Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Ukraine giúp Iran sở hữu tên lửa vươn tới châu Âu

(Kiến Thức) - Nhờ sở hữu các tên lửa hành trình Kh-55 mua từ Ukraine vào năm 2001, Iran có thể dễ dàng phát triển tên lửa Soumar có thể chạm tới phần lớn châu Âu.
Hôm 8/3, Iran chính thức mắt tên lửa hành trình đối đất Soumar do nước này chế tạo. Theo tướng Dehqan - Bộ trưởng Quốc phòng Iran, tên lửa hành trình Soumar hoàn toàn được phát triển bởi các kỹ sư Iran và đây sẽ là loại vũ khí mới giúp tăng cường sức mạnh quân sự của Iran.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hình ảnh tên lửa hành trình Soumar của Iran được giới thiệu hôm 8/3.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy nhiên, giới truyền thông Iran lại không hề tiết lộ bất cứ thông số kỹ thuật nào của Soumar và chỉ cho biết rằng Tehran đang có kế hoạch cho ra mắt một biến thể nâng cấp mới của Soumar trong năm nay với việc tăng đáng kể tầm bắn, cải thiện khả năng tấn công chính xác mục tiêu và trang bị thêm một số loại đầu đạn mới.​
Có một thực tế nhận thấy rõ rằng, hầu các loại tên lửa hành trình hay tên lửa hành trình chống hạm của Iran trước đây đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và đều được phát triển dựa trên các loại tên lửa hành trình chống hạm như C-701, C-704, và C-802. Tuy nhiên, Soumar lại có thiết kế hoàn toàn khác so với các tên lửa của Trung Quốc và mang nhiều điểm tương đồng với tên lửa hành trình Kh-55 của Nga.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tên lửa hành chiến lược Kh-55 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Không quân Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo nhiều nguồn tin cho biết rằng, Iran đã có thể mua lại 12 tên lửa hành trình Kh-55 từ Ukraine vào năm 2001. Trong khi đó Trung Quốc đã sở hữu Kh-55 từ năm 2000, ngoài ra còn một quốc gia khác cũng âm thâm mua các tên lửa hành trình Kh-55 là Triều Tiên.​
Một trong những yếu tố để có thể xác định được tầm bắn của tên lửa hành trình Soumar là dựa vào hệ thống động cơ đẩy. Các tên lửa Kh-55 mà Iran có thể sở hữu đều do Nga thiết kế nhưng nó lại được trang bị động cơ đẩy phản lực mini R95-300 do Ukraine chế tạo.​
Nhưng đến giữa năm 2000, Nga bắt đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào Ukraine trong các ngành công nghiệp quốc phòng quan trọng trong đó có cả việc chế tạo các tên lửa hành trình Kh-55 thế hệ mới. Và hầu hết các tên lửa Kh-55 trong giai đoạn từ năm 2000 trở về sau đều được trang bị động cơ đẩy TRDD- 50 do công ty Saturn của Nga chế tạo.​
Vì vậy nếu Iran đã có trong tay các động cơ đẩy phản lực TRDD-50 hay R95-300 thì tên lửa hành trình Soumar sẽ có tầm bắn ít nhất là 2.000km và có thể mang theo một đầu đạn nặng hơn 400kg. Có một điểm đặc biệt cần lưu ý là các tên lửa hành trình chiến lược Kh-55 có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên tới 200kt.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tên lửa hành trình Soumar được Iran hy vọng là sẽ giúp tăng cường khả năng quân sự của nước này.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Mặc dù Nga chắc chắn sẽ không bao giờ cho phép xuất khẩu một loại tên lửa chiến lược như Kh-55 cho một quốc gia khác, đó là còn chưa kể tới việc Nga sẽ vi phạm cơ chế kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) mà nước này có tham gia. Tuy nhiên, việc này không phải là không có tiền lệ khi Moscow đã đồng ý hỗ trợ công nghệ động cơ phản lực cho Ấn Độ phát triển mục tiêu bay không người lái DRDO Lakshya và sau này Ấn Độ đã sử dụng công nghệ này để phát triển tên lửa hành trình Nirbhay.​
Nhiều khả năng tên lửa hành trình Soumar của Iran được thiết kế dựa trên nguyên mẫu Kh-55 của Nga và Iran có thể sẽ nâng cấp Soumar thành một dòng tên lửa hành trình đa năng có thể triển khai từ tàu ngầm, tàu nổi và từ các bệ phóng dưới mặt đất. Tất nhiên để làm được điều này Iran sẽ không thể sử dụng nguyên thiết kế của Kh-55 và nước này có thể sẽ học hỏi thiết kế của tên lửa hành trình đa năng thế hệ mới của Nga 3M-54 Klub - dòng tên lửa có thể được triển khai ở nhiều nền tảng phương tiện khác nhau.​
 
23/8/12
1.162
3
38
"TQ có thể đánh bại Mỹ bằng tên lửa diệt hạm giá rẻ"

Ly Vy | 16/03/2015 08:10



rtryhsz-1426433007039-36-0-521-950-crop-1426467101275.jpg

Tàu tên lửa Type-022 Trung Quốc phóng tên lửa hành trình chống hạm C-802.

Chia sẻ:
Hoàn Cầu khẳng định, thậm chí chỉ cần 1 trong 1.000 tên lửa bắn trúng tàu sân bay Mỹ cũng đủ gây tổn hại tới nhuệ khí và trang thiết bị của Hải quân Mỹ.

