Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Tàu ngầm HMS Talent của Hải quân Anh bị vỡ mũi khi truy đuổi tàu Nga

(Vietnam+) lúc : 05/04/15 19:58 Bản in
Hãng tin RT dẫn nguồn báo Anh The Mail on Sunday ngày 5/4 cho biết, tàu ngầm HMS Talent của Hải quân Hoàng gia Anh đã bị hư hại do đâm vào băng trôi khi đang đuổi theo tàu Nga.

Tai nạn xảy ra do thủy thủ đoàn không để ý các vật cản.

Theo báo trên, tàu ngầm Anh đã thủng một lỗ lớn ở phần mũi. Các chuyên gia dự tính việc sửa chữa con tàu sẽ tiêu tốn khoảng 500.000 bảng.

Sau khi bị hư hại nghiêm trọng, tàu ngầm HMS Talent, lượng giãn nước 5.300 tấn, đã từ từ quay về cảng. Tổn hại khiến tàu này không thể hoạt động trong vài tháng.
(Nguồn: dailymail.co.uk)

Bộ Quốc phòng Anh đã từ chối cho biết chi tiết về thông tin trên, kể cả địa điểm và nguyên nhân xảy ra sự cố. Các nguồn tin của báo cho rằng con tàu bị hư hỏng khi đang nổi lên mặt nước. Điều này có thể giải thích qua thực tế con tàu được trang bị hệ thống phát hiện vật cản ở khoảng cách xa song không thể xác định được vật cản ngay bên trên mình./.
 
23/8/12
1.162
3
38
Radar Mỹ trang bị cho Nhật chỉ là thứ vô dụng?

(Vũ khí) - Hệ thống radar có giá 2 tỷ USD, được Mỹ biệt phái tới Nhật Bản để trông chừng Trung Quốc, nhưng thực tế thì..

Tờ Los Angeles Times cho biết, được Lầu Năm Góc thiết kế và chế tạo, hệ thống radar đặt trên biển X-Band (SBX) mang rất nhiều kỳ vọng, nhưng trên thực tế, nó không chỉ là một dự án tốn tiền thuế mà còn cho thấy lỗ hổng an ninh nghiêm trọng của Mỹ.
"Trong trường hợp bị tấn công bất ngờ, SBX sẽ phát hiện tên lửa đang bay tới, theo dấu chúng và định vị để hệ thống tên lửa đánh chặn hạ mục tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống radar nổi khổng lồ trị giá 2,2 tỷ USD chỉ là một thất bại.
Mặc dù radar này có thể phát hiện được mục tiêu từ xa, nhưng nó dường như ít phát huy tác dụng trước đợt tấn công của nhiều tên lửa, trong đó có xen kẽ mồi nhử".
Theo kế hoạch SBX được đưa vào hoạt động từ năm 2005, nhưng thực tế là hệ thống này đã bị bỏ xó tại Trân Châu Cảng, Hawaii phần lớn thời gian trong năm đó. Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã chi khoảng 10 tỷ USD vào những chương trình mà theo báo này là "vô dụng" trong những năm qua.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
radar-my-trang-bi-cho-nhat-chi-la-thu-vo-dungbr_6052845.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một hệ thống radar X-Band của Mỹ di chuyển trên biển{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ít nhất 3 dự án khác đã thất bại, trong đó có dự án Laser Airbone, với mục tiêu tiêu diệt tên lửa đối phương ngay khi nó mới được phóng đi (dự án này có trị giá 5,3 tỷ USD, bị loại bỏ năm 2012), Kinetic Energy Interceptor (bị huỷ bỏ năm 2009 sau 6 năm phát triển, tốn 1,7 tỷ USD) và dự án Multiple Kill Vehicle (bị huỷ bỏ sau 4 năm phát triển, trị giá 700 triệu USD).
Tuy nhiên, X-Band Radar vẫn được Mỹ sử dụng trong một số nhiệm vụ và được tung hô như át chủ bài trong các chiến dịch quân sự như vậy. Đặc biệt, vào tháng 10/2014, Mỹ đã bắt đầu lắp ráp một hệ thống X-Band tại căn cứ quân sự Mỹ ở Kyoto (Nhật Bản).
Theo thông tin mà Mỹ cung cấp, hệt thống X-Band được lắp đặt ở Nhật nặng 34 tấn, bức xạ điện từ là 8-12 GHz, có thể phát hiện tên lửa đạn đạo ngoài 4.000km, đồng thời có khả năng theo dõi đường đi của tên lửa đạn đạo, cho phép triển khai các tên lửa đánh chặn, tiêu diệt tên lửa đối phương từ mặt đất hoặc từ biển.
Hiện Mỹ đã có tất cả 3 hệ thống X-Band ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á: X-Band 1 được xây dựng ở quận Aomori miền bắc Nhật Bản vào năm 2006, X-band 2 ở miền Nam Nhật Bản và X-band 3 đặt ở khu vực Đông Nam Á.
Lý do mà Mỹ đưa ra là tăng khả năng phòng thủ cho đồng minh và bản thân trước những mối nguy từ Triều Tiên. Tuy nhiên, bản thân Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích rằng Mỹ đang giúp Nhật Bản đối đầu với quốc gia này.
Và nhiều nhà phân tích quân sự đã cho rằng nếu không có một hệ thống radar đủ thông minh và hiệu quả để theo dõi nhiều mục tiêu tên lửa, phân biệt tên lửa thật hay mồi nhử thì Nhật Bản nhỏ bé sẽ bị Trung Quốc nướng chín bằng chiến thuật mưa tên lửa nếu có xung đột thực sự. Bất chấp việc vũ khí phòng không của Nhật Bản có hiện đại đến đâu.
Bản thân chiến thuật đánh phủ đầu Nhật Bản cũng đã nhiều lần được tướng tá phái diều hâu của Trung Quốc nhắc đến. Và Bắc Kinh thực sự tức giận khi Nhật Bản và Đông Nam Á ngày càng xuất hiện nhiều X-Band. Tuy nhiên, với yếu điểm mà Los Angeles Times chỉ trích nêu trên, có lẽ Nhật Bản cần tìm một mắt thần mới cho mình.
  • Việt Dũng (Tổng hợp KT, ANTĐ)
 
23/8/12
1.162
3
38
Trận thua đau của chiến hạm mạnh nhất thế giới

Đức Hải | 07/04/2015 07:53



zing-ddg67-2-1428336941780-31-0-368-660-crop-1428337009054.jpg

Khu trục hạm USS Cole "lết" ra khỏi cảng Aden, Yemen, với lỗ thủng lớn bên mạn trái. Ảnh: Wikipedia

Chia sẻ:
USS Cole, khu trục hạm mạnh nhất thế giới, niềm tự hào của Mỹ, suýt bị đánh chìm bởi vụ tấn công cảm tử bằng xuồng chứa 300 kg chất nổ.

