Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Chiến hạm LCS-3 đến Việt Nam: Hiện đại nhưng không mạnh mẽ

(Vũ khí) - Tàu tác chiến ven bờ LSC-3 USS Fort Worth vừa sang thăm Việt Nam ngày 6-4 vừa qua có thiết kế rất hiện đại nhưng hệ thống hỏa lực không mạnh.

[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
17-lcs-3_baodatviet_101354498.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ngày 6-4, hai chiến hạm của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ cùng khoảng 400 sĩ quan, thủy thủ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong khuôn khổ chuyến thăm và trao đổi kinh nghiệm tác chiến cứu nạn, cứu hộ trên biển với lực lượng Hải quân Việt Nam, nhân 20 năm ngày thiết lập quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Ảnh: Tàu tác chiến ven bờ LCS-3 USS Fort Worth {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
1-lcs-3_baodatviet.jpg_101354957.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}2 chiến hạm được hải quân Mỹ cử đến Việt Nam gồm tàu khu trục DDG 62 USS Fitzgerald và tàu tác chiến ven bờ LCS-3 USS Fort Worth thuộc Liên đội tàu Khu trục DESRON của Hải quân Mỹ. Chỉ huy biên đội 2 tàu này là ông Lê Bá Hùng, một sĩ quan hải quân Mỹ gốc Việt. Ảnh: Lễ đón tiếp 2 chiến hạm của hải quân Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
3-lcs-3_baodatviet.jpg_10135469.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Trong 2 tàu, chiếc khu trục hạm lớp Aleirgh Burke được đánh giá có sức mạnh hàng đầu thế giới với hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Tuy nhiên, tàu tác chiến ven bờ LCS-3 có thiết kế ấn tượng nhưng hệ thống vũ khí không mạnh. Ảnh: Tàu tác chiến ven bờ của Mỹ có thiết kế ấn tượng nhưng không mạnh{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
4-lcs-3_baodatviet.jpg_101354110.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu LCS thuộc lớp Freedom của hải quân Mỹ được đánh giá là tàu tác chiến ven bờ hiện đại nhất trên thế giới. Hiện tại, hải quân Mỹ đang triển khai luân phiên loại tàu này hoạt động tại biển Đông và đông nam Á với căn cứ tại Changi-Singapore. Dự kiến, chúng cũng sẽ được triển khai tới Nhật Bản. Ảnh: Tàu tác chiến ven bờ của Mỹ đã được triển khai hoạt động tại đông nam Á{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
5-lcs-3_baodatviet.jpg_101354148.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}USS Fort Worth được xếp vào loại tàu tác chiến ven bờ LCS (Littoral Combat Ship), là chiếc thứ 2 trong tổng số 6 chiếc thuộc lớp “Tự Do” (Freedom), được đánh số lẻ của hải quân Mỹ (các tàu đánh số chẵn như LCS-2, LCS-4 thuộc lớp “Độc Lập” - Independence). Ảnh: Tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom (trái) và lớp Independence (phải){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
6-lcs-3_baodatviet.jpg_101354185.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu tác chiến ven bờ LSC lớp “Freedom” là sản phẩm của hãng Lockheed Martin, có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các Modul nhiệm vụ. Nó chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến tác chiến mặt nước, chống ngầm và chống thủy lôi. Ảnh: Chiếc đầu tiên thuộc lớp Freedom là LCS-1 Freedom{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
7-lcs-3_baodatviet.jpg_101354282.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}LCS-3 có chiều dài 115,3m, chiều ngang 17,5m, mớn nước 3,9m, lượng giãn nước 3.139 tấn. Tàu có tầm hoạt động 4500 hải lý (8000km), với tốc độ tuần hành 16 hải lý/giờ (28,8km/h) và 4300 hải lý (7700km) với vận tốc 18 hải lý/h (32km/h), thời gian tác chiến liên tục 20 ngày. Ảnh: Khả năng chuyển hướng cực tốt trong luồng hẹp khi đang tăng tốc cực nhanh{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
8-lcs-3_baodatviet.jpg_101354345.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}LSC-3 được trang bị 2 động cơ Tuabin Rolls Royce MT30 và 2 động cơ Diezen và 4 hệ thống động lực phản thủy lực Rolls Royce, cùng với 4 máy phát điện tổng công suất 3.200kW. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt vận tốc tối đa lên tới 44 hải lý/giờ (81km/h). Ảnh: Hệ thống động lực phản thủy lực giúp tàu có tốc độ rất cao{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
9-lcs-3_baodatviet.jpg_101354401.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu có 1 sàn đỗ với 1 trực thăng hải quân MH-60R/S “Seahawk” chuyên đảm nhận công tác cứu hộ và chống tàu ngầm (ASW), 1 UAV trinh sát - tấn công MQ-8B “Fire Scout”. Thủy thủ đoàn 40 người (8 sỹ quan và 32 thủy thủ) cùng 30 nhân viên hàng không phụ trách máy bay trực thăng và UAV trên hạm. Ảnh: Tàu có 1 sàn đỗ với 1 trực thăng săn ngầm MH-60R/S “Seahawk”{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
10-lcs-3_baodatviet.jpg_101354458.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}USS Fort Worth được trang bị hệ thống chiến đấu COMBATSS-21 của hãng Lockheed Martin và hệ thống sonar kiểu mảng kéo AN/SQR-20 dùng trong nhiệm vụ săn ngầm và chống thủy lôi. Do không trang bị ngư lôi nên nhiệm vụ chống ngầm được giao cho trực thăng hải quân MH-60R/S “Sea Hawk”. Ảnh: Nhiệm vụ chống ngầm được giao phó hoàn toàn cho MH-60R/S “Seahawk”{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
11-lcs-3_baodatviet.jpg_101354518.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tuy tàu có tính năng rất hiện đại, lượng giãn nước lớn, không gian thiết kế còn có khả năng tích hợp thêm vũ khí, nhưng do tính chất nhiệm vụ chỉ là tàu tác chiến ven bờ nên LCS-3 được trang bị hệ thống hỏa lực nghèo nàn, yếu hơn rất nhiều so với các tàu hộ vệ thông thường. Ảnh: LCS-3 có tính năng hiện đại nhưng hệ thống hỏa lực yếu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
12-lcs-3_baodatviet.jpg_101354551.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Theo thông tin chính thức từ Website của hãng hãng Lockheed Martin, thiết kế nguyên bản của lớp Freedom có sử dụng “hệ thống tác chiến tương lai” XM501, với 2 loại tên lửa LAM và MK-31PAM nhưng sau bị hủy bỏ. Hiện nay tàu chỉ được trang bị hệ thống MK-49 với 21 quả tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM) của hãng Raytheon. Ảnh: Hệ thống MK-49 phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
13-lcs-3_baodatviet.jpg_101354887.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Vũ khí khác trên tàu gồm 4 tên lửa gây nhiễu SRBOC, 1 pháo hạm Mk110 Bofors 57mm của BAE Systems, có tầm bắn 17km, tốc độ bắn 4 phát/giây với cơ số đạn 400 viên; 2 khẩu pháo 2 nòng Bushmaster II Mk44 30mm và 4 khẩu đại liên làm nhiệm vụ đánh chặn máy bay tầm thấp, tên lửa hành trình. Ảnh: Pháo hạm Mk110 Bofors 57mm của BAE Systems{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
14-lcs-3_baodatviet.jpg_101354224.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Bù lại, các tàu lớp Freedom được trang bị một thứ vũ khí đáng sợ khác là UAV trinh sát - tấn công MQ-8B “Fire Scout”, được mệnh danh là “Lính trinh sát hỏa lực”. Nó có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau như: tên lửa không đối đất hạng nhẹ dẫn đường bằng laser Hellfire, tên lửa Hydra hay bom siêu nhỏ điều khiển chính xác bằng hệ thống định vị GPS Viper Strike... Ảnh: UAV trinh sát - tấn công MQ-8B “Fire Scout” có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
15-lcs-3_baodatviet.jpg_101354301.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Vào năm 2011, đơn giá mỗi chiếc LSC lớp Freedom được tính vào khoảng 670 triệu USD, nếu trang bị thêm “hệ thống tác chiến tương lai” XM501, giá thành của nó có thể lên tới trên 700 triệu USD. Hãng Lockheed Martin đang dự định khôi phục hệ thống tác chiến này để trang bị thêm cho tàu tính năng tấn công mạnh ngang các tàu hộ vệ. Ảnh: Mỗi chiếc LSC lớp Freedom có giá vào khoảng gần 700 triệu USD

