Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ “chắp thêm cánh” cho Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu bằng máy bay B-1B

Đào Cảnh | 23/04/2015 10:35



may-bay-b1b-1429749395556-38-0-374-660-crop-1429749594298.jpg

Máy bay ném bom siêu thanh B-1B của Mỹ

Chia sẻ:
Việc chuyển giao B-1B vào thành phần Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu Không quân Mỹ sẽ tăng cường tính linh hoạt của lực lượng chiến lược, khi kết hợp các khả năng của hệ thống hạt nhân và thông thường.

Trang lenta.ru dẫn lại nguồn tin từ website của Không quân Mỹ cho biết, máy bay ném bom siêu thanh B-1B Lancer sẽ được đưa vào thành phần Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu Không quân Mỹ nhằm kiểm soát mặt đất và không phận của bộ ba hạt nhân Mỹ.
Hiện nay, các máy bay ném bom siêu thanh B-1B là một phần của Bộ tư lệnh Không quân Mỹ, sẽ hợp nhất với lực lượng máy bay chiến thuật.
“Việc phân bổ lại này cho phép tất cả các loại máy bay ném bom chiến lược hiện tại và tương lai đang được chế tạo trong khuôn khổ chương trình LRS-B (Long Range Strike Bomber) nằm dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ tư lệnh không quân”, Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James cho biết.
63 máy bay và 7.000 nhân viên sẽ được chuyển từ Bộ tư lệnh tác chiến đường không sang Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu trong vòng một năm.
Sau khi rút khỏi thành phần máy bay chiến lược (Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược) trong những năm đầu thập niên 1990, các máy bay B-1B đã được sử dụng để hỗ trợ cho lực lượng bộ binh tham gia các hoạt động tại Balkans, Iraq và Afghanistan.
Hiện nay, các máy bay B-1B này không thể sử dụng vũ khí hạt nhân và không nằm trong thành phần lực lượng hạt nhân Mỹ.
Đại diện của Không quân Mỹ nhấn mạnh rằng, việc chuyển giao B-1B vào thành phần Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu Không quân Mỹ sẽ tăng cường tính linh hoạt của lực lượng chiến lược, khi kết hợp các khả năng của hệ thống hạt nhân và thông thường sẽ tăng khả năng thất bại cho đối phương.
Máy bay ném bom siêu thanh B-1B được phát triển vào những năm 1970.
Ban đầu, nó được dự định thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ răn đe hạt nhân, sử dụng tên lửa đạn đạo AGM-69 SRAM mang đầu đạn hạt nhân.
Sau khi loại bỏ tên lửa AGM-69 SRAM, B-1B được trang bị, sử dụng các loại bom tấn công không điều khiển khác nhau và có thể sử dụng tên lửa hành trình phi hạt nhân có độ chính xác cao JASSM.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ không sử dụng vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh VN vì sợ... ?

Đức Huy | 23/04/2015 07:38



11179824-924447067618002-788240310-o-1429604687724-175-0-940-1500-crop-1429604822788.jpg

Chia sẻ:
Sau nhiều lần suy đi tính lại, cả hai Tổng thống Mỹ chỉ huy chiến tranh tại Việt Nam là Lyndon Johnson và Richard Nixon đều "nói không" với vũ khí hạt nhân. Vậy nguyên nhân do đâu?

"Tàu chiến Mỹ từng triển khai 100 đầu đạn hạt nhân ở Vịnh Bắc Bộ"
Hồ sơ mật của chính phủ Mỹ tiết lộ ý đồ dùng vũ khí hạt nhân ở VN

Sau một thập kỉ tham gia cuộc chiến tại Việt Nam, quân đội Mỹ cúi đầu trở về trong nỗi hổ thẹn của một cường quốc phải nếm trái đắng từ một đất nước với diện tích chưa bằng một bang của mình.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ, sau rất nhiều hao tổn về nhân lực và tài chính ở chiến trường Việt Nam, lại cam tâm "ngậm đắng nuốt cay" mà không hề động tới con "át chủ bài" hạt nhân?
Hình ảnh "kẻ gây hấn"
Nhìn lại cuộc chiến tranh tại Việt Nam, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ McGeorge Bundy từng nhận xét, con số thương vong nếu Mỹ đánh bom hạt nhân tại Việt Nam "có lẽ sẽ còn nhỏ hơn tổng thiệt hại về người mà một thập kỉ chiến tranh gây ra".
Câu hỏi đặt ra là, tại sao tất cả những động thái liên quan tới hạt nhân mà giới cầm quyền Mỹ áp dụng bấy giờ chỉ dừng lại ở những lời đe dọa.
Theo Bundy, người từng làm việc dưới thời Tổng thống John Kennedy và Lyndon Johnson, lãnh đạo Nhà Trắng khi đó coi việc khai màn hạt nhân là điều "cấm kị" (taboo) về chính trị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Mỹ trên trường quốc tế.
Nhiều nhà phân tích từng nhận xét, sở dĩ Mỹ không muốn sử dụng hạt nhân tại Việt Nam là do lo ngại Liên Xô sẽ đáp trả, tuy nhiên theo ông Bundy, giới chức Mỹ thời đó không quá bận tâm về điều này.
my-khong-su-dung-vu-khi-hat-nhan-trong-chien-tranh-vn-vi-so-.jpg

Cựu cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy (trái) đối thoại cùng Tổng thống Johnson tại Nhà Trắng. Ảnh: WikiMedia​
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho rằng, điều Washington lo ngại là vị thế của họ trong mắt dư luận thế giới nếu chiến tranh hạt nhân bùng nổ. Khi đó, Mỹ sẽ hứng chịu những mũi dùi chỉ trích vì đã "gây sự".
Xét tổng thể, tâm lý của giới chóp bu Mỹ khi đó là dù họ cho rằng vũ khí hạt nhân có thể hữu dụng trong việc đạt được mục đích trước mặt tại Việt Nam, nhưng "công dụng" này không thể sánh được với những "tác dụng phụ" về mặt chính trị hay đạo đức đi kèm.
Do đó, dù đã nhận được không ít những hối thúc từ phía các phần tử hiếu chiến của Lầu Năm Góc hay Bộ Ngoại giao, hai người đứng đầu Nhà Trắng thời chiến tranh là Lyndon Johnson và Richard Nixon đều quyết định "nói không" với vũ khí hạt nhân.
Tranh cãi nội bộ
Như đã nói ở trên, trước khi đi đến quyết định cuối cùng là không sử dụng hạt nhân, các Tổng thống Mỹ đã tham khảo nhiều ý kiến từ cả hai phía ủng hộ và phản đối.
Dưới thời Tổng thống Johnson, bên ủng hộ dẫn đầu bởi Hội đồng Tham mưu trưởng Mỹ (JCS), nơi liên tục thúc giục Nhà Trắng đẩy mạnh chiến tranh, trong đó có việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Chủ tịch JCS khi đó là Earle Wheeler nổi tiếng với những chính sách "diều hâu". Wheeler thường xuyên hối thúc Tổng thống Johnson tăng cường hỏa lực tại miền Bắc Việt Nam, và là một trong những người ủng hộ mạnh nhất việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
my-khong-su-dung-vu-khi-hat-nhan-trong-chien-tranh-vn-vi-so-.gif

"Diều hâu" Earle Wheeler (giữa, đeo kính) cùng các thành viên Lầu Năm Góc. Ảnh: WikiMedia​
Trong khi đó, quan chức Lầu Năm Góc lại chia làm hai phe.
Phe ủng hộ hạt nhân khẳng định họ không muốn chiến tranh Việt Nam trở thành chiến tranh Triều Tiên phiên bản 2, đồng thời đặt dấu hỏi tại sao chính phủ đã bỏ ra hàng tỉ USD để phát triển hạt nhân mà giờ lại "để không".
Bên phản đối thì e ngại rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ lôi kéo Trung Quốc vào cuộc chiến. Mà một khi Bắc Kinh đã tham gia thì để đánh lui được thế lực này, theo các quan chức phe phản đối, nhiều khả năng cũng cần phải sử dụng đến hạt nhân.
Đó là chưa kể khả năng Liên Xô cũng sẽ tham gia vào cuộc chiến này. Tuy khó xảy ra, nhưng kịch bản xấu nhất này sẽ dẫn đến bùng nổ chiến tranh hạt nhân, một kết cục không hề có lợi cho Mỹ cũng như toàn thế giới.
Cựu Tổng thống Dwight Eisenhower khi được tham vấn thì cho rằng nếu cần thiết, Mỹ hoàn toàn có thể sử dụng hạt nhân. Theo Eisenhower, ngoài mục đích đạt được tại Việt Nam, bước đi này còn có thể giúp Mỹ "dằn mặt" Trung Quốc.
Eisenhower cho rằng, nếu Trung Quốc có quyết định tham chiến như một bộ phận Lầu Năm Góc đã lo ngại, thì Mỹ cũng không nên ngần ngại dùng hạt nhân để đáp trả.
Eisenhower nhấn mạnh, không nên để yếu tố chính trị ảnh hưởng tới quyết định có sử dụng hạt nhân hay không, đồng thời cho rằng Mỹ nên dẹp bỏ cái gọi là "thỏa hiệp quý ông" (Gentlemen's Agreement) có từ thời chiến tranh Triều Tiên.
Tuy nhiên, Tổng thống Johnson, Ngoại trưởng Robert McNamara và các cố vấn, những người đã tận mắt chứng kiến hậu quả của cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba, vẫn kiên định "ém" vũ khí hạt nhân.
Sang đến thời Tổng thống Nixon, những tranh cãi về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chủ yếu xoay quanh chiến dịch Duck Hook (đã được chúng tôi tổng hợp lại ở bài trước).
Ngoài ra, theo thông tin được học giả Nina Tannenwald thuộc Viện nghiên cứu Watson, Đại học Brown (Mỹ) ghi lại, bản thân Nixon luôn tin rằng mối đe dọa hạt nhân là lý do chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, và muốn áp dụng chiến lược tương tự tại Việt Nam.
Bà Tannenwald cũng cho rằng, đúng là Nixon có e ngại sẽ "gây sự" với Liên Xô, nhưng Tổng thống này tự tin rằng Mỹ là số một về hạt nhân nên không ngần ngại "sử dụng biện pháp bạo lực nhất có thể để kết thúc chiến tranh Việt Nam".
Tuy nhiên, dù được đánh giá là "hiếu chiến" hơn, nhưng tương tự với người tiền nhiệm Johnson, Tổng thống Nixon vẫn e ngại những yếu tố chính trị ảnh hưởng tới quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.
Thêm vào đó, làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mỹ ngày một gia tăng bấy giờ cũng là một lý do dẫn đến việc Nixon đi đến quyết định hủy bỏ chiến dịch Duck Hook và chọn giải pháp Việt Nam hóa Chiến tranh.
Những tranh cãi xung quanh việc Mỹ có thực sự tính đến khả năng sử dụng hạt nhân tại Việt Nam hay không có thể được gói gọn lại trong phát biểu của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger:
"Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng chưa lúc nào chính phủ Mỹ thực sự tính đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Không hề có một quyết định nào cả, vì chưa có một biến động nào khiến chúng tôi phải tính đến khả năng này".
Nói tóm lại, trong suốt hai nhiệm kì Tổng thống Mỹ Johnson và Nixon, dù đã nhận được nhiều lời cố vấn mang tính "diều hâu" từ Lầu Năm Góc hay JCS, Nhà Trắng chưa bao giờ thật sự có ý định biến miền Bắc Việt Nam trở thành Hiroshima/Nagasaki thứ hai.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lá chắn tên lửa cơ động S-300V4

10:04 PM, 26/12/2014, Views: 5302 | By Nam Xương
VietnamDefence - Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300V4 cho quân đội Nga.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
s300v42.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Lục quân Nga trang bị ‘S-400’ cơ động.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Đây là cú đột phá thự sự trong việc trang bị lại các hệ thống phòng không lục quân bằng các hệ thống hiện đại để đối phó với mọi loại tiến công đường không.