Kẻ thống trị mọi đại dương
USS Cole (DDG-67) thuộc lớp khu trục hạm Arleigh Burke mang tên lửa điều khiển chủ lực của Hải quân Mỹ. Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Giới quân sự thế giới đánh giá lớp khu trục hạm này gần như không có đối thủ.​
Hải quân Mỹ triển khai hoạt động của tàu đầu tiên vào năm 1991. Hiện tại, có 62 chiếc đang hoạt động trong số 75 chiếc được lên kế hoạch.​
Với sức mạnh tuyệt đối, nó nhanh chóng chinh phạt mọi đại dương và tham gia vào tất cả các cuộc xung đột quân sự của Mỹ từ thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay.​
Mỗi tàu có thể mang theo 90 tên lửa các loại, đặc biệt là tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Ngoài ra, người ta còn trang bị cho nó hàng loạt vũ khí tấn công và phòng thủ khác, biến con tàu thành "pháo đài bất khả xâm phạm".​
Hơn 22 năm chinh chiến, không một lực lượng quân đội nào trên thế giới có thể gây hại cho USS Cole.​
Nhưng ít ai biết rằng, khu trục hạm mạnh của Mỹ từng bị tấn công một cách thê thảm bằng thứ vũ khí tưởng chừng vô hại. Tổ chức khủng bố al-Qaeda sau đó lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.​
Suýt chìm với vũ khí đơn giản
tran-thua-dau-cua-chien-ham-manh-nhat-the-gioi.jpg

Tàu khu trục Cole đã gặp may khi vụ tấn công không đánh trúng vào khu vực chứa nhiên liệu hay vũ khí. Ảnh: Defencenews​
Theo CNN, ngày 12/10/2000, tàu khu trục USS Cole do hạm trưởng Kirk Lippold chỉ huy tiến vào cảng Aden, Yemen, để tiếp nhiên liệu. Tàu cập cảng lúc 9h30, quá trình tiếp liệu hoàn thành lúc 10h30.​
BÀI LIÊN QUAN
Các thủy thủ tranh thủ thư giãn sau những ngày lênh đênh trên biển mà không thể ngờ rằng bị kịch sắp ập đến. Một chiếc xuống nhỏ di chuyển trong khu vực cảng bất ngờ tăng tốc lao thẳng vào mạn trái của tàu rồi phát nổ.​
Chiếc xuồng mang theo 300 kg thuốc nổ, sức mạnh từ vụ nổ xé toạc mạn trái một lỗ lớn có kích thước đến 12x12 m. Vụ nổ phá hỏng phòng máy và thổi bung khu vực nhà bếp. Lúc đó đang có rất nhiều thủy thủ tập trung ăn trưa.​
Vụ tấn công khiến 17 thủy thủ thiệt mạng và 39 thủy thủ khác bị thương. Khu vực phòng máy ngập chìm trong nước.​
Thủy thủ đoàn phải vật lộn để kiểm soát thiệt hại trong vòng 3 ngày sau đó. Đây là thiệt hại nặng nhất của Hải quân Mỹ kể từ sau vụ bắn nhầm của tàu khu trục USS Stark vào năm 1987.​
Do thân tàu được thiết kế kiểu module hiện đại với các khoang kín nước, thủy thủ đoàn cô lập được khu vực thiệt hại, ngăn nước tràn sang các khu vực khác. Vụ nổ không gây hại cho cấu trúc lườn nên con tàu không bị chìm dù phải hứng chịu một lỗ thủng rất lớn.​
Nếu vụ nổ đánh trúng vào khu vực chứa nhiên liệu hay vũ khí, khu trục hạm có thể đã bị phá hủy.​
2 tàu khu trục USS Donald Cook và USS Hawes ở gần đó mở máy chạy hết tốc lực đến hỗ trợ. Một ngày sau, các tàu hỗ trợ và tàu hậu cần khác trong khu vực nhanh chóng đến khu vực tàu Cole gặp nạn để giúp khắc phục hậu quả.​
Ngày 30/10/2000, tàu vận tải hạng nặng MV Blue Marlin chở DDG-67 về Pascagoula, Mississippi để sửa chữa. Quá trình khôi phục hoạt động cho tàu khu trục USS Cole kéo dài đến 16 tháng. Vụ nổ gây thiệt hại với khối lượng vật liệu phải thay thế có tổng tải trọng tới 550 tấn.​
243 triệu USD là số tiền mà Hải quân Mỹ phải bỏ ra để khắc phục hậu quả. Ngày 19/04/2002, tàu khu trục Cole trở lại hoạt động trong hải quân. Vụ tấn công cho thấy, khủng bố hay tác chiến phi đối xứng là mối đe dọa thường trực ngay cả với cỗ máy chiến tranh mạnh nhất thế giới.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Nga: Quá nửa binh lính Mỹ đang "sống cho qua ngày"

Minh Thu | 06/04/2015 20:45



1-my-infonet4-1428311969323-9-0-346-660-crop-1428312112606.jpg

Chia sẻ:
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Ray Odierno khẳng định việc liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng đang khiến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ rơi vào trạng thái thấp nhất trong lịch sử.

Theo Tướng Odierno, nước Mỹ hiện chỉ còn 1/3 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu trong khi số còn lại chỉ còn là "sống qua ngày". Nếu như Washington tiếp tục cắt giảm ngân sách quốc phòng, tình hình sẽ ngày càng bất lợi.
"Nếu như tiếp tục cắt giảm nhân sự, đơn giản chúng ta sẽ chẳng thể đi được đâu. Trong khi đó, Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn.
Kẻ thù của nước Mỹ ở khắp mọi nơi trên thế giới, năng lực của họ ngày càng lớn mạnh và trở thành mối đe dọa không chỉ tới an ninh của Mỹ mà còn với các đồng minh của Washington.
Chỉ mới cách đây một năm, chúng ta đã phải chứng kiến những bất ổn liên miên, không thể dự báo trước", hãng thông tấn Sputnik dẫn lời ông Odierno phát biểu trong một hội nghị quân sự ở Huntsville, Alabama (Mỹ) hôm 1/4.
bao-nga-qua-nua-binh-linh-my-dang-song-cho-qua-ngay.jpg

Tướng Odierno cho rằng chỉ 1/3 binh sĩ Mỹ hiện có khả năng sẵn sàng chiến đấu.​
Quân đội Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trước mọi sự cố bất ngờ nhưng trước quyết định cắt giảm ngân sách quốc phòng, điều này sẽ không thể được duy trì.
BÀI LIÊN QUAN
Trong khi đó, việc chuẩn bị tư thế sẵn sàng chiến đấu là một yếu tố quan trọng nhằm đối phó với các mối đe dọa từ các nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.​
"Tại khu vực Trung Đông, chúng ta đã chứng kiến sự mở rộng của các cuộc xung đột với quy mô chưa từng thấy. Các tổ chức cực đoan đang liên minh với IS và cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động không chỉ ở Trung Đông mà còn ở Bắc Phi", Tướng Odierno nhấn mạnh.​
Ngoài khu vực Trung Đông, nơi quân đội Mỹ cần đặc biệt quan tâm, Washingon cũng cần để ý tới nhiều khu vực khác như Trung Phi, châu Âu, Triều Tiên.​
Theo đánh giá của ông Odierno, không có nơi nào trên thế giới mà quân đội Mỹ không phải để ý tới.
Trong khi đó, theo kế hoạch, tới năm 2017, quân đội Mỹ sẽ cho 80.000 binh sĩ ra khỏi biên chế và tái cơ cấu một số ban ngành quân sự.
Còn trong năm ngoái, khoản đầu tư vào các hệ thống vũ khí mới của Mỹ đã bị cắt giảm 25%. Đây là tình huống mà Tướng Odierno cho rằng "không thể chấp nhận được".
Cũng theo ông Odierno, các nhà hoạt động ngân sách chi tiêu quân sự của Mỹ nên suy nghĩ thận trọng và có tính chiến lược hơn.
Mặc dù, cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng hoạt động đầu tư trang thiết bị mới và đào tạo binh sĩ cần duy trì trong cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.
 
