Tính năng đặc biệt của radar 76N6 thuộc tổ hợp S-300
Quốc Việt | 13/03/2015 07:15
Cận cảnh ăng ten của radar 76N6 Clam Shell.
Chia sẻ:
76N6 là một radar giám sát 3D nằm trong hệ thống trinh sát của tổ hợp S-300, chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu có diện tích phản xạ radar nhỏ, bay ở độ cao thấp.
Kháng nhiễu mạnh nhờ công nghệ FMCW
Trong một tổ hợp phòng không, việc trang bị nhiều loại radar có đặc tính khác nhau là một yêu cầu quan trọng, nhằm bổ sung cho nhau khi cần thiết.
Sử dụng 2 - 3 radar trong một tổ hợp khiến đối phương khó gây nhiễu hơn, trường hợp một radar bị chế áp, các radar còn lại sẽ đảm đương nhiệm vụ.
Đây là một radar tần số điều biến sóng liên tục (FMCW) được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp có diện tích phản xạ radar (RCS) nhỏ, đặc biệt là tên lửa hành trình.
Clam Shell có nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường lộn xộn gần mặt đất cũng như trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh.
Hệ thống có khả năng tự động bám bắt và xử lý mục tiêu, 76N6 sẽ cung cấp các tham số cần thiết cho radar điều khiển hỏa lực của tổ hợp S-300.
Ăng ten
FA-51MU của Clam Shell gồm 2 bộ phận truyền và nhận, ngăn cách bởi một tấm chắn ở giữa để tránh tràn tín hiệu từ máy phát vào máy thu.
Ăng ten thường gắn trên tháp 40V6M cao 28 mét hoặc tháp 40V6MD cao 40 mét.
Radar 76N6 triển khai trên tháp 40V6M hoặc 40V6MD cho phép phát hiện những mục tiêu bay rất thấp.
Ăng ten FA-51MU có khả năng quét 360[sup]o[/sup] cung cấp đầy đủ 3 tham số với độ phân giải cao. Radar có thể phân biệt môi trường hỗn tạp gần mặt đất, đặc điểm địa hình, lượng mưa, nhận biết mục tiêu trong các đám mây nhiễu mật độ cao cũng như các biện pháp chế áp khác.
BÀI LIÊN QUAN
Phòng điều khiển có thể bố trí cách nơi đặt trạm ăng ten 500 mét, quá trình điều khiển radar được thực hiện thông qua cáp kết nối.
Clam Shell phát hiện được các mục tiêu có RCS chỉ 0,02 m[sup]2[/sup] di chuyển ở tốc độ 722 m/s. Mục tiêu bay ở độ cao 450 mét sẽ bị 76N6 phát hiện từ khoảng cách 92,6 km, nếu mục tiêu bay ở độ cao 914 mét, tầm trinh sát không dưới 120,38 km.
Hệ thống có mức tiêu thụ điện năng khoảng 1,4 kW, thời gian xảy ra lỗi kỹ thuật dự kiến không thấp hơn 100 giờ.
Phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn và loại bỏ các đám mây rải nhiễu nhờ công nghệ FMCW là hai đặc tính ưu việt của 76N6.
Các máy bay nếu không được trang bị máy thu cảnh báo radar tương thích với công nghệ FMCW sẽ rất dễ bị tổn thương khi hoạt động ở khu vực có triển khai Clam Shell.
Vì sao Việt Nam chọn 36D6 thay vì 76N6
Việt Nam đã chọn radar 36D6 do có nhiều tính năng ưu việt hơn so với 76N6.
Trong hệ thống trinh sát cho tổ hợp
S-300PMU1 của Việt Nam có radar nhìn vòng mọi độ cao
96L6E và radar điều khiển hỏa lực
30N6E.
Thực hiện nhiệm vụ bắt thấp, bổ trợ cho tổ hợp S-300 có một loại radar khác là
36D6 Tin Shield với chức năng tương tự radar 76N6. Nhưng vì sao Việt Nam lại chọn radar 36D6 thay vì 76N6?
Lý do là radar 36D6 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với 76N6, nó có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu thụ động rất tốt.
