Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đem phi đội bách chiến bách thắng đến Đông Âu

Thiên Hà | 30/03/2015 07:50



f-15-eagle-5-1427650240608-156-0-973-1600-crop-1427650275603.jpg

Phi đoàn tiêm kích chiến thuật đặc biệt 125 sẽ được triển khai tới châu Âu

Chia sẻ:
Mỹ tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự của mình ngay sát biên giới Nga bằng cách đưa một phi đội máy bay chiến đấu F-15 đến Đông Âu, loại máy bay tiên tiến được mệnh danh là "trăm trận trăm thắng" của quân đội Mỹ.

Không quân Mỹ đã triển khai phi đoàn tiêm kích chiến thuật đặc biệt 125 đang đóng ở Jacksonville trực thuộc lực lượng không quân vệ binh quốc gia Florida, cùng 12 máy bay chiến đấu F-15 đến Đông Âu.​
Việc triển khai 12 máy bay chiến đấu F-15C "đại bàng" sẽ đóng tại căn cứ không quân ở Leeuwarden, Hà Lan là một phần trong hoạt động Theater Security Package (TSP) nhằm gia tăng sự hiện diện của không quân Mỹ tại châu Âu.​
Phi đoàn tiêm kích chiến thuật đặc biệt 125 sẽ tham gia cuộc tập trận đa quốc gia mang tên Frisian Flag, sau đó di chuyển đến ngay gần sát biên giới Nga và đóng chân tại căn cứ quân sự Graf Ignatievo ở Bulgaria nhưng chỉ là tạm thời.​
Các máy chiến đấu F-15 thuộc không quân vệ binh quốc gia là nhóm tham gia hoạt động TSP thứ hai tại châu Âu để hỗ trợ chiến dịch "Quyết tâm Đại tây Dương".​
Đây là sứ mệnh nhằm thể hiện sự cam kết của Washington đối với hòa bình và ổn định trong khu vực và trấn an các đồng minh châu Âu trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Nga sau sự sáp nhập của Crimea vào Nga hồi năm ngoái.​
Tháng trước, Mỹ triển khai 12 máy máy cường kích A-10 Thunderbolt II (thần sấm II) và khoảng 300 người phục vụ đến một căn cứ không quân Mỹ nằm gần thị trấn Spangdahlem của Đức.​
Đây là phi đội tham gia hoạt động TPS đầu tiên, mới đây đơn vị này đã được triển khai đến Ba Lan.​
BÀI LIÊN QUAN
Các phi đội thuộc hoạt động TPS không phải là lực lượng không quân duy nhất của Mỹ ở châu Âu, hiện có 14 máy bay chiến đấu F-16 được triển khai tới Estonia để thực hiện công tác đào tạo với các lực lượng quân sự địa phương.​
Quân đội Mỹ đang thực hiện hàng loạt chính sách, chiến lược nhằm gia tăng sự hiện diện của mình hơn nữa ở châu Âu, đặc biệt là tại các nước thành viên NATO thuộc khu vực Đông Âu và các nước vùng Baltic.​
Mỹ đã gửi thêm nhiều xe tăng, binh sĩ cũng như tham gia hàng loạt các cuộc tập trận lớn nhỏ với các đồng minh châu Âu đặc biệt là các nước Đông Âu và Baltic kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra.​
Các hoạt động của Mỹ chủ yếu nhằm để trấn an các nước đồng minh của Mỹ rằng, Mỹ sẽ bảo vệ họ trước thế lực của một nước Nga đang đi lên một cách quá mạnh mẽ và nhanh chóng.​
Cũng như Mỹ sẽ không để các nước Đông Âu và Baltic đã gia nhập vào NATO cảm thấy lo sợ trước những gì đang xảy ra ở Ukraine có thể lan sang đất nước mình.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc khiến Mỹ lạnh gáy

Cập nhật lúc: 19:00 30/03/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Chiến sự bùng phát, Mỹ tức tốc tới Ukraine tuần này
Mục kích Quân đội Mỹ - Hàn tập trận "Đại bàng non"
Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh (3)
Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh (2)
Thầy Mỹ nỗ lực huấn luyện Quân đội Iraq chống IS


(Kiến Thức) - Trung Quốc đang phát triển hai loạt tên lửa chống vệ tinh thách thức sự thống trị trong lĩnh vực không gian vũ trụ của Mỹ.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Washington Free Beacon, Đô đốc Cecil D Haney, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ cho biết, Mỹ đang rất quan tâm tới sức mạnh vũ khí hạt nhân của Nga và Trung Quốc. Trong đó, ông Haney cũng không bỏ qua khả năng vũ khí của Trung Quốc có thể bắn hạ các vệ tinh trên quỹ đạo nếu một cuộc xung đột xảy ra trong tương lai.​
“Nguy cơ này trong không gian, tôi tin rằng là một nguy cơ thực sự. Điều đó đã được chứng minh”, Đô đốc Haney nói, khi đề cập tới sự kiện năm 2007 Trung Quốc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh để bắn tan một vệ tinh đang trên quỹ đạo gây ra hàng chục nghìn mảnh vỡ.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Đồ họa mô tả quá trình phóng diệt vệ tinh của tên lửa DN-1.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đô đốc Haney cho biết thêm, Trung Quốc đã lặp lại thử nghiệm này vào mùa hè năm ngoái. Mặc dù đợt thử nghiệm không bắn vào một vệ tinh nào nhưng rõ ràng đấy là những hoạt động chứng tỏ Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch đánh chặn trên không gian. “Chúng tôi phải sẵn sàng đối phó bất cứ chiến dịch nào như vậy xâm lấn vào không gian”, Đô đốc Haney nói.​
Cụ thể, ngày 23/7/2014, Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh và được các quan chức quốc phòng Mỹ xác định là loại tên lửa đánh chặn vệ tinh DN-1. Trước đó vào năm 2013, nước này cũng thử nghiệm loại tên lửa chống vệ tinh DN-2 và được thiết kế để tấn công các vệ tinh ở quỹ đạo cao của trái đất. Đó thường là những vệ tinh đóng vai trò tình báo, định vị.​
Trong khi thử nghiệm DN-1 vào tháng 7/2014 được cho giống như tên lửa được thử nghiệm vào năm 2007. Nhưng nó chỉ khác ở thời điểm này DN-1 không bắn vào một vệ tinh nào. Nhưng rất có thể nó được phóng lên để thu thập các dữ liệu nhằm phát triển hơn nữa để tấn công các vệ tinh ở quỹ đạo thấp.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hình ảnh được cho là Trung Quốc thử DN-2 vào năm 2013. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Rick Fisher, một chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đang có những động thái mở rộng khả năng tác chiến không gian bao gồm cả việc phát triển các vũ khí laser trên mặt đất và trên không gian, các tên lửa chống vệ tinh được phóng từ mặt đất và các vũ khí chiến đấu từ trên quỹ đạo.​
“Cần nhớ rằng suốt một thập kỷ qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục thử nghiệm các tên lửa diệt vệ tinh được phóng từ mặt đất và bắt đầu thử nghiệm các tên lửa chống vệ tinh được phóng từ trên không. Tuy nhiên, các nguồn tin Trung Quốc đã chỉ ra các nền tảng không gian trang bị vũ khí laser có thể vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu cho tới cuối những năm 2020. Tới thời điểm này, Trung Quốc cũng sẽ trạm không gian sử dụng với mục đích kép và có thể dùng để thử nghiệm các máy bay không gian”, Fisher cho biết trên tờ Washington Free Beacon.​
Đứng trước tình hình trên, theo Đô đốc Haney, phía Mỹ đã có những ứng phó để ngăn chặn các vũ khí vệ tinh. Trong năm tài khóa 2016, Tổng thống Mỹ đã đồng ý hỗ trợ đầu tư để tăng cường bảo vệ lĩnh vực không gian của đất nước, gồm cả các biện pháp cảnh báo tình huống và tình báo các nguy cơ, cũng như phát triển các chiến thuật, kỹ thuật phòng vệ không gian.​
Đồng thời Mỹ cũng không ngừng phát triển các vũ khí diệt vệ tinh. Vào năm 2008, Lầu Năm Góc đã sử dụng một phiên bản mô phỏng tên lửa đánh chặn SM-3 để bắn rụng một vệ tinh. Thử nghiệm này được xem như một chỉ báo rằng bản sao SM-3 này sẽ được sử dụng trong tương lai như là một phần trong hệ thống vũ khí diệt vệ tinh.​
 