23/8/12
1.162
3
38
Hết tiền bí đái chế tạo tên lửa chống hạm, Mỹ dùng UAV thay tên lửa chống hạm

Những chiếc tiêm kích loại biên có tốc độ cao, lượng bom đạn lớn có thể trở thành những máy bay tấn công không người lái hay cảm tử cực nguy hiểm.

QF-16 bỏ ngỏ khả năng mang tải vũ khí
Cuối tháng 3 vừa qua, công ty Boeing đã bàn giao chiếc bia bay không người lái QF-16, được cải tạo từ tiêm kích có người lái F-16 đầu tiên cho không quân Mỹ. UAV bia bay này có số hiệu là QF-007 đã được chuyển tới căn cứ không quân Tyndall, bang Florida, Hoa Kỳ.
Được biết, đây là chiếc đầu tiên thuộc lô đầu tiên, bao gồm 13 chiếc UAV dạng bia bay được cải tiến từ loại tiêm kích có người lái F-16, theo tiêu chuẩn LRIP cho không quân Mỹ
QF-16 cải tiến thành máy bay không người lái dựa trên nền tảng của loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 danh tiếng lẫy lừng F-16 Fighting Falcon. Được biết, Công ty Boeing sẽ bàn giao toàn bộ 13 chiếc bia bay này cho không quân Mỹ trước ngày 9-10 năm nay.
Boeing xúc tiến kế hoạch chuyển đổi phi cơ F-16 đã "nghỉ hưu" trở thành phi cơ không người lái từ năm 2010 theo chương trình “Mục tiêu bay kích cỡ thực” (Full Scale Aerial Target - FSAT) của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Để thực hiện giấc mơ này, Lầu Năm Góc chi ít nhất 70 triệu USD để phát triển những phần mềm điều khiển tiên tiến nhất để biến mẫu chiến đấu cơ phổ thông nhất trên thế giới trở thành máy bay không người lái dạng bia bay.
Theo nguồn tin, không quân Mỹ dự định sẽ đặt mua 126 chiếc bia bay không người lái QF-16, để thay thế bia bay QF-4 do Công ty BAE của Anh sản xuất đã hết hợp đồng, chiếc cuối cùng QF-4 đã được bàn giao cho không quân Mỹ hồi tháng 11-2013.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
1-uav-than-chet-my_baodatviet_7051779.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}QF-16 chính là chiến đấu cơ F-16 không người lái{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
QF-16 có thể bay theo chế độ lập trình hoặc hoạt động như một thiết bị bay điều khiển từ xa nhưng vẫn giữ nguyên tính năng bay ở chế độ có người lái và khả năng chiến đấu của F-16. Nó có thể bay tự động với vận tốc Mach 2 và thực hiện các màn nhào lộn như một chiếc F-16 có phi công điều khiển.
Phần mềm điều khiển của Boeing cho phép QF-16 có thể bay ở chế độ "không người lái" dưới sự kiểm soát của hệ thống điều khiển mặt đất là DRGCS (Gulf Range Drone Control System - Hệ thống Điều khiển Máy bay không người lái tầm xa) hoặc được điều khiển bằng GRDCS (Drone Formation Control System - Hệ thống Điều khiển Đội hình Máy bay không người lái).
Theo tuyên bố công khai, không quân Mỹ sẽ sử dụng QF-16 để mô phỏng sự uy hiếp trên không của những tiêm kích Nga như MiG-29, Su-27, Su-30… để các lực lượng phòng không và không quân tập bắn hạ.
Tuy nhiên, gần đây Boeing đã đề xuất đưa dòng bia bay này trở thành một thiết bị tác chiến không người lái như mọi UAV tấn công khác, nhằm tận dụng ưu thế về tốc độ và khả năng hành trình liên tục, tải trọng bom đạn và khả năng tấn công đa dạng của một chiến đấu cơ thế hệ 4.
Không quân Mỹ chưa để cập tới khả năng sử dụng QF-16 trên chiến trường hay tiết lộ chi tiết cơ chế hoạt động của hệ thống vũ khí. Tuy nhiên, việc các nhà thiết kế không bỏ các giá treo vũ khí trên thân QF-16 cho thấy chúng có khả năng mang tên lửa hoặc bom như F-16.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2-uav-than-chet-my_baodatviet_7052886.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Bộ đôi chiến đấu cơ không người lái QF-16 và QF-4{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mỹ sẽ có đội ngũ UAV thần chết cực mạnh?
Chuyến bay thành công đầu tiên của QF-16 diễn ra vào đầu tháng 5-2012 tại căn cứ không quân Cecil Field ở Jacksonville. Chiếc QF-16 bay tự động ở độ cao 12.500 mét trong suốt thời gian bay dài 66 phút. Vụ thử nghiệm thứ 2 được thực hiện thành công vào tháng 9-2013, tại căn cứ Không quân Tydall.
Trong các chuyến bay thử này, QF-16 vẫn được gắn theo một quả bom. Mục đích mang theo quả bom này là để đề phòng trường hợp chiếc máy bay bị mất kiểm soát, người điều khiển có thể sử dụng điều khiển xa để phá hủy nó, không để đâm xuống đất.
Với tính năng bay không người lái, QF-16 không chỉ đóng vai trò là một bia bay hoàn toàn có thể biến thành 1 loại UAV cảm tử hay một máy bay tấn công không người lái (UCAV) siêu hạng bởi nó có lượng bom đạn quá lớn, vận tốc cực nhanh, phạm vi hành trình rất xa.
Khả năng này là rất hiện thực không chỉ với F-16 mà còn cả với F/A-18. Những chiếc tiêm kích hạm dòng Hornet của Mỹ đã từng bay thử tự động nhiều lần trên tàu sân bay với phần mềm bay không người lái của siêu UCAV X-47B trên tàu sân bay.
Trong giai đoạn đầu của dự án X-47B, để hoàn thiện phần mềm bay tự động của X-47B và tránh những bất trắc khi loại máy bay không người lái này bay thử lần đầu, Bộ tư lệnh các hệ thống không quân của hải quân Mỹ (NAVAIR) đã lắp đặt chúng trên tiêm kích hạm F/A-18D Hornet để thử nghiệm.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
3-uav-than-chet-my_baodatviet_705216.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Không chỉ F-16 mà cả tiêm kích dòng F-18 Hornet cũng có thể bay tự động{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngày 18-07-2012, Chi đội Thử nghiệm và Đánh giá thiết bị bay của hải quân Mỹ (VX-23) đã phóng và thu hồi thành công một chiếc F/A-18D được tích hợp phần mềm điều khiển bay tự động của X-47B trong phần cứng điều khiển. Cuộc thử nghiệm cũng có phi công nhưng họ không tham gia điều khiển mà chỉ có mặt để đề phòng bất trắc.
Sự thành công của các dự án thử nghiệm máy bay chiến đấu có người lái, bay theo chế độ bay tự động và bay có điều khiển của UAV liệu có mở đường cho xu thế sử dụng chúng làm máy bay cảm tử không người lái hay máy bay tấn công không người lái sau khi chúng nghỉ hưu?
Với lượng bom đạn từ 6-8 tấn, nếu được lập trình bay tự động hoặc điều khiển xa để tấn công cảm tử, đâm xuống một mục tiêu nào đó với tốc độ siêu âm thì hậu quả sẽ rất kinh khủng, lớn hơn nhiều lần một vụ tấn công tên lửa đạn đạo thông thường.
Hay là việc sử dụng chúng để thực hiện các phi vụ tấn công tầm xa nguy hiểm như những chiếc máy bay không người lái “Tử thần” MQ-9 “Reaper” hay “Dã thú” MQ-1 “Predator” nhưng với uy lực tấn công kinh khủng hơn hoàn toàn là điều có thể đối với quân đội Mỹ.
Viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra và Hoa Kỳ lại một lần nữa trở thành nước đi đầu?
 
