Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Top 5 hệ thống tác chiến điện tử (EW) Nga

(Vũ khí) - (Vũ khí) - Nga là một trong những nước có công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến nhất thế giới

Khibiny
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
top-5-he-thong-tac-chien-dien-tu-nga_18433232.png
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Khibiny{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khibiny có hình dạng của một quả ngư lôi nhỏ bé gắn ở đầu cánh của máy bay, khiến cho các máy bay này trở lên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu và hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương. Sau khi phi hành đoàn nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và che các máy bay chiến đấu với sự bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần.
Theo lời Phó tổng giám đốc công ty Kret (nhà phát triển và sản xuất hệ thống EW này) - ông Vladimir Mikheev, tất cả các chiến đấu cơ mà Nga đã mất ở Georgia không được cài đặt các phương tiện tác chiến điện tử, thực tế này đã gây ra tổn thất về trang bị quân sự của Nga.
Khibiny hiện đang được cài đặt trên các máy bay Su-30, Su-34, và Su-35, do đó, cuộc tấn công hồi tháng tư trên Biển Đen vào tàu USS Donald Cook bằng máy bay ném bom Su-24 được cho là sử dụng tổ hợp Khibiny là một sự bịa đặt. Sự nhiễu loạn của tàu khu trục đã xảy ra. Hệ thống EW này có thể hoàn toàn vô hiệu hoá ra đa đối phương, tuy nhiên, Khibiny đã không được cài đặt trên máy bay Su-24
Moskva-1
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
top-5-he-thong-tac-chien-dien-tu-nga_18433169.png
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Moskva-1{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tổ hợp ra đa hiện đại mà quân đội Nga sắp được nhận có thể quan sát và bám tất cả các mục tiêu ở trên không ở khoảng cách 400 km (hệ thống ra đa trước đó Avtobaza có thể bắt mục tiêu ở cự ly tối đa chỉ khoảng 150 km).
Moskva-1 hoạt động trên nguyên tắc của rađa thụ động. Điều này nghĩa là nó không phát xạ bất kỳ tín hiệu nào, chỉ thu và phân tích những tín hiệu bên ngoài. Do đó, không giống các rađa thông thường, nó vẫn là vô hình với đối phương.
Bằng cách quét không gian, Moskva-1 xác định dạng đối tượng và có thể phân loại chúng một cách chính xác là một quả tên lửa hay một máy bay. Trạm ngay lập tức truyền những thông tin quí giá đó về sở chỉ huy và sau đó người điều hành sẽ ra quyết định có tiêu diệt mục tiêu hay không. Thêm vào đó, Moskva-1 có thể dẫn đường hệ thống phòng thủ không gian tới mục tiêu, vì vậy nó giữ rađa thụ động, không nhìn thấy bởi hoả lực đối phương cho đến lúc cuối cùng.
Krasukha-2
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
top-5-he-thong-tac-chien-dien-tu-nga_1843459.png
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Krasukha-2{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mặc dù với tên gọi khá hài hước, tổ hợp EW mặt đất này là nỗi khiếp sợ thực sự cho các máy bay điều khiển và báo cảnh không gian (AWACS).
Nhiệm vụ chính của Krasukha là bảo vệ và phòng thủ không gian, các phương tiện mặt đất và bảo đảm an ninh cho các lực lượng trên đường hành quân. PTRC Iskander và các tổ hợp tương tự khác là khá lộ liễu trên đường hành quân. Krasukha cho phép chúng dễ dàng tiếp cận các địa điểm nhất định và triển khai các phi đội chiến đấu.
Mỗi khi Krasukha cảnh báo AWACS, nó tác động lên rađa của nó bằng một bức xạ gây nhiễu trong vòng bán kính 250 km. Nhiễu xạ vô tuyến như vậy khiến cho sự dẫn đường của các vũ khí chính xác là không thể. Một tính năng khác của Krasukha là ảnh hưởng lên phần điều khiển trung tâm của các tên lửa và thay đổi hướng bay. Kết quả của việc can thiệp của Krasukha, tên lửa sẽ bắt mục tiêu giả và bắn nó mà không phá huỷ được phần cứng.

Rtut'-BM
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
top-5-he-thong-tac-chien-dien-tu-nga_1843421.png
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Rtut-BM{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hệ thống EW này là một trong những hệ thống tiên tiến nhất hiện nay. Rtut' được thiết kế để bảo vệ binh lính và trang thiết bị khỏi hoả lực pháo binh, trong trường hợp pháo binh được trang bị thiết bị nổ gần.
Để gây ra sự huỷ hoại về nhân lực và vũ khí, thiết bị nổ gần phải nổ ở độ cao 3-5 m. Rtut' tác động lên các thiết bị này, khiến nó nổ ở một độ cao nhất định, bảo đảm an toàn cho các lực lượng.
Không chỉ chống lại các thiết bị nổ gần, trong trường hợp cần thiết, Rtut' có thể chế áp các tần số mà đối phương sử dụng để liên lạc.
Một tổ hợp có thể bảo vệ một phạm vi 50 ha. Theo như các nhà phát triển vũ khí, Rtut'-BM có một tiềm năng xuất khẩu tuyệt vời và có thể được cung cấp cho các thị trường truyền thống ở Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Mỹ Latinh.
President-S
President-S là một tổ hợp chế áp quang điện tử, có thể bảo vệ bất kỳ máy bay nào mà đang bị tấn công bởi hoả lực tên lửa từ hệ thống MANPADS - được trang bị bộ phận dò tìm nhiệt (các phần tử mà phản ứng với nhiệt sản sinh ra từ việc chạy động cơ của máy bay hoặc trực thăng).
Trong suốt thời gian bắn thử nghiệm, các tên lửa được phóng ra từ Igla (Needle) tới một trực thăng Mi-8, cố định trên một giàn khoan đặc biệt. Các tên lửa được phóng đi từ khoảng cách 1000 m, và không một cái nào phóng tới mục tiêu - tất cả các tên lửa đã đi chệch khỏi trực thăng: hệ thống dẫn đường đã mất mục tiêu đơn giản là vì sự nhiễu xạ tạo ra bởi tổ hợp này.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí bí mật RS-26 - khắc tinh của lá chắn tên lửa Mỹ (Full)

9:54 PM, 07/01/2015, Views: 4244 | By Nam Xương
VietnamDefence - RS-26 Rubezh gần như bất khả xâm phạm đối với tên lửa chống tên lửa Mỹ, có thể tránh né 35 tên lửa chống tên lửa, được Quốc hội Mỹ coi là “mối đe dọa chưa từng có đối với an ninh quốc gia Mỹ trong 30 năm gần đây” và có khả năng biến hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ thành đống sắt vụn đắt tiền.
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
rs26.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngày 26/12/2014, từ sân bay vũ trụ Plesetsk, kíp chiến đấu của Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga đã phóng thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn, cơ động, mang nhiều đầu đạn tách dẫn đường độc lập (MIRV) RS-24 Yars vốn đang được sản xuất loạt tại Nhà máy Votkinsk (được nhận vào trang bị từ năm 2009). Các đầu đạn tập “đã tiêu diệt các mục tiêu tại trường thử Kura với độ chính xác đã định”.

Không một chuyên gia Nga nào được hỏi trả lời được câu hỏi là vì sao phải thực hiện thêm lần phóng kiểm tra cho loại tên lửa đã qua thử nghiệm thành công. Nhưng một số người trong số đó, đây hoàn toàn không phải là RS-24.

Các chuyên gia lưu ý rằng, trong năm 2014, trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự ở Ukraine, Mỹ đã tỏ ra lo ngại về việc Nga thử tên lửa đường đạn mới RS-26 Rubezh có tầm bắn hiệu quả dưới 5.500 km, tức là bị cấm theo Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn năm 1985.

Hồi đó, Bộ Quốc phòng Nga đã vội vã bác bỏ khẳng định của Lầu Năm góc rằng, tên lửa mới có thể đóng vai trò của tên lửa đương đạn tầm trung (IRBM).

Tiếp đó là cãi vã dai dẳng giữa Mỹ và Nga cả ở cấp độ giới quân sự và ngoại giao, kết thúc bằng việc giới quân sự Nga hứa “xua tan những loa ngại của các đối tác phương Tây”. Rubezh gần như bất khả xâm phạm đối với các tên lửa chống tên lửa Mỹ vì có tốc độ cực lớn ở giai đoạn bay tích cực và được trang bị “hệ thống cơ động thông minh” để có thể đồng thời tránh né 35 tên lửa chống tên lửa. Vấn đề RS-26 thậm chí đã được Quốc hội Mỹ coi là “mối đe dọa chưa từng có đối với an ninh quốc gia Mỹ trong 30 năm gần đây”. Bởi lẽ, tên lửa này có khả năng biến hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ thành đống sắt vụn đắt tiền.

