Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
"TQ có thể phóng dồn dập 100 tên lửa đánh chìm tàu sân bay Mỹ"

Nhật Minh | 25/02/2015 19:32



avatar-1412868745087-0-72-217-496-crop-1412868761465-1424851568065-17-0-354-660-crop-1424851601784.jpg

Ảnh minh họa

Chia sẻ:
Đó là nhận định của Robert Haddick, một nhà thầu quốc phòng độc lập tại Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt Mỹ khi nói về khả năng Trung Quốc tấn công tàu sân bay Mỹ.

Theo tờ China Times (Đài Loan), Mỹ cần tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ cho các tàu sân bay của nước này, nếu không, chúng sẽ có nguy cơ bị tổn hại trước kho tên lửa chống tàu ngày càng được cải tiến của Trung Quốc.
China Times dẫn nhận định của Viện hải quân Mỹ (trụ sở tại Maryland) cho biết:
Với tốc độ nhanh hơn, tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn và khả năng phá hủy mạnh hơn, tên lửa của quân đội Trung Quốc (PLA) mạnh gấp hàng trăm lần, thậm chí hàng nghìn lần trước kia.
Giờ đây, các tên lửa chống tàu của Trung Quốc có thể được phóng từ biển, trên không hoặc trên bộ và có thể mang những đầu đạn nặng tới trên 100 kg, bay với tốc độ cận âm hoặc siêu âm tới những mục tiêu cách xa trên 320 km.
tq-co-the-phong-don-dap-100-ten-lua-danh-chim-tau-san-bay-my.jpg

Robert Haddick từng nhận định, YJ-12 là tên lửa chống tàu nguy hiểm nhất mà Trung Quốc chế tạo cho đến nay.​
Robert Haddick, một nhà thầu quốc phòng độc lập tại Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt Mỹ, cho biết trong trường hợp Trung Quốc tấn công tàu sân bay Mỹ, tình huống xấu nhất sẽ là PLA phóng tới 100 tên lửa chống tàu trong một đợt tấn công dồn dập từ nhiều hướng.
Đây là chiến dịch tấn công mà các trung đoàn máy bay chiến đấu và có thể cả tàu ngầm của Trung Quốc đủ khả năng tiến hành trước cuối thập kỷ này.
Haddick cảnh báo rằng, những cuộc tấn công như vậy sẽ phá vỡ các hệ thống phòng thủ của Mỹ, sau đó đánh chìm tàu sân bay của nước này.
tq-co-the-phong-don-dap-100-ten-lua-danh-chim-tau-san-bay-my.png

Theo Haddick, Trung Quốc có thể phóng tới 100 tên lửa chống tàu nhằm vào tàu sân bay Mỹ trong một đợt tấn công dồn dập từ nhiều hướng.​
Theo Haddick, sự thất bại nặng nề như vậy trong một cuộc hải chiến có thể xoay chuyển cục diện chiến tranh và khiến chiến lược quân sự của một quốc gia sụp đổ.
BÀI LIÊN QUAN
Các chuyên gia quân sự nhận định, các tàu sân bay không còn mang lại nhiều lợi thế như chúng từng có trong suốt thế chiến II.​
Vì vậy, các nhóm tác chiến tàu sân bay cần được cải thiện năng lực phòng không.​
Những tiến bộ trong công nghệ vũ khí đã đạt tới mức khiến các tàu sân bay trở nên dễ bị tổn hại trước các cuộc tấn công từ nhiều hướng và thậm chí trước các tàu pháo nhỏ hoặc tàu hộ tống.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Israel thừa nhận hệ thống Arrow thử nhiều lần thất bại

Cập nhật lúc: 18:00 26/02/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Mỹ thay hệ thống Patriot gần biên giới Syria
Ấn Độ mua công nghệ Israel xây dựng lá chắn tên lửa


(Kiến Thức) - Israel chính thức thừa nhận hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow của nước này nhiều lần thử nghiệm đánh chặn thất bại.
Bộ quốc phòng Israel ngày 24/2 thừa nhận, các cuộc thử nghiệm của hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow trong năm 2014 của nước này thường xuyên bị thất bại.​
Theo đó, vào tháng 9/2014, Israel tiến hành thử nghiệm Arrow-2, nhưng không thể đánh chặn được tên lửa mục tiêu. Trong lần thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow-3 hồi tháng 12/2014, radar không bắt mục tiêu hiệu quả, cuối cùng trung tâm chỉ huy thử nghiệm quyết định không phóng tên lửa Arrow để đánh chặn.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
israel-thua-nhan-he-thong-arrow-thu-nhieu-lan-that-bai.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Israel bắn thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cũng theo tuyên bố này, Bộ quốc phòng Israel đang cùng với các nhà khoa học tìm ra vấn đề tồn tại của thử nghiệm, đồng thời có kế hoạch cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow.​
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow là một bộ phận trong nỗ lực xây dựng hệ thống chống tên lửa đa tầng đối phó với mối đe dọa đối với tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm ngắn đến từ dải Gaza, Syria, Iran.​
Theo các thông số mà Bộ Quốc phòng Israel cung cấp thì, đạn tên lửa của các thế hệ Arrow có khả năng hạ mục tiêu trong tầm 90-148km, trần bắn 50-60km, tốc độ bay Mach 9, sử dụng hệ thống dẫn đường kép gồm: đầu tự dẫn hồng ngoại bị động và radar chủ động.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Cơ sở để Iran hủy diệt chiến hạm Mỹ trong 50 giây

(Vũ khí) - Theo Press TV ngày 25/2, sau 8 năm nghiên cứu và thử nghiệm, Iran đã bắt đầu đưa vào trang bị loại tên lửa 'sát thủ' tàu sân bay thế hệ mới.