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...am-hien-dai-nhung-khong-manh-me-3242296/{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ mất hàng triệu USD sửa lỗi sát thủ săn ngầm P-8A

Cập nhật lúc: 11:00 13/04/2015 (GMT+7)
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN

Khám phá sát thủ săn ngầm P-8A Mỹ điều tới Biển Đông
Tận mắt kho vũ khí “khủng” tàu chiến Mỹ thăm VN
Khám phá tiêm kích Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan
Kỳ quái tàu dựng đứng 90 độ của Hải quân Mỹ
Máy bay Mỹ âm thầm quay lén siêu hạm Type 052C TQ


(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ sẽ chi ít nhất 21 triệu USD cho Boeing để khắc phục các lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình thử nghiệm máy bay săn ngầm P-8A.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn thông báo của Bộ quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ đã quyết định trao cho hãng Boeing hợp đồng trị giá 21 triệu USD để khắc phục một số lỗi kỹ thuật trên những chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon.​
Đây là hợp đồng đầu tiên Hải quân Mỹ trao cho Boeing thực hiện, nhằm khắc phục một số lỗi kỹ thuật thông thường được phát hiện trong quá trình phát triển thử nghiệm và vận hành những chiếc P-8A mới đang được bay thử.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Những chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-8A tiếp theo của Hải quân Mỹ phát sinh lỗi ngay trong quá trình thử nghiệm.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo phát ngôn viên của hãng Boeing cho biết, trong quá trình thử nghiệm P-8A, Hải quân Mỹ và Boeing đã xác định được một số lỗi kỹ thuật nhỏ của dòng máy bay này và chúng sẽ được khắc phục bằng nguồn ngân sách có sẵn của Hải quân Mỹ. Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là lần đầu tiên Boeing cùng một số nhà thầu phụ tham gia vào quá trình sửa lỗi trên toàn bộ phi đội P-8A của Hải quân Mỹ.​
Hiện tại, cả Hải quân Mỹ lẫn hãng Boeing đều không cung cấp thông tin chi tiết về lỗi kỹ thuật phát sinh trên P-8A. Mà chỉ công bố rằng các lỗi này không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của P-8A.​
Dự kiến, quá trình khắc phục lỗi những chiếc máy bay săn ngầm P-8A sẽ được Boeing hoàn tất vào đầu năm 2017 và một hợp đồng tương tự cũng sẽ được Hải quân Mỹ và Boeing ký kết ngay sau đó. Sau khi hoàn tất việc sửa lỗi cho các máy bay P-8A đang được thử nghiệm, Boeing sẽ tiếp tục khắc phục lỗi này trên các chiếc khác đã được Hải quân Mỹ đưa vào hoạt động.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Theo Hải quân Mỹ lỗi kỹ thuật mới trên P-8A sẽ không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của phi đội này trong lực lượng hải quân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
P-8A Poseidon là dòng máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ hiện nay, nó cũng được xem là sát thủ săn ngầm hiện đại nhất thế giới. P-8A được hãng hàng không Boeing phát triển theo yêu cầu của Hải quân Mỹ, bay thử nghiệm lần đầu tiên tháng 4/2009, chính thức giới thiệu tháng 11/2013.​
Để phục vụ cho loạt vai trò tuần tra trên biển, P-8A Poseidon trang bị hàng loạt hệ thống cảm biến, điện tử đặc biệt tối tân cùng nhiều loại vũ khí với 11 giá treo bên dưới cánh phần thân cùng khoang bên trong bụng máy bay.​
Một chiếc P-8A có thể mang theo các loại tên lửa hành trình AGM-84H/K SLAM-ER với tầm bắn lên tới 270km, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon hoặc ngư lôi chống ngầm Mk54 cùng nhiều loại thủy lôi và bom chìm chống ngầm khác.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đau đầu để duy trì thế dẫn đầu về quân sự

(Vũ khí) - Với ba nguyên tắc chiến tranh trong tương lai mà Lầu Năm Góc đề ra, Mỹ sẽ phải rất khó khăn trong việc thực hiện chính kế hoạch của mình