23/8/12
1.162
3
38
NATO sợ hãi thái quá máy bay ném bom Nga tuần tra

Cập nhật lúc: 13:30 30/03/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Ảnh tuyệt đẹp mới nhất về Không quân Nga
Không quân Nga phô diễn sức mạnh tại Crimea, Ukraine
Vận tải cơ nào sẽ "cõng" siêu tăng T-14 Armata bay?
Không quân Nga nhận 27 tiêm kích Su-30SM trong năm nay
Ngắm trực thăng Ka-52 Nga qua lăng kính camera hành trình


(Kiến Thức) - Việc lên án chuyến bay tuần tra của máy bay ném bom Nga có lẽ là sự thái quá không cần thiết khi mà chính Mỹ cũng đang làm điều tương tự.
Cuối năm 2014, khi các máy bay ném bom chiến lược của Nga thực hiện các chuyến bay tuần tra trên các vùng biển quốc tế gần biên giới các nước trong khối quân sự NATO, ngay lập tức Mỹ và các nước đồng minh lên án mạnh mẽ hành động này. Trong khi đó, chính bản thân Mỹ lại cũng đang thực hiện các chuyến bay tương tự áp sát biên giới Nga, vậy điều gì đã khiến các nước NATO phải lo lắng như vậy ?​
Dưới đây là 8 câu hỏi mà tờ RIR đã đặt ra để trả lời cho sự bất an thái quá của NATO:​
1. Máy bay ném bom Nga thực sự đang làm gì ?
Các chuyến bay tuần tra của Nga trên thực tế là nhằm thể hiện sự diện quân sự của nước này tại bất kỳ khu vực không phận quốc tế nào trên thế giới. Bên cạnh đó nó cũng là cách hiệu quả để Quân đội Nga thực hiện quá trình huấn luyện phi công trong điều kiện tác chiến trên không. Trong mỗi chuyến bay các phi công Nga sẽ thực hành nhiều kỹ năng khác nhau bao gồm: tiếp nhiên liệu trên không, trinh sát vô tuyến điện tử và các tình huống tấn công giả định.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Bộ đôi máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95 của Không quân Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
2. Nga sử dụng loại máy bay ném bom nào để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra ?
Quân đội Nga cũng không có quá nhiều sự lựa chọn cho phi đội máy bay ném bom tuần tra của nước này, chúng chủ yếu là những chiếc máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160 và máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt Tu-95MS. Cả hai loại máy bay ném bom này hầu như không có đối thủ trên bầu trời, chúng thường đi chung với những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không IL-78 và đôi khi là cả với tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31.​
3. Nga thường thực hiện các chuyến bay tuần tra ở khu vực nào ?
Khu vực hoạt động của các máy bay ném bom tầm xa Nga thường là trên vùng biển hay không phận quốc tế nằm gần vùng biển của Na Uy, Biển Barents, Đại Tây Dương, Biển Đen và Thái Bình Dương.​
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tất cả các chuyến bay tuần tra của Không quân Nga đều thực hiện theo đúng các quy ước về vùng biển và vùng không phận quốc tế cũng như không xâm phạm vào biên giới của nước khác.​
4. Các máy bay ném bom chiến lược của Nga mang theo những loại vũ khí nào?
Theo Peter Deinekina - từng là một chỉ huy đơn vị máy bay ném bom tầm xa của Liên Xô cho biết, các máy bay ném bom thực hiện các chuyến bay tuần tra của Quân đội Nga ngày nay thường không mang theo vũ khí hạt nhân và chỉ được trang bị các loại tên lửa hành trình.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong ảnh là một chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga bị máy bay tiêm kích của Anh áp tải.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
5. Các máy bay ném bom của Nga có bật hệ thống phát tín hiệu nhận dạng khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra hay không ?
Theo Tư lệnh Không quân Nga – Tướng Viktor Bondarev, các máy bay ném bom tuần tra của Nga sẽ không bật hệ thống phát tín hiệu nhận dạng khi đang làm nhiệm vụ trên không. Các máy bay ném bom của Nga cũng được trang bị một hệ thống nhận biết giúp phát hiện các máy bay dân sự từ khá xa.​
6. Các máy bay ném bom của Nga có gây nguy hiểm cho hoạt động hàng không dân sự ?
Theo quân đội Nga cho biết, trên thực tế điều này khó xảy ra vì lộ trình bay của máy bay quân sự và dân sự không bao giờ giao nhau.​
Để đáp lại cáo buộc của Thụy Điển vào tháng 12/2014 cho rằng một máy bay quân sự của Nga suýt va chạm với một máy bay dân sự trong vùng trời Thụy Điển, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định không có bất kỳ yếu tố nào có thể dẫn tới một vụ tai nạn như phía Thụy Điển cáo buộc vì khoảng cách giữa hai máy bay này là hơn 64km.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Các nước Phương Tây liệu có quá thổi phồng các chuyến bay tuần tra của Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
7. Các nước NATO đã phản ứng thế nào với các chuyến bay tuần tra của Nga ?
Trong thực tế, sau khi xác định một máy bay nước ngoài không rõ nguồn gốc các máy bay tiêm kích đánh chặn của một hay nhiều quốc gia trong khối quân sự NATO sẽ được điều động để áp tải máy bay lạ trong một khoảng thời gian nhất định. Hành động này thường được giới báo chí gọi là “Đánh chặn” nhưng trong trường hợp đối với các máy bay ném bom của Nga thì thuật ngữ này thường có nghĩa là một máy bay quân sự NATO bay cùng với máy bay bay ném bom của Nga.​
8. Vậy Nga có chấm dứt các chuyến bay tuần tra trước cáo buộc ngày càng tăng từ Phương Tây ?
Để trả lời cho câu hỏi này vào đầu tháng 3 năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Nga - Sergei Shoigu tuyên bố trong một hội nghị cho biết, Nga sẽ mở rộng thêm các khu vực tuần tra đối với lực lượng máy bay ném bom chiến lược và chúng tôi không có ý định dừng các hoạt động này lại vì những cáo buộc vô cớ từ Phương Tây.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Đức hết lời khen ngợi siêu tăng T-14 Armata Nga

