Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí nào khiến Nga tự tin tại Crimea?

Báo Đất Việt - 27/04/2015 15:49
(Ảnh Nóng) - Đặc phái viên của Tổng thống Putin tại Crimea, ông Oleg Belaventsev cho rằng, Nga không cần thiết triển khai đầu đạn hạt nhân ở bán đảo Crimea.

vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27150389.jpg

Thông tin này được hãng TASS ngày 27/4 cho biết, ông Oleg Belaventsev khẳng định: “Chúng tôi có đủ vũ khí để chống lại các cuộc xâm lược của kẻ thù”, do vậy “không cần thiết phải triển khai đầu đạn hạt nhân ở Crimea”. Trong ảnh: Chiến hạm Đô đốc Grigorovich.
vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27150922.jpg

Theo nhận định từ truyền thông phương Tây, cơ sở để người Nga tự tin về sức mạnh quân sự tại Crimea là những kế hoạch trang bị và hiện đại hóa dồn dập Nga dành cho bán đảo này. Trong ảnh: Chiến hạm Đô đốc Grigorovich.
vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27151111.jpg

Theo Sputnik, Hạm đội Biển Đen tại Crimea sẽ đổi mới thành phần tàu chiến, gồm cả tàu mặt nước và tàu ngầm, cùng với lực lượng không quân của hải quân, trước đây từng bị Ukraine cản trở hiện đại hóa. Trong ảnh: Chiến hạm Đô đốc Grigorovich.
vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27151345.jpg

Theo kế hoạch đến năm 2016, các thủy thủ sẽ nhận được sáu tàu hộ vệ mới lớp "Đô đốc Grigorovich" thuộc dự án 11356. Các tàu này được rang bị tên lửa chống hạm siêu mạnh Kaliber-N kiểu 3M-54E/3M-54E1, có tầm bắn 220-300km hoặc tên lửa chống hạm P-800 Oniks; tên lửa phòng không tầm trung 3S-90M Shtil-1 phóng từ ống phóng thẳng đứng, sử dụng tên lửa phòng không 3M917 (SA-N-12). Trong ảnh: Lễ hạ thủy tàu ngầm Kilo thứ 4 cho Hạm đội Biển Đen.
vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27152238.jpg

Đồng thời Hạm đội Biển Đen sẽ được trang bị sáu chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka, thuộc dự án 636 (NATO gọi là Kilo). Theo kế hoạch, 6 tàu ngầm này phải được hoàn thành trong năm 2016, theo đơn đặt hàng riêng của bộ quốc phòng Nga cho Hạm đội biển Đen. Trong ảnh: Lễ hạ thủy tàu ngầm Kilo thứ 4 cho Hạm đội Biển Đen.
vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27153440.jpg

Về lực lượng Không quân, hiện nay các sân bay quân sự Crimea đang triển khai máy bay ném bom chiến thuật Su-24, Be-12, máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải. Ngoài ra, còn có một số máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 như MiG-29 của Ukraine tình nguyện gia nhập quân đội Nga. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27153430.jpg

Sau khi hiện đại hóa cơ sở hạ tầng sân bay trên bán đảo, Nga sẽ tiếp tục bố trí bổ sung máy bay chiến đấu Su-27, máy bay tuần tiễu chống ngầm cánh cố định Tu-142, Tu-22M3, Il-38, cũng như các loại trực thăng săn ngầm Ka-27 và Ka-29. Các loại máy bay chiến đấu khác có thể được bổ sung trong tương lai là Su-30SM và MiG-31BM. Trong ảnh: Máy bay ném bom Tu-22M3.
vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27154259.jpg

Để bảo đảm an toàn cho Crimea có khả năng tự vệ mạnh mẽ trước các cuộc không kích, Nga đã xây dựng một hệ thống phòng không đa tầng hiện đại. Các phương tiện triển khai đến Crimea là hệ thống phòng không tầm cao, tầm xa S-300, tương lai là S-400 và S-500.
vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27156643.jpg

Không chỉ tăng cường năng lực phòng không, hiện nay Nga cũng đã triển khai tại Crimea những hệ thống phòng thủ bờ cực hiện đại là Bastion-P và Bal-E.
vu-khi-nao-khien-nga-tu-tin-tai-crimea_27156653.jpg

Ngoài ra, hồi giữa tháng 3/2015 vừa qua, Nga đã quyết định triển khai hệ thống tên lửa chiến dịch - chiến thuật Iskander-M đến bán đảo Crimea để hoàn thiện khả năng công - thủ cho bán đảo này. Trong ảnh: Máy bay ném bom Tu-22M3.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa chống ngầm của hệ thống Club–S, Club–N

(Vũ khí) - Tên lửa chống ngầm 91RE1 và 91RE2 được sử dụng để tiêu diệt các tàu ngầm hiện nay và trong tương lai gần (bao gồm các tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm) hoạt động dưới nước, ở độ sâu tiềm vọng và nổi trên mặt nước.

