Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay hạt nhân Nga áp sát không phận Mỹ?

Ngọc Như | 02/05/2015 14:41



1-may-bay-tu-95-zzzg-1430552142760-0-1-239-470-crop-1430552218185.jpg

Máy bay ném bom hạt nhân Tupolev Tu-95 (Nguồn: Sputnik news)

Chia sẻ:
Một trang thông tin tại Washington ngày 1-5 đã bất ngờ tiết lộ, Bộ Quốc phòng Mỹ từng phát hiện 2 máy bay ném bom hạt nhân Nga đã xâm nhập vào không phận Mỹ gần Alaska hồi tuần trước.

Theo trang thông tin Washington Free Bacon, dẫn một ngườn tin từ bên trong chính phủ, cho biết hai máy bay ném bom Tu-95 Bear H của Nga đã bị phát hiện áp sát vùng Alaska hôm 22-4.
Tuy nhiên, đã không có máy bay nào của Mỹ được điều động chặn đường những chiếc máy bay ném bom này.
Phát ngôn viên của Đại sứ quán Nga hiện vẫn chưa đưa ra bình luận nào cho thông tin trên. Đại úy Jeff Davis, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ, cũng đã từ chối xác nhận vụ xâm nhập này.
Theo Free Bacon, vụ máy bay hạt nhân Nga áp sát không phận Mỹ tuần qua là lần đầu tiên trong năm nay máy bay Nga xâm nhập không phận của Mỹ và Canada.
Free Bacon dẫn lời ông Jeff David cho hay, máy bay ném bom Nga trong năm 2014 đã 6 lần áp sát không phận của Mỹ và Canada và đã bị máy bay Mỹ đến yêu cầu giữ khoảng cách. Các máy bay chiến đấu tầm xa của Nga cũng đã 10 lần bị phát hiện xâm nhập.
Vụ xâm nhập lần này xảy ra chỉ sau hơn 3 tuần máy bay giám sát RC-135 của Mỹ bị máy bay phản lực Nga chặn đường bay tại biển Baltic. Lầu Năm Góc mô tả hành động này của Nga là “không an toàn” và “không chuyên nghiệp”.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã phản bác và cho rằng “máy bay Mỹ đã “cố di chuyển vào biên giới nước Nga”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Thương vụ tên lửa S-400: Nga có thể cho Trung Quốc một ngoại lệ

Nhật Minh | 02/05/2015 13:36



s400avar21-1430567581789-0-24-505-1014-crop-1430567599826.jpg

Chia sẻ:
Theo ông Kashin, dù không muốn bán tên lửa 40N6E cho bất cứ quốc gia nào khác nhưng Nga có thể đổi ý do TQ đã trở thành một trong các đối tác an ninh quan trọng nhất của họ.

“Hệ thống phòng không S-400 sẽ mang lại cho Quân đội Trung Quốc (PLA) khả năng khống chế toàn bộ không phận Đài Loan”.
Đó là nhận định do chuyên gia Vasily Kashin tại Trung tâm phân tích Chiến lược và công nghệ (ở Moscow) đưa ra để phản bác quan điểm của chuyên gia J. Michael Cole thuộc quỹ Thinking Taiwan Foundation (Đài Loan).
J. Michael Cole: Đừng vội coi S-400 là "kẻ thay đổi cuộc chơi"
Trong bài viết của mình, đầu tiên, Cole đặt vấn đề liệu đạn tên lửa của S-400 (hệ thống phòng không Trung Quốc đã đặt mua từ Nga nhưng chưa tiếp nhận) có khả năng tấn công các mục tiêu cơ động khi đạt tới tầm bắn tối đa hay không?
Cole dẫn lại nhận định của chuyên gia Roger Cliff tại Viện Project 2049 (Washington) cho biết:
“Nếu khoàng cách lớn nhất tên lửa 48N6 có thể bay tới là 250km, cơ hội bắn hạ thành công mục tiêu ở khoàng cách đó rất thấp, trừ phi các mục tiêu đều bay thẳng và luôn ở một độ cao nhất định trong toàn bộ thời gian hành trình”.
thuong-vu-ten-lua-s400-nga-co-the-cho-trung-quoc-mot-ngoai-le.jpg

J. Michael Cole
Chuyên gia
S-400 có thể bắn nhầm các máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc.
Tiếp đó, theo Cole, do tên lửa S-400 Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trang bị tên lửa 48N6 như hệ thống S-300 nên tầm bắn tối đa của nó chỉ là 250km.
Trong khi đó, để bao phủ không phận Đài Loan, hệ thống S-400 phải được trang bị tên lửa tầm siêu xa 40N6 (tầm bắn 400km) và phải được triển khai dọc bờ biển thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Tuy nhiên, cách bố trí này sẽ mang lại mối đe dọa đối với người dân Trung Quốc, cũng như máy bay quân sự hoạt động trong khu vực.
thuong-vu-ten-lua-s400-nga-co-the-cho-trung-quoc-mot-ngoai-le.jpg