Ba nguyên tắc chiến tranh
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Bob Walker đã mô tả tỉ mỉ về chiến tranh trong tương lai ở Học viện quân sự lục quân Mỹ ngày 8/4/2015. Theo đó, Bob Walker đã khái quát hình ảnh của chiến tranh tương lai, đó là tác chiến "thông tin hóa" đa chiều, binh sĩ và vũ khí kề vai chiến đấu, các trận địa tuyến đầu từ vũ trụ đến hệ thống mạng, sử dụng phương tiện tiên tiến tấn công kẻ thù.
Bob Walker nói: "Trong tương lai, Lục quân Mỹ và Thủy quân lục chiến Mỹ cùng với đồng minh của chúng ta kề vai chiến đấu sẽ không thể không tác chiến trên trên một chiến trường như vậy - không chỉ là vũ khí dẫn đường chính xác trải rộng, mà còn tràn ngập các cuộc tấn công mạng và tác chiến điện tử kéo dài và có hiệu quả".
Bob Walker cho rằng, loại chiến tranh này sẽ bao gồm chiến tranh thông thường, chiến tranh hỗn hợp, chiến tranh phi tuyến tính, chiến tranh hỗn hợp do người đại diện được chính phủ ủng hộ tiến hành và tác chiến liên hợp nhiều binh chủng.
Để ứng phó loại mối đe dọa này, vị Thứ trưởng Quốc phòng này đã đưa ra 3 nguyên tắc của chiến tranh tương lai.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-dau-dau-de-duy-tri-the-dan-dau-ve-quan-subr_13634690.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đạn dẫn đường GPS của Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguyên tắc thứ nhất là, trong chiến tranh mặt đất tương lai, bất kể nó thuộc về loại hình nào đều sẽ xuất hiện tình hình lan rộng của vũ khí dẫn đường và vũ khí tiên tiến.
Walker nói: "Chúng ta nên giả thiết tình hình chính là như thế. Nếu như chúng ta đã sai, điều đó đã không thể tốt hơn. Nếu như chúng ta là đúng, chúng ta tốt nhất làm tốt chuẩn bị ứng phó. Sự lan rộng của vũ khí dẫn đường chính xác sẽ còn tiếp tục, bởi vì sự lan rộng này hiện nay vẫn đang tiến hành".
Theo Bob Walker, lực lượng mặt đất sẽ đối mặt với rocket, pháo, pháo cối, và tên lửa có khả năng định vị GPS và dẫn đường laser; vũ khí chống bọc thép tự dẫn đường và vũ khí chống bức xạ tìm kiếm hồng ngoại.
Nguyên tắc thứ hai triển khai tác chiến mặt đất ở tuyến đầu trong tương lai là, Quân đội Mỹ sẽ buộc phải ứng phó với chiến tranh "thông tin hóa" mà người Trung Quốc nói tới.
Walker định nghĩa chiến tranh thông tin hóa là chiến tranh đã tích hợp tác chiến mạng, tác chiến điện tử, tác chiến tình báo cùng các hành động ngăn chặn và đánh lừa, nhằm gây nhiễu hoạt động chỉ huy và điều khiển của đối phương, đồng thời giúp cho "quân ta" chiến ưu thế trong quá trình quyết sách.
Nguyên tắc thứ ba là, tình hình sử dụng vũ khí dẫn đường đồng thời triển khai chiến tranh thông tin hóa phải bao trùm lên các loại tác chiến mặt đất, điều này có nghĩa là khả năng tác chiến liên hợp nhiều binh chủng sẽ trở thành nền tảng cho biểu hiện xuất sắc của lực lượng mặt đất.
Vị Thứ trưởng Quốc phòng này nói: "Đây cũng là nguyên nhân chúng ta bày tỏ khen ngợi đối với cách làm của Lục quân Mỹ. Sau khi các đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn hoàn thành 2 đợt huấn luyện luân phiên hành động mang tính quyết định ở Trung tâm huấn luyện quốc gia, Lục quân thường mới tuyên bố họ đã hoàn toàn làm tốt chuẩn bị chiến đấu".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-dau-dau-de-duy-tri-the-dan-dau-ve-quan-subr_13635731.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đồ họa Bom đường kính nhỏ bắn từ mặt đất (GLSDB) của Quân đội Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Những át chủ bài lỗi thời
Dù Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh về các yếu tố chiến tranh trong tương lai, đó là chiến tranh thông tin hóa đa chiều, vũ khí dẫn đường chính xác... Tuy nhiên, Mỹ đang đối diện với những nguy cơ thiếu thốn các mặt hàng này khi những gì họ sở hữu lại không đáp ứng được chính nhu cầu của họ.
Ngay như với chiến đấu cơ F-22 Raptor, niềm tự hào của không lực Mỹ, John Stillion, một nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách (CSBA) của Mỹ đã cho rằng loại máy bay này đã ngày càng trở nên lỗi thời.
Theo nhà phân tích của CSBA, trong vài thập kỷ qua, sự tiến bộ của công nghệ chế tạo cảm biến điện tử, công nghệ thông tin liên lạc, vũ khí dẫn đường về cơ bản đã làm thay đổi bản chất của các cuộc không chiến.
Những tiến bộ này đã giúp phi công tìm kiếm mục tiêu hiệu quả hơn và có thể tấn công chúng ở khoảng cách ngày càng xa hơn. Kết quả là những tính năng vốn được xem là cần thiết để thành công trong một cuộc không chiến như tốc độ, khả năng tăng tốc và khả năng cơ động giờ đã trở nên không còn hữu ích khi mà nó có thể bị phát hiện và tiêu diệt ở khoảng cách hàng chục cây số.
Thay vào đó, các thuộc tính như radar tối thiểu, IR signature, không gian, tải trọng, công suất làm mát, năng lượng cho khẩu độ cảm tiến tầm xa lớn, vũ khí tầm xa sẽ là chìa khóa để giành được sự thống trị không khí trong tương lai.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-dau-dau-de-duy-tri-the-dan-dau-ve-quan-subr_13635627.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay F-22 của Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Điều này có thể đặt dấu chấm hết cho các máy bay chiến đấu truyền thống như F-22 bởi vì, theo giải thích của Stillion, việc trang bị cho máy bay với các thuộc tính như tốc độ siêu thanh và khả năng cơ động cao đi kèm là một vài trong số các các thuộc tính phi truyền thống.
"Vì vậy, chỉ có những chiếc máy bay giống như máy bay ném bom tàng hình của Mỹ là có thể chiếm được ưu thế trong một cuộc chiến tranh trong tương lai, chứ không phải là F-22", nhà nghiên cứu kết luận.
F-22 "Raptor" là máy bay chiến đấu đa năng được phát triển bởi Lockheed Martin, Boeing và General Dynamics để thay thế cho F-15 Eagle. F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ 5 duy nhất. Đây cũng là máy bay chiến đấu đắt nhất trên thế giới.
F-22 đã không thể đáp ứng được các yếu tố trong học thuyết chiến tranh tương lai của Mỹ. Trong khi đó, bản thân Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu tháng 4/2015 đã phải lập một bộ phận chuyên trách về tác chiến điện tử với lý do: Mỹ đang tụt hậu về lĩnh vực quan trọng này.
Tuy nhiên, thực tế thì F-22 vẫn là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới. Và Mỹ vẫn đang đi đầu trong một loạt công nghệ vũ khí dẫn đường, vũ khí laser, tác chiến điện tử... Để các quốc gia khác, những nền quốc phòng khác có thể vượt qua họ còn là một tương lai rất xa.
Và người Mỹ chỉ gặp vấn đề khó khăn duy nhất, đó là vượt qua chính những tham vọng mà họ tự đặt ra cho bản thân.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ vắt óc đối phó Trung Quốc tấn công

(Bình luận quân sự) - Các giải pháp được đề ra đều nhằm ngăn chặn Trung Quốc tấn công đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.