Cập nhật lúc: 09:00 02/04/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Tiếc ngẩn ngơ hàng trăm xe tăng Nga bị bỏ rơi
Điểm danh vũ khí tạo nên sức mạnh Quân đội Nga
Lính Nga khổ luyện để thi "Tình báo quân đội xuất sắc"
Vận tải cơ nào sẽ "cõng" siêu tăng T-14 Armata bay?
Khám phá sát thủ bắn tỉa SVU-A của đặc nhiệm Nga


(Kiến Thức) - Mặc dù chưa xuất hiện chính thức nhưng siêu tăng T-14 Armata của Nga đang được đánh giá khá cao từ các chuyên gia quân sự của Nga lẫn Phương Tây.
Sputnik trích đánh giá từ tạp chí Stern của Đức cho biết, siêu tăng T-14 Armata là một ví dụ điển hình cho tốc độ hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Quân đội Nga chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.​
Tờ báo Đức cho rằng, việc phát triển một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn mới không phải là điều gì đó quá mới mẻ đối với quân đội nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng trên thế giới hiện nay như Leopard 2 của Đức hay M1 Abrams của Mỹ đều đã được thiết kế cách hơn 35 năm về trước. Thậm chí các biến thể hiện đại hóa của chúng cũng không có quá nhiều khác biệt so với phiên bản gốc, mặt khác các dòng xe tăng này đang dần trở nên lỗi thời nếu xét ở một góc độ nào đó.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Những hình ảnh đầu tiên về siêu tăng T-14 Armata của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong khi đó, nền tảng khung gầm bọc thép đa nhiệm Armata lại được thiết kế và phát triển dựa trên sự kết hợp các nền tảng công nghệ chế tạo xe tăng tiên tiến nhất của Nga hiện nay.​
Xe tăng T-14 Armata của Nga có đặc điểm thiết kế nổi bật là với một tháp pháo điều khiển từ xa cùng vũ khí chính là một pháo nòng trơn 2A82 125mm. Nó được đánh giá là vượt trội hơn so với pháo nòng trơn Rheinmetall L55 120 mm của xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2.​
Bên cạnh đó, toàn bộ kíp chiến đấu của T-14 được bảo vệ an toàn trong hệ thống giáp bảo vệ đa lớp tách biệt hoàn toàn với khoang chứa đạn, ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống quản lý trung tâm bằng máy tính và có thể được điều khiển từ xa thông qua các máy quay có độ phân giải cao. Tạp chí Stern còn kết luận, T-14 Armata có thể được xem là biểu tượng của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.​
Trong giai đoạn từ nay cho đến 2020, Quân đội Nga sẽ đưa vào sử dụng khoảng 2.300 chiếc T-14 chiếm 70% số lượng xe tăng được đưa vào trang bị mới. Trong khi đó các nhà máy tăng thiết giáp của Uralvagonzavod công ty phát triển T-14 có thể cho xuất xưởng khoảng 500 chiếc T-14 Armata mỗi năm.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc sẽ không bán vũ khí với giá rẻ

TTK | 01/04/2015 22:58



tq-1427871947084-6-0-261-500-crop-1427872071600.jpg

Chia sẻ:
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI), kể từ cuối năm 2014, Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Nga về xuất khẩu vũ khí.

Thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất vũ khí và xuất khẩu thiết bị quân sự đã làm nảy sinh những "dự báo bi đát" ở phương Tây. Tạp chí "Foreign Policy" (Mỹ) đã nêu câu hỏi:
"Điều gì sẽ xảy ra khi trên thế giới tràn ngập món hàng máy bay và tàu chiến Trung Quốc giá rẻ?".
Theo chuyên viên Vasily Kashin thuộc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ, dự báo ảm đạm xuất phát từ thực tế là vũ khí Trung Quốc quả thực có mức giá rẻ, còn trình độ kỹ thuật thì khác với những năm trước khi đã vươn lên ngang tầm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Thêm nữa, người ta cho rằng Trung Quốc dự định tăng cường bán vũ khí tràn lan cho tất cả những khách hàng muốn mua, bất kể là ai.
trung-quoc-se-khong-ban-vu-khi-voi-gia-re.jpg

Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Nga về xuất khẩu vũ khí.​
Danh tiếng của Trung Quốc trên thị trường vũ khí toàn cầu được xác lập vào những năm 1980.
BÀI LIÊN QUAN
Ở thời điểm đó, các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đối mặt với tình trạng giảm sút mạnh lượng đơn đặt hàng từ trong nước và buộc phải tìm cách "cố tồn tại" nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và điều may mắn hơn là họ có được sự hỗ trợ của chính phủ.​
Giá tiền công lao động ở Trung Quốc lúc đó vô cùng rẻ mạt kể cả so với tiêu chí của những nước đang phát triển.​
Trung Quốc bảo lưu công suất đạt được trong thời kỳ 1950-1970 dành cho sản xuất đại trà những hệ thống vũ khí thuộc loại tương đối đơn giản.​
Trong đó, trường hợp cuộc chiến tranh Iran-Iraq kéo dài phần lớn thập niên 1980 đã thúc đẩy sự gia tăng rõ rệt trên thị trường vũ khí quốc tế.
Trung Quốc có tiếng là quốc gia sẵn sàng bán vũ khí cho tất cả các khách hàng và có khả năng cung cấp những lô lớn hàng loạt thiết bị quân sự với giá thấp.
Mặc dù Trung Quốc có sự sa sút đột ngột trong xuất khẩu vũ khí giai đoạn 1990-2000 nhưng danh tiếng hình thành trong thập niên 1980 vẫn được bảo tồn.
Trong khi đó, những yếu tố kinh tế và chính trị đã sản sinh ra danh tiếng này thì lại bị triệt tiêu ngay trước mắt.
Trước hết, chẳng còn thấy lý do cụ thể nào để vũ khí Trung Quốc có giá rẻ lạ thường. Mức lương trong ngành công nghiệp Trung Quốc tăng cao nhanh chóng.
Ngành công nghiệp quốc phòng buộc phải cạnh tranh với công nghiệp dân dụng để có đội ngũ công nhân - kỹ sư với tay nghề chuyên môn cao.
Trong một số lĩnh vực quốc phòng riêng biệt, chẳng hạn như công nghiệp hàng không hay tên lửa của Trung Quốc, chi phí cho công lao động đã đạt đến mức của các nước Đông Âu, mà vẫn tăng thêm không ngừng.
Giá chi phí thuê mặt bằng, tiền điện cùng các phí dịch vụ công cộng cùng tỷ lệ nhập khẩu các nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệp quốc phòng đều tăng.
Trái ngược với những năm 1980, giờ đây ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc không còn phụ thuộc nhiều vào tiền bán vũ khí.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đạt mức 144 tỷ USD, gần 1/3 dành chi cho việc mua sắm thiết bị và vũ khí sản xuất hàng loạt.
Ngoài ra, có những hạng mục riêng trong ngân sách dành kinh phí đáng kể cho chi tiêu quốc phòng. So với tổng kinh phí này, khoản tiền từ xuất khẩu quân sự không phải là "đỉnh cao ý nghĩa".
Yếu tố cuối cùng là hệ thống kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc những năm 1990 và 2000 đã trở nên khắt khe hơn.
Bây giờ bất kỳ giao kèo xuất khẩu vũ khí nào cũng phải trải qua hệ thống phê duyệt 3 cấp khá phức tạp.
Cách tiếp cận của Trung Quốc với vấn đề xuất khẩu vũ khí hiện nay đang trở nên thận trọng hơn so với trước đây.
Trong những năm tới, xuất khẩu vũ khí Trung Quốc được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển.
Nhưng đó sẽ là tiến trình có kế hoạch, gắn bó chặt chẽ với đà tăng trưởng kinh tế và bành trướng thế lực chính trị của Trung Quốc tại những phần khác nhau trên thế giới.
Một ví dụ điển hình là quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 do Trung Quốc sản xuất.
Đó không chỉ là thành tựu từ lối tiếp thị ráo riết của Bắc Kinh trong nỗ lực tối đa hoá lợi nhuận, mà còn là hệ quả từ những thay đổi trong đường lối đối ngoại của Ankara.
Trong xu hướng giảm bớt mức độ thân phương Tây, Trung Quốc đã được Thổ Nhĩ Kỳ chọn làm đối tác then chốt trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, có thể vì ghi nhận rằng Bắc Kinh đang vươn lên giữ vai trò một trung tâm đối trọng thay thế của nền kinh tế thế giới.
Đối với Trung Quốc, xuất khẩu vũ khí giờ đây không chỉ là mục đích tự thân của nền kinh tế thị trường, mà còn là công cụ hữu hiệu để gia tăng uy tín và ảnh hưởng của một "tân siêu cường".
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga biến Ka-52K thành 'sát thủ' đa năng