Hệ thống phòng không S-400​
Theo Cole, S-400 có thể bắn nhầm các máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc (PLAAF).
BÀI LIÊN QUAN
Để đảm bảo S-400 không bắn nhầm quân mình, Trung Quốc sẽ phải “tuân theo một hành lang ra vào được định trước” trong vùng tác chiến của tên lửa.​
Ngoài ra, để đương đầu với chiến đấu cơ của không quân Đài Loan, máy bay của PLAAF cần phải được tự do cơ động.​
Trong khi đó, điều này sẽ khiến radar Trung Quốc gặp nhiều khó khăn để nhận diện địch - ta.​
Vasily Kashin: Chớ xem nhẹ sức mạnh của S-400
Trong bài viết do hãng tin Sputnik (Nga) đăng tải, chuyên gia Kashin đồng tình với chuyên gia Cole ở một số điểm, tuy nhiên, ông cho rằng không nên cường điệu hóa điểm yếu của S-400.​
Kashin cho hay, gần như tất cả các hệ thống phòng không do Liên Xô/Nga chế tạo đều được thiết kế để tấn công các mục tiêu cơ động khi đạt tới tầm bắn tối đa.
Và trên thực tế, các hệ thống tên lửa đất đối không do Nga chế tạo thường có khả năng vượt trội hơn những thông số chính thức do các nhà thiết kế vũ khí cung cấp.
Kashin lấy dẫn chứng là vụ việc quân đội Ukraine vô tình bắn hạ máy bay chở khách Tu-154 của Nga năm 2001.
Trong trường hợp này, hệ thống phòng không S-200V của Ukraine có tầm bắn tối đa chỉ 240km, tuy nhiên, nó vẫn có khả năng tấn công một máy bay cách xa 270km.
Từ đó, Kashin cho rằng nếu Trung Quốc quyết định dùng vũ lực với Đài Loan thì khả năng của hệ thống S-400 không nên bị xem nhẹ.
thuong-vu-ten-lua-s400-nga-co-the-cho-trung-quoc-mot-ngoai-le.jpg

Chuyên gia
Vasily Kashin
- Trên thực tế, các hệ thống tên lửa đất đối không do Nga chế tạo thường có khả năng vượt trội hơn những thông số chính thức do các nhà thiết kế vũ khí cung cấp.
Về giả thuyết thứ 2 do Cole đưa ra, Kashin cho rằng có rất ít khả năng PLAAF sẽ triển khai máy bay chiến đấu hoặc ném bom để tấn công các mục tiêu ở Đài Loan trong đợt tấn công đầu tiên.
Hầu hết các cơ sở quân sự của Đài Loan, bao gồm đường băng, sẽ bị tên lửa đạn đạo Trung Quốc “quét sạch”.
Theo Kashin, do Trung Quốc sẽ cần rất ít máy bay chiến đấu để tiêu diệt sinh lực Không quân Đài Loan nên nguy cơ S-400 bắn nhầm quân mình sẽ không trở thành vấn đề đáng ngại.
Tuy nhiên, Kashin cho rằng, để tăng tầm bắn của S-400, Trung Quốc cần mua đạn tên lửa 40N6E từ Nga.
Kashin đồng tình với Cole rằng, nếu chỉ trang bị đạn tên lửa 48N6E, 48N6E2 và 48N6E3, hệ thống phòng không S-400 của Trung Quốc không thể đạt tới tầm bắn tối đa vào khoảng 400km.
Kashin cho biết, 40N6E được thiết kế dành riêng cho hệ thống S-400 và Trung Quốc sẽ cần loại tên lửa này để khống chế không phận trên eo biển Đài Loan.
Sau các cuộc diễn tập do quân đội Nga tiến hành trong giai đoạn 2012-2015, tên lửa 40N6E đã chứng minh được khả năng của nó dành cho chiến trường tương lai.
Theo Kashin, Nga sẽ không muốn cung cấp tên lửa 40N6E cho bất cứ quốc gia nào khác.
Tuy nhiên, do Bắc Kinh đã trở thành một trong những đối tác an ninh quan trọng nhất của Moscow sau cuộc khủng hoảng Ukraine nên vẫn có cơ hội Trung Quốc được Nga cung cấp tên lửa này.
Với tên lửa 40N6, Trung Quốc có thể duy trì thế phong tỏa trên không đối với Đài Loan nếu cần thiết.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lầu Năm Góc "đốt" tiền tỷ vì mua sai tàu

Đỗ Quyên | 03/05/2015 20:20



4-cyclone-crafts-1-1430588254552-1430652963040-33-0-309-540-crop-1430653858911.jpg

Chia sẻ:
Lầu Năm Góc có thể đối mặt với bi kịch "tiền mất tật mang" khi muốn tậu đội tàu mới quá đắt đỏ mà hiệu quả chưa chắc hơn tàu cũ!

Mỹ sẽ chi 585 tỷ USD cho lực lượng vũ trang trong năm 2015. Cho tới nay, đó vẫn đang là khoản ngân sách dành cho quân đội lớn nhất thế giới.
Và nó chỉ mới gói gọn trong ngân sách của Bộ Quốc phòng chứ chưa tính tới hàng chục tỷ mà Washington dành riêng cho cựu chiến binh hay phát triển vũ khí hạt nhân vốn thuộc quản lý của Bộ Năng lượng.
Quốc hội Mỹ không ngừng gây áp lực đòi cắt giảm chi tiêu quốc phòng.
Mặc dù Lầu Năm Góc bảo vệ kịch liệt quan điểm của mình rằng cắt giảm ngân sách sẽ gây tổn hại tới an ninh quốc gia nhưng thực ra ở một số hoạt động, việc cắt giảm ngân sách không chỉ giúp tiết kiệm tiền thuế của người dân mà còn có thể tăng cường an ninh quốc gia.
Có thể lấy trường hợp Lực lượng tuần tra của Hải quân Mỹ tại Vịnh Ba Tư (Persian Gulf) để phân tích.
Kế hoạch củng cố lực lượng tại đây của Mỹ bằng cách “tậu” nhiều tàu mới sẽ tiêu tốn hơn nhiều so với việc tiếp tục duy trì đội tàu hiện tại.
Tệ hơn nữa là những con tàu mới có khả năng cho hiệu quả kém hơn.
Hải quân Mỹ có thể hoạt động tốt hơn mà vẫn có thể phải chi tiêu ít hơn. Điều đó hẳn sẽ làm hài lòng Quốc hội cũng như những cử tri hoài nghi.
lau-nam-goc-dot-tien-ty-vi-mua-sai-tau.jpg