Bộ vi xử lý của radar 36D6 có khả năng quét chùm tia điện tử ở độ cao từ [sup]-[/sup]20 - [sup]+[/sup]30[sup]o[/sup]. Ăng ten có thể quét 360[sup]o[/sup] chỉ trong vòng 5 - 10 giây.
Tin Shield có thể xử lý đồng thời 120 mục tiêu, trong đó có 30 - 60 mục tiêu ở chế độ tự động. Các thông tin được hiển thị trên màn hình dưới dạng ký tự số tạo thuận lợi cho kíp vận hành trong việc đọc dữ liệu.
36D6 bám bắt được các mục tiêu có RCS chỉ 0,1 m[sup]2[/sup] bay ở độ cao 50 m từ cách xa 27 km. Nếu mục tiêu bay ở độ cao 100 m, phạm vi phát hiện là 42 km. Tầm trinh sát với mục tiêu có RCS 1 m[sup]2[/sup] bay ở độ cao 6.000 mét lên tới 175 km.
Khả năng quét chùm tia điện tử và số lượng mục tiêu theo dõi cùng lúc nhiều hơn là hai lý do để Việt Nam lựa chọn radar 36D6 cho nhiệm vụ bắt thấp thay vì 76N6. Bên cạnh đó, công nghệ của radar 36D6 phù hợp để nâng cấp lên các tiêu chuẩn hiện đại hơn.
S-400 khiến “giấc mơ nghìn tỷ” F-35 chưa cất cánh đã lỗi thời
Nhật Minh | 13/03/2015 08:15
S-400 khai hỏa trong đêm
Chia sẻ:
Nhà báo Rakesh Krishnan Simha nhận định, khác với hệ thống tên lửa Patriot "hữu danh vô thực" của Mỹ, S-400 được thiết kế để hệ thống Iron Dome của Israel phải... "gọi bằng cụ".
Đề cập tới thương vụ
S-400 giữa Nga – Trung Quốc, tờ
Russia & India Report hôm 11/3 đăng tải bài viết của nhà báo
Rakesh Krishnan Simha nhận định về sức mạnh của hệ thống S-400 trước tiêm kích tàng hình tối tân F-35 của Mỹ.
Dưới đây là nội dung bài viết:
S-400 khiến F-35 trở nên lỗi thời
Thương vụ cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc không chỉ đánh dấu một mốc quan trọng khác trong quan hệ Nga – Trung.
Đây còn là một ví dụ đặc biệt về cách một loại vũ khí giá cả phải chăng có thể khiến cho một dự án máy bay nghìn tỷ USD trở nên lỗi thời truớc khi nó có thể "rời khỏi mặt đất".
Thường thì một loại vũ khí phòng thủ với mức giá phải chăng khó có thể khiến một chương trình máy bay chiến đấu nghìn tỷ USD trở nên lỗi thời.
Tuy nhiên, đó lại chính xác là điều mà hệ thống tên lửa S-400 trị giá 500 triệu USD có thể làm đối với tiêm kích tàng hình thế hệ mới F-35 của Mỹ.
Tháng 11/2014, có thông tin Moscow và Bắc Kinh đã ký kết thỏa thuận cung cấp 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 trị giá 3 tỷ USD.
Điều này sẽ tăng cường rõ rệt khả năng phòng không của Trung Quốc nhằm đối phó Mỹ và các đồng minh của Washington trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
Với phạm vi theo dõi 600km và khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 400km, di chuyển với tốc độ 17.000 km/h (nhanh hơn bất cứ loại máy bay hiện hành nào), S-400 thực sự là một vũ khí đáng sợ nếu bạn phải đối mặt.
Được Nga triển khai lần đầu tiên vào năm 2010, mỗi tiểu đoàn S-400 có 8 bệ phóng, 1 xe chỉ huy, 1 đài radar và 16 tên lửa dự phòng.
Không giống như hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ được ca tụng nhưng hóa ra lại là một thứ vô dụng trên chiến trường, S-400 được thiết kế để hệ thống
Iron Dome của Israel phải… “gọi bằng cụ”.