Nhằm đáp lại bài viết đăng trên tờ New York Times vào ngày 09-03 của tác giả Gregg Easterbrook, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã viết 1 bài bình luận của riêng mình.
Trong đó, Hoàn Cầu tuyên bố Trung Quốc có khả năng đánh bại Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương bằng các tên lửa chống hạm sản xuất với mức giá thấp.
Trong bài báo của Easterbrook, ông nói rằng Trung Quốc hiện đang sở hữu duy nhất 1 tàu sân bay chạy bằng năng lượng thông thường đã lỗi thời và được cho là đang đóng thêm 2 chiếc khác.
Tuy nhiên, theo [BCOLOR=transparent]Easterbrook, [/BCOLOR]cả 2 tàu sân bay đang đóng sẽ không chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Bên cạnh đó, Easterbrook đặt câu hỏi liệu rằng 2 tàu sân bay nội địa của Trung Quốc có khả năng hoạt động viễn dương hay không?
tq-co-the-danh-bai-my-bang-ten-lua-diet-ham-gia-re.jpg

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.​
Theo Easterbrook, Hải quân Mỹ mạnh hơn tất cả hải quân các quốc gia trên thế giới cộng lại ở lực lượng tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, không quân hải quân, khả năng tấn công mặt nước, tàu tấn công, tàu tên lửa và tàu hậu cần.
BÀI LIÊN QUAN
Tác giả nói thêm rằng, các chuyên gia quân sự Mỹ không cần thiết phải lo sợ về năng lực hải quân của Trung Quốc khi mà "tàu sân bay của họ quá khiêm tốn so với Mỹ, tàu ngầm của họ còn quá ít khả năng".​
Cũng theo Easterbrook, không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thử nghiệm thực tế đối với tên lửa hành trình của nước này.​
Easterbrook viết:​
"Láng giềng Trung Quốc không hài lòng khi sự phát triển của hải quân nước này đang nhằm hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền (một cách phi lý) của Bắc Kinh ở Biển Đông.​
Nhưng việc mở rộng năng lực hải quân của Trung Quốc không đặt ra mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ hoặc đến sự thống trị đại dương của Mỹ".
Easterbrook cho rằng, khiến cho Hải quân Mỹ mạnh hơn không giúp giải quyết vấn đề ở Biển Đông một cách hòa bình.
Theo tờ Want China Times (Đài Loan), Thời báo Hoàn Cầu đã tỏ ra không hài lòng trước đánh giá của Easterbrook về sức mạnh hải quân Trung Quốc.
Trong bài bình luận của mình, Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc không cần thiết phải xây dựng lực lượng hải quân lớn mạnh để đánh bại Mỹ trong một cuộc xung đột ở khu vực.
Theo Hoàn Cầu, với số lượng vừa đủ các tên lửa chống hạm chi phí thấp, Hải quân Trung Quốc có khả năng làm tê liệt sự tự do hàng hải của Hải quân Mỹ trên Bển Đông.
Hoàn Cầu khẳng định, thậm chí chỉ cần 1 trong 1.000 tên lửa bắn trúng tàu sân bay Mỹ cũng đủ gây tổn hại tới nhuệ khí và trang thiết bị của Hải quân Mỹ.
 
Tập Lái
20/5/08
23
0
1
Về công nghệ quân sự thì TQ còn thua MỸ tầm 30-40 năm trong lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên về tiền thì TQ bắt đầu có cơ. Khoảng 5-10 năm nữa chưa biết thế nào. Hiện nay Mỹ là siêu cường duy nhất bố trí lực lượng quân sự trên phạm vi toàn cầu. TQ và Nga đang xích lại với nhau để kè Mỹ. Hiện nay về quân sự Mỹ vẫn là số 1 về chi phí, về năng lực quốc phòng, về trang thiết bị. TQ và Nga chỉ có thể dính líu đến các cuộc xung đột khu vực, Mỹ có thể đưa quân đến bất kỳ điểm nào trên thế giới nếu muốn. Trong vòng 1 tháng, Mỹ có thể điều động vài lữ đoàn (quân số 5-7000 người) với đầy đủ trang bị vũ khí, khí tài hậu cần (vài nghìn tấn) đến bất kỳ khu vực tranh chấp nào.
Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ bố trí Bộ Tư lệnh TBD (gồm cả hạm đội 7, hạm đội TBD) phụ trách 35 quốc gia hai bờ TBD. Bộ Tư lệnh TBD đóng trụ sở ở Hawaii, nhưng căn cứ ở Guam, ở Okinawa đủ để khống chế, kiềm TQ và Nga đường ra TBD.

Chắc các bác hiểu vai trò quân đội Mỹ ở khu vực mình ở
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga triển khai máy bay ném bom Tu-22M3 tới Crimea

Cập nhật lúc: 18:00 17/03/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Cựu Đô đốc Nga hé lộ chiến dịch sáp nhập Crimea
"Nga không định thảo luận với ai về Crimea"
Nguyên nhân khiến TT Putin quyết định sáp nhập Crimea
Cuộc sống người dân Crimea sau khi sáp nhập Nga
Doanh nghiệp Ukraine “không may” công nhận Crimea là của Nga