Các chuyên gia quân sự Nga tiết lộ, tên lửa Yars mới thử là sự phát triển của thiết kế Topol-M thời Liên Xô. Khác biệt chủ yếu là tầng mang các đầu đạn kiểu mới. Việc phát triển được quyết định từ năm 1989 theo quyết định số 323 của Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Liên Xô ngày 9/9/1989, tên dự án là Universal, hình thức triển khai là cơ động trên mặt đất. Việc phát triển tên lửa được giao cho Viện Kỹ thuật Nhiệt Moskva (MIT). Về cấu tạo, RS-24 giống với Topol-M và cũng có 3 tầng. Ngoài tầng mang các đầu đạn mới, tên lửa còn có giai đoạn bay tích cực ngắn hơn và được tran bị hệ thống điều khiển mới là hệ dẫn quán tính với máy tính và hiệu chỉnh thiên văn.

Cơ quan thiết kế là Trung tâm Khoa học-sản xuất Tự động và chế tạo dụng cụ Moskva (NPTsAP). Khoang thiết bị được làm kín hoàn toàn. Tên lửa khi xuất phát có khả năng vượt qua đám mây vụ nổ hạt nhân và thực hiện cơ động theo lập trình. Ngoài ra, tên lửa còn được trang bị hệ thống viễn trắc chính xác hơn là thiết bị thu chỉ báo Т-737 Triada. Để vượt qua các phương tiện phòng thủ tên lửa, tên lửa được trang bị hệ thống đối phó.

Tầng tách các đầu đạn sử dụng một động cơ chuyên dụng có lực đẩy có thể điều chỉnh. Các tầng hành trình có thân hoàn toàn dạng cuộn kiểu “cái kén” sản xuất bằng cách cuộn các sợi chỉ composite polymer trên cơ sở sợi aramid, một thành tựu độc đáo của khoa học Nga, cho phép chịu được tác động nhiệt đến 850 độ C và có độ vững chắc đặc biệt. Để giảm trọng lượng kết cấu, người ta chọn phương án dùng các sợi composite và chất kết dính đặc biệt. Các vật liệu hữu cơ do Viện nghiên cứu Spetsmash phát triển. Chóp mũi cũng được làm bằng vật liệu hữu cơ.

Để bảo đảm các đặc tính năng lượng-trọng lượng cao cho các động cơ, người ta đã sử dụng hỗn hợp nhiên liệu rắn chứa octo-hexogen mật độ cao có xung lực riêng cao, có khả năng duy trì tính năng cao ở dải rộng nhiệt độ và độ ẩm. Nhìn chung, tên lửa Yars là Topol-M, nhưng nhẹ hơn nhờ các vật liệu composite nên mang được tải trọng hữu ích lớn hơn, cũng như có khả năng tốt hơn để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa nhờ các động cơ mạnh hơn có vector lực đẩy thay đổi và hệ thống điều khiển thông minh có khả năng trong vài phần giây sự đưa ra quyết định cơ động.

Đương lượng nổ của các đầu đạn hạt nhân trên tên lửa cũng được tăng lên đến 1,2 MT. Yars có thể mang đến 4 đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập có đương lượng nổ mỗi đầu đạn đến 300 kT đi xa 11.000 km.

Các chuyên gia hầu như nhất trí rằng, đâu không phải là việc PR của quân đội Nga hay tuyên truyền yêu nước mà là sự đáp trả đích đáng của Nga đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ rõ ràng nhằm chống lại Nga. Bởi lẽ việc chặn đánh chắc chắn tên lửa đó là khó hơn nhiều so với người anh em nổi danh Topol-M. Năm 2009, Yars đã kết thúc việc thử nghiệm kéo dài đến 15 năm, được nhận vào trang bị và bắt đầu được sản xuất loạt tại Nhà máy Votkinsk. Lúc đó nảy sinh câu hỏi: tại sao lại phải thử nghiệm tên lửa này một lần nữa? Cách giải thích “để cho chắc ăn” lần ày là không phù hợp.

Vụ phóng được thực hiện vào hồi 11 giờ 02, ngày 26/12/2014 từ sân bay vũ trụ Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk. “Các đầu đạn tập của tên lửa đã tiêu diệt mục tiêu tại trường thử Kura ở Kamchatka với độ chính xác đã định”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga phụ trách Bộ đội Tên lửa chiến lược (RVSN) Igor Yegorov cho hay. Các mục tiêu chính của vụ phóng là xác nhận độ tin cậy kỹ thuật của ICBM RS-24 được sản xuất vào năm 2013-2014, cũng như xác nhận các tham số chiến đấu và khai thác của nó. Nhưng các lý do này nghe không thật thuyết phục, nhất là khi xét đến yếu tố tên lửa này được lấy từ series sản xuất loạt theo đơn hàng nhà nước năm 2010.

Giờ chúng ta hãy xem xét thiết kế tên lửa mà trong năm 2014 đã trở thành vụ scandal trong quan hệ của Nga với Mỹ và NATO là RS-26 Rubezh. Giới quân sự Nga khi tiết lộ dự án này chỉ nói đây là “hệ thống tên lửa chiến lược với tên lửa đường đạn có độ chính xác bắn cao hơn”. Để chế tạo đầu đạn cho hệ thống tên lửa Avangard, Viện nghiên cứu TsNII số 4 của Bộ Quốc phòng Nga đã tham gia dự án Proryv chế tạo đầu đạn dẫn đường đọc lập mang kèm các phương tiện vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến (dự án này hoàn thành vào mùa thu năm 2011). Ngày 14/12/2012, Tư lệnh RVSN Thượng tướng Sergei Karakayev tuyên bố, trong tương lai, tên lửa mới sẽ thay thế các ICBM Topol-M và Yars.

Tổng công trình sư Yuri Solomonov, trả lời phỏng vấn ngày 17/3/2011, đã nói rằng, khác với các hệ thống thế hệ trước, các phương tiện chỉ huy chiến đấu và liên lạc của hệ thống tên lửa này có khả năng mạnh hơn nhiều, và sử dụng loại nhiên liệu mới cho các tầng, giúp rút ngắn giai đoạnbay tích cực của tên lửa.

Giới quân sự Nga cũng cho biết, các đầu đạn của tên lửa của hệ thống Avangard có các động cơ riêng và có thể cơ động trên quỹ đạo bay cả về hướng và tốc độ. Hệ thống điều khiển của tên lửa cho phép thay đổi nhanh nhiệm vụ bay và phân phối các mục tiêu trước khi xuất phát. Hàng loạt các tính năng được thay đổi đó nói lên điều gì? Đúng những điều đó người ta đã nói về tên lửa Yars được phóng cách đây không lâu.

Tướng Sergei Karakayev cho biết, hệ thống tên lửa chiến lược RS-26 sẽ tham gia trực chiến vào năm 2016. “Hệ thống RS-26 tiếp tục thử nghiệm, trong năm tới, chúng tôi dự định kết thúc thử nghiệm và từ năm 2016 sẽ đưa vào trực chiến”, Tư lệnh RVSN nói. Sau đó, báo chí đưa tin Avangard là hệ thống có tầm bắn tối thiểu gần 2.000 và tối đa không dưới 6.000 km.

Như thế là thế giới đã biết được Nga phát triển thành công các hệ thống tên lửa chiến lược tầm trung tiên tiến bị cấm theo Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn, hơn nữa, chúng lại có khả năng vượt qua dễ dàng lá chắn tên lửa toàn cầu của Mỹ. Đây đã là quả bom thông tin-ngoại giao, khiến Mỹ rất lo lắng.

Quốc hội Mỹ đã tiến hành các buổi điều trần bí mật với sự tham gia của toàn bộ giới tướng lĩnh cao cấp, ở đó, người ta khẳng định Nga vi phạm Hiệp ước, đang thử nghiệm tên lửa chiến lược SS-25 (Topol) hoặc RS-26 (Yars-M hay Rubezh) ở tầm bắn trung bình và đây là “sự vi phạm chưa từng có an ninh chiến lược của Mỹ trong 30 năm nay”.

Giới quân sự và chính trị Nga, để không làm rắc rối thêm quan hệ vốn đã rất phức tạp với Mỹ, đã vội vã trấn an rằng, Nga không che giấu các vụ phóng tên lửa tầm ngắn hay tầm trung vốn có thể bắn khắp châu Âu chỉ trong vòng 2,5 phút sau các vụ thử RS-26. Cựu Tham mưu trưởng RVSN, Thượng tướng Viktor Esin nói rằng, tên lửa này thuộc lớp ICBM, còn các chuyên gia Mỹ đã quan sát việc phóng tên lửa từ sân bay vũ trụ Plesetsk.