Tàu lớp Cyclone (Lốc xoáy) của Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters​
Trong hơn một thập kỷ, đội tàu gồm 10 tàu tuần tra của Mỹ đã hoạt động tích cực tại vùng nước nông phía bắc vịnh Ba Tư, canh giữ các cảng dầu chiến lược của Iraq và để mắt tới các động thái của quân đội Iran.
BÀI LIÊN QUAN
10 chiếc tàu lớp Cyclone (Lốc xoáy) đồn trú tại Bahrain, quốc gia nhỏ bé tại vùng Vịnh, vốn nằm trong những loại tàu chiến bận rộn nhất của Mỹ và chúng cũng sẽ là lực lượng đầu tiên hành động nếu xuất hiện dấu hiệu sai phạm từ chương trình hạt nhân của Iran.​
Hãy điểm lại một chút trường hợp gần đây: Khi Iran bắt giữ một tàu container mang cờ Mỹ tại Vịnh Ba Tư hôm 28-4, vì một lý do chưa rõ, một chiếc tàu khu trục Mỹ lập tức tới hiện trường, cùng với 3 tàu tuần tra lớp Cyclone.​
Những con tàu dài gần 55m này được trang bị súng và tên lửa hiện đang được xem là một trong những loại tàu quan trọng nhất của Hải quân Mỹ.​
Điều đáng nói là chúng lại thuộc loại rẻ nhất. Hải quân Mỹ mua mỗi chiếc với giá chỉ 20 triệu USD và những năm đầu 1990, trong khi phần lớn các tàu hải quân đều phải tiêu tốn tới hàng trăm triệu USD, thậm chí lên tới hàng tỷ.
Mỗi chiếc tàu chiến lớp Cyclone đều được trang bị 2 pháo 25mm cùng súng máy, súng phóng lựu, tên lửa chống hạm tầm ngắn, rocket phòng không.
Sở dĩ giá của loại tàu này rẻ bởi chúng quá đơn giản. Chúng không có bộ cảm biến công nghệ cao, vũ khí phức tạp hay thiết bị thử nghiệm và các đồ thiết kế đặc biệt.
Chúng đơn giản chỉ như một lớp vỏ kim loại mang theo những loại vũ khí đơn giản như súng, tên lửa và hoạt động chủ yếu dựa vào sức mạnh của đội quân 28 người trên tàu, thay vì phụ thuộc vào hệ thống tự động hiện đại như trên nhiều loại tàu lớn khác.
Ở chừng mực nào đó, trường hợp của chiếc tàu Cyclone giống như cách người ta hay gọi là “tái ông thất mã”.
Hải quân Mỹ vận hành tổng cộng 14 chiếc Cyclone từ năm 1993 với hy vọng có thể dùng chúng để vận chuyển các biệt kích SEAL lên bờ trong các sứ mệnh bí mật. Tuy nhiên Cyclone tỏ ra quá cồng kềnh đối với nhiệm vụ này.
Năm 2000, Hải quân Mỹ tặng một chiếc cho Philippines, đồng thời cho Lực lượng tuần duyên của Philippines mượn thêm vài chiếc khác.
Sau cuộc đổ bộ vào Iraq của Mỹ năm 2003, Hải quân Mỹ tự thấy trên vai mình lúc này phải gánh sứ mệnh mới là bảo vệ cơ sở hạn tầng dầu mỏ của Iraq, đồng thời ngăn Iran gây ảnh hưởng xấu tới tình hình tại Iraq.
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke lúc bấy giờ là chiến hạm chuẩn của Hải quân Mỹ nhưng lại vấp phải vấn đề là chúng ngụp quá sâu tới gần 9,5 m dưới mặt nước. Do đó, nguy cơ mắc cạn là quá cao khi chúng hoạt động ở vùng nước nông ở phía bắc Vịnh Ba Tư.
Ngược lại, tàu Cyclone chỉ có hơn 2m dưới mặt nước nên chúng dễ dàng hoạt động tại khu vực giữa Iraq và Iran.
Do đó, Hải quân Mỹ lập tức đề nghị Lực lượng tuần duyên hồi hương các tàu Cyclone đã cho mượn và cử 10 chiếc tới căn cứ ở Bahrain.
Cyclone nhanh chóng phát huy hiệu quả tại khu vực phía bắc vùng Vịnh và Hải quân Mỹ nhanh chóng tăng gấp đôi loại tàu chiến “bé hạt tiêu” này.
Thân tàu và trang thiết bị của Cyclone được tân trang và thêm nhiều loại vũ khí hơn. Đợt nâng cấp bắt đầu vào năm 2009 cho phép Cyclone hoạt động tới giữa những năm 2020.
Theo Reuters, khi Cyclone “nghỉ hưu”, Hải quân Mỹ nên thay thế chúng bằng những loại tàu tương tự có thể đảm bảo hoạt động trong vùng nước nông. Do đó, có thể chọn những tàu tuần tra nhỏ thậm chí còn rẻ hơn.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ lại đang có kế hoạch thay Cyclone bằng loại tàu vừa lớn hơn lại vừa đắt tiền hơn là LCS.
LCS chìm dưới nước ở độ sâu gấp đôi so với Cyclone. Điều đó có nghĩa là nó không thể tuần tra ở tất cả các khu vực Cyclones đã hoạt động. Nó còn dài gấp đôi và nặng gấp 10 lần so với “người tiền nhiệm”.
Hải quân Mỹ sẽ mua tới 52 chiếc LCS trong những năm tới. Đây là sản phẩm cuối những năm 1990 với các trang thiết bị công nghệ cao phục vụ đa sứ mệnh.
Để thực hiện bất cứ hoạt động nào trên con tàu này, thao tác chỉ đơn giản là nhấn nút.
Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng vấn đề là những trang bị trên tàu dường như vượt quá mức cần thiết đối với một con tàu tuần tra. Điều đó dẫn tới lãng phí về nhiều mặt.
Mỗi chiếc LCS dự kiến có giá khoảng 200 triệu USD và giá thực tế thậm chí có thể gấp đôi con số đó.
Con tàu dự kiến sẽ được thiết kế vươn tới độ sâu đủ để săn tìm quặng biển, chiến đấu với cả tàu ngầm lẫn tàu trên mặt nước, nhưng những vũ khí được trang bị cho nó đều vượt xa năng lực để thực hiện những sứ mệnh đó.
Trong khi đó, hãng Bollinger Shipyards – “cha đẻ” của Cyclone - đang đóng tàu lớp Sentinel cho Lực lượng tuần duyên Mỹ với cùng kích cỡ tàu hải quân nước này nhưng hiện đại và giá cả hợp lý hơn nhiều, với 70 triệu USD mỗi chiếc.
Nếu Hải quân Mỹ bớt 10 chiếc LCS và thay vào đó bằng 10 chiếc Sentinel thì sẽ tiết kiệm được hàng tỷ USD mà thậm chí còn đảm bảo an ninh quốc gia một cách hiệu quả hơn!
 