(Kiến Thức) - Không quân Nga sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 tới Crimea tham gia tập trận.
Hãng thông tấn Spurtnik News dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết, máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 đã được triển khai tới bán đảo Crimea để tham gia các cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu.​
"Trong quá trình diễn ra cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 sẽ được triển khai tới Crimea", nguồn tin cho biết.​
Đúng vào dịp kỷ niệm 1 năm sáp nhập Crimea, các lực lượng vũ trang Nga tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận quy mô. Trong ngày hôm nay, một cuộc tập chiến chiến thuật đã được diễn ra tại Quân khu phía Tây với sự tham gia của 1.5000 binh sĩ cùng đơn vị xe tăng.​
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hôm qua, Không quân Nga đã tiến hành cuộc tập trận chiến thuật ở vùng Siberia, cùng với đó là Hạm đội Biển Bắc cũng tổ chức diễn tập và Quân khu phía Đông tổ chức tập trận thông tin liên lạc.​
Bộ Quốc phòng Nga tháng 12/2014 tiết lộ rằng, nước này có kế hoạch tổ chức 4.000 cuộc tập trận trong năm 2015.​
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 là một trong những vũ khí tấn công đường không tầm chiến lược của Không quân Nga. Ưu điểm của Tu-22M3 là có thể đạt tốc độ siêu âm với 2 động cơ NK-25 cung cấp lực đẩy 245,2kN/chiếc cho tốc độ bay vượt âm Mach 1,88 (tức 2.000km/h), bán kính chiến đấu 2.410km, trần bay 13.300m.​
Ngoài khả năng mang bom, Tu-22M3 có thể trang bị tên lửa hành trình có cánh Kh-22 có tầm bắn đến 500km và tốc độ đến 4.000km/h (được thiết kế để tấn công hủy diệt tàu sân bay Mỹ) và tên lửa Kh-15 có tầm bắn đến 250 Km và tốc độ đến 5.000 Km/h. Cả 2 loại tên lửa đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.​
Trực thăng tấn công Mi-35 Nga sẽ sớm tới Pakistan

Cập nhật lúc: 14:11 17/03/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Doanh thu vũ khí Nga năm 2014 đạt "khủng"
Việt Nam đứng top nhập khẩu vũ khí Nga năm 2014
Bật cười với biệt danh vũ khí chết người của Nga
Nhận diện 3 vũ khí đỉnh nhất thế kỷ 21 của Nga
Chiêm ngưỡng vũ khí tối tân Nga chào bán tại UAE


(Kiến Thức) - Mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Pakistan đang có dấu hiệu ấm lên thông qua hợp đồng mua các máy bay trực thăng tấn công Mi-35.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời phát biểu của Tổng thống Pakistan Mamnoon Hussain cho biết, Islamabad đang muốn mở rộng quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga thông qua việc mua các trực thăng tấn công Mi-35.​
Theo Tổng thống Hussain, trong thời gian sắp tới Pakistan sẽ đặt mua hàng loạt các thiết bị quân sự từ Moscow và bước đi đầu tiên sẽ là các trực thăng tấn công Mi-35. Hiện nay, Pakistan cũng sử dụng các động cơ phản lực RD-93 do Nga sản xuất để trang bị trên các máy bay tiêm kích đa năng nội địa của nước này là JF-17 .​
Tổng thống Hussain cũng cho biết, ông đánh giá tích cực vào triển vọng phát triển quan hệ hợp tác quân sự giữa Pakistan và Nga, nhất là trong hơn 10 năm qua mối quan hệ quân sự giữa hai nước đang càng ngày phát triển.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Mi-35 sẽ là cầu nối cho mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Islamabad và Moscow.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trước đó vào tháng 8 năm ngoái, Tư lệnh Hải quân Nga - Đô đốc Viktor Chirkov đã có chuyến thăm chính thức đến Pakistan, tiếp theo sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vào tháng 10/2014. Điều này càng minh chứng cho mối quan hệ đang trên đà phát triển giữa Islamabad và Moscow trong thời gian gần đây.​
Vào đầu năm nay trong một cuộc họp báo, Tasnim Aslam - Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Pakistan cũng cho biết chính phủ Nga và Pakistan đang tiến hành các cuộc đàm phán có liên quan đến việc mở rộng danh sách các loại vũ khí mà Nga có thể xuất khẩu cho Pakistan.​
Đây là lần đầu tiên kể từ giai đoạn 1960-1970 mối quan hệ quân sự giữa Nga và Pakistan có dấu hiệu phát triển trở lại, trong cuối năm 2014 cả Nga và Pakistan đã ký một loạt các thỏa thuận hợp tác quân sự giữa bộ quốc phòng hai bên nhằm tăng cường hiệu quả của chương trình hợp tác giữa quân đội hai nước.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ sợ mất vị thế siêu cường quân sự

17/03/2015 21:00



zing-us-1-1426586475676-11-0-348-660-crop-1426586733560.jpg

Chia sẻ:
Giới chính trị gia và các nhà phân tích Mỹ nhận định, kế hoạch giảm 1.000 tỷ USD ngân sách quốc phòng 10 năm tới đang đe dọa vị thế siêu cường quân sự của họ.

Siêu cường mệt mỏi và kiệt sức
my-so-mat-vi-the-sieu-cuong-quan-su.jpg

Mỹ đã "nướng" hàng nghìn tỷ USD vào cuộc chiến vô nghĩa ở Iraq và Afghanistan khiến ngân sách quốc phòng bị thâm hụt đáng kể. Ảnh: Eearthlyissues​
Theo National Interest, tại Washington DC, các cuộc trò chuyện từ những ngóc ngách ở các quán cafe đến bên hành lang công sở đều bàn tán về vấn đề ngân sách quốc phòng.
Mỹ đã tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD ở Trung Đông trong các cuộc chiến gây nhiều tranh cãi
Trong nhiều khía cạnh, Mỹ là một siêu cường mệt mỏi và kiệt sức sau hơn một thập kỷ sa lầy ở Iraq và Afghanistan.
Ưu tiên hàng đầu hiện nay của Washington là giải quyết khủng hoảng. Với mức thâm hụt ngân sách khổng lồ, họ đang phải đối mặt với nguy cơ thảm họa tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc đại khủng khoảng.
Cắt giảm ngân sách quốc phòng là một trong những hướng đi của Mỹ nhằm giải quyết khủng hoảng.
BÀI LIÊN QUAN
Khi ngân sách quốc phòng ngày càng giảm trong năm 2014 và 2015, nhiều thách thức đặt ra về khả năng của Mỹ trong việc thực hiện các nhiệm vụ quân sự cốt lõi.​
Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, cảnh báo giảm ngân sách quốc phòng có thể đẩy Mỹ vào nguy cơ rủi ro và đó không phải là biểu hiện của một cường quốc.​
Ông nhấn mạnh, nguy cơ đầu tiên là nhiệm vụ ngăn chặn và đánh bại một cuộc xâm lược trên biển.​
Trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện, Greenert nói:​
"Họ (quân đội Mỹ) nhận nhiệm vụ với trang bị thiếu thốn. Họ không có các hệ thống cảm biến chiến đấu hiện đại và mạng lưới liên lạc theo yêu cầu.
Các binh sĩ không được chuẩn bị đầy đủ cho chiến đấu. Trong một cuộc xung đột (nếu có), nhiều binh lính sẽ thiệt mạng bởi vì chúng ta không cho họ những công cụ chiến đấu cần thiết".
Đồng quan điểm, nghị sĩ J. Randy Forbes của đảng Cộng hòa nói:
"Nếu việc cắt giảm ngân sách quốc phòng tiếp tục kéo dài, gần như mọi khía cạnh của chiến lược quốc phòng quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi, đặc biệt là kế hoạch tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương".
Suy giảm quân sự và nhân tố Trung Quốc
my-so-mat-vi-the-sieu-cuong-quan-su.jpg