Nhà báo
Rakesh Krishnan Simha
Thông thường, một loại vũ khí phòng thủ với mức giá phải chăng khó có thể khiến một chương trình máy bay chiến đấu hàng nghìn tỷ USD trở nên lỗi thời.Tuy nhiên, đó lại chính là điều mà hệ thống tên lửa S-400 trị giá 500 triệu USD có thể làm đối với tiêm kích tàng hình thế hệ mới F-35 của Mỹ.
Paul Giarra, Chủ tịch viện nghiên cứu chiến lược và biến đổi toàn cầu nhận định:
BÀI LIÊN QUAN
"Với tầm bắn cực xa và khả năng tác chiến điện tử hiệu quả, S-400 là một nhân tố "thay đổi cuộc chơi", tạo ra thách thức lớn đối với các năng lực quân sự hiện tại trong trường hợp xảy ra chiến tranh".
Theo Giarra, S-400 có thể biến từ một hệ thống phòng thủ thành một hệ thống tấn công, mở rộng phạm vi “chiếc ô” chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc lên lãnh thổ các quốc gia đồng minh của Mỹ và trên biển.
Nhưng trước hết, S-400 được thiết kế để bảo vệ không phận Nga và đối phó với các mối đe tên lửa, cũng như các loại máy bay, trong đó có cả máy bay tàng hình cách xa đó vài trăm km.
Đó là nhờ nó là một loại vũ khí cực kỳ mạnh mẽ và chính xác, có thể thay đổi cán cân sức mạnh trong bất cứ chiến trường nào.
Hệ thống S-400 phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu giả định.
Thậm chí đối với S-300, phiên bản cũ hơn của hệ thống này, Moscow cũng phải đắn đo khi xuất khẩu, dù đó là những đồng minh đang gặp rắc rối của Nga như Syria và Iran.
Một tên lửa S-300 bắn đi từ Damascus sẽ tiêu diệt một máy bay trên bầu trời Tel Aviv trong khoảng 107 giây, vẫn đủ thời gian để người Israel kịp “cầu nguyện”.
Israel từng cảnh báo rằng nước này sẽ ngăn chặn các tổ hợp S-300 của Syria bằng tất cả những gì mình có.
Tuy nhiên, trường hợp của Trung Quốc lại khác biệt, bởi khả năng một quốc gia khác dám tấn công Trung Quốc gần như bằng 0.
Bước phát triển này thực sự là tin xấu đối với F-35.
Trung Quốc đang áp dụng chiến lược của Nga thời Chiến tranh Lạnh, đó là tấn công các tàu sân bay bằng máy bay ném bom trang bị tên lửa hành trình (những tên lửa này là bản sao chép của tên lửa Nga).
Trên thực tế, không cần thiết phải phá hủy hoàn toàn một chiếc tàu sân bay, bởi một hư hại nhỏ cũng có thể khiến cho những con tàu khổng lồ này không thể triển khai trong nhiều tháng.
Và bởi ngày nay, chiến tranh thường không kéo dài như trước nên việc làm tê liệt tàu sân bay sẽ buộc Mỹ phải đầu hàng nhanh chóng trong bất cứ cuộc xung đột thông thường nào.
Người Mỹ muốn dựa vào F-35 để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa nhằm vào các tàu sân bay. Vì vậy, hơn một nghìn tỷ USD đã được rót vào dự án nhiều vấn đề này.
Tuy nhiên, ngay cả nếu F-35 đủ khả năng vượt quá những thiếu sót hiện tại một cách kỳ diệu thì S-400 đã đánh bại chiến lược này.
Lockheed Martin tuyên bố F-35 có những hệ thống điện tử tiên tiến tới mức nó có thể gây nhiễu bất cứ thứ gì đang nhắm vào mình.
Thế nhưng, S-400 không dễ bị đánh bại như vậy.
Ivan Oelrich, một nhà phân tích quốc phòng độc lập nói với tạp chí
Diplomat (Nhật Bản):
“Nó (S-400) có nhiều tính năng được thiết kế đặc biệt để vượt qua các biện pháp đối phó và khả năng tàng hình của đối phương, như một loại radar kích cỡ lớn hơn, mạnh mẽ hơn, có thể chống nhiễu.