23/8/12
1.162
3
38
F-35 Lightning - "Đứa con đẻ lâu, lắm tật”
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
http://petrotimes.vn/news/vn/quan-do...u-lam-tat.html
Quote:
F-35 Lightning II được các nhà công nghệ quân sự hàng đầu nước Mỹ kỳ vọng sẽ là máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF), có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.

Từ kết cấu máy bay

Nếu tính từ ngày thao diễn lần đầu, thì F-35 tới nay đã ra đời được 15 năm, nếu tính từ ngày thực bay thì được 9 năm. Nhưng đáng buồn chương trình F-35 không được như mong đợi. Vì thế nên Hoa Kỳ chỉ dùng F-35 để xuất khẩu và thử nghiệm chứ chưa trang bị và chế tạo như kế hoạch ban đầu. Lầu Năm Góc dự tính đến năm 2016 mới bắt đầu mua máy bay này. Đợt kiểm tra năm 2013, cơ quan chức năng đã phát hiện được tổng cộng 363 lỗi trong quá trình thực hiện chương trình chế tạo.
[xtable=700x@]
{tbody}
{tr}
{td=20x@}
wol_error.gif
{/td}
{td}Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 2100x1500.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
f_35_lightning_ii_wallpaper_39267_KHPT.jpg

Vấn đề tồn tại lớn nhất vẫn nằm ở phiên bản F-35B, các vách ngăn giữa động cơ phụ và thân máy bay không đủ vững chắc dẫn đến những sự rạn nứt khi hoạt động. Sau quá trình thử nghiệm tương đương 7.000 giờ bay, người ta vẫn phát hiện vết nứt ở vách ngăn phía dưới thân máy bay F-35. Tháng 6-2013, một chiếc F-35 bốc cháy khi chờ cất cánh tại căn cứ không quân Eglin ở Florida, vì động cơ đã bị nứt trước đó trong các chuyến bay diễn tập.

Cửa hút không khí cho động cơ phụ cũng gặp phải vấn đề, hệ thống đẩy của phiên bản này cũng không đủ mạnh. Ngoài ra, một bộ phận làm bằng nhôm trên bánh đáp của F-35B bị bật ra khi hạ cánh xuống sân bay, khiến bánh máy bay bị gãy và nhiều bộ phận hư hỏng, lốp của biến thể F-35 dành cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ bị ăn mòn với tốc độ quá nhanh…

Phát ngôn viên quốc phòng SNP Angus Robertson, cho biết: các máy bay phản lực mới vẫn chưa thể phá vỡ rào cản âm thanh. Các phi công chiến đấu của Mỹ cũng nghi ngờ tính năng tàng hình của F-35. Pierre Sprey chỉ huy thiết kế F-16 Fighting Falcon đã phân tích rằng việc cố gắng nhồi quá nhiều công dụng cho F-35 làm nó "chẳng tốt trong việc gì cả". Trong không chiến nó có thể bị MiG-21 hạ vì F-35 không có đủ sự cơ động (vận tốc tối đa của F-35 chỉ là Mach 1,6), còn về việc hỗ trợ mặt đất thì loại máy bay này cũng không tốt do nó không thể giảm tốc độ xuống mức cần thiết cho việc phát hiện mục tiêu.

Trục trặc về động cơ

Về tỉ lệ lực đẩy/khối lượng, đánh giá về hiệu quả bay, kiểu cải biến F-35B có nguy cơ giảm các tính năng cơ động vì các trang bị nâng thẳng làm nó nặng hơn quá mức đến 1 tấn ước tính 8%. Động cơ Pratt and Whitney F-35, gặp phải hiện tượng gián đoạn luồng không khí trong quá trình đốt sau, tạo nên hiệu ứng rung nghiêm trọng, cản trở đến công suất tối đa. Mẫu F-35B dùng trên tàu sân bay thì đang gặp vấn đề với nhiệt lượng khí đẩy của mình khi sức nóng làm hỏng đường băng cũng như nhiều hệ thống gần sàn đáp có thể bị hư hỏng do F-35B hạ cánh và cất cánh quá gần với các loại vũ khí, ăng-ten, cửa thoát nhiên liệu, ống dẫn nhiên liệu, một số thiết bị điện và hầu hết các thiết bị khác.

Trục trặc hệ thống nhiên liệu

Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc nhấn mạnh lo ngại về vị trí của thùng nhiên liệu của máy bay phản lực, đặt thông qua các cánh, thông qua thân máy bay, xung quanh các cửa hút gió và đi ngược về phía động cơ. Điều này có nguy cơ bắt lửa nếu máy bay bị bắn ở gần động cơ. Các kỹ sư còn phát hiện thùng chứa nhiên liệu của loại máy bay này có thể nổ tung nếu bị sét đánh trúng. Theo trang tin Daily mail, tháng 3-2015, máy bay F-35B, bị lỗi thiết kế, không thể bay cạnh cơn bão khoảng 40km.
[xtable=700x@]
{tbody}
{tr}
{td=20x@}
wol_error.gif
{/td}
{td}Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x805.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
pgL_FL_10014_030_f35_c_10.jpg

F-35 cũng không thể cất cánh hoặc động cơ bị tắt đột ngột nếu nhiên liệu tiếp cho nó đang ở nhiệt độ trên 40 độ C, khiến việc bảo trì và tiếp nhiên liệu ở những vùng khí hậu nóng trở nên rắc rối (phải xây bãi đỗ râm mát, hoặc gắn máy làm mát cho các xe chở nhiên liệu). Thiết kế cung cấp nhiên liệu cũng có vấn đề, hệ thống thông gió không cho nó bay cao hơn 6.000 m cũng như tốc độ không được vượt quá 1.829 m/phút. Lỗ xả nhiên liệu ứng cứu ban đầu nằm ở phía dưới cánh máy bay, khi xả dầu áp lực cánh máy bay tăng sẽ làm nhiên liệu xả phun lên cánh máy bay, khiến cho chất lỏng bám vào máy bay…

Cho đến nay, phi đội máy bay F-35 thử nghiệm và huấn luyện của Quân đội Mỹ đã có 12.000 giờ bay với 8000 lượt bay. Phi công bị cấm bay gần một cơn bão phạm vi 40 km sợ nó có thể phát nổ.