Một đại tá giấu tên của RVSN cho biết, “Để không làm người Mỹ phiền lòng thêm, cũng như để đánh lạc hướng họ, các công việc tiếp theo của dự án Rubezh đã được bảo mật ở mức “OV”, còn phần công việc không thể giấu là các vụ phóng tên lửa thực tế thì người ta quyết định “tạm dừng cho đến khi có lệnh đặc biệt”. Nhưng kiểu gì cũng phải thực hiện các vụ phóng thử, kiểm tra các bộ phận mới, nhất là hệ thống điều khiển tích hợp mới. Bởi lẽ, nó có khả năng độc lập trong khi bay thu thập thông tin từ hàng trăm nguồn khác nhau, kể cả chặn thu các tín hiệu tọa độ của máy bay, tín hiệu hiệu chỉnh vệ tinh, tín hiệu bức xạ từ các mục tiêu ở tất cả các phổ... Chắc chắn vì thế mà chúng ta đững chứng kiến một vụ phóng kỳ lạ tên lửa Yars, loại tên lửa đã khẳng định các tính năng kỹ-chiến thuật của mình thông qua chương trình thử nghiệm rộng lớn và đã được đưa vào sản xuất loạt từ lâu”.​

Nguồn: Expert, 30.12.2014.
 
23/8/12
1.162
3
38
4,7 tỉ USD vũ khí: Ấn Độ chưa thể thiếu Nga

(Vũ khí) - Nga vừa đưa ra số liệu cho thấy trong năm 2014, Nga đã hoàn thành cho Ấn Độ các bản hợp đồng vũ khí với giá trị đáng kinh ngạc.

Tại triển lãm hàng không dân sự và quốc phòng Aero India-2015 hôm 18/2, Phó giám đốc Uỷ ban Hợp tác Kĩ thuật – Quân sự Liên bang Nga, Anatoly Punchuk đã nói với truyền thông về con số của giá trị các bản hợp đồng đã được hoàn thiện.
“Nga đã cung cấp cho Ấn Độ các loại vũ khí và thiết bị quân sự trị giá 4,7 tỉ USD trong năm 2014”, ông Punchuk nhấn mạnh.
Nga vẫn tiếp tục là nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn nhất của Ấn Độ. Chương trình hợp tác kĩ thuật – quân sự hiện tại giữa 2 đất nước bao gồm tổng cộng 200 dự án lớn nhỏ. Theo Đại sứ Nga tại Ấn Độ, Alexander Kadakin, tổng cộng 80% vũ khí của Hải quân Ấn Độ và 70% của Không quân được cung cấp bởi các nhà sản xuất Nga.
Theo lãnh đạo của Rosoboronexport, Nga và Ấn Độ sẽ bắt đầu cùng nhau phát triển những nguyên mẫu đầu tiên của chiếc đấu cơ thế hệ thứ 5 T-50 với khả năng tàng hình trước radar vào năm nay.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
47-ti-usd-vu-khi-an-do-chua-the-song-thieu-ngabr_191528304.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay biểu diễn trong lễ khai mạc triển lãm không quân Aero India-2015{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kế hoạch trong năm 2015 tới, Nga tuyên bố đã sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ thêm nhiều chiến đấu cơ Su-30MKI, nhằm thay thế tiềm kích đa nhiệm Rafale của Pháp, vừa bị New Delhi chính thức từ chối do những bất đồng về giá cả và các trách nhiệm liên quan.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Sergei Goreslavsky cho biết Nga sẽ hoàn thành hợp đồng bàn giao 71 chiếc trực thăng Mi-17V-5 cho Ấn Độ vào cuối năm 2015.
Năm 2008, Nga và Ấn Độ đã ký kết một hợp đồng về việc bàn giao giao 80 chiếc máy bay trực thăng Mi-17V-5 cho không quân quốc gia nam Á này. Trong năm 2012, một hợp đồng nữa được ký kết về việc bàn giao thêm 71 chiếc.
Dòng trực thăng Mi-17V-5 được công ty Trực thăng Nga chế tạo. Chúng được thiết kế để vận chuyển binh lính và hàng hóa. Ngoài ra, chúng còn có thể được sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn hoặc chuyển đổi chức năng thành trực thăng vũ trang.
Theo Phó giám đốc Rosoboronexport, Nga sẽ sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ các máy bay trực thăng tấn công Kamov Ka-31 (Helix) để sử dụng trên các tàu sân bay lớp Vikrant. Trước đó, quân đội Ấn Độ đã có kinh nghiệm vận hành biến thể của dòng trực thăng Ka-31 này.
Nga và Ấn Độ từ lâu đã là đối tác truyền thống trong lĩnh vực quân sự quốc phòng. Tuy nhiên, đối thủ đáng gờm nhất với an ninh, chủ quyền Ấn Độ là Trung Quốc. Mà cường quốc này cũng là một tín đồ của vũ khí công nghệ Nga.
Từ đặc điểm đó, New Dehli yêu cầu bộ quốc phòng phải chủ động trong việc chế tạo vũ khí, và đa dạng hóa nguồn cung vũ khí. Đó là lý do vì sao Mỹ, châu Âu thường thắng thầu trong một số hợp đồng với Ấn Độ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, từ con số thống kê cho thấy để không phụ thuộc vào Nga, Ấn Độ sẽ phải mất một thời gian rất dài.

Nga khẳng định tiêm kích T-50 là con chung với Ấn Độ

(Vũ khí) - Phía Ấn Độ khẳng định hai nước đang hợp tác rất tốt đẹp trong việc sản xuất siêu tiêm kích thế hệ thứ 5 T-50 PAK FA.

Các công ty quốc phòng Ấn Độ tham gia vào dự án phát triển chung với Nga mẫu máy bay thế hệ thứ 5 (FGFA) đều hài lòng với việc được phép tiếp cận công nghệ hiện đại của Nga, Đại sứ Ấn Độ ở Moscow cho biết và phủ nhận tin đồn cho rằng Moscow không chịu chia sẻ thông tin với New Delhi.
“Chúng tôi đã có những kết quả tuyệt vời trong quan hệ hợp tác song phương và hoàn toàn hài lòng với quyền tiếp cận các công nghệ hiện đại của Nga. Chúng tôi cũng đang hợp tác ở mức độ tương tự trong dự án FGFA”, Đại sứ Nga Pundi Srinivasan Raghavan nói vơi hãng tin RIA Novosti.
Lời phát biểu này được đưa ra sau khi tạp chí IHS Jane's Defence Weekly cho rằng, vào tháng 9/2014, Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại với Nga về sự tiến triển của dự án FGFA. Theo tạp chí này, Ấn Độ không hài lòng với việc Nga không chịu chia sẻ các dữ liệu thiết kế của T-50 PAK FA, mẫu máy bay thế hệ thứ 5 mà cả 2 nước đang cùng phát triển chung.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-khangdinh-tiem-kicht50-la-con-chungvoi-an-do_20151974.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích T-50 PAK FA{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Raghavan thẳng thừng phủ nhận các thông tin trên, cho rằng có thể các đối thủ cạnh tranh đã phao tin đồn nhảm và cáo buộc truyền thông đang đăng tải những thông tin dựa vào những nguồn không xác thực.
Đại sứ Ấn Độ đã khen ngợi những tiến triển trong hợp tác quân sự giữa Nga và Ấn Độ, đặc biệt ở những dự án lớn. “Xu hướng mới trong quan hệ của chúng tôi là cùng phát triển chung các công nghệ vũ khí tiên tiến mà các ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như dự án FGFA, MTA và tên lửa BrahMos”, ông Raghavan nhấn mạnh.
MTA là viết tắt của máy bay vận tải đa nhiệm, vốn là một mẫu máy bay 2 động cơ hạng nhẹ với trọng tải tối đa là 65 tấn. Nó được thiết kế để thay thế các máy bay BAE 748 và Antonov An-26, hiện đang phục vụ trong không quân Ấn Độ. Ông Raghavan cho biết 2 nước đã đồng ý đẩy nhanh phát triển dự án này với khung thời gian cụ thể sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Vừa qua, Ấn Độ đã từ chối bản hợp đồng mua hơn 100 chiếc tiêm kích hạng trung đa nhiệm Rafale của Pháp với lý do quá đắt. Thay vào đó, Ấn Độ nhắm đến những tiêm kích SU-30MKI của Nga, và phía Moscow vô cùng hồ hởi trước thông tin này. Thậm chí dù các cuộc đàm phán chưa ngã ngũ, phía Nga đã đưa ra nhiều hứa hẹn và ưu đãi cho Ấn Độ.
Riêng trong năm 2014, Nga đã sản xuất cho Ấn Độ lượng khí tài, vũ khí, trang thiết bị quân sự với tổng trị giá hơn 4 tỷ USD. Năm 2015, hai bên tiếp tục sẽ gia tăng các hợp đồng quân sự với nhau, mà trong đó, Nga thường là người bán hàng.