Vào Ngày duy nhất tiếp nhận sản phẩm quân sự vốn đã là truyền thống, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được bàn giao bộ trang bị cấp lữ đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-300V4. Dự kiến, ngày 19.12.2014, tại Trung tâm Chỉ huy quốc phòng, văn bản giao nhận sẽ được Tổng giám đốc Tập đoàn Yan Novikov và Tư lệnh Lục quân Nga, Thượng tướng Oleg Salyukov ký.

“Hệ thống S-300V4 so với các hệ thống thế hệ trước có diện tích bảo vệ chống tấn công đường không mở rộng gấp 2-3 lần và tầm bắn mục tiêu bay lớn hơn. Các tham số này cho phép đánh chặn chắc chắn đầu đạn tên lửa tầm trung”, ông Yan Novikov nói.

Ông lưu ý rằng, hợp đồng 3 năm cung cấp S-300V4 cho quân đội Nga được ký vào năm 2012 và đang được thực hiện tốt đẹp.

Về mặt lịch sử, Liên Xô/Nga đã có 2 dòng tên lửa phòng không S-300 khác nhau. Lực lượng phòng không Liên Xô/Nga được trang bị S-300P - chúng dùng để bảo vệ các mục tiêu công nghiệp và hành chính lớn, còn Lục quân Liên Xô/Nga thì được biên chế S-300V dùng để bảo vệ các binh đoàn, kể cả khi hành quân.

Xét theo các tính năng kỹ thuật chính thì chúng giống nhau, nhưng S-300V dẫu sao vẫn trội hơn hệ thống S-300P, đơn giản là vì ngay từ ban đầu nó được chế tạo để hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt. Họ tên lửa phòng không của lục quân đã và vẫn sử dụng khung gầm xích, cho phép đi trên bất kỳ địa hình không đường sá nào.

Bởi vì S-300V bảo vệ các đoàn quân, kể cả khi hành quân, nên tên lửa được đưa vào trangk thái chiến đấu ngay trong khi di chuyển và gần như lập tức sau khi dừng, hệ thống đã có khả năng phóng đạn. S-300P không thể làm điều đó. S-300V còn có các tên lửa uy lực cực mạnh nữa.

Chính các tên lửa này là cơ sở để chế tạo tên lửa cho S-400 và thậm chí S-500.

Song mặt khác, S-300P lại có thể trực chiến trong thời gian dài, còn dự trữ làm việc của các hệ thống S-300V lại không cho phép làm thế.

Trong những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga đã chủ trương tiêu chuẩn hóa tất cả các hệ thống chiến đấu. Những khác biệt giữa 2 dòng S-300 có chức năng khác nhau bắt đầu bị xóa mờ. S-400 đang thay thế S-300P. Còn biến thể thứ 4 của S-300 dành cho lục quân được đặt tên lửa S-300V4. Về các tính năng kỹ-chiến thuật, chúng gần như tương đồng.


[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
s300v4.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Lục quân Nga trang bị ‘S-400’ cơ động.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Hệ thống tên lửa phòng không lục quân mới S-300V4 là hệ thống hoàn toàn số hóa, tuổi thọ tăng lên đáng kể và nay chúng có thể trực chiến thời gian dài để bảo vệ các mục tiêu dân sự. Cũng chính S-300V4 đã bảo vệ bầu trời Thế vận hội mùa đông ở Sochi vừa qua chống mọi mối đe dọa đường không.

S-300V4 có khả năng tiêu diệt không chỉ mọi loại mục tiêu khí động như máy bay, trực thăng, máy bay không người lái mà cả tên lửa chiến thuật. Các tên lửa tầm ngắn và tầm trung thậm chí phóng từ cự ly 2.500 km lập tức bị bắt bám, các thông số của chúng được nạp vào hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu.

Và từ tầm 400 km, một hệ thống S-300V4 có khả năng đồng thời bắn và tiêu diệt chắc chắn 24 mục tiêu khí động, trong đó có các mục tiêu có độ bộc lộ thấp như máy bay tàng hình, hay 16 tên lửa đường đạn bay với tốc độ đến 4.500 m/S. NATO đặt tên cho hệ thống này cái tên Giant/Gladiator.

Đồng thời với việc bàn giao S-300V4 cho Lục quân Nga, hãng Almaz-Antei còn đang chuẩn bị chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung thế hệ mới S-350Е Vityaz mà hiện chưa có đối thủ tương đương trên thế giới. S-350Е có thể bắn đồng thời với xác suất tiêu diệt cao 16 mục tiêu khí động và 12 mục tiêu đường đạn ở tầm đến 60 km và độ cao từ 10-30.000 m.

Cùng với các hệ thống tên lửa tối tân nói trên, Lục quân Nga cũng đang nhận được các hệ thống tên lửa đã nổi danh nhưng đã được hiện đại hóa sâu là Tor-М2U và Buk-M2.
 
23/8/12
1.162
3
38
Sự nguy hiểm của tiêm kích Su-30MKI sau nâng cấp

(Vũ khí) - Trang The National Interest dẫn nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, Không quân nước này vừa được tiếp nhận lô tiêm kích Su-30MKI sau nâng cấp đầu tiên.

Theo nguồn tin này, Bộ Tư lệnh Lực lượng chiến lược Ấn Độ (SFC) bắt đầu tiếp nhận 42 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI được nâng cấp để mang được tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.
Dù nguồn tin này không tiết lộ phiên bản Su-30MKI mới này được nâng cấp những gì, tuy nhiên theo nhận xét được cơ quan báo chí của Không quân Ấn Độ cho biết: “Nếu xét riêng, Su-30 và BrahMos đều là những vũ khí vượt trội. Nhưng khi tiêm kích thế hệ thứ tư tốt nhất thế giới được vũ trang bằng loại tên lửa hành trình có sức hủy diệt vô song, sức mạnh được nhân lên bội phần”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su-nguy-hiem-cua-tiem-kich-su30mki-sau-nang-cap_24115191.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích Su-30MKI phóng tên lửa Astra.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo những thông tin ít ỏi từng được SFC tiết lộ trước đây về phiên bản nâng cấp của Su-30MKI cho thấy, Ấn Độ sẽ trang bị cho dòng tiêm kích này được trang bị động cơ với tuổi thọ dài hơn, buồng lái được thay thế bằng buồng lái hiện đại với các đồng hồ được số hóa và hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng cực hiện đại.
Máy bay có thể mang một loạt các loại vũ khí hiện đại với khoảng cách tấn công mục tiêu xa hơn. Thậm chí, biến thể mới của Su-30MKI sẽ được lắp đặt thêm hệ thống radar mạng pha chủ động hiện đại hơn, hoạt động theo từng giai đoạn.
SFC cho biết thêm: "Sau khi hoàn thành nâng cấp có thể làm cho sức mạnh của Su-30MKI tương đương Su-35, trong khi máy bay Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, đã có một công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm".
Với khả năng của dòng tiêm Su-30MKI, khi chúng được kết hợp với tên lửa siêu thanh BrahMos-M sẽ tạo nên sức mạnh tấn công đáng sợ có thể khiến bất kỳ đối thủ nào khiếp vía khi đối mặt.
Hiện nay, liên doanh Nga và Ấn Độ đang gấp rút hoàn thiện tên lửa BrahMos-M trang bị trên các dòng tiêm kích Su-30MKI và MiG-29K của Ấn Độ.
Theo thông tin ban đầu được Án Độ công khai, trọng lượng của BrahMos-M sẽ vào khoảng 1,5 tấn, chiều dài ước chừng 6 m, và đường kính 0.5m. Nó có thể đạt tốc độ gấp 3.5 lần tốc độ âm thanh, có thể mang đầu đạn thường nặng 200-300 kg và đầu đạn hạt nhân với tầm bắn tối đa 290 km.
Tên lửa Brahmos-M sẽ được thiết kế để mang trên các máy bay chiến đấu Su-30MKI và MiG-29. Tuy nhiên, phiên bản tên lửa này cũng có thể lắp đặt trên các nền tảng máy bay chiến đấu khác của Không quân Ấn Độ trong tương lai bao gồm máy bay Rafale và Mirage-2000 do Pháp sản xuất.
Theo Tổng Giám đốc BrahMos Aerospace, ông Sivathanu Pillai cho biết: "Nhà sản xuất sẽ giảm trọng lượng của tên lửa để máy bay Su-30MKI có thể mang được 3 quả BrahMos-M. Trong khi máy bay MiG-29 có thể mang được 2 tên lửa BrahMos-M trong chiến đấu".
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Mỹ cân đong sức mạnh Trung Quốc

(Lực lượng vũ trang) - Tên lửa đạn đạo và hành trình trên mặt đất sẽ giúp Mỹ khắc phục điểm yếu của tàu sân bay, tàu ngầm trong trường hợp đối đầu với Trung Quốc.