Trục trặc hệ thống điện tử

Bản báo cáo của Michael Gilmore, người đứng đầu cơ quan thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc, đã cung cấp những chi tiết trong đó tập trung phần lớn vào phần mềm trên máy bay F-35. Bản thảo báo cáo dài 25 trang đã được cung cấp cho hãng tin Reuters. F-35 có độ tin cậy thấp, khó bảo trì và có nguy cơ bị hư hỏng do ngọn lửa phát ra từ các vụ phóng tên lửa. Radar của máy bay thường không làm việc và áo bay quá nóng. Với vấn đề bảo trì thì thay vì chỉ mất 2 tiếng như kế hoạch để thay thế động cơ thì máy bay mất đến 52 tiếng. Nó cũng sẽ gặp trục trặc khi qua đêm ở nhiệt độ 15°C vì thế nó phải được cất trong nhà “có máy sưởi”.

Đặc điểm quan trọng nhất của loại máy bay này là tàng hình lại bị cho là có thể bị vô hiệu hóa bởi radar băng tần VHF và đây cũng không phải là một bí mật lớn. Những nghiên cứu mới đây đều chứng minh rằng, sóng dài đặc biệt có hiệu quả trong việc phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhất là khi bước sóng bằng 2 lần kích thước mục tiêu. Để có thể tàng hình trước VHF thì trước tiên phải gỡ bỏ đuôi của máy bay nhưng chưa biết nên làm như thế nào. Nó cũng có một hệ thống radar ngụy trang ALE-70. Nhưng cả hai chức năng này đều nhằm mục đích đánh chặn tên lửa chứ không ngăn chặn việc bị phát hiện.

Mũ phi công được sản xuất bởi Công ty RCESA, có giá hơn 500.000USD mỗi chiếc. Nhiều phi công thử nghiệm báo cáo họ đã bị chóng mặt, mất phương hướng trong không gian khi điều khiển F-35, nghiêm trọng tới mức họ phải tắt dữ liệu và hạ cánh "thủ công". Độ trễ nhất định của việc chuyển tín hiệu lên chiếc mũ, khiến phi công bị rối tung lên vì đưa ra quá nhiều hình ảnh từ radar và camera...khiến mọi thứ bị quá tải kết quả là phi công chẳng nhìn thấy gì.

Trục trặc hệ thống vũ khí

Trang Daily Mail ngày 2-3 cho biết, nguyên nhân khiến máy bay chiến đấu phiên bản F-35B có thể trở thành vô dụng trên tàu sân bay Anh vì nó không thể mang theo quả bom hiện đại nhất của quân đội Anh. Theo yêu cầu, các máy bay chiến đấu đều phải mang được ít nhất 8 quả bom SDB II khi tấn công mục tiêu, nhưng nó chỉ có thể chứa tối đa 4 quả.

Năm 2015, F-35 được phát hiện là không có một phần mềm thích hợp để vận hành loại bom đường kính nhỏ (SDB II) cho tới năm 2022. Pháo quay nòng 25mm trang bị trên F-35 bị phát hiện là không thể sử dụng được cho đến khi tìm được phần mềm điều khiển thích hợp. Máy bay không thể ném bom, tham gia không chiến hoặc hỗ trợ bộ binh. Nguyên nhân đơn giản, do phần mềm cần thiết giúp nó có thể hoạt động hoàn chỉnh vẫn chưa hoàn thiện. Quan chức phụ trách thử nghiệm của Bộ Quốc phòng Mỹ là J. Michael Gilmore nói khả năng chiến đấu duy nhất của chúng hiện nay chỉ là lao thẳng vào máy bay khác tự sát.

Đắt! đội giá 68%

Cho đến nay, phi đội máy bay F-35 thử nghiệm và huấn luyện của Quân đội Mỹ đã có 12.000 giờ bay với 8000 lượt bay. Tính đến năm 2013, chương trình F-35 bị tìm ra có đến 363 lỗi có thể phát sinh 719 vấn đề, một con số ấn tượng cho một dự án vốn đã tốn 400 tỷ USD.

Giá của máy bay ngày càng cao với chi phí đã đội lên đến 93% tính từ kế hoạch năm 2001. Nhưng chất lượng sản phẩm thì bị chỉ trích là "Có khả năng gây vấn đề nghiêm trọng" với tỷ lệ buộc phải sửa và làm lại là 16%.

Theo dự tính ban đầu, mỗi chiếc F-35 sẽ có giá khoảng 70 triệu USD/chiếc (xấp xỉ giá một chiếc F-15), tuy nhiên do chậm trễ và các lỗi phát sinh, tới năm 2011 giá thành mỗi chiếc F-35 được ước tính đã lên tới 120-145 triệu USD tùy phiên bản. Chi phí hiện tại dành cho chương trình F-35 đã lên tới 391,2 tỷ USD, tăng 68% so với dự tính năm 2001. Đây cũng là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của Lầu Năm Góc. Một vấn đề của F-35 là năm 2014, chi phí vận hành mỗi chiếc F-35 tốn đến 67.549 USD mỗi giờ bay (cao hơn cả F-22).

Nói công bằng, các nhà chế tạo của Lockheed Martin cùng các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman cũng rất “cầu thị”, tìm cách khắc phục lỗi cho “đứa con F-35”. Nhưng để giảm lỗi thì tất yếu phải “hy sinh” một số tính năng khác. Sức ép cho ra lò hàng loạt F-35 trở nên ngày càng tăng.
 