+
5 lý do khiến Ấn Độ không mua tiêm kích Rafale (1)

Cập nhật lúc: 13:30 19/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Giá rẻ, tiêm kích Su-30MKI Nga đánh bại Rafale ở Ấn Độ?
Ấn Độ khó đưa ra quyết định số phận tiêm kích Rafale


(Kiến Thức) - Nếu Ấn Độ tiếp tục thương vụ 126 tiêm kích Rafale thì thiệt hại lâu dài sẽ thuộc về không quân và cả nền công nghiệp quốc phòng nước này.
Mặc dù máy bay tiêm kích đa năng Rafale của Pháp được xem là một trong những loại máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay, nhưng cái giá phải trả cho nó lại hoàn toàn không dễ chịu một chút nào. Hãy thử tưởng tượng nếu Không quân Ấn Độ mua 126 chiếc tiêm kích Rafale thì nước này sẽ phải bỏ ra từ 20-30 tỷ USD và mất thêm 20 tỷ USD nữa cho các hệ thống hỗ trợ hậu cần và đào tạo.​
Nếu như thương vụ Rafale sụp đổ thì Quân đội Ấn Độ chắc chắn sẽ chuyển toàn bộ số tiến này sang các lực lượng chiến lược khác của nước này như tàu ngầm, pháo binh hay tăng cường hệ thống radar cảnh giới.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
5-ly-do-khien-an-do-khong-mua-tiem-kich-rafale-1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Mặc dù Rafale là một trong những loại máy bay chiến đấu tốt nhất hiện nay, nhưng cái giá mà Ấn Độ phải trả cho nó là quá đắt.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Gần đây Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ - Manohar Parikkar còn tuyên bố, sẽ hỗ trợ hơn nữa cho chương trình phát triển máy bay tiêm kích hạng nhẹ nội địa của nước này là Tejas, cùng với đó là việc Ấn Độ đã có thể tự chủ một phần công nghệ của những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI do Nga chế tạo.​
Điều này càng chứng tỏ Ấn Độ vẫn có thể lựa chọn cho mình một lối đi khác ngoài việc tập trung toàn bộ nguồn lực vào thương vụ Rafale đầy tốn kém và rủi ro.​
Và dưới đây là 5 lý do có thể khiến Ấn Độ phải từ bỏ các tiêm kích đa năng Rafale của Pháp:​
Su-30MKI - kẻ bất bại trên mọi chiến trường
Không phải ngẫu nhiên mà Su-30MKI lại trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Ấn Độ, khi nó lại là một trong những máy bay tiêm kích đáng gờm nhất trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó Su-30 lại thường giành chiến thắng áp đảo trước mọi máy bay chiến đấu của phương Tây trong các tình huống tác chiến mô phỏng trên máy tính.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
5-ly-do-khien-an-do-khong-mua-tiem-kich-rafale-1-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tiêm kích đa năng Su-30MKI mà Không quân Ấn Độ đang được trang bị, được đánh giá là tốt hơn và rẻ hơn nhiều so với những chiếc tiêm kích Rafale của Pháp.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Su-30 và các biến thể của nó có thể được xem là thước đo tiêu chuẩn cho những chiếc tiêm kích Sukhoi của Nga với máy bay chiến đấu tàng hình đắt tiền của Mỹ. Khi mà những chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ đại bại trước Su-35 của Nga, trong một tình huống tác chiến mô phỏng trên máy tính vào năm 2008.​
Việc sử dụng những chiếc tiêm kích đa năng Su-30 có thể làm thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự giữa Nga và Mỹ, hay bất cứ quốc gia nào sử dụng các công nghệ quốc phòng của Nga như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Venezuela trước các mối đe dọa đến từ Phương Tây.​
Trong khi F-35 chỉ có tốc độ bay tối đa khoảng 1.930km/h thì những chiếc tiêm kích của Sukhoi lại có vận tốc tối đa lên tới 2.390km/h, đây là một trong những lợi thế rất lớn cho những chiếc tiêm kích của Nga. Lợi thế này sẽ cho phép nó hạ gục những chiếc F-35 của Mỹ bằng tên lửa không đối không từ xa.​
Cũng cần nên nhớ rằng những chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30 của Nga đã có tuổi thọ gần 30 năm kể từ khi nó thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, và với chừng ấy thời gian Mỹ đã phải phát triển được một mẫu máy bay chiến đấu tốt hơn nhiều so với F-35. Một yếu tố nữa khiến các máy bay chiến đấu của Nga vượt trội hơn các nước Phương Tây là khả năng “siêu cơ động”, giúp chúng luôn dành được ưu thế trên không trong mọi cuộc không chiến.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
5-ly-do-khien-an-do-khong-mua-tiem-kich-rafale-1-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Với lực lượng không quân và cơ sở hạ tầng như hiện tại sẽ tốt hơn nếu như Ấn Độ tiếp tục sử dụng các loại máy bay chiến đấu do Nga chế tạo, điển hình như máy bay tiêm kích đa năng Su-35.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Mikhail Simonov - Thiết kế sư trưởng của Sukhoi mô tả khả năng siêu cơ động luôn là mục tiêu hướng tới của bất cứ mẫu máy bay chiến đấu nào trên thế giới trong tương lai.​
Tiêm kích đa năng Rafale có thể là một máy bay chiến đấu siêu hiện đại trên thế giới, nhưng nó không thể bay nhanh hơn một chiếc tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ hay giành được thế áp đảo trên không. Vì vậy tại sao Không quân Ấn Độ phải bỏ tiền mua một chiếc máy bay chiến đấu đắt đỏ nhưng lại thua những gì mà họ đang có.​
Liên kết quốc phòng mạnh hơn nữa giữa các thành viên trong khối BRICS
Việc các nước phương Tây luôn mua vũ khí từ một nguồn duy nhất được xem là bài học lớn để cho các quốc gia thành viên Khối các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS) hướng tới, trong khi các nước thành viên của BRICS như Ấn Độ, Nga Trung Quốc, Nam Phi và Brazil đều có nền công nghiệp quốc phòng phát triển dù ở nhiều mức độ khác nhau. Và việc mua vũ khí từ phương Tây sẽ không còn mấy ý nghĩa nếu như các quốc gia thành viên của BRICS xây dựng cho mình nền tảng quốc phòng chung.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
5-ly-do-khien-an-do-khong-mua-tiem-kich-rafale-1-hinh-4.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được xem là thành tựu của chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ, vốn là hai nước thành viên chủ chốt của BRICS.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
BRICS không chỉ đơn thuần là một tổ chức hợp tác kinh tế, mà nó còn mang nhiều yếu tố chính trị bên trong, với 5 nước thành viên đều có khả năng xây dựng một hệ thống kinh tế đủ mạnh để đối đầu các phương Tây. Mặt khác thị trường vũ khí thế giới luôn là nguồn thu nhập lớn cho GDP của nhiều quốc gia, vì vậy việc Ấn Độ mua vũ khí từ Phương Tây chỉ đơn giản là làm giàu cho các nước này. Trong khi đó nó lại không giúp ích gì cho việc phát triển nền công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ với các điều khoản hợp đồng ràng buộc, đi kèm với đó là các yếu tố chính trị có thể gây bất lợi tới kinh tế xã hội của Ấn Độ trong tương lai.​
Bên cạnh đó, việc các thành viên của BRICS liên kết với nhau trong ngành công nghiệp quốc phòng cũng không phải là điều dễ dàng, bởi vì các quốc gia thành viên hiện tại của nó vẫn tồn tại một số mâu thuẫn không dễ gì gạt bỏ được trong thời gian ngắn. Đó là còn chưa kể đến việc chỉ có 3 trong số 5 nước thành viên BRICS sử dụng chung một nền tảng hệ thống vũ khí giống nhau. Tuy nhiên các vấn đề bên trong khối BRICS vẫn có thể được giải quyết theo thời gian nếu như các nước thành viên cùng hướng tới một mục tiêu chung.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ bất lực trước tên lửa hành trình BrahMos (1)

Cập nhật lúc: 13:30 21/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Việt Nam, Indonesia muốn mua tên lửa diệt hạm BrahMos?
Nga khẳng định không bán công nghệ BrahMos cho Trung Quốc