(Vũ khí) - Nga đã tích hợp thành công radar mới và tên lửa diệt hạm X-31, X-35 trên trực thăng Ka-52K khiến chúng sở hữu sức mạnh "ngang ngửa" chiến đấu cơ.

Thông tin này được RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Hải quân Nga cho biết, cụ thể, Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện (KRET) sẽ chịu trách nhiệm hiện đại hóa các trực thăng hạm Ka-52K này.
Hạng mục quan trọng nhất KRET sẽ thực hiện là hiện đại hóa Ka-52K khi trang bị hệ thống radar mới cho phép trực thăng sử dụng các loại tên lửa diệt hạm loại X-31 và X-35, loại tên lửa mới chỉ được trang bị cho loại tiêm kích Su-30 và MiG-29K.
Đại diện của KRET công bố, việc trang bị hệ thống radar mới sẽ giúp trực thăng Ka-52K tăng phạm vi phát hiện các mục tiêu lên gấp 2 lần, trong phạm vi 200 km.
“KRET đã sản xuất cho trực thăng Ka-52K hệ thống thiết bị vô tuyến điện quan trọng, nhờ đó Ka-52K có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả ngày và đêm”, nguồn tin nhấn mạnh.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-bien-ka52k-thanh-sat-thu-da-nang_3635612.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trực thăng trên hạm Ka-52K thử nghiệm.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, Ka-52K được trang bị hệ thống laser dẫn hướng vũ khí có điều khiển và hệ thống xử lý hình ảnh “Hunter”, sử dụng để dẫn hướng tên lửa; hệ thống radar Arbalet do KRET sản xuất cho phép Ka-52K giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ ngay cả khi tiếp xúc với hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương.
Ka-52K là phiên bản cải tiến của dòng trực thăng tấn công Ka-50, được thiết kế để phát hiện và nhận dạng các mục tiêu khác nhau, trong đó có các mục tiêu động và tĩnh trên bộ, tiêu diệt xe tăng và các loại khí tài bọc thép khác, máy bay trực thăng và các máy bay bay thấp, bay chậm của đối phương.
Trực thăng Ka-52K được trang bị 3 khẩu pháo: 1 khẩu cỡ nòng 30 mm và 2 khẩu cỡ nòng 23 mm, bố trí trong container đặc biệt trên "đôi cánh" của máy bay. Cơ số đạn của mỗi khẩu pháo là 500 viên.
Ka-52K mang tên lửa siêu thanh chống tăng Vikhr với phương tiện dẫn hướng bằng laser. Ngoài ra, trên máy bay trực thăng còn có thể gắn được hệ thống tên lửa phòng không Igla để diệt mục tiêu trên không.
Không chỉ Nga sử dụng biến thể Ka-52K, hiện nay Văn phòng thiết kế trực thăng Kamov của Nga đã đưa ra đề xuất giúp Hải quân Ấn Độ khắc phục điểm yếu tác chiến bằng việc cung cấp các máy bay trực thăng tấn công tối tân Ka-52K.
"Phòng thiết kế trực thăng Kamov và công ty Russian Helicopters đã sẵn sàng hợp tác để cung cấp biến thể trực thăng hàng hải hiện đại Ka-52K để đáp ứng yêu cầu của Hải quân Ấn Độ", Thiết kế trưởng Kamov, ông Sergei Mikheyev nói với hãng tin Itar-Tass hôm 6/8.
"Theo yêu cầu của Hải quân Ấn Độ, chúng tôi đã sẵn sàng liên kết với công ty Russian Helicopter để cung cấp một số lượng cần thiết các máy bay trực thăng hàng hải và đề xuất những phát triển mới nhất cho phía Ấn Độ, bao gồm cả trực thăng Ka-52K", ông Mikheyev nói thêm.
 
23/8/12
1.162
3
38
Bật mí loại radar trinh sát "khủng" của bộ binh Nga

Cập nhật lúc: 13:30 04/04/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Điểm danh vũ khí tạo nên sức mạnh Quân đội Nga
Quan sát diễn tập duyệt binh ở TP Yekaterinburg, Nga
Báo Đức hết lời khen ngợi siêu tăng T-14 Armata Nga
Lính Nga khổ luyện để thi "Tình báo quân đội xuất sắc"
Khám phá sát thủ bắn tỉa SVU-A của đặc nhiệm Nga