Trung Quốc ngang ngược trong khu vực
Theo tạp chí Foreign Affairs, chiến lược “xoay trục” sang châu Á và đầu tư ngày càng tăng các nguồn lực cho máy bay ném bom tầm xa mới và tàu ngầm năng lượng hạt nhân được thiết kế để hoạt động trong các môi trường có mức độ đe dọa cao chính là nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc.
Tạp chí này một lần nữa “vạch tội” Trung Quốc khi liệt kê hàng loạt hành động hung hăng của Bắc Kinh liên quan tới tranh chấp quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, tuyên bố chủ phần lớn trong 1,7 triệu km2 biển Hoa Đông và Biển Đông
Ở Biển Đông, vào tháng 3/2014, các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã ngăn không cho các tàu của Philippines tiếp cận tiền đồn của nước này ở khu vực Trường Sa.
Hai tháng sau, Trung Quốc đã di chuyển một giàn khoan dầu vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, đụng độ với các tàu đánh cá của Việt Nam.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image002.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu cá Trung Quốc (xanh) bị Nhật Bản bắt giữ hồi tháng 9/2010{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các động thái này đã lặp lại các sự cố trước đó ở biển Hoa Đông. Vào tháng 9/2010, nhằm đáp trả việc Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng của một tàu cá của Trung Quốc, người đã lái tàu đâm vào hai tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, Trung Quốc đã tạm thời dừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản.
Đến tháng 11/2013, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố một “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) bao trùm cả quần đảo Senkaku, cảnh báo sẽ có hành động quân sự nhằm vào các máy bay từ chối tuân thủ.
Tư tưởng “bành trướng” của Trung Quốc được thể hiện rất rõ qua tuyên bố của cựu Ngoại trưởng Dương Khiết Trì hồi năm 2010: “Trung Quốc là một nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và đó là thực tế”.
Đối đầu Mỹ
Trung Quốc đang đầu tư vào một số năng lực mới như chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) với mục tiêu đặc biệt là biến Tây Thái Bình Dương thành một khu vực cấm ra vào đối với quân đội Mỹ. Mục tiêu đó bao gồm cả việc phát triển các phương tiện nhằm vào các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Lầu Năm Góc, vốn phụ thuộc nặng nề vào các vệ tinh và mạng Internet để phối hợp hoạt động tác chiến và hậu cần.
PLA đã có tiến bộ đáng kể trên mặt trận này trong những năm gần đây, thử nghiệm một tên lửa chống vệ tinh, sử dụng tia laser để “làm mù” các vệ tinh của Mỹ, và tiến hành các cuộc tấn công mạng tinh vi vào các mạng lưới phòng thủ của Mỹ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image004.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu hải quân Trung Quốc tập trận gần Nhật Bản{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trung Quốc cũng đang tăng cường khả năng của mình để nhằm vào các phương tiện quân sự quan trọng của Mỹ và hạn chế khả năng của Hải quân Mỹ hoạt động ở các vùng biển quốc tế.
PLA đã có các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình thông thường có thể tấn công các cơ sở lớn của Mỹ ở khu vực này, chẳng hạn như căn cứ không quân Kadena, ở Okinawa, Nhật Bản, và đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình có khả năng tấn công nhiều mục tiêu nằm dọc chuỗi đảo thứ nhất. (Theo giới phân tích, chuỗi đảo này có 4 điểm quan trọng: “Đầu chuỗi đảo” là Hàn Quốc, “đuôi chuỗi đảo” là Philippines, “khóa chuỗi đảo” là Đài Loan, “trọng tâm” là Nhật Bản).
Để phát hiện và nhắm tới các tàu hải quân ở khoảng cách xa hơn, PLA đã triển khai các hệ thống radar và vệ tinh do thám mạnh mẽ, cùng với các phương tiện bay không người lái (UAV) có thể thực hiện các nhiệm vụ do thám tầm xa.
Để đuổi theo các tàu sân bay của Mỹ, cũng như các tàu bảo vệ mặt nước, Hải quân Trung Quốc đang mua các tàu ngầm được trang bị ngư lôi tối tân và tên lửa hành trình tốc độ cao được thiết kế để tấn công các tàu ở khoảng cách xa.
Tạp chí Foreign Affairs cho rằng các hành động của Bắc Kinh không thể được biện minh như một hành động đáp trả trước sự tăng cường vũ trang của Mỹ. Trong thập kỷ qua, Washington đã tập trung năng lượng và các nguồn lực của mình chủ yếu vào việc hỗ trợ các lực lượng trên bộ của Mỹ ở Afghanistan và Iraq.
Ngân sách quốc phòng của Mỹ, mà cho đến gần đây chiếm hơn 4% GDP, được dự báo sẽ giảm xuống dưới 3% vào cuối thập kỷ này.
Tạp chí Mỹ đánh giá Lầu Năm Góc đang đánh rơi các khả năng quân sự trong khi PLA đang tích lũy chúng.
Phong tỏa Trung Quốc
Với chiến lược hiện nay, Trung Quốc muốn thực hiện các tham vọng của mình bằng cách đặt các bên vào thế đã rồi. Để ngăn chặn Trung Quốc, theo Foreign Affairs, Mỹ phải ngăn chặn khả năng Trung Quốc kiểm soát vùng trời và vùng biển xung quanh chuỗi đảo thứ nhất.
Mỹ cũng phải hợp nhất các mạng lưới tác chiến của đồng minh và củng cố các năng lực của đồng minh – cả hai điều này sẽ giúp bù lại các nỗ lực của PLA nhằm gây bất ổn cán cân quân sự của khu vực. Ngoài ra còn có các lực lượng mặt đất, các lực lượng này sẽ không thay thế các lực lượng không quân và hải quân hiện nay mà sẽ bổ sung cho họ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image006.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu chiến Mỹ (có tàu sân bay George Washington) cùng tàu Nhật Bản tập trận tại Hoa Đông{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Về phòng không, các nước nằm dọc chuỗi đảo thứ nhất có thể ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận không phận bằng cách sử dụng các đơn vị quân đội được trang bị tên lửa đánh chặn tầm ngắn có tính cơ động cao và tương đối đơn giản (chẳng hạn như tên lửa Sea Sparrow cải tiến, được hỗ trợ bởi các hệ thống radar GIRAFFE nhằm phát hiện mục tiêu).
Trong khi đó, quân đội Mỹ, cùng với các đồng minh như Nhật Bản, có thể vận hành các hệ thống tinh vi hơn, tầm xa hơn có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tiêu diệt máy bay tiên tiến của Trung Quốc.
Để ngăn chặn PLA kiểm soát vùng biển để gia tăng hoạt động tấn công nhằm vào các hòn đảo, Mỹ nên khôi phục một lực lượng pháo binh để phòng thủ bờ biển. Theo Foreign Affairs, ý tưởng này đơn giản và có sức thuyết phục. Thay vì mạo hiểm đưa các tàu chiến vào trong phạm vi phòng thủ của PLA hoặc chuyển hướng các tàu ngầm sang các nhiệm vụ ưu tiên hơn, Mỹ và các đồng minh có thể dựa vào các lực lượng mặt đất, được bố trí dọc theo chuỗi đảo thứ nhất và được trang bị các bệ phóng cơ động và các tên lửa hành trình chống tàu, để thực hiện các hoạt động tương tự.
Quân đội của Nhật Bản đã thực hiện chính xác như vậy, bố trí các đơn vị tên lửa hành trình chống tàu trên một số hòn đảo của quần đảo Ryukyu trong các cuộc diễn tập quân sự.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image008.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Liêu Ninh – Tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một nhiệm vụ khác mà các lực lượng mặt đất của Mỹ và đồng minh có thể đóng góp đó là chiến tranh thủy lôi. Được trang bị khả năng đặt thủy lôi từ các căn cứ trên đất liền sử dụng các tên lửa tầm ngắn, máy bay trực thăng, hoặc xuồng lớn, các lực lượng mặt đất của Mỹ và đồng minh có thể khiến các vùng biển rộng lớn trở thành bất khả xâm phạm đối với Hải quân Trung Quốc.
Các bãi mìn ở các điểm chủ chốt dọc chuỗi đảo thứ nhất sẽ làm cho một cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc trở nên vô cùng phức tạp và làm cản trở khả năng Trung Quốc quấy rối các lực lượng hải quân của đồng minh. Trong khi đó, các khẩu đội pháo chống tàu ven biển gần đó, có thể khiến các hoạt động rà phá thủy lôi của các tàu của PLA trở nên rất nguy hiểm.
Về dài hạn, các lực lượng mặt đất cũng có thể trợ giúp các hoạt động tác chiến chống lại lực lượng tàu ngầm ngày càng lớn mạnh của PLA. Một chiếc tàu ngầm chủ yếu dựa vào khả năng tàng hình của nó để phòng thủ; một khi bị phát hiện, nó phải tránh liên lạc hoặc có nguy cơ cao bị tiêu diệt. Bằng cách bố trí các thiết bị cảm biến tần số thấp và cảm biến âm thanh dưới nước xung quanh chuỗi đảo thứ nhất, các lực lượng của Mỹ và đồng minh có thể gia tăng khả năng phát hiện tàu ngầm của PLA. Các đơn vị pháo binh ven biển khi đó có thể sử dụng ngư lôi phóng từ tàu ngầm để khiến các tàu ngầm đang tiến đến phải từ bỏ nhiệm vụ và rút lui.
Tạp chí Mỹ cũng hoàn toàn tỏ ra tự tin về hiệu quả với những trợ giúp về vũ khí và binh sĩ Mỹ, dù là một số lượng nhỏ, trong trường hợp Trung Quốc tấn công một một đồng minh hoặc một đối tác của Mỹ.
Lợi thế của Trung Quốc
Hiện nay, các vũ khí của Mỹ có thể phát động một cuộc tấn công trả đũa chính xác được đặt tại các căn cứ không quân và tàu sân bay tiền tuyến ngày càng dễ bị tổn thương. Lầu Năm Góc dự định sẽ giải quyết vấn đề này một phần bằng cách chế tạo các tàu ngầm và máy bay ném bom tàng hình tầm xa mới, nhưng chi phí cho các khí tài hạng nặng như vậy là rất cao.
Nếu so sánh, các lực lượng mặt đất, có thể mất một mức chi phí rẻ hơn để cung cấp thêm hỏa lực. Không giống như các lực lượng không quân và hải quân, các lực lượng mặt đất có thể không cần quay trở lại các căn cứ xa xôi để tái vũ trang. Họ có thể dự trữ nhiều đạn dược hơn rất nhiều so với ngay cả chiếc máy bay ném bom hay tàu chiến lớn nhất, và họ có thể cất trữ chúng trong các boongke kiên cố có thể chống chịu được các đợt tấn công tốt hơn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image010.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trung Quốc được cho là đã sở hữu tên lửa diệt tàu sân bay{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong trường hợp có xung đột, PLA sẽ được hưởng lợi nhờ một lợi thế đặc biệt không cân xứng: số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm trung trên đất liền của nước này.
Mỹ, với tư cách là một bên ký kết Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (IRNF), không thể triển khai các hệ thống này. Tuy nhiên, bằng cách trang bị cho các lực lượng mặt đất những tên lửa tương đối rẻ tiền tuân thủ các hạn chế về tầm bắn của hiệp ước này, và bằng cách bố trí các tên lửa này dọc chuỗi đảo thứ nhất để giảm bớt chi phí liên quan đến việc phóng tên lửa tầm xa, Washington và các đồng minh có thể tiến xa trong việc “sửa chữa” sự mất cân bằng này với một chi phí tương đối thấp.
Điểm yếu nhất của chuỗi đảo thứ nhất là mạng lưới tác chiến của Mỹ – các hệ thống quan trọng có thể xử lý tất cả vấn đề từ chỉ đạo và theo dõi quân đội và tiếp tế cho đến điều khiển vũ khí. Mạng lưới này hiện nay chủ yếu dựa vào các vệ tinh và phương tiện bay không người lái (UAV) không tàng hình, cả hai đều có thể bị PLA nhắm làm mục tiêu.
Cách tốt nhất để giảm bớt rủi ro sẽ là thiết lập một mạng lưới thông tin liên lạc bằng cáp quang được chôn dưới mặt đất và đáy biển dọc chuỗi đảo này, cho phép các lực lượng khác nhau tiếp nhận và truyền tải dữ liệu một cách an toàn từ các trung tâm chỉ huy kiên cố trên đất liền. Các lực lượng phòng không và phong tỏa biển được đặt trên đảo, cũng như là các bãi mìn chống tàu, có thể bảo vệ các đường dây cáp chạy giữa các hòn đảo.
 