Iran tuyên bố hủy diệt chiến hạm Mỹ
Thông tin này được Press TV dẫn lời Phó chỉ huy Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran tướng Hossein Salami cho biết khi lực lượng Hải quân Vệ binh Cách mạng Iran tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn tại eo biển Hormuz, nơi 1/4 tàu bè thế giới đi qua.
Iran đã bắt đầu thử nghiệm việc sử dụng các tên lửa đạn đạo có thể tiêu diệt mục tiêu di động trên biển và đất nước của ông là quốc gia duy nhất sở hữu những công nghệ rất phức tạp, Tướng Hossein Salami cho biết thêm.
"Người Mỹ và toàn thế giới nên biết rằng Hải quân Mỹ là một trong những mục tiêu của chúng tôi và chúng tôi chỉ cần 50 giây để tiêu diệt tất cả các tàu chiến của Mỹ", Tờ Jerusalem Post dẫn lời tướng Jafari cho biết.
Ông nói rằng trong quá trình thử nghiệm, lần thành công nhất là tên lửa đã hạ cánh cách mục tiêu mong muốn khoảng 10 mét và giành được lời khen ngợi của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
co-so-de-iran-huy-diet-chien-ham-my-trong-50-giay_261445736.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mô hình tàu sân bay Mỹ bị phá hủy trong cuộc tập trận của Iran.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ hiện có hai chiếc tàu sân bay được triển khai tại vịnh Ba Tư là USS George Washington và USS Independence. Trong cuộc tập trận mang tên Tiên Tri 9 tại eo biển Hormuz, tên lửa mới của Iran đã đánh trúng mục tiêu giả định là tàu sân bay của Mỹ.
Theo những hình ảnh được Press TV công bố về cuộc tập trận cho thấy, có hàng chục chiếc tàu tiến tới một chiếc tàu sân bay của Mỹ được chế tạo theo tỉ lệ tương xứng với nhau, trước khi bắn phá nó bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo diệt hạm.
Tehran đã nhiều lần nói rằng học thuyết quốc phòng của họ không gây ra mối đe dọa đối với các nước khác. Họ xem eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư là sân sau của mình. Vịnh Ba Tư và eo Hormuz có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế. Bất cứ một sự thay đổi nào ở đây cũng khiến giá dầu tăng cao và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới.
Tháng 12/2014, Iran cũng đã tiến hành tập trận kéo dài 6 ngày tại eo Hormuz, với sự tham gia của tàu chiến, tàu ngầm, máy bay không người lái tự huỷ, có khả năng đánh phá mục tiêu trên mặt đất và trên không.
Cơ sở để tự tin trước Mỹ
Cơ sở giúp Iran tự tin khi đối đầu với Mỹ là loại tên lửa chống hạm thế hệ mới đã được tướng Hossein Salami nhắc đến trong cuộc tập trận Tiên Tri 9 vừa qua.
Dù không nhắc đến loại tên lửa cụ thể nào những căn cứ vào những thông tin từng được truyền thông nước này công bố trước đây cho thấy, đây chính là tên lửa chống hạm Khalij Fars – loại tên lửa đang thực sự khiến Mỹ lo ngại.
Tạp chí quân sự Jane's dẫn báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ cho hay, tên lửa đạn đạo chống hạm (AShBM) Khalij Fars của Iran sẽ là mẫu vũ khí làm thay đổi cán cân quân sự khu vực vùng Vịnh trong tương lai.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
co-so-de-iran-huy-diet-chien-ham-my-trong-50-giay_261446547.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Khalij Fars.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo bản báo cáo, Tehran đang âm thầm phát triển các hệ thống vũ khí phục vụ trong tác chiến đối xứng và bất đối xứng, và mức độ nguy hiểm của các loại vũ khí này ngày càng cao.
Theo đó, Iran đã đạt những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp quốc phòng, khi cho ra mắt hàng loạt mẫu vũ khí như: thủy lôi, tàu ngầm mini, tổ hợp tên lửa hành trình bảo vệ bờ biển, tổ hợp tên lửa phòng không và các mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm.
Khalij Fars là biến thể nâng cấp của mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật Fateh-110, được trang bị hệ thống dẫn đường quang-điện tử và hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại ở pha cuối.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Iran cho biết rằng, mẫu tên lửa Khalij Fars có chiều dài 8,86m, đường kính thân 0,61m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 650kg, tầm bắn tối đa 300km, tốc độ hành trình Mach 3. Tên lửa bay theo hình parabol nên “miễn dịch” hệ thống phòng không đối phương và có độ chính xác gần như tuyệt đối.
Phó Đô đốc James Syring - Giám đốc cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 6/2014 cho rằng, tên lửa Khalij Fars có tầm bắn 300 km đồng nghĩa với việc nó có khả năng đe dọa đến các hoạt động hàng hải trong vùng Vịnh và eo biển Hormuz.
Mẫu tên lửa chống hạm này xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 2/2011, khi Iran công bố một đoạn clip quay lại cảnh Khalij Fars tấn công một mục tiêu giả định trên biển. Lần thử nghiệm thứ hai của được thực hiện vào tháng 7/2012, tuy nhiên lần này Khalij Fars lại tấn công một mục tiêu đang di chuyển và được trang bị hệ thống dẫn đường quang điện tử.
Dù tướng Hossein Salami cho biết loại tên lửa này vẫn đang được hoàn thiện nhưng theo một số nguồn tin quân sự, hồi tháng 3/2014, Bộ quốc phòng Iran đã chính thức đưa mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij Fars vào trang bị.
Trong buổi lễ tiếp nhận đã có 8 quả tên lửa Khalij Fars được chuyển giao cho Quân đội Iran, tất cả các tên lửa đều được che phần đỉnh nhằm tránh lộ hệ thống dẫn đường mà nó được trang bị.
 
23/8/12
1.162
3
38
92N6E Grave Stone - Radar điều khiển hỏa lực tối tân của S-400

Quốc Việt | 26/02/2015 22:15



92n6e-deployed-missiles-ru-1s-1424921764287-221-0-613-768-crop-1424921825814.jpg

Chia sẻ:
Radar điều khiển hỏa lực 92N6E Grave Stone có thể dẫn đường cho 12 tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 400 km.