(Kiến Thức) - Các đơn vị Quân đội Nga đã được biên chế hệ thống radar trinh sát Aistenok đặc biệt tối tân, có kết cấu nhỏ gọn, phát hiện được nhiều loại hỏa lực.
Tờ RIR cho hay, các đơn vị mặt đất thuộc Quân khu phía Nam của Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị hệ thống radar trinh sát chiến trường Aistenok. Hệ thống radar này được đánh giá có khả năng hoạt động hiệu quả vượt trội trong các các cuộc xung đột có quy mô nhỏ với khả năng cơ động cao dễ triển khai cũng như vận chuyển.​
Radar trinh sát chiến trường Aistenok được thiết kế để trang bị cho các đơn vị vũ trang cấp đại đội hoặc tiểu đoàn với khả năng phát hiện các loại phương tiện cơ giới của đối phương ở trên mặt đất lẫn trên không. Điểm nhấn của hệ thống Aistenok là radar 1L271 giúp tăng khả năng hoạt động hiệu quả của các đơn vị pháo bằng cách cung cấp chính xác tọa độ của pháo binh địch và điều chỉnh hỏa lực phù hợp khi tác chiến.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Hệ thống radar trinh sát và điều khiển hỏa lực Aistenok tại một triển lãm quốc phòng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Aistenok được phát triển bởi Công ty cổ phần quốc phòng Almaz-Antey của Nga. Toàn bộ hệ thống chỉ nặng 135kg và có thiết kế dạng modul, điều này cho phép các đơn vị sử dụng Aistenok có thể dễ dàng vận chuyển nó bằng các phương tiện cỡ nhỏ hay thậm chí là bằng tay. Thời gian triển khai một hệ thống radar Aistenok chỉ mất tối đa 5 phút.​
Cấu trúc chính của Aistenok bao gồm: một chân đỡ giúp cố định hệ thống radar chính; bộ thu phát tín hiệu với một ăng-ten; thiết bị cung cấp nguồn; bộ xử lý thông tin trung tâm; bộ điều khiển từ xa và trạm liên lạc vô tuyến cùng các loại cáp kết nối​
Thông tin về hoạt động của Aistenok được hiển thị trên màn hình màu ở bảng điều khiển có thiết kế tương tự như máy tính xách tay. Dữ liệu về mục tiêu được chuyển qua một trạm phát tín hiệu vô tuyến có tầm hoạt động nhất định. Mặc dù không được thiết kế để có thể tự quay quanh trục, nhưng radar của Aistenok vẫn có thể quét ở một góc 60 độ.​
Theo cựu đại tá Quân đội Nga Mikhail Tymoshenko - nhà phân tích quân sự cho biết, tuy không sở hữu phần cứng mạnh mẽ nhưng hệ thống radar trinh sát Aistenok lại khá đặc biệt với thiết kế nhỏ gọn cơ động và rất khó phát hiện. Nó có thể xác định chính xác tọa độ của đối phương bằng cách tính toán tầm bắn và quỹ đạo bay của đường đạn, Aistenok còn có tầm hoạt động hiệu quả từ 20-200km.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Hệ thống radar Aistenok được đánh giá sẽ là thiết bị hỗ trợ hiệu quả cho các đơn vị pháo binh mặt đất của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Aistenok có khả năng phát hiện nhiều loại mục tiêu và ở nhiều khoảng cách khác nhau. Ở cự ly gần nó có thể phát hiện các loại đạn cối từ 80-120mm ngay từ khi các tổ đội của đối phương khai hỏa. Hệ thống xác định mục tiêu của Aistenok có thể tính toán chính xác tọa độ của đối phương cũng như vị trị mà hỏa lực địch muốn tấn công. Từ đó nó có thể đưa ra dữ liệu giúp các đơn vị pháo binh phản công hiệu quả.​
Tuy nhiên, đối với các loại mục tiêu như súng cối, hệ thống radar trinh sát Aistenok chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 5km. Và ở khoảng cách gần như vậy nó chỉ có thể xác định được đường đạn và tọa độ của mục tiêu. Tầm hoạt động thấp nhất của radar 1L271 là 750m còn hệ thống định vị mục tiêu có độ chính xác lên tới vài chục mét. Tuy nhiên độ sai lệch lại phụ thuộc vào từng loại mục tiêu khác nhau, với sai lệch từ 3-5m có thể dẫn tới việc hệ thống định vị mục tiêu xác định sai tọa độ đối phương lệch đến hơn 30m.​
Bên cạnh đó, hệ thống radar trinh sát Aistenok lại khá hiệu quả đối với các loại pháo có cỡ nòng từ 122mm đến 152mm. Radar có thể định vị chính xác vị trí của đối phương ở khoảng cách 10km và dựa vào đó để điều chỉnh chỉnh hỏa lực phù hợp.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hình ảnh được cho là hệ thống radar trinh sát chiến trường Aistenok của lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền Đông Ukraine.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài ra, hệ thống radar Aistenok còn có thể phát hiện các loại phương tiện cơ giới hạng nặng của đối phương như xe tăng hay pháo tự hành. Nó cung cấp chính xác vị trí của các phương tiện này ở khoảng cách 20km và có thể được sử dụng như dữ liệu tọa độ cho lực lượng pháo binh triển khai tấn công. Tuy Quân đội Nga có các loại radar trinh sát chiến trường hiện đại hơn nhiều so với Aistenok, nhưng đây lại là loại radar có tính cơ động cao và có thể được sử dụng như một loại radar điều khiển hỏa lực cho mọi loại pháo cối có trong biên chế của Quân đội Nga.​
Tính hiệu quả của hệ thống radar trinh sát Aistenok đã được chứng minh tại chiến trường miền Đông Ukraine, khi lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền Đông Ukraine đã sử dụng các hệ thống radar trinh sát Aistenok để phát hiện các đơn vị hỏa lực của Quân đội chính phủ Ukraine.​
Súng trường "khủng" K-11 của Hàn Quốc tiếp tục mắc lỗi

Cập nhật lúc: 19:00 04/04/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Mục kích Quân đội Mỹ - Hàn tập trận "Đại bàng non"
Xe tăng K1, K2 Hàn Quốc diễu binh "dọa" Triều Tiên
Nhận diện 5 biến thể AK tồi nhất từng được sản xuất
Mãn nhãn xem quân đội Hàn Quốc trình diễn võ thuật
Mỹ sẽ sản xuất súng trường AK-47 của Nga


(Kiến Thức) - Mặc dù súng trường tiên tiến K-11 đã được Quân đội Hàn Quốc biên chế, nhưng vẫn xuất hiện lỗi khiến cho nước này tổn thất hàng triệu USD.
Đài YTN của Hàn Quốc cho hay, súng trường đa năng K-11 do Hàn Quốc tự nghiên cứu phát triển tiếp tục mắc lỗi kĩ thuật. Đó là đạn cỡ 20mm của súng trường K-11 có nguy cơ nổ khi có sự can thiệp của sóng điện từ tần cố cao.​
Phòng vấn đề quốc phòng Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc thử nghiệm gây nhiễu sóng điện từ đối với đạn cỡ 20mm của súng trường K-11 kéo dài từ tháng 8-12/2014. Quá trình thử nghiệm cho thấy súng trường này trong trường hợp mang theo đạn 20mm khi tiếp xúc với môi trường sóng điện từ 60Hz có thể làm cho đạn nổ ngoài ý muốn.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Súng trường tấn công tiên tiến K-11. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Dự kiến, tháng 5/2015, Phòng vấn đề quốc phòng Hàn Quốc sẽ chuyển súng trường đa năng K-11 này cho cơ quan nghiên cứu sóng điện từ để tiến hành thử nghiệm và nghiên cứu. Cơ quan này sẽ tập trung thử nghiệm tính ổn định của loại súng này trong môi trường dã chiến.​
Báo cáo cũng chỉ ra, do khuyết điểm này, việc trang bị 15.000 viên đạn cỡ 20mm của quân đội Hàn Quốc sẽ tạm dừng sử dụng. Giá của một viên đạn này là khoảng 145 USD, cho nên nếu 15.000 viên đạn này không được sử dụng, con số tổn thất là khoảng 2,22 triệu USD.​
Thực tế, trong quá trình thử nghiệm súng trường K-11 thường xuyên xảy ra lỗi kĩ thuật. Cụ thể, tháng 10/2011 K-11 xuất hiện vấn đề thiết bị cảm biến dẫn đến nổ; tháng 3/2014 súng trường này trong quá trình thử nghiệm cũng nổ làm cho 3 lính bị thương; tháng 9/2014 hệ thống kiểm soát hỏa lực làm cho việc chế tạo súng K-11 bị gián đoạn. Hiện nay kế hoạch triển khai súng trường này vẫn chưa được xác định rõ và phòng vấn đề quốc phòng Hàn Quốc cũng đã thông báo tình hình trên cho bộ quốc phòng nước này biết.​
Daewoo K11 là một khẩu súng trường tấn công sử dụng loại đạn 5,56mm và loại đạn nổ trong không trung 20mm bắn từ ống phóng lựu gắn phía trên nòng súng chính. Hai loại đạn 20mm bắn ra từ nòng phóng lựu này sẽ phát nổ ngay khi va chạm hoặc sau khi va chạm một thời gian ngắn. Một loại đạn thứ ba sẽ phát nổ trên không trung cách mục tiêu vài mét và có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 6 mét hay làm bị thương nặng mục tiêu trong vòng bán kính 8 mét. Việc kích nổ loại đạn thứ ba này được điều khiển bởi các thiết bị điện tử gắn trên súng. Loại đạn này giúp cho người sử dụng có thể tiêu diệt các mục tiêu ẩn nấp trong các hầm hào, trong các căn nhà hoặc phía sau các bức tường mà không cần phải buộc viên đạn chạm vào mục tiêu.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ "lạc hậu hóa" tác chiến điện tử siêu tàu sân bay