23/8/12
1.162
3
38
Chiến binh tương lai của Nga có mũ chống đạn "tốt nhất thế giới"

Quang Huy | 12/04/2015 14:00



16012014son6153004605-1428764177435-21-0-277-500-crop-1428764198913.jpg

Chia sẻ:
Các chuyên gia của trung tâm thử nghiệm danh tiếng DuPont nhận định, mũ chống đạn 6B47 của Nga là loại mũ tốt nhất trên thế giới.

Ngày 8/4, trang mạng ridus.ru dẫn lời Tổng giám đốc trung tâm vật liệu độ bền cao Evgeny Kharchenko cho biết:
“Sau khi tiến hành thử nghiệm cấp quốc gia đối với mũ chống đạn 6B47, đích thân tôi đã đến trung tâm thử nghiệm tại Geneva.
Ở đó, chiếc mũ chống đạn được kiểm tra “toàn diện” và phía Thụy Sĩ thống nhất thừa nhận: đây là loại mũ chống đạn nhẹ nhất và tốt nhất mà họ từng cầm trên tay”.
Ông Kharchenko cho biết, các binh sĩ Nga thường xuyên bị thương do các mảnh đạn, bởi vậy, tính năng bảo vệ người lính được chú trọng khi thiết kế.
Những thành tựu khoa học mới nhất đã được áp dụng để thiết kế mũ chống đạn 6B47.
chien-binh-tuong-lai-cua-nga-co-mu-chong-dan-tot-nhat-the-gioi.jpg

Mũ chống đạn 6B47 trong bộ trang bị chiến binh tương lai Ratnik của Nga​
Chiếc mũ sử dụng vật liệu có độ bền cao, thiết kế 3 lớp đặc biệt, có thể chịu được mảnh đạn với tốc độ cao.
Về tính năng, mũ chống đạn 6B47 không thua kém gì các loại mũ chống đạn của phương Tây nhưng lại có trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng 1kg.
BÀI LIÊN QUAN
Mũ chống đạn 6B47 nằm trong bộ trang bị “Ratnik” được thiết kế dành cho các binh lính Nga.​
Ratnik tập hợp khoảng 50 trang, thiết bị khác nhau, bao gồm vũ khí, hệ thống quan sát, giáp bảo vệ, thông tin liên lạc, định vị, dẫn đường, cấp cứu và hệ thống ngắm bắn mục tiêu…​
Ratnik cho phép bảo vệ đến 90% bề mặt cơ thể người lính và có khả năng bảo vệ cao hơn 70% so với các áo giáp thế hệ trước.​
Ratnik cũng có khả năng điều chỉnh để phù hợp với nhiều nhiệm vụ khác nhau như lính bộ binh thông thường, lính chống tăng, xạ thủ súng máy, lái xe và trinh sát.​
Ngoài ra, tổ hợp trang phục dã chiến Ratnik có khối lượng khá nhẹ và có thể sản xuất với các mẫu khác nhau dùng cho mùa Hè và mùa Đông mà khối lượng chênh nhau không đáng kể.
Tháng 1 năm nay, RIA Novosti dẫn lời ông Oleg Martianov, thành viên Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga cho biết một số nguyên mẫu bộ trang bị Ratnik đã được chuyển giao cho quân đội Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích MiG-25 vào tay phiến quân Libya khiến Mỹ, Israel sợ?

Cập nhật lúc: 20:00 15/04/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Sự thật thú vị về tiêm kích nhanh nhất thế giới MiG-25
Xem tiêm kích nhanh nhất thế giới MiG-25 chiến đấu