23/8/12
1.162
3
38
Hạ viện Mỹ khiến tương lai máy bay LRS-B thêm mong manh

(Vũ khí) - Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ đề xuất cắt giảm 460 triệu USD trong gói ngân sách phát triển máy bay LRS-B khiến số phận chương trình này càng mong manh.

Những điều chỉnh đối với ngân sách quốc phòng do Ủy ban Quân lực Hạ viện đưa ra, các kế hoạch như tìm nhà thầu chế tạo máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới (LRS-B) đã bị đình chỉ. Với đề xuất trên, ngân sách cho chương trình phát triển LRS-B trong năm 2016 sẽ chỉ còn 786 triệu USD.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên ngân sách trong chương trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới bị cắt giảm rong 2-3 năm qua, tính tới nay, Không quân Mỹ đã chi 1 tỷ USD cho chương trình nghiên cứu này. Tuy nhiên, LRS-B vẫn bị coi là "đứa con" khó của Không quân Mỹ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
ha-vien-my-khientuong-laimay-bay-lrsb-them-mong-manh_32349664.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mô hình máy bay LRS-B.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hồi giữa năm 2013, Không quân Mỹ lên tiếng xác nhận rằng họ đang phát triển một máy bay ném bom - tấn công tầm xa (Long Range Strike-Bomber - LRS-B) có người lái mới, trong đó tiết lộ một vài chi tiết về loại máy bay ném bom này, tạp chí Flight Globe của Anh cho biết.
Tuy nhiên, chương trình phát triển LRS-B của Không quân Mỹ đầy lận đận. Vấn đề đáng chú ý gần đây nhất với LRS-B là giá thành và chi phí phát triển dự án. Các chuyên gia Mỹ trước đây tính toán, giá thành của mỗi máy bay LRS-B là 450-500 triệu USD, nhưng đó chỉ là còn số ước đoán, chi phí của toàn dự án vẫn chưa được hé lộ.
Tư lệnh Không quân Mỹ, tướng M. Donley tuyên bố sẽ thường xuyên cập nhật chi phí của dự án. Cụ thể, trong năm 2014, LRS-B đã được phân bổ 350-370 triệu USD.
Tuy LRS-B được công khai các thông tin liên quan tới tài chính, nhưng các vấn đề kỹ thuật sẽ vấn được giữ bí mật. Giống như dự án phát triển B-2, thông tin kỹ-chiến thuật của máy bay chỉ được công bố khi máy bay đưa vào trang bị.
Với giá thành khủng tới gần 2 tỷ USD/máy bay, quân đội Mỹ đã phải giảm số lượng mua máy bay B-2 xuống tối thiểu. Ở thời điểm hiện tại, giới chức không quân Mỹ đã tính tới số lượng máy bay LRS-B cần mua vào khoảng từ 80 tới hàng trăm chiếc.
Như vậy, LRS-B sẽ thay thế hoàn toàn các đơn vị ném bom chiến lược hiện có. Việc này có khả thi hay không, hiện chỉ có Lầu Năm góc mới có câu trả lời chính xác, trong khi dự án tham vọng này chắc chắn sẽ tiếp tục bị Quốc hội Mỹ “hỏi thăm” về vấn đề tài chính và giá thành mỗi máy bay khi xuất xưởng.
Do đóng vai trò là xương sống của không quân chiến lược Mỹ trong tương lai, thông tin về LRS-B rất được săn đón, nhưng giới săn tin mới chỉ có các thông tin rời rạc về dự án này như: LRS-B áp dụng sâu công nghệ tàng hình để xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương; khả năng mang vũ khí có và không điều khiển; không chỉ có chức năng tấn công mà còn có khả năng trinh sát, viễn thám…
Do chưa có các thông tin chắc chắn, nhiều khả năng yêu cầu và thời điểm cung cấp máy bay LRS-B sẽ còn thay đổi. Theo kế hoạch ban đầu, Không quân Mỹ sẽ cho trình làng LRS-B vào năm 2020.
 
23/8/12
1.162
3
38
Bộ QP Nga công bố hình ảnh chính thức của siêu tăng bí mật Armata

Ly Vy | 05/05/2015 07:50



1-1430753704160-3-0-311-604-crop-1430762246430.jpg

Chia sẻ:
Sau một thời gian dài giữ bí mật, hôm qua (4/5), Bộ Quốc phòng Nga đã lần đầu tiên công bố trên website của mình hình ảnh đầy đủ về mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới Armata.