(Vũ khí) - Vì quá tốn kém, và quá hiện đại, hệ thống radar trên tàu sân bay lớp Ford mới sẽ phải thay đổi cho tiết kiệm hơn

Trong một nỗ lực nhằm giảm chi phí và tăng sự tương đồng giữa các nền tảng thiết bị quân sự, hải quân Mỹ đang có kế hoạch đặt một hệ thống radar mới lên tàu sân bay lớp Ford thứ 2, USS Kennedy, cũng như tàu sân bay tấn công đổ bộ lớp America, LHA 8.
Hệ thống radar, có tên Enterprise Air Surveillance Radar (EASR) có kế hoạch sử dụng trên tàu sân bay USS Kennedy vào năm 2023 và và được cho là sẽ tiết kiệm được 180 triệu USD chi phí đóng tàu, Chuẩn đô đốc Thomas Moore cho biết.
“Hệ thống radar chúng tôi chọn sẽ là một loại đã có sẵn và điều chỉnh cho thích hợp với loại tàu chiến. Có một vài radar của Mỹ có thông số thích hợp với kế hoạch này. Tàu tấn công đổ bộ LHA 8 sẽ là chiếc tàu đầu tiên được trang bị EASR”, ông Moore nói với phóng viên.
Quyết định thiết kế hệ thống radar EARS cho tàu sân bay và các tàu đổ bộ được đưa ra sau khi Hải quân Mỹ nghiên cứu về những công nghệ có thể sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau và mong muốn hạ thấp chi phí của hệ thống Dual Brand Radar (DBR) đang được sử dụng trên tàu sân bay USS Ford.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-lac-hau-hoa-tac-chien-dien-tu-tren-sieu-tau-san-baybr_4946967.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu sân bay USS Ford của Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Radar EASR sẽ thay thế DBR ở những tàu sân bay lớp Ford tiếp theo do chiếc tàu này nhận được nhiều lời chỉ trích về việc chi phí tăng cao vượt dự kiến. Tất cả chi phí dự kiến của tàu USS Kennedy vào khoảng 11,4 tỉ USD, ít hơn hẳn 1 tỉ USD so với USS Ford, chiếc tàu sân bay lớp Ford đầu tiên.
Kế hoạch thay đổi DBR bằng EARS có nghĩa USS Ford là chiếc tàu sân bay thế hệ mới duy nhất của Mỹ sử dụng hệ thống radar DBR.
Theo ông Moore, vấn đề là radar DBR đang mang lại khả năng vượt quá mức cần thiết cho các tàu sân bay. Radar này đầu tiên có kế hoạch lắp đặt trên 27 chiếc tàu khu trục thế hệ mới DDG 1000. Tuy nhiên, hải quân Mỹ đã thay đổi kế hoạch và chỉ đóng 3 chiếc DDG 1000, dẫn đến chi phí phát triển trên mỗi chiếc radar DBR tăng mạnh.
Trong khi đó, EARS có khả năng kém hơn và phải dùng kèm với radar SPQ-9B, nhưng được cho là đáp ứng hầu hết các nhu cầu của tàu sân bay với các chức năng cơ bản như tìm kiếm mục tiêu hay điều khiển đội tàu chiến đấu.
Bên cạnh đó, các tàu sân bay cũng thường được hỗ trợ chiến đấu bởi nhiều tàu khu trục đi xung quanh và luôn có sự trao đổi thông tin radar giữa các tàu, nên một hệ thống mạnh như DBR là không cần thiết, ông Moore giải thích.
Tuy nhiên trước đó, Lầu Năm Góc đã đưa ra thông tin về việc họ đang để mất thế dẫn đầu trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Work ngày 17/3 đã phải lập một tiểu ban chuyên trách về lĩnh vực này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-lac-hau-hoa-tac-chien-dien-tu-tren-sieu-tau-san-baybr_4947795.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Lầu Năm Góc từng thừa nhận không còn quá vượt trội trong lĩnh vực tác chiến điện tử{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguyên nhân mà Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra, rằng hiện tại Mỹ vẫn đang dẫn đầu về tác chiến điện tử, nhưng nếu không có sự thay đổi thì vị trí này sẽ nhanh chóng bị mất vào tay đối thủ là Nga trong tương lai không xa.
Theo cựu chủ tịch Hội đồng khoa học quốc phòng, Paul Kaminski, một trong những lí do của việc này là Mỹ đã tự hài lòng với việc Liên bang Xô-viết sụp đổ và ngừng đầu tư vào phát triển các hệ thống tác chiến điện tử.
Một nguyên nhân khác là sau vụ khủng bố 11/09, Mỹ bước vào giai đoạn chống khủng bố và quân đội trở nên ít tập trung hơn và các mối đe doạ điện tử công nghệ cao.Và một nguyên nhân quan trọng, đó là Washington đang cắt giảm chi phí quốc phòng và họ không đầu tư đúng mức vào lĩnh vực quan trọng này.
Ngược lại với Mỹ, Nga dù đang trong hoàn cảnh hiểm nghèo của nền kinh tế, họ cắt giảm nhiều khoản chi của ngân sách, nhưng việc phát triển sức mạnh hải quân và hiện đại hóa quân đội vẫn là ưu tiên số một của Moscow.
Nhiều nghị sĩ của phe Cộng hòa đang chỉ trích Tổng thống Obama đã quá ảo tưởng về sức mạnh của quân đội, coi thường đối thủ và là nguyên nhân chính dẫn đến cây gậy răn đe quân sự của Mỹ bị xem thường trong nhiều khu vực địa chính trị.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga thử thành công tên lửa đánh chặn tầm bắn 400km cho S-400
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Quote:
Nga thử thành công tên lửa đánh chặn tầm bắn 400km

05042015_tenlua_S400.jpg

Hệ thống tên lửa phòng không S-400. (Nguồn: Vedomosti)


Bộ Quốc phòng Nga đã phóng thử thành công tên lửa tầm xa cho hệ thống tên lửa phòng không S-400.

Phó Tư lệnh Binh chủng Phòng không vũ trụ (VKO) Nga, Thiếu tướng Kirill Makarov ngày 4/4 cho biết VKO đã phóng thử thành công tên lửa phòng không có điều khiển nhằm một mục tiêu giả định trên không ở tầm xa khoảng 400km.

Cho tới nay hệ thống S-400 mới đạt tầm xa 250km. Như vậy với việc đưa loại tên lửa mới đang được thử nghiệm này vào trang bị, tầm xa của hệ thống tên lửa phòng không S-400 sẽ đạt 400km.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống vật thể bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Đây là một phiên bản tên lửa thuộc dòng tên lửa tầm cao S-300 nhưng có tính năng vượt trội hơn.

S-400 có thể phát hiện mục tiêu cách xa 400 km và cao 40-50 km.

Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực chất sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27km và các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5-10m, đây là điều mà không một hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được.

S-400 có thể tiêu diệt vật thể bay của đối phương trong khoảng cách từ 5-400km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60km.

Việc nghiên cứu S-400 bắt đầu từ tháng 1/1990. Đến tháng 2/2004, dự án S-400 hoàn thành chỉnh sửa và được ra mắt. Hai tháng sau đó, Nga thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn 48N6DM tầm bắn 250km trang bị cho S-400./. . (Nguồn: Vedomosti)


Bộ Quốc phòng Nga đã phóng thử thành công tên lửa tầm xa cho hệ thống tên lửa phòng không S-400.

Phó Tư lệnh Binh chủng Phòng không vũ trụ (VKO) Nga, Thiếu tướng Kirill Makarov ngày 4/4 cho biết VKO đã phóng thử thành công tên lửa phòng không có điều khiển nhằm một mục tiêu giả định trên không ở tầm xa khoảng 400km.

Cho tới nay hệ thống S-400 mới đạt tầm xa 250km. Như vậy với việc đưa loại tên lửa mới đang được thử nghiệm này vào trang bị, tầm xa của hệ thống tên lửa phòng không S-400 sẽ đạt 400km.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống vật thể bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Đây là một phiên bản tên lửa thuộc dòng tên lửa tầm cao S-300 nhưng có tính năng vượt trội hơn.

S-400 có thể phát hiện mục tiêu cách xa 400 km và cao 40-50 km.

Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực chất sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27km và các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5-10m, đây là điều mà không một hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được.

S-400 có thể tiêu diệt vật thể bay của đối phương trong khoảng cách từ 5-400km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60km.

Việc nghiên cứu S-400 bắt đầu từ tháng 1/1990. Đến tháng 2/2004, dự án S-400 hoàn thành chỉnh sửa và được ra mắt. Hai tháng sau đó, Nga thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn 48N6DM tầm bắn 250km trang bị cho S-400./.

 
23/8/12
1.162
3
38
MiG trị Con ma

3:15 PM, 05/04/2015, Views: 0 | By Bảo Chương
VietnamDefence - Trong chiến tranh ở Việt Nam, tiêm kích MiG có hiệu quả gấp đôi tiêm kích Mỹ.
[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Ngày 4/4/1965, các phi công Việt Nam bay trên các tiêm kích Liên Xô MiG-17 đã bắn rơi 2 tiêm kích-bom F-105 của Mỹ. Bảng vàng thành tích của tiêm kích MiG Việt Nam đã được mở ra như thế. Sau đó, giao chiến trên bầu trời đã là các thế hệ tiêm kích tiếp theo. Các tiêm kích Liên Xô trong không chiến đã thể hiện hiệu quả chiến đấu cao hơn gấp đôi các máy bay chiến đấu Mỹ.


Khác hạng cân

Mỹ đã chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cho việc tấn công đường không vào Bắc Việt Nam. Để tiến hành thành công các chiến dịch đường không, tại Thái Lan và Nam Việt Nam, Mỹ hoặc đã hiện đại hóa hoặc xây dựng mới hàng chục căn cứ không quân. Tại các căn cứ này đã bắt đầu tập trung các lực lượng tiến công mạnh. Đến đầu năm 1965, tại các căn cứ này đã bố trí gần 350 máy bay tiến công và tiêm kích. Chiếm thế áp đảo là các tiêm kích-bom F-105 Thunderchief và F-100 Super Sabre. Ngoài ra, còn có một số máy bay Con Ma tối tân nhất - F-4C Phantom II. Để ngăn chặn các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân, Mỹ đã sử dụng các tiêm kích đánh chặn F-102 Delta Dagger.

Tại vịnh Bắc Bộ đã hình thành 2 cụm tàu sân bay hùng mạnh: Yankee Station (với hơn 200 cường kích và tiêm kích trên hạm) ở gần bờ biển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Dixy Station ở gần bờ biển Nam Việt Nam. Không quân Hải quân Mỹ chủ yếu được biên chế tiêm kích F-4B Phantom II, F-8 Crusaider (Thập tự quân), cường kích А-4 Skyhawk (Chim ưng nhà trời), A-1 Skyraider (Giặc nhà trời).

Sau đó, sức mạnh tấn công còn được tăng cường nhờ các máy bay ném bom chiến lược - pháo đài bay В-52 Stratofortress.

Trong chiến tranh, người Mỹ đã trút xuống Việt Nam, cả miền Bắc và miền Nam, tổng cộng 6,8 triệu tấn bom, tức là gấp gần 3 lần khi oanh tạc nước Đức trong Thế chiến II.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td}MiG-21 Fishbed đang bay (A. Solomonov/RIA Novosti){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tương quan lực lượng ban đầu là tuyệt đối thảm họa đối với Bắc Việt Nam. Quân đội Việt Nam chỉ có 60 máy bay, chủ yếu là các máy bay cùng loại của Liên Xô nhưng do Trung Quốc sản xuất là tiêm kích dưới âm MiG-17 và máy bay ném bom Il-28. Tình hình trầm trọng thêm bởi công tác huấn luyện phi công Việt Nam gặp khó khăn khi họ phải tích lũy kinh nghiệm trực tiếp trong quá trình chiến đấu thực tế. Ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sẵn sàng chiến đấu còn có đặc điểm thể chất của phi công Việt Nam khiến họ phải nỗ lực để chịu quá tải.

Tuy nhiên, sau đó, tình thế bắt đầu cân bằng lại nhờ Liên Xô cung cấp ồ ạt vũ khí trang bị cho Việt Nam. Và trước hết đó là các tiêm kích siêu âm mới MiG-21 mà dù với kỹ năng lái chưa phải siêu lắm cũng đủ đưa những Con Ma mà người Mỹ rất kỳ vọng về đúng vị trí.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}F-4 Phantom II (ZUMAPRESS.com/Global Look Press){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]


Thay đổi chiến thuật


Các cuộc tập kích đường không vào Bắc Việt Nam bắt đầu vào tháng 2/1965. Ỷ vào ưu thế hơn hẳn, người Mỹ hành động khá đơn giản. Các máy bay ném bom F-105 với số lượng đến 80 chiếc trong một cuộc không kích xuất hiện tại khu vực ném bom ở độ cao 2.500-4.000 m và chẳng cần ngắm nghía kỹ càng liền thả bom ở tốc độ siêu âm.

Pháo phòng không Việt Nam không làm gì được chúng, còn hệ thống tên lửa phòng không S-75 (SA-2 Guideline) thì Việt Nam lúc đó chưa có.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các tiêm kích MiG-17 của Việt Nam thì áp dụng chiến thuật được quy định bởi tốc độ thấp hơn và số lượng ít hơn. Các máy bay này bay tuần tiễu ở độ cao nhỏ khiến chúng khó bị phát hiện và chờ tốp máy bay ném bom Mỹ bay đến gần. Sau đó, lợi dụng sự khó xoay trở của các máy bay ném bom Mỹ, MiG-17 lao vào tấn công kẻ thù.