Nó cũng được trang bị 3 loại đạn tên lửa với tầm bắn khác nhau, cung cấp những lớp phòng thủ chồng chéo”.
S-400 còn có thể giảm tính khả dụng của F-35 theo một cách khác.
Các máy bay chiến đấu thế hệ 4 như
Su-30 và
MiG-29 có thân bằng nhôm, trong khi máy bay tàng hình có thân làm từ vật liệu composite, với lớp phủ hấp thụ radar đặc biệt. Phải mất vài giờ đồng hồ để phết xong lớp phủ này lên máy bay.
Với mỗi giờ bay, F-35 cần 9-12 giờ công bảo dưỡng nhưng đó là trong chuyến bay thông thường.
Hư hại sẽ ở mức độ cao hơn trong những đợt cơ động lẩn tránh bắt buộc nếu F-35 muốn thoát khỏi góc khóa của radar S-400 (trong trường hợp F-35 có đủ thời gian để phản ứng trước tên lửa trước).
Không chỉ lớp tàng hình đòi hỏi những công nghệ phục hồi mới mà những tổn hại ở lớp vỏ ngoài cùng cần được sửa chữa tại những cơ sở trên mặt đất của Lockheed.
Chính vì lý do này mà căn cứ Không quân Eglin ở Florida có tới 17 thợ máy phục vụ mỗi chiếc F-35.
Hải quân Mỹ lo ngại
Những người ủng hộ F-35 nói rằng máy bay này có thể phát ra tần số gây nhầm lẫn và vô hiệu hóa S-400.
Tuy nhiên, việc Hải quân Mỹ quyết định mua 22 máy bay gây nhiễu Growler đã cho thấy khả năng gây nhiễu của F-35 không được như những gì người ta nói về nó.
Theo trang mạng
Air Force Technology, có những số liệu từ phía ngành công nghiệp và Hải quân Mỹ cho rằng khả năng tàng hình và tác chiến điện tử của F-35 đơn thuần không đủ.
Trang này viết:
“Các quan chức Lầu Năm Góc đang ở trong tình thế khó xử. Nếu Lầu Năm Góc đầu tư để trang bị nhiều máy bay tác chiến điện tử hơn – như Growler- nó sẽ cho thấy sự thiếu niềm tin vào khả năng thâm nhập không phận đối phương của F-35.
Nhưng nếu Lầu Năm Góc không đầu tư thêm vào khả năng tác chiến điện tử, mạng sống của các phi công F-35 có thể gặp nguy hiểm trước sự gia tăng của nhiều loại vũ khí A2/AD tiên tiến của nhiều quốc gia như Trung Quốc”.
Khả năng gây nhiễu của F-35 kém xa những gì Mỹ "quảng cáo".
Những vũ khí đang khiến Lầu Năm Góc “mất ngủ” rõ ràng là S-300 và S-400.
Theo tổ chức tư vấn
Air Power Australia, “gia đình các hệ thống tên lửa đất đối không S-300P/S-400 chắc chắn là hệ thống tên lửa đất đối không có khả năng nhất được sử dụng rộng rãi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
“Trong khi S-300P/S-400 thường được gọi là “Patriot của Nga”, nhiều khía cạnh quan trọng của các hệ thống này vượt trội so với hệ thống Patriot Mỹ. Những phiên bản sau còn mang tới khả năng cơ động và vì vậy, có khả năng sống sót cao hơn Patriot”.
Thương vụ tên lửa S-400 cho thấy mối quan hệ ngày càng được tăng cường giữa Moscow và Bắc Kinh.
Nếu thỏa thuận S-400 được tiến hành, trước mắt Trung Quốc sẽ chỉ nhận được 4 hệ thống nhưng con số này cũng đủ để hệ thống Iron Dome phải “gọi bằng cụ” trên các chiến trường tương lai.
Nếu bạn là một phi công F-35 thì đây là lời khuyên hữu ích dành cho bạn: Hãy tránh xa tầm ngắm!