Những hình ảnh được truyền thông Nga tiết lộ trước đó cho thấy xe tăng T-14 Armata xuất hiện với vải bạt phủ kín tháp pháo trong các buổi tập dượt chuẩn bị cho Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng diễn ra vào ngày 9/5 tới.
Giờ đây, mặc dù còn vài ngày nữa mới tới Lễ duyệt binh nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã công bố hình ảnh đầy đủ của mẫu xe tăng này.
Ngoài ra, trong các hình ảnh được công bố còn có:
- Pháo tự hành Coalition-SV;
- Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25;
- Xe bọc thép chở quân Kurganets-25;
- Xe chiến đấu bộ binh BMP K-15 (sử dụng khung gầm xe tăng Armata);
- Xe bọc thép chở quân Boomerang và hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-D1;
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh chính thức về mẫu xe tăng hạng trung T-14 Armata do Bộ Quốc phòng Nga công bố.​
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh thực tế của xe tăng hạng trung T-14 Armata.​
Qua quan sát, có thể thấy tháp pháo của T-14 Armata cao hơn so với tháp pháo của xe tăng T-90, phần phía sau tháp pháo được kéo dài và rất có thể đây là nơi chứa đạn.
Kiểu thiết kế đặt buồng chứa đạn riêng biệt này giúp giảm thiệt hại trong trường hợp xe tăng bị trúng hỏa lực dẫn đến gây nổ đạn, khiến tháp pháo bị bật tung nếu bố trí đạn bên trong tháp pháo.
Ngoài pháo chính (chưa rõ cỡ nòng), xe tăng Armata còn trang bị 1 súng máy cỡ 7,62mm điều khiển tự động.
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh phía sau của xe tăng Armata.​
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh chính thức về mẫu xe chiến đấu bộ binh K-15 (dựa trên khung gầm xe tăng Armata) do Bộ Quốc phòng Nga công bố.​
Loại xe chiến đấu bộ binh K-15 (sử dụng khung gầm Armata) được trang bị 1 module chiến đấu với pháo 30mm, 4 tên lửa chống tăng (có thể là Kornet), cùng các hệ thống cảm biến và ngắm bắn.
Ngoài ra, mẫu xe này còn được trang bị lớp giáp yếm khá lạ mắt.
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh chính thức về mẫu xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 do Bộ Quốc phòng Nga công bố.​
Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 sử dụng chung loại module chiến đấu như xe chiến đấu bộ binh T-15, điểm khác biệt nằm ở khung gầm.
Khung gầm của Kurganets-25 cho phép chở nhiều binh lính và đổ bộ từ phía sau, 2 bên được lắp lớp giáp dày.
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh chính thức về mẫu xe bọc thép chở quân Kurganets-25 do Bộ Quốc phòng Nga công bố.​
Xe bọc thép chở quân Kurganets-25 có thiết kế tương tự như xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25, tuy nhiên, Kurganets-25 chỉ được trang bị súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7mm.
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh thực tế của xe bọc thép chở quân Kurganets-25 (bên trái) và xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 (bên phải).​
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Cận cảnh súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7mm điều khiển tự động của xe bọc thép chở quân Kurganets-25.​
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh chính thức về mẫu xe bọc thép chở quân Boomerang do Bộ Quốc phòng Nga công bố.​
Xe bọc thép chở quân Boomerang cũng sử dụng tháp súng 12,7mm tương tự như xe bọc thép chở quân Kurganets-25.
So với các dòng xe bọc thép chở quân bánh lốp trước kia của Nga, Boomerang có thiết kế cao hơn, vị trí đổ quân được đưa về phía đuôi xe thay vì 2 bên hông, cửa đuôi cũng lớn hơn để binh lính có thể dễ dàng di chuyển.
Hỏa lực là súng máy hạng nặng 12,7mm cũng khá khiêm tốn so với súng máy hạng nặng 14,5mm trên BTR-80 hay pháo 30mm trên BTR-82A.
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh chính thức về pháo tự hành Coalition-SV do Bộ Quốc phòng Nga công bố.​
bo-qp-nga-cong-bo-hinh-anh-chinh-thuc-cua-sieu-tang-bi-mat-armata.jpg

Hình ảnh chính thức về hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-D1 do Bộ Quốc phòng Nga công bố.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Gặp vấn đề trầm trọng với tàu ngầm, Anh hoang mang lo đến tai Nga

Nhật Minh | 04/05/2015 13:59



avar-1430721115067-84-0-492-800-crop-1430721150990.jpg

Tàu ngầm HMS Astute của Anh

Chia sẻ:
Tờ Express (Anh) đăng bài viết với tiêu đề “Đừng nói với Moscow: 5/6 tàu ngầm hạt nhân Anh phải nằm trong xưởng sửa chữa”.

Theo tờ Express, Hải quân Anh hiện chỉ còn duy nhất 1 tàu ngầm hạt nhân có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra.
Trong 5 chiếc tàu ngầm còn lại, 4 chiếc đang phải lưu lại cảng để bảo dưỡng định kỳ, còn chiếc thứ 5 gặp phải một loạt các vấn đề.
Lỗ hổng nghiêm trọng này được tiết lộ chỉ vài ngày sau khi Phần Lan đã phải thả bom chống ngầm để cảnh cáo một vật thể nghi là tàu ngầm xâm phạm lãnh hải của họ.
Bộ Quốc phòng Phần Lan không thông báo rằng Nga có liên quan tới sự việc này hay không.
Tuy nhiên, sau những cáo buộc liên tiếp xuất hiện trong thời gian gần đây về tàu ngầm Nga, mọi nghi ngờ một lần nữa đều đổ dồn theo hướng này.
Express cho biết, hiện tại, Hải quân Anh chỉ có duy nhất 1 tàu ngầm lớp Astute sẵn sàng hoạt động.
Trải qua quãng thời gian ngắn nghỉ ngơi sau chuyến hành trình vào năm ngoái, HMS Astute, con tàu đầu tiên thuộc lớp Astute đã được triển khai trở lại.
Người chị em của nó, tàu Ambush, vẫn chưa được triển khai do xuất hiện tới 57 “lỗi hoạt động”. Con tàu đang được sử dụng để làm tàu huấn luyện trong thời gian khắc phục các vấn đề.
Hải quân Anh cần có 6 tàu ngầm tấn công lớp Astute, với chi phí đóng 1 tỷ bảng Anh mỗi chiếc.
Tuy nhiên, quá trình chế tạo đã gặp phải nhiều trì hoãn. Sau 15 năm, mới chỉ có 2 chiếc được đưa vào biên chế, khiến cho Hải quân Anh phải tiếp tục duy trì 4 chiếc tàu ngầm lớp Trafalgar già cỗi.
Do đã hơn 30 năm tuổi nên những con tàu này đòi hỏi phải được bảo dưỡng liên tục.
2 trong số 4 tàu Trafalgar (Trenchant và Triumph) đang được sửa chữa lại, còn chiếc thứ 3 (Torbay) đang chuẩn bị ra biển trở lại trong vòng 3 tháng nữa.
Hải quân Anh còn có 4 tàu ngầm Vanguard mang tên lửa Trident nhưng những con tàu này đảm nhận nhiệm vụ răn đe hạt nhân nên không tham gia tuần tra.
gap-van-de-tram-trong-voi-tau-ngam-anh-hoang-mang-lo-den-tai-nga.jpg