Ngày 4/4/1965, biên đội 4 MiG-17 đã dùng chính chiến thuật đó để đánh bại 8 chiếc F-105D ở cách không xa Thanh Hóa. Trong đó, Đại úy Trần Hanh và số 2 của anh đã bắn hạ 2 F-105D. Đây là những máy bay đầu tiên trong số 250 máy bay Mỹ bị Không quân Việt Nam tiêu diệt trên bầu trời.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Chiến thuật đó được cả hai bên sử dụng cho đến tháng 8/1965, khi Bắc Việt Nam có được các hệ thống tên lửa phòng không khủng khiếp S-75. Cho đến thời điểm đó, Việt Nam đã tổn thất 4 MiG-17. Và tất cả chúng đều bị bắn hạ bởi các máy bay Con Ma tiên tiến hơn. Nhưng thua thiệt hơn vẫn là người Mỹ khi mất 5 F-105D, 2 cường kích trên hạm А-4 và 1 chiếc F-4.

Chiến thuật mới của Mỹ là bay ở độ cao nhỏ khiến cho các máy bay không bị đe dọa bởi hỏa lực tên lửa phòng không. Nhưng cả ở đây, chúng lại vấp phải các hệ thống pháo phòng không S-60 cực kỳ khó chịu được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực. Do đó, không quân Mỹ bắt đầu ở mức độ đáng kể chuyển từ nhiệm vụ ném bom sang săn lùng tên lửa phòng không, pháo cao xạ và radar. Và trong các cuộc đụng độ này, không quân Mỹ đã hứng chịu những tổn thất nặng nề. Nhưng đã không phải là do MiG-17 vốn khó lòng đối phó với máy bay siêu âm bay thấp và không chậm chạp bởi lượng bom-tên lửa lớn.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Nỗi đau của Con Ma Mỹ

Bước ngoặt trong cuộc chiến trên không của Việt Nam bắt đầu khi Liên Xô bắt đầu cung cấp cho Việt Nam các tiêm kích siêu âm tối tân MiG-21 vào năm 1966. Đây là một cú sốc đối với bộ chỉ huy không lực Mỹ. Ngay sau khi đụng độ với các tiêm kích Xô-viết khó chơi này, các phi công Mỹ có số giờ bay dưới 2.000 giờ bắt đầu được cử về Mỹ để huấn luyện nâng cao.

Trong khi đó, lực lượng tiêm kích Mỹ đã được tăng cường bằng cách điều động bổ sung ồ ạt các tiêm kích F-104 Starfighter. Nhưng cả chúng cũng không thể chống chọi với tiêm kích mới của Liên Xô. Bởi vậy, F-104 đã được sử dụng không phải cho nhiệm vụ không chiến mà là tấn công mục tiêu mặt đất. Hơn nữa là chỉ trên vùng lãnh thổ Nam Việt Nam, nơi mà lúc đó phong trào du kích đang hoạt động rầm rộ lan rộng.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}MiG-21 của Trung đoàn không quân tiêm kích 921 {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Niềm hy vọng được đặt vào các máy bay Con Ma - F-4 Phantom. Nhưng chúng cũng thua trước MiG-21 về sức cơ động, nhất là khi cận chiến. Trong khi đó, các tiêm kích Liên Xô liên tục được hoàn thiện. Nếu như ban đầu chúng không được trang bị pháo thì không lâu sau, pháo được lắp trên các mấu treo, nhờ vậy, sau khi bắn hết tên lửa MiG-21 vẫn tiếp tục đánh địch bằng súng máy và pháo.

Năm 1967, trong cuộc chiến trên không bắt đầu bước ngoặt cuối cùng. Không quân Mỹ đã bắt đầu hứng chịu tổn thất lớn về tất cả các loại máy bay: máy bay ném bom, cường kích, tiêm kích. Tương quan thắng-bại trở nên tuyệt đối khó chịu: trong các trận không chiến của năm 1967, Không quân Việt Nam đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ hơn gấp 2 lần số tổn thất.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các phi công tiêm kích Việt Nam khẩn trương cơ động tới máy bay để vào trận với kẻ thù đang đến gần{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Tình trạng thê thảm đó đối với người Mỹ xảy ra trước hết do các máy bay Con Ma vốn có nhiệm vụ bảo vệ an toàn ném bom cho các tiêm kích-bom và máy bay ném bom chiến lược đã không thể chống chọi được các tiêm kích MiG-21 của Việt Nam. Ngay cả những khả năng hạn chế của phi công Việt Nam cũng không thể bù đắp sự khác biệt về lớp máy bay. Các máy bay MiG với bán kính vòng ngoặt nhỏ hơn nhiều luôn chiếm lĩnh được vị trí để tấn công thuận lợi hơn các tiêm kích F-4 nặng nề. Tình hình còn phức tạp hơn đối với các phi công Mỹ vì các máy bay Con Ma khi làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom đã không thể tách khỏi tốp máy bay cần bảo vệ để giao chiến kéo dài với các tiêm kích Việt Nam.

Năm 1968, hoạt động chiến sự cường độ cao chấm dứt, bắt đầu đàm phán hòa bình và kết thúc bằng Hiệp định Paris năm 1973 buộc Mỹ phải rút quân về nước. Điều đó đã cứu không quân Mỹ khỏi thất bại thảm họa. Tính đến thời điểm đình chiến, thất bại của không quân Mỹ tuy lớn, nhưng chưa phải là thảm họa. Trong 3,5 năm, trên bầu trời Việt Nam, đã diễn ra 268 trận không chiến, trong đó đã có 244 máy bay Mỹ và 85 máy bay Việt Nam bị bắn rơi.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các phi công thiện xạ của Việt Nam Nguyễn Văn Cốc (hạ 9 máy bay Mỹ, bên phải) và Nguyễn Đức Soát (hạ 6 máy bay Mỹ, bên trái) đang nghe Phạm Thanh Ngân (hạ 8 máy bay Mỹ, ở giữa) kể về một chiến công của mình{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Năm 1972, không quân Mỹ lại hoạt động mạnh trở lại. Nhưng đó đã không phải là các chiến dịch tiến công mà là việc yểm trợ từ trên không cho việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam.

Cuộc đối đầu giữa MiG và Con Ma đã kết thúc bằng thất bại của máy bay Mỹ. Trong suốt thời gian chiến tranh, F-4 đã bắn rơi 54 MiG-21, còn MiG-21 đã tiêu diệt 103 Con Ma. Tính đến yếu tố, tổ lái của F-4 gồm 2 phi công nên tổn thất về người của Mỹ còn lớn hơn nữa.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phân tích kết quả của chiến tranh trên không ở Việt Nam, cần thừa nhận rằng, vấn đề không chỉ ở “sự yếu kém” của Con Ma. Đó là một máy bay tuyệt vời, nhưng được thiết kế để giải quyết các nhiệm vụ khác. Nó được chế tạo như một máy bay đánh chặn hạng nặng, dùng để bảo vệ các tàu sân bay xung kích chống tập kích của tiêm kích-bom siêu âm. Tác chiến giành ưu thế trên không không phải là chuyên môn của nó.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sự yếu kém của không quân Mỹ khi đó là ở chỗ họ đã không có các tiêm kích hiệu quả tương đương với MiG-21 cơ động cao. Nghĩa là các tiêm kích F-102, F-104, F-105 và F-5 trong không chiến còn thua kém MiG-21 nhiều hơn cả F-4 Phantom.

Người Mỹ đã rút ra bài học từ chiến tranh Việt Nam. Ở các tiêm kích thế hệ tiếp theo F-15 và F-16, họ đã chú ý nhiều hơn đến việc tăng khả năng cơ động của máy bay.

[xtable=1x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Nguồn: SP, 4.4.2015.
 
Status
Không mở trả lời sau này.