(Kiến Thức) - Xuất hiện bằng chứng cho thấy, dường như phiến quân ở Libya đã nắm giữ và thậm chí là hồi phục hoạt động tiêm kích đánh chặn MiG-25.
Tạp chí Jane's cho biết, ít nhất có 3 tiêm kích đánh chặn MiG-25 đã được Liên minh Hồi giáo Bình minh Libya điều động tới căn cứ không quân ở thành phố ven biển Misratah.
Jane's đưa ra thông tin này dựa trên việc phân tích hình ảnh từ vệ tinh Google Earth. Theo đó, có một chiếc tiêm kích MiG-25 hiện diện ở căn cứ phía Nam Libya ngày 31/1/2015, và đến ngày 28/2 thì có ba chiếc tiêm kích loại này ở đây. Trong khi đó chiếc tiêm kích MiG-25 xuất hiện trước đó vào tháng 1/2015 đã được di chuyển đi chỗ khác.
Không quân Libya trong quá khứ từng đặt mua 96 tiêm kích đánh chặn MiG-25PD, biến thể huấn luyện MiG-25PU và trinh sát MiG-25RBK vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, nhưng không có chiếc nào trước đó được đóng tại Misratah.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Hình ảnh vệ tinh chứng tỏ MiG-25 được phiến quân Libya điều động tới Misratah.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các căn cứ mà MiG-25 được nhìn thấy theo hình ảnh vệ tinh được chụp trước và sau cuộc lập đổ Tổng thống Muammar Gaddafi năm 2011 thường đồn trú ở Al-Jufrah, Mitiga ở Tripoli và Sabha. Điều lưu ý rằng, trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các máy bay này không thấy tham gia hoạt động.
Chỉ có một số máy bay MiG-25 đồn trú tại các cơ sở khác, gồm cả ở Surt, đã tham gia ném bom trong suốt thời gian các nước phương Tây can thiệp vào Libya bắt đầu từ tháng 3/2011. Nhưng không có báo cáo nào về việc tiêm kích MiG-25 được xuất kích để chống lại các máy bay của liên quân.
Sự im hơi của các tiêm kích đánh chặn MiG-25 ở Libya có thể xuất phát từ lý do chi phí và sự phức tạp trong việc duy trì các tiêm kích do hậu quả của sự mâu thuẫn giữa Libya và Nga về các khoản nợ từ thời Liên Xô để lại. Cho nên phi đội MiG-25 của Libya từng gặp rất nhiều vấn đề về bảo trì. Điều này chỉ được tháo gỡ khi năm 2008, Moscow đồng ý hủy nợ cho Libya để đổi lấy các hợp đồng quân sự, năng lượng và xây dựng.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Các máy bay tiêm kích MiG-25 của Libya.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Việc đại tu MiG-25 của Libya có thể là một trong những hợp đồng được thống nhất vào thời gian trên. Tuy nhiên, việc MiG-25 không thấy xuất hiện trên tiền tuyến trong thời gian dài có thể còn do lúc đó Ghadaffi thấy không cần thiết điều động máy bay có khả năng đánh chặn sau khi đã cải thiện được mối quan hệ với phương Tây.
Các chuyên gia phân tích quân sự dự đoán, các tiêm kích MiG-25 tái xuất lần này rất có thể được phiến quân lấy được từ căn cứ Al-Jufrah, một nơi còn lưu trữ nhiều nhất MiG-25 còn hoạt động được.
Một khi phiến quân Bình minh Libya (Libya Dawn) có đủ các kỹ sư và phi công để vận hành MiG-25 thì rất có thể “Chó săn chồn” tái xuất gầm rú trên bầu trời Libya. Đó sẽ là thách thức lớn đối với quân chính phủ mới của Libya và các lực lượng quân sự của NATO, cũng như tạo ra mối đe dọa với Israel.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Với tốc độ nhanh khủng khiếp, MiG-25 từng có cuộc dạo chơi trên bầu trời Israel vào những năm 1970. Khi đó, không quân, phòng không Israel hoàn toàn bất lực trước con chim sắt tốc độ này.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tiêm kích đánh chặn MiG-25 được NATO gọi với biệt danh “Chó săn chồn” (Foxbat), có khả năng đạt vận tốc cực đại tới Mach 3.2 (3.490 km/h). Ngoài ra, nó sở hữu hệ thống vũ khí gồm các tên lửa không đối không điều khiển bằng radar, tên lửa điều khiển bằng tia hồng ngoại có khả năng tấn công mục tiêu từ 2-60 km. Với vận tốc và trang bị như vậy, MiG-25 từng khiến Mỹ, NATO, Israel chết khiếp trong suốt nhiều năm.
Trước đó, vào năm 2011 khi tiến hành nghị can thiệp quân sự vào Libya theo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, NATO cũng từng rất lo ngại các máy bay MiG-25 đang còn khả năng hoạt động có thể trở lại bầu trời.
Trong lịch sử chiến tranh ở Trung Đông, tiêm kích MiG-25 sử dụng tên lửa không đối không R-40 từng hạ gục F-15 trong cuộc xung đột giữa Syria và Israel năm 1981, bắn rơi F/A-18C trong cuộc đụng độ vùng Vịnh năm 1991 và tiêu diệt máy bay không người lái MQ-1 Predator trong cuộc đối đầu trên không tại Iraq vào năm 2002.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Indonesia kiểm tra toàn bộ tiêm kích F-16 Mỹ cho không

Cập nhật lúc: 16:48 17/04/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Hiện trường rơi máy bay F-16 Mỹ đâm nhau trên không
Chiến đấu cơ MiG-29 Nga và F-16 Mỹ: ai hơn ai?


(Kiến Thức) - Quan chức không quân Indonesia xác nhận, họ sẽ kiểm tra lại lô tiêm kích F-16 do Mỹ viện trợ miễn phí sau sự cố hỏa hoạn hôm 16/4.
Báo Jakarta Globe dẫn lại phát biểu của Tư lệnh Không quân Indonesia Agus Supriatna cho biết: “Chúng tôi sẽ đánh giá lại tất cả các tiêm kích F-16. Đây là lần đầu tiên một sự cố như vậy xảy ra”, Tư lệnh Supriatna nói.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Chiếc F-16 bị cháy toàn phần thân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Vào hồi 8h15 (giờ địa phương) ngày 16/4, một chiếc tiêm kích F-16 bỗng nhiên bốc cháy trong lúc chuẩn bị cất cánh khỏi Căn cứ không quân Halim Perdanakusuma, phía đông Jakarta. Tiêm kích này là một trong số 24 chiếc F-16 nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ của Mỹ cho Không quân Indonesia.​
Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia Indonesia, Đại tướng Moeldoko phát biểu: “Chúng tôi sẽ thực hiện một cuộc điều tra về vụ hỏa hoạn đó. Chiếc F-16 bị cháy nằm trong số các máy bay F-16 mới nhất vừa được Mỹ bàn giao”.​
Theo khuôn khổ chương trình tài trợ, phía Mỹ sẽ bàn giao miễn phí các tiêm kích F-16 cũ cho Indonesia. Đổi lại, phía Jakarta sẽ chịu toàn bộ chi phí bảo dưỡng cũng như sửa chữa động cơ.​
Số tiêm kích F-16 mà Mỹ viện trợ cho Indonesia thuộc biến thể F-16C/D Block 32+ được ra mắt từ cuối những năm 1980. Thế hệ F-16 này hiện đại hơn so với các tiêm kích F-16A/B mà Indonesia mua của Mỹ trước đây.​
Theo đó, các máy bay được nâng cấp thêm nhiều với Hệ thống Hoa tiêu Quán tính (EGI) từ Vệ tinh Định vị Toàn cầu (GPS) cho phép sử dụng bom JDAM và các vũ khí có độ chính xác cao khác. Đặc biệt, nó có khả năng mang được cả tên lửa chống radar AGM-88 HARM.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Sự nguy hiểm của tàu ngầm Nga khi thêm ngư lôi Fizik

(Vũ khí) - Theo Lenta, Hải quân Nga đã nhận vào trang bị ngư lôi tự dẫn lặn sâu Fizik có tầm bắn tối đa 50 km, tốc độ gần 60 hải lý/h.