Chuyên gia Evan Montgomery thuộc Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách của Mỹ cho rằng nước này cần triển khai trong khu vực các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung trên mặt đất, như một biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Theo Evan Montgomery, phải triển khai bổ sung tên lửa vì Mỹ không có nhiều căn cứ máy bay chiến thuật ở Đông Á. Không những thế, đó là những mục tiêu dễ bị tổn thương trước đòn tấn công tập trung của tên lửa Trung Quốc.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image002.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu sân bay và tàu chiến Mỹ có thể trở thành mồi ngon cho tên lửa Trung Quốc?{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi đó, các tàu sân bay của Mỹ sẽ bị đe dọa bởi hoạt động trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống hạm và không quân bờ biển Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột.
Người Mỹ còn có phương tiện tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc là các tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược. Tuy nhiên, số lượng tên lửa hành trình trên tàu ngầm hạt nhân cũng như số lượng máy bay ném bom của Mỹ trong khu vực cũng rất hạn chế.
Để giải quyết vấn đề, Mỹ phải bố trí trong khu vực này các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung trên mặt đất. Đó là những vũ khí không dễ bị tiêu diệt như máy bay và tàu nổi, có khả năng tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ và tàu nổi của Trung Quốc, kể cả trong tình huống không quân và hải quân Mỹ đã bị vô hiệu hóa.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image004.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa diệt tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuy nhiên, rào cản đối với Mỹ khi muốn triển khai tên lửa tầm trung ở Đông Á là Hiệp ước hủy bỏ tên lửa tầm trung (INF) ký với Nga năm 1980. Nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng cần đàm phán thỏa hiệp với Nga, cho phép hai bên sản xuất các tên lửa tầm trung không bố trí ở châu Âu. Như thế một mặt Mỹ có thể triển khai tên lửa ở châu Á, mặt khác “gây chia rẽ giữa Nga và Trung Quốc”.
Theo chuyên gia Mỹ, phía Tây Thái Bình Dương, ngoài các lực lượng không quân và hải quân, Mỹ sẽ phải gia tăng cả lục quân, trong đó bao gồm lực lượng phòng thủ tên lửa, phòng không, các đơn vị cơ giới và xe tăng. Chỉ có thay đổi cơ cấu lực lượng một cách căn bản như vậy, Mỹ mới có khả năng kiềm chế được Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có dám công khai đối đầu với Trung Quốc hay không?
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga: Máy bay ném bom giá mềm ư? Mỹ đang mơ giấc mơ “viển vông”

Vy Lam | 24/04/2015 19:36



a-1429848742079-5-0-515-1000-crop-1429848768095.jpg

Liệu Mỹ có thành công trong việc chế tạo một mẫu máy bay ném bom ưu việt với chi phí phải chăng?

Chia sẻ:
Hãng tin Sputnik (Nga) đăng bài viết với tiêu đề "Giấc mơ viển vông mới của Lầu Năm Góc: Máy bay ném bom thế hệ mới với chi phí phải chăng".

Dưới đây là nội dung bài viết:
Không quân Mỹ và những sản phẩm "để đời" B-2, F-35
Không quân Mỹ thường không dự đoán chuẩn xác mức chi phí cần cho các máy bay ném bom tàng hình của họ, cũng như tỏ ra không hoàn toàn đáng tin cậy trong việc chế tạo chúng.
VD như với máy bay ném bom tàng hình B-2, chi phí dự kiến ban đầu vào năm 1986 là 441 triệu USD mỗi máy bay.
Tới năm 1992, chi phí tăng lên 2,2 tỷ USD/chiếc. Và thậm chí với mức giá sang chảnh đó, Không quân Mỹ vẫn không nhận được 132 máy bay theo kế hoạch của họ.
Hiện tại, họ chỉ có 20 chiếc B-2.
Tổng chi phí (dự kiến, hiện tại) của chương trình B-2 vẫn không sánh được với con số 400 tỷ USD “ném qua cửa sổ” (tính tới nay) của dự án F-35 – chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, B-2 lại “đánh bay” tất cả các máy bay quân sự khác ở mức chi phí cho mỗi giờ bay.
nga-may-bay-nem-bom-gia-mem-u-my-dang-mo-giac-mo-vien-vong.png

Máy bay ném bom B-2 tiêu tốn tới 135.000 USD cho mỗi giờ bay​
Song, Không quân Mỹ tuyên bố rằng lần này sẽ khác. Họ đang phát triển một mẫu máy bay ném bom thế hệ mới với mức chi phí 550 triệu USD/chiếc, chỉ bằng một phần chi phí của B-2.
BÀI LIÊN QUAN
Như vậy, họ chỉ mất 55 tỷ USD để có được 100 máy bay.​
Tuy nhiên, những ai đã quen với các thể loại vũ khí “công nghệ cao”, “đa năng” (như F-35) của Không quân Mỹ sẽ tỏ ra hoài nghi về tuyên bố này.​
Máy bay ném bom mới có thiết thực?
Không có nhiều thông tin về những mẫu thiết kế được đề xuất cho chương trình máy bay ném bom – tấn công tầm xa (LRS-B) tối mật.​
Hiện tại, mới chỉ biết mẫu máy bay mới sẽ vẫn ưu tiên khả năng tàng hình, ngay cả khi công nghệ phát hiện mục tiêu đã đạt được những bước tiến đáng kể để đối phó với những biện pháp bảo vệ như vậy.​
Đó là những gì mà Thiếu tướng Paul Johnson tiết lộ với tờ Bloomberg.
“Đối thủ của chúng tôi đã nhận ra lợi thế mà “tàng hình” mang lại”, ông Johnson nói, “chúng tôi đang nỗ lực duy trì lợi thế đó và chúng tôi sẽ thành công”.
Lớp phủ đặc biệt của máy bay ném bom B-2 giúp nó trở nên khó bị phát hiện (dù theo thời gian, việc này đang trở nên dễ dàng hơn đối với các đối thủ của Mỹ) nhưng cũng khiến nó không thể hoạt động trong trời mưa.
Lầu Năm Góc đã dành 1,2 tỷ USD trong ngân sách năm tài khóa 2016 cho chương trình LRS-B. Trước đó, ngân sách dành cho chương trình này trong năm tài khóa 2015 là 914 triệu USD.
Lầu Năm Góc cam kết sẽ tiêu 15,1 tỷ USD vào chương trình phát triển LRS-B cho đến hết năm 2020, với thời hạn đưa máy bay vào hoạt động theo kế hoạch là năm 2025.
Mặc dù vẫn còn một số lo ngại xung quanh những lời hứa về chi phí hợp lý này nhưng trên thực tế, chương trình LRS-B đã thay thế được chương trình máy bay ném bom thế hệ mới (NGB).
Năm 2011, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ lúc đó là Robert Gates đã chấm dứt chương trình NGB vì chi phí quá cao.
LRS-B dự kiến sẽ tiết kiệm được các chi phí nghiên cứu và phát triển nhờ dựa trên các công nghệ sẵn có và có thể sẽ có kích cỡ nhỏ hơn các máy bay ném bom thế hệ trước.
Theo Defense News, có vẻ Không quân Mỹ muốn “một máy bay nhỏ hơn B-2, có thể chỉ bằng nửa kích cỡ của B-2, với 2 động cơ có kích cỡ tương tự như các động cơ F135 trang bị cho F-35.
Như thế, các chương trình nâng cao cũng có thể được áp dụng cho máy bay ném bom”.
Cuộc cạnh tranh giành quyền chế tạo LRS-B đã bắt đầu giữa tập đoàn Northrop Grumman (hãng chế tạo B-2) và liên danh Boeing/Lockheed Martin.
Có thể thấy, Northrop Grumman rõ ràng không hề nhụt chí vì “thành tích” sản xuất dở dang và chi phí đắt đỏ của họ với chương trình máy bay ném bom B-2.
Bên cạnh đó, vẫn có những băn khoăn về tính thiết thực của loại máy bay ném bom này, khi mà xu hướng sử dụng máy bay không người lái đang trở nên ngày càng phổ biến.
Mới đây, Hải quân Mỹ đã quyết định rằng họ sẽ không biên chế thêm bất cứ mẫu máy bay có người lái nào khác một khi tiếp nhận F-35 (tất nhiên là nếu việc này thành hiện thực).
 
23/8/12
1.162
3
38
Trận xuất kích đầu tiên của MiG-19 trên bầu trời Việt Nam

Quốc Việt | 26/04/2015 07:15



mig19-4-1429887879966-47-0-353-600-crop-1429978173050.jpg

Máy bay chiến đấu MiG-19 Farmer

Chia sẻ:
Ngày 8/5/1972, biên đội MiG-19 của Trung đoàn 925 đóng quân tại Yên Bái lần đầu xuất kích lập công bắn hạ 2 tiêm kích F-4 của Mỹ.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5/1972, Không quân Mỹ sử dụng nhiều tốp máy bay có cả máy bay ném bom chiến lược B-52 tấn công các mục tiêu ở ngoại thành Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng.​
Quân chủng Phòng không - Không quân nhận định, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng các căn cứ ở Thái Lan để xuất kích đánh phá sân bay Yên Bái và đập Bái Thượng.​
Ngày 8/5/1972, Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 925 sử dụng máy bay MiG-19 xuất kích trận đầu. Biên đội chiến đấu của Trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ sân bay Yên Bái, nhà máy thủy điện Thác Bà, ngăn chặn đội hình Không quân Mỹ từ hướng Tây.​
Do các máy bay MiG-19 lần đầu xuất kích nên Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ cho biên đội MiG-21 của Trung đoàn 921 làm nhiệm vụ hỗ trợ, thu hút các tiêm kích của Mỹ. Nhiệm vụ của MiG-19 là đánh chặn các tốp cường kích.​
So với MiG-17 và MiG-21, MiG-19 tham chiến muộn hơn. Tháng 2/1969, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 36 chiếc MiG-19, đây là một phiên bản do Trung Quốc sản xuất với tên gọi Shenyang J-6.​
tran-xuat-kich-dau-tien-cua-mig19-tren-bau-troi-viet-nam.jpg

Trong 3 loại MiG của Việt Nam, MiG-19 tham chiến muộn nhất.​
Quân chủng Phòng không - Không quân đã thành lập Trung đoàn không quân 925 với nòng cốt là MiG-19, đóng quân ở khu vực Yên Bái bảo vệ vùng trời Tây Bắc. Sau 2 năm huấn luyện, các phi công MiG-19 đã sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời tổ quốc.​
MiG-19 (NATO định danh Farmer), thuộc loại tiêm kích thế hệ 2 do tập đoàn Mikoyan - Gurevich sản xuất, máy bay được thiết kế để thay thế cho MiG-17. MiG-19 được trang bị 2 động cơ phản lực RD-9, nó có thể đạt tốc độ tối đa 1.455 km/h.​
BÀI LIÊN QUAN
Vũ khí chính trên MiG-19 là 3 khẩu pháo 30 mm với cơ số đạn 200 viên, ngoài ra cánh máy bay có 4 điểm treo cho tên lửa không đối không RS-3, bom hoặc rocket không điều khiển.​
MiG-19 là một máy bay chiến đấu khá nhanh nhẹn, 3 khẩu pháo 30 mm mang lại cho nó lợi thế rất lớn trong các trận không chiến quần vòng cự ly gần.​
Tuy nhiên điểm yếu của MiG-19 là rất ngốn nhiên liệu, phạm vi hoạt động của máy bay khoảng 1.390 km. Nhưng trong thực tế chiến đấu, do phi công liên tục phải bật tăng lực để đuổi theo đối phương hay cơ động tránh hỏa lực nên bán kính tác chiến bị thu hẹp khá nhiều.​
Chiến công ngay lần xuất kích đầu tiên
tran-xuat-kich-dau-tien-cua-mig19-tren-bau-troi-viet-nam.jpg