23/8/12
1.162
3
38
Phương Tây ngán sợ T-14 Armata

10:14 PM, 06/04/2015, Views: 1010 | By Nam Xương
VietnamDefence - Phương Tây nên lo ngại về xe tăng mới của Nga mà dự kiến sẽ xuất hiện cuộc duyệt binh Chiến thắng ở Moskva vào ngày 9/5/2015, tạp chí Nhật Bản The Diplomat khuyến cáo.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
armata3.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Đó là xe tăng thế hệ 5 Т-14 Armata của hãng Uralvagonzavod. The Diplomat cho rằng, T-14 có thể là “xe tăng chết chóc nhất thế giới”. Có tin, đã có 20 xe tăng này được chuyển giao cho quân đội Nga để huấn luyện. Đến năm 2020, Uralvagonzavod dự định sản xuất 2.300 xe Т-14. Quân đội Nga dự định thay thế gần 70% xe tăng bằng Т-14.
Nhiều yếu tố khiến xe tăng này trở nên đặc biệt. Ví dụ, hệ thống phòng vệ tích cực có lẽ sẽ chống chịu được mọi loại đạn chống tăng. Theo Trung tâm nghiên cứu quân sự quốc tế FMSO của Lục quân Mỹ, vỏ giáp của Armata sẽ có thể chịu được các đòn tấn công từ trên không, cách phân bố vỏ giáp được cho phép bảo vệ hoàn toàn những bộ phận trọng yếu nhất của xe tăng.

Ngoài ra, cách bố trí kíp xe của T-14 cũng rất độc đáo. Kíp xe 3 người sẽ ngồi trong khoang bọc giáp ở phía trước thân xe, phần trước xe tăng sẽ được bảo vệ bởi vỏ giáp nhiều lớp.

Trước đó, tạp chí Đức Stern cũng khẳng định, sự ra đời của Т-14 Armata cho thấy bước nhảy vọt lớn về trang bị của quân đội Nga. Stern khẳng định hiện chưa ai có xe tăng như Armata. Sản phẩm mới thực sự đầu tiên này trong các vũ khí trang bị của Nga kể từ khi Liên Xô cho phép nói rằng, quân đội Nga về trang bị đang tiến rất nhanh về phía trước.

Một xe tăng chủ lực hoàn toàn mới là chuyện hiếm đối với đa số quân đội trên thế giới. Xe tăng Leopard 2 của quân đội Đức đã được chế tạo hơn 35 năm trước, xe tăng M1 Abrams của Mỹ cũng có tuổi gần như thế. Các mẫu hiện nay của các xe tăng phương Tây có nhiều cải tiến, nhưng thiết kế cơ sở của chúng vẫn là cũ.

Armata là sự hóa thân lớn đầu tiên của những phát minh mới trong công nghiệp quốc phòng Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ưu thế chính của Т-14 là tháp không người lắp 1 khẩu pháo nòng trơn 125 mm có tính năng vượt xa mẫu pháo tăng tốt nhất thế giới lắp trên tăng Đức Leopard 2.

Khác biệt lớn nhất của xe tăng mới là không thành viên kíp xe nào ngồi trong tháp. Theo các nguồn tin khác nhau, 2 hoặc 3 thành viên kíp xe sẽ ngồi trong cáp-xun bảo vệ đặc biệt ở phần trước thân xe. Kíp xe sẽ đước bảo vệ tốt hơn tất cả các xe tăng trên thế giới.

Việc điều khiển xe tăng được thực hiện hoàn toàn ở chế độ từ xa. Trên thân xe sẽ lắp mấy camera độ nét cao để làm việc đó. Armata sẽ sử dụng những thành tựu truyền thống của ngành chế tạo xe tăng Nga - xe rất cơ động và nhanh.

Uralvagonzavod có thể sản xuất gần 500 xe tăng T-14/năm.​

Nguồn: ria56, 1.4, RIA Novosti, 5.4.2015.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ “đốt” 2,2 tỷ USD vào dự án radar quân sự X-Band

Trần Khánh | 07/04/2015 16:27



he-thong-zlwu-1428384068376-45-0-249-400-crop-1428384110829.jpg

Hệ thống radar quân sự X-Band (Ảnh RT)

Chia sẻ:
Dự án X-Band Radar (SBX) trị giá 2,2 tỷ USD của Mỹ thất bại ngay từ đầu do thiếu những phân tích và tính toán cụ thể.

Thông tin trên được tờ Los Angeles Times đưa ra ngày 5/4 và nhấn mạnh, không chỉ thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế vì chi phí “trên trời”, việc thất bại của dự án này có thể đe dọa đến an ninh của Mỹ.
Theo RT, SBX được Cơ quan Phòng vệ Tên lửa Mỹ (MDA) “tung hô” là có khả năng trở thành loại radar mạnh nhất trên toàn thế giới.
Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ vào tháng 4/2007 Cựu Giám đốc MDA Henry A. Obering III từng tuyên bố:
“Nếu chúng ta đặt hệ thống SBX trên vịnh Chesapeake, chúng ta hoàn toàn có thể tìm kiếm và theo dõi những vật thể có kích thước chỉ bằng một quả bóng chày trên khắp San Francisco”.
Mặc dù vậy, theo Los Angeles Times, dự án SBX là thất bại thảm hại với chi phí bị đẩy lên cao chót vót.
Los Angeles Times tiết lộ chi phí của dự án lên đến 2,2 tỷ USD và dự án này thất bại bởi Mỹ đã quá nôn nóng không thực hiện thử nghiệm đầy đủ.
Hệ thống SBX- dự tính đi vào hoạt động vào năm 2005, giờ nằm đắp chiếu tại Trân Châu Cảng ở Hawaii.
Trước đó, hệ thống radar nổi trên biển SBX được thiết kế để phát hiện và theo dõi các loại tên lửa từ trên không trung và có khả năng dẫn đường các loại tên lửa đánh chặn các quả tên lửa đó.
Hệ thống SBX còn được trang bị tính năng hiện đại có thể giúp phân biệt tên lửa thật và tên lửa giả.
Tuy nhiên, hệ thống SBX thực sự có vấn đề khi mà góc quan sát của nó quá hẹp (chỉ 25 độ) so với từ 90-120 độ của các loại radar truyền thống, chính vì thế, hệ thống SBX được cho là không đáng tin cậy nếu phải theo dõi một loạt các tên lửa tấn công từ nhiều góc độ khác nhau cùng một lúc.
Dù radar này có khả năng “soi rõ” các vật thể ở rất xa, tầm quan sát của nó lại quá hẹp nên hầu như không mấy tác dụng khi đối phó với đòn tấn công rất dễ xảy ra là phóng một loạt các tên lửa thật xen tên lửa giả.
BÀI LIÊN QUAN
Một “sai lầm chết người” nữa của nhóm thiết kế hệ thống SBX là việc họ “quên rằng” trái đất hình cầu.​
Chính vì thế, SBX không thể phát hiện ra một vật thể có kích thước một quả bóng chày cách SBX khoảng 4.000km trừ khi vật thể này di chuyển ở độ cao khoảng 1.400km, tức là cao hơn tới 321km so với độ cao thông thường của một tên lửa nếu nó được bắn tới Mỹ.​
“Xét theo tính khả dụng trong việc loại trừ các mối đe dọa đến từ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thì khả năng phát hiện vật thể có kích cỡ bằng một quả bóng chày của SBX là hoàn toàn vô dụng”, ông Wendell Mead, từng làm việc cho Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ cho biết.​
Ông David Barton, một nhà vật lý và kỹ sư radar cũng nhấn mạnh đến việc SBX không thể theo dõi các loại tên lửa và khẳng định, SBX là một hệ thống radar vô dụng bởi các hệ thống radar thông thường cần phải theo dõi một tên lửa “từ đầu tới cuối” mới có thể giúp các tên lửa đánh chặn hạ được mục tiêu, điều mà SBX không làm được.
Không chỉ có vậy, nhiều báo cáo của Ban điều hành Định lượng và Thử nghiệm Hoạt động (OTEO) của Lầu Năm Góc, cho thấy, SBX không có hiệu quả thực sự.
Một báo cáo về cuộc thử nghiệm SBX năm 2007 nêu rõ: “SBX có những hành vi bất thường đòi hỏi phải điều chỉnh lại phần mềm”.
Ba năm sau, năm 2010, OTEO cũng báo cáo “kết quả thử nghiệm SBX cho thấy hệ thống này không đạt được kết quả như mong đợi và không thể giúp hỗ trợ đánh chặn được các tên lửa tấn công”.
Nhiều chuyên gia đã chỉ trích việc MDA chi quá nhiều tiền vào các dự án này và khẳng định, số tiền trên cần phải chi vào việc phát triển các hệ thống radar mặt đất có khả năng phát hiện và hỗ trợ đánh chặn các loại tên lửa tầm xa tốt hơn SBX.
Ông Mike Corbett, cựu Đại tá Không quân Mỹ, người từng chịu trách nhiệm giám sát việc đấu thầu phát triển và chế tạo các loại vũ khí của Mỹ từ năm 2006-2000 nhấn mạnh:
“MDA có thể chi cả núi tiền mà không đạt được một kết quả cụ thể nào”.
Tuy nhiên, thất bại của dự án SBX chỉ là “phần nổi của một tảng băng trôi”.
Dự án SBX là một trong 4 dự án bị MDA đình lại và khiến MDA không khỏi mất mặt vì các dự án này “đốt” tới 10 tỷ USD tiền thuế của người dân Mỹ.
Một nỗi hổ thẹn nữa của MDA chính là hệ thống laser không vận mà MDA cũng đã đình lại vào năm 2012, đúng 10 năm sau khi hệ thống này được phát triển.
Theo đó, dự án này sẽ lắp lên các máy bay Boeing 747 các thiết bị laser nhằm bắn hạ các tên lửa tấn công ngay khi được phóng lên.
Tuy nhiên, vấn đề chính đối với hệ thống trị giá tới 5,3 tỷ USD là tầm bắn của tia laser là rất ngắn, đồng nghĩa với việc máy bay Boeing 747 sẽ phải tiếp cận rất gần nơi tên lửa được phóng đi.
Điều này có nghĩa là các máy bay này sẽ trở thành “mồi ngon” cho các hệ thống phòng không của địch.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga sẽ mua lại xe chiến đấu BMP-3 từ Hàn Quốc