Tên lửa chống ngầm 91RE1 thuộc biên chế của tổ hợp "Kalibr-PLE" (Club-S) lắp đặt cho tầu ngầm, 91RE2 là tên lửa tích hợp trong tổ hợp "Kalibr-NKE" (Club-N) lắp đặt trên các chiến hạm nổi. Cả hai tổ hợp Club-S và Club-N được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước và dưới mặt nước.
[xtable=bcenter|450x@]
{tbody}
{tr}
{td}
images1283794_Ten_lua_Club_S_Club_N_tau_ngam_datviet.vn_7.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa chống ngầm 91RE1 và 91RE2{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong biên chế của Club-S và Club-N có: Tên lửa chống tầu 3M-54E, 3M-54E1, tên lửa 3M-14E tấn công mặt đất, tên lửa chống ngầm 91RE1 và 91RTE2; Hệ thống điều khiển tên lửa; Giàn phóng tên lửa ống phóng thẳng đứng 3S-14E hoặc nằm chéo 3S-14PE (Club - N) trên chiến hạm nổi và phóng qua ống phòng ngư lôi 533 mm (Club-S) của tàu ngầm. Tùy theo nhiệm vụ đặt ra, cơ số tên lửa các loại cho các tổ hợp có tỷ lệ khác nhau.
Cấu tạo tên lửa chống ngầm: tên lửa 91RE1 và 91RTE2 là tên lửa đạn đạo có hai tầng động cơ phản lực nhiên liệu rắn, động cơ tầng thứ nhất là động cơ tăng tốc lấy độ cao, động cơ tầng thứ hai là động cơ hành trình nhiên liệu rắn.
Cả hai tên lửa được lắp đầu đạn là tên lửa chống ngầm APR-3ME (khối lượng 475kg, đường kính 350mm, chiều dài 3500mm, khối nổ 74kg) hoặc ngư lôi chống ngầm MPT-1UME (khối lượng 300kg, đường kính 324, chiều dài 3000mm và khối nổ 60kg). Định danh của NATO là SS-N-27 "Sizzler”.
Khi có thông tin phát hiện tọa độ khu vực hoạt động của tàu ngầm đối phương từ các phương tiện trinh sát. Các chiến hạm nổi hoặc tàu ngầm sẽ phóng tên lửa chống ngầm về phía khu vực mục tiêu. Khi tên lửa tiếp cận khu vực mục tiêu, các tên lửa và ngư lôi chống ngầm sẽ tiếp nước bằng dù.
Tên lửa chống ngầm APR-3ME và ngư lôi chống ngầm MPT-1UME đều có khả năng tự tìm mục tiêu dưới nước ở chế độ không gây ồn, tiếp cận mục tiêu bằng tốc độ cao và nổ phá tiêu diệt mục tiêu.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
images1283795_Ten_lua_Club_S_Club_N_tau_ngam_datviet.vn_6.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Cấu tạo chung của tên lửa 91RE1: 1- tên lửa APR-3ME, 2- vỏ ngoài tên lửa, 3- cánh phanh khí động học, 4 -động cơ đẩy, 5 - cánh đuôi.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter|450x@]
{tbody}
{tr}
{td}
images1283796_Ten_lua_Club_S_Club_N_tau_ngam_datviet.vn_5.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa 91RE1{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tên lửa 91RE1 lớp “ngầm đối ngầm” có đường kính 533mm, chiều dài 7650 mm, khối lượng phóng là 2100 kg. Tên lửa được phóng ra từ tàu ngầm qua ống phóng ngư lôi 533mm ở độ sâu từ 20 - 150m, khi tàu ngầm đang cơ động với vận tốc 15 hải lý.
Tầm bắn ở độ sâu 20 - 50 m là 5-50 km, ở độ sâu 150 m là 5 - 35 km. Để diệt mục tiêu có thể phóng loạt 4 tên lửa. Động cơ phản lực nhiên liệu rắn sẽ đẩy tên lửa ra khỏi mặt nước và lấy độ cao, khi đạt độ cao cần thiết động cơ đẩy sẽ tách ra và động cơ phản lực hành trình nhiên liệu rắn tầng thứ hai đẩy tên lửa theo quỹ đạo điều khiển với vận tốc 2,5M, hệ thống dẫn đường quán tính đảm bảo ổn định tên lửa và điều khiến tên lửa đến khu vực mục tiêu.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
images1283799_Ten_lua_Club_S_Club_N_tau_ngam_datviet.vn_4.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Cấu tạo chung của tên lửa 91RE2: 1- Vỏ tên lửa, 2- tên lửa APR-3ME, 3- Cánh điều khiển, 4- Động cơ đẩy{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter|450x@]
{tbody}
{tr}
{td}
images1283800_Ten_lua_Club_S_Club_N_tau_ngam_datviet.vn_3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa 91RE2{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tên lửa 91RE2 thuốc lớp “hải đối ngầm” có đường kính 533 mm, chiều dài 6200mm, khối lượng phóng là 1200kg, được phóng từ các chiến hạm nổi có lắp giàn phóng tên lửa Club-N với mọi tốc độ cơ động của chiến hạm.
Động cơ đẩy tầng thứ nhất của tên lửa có công suất thấp hơn 91RE1, đủ để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng và lấy độ cao thích hợp. Động cơ phản lực tầng thứ hai đẩy tên lửa bay với tốc độ 2M. Tầm bắn của tên lửa 91RE2 là 40 km.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
images1283801_Ten_lua_Club_S_Club_N_tau_ngam_datviet.vn_2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi tên lửa 91RE1 hoặc 91RE2 bay đến khu vực mục tiêu, đầu đạn tên lửa hoặc ngư lôi chống ngầm sẽ tiếp nước bằng dù, sau khi cắt dù ngư lôi hoặc tên lửa chống ngầm thực hiện hoạt động tìm kiếm mục tiêu tự động và tấn công mục tiêu.
Điều khiển phóng tên lửa chống ngầm lớp Club-S và Club -N được tiến hành trên hệ thống điều khiển tên lửa đa năng 3R-14N. Hệ thống là một tổ hợp các thiết bị điều hành tác chiến ở chế độ tự động. Thông tin điều khiển được cung cấp từ hệ thống thông tin tác chiến của chiến hạm nổi hoặc tàu ngầm CICS.
[xtable=bcenter|450x@]
{tbody}
{tr}
{td}
images1283803_Ten_lua_Club_S_Club_N_tau_ngam_datviet.vn_1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống điều khiển đa năng 3R - 14N{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
CICS là mạng máy tính phân phối tương thích cấu hình mở. Hệ thống điều khiển tên lửa được kết nối với CICS qua kênh thông tin truyền số liệu của mạng trên tàu bằng bộ phận kết nối đặc biệt.
Thông tin vũ khí như: số lượng tên lửa, kế hoạch sử dụng, mệnh lệnh điều khiển tên lửa được hiển thị tự động trên màn hình điều khiển của trắc thủ tên lửa. Hệ thống CICS cho phép quản lý và sử dụng tập trung tất cả các loại vũ khí trên chiến hạm thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu với hiệu quả tối ưu nhất, trong đó có nhiệm vụ chống ngầm.
Thông tin tọa độ mục tiêu, quỹ đạo đường đạn và mệnh lệnh phóng tên lửa từ CICS được truyển tải đến hệ thống điều khiển tên lửa 3R-14N. Từ bàn điều khiển, trắc thủ tiến hành các hoạt động chuẩn bị tên lửa, nạp dữ liệu mục tiêu vào bộ nhớ máy tính tên lửa và phóng tên lửa.
Tên lửa chống ngầm 91RE1 và 91RE2 hiện đang có trong biên chế của Hải quân Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam (Club-S lớp tàu ngầm Kilo 636).
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Mỹ: Chớ nên "nộp mạng" tàu sân bay Mỹ cho tên lửa TQ

Anh Thái | 28/04/2015 16:03



nop-mang-tau-san-bay-my-cho-ten-lua-tq-hinh-anh-fqrr-1430211647579-14-0-320-600-crop-1430211667811.jpg

Chia sẻ:
Một cựu đại uý hải quân Mỹ chỉ rõ “lỗ thủng lớn” rằng Mỹ chớ nên "nộp mạng" tàu sân bay Mỹ cho tên lửa Trung Quốc.

Cựu đại uý hải quân Mỹ Jerry Hendrix viết trên trang Business Insider: Mỹ cần suy nghĩ lại một cách cầu tiến về chiến lược hải quân, và phải không chú trọng tàu sân bay nữa.
Giá trị chiến lược của tàu sân bay vốn ngày càng tốn tiền đóng và bảo trì, đang là một đề tài tranh luận của các nhà tư tưởng quân sự.
Ông Hendrix cho rằng Mỹ chớ nên "nộp mạng" tàu sân bay Mỹ cho tên lửa TQ và chỉ rõ "lỗ thủng" lớn nhất của tàu sân bay: chúng không còn phù hợp cho hải chiến trong tương lai.
Ông nhận định: tàu sân bay trở nên quá đáng giá, nên hải quân Mỹ không thể chịu đựng nổi nếu bị đánh chìm một chiếc.
Ông nêu giá đóng một tàu sân bay là 14 tỉ USD, một con số tương đương gần trọn một năm kinh phí đóng tàu:
“Mỗi chiếc có sức chứa của một thị trấn nhỏ. Người Mỹ sẵn sàng liều mạng sống vì những lý do quan trọng, nhưng họ cũng càng trở nên sợ sệt về những thương vong”.
Một tàu sân bay ngày nay có thể xem như một căn cứ quân sự nổi hơn là một tàu chiến.
Một siêu tàu sân bay lớp Nimitz có thể chở theo 5.000 người, nên việc bị đánh chìm một chiếc có thể khiến số thương vong cao gấp đôi, như số thương vong của toàn bộ của cuộc chiến chống quân khủng bố ở Afghanistan.
Và giá trị của một tàu sân bay khiến nó trở thành mục tiêu số 1 để địch muốn đánh chìm.
Từ sau Thế chiến 2, Mỹ tương đối tự do tiếp cận các tuyến đường biển thế giới. Nhưng hiện Mỹ đang đối diện những lực lượng hải quân thù địch, như TQ tự xem là “chủ biển” Thái Bình Dương.
Nhiều người sợ tàu sân bay lớn, cũ và nặng, rất dễ bị trúng tên lửa tầm xa có độ chính xác cao của những kẻ thù của Mỹ như TQ, Iran.
TQ đang có tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong DF-21D. Tên lửa này được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, xem ra nhằm để đánh chìm tàu sân bay Mỹ.
BÀI LIÊN QUAN
DF-21 được cho là có khả năng “mang một đầu đạn đủ lớn để gây tổn thất lớn cho một tàu lớn, giúp TQ có khả năng tiêu diệt một siêu tàu sân bay Mỹ chỉ bằng một đợt tấn công”.​
Một khi hoạt động, DF-21 được cho là có thể đánh một siêu tàu sân bay ở cách xa khoảng 1.500 km.​
Vì Mỹ có 10 tàu sân bay cùng số nhân lực lớn để vận hành chúng, DF-21 chắc sẽ buộc Mỹ phải giữ tàu sân bay của mình ở xa khỏi lục địa Trung Hoa cùng nhiều điểm nóng tiềm năng trong khu vực.​
Bắc Kinh còn đầu tư mạnh vào tên lửa chống hạm mang tên lửa hành trình (ASCM) và tàu ngầm có thể phóng các tên lửa này.
Chúng cũng có thể tấn công tàu sân bay Mỹ đồng thời né tên lửa phòng thủ Aegis của hải quân Mỹ.
Chương trình vũ khí chống hạm của TQ được thiết kế đặc biệt để chống tầm ảnh hưởng Mỹ, khiến phải đặt dấu hỏi về giá trị của tàu sân bay, và buộc Mỹ phải có vài chọn lựa khó chịu:
Mỹ sẽ ngưng đưa tàu sân bay vào tầm bắn tên lửa của TQ, nhượng tầm ảnh hưởng, hay chấp nhận đánh đổi mạng sống hàng ngàn thuỷ thủ Mỹ bằng cách đưa tàu sân bay vào tầm bắn của TQ?
Hendrix viết: “Vì lý do này, tàu sân bay hiện đại vi phạm một nguyên tắc chủ đạo của chiến tranh: không bao giờ được sử dụng một công cụ mà bạn không được để mất”.
Ông nói đó là vấn nạn chính của chương trình tàu sân bay Mỹ
 
23/8/12
1.162
3
38
Giải mã xe tăng thế hệ mới Armata của Nga

Tuấn Sơn | 29/04/2015 11:57



8-23042015son5093755680-1430216997868-62-0-317-500-crop-1430217583530.jpg

Chia sẻ:
Gần đây, giới chuyên gia quân sự đang rất quan tâm tới thế hệ xe thiết giáp hạng nặng đa dụng Armata và dòng xe tăng thế hệ mới có số hiệu T-14 của Nga.