Ngay lần đầu xuất kích, biên đội MiG-19 đã lập công bắn hạ 2 chiếc F-4 của Mỹ.​
Khoảng 8h50' tại sân bay Yên Bái, lực lượng radar cảnh giới phát hiện một tốp F-4 của Mỹ đang tiến về khu vực Yên Bái. Sở chỉ huy Trung đoàn 925 ra lệnh cho biên đội MiG-19 xuất kích đánh chặn tốp máy bay Mỹ.​
Đây là lần đầu tiên, F-4 đối đầu với MiG-19 trên bầu trời Yên Bái. Trận không chiến diễn ra rất ác liệt, hai bên liên tục quần đảo nhau nhằm chiếm lợi thế để công kích.​
Mỹ nắm ưu thế về số lượng, nhưng các phi công Việt Nam đã vận dụng chiến thuật khéo léo khiến họ phải chịu tổn thất. Trong lần đầu xuất kích, 4 chiếc MiG-19 đã bắn hạ 2 chiếc F-4 của Không quân Mỹ mà không phải chịu tổn thất nào.​
Trong trận này, các tiêm kích MiG-21 làm nhiệm vụ hỗ trợ cho MiG-19 bắn rơi 2 chiếc F-4. Một chiếc MiG-21 bị hỏng trong quá trình hạ cánh khẩn cấp khiến phi công Võ Sỹ Giáp hy sinh.​
Phía Mỹ công bố rằng trận không chiến ngày 8/5/1972, họ bắn rơi 1 chiếc MiG-19 của Việt Nam và không thừa nhận tổn thất chiếc nào.​
Những năm chống chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ, các máy bay MiG-19 đã xuất kích hàng trăm lần và bắn rơi được 9 máy bay đối phương.​
Bài viết có sử dụng tư liệu trong sách "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965 - 1975, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
Cường kích Thần sấm A-10 của Mỹ hạ cánh khẩn ở Iraq

Bùi Mai | 26/04/2015 09:02



may-qtgr-jpg-ashx-1430013509279-0-0-224-440-crop-1430013531458.jpeg
Cường kích A-10 Thunderbolt.

Chia sẻ:
Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM) cho biết, một cường kích A-10 Thunderbolt của Không quân Mỹ hôm 24/4, đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân ở Iraq do hỏng động cơ.

Cường kích A-10 Thunderbolt đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân al-Asad ở tỉnh Anbar, miền Tây Iraq, sau khi phi công phát hiện động cơ của máy bay bị hỏng.
Phát ngôn viên Patrick Ryder của CENTCOM xác nhận nguyên nhân sự việc: “Hỏng động cơ là một sự cố thường gặp khi máy bay hoạt động với hiệu suất cao.”
Ông này cũng cho hay toàn bộ những người có mặt trên máy bay A-10 Thunderbolt đều an toàn. Chiếc A-10 Thunderbolt bị hư hỏng nhẹ.
Hiện, một đội ngũ kỹ sư gồm 9 thành viên đã được cử đến căn cứ không quân nói trên để sửa chữa chiếc máy bay.
A-10 Thunderbolt là loại máy bay được quân đội Mỹ thiết kế riêng cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến trên không và tấn công mặt đất. “Thần sấm” A-10 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1972 và hiện không còn được sản xuất.
A-10 nặng 12 tấn nhưng có thể chở một lượng vũ khí và hàng tiếp viện nặng gấp hai lần trọng lượng.

Iran có S-300, Saudi Arabia quyết mua thêm tổ hợp tên lửa Patriot

Hải Huân | 25/04/2015 18:47



2-24042015son11161219744-1429947084337-14-0-269-500-crop-1429947143877.jpg

Chia sẻ:
Ngày 24-4, hãng chế tạo Mỹ Raytheon tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với quốc gia nước ngoài giấu tên chi 2 tỷ USD mua các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot trang bị cho quân đội Saudi Arabia.

Theo đó, Saudi Arabia sẽ nhận các tổ hợp Patriot PAC-3 phiên bản mới nhất được nâng cấp hệ thống trinh sát phát hiện mục tiêu, phân biệt địch-ta và dẫn bắn.​
Ngoài ra, quốc gia Cận Đông này cũng được chuyển giao phụ tùng, đạn tên lửa và gói dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Saudi Arabia sẽ nhận bao nhiêu tổ hợp Patriot mới theo thỏa thuận trên.​
iran-co-s300-saudi-arabia-quyet-mua-them-to-hop-ten-lua-patriot.jpg

iran-co-s300-saudi-arabia-quyet-mua-them-to-hop-ten-lua-patriot.jpg

Tổ hợp PAC-3 Patriot.​
Tạp chí Janes Defene Weekly đánh giá, đây là hợp đồng độc lập cùng với thỏa thuận mua 202 đạn tên lửa và các thiết bị nâng cấp tổ hợp PAC-3 trị giá 1,75 tỷ USD được Saudi Arabia ký năm 2014.​
BÀI LIÊN QUAN
Việc thực hiện gói hợp đồng trên sẽ thuộc chương trình Bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) của Lầu Năm góc.​
PAC-3 được coi là các dòng đạn tên lửa đánh chặn hiệu quả và đáng tin cậy nhất của quân đội Mỹ.​
Nhờ cải tiến công nghệ, tổ hợp tên lửa Patriot trang bị PAC-3 có thể lắp 16 hoặc 12 đạn tên lửa trên một bệ (trong khi đó, PAC-2 chỉ là 4 đạn tên lửa).​
Đạn tên lửa của PAC-3 được đặt trong thùng bảo quản kín cho phép đạn tên lửa có chất lượng và hiệu suất chiến đấu đồng nhất trong mọi trường hợp.​
PAC-3 đạt tầm bắn tối đa 160 km, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay ngăn chặn mục tiêu lên đến 24 km.​
Được Nga "tiếp tay", Iran sẽ mạnh tới mức nào?

Cập nhật lúc: 13h50" | 25/04/2015​
(VnMedia) - Iran sẵn sàng tiếp nhận hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Nga và hy vọng việc này sẽ được hoàn tất trong năm nay. Đó là thông tin vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Iran – ông Hossein Dehghan đưa ra hôm qua (24/4).

Trả lời phỏng vấn tờ Russia Today, Trung Tướng Hossein Dehghan cho biết, vấn đề S-300 là một vấn đề cũ giữa Nga và Iran vì trước đó chúng tôi đã ký kết hợp đồng mua hệ thống này với Moscow.

Ông cho biết, cách đây 6 năm , Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã cho ra quyết định ngưng hợp đồng này, tuy nhiên từ đó đến nay phía Iran thúc giục Nga tiếp tục hợp đồng.
vnm_2015_072853.jpg
“Tại thời điểm đó, chúng tôi đã đưa một số chuyên gia tới Nga. Họ được đào tạo cả về kỹ thuật lẫn khâu vận hành hệ thống này và họ đã trở về Iran. Thêm vào đó, chúng tôi đã chuẩn bị các kết cấu phù hợp với hệ thống này tại Iran, nói cách khác, chúng tôi đã sẵn sàng tiếp nhận hệ thống này dựa trên hợp đồng mà chúng tôi đã ký kết”, ông nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran cũng nói thêm rằng: “Quan điểm của chúng tôi luôn nỗ lực để hợp đồng này được thực thi. Từ khi Tổng thống Rouhani lên nắm quyền, một số cuộc họp giữa tổng thống hai nước đã được tổ chức để thảo luận về hợp đồng này”.

Khi được hỏi, có gì liên quan giữa việc nối lại hợp đồng S-300 với tình hình ở Yemen hay không, ông Dehghan trả lời dứt khoát là không.

“Không, chẳng có gì liên quan giữa hai vấn đề này, bởi vì quyết định về việc thực hiện hợp đồng này đã được đưa ra từ trước khi xảy ra các vụ tấn công ở Yemen. Bởi vậy chúng không có gì liên quan tới nhau”, Tướng Iran nói.

“Chúng tôi không cảm thấy bị đe dọa bởi láng giềng của mình và chúng tôi cũng không đe dọa gì tới họ. Chúng tôi rất tôn trọng nền độc lập về chính trị và sự toàn vẹn lãnh thổ của các láng giềng của mình và chúng tôi tin rằng, một đất nước Iran đầy quyền lực sẽ là một đồn bẩy cho sự ổn định và an ninh của khu vực”, ông nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 14/4, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia tối cao của Iran Ali Shamkhani cho biết, Nga sẽ tiếp tục cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Iran sau một thời gian tạm hoãn. Nga giải thích cho hành động của mình, Moscow cho biết những tiến bộ trong cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) khiến Nga không cần thiết phải cấm xuất khẩu tên lửa đất đối không cho Iran. Iran ca ngợi quyết định của Nga là một bước tiến lớn để duy trì an ninh lâu dài tại khu vực Trung Đông đang đầy rẫy các cuộc xung đột.

Tuy nhiên, quyết định trên của Nga đã vấp phải sự lên án không chỉ của Mỹ mà cả Israel.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cũng cho biết, Ngoại trưởng John Kerry đã một lần nữa bày tỏ sự quan ngại của Mỹ về vấn đề này trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Tuy nhiên, Mỹ thừa nhận rằng, động thái này của Nga không vi phạm lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và không tác động đến “sự nhất quán” của Nga về các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.

Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhấn mạnh, hành động của Moscow sẽ làm Tehran ngày càng “ra oai” và có những bước đi khó lường.

Iran hiện đang thiếu hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến để có thể đánh gục chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ hoặc lực lượng không quân Israel. Mặc dù S-300 sẽ nâng cao đáng kể khả năng phòng không của Iran, nhưng nó vẫn chưa rõ loại tên lửa này có thể tiêu diệt được máy bay tàng hình F-22 và máy bay ném bom của Mỹ hay không.
Tại sao Nga bán S-300 cho Iran vào thời điểm này?

(Bình luận quân sự) - Tổng thống Mỹ B.Obama "ngạc nhiên" hay đau không thể kêu như vụ Crimea?