“Cuối năm ngoái, sau khi hoàn thành thử nghiệm cấp quốc gia, ngư lôi tự dẫn nhiệt lặn sau Fizik đã được nhận vào trang bị", nguồn tin từ Hải quân Nga tiết lộ và cho biết thêm rằng, ngư lôi này trước hết sẽ được trang bị cho tất cả các tàu ngầm các lớp Projekt 955 (Borey), 885 (Yasen).
Việc Fizik bắt đầu được sản xuất loạt và trang bị nó sẽ thay thế ngư lôi cũ USET-80 tầm bắn 18 km trang bị từ thời Liên Xô, được đưa vào trang bị trong thập kỷ 1980.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su-nguy-hiem-cua-tau-ngam-nga-khi-them-ngu-loi-fizik_20959961.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu ngầm lớp Borey của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo những thông tin được công khai, Fizik có chiều dài 7,2 m, trọng lượng 2.200 kg, trọng lượng phần chiến đấu 300 kg. Động cơ piston hướng trục không giảm tốc chủ trình hở DP4 công suất 460 kW dùng nhiên liệu một thành phần “pronit” có buồng đốt quay và giúp ngư lôi đạt tốc độ 30-55 hải lý/h ở tầm 40-50 km và độ sâu hành trình đến 500 m.
Động cơ DP4 phần nhiều được chế tạo nhờ sử dụng các giải pháp kỹ thuật của ngư lôi Mỹ Мk 46. Mẫu chế thử đầu tiên với tên gọi Fizik ra đời ở Liên Xô vào năm 1990 và sử dụng nhiên liệu tương tự nhiên liệu một thành phần Otto-2 của Mỹ.
Để dẫn đến mục tiêu, ngư lôi sử dụng hệ tự dẫn thủy âm với hệ thống nhận dạng vệt nước đuôi tàu với cự ly phản ứng của hệ tự dẫn là từ 1,2-2,5 km và cự ly phản ứng của ngòi nổ không tiếp xúc là từ 2-8 m tùy thuộc chủng loại và kích thước mục tiêu. Có trù tính khả năng điều khiển từ xa với độ dài dây dẫn gần 30 km. Để giảm ồn, ngư lôi sử dụng bộ dẫn tiến phụt nước với cánh lái thò ra.
Theo kế hoạch, Nga sẽ chi khoảng 1 tỷ rúp để sản xuất loạt ngư lôi Fizik trong năm 2015 tại Nhà máy Dagdizel ở Kaspyisk, Daghestan. Vấn đề linh kiện mua từ Ukraine và Kyrgyzstan dự kiến khắc phục bằng cách chuyển sang dùng linh kiện nội. Hiện nay, nhà máy nằm trong Công ty cổ phần nhà nước Tập đoàn “Vũ khí ngầm hải quân - Gidropribor”.
Như vậy, cùng với kho vũ khí khổng lồ hiện có khi được kết hợp với ngư lôi Fizik, các tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và Yasen của Nga sẽ mạnh lên rất nhiều. Theo thông tin được Hải quân Nga tiết lộ, vũ khí đáng sợ nhất của tàu ngầm lớp Borey là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-30 Bulava.
Tàu ngầm chiến lược lớp Borey được trang bị 16 bệ phóng Bulava. Mỗi tên lửa Bulava có trọng lượng khoảng 40 tấn và tầm bắn xa 8.000 km. Bulava mang tới 10 đầu đạn hạt nhân được dẫn đường riêng rẽ. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống MGK-600 dò ngư lôi, mìn, đo độ dày của băng, phát hiện những vùng nước không có băng…
Với kho vũ khí này, giới quân sự Nga tự tin cho rằng tàu ngầm lớp này là loại tàu ngầm tấn công tốt nhất thế giới hiện nay.
Trong khi đó sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen sở hữu từng được Phó Thủ tướng Nga Rogozin ví von: “Tàu ngầm Yasen được trang bị tận răng một mình có thể tiêu diệt hạm đội tàu sân bay của địch…”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga tự tin UAV không thua kém Mỹ

(Bí mật quân sự) - Người Nga tin rằng các mẫu UAV do họ chế tạo không thua kém gì của Mỹ với một số điển hình như Eleron hay Orlan.

Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, các phương tiện bay không người lái (UAV) thu hút sự quan tâm vì các lí do sau:
Thứ nhất, sử dụng phương tiện này để tiêu diệt đối phương sẽ không gây ra tổn thất về người cho “quân ta”.
Thứ hai, việc đào tạo chuyên gia điều khiển UAV từ mặt đất sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn rất nhiều so với đào tạo phi công máy bay.
Thứ ba, UAV có thể thu nhỏ đáng kể so với các máy bay thông thường, nhờ vậy khó bị phát hiện.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image002.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Binh sĩ Nga bên cạnh UAV Zastava{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Người Nga cho rằng UAV của Mỹ nổi tiếng vì có rất nhiều thông tin về hoạt động của chúng ở hầu hết các nơi trên thế giới. Ngược lại, thông tin về loại phương tiện này của Nga gần như không có.
Tuy nhiên, thời gian qua, Bộ Quốc phòng Nga đã hé lộ thông tin về hoạt động của các đơn vị UAV của Nga. Các đơn vị này hoàn toàn bí mật và hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ đặc biệt, trong đó có các nhiệm vụ ở miền Nam nước Nga.
Nhiệm vụ trinh sát-tình báo
Quân khu miền Nam của Nga cho biết trong thời gian huấn luyện đặc biệt vào mùa Đông vừa qua, các đơn vị UAV của quân khu này đã thực hiện gần 4.000 giờ bay. Các UAV thuộc các đơn vị binh chủng hợp thành của quân khu được bố trí ở Bắc Kavkaz đã thực hiện tổng quãng đường bay gần 25.000 km.
Ngoài ra, các UAV như Orlan, Zastava, Granat và Leer đã thực hiện các chuyến bay cả ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và địa hình khác nhau.
Câu hỏi đặt ra là các UAV của Nga thực hiện những nhiệm vụ gì?
Các chuyên gia Nga cho biết, nếu không có UAV, các nhiệm vụ về chiến thuật pháo binh và huấn luyện xe tăng sẽ khó có thể thực hiện. UAV được sử dụng nhiều để hiệu chỉnh hỏa lực và đánh giá hiệu quả tiêu diệt mục tiêu. Việc ứng dụng UAV cho phép các pháo thủ xác định chính xác tọa độ và tính chất mục tiêu, điều chỉnh việc dẫn bắn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image004.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trong lớp huấn luyện điều khiển UAV của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Quân đội Nga ngày càng siết chặt các yêu cầu về phát hiện vũ khí và sinh lực địch. Khi bay trên bầu trời, UAV hỗ trợ lực lượng trinh sát-tình báo rút ngắn thời gian phát hiện kẻ thù. Chính vì vậy, trong các cuộc tập trận gần đây, quân đội Nga với sự hỗ trợ của UAV đã rút ngắn đáng kể thời gian tiêu diệt mục tiêu bằng xe tăng và pháo binh.
Các đại đội UAV được chính thức thành lập một năm trước đây trong thành phần của lữ đoàn lục quân 58 thuộc Quân khu miền Nam thời gian qua được trang bị hàng loạt UAV Zastava, Granat, Orlan và Leer cũng như các mẫu mới nhất là Eleron và Takhion.
Các đơn vị này cũng được bổ sung những quân nhân có trình độ kỹ thuật và tin học vốn được đào tạo chuyên môn tại Trung tâm UAV Mezhvidovoi ở Kolomna.
Nhiệm vụ và khả năng
UAV của Nga có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu vào bất kể thời điểm nào trong ngày, từ nhiệm vụ thám không cho tới chế áp điện tử.
Những thiết bị kỹ thuật tối tân lắp đặt trên UAV cho phép theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu. Với sự trợ giúp của các thiết bị ảnh, hồng ngoại và video hiện đại, UAV có thể phát hiện cả những mục tiêu được đối phương ngụy trang kỹ càng nhưng vẫn đảm bảo bí mật cho mình.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image006.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}UAV Eleron-3SV của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mẫu UAV mới nhất của Nga Eleron-3SV do hãng Eniks sản xuất là phương tiện trinh sát gần hiệu quả. Máy bay chỉ nặng hơn 4 kg với sải cánh 1,5 m nhưng có khả năng bay cao tới 5.000 m và liên tục trong 2 giờ. Eleron-3SV có thể đạt tốc độ 130 km/h.
Do sử dụng động cơ điện nên máy bay rất khó bị phát hiện. Hệ thống điều khiển bay-dẫn đường hiện đại cũng giúp máy bay có tầm hoạt động lớn.
UAV Eleron-3SV có thể tích hợp các thiết bị quan sát như máy ảnh, camera quang, các thiết bị bức xạ âm thanh, máy thám không khí tượng; các thiết bị tiếp phát và gây nhiễu…
Mẫu UAV này có thể cất cánh bằng máy phóng cao su, máy khí nén và hạ cánh bằng dù.
Quân khu miền Nam hiện cũng được trang bị các UAV Orlan-10. Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay là 14 kg, trong đó 5 kg hữu ích. Máy bay có tốc độ từ 90-150 km/h, bay liên tục 16 giờ với quãng đường tối đa 600 km. Trần bay của Orlan-10 là 5.000 m. Máy bay cũng cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng dù như Eleron.
Một trạm điều khiển có thể kiểm soát cùng lúc 4 chiếc Orlan-10, trong đó một chiếc có thể đảm nhiệm chức năng trạm tiếp phát cho những chiếc còn lại, qua đó tăng tầm hoạt động cho cả nhóm.
Lưỡng dụng
Với những thành tựu đáng khích lệ, Nga đang tích cực thúc đẩy việc chế tạo các mẫu UAV mới với chỉ thị trực tiếp từ Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Gần đây, công ty Sokol của Nga đã cam kết sẽ sớm hoàn tất việc chế tạo mẫu UAV tấn công nặng 5 tấn. Trong khi đó, hãng Sukhoi cũng đang hoàn tất một mẫu UAV tấn công nặng 20 tấn và dự kiến sẽ cho “ra lò” vào năm 2018.
Chủ tịch tập đoàn chế tạo hàng không Thống nhất của Nga, ông Mikhail Porosyan cho biết mẫu UAV tấn công này sử dụng các giải pháp công nghệ của tiêm kích thế hệ 5 T-50.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image008.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nga cũng quan tâm tới khả năng dân dụng của UAV{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, Nga hiện cũng thúc đẩy việc chế tạo UAV cho các mục đích dân dụng. Ví dụ điển hình là Nga đã sử dụng UAV để tham gia chữa cháy rừng ở Nam Ural hồi năm ngoái.
Những chiếc máy bay này giúp xác định tình hình, tọa độ của các nhóm chữa cháy trên mặt đất. Các thiết bị hồng ngoại trên UAV cũng giúp các nhân viên chữa cháy xác định nơi phát sinh đám cháy ngay cả trong điều kiện đêm tối. Ngoài ra, các thiết bị điện tử của UAV cũng cho phép truyền thông tin dưới dạng ảnh và video về các trung tâm điều khiển và các đơn vị chức năng của quân đội Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc dọa dùng hạt nhân đáp trả THAAD