Tàu ngầm HMS Trident bị hư hại nặng do va vào băng. Ảnh: Daily Mail​
Đêm 2/5, các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Anh cho biết, mặc dù phải lưu lại cảng nhưng nhiều tàu trong số này vẫn sẵn sàng hoạt động.
BÀI LIÊN QUAN
Trong đó có tàu Talent, con tàu phải trở về cảng nhà sau khi bị hư hại nặng vì va vào băng trong lúc mải theo dõi các tàu chiến Nga.​
Tuy nhiên, theo Express, Talent có vẻ “chưa sẵn sàng hoạt động và triển khai” khi một số bộ phận của tàu vẫn đang phủ bạt.​
Một nguồn tin hải quân cấp cao bày tỏ lo ngại:​
“Do chỉ có 1 tàu ngầm hoạt động nên nếu con tàu này được triển khai tới Libya hoặc Đông Suez, chúng ta sẽ không thể tuần tra khu vực biển Bắc đang gia tăng các hoạt động của Nga”.​
Peter Roberts, chuyên gia tại Viện nghiên cứu RUSI cho biết: “Tàu Talent trở về với một lỗ thủng lớn do va vào băng, điều này đã phá hỏng các kế hoạch hoạt động tàu ngầm của Bộ Quốc phòng Anh”.
“Chúng tôi đang phải dựa dẫm hoàn toàn vào các đồng minh để được bảo vệ. Đây thật sự là một tình cảnh đáng lo ngại”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nhật chiếm Nam Kuril trong 3 ngày, Nga tái chiếm trong vài phút

Thắng Nam | 04/05/2015 13:30



us-navy-111031-n-bt947-011-the-japan-maritime-self-defense-force-helicopter-destroyer-jds-hyuga-ddh-181-left-conducts-a-replenishment-at-sea-wi-1430709943606-500-0-2688-4288-crop-1430710181672.jpg

Chia sẻ:
Truyền thông Nga cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vừa đưa ra tuyên bố, để bảo vệ an ninh quốc gia cho Nhật Bản, khi cần Mỹ có thể sử dụng cả vũ khí hạt nhân.

Tuyên bố trên được ông Carter phát biểu trong cuộc họp báo, công bố Thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật, chỉ một ngày trước cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng.​
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng nhấn mạnh là dù ở hai bán cầu khác nhau, nhưng Washington không thể có được một nước đồng minh và bạn bè nào tốt hơn Tokyo.​
Theo ông Kerry, liên minh Mỹ - Nhật đã trở thành trụ cột cho hòa bình và thịnh vượng tại châu Á kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay.​
nhat-chiem-nam-kuril-trong-3-ngay-nga-tai-chiem-trong-vai-phut.jpg

Bom hạt nhân chiến thuật B-61 của Mỹ​
Được biết, trước khi đạt Thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật, trong chiến lược an ninh quốc gia 2015, Washington tiếp tục đưa ra cam kết bảo vệ Tokyo bằng mọi khả năng quân sự, không chỉ với vũ khí thông thường mà bằng cả vũ khí hạt nhân.​
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc - Thiếu tướng Doãn Trác bình luận:​
nhat-chiem-nam-kuril-trong-3-ngay-nga-tai-chiem-trong-vai-phut.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban thông tin Hải quân TQ
Thiếu tướng Doãn Trác
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra tuyên bố trên chỉ nhằm mục đích tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật và khuyến cáo Tokyo không cần thiết phải phát triển vũ khí hạt nhân làm gì.
Về vấn đề thực chất tuyên bố này là nhằm vào ai, ông Doãn cho rằng đó có thể nhằm vào Triều Tiên, Trung Quốc và cả Nga. Trong đó, đích nhắm lớn nhất là Bình Nhưỡng.​
BÀI LIÊN QUAN
Hiện nay, Triều Tiên đang nỗ lực trở thành một quốc gia hạt nhân, điều này khiến Nhật Bản rất lo lắng. Bình Nhưỡng đã từng khẳng định đích nhắm của vũ khí hạt nhân không nhằm vào Seoul bởi khoảng cách quá gần nhau sẽ gây hại cho cả 2 bên.​
Vị chuyên gia Trung Quốc nhận định, hiện công nghệ thu nhỏ đầu đạn, tăng tầm phóng của Triều Tiên còn rất kém, vũ khí hạt nhân của nước này chưa đủ tầm bắn đến Mỹ nên khi sử dụng có thể sẽ nhằm vào Nhật Bản, khiến Tokyo “mất ăn mất ngủ”.​
Ngoài ra, ông Doãn nhận định, tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng có thể nhằm “dằn mặt” Trung Quốc, cổ vũ sĩ khí của Tokyo trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (hiện do Nhật quản lý) với Bắc Kinh bởi hiện PLA đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân khá đồ sộ.​
Trong vài năm qua, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo ngày càng leo thang căng thẳng sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp, còn Trung Quốc tuyên bố thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên biển Hoa Đông.​
Ông Doãn Trác còn nhận định, đích nhắm của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng có thể nhằm vào Nga khi Moscow và Tokyo đang có tranh chấp chủ quyền 4 đảo phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, do những hệ lụy để lại trong lịch sử.​
Quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía Bắc, bao gồm đảo Etorufu, Kunashiri, Shikotan và nhóm đảo Habomai do quân đội Liên Xô chiếm đóng năm 1945 khi Nhật bại trận và Chiến tranh thế giới II kết thúc.​
Đây là vấn đề tranh chấp lãnh thổ phức tạp có lịch sử lâu đời giữa Nhật và Nga.​
nhat-chiem-nam-kuril-trong-3-ngay-nga-tai-chiem-trong-vai-phut.jpg