Từ những thông tin ít ỏi được tiết lộ và những hình ảnh giới thiệu về xe tăng T-14, có thể đánh giá Armata là bước đột biến thay đổi hoàn toàn về tư duy chế tạo xe tăng của Nga so với các dòng xe tăng Liên Xô và Nga phát triển trước đó.
Sự khác biệt của Armata nằm chủ yếu ở thiết kế khung gầm đa dụng chung cho nhiều phương tiện chiến đấu, kết cấu mô-đun, tự động hóa và tối ưu hơn khả năng sống sót của tổ lái trên chiến trường.
Báo QĐND Online xin được giới thiệu tới bạn đọc một số yếu tố chính cấu thành nên dòng xe tăng Nga nhiều ẩn số này.
Bước ra khỏi khuôn mẫu truyền thống
Tới trước thời điểm T-14 Armata xuất hiện, xe tăng Nga vẫn ảnh hưởng lớn từ theo thiết kế có từ thời Liên Xô.
Điều này là do thực tế xe tăng Nga hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng của lối thiết kế phục vụ chiến tranh tổng lực với việc tối ưu giữa hỏa lực và tiêu hao khí tài quân sự trong chiến tranh.
giai-ma-xe-tang-the-he-moi-armata-cua-nga.jpg

giai-ma-xe-tang-the-he-moi-armata-cua-nga.jpg

Hai dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80 phát triển theo tư duy truyền thống.​
Hướng thiết kế này xuất hiện từ thời Thế chiến thứ 2 tới nay với việc quân đội Liên Xô và Nga luôn duy trì 2 dòng xe tăng chiến đấu. Một loại đáp ứng hỏa lực cộng đồng, yểm trợ hỏa lực lục quân.
BÀI LIÊN QUAN
Loại còn lại được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ đấu tăng và là nắm đấm thép trong tác chiến cơ động tổng lực.​
Có thể nhìn thấy rõ xu hướng này qua các dòng tăng T-34, IS; T-62, T-64, T-72, T-80. Gần đây nhất là xe tăng T-90 tuy định hướng phương thức tác chiến mới, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của thiết kế xe tăng cũ.​
Theo lối thiết kế này, xe tăng cần đơn giản trong chế tạo, hỏa lực mạnh, tối giản tiện nghi của kíp lái ở mức tối đa.​
Điều này cho phép xe tăng Nga có thể sản xuất ở quy mô lớn, bù đắp thiệt hại trên chiến trường dù có bị thiệt hại lớn.​
Tư duy này hợp với phương thức chiến tranh tổng lực khi vòng đời của vũ khí ngắn hơn rất nhiều so với thông số thiết kế.
Tuy nhiên, thiết kế đơn giản, vòng đời ngắn lại là gánh nặng hậu cần khi duy trì hoạt động của các đơn vị xe tăng dạng này trong…thời bình.
Khi đã có trong tay khả năng răn đe hạt nhân, Nga không bao giờ phải đối mặt với một cuộc chiến tổng lực, mà chỉ có thể là xung đột nhỏ hoặc các cuộc chiến ủy thác.
Đây cũng là yếu tố cần để các tổ hợp thiết kế Nga cho ra đời dòng xe tăng mới khác xa truyền thống đáp ứng được khả năng phản ứng nhanh, tin cậy và hậu cần đơn giản.
Thực tế đã thể hiện hướng thiết kế xe tăng của Nga từ xe tăng T-90S, T-90MS và hiện tại là T-14 Armata.
Tuy nhiên, những khó khăn khách quan và chủ quan như:
Liên Xô tan vỡ, các tổ hợp thiết kế cấu thành lên hệ thống xe tăng Liên Xô, sau này là Nga nằm rải rác ở các nước SNG, khó khăn kinh tế… đã làm tiến trình thay đổi và phát triển dòng xe tăng mới của Nga, trong đó có T-14 Armata bị chậm trễ tới tận thời điểm hiện tại.
Sự ra đời của Armata
Ngay từ khi được giới thiệu, Armata đã mang trong mình nhiều công nghệ chưa từng có tiền lệ trong tư duy chế tạo xe tăng không chỉ của Nga, mà còn trên tầm thế giới. Vậy xe tăng Armata có đặc điểm gì đáng nổi bật:
* Thiết kế dạng mô-đun hóa toàn bộ các kết cấu: Mặc dù Nga là nước đi sau so với phương Tây ở mảng công nghệ này, nhưng T-14 đi sau tỏ ra có nhiêu ưu việt hơn đối thủ.
Kết cấu xe T-14 chia thành 3 phần rõ ràng: Khoang tổ lái, khoang động lực và khoang hỏa lực.
Tư duy thiết kế các khoang dạng hộp xếp nên có thể thay đổi vị trí các khoang trên cùng khung gầm xe Armata mà không cần thay đổi lại nhiều thiết kế của xe.
Đây cũng là nền tảng giúp từ khung gầm Armata có thể phát triển nhiều dạng xe chiến đấu: Xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, xe bảo trì-kỹ thuật….
Việc đồng bộ hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật trên cùng một khung xe chung giúp đơn giản hóa quá trình bảo trì, bảo dưỡng và tính đa dụng trên chiến trường.
giai-ma-xe-tang-the-he-moi-armata-cua-nga.jpg

Bản cắt được cho là thiết kế chuẩn của xe tăng Armata.​
giai-ma-xe-tang-the-he-moi-armata-cua-nga.jpg

Toàn bộ kíp lái được ngồi trong 1 khoang bọc thép kín ở phía trước thân xe.​
giai-ma-xe-tang-the-he-moi-armata-cua-nga.jpg

Thép tấm 44S-sv-Sh trong một lần thử nghiệm.​
giai-ma-xe-tang-the-he-moi-armata-cua-nga.jpg

Hình ảnh mô phỏng nguyên tắc hoạt động của hệ thống Aghanit.​
giai-ma-xe-tang-the-he-moi-armata-cua-nga.jpg