Ảnh mô phỏng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Giới phân tích Washington cho rằng, "chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực" của Trung Quốc là mối đe dọa với họ ở châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Wuxing​
Câu hỏi quan trọng được giới phân tích Mỹ đặt ra là khi giảm ngân sách kéo dài, điều gì sẽ xảy ra với sự thống trị quân sự của họ.
Nhiều chuyên gia đã đặt vấn đề về sự gia tăng các thiết bị quân sự tiên tiến như: Tên lửa hành trình, tàu ngầm chi phí thấp, máy bay và vũ khí không gian mạng ngày càng phổ biến trên thế giới.
Washington sẽ mất dần lợi thế với các đối thủ cạnh tranh, điều đó làm cho vấn đề giảm ngân sách trở nên tồi tệ hơn.
Ngày 4/3, chính phủ Trung Quốc thông báo tăng 10% ngân sách quốc phòng so với năm 2014. Trong thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng Bắc Kinh đều đặn tăng 10% mỗi năm.
Bắc Kinh sẽ xây dựng quân đội ngày càng có năng lực để cạnh tranh với ưu thế của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một sự thật "khó nuốt" với Mỹ và các đồng minh lâu nay quen với sự thống trị ở châu Á.
Quân đội Trung Quốc chưa phải là một lực lượng có quy mô toàn cầu, nhưng họ đang tập trung kinh phí vào việc phát triển "chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực" nhằm vào điểm yếu của Mỹ.
Giải pháp nào cho vấn đề ngân sách?
my-so-mat-vi-the-sieu-cuong-quan-su.jpg

Một số chính trị gia Mỹ đề xuất tăng chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển vũ khí mới là giải pháp trước mắt cho vấn đề giảm ngân sách quốc phòng. Ảnh: Strategypage​
Tin tốt là một số thành viên trong Quốc hội đang xem xét các vấn đề để thử tìm một giải pháp. Thượng nghị sĩ John McCain và nghị sĩ Mac Thornberry chia sẻ với Wall Street Journal rằng:
"Một số người ủng hộ luật kiểm soát ngân sách sẵn sàng bỏ qua thiệt hại với an ninh quốc gia, đơn giản bởi vì họ chỉ nghĩ đến giảm nợ. Chi tiêu quân sự không phải là vấn đề lớn nhất trong thâm hụt ngân sách".
Kế hoạch giảm 1.000 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới trong khi bỏ qua quyền lợi nước Mỹ không phải là chính sách tài chính tối ưu.
Chương trình sẽ không giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công.
Hai chính trị gia nhấn mạnh thêm:
"Những thách thức nghiêm trọng với quốc gia mà chúng ta đang đối mặt, cô lập ngân sách quốc phòng ở mức 577 tỷ USD nên gỡ bỏ trước khi hậu quả của nó trở nên nghiêm trọng.
Chúng ta có thể giải quyết các thách thức của giảm ngân sách bằng cách đổi mới trong chi tiêu. Ví dụ, tăng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển".
Harry J. Kazianis, thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Trung Quốc, nói:
"Rõ ràng, giảm ngân sách quốc phòng đang trở thành vấn đề đe dọa vị thế 'siêu cường quân sự' của Mỹ.
Lịch sử dạy chúng ta rằng, sự bất ngờ và thảm họa dường như luôn xảy ra vào những thời điểm thuận lợi nhất".
 
23/8/12
1.162
3
38
Tìm hiểu sức mạnh "đại bàng sắt" Sukhoi T-50 của Không quân Nga

17/03/2015 09:50



tiem-kich-su-t50-1426559907121-0-0-327-640-crop-1426559973320.jpg

Chia sẻ:
Sukhoi T-50 là chiến đấu cơ có khả năng cơ động "siêu phàm", khó bị radar phát hiện, có thể chiến đấu hiệu quả ở bất cứ khoảng cách nào, tấn công cả mục tiêu trên không lẫn trên bộ.