Tên lửa đạn đọa liên lục địa LGM-30 Minuteman III của Mỹ​
Nga là cường quốc hạt nhân số 1 thế giới với khoảng 8.500 đầu đạn chiến lược/chiến thuật. Đến Washington cũng còn phải sợ hãi kho vũ khí hạt nhân của Moscow, nói gì đến Tokyo.​
Tuy kịch bản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân dọa nạt Nhật là rất thấp những không phải là không thể xảy ra.​
Trước đây, một quan chức quốc phòng Nhật đã từng tuyên bố, Nhật có thể đánh chiếm quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía Bắc trong vòng 3 ngày nhưng một quan chức Nga đã đáp trả rằng, Nga không cần đến 3 ngày mà chỉ cần vài phút là có thể tái chiếm lại.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đang áp sát Nga bằng không quân

(Vũ khí) - Ngoài vũ khí bộ binh và phòng không, Mỹ đang tiến hành áp sát Nga bằng sức mạnh không quân khi liên tiếp công bố kế hoạch triển khai của mình.

Áp sát Nga bằng Không quân
Theo Business Insider, Không quân Mỹ vừa quyết định điều ít nhất 4 chiếc cường kích A-10 từ phi đoàn chiến đấu cơ viễn chinh 345 tới căn cứ không quân Amari, Estonia hôm 30/4.
Nguồn tin báo chí từ Không quân Mỹ cho biết, việc điều động này là cách Mỹ bảo vệ thông qua sứ mệnh Kiểm soát không phận Baltic theo cam kết trước đó với các quốc gia đồng minh trong khu vực này. Đặc biệt, lô chiến đấu cơ này nằm trong gói An ninh chiến trường (TSP) đầu tiên của Không quân Mỹ.
Theo nguồn tin trên, số máy bay chiến đấu này sẽ được triển khai tới Estonia trong 6 tháng nhằm hỗ trợ chiến dịch Quyết tâm hoạt động Đại Tây Dương (Operation Atlantic Resolve) và trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ tiếp tục điều các máy bay tấn công A-10 Warthog dọc vùng Đông Âu. 12 chiếc A-10 từ phi đoàn chiến đấu cơ 355, Davis-Monthan AFB, Arizon của Không quân Mỹ được điều tới căn cứ không quân Spangdahlem, Đức. Sau đó, các máy bay này sẽ được luân chuyển tới Anh, Ba Lan, Romani.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-dang-bao-vay-nga-bang-khong-quan_51140193.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Cường kích A-10 Thunderbolt.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài những chiếc A-10 Thunderbolt kể trên, hiện tại Estonia cũng đang có sự hiện diện của 14 chiếc F-16 của Không quân Mỹ đồn trú kể từ giữa tháng 4/2015.
Máy bay cường kích A-10 của Mỹ có một chỗ ngồi, nặng 23 tấn. Máy bay được trang bị 2 động cơ với vũ khí chính là pháo nhiều nòng 30 mm (GAU-8 Avenger). Nhiệm vụ hàng đầu của A-10 khi được thiết kế là tiêu diệt các loại xe tăng của đối phương với các loại đạn xuyên giáp.
Không chỉ triển khai chiến đấu cơ đến Estonia, hồi tháng 4/2014, ngay khi tình hình bất ổn tại Ukraine leo thang, Mỹ đã quyết định triển khai 12 chiến đấu cơ F-16 và gần 300 quân nhân tới Ba Lan.
Được coi là huyền thoại của Không quân Mỹ, vì vậy dù đã có thời gian hoạt động khá lâu, nhưng đến tận ngày nay F-16 vẫn chứng minh được sức mạnh trong chiến tranh hiện đại.
Tiêm kích F-16 được phát triển với nhiều biến thể khác nhau, và hỏa lực giữa các đời F-16 cũng có sự khác nhau, càng về các biến thể sau thì càng hiện đại. Dù vậy, thế hệ đầu F-16A/B nếu được nâng cấp thì cũng có khả năng mang được vũ khí hiện đại đời F-16C/D, E/F.
Cơ bản tiêm kích F-16 được trang bị một pháo cao tốc 20mm 6 nòng M61 Vulcan với tốc độ bắn cực cao (khoảng 6.000 phát/phút), có khả năng mang tên lửa không đối không tầm ngắn - xa AIM-9, AIM-120; tên lửa không đối đất AGM-65; tên lửa chống radar AGM-88; tên lửa chống tàu AGM-84 hoặc AGM-119; bom có điều khiển hoặc bom không điều khiển.
Không chỉ có Không quân
Ngoài việc tăng cường sức mạnh tấn công đường không áp sát Nga, Mỹ và phương Tây cũng liên tiếp củng cố sức mạnh tấn công từ mặt đất.
Hồi đầu tháng 3/2015, Mỹ đã quyết định triển khai 120 xe tăng, xe bọc thép cùng 3.000 lính đến gần biên giới Nga.
Việc triển khai vũ khí rầm rộ nói trên là để “thể hiện sự kiên quyết trước Tổng thống Vladimir Putin và nước Nga rằng chúng tôi có thể hợp tác, phối hợp cùng nhau”,
Thiếu tướng John R. O'Connor của Mỹ đã nói như vậy khi ông này đứng giám sát hoạt động đưa vũ khí vào cảng Riga, Latvia.
Những vũ khí được triển khai đến các nước Baltic bao gồm xe tăng Abrams, phương tiện chiến đấu Bradley, Scout Humvees cũng như thiết bị hỗ trợ.
Theo ông O'Connor, các phương tiện bọc thép sẽ được triển khai “đủ lâu đến chừng nào còn cần để ngăn chặn sự xâm lược của Nga”.
Cũng trong tháng 3/2015, Mỹ đã quyết định triển khai một số khẩu đội tên lửa phòng không Patriot đến Ba Lan để đối phó với những "nguy cơ" từ Nga.
Không chỉ có Mỹ, hồi đầu năm 2015, Pháp cũng đã triển khai lượng lớn xe tăng chủ lực Leclerc và xe chiến đấu bộ binh VBCI đến Ba lan nhằm tăng cường sức mạnh tấn công mặt đất cho đồng minh trong một cuộc đối đầu tiềm tàng với Nga.