Không có đối thủ trực tiếp từ phương Tây
Để điều khiển hỏa lực cho tổ hợp phòng không tầm siêu xa S-400 Triumf, nhà sản xuất NIIIP đã cho ra đời một loại radar cực kỳ tối tân mang tên 92N6E Grave Stone.​
Về cơ bản, 92N6E vẫn giữ kiểu thiết kế ăng ten tương tự như radar 30N6E sử dụng trong tổ hợp S-300PMU.​
Điểm khác biệt duy nhất về ngoại hình là radar 92N6E lắp trên khung xe tải chuyên dụng MZKT-7930 (8 x 8) còn 30N6E là MAZ-7910 (8 x 8). Khả năng triển khai trên tháp 40V6M cao 24 mét hoặc tháp 40V6MD cao 40 mét vẫn được giữ nguyên.​
92n6e-grave-stone-radar-dieu-khien-hoa-luc-toi-tan-cua-s400.gif

92N6E Grave Stone có thể dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu ở cự ly tới 400 km.​
Radar 92N6E có khả năng quét tia điện tử ở độ cao và phương vị. Bộ vi xử lý theo công nghệ kỹ thuật số hoàn toàn liên tục tạo ra các búp sóng phụ, giúp tăng cường khả năng kháng nhiễu và qua mặt các loại tên lửa chống bức xạ.​
BÀI LIÊN QUAN
Grave Stone có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu (vẫn theo dõi được trong khi đang quét), mỗi xe đài radar kiểm soát tới 4 xe mang phóng, dẫn đường cho 12 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc với tỷ lệ phân bổ 2 đạn tên lửa/ mục tiêu.​
Tổ hợp có khả năng tự động theo dõi và bám bắt trong điều kiện thời tiết bất lợi hay trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Các mục tiêu nguy hiểm nhất sẽ được sàng lọc để người điều khiển lựa chọn.​
Khi lệnh khai hỏa được gửi đến xe phóng, Grave Stone sẽ tự động tính toán các tham số để dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt mục tiêu.​
92N6E vẫn sử dụng kiểu dẫn đường “track - via - missile” TVM (bám sát mục tiêu thông qua đạn) tương tự như tổ hợp S-300PMU. TVM là phương thức có độ chính xác cao, do các tham số của mục tiêu liên tục được cập nhật và gửi đến tên lửa thông qua một liên kết dữ liệu.​
92n6e-grave-stone-radar-dieu-khien-hoa-luc-toi-tan-cua-s400.gif

Radar 92N6E ở trạng thái hành quân.​
92N6E Grave Stone có thể dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tầm siêu xa 40N6 tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lên tới 400 km.​
Đạn tên lửa 40N6 sử dụng cảm biến radar chủ động, cho phép tiêu diệt các mục tiêu ngoài tầm nhìn, loại tên lửa này được mệnh danh là “sát thủ diệt AWACS”.​
Ngoài ra, nó còn dẫn đường cho đạn tên lửa 48N6E3 tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 250 km, hay đạn tên lửa 48N6E2 tầm bắn 200 km, thậm chí là cho cả các tên lửa nhỏ hơn như 9M96 tầm bắn 120 km, đạn 9M96E tầm bắn 40 km hoặc đạn 9M96E2 tầm bắn 120 km.​
Bộ vi xử lý cùng công nghệ kỹ thuật số mới cho phép Grave Stone tăng gấp đôi phạm vi dẫn đường cho tên lửa so với biến thể cũ 30N6E.​
Quá trình trao đổi dữ liệu giữa radar và xe chỉ huy 30K6E được thực hiện tự động hoàn toàn. 92N6E là một radar điều khiển hỏa lực độc đáo và không có đối thủ trực tiếp từ phương Tây.​
Lựa chọn phù hợp với Việt Nam
92n6e-grave-stone-radar-dieu-khien-hoa-luc-toi-tan-cua-s400.jpg

Radar 92N6E và 96L6E của tổ hợp S-400, Việt Nam đã có radar 96L6E trong biên chế.​
Trước sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện tấn công đường không, việc có mặt của một radar tối tân như 92N6E trong hệ thống phòng không là giải pháp mà Việt Nam nên cân nhắc.​
Đặc biệt là khi giới lãnh đạo Nga đã “bật đèn xanh” cho việc xuất khẩu hệ thống phòng không S-400 Triumf tới các khách hàng nước ngoài.​
Với mối quan hệ truyền thống lâu đời, bên cạnh đó, Nga hiện là một trong những đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam thì khả năng nhập khẩu hệ thống phòng không tối tân này rất khả thi.​
Mặt khác, Việt Nam đã có một loại radar nằm trong thành phần của S-400 Triumf chính là đài cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E sử dụng trong tổ hợp S-300PMU1.​
Nhập khẩu tổ hợp S-400 Triumf kèm theo radar điều khiển hỏa lực 92N6E và radar tìm kiếm và phát hiện mục tiêu 91N6E là chìa khóa để giải bài toán phòng không của Việt Nam trong tương lai.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Thổ Nhĩ Kỳ mua HQ-9: “Cái tát” vào niềm kiêu hãnh Mỹ-NATO

26/02/2015 15:30



aster-30-baodatviet-261322371-1424934850377.jpg

Chia sẻ:
Thổ Nhĩ Kỳ mua HQ-9 không những củng cố vị thế của Trung Quốc trên thị trường vũ khí thế giới mà còn là cú đấm choáng váng đối với Mỹ-NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ chốt phương án FD-2000 của Trung Quốc
Theo thông tin mới nhất, vượt qua bao khó khăn và sức ép của Mỹ và NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định sẽ xây dựng một hệ thống phòng không và tên lửa độc lập dựa trên các tổ hợp tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.
Quyết định mới đây đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ismet Yilmaz xác nhận.
Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đã diễn ra khá lâu. Trung Quốc cũng chứng tỏ họ sẵn sàng chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ cả công nghệ chứ không chỉ riêng sản phẩm vũ khí.
Nước này đã được Bắc Kinh cấp phép sản xuất các bệ phóng tên lửa hạng nặng, tên lửa đạn đạo tầm ngắn và một số loại vũ khí trang bị cho máy bay.
Trong khi đó, ngay từ đầu Nga không sẵn sàng chuyển giao khối lượng lớn các công nghệ liên quan đến phương tiện phòng không, dĩ nhiên bởi lý do Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO.
Còn Mỹ và EU, bất chấp vô số những hứa hẹn, vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của đối tác Thổ Nhĩ Kỳ về chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng bán HQ-9 cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tác động mạnh tới vị thế của Trung Quốc trên thị trường thế giới.
Hoạt động xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh bắt đầu vượt các giới hạn thị trường truyền thống, kém phát triển lâu nay như Myanmar, Pakistan, Sudan, Bangladesh hay Argentina.
BÀI LIÊN QUAN
Ông Vasily Kashin, chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ nêu nhận xét rằng, đây là lần đầu tiên Trung Quốc xuất hiện thành công với sản phẩm vũ khí phức tạp và đắt tiền là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung cho một quốc gia lớn và tương đối phát triển.​
Thổ Nhĩ Kỳ còn là quốc gia có vốn có quan hệ quân sự-kỹ thuật gần gũi với phương Tây, đồng thời cũng có ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo.​
Hợp đồng mua 12 tiểu đoàn HQ-9 trị giá vào khoảng 3,6 tỷ USD sẽ làm nhiều chính trị gia quốc tế thay đổi thái độ về chất lượng vũ khí Trung Quốc.​
tho-nhi-ky-mua-hq9-cai-tat-vao-niem-kieu-hanh-mynato.jpg