(Kiến Thức) - Tên lửa hành trình BrahMos là một trong vũ khí diệt tàu chiến đáng sợ nhất hiện nay, với tốc độ Mach 3 nó thực sự là thách thức lớn.
Trang Defence News gần đây đã đăng tải một bài viết có tựa đề “Làm thế nào để hạ gục thần chết Brahmos?”. Tác giả của bài viết đã rất tự tin khi nêu ra những cách để các tàu chiến Mỹ chống lại những các tên lửa diệt hạm Nga.​
Họ chọn Brahmos - một sản phẩm phối hợp giữa Nga và Ấn Độ - làm đối tượng cho bài viết, vì đây là tên lửa diệt hạm siêu âm hiện đại, với tốc độ rất cao và uy lực mạnh. Nó được phát triển dựa trên thiết kế tên lửa chống hạm siêu âm Oniks do Nga phát triển, biến thể xuất khẩu là P-800 Yakhont đã được cung cấp cho Syria, Việt Nam.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
my-bat-luc-truoc-ten-lua-hanh-trinh-brahmos-1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Bắn thử tên lửa Brahmos trên tàu khu trục.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ưu nhược điểm tên lửa hành trình BrahMos
Các chuyên gia quân sự đều thừa nhận rằng, tên lửa hành trình BrahMos có những ưu điểm sau:​
- Tốc độ Mach 3 (2.500-3.000km/h) khiến cho tên lửa rất khó bị phát hiện và đánh chặn​
- Đầu đạn bán xuyên giáp nặng 300kg gây thiệt hại lớn nếu đánh trúng mục tiêu​
- Động năng đầu đạn lớn có thể phá hủy các tàu nhỏ và làm bị thương những tàu lớn hơn​
- Khả năng vận động tốt, đường bay thấp rất khó đánh chặn​
- Tầm bắn 300km với đường bay hành trình cao và hạ thấp khi tiếp cận mục tiêu. Có thể tăng lên hơn 400km nếu như không dùng đường bay thấp.​
- Tên lửa không có cánh nên tiết diện giảm, khó bắn hạ.​
Tuy rất mạnh mẽ, nhưng Brahmos cũng có một số hạn chế nhất định:​
- Tầm bắn giảm xuống chỉ còn 120km khi sử dụng đường bay thấp trong toàn hành trình​
- Tên lửa không có biện pháp để đối phó với tên lửa phòng không đánh chặn.​
Có rất nhiều tin đồn cho rằng tên lửa hành trình Brahmos không thể bị bắn hạ. Điều này chủ yếu là do hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO chỉ được chuẩn bị để đối phó với những tên lửa diệt hạm có vận tốc Mach 1 đến Mach 1,5 của Nga thời Chiến tranh Lạnh. Tốc độ Mach 2 đến Mach 3 của các tên lửa Oniks/Brahmos đã làm kinh ngạc cả phương Tây, bởi họ chưa có biện pháp đối phó với chúng.​
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Defence News, Hải quân Mỹ thì đã chuẩn bị nhiều biện pháp chống tên lửa để đối phó với sức mạnh Nga.​
Tên lửa phòng không tầm xa
Cách tốt nhất để bảo vệ Hạm đội Hải quân Mỹ là sử dụng tên lửa phòng không tầm xa để bắn hạ các máy bay địch mang tên lửa diệt hạm, trước khi chúng có thể khai hỏa. Có thể hiểu các tên lửa phòng không tầm xa là những loại có tầm diệt mục tiêu từ 80-250km như SM-2, SM-6, Aster 30, HQ9, S-300F, 9M96E (phiên bản hải quân của S-400)… Tuy nhiên, hãy chỉ nên xem xét những loại tên lửa có nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với Brahmos.​
Hải quân Mỹ trang bị tên lửa phòng không tầm xa tiêu chuẩn SM-2 trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga của mình. SM-2 có tầm bắn trên 90km, cùng đầu dò radar bán chủ động (radar của tàu chiến sẽ chiếu xạ mục tiêu để đầu dò trên tên lửa bám theo tiêu diệt). Nhưng tàu khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ chỉ có 3 radar điều khiển hỏa lực AN/SPG-62, nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với một cuộc tấn công ồ ạt.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
my-bat-luc-truoc-ten-lua-hanh-trinh-brahmos-1-hinh-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu khu trục Arleigh Burke chỉ có thể "trụ" được trước tối đa 12 tên lửa diệt hạm Brahmos.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Thông thường, một khi phát hiện ra tên lửa đối phương ở giai đoạn hành trình với độ cao lớn, các tên lửa SM-2 sẽ được phóng lên đánh chặn. Với mỗi tên lửa diệt hạm cận âm thường sử dụng 2-3 tên lửa SM-2. Có thể đưa ra dự đoán để đánh chặn một tên lửa Brahmos cần sử dụng 4-5 tên lửa SM-2.​
Tuy nhiên, cần nhắc lại là SM-2 được thiết kế để đánh chặn các tên lửa diệt hạm thế hệ cũ của Liên Xô, có tốc độ bay Mach 1 đến Mach 1,5, chứ không phải Mach 2 hay Mach 3 như tên lửa hành trình diệt hạm Brahmos. Vì vậy, sẽ rất khó khăn cho SM-2 để đánh chặn Brahmos, đặc biệt là khi bên tấn công chọn giải pháp tiếp cận cự li gần dưới 120km để tên lửa bay thấp toàn hành trình.​
"Rất may, Hải quân Mỹ vẫn còn SM-6, loại tên lửa phòng không này có thể đối phó được với những tên lửa siêu thanh bay sát mặt biển, và là vũ khí quan trọng để bảo vệ hạm đội Mỹ khỏi Brahmos", Defence News viết.​
Tên lửa phòng không tầm trung
Nếu xem xét kịch bản trong đó một tàu khu trục Arleigh Burke làm nhiệm vụ hộ tống liên đội tàu sân bay (CBG). Con tàu phải đối mặt với 8 tên lửa diệt hạm Brahmos. Một khi các tên lửa bị máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không phát hiện ở cự li trên 150km, thủ tục thông thường là tung các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay để bắn hạ tên lửa. Nhưng trong trường hợp tên lửa bay với vận tốc gấp 3 lần âm thanh thì thời gian phản ứng của máy bay giảm xuống chỉ còn 1/3. Do đó, cơ hội chặn đánh của máy bay chiến đấu là rất ít.​
Còn nếu nghiên cứu một kịch bản khi khu trục Arleigh Burke phải tác chiến đơn độc, thì nó sẽ chỉ phát hiện được tên lửa ở khoảng cách 25-30km. Theo chuyên gia Defence News, giả sử vận tốc của tên lửa là 1km/s, Arleigh Burke sẽ chỉ có 25-30 giây để chống lại 8 tên lửa. Tên lửa phòng không tầm xa lúc này là vô ích, mà chỉ có các tên lửa tầm trung Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM) với số lượng lớn và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.​
Do có số lượng lớn tên lửa phòng không tầm trung, nên Arleigh Burke có thể tung ra đòn đánh với 16-24 tên lửa ESSM về phía các tên lửa Brahmos. Theo lí thuyết, với 4 tên lửa ESSM tấn công một mục tiêu, xác suất đánh chặn là 100%.​
Tuy nhiên, thực tế không tốt đẹp như vậy, bắn hết 24 đạn ESSM mất 24 giây. 24 tên lửa có thể chia nhau để tấn công 6 tên lửa Brahmos, nhưng kể cả khi đánh chặn thành công thì những vụ nổ của tên lửa ở tầm gần cũng sẽ gây thiệt hại cho tàu khu trục Arleigh Burke. Chưa kể đến 2 trong số 8 tên lửa chưa bị đánh chặn. Và sự việc sẽ khủng khiếp hơn nếu như Arleigh Burke bị tấn công bởi cùng lúc 16 tên lửa Brahmos (nhiều tàu khu trục mới của Nga và Ấn Độ có khả năng như vậy).​
"Hệ thống CIWS Phalanx và những giải pháp chế áp mềm là chốt chặn để chống lại 2 tên lửa Brahmos còn lại, dù rất khó khăn. Có thể đưa ra nhận định: Giới hạn một tàu khu trục Arleigh Burke chịu đựng được là 12 tên lửa Brahmos. Nếu gặp phải một tàu khu trục thế hệ mới với đòn đánh bằng 16 tên lửa Brahmos, chắc chắn Arleigh Burke sẽ bị đánh chìm", Defence News nhận định.​
Qua ví dụ với tàu khu trục Arleigh Burke, có thể thấy rằng: Nếu một tàu chiến chỉ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, ngắn và cực ngắn, nó sẽ rất khó có cơ hội sống sót trong cuộc đối đầu với tên lửa diệt hạm hiện đại. Với Brahmos, cơ hội đó còn giảm đi 3 lần. Nhiều lực lượng hải quân đã sử dụng hệ thống phòng thủ nhiều tầng với hệ thống AEW (cảnh báo sớm) để bảo vệ tàu chiến của mình.​
Nếu tác chiến đơn độc, các tàu chiến trang bị hệ thống Aegis sẽ không thể đối phó với những cuộc tấn công của 20-30 tên lửa diệt hạm như Brahmos. Nhưng ưu thế của hệ thống Aegis có thể kết hợp dữ liệu từ radar của các tàu và máy bay trong hạm đội để tạo ra bức tranh toàn cảnh về không gian chiến trường.​
Các tàu chiến trang bị Aegis được nhận dữ liệu từ các máy bay cảnh báo sớm E-2, cho phép nó có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa ở cự li trên 100km. Với một liên đội tàu sân bay có 3 tàu hộ tống trang bị hệ thống Aegis, 48 máy bay chiến đấu trong đó có 8 chiếc tuần tra thường trực, và 2 máy bay E-2 với radar vượt đường chân trời, sẽ cần đến 64 tên lửa Brahmos để làm “bão hòa” hệ thống phòng thủ của liên đội này.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
my-bat-luc-truoc-ten-lua-hanh-trinh-brahmos-1-hinh-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Các tàu ngầm Yasen của Nga là mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Brahmos có tầm bắn 300km với đường bay hỗn hợp và 120km ở độ cao thấp trong toàn hành trình. Điều có nghĩa là tên lửa không thể được phóng đi từ ngoài tầm radar của liên đội tàu sân bay. Dĩ nhiên, cần tính đến trường hợp các tàu ngầm Yasen của Nga, với trang bị 32 tên lửa Yakhont/Brahmos và có thể phóng tên lửa khi đang lặn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa hành trình: Mỹ lép vế trước Nga?