Ngay sau khi lệnh dỡ bỏ cấm bán S-300 cho Iran, Tổng thống Mỹ B.Obama nói rằng ông rất ngạc nhiên vì tại sao trước đó, khi căng thẳng giữa Nga với Mỹ-NATO đang cao thì Nga không quyết định thay vì lúc này…
Tổng thống B.Obama “ngạc nhiên” hay là bị “tan một giấc mơ” như sự kiện Crimea tại Ukraine?
Đầu tiên phải biết là tại sao Ixrael lại phản đối quyết liệt hội nghị P5+1 đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran. Thủ tướng Ixrael cho rằng Mỹ nhân nhượng Iran trong vấn đề hạt nhân, nếu dỡ bỏ cấm vận, Iran sẽ trở nên hùng mạnh thêm thì tại Trung Đông, Iran sẽ mặc sức tung hoành dù chưa có vũ khí hạt nhân.
Nếu như chủ ý của Ixrael là thật thì…các cụ nhà ta nói không sai, rằng, “trứng mà đòi khôn hơn vịt”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image001.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa S-300, cơn ác mộng của lực lượng tập kích đường không.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thỏa thuận đàm phán hạt nhân với Iran quy định, theo đó, việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận chống Iran chỉ được xem xét khoảng 1 tháng sau khi thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran được ký kết.
Như vậy, thỏa thuận P5+1 buộc Iran phá bỏ cơ sở hạt nhân trước mới dỡ bỏ cấm vận sau, cũng như Mỹ ra điều kiện cho Triều Tiên, có nghĩa là Mỹ cầm đằng chuôi còn Iran cầm đằng lưỡi.
Bởi lẽ, biết đâu khi Iran đập bỏ tất cả giống như ông Gadafi của Libya xong thì lập tức bị tấn công ngay thì sao, cho nên Iran cũng chẳng dại. Tổng thống Iran tuyên bố rằng “Chúng tôi sẽ chỉ ký thỏa thuận cùng thời điểm các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Chúng tôi cần một thỏa thuận có lợi cho tất cả các bên”.
Ngay tại thời điểm P5+1 diễn ra thì Saudi Arabia cũng 9 nước khối Ả rập thân Mỹ, được sự hỗ trợ của Ixrael mở chiến dịch không kích vào Yemen để tiêu diệt lực lượng Houthis mà họ cho là tay sai của Iran. Hải quân Mỹ cũng lập tức phong tỏa vùng biển Eden để ngăn chặn Iran…
Rõ ràng là với tình hình này, tại khu vực Trung Đông, Iran là mục tiêu tiếp theo có khả năng rất cao mà cuộc không kích vào Yemen là một cuộc diễn tập chuẩn bị.
Người Nga đã có lẽ phát hiện ra âm mưu này của Mỹ và liên minh Ả rập cùng với Ixrael nên đã cảnh cáo trước.
Theo như tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov là “Những gì xảy ra ở Yemen và khu vực nói chung cho thấy đang tồn tại những rủi ro ngiêm trọng. Bán S-300 cho Iran, để cho ai đó có ý đồ tấn công Iran, phải suy nghĩ 2 lần, Nga không muốn Iran trở thành một mục tiêu tiếp theo trong việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp”.
Vậy là, trong lúc Ixrael nhảy dựng lên như dẫm phải lửa thì B.Obama “ngạc nhiên”, không khác gì vụ Crimea.
Bán S-300 cho Iran hay S-400…chỉ là phần nổi của một tảng băng trong chiến lược Trung Đông của Nga, nó sẽ diễn ra vào những thời điểm không phải để cho Tổng thống Mỹ “ngạc nhiên”, muốn làm mưa làm gió, tổ chức đánh “hội đồng”.
S-300 hay S-400 là cơn ác mộng cho những kẻ quen ngồi trên máy bay hiện đại giết người hàng loạt mà tay không vấy máu, phải đền tội khi tác chiến trên không phận chủ quyền của quốc gia khác.
Đã có một Iraq, một Nam Tư, một Libya và tiếp tục đang có một Yemen, những người có lương tri trên thế giới chứng kiến quá đủ, đau buồn quá đủ, khi hàng ngàn dân thường bị thiệt mạng, nhà tan cửa nát…mà không cần một cuộc tập kích đường không “hội đồng” nào nữa hết.

Tên lửa S-300 của Nga được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và sở hữu.. Hiện có khá nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu là ở Đông Âu và châu Á, trong đó có Ukraine, Hy Lạp, Syria, Ấn Độ , Trung Quốc, Việt Nam….Theo Wikipedia, ngay cả Mỹ cũng đã từng mua một hệ thống S-300V của Nga năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ để nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.

Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.

S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.

Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa mà nhiều nước thèm muốn có được để bảo vệ cho vùng trời lãnh thổ của họ.

S-300 bao gồm một loạt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất.

Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.

Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
 
23/8/12
1.162
3
38
F-35 lỡ hẹn, "vũ khí thần chết" F/A-18 tiếp tục lên ngôi

Đỗ Tuấn | 25/04/2015 09:00



800px-fa-18-hornet-vfa-41-1-rbfa-jpg-ashx-1429900957238-2-0-227-440-crop-1429900979134.jpg

Chia sẻ:
Do sự trì trệ của chương trình F-35C, Hải quân Mỹ đang cân nhắc mở rộng sản xuất tiêm kích F/A-18 Super Hornet tới sau năm 2017.

Các chỉ huy Hải quân Mỹ từng lên kế hoạch sản xuất ngừng sản xuất F/A-18 Super Hornet tại nhà máy St.Louis của Boeing vào năm 2017 để chuẩn bị nâng cấp bằng tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35C.​
Tuy nhiên, nhằm giảm nguy cơ hoạt động, khi mà các đời cũ hơn như F/A-18B/C đã dần “hết hạn sử dụng”, chương trình F-35C thì liên tục lỡ hẹn, Hải quân Mỹ cho biết, họ cần 2 - 3 phi đoàn Super Hornet bổ sung.​
Trong cuộc phỏng vấn với cho trang Military.comm Chuẩn đô đốc Michael Manazir, Tư lệnh tác chiến Không quân thuộc Hải quân Mỹ cho biết:​
“Từ nay tới giữa những năm 2020, 2030 chúng tôi cần 2 tới 3 phi đoàn Super Hornet trước khi F-35C được đi vào sử dụng.”​
Dự kiến thời gian phục vụ của Super Hornet sẽ kéo dài từ những năm 2030 tới những năm 2040.​
Theo chương trình kế hoạch, Hải quân Mỹ cần mua sắm 563 chiếc F/A-18E/F Super Hornet, tuy nhiên con số này có xu hướng gia tăng, bởi phiên bản A, C, D đã bị ngừng sản xuất.​
Một phi đội tàu sân bay có khoảng 44 máy bay tấn công, gồm 2 nhóm 10 chiếc và 2 nhóm 12 chiếc, cùng một số máy bay gây nhiễu điện tử.​
Hiện tại cơ cấu của phi đội tàu sân bay Mỹ gồm 24 chiếc Super Hornet và 20 chiếc Hornet. Theo đó, Hải quân Mỹ đang cần thêm trên 20 máy bay tấn công mới.​
Chuẩn đô đốc Manazir còn cho biết, Hải quân Mỹ cũng đang xem xét nâng cấp số F/A-18 Super Hornet nhằm tăng cường tầm hoạt động và tính năng.​
Các hạng mục nâng cấp gồm bình nhiên liệu, hệ thống bay và giá vũ khí bên ngoài nhằm giảm tín hiệu radar phát ra.​
Nga khoe: “Hải quân trở lại, lợi hại hơn xưa”

Thắng Nam | 25/04/2015 14:00



anh-dai-dien-1429938817505-21-0-328-600-crop-1429938869003.jpg
Chia sẻ:
Chuyên gia quân sự Nga khẳng định, hải quân nước này đang trở lại các đại dương trên thế giới với năng lực tác chiến được nâng cao gấp bội.

Bước phát triển mới của Hải quân Nga
Trong ba ngày, từ 23 - 25/4, Hải quân Nga đã tiến hành song song hàng loạt các công việc như đóng tàu phá băng, tàu rà quét lôi tiên tiến và hạ thủy 1 tàu ngầm thông thường mới.​
Tàu phá băng hạt nhân thế hệ mới được chế tạo với mục đích đảm bảo hoạt động của Hạm đội phương Bắc trong vùng Bắc Cực, bổ sung sức mạnh cho đội tàu phá băng hạt nhân độc nhất trên thế giới của Nga, hiện đang thống trị vùng biển Bắc Băng Dương.​
Còn chiếc tàu ngầm thông thường, động cơ diesel-điện lớp Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) được chế tạo dành cho Hạm đội Biển Đen. 6 tàu ngầm Kilo sẽ nâng cấp thần tốc khả năng của Hạm đội này trong các hoạt động bảo vệ khu vực được phân công.​
Loạt tàu rà quét lôi thế hệ mới của Nga lần đầu tiên tụ hội những thành tựu khoa học tiên tiến nhất thế giới, có kích thước lớn nhất trong số các tàu cùng chủng loại của hải quân các nước.​
Tàu làm bằng sợi thủy tinh nguyên khối, lượng giãn nước 900 tấn, chiều dài 60 mét và biên chế thủy thủ đoàn 44 người.​
nga-khoe-hai-quan-tro-lai-loi-hai-hon-xua.jpg

Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng Severodvinsk thuộc lớp Yasen của Hải quân Nga​
Hướng ưu tiên chiến lược quốc gia của ngành đóng tàu được Tổng thống Vladimir Putin định hướng nhất quán với mục đích đã định trước là tái trang bị kỹ thuật đáng kể cho các nhóm tàu ngầm và tàu nổi của các hạm đội Hải quân Nga.​
BÀI LIÊN QUAN
Điều đó sẽ cho phép Hải quân Nga giải quyết hàng loạt nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng này, trước hết là bảo tồn nguyên tắc đồng đẳng chiến lược và đẩy lùi những mối đe dọa tiềm năng từ biển khơi, bảo vệ các hành lang giao thông, bảo vệ các thương hạm.​
Quan sát viên của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" Nga là ông Aleksandr Khrolenko nhận định, quá trình xây dựng và tái trang bị các chiến hạm mới trong biên chế lực lượng Hải quân đang củng cố vị thế của nước này trên các đại dương.​
Hướng ưu tiên trọng điểm của Hải quân Nga vẫn là kiềm chế - răn đe chiến lược. Nhiệm vụ chính vẫn là phòng thủ bờ biển, bảo vệ các tuyến đường hàng hải, bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ lợi ích hải dương của Nga ở những khu vực xa xôi.​
Vào cuối năm ngoái và bước sang đầu năm nay, nước này đã khởi công đóng 4 tàu ngầm diesel-điện và một số tàu nổi.​
Bất kể mấy thập kỷ khó khăn về kinh tế - xã hội, thiếu vắng đơn đặt hàng, các xưởng đóng tàu của Nga vẫn bảo lưu được hiệu năng sản xuất, đội ngũ chuyên viên có trình độ và công nghệ cao.​
Trong vài năm tới, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Nga sẽ được đổi mới hoàn toàn. Chương trình trang bị cấp nhà nước đến năm 2020 dự trù chế tạo và đưa vào phục vụ chiến đấu 8 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp “Borey”, trang bị 16 - 20 tên lửa đạn đạo “Bulava".​
Mỗi tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) R-30 (SS-NX-30) “Bulava” có tầm phóng hơn 8.000 km, có thể mang 6 - 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng, đủ sức vượt qua lá chắn tên lửa Mỹ.​
Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Biển Đen sẽ được đầu tư mạnh
Trong khuôn khổ thực thi chương trình trang bị cấp nhà nước cho đến năm 2020, Hải quân Nga dự kiến nhận 8 tàu ngầm tên lửa, 16 tàu ngầm hạt nhân đa năng và 54 tàu nổi thuộc các lớp khác nhau. Trọng điểm tái trang bị sẽ là Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Biển Đen.​
Nga đang đóng loạt tàu nổi có lượng giãn nước không lớn phục vụ các hoạt động ở khu vực ven biển. Trong năm 2015, thành phần chiến đấu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được bổ sung 2 tàu tuần duyên loại này và 1 tàu đổ bộ mới.​
nga-khoe-hai-quan-tro-lai-loi-hai-hon-xua.jpg

Tàu ngầm Kilo đầu tiên đóng cho Hạm đội Biển Đen mang tên Novorossiisk trong lễ hạ thủy​
Trong khuôn khổ chương trình tái vũ trang 10 năm, Hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận 6 tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo.​
Còn chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng thuộc đề án “Yasen” sẽ biên chế trong thành phần chiến đấu của Hạm đội này vào năm 2017.​
Sau khi Crimea sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang, do không phải quan tâm đến những hạn chế đã được ghi trong hợp đồng với Ukraine, đến cuối năm 2014, Nga đã bổ sung thường xuyên, nhằm nâng cấp sức mạnh Hạm đội Biển Đen với tổng cộng 43 tàu chiến.​
Hạm đội Biển Đen sẽ tiếp tục được biên chế thêm 6 tàu hộ vệ thế hệ mới lớp “Đô đốc Grigorovich” (Admiral Grigorovich), thuộc đề án 11356 và 6 tàu ngầm diesel-điện lớp “Varshavyanka”. Những chiếc đầu tiên của 2 lớp tàu này đều đã được hạ thủy.​
Tàu ngầm lớp “Varshavyanka” có khả năng di chuyển ít gây tiếng ồn nhất, nổi tiếng khắp thế giới bởi hỏa lực mạnh và khả năng tàng hình cao. Chúng được trang bị ngư lôi hiện đại, tên lửa hành trình tấn công mặt đất dòng "Caliber” là 3M-14 và tên lửa hành trình chống tàu siêu âm 3M-54.​
6 tàu ngầm được NATO định danh là “Hố đen đại dương” (Black Hole) sẽ cấu thành một đơn vị tàu ngầm chiến đấu uy lực.​
Chúng sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của Hạm đội Biển Đen tại vùng biển mà các chiến hạm Mỹ - NATO thường xuyên ra vào hoạt động và là trọng tâm theo dõi của khối quân sự này.​
nga-khoe-hai-quan-tro-lai-loi-hai-hon-xua.jpg

Lễ hạ thủy tàu hộ vệ “Đô đốc Grigorovich”dành cho Hạm đội Biển Đen​
Ngoài ra, Hạm đội Biển Đen sẽ được trang bị thêm các tàu đổ bộ, tàu cao tốc tên lửa, tàu rà quét lôi thế hệ mới… Dự kiến sau 2 năm nữa, Hạm đội sẽ có khả năng tác chiến rất mạnh, đủ khả năng khống chế hoàn toàn vùng biển này, mở đường cho các hoạt động xa hơn ở Địa Trung Hải.​
Sevastopol là quân cảng tốt nhất trên bờ Biển Đen, với Vịnh Sevastopol dài 8 km có tầm quan trọng chiến lược. Tăng cường bảo vệ biên giới phía Nam của Nga là điều rất cần thiết trong khi sự hiện diện quân sự và các hành động “khiêu khích” của NATO gần biên giới Nga đang gia tăng.​
Ngay sau cuộc đảo chính ở Kiev, Washington đã có kế hoạch bố trí các căn cứ hải quân ở Sevastopol, mà phương án như vậy là không thể chấp nhận được đối với Moscow.​
Và bây giờ là quá muộn để NATO bày tỏ sự không hài lòng về việc Nga tăng cường thực lực hải quân trên bán đảo Crimea.​
Ông Khrolenko kết luận: Như vậy, hạm đội hải quân Nga đang trở lại các đại dương trên thế giới với sự đổi mới về chất.​
Và trong bối cảnh tổng thể đó, hành động thất hứa không cung cấp 2 tàu loại “Mistral” của Pháp không gây ảnh hưởng gì tới tiến trình củng cố sức mạnh và vị thế cường quốc Hải quân của Nga.​
Lính Mỹ ở châu Âu không đủ sức đối đầu với Nga

(Lực lượng vũ trang) - Quân đội Mỹ đồn trú tại châu Âu khẳng định họ không đủ sức đối đầu với Nga nếu có một cuộc chiến thực sự xảy ra

Hiện tại, quân đội Mỹ chỉ còn một số đơn vị chiến đấu đồn trú tại châu Âu như: Trung đoàn kỵ binh số 2 ở Đức, Lữ đoàn Đổ bộ đường không số 173 ở Vicenza và Lữ đoàn kỵ binh số 2 ở Vilseck, Italy.
Tháng trước, quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc diễu hành dài 1.100 dặm (khoảng gần 1.800km) qua 6 nước đông Âu. Bắt đầu từ Estonia, đoàn xe thiết giáp hành quân qua các quốc gia Baltic, Cộng hòa Czech và Ba Lan, và cuối cùng đến căn cứ Rose ở Đức.
Cuộc hành quân chủ yếu được xem là một cách để thể hiện sự đoàn kết của NATO nhằm đối phó với mối đe dọa từ Nga. Nhưng trong khi diễu hành gần khắp đông Âu nhằm phô diễn sức mạnh quân sự, thì Trung đoàn kỵ binh số 2 dường như lại bộc lộ một nhược điểm: đó là pháo quá nhỏ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
linh-my-o-chau-au-khong-du-suc-doi-dau-voi-nga_251132177.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe bọc thép Stryker thuộc Trung đoàn kỵ binh số 2 của Mỹ tại Đức trong cuộc diễu hành xuyên châu Âu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong đó, 81 xe bọc thép chiến đấu bộ binh Stryker của trung đoàn được trang bị pháo 12,7mm. Trung đoàn đã yêu cầu nâng cấp số pháo này lên thành 30mm, và theo Breaking Defense, Ủy Ban Quân lực Hạ Viện Mỹ đã phân bổ ngân sách cho việc này.
"Kế hoạch này cần phải tiến hành một đợt kiểm tra về tính khả thi của việc sử dụng pháo 30mm và sẽ xem bất kỳ vấn đề kỹ thuật, huấn luyện, sử dụng, an toàn hoặc các vấn đề khác nào cần phải được giải quyết trước khi trang bị cho trung đoàn", Breaking Defense cho biết.
Sau khi được nâng cấp, pháo 30mm sẽ cho phép xe bọc thép xe Stryker có thể sánh ngang được với loại xe bọc thép chiến đấu bộ binh BMP của Nga.
Bản thân lực lượng Mỹ ở châu Âu khẳng định họ chỉ đang được trang bị những vũ khí hạng nhẹ. Và nếu không thay đổi kịp thời, Mỹ sẽ không thể chủ động được trước những loại vũ khí hạng năng mà Nga đang triển khai dọc biên giới sát với những người đồng minh NATO.
Đây không phải là lần đầu tiên lục quân Mỹ cân nhắc việc nâng cấp cho dòng xe này. Họ đã dành nhiều năm để nỗ lực trang bị loại pháo khổng lồ 105mm, còn được gọi là Hệ thống pháo cơ động (MGS), lên xe Stryker. Nhưng MGS quá nặng để trang bị cho xe bọc thép Stryker và kế hoạch này đã thất bại. Đây cũng là lý do họ dừng sản xuất loại pháo 105mm này.
Hiện tại, lục quân Mỹ không triển khai một lực lượng xe tăng hạng nặng nào tại châu Âu. Tuy nhiên, họ đang nghiên cứu khả năng phát triển những xe bọc thép hạng nặng đủ nhẹ để có thể được triển khai bằng máy bay.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
linh-my-o-chau-au-khong-du-suc-doi-dau-voi-nga_251130130.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe bọc thép BMP-3F của quân đội Nga đang được triển khai nhiều tại biên giới với các nước NATO của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng lục quân Mỹ vẫn khó đối phó với Nga nếu chỉ sử dụng pháo 30mm, bởi Nga đang sở hữu loại xe bọc thép chiến đấu BMP thế hệ thứ ba.
BMP-3 là xe chiến đấu bộ binh thế hệ thứ 3 do công ty Kurganmashzavod thiết kế và chính thức trang bị cho Quân đội Liên Xô từ năm 1987. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, yểm trợ hỏa lực, vận chuyển binh sĩ trên chiến trường.
Thời gian gần đây, Nga đã cải tiến đáng kể cho hệ thống giáp của xe này, đồng thời động cơ của xe được cải tiến để có khả năng linh hoạt hơn trên chiến trường. Hỏa lực của xe thiết giáp cũng được gia tăng. BMP-3 thực sự là một mối nguy hiểm bởi sự lì lợm và linh hoạt của nó.
Trong khi đó, Nga cũng đang triển khai một loại xe bọc thép chở quân mới với tên gọi Kamaz 6396 Typhoon-K. Loại xe này chịu được những cỡ đạn lớn, những loại tên lửa chống tăng bình thường và có khả năng chịu sức nổ trực tiếp của 8kg TNT.
Những thách thức này đã buộc Mỹ phải thực sự cân nhắc gia tăng sức mạnh cho lực lượng mặt đất của mình ở châu Âu, nếu không muốn thất thế và rơi vào bị động trong một tình huống giao tranh lớn.