Cập nhật lúc: 15:51 08/04/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Súng trường "khủng" K-11 của Hàn Quốc tiếp tục mắc lỗi
Mục kích Quân đội Mỹ - Hàn tập trận "Đại bàng non"
Xe tăng K1, K2 Hàn Quốc diễu binh "dọa" Triều Tiên
Lộ ứng viên thay thế xe chiến đấu bộ binh BMP-3
Mãn nhãn xem quân đội Hàn Quốc trình diễn võ thuật


(Kiến Thức) - Quân đội Nga có thể mua lại các xe chiến đấu bộ binh BMP-3 sau khi Quân đội Hàn Quốc cho loại thiết giáp này nghỉ hưu.
Theo báo chí Hàn Quốc, Lục quân Hàn Quốc (ROKA) có kế hoạch cho nghỉ hưu toàn bộ xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 do Nga sản xuất trong năm nay.​
Đây là số vũ khí mà Nga dùng để thanh toán thay cho số tiền nợ Hàn Quốc từ thời Liên Xô. Thay vì trả tiền, người Nga đề nghị chọn giải pháp trả bằng vũ khí và được chấp thuận.Tổng cộng, giai đoạn 1996-1997, Nga đã “trả” 35 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U/UK (trị giá 2,2 triệu USD/chiếc), 70 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và 262 hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M cho Hàn Quốc.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trong biên chế Lục quân Hàn Quốc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Dù các loại vũ khí này được cho là còn khá tốt, tuy nhiên không rõ lý do vì sao Quân đội Hàn Quốc quyết tâm sẽ cho nghỉ hưu T-80 và BMP-3.​
Mặc dù vậy, kế hoạch này có thể thay đổi khi theo quan chức Hàn Quốc thì Nga sẽ mua lại các xe BMP-3 và đổi lại cung cấp phụ tùng xe tăng T-80U.​
Đây sẽ là thương vụ "đôi bên cùng có lợi", Hàn Quốc có thể duy trì xe tăng T-80U trong vài năm nữa và Nga sẽ hỗ trợ (mua linh kiện) từ nhà máy chế tạo BMP-3 khi nó sắp mở cửa trở lại.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U của Lục quân Hàn Quốc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
So với các loại xe tăng chiến đấu do Hàn Quốc sản xuất như K1, K1A2 hay K2. T-80U có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều (khoảng 46 tấn), nhưng trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh mà xe tăng Hàn Quốc khó có thể so. T-80U lắp một pháo nòng trơn 2A46-2 cỡ 125mm (cơ số đạn 45 viên) tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng (cơ số 4-6 quả).​
Trong khi BMP-3 cũng nhỉnh hơn xe chiến đấu bộ binh K21 Hàn Quốc về hỏa lực. BMP-3 được trang bị pháo chính 2A70 100mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, pháo 2A72 30mm đồng trục với pháo chính.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Những dự án phòng thủ tên lửa đốt tiền của Mỹ
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Quote:
Đầu tư gần 10 tỷ USD vào hàng loạt dự án quân sự nhằm nâng cao khả năng phòng thủ nhưng tất cả những gì Washington thu về chỉ là những chương trình kém hiệu quả, không thể áp dụng thực tiễn.
BC6nxBpCYAAB9fU-4446-1428551470.jpg

Hệ thống radar nổi X-Band tiêu tốn của chính phủ Mỹ 2,2 tỷ USD nhưng nay bị bỏ xó tại Trân châu Cảng, Hawaii. Ảnh: RT
Các lãnh đạo của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) từng rất hứng khởi khi nói tới những bước phát triển về kỹ thuật quân sự của mình. Theo lời cựu giám đốc MDA Henry A. Obering III tuyên bố trước quốc hội năm 2007, Mỹ sẽ sở hữu hệ thống radar mạnh đến mức có thể phát hiện một quả bóng chày ở San Francisco từ bờ kia đất nước.

Về lý thuyết, nếu một quốc gia nào đó lén lút tấn công, hệ thống radar trên biển X-Band (SBX) mà ông Obering đề cập ở trên sẽ ngay lập tức phát hiện tên lửa địch, theo dấu mục tiêu từ vệ tinh không gian và điều tên lửa đánh chặn tiêu diệt. Quan trọng hơn cả, SBX có khả năng phân biệt tên lựa thật sự với các loại mồi nhử. Ông Obering từng khẳng định trước một tiểu ban Thượng viện rằng SBX là hệ thống "không có đối thủ".