(Bình luận quân sự) - Trong trường hợp cần thiết Trung Quốc sẽ nâng cấp và tăng cường số lượng đầu đạn hạt nhân cũng như thông thường để đáp trả THAAD.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 22/4 dẫn lời một học giả Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh có thể gia tăng các đầu đạn hạt nhân trong trường hợp Hệ thống phòng thủ tên lửa bay cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc.
Học giả được dẫn lời là Teng Jianqun, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc.
Ông này cho rằng vấn đề triển khai THAAD tại Hàn Quốc đã trở thành “một lựa chọn khó khăn” cho Seoul trong việc cân bằng quan hệ song phương với Washington và Bắc Kinh.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image001.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa THAAD của Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong bài viết đăng trên trang của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc gần đây, Teng viết: “Việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc sẽ là phép thử đối với các mối quan hệ giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, thậm chí là Nga”.
Teng cảnh báo: “Đây không đơn thuần là một dự án quân sự vì lợi ích của Hàn Quốc và an ninh của Mỹ. Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ có một số biện pháp mạnh mẽ để chống lại sức mạnh của chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm cả việc nâng cấp và tăng số lượng đầu đạn hạt nhân và thông thường của mình”.
Trung Quốc đã nhiều lần công khai phản đối việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên việc sử dụng sức ép từ vũ khí hạt nhân được nêu lên.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image003.gif
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trung Quốc sẽ tăng cường đầu đạn hạt nhân và thông thường đối phó THAAD?{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chặn tên lửa đạn đạo Trung Quốc?
Hồi tháng 7/2014, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hae từ chối mọi đề nghị của Washington nhằm triển khai THAAD tại Hàn Quốc.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Seoul, ông Tập Cận Bình đã nói với bà Park Genun-hae rằng "nếu Mỹ tìm cách triển khai hệ thống THAAD trong lãnh thổ Hàn Quốc với lý do để bảo vệ các binh sĩ Mỹ đồn trú tại đây thì Hàn Quốc, với tư cách là quốc gia có chủ quyền, cần thực hiện quyền của mình bày tỏ sự phản đối và như vậy THAAD sẽ không trở thành một vấn đề giữa Seoul và Bắc Kinh".
Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Han Min Koo ngày 4/2, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng bày tỏ quan ngại về việc Mỹ có thể triển khai THAAD ở Hàn Quốc.
Còn Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Khâu Quốc Hồng thì cho rằng việc Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai THAAD sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương.
Tổ hợp tên lửa THAAD có phạm vi hoạt động lên đến 2.000 km, không chỉ nhằm đến Triều Tiên mà còn có thể vươn đến tận Trung Quốc.
Trung Quốc phản đối triển khai THAAD tại Hàn Quốc do lo ngại radar của tổ hợp này có thể giám sát cả các cơ sở quân sự của Trung Quốc.
Mới đây, tờ "Thời báo Hoàn cầu" của Trung Quốc cũng ám chỉ THAAD có thể được sử dụng để chống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trong một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Trung Quốc với Nhật Bản xung quanh vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang tranh chấp trên biển Hoa Đông.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image004.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}radar AN/TPY-2 của THAAD{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Việc một chuyên gia Trung Quốc phải viện đến vũ khí hạt nhân để phản ứng càng cho thấy khả năng Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc là rất cao.
Đáng chú ý là hồi cuối tháng 3 vừa qua, Chỉ huy Bộ Tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian Mỹ (SMDC) David Mann đã lần đầu tiên lên tiếng xác nhận sẽ triển khai 7 khẩu đội THAAD trước năm 2019, trong đó các khẩu đội tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Dù chịu sức ép từ Trung Quốc, Triều Tiên (và cả Nga), nhưng giới phân tích cho rằng Hàn Quốc cần có THAAD vì từ lâu nước này đã bị đe dọa bởi các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc, bao gồm cả thủ đô Seoul với hơn 10 triệu dân, đều nằm trong tầm bắn của tên lửa của Triều Tiên.
THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối bằng cách sử dụng phương thức "hit-to-kill" (truy đuổi và tiêu diệt).
Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2, 1 xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC (hệ thống xử lý dữ liệu Hewlett-Packard HP-735).
Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km.
 
Status
Không mở trả lời sau này.