Mỹ nhận xe bọc thép thua kém Nga

(Vũ khí) - Trang tin Breaking Defense cho biết giới chức quân sự Mỹ thừa nhận xe bọc thép mà nước này đưa đến châu Âu thua kém Nga.

Theo đó, các cuộc tập trận mới đây trên lãnh thổ một số nước châu Âu là thành viên NATO đã cho thấy các mẫu xe bọc thép mà Mỹ mang đến hoàn toàn thua kém của Nga, cả về số lượng lẫn sức mạnh.
Trung đoàn kị binh số 2, một trong những đơn vị quân đội Mỹ mới có mặt tại châu Âu, đã tham gia các cuộc tập trận gần đây ở châu Âu. Đơn vị này đã yêu cầu được trang bị các mẫu vũ khí hạng nặng hơn.
Breaking Defense cũng trích tài liệu của Bộ Lục quân Mỹ cho biết Ủy ban quân lực thuộc Hạ viện Mỹ hiện đang xem xét khoản ngân sách đột xuất để tăng cường sức mạnh của các loại vũ khí.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image002.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe chở quân bọc thép Stryker của Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Giới quân sự Mỹ yêu cầu 81 chiếc xe chở quân bọc thép (BTR) Stryker phải được trang bị loại pháo cỡ nòng 30 mm chứ không phải loại 12,7 mm nhằm tăng cường sức mạnh lên gấp đôi.
Trang quân sự này mỉa mai ngay cả việc trang bị pháo 30 mm cũng không thể giúp Stryker biến thành xe tăng. Tuy nhiên, người Mỹ hi vọng loại pháo này có thể giúp Stryker có thể đối đầu với xe bọc thép của Nga, trong đó có các loại xe chiến đấu bộ binh (BMP). Trước đó, Mỹ đã cố gắng cải tiến pháo 105 mm để lắp đặt cho Stryker, song đã thất bại.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image004.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một chiếc Stryker được bảo vệ “chằng chịt” tại Iraq{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hãng tin Ria của Nga đã cho trích đăng thông tin trên của Breaking Defense, đồng thời đưa thêm một số thông tin về các mẫu xe bọc thép tương đương của Nga, trong đó nhấn mạnh tới BTR-82A.
Theo Ria, lục quân Nga hiện đang có mẫu xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cũng được trang bị pháo nòng xoắn cỡ 30 mm và 100 mm trên bệ pháo 2A70.
Trong khi đó, xe bọc thép chở quân BTR-82A của Nga cũng được trang bị module chiến đấu tự động 2A72 với pháo cỡ nòng 30 mm và súng đồng trục 7,62 mm. Loại xe này đã khẳng định được hiệu quả khi tác chiến ở địa hình núi. Module chiến đấu có thiết bị dẫn động điện theo 2 mặt phẳng ngang/đứng và thiết bị ổn định vũ khí kỹ thuật số 2 mặt phẳng.
BTR-82A được trang bị máy vô tuyến điện tuyệt mật thế hệ 5 cùng các thiết bị quan sát tổng hợp. Thiết bị này khả năng là máy ngắm hỗn hợp ngày đêm TKN-4GА (TKN-4GA-02) mà báo chí Nga vẫn nhắc tới.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image006.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe bọc thép chở quân BTR-82A của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cũng theo báo chí Nga, các nhà thiết kế nước này rất chú trọng nâng cao khả năng bảo vệ kíp xe và lính đổ bộ trên xe, nhưng không làm tăng nhiều trọng lượng của xe. Các mặt phẳng bên trong thân xe, kể cả sàn xe được lắp lớp lót chống mảnh đạn có tác dụng giữ lại các mảnh đạn khi xuyên qua giáp chính và loại trừ khả năng đạn va đập giữa các thành xe.
Để giảm tác động xấu của các vụ nổ dưới bánh xe hay thân xe, sàn xe được trải các thảm nhỏ chống mìn phủ cao su nhiều lớp có đặc tính khác nhau. Các tấm thảm này giảm bớt một phần tác động của sóng nổ.
Để tăng khả năng sống sót, xe được lắp hệ thống dập lửa cải tiến, làm tăng độ an toàn cháy nổ. Xe còn có hệ thống điều hòa không khí giúp cải thiện điều kiện chiến đấu cho binh sĩ trên xe, đồng thời bảo vệ các thiết bị điện tử.
Các giải pháp trên giúp tăng khả năng sống còn của BTR-82A thêm 20%. Xe cũng được tăng cường khả năng cách nhiệt và chống ồn.
Cùng với động cơ mới mạnh hơn (300 mã lực), BTR-82A còn có máy phát điện độc lập công suất 5 kW, cho phép tiết kiệm dự trữ làm việc của động cơ chính khi tác chiến phòng ngự, triển khai tại các trạm kiểm soát và các tình huồng khác, làm tăng dự trữ và nạp điện cho ắc quy, cũng như giảm độ bộc lộ của xe ở dải tần nhiệt và âm thanh.

Thiếu tiền, rút máy bay, Mỹ gồng mình trấn an đồng minh

(Vũ khí) - Tuần báo “Tin tức quốc phòng” (Defence News) của Mỹ vừa cho biết, quân đội nước này vừa ra quyết định rút 24 chiếc trực thăng tấn công AH-64 khỏi châu Âu.

Một quan chức cao cấp của Lục quân Mỹ tiết lộ, trong thời gian hai năm tới, lực lượng này sẽ di chuyển khoảng 24 chiếc trực thăng tấn công từ Đức về các căn cứ nội địa thuộc bang Alaska.
Thiếu tướng Gary Cheek, trợ lý Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ phụ trách hoạt động, kế hoạch và chính sách cho biết, theo kế hoạch từ nay cho đến năm 2017, 24 chiếc trực thăng Apache AH-64 từ căn cứ châu Âu đóng ở Đức sẽ gia nhập vào một chi đội tại Alaska.
Hiện tại, Mỹ chỉ có duy nhất Lữ đoàn hàng không lục quân số 12 đang đồn trú tại căn cứ Katterbach, Đức. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Lục quân Hoa Kỳ không đưa ra tuyên bố chính thức về số phận của 24 chiếc trực thăng AH-64 thuộc đơn vị này.
Trực thăng tấn công “Apache” là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu lực lượng hàng không của lục quân Mỹ. Việc đưa các máy bay này từ châu Âu trở về nội địa sẽ giúp lục quân Mỹ tiết kiệm được khoảng 12 tỷ USD chi phí triển khai quân ở nước ngoài.
Ngoài ra, Lục quân nước này cũng sẽ thải loại trực thăng trinh sát tấn công OH-58 (Kiowa) và thay thế bằng những chiếc AH-64 của lực lượng Vệ binh quốc gia. Đồng thời họ cũng sẽ “xóa sổ” 3 trong số 13 lữ đoàn hàng không chiến đấu, trong đó có lữ đoàn 159 ở Fort Campbell đóng ở bang Kentucky.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ah-64-apache_baodatviet_231542899.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}AH-64 Apache của Mỹ là loại trực thăng tấn công hàng đầu thế giới{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kế hoạch tái cơ cấu này đang vấp phải sự chỉ trích của một số chuyên gia quân sự và quan chức quốc phòng, đồng thời lực lượng Vệ binh quốc gia cũng lên tiếng phản đối, dẫn tới Quốc hội Hoa Kỳ đã ra quyết nghị tiến hành một cuộc điều tra đối với kế hoạch này.
Được biết trong thời gian qua, do hạn hẹp về ngân sách quốc phòng, chính quyền Washington đang muốn từng bước giảm bớt sự hiện diện quân sự của mình tại châu Âu, việc triệt thoái lực lượng trực thăng AH-64 chính là một bộ phận trong kế hoạch cắt giảm lực lượng đồn trú ở nước ngoài.
Các nhà phân tích cho rằng, Hoa Kỳ đang ở trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, bởi nếu rút “Apache” khỏi châu Âu sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng tại khu vực này. Tuy nhiên, Washington vẫn đang cố gắng gửi đi các tín hiệu nhằm trấn an các đồng minh EU trước cái gọi là “mối đe dọa từ Nga”.
Cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder cho rằng: “Lúc này, Mỹ đang gây sức ép buộc các đồng minh châu Âu phải nỗ lực hơn. Tuy nhiên, việc cắt giảm thực lực quân sự ở châu Âu vào thời điểm này có thể phát đi những tín hiệu sai lầm đối với cả Nga và đồng minh của chúng ta”.
Vị Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế bang Chicago này nhấn mạnh, trước mắt, trong dự toán ngân sách quốc phòng cần phải xem xét tới bối cảnh địa chính trị thực tế, mà quan trọng nhất là mối đe dọa đang ngày càng gia tăng của Nga đối với các cơ cấu an ninh châu Âu.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàu ngầm Kilo của Hạm đội Biển Đen có gì mới?

(Vũ khí) - Theo RIA Novosti, ngày 25/4, Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg đã làm lễ hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636.3 thứ 4 đóng cho Hạm đội Biển Đen.