Hình dáng chính thức của Aramta.​
giai-ma-xe-tang-the-he-moi-armata-cua-nga.jpg

Nguyên mẫu xe tăng Armata tham gia lễ tổng duyệt Ngày Chiến thắng.​
Việc bố trí các khoang riêng biệt cũng giúp nâng cao khả năng sống sót của tổ lái khi khoang hỏa lực trúng đạn.
* Kết cấu mở “để ngỏ” khả năng nâng cấp trong tương lai: Khung gầm Armata về hình dáng lớn hơn hẳn so với các dòng xe tăng Nga truyền thống với kết cấu 7 bánh chịu lực dàn đều trọng tại trên khung xe kết hợp với cụm giảm xóc dạng cản (theo nhiều nguồn tin là dạng thủy lực điều khiển chủ động) giúp xe mang vác được khối lượng trọng tải lớn, có độ ổn định và tự cân bằng cao nhất là khi mang các loại pháo lớn.
Từ các hình dáng được công bố, xe tăng Armata có thể vẫn mang pháo chính cỡ 125mm, nhưng là loại cải tiến (có thể là 2A82) với tính năng gấp 1,2-15 lần, tăng độ chính xác tới 15% so với các dòng pháo tăng hiện tại của Nga.
Tuy nhiên, với nền tảng khung gầm hiện tại, Armata trong tương lai đủ khả năng được trang bị các loại pháo tăng cỡ lớn 140 hoặc 152mm.
Đây là yếu tố cần thiết để mở đường cho việc áp dụng các loại đạn pháo tăng có khả năng tự dẫn mới và tăng sức mạnh hỏa lực cơ bản của xe tăng.
Nhiều khả năng, Armata vẫn dùng hỏa lực thứ cấp là súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy hạng nặng 12,7mm điều khiển từ xa trên nóc tháp pháo với trục quay độc lập với pháo chính.
* Áp dụng các công nghệ bảo vệ chủ động, thụ động tân tiến nhất: Có thể nói chắc chắn xe tăng Armata sẽ được trang bị hệ thống giáp chính từ hợp kim thép 44S-sv-Sh phát triển bởi OJSC"NII Steel.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, công nghệ thép mới cho phép duy trì khả năng bảo vệ tương đương loại giáp cũ, nhưng trọng lượng giảm từ 15-20%.
Nhờ đó, Armata dù có tăng kích thước nhưng chắc chắn tổng trọng lượng toàn xe vẫn không tăng quá nhiều so với truyền thống xe tăng nặng chưa tới 50 tấn của Nga (giới chuyên gia nhận định Armata có thể nặng khoảng 55 tới 58 tấn ở trạng thái trang bị đầy đủ, sẵn sàng chiến đấu).
Kết hợp với lớp giáp chính, cần phải nhắc tới lớp giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ mới (chưa rõ tên định danh) với 2 khối chính bảo vệ tháp pháo, thân xe.
Với tổng khối lượng khoảng 1 tấn, hệ thống giáp này giúp Aramta đối phó tốt với các loại đạn hóa năng sử dụng hiệu ứng nổ lõm và ngăn chặn 1 phần sức xuyên phá động năng của đạn chống tăng dưới cỡ dạng thanh xuyên.
Phần đuôi xe, phía sau tháp pháo được lắp giáp lồng làm từ thép thanh được gia cường giúp giảm thiểu khả năng thiệt hại trong các môi trường tác chiến chật hẹp như đô thị, đồi núi…
Một yếu tố đặc biệt khi nhắc tới xe tăng Nga đó là hệ thống bảo vệ chủ động. Armata được giới thiệu sẽ mang tổ hợp Aghanit với nhiều tính năng độc đáo.
Aghanit ngăn chặn loại đạn chống tăng hóa năng tấn công xe tăng bằng đầu đạn hạt nhân với hiệu ứng nổ định hướng khác biệt so với đạn chùm của hệ thống Arena (E) thế hệ trước.
Bộ phận phóng đạn bao gồm giá trục quay 3 bậc tự do, theo mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang cung cấp khả năng bảo vệ hoàn toàn bán cầu trước của xe tăng.
Sử dụng sóng ra-đa băng tần mm, Aghanit đảm bảo khả năng ngăn chặn các loại đạn chống tăng có sơ tốc tới 1.700m/giây ở khoảng cách 15-20m.
Điểm mới nữa là người Nga đã thành công khi giải quyết thuật toán phóng nhiều đạn để ngăn chặn nhiều mục tiêu bắn vào xe tăng cùng lúc (các hệ thống trước đó chỉ có thể ngăn chặn từng mục tiêu và có thời gian trễ giữa các lần bắn).
Nếu điều này được khẳng định trên chiến trường thì sẽ là lợi thế lớn của xe tăng Nga.
* Tháp pháo tự động hóa và quản lý các thiết bị trên xe hoàn toàn tự động:
Đây chính là bước đột phá của xe tăng Armata. Việc 3 thành viên kíp lái ngồi trong khoang kín đặt thấp trong thân xe buộc Armata phải có hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực từ xa.
Các cảm biến lắp đặt ở các hệ thống trên xe sẽ cung cấp thông tin về máy tính trung tâm xử lý rồi hiển thị tới kíp lái.
Bất kỳ hỏng hóc hay trục trặc của xe đều được tính toán phương án xử lý rồi thông báo lại tới kíp lái.
Hệ thống điều phối hỏa lực đa kênh tổng hợp các thông số qua kênh quan sát quang, ảnh nhiệt kết hợp đo xa la-de và máy tính đạn đạo đưa ra tham số bắn chính xác giúp xạ thủ và trưởng xe có thể phân quyền tác xạ khi cần.
Từ các nguồn tin không chính thức, Armata có thể phát hiện mục tiêu ở điều kiện ban ngày cách 5km, ban đêm là 3,5km.
Hệ thống ổn định tháp pháo 3 trục giúp Armata khai hỏa tốt trong điều kiện hành tiến.
* Động cơ mạnh mẽ và tin cậy: Armata được lắp khối động cơ diesel turbo-piston 1.200 mã lực A-85-3A có thể đặt phía trước hoặc đặt phía sau thân xe. Dự trữ giờ hoạt động là 2000 giờ.
Dung tích động cơ đạt đến 4m3. Đây là dòng động cơ tăng áp chủ động với 12 xy lanh đặt hình chữ X cung cấp tới 1.200-1.500 mã lực.
Động cơ A-85-3A được hoàn thiện từ năm 2011 và đã được thử nghiệm trên Object 195 trong các điều kiện ngặt nghèo nhất với độ tin cậy cao.
 
23/8/12
1.162
3
38
Giải mã sức mạnh xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 Nga

Cập nhật lúc: 21:00 30/04/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Siêu xe chiến đấu Kurganets-25 Nga lộ diện trong duyệt binh 2015
Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 Nga lộ mặt lần đầu


(Kiến Thức) - Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 nặng khoảng 30 tấn, trang bị tháp pháo tự động, có thể chạy với tốc độ đến 80km/h.
Theo tờ Defense-Update cho biết, xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 của Quân đội Nga đã gần như hoàn toàn lộ diện trước lễ duyệt binh mừng 70 năm Ngày Chiến thằng phát xít vào 9/5 sắp tới tại Quảng trường Đỏ.​
Đây cũng là đầu tiên sau hàng thập kỷ Quân đội Nga giới thiệu trước công chúng một dòng xe chiến đấu bộ binh mới. Kurganets-25 được thiết kế và chế tạo bởi công ty quốc phòng Kurganmashzavod, nơi sản xuất ra các dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-2 , BMP-3 và xe bọc thép đổ bộ đường không BMD huyền thoại của Quân đội Nga.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe chiến đấu bộ binh Kurganets 25 tham gia diễn tập duyệt binh mừng 70 Ngày Chiến thắng phát xít.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 được Quân đội Nga phát triển để thay thể cho các dòng xe bọc thép đã lỗi thời đang được các đơn vị bộ binh cơ giới Nga sử dụng như dòng xe chiến đấu bộ binh BMP và xe bọc thép đa năng MT-LB.​
Đáng lưu ý, Kurganets-25 có thiết kế hoàn toàn khác biệt so với kiểu thiết kế xe bọc thép truyền thống của Nga trước đây. Với nền tảng khung gầm cao hơn cùng hệ thống vũ khí đa dạng phù hợp cho mọi yêu cầu tác chiến trên chiến trường chứ không đơn thuần là một loại xe bọc thép chở quân. Điều này đồng nghĩ với việc Kurganets-25 có thể chống lại được các thiết bị nổ tự tạo IED và có khả năng thích ứng trong điều kiện tác chiến phi đối xứng.​
Với mẫu khung gầm bánh xích hạng nặng mới, Kurganets-25 có trọng lượng lên tới 30 tấn và được phát triển với nhiều biến thể khác nhau bao gồm: biến thể xe chiến đấu bộ binh AIFV (Kurganets-25 BMP) được trang bị một tháp pháo tự động với vũ khí chính là một pháo tự động 30mm; một biến thể khác là xe bọc thép chở quân (Kurganets-25 BTR ) được trang bị vũ khí bộ binh hạng nhẹ gồm súng máy hạng nặng 12,7mm và súng máy 7,62mm.​
Nhiều khả năng trong tương lai, Kurganets-25 còn được phát triển thêm các biến thể cối tự hành, pháo tự hành hoặc pháo chống tăng tự hành tương tự như pháo chống tăng tự hành 2S25 Sprut-SD nhưng lại được trang bị một tháp pháo tự động điều khiển từ xa. Ngoài ra việc phát triển một biến thể Kurganets-25 BMP kết hợp với tổ hợp tên lửa chống tăng 9M133 Kornet cũng là một sự lựa chọn khá tốt.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Ngoài biến thể xe chiến đấu bộ binh Kurganets 25 còn được Quân đội Nga phát triển thành nhiều biến thể xe bọc thép đa năng khác.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Mặc dù truyền thông Nga đưa tin về việc Kurganets-25 đươc phát triển dựa trên nền tảng khung gầm hạng nặng Armata. Tuy nhiên, hình dáng khung gầm hiện tại của loại xe chiến đấu bộ binh này lại không giống như vậy, ngoại trừ việc Kurganets-25 và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 đều được trang bị chung tháp pháo tự động KBP Epoch. Ngoài ra động cơ, khung gầm và hệ thống giáp modul của cả hai dòng xe chiến đấu bộ binh này đều khác nhau. Mặt khác các dòng xe tăng thiết giáp được phát triển dựa trên khung gầm Armata như T-14 và T-15 được trang bị cho các đơn vị tăng thiết giáp hạng nặng còn Kurganets-25 lại được trang bị cho các đơn bị bộ binh cơ giới.​
Kurganets-25 còn được trang bị hệ thống giáp bảo vệ theo dạng modul với khả năng bảo vệ tốt hơn hẳn so với BMP-3 hay BMD-4, trong khi đó BMP-3 hiện tại cũng có thể được trang bị hệ thống giáp bảo vệ tích cực. Tương tự như T-15, Kurganets-25 được trang bị tháp pháo tự động điều khiển từ xa KBP Epoch với vũ khí chính gồm pháo tự động 2A42 30mm, súng máy đồng trục PKT 7.62mm và bốn tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet EM.​
Không giống như các loại tháp pháo thông thường chiếm khá nhiều diện tích của Nga trước đây, KBP Epoch hoàn toàn được điều khiển từ xa. Nó không nằm vào sâu bên trong thân xe giúp Kurganets 25 có thể đơn giản hóa thiết kế cấu trúc và tạo thêm nhiều không gian hơn bên trong khoang chở quân dành cho binh sĩ hoặc hàng hóa.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tổ hợp táp pháo tự động điều khiển từ xa KBP Epoch dự kiến sẽ được trang bị cho Kurganets 25 và T-15.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trang thiết bị điện tử trên Kurganets 25 cũng được tiêu chuẩn hóa toàn diện bao gồm: một hệ thống điều khiển hỏa lực, thiết bị quan sát ngày đêm dành cho xạ thủ, hệ thống dẫn đường dành cho tên lửa chống tăng Kornets và hệ thống quản lý thông tin chiến trường dành cho chỉ huy xe.​
Bên cạnh đó, Kurganets 25 còn được trang bị hệ thống camera bên ngoài thân xe giúp kíp chiến đấu có thể bao quát toàn bộ hoạt động trên chiến trường khi vẫn ngồi bên trong xe.​
Hệ thống động cơ có công suất 800 mã lực của Kurganets 25 được bố trí phía trước đầu xe và khoang chở quân phía sau có thể chở theo 8 binh sĩ cùng kíp lái gồm 3 người gồm chỉ huy xe, xạ thủ và lái xe. Dù có trọng lượng khá nặng nhưng Kurganets 25 vẫn có thể lội nước với tốc độ di chuyển tối đa là 10km/h nhờ sử dụng hai động cơ modul đẩy phía sau, còn trên địa hình bằng phẳng Kurganets 25 có thể đạt vận tốc 80km/h.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Người Nga nói thật về Chiến tranh Việt Nam