Lenta.ru dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết trong năm 2015, nước này sẽ thử nghiệm 3 tiêm kích mới Sukhoi T-50, được sản xuất theo chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA.​
Cũng theo nguồn tin trên, các chương trình phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 vẫn được phát triển theo đúng lịch trình.​
Mặc dù năm 2014, nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 chưa được thử nghiệm. Tuy nhiên, năm 2015, Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm 3 mẫu mới của dòng tiêm kích này.​
“Trong năm 2014, các tiêm kích T-50 mới chưa được thử nghiệm vì các nhà thiết kế phải bổ sung một số chức năng trong cấu trúc của máy bay mà theo đánh giá là chưa đạt yêu cầu trong lần thử nghiệm 5 chiếc đầu tiên trước đó”, nguồn tin cho biết.​
tim-hieu-suc-manh-dai-bang-sat-sukhoi-t50-cua-khong-quan-nga.jpg

Tiêm kích Su T-50​
Tiêm kích T-50 do Tập đoàn Sukhoi sản xuất theo chương trình phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 Sukhoi PAK FA, lần đầu tiên Sukhoi trình làng Su T-50 là năm 2010.​
BÀI LIÊN QUAN
Tháng 2/2014, tiêm kích T-50 đã trải qua chương trình thử nghiệm cấp nhà nước. Tại thời điểm này, Sukhoi PAK FA đã có 5 mẫu sẵn sàng dành cho thử nghiệm.​
Năm 2016, sẽ bắt đầu cung cấp hàng loạt loại tiêm kích Su T-50 cho quân đội Nga. Theo chương tình vũ khí quốc gia, đến năm 2020, Không quân Nga sẽ nhận 60 tiêm kích Su T-50 theo chương trình PAK FA.​
T-50 là chiến đấu cơ có khả năng cơ động siêu phàm, khó bị radar phát hiện, có thể chiến đấu hiệu quả ở bất cứ khoảng cách nào, tấn công cả mục tiêu trên không lẫn trên bộ. T-50 có 5 đặc tính nổi bật nhất.​
Tính năng tàng hình
Một trong những ưu thế đáng kể nhất của tiêm kích thế hệ thứ 5 Su T-50 là khả năng tàng hình. Theo các nguồn tin rò rỉ, 70% vỏ của máy bay được làm bằng chật liệu composite, có thể giảm khả năng bị radar kẻ thù phát hiện.​
Diện tích tán xạ hiệu quả của thân máy bay T-50 được thể hiện ở diện tích radar phản xạ, đây là tham số quan trọng nhất, chỉ 0,5 m[sup]2[/sup]. Điều này có nghĩa là nếu nhìn vào radar thì T-50 giống như một quả bóng kích thước nhỏ.​
Ngoài ra hình dạng của thân máy bay và cánh máy bay không chỉ có thể làm cho T-50 thực hiện bay góc AOA, mà còn có thể bảo đảm yêu cầu của tính năng siêu cơ động của máy bay.​
Động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều
Theo các quan chức Nga, tiêm kích tàng hình Su T-50 sẽ có khả năng cơ động cực cao, tuyệt vời. Để có được khả năng này, Su T-50 được trang bị động cơ phản lực 117S có kiểm soát véc tơ lực đẩy với vòi phun có thể xoay đổi hướng đa chiều.​
Để vượt qua tên lửa tầm nhiệt của đối phương, động cơ của T-50 có thể chuyển từ vòi phun tròn sang vòi phun dẹt, mặc dù khiến hiệu quả thấp do lực đẩy giảm khoảng 5 - 7% nhưng đổi lại che giấu hiệu quả tín hiệu hồng ngoại.​
Động cơ 117S cho phép máy bay tăng tốc tới tốc độ siêu âm không cần đốt nhiên liệu lần 2 và sử dụng hệ thống kiểm soát kỹ thuật số.​
Tuy nhiên đây chỉ là động cơ kiểu quá độ của giai đoạn đầu, đến năm 2020 động cơ mới sẽ thay đổi lực đẩy tăng thêm từ 25 - 30%.​
Hệ thống chiến tranh điện tử bậc nhất
Su T-50 sở hữu hệ thống chiến tranh điện tử bậc nhất thế giới được định danh là Himalaya.​
Hệ thống này không chỉ giúp tăng cường bảo vệ máy bay trước các biện pháp gây nhiễu, tăng khả năng sống sót mà còn làm tăng khả năng tàng hình của máy bay và làm giảm hiệu quả tàng hình của đối phương.​
"Hệ thống chiến tranh điện tử Himalaya không chỉ giúp T-50 tàng hình trước radar đối phương, mà còn có thể phát hiện máy bay tàng hình đối phương.​
Linh kiện của hệ thống được phân bổ trên toàn bộ bề mặt máy bay", Tổng giám đốc tập đoàn “Radio - elektronnye Technology”, ông Nikolai Kolesov cho biết.​
Cũng theo ông Nikolai Kolesov, công ty không chế tạo các khối riêng rẽ mà các phần của máy bay đều được gắn thiết bị điện tử.​
Tiêm kích tàng hình thông minh
Theo các chuyên gia quân sự, Su T-50 là máy bay rất thông minh nhờ có 2 máy tính có nhiều vi xử lý được kết nối với giao diện sợi quang học, băng thông 1Gb/giây.​
Hệ thống trinh sát điện tử có thể thu được tín hiệu qua radio, radar, cảm biến quang học và cảm biến khác để hình thành bức tranh tổng thể những gì diễn ra trên không, trên mặt đất.​
Su T-50 có thể tác chiến độc lập, cũng có thể tác chiến liên hợp trong khái niệm “chiến trường thống nhất”. Trong chiến trường này, mỗi máy bay đều là tai mắt và lực lượng tấn công của toàn bộ lực lượng tác chiến trên không.​
Su T-50 có thể truyền dữ liệu mục tiêu cho máy bay khác và hệ thống phòng không mặt đất, cũng có thể tiếp nhận dữ liệu hiển thị mục tiêu từ máy bay khác và hệ thống phòng không mặt đất.​
Hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay đủ khả năng theo dõi 60 mục tiêu, đồng thời tấn công 16 mục tiêu trong đó.​
Tiêm kích tàng hình T-50 sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS kết hợp GLONASS.​
Nó có thể đồng thời sử dụng 2 loại hệ thống dẫn đường vệ tinh tiêu chuẩn, cũng có thể không sử dụng dẫn đường vệ tinh, mà chỉ sử dụng dẫn đường quán tính, giống như tên lửa đạn đạo.​
T-50 sử dụng hệ thống la bàn và đồng hồ tốc độ để đo tốc độ góc bay của máy bay, ngoài ra T-50 còn sử dụng thiết bị điện tử tính toán phương vị hiện tại.​
Hệ thống kiểm soát bay hoàn toàn mới có thể đảm nhận nhiệm vụ lái, để phi công của T-50 tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ tác chiến.​
Phi công sử dụng 3 thiết bị hiển thị đa năng để nhận thông tin ảnh, ngoài ra còn có thiết bị hiển thị trên kính chắn, mũ bảo hiểm có chỉ dẫn mục tiêu và thiết bị thông tin bằng âm thanh.​
Bộ vũ khí khủng khiếp
Với việc trang bị tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm gần, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su T-50 có thể thực hiện tác chiến trên không ở bất kỳ khoảng cách nào. Tên lửa tầm xa R-37 đã đạt kỷ lục thế giới, bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 304 km.​
Còn tên lửa tầm trung RVV-SD được NATO gọi là rắn lục, đầu đạn của nó sử dụng các thanh kim loại với chất tích tụ thu nhỏ.​
Các thanh kim loại được nối với nhau để khi nổ tạo nên vòng cung mở rộng, cắt đứt mục tiêu. Tên lửa tầm ngắn RVV-MD còn có thể dùng để chống tên lửa.​
Ngoài ra, Su T-50 có thể thực hiện tấn công hiệu quả các mục tiêu trên bộ bằng tên lửa Kh-29, Kh-31P (diệt radar), trên biển bằng tên lửa Kh-31A, Kh-35.​
 