(Vũ khí) - Trong khi Mỹ vẫn loay hoay thì người Nga chuẩn bị sản xuất loại tên lửa hành trình có tốc độ Mach 5.

Hãng Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Dmitry Bulgakov cho biết, Moskva đã nghiên cứu thành công loại nhiên liệu giúp cho tên lửa hành trình có thể đạt được tốc độ lên tới Mach 5.
Theo các chuyên gia quân sự, một khi các tên lửa ở tốc độ Mach 5 (khoảng 6.125 km/h) được liệt vào danh sách tên lửa siêu thanh, chúng có thể tránh được các hệ thống radar phòng không của quân địch và gây nhiều khó khăn cho các tên lửa đánh chặn.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng các vũ khí siêu thanh có thể thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự thế giới. Tới thời điểm hiện tại, các cường quốc trên thế giới đều đa tham gia vào cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ten-lua-hanh-trinh-my-lep-ve-truoc-nga_22613883.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay Tu-160 phóng tên lửa hành trình Kh-101.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Không như Mỹ và Trung Quốc, tập trung vào phát triển các phương tiện có khả năng lướt đi ở tốc độ cao, hiện nay Nga đang thiết kế loại vũ khí được gọi là “tên lửa hành trình siêu thanh”.
Vì chiến lược khác nhau nên người Mỹ đang tỏ ra lép vế trước Nga về tên lửa hành trình. Được biết, loại tên lửa hành trình khủng khiếp nhất của Mỹ hiện nay là JASSM-ER chỉ được thiết kế với tốc độ cận âm.
Tên lửa JASSM-ER là biến thể nâng cấp lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công tầm xa AGM-158 JASSM. Tên lửa AGM-158 JASSM có chiều dài 4,26m, đường kính 550mm, trọng lượng phóng 1.023 kg, được trang bị đầu đạn xuyên nặng 432 kg, tầm tiêu diệt mục tiêu của biến thể tiêu chuẩn là 370 km. Trong khi đó, biến thể JASSM- ER có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 926 km.
JASSM- ER sử dụng nguyên tắc "bắn và quên" và khả năng “miễn dịch” với các hệ thống gây nhiễu để có thể tiếp cận và tấn công cả các tàu chiến đối phương.
Một trong những cải tiến quan trọng nhất của tên lửa là có thể cập nhật các dữ liệu về mục tiêu trong suốt quá trình bay, do vậy đã tăng đáng kể tính linh hoạt khi tấn công các mục tiêu tầm xa.
JASSM- ER hoạt động nhờ vào sự dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính, để tìm các mục tiêu quan trọng của đối phương trong suốt hành trình bay. Ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ sử dụng thiết bị dò hồng ngoại để phát hiện chính xác một mục tiêu cụ thể trước khi lao vào tiêu diệt.
Dù được đánh giá là tên lửa hành trình phóng từ máy bay hiện đại nhất của Mỹ, tuy nhiên JASSM- ER vẫn thua kém rất nhiều tên lửa hành trình Kh-101 của Nga có từ thời Liên Xô và hoàn toàn lép vế trước loại tên lửa hành trình Mach 5 của Nga sắp trình làng.
 
23/8/12
1.162
3
38
Anh 'phát hoảng' khi thua Nga cả hải, lục và không quân

23/02/2015 13:47



1-nga-dong-binh-sobs-1424672237756-0-0-491-962-crop-1424672500786.jpg

Chia sẻ:
Trong cơn sốt sợ Nga tấn công quân sự, báo Anh không ngại đưa ra so sánh tương quan quân đội hai nước trên mọi khía cạnh. Kết quả là họ phát hoảng khi nhận ra tiềm lực quân đội Anh chỉ bằng 1/10 của Nga trên mọi lĩnh vực từ thủy, lục đến không quân.

Trước hết Nga có 771.000 quân theo số liệu năm ngoái trong khi quân thường trực của Anh là 154.000, gồm 87.000 lính lục quân, 34.000 lính không quân và gần 33.000 lính hải quân.
Riêng về lục quân, Nga có 6.590 xe bọc thép trong khi Anh chỉ có 400 xe. Ngoài ra, Nga là cường quốc xe tăng với 2.800 chiếc trong khi Anh chỉ có 227 chiếc. Về pháo binh, Nga có 5.145 khẩu trong khi con số tương ứng của Anh là 642.
Riêng về hải quân, số tàu ngầm hạt nhân của Nga là 12 còn của Anh là 4. Ngoài ra, Nga có 47 tàu ngầm trang bị tên lửa dẫn đường còn Anh chỉ có 6 chiếc. Số lượng tàu chiến cỡ lớn của Nga là 34 còn Anh là 19.
Về không quân, Nga có 1.144 máy bay chiến đấu trong khi Anh chỉ có 206. Nga có 296 trực thăng tấn công trong khi Anh chỉ có 66.
Tất nhiên, những con số trên chỉ mang tính chất tương đối và không thể dùng nếu hai nước động binh do khoảng cách xa giữa Anh và Nga.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến xa giữa hai nước thì tên lửa đóng vai trò quan trọng và báo Anh không muốn liệt kê điểm mạnh của Nga (và cũng là điểm yếu của Anh).
Một con số cho thấy độ vênh giữa hai nước nếu chiến tranh vượt qua chiến tranh vũ khí thông thường là đầu đạn hạt nhân. Dù cắt giảm nhưng Nga còn 1.600 đầu đạn hạt nhân trong khi Anh chỉ có 160.
BÀI LIÊN QUAN
Sở dĩ báo Anh lo đi so sánh tương quan hai nước vì quan hệ Anh – Nga đang rất căng thẳng.​
Người Anh rất lo lắng khi máy bay ném bom và tàu chiến Nga di chuyển gần Anh những ngày qua. Các quan chức Anh thi nhau đưa ra các đe dọa quân sự với Nga.​
Hồi giữa tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin là một "mối nguy hiểm đang tồn tại" với Baltic và châu Âu. Đồng thời, ông Fallon khẳng định NATO đã sẵn sàng để đẩy lùi sự xâm lược của Nga.​
Còn Ngoại trưởng Anh Philip Hammond lại lên tiếng cảnh báo Nga cần để ý đến "lằn ranh đỏ" xung quanh các thành viên NATO trong đó có các quốc gia Baltic.
Ông Hammonnd ám chỉ Anh và đồng minh sẵn sàng hành động theo Điều 5 của NATO (thực hiện quyền phòng vệ tập thể khi một nước trong liên minh bị tấn công).
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc đóng xong tàu ngầm hạt nhân Type 093G?