(Quốc phòng Việt Nam) - Cũng như không ai giấu diếm sự tham gia của các quân nhân chúng ta (Liên Xô) trong các hoạt động tác chiến tại Việt Nam.

[xtable=bcenter|350x@]
{tbody}
{tr}
{td}Phần trước: Chiến thắng VN-bốn trong một: Cái nhìn của người ngoài cuộc{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhưng không phải của các phi công mà là của các chiến sỹ tên lửa. Khác với pháo cao xạ và MiG, người Việt Nam nắm bắt việc sử dụng tên lửa khó khăn hơn. Chính vì vậy mà ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh (phá hoại bằng không quân của Mỹ -ND), chính các chiến sỹ tên lửa Liên Xô đã sử dụng S-75.
Những quả tên lửa S-75 đầu tiên được phóng trên lãnh thổ Việt Nam là vào ngày 25/7/1965 – các tổ hợp tên lửa của Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 Quân khu phòng không Matxcova (đang có mặt tại Việt Nam) đã bắn hạ 03 chiếc F-4 “Con ma”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nguoi-nga-noi-that-ve-chien-tranh-viet-nam_11936307.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Phi công Mỹ lắp vũ khí cho máy bay lên thẳng UH-1 chuẩn bị đánh nhau với các du kích Việt Cộng tại tỉnh Vĩnh Long, Nam Việt Nam, 18/3/1963 . Ảnh : Horst Faas/AP{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Không quân Mỹ có vinh dự là Lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới đối đầu với các đợt tấn công bằng tên lửa phòng không ồ ạt. Cho đến tận ngày cuối cùng của chiến tranh (Việt Nam) - phải nói rằng trên thực tế đã diễn ra một cuộc chiến thực sự giữa các bộ não của các Trung tâm nghiên cứu khoa học và các phòng thiết kế Xô Viết và Mỹ.
Chính họ (các nhà khoa học và thiết kế) là người góp phần quyết định ai mạnh hơn – không quân hay bộ đội tên lửa phòng không. Hiệu quả tác chiến rất cao thời kỳ đầu (tức là số lượng tên lửa phải sử dụng để tiêu diệt một máy bay) của S-75 đã giảm xuống nhiều lần do Mỹ sử dụng phương tiện tác chiến điện tử, tên lửa chống radar và các chiến thuật mới.
Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn không thể nào giải quyết được vấn đề các tổ hợp tên lửa phòng không (của Bắc Việt Nam-ND). Đến nay, phía Mỹ đã chính thức thừa nhận tổn thất của Mỹ từ S-75 (sau đây lần lượt xếp theo các kiểu máy bay) như sau:
15 máy bay ném bom chiến lược B-52, 02 hoặc 03 máy bay ném bom chiến thuật F-111, 32 máy bay tiêm kích F-4, 08 F-105, 01 F-104, 11 F-8, 04 máy bay trinh sát RB-66, 05 RF-101, 01 O-2, 26 máy bay cường kích A-4, 09 A-6, 18 A-7, 03 A-3, 03 A-1, 01 AC-130, 01 máy bay vận tải C-123, 01 máy bay lên thẳng CH-53.
Thiệt hại trên thực tế chắc chắn phải cao gấp nhiều lần (số lượng tối đa máy bay Mỹ bị các tổ hợp tên lửa phòng không (Bắc Việt Nam-ND) bắn rơi -1.770 chiếc), nhưng bây giờ thì đã rất khó xác định (và cũng không nhất thiết phải làm thế).
Tổng cộng từ năm 1965 đến năm 1972 Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 95 tiểu đoàn (cơ số đạn và tổ hợp phóng –ND) S-75 và 7.658 quả tên lửa phòng không.
Đến cuối chiến tranh đã có 6.806 quả đạn đã sử dụng và bị mất (trên lãnh thổ Trung Quốc), lực lượng còn sẵn sàng chiến đấu đến thời điểm kết thúc chiến tranh – 43 tiểu đoàn.
Ngoài ra, vào giai đoạn cuối chiến tranh chống Không quân Mỹ, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “ Strela-2” cũng được bắt đầu sử dụng. Từ đầu năm 1972 đến tháng 01/1973, các chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã dùng “Strela-2” bắn hạ 29 máy bay Mỹ (01 F-4, 07 O-1, 03 O-2, 04 OV-10, 09 A-1, 04 A-37) và 14 máy bay lên thẳng ( 01 CH-47, 04 AH-1, 09 UH-1).
Ngoài các chiến sỹ tên lửa phòng không Liên Xô, đặc nhiệm GRU (Tổng cục Tình báo quân sự Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên Xô-ND) cũng tham gia chiến đấu tại Việt Nam, tuy không được công bố công khai nhưng cũng không ai giấu diếm thái quá.
Ví dụ, tháng 5/1968 một nhóm đặc nhiệm GRU gồm 9 người đã tấn công một căn cứ bí mật của Mỹ trên lãnh thổ Campuchia có biệt danh “Flying John” được sử dụng để tung các nhóm gián điệp- biệt kích vào Bắc Việt Nam và cứu các phi công của các máy bay Mỹ bị bắn hạ.
Trong căn cứ này có gần 20 máy bay lên thẳng, trong đó có 04 chiếc máy bay lên thẳng tấn công mới nhất thời kỳ đó là “ SuperCobra”. Tuy bị hy sinh 03 người, nhưng đặc nhiệm GRU đã đưa được 01 chiếc “Super Cobra” về Bắc Việt Nam, phá hủy hoặc phá hỏng những chiếc còn lại, giết và làm bị thương 15 quân nhân Mỹ. Còn bao nhiêu chiến dịch như vậy, rất khó xác định.
 