23/8/12
1.162
3
38
The T-50 (ПАК ФА) will start to be delivered during the next year (which would be 2016).
1. Stealth
70% of the hull is made out of composite materials.
The RCS is 0.5 m^2.
The geometry of the airframe and wings enables high-angle attacks -- leading to the supermaneuverability of T-50.
2. Rotating Nozzles
2. of the two https://en.wikipedia.org/wiki/Saturn_AL-31#117 engines make possible for example turning of the aircraft on the spot;
- can be changed from round to flat (to hide the turbine, but at the expense of loosing five to seven percents of the thrust);
New engines expected in 2020, with the thrust increased by 25 to 30%.
3. Smart Hull-Coating
- there're six radars spread over it;
In front to the canopy, there's a http://en.wikipedia.org/wiki/Electro- Optical_Targeting_System and behind the canopy: the IR sensor to allow the pilot to "look behind".
The Electronic Warfare Suite "Himalaya" helps to hide the airplane from the enemy radars and at the same time enables to see stealth airplanes; its parts are also spread over the hull.
(I have no idea what that system is, I found (dated April 24, 2014):
ВЗГЛЯД / Началось изготовление станций радиоэлектронной борьбы «Гималаи» для ПАК ФА
saying its production by
Открытое акционерное общество "Ставропольский радиозавод "Сигнал"
has begun.)
The article then quotes somebody from industry: "We don't produce separate parts of the electronics, but segments of an airplane with electronic devices incorporated into these segments."
4. Cool Mind
On board there're two multi-processor computers with 1Gb interconnection.
The electronic intelligence system fuses the data collected from various sources.
T-50 can fight alone, but also within the "unified battlefield" concept, where each machine becomes the eyes, ears and the striking power of the military force; can track up to 60 targets, engage simultaneously up to 16 of them.
Navigation systems which can be employed: GLONASS or GPS or both or none (INS).
Pilot gets the information from three multi-functional displays.
The windshield-mounted display, helmet-mounted display, and Bitching Betty - Wikipedia, the free encyclopedia (which uses female
voice) are available.
5. Long Hands
T-50 can fight enemy's airplanes at any distance as it can use long-, mid-, and short-range AA missiles.
The long-ranged https://en.wikipedia.org/wiki/R-37_%28missile%29 holds the world record by hitting a target at 304 km.
The mid-ranged is https://en.wikipedia.org/wiki/R-77(the author actually uses the wiki article here :) so I move on)
The short-ranged AAM should be the К-30
(К-30 / К-МД / изделие 300 | MilitaryRussia.Ru — отечественная военная техника (после 1945г.) -- I didn't find its description in English; the link
Новейшая ракета для ПАК ФА будет создана к 2016 году - ВПК.name
says it'll be ready for T-50 in 2016).

http://indiandefence.com/threads/russian-air-force-news.26063/page-25
https://www.sinodefenceforum.com/pak-fa-fgfa-discussions.t7155/page-18
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga “ve vãn” Bangladesh mua hệ thống tên lửa phòng thủ Club-M, Bal-E

Đào Cảnh | 19/03/2015 16:31



1-bale-1426738427615-74-0-406-650-crop-1426738528370.jpeg

Hệ thống tên lửa phòng thủ Bal-E

Chia sẻ:
Phóng đi 32 tên lửa trong vòng 96 giây, hệ thống tên lửa bờ biển Bal-E là “thiên hạ vô địch” ở tầm bắn 7 - 130 km.