Hệ thống phòng không SAMP/T Aster-30 của liên doanh châu Âu Pháp-Ý Eurosam​
Những thành tựu mà các nhà sản xuất phương tiện phòng không Trung Quốc đã đạt được chỉ giải thích một phần sự thành công của thương vụ tương lai.
Giống như nhiều giao dịch tương tự, ở đây yếu tố kỹ thuật quân sự đóng vai trò nhỏ so với các yếu tố kinh tế và chính trị.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố đấu thầu dự án hệ thống tên lửa phòng không tầm xa vào năm 2006.
Các sản phẩm của Hoa Kỳ, châu Âu và Nga mang đến tham gia tranh thầu bao gồm hệ thống phòng không S-300 của Nga, Patriot-3 (PAC3) của Raytheon - Mỹ và SAMP/T Aster-30 của liên doanh châu Âu Pháp-Ý Eurosam.
Tập đoàn xuất-nhập khẩu cơ khí công nghệ cao Trung Quốc (CPMIEC) đã chào giá 3,4 tỉ USD cho hệ thống tên lửa phòng không FD-2000.
Tuy về mặt công nghệ và tính năng tác chiến của FD-2000 cũng không vượt trội nhưng Trung Quốc đã kèm theo điều khoản chuyển giao công nghệ và sản xuất tại nước này.
Tuy nhiên, các quốc gia thành viên NATO, đặc biệt là Mỹ đã tỏ ý không hài lòng và gây áp lực nhằm khiến Ankara loại bỏ hợp đồng trên.
Lí do mà Washington và Brussels các tổ hợp tên lửa của Trung Quốc không thể tương thích với những hệ thống tên lửa phòng không của NATO.
Nếu mua các hệ thống của Trung Quốc, Mỹ và NATO không thể chia sẻ các mã nhận dạng hệ thống để ghép nối với HQ-9, khiến nó chỉ có khả năng tác chiến độc lập, tách rời khỏi tổng thể hệ thống phòng thủ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.
Và như thế nó sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó.
Thổ Nhĩ Kì sau đó đã kéo dài thời gian dự thầu thêm 6 tháng để cân nhắc lại các lựa chọn của mình, nhưng cuối cùng nước này vẫn chọn CPMIEC của Trung Quốc làm đối tác.
Điều này như một “cái tát” vào niềm kiêu hãnh của Mỹ và NATO, đồng thời thể hiện rằng Ankara không hề sợ sức ép của phương Tây.
tho-nhi-ky-mua-hq9-cai-tat-vao-niem-kieu-hanh-mynato.jpg

Hệ thống phòng không S-300 của Nga​
Được biết, từ khi Ankara quyết định xét lại gói thầu này, các công ty tham gia tranh thầu cũng đã đưa ra những gói thầu phụ đầy ưu ái đối với Thổ Nhĩ Kỳ, để đấu với chiêu giảm giá 1/3 và chuyển giao công nghệ, sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ của nhà thầu Trung Quốc.
Raytheon dùng phương thức chuyển giao 80% số tên lửa sang cho các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, EUROSAM thì đề nghị hợp tác phát triển công nghệ với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ, còn Nga sẵn sàng hợp tác với nước này phát triển một tổ hợp phòng không tầm xa dựa trên các hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Thậm chí Moscow còn ưu ái đề nghị đặt hệ thống phòng không này lên trên xe kéo của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời kèm theo điều khoản hợp tác để đưa hệ thống phòng không này xuất khẩu ra thị trường các nước thứ 3, giống như dự án phát triển tên lửa BrahMos của liên danh Nga-Ấn.
Trung Quốc hưởng lợi, NATO đánh mất niềm kiêu hãnh
Thế nhưng hệ thống tên lửa phòng không FD-2000 của Trung Quốc vẫn “thắng trận” trong khi các nước châu Âu và Nga, Mỹ cũng đã đồng loạt tung ra những chiêu “PR” hết sức hấp dẫn đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là một vấn đề nằm ngoài những quy luật kinh tế và có liên quan chặt chẽ với chính trị.
Trước đây, cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã biểu thị thái độ không hề lo lắng về vấn đề Trung Quốc bán các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 cho Thổ Nhĩ Kỳ và viễn cảnh Ankara bắt tay Bắc Kinh, hợp tác chế tạo hệ thống tên lửa phòng không này.
Cựu Tổng thư ký Rasmussen cho biết, những tuyên bố vừa qua chưa phải là quyết định cuối cùng của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đây mới chỉ dừng lại ở cấp độ thỏa thuận chứ không phải là hợp đồng chính thức.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định, kết cấu của NATO nhấn mạnh đến khả năng bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng, giữa các lực lượng quân đội các nước với nhau và giữa các loại vũ khí, trang bị trong một chỉnh thể đồng nhất, không dễ để một hệ thống khác loại có thể hoạt động bình thường trong khuôn khổ này.
tho-nhi-ky-mua-hq9-cai-tat-vao-niem-kieu-hanh-mynato.jpg

Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc​
Với phát biểu của quan chức cao cấp nhất của NATO, khả năng Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương chấp nhận cho HQ-9 kết nối vào hệ thống phòng không của khối này là không tưởng.
Người Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước những quyết định rất khó khăn, có ảnh hưởng lớn đến chiến lược quân sự và định hướng chính trị của họ.
Rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây đã đưa ra lời khuyên với Thổ Nhĩ Kỳ là hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc và cả S-300 và Nga không tương thích với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa theo chuẩn Mỹ và NATO.
Khối này sẽ phải điều chỉnh lại một số tham số bảo mật kết nối mạng chia sẻ thông tin của các hệ thống Patriot hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hơn nữa, họ cũng phải cung cấp các tham số cho Nga hoặc Trung Quốc để cho phép S-300 và HQ-9 tham gia vào hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn đến NATO không thể bảo mật các thông tin của mình, đe dọa trực tiếp đến khả năng che chắn của lá chắn phòng thủ tên lửa Mỹ và NATO triển khai ở châu Âu.
Những hệ lụy xấu đến vấn đề ngoại giao nội khối NATO, kể cả dứng trước viễn cảnh bị cấm cửa vào EU và chịu sự ghẻ lạnh của NATO cũng không khiến Ankara mảy may sờn lòng.
Với quyết định mua sắm HQ-9, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức tuyên bố, khối quân sự này không hề là cái bóng quá lớn đối với họ.
Ankara là một thủ lĩnh khu vực mới, đang nỗ lực theo đuổi chính sách phát triển và đường lối đối ngoại độc lập.
Mặc dù duy trì quyền thành viên NATO và đang đề đạt nguyện vọng tham gia Hiệp hội với Liên minh châu Âu nhưng giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhất quán với chính sách nội bộ, vốn làm phương Tây lâu nay khó chịu.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ không những không tham gia lệnh trừng phạt Nga mà trái lại đã ký kết các thỏa thuận chiến lược với Moscow về kinh doanh khí đốt tự nhiên và năng lượng hạt nhân, bất chấp những phản đối quyết liệt của châu Âu về dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.
Đối với Ankara, Bắc Kinh là một đối tác chiến lược quan trọng chỉ kém Nga. Sự hợp tác với Trung Quốc và Nga giúp Thổ Nhĩ Kỳ đứng vững trước áp lực ngày càng tăng từ phương Tây.
Chắc chắn, việc mua các hệ thống của Trung Quốc sẽ gây nên phản ứng tiêu cực từ phía Mỹ, tuy nhiên điều này cũng đã diễn ra từ khi Ankara mới bắt đầu ngỏ ý mua vũ khí Trung Quốc.
Bắt đầu gói thầu này từ năm 2013, Mỹ và NATO đã gây sức ép buộc nước này phải xét lại, nhưng cuối cùng Trung Quốc vẫn thắng thầu.
tho-nhi-ky-mua-hq9-cai-tat-vao-niem-kieu-hanh-mynato.jpg

Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ​
Nhưng nếu Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng tự quyết định hợp đồng về khí đốt với Nga thì Ankara cũng sẽ không vấp phải những vấn đề lớn trong trường hợp này.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kì Ismet Yilmaz đã đảm bảo hợp đồng với Trung Quốc sẽ được thực hiện: “Dự án sẽ được thực hiện bởi các đối tác nước ngoài.
Hệ thống tên lửa này sẽ được chế tạo để phù hợp với hệ thống phòng không của nội bộ Thổ Nhĩ Kì chứ không phải để tích hợp với mạng lưới của NATO”.
Bởi vậy, trong bối cảnh Nga-Mỹ đang đấu đá quyết liệt ở Ukraine, châu Âu quá khắt khe với Thổ Nhĩ Kỳ về quy chế gia nhập EU, Trung Quốc chính là kẻ đứng giữa hưởng lợi.
Việc Ankara quyết định bắt tay Bắc Kinh chính là một “cái tát” vào niềm kiêu hãnh của Mỹ và NATO.
Bài học quan trọng từ thương vụ HQ-9 với Thổ Nhĩ Kỳ chính là việc Trung Quốc đang trở thành một siêu cường toàn diện và điểm cực thu hút các nước đang phát triển khác.
Đó là nhờ quy mô của nhà nước và nền kinh tế, cũng như việc Bắc Kinh có chính sách đối ngoại quán triệt và độc lập.
Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 là sản phẩm Trung Quốc sao chép công nghệ tên lửa nổi tiếng Patriot Mỹ và S-300.
Phía Trung Quốc từng tuyên bố là nó có khả năng tác chiến vượt trội cả S-300, tuy nhiên chuyên gia quốc tế thì cho rằng quá lắm chỉ tương đương S-300P.
Đạn tên lửa HQ-9 nặng 1,3 tấn, lắp đầu nổ phá mảnh 180kg, tầm bắn đạt tới 200km với độ cao 27km.
Tên lửa được dẫn tới mục tiêu bằng hệ dẫn quán tính, cập nhật thông tin mục tiêu pha giữa liên tục từ radar dẫn và pha cuối dùng radar dẫn chủ động trên tên lửa tự phát hiện, khóa mục tiêu.
Trước đó, Trung Quốc từng cố gắng chào hàng HQ-9 tới Thái Lan và Turkmenistan.
Thậm chí Bắc Kinh còn hứa cho Tukmenistan vay tiền để mua tên lửa này và có thể trả sau, bất chấp việc quốc gia này đang bị xếp hạng tín dụng thuộc top các nước nguy hiểm nhất.
 
23/8/12
1.162
3
38
Ưu - nhược điểm của radar AESA và PESA

Quốc Việt | 28/02/2015 13:45



apg81-1425098435299-36-0-418-750-crop-1425098463596.jpg

Radar AESA mang lại nhiều lợi thế lớn trong tác chiến mà các thế hệ radar trước không có được

Chia sẻ:
Radar PESA có lợi thế về phạm vi tìm kiếm trong khi AESA lại có ưu điểm về độ chính xác cao trong bám bắt mục tiêu.