23/8/12
1.162
3
38
Phá giáp điện tử của Mỹ trên bầu trời Việt Nam

Đức Hải | 01/05/2015 16:35



800px-kc-135a-refuels-f-105ds-over-vietnam-1965-1430460148600-147-0-555-800-crop-1430460224545.jpg

Chia sẻ:
Các thủ đoạn gây nhiễu tinh vi của Không quân Mỹ khiến bộ đội tên lửa gặp nhiều khó khăn nhưng điều đó không giúp họ chiến thắng trên bầu trời Việt Nam hơn 40 năm trước.

pha-giap-dien-tu-cua-my-tren-bau-troi-viet-nam.jpg

Biên đội F-4 và F-105 tiếp dầu trong nhiệm vụ chế áp phòng không trên bầu trời Việt Nam. Ảnh: Wikipedia​
Theo Military History Online, vào giai đoạn 1965 - 1967 trong chiến tranh Việt Nam, để đối phó với tên lửa phòng không SAM-2, Không quân Mỹ đã hình thành phi đội chiến đấu đặc biệt mang mật danh Wild Weasel (Chồn hoang).​
Phi đội này có nhiệm vụ săn lùng và tiêu diệt các bệ phóng tên lửa của tổ hợp SAM-2 còn gọi là chế áp phòng không SEAD.​
Máy bay chủ lực trong các phi vụ Chồn hoang là tiêm kích F-105G hoặc F-105F. Hai phiên bản này được trang bị nhiều thiết bị điện tử hơn, đặc biệt là hệ thống máy thu cảnh báo radar AN/APR-25.​
Ngoài nâng cấp về hệ thống điện tử, tiêm kích F-105G/F còn mang theo loại vũ khí cực kỳ lợi hại là tên lửa chống bức xạ AGM-45 Shrike.​
Shrike có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, tên lửa bám theo nguồn phát xạ và phát nổ với xác suất trúng mục tiêu rất cao.​
Sự xuất hiện của tên lửa chống bức xạ đã gây bất ngờ cho lực lượng phòng không Việt Nam. Nhiều trạm radar, bệ phóng tên lửa bị Shrike tấn công.​
BÀI LIÊN QUAN
Sau một thời gian nghiên cứu, lực lượng phòng không Việt Nam nhanh chóng phát hiện điểm yếu của nó.​
Tên lửa bám theo cánh sóng radar nên chỉ cần tắt nguồn phát lập tức nó mất mục tiêu. Hiệu suất chiến đấu của AGM-45 giảm sút rõ rệt.​
Tuy nhiên, phá áo giáp điện từ của Không quân Mỹ mới là vấn đề nan giải nhất trong tác chiến phòng không trên bầu trời miền Bắc.​
Để gia cố áo giáp điện tử, ngoài máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng EB-66, Không quân Mỹ còn trang bị máy gây nhiễu cho mỗi máy bay làm nhiệm vụ.​
Trong các phi vụ ném bom phá hoại miền Bắc, tốp F-105G/F mang biệt danh "Chồn hoang" dẫn đầu đội hình làm nhiệm vụ mở đường đánh phá các trận địa phòng không.​
Các tốp cường kích bay sau khoảng 1 đến 5 phút, hộ tống đội hình là các tiêm kích đánh chặn F-4.​
Cuối đội hình là 2 máy bay EB-66 bay theo hình elip phủ sóng gây nhiễu từ xa. Không quân Mỹ thường sử dụng 2 loại gây nhiễu chủ yếu là nhiễu tiêu cực (nhiễu thụ động) và nhiễu tích cực (nhiễu chủ động).​
Với nhiễu tiêu cực, các máy bay sẽ thả những sợi giấy mạ kim loại có hình dạng và kích thước khác nhau.​
Những sợi giấy sẽ phản xạ sóng radar trở lại máy thu, các chuyên gia quân sự ước tính, khoảng 25 sợi nhiễu tạo ra tín hiệu tương đương với một máy bay.​
Hàng nghìn sợi giấy thả trên bầu trời tạo thành một lớp ngụy trang điện tử che phủ cho đội hình chiến đấu.​
Nhiễu tích cực, đối phương sử chủ động dùng máy phát sóng điện từ có cùng dải tần hoạt động của radar nhưng có công suất lớn hơn.​
Gây nhiễu chủ động có 2 loại, nhiễu dải và nhiễu xung. Các biện pháp gây nhiễu nhiều tầng, nhiều lớp khiến trắc thủ radar rất khó theo dõi, bám bắt và tấn công mục tiêu.​
Vạch nhiễu tìm thù
pha-giap-dien-tu-cua-my-tren-bau-troi-viet-nam.jpg

Tên lửa SAM-2 đón đầu một chiếc F-105. Sử dụng phương pháp bắn 3 điểm đã giúp bộ đội tên lửa hóa giải bài toán gây nhiễu của Không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia​
Các thủ đoạn gây nhiễu của Không quân Mỹ gây nhiều khó khăn cho quá trình tác chiến của bộ đội tên lửa.​
Theo Trung tướng Phan Thu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, hiệu quả tác chiến của SAM-2 giảm rõ rệt. Trong năm 1965, chỉ cần 1,5 đạn tên lửa để diệt một máy bay, đến năm 1967 phải cần đến 8 đạn mới hạ một mục tiêu.​
Trước tình thế khó khăn, Quân chủng Phòng không - Không quân chỉ đạo các đơn vị tập trung nghiên cứu thủ đoạn gây nhiễu của Mỹ để tìm biện pháp hóa giải.​
Sau thời gian nghiên cứu, các trắc thủ radar nhận thấy, nhiễu tiêu cực do sử dụng các sợi giấy mạ kim loại nên chỉ lơ lửng trong một thời gian nhất định rồi rơi xuống đất.​
Về bản chất, các sợi nhiễu di chuyển rất chậm so với máy bay, trắc thủ nhiều kinh nghiệm dễ dàng nhận ra sự khác biệt để nhận dạng mục tiêu thật.​
Với nhiễu tích cực phát đi từ các máy bay EB-66, nó có công suất, tốc độ, độ cao ổn định, điều đó đã tố cáo vị trí của nguồn nhiễu trên màn hình hiện sóng.​
Dù đối phương gây nhiễu tiêu cực trong đội hình hay tích cực ngoài đội hình, tốc độ di chuyển máy bay chiến đấu khác với nguồn nhiễu. Đó là cơ sở để các trắc thủ phát hiện mục tiêu trong nhiễu.​
Trong quá trình nghiên cứu và tác chiến với các thủ đoạn gây nhiễu của Mỹ. Bộ đội tên lửa nhận thấy, khi bị gây nhiễu xung trả lời hay nhiễu dải, có một nguyên tắc là ở đâu có nguồn nhiễu ở đó có máy bay.​
Vì vậy, dù trắc thủ không đo được cự ly tới mục tiêu, nhưng có thể dựa vào tham số góc phương vị và góc tà để xác định đường thẳng nối giữa đài điều khiển và mục tiêu, sau đó, điều khiển đạn bay theo đường này. Từ tháng 4/1967, phương pháp 3 điểm được áp dụng.​
Trải qua 4 tháng nghiên cứu cách đánh mới. Đến tháng 8/1967, bộ đội tên lửa lần đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng phương pháp 3 điểm, mở ra thời kỳ tiêu diệt mục tiêu gây nhiễu trong đội hình bằng cách đánh mới.​
Tuy nhiên, thủ đoạn gây nhiễu của Mỹ không chỉ dừng lại ở đó mà liên tục phát triển ngày càng tinh vi hơn.​
Song với tinh thần mưu trí, sáng tạo, bộ đội Phòng không - Không quân buộc các máy bay chiến đấu của Mỹ phải trả giá ngay chính trong áo giáp điện tử tưởng chừng bất khả xâm phạm đó.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyện bộ đội diệt "pháo đài bay" đầu tiên của Mỹ

Đức Hải | 03/05/2015 08:41



1-zing-b52-1-1430616837491-13-0-349-660-crop-1430616926922.jpg

Máy bay ném bom chiến lược B-52, một trong bộ ba răn đe hạt nhân đáng sợ nhất của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Ảnh: Wikipedia

Chia sẻ:
Sau khi phóng hai hỏa tiễn vào ngày 17/9/1967, trung đoàn tên lửa 238 của bộ đội đã tiêu diệt một phi cơ B-52, đập tan niềm tự hào của giới quân sự Mỹ đối với "pháo đài bay".