Tờ Lenta.ru dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng tại triển lãm hải quân và hàng không quốc tế LIMA-2015 đang diễn ra ở Kangwari, Malaysia (từ 17 - 21/3) cho hay:​
Sau khi thuyết trình về các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Club-MBal-E cho Tổng tư lệnh Hải quân Bangladesh, ông Muhammad Farid Habib, Nga đề nghị cung cấp cho Bangladesh toàn bộ hệ thống phòng thủ bờ biển này.​
"Bangladesh có hơn 700 km đường biển phức tạp, ở nhiều nơi bao phủ bởi rừng ngập mặn. Họ rất quan tâm đến hệ thống phòng thủ bờ biển Bal-E và Club-M để bảo vệ các khu vực phức tạp của vùng ven", nguồn tin cho biết.​
Theo Tư lệnh Hải quân Bangladesh, chính phủ nước này đã sẵn sàng chi tiền cho Hải quân để mua các hệ thống phòng thủ bờ biển, vì vậy quân đội cần có kế hoạch tìm những thiết bị phù hợp, cần thiết.​
“Sau phần diễn thuyết về các hệ thống phòng thủ bờ biển, tại gian hàng của Rosoboronexport, các bên đã tiếp tục thảo luận về các điều khoản của hợp đồng có thể ký”, nguồn tin cho biết thêm.​
Ngoài các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển, phía Nga còn giới thiệu cho đại diện của Bangladesh các hệ thống khác như hệ thống trinh sát và phát hiện mục tiêu. Theo các chuyên gia, đây cũng là những lợi thế cạnh tranh với các “đối thủ” khác của Nga.​
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Club-M và Bal-E được trang bị tên lửa 3M54E/E1và 3M24E/RE.​
Kết hợp với hệ thống trinh sát và phát hiện mục tiêu sẽ cho phép tạo ra một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển nhiều lớp, đảm bảo đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km.​
BÀI LIÊN QUAN
Bal-E là sản phẩm của Phòng thiết kế Zvezda phát triển cho quân đội Nga vào năm 2008. Mỗi hệ thống Bal-E gồm xe mang phóng MZKT-7930 chứa 8 đạn tên lửa, xe radar điều khiển hỏa lực cùng xe tiếp đạn.​
Bal-E sử dụng đạn tên lửa chống hạm 3M24 Uran có tầm bắn 130 km. Hệ thống có khả năng vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ của đối phương.​
Phóng đi 32 tên lửa trong vòng 96 giây, hệ thống tên lửa bờ biển Bal-E là “thiên hạ vô địch” ở tầm bắn 7 - 130 km.​
Bal-E là hệ thống tên lửa đất-đối-hạm dùng để bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng trên bờ, bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ bằng cách kiểm soát vùng biển chủ quyền và eo biển.​
Hệ thống phát hiện và tiêu diệt tàu mặt nước ở tầm bắn 130 km, khi chúng đang tiếp cận bờ, tại các eo biển, các vùng đảo, đảo ngầm.​
Nó là không thể thay thế khi làm các nhiệm vụ như ngăn chặn các chiến dịch đổ bộ, phong tỏa các vùng biển hẹp, tiêu diệt các phương tiện vi phạm biên giới trên biển...​
Hệ thống có thể tác chiến suốt ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết với khả năng độc lập dẫn đường cho tên lửa sau khi phóng trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử của đối phương.​
Bal-E có thể hoạt động như một đơn vị chiến đấu độc lập hoặc nằm trong thành phần một hệ thống phòng thủ tập trung.​
Bal-E có thể tác chiến trên địa hình có nhiễm chất độc hóa học và nhiễm xạ và có thể vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy và đường không, nên dễ dàng và nhanh chóng đưa tới bất kỳ chiến trường nào.​
Bal-E có thể triển khai thực hiện nhiệm vụ bí mật, bất ngờ, đảm bảo khả năng sống sót cao.​
Hệ thống có khả năng nhanh chóng chuẩn bị chiến đấu, tấn công, rồi rút khỏi trận địa để cơ động đến khu vực tác chiến mới. Thời gian triển khai chiến đấu từ trạng thái hành quân của hệ thống tại trận địa mới là 10 phút.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Bộ Quốc phòng Mỹ: Còn lâu F-35 mới có thể tham chiến

Khoa học 12:30, 19/03/2015

Giúp ICTNEWS sửa lỗi
Sau những báo cáo và tin tức về những lỗi kỹ thuật của phi cơ chiến đấu thế hệ tiếp theo F-35, một sự thật đang ngày một hiện rõ: máy bay vẫn chưa thể sẵn sàng chiến đấu trong tương lai gần.
Dự án nghiên cứu và phát triển tiêm kích F-35 của Mỹ đã tiêu tốn đến 400 tỉ USD nhưng lại nổi tiếng vì không đạt được yêu cầu đặt ra.
Mới đây, hai báo cáo từ Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) và Cơ quan Thử nghiệm và Đánh giá Hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về một loại máy bay tiếp tục không đạt được những yêu cầu tối thiểu đối với một phi cơ chiến đấu.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
f35_infonet.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một phi công Mỹ ngồi trên F-35 trong một cuộc huấn luyện tại một căn cứ ở bang Nevada, tháng 4/2013.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đó là tin xấu cho Lầu Năm Góc, nhưng có thể là tin tốt cho hãng Boeing. Một bộ phận không nhỏ các tướng lĩnh Hải quân kêu gọi mua thêm nhiều loại phi cơ do Boeing chế tạo, cụ thể là F/A-18 Super Hornet và E/A-18 Growler nhằm thỏa mãn một số nhu cầu nhất định mà rất có thể F-35C dành cho Hải quân sẽ không thể làm được trong tương lai gần.
Không khó để thấy được, vì sao Hải quân Mỹ muốn tìm phương án dự phòng đối với chương trình F-35 của Bộ Quốc phòng. Theo GAO, chương trình F-35, vốn đã vượt quá ngân sách và nhiều lần bị trì hoãn, năm ngoái đã tăng giá thêm 4,3 tỉ USD.
Ban đầu được dự tính sẽ tham gia chiến đấu vào năm 2012, báo cáo này cho biết phiên bản F-35 cho Lực lượng Thủy quân Lục chiến sẽ không thể đạt khả năng hoạt động cơ bản sớm nhất là cho đến mùa hè năm nay.
Trong khi dó, F-35C, phiên bản của Hải quân sử dụng trên các tàu sân bay, sẽ không có khả năng hoạt động cơ bản sớm nhất là đến năm 2018. Cần phải nhớ rằng, khả năng hoạt động cơ bản ở đây ám chỉ thời điểm một phần tính năng của máy bay có thể được sử dụng, chứ không phải là toàn bộ phi cơ chiến đấu.
Một báo cáo khác của Bộ Quốc phòng còn tiết lộ thêm các lỗi kỹ thuật khác và nhận định rằng máy bay đang gặp vấn đề về phần mềm và phần cứng. Trong số đó có cả những lỗi động cơ làm ảnh hưởng đến sự an toàn của phi công mà không có giải pháp sửa chữa nào, lỗi chức năng phần mềm hiện đã bị hoãn sang giai đoạn phát triển sau để chữa lại, vấn đề cánh máy bay đã tồn tại suốt sáu năm mà không được giải quyết và nguy cơ gây cháy do bình nhiên liệu của máy bay không đủ bền.
Báo cáo này cũng lên án rằng nhiều lỗi của máy bay đã bị che giấu, không được sửa chữa để khiến số liệu của chương trình dễ nhìn hơn. Tóm lại, cả hai báo cáo đều đưa ra kết luận mà không ai còn cảm thấy ngạc nhiên: Phải mất nhiều năm nữa F-35 mới trở thành loại phi cơ chiến đấu thế hệ tiếp theo không có đối thủ mà Lầu Năm Góc đã hứa.
Với việc F-35C gần như chắc chắn sẽ chưa thể sẵn sàng chiến đấu, Hải quân Mỹ đang muốn tìm cách vá lại những lỗ hổng của phi đội máy bay bằng các phi cơ đã có, bao gồm Super Hornet và E/A-18 Growler.
“Chúng tôi thực sự vẫn đang thiếu máy bay Super Hornet”, Đô đốc Jon Greenert, chỉ huy hoạt động hải quân, trả lời trước Quốc hội đầu tháng nay. “Và chúng tôi sẽ phải tự lực để giải quyết vấn đề này”.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
f35_infonet2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}F/A-18 Super Hornet, giải pháp tình thế của Hải quân Mỹ hiện tại.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đó là tin rất tốt cho việc kinh doanh phi cơ chiến đấu của Boeing, vốn bị ảnh hưởng không nhỏ kể từ khi họ thua thầu của chương trình Phi cơ Chiến đấu Đa chức năng trước Lockheed Martin. Theo tình hình hiện tại, Boeing sẽ ngừng sản xuất F/A-18 vào khoảng năm 2017. Nếu Hải quân quyết định chi tiền mua thêm vài chiếc Super Hornets hay Growlers, hãng có thể kéo dài hoạt động sản xuất thêm 2 năm, theo ông Richard Aboulafia, phó giám đốc phân tích của công ty cố vấn hàng không và quốc phòng Teal Group.
Với việc nhiều nước trên thế giới sẽ ký hợp động mua máy bay cho đến hết thập kỷ này, bao gồm Kuwait, Bỉ, Đan Mạch và UAE, nếu Hải quân chọn mua máy bay Boeing sẽ có cơ hội có thêm nhiều hợp đồng từ nước ngoài và giúp hoạt động sản xuất máy bay chiến đấu của hãng tiếp tục khi bước sang thập kỷ tiếp theo.
Đó là thị trường mà Boeing vẫn muốn ở lại. Và khi F-35 đang không qua được những cuộc kiểm tra, nhiều khả năng Boeing sẽ có cơ hội của mình. “Tôi không tin Boeing sẽ rời bỏ thị trường này, trừ phi Quốc hội và Hải quân Mỹ không cho họ lợi ích gì”, ông Aboulafia nói. “Và những tín hiệu từ Quốc hội và Hải quân đều cho thấy điều gì đó sẽ xảy ra”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Khả năng tác chiến điện tử của Nga đang vượt Mỹ

Cập nhật lúc: 11:00 20/03/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Nga biên chế tổ hợp tác chiến điện tử Moskva-1
Điểm danh vũ khí tạo nên sức mạnh Quân đội Nga
Trung Quốc âm thầm phát triển máy bay tác chiến điện tử
Lực lượng đổ bộ đường không Nga dàn quân thị uy NATO
Xe tăng T-72B3 Quân đội Nga tập trận lớn


(Kiến Thức) - Với việc đưa vào trang bị thêm hàng chục loại tổ hợp tác chiến điện tử mới, khả năng tác chiến điện tử của Nga đang dần đuổi kịp Mỹ.
Tạp chí Armyrecognition dẫn thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga sẽ đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trong thời gian sắp tới và đây chỉ là một phần trong chương trình mua sắm quốc phòng của Nga trong năm 2015.​
Trong đó có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng.
Các hệ thống tác chiến điện tử mới này bao gồm: Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-S4 và Svet-KU.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-2 của Quân đội Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đa phần các tổ hợp tác chiến điện tử này đều đã hoàn thành các bài kiểm tra cấp nhà nước của Nga cũng như đáp ứng các yêu cầu về khả năng cơ động và độ tin cậy do Quân đội Nga đề ra.​
Cũng cần lưu ý rằng trong chương trình hiện đại hóa quân đội của Nga thì lực lượng tác chiến điện tử là một trong ưu tiên hàng đầu, bằng chứng là việc nước này chi hàng tỷ USD cho việc phát triển và mua sắm các tổ hợp chiến điện tử thế hệ mới.​
Trước đó Quân đội Nga cũng đã bắt đầu đưa vào trang bị số lượng hạn chế các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất tiên tiến như Borisoglebsk-2V hay Moskva-1 cho một số lữ đoàn bộ binh cơ giới.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.