Cập nhật lúc: 06:30 25/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tàu ngầm mạnh nhất Trung Quốc chưa sẵn sàng chiến đấu?
Tiết lộ "sốc" tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc


(Kiến Thức) - Các tàu ngầm hạt nhân Type 093G thế hệ mới mang được tên lửa chống hạm YJ-18 có khả năng tấn công hủy diệt tàu sân bay.
Tạp chí quốc phòng toàn cầu gần đây đã đăng tải hình ảnh vệ tinh về loại tàu ngầm mới của Trung Quốc và suy đoán đó là phiên bản nâng cấp của tàu ngầm hạt nhân Type 093.​
Theo tạp chí này, tháng 12/2014 nhà máy đóng tàu Hồ Lô Đảo của Trung Quốc đã hoàn thành 2 tàu ngầm hạt nhân Type 093G, ngoài ra còn một tàu khác nằm trong xưởng.​
Sự khác biệt của tàu ngầm Type 093G với Type 093 là việc được lắp đặt thêm các ống hóng thẳng đứng. Tổng cộng, 3 tàu ngầm Type 093G dự kiến sẽ thay thế tàu ngầm hạt nhân Type 091 đã phục vụ được 24 – 30 năm.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
trung-quoc-dong-xong-tau-ngam-hat-nhan-type-093g.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ảnh vệ tinh nghi là tàu ngầm Type 093G của Trung Quốc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Chuyên gia phân tích quân sự Tô Quán Quần cho biết, căn cứ vào ảnh vệ tinh cho thấy tàu ngầm Type 093G dài khoảng 104 đến 105m, trong khi tàu ngầm Type 093 chỉ dài hơn 98 – 99m, việc tăng kích thước chủ yếu là để trang bị thêm ống phóng thẳng đứng mang phóng tên lửa chống hạm YJ-18.​
"Tên lửa chống hạm YJ-18 bay với tốc độ cận âm, khi ở pha cuối đầu đạn sẽ tách khỏi thân tên lửa và có thể tấn công mục tiêu với tốc độ siêu thanh, gia tăng độ khó trong việc đánh chặn của đối phương, cho nên nó thực sự là mối đe dọa lớn đối với tàu mặt nước lớn", chuyên gia Trung Quốc nói.​
Theo chuyên gia này, tàu ngầm Type 093G có thể được trang bị 8 đến 12 quả tên lửa chống hạm YJ-18 và tên lửa hành trình. Ông còn cho biết thêm, thiết kế bên ngoài của tàu ngầm 093G cũng có sự thay đổi, giảm đáng kể tiếng ồn.​
Chuyên gia phân tích quân sự Lương Quốc Lương cho rằng, tàu ngầm Type 093 từng có phiên bản nâng cấp là 093G1, vì vậy tàu ngầm mà tạp chí quốc phòng toàn cầu đề cập phải là tàu ngầm Type 093G2.​
Type 093G2 ngoài sử dụng thiết bị phóng thẳng đứng ra, một sự khác biệt quan trọng khác là nó sử dụng lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới, điều này làm cho nó êm hơn so với phiên bản nâng cấp thế hệ đầu.​
Liên quan đến tên lửa mà tàu ngầm 093 phiên bản nâng cấp trang bị, chuyên gia Lương Quốc Lương chỉ ra, tên lửa YJ-18 có thể tấn công tàu chiến loại 10.000 tấn thậm chí là tàu sân bay. Theo phân tích của phương tiện truyền thông Đài Loan, tầm bắn của tên lửa YJ-18 là 180km, đoạn đầu nó có thể bay hành trình, nhưng sau khi phát hiện tàu đối phương thì có thể thay đổi tốc độ bay với tốc độ gấp 3 lần âm thanh trong 40km cuối cùng, cho nên nó rất khó bị đánh chặn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc tiếp tục khiến Mỹ lo ngại

(Vũ khí) - Trong khi Mỹ vật lộn với tên lửa X-51A (Mach 5,1) thì Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Wu-14, bay với vận tốc Mach 10.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nước này vừa thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Wu-14 tại một địa điểm bí mật trong lãnh thổ nước này. Thành công trong đợt thử nghiệm này đưa Trung Quốc vượt lên trên cả Mỹ và Nga trong công nghệ chế tạo tên lửa siêu vượt âm.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Mark Stoke chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, đây thực sự là mối răn đe chiến lược lớn, cho thấy Bắc Kinh rất ưu tiên phát triển loại vũ khí mới này.
“Chắc chắn Quân đội Trung Quốc đang đầu tư phát triển công nghệ tốc độ siêu thanh, bao gồm động cơ phản lực tĩnh siêu âm và ít nhất một loại vũ khí siêu thanh”, ông Mark Stoke cho biết thêm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
trung-quoc-tiep-tuc-khien-my-lo-ngai_25017899.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mô hình về một cuộc thử nghiệm của Wu-14{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thành công của WU-14 còn được nhà phân tích quân sự J Michael Cole trong một bài viết đăng trên Tạp chí National Interest có (trụ sở Washington) cho rằng: “Trong vòng một phút hoặc một giờ đồng hồ bạn có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của cuộc chiến chỉ với một loại vũ khí duy nhất”.
Ông này còn nói thêm rằng hiện nay các tên lửa hành trình thông thường của Mỹ phải mất 80 phút sau khi bắn ra từ các tàu chiến ở biển Ả Rập mới có thể tấn công được vào căn cứ của các phần tử khủng bố Al-Qaeda nằm sâu trong đất liền Afghanistan.
Các tên lửa siêu thanh chỉ có thể thực hiện hành trình ở vận tốc trung bình với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và tấn công vào mục tiêu định trước trong vòng 12 phút.
Trước thành công của người Trung Quốc, Mỹ không thể khoanh tay ngồi nhìn khi Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản ngân sách để phát triển tên lửa siêu vượt âm.
Theo hãng tin Fox News, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt khoản ngân sách trị giá 70,7 triệu USD để quân đội chế tạo tên lửa siêu thanh, vốn là một phần trong chương trình “Đòn tấn công chớp nhoáng”.
“Đòn tấn công chớp nhoáng” là một dự án phát triển vũ khí chiến lược đầy tham vọng của Mỹ nhằm mục đích chế tạo các loại vũ khí siêu tốc có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 30 phút.
Washington coi các dự án siêu thanh là mục tiêu hàng đầu và đã chi ra 200 triệu USD trong năm tài khóa 2013 và khoản tiền tương tự trong năm tài khóa 2014 cho 3 chương trình thuộc dự án này, cũng như đã tiến hành một số chuyến bay thử nghiệm thiết bị siêu thanh.
Tuy nhiên theo đánh giá của một số chuyên gia, chương trình phát triển vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ đang tỏ ra đuối sức trước Trung Quốc khi tên lửa siêu thanh X-51A Mỹ đang phát triển chỉ bay được vận tốc tối đa là Mach 5,1.
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc tiếp tục khiến Mỹ lo ngại

(Vũ khí) - Trong khi Mỹ vật lộn với tên lửa X-51A (Mach 5,1) thì Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Wu-14, bay với vận tốc Mach 10.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nước này vừa thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Wu-14 tại một địa điểm bí mật trong lãnh thổ nước này. Thành công trong đợt thử nghiệm này đưa Trung Quốc vượt lên trên cả Mỹ và Nga trong công nghệ chế tạo tên lửa siêu vượt âm.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Mark Stoke chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, đây thực sự là mối răn đe chiến lược lớn, cho thấy Bắc Kinh rất ưu tiên phát triển loại vũ khí mới này.
“Chắc chắn Quân đội Trung Quốc đang đầu tư phát triển công nghệ tốc độ siêu thanh, bao gồm động cơ phản lực tĩnh siêu âm và ít nhất một loại vũ khí siêu thanh”, ông Mark Stoke cho biết thêm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
trung-quoc-tiep-tuc-khien-my-lo-ngai_25017899.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mô hình về một cuộc thử nghiệm của Wu-14{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thành công của WU-14 còn được nhà phân tích quân sự J Michael Cole trong một bài viết đăng trên Tạp chí National Interest có (trụ sở Washington) cho rằng: “Trong vòng một phút hoặc một giờ đồng hồ bạn có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của cuộc chiến chỉ với một loại vũ khí duy nhất”.
Ông này còn nói thêm rằng hiện nay các tên lửa hành trình thông thường của Mỹ phải mất 80 phút sau khi bắn ra từ các tàu chiến ở biển Ả Rập mới có thể tấn công được vào căn cứ của các phần tử khủng bố Al-Qaeda nằm sâu trong đất liền Afghanistan.
Các tên lửa siêu thanh chỉ có thể thực hiện hành trình ở vận tốc trung bình với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và tấn công vào mục tiêu định trước trong vòng 12 phút.
Trước thành công của người Trung Quốc, Mỹ không thể khoanh tay ngồi nhìn khi Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản ngân sách để phát triển tên lửa siêu vượt âm.
Theo hãng tin Fox News, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt khoản ngân sách trị giá 70,7 triệu USD để quân đội chế tạo tên lửa siêu thanh, vốn là một phần trong chương trình “Đòn tấn công chớp nhoáng”.
“Đòn tấn công chớp nhoáng” là một dự án phát triển vũ khí chiến lược đầy tham vọng của Mỹ nhằm mục đích chế tạo các loại vũ khí siêu tốc có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 30 phút.
Washington coi các dự án siêu thanh là mục tiêu hàng đầu và đã chi ra 200 triệu USD trong năm tài khóa 2013 và khoản tiền tương tự trong năm tài khóa 2014 cho 3 chương trình thuộc dự án này, cũng như đã tiến hành một số chuyến bay thử nghiệm thiết bị siêu thanh.
Tuy nhiên theo đánh giá của một số chuyên gia, chương trình phát triển vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ đang tỏ ra đuối sức trước Trung Quốc khi tên lửa siêu thanh X-51A Mỹ đang phát triển chỉ bay được vận tốc tối đa là Mach 5,1.
 