Cỗ máy chiến tranh đáng sợ
Theo History Learning Site, sự kiện Mỹ ném hai quả bom hạt nhân xuống Nhật Bản đã chấm dứt cuộc đại chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Nhưng sự kiện đó lại mở ra một khái niệm mới trong lịch sử hàng không quân sự-máy bay ném bom hạt nhân chiến lược.
3 tháng sau chiến tranh, người Mỹ bắt đầu chế tạo loại máy bay ném bom chuyên dụng mang tên B-52 Stratofortress.
“Pháo đài bay chiến lược” B-52 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 15/4/1952. Chúng có chiều dài 48,5 m, sải cánh 56,4 m, chiều cao 12,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn.
B-52 có khả năng mang tải trọng vũ khí đáng nể. Khoang bom có thể chứa 64 quả 225 kg, còn các giá treo dưới cánh mang theo 24 quả.
Các thử nghiệm cho thấy, 90 quả bom rơi theo kiểu rải thảm để lại vệt có diện tích tới 2 km[sup]2[/sup]. Giới quân sự Mỹ ước tính, B-52 chỉ mang số bom gấp 4 lần F-4 nhưng khả năng hủy diệt lớn hơn 20 lần.
Trong những năm giữa thập niên 60, chiến sự leo thang ở cả hai miền tại chiến trường Việt Nam.
Giới sĩ quan chỉ huy Mỹ cần loại vũ khí có sức tàn phá lớn hơn các máy bay chiến thuật để hủy diệt những khu vực rộng lớn. B-52 là cỗ máy chiến tranh lý tưởng để đáp ứng yêu cầu của họ.
Ngoài tải trọng vũ khí ấn tượng, B-52 còn sở hữu lớp giáp điện tử rất lợi hại. Các máy bay chiến thuật chỉ mang một hoặc vài máy trinh sát và gây nhiễu.
"Pháo đài bay" mang tới 15 loại máy như thế. Chúng hoạt động ở các dải tần từ 40MHz đến 10.500MHz.
Trong khi đó, radar cảnh giới P-12 của tổ hợp S-75 hoạt động với dải tần 147-161 Mhz, còn radar điều khiển hỏa lực SNR-75 làm việc ở dải tần 3.000 Mhz.
Khi khí tài bị gây nhiễu, việc phát hiện, bám sát, điều khiển tên lửa tiêu diệt mục tiêu trở nên khó khăn đối với trắc thủ.
BÀI LIÊN QUAN
Giới quân sự Mỹ nghĩ rằng B-52 không chỉ là kho bom di động mà còn là cỗ máy gây nhiễu khổng lồ, đủ sức chế áp hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất.​
Các phi công lái "pháo đài bay" tuyên bố: “Kẻ thù chính của chúng tôi là thời tiết xấu”.​
Vào hang bắt cọp
chuyen-bo-doi-diet-phao-dai-bay-dau-tien-cua-my.jpg

Xác B-52 ở hồ Hữu Tiệp tại Hà Nội, một bằng chứng cho thấy "Pháo đài bay bất khả xâm phạm" chỉ là khẩu hiệu hữu danh vô thực. Ảnh: Wikipedia​
Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Phó chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, nói:
“Năm 1965, máy bay B-52 vào thả bom ở Bến Cát, Sài Gòn, lúc đó Bác nói với Bộ Tư lệnh quân chủng gồm anh Phùng Thế Tài (lúc đó là Tư lệnh quân chủng) rằng việc Mỹ đánh phá miền bắc bằng B-52 chỉ là vấn đề thời gian.
Vì thế các chú phải có kế hoạch để mà đối phó. Muốn bắt cọp ta phải vào hang”.
Ngày 12/4/1966, lần đầu tiên B-52 vượt vĩ tuyến 17 để ném bom đèo Mụ Giạ ở Quảng Bình. Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết tâm bắn hạ B-52.
Tháng 6/1966, Trung đoàn tên lửa 238 hành quân vào Vĩnh Linh, Quảng Trị, nơi B-52 hoạt động thường xuyên. để nghiên cứu cách bắn.
Đường hành quân vào miền trung vô cùng gian nan. Bộ khí tài phục vụ chiến đấu khá cồng kềnh, trong khi máy bay Mỹ liên tục đánh phá nên tổn thất khá nặng.
Sau quá trình hành quân hơn một năm, trung đoàn tới đất Vĩnh Linh. Toàn bộ khí tài còn sót lại chỉ đủ để phục vụ hai tiểu đoàn chiến đấu.
Mặt khác, điều kiện chiến đấu ở Vĩnh Linh cực kỳ khắc nghiệt.
Ngoài các máy bay thường xuyên quần đảo trên bầu trời. Pháo binh đối phương từ bên kia vĩ tuyến 17 liên tục nã vào khu vực. Các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 ở ngoài biển cũng đánh phá ác liệt.
Điều kiện chiến đấu vô cùng khó khăn, khí tài thiếu thốn, song cán bộ, chiến sĩ trung đoàn vẫn quyết tâm hạ B-52.
Sau một thời gian nghiên cứu hoạt động gây nhiễu của B-52, các trắc thủ có thể nhận dạng mục tiêu trong mớ hỗn độn nhiễu mà chúng tạo ra.
Ngày 17/9/1967, trung đoàn 238 bố trí lực lượng đón lõng đội hình 3 phi cơ B-52 khi chúng ném bom khu vực Vĩnh Linh. Đơn vị phóng hai tên lửa khiến một máy bay rơi.
"Rồng lửa S-75" đã đập tan danh hiệu “Pháo đài bay bất khả xâm phạm”, mở ra kỷ nguyên chiến thắng B-52 trên bầu trời miền bắc.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mẫu tên lửa "thảm bại" khiến Mỹ đổ bể kế hoạch tấn công Liên Xô

Nhật Huy | 03/05/2015 07:21



293073-5-1430577801197-63-0-369-600-crop-1430577929279.jpg

Tên lửa hành trình Snark trong một cuộc thử nghiệm.

Chia sẻ:
Tên lửa hành trình Snark được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên chiến tranh tự động hóa nhưng trên thực tế, đây lại là một thất bại nặng nề của người Mỹ.

Trang mạng War is Boring đăng bài viết cho biết:
Thông thường, các tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn liên lục địa đều là tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, ít người biết rằng trong những năm 1950, giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ đã phát triển một loại tên lửa hành trình chiến lược với tên gọi Snark.
Còn được xem là một máy bay ném bom hạt nhân không người lái, Snark là tên lửa hành trình chiến lược đầu tiên được đưa vào sử dụng trên thế giới.
Nó được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên chiến tranh tự động hóa nhưng trên thực tế, đây lại là một thất bại nặng nề.
Ngay sau khi Thế chiến II vừa kết thúc, người Mỹ muốn có một loại tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân và tấn công những mục tiêu tại Liên Xô với độ chính xác cao.
Công nghệ tên lửa đạn đạo khi đó vẫn chưa phát triển. Chúng có giá thành rất đắt và đặc biệt là vẫn sử dụng nhiên liệu lỏng rất độc hại, có độ ăn mòn cao.
Nhiên liệu lỏng chỉ có thể được bơm ngay trước khi phóng nên làm giảm khả năng cơ động và linh hoạt của tên lửa đạn đạo vào thời điểm đó.
Tên lửa hành trình cũng có những nhược điểm riêng như dễ bị bắn hạ, tiêu biểu là tên lửa V-1 của Đức quốc xã, tên lửa hành trình đầu tiên của thế giới.
Tuy vậy, trong thời kỳ Thế chiến II, không quân Mỹ cũng đã khởi động một số chương trình tên lửa hành trình của riêng mình.
Ấn tượng trên lý thuyết
Chương trình Snark được bắt đầu từ tháng 3/1946 và kéo dài trong 11 năm. Các thông số kỹ thuật của tên lửa hành trình này khá ấn tượng.
Sức tải cho phép nó có thể mang theo đầu đạn hạt nhân mà vẫn còn nhiều không gian để chứa nhiên liệu.
Hệ thống dẫn đường dựa trên quán tính, nhưng được bổ sung thêm hệ thống định vị dựa trên việc chụp ảnh các chòm sao để tăng độ chính xác. Thiết kế khí động học của tên lửa cũng rất hiệu quả.
Tuy vậy, quá trình phát triển và thử nghiệm của Snark diễn ra không mấy suôn sẻ.
mau-ten-lua-tham-bai-khien-my-do-be-ke-hoach-tan-cong-lien-xo.jpeg