Ưu điểm
Radar PESA (Passive Electronically Scanned Array - Radar quét mảng pha điện tử thụ động) gồm có một nguồn tín hiệu phát sóng ở tần số duy nhất, sau đó năng lượng được truyền đến các yếu tố phát ra khác nhau ở mặt trước của ăng ten.​
Hệ thống radar PESA làm việc bằng cách kết nối một ăng ten với máy phát vô tuyến rất mạnh để phát một xung ngắn của tín hiệu. Các ăng ten này được kết nối với máy thu có độ nhạy cao để khuếch đại tín hiệu dội lại từ mục tiêu.​
Ưu điểm hàng đầu của radar PESA là có thể giám sát một khu vực rộng lớn hơn nhiều so với radar quét cơ khí truyền thống.​
Bộ vi xử lý của radar PESA liên tục tạo ra các búp sóng phụ, cho phép theo dõi trong khi đang quét. Nó còn tập trung được một chùm tia nhỏ vào mục tiêu nhất định để dẫn đường cho tên lửa sử dụng radar bán chủ động công kích.​
Một ưu điểm khác của radar PESA là phạm vi tìm kiếm tương đối xa, số lượng mục tiêu phát hiện được cùng lúc tương đối nhiều. Bên cạnh đó, radar PESA khá đơn giản trong chế tạo và sử dụng.​
Một trong những radar PESA đầu tiên trên thế giới trang bị cho tiêm kích MiG-31 là Zalson có phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên tới 400 km.​
uu-nhuoc-diem-cua-radar-aesa-va-pesa.gif

Zalson là radar PESA đầu tiên trên thế giới trang bị cho tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga​
Trong khi đó, AESA (Active Electronically Scanned Array) là radar quét mảng pha điện tử chủ động.​
BÀI LIÊN QUAN
Loại radar này có khả năng phát/thu các sóng vô tuyến riêng biệt từ những module giao thoa trên ăng ten. Các phần tử trên ăng ten radar AESA có thể thay đổi tần số 1.000 lần/giây.​
Những chùm tia phát đi không hoạt động ở một tần số cố định nào nên rất khó phát hiện. Đây là một trong những tính năng quan trọng để áp dụng trên máy bay tàng hình.​
Nhờ các phần tử thu/phát độc lập trên ăng ten nên radar AESA có độ chính xác rất cao trong phát hiện và bám bắt mục tiêu.​
Radar AESA phát hiện được mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) rất nhỏ. Ngoài ra, nó còn có thể tập trung nguồn phát làm quá tải các hệ thống trinh sát điện từ của đối phương. Điều này khiến radar AESA đảm nhiệm được vai trò của một vũ khí viba.​
Các module thu/phát độc lập còn cho phép radar AESA phát hiện và theo dõi đồng thời rất nhiều mục tiêu cùng lúc.​
Do không tập trung vào một tần số cụ thể nào nên radar AESA rất khó bị gây nhiễu. Radar AESA được nhận định là một chuẩn mực cho máy bay chiến đấu hiện đại.​
AESA là một công nghệ “hot” mà các cường quốc trên thế giới đang đua nhau phát triển. Trong đó, Mỹ và Israel là 2 quốc gia đạt được nhiều thành tựu nhất.​
Hiện nay, AN/APG-77 trang bị trên tiêm kích F-22 là một trong những radar AESA tốt nhất thế giới.​
uu-nhuoc-diem-cua-radar-aesa-va-pesa.gif

AN/APG-77 radar AESA tốt nhất thế giới​
Nhược điểm
Radar PESA hoạt động trên một dải tần số cố định nên rất dễ bị phát hiện và gây nhiễu. Mặt khác, độ chính xác trong phát hiện, bám bắt mục tiêu không cao.​
Trong khi đó, radar AESA có nhược điểm lớn là phát rất nhiều nhiệt khi hoạt động. Loại radar này không thể làm mát bằng không khí như bình thường mà phải sử dụng những chất lỏng đặc biệt.​
Việc chế tạo các phần tử module trên ăng ten bằng vật liệu chính là Gallium Arsenid cực kỳ phức tạp mà chỉ có số ít quốc gia thực hiện được.​
Bên cạnh đó, radar AESA ngốn rất nhiều năng lượng, đòi hỏi loại máy bay trang bị nó phải có nguồn cung đủ lớn.​
Chi phí phát triển rất đắt đỏ cũng là một nhược điểm khác của radar AESA. Theo Ausairpower, giá thành mỗi module trên radar AESA vào khoảng 2.000 USD, mỗi radar AESA thông thường cần có từ 1.000 - 1.800 module.​
Chỉ riêng việc chế tạo các phần tử module cho mỗi radar AESA đã ngốn từ 2 - 2,8 triệu USD chưa kể các bộ phận liên quan.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ thừa nhận không thể từ chối động cơ Nga

(Vũ khí) - Lần đầu tiên Mỹ lên tiếng thừa nhận không thể thiếu và từ chối động cơ RD-180 sau khi Nga khẳng định Washington phụ thuộc Moscow ít nhất 10 năm nữa.