23/8/12
1.162
3
38
Xe bọc thép Humvee và Tigr - Ai mạnh hơn?

Ly Vy | 24/02/2015 13:30



battlefield-4-humvee-real-life-1424485739954-0-0-327-640-crop-1424744806997.jpg

Chia sẻ:
Humvee và Tigr là hai dòng xe bọc thép phổ biến trong quân đội Mỹ, Nga. Bài so sánh dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về sức mạnh của chúng.

Về thiết kế
Xe bọc thép HumveeTigr không có quá nhiều khác biệt, đây đều là hai mẫu xe 4 x 4 được thiết kế để vận chuyển một nhóm nhỏ binh lính cùng với thiết bị trên nhiều điều kiện địa hình khác nhau.​
Ngoài ra, chúng còn có thể thực hiện thêm một số nhiệm vụ như: trinh sát, hỗ trợ hỏa lực,...​
xe-boc-thep-humvee-va-tigr-ai-manh-hon.jpg

Xe bọc thép High Mobility Multipurpose Wheeled Vehicle - HMMWV (Humvee).​
Xe bọc thép Humvee bắt đầu đưa vào biên chế quân đội Mỹ từ năm 1984 nhằm thay thế các mẫu xe Jeep trứ danh vốn đã không còn đáp ứng được yêu cầu tác chiến.​
Cho đến nay, Humvee là một trong những loại xe bọc thép được chế tạo với số lượng lớn nhất (hơn 280.000 chiếc) và có mặt trong biên chế quân đội nhiều quốc gia trên thế giới.​
Trong quân đội Mỹ, Humvee đã trực tiếp tham gia nhiều cuộc chiến như: Chiến tranh vùng Vịnh, Afghanistan, Iraq,...​
xe-boc-thep-humvee-va-tigr-ai-manh-hon.jpg

Xe bọc thép GAZ-2975 Tigr.​
Xe bọc thép GAZ-2975 Tigr phục vụ quân đội Nga từ năm 2006. Xe có thiết kế truyền thống với động cơ đặt phía trước, kíp xe ở giữa và khoang chứa hàng nằm phía sau.​
BÀI LIÊN QUAN
Tigr cũng xuất hiện trong biên chế "người lịch sự" - lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc Nga lấy lại Crimea.​
Về tính năng kỹ chiến thuật
Mặc dù có nhiều điểm chung về thiết kế cũng như nhiệm vụ nhưng xe bọc thép Humvee và Tigr lại có tính năng kỹ chiến thuật khác biệt:​
Humvee có chiều dài 4,57 m; rộng 2,16 m; cao 1,83 m; khối lượng 2.676 kg. Xe được trang bị động cơ diesel V8 6,2 lit hoặc động cơ turbo diesel V8 6,5 lit giúp đạt tốc độ tối đa 113 km/h.​
Trong khi đó Tigr có chiều dài 5,7 m; rộng 2,4 m; cao 2,4 m; khối lượng 7.200 kg. Động cơ Cummins 5,9 lit của Tigr cho phép chạy với tốc độ 140 km/h trên đường nhựa​
Có thể thấy xe bọc thép Tigr có kích thước lớn hơn, nặng hơn nhưng tốc độ di chuyển lại cao hơn Humvee. Nhưng trên chiến trường thì khả năng chiến đấu mới là yếu tố quan trọng nhất cần xét đến:​
Do nhiệm vụ chuyên chở một nhóm nhỏ binh lính nên khả năng bảo vệ của xe là rất quan trọng. Năng lực vận hành trên nhiều điều kiện địa hình phức tạp và hỏa lực trang bị trên xe cũng là yếu tố cần xét đến.​
xe-boc-thep-humvee-va-tigr-ai-manh-hon.jpg

Một chiếc Humvee bị trúng mìn tự tạo.​
Chuyên gia Sergei Suvorov cho biết lớp bảo vệ trên xe bọc thép Humvee không thể nào so sánh được với Tigr, khi mà xe của Nga được trang bị giáp cấp 5 có thể chống đạn súng máy 7,62 mm.​
Humvee của Mỹ ban đầu rất dễ bị tổn thương bởi đạn súng máy, đến nỗi Mỹ phải chế tạo phiên bản M998 với lớp bọc thép dày hơn và cửa kính chống đạn nhằm hạn chế thương vong cho binh lính.​
Tuy nhiên Humvee vẫn gặp một vấn đề lớn khi tham gia chiến đấu, đó là sự xuất hiện của các thiết bị nổ tự chế (IED). Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2006, tại chiến trường Iraq đã có 67 lính Mỹ thiệt mạng trong xe Humvee.​
Việc những chiếc Humvee quá dễ tổn thương trước IED khiến người Mỹ phải tìm cách khắc phục điều này bằng cách lắp thêm các lớp giáp bổ sung.​
Mặc dù tỏ ra khá hiệu quả nhưng do bổ sung giáp cũng như tháp súng nên đã khiến khối lượng xe tăng vọt, dẫn đến không tin cậy và tăng nguy hiểm trong trường hợp bị lật.​
Còn với xe bọc thép Tigr, chuyên gia Suvorov cho biết nó có thể chịu được sức công phá của 600 gam TNT đặt dưới xe, bảo vệ được kíp lái.​
xe-boc-thep-humvee-va-tigr-ai-manh-hon.jpg

Xe bọc thép Humvee trang bị tên lửa chống tăng BGM-71 TOW.​
Về vũ khí trang bị, trên nóc xe bọc thép Humvee và Tigr đều cho phép lắp đặt thêm nhiều loại vũ khí khác nhau.​
Nếu như lính Mỹ thường lắp đặt súng máy hạng nặng M2 12,7 mm thì với xe bọc thép Tigr, lính Nga thường lắp đặt súng máy Pecheneg 7,62 mm hay súng phóng lựu AGS-17.​
Cả hai loại xe đều có thể lắp đặt thêm tên lửa chống tăng, ở Humvee là BGM-71 TOW còn Tigr mang được tới 8 tên lửa Kornet-EM.​
xe-boc-thep-humvee-va-tigr-ai-manh-hon.jpg

Biến thể trang bị 8 tên lửa chống tăng Kornet-EM của xe bọc thép Tigr.​
Về khả năng hoạt động trên nhiều địa hình
Không thể phủ nhận rằng Humvee là loại xe bọc thép hoạt động khá tốt trên nhiều điều kiện địa hình phức tạp khác nhau.​
Bản thân việc so sánh khả năng vận hành của hai xe cũng chỉ được chuyên gia Suvorov lựa chọn ở môi trường tuyết dày 40 - 50 cm tại Nga.​
Trong trường hợp này, Humvee chỉ di chuyển được 1 m và sau đó bị mắc kẹt trong khi Tigr có thể vận động bình thường và không gặp bất cứ vấn đề nào.​
Kết luận
Qua một số so sánh trên có thể thấy rằng xe bọc thép Humvee tỏ ra thua kém Tigr ở khả năng bảo vệ khi mà nó dễ bị tổn thương bởi các loại súng máy và IED. Ngoài ra, Humvee còn thua trên "đường đua tuyết trắng" tại Nga.​
Nhưng xét một cách khách quan thì bản thân xe bọc thép Tigr ra đời sau chiếc Humvee rất lâu, người Nga có đủ thời gian để nghiên cứu những nhược điểm của chiếc Humvee để thiết kế ra một loại xe tốt hơn.​
Nếu như tương lai của Humvee trong quân đội Mỹ đã kết thúc khi mà lính thủy đánh bộ Mỹ chuyển sang dùng xe MRAP còn lục quân Mỹ đang tìm kiếm phương án thay thế, thì với Tigr, hiện nay nó mới bắt đầu trang bị rộng rãi trong các lực lượng thuộc quân đội Nga.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.