Tên lửa Snark trong một cuộc thử nghiệm tại căn cứ không quân Cape Canaveral, bang Florida.​
Nguyên mẫu đầu tiên với kích thước thật gặp thất bại trong 5 lần phóng thử liên tiếp, trước khi các kỹ sư phát hiện ra nguyên nhân nằm ở động cơ phản lực J71 mà những nguyên mẫu này sử dụng.
BÀI LIÊN QUAN
Phiên bản sản xuất hàng loạt của Snark sử dụng động cơ J57 do Pratt & Whitney sản xuất. Nó mang theo 12 tấn nhiên liệu và có tầm bay lên đến hơn 10.000 km.​
Snark được triển khai trên một giàn phóng di động. Hai tên lửa đẩy với sức đẩy tổng cộng 60 tấn được dùng để phóng Snark lên không.​
Những tên lửa này sẽ tách ra sau khi đã đưa nó vào quỹ đạo ban đầu. Từ đó, động cơ phản lực chính được kích hoạt để duy trì tốc độ Mach 0,93 và tiếp tục tăng độ cao cho đến khi tên lửa đạt đến độ cao hành trình, khoảng 14,5 km.​
Khi đến gần mục tiêu, Snark sẽ phóng ra đầu đạn nhiệt hạch được gắn ở phần mũi tên lửa. Sức công phá của đầu đạn này có thể lên đến 1 triệu tấn TNT.
Một điểm đặc biệt là Snark có thể quay trở về căn cứ để tái sử dụng nếu đầu đạn không được triển khai.
Những phiên bản sau này còn có khả năng phóng ra mục tiêu giả để đánh lạc hướng hệ thống phòng không của đối phương.
Đến những năm 1960, Không quân Mỹ cải tiến Snark để nó có thể bay ở độ cao thấp nhằm tránh radar. Ý tưởng biến nó thành một máy bay do thám không người lái cũng được đề xuất nhưng bị bác bỏ.
Tương tự như V-1, Snark có khả năng cơ động khá tốt. Nó có thể dễ dàng được di chuyển từ căn cứ đến bãi phóng thử bằng máy bay vận tải C-124.
Trên lý thuyết, sau khi hạ cánh, Snark có thể sẵn sàng trong thời gian tối thiểu là 1 giờ.
Thất bại trên thực tế
Song trên thực tế, rất nhiều lần những tên lửa này bay chệch mục tiêu hay thậm chí là hoàn toàn biến mất sau khi được phóng thử.
Vấn đề chính nằm ở hệ thống dẫn đường. Với những lần phóng thử với khoảng cách hơn 3.000 km thì sai số trở nên quá lớn đến mức tên lửa có thể chệch mục tiêu 30 km.
Kết quả lần bắn tốt nhất cũng có sai số đến 8 km. Với độ chính xác kém như vậy, ngay cả một đầu đạn nhiệt hạch cũng khó có đủ sức công phá để tiêu diệt mục tiêu.
mau-ten-lua-tham-bai-khien-my-do-be-ke-hoach-tan-cong-lien-xo.jpg

Mặc dù ấn tượng trên lý thuyết nhưng trên thực tế, tên lửa Snark là một thất bại nặng nề.​
Tuy vậy, Bộ tư lệnh không quân chiến lược, cơ quan chỉ huy các tên lửa và máy bay ném bom mang vũ khí hạt nhân, vẫn quyết định đưa Snark vào biên chế chính thức từ năm 1959 và trực thuộc Đoàn tên lửa chiến lược 702.
Tổng cộng chỉ có 30 tên lửa Snark được chế tạo và bàn giao.
Thời gian phục vụ của đơn vị này rất ngắn ngủi. Đoàn 702 bị giải tán vào tháng 6/1961. Snark khi đó chỉ được xem là giải pháp tạm thời trong lúc các công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa được hoàn thiện.
Từ cuối những năm 1950, Không quân Mỹ đã bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa Atlas, khiến cho sự tồn tại của Snark trở nên không cần thiết.
Tổng thống Kennedy đã nhận xét đây là một loại vũ khí “lỗi thời và có rất ít giá trị về mặt quân sự”.
Với sự thất bại của chương trình Snark, ý tưởng về tên lửa hành trình chiến lược cũng bị xếp xó. Ngày nay, các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ đều là tên lửa đạn đạo.
Các tên lửa hành trình chiến thuật như Tomahawk cũng có một khoảng thời gian trong Chiến tranh lạnh được trang bị đầu đạn hạt nhân nhưng hiện nay đều chỉ mang đầu đạn thông thường.
 
23/8/12
1.162
3
38
Phi công Việt Nam khiến phi công Mỹ khiếp sợ nhất là ai?

Tuấn Trung | 02/05/2015 07:15



oxygino-mig21-16-1430496278808-73-0-596-1024-crop-1430496347174.jpg

Chia sẻ:
Các phi công Mỹ truyền tai nhau về “Đại tá Toon” - một phi công VN đạt đẳng cấp Ace (chiến thắng 5 trận không chiến trở lên) như là nỗi khiếp sợ trong những phi vụ bay ra miền Bắc.

Trong những năm chiến tranh, các phi công Hoa Kỳ thường truyền tai nhau về một phi công bí ẩn của Quân đội Việt Nam.​
Phi công này lái máy bay MiG-21 mang số hiệu 4326. "Anh ta" đã bắn hạ 13 máy bay Mỹ trong các trận không chiến trên bầu trời miền Bắc từ năm 1967 đến năm 1972.​
Trong những lần bắt được tín hiệu liên lạc trao đổi giữa mặt đất hoặc giữa các phi công với nhau, phi công Mỹ thường xuyên nghe thấy từ "Toon" hoặc "Tomb" được lặp đi lặp lại.​
Họ cho rằng đấy là tên của phi công điều khiển, từ đó huyền thoại về người phi công siêu cấp có biệt danh là "Toon" ra đời.​
Sự ám ảnh của các phi công Mỹ đối với "Toon" kéo dài suốt 6 năm. Trong những cuộc trao đổi với nhau, họ liên tục thêm thắt vào cái tên huyền thoại này.​
"Toon" được "phong" cấp bậc Đại tá, thậm chí gán cho họ "Nguyen" rất đặc thù Việt Nam. Một số tài liệu còn ghi rõ tên Việt của ông là "Nguyễn Tuân".​
Những lời đồn đại này đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của các phi công Mỹ, dẫn đến việc vội vã ném bom khi chưa đến mục tiêu, hoặc lảng tránh không chiến khi thấy MiG xuất hiện.​
phi-cong-viet-nam-khien-phi-cong-my-khiep-so-nhat-la-ai.jpeg

Chiếc MiG-21 số hiệu 4326 với 13 ngôi sao đỏ biểu trưng của 13 lần chiến thắng trong các trận không chiến.​
Trên thực tế, phía Việt Nam không đưa các phi công có cấp bậc Thiếu tá trở lên tham gia không chiến. Một số ý kiến cho rằng đây là phi công Đinh Tôn hoặc Phạm Tuân, những người có tên gọi gần âm với "Toon".​
BÀI LIÊN QUAN
Tuy nhiên, đây lại là những phi công được huấn luyện chuyên để tập kích B-52 chứ không thiên về không chiến, do đó số máy bay bắn hạ được của họ cũng chưa đủ để xếp vào nhóm Ace.​
Theo một số nhà nghiên cứu, "Toon" hoặc "Tomb" không hẳn là một cái tên Việt Nam, đấy có thể chỉ là một tín hiệu nhiễu vô tuyến thường xuyên xuất hiện, do được lặp đi lặp lại nhiều lần nên các phi công Mỹ đã bị nhầm lẫn là tên của người phi công.​
Trong trao đổi liên lạc giữa mặt đất với máy bay, các phi công Việt Nam cũng không bao giờ dùng tên thật mà chỉ sử dụng các bí danh để chỉ phi đội hoặc các vị trí máy bay.​
Hơn nữa, thông thường các phi công Mỹ chỉ điều khiển riêng một máy bay, trừ trường hợp phi cơ bị bắn hạ hoặc bị hỏng thì mới chuyển sang lái chiếc khác.
Trong khi đó, do số lượng máy bay rất ít, các phi công Việt Nam thường thay phiên nhau sử dụng chung một chiếc tiêm kích để chiến đấu. Vì vậy, hầu hết các máy bay có số lần bắn hạ đối phương cao đều là chiến công của nhiều phi công khác nhau điều khiển nó.
phi-cong-viet-nam-khien-phi-cong-my-khiep-so-nhat-la-ai.jpg

Chiếc MiG-21 số hiệu 4326 hiện được trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Phòng không - Không quân.​
Sau khi Việt Nam mở cửa, một số cựu phi công Mỹ sang thăm Việt Nam để tìm hiểu và đã xác nhận "Đại tá Toon" chỉ là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm.​
Như là một thiện ý của phía đối phương, "Đại tá Toon" là sự tổng hợp từ các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những "nghệ sỹ solo" ném bom đơn độc ban đêm trong Thế chiến thứ hai được gọi là "máy giặt Charlie" vậy.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.