Thông tin này được RIA Novosti dẫn lời người đứng đầu Không quân Mỹ, Deborah Lee James cho biết. Cụ thể, James thừa nhận rằng nhiều khả năng Bộ Quốc phòng Mỹ không thể từ chối các động cơ tên lửa RD-180 do Nga sản xuất.
Bà James đã nhắc tới sắc luật được thông qua cuối tháng 12/2014 theo sáng kiến của Hạ viện, trong đó quy định sau năm 2019, quân đội Mỹ chỉ có thể sử dụng RD-180 trong trường hợp các động cơ này đã được mua trước khi bán đảo Crimea của Ukraine sáp nhập vào Nga.
"Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật cho tôi biết rằng, đây là vấn đề vô cùng phức tạp, lịch trình này quá gắt gao và chúng ta có thể không theo sát được". Bà gọi việc từ chối các động cơ của Nga sau năm 2019 là " ý tưởng có vấn đề", RIA Novosti dẫn lời bà James cho biết.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-thua-nhan-khong-the-tu-choi-dong-co-nga_2632962.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Antares của Mỹ được trang bị động cơ do Nga sản xuất.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuyên bố của người đứng đầu Không quân Mỹ được cho rằng đã ngầm thừa nhận tuyên bố của Tập đoàn tên lửa vũ trụ Energia (Nga) hồi giữa tháng 1/2015, theo đó Mỹ cần trên 4 tỷ USD và khoảng thời gian 10 năm để sản xuất thay thế các động cơ Nga.
Thông tin này được hãng RIA Novosti dẫn lời Chủ tịch của Energia, ông Vladimir Soltsev cho biết: "Nếu nói về việc chế tạo động cơ ở Mỹ, tất nhiên mọi cường quốc đều có khả năng. Theo tính toán của tôi, sẽ cần tới trên 4 tỷ USD hoặc hơn thế, và từ bảy đến mười năm người Mỹ mới có thể thành công," – ông Soltsev nói.
Chủ tịch Energia nhấn mạnh, tuy nhiên kết quả có thể rất mơ hồ, chưa chắc đã thu được thành công. Mặc dù nhận xét về khả năng phát triển động cơ nội địa của Mỹ không mấy lạc quan nhưng nhà lãnh đạo của Energia đã hé mở về sự hợp tác với Mỹ khi nói rằng chưa ai “bãi bỏ hay giết chết” sự hợp tác quốc tế.
Trước đó, ông Solstev đã cho biết Energomash đang dự định cung cấp cho Orbital Sciencis của Mỹ 60 động cơ RD-181 mới, 20 chiếc trong đó đã được ký hợp đồng. Ông Solstev đã đại diện cho Energomash tham gia thảo luận hợp đồng với vai trò giám đốc điều hành của doanh nghiệp này.
Sự phụ thuộc của Mỹ vào Nga là không thể phủ nhận khi Washington vừa tiếp tục ký kết hợp đồng mua động cơ tên lửa Moskva bất chấp lệnh cấm vận do Mỹ và châu Âu đang áp dụng với Nga.
Cụ thể, Moskva đã đồng ý cho Tổ hợp chế tạo Energomash và Tập đoàn tên lửa-vũ trụ hợp nhất (URKC) nối lại việc xuất khẩu động cơ tên lửa RD-181 cho tập đoàn Mỹ Orbital Sciences lắp trên tên lửa đẩy Antares.
RIAN dẫn lời Tổng giám đốc URKC, Vladimir Solsev cho biết, Nga sẽ chỉ cung cấp động cơ tên lửa cho các chương trình phóng vệ tinh phi thương mại.
“Theo hợp đồng 1 tỷ USD, phía Mỹ sẽ được cung cấp 60 động cơ. Ngoài ra, phía Mỹ cũng được hỗ trợ công tác huấn luyện, bảo trì và lắp đặt động cơ vào tên lửa. Theo cách hiểu của tôi, hợp tác giữa hai bên sẽ tiếp tục trong vòng 15-25 năm tới mà không có thay đổi đáng kể”, ông V. Solsev cho hay.
Ông này cũng cho biết, 2 động cơ RD-181 đầu tiên thuộc hợp đồng mới sẽ được cung cấp cho phía Mỹ vào tháng 6/2016.
Orbital Sciences được biết tới là tập đoàn tên lửa vũ trụ tư nhân hàng đầu của Mỹ với dòng tên lửa đẩy Antares và Cygnus. Trước đây, tập đoàn này sử dụng động cơ tên lửa AJ-26 tự phát triển trên cơ sở động cơ NK-33 của Liên Xô.
Tuy nhiên, việc sử dụng dòng động cơ tên lửa cũ này đã bị đình chỉ sau vụ phóng thất bại ngày 28/10/2014 tại sân bay vũ trụ ở bang Virginia.
Ngày 12/12/2014, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn dự toán ngân sách quốc phòng bổ sung trong năm tài khoá 2015, trong đó có quy định cấm mua động cơ tên lửa RD-181 của Nga lắp trên tên lửa đẩy Atlas-5 (thường được dùng để phóng vệ tinh quân sự lên quỹ đạo).
Trong khi đó, các tên lửa đẩy của Orbital Sciences thường được dùng chủ yếu cho nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá lên trạm vệ tinh quốc tế ISS.
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Anh chê chiến đấu cơ Mỹ đắt nhưng vô dụng

02/03/2015 08:01



airf-35claunchconceptlg-1-edys-1425256838053-44-0-350-600-crop-1425256852286.jpg

Chia sẻ:
Máy bay chiến đấu đắt nhất của quân đội Mỹ được thiết kế cho tàu Hải quân Hoàng gia HMS Queen Elizabeth của Anh, đã trở thành thứ vô dụng do không thể mang vũ khí với các sai lầm trong thiết kế của máy bay.

Một sai lầm trong quá trình thiết kế máy bay phản lực chiến đấu, thuộc kế hoạch phát triển sức mạnh quốc phòng của Lầu Năm Góc, đã khiến máy bay F-35B không thể mang theo các quả bom hiện đại nhất của quân đội Mỹ.
Khoang vũ khí bên trong F-35B là quá nhỏ so với kích thước bom Đường kính nhỏ II ( SDB II ) cần phải vận chuyển của máy bay.
Theo yêu cầu, các máy bay chiến đấu đều phải vận chuyển ít nhất là 8 quả bom SDB II trong mỗi lượt tấn công mục tiêu, nhưng F-35B chỉ có thể chứa tối đa 4 quả, một báo cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Chương trình phát triển F-35 là một trong các dự án đắt giá nhất của chính phủ Mỹ nhằm tăng cường khả năng tấn công cho các lực lượng vũ trang, tốn khoản 2,5 tỷ USD cho khoảng 10 năm xây dựng.
F-35B là 1 trong 3 phiên bản của chương trình phát triển, và nó đã chứng minh cho sự tốn kém trong quá trình phát triển công nghệ cất cánh riêng.
Máy bay chiến đấu F-35B có các cánh quạt nâng, cho phép cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng tương tự một máy bay trực thăng.
Tuy nhiên, các loại máy bay F-35 nói chung và F-35B nói riêng, bị hạn chế sử dụng do chi phí quá lớn và thời gian chế tạo quá lâu.
Joe DellaVedova, một phát ngôn viên của chương trình F-35 cho biết, các chuyên gia đang thay đổi một số thiết kế để có thể đảm bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ và khả năng vận chuyển vũ khí.
BÀI LIÊN QUAN
Lockheeh Martin sẽ nhận được các hợp đồng mới trong năm 2015.​
“Đây không phải là vấn đề mới đối với chúng tôi. Chúng tôi đã làm việc với văn phòng quản lý chương trình SDB II và các nhà thầu từ năm 2007. Sẽ có những thay đổi lớn trong bản thiết kế của F-35 nhằm phù hợp với SDB II,” ông DellaVedova nói.​
“Những thay đổi khác sẽ được giữ cho đến khi máy bay đạt đến mức độ hoàn thiện nhất, nhằm đảm bảo quá trình sửa chữa là không ảnh hưởng đến thiết kế dành riêng cho bom SDB II,” ông nói thêm.​
Các máy bay chiến đấu F-35B là trung tâm trong kế hoạch củng cố sức mạnh của Hải quân Hoàng gia Anh, hàng chục máy bay đã được chính phủ London đặt mua.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết, 48 máy bay chiến đấu đã được thiết kế dành riêng cho hai tàu sân bay Anh, HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales.
Trong khi đó, bom SDB II sẽ do Raytheon đảm nhiệm sản xuất. Công ty này cho biết, SDB II có thể bay xa để tấn công các mục tiêu di động, giảm thời gian bay gây nguy hiểm cho phi đội bay.
“Kích thước nhỏ của SDB II cho phép các máy bay vận chuyển nhiều hơn, tham gia tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Trong khi với các loại bom có kích cỡ lớn thường tồn nhiều giờ vận chuyển gây ra nguy hiểm,” Raytheon thông báo.
 