Nhưng dự án hệ thống radar nổi khổng lồ này thực tế lại là một thất bại thảm hại của MDA với chi phí được đội lên nhiều lần, ước tính tới 2,2 tỷ USD. Lý do là bởi Washington đã quá nôn nóng, không thực hiện đầy đủ các bước thử nghiệm, theo thông tin từ cuộc điều tra của Los Angeles Times.

Dù có thể phóng đại các vật thể ở khoảng cách xa nhưng vì góc quan sát quá hẹp (chỉ 25 độ) nên SBX không thể phát huy tác dụng khi đối phó với trường hợp một loạt tên lửa phóng ra cùng mồi nhử. Đây là phương thức tấn công mà giới chuyên gia đánh giá là có nhiều khả năng xảy ra nhất. Các loại radar truyền thống thường có góc quan sát từ 90 đến 120 độ. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng được cho là không đáng tin cậy nếu phải theo dấu những tên lửa tấn công từ nhiều hướng khác nhau trong cùng một thời điểm.

Một sai lầm nghiêm trọng khác của nhóm thiết kế là họ không tính đến việc Trái Đất hình cầu. SBX không thể phát hiện vật thể có kích cỡ bằng quả bóng chày ở khoảng cách hơn 4.000 km trừ khi vật thể đó di chuyển ở độ cao 1.400 km. Theo các chuyên gia kỹ thuật, độ cao này lớn hơn nhiều so với tầm hoạt động của một tên lửa nếu nó ngắm bắn tới Mỹ.

"Xét về tính hiệu quả trong việc loại trừ những mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo liên lục địa thì khả năng phát hiện vật thể có kích thước bằng một quả bóng chày của SBX là vô nghĩa", RT dẫn lời ông C. Wendell Mead, kỹ sư hàng không vũ trụ, từng phục vụ trong Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ, cho hay.

Ông David K. Barton, nhà vật lý và kỹ sư radar, cũng khẳng định dự án SBX hoàn toàn vô dụng bởi một hệ thống radar thông thường cần phải theo dõi mục tiêu từ đầu đến cuối thì mới có khả năng giúp các tên lửa đánh chặn tiêu diệt hỏa lực địch đúng lúc và kịp thời. Điều này SBX không làm được.

Hàng loạt các báo cáo đánh giá tính hiệu quả của SBX cũng chứng minh rằng hệ thống này không thật sự hữu dụng. Một tài liệu của Ban Thử nghiệm Hoạt động và Định lượng của Lầu Năm Góc cho thấy "SBX có những hoạt động bất thường" và "cần điều chỉnh lại phần mềm". Cơ quan này ba năm sau cũng lưu ý rằng "khả năng hoạt động của SBX không như kỳ vọng".

Theo kế hoạch, hệ thống SBX phải được đưa vào hoạt động từ năm 2005 nhưng thay vào đó nó lại bị bỏ xó tại Trân châu Cảng ở Hawaii.

Giới quan sát nhận định dự án này không chỉ lãng phí tiền thuế của người dân mà nó còn tạo ra một lỗ hổng lớn trong hệ thống phòng thủ của Mỹ. Số tiền đầu tư cho SBX nên được dùng để phát triển những mạng lưới radar mặt đất với khả năng phát hiện tên lửa tầm xa hiệu quả hơn nhiều. Bước đi sai lầm và tốn kém này đã trở thành một vết đen trong hồ sơ của MDA.

Tuy nhiên, thất bại của hệ thống SBX chỉ là "phần nổi của tảng băng trôi". MDA trong thập kỷ trước ném gần 10 tỷ USD vào dự án này cùng ba chương trình khác. Tất cả đều bị hủy giữa chừng vì không khả thi hoặc hoạt động kém hiệu quả, theo LA Times.

Những dự án chết yểu
la-na-nn-missile-defense-20150-9360-4691-1428551471.jpg

Mẫu tên lửa Kinetic Energy Interceptor. Ảnh: LA Times
Máy bay Airbon Laser với mức đầu tư lên đến 5,3 tỷ USD là một dự án thất bại khác của MDA. Cơ quan này dự định nâng cấp những chiếc Boeing 747 bằng cách trang bị thêm một hệ thống laser có khả năng tiêu diệt tên lửa địch lúc vừa khai hỏa, trước khi chúng kịp thả mồi nhử.

Thực tế, tia laser lại không thể đốt cháy tên lửa ở một khoảng cách quá xa, vì thế máy bay phải liên tục áp sát chiến đấu cơ địch. Điều kiện trớ trêu này cuối cùng biến những chiếc Boeing 747 trở thành mục tiêu không có khả năng tự vệ. Chương trình phát triển Airbon Laser bị hủy vào năm 2012 sau gần 10 năm thử nghiệm.

Dự án Kinetic Energy Interceptor với ý tưởng phát triển một tên lửa có thể triển khai ở cả đất liền và trên biển để ngăn chặn hỏa lực đối phương ngay từ kỳ tăng tốc cũng bị hủy bỏ vào năm 2009, sau 6 năm phát triển, tiêu tốn của chính phủ Mỹ 1,7 tỷ USD.

Vấn đề của những mẫu tên lửa này là chúng quá dài nên không thể trang bị cho các tàu hải quân. Ngoài ra, nếu triển khai trên đất liền, chúng phải được đặt gần các mục tiêu. Vì thế chúng có nguy cơ bị tấn công trước cả khi kịp thực hiện nhiệm vụ.

Dự án cuối cùng chịu chung số phận là phương tiện tiêu diệt hàng loạt, cấu thành từ một chùm tên lửa đánh chặn cỡ nhỏ, có khả năng tiêu diệt toàn bộ tên lửa tấn công và mồi nhử của địch. Bắt đầu từ khoảng năm 2007, 2008, MDA ca tụng dự án này như một "chương trình mang tính bước ngoặt" đồng thời đặt rất nhiều kỳ vọng vào nó. Nhưng 4 năm sau, các nhà thầu quân sự không tiến hành bất kỳ cuộc thử nghiệm nào khiến toàn bộ dự án bị gác lại. Quá trình nghiên cứu, phát triển tiêu tồn gần 700 triệu USD.

"Họ đã hoang phí quá nhiều tiền nhưng kết cục là không thu về được gì", Mike Corbett, đại tá về hưu thuộc lực lượng không quân Mỹ, từng giám sát các hợp đồng vũ khí của MDA từ năm 2006 đến 2009, nhận định. "MDA chi hàng tỷ USD vào những chương trình này và chúng chẳng đi đến đâu cả".
la-na-nn-missile-defense-20150-5310-9152-1428551471.jpg

Thiết kế của phương tiện tiêu diệt hàng loạt. Ảnh: LA Times
Vũ Hoàng (theo LA Times/ RT)
 
Status
Không mở trả lời sau này.