Sự khác biệt
Phát biểu tại lễ hạ thủy, Tổng Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Viktor Chirkov cho biết: "Ngày hôm nay, trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Phát xít, chúng tôi hạ thủy chiếc tàu ngầm thứ tư Krasnodar thuộc Project 636.3 Warszawianka trang bị cho Hạm đội Biển Đen".
Trước đó Nhà máy đã bàn giao 3 chiếc đầu tiên là Novorossiysk, Rostov trên sông Don và Stary Oskol. Theo kế hoạch, hai chiếc còn lại đang đóng là Veliky Novgorod và Kolpino sẽ hoàn tất trong vòng 2 năm tới, Đô đốc Viktor Chirkov cho biết thêm.
Nói về sức mạnh và sự khác biệt của 6 chiếc tàu ngầm Kilo đóng cho Hạm đội Biển Đen với những chiếc đóng trước đó, Đô đốc Viktor Chirkov cho biết:
Tàu ngầm Kilo thế hệ mới này có lượng giãn nước toàn tải khi nổi 2.350 tấn, khi lặn là 4.000 tấn, dài 74m, rộng 9,9m, mớn nước 6,5m. Tàu được trang bị động cơ diesel - điện cho khả năng hành trình 11.000km với tốc độ kinh tế 7 hải lý/h, 700km nếu lặn liên tục với tốc độ 3 hải lý/h, dự trữ hành trình 45 ngày, lặn sâu tối đa 300m (hoạt động ở mức 240-250m).
Về mặt hỏa lực, tàu ngầm Kilo Hải quân Nga vượt trội hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo 636 xuất khẩu cho Việt Nam và Trung Quốc.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tau-ngam-kilo-cua-ham-doi-bien-den-co-gi-moi_261331512.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nga hạ thủy tàu ngầm Kilo cho Hạm đội Biển Đen.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo đó, các tàu này sẽ trang bị hệ thống tên lửa tấn công đa năng Klub nguyên gốc dùng đạn tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 đạt tầm bắn 660km và đạn tên lửa đối đất 3M-14.
Đặc biệt, tàu ngầm Kilo của Hải quân Nga còn được trang bị tổ hợp phòng không tầm thấp cho khả năng bắn hạ trực thăng, máy bay săn ngầm của đối phương.
Những chiếc cuối cùng
Dù được đánh giá có khả năng hơn hẳn các tàu ngầm thông thường trên thế giới, tuy nhiên 6 chiếc tàu ngầm Kilo được đóng cho Hạm đội Biển Đen là những chiếc cuối cùng Nga nhận vào trang bị. Theo đó, tàu ngầm Kilo sẽ được Nga đóng chỉ để dùng cho mục đích xuất khẩu, còn Lada được đóng chỉ để dùng trong nước.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, có nhiều lý do cho sự chấm sự lên ngôi của tàu ngầm lada: Thứ nhất, tàu ngầm lớp Lada được thiết kế theo kiểu môđun hóa và sêri hóa, có thể căn cứ vào yêu cầu mà lắp ráp thành tàu ngầm với các tải trọng khác nhau như 550 tấn, 750 tấn, 950 tấn, 1.450 tấn, 1.650 tấn và 1.850 tấn.
Trong đó, loại từ 1.650 tấn trở lên có thể lắp thêm khoang chứa tên lửa phóng theo chiều thẳng đứng và hệ thống cung cấp động lực trên tàu ngầm không phụ thuộc vào không khí ngoài (AIP). Nhưng nói chung tất cả các loại tàu ngầm lớp Lada có kết cấu về cơ bản là giống nhau, nguyên lý thao tác cũng tương tự, cho nên, rất thuận tiện cho quân nhân trong hiệp đồng tác chiến.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tau-ngam-kilo-cua-ham-doi-bien-den-co-gi-moi_261332703.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu ngầm lớp Lada.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thứ hai, tàu ngầm lớp Lada áp dụng công nghệ vỏ một lớp, giúp giảm lượng giãn nước so với loại tàu ngầm cùng dung lượng. Đây là nhân tố hết sức quan trọng, vì nó giúp tàu ngầm trở nên nhỏ hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt là trong tác chiến ở vùng biển nông hoặc tác chiến gần bờ biển.
Thứ ba, việc trang bị hệ thống AIP giúp tàu ngầm lớp Lada giảm tiếng ồn, nâng cao khả năng hoạt động liên tục dưới mặt nước, từ đó tăng cường hiệu quả tác chiến. Như vậy, nếu xét về khả năng tàng hình trước các thiết bị cảm âm, tàu ngầm lớp Lada thậm chí còn vượt trên cả tàu ngầm lớp Kilo vốn đã nổi tiếng với biệt danh “hố đen của đại dương”.
Thứ tư, tàu ngầm lớp Lada được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại, tự động hóa, thông tin dữ liệu được trao đổi và chia sẻ trong toàn bộ con tàu. Việc này không chỉ giúp rút ngắn thời gian ra mệnh lệnh, mà còn giảm thiểu nhân lực. Ví dụ, tàu ngầm lớp Lada với tải trọng 1.650 tấn chỉ cần 35 người, bằng một nửa so với các loại tàu ngầm thông thường có tải trọng tương đương.
Thứ năm, tàu ngầm lớp Lada được trang bị hệ thống phóng theo chiều thẳng đứng khiến cho việc điều khiển vũ khí được đa dạng hóa và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, hệ thống này còn có thể được sử dụng để phóng người nhái hoặc trang bị để thực phục vụ hành động tác chiến đặc biệt.
Thứ sáu, tàu ngầm lớp Lada được trang bị cảm biến thủy âm loại kéo rê ở phía đuôi (towed array sonar) rất hiện đại, giúp tăng khả năng cũng như cự li phát hiện kẻ địch. Thiết bị này rất đắt, không được lắp đặt ở tàu ngầm lớp Kilo, thường chỉ được lắp trên tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu chống ngầm cỡ lớn.
Nếu biết rằng phía sau tàu ngầm thường tồn tại vùng mù đối với thiết bị cảm biến thủy âm, người ta sẽ thấy được tầm quan trọng của towed array sonar.

Nga lại dùng "ác mộng trên không" gửi thông điệp cho NATO

(Vũ khí) - Tư lệnh Không quân Nga sẽ đích thân lái máy bay chiến lược siêu thanh Tu-160 trong lễ diễu binh mừng ngày chiến thắng phát xít 9/5

Nga tiếp tục thị uy
Ngày 26/4, theo TASS, Tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Viktor Bondarev, tuyên bố năm nay ông sẽ đích thân lái máy bay chiến lược siêu thanh Tu-160 bay qua Quảng trường Đỏ trong lễ duyệt binh chiến thắng phát xít ngày 9/5.
“Chúng tôi đã sẵn sàng 100% cho lễ duyệt binh, sẽ có 143 máy bay quân sự tham gia. Đích thân tôi sẽ lái máy bay Tu-160," tướng Bondarev nói với các phóng viên.
Tư lệnh Không quân Nga cho biết thêm từ nay đến khi diễn ra lễ duyệt binh vào ngày 9/5 các đội bay sẽ còn tập dượt một vài lần nữa, bao gồm các chuyến bay qua Moscow.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết lễ duyệt binh năm nay sẽ có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại. Trong số 15.000 người trực tiếp tham gia duyệt binh, có 10 đội duyệt binh nước ngoài.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-lai-dung-ac-mong-tren-khong-gui-thong-diep-cho-natobr_27016381.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Thượng tướng Viktor Bondarev và Tổng thống Nga Putin cùng theo dõi một cuộc diễn tập của không quân nước này{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài ra, số lượng các phương tiện kỹ thuật cũng lớn hơn 1,5 lần so với cuộc duyệt binh năm 2014. Trong số đó, phần đa là các phương tiện mới. Hoạt động duyệt binh mừng chiến thắng 9/5 cũng sẽ diễn ra tại 30 thành phố ở Nga.
Thông điệp trên không
Thực tế thì Thượng tướng Viktor Bondarev không phải là quan chức cấp cao đầu tiên của Nga ngồi ghế phi công của máy bay Tu-160. Tổng thống V.Putin trước đây đã từng bay thử nghiệm thứ vũ khí vốn được Nga gọi với nhiều biệt danh như ác mộng trên không, át chủ bài, thiên nga trắng hay sứ giả thần chết...
Tupolev Tu-160 là một máy bay ném bom hạng nặng, siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng, được thiết kế bởi Liên bang Xô viết. Với loại máy bay chiến đấu này, Nga đã từng gửi tới phương Tây, đặc biệt là Mỹ những thông điệp đáng gờm như một loại máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất thế kỷ 21.
Việc sở hữu hệ thống điện tử mới càng khiến loại máy bay này càng có ưu thế hơn trên bầu trời và vượt trội so với mẫu máy bay ném bom B1 Lancer của Mỹ.
Cho đến nay, Tu-160 vẫn giữ ngôi vị là dòng phi cơ chiến đấu siêu thanh lớn nhất với tầm bay xa nhất. "Thiên nga trắng" tuy mang theo tới 40 tấn bom, 130 tấn nhiên liệu nhưng vẫn có thể bay đạt vận tốc tối đa là 2.200km/giờ, trong khi tốc độ âm thanh là 1.235km/giờ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-lai-dung-ac-mong-tren-khong-gui-thong-diep-cho-natobr_27020984.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ông Putin trong buồn lái Tu-160{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đồng thời Tu-160 có thể bay liên tục trong suốt 14 tiếng đồng hồ liền, tương đương quãng đường dài kỷ lục là 30.800km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu.
Tu-160 mang được tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 cho phép đạt tầm bắn 2.500-3.000km. Loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân công suất 200 kiloton. Với tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí lớn hơn cả "pháo đài bay" B-52, Tu-160 là "cơn ác mộng" đối với mọi đối thủ của nước Nga.
Theo số liệu chính thức, Không quân Nga hiện đang được biên chế ít nhất 16 chiếc máy bay ném bom Tu-160, và đến năm 2020 lực lượng này sẽ nhận thêm hơn 10 chiếc máy bay hiện đại hóa nữa.
Bộ quốc phòng Nga đã khẳng định với những cải tiến trên Tu-160 thì máy bay này hoàn toàn có thể bay một mạch đến Bắc Mỹ và xâm phạm vào không phận nơi đây mà không một radar nào đủ khả năng phát hiện.
Việc sở hữu tầm bay, trần bay, tốc độ mang tính kỷ lục, với khả năng tránh radar hiệu quả, cùng với việc có thể mang theo những vũ khí hạt nhân, Tu-160 được không quân Nga khẳng định là một trong những vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược mà bất kỳ quốc gia nào cũng không muốn đối đầu.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-lai-dung-ac-mong-tren-khong-gui-thong-diep-cho-natobr_27021185.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Thiên nga trắng Tu-160{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Minh chứng cho thông tin này, hồi năm 2013, Tu-160 đã thực hiện một chuyến bay thẳng đến Venezuela và Nicaragua mà không cần nạp nhiên liệu.
Cụ thể, hai máy bay Tu-160 đã từ căn cứ Angel ở tỉnh Saratov (Nga) bay tới Venezuela sau 13 giờ bay vượt 10.000 km. Sau đó, hai máy bay này đã bay qua vùng biển quốc tế thuộc vịnh Caribe, vượt 2.500 km sau 3 giờ bay để tới Nicaragua trước sự ngỡ ngàng của Mỹ và đồng minh.
Đồng thời, Tu-160 không đi một mình khi Nga còn đưa ra một vũ khí được kết hợp với loại máy bay này để trở thành cặp bài trùng: tàu ngầm lớp Borei với khả năng mang 16 tên lửa đạn đạo Bulava, tích hợp 6 đầu đạn hạt nhân phân tách độc lập và đạt tầm phóng xa tới 8.000km.
Cả hai thứ vũ khí này đều là những át chủ bài trong học thuyết chiến tranh mới về sự răn đe hạt nhân mà Nga đã nhiều lần nhắc tới trong thời gian qua khi căng thẳng giữa họ và NATO, Mỹ lên đến đỉnh điểm.
Việc Tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Viktor Bondarev đích thân lái chiếc Tu-160 một lần nữa đã gửi thêm cho phương Tây một thông điệp kiên quyết và đầy cứng rắn từ phía Moscow.
 
Status
Không mở trả lời sau này.