NATO thử dò tìm, tấn công tàu ngầm lớn chưa từng có

(Lực lượng vũ trang) - Cuộc diễn tập săn ngầm của NATO đã diễn ra với quy mô lớn chưa từng có. Động thái này có phải là sự phản ứng đối với Nga?

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nato-dien-tap-san-ngam-de-dan-mat-nga_5034349.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu chiến lớp Fridtjof Nansen{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
NATO đã tiến hành một trong những cuộc diễn tập săn ngầm lớn chưa từng có ở Biển Bắc vào ngày 4/5, Thuỵ Điển - quốc gia không phải là một thành viên NATO cũng lần đầu tiên được mời tham dự, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và các quốc gia láng giềng phía Bắc nước này.
Hơn chục chiếc tàu từ 11 quốc gia sẽ tham gia cuộc diễn tập có tên gọi "Dynamic Mongoose". NATO sẽ mô phỏng việc dò tìm và tấn công các tàu ngầm tại một trong những vùng biển khó khăn nhất, nước nông và những vách núi lởm chởm, dòng chảy nhanh và tạp âm cao một cách bất thường do nước ngọt đổ vào từ các vịnh hẹp của Na Uy.
Các căng thẳng đã dâng cao kể từ khi Nga sáp nhập một phần lãnh thổ của Ukraina hồi năm ngoái; 3 quốc gia nhỏ vùng Baltic - những nước cũng dựa vào sự bảo hộ của Bắc Âu, lo sợ rằng sắp tới họ có thể trở thành các vùng thiểu số của Nga.
Trong khi đó, Phần Lan đã phát hiện ra một tàu ngầm không rõ nguồn gốc dọc bờ biển nước này hồi tuần trước, đang bắn bom phá tàu trong khi thành viên NATO là Latvia, một quốc gia Xô Viết cũ đã cho biết hồi tháng trước nước này đã phát hiện một tàu ngầm của Nga gần vùng nước của họ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nato-dien-tap-san-ngam-de-dan-mat-nga_5034365.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu ngầm lớp 212 của Đức chuẩn bị cho cuộc diễn tập gần Bergen, bờ biển phía Bắc Na Uy ngày 3/5{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Máy bay Nga cũng đã liên tục tiếp cận không phận các nước Bắc Âu và vùng Baltic trong những tháng gần đây, thách thức sự phòng thủ không gian và gây ra các phản ứng từ các nước đồng minh.
"Nga có quyền ở trên biển giống như chúng ta," Chuẩn Đô đốc Brad Williamson, chỉ huy cuộc diễn tập cho biết. "Nhưng những sự việc chúng ta đã chứng kiến không nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế ... và đó chính là nguyên nhân của sự lo ngại."
"Đây không phải là sự đáp trả cho việc đó ... nhưng nó thể hiện sự liên quan đến cuộc diễn tập," Williamson nói trên boong tàu USS Vicksburg, tàu chỉ đạo cuộc diễn tập.
Các bộ trưởng quốc phòng Bắc Âu đã mạnh mẽ lên án Nga hồi tháng trước, coi nước này là mối đe doạ lớn đối với an ninh, khiến Nga phải nói rằng sự liên hệ chặt chẽ của Phần Lan và Thuỵ Điển với NATO là một "mối lo ngại đặc biệt."
"Nga đã tăng cường các hoạt động của họ và chúng ta cũng vậy," Kai Nickelsdorf, chỉ huy tàu ngầm U33 của Đức, chiếc tàu đóng vai tàu ngầm đối phương trong cuộc diễn tập.
Bốn tàu ngầm liên quan, bao gồm một chiếc của Thuỵ Điển, sẽ được giao nhiệm vụ tiếp cận và tìm kiếm các tàu chưa được phát hiện, mô phỏng một cuộc tấn công vào các tàu mặt nước.
Mặc dù Na Uy có chung một biên giới dài trên biển với Nga tại Bắc Cực, nhưng nước này đã không để ý đến việc tăng cường các hoạt động trong thời gian gần đây.
"Chúng ta đã chứng kiến một sự giảm sút về mức độ hành động một vài năm trước đây và hiện nay nó đang được khôi phục như mức bình thường," Ole Morten Sandqvist, chỉ huy hạm đội Na Uy cho biết. "Số lượng tàu chiến, máy bay trên không... đã trở nên thường xuyên hơn trước đây."
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Đức tung hô sức mạnh siêu tăng T-14 Armata Nga

Cập nhật lúc: 14:30 06/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Quân đội Nga nhận 100 siêu tăng Armata vào năm 2016
Chiêm ngưỡng “dung nhan” tháp pháo siêu tăng T-14 Armata


(Kiến Thức) -Xe tăng T-14 Armata sở hữu những tính năng chưa từng có sẽ khiến các nước phương Tây phải nâng cấp vũ khí của mình thì mới có thể bắt kịp Nga.
Đó là những nhận định trong một bài phân tích mới đây của tờ báo Đức Stern và được tờ