23/8/12
1.162
3
38
Không quân Mỹ muốn có máy bay ném bom chiến lược mới giá rẻ

02/03/2015 07:45



635570048174454101-air-btn-new-bomber-cwjm-1425234300170-0-0-306-600-crop-1425234324745.jpg

Hình ảnh đồ họa máy bay ném bom chiến lược mới của Mỹ

Chia sẻ:
Không quân Mỹ đang phải đối mặt với một vấn đề vĩ mô là thiếu máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Sự thiếu hụt kinh khủng tới nỗi Mỹ phải phục hồi lại chiếc B-52 đang ở trong nghĩa địa để duy trì sức mạnh. Vì vậy, họ muốn có máy bay ném bom chiến lược mới nhưng giá phải rẻ.

Không quân Mỹ muốn phát triển một máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới, tuy nhiên kinh phí cho một chiếc máy bay sẽ được cố định ở mức không quá 550 triệu USD, các quan chức của không quân Mỹ nói trong một phiên điều trần ngày 27.2.​
Bộ trưởng Không quân, bà Deborah James cho biết chi phí chế tạo và phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới cần phải được khống chế.​
Nhưng bà cũng lưu ý rằng giá thành dự kiến cho từng chiếc máy bay có thể cao hơn do số lượng máy bay ném bom mới mà không quân Mỹ đặt hàng có thể giảm từ 80 tới 100 chiếc.​
"Chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm từ bài học quá khứ khi quân đội không thể nắm chắc khả năng chi trả", bà James nhấn mạnh trước Ủy ban ngân sách của Nhà Trắng về việc không quân Mỹ muốn có máy bay ném bom chiến lược mới nhưng ngân sách phải đảm bảo.​
Dự án chế tạo máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới của Mỹ đang được hai nhà thầu là Northrop Grumman và liên danh Boeing - Lockheed Martin tranh giành, dự kiến giá trị hợp đồng có thể lên tới 50 đến 80 tỉ USD.​
Không quân Mỹ có kế hoạch bàn giao hợp đồng vào cuối quý I hoặc đầu quý II này, một phần nhằm cạnh tranh với Nga khi mà đối thủ chính đã gần như phát triển thành công máy bay ném bom chiến lược mới và chỉ còn chờ đóng một nguyên mẫu để thử nghiệm.​
BÀI LIÊN QUAN
Người Mỹ đã rút ra được kinh nghiệm xương máu khi phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-2 từ những năm 1980 và 1990.​
Dự án đã để lại cho Mỹ sự thiếu hụt lực lượng như ngày nay, thay vì nhận được 120 máy bay như mong muốn thì không quân Mỹ chỉ có được 21 chiếc B-2.​
Mỗi máy bay B-2 có giá trị cao kinh khủng, nếu tính luôn chi phí phát triển thì mỗi chiếc có giá thành lên đến 2,1 tỉ USD.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàu ngầm hạt nhân cũ của Fap đánh chìm TSB Mỹ trong tập trận

French delete evidence US carrier was 'sunk' by sub in drill


Published time: March 06, 2015 05:19
Edited time: March 06, 2015 09:35
Get short URL
45.si.jpg

USS Theodore Roosevelt (Reuters / Mark Wessels)

Tags
France, Navy, Security, USA
A major vulnerability that allowed French submarine to “sink” aircraft carrier USS Theodore Roosevelt and most of its escort during drills was apparently revealed by the French Navy and Defense Ministry in blogposts that were quickly wiped out.
[BCOLOR=initial]Both the French Defense Ministry and the Navy released and then quickly deleted a news post entitled “Le SNA Saphir en entraînement avec l’US Navy au large de la Floride” (“The SNA Sapphire in training with the US Navy off the coast of Florida”) that praised the 34-year-old French nuclear submarine’s success in “sinking” the American aircraft carrier USS Theodore Roosevelt along with best part of its escort.[/BCOLOR]
The news, before it was deleted was spotted by several outlets, including The Aviationist blog, which disclosed the information which the French authorities initially shared.
The aim of the military games off the coast of Florida which began in mid-February were meant to test the newly upgraded carrier, which had undergone a four year, $2.6 billion overhaul, ahead of the Strike Group's deployment. The drills involved practicing scenarios of hostile ship boarding, submarine attacks, and enemy ships battles.
During the first phase of the 10 days naval exercises, the French Saphir sub was part of the so-called friendly force to support anti-submarine warfare.
However, in the second phase of the games, the Saphir turned foe and was integrated with the imaginary enemy forces. Its mission become to locate Theodore Roosevelt and to prepare an attack on the strike group by guiding the ships.
During that last stage of the drills, the French sub snuck up undetected on US Carrier Strike Group 12 by penetrating a US defensive screen.
[BCOLOR=initial]“[/BCOLOR][BCOLOR=initial]The Saphir has quietly slipped into the heart of the screen formed by the American frigates protecting the aircraft carrier, while avoiding detection against-pervasive air assets ,”[/BCOLOR] [BCOLOR=initial]the original release read as quoted by French Challenges blog.[/BCOLOR] [BCOLOR=initial]“On the morning of the last day, the order of fire was finally given, allowing the Saphir to fictitiously sink Theodore Roosevelt and most of its escort.”[/BCOLOR]
No other details are available about the outcome of the exercise. The strike group will be deployed later this year to provide an overseas forward presence and maintain US maritime security abroad.
http://rt.com/usa/238257-french-submarine-us-carrier/
 
Status
Không mở trả lời sau này.