Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ nhận thua trước Nga về tác chiến điện tử?

(Vũ khí) - Lầu Năm Góc đã phải thừa nhận việc mất vị trí dẫn đầu lĩnh vực tác chiến điện tử, và họ đã phải lập một Ủy ban để đốc thúc việc này

Nguyên nhất Mỹ mất thế dẫn đầu
Vào hôm 17/03, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Work đã kí biên bản thành lập Uỷ ban Tác chiến điện tử. Được điều hành bởi lãnh đạo phụ trách mua bán vũ khí Frank Kendall và phó Chủ tịch Bộ Tổng tham mưu, Đô đốc James Winnefeld, Uỷ ban này có mục tiêu giữ vững vị thế của Mỹ trong lĩnh vực quang phổ điện từ.
Theo thông báo của ông Work, Uỷ ban này sẽ tìm cách giúp Bộ Quốc phòng Mỹ giữ vững lợi thế trong lĩnh vực tác chiến điện tử. “Chúng tôi vẫn đang dẫn đầu, nhưng tôi nghĩ rằng vị thế này đang dần mai một một cách nhanh chóng”, ông Work nói.
Có một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng Mỹ đã không tập trung vào phát triển lĩnh vực này trong những năm qua. Theo cựu chủ tịch Hội đồng khoa học quốc phòng, Paul Kaminski, một trong những lí do của việc này là Mỹ đã tự hài lòng với việc Liên bang Xô-viết sụp đổ và ngừng đầu tư vào phát triển các hệ thống tác chiến điện tử.
Một nguyên nhân khác là sau vụ khủng bố 11/09, Mỹ bước vào giai đoạn chống khủng bố và quân đội trở nên ít tập trung hơn và các mối đe doạ điện tử công nghệ cao.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nhan-thua-truoc-nga-ve-tac-chien-dien-tu_202257181.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mỹ thừa nhận không còn quá vượt trội trong lĩnh vực tác chiến điện tử{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vào năm 2014, Hội đồng khoa học quốc phòng đã đề nghị phân bổ thêm 2 tỉ USD trong ngân sách quốc phòng nhằm tăng cường khả năng tác chiến điện tử. Điều này được đề cập sau khi hàng loạt điểm yếu của các hệ thống vũ khí Mỹ bị phanh phui.
F-35, loại máy bay hiện đại bậc nhất của Mỹ và có chi phí phát triển lên tới 400 tỉ USD, được cho là thiếu khả năng chiến đấu nếu không được hỗ trợ bởi máy bay tấn công điện tử F-18 Growler. Nếu không có sự hỗ trợ từ F-18, F-35 không thể sống sót chỉ một ngày trong thực chiến, theo đánh giá của Lầu Năm Góc.
Hải quân Mỹ cũng đã tìm ra lỗi thiết kế với loại tàu chiến bờ biển mới bao gồm cả bộ phận điện tử. Để khắc phục lỗi này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có kế hoạch đóng một phiên bản nâng cấp của mẫu tàu chiến với việc cải thiện hệ thống tác chiến điện tử, radar 3D mới và sonar mảng đa nhiệm.
Ngoài ra, một đô đốc cấp cao của hải quân Mỹ cũng vừa đề xuất phương án mua thêm nhiều máy bay tấn công điện tử F-18 Growler để tăng cường khả năng cảnh báo sớm và sẵn sàng chiến đấu.
Yếu điểm của Mỹ còn thể hiện ở chỗ Washington lấy lý do chiến đấu với những kẻ thù lạc hậu là khủng bố làm nguyên nhân cho việc không chú ý phát triển chiến tranh điện tử. Tuy nhiên những gì Mỹ thể hiện trong cuộc chiến với tổ chức khủng bố IS đã bộc lộ nhiều điểm yếu.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nhan-thua-truoc-nga-ve-tac-chien-dien-tu_20230959.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mỗi giờ vận hành F-35 Mỹ mất 32.000 USD, tuy nhiên khả năng tác chiến điện tử của loại tiêm kích này không thực sự hiệu quả{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi đối diện với một khu vực tác chiến rộng lớn như sa mạc, hoặc các địa hình phức tạp như thành phố, khả năng tác chiến của máy bay Mỹ, với những loại vũ khí thông minh không được như mong đợi.
Bằng chứng đó là các chiến dịch không kích của Mỹ vào Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng không mang lại hiệu quả tích cực, trong khi tiêu tốn hơn 1 tỷ USD mỗi tháng. Đáp lại, họ vẫn cần các lực lượng mặt đất từ binh lính bản địa của Iraq, người Kurd. Và các thiết bị tác chiến của Mỹ chỉ mang tính chất yểm trợ.
Đồng thời, Lầu Năm Góc cũng đã đưa ra nhiều báo cáo thừa nhận khả năng tấn công chính xác của Mỹ còn yếu kém khi trong các cuộc không kích nhằm vào khủng bố, Mỹ cũng lấy đi không ít sinh mạng dân thường.
Ai sẽ dẫn đầu?
Vấn đề đặt ra ở chỗ, nếu để mất vị trí dẫn đầu, thì vị trí này sẽ rơi vào tay ai. Thực tế công nghệ vũ khí, thị trường vũ khí thế giới luôn tồn tại hai thế lực, hai trường phái vũ khí là Mỹ và Nga. Nga luôn xếp thứ hai sau Mỹ từ sau khi Liên Xô sụp đổ đến nay.
Việc Mỹ thừa nhận đang dần mất vị trí dẫn đầu không khác gì việc công nhận Nga sẽ vượt lên trong tương lai gần.
Tạp chí Armyrecognition dẫn thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga sẽ đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trong thời gian sắp tới và đây chỉ là một phần trong chương trình mua sắm quốc phòng của Nga trong năm 2015.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nhan-thua-truoc-nga-ve-tac-chien-dien-tu_20231671.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-2 của Quân đội Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong đó có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng. Các hệ thống tác chiến điện tử mới này bao gồm: Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-S4 và Svet-KU.
Đa phần các tổ hợp tác chiến điện tử này đều đã hoàn thành các bài kiểm tra cấp nhà nước của Nga cũng như đáp ứng các yêu cầu về khả năng cơ động và độ tin cậy do Quân đội Nga đề ra.
Cũng cần lưu ý rằng trong chương trình hiện đại hóa quân đội của Nga thì lực lượng tác chiến điện tử là một trong ưu tiên hàng đầu, bằng chứng là việc nước này chi hàng tỷ USD cho việc phát triển và mua sắm các tổ hợp chiến điện tử thế hệ mới.
Trước đó Quân đội Nga cũng đã bắt đầu đưa vào trang bị số lượng hạn chế các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất tiên tiến như Borisoglebsk-2V hay Moskva-1 cho một số lữ đoàn bộ binh cơ giới.
Trong bối cảnh hai quốc gia đang có những đối đầu với nhau đầy căng thẳng. Việc thua thiết trong lĩnh vực công nghệ quan trọng nhất trong chiến tranh hiện đại là tác chiến điện tử sẽ chỉ mang lại những tin rất xấu cho tương lai nước Mỹ.
Đỗ Phong (Tổng hợp ANTĐ, ĐVO)
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc xác nhận đã bán HQ-9 cho Thổ Nhĩ Kỳ

(Vũ khí) - Theo China Daily, Trung Quốc chính thức lên tiếng xác nhận Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng mua hệ thống HQ-9 của Trung Quốc bất chấp phản ứng của phương Tây.

Thổ Nhĩ Kỳ và mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc
Thông tin này được Tập đoàn Xuất nhập khẩu Máy móc chính xác quốc gia Trung Quốc phát biểu bên lề Triển lãm Vũ trụ và Hàng hải quốc tế Langkawi (LIMA 2015) tại Malaysia.
Thông tin Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống phòng không HQ-9 đã được đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Ismet Yilmaz xác nhận hồi cuối tháng 2/2015.
Theo người đứng đầu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, để đối đầu với khó khăn khi nước này găp phải vì mua HQ-9, Ankara quyết định xây dựng một hệ thống phòng không và tên lửa độc lập dựa trên các tổ hợp tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.
Việc hợp đồng bán HQ-9 với Thổ Nhĩ Kỳ được ký kết sẽ có tác động lớn tới vị thế của Trung Quốc trên thị trường thế giới. Bởi trước đây, hoạt động xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc chỉ giới hạn thị trường truyền thống lâu nay là Pakistan, Sudan, Bangladesh, - ông Vasily Kashin, chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ nêu nhận xét.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xuất hiện với sản phẩm vũ trang phức tạp và đắt tiền – chào bán hệ thống tên lửa phòng không tầm trung cho một quốc gia lớn và phát triển vốn có quan hệ quân sự-kỹ thuật mật thiết phương Tây.
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo. Hợp đồng mua 12 tiểu đoàn HQ-9 trị giá vào khoảng 3,6 tỷ USD sẽ làm nhiều chính trị gia quốc tế thay đổi thái độ về chất lượng vũ khí Trung Quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ là một thủ lĩnh khu vực mới đang nỗ lực theo đuổi chính sách độc lập, mặc dù duy trì quyền thành viên NATO và tham gia Hiệp hội với Liên minh châu Âu. Giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhất quán với chính sách nội bộ vốn làm phương Tây lâu nay khó chịu.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ không những không tham gia lệnh trừng phạt Nga mà trái lại đã ký kết các thỏa thuận chiến lược với Moskva về kinh doanh khí đốt tự nhiên và năng lượng hạt nhân.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc là một đối tác chiến lược có lẽ quan trọng không kém Nga. Sự hợp tác với Trung Quốc và Nga giúp Thổ Nhĩ Kỳ đứng vững trước áp lực ngày càng tăng từ phương Tây.
Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc diễn ra khá lâu và Bắc Kinh cũng chứng tỏ họ sẵn sàng chuyển giao cho Ankara cả công nghệ chứ không chỉ riêng sản phẩm vũ khí.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
trung-quoc-xac-nhan-da-ban-hq9-cho-tho-nhi-ky_201041378.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống HQ-9 khai hỏa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đe dọa của phương Tây bất lực trước Thổ Nhĩ Kỳ
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp những cảnh báo được Mỹ và NATO đưa ra để mua hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc đã chứng minh một thực tế rằng, lời đe dọa đó đã vô nghĩa với Ankara.
Thương vụ ‘tai tiếng’ này được bắt đầu từ cuối tháng 9/2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã gây bất ngờ không chỉ với Mỹ, NATO mà với cả thế giới khi quyết định mua hệ thống phòng không HQ-9. Quyết định này này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Mỹ và NATO.
Ngay sau khi Ankara đưa ra tuyên bố trên, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ dùng tiền Mỹ mua tên lửa Trung Quốc. Thông tin trên được báo Business Recorder ngày 15/12/2013 đưa tin.
Theo đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng tiền của Mỹ để mua hệ thống tên lửa trị giá 4 tỉ USD từ một công ty Trung Quốc bị Washington liệt vào danh sách đen.
Dự luật cấp phép quốc phòng thường niên của Mỹ, được Hạ viện thông qua, bao gồm một điều khoản cấm sử dụng “kinh phí để tích hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ”.
Không chỉ được Mỹ cấp kinh phí trong việc mua sắm quốc phòng, hiện nay khoảng 40% số tiền Thổ Nhĩ Kỳ dùng để xây dựng hệ thống phòng không là kinh phí do NATO cấp.
Ngoài những sức ép về kinh phí, NATO còn có thừa khả năng cô lập hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này mua hệ thống HQ-9. “NATO có đủ khả năng kỹ thuật để cô lập kiến trúc hệ thống phòng không/phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, tước quyền hội nhập những thông tin có liên quan của Ankara”, một quan chức NATO nói.
Để chống lại các mối đe dọa bằng tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần những thông tin từ các hệ thống vệ tinh và trên mặt đất để phát hiện tên lửa đạn đạo, bao gồm cả radar của NATO, mà năm ngoái đã được bố trí ở Kuresike (đông nam đất nước này).
Tuy nhiên, việc Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz tuyên bố sẽ xây dựng một hệ thống phòng không và tên lửa độc lập dựa trên các tổ hợp tên lửa HQ-9 của Trung Quốc khiến cho những lời lẽ cứng rắn của phương Tây trở nên vô nghĩa.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ thiếu tiền cho "hậu duệ" của tàu ngầm lớp Ohio

(Vũ khí) - Hải quân và Quốc hội Mỹ chưa thể tìm ra nguồn tài chính cho việc xây dựng các tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang vũ khí hạt nhân thế hệ mới.

Chương trình này có tên gọi “Kế hoạch thay thế Ohio” có mục tiêu tạo ra thế hệ tàu ngầm mới, có khả năng vượt trội thay thế các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio hiện đang sử dụng trong lực lượng hải quân Mỹ và dự tính hoàn thành vào năm 2031.
Các nhà lập pháp và đô đốc hải quân của Mỹ đang lo sợ rằng nguồn vốn cho chương trình này có thể làm phá sản toàn bộ ngân sách đóng tàu của Hải quân Mỹ. Chính vì vậy, Quốc hội Mỹ đã thành lập ra một quỹ đặc biệt nhằm thu hút vốn cho chương trình trên, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, quỹ này vẫn chưa hề có một đồng vốn nào.
“Chúng ta phải làm điều gì đó để chắc chắn rằng chương trình này sẵn sàng khởi công và có tiền trong quỹ đặc biệt mới thành lập”, Thượng nghị sĩ Mazie Hirono nói tại phiên họp của Uỷ ban Vũ khí Thượng viện Mỹ vào hôm 18-3.
Có kế hoạch phục vụ đến năm 2085, loại tàu ngầm mới của chương trình thay thế Ohio sẽ bắt đầu được chế tạo từ năm 2021. Các công việc cần thiết như thiết lập thông số kĩ thuật và chế tạo nguyên mẫu đều đang được thực hiện tại trung tâm phát triển của công ty General Dynamics Electric Boat.
Ngoài việc có thiết kế dài 185 mét và mang theo được 16 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II D5, phóng từ ống phóng 14 mét, các tàu ngầm thay thế Ohio còn có khả năng tàng hình và phòng thủ hạt nhân công nghệ cao.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ke-hoach-thay-the-ohio1_baodatviet_21102652.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio phóng tên lửa đạn đạo Trident II D5{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thiết kế chi tiết của loại tàu ngầm này có kế hoạch ra mắt vào năm 2017. Nó được mong chờ có những khả năng vượt trội như tuần tra bí mật dưới đáy biển và có khả năng sinh tồn cao để đáp trả được các đợt tấn công hạt nhân từ kẻ thù.
Trước đây, chi phí sản xuất cho 12 chiếc tàu ngầm thay thế Ohio được tính toán ở mức 12,4 tỉ USD, trong đó, 4,8 tỉ tiền phát triển công nghệ, thiết kế và 7,6 tỉ USD cho đóng tàu. Tuy nhiên, con số này được cho là quá ít bởi chi phí đóng chỉ 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược được đã lên tới hàng tỷ USD.
Phó Đô đốc Joseph Mulloy, phụ trách hoạt động của Hải quân Mỹ cho biết khả năng phòng thủ hạt nhân dưới biển của chiếc tàu ngầm này phụ thuộc vào việc trao đổi thông tin với chiếc E-6 Mercury - phiên bản quân sự hoá của máy bay dân dụng Boeing 707.
Chiếc máy bay này đảm nhận nhiệm vụ như một trung tâm điều khiển và chỉ huy cho biên đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo. Hiện Mỹ đang có 15 chiếc máy bay loại này và luôn tác chiến với các tàu ngầm hoặc tàu mặt nước trong trường hợp khẩn cấp.
Theo kế hoạch đóng tàu trong 30 năm tới của Mỹ, nếu không tính tới lạm phát, Hải quân nước này sẽ phải tăng chi tiêu lên từ 17,2 lên 19,7 tỉ USD mỗi năm bắt đầu từ 2025 nếu muốn hoàn thành chương trình thay thế Ohio.
Mỹ chỉ cần đóng 12 chiếc tàu ngầm mới để thay thế cho 14 chiếc tàu lớp Ohio đang hoạt động do nó được trang bị lò phản ứng hạt nhân nâng cấp, có thể hoạt động tới 42 năm mà không cần thay thế các thanh nhiên liệu, nâng cao hệ số an toàn và thời gian hoạt động tác chiến của tàu ngầm.
 
23/8/12
1.162
3
38
NATO đen tối nên sợ Nga?

(Bình luận quân sự) - Moskva mới chỉ động binh bên trong lãnh thổ của mình trong khi NATO đưa quân và vũ khí áp sát biên giới Nga.

“200 binh sĩ không phải là tập trận”
Khi được hỏi về cuộc tập trận của Canada ở Bắc Cực với 200 binh sĩ tham gia, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov hôm 21/3 đã nói thẳng: “200 người – đối với chúng tôi đó không phải là tập trận”.
Phát biểu của ông Antonov cũng cho thấy thái độ “coi thường” của Nga đối với các cuộc tập trận của các nước NATO, dù là đơn lẻ hay tập trận chung, với sự tham giả của vài trăm tới vài nghìn binh sĩ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image001.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoy Antonov{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây cho biết trong năm 2015, khối quân sự này sẽ tăng cường các cuộc tập trận với cường độ và quy mô lớn nhất kể từ sau thời kỳ chiến tranh Lạnh, cũng như đẩy nhanh quá trình thành lập lực lượng phản ứng nhanh (VJTF) gồm 5.000 quân triển khai ở các nước đồng minh phía Đông như Ba Lan và các nước Baltic.
Trong tháng Tư tới, NATO sẽ có cuộc tập trận chuẩn bị và triển khai nhanh đầu tiên. Sau đó vào tháng 6/2015, NATO sẽ có cuộc tập trận thứ hai về khả năng triển khai nhanh quân từ Đức, Hà Lan, Na Uy và CH Séc tới khu vực huấn luyện Zagan (Da-gan) ở miền Tây Ba Lan để đối phó với một cuộc khủng hoảng đang hình thành.
Cuộc tập trận lớn nhất của NATO trong năm 2015 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Mười và Mười một tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với sự tham gia của 25.000 quân từ hầu hết các nước thành viên của khối. Đây sẽ là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của NATO từ nhiều năm qua.
Thời gian vừa qua, các nước NATO cũng rất tích cực tập trận theo “nhóm” ở các khu vực nằm gần Nga. Tuy nhiên, quy mô của các cuộc tập trận này chủ yếu mang tính biểu tượng vì chỉ có vài trăm lính tham gia.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image003.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Lính Mỹ trong cuộc tập trận Saber Strike 2014 tại Litva{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mới đây nhất, hôm 22/3, NATO đã khởi động cuộc tập trận quốc tế "Operation Summer Shield - XII" với sự tham gia của 1.100 binh sĩ đến từ các nước Latvia, Litva, Mỹ, Anh, Luxemburg và Canada. Năm ngoái, cuộc tập trận này chỉ có 600 binh sĩ Latvia, Estonia và Mỹ tham gia.
Hãy thử so sánh những con số của NATO với Nga trong các sự kiện vừa qua.
Ngày 19/3, theo lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Moskva đã tăng gấp đôi quân số tham gia các cuộc tập trận quy mô lớn lên 80.000 binh sĩ tại các khu vực trên khắp đất nước, từ Bắc Cực tới vùng viễn Đông cho đến khu vực Caucasus ở miền Nam. Ông Putin đồng thời ra lệnh triển khai các máy bay ném bom hạt nhân tại Crimea một năm sau khi bán đảo này được sáp nhập vào Nga.
Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov nói: "Quân số tham gia các cuộc tập trận đã tăng lên 80.000 người và số lượng máy bay cũng tăng lên 220 chiếc".
Nato phản ứng...
Theo báo chí Nga, các cuộc tập trận nay huy động hầu hết các loại vũ khí hiện đại, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược, tổ hợp tên lửa “Iskander”, các phương tiện liên lạc và vũ khí chống tầu ngầm.
Trong các cuộc tập trận vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga tiến hành điều chuyển quân sang các hướng phía Tây, phía Bắc và phía Nam. Trong đó, động thái đáng chú ý là việc Nga đưa đến Crimea máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 có khả năng mang tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân. Các máy bay này cũng được đưa đến tỉnh Kaliningrad, trong khi các đơn vị quân đội ở vùng biển Baltic được tăng cường các tổ hợp tên lửa “Iskander” bố trí trên các tàu chiến thuộc Hạm đội Baltic.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image005.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mỗi năm Nga tiến hành trung bình 3.500 cuộc tập trận các quy mô{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tại biển Barent, các tàu ngầm Nga và máy bay cũng diễn tập tìm kiếm tàu ngầm của đối phương, trong khi tại Nizhegorod, các loại xe tăng đời mới được tổ chức bắn đạn thật.
Trong một diễn biến khác, các lực lượng quân đội mới được thành lập ở Bắc Cực thực hiện diễn tập đổ bộ và tại khu vực Bắc Kavkaz, hơn 2.000 sỹ quan liên lạc và hơn 500 đơn vị kỹ thuật đặc biệt cũng tham gia vào các tình huống chiến tranh giả định.
Đối với lực lượng lục quân, Bộ Quốc phòng Nga vừa thực hiện cuộc hành quân kéo dài hơn 300 km tại Stavropol và hơn 50km tại Bắc Ossetia.
Điều đáng chú ý là Nga đồng loạt tập trận trên tất cả các khu vực chiến lược dễ xảy ra chiến tranh tiềm tàng như Crimea, Bắc Cực, Kaliningrad và huy động hầu hết các loại hình vũ khí hiện đại. Qua xem xét các tình huống giả định có thể thấy kẻ thù tiềm tàng của Nga là các nước thành viên NATO, bởi hiện nay khó có một đối thủ nào trên thế giới đủ sức gây hấn với Nga cùng lúc trên nhiều mặt trận.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image007.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay Tu-22M3 của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi đó, một số nhà phân tích độc lập nhấn mạnh đây là cách Nga phô trương lực lượng nhằm đáp trả lại các hành động gây hấn của NATO, đứng đầu là Mỹ, ở sát biên giới Nga thời gian vừa qua.
NATO ngay lập tức có phản ứng khi Tổng Thư ký khối quân sự này tuyên bố các hành động của Nga đe dọa sự ổn định của thế giới. Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng theo các thoả thuận quốc tế, Nga cần công khai thông tin và tiến hành tham vấn các đối tác trước khi tiến hành tập trận để giải toả những lo ngại và hiểu nhầm không đáng có.
NATO cũng khẳng định sự cần thiết phải duy trì các cuộc tiếp xúc với Nga để nâng cao tính minh bạch trong quan hệ và tránh đưa hai bên đi đến “điểm chết”.
Quan chức NATO dường như đã cố tình quên rằng chính họ mới là phía đưa binh sĩ và vũ khí áp sát biên giới Nga. Ngoài các cuộc tập trận tăng cường, thì NATO, đặc biệt là Mỹ, trong vòng hơn một năm trở lại đây, tích cực tổ chức các hoạt động củng cố lực lượng, hiện đại hóa cơ sở vật chất và kỹ thuật ở các nước đồng minh Đông Âu.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image009.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Binh sĩ NATO tập trận Silver Arrow tại Latvia hồi tháng 10/2014{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một số sân bay quân sự bỏ hoang trước đây đã được Mỹ phục hồi và ba nước cộng hòa Baltic cũng được tăng cường thêm 20.000 binh lính Mỹ cùng nhiều máy bay do thám và ném bom chiến lược.
Tuần trước, Mỹ cũng có cuộc tập trận chung với Ukraine ở biên giới phía Tây nước này và lần lượt có các cuộc điều chuyển quân ở Đức, Romania, Ba Lan, Estonia.
Bên cạnh đó, 2 tàu sân bay và 6 tàu chiến Mỹ cũng được lệnh đến Địa Trung Hải và Biển Đen. Toàn bộ những động thái này không thể không khiến Nga lo ngại.
Với những diễn biến trên thực địa, không khó để đánh giá bên nào đang “gây hấn”. Nga mới chỉ động binh trong lãnh thổ của mình, trong khi NATO hết tập trận riêng, chung lại “túm năm tụm ba” ngay sát biên giới Nga. Chỉ có thể lý giải cho phản ứng “la làng” của NATO bằng nhận định liên minh quân sự này luôn có các mưu đồ đen tối và “suy bụng ta ra bụng người”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia VN giải mật sức mạnh vô song của siêu tên lửa Iskander

Đại tá Lê Thế Mẫu | 25/03/2015 07:32



images-1427033318993-1-0-137-267-crop-1427033353973.jpeg

Tên lửa Iskander khai hỏa

Chia sẻ:
Theo Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng "độc nhất vô nhị", khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với tên lửa cùng loại của các nước khác.

Cuộc diễn tập toàn diện và với quy mô lớn chưa từng có (gần 100.000 binh sĩ tham gia) của Các lực lượng vũ trang Nga trong tháng 3/2015 có sự hiện diện của các đơn vị tên lửa Iskander.
Đây là loại tên lửa được chính giới phân tích quân sự Phương Tây đánh giá là "độc nhất vô nhị" trên thế giới. Vì sao vậy?
“Sát thủ” nhằm vào lá chắn tên lửa của Mỹ ở Châu Âu
Trước thềm cuộc bầu cử Duma quốc gia Nga diễn ra vào ngày 4/12/2011, Washington tuyên bố:
Sẽ không có bất cứ cam kết nào về mặt pháp lý để khẳng định rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) hay "lá chắn tên lửa" dự kiến hoàn tất vào năm 2018 của Mỹ ở châu Âu sẽ không nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Nga.
Nhưng Điện Kremlin đã hoàn toàn bác bỏ mọi sự biện minh của Mỹ. Moscow đã khẩn trương nghiên cứu phát triển một loại vũ khí có khả năng vô hiệu hóa “lá chắn tên lửa” của Mỹ khi xảy ra khủng hoảng.
Vì thế, năm 2011, Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã tuyên bố về quyết định triển khai các dàn tên lửa đường đạn Iskander "độc nhất vô nhị" của Nga tại vùng Kaliningrad, giáp với lãnh thổ các thành viên NATO ở Châu Âu.
Theo giới phân tích quân sự của Nga và Phương Tây, hệ thống tên lửa Iskander có thể chớp nhoáng và bí mật tiến công vào các căn cứ thuộc “lá chắn tên lửa” của Mỹ, một khi các tên lửa đánh chặn của Mỹ đe doạ các căn cứ tên lửa chiến lược của Nga.
Trong cuộc diễn tập toàn diện và với quy mô lớn chưa từng có tháng 3/2015, Iskander đã được điều bổ sung đến bố trí tại khu vực Kaliningrad thuộc Quân khu Miền Tây của Nga.
chuyen-gia-vn-giai-mat-suc-manh-vo-song-cua-sieu-ten-lua-iskander.jpg

Đại tá
Lê Thế Mẫu
- Nguyên Trưởng Phòng thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng. Chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế (Hội hữu nghị Việt Nam với các nước). Cộng tác viên bình luận chính trị-quân sự quốc tế các chương trình thời sự chính luận Toàn cảnh thế giới (VTV1), Người quan sát (TV QPVN), Thế giới 3600 (TV TTXVN), ANTV, VTC1, IVTV. Tác phẩm: Thế giới một góc nhìn (NXB Chính trị quốc gia, HN 2010); Thế giới một thập niên nhìn lại (NXB Chính trị quốc gia, HN 2011); Thế giới: Bước ngoặt lịch sử (NXB Chính trị quốc gia, HN 2015)...
Bí quyết làm nên sức mạnh vô song của Iskander
BÀI LIÊN QUAN
Thời gian gần đây, các chuyên gia quân sự nước ngoài và ở Nga vẫn tiếp tục các cuộc tranh luận xung quanh tên lửa Iskander thế hệ mới mà Nga vừa đưa vào trang bị.​
Ngoài ra, Nga còn có phiên bản Iskander xuất khẩu và dĩ nhiên loại này có tính năng thua xa phiên bản có trong trang bị của Các lực lượng vũ trang Nga.​
Tên lửa đường đạn chiến dịch-chiến thuật Iskander được đánh giá là “có sức mạnh vô song” không chỉ bởi khả năng “tàng hình” rất độc đáo, mà còn ở khả năng cơ động của nó.​
Khác với tất cả các loại tên lửa đường đạn đã từng được biết đến, đặc điểm chủ yếu của tổ hợp tên lửa Iskander là được chế tạo trên cơ sở sử dụng một loại công nghệ "tàng hình".
Công nghệ này hoàn toàn khác với công nghệ “tàng hình” mà người Mỹ lần đầu tiên sử dụng để chế tạo máy bay ném bom "tàng hình" F-117A, máy bay ném bom chiến lược B-2 và gần đây là tiêm kích-bom F-22A.
Theo các chuyên gia quân sự, người Nga từ rất lâu đã phát minh ra một loại công nghệ "tàng hình" vượt rất xa trình độ của Mỹ.
Nhờ đó, họ có thể làm suy giảm đáng kể khả năng bị phát hiện của bất kỳ vật thể và khí tài chuyển động nào, từ máy bay, xe tăng, tàu chiến đến ô tô.
Bí quyết của công nghệ này ẩn chứa ở một loại máy phát tạo ra một loại bức xạ đặc biệt, có tên là plasma.
Đó là trạng thái thứ 4 của vật chất, một môi trường chất khí hỗn hợp gồm các điện tích dương và điện tích âm, nhưng tổng thể là trung hoà về điện.
Một khi loại bức xạ này bao phủ xung quanh loại khí tài cần che giấu thì vật thể đó hoàn toàn "tàng hình" trước khả năng theo dõi của các đài radar hiện đại nhất.
Theo nhận xét của Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học Nga A.X.Coroteev, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Keldysh, nơi chuyên nghiên cứu về tên lửa các khí tài vũ trụ:
Người Nga đã quyết định chế tạo các khí tài bay "tàng hình" dựa vào những công nghệ có nguyên lý hoạt động hoàn toàn mới.
Ông A.X Coroteev tiết lộ, nếu tạo ra xung quanh khí tài bay một màn chắn từ plasma thì máy bay trở nên "tàng hình" trước các đài radar phòng không hiện đại nhất.
Theo viện sỹ A.X.Coroteev, có thể hình dung sự khác nhau căn bản giữa công nghệ "tàng hình" của người Mỹ và người Nga qua một thí dụ minh họa đơn giản.
Nếu ném một quả bóng bàn vào bức tường cứng, nó sẽ va chạm và bật trở lại ngay.
Cũng tương tự như vậy, khi tín hiệu radar chiếu vào máy bay không được bảo vệ, nó bị phản xạ từ và quay trở về với ăngten thu sóng vô tuyến của radar. Lúc đó, máy bay sẽ bị lộ nguyên hình trên màn hình radar.
Tuy nhiên, nếu bức tường gồ ghề, có nhiều góc cạnh hướng về các phía khác nhau thì quả bóng sau khi va chạm sẽ bật trở lại đi đâu tuỳ ý nhưng không thể quay trở lại theo hướng đi tới. Lúc đó ta nói “tín hiệu bị mất liên lạc”.
Công nghệ "tàng hình" của Mỹ dựa trên nguyên lý này. Chính vì thế, các máy bay “tàng hình” của Mỹ có hình dáng rất lạ.
chuyen-gia-vn-giai-mat-suc-manh-vo-song-cua-sieu-ten-lua-iskander.jpg

Máy bay tàng hình F-117A của Mỹ​
Còn nếu phủ lên bức tường một tấm lưới mềm thì khi quả bóng bàn ném vào đó nó sẽ không bị bật trở lại, do bị mất năng lượng chuyển động và rơi xuống ngay dưới chân tường.
Công nghệ tàng hình của người Nga dựa trên nguyên lý đơn giản này.
Các máy bay khi được lắp thiết bị “tàng hình" plasma vẫn giữ nguyên hình dáng khí động bình thường, nên vẫn rất dễ dàng cơ động trong các trận không chiến.
Trong khi đó, các máy bay "tàng hình" của Mỹ lại rất khó cơ động, thường phải bay theo các chương trình đã định sẵn.
Hiện chưa có một nước nào trên thế giới làm chủ được công nghệ “tàng hình” tương tự của người Nga.
Cuối những năm 1990, người Mỹ mới bắt đầu tiến hành các công trình nghiên cứu theo hướng này nhưng họ chưa đuổi kịp người Nga.
Chính tên lửa Iskander sử dụng công nghệ mới này để có được khả năng “tàng hình” độc nhất vô nhị trên thế giới.
Ngoài ra, Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nhờ đó, nó có thể cơ động rất linh hoạt.
Hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi cơ đông giai đoạn cuối, độ quá tải của Iskander có thể đạt tới giá trị 20-30g (vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất).
Tong khi đó, những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn hiện đại nhất của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4g.
chuyen-gia-vn-giai-mat-suc-manh-vo-song-cua-sieu-ten-lua-iskander.jpg

Tên lửa Iskander trong cuộc tập trận tháng 3/2015 ở khu vực Kaliningrad thuộc Quân khu Miền Tây của Nga.​
Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow gần đây, Cục trưởng Cục vũ khí tên lửa và pháo binh của Quân đội Nga, thượng tướng Zariski, tuyên bố rằng:
"Nga đã chế tạo thành công tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander có thể thực hiện được tất cả mọi hoạt động như thăm dò trinh sát và tiến công đối phương."
Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng "độc nhất vô nhị", khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
Nó được dùng để tiến công các mục tiêu điểm và mục tiêu diện như các dàn phóng tên lửa, trận địa pháo, máy bay trên sân bay các sở chỉ huy, các trung tâm công nghiệp và các cơ sở hậu cần.
Iskander có trọng lượng phóng 3.800 kg, mang đầu đạn phi hạt nhân kiểu đạn caset nổ phá gây mảnh xuyên thấu.
Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, có hệ thống điều khiển độc lập, quán tính kết hợp tự dẫn quang điện tử.
Các chuyên gia quân sự của Mỹ nhận xét rằng, họ không thể phát hiện được bất kỳ thành phần nào trong toàn bộ tổ hợp tên lửa, từ giàn phóng cơ động, đến xe vận tải làm nhiệm vụ lắp đạn và chỉ huy cũng như trạm cơ động thu thập thông tin.
Để xác định mục tiêu bắn cho tổ hợp tên lửa Iskander, có thể sử dụng vệ tinh do thám bay trên quỹ đạo xung quanh Trái Đất, máy bay trinh sát, hoặc thậm chí cả những người lính đặc nhiệm hoạt động đơn lẻ.
Máy tính điện tử trang bị cho tổ hợp này có thể xác định được mục tiêu căn cứ vào bức ảnh chụp được về một khu vực địa hình nào đó.
Với khả năng này, tổ hợp tên lửa Iskander là mối đe dọa thực sự đối với đối phương.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi so sánh lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào.
Hiện nay, tổ hợp tên lửa Iskander đã được xuất khẩu sang nhiều nước.
Vì thế, các cơ quan tình báo Mỹ đang ráo riết theo dõi xem người Nga đã xuất khẩu tên lửa Iskander sang những quốc gia nào, biết đâu trong số đó có các nước mà người Mỹ coi là “bất trị”.
Để đáp trả kế hoạch của Mỹ triển khai các căn cứ phòng thủ tên lửa ở các nước Đông Âu, Nga đã tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước huỷ bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở Châu Âu đã từng ký kết với Mỹ.
Bên cạnh đó, Moscow sẽ đưa vào trang bị các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật mới, sẵn sàng tiến công tiêu diệt các căn cứ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu một khi an ninh của Nga bị đe doạ.
Tên lửa Iskander là một trong những vũ khí mà Nga sẽ sử dụng trong trường hợp đó.
Một khi những tên lửa này được lắp đầu đạn chân không có sức công phá mạnh bằng đầu đạn hạt nhân chiến thuật mà Nga đã thử nghiệm thành công từ năm 2007, hoặc đầu đạn hạt nhân thế hệ mới, chắc chắn Mỹ sẽ phải cân nhắc tới lời cảnh báo của Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa S-400 của Nga khiến Iron Dome của Israel phải...“gọi bằng cụ”?
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Quote:
S-400 là hệ thống phòng không thế hệ mới tầm xa và tầm trung, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không. S-400 có tầm bắn hiệu quả lớn gấp 2 lần hệ thống tên lửa Patriot.
He_thong_s400_triumph.jpg

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumph của Nga​

Ngày 21/3, Nga đã triển khai trung đoàn phòng không hiện đại S-400 đầu tiên trên bán đảo Kola nhằm mục đích sẵn sàng tác chiến ở vùng Bắc Cực.

Hãng thông tấn Tass dẫn nguồn tin từ Vụ báo chí và thông tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết trung đoàn tên lửa đầu tiên của tổ hợp phòng không Hạm đội Biển Bắc được trang bị hệ thống phòng không mới nhất S-400 Triumph đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trực chiến ở khu vực Murmansk.

Nhiệm vụ chính của các trung đoàn tên lửa phòng không thuộc Tổ hợp Phòng không Hạm đội Biển Bắc là che chở, bảo vệ các cơ sở công nghiệp và năng lượng của khu vực, các địa điểm đồn trú của quân đội và lực lượng Hạm đội và các trục giao thông khỏi sự tấn công của không quân-vũ trụ đối phương.

Các thiết bị tác chiến của hệ thống tên lửa cao xạ S-400 đã được chuyển đến địa điểm đóng quân thường trực từ thao trường Kapustin Yar ở khu vực Astrakhan, nơi các đơn vị của tổ hợp tiến hành diễn tập bắn đạn thật”, thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Cũng theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, hệ thống phòng không S-400 đã tiến hành diễn tập đánh chặn hơn 10 tên lửa đạn đạo mô phỏng với các độ cao, tốc độ khác nhau.

“Hiện tại, các đơn vị phòng không của Hạm đội Biển Bắc đã được trang bị các hệ thống phòng không S-300 và S-400”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm.

S-400 là hệ thống phòng không thế hệ mới tầm xa và tầm trung, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không vũ trụ hiện tại và tương lai. S-400 có tầm bắn hiệu quả lớn gấp 2 lần hệ thống tên lửa Patriot MIM-104 của quân đội Mỹ.

Các mục tiêu gồm máy bay trinh sát, máy bay ném bom chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, mục tiêu siêu thanh, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không.

Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 có thể phát hiện được các mục tiêu trên không ở cự ly cách xa 250 dặm (400 km) như các loại phi cơ ném bom, chiến đấu cơ, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

Một trong những đặc tính khiến S-400 Triumf trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là trong khoảng cách 400 km, nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.

Theo đánh giá của chuyên gia Rakesh Krishnan Simha, khác với hệ thống tên lửa Patriot "hữu danh vô thực" của Mỹ, S-400 được thiết kế để hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel phải…"gọi bằng cụ".

Với phạm vi theo dõi 600km và khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 400km, di chuyển với tốc độ 17.000 km/h (nhanh hơn bất cứ loại máy bay hiện hành nào), S-400 thực sự là một loại vũ khí đáng sợ nếu bạn phải đối mặt.
He_thong_phong_khong__Iron_Dome_Israel.jpg

Hệ thống phòng không Iron Dome của Israel​

Trong khi hệ thống Iron Dome là tầng phòng thủ thấp nhất, nó có 2 nhiệm vụ chính gồm: ngăn chặn các cuộc tấn công bằng rocket, đạn pháo và súng cối; đóng vai trò là hệ thống phòng không tầm ngắn, tấn công các mục tiêu như máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV, vũ khí đạn đạo dẫn đường chính xác PGM. Hệ thống Iron Dome có tầm hoạt động 70km, trực chiến đêm ngày, trong mọi điều kiện thời tiết bao gồm cả khi trời mù hoặc bão cát.

Mỗi đại đội Iron Dome bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.

Còn ông Paul Giarra, Chủ tịch Viện nghiên cứu chiến lược và biến đổi toàn cầu thì cho rằng “Với tầm bắn cực xa và khả năng tác chiến điện tử hiệu quả, S-400 là một nhân tố "thay đổi cuộc chơi", tạo ra thách thức lớn đối với các năng lực quân sự hiện tại trong trường hợp xảy ra chiến tranh. S-400 có thể biến từ một hệ thống phòng thủ thành một hệ thống tấn công”.

S-400 được thiết kế để bảo vệ không phận Nga và đối phó với các mối đe dọa tên lửa, cũng như các loại máy bay, trong đó có cả máy bay tàng hình cách xa đó vài trăm km.

Hệ thống S-400 là một loại vũ khí cực kỳ mạnh mẽ và chính xác, có thể thay đổi cán cân sức mạnh trong bất cứ chiến trường nào.

Được Nga triển khai lần đầu tiên vào năm 2010, mỗi tiểu đoàn S-400 có 8 bệ phóng, 1 xe chỉ huy, 1 đài radar và 16 tên lửa dự phòng.
 
23/8/12
1.162
3
38
Giá chát, F-35 “hại” TSB tiền tỷ của Anh có nguy cơ bị xếp xó

Vy Lam | 25/03/2015 14:04



anh-toan-canh-le-dat-ten-tau-san-bay-khung-nhat-chau-au-1427265601972-6-0-324-624-crop-1427265617890.jpg

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong buổi lễ đặt tên tổ chức vào tháng 7/2014

Chia sẻ:
Các khoản chi phí đắt đỏ để trang bị, triển khai tiêm kích F-35 và trang trải cho đội tàu bảo vệ của tàu sân bay HMS Prince of Wales khiến tương lai con tàu bị đe dọa.

Theo tờ RT (Nga) đưa tin, hôm thứ Ba (24/3), một nhóm đại biểu Quốc hội Anh cảnh báo rằng:
Nước Anh đang lâm vào cảnh không đủ khả năng tài chính để hạ thủy tàu sân bay Prince of Wales do các khoản cắt giảm ngân sách đã được lên kế hoạch.
Tổng chi phí vận hành chiếc tàu sân bay này, bao gồm cả chi phí trang bị máy bay trên tàu và triển khai các tàu hộ tống để bảo vệ nó, đã vượt quá chi tiêu quốc phòng được dự kiến của Anh.
Các đại biểu Quốc hội Anh cho biết, chi phí vận hành tàu Prince of Wales leo thang chủ yếu do các tiêm kích F-35 tăng giá.
Trong khi đó, cũng theo các đại biểu Quốc hội này, nếu không có đủ tiền trang bị máy bay và đội tàu bảo vệ thì tàu sân bay Prince of Wales không mang lại nhiều ý nghĩa.
Vì vậy, chính phủ Anh nên cân nhắc các hậu quả nếu đưa tàu sân bay Prince of Wales vào phục vụ.
Tờ The Guardian (Anh) cho hay, lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh các lực lượng vũ trang Anh đang phải hứng chịu áp lực tài chính lớn.
Năm ngoái, tại Cuộc gặp thượng đỉnh NATO ở Wales, Thủ tướng Anh David Cameron đã bác bỏ những đồn đoàn xung quanh tương lai của tàu Prince of Wales, khi tuyên bố Hải quân Anh sẽ biên chế con tàu này.
Trước đó, đã có nhiều nguồn tin cho rằng con tàu sẽ bị bán ra nước ngoài hoặc bỏ xó.
Tàu sân bay Prince of Wales dự kiến được hoàn thiện tại nhà máy đóng tàu Rosyth ở Scotland vào năm 2017.
Người chị em của nó là tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã được hạ thủy vào năm ngoái.
gia-chat-f35-hai-tsb-tien-ty-cua-anh-co-nguy-co-bi-xep-xo.jpg

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong buổi lễ đặt tên tổ chức vào tháng 7/2014​
Cả 2 con tàu được thiết kế để mang 40 máy bay nhưng cho tới nay, Bộ Quốc phòng Anh mới chỉ đặt mua tổng cộng 14 máy bay chiến đấu F-35B của Mỹ cho cả 2 con tàu.
BÀI LIÊN QUAN
Chi phí ước tính để đóng 2 tàu sân bay cỡ lớn này đã tăng gần gấp đôi, lên tới hơn 6 tỷ bảng Anh.​
Trong khi đó, chương trình tiêm kích F-35 phải đối mặt với những trục trặc kỹ thuật nghiêm trọng và chi phí của loại máy bay này đã tăng liên tục, tới khoảng 70 triệu bảng Anh một chiếc.​
14 chiếc F-35 mà Anh đặt hàng dự kiến tiêu tốn khoảng 2,5 tỷ bảng Anh (bao gồm cả chi phí vận hành).​
Theo kế hoạch ban đầu, Anh sẽ mua 138 chiếc F-35. Để tiết kiệm ngân sách, Bộ Quốc phòng Anh (MoD) đã hủy kế hoạch mua phiên bản F-35 cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng cáp hãm đà.
Tuy nhiên, phiên bản cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B mà chính phủ Anh lựa chọn không có nhiều khả năng.
Chúng không thể bay xa và mang nhiều vũ khí như phiên bản cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng cáp hãm đà.
Trong khi đó, các máy bay chiến đấu của Pháp (loại sử dụng máy phóng), lại không thể hoạt động trên tàu sân bay của Anh như kỳ vọng ban đầu theo hiệp ước hợp tác quốc phòng Anh – Pháp.
Một số nhà bình luận quân sự cho rằng, các tàu sân bay của Anh sẽ dễ bị tổn hại trước các tên lửa tầm xa thế hệ mới và không mấy hữu dụng trước các mối đe dọa từ các nhóm khủng bố và Hồi giáo cực đoan.
Thế nhưng, một số ý kiến khác lại cho rằng các con tàu này có thể mang theo một lượng lớn máy bay, trong đó có trực thăng và máy bay không người lái, để thực hiện nhiều hoạt động có các lực lượng vũ trang từ nhiều nước khác tham gia.
Chẳng hạn như Thủy quân lục chiến Mỹ có thể sử dụng tàu sân bay Anh để triển khai một số máy bay F-35.
“Sẽ lãng phí tiền bạc hơn nếu không sử dụng”, Elizabeth Quintana, nhà nghiên cứu tại Viện RUSI (Anh) bày tỏ quan điểm, đồng thời nói thêm rằng, con tàu có thể được sử dụng trong các chiến dịch liên minh để đối phó với nhiều mối đe dọa.
 
23/8/12
1.162
3
38
“Rồng lửa” Patriot bất lực trước tên lửa Scud?

Vy Lam | 27/03/2015 08:06



patriot-1427417450509-5-0-260-500-crop-1427417764392.jpg

Chia sẻ:
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra sau khi các tổ hợp tên lửa Patriot do NATO bố trí tại 3 tỉnh thành của Thổ Nhĩ Kỳ không thể chặn được một tên lửa Syria bắn vào nước này.

Tờ Hurriyet Daily News (Thổ Nhĩ Kỳ) đưa tin:
Trong một tuyên bố hôm 25/3, Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, quân đội Syria đã bắn một “tên lửa” trong cuộc giao tranh với quân nổi dậy ở biên giới cuối ngày 24/3.
Tên lửa này sau đó đã phát nổ gần thị trấn Reyhanli, tỉnh Hatay, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, tạo ra một hố rộng 15m, làm sập mái của một tòa nhà ở đồn quân sự gần đó, khiến 2 xe quân sự bị hư hại và 5 công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị thương nhẹ.
“Tên lửa Scud phóng đi từ Tartus”
Một số nguồn tin nói với Hürriyet rằng, thứ bắn sang Thổ Nhĩ Kỳ là một tên lửa được phóng đi từ thành phố Tartus của Syria, nơi có một căn cứ hải quân của Nga, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 200km.
“Tên lửa đã rơi xuống khu vực nằm ngoài tầm hoạt động của radar thuộc tổ hợp Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ” – một nguồn tin nói.
Erdoğan Karakuş, cựu Trung tướng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng tên lửa Syria bắn sang Thổ Nhĩ Kỳ “nhiều khả năng là tên lửa Scud”.
rong-lua-patriot-bat-luc-truoc-ten-lua-scud.jpg

Xe phóng tự hành tên lửa đạn đạo Scud của Quân đội Syria triển khai chiến đấu.​
Scud là loại tên lửa đạn đạo do Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Lạnh.
BÀI LIÊN QUAN
Theo Hürriyet, Syria bắt đầu phát triển chương trình tên lửa Scud của nước này từ những năm 1970 và bắt đầu tự sản xuất các tên lửa Scud vào năm 1993 với sự hỗ trợ của Nga.​
Tháng 5/2005, trong khi thử nghiệm, một tên lửa Scud của Syria đã rơi xuống gần ngôi làng ở Hatay, dẫn tới cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa 2 nước.​
Karakuş cho rằng, việc quân đội Syria sử dụng tên lửa kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra đã cắt đứt mối quan hệ giữa Ankara và Damascus, đồng thời chỉ trích NATO qua vụ việc lần này.​
Sai vị trí?
“Vụ việc mới nhất cho thấy các tổ hợp tên lửa Patriot nên được đặt ở Hatay. Tất nhiên, Patriot không thể đánh chặn mọi thứ nhưng vị trí hiện tại của các tổ hợp này ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể bảo vệ một vài vùng lợi ích nhất định” – Karakuş nói.
Theo Karakuş, mục đích chính của NATO là bảo vệ căn cứ không quân của Mỹ ở Adana và hệ thống radar của NATO ở Malatya.
Song Hatay mới thực sự là “khu vực nguy hiểm nhất”. Vì vậy, đây chính là nơi cần được bố trí tổ hợp tên lửa Patriot nhất để bảo vệ các công dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháng 12/2012, khi xuất hiện các mối đe dọa từ phía quân đội Syria với các loại vũ khí hóa học, Ankara đã đề nghị các đồng minh NATO bảo vệ 10 tỉnh thành của nước này bằng hệ thống tên lửa Patriot được tích hợp.
Đức, Hà Lan và Mỹ, mỗi nước đã cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 2 tổ hợp Patriot đặt tại 3 khu vực: Kahramanmaraş, Adana và Gaziantep.
Patriot và “thành tích” đáng xấu hổ
Mặc dù “sự thất bại” của Patriot trong vụ việc lần này được cho là do bố trí sai khu vực nhưng một số ý kiến vẫn nghi ngờ rằng, dù được bố trí tại đúng vị trí cần thiết, Patriot liệu có thể đánh chặn tên lửa Scud hay không?
Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991), Iraq đã bắn 40 quả tên lửa vào lãnh thổ Israel và 46 quả vào lãnh thổ của Saudi Arabia.
May mắn là những tên lửa này chỉ rơi vào những khu dân cư thưa thớt nên thiệt hại về người không đáng kể.
Tại Israel, chỉ có 2 người chết và 11 người bị thương.
Nhưng một quả tên lửa Scud rơi vào một doanh trại của quân đội Mỹ tại thành phố Dhahran của Saudi Arabia, khiến ít nhất 26 lính Mỹ bị thiệt mạng và 100 người khác bị thương.
rong-lua-patriot-bat-luc-truoc-ten-lua-scud.jpg

Patriot từng thất bại thê thảm trước Scud​
Đó là sự tổn thất lớn nhất của lực lượng liên quân trong một ngày trong chiến dịch "Bão táp Sa mạc".
Trong khi đó, mặc dù được triển khai rộng khắp, tên lửa đất-đối-không Patriot của Mỹ chỉ đánh chặn thành công 20% các tên lửa Scud.
Đặc biệt, có một “sự cố” mà người Mỹ rất muốn quên, đó là 26 tên lửa Patriot đã thất bại trong việc đánh chặn 1 tên lửa R-17 (Scud-B), trong khi chúng có đắt đỏ gấp 3 lần đối thủ.
Từ đó đến nay, vụ việc này vẫn nhiều lần được nhắc đến như một thành tích đáng xấu hổ của hệ thống phòng thủ tên lửa nổi tiếng Patriot.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa Bastion của Nga và NSM của NATO: Mèo nào cắn mỉu nào?

Đào Cảnh | 28/03/2015 18:42



1-ten-lua-nsm-na-uy-1427521435553-58-0-395-660-crop-1427521616650.jpg

Chia sẻ:
Tên lửa Onyx có tốc độ siêu âm với tầm bắn 300 km. Để tiêu diệt tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ sẽ cần 2 - 3 tên lửa và mất không quá 15 phút.

ten-lua-bastion-cua-nga-va-nsm-cua-nato-meo-nao-can-miu-nao.jpg

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P​
Chuyên gia quân sự Alexander Mozgovoi thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược của Nga có bài viết đánh giá khả năng của hai hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển K-300P Bastion của Nga và NSM (Naval Strike Missile) của NATO do Na Uy sản xuất.​
Ông Alexander Mozgovoi cho rằng, những hệ thống phòng thủ tên lửa này về hình dạng thì rất khác nhau. Tuy nhiên, chúng được thiết kế để giải quyết nhiệm vụ giống nhau, đó là bảo vệ cho các vùng ven biển.​
Hiện nay, cả hai hệ thống này đều được triển khai ở châu Âu: Nga đã triển khai hệ thống K-300P Bastion tại Crimea, NSM (Naval Strike Missile) của NATO được triển khai tại Ba Lan.​
Theo Alexander Mozgovoi, NATO triển khai NSM tại Ba Lan nhằm chống lại các căn cứ hải quân của Hạm đội Baltic của Nga.​
Theo đánh giá của chuyên gia Alexander Mozgovoi, hệ thống tên lửa K-300P Bastion được trang bị tên lửa Onyx.​
BÀI LIÊN QUAN
Đây là loại tên lửa có tốc độ siêu âm, và đạt tốc độ 2,6 Mach (gần 3000 km/h). Dòng tên lửa này có tính cơ động rất cao, với đường bay rất phức tạp, với tầm bắn 300 km.​
Tên lửa đạt độ cao lên đến 15.000 m, và sau đó bổ nhào xuống và bay ở độ cao 10 - 15 mét trên mực nước biển. Nhờ đó, các phương tiện radar trên biển của đối phương rất khó để phát hiện ra nó.​
Khi tên lửa đầu tiên của hệ thống nắm bắt được mục tiêu, ngay lập tức nó truyền tải thông tin đến tên lửa khác. Do đó, tên lửa Onyx biết cách để phân phối tiêu diệt các mục tiêu, ông Alexander Mozgovoi giải thích.​
Theo ông Alexander Mozgovoi tên lửa NSM của NATO mới chỉ đạt tốc độ cận âm. NSM dài 3,96 m, mang theo đầu đạn nặng 125 kg, tầm bắn tối đa khoảng 185 km.​
Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, hệ thống định vị toàn cầu GPS.​
Ở giai đoạn cuối, tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động 2 băng tần cho phép phân biệt các mục tiêu trong môi trường lộn xộn.​
ten-lua-bastion-cua-nga-va-nsm-cua-nato-meo-nao-can-miu-nao.jpg

Tên lửa NSM (Naval Strike Missile) của NATO​
Ngoài ra, một trong những tính năng quan trọng khác của NSM là khả năng dẫn hướng và tấn công chính xác để tiêu diệt các mục tiêu.​
Theo đó, tên lửa NSM được cho là một trong những tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu dò hồng ngoại và camera chuyên dụng có khả năng phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ.​
Tính năng này cho phép nó tự động bỏ qua các mục tiêu dân sự như tàu cá, tàu hàng... để lựa chọn ra một tàu chiến đối phương và tấn công phá hủy chúng.​
Một tính năng mà chúng ta chỉ nghĩ ở trong các phim khoa học viễn tưởng nay đã trở thành hiện thực.​
Tuy vậy, theo Alexander Mozgovoi, tên lửa Bastion có hiệu quả hơn NSM không chỉ vì tốc độ, Bastion có thể đánh trúng tàu địch ở khoảng cách 300 km, trong khi NSM chỉ có khả năng đánh trúng tàu đối phương trong phạm vi 200 km.​
Ngoài ra, tên lửa Bastion, với sự giúp đỡ của trạm radar Monolith-B, có thể phát hiện được mục tiêu ở khoảng cách rất xa, điều này NSM không có. Sức mạnh chiến đấu của Bastion cũng vượt trội NSM của NATO.​
"Tên lửa NSM có thể mang theo đầu đạn nặng 125 kg, trong khi các tên lửa Onyx có thể mang theo đầu đạn nặng 215 - 220 kg.​
Để tiêu diệt tàu khu trục của Mỹ Arleigh Burke sẽ cần 2 - 3 tên lửa và mất không quá 15 phút", Alexander Mozgovoi nhấn mạnh.​
Chuyên gia cũng cho biết thêm Bastion không chỉ phục vụ cho Hải quân Nga, mà còn được cung cấp cho Việt Nam và Syria. Hiện hệ thống tên lửa Bastion là người bảo vệ đáng tin cậy cho bán đảo Crimea.​
"Hiện nay, các nước NATO không ngừng tăng cường sự hiện diện tại Biển Đen. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Tổ hợp Bastion tại Crimea, tất cả những nỗ lực của NATO sẽ trở nên vô ích.​
Với sự giúp đỡ của Bastion, trong một thời gian rất ngắn khoảng 10 - 15 phút của tất cả các kẻ thù có thể bị tiêu diệt", chuyên gia Alexander Mozgovoi cảnh báo.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ cảnh báo thẳng Trung Quốc

(Vũ khí) - Sau vụ thử vũ khí chống vệ tinh tháng 7/2014 của Trung Quốc, Mỹ đã cảnh báo và đưa ra loạt kế hoạch về cuộc chiến không gian với Trung Quốc.

Mỹ nói thẳng
Trang The Washington Free Beacon (Mỹ) dẫn lời Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm về chính sách không gian, ông Douglas Loverro, cho biết mối đe dọa tấn công tất cả vệ tinh của Mỹ trong quỹ đạo không còn là một mối quan ngại trên lý thuyết.
Theo ông Loverro, Lầu Năm Góc muốn những đối thủ tiềm năng như kiểu Trung Quốc biết rằng nếu chiến sự mở rộng ra không gian thì “Mỹ luôn sẵn sàng để bảo vệ tài sản không gian của chúng tôi”.
Ông Loverro nhấn mạnh: “Tấn công tài sản không gian của chúng tôi không phải là cách làm chùn bước Mỹ trong một cuộc chiến. Chúng tôi sẽ đảm bảo tài sản không gian luôn sẵn sàng hỗ trợ quân đội Mỹ”.
Tuyên bố này được ông Loverro và các quan chức quốc phòng Mỹ trình bày trong phiên họp của Ủy ban Quân lực Hạ viên Mỹ trong tuần này về những nguy cơ xảy ra chiến tranh không gian, tuyên bố trên cũng đồng thời vạch ra kế hoạch chi 5 tỉ USD trong vòng năm năm tới để tăng cường phòng thủ trước những cuộc tấn công sử dụng tên lửa chống vệ tinh, vũ khí laser… nhắm vào các vệ tinh của nước này.
Theo The Washington Free Beacon, đây là lần đầu tiên các quan chức Lầu Năm Góc công khai báo động về mối đe dọa từ Trung Quốc và vạch ra kế hoạch, chương trình nhằm đối phó với những hiểm họa có thể xảy ra trong tương lai.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-tuyen-chien-voi-trung-quoc_30026861.png
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chiến hạm trang bị hệ thống Aegis của Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguyên nhân khiến Mỹ tuyên bố "rắn"
Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), việc Mỹ "mạnh miệng" đưa ra tuyên bố nhằm thẳng vào Bắc Kinh bởi Mỹ đang lo lắng về tiến độ phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết thêm, Trung Quốc vừa khiến thế giới giật mình khi công bố thông tin đã bắn hạ thành công một vệ tinh nhân tạo hồi tháng 7/2014 bằng tên lửa chống vệ tinh DN-1.
Theo nguồn tin này, hiện nay ngoài DN-1, Trung Quốc còn sở hữu một tên lửa chống vệ tinh khác được gọi là DN-2 thử nghiệm vào năm 2013. Tên lửa DN-2 được thiết kế để bắn hạ các vệ tinh trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp (200 đến 1.200 km bên trên bề mặt Trái đất).
Dù chưa biết độ xác thực của thông tin, tuy nhiên thông tin này cho thấy Bắc Kinh đang thực sự không muốn mình đứng ngoài cuộc trong cuộc đua vũ khí diệt vệ tinh của các cường quốc.
Chương trình phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc được đánh dấu sau vụ thử tên lửa chống vệ tinh hồi năm 2007, quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch phát triển từ 20-30 tên lửa chống vệ tinh nhằm cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chiến vũ trụ, trang Strategy Page đưa tin.
Trong một bài viết mang tựa đề "Âm mưu của Trung Quốc trong vũ trụ", Strategy Page cho hay Trung Quốc sẽ có trên 200 vệ tinh đến năm 2020. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 vụ phóng vệ tinh thương mại, đưa 36 vệ tinh lên quỹ đạo cho tới nay.
Strategy Page cho biết thêm, từ nay đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có trên 200 vệ tinh. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 vụ phóng vệ tinh thương mại, đưa 36 vệ tinh lên quỹ đạo cho tới nay.
Do sự tiến bộ về công nghệ, Trung Quốc giờ đây có thể phóng số vệ tinh đó chỉ trong 18 tháng. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phóng 30 vệ tinh mỗi năm.
Hiện nay, trong số 900 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, gần một nửa trong số đó là của Mỹ. 25 trong số các vệ tinh đó được sử dụng cho mục đích quân sự. Để ngăn chặn sự độc quyền của Mỹ trên vũ trụ, quân đội Trung Quốc đã phát động hàng loạt chương trình để phá hủy hoặc chặn các vệ tinh đối phương bằng tên lửa và laser.
Đặc biệt là vào ngày 2/12/2013, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Hằng Nga-3 để đưa xe thám hiểm tự hành Thỏ Ngọc lên mặt trăng. Theo Tân Hoa xã, đây là những bước đầu tiên của Bắc Kinh tiến tới mục tiêu xây dựng trạm nghiên cứu trên mặt trăng vào năm 2020.
Trang tin Breitbart dẫn lời giới quan sát tỏ ra lo ngại rằng từ trạm nghiên cứu đến căn cứ quân sự không phải là con đường quá dài, trong khi việc phóng thành công Hằng Nga-3 chứng tỏ Trung Quốc có khả năng phóng tên lửa mang nhiều đầu đạn cùng tấn công một nhóm mục tiêu.
Vụ phóng tên lửa chống vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2007 và tàu tàu vũ trụ Hằng Nga-3 lên Mặt trăng thành công đã cho thấy quyết tâm của Trung Quốc nhằm đóng một vai trò lớn trong các hoạt động vũ trụ quân sự và để chứng tỏ với thế giới, mà đặc biệt là Mỹ, rằng Bắc Kinh có khả năng đánh chặn bất kỳ vệ tinh nào trên vũ trụ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.