn công.​
Tên lửa có khả năng phóng trong trạng thái ngầm vốn đã được chú ý ngay từ những chương trình SLBM đầu tiên và trở thành một nghiên cứu độc lập từ năm 1955. Quyết định ngày 3/2/1955 giao cho OKB-10 NII88 của Ye.V.Charnko thiết kế tên lửa, SKB-626 của N.A.Semikhatov phát triển hệ thống điều khiển phóng.​
Các phương pháp phóng ngầm được thử nghiệm qua ba giai đoạn:​
- Phóng thử nghiệm các mockup (tạm hiểu là các mô hình) sửa đổi từ R-11FM từ một ống phóng cố định ngập nước​
- Phóng các mockup từ tàu ngầm đang lặn nhưng không di chuyển​
- Phóng tên lửa thật sự từ tàu ngầm trong trạng thái lặn và đang chuyển động.​
Hai mockup khác nhau của R-11FM được thử nghiệm trong ống phóng ngập nước từ 23/12/1956. Bước tiếp theo thực hiện trên tàu ngầm S-229, thuộc Project 613 được sửa lại theo thiết kế của Project V-613 mang hai ống phóng ở hai bên mạn tàu. Phương tiện này có thể phóng các mockup từ độ sâu 15-20m trong khi đang di chuyển với vận tốc 3-4 hải lý/h. Không chờ cho những thử nghiệm này kết thúc, trong tháng 7/1959 tàu ngầm B-67 tiếp tục được hoán cải theo thiết kết của Project PV-611 để thực hiện giai đoạn thứ 3 của thử nghiệm cùng với tên lửa S4.7 chỉnh sửa từ R-11FM. Sau hai thất bại liên tiếp vào tháng 8/1959 và tháng 8/1960, lần phóng thứ 3 ngày 10/9/1960 đã thành công.​
Trở lại với hệ thống D-4: K-11, nguyên mẫu của R-21 được thử nghiệm đồng thời với tên lửa S4.7 tại biển Đen. Tên lửa này khá lớn so với R-13 và R-11FM nhưng vẫn là loại đơn tầng đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng. K-11 được đặt trong ống ở độ sâu 40-50m và từ tàu ngầm S-229.Từ tháng 5/1960-8/1961: 6 vụ phóng từ ống ngập nước va 3 vụ phóng từ tàu ngầm.​
Một tàu ngầm thuộc Project 629B được cung cấp để thực hiện giai đoạn cuối của thử nghiệm hệ thống D-4, bắt đầu từ tháng 2/1962 với 27 vụ phóng.​
R-21 được đưa vào biên chế từ ngày 15/3/1963 và phục vụ cho tới năm 1989. D-4 được đặt trên các tàu ngầm thuộc Project 629A và Project 658M (mỗi tàu 3 tên lửa), sang tới năm 1972, có 13 tàu thuộc Project 629A và 7 tàu thuộc Project 658M được trang bị R-21. Chúng được gửi về hạm đội Phương Bắc, Baltic và Thái Bình Dương. Tên lửa có thể lưu lại trên tàu ngầm từ 6 tháng tới 2 năm. Tổng cộng 228 vụ phóng, 193 vụ thành công.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu ngầm Project 658M (Hotel II) và tên lửa R-21 của hệ thống D-4.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cuối những năm 1950, việc phát triển các tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) thế hệ thứ 2 bị ngừng trệ khi lãnh đạo Liên Xô ưu tiên cho các chương trình tên lửa liên lục địa (ICBM) trên đất liền và tàu ngầm phóng tên lửa hành trình. Tuy nhiên, những lỗ hổng của chương trình ICBM, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962-1963 đã khiến tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo được quan tâm trở lại với Project 667, các chương trình tên lửa đạn đạo phóng ngầm (SLBM) cũng được đẩy nhanh.​
Tham số cơ bản của tên lửa đạn đạo phóng ngầm R-21:
Dài 12,9m
Đường kính 1,4m
Nặng 16,6 tấn
Tầm bắn 1.400 km
Bán kính lệch mục tiêu 2,8km
Mang 1 đầu đạn hạt nhân công suất 0.8 đến 1 Mt​
Hệ thống D-5 với tên lửa R-27
Đây là hệ thống tên lửa đạn đạo phóng ngầm (SLBM) thế hệ hai đầu tiên được đưa vào trực chiến. Bắt đầu từ những nghiên cứu về tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) vào đầu những năm 1960, SKB-385 đã có kế hoạch phát triển một hệ thống SLBM mới, đơn tầng, nhỏ ngọn, tấn công các mục tiêu chiến lược trên đất liền. Chương trình này được Hội đồng Bộ trưởng chính thức đồng ý bằng quyết định ngày 24/4/1962: Hệ thống D-5 với tên lửa R-27 (hay còn gọi là 4K10, RSM-25, SS-N-6 Mod1, Serb)​
R-27 vẫn là tên lửa đạn đạo đơn tầng sử dụng nhiên liệu lỏng nhưng so với các SLBM thế hệ đầu tiên, R-27 được tạo ra trên nền tảng kỹ thuật hoàn toàn đổi mới.​
Khung thân tên lửa làm bằng hợp kim nhôm, được hàn và nghiền bằng hóa chất tạo thành một kết cấu nhẹ và bền. Động cơ được đặt chìm trong thùng chất cháy, thiết kế hai khoang chứa chất cháy và chất oxi hóa của thế hệ trước bị bỏ, thùng chứa chất oxi hóa đặt trên thùng chất cháy ngay trong một khoang, những điều này giúp xóa bỏ tối đa khoảng trống, làm giảm kích thước và tăng độ vững chắc, chặt chẽ của tên lửa. Công thức nhiên liệu mới (chất oxi hóa N2O4, chất cháy UDMH) tạo hiệu suất cao. Đây cũng là thế hệ tên lửa đạn đạo phóng ngầm đầu tiên được nạp nhiên liệu ngay từ nhà máy. Có một quy trình đặc biệt được phát triển giúp nhiên liệu có thể được lưu cất rất lâu trong tên lửa. Hệ thống có bổ sung quy trình tự động kiểm soát trước và trong khi khai hỏa.​
Chính R-27 đã định hướng phong cách thiết kế cho tất cả các SLBM nhiên liệu lỏng sau này được phát triển bởi SKB-385. Tên lửa vẫn dùng bộ dẫn đường quán tính với con quay hồi chuyển, đặt phía trên khoang nhiên liệu.​
Một động cơ chính cung cấp lực đẩy 23 tấn và một động cơ điều khiển 2 buồng phụt vớt lực đẩy 3 tấn, các buồng phụt được đặt ở góc vát 45° so với trục đứng của tên lửa. Ở R-27 cũng chứng kiến sự ra đời của các đai cao su bảo vệ tên lửa trong ống phóng, giúp giảm kích thước ống phóng, những đai này sẽ tự tách ra khi động cơ khởi động.​
Kết quả của hàng loạt các đổi mới là R-27 có tầm bắn gấp 4 lần R-13 (2.400km so với 600km) trong khi trọng lượng không tăng đáng kể (14,2 tấn so với 13,7 tấn).​
Tổ hợp D-5 trải qua ba giai đoạn kiểm tra gồm:​
- Giai đoạn một từ tháng 9/1965 tới 8/1967: gồm 6 vụ phóng từ ống ngập nước và 6 vụ phóng từ tàu ngầm 613 tại biển Đen.​
- Giai đoạn 2 từ tháng 6/1966 tới 4/1967: 17 vụ phóng trên giá cố định thực hiện tại trường Kapustin Yar, 12 lần thành công.​
- Giai đoạn 3, thử nghiệm toàn phần hệ thống tại hạm đội Phương Bắc, 6 vụ phóng từ tàu ngầm K-137 Leninist (Project 667A), bắt đầu từ tháng 8/1967.​
Hệ thống D-5 trang bị trên các tàu ngầm chiến lược thuộc Project 667A được chính thức chấp nhận vào 13/3/1968 với nghị quyết N°162-164 của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.​
Chương trình hiện đại hóa R-27 bắt đầu vào 10/6/1971 với mục tiêu tạo ra 2 biến thể cao cấp: R-27 Mod 2 với một đầu đạn có tầm bắn tăng lên tối thiểu 20 %, độ chính xác tăng tối thiểu 15%; R-27 Mod 3 với 3 đầu đạn mà không được làm giảm tầm bắn, tuy nhiên các đầu đạn này cũng giống bản gốc, không có khả năng dẫn đường độc lập. Hai biến thể này đều được gọi là D-5U với tên lửa R-27U (hay gọi là RSM-25, SS-N-6 Mod2/Mod , Serb) với động cơ lớn hơn và hệ thống dẫn đường được cải tiến.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-2-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Hệ thống D-4 với tên lửa R-27 chính thức đánh dấu sự ra đời SLBM thế hệ thứ 2 của Liên Xô.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
R-27U được thử nghiệm trên biển từ tháng 9/1972-8/1973, đã có 16 vụ phóng, tất cả đều thành công. Hệ thống D-5U chính thức phục vụ trong hải quân từ ngày 1/4/1974 và được trang bị cho các tàu ngầm chiến lược hiện đại thuộc Project 667A và Project 667AU. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm D-5U nghỉ hưu từ năm 1990.​
Project 667A/AU với hệ thống D-5/D-5U đã mở toang con đường dẫn đến các mục tiêu dọc theo bờ biển nước Mỹ. 16 tên lửa đạn đạo phóng ngầm đặt trên mỗi con tàu có thể được phóng từ độ sâu 50m, trong khi giữ tốc độ di chuyển 3-6 hải lý/h. Nên biết rằng, tàu ngầm mang tên lửa Polaris của Mỹ chỉ có thể khai hỏa từ độ sâu 25m và trong trạng thái di chuyển chậm hoặc đứng yên. Toàn bộ quá trình chuẩn bị chỉ mất 10 phút, thời gian nghỉ giữa mỗi lần lần phóng là 8 giây. D-5 triển khai trên Project 667A thực sự là một bước tiến lớn, làm Lầu Năm Góc phải thay đổi hoàn toàn chiến lược chống ngầm của mình.Các biện pháp kỹ thuật và tình báo được tăng cường để theo dõi tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Liên Xô ngay từ khi chúng còn ở trong căn cứ.​
Từ R-27 còn phát triển thêm tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) R-27K có trang bị radar dẫn đường ở pha cuối. Tên lửa này chỉ được sử dụng thí điểm trên một tàu ngầm duy nhất là K102, thuộc Project 629, được hoán cải theo thiết kế của Project 605.​
Thời gian phục vụ của các tên lửa được tăng từ 5 năm tới 13 năm.​
Hệ thống tên lửa đạn đạo D-5 hoạt động trong biến chế từ năm 1968 đến 1988, có 492 vụ phóng, 429 lần thành công. Đây là hệ thống giữ kỷ lục về số lần phóng thử nhiều nhất trong một năm (58 lần năm 1971) cũng như số tên lửa được phóng/năm (23,4 tên lửa/năm). Còn D-5U có 150 lần phóng thành công trong tổng số 161 lần phóng.​
Các tham số kỹ thuật cơ bản của R-27/R-27U
Dài 9,65m
Đường kính 1,5m
Trọng lượng 14,2 tấn
Tầm bắn 2400/3000 km
Bán kính lệch mục tiêu 1,9/1,3-1,8km
Đầu đạn: 1 đầu đạn hạt nhân 1Mt với R-27 và R-27 Mod 2, mang 3 đầu đạn 200kt với R-27 Mod 3.​
Hệ thống D-6
Ít người biết rằng, D-6 là hệ thống tên lửa đạn đạo phóng ngầm (SLBM) thế hệ thứ 2 đầu tiên của Liên Xô được nghiên cứu, công việc tiến hành tại Leningrad bởi TsKB-7 từ 1958. Có hai phương án về nhiên liệu được cân nhắc: sử dụng nhiên liệu rắn có sẵn vốn dùng cho tên lửa chiến thuật không điều khiển hoặc chế tạo một nhiên liệu rắn mới.​
Thiết kế sơ bộ cho D-6 được hoàn tất vào năm 1960, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn yêu cầu phải chế tạo tên lửa hai tầng đẩy và cụm 4 động cơ, việc này làm kích thước tên lửa trở lên quá khổ để đặt bên trong tàu ngầm. TsKB-18 đã có sáng kiến đặt các ống phóng ở hai bên tàu, mỗi bên 1 cặp. Hệ thống phóng tương tự như ở R-11FM, R-13, nghĩa là tên lửa chỉ được phóng khi tàu nổi lên mặt nước. Có lẽ, những nhược điểm lớn này khiến chương trình bị hủy bỏ ngày 9/6/1961 sau khi có quyết định phát triển chính thức 1 năm trước đó.​
Hệ thống D-7 với tên lửa RT-15M
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-2-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}RT-15M, một lần nữa người Nga không thành công với tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
D-7 với tên lửa đạn đạo RT-15M nhiên liệu rắn, hai tầng đẩy nặng tới 50 tấn được SKB-385 phát triển, quyết định chính thức từ Hội đồng Bộ trưởng ngày 4/4/1961. RT-15MT (hoặc còn gọi là 4K22) được phát triển từ nền tảng RT-2 (8K98) và trang bị cho tàu ngầm Project 667. Các vụ phóng thử nghiệm được thực hiện trên Project 613và Project 629B.​
Tuy nhiên, SKB-385 không đặt ưu tiên cho chương trình tên lửa nhiên liệu rắn, Viktor P. Makeyev và các cộng sự của ông thấy rằng tên lửa nhiên liệu lỏng sẽ là hướng đi đi hứa hẹn hơn. Cùng có tầm bắn 2.400km nhưng RT-15M nặng hơn gấp 3 lần R-27. Các thí nghiệm của RT-15M bị chậm lại và sau đó bị hủy bỏ hoàn toàn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Giải mã các tên lửa đạn đạo phóng ngầm Liên Xô (3)

Cập nhật lúc: 13:30 17/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Ảnh quý hiếm bên trong tàu ngầm lớn nhất thế giới
Khó tưởng tượng cuộc sống của thủy thủ tàu ngầm Mỹ


(Kiến Thức) - Giai đoạn 1960-1980, Liên Xô liên tiếp đạt bước tiến lớn trong phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm, đặc biệt là có khả năng vượt đại châu.
Hệ thống D-9 với tên lửa R-29
Đầu những năm 1960, cuộc cạnh tranh cho dự án tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm tầm bắn liên lục địa, SKB-385 vốn là cái tên quen thuộc cho các chương trình SLBM của Liên Xô vấp phải sự cạnh tranh của OKB-52 đứng đầu bởi Tổng công trình sư Chelomey, nơi đã tạo ra tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-1000.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-3.bmp
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Một vụ phóng R-29.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hội đồng Quốc phòng Liên Xô sau khi nhóm họp đã chọn thiết kế của phía V.P.Makeyev. Quyết định chính thức cho sự phát triển dự án D-9 với tên lửa R-29 (tên gọi khác là 4K75, SS-N-8 Mod 1, RSM-40, Sawfly) được ban hành ngày 28/9/1964.​
R-29 là tên lửa đạn đạo phóng ngầm liên lục địa đầu tiên của Liên Xô, 2 tầng đẩy, 1 đầu đạn. Vỏ khung được làm bằng hợp kim nhôm magie. Tuân theo lối kết cấu chặt chẽ có từ R-27, không có không gian trống, động cơ tầng 1, 2 đều đặt trong khoang nhiên liệu. Khối đầu đạn hình nón xoay ngược, phần chóp cắm vào thùng nhiên liệu tầng hai, bộ dẫn đường được đặt trên đầu đạn. Ở mỗi tầng đẩy đều có một động cơ chính một buồng đốt và một động cơ điều khiển buồng kép. Tên lửa sử dụng công thức nhiên liệu giống R-27.​
Thiết kế tiến bộ mang tới cho R-29 một hiệu suất cao, tên lửa có tầm bắn 7.500km (gấp 3 lần R-27) và khả năng tải 1,1 tấn trong khi trọng lượng chỉ 33,3 tấn. Với R-29, các tàu ngầm Liên Xô có thể thực hiện các vụ tấn công vào lãnh thổ đối phương trong khi vẫn trong vùng biển được bảo vệ bởi hệ thống phòng không và chống ngầm của hải quân. Để đảm bảo độ chính xác cho tên lửa có tầm bắn lớn, R-29 bộ thiết bị dẫn đường tích hợp: dẫn đường quán tính và dẫn đường thiên văn.​
Đây cũng là tên lửa đầu tiên của Liên Xô trang bị biện pháp xâm nhập tinh vi với các đầu đạn giả. Chúng được gắn ở tầng thứ 2, tách ra đồng thời với đầu đạn thật.​
Các cuộc thử nghiệm đầu tiên của hệ thống D-9 với tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm R-29 diễn ra tại hạm đội Biển Đen trong giai đoạn 1971-1972. Bao gồm hàng loạt các vụ phóng tên lửa chỉ có động cơ tầng một và bộ dẫn đường lược giản.​
Quá trình kiểm tra tiếp theo được chuyển cho Trung tâm thử nghiệm tầm bắn Hải quân đặt tại Nenoksa, hơn 20 vụ phóng từ mặt đất được thực hiện trong giai đoạn 3/1969-12/1971. Giai đoạn thử nghiệm cuối gồm một loạt các bài phóng từ tàu ngầm K145 hoán cải theo thiết kế của Project 701 và tàu K-279, tàu ngầm đầu tiên của Project 667B. Bài bắn đầu tiên diễn ra vào 15/12/1971 tại Biển Trắng. Các thử nghiệm tiếp tục vào tháng mùa thu năm 1972, tất cả 19 lần phóng, 18 lần thành công.​
D-9 chính thức đi vào phục vụ từ 12/3/1974 và triển khai trên 18 tàu ngầm Project 667B. Mỗi tàu 12 tên lửa, một số tàu thuộc Project 701 cũng được trang bị hệ thống này, mỗi tàu 6 tên lửa. Hệ thống nâng cấp hiện đại hóa D-9D đi vào phục vụ từ 1978, có tầm bắn tới 9.100km, triển khai trên 4 tàu ngầm Project 667BD, mỗi tàu 16 tên lửa, một số tàu Project 667B cũng mang D-9D.​
Tham số cơ bản của tên lửa đạn đạo R-29/R-29D
Dài 13m
Đường kính 1,8m
Trọng lượng 33,3 tấn
Tầm bắn 7.800/9.100 km
Bán kính lệch mục tiêu 1,5/0,9 km
Đầu đạn 0,5-1 Mt
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-3-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu ngầm Project 667BD mang 16 tên lửa R-29D, tương đương với các tàu ngầm mang Polaris/Poseidon của Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống D-11 với tên lửa R-31
D-11 với tên lửa R-31 là hệ thống tên lửa đạn đạo phóng ngầm nhiên liệu rắn đầu tiên được đưa vào trực chiến.​
Trong 1970, Hải quân Liên Xô cần một hệ thống mới thay thế D-5 đã tỏ ra lạc hậu. Nhiệm vụ này được giao cho Cục thiết kế chế tạo máy (chính là SKB-385 đổi tên từ 1965, người đứng đầu vẫn là V.P.Makeyev) và hệ thống D-11 ra đời.​
R-31 (hay còn gọi là 3M17, RSM-45, SS-N-17, Snipe) là tên lửa 2 tầng đẩy, mang 1 đầu đạn. Nhiên liệu rắn loại lai (chất oxy hóa ở thể lỏng). Động cơ tầng hai sử dụng vật liệu epoxy.​
Trong một vụ phóng R-31, động cơ chỉ bật khi tên lửa đã rời khỏi mặt nước, việc đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng lên mặt nước là nhờ giải phóng áp suất của bộ tích áp. Trong suốt quá trình ở dưới nước, tên lửa được bao bọc bằng 1 lớp bọt khí. Điều này khác với quá trình phóng các tên lửa nhiên liệu lỏng như R-21, R-27 hoặc R-29: chờ nước ngập ống phóng và bật động cơ.​
Cải tiến cách phóng của R-31 giúp rút ngắn thời gian khai hỏa, giảm độ ồn. Ngoài ra, còn loại bỏ được nhiều thiết kế phức tạp như các hệ thống ống dẫn nước, các khoang dằn nước lớn, máy bơm tốc độ cao.. vốn dùng để phục vụ cho việc phóng tên lửa với phương pháp cũ và lấy lại cân bằng cho tàu sau khi phóng.​
Những thử nghiệm trên mặt đất bắt đầu từ năm 1973, thử nghiệm toàn diện diễn ra tại Biển Trắng từ ngày 26/12/1976 đến 1979. K-140 thuộc Project 667AM là tàu ngầm duy nhất trang bị D-11 bắt đầu có trong biên chế của hải quân từ 1980.​
Nguyên nhân là dù sử dụng dễ dàng hơn những SLBM nhiên liệu lỏng nhưng R-31 vẫn tồn tại hạn chế cố hữu về hiệu suất những tên lửa rắn từng được phát triển trước đó. Với trọng lượng 26,9 tấn nhưng tầm bắn và đầu đạn của R-31 chỉ bằng một nửa so với R-29, không những thế độ chính xác của nó còn kém hơn R-27. Tới năm 1989, tất cả R-31 bị phá hủy bằng cách phóng đi, hệ thống D-11 bị gỡ bỏ hoàn toàn.​
Tham số cơ bản của tên lửa đạn đạo R-31
Dài 11,06m
Đường kính 1,54m
Trọng lượng 26,9 tấn
Tầm bắn 3.900km
Bán kính lệch mục tiêu 1,4 km
Đầu đạn đơn 500Kt​
Hệ thống D-9R với tên lửa R-29R
Phát triển dựa trên hệ thống D-9 vào những năm 1970 nhưng D-9R là một sự nâng cấp rất xa phiên bản gốc, nó được xếp thành một hệ thống riêng. D-9R gồm những tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV): R-29R, R-29RL, R-29RK (hoặc còn gọi là 3M40, RSM-50, SS-N-18, Stingray).​
Chúng có thiết kế chung ở hai tầng đẩy nhưng ở vào vị trí để đầu đạn đơn là 1 bộ phận mới: khoang chiến đấu. Có thể coi đây là một tầng thứ 3 với hệ động lực, khoang công cụ và MIRV (1, 3 hoặc 7 đầu đạn). Hệ động lực là một động cơ nhiên liệu lỏng 4 buồng đốt đặt nhô ra phía ngoài tên lửa. các đầu đạn đặt dưới động cơ. Nếu chỉ mang một đầu đạn, tầm bắn của tên lửa đạt 8.000km, mang nhiều đầu đạn, tầm bắn giảm xuống 6.500km.​
Những thử nghiệm diễn ra từ tháng 11/1976-10/1978 tại biển Trắng và biển Barents với K-441, tàu ngầm đầu tiên thuộc Project 667BDR. Có tất cả 22 vụ phóng.​
14 tàu ngầm chiến lược Project 667BDR được trang bị hệ thống D-9R. Phiên bản tên lửa 10 đầu đạn sau đó bị loại bỏ, tất cả chỉ mang 4 đầu đạn.​
Hệ thống D-19 với tên lửa R-39
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-3-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Mô tả hệ thống D-19 với 20 tên lửa R-29 đặt trên SSBN lớn nhất thế giới, Project 941 (Typhoon). {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cục thiết kế chế tạo máy của Makeyev bắt đầu chương trình phát triển một hệ thống tên lửa đạn đạo phóng ngầm nhiên liệu rắn có tầm bắn liên lục địa từ năm 1971. Theo quyết định chính thức từ Hội đồng Bộ trưởng vào tháng 9/1973, hệ thống mang tên D-19 với tên lửa R-39 (hay còn gọi là 3M65, RSM-52, SS-N-20, Sturgeon).​
R-39 là tên lửa 3 tầng đẩy có khả năng mang đa đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập MIRV. Tầng 1, 2 có sử dụng vật liệu epoxy. Để giảm kích thước tên lửa, vòi đốt động cơ tầng 2 và 3 có thể thò thụt được. Phần chóp nón là nơi đặt hệ thống dẫn đường. Các đầu đạn được xếp trong vòng tròn bao quanh động cơ. Tên lửa được đặt trong silo bảo quản, chống sốc, và silo này được giữ nguyên khi tên lửa được nạp vào tàu ngầm. Bộ khởi động tên lửa giống với R-31, điều khiển tên lửa trong giai đoạn gia tốc bằng cách trích khí xả động cơ qua 8 van được bố trí xung quanh tên lửa.​
Các thử nghiệm với R-39 và D-19 được thực hiện ở nhiều giai đoạn, bắt đầu từ năm 1979. Với 9 lần phóng từ bệ thử nghiệm và 7 lần từ tàu K-153, hoán cải theo Project 613, ống phóng đặt bên hông tàu. Giai đoạn tiếp theo tại Trung tâm thử nghiệm tầm bắn hải quân, cho phóng thử 17 tên lửa nhưng hơn một nửa đã thất bại bởi các vấn đề liên quan tới động cơ tầng 1 và 2. Sau những sửa đổi, Liên Xô đã thực hiện 13 lần phóng từ tàu TK-208 thuộc Project 941, trong đó 11 lần thành công.​
D-19 đi vào trực chiến từ năm 1984 sau khi đã được sử dụng nhiều lần trên TK-208. Có 5 tàu khác thuộc Project 941 cũng được trang bị hệ thống này, mỗi tàu 20 tên lửa. Phiên bản hiện đại hóa với độ chính xác cao và đầu đạn lớn hơn đi vào hoạt động từ năm 1989.​
Một bản nâng cấp khác mang tên R-39M ra đời từ 1980, dự định trang bị cho Project 941 (20 tên lửa/tàu) và Project 955. Tuy nhiên, sự kiện Liên Xô sụp đổ làm chương trình bị đóng băng, cho tới khi được nối lại với 4 lần thử nghiệm vào các năm từ 1996-1998 thì đều thất bại, cộng với những khó khăn về kỹ thuật và kinh tế đã khiến biến thể bị khai tử vào năm 1999. Thay vào đó là 1 chương trình tên lửa nhiên liệu rắn mới, sau này được biết đến cái tên Bulava.​
Tham số cơ bản của tên lửa đạn đạo R-39
Dài 14,1m
Đường kính 1,8m
Trọng lượng 35,3 tấn
Tầm bắn 8.000 km với đơn đầu đạn, 6.500km với MIRV, khả năng tải 1.650kg
Bán kính lệch mục tiêu 900m
Đầu đạn: một đầu đạn 450kt hoặc 3 đầu đạn 200Kt hoặc 7 đầu đạn 100Kt.​
Hệ thống D-9RM với tên lửa R-29RM
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
giai-ma-cac-ten-lua-dan-dao-phong-ngam-lien-xo-3-hinh-4.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Từ trái qua: R-29R, R-39 và R-29RM, những tên lửa đạn đạo thế hệ thứ 3 của hạm đội Liên Xô. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cục thiết kế chế tạo máy tiếp tục tiến hành nâng cấp sâu D-9R thành D-9RM từ năm 1979. Tên lửa chính thức có 3 tầng và mang MIRV được định danh là R-29RM (3M37, RSM-54, SS-N-23, Skiff). Động cơ tầng 1 được thay đổi và đặt thêm động cơ 4 buồng đốt để điều khiển hướng. Số đầu đạn mang theo có thể là 4 hoặc 10. Bộ dẫn đường kết hợp quán tính và thiên văn được bổ sung định vị vệ tinh. Đây là tên lửa quân sự có hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao nhất vào thời của nó.​
R-29RM được thử nghiệm từ tháng 6/1983 với 16 vụ phóng từ mặt đất, sau đó là các thử nghiệm trên biển. D-9RM được thông qua năm 1986 và triển khai trên 7 tàu Project 667BDRM với 16 tên lửa mỗi tàu. Các phiên bản 10 đầu đạn không bao giờ được triển khai. Cải tiến sau đó cho phép phóng tên lửa theo các quỹ đạo thấp (không tối ưu), đây là cách tấn công hi sinh tầm bắn để rút ngắn thời gian tấn công khiến hệ thống phòng thủ của đối phương không kịp trở tay. Từ tháng 9/1999, Nga lối lại việc sản xuất tên lửa R-29RM.​
Tham số cơ bản của tên lửa R-29RM
Dài 14,8m
Đường kính 1,9m
Trọng lượng 40,3 tấn
Tầm bắn 8.300km
Bán kính lệch mục tiêu 500m
Trọng lượng mang 2.800 kg.​
Như vậy, từ D-1 với R-11FM đến D-9RM với R-29RM là một sự phát triển toàn diện về khả năng chiến đấu, độ chính xác, độ tin cây và khả năng cơ động. Chúng là những công cụ răn đe mạnh mẽ nhất đã và đang bảo vệ cho đất nước rộng lớn nhất thế giới.​
Từ 1959 đến 1989, đã có 3 thế hệ tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm với 8 hệ thống và 12 biến thể khác nhau được tạo ra và đi vào trực chiến bởi các nhà khoa học và kỹ sư tên lửa xứ Bạch Dương, biến Liên Xô thành cái tên đi tiên phong cho sự phát triển của tên lửa đạn đạo chiến lược trên biển, một trong ba bộ phận cấu thành lực lượng hạt nhân chiến lược hoàn chỉnh của mọi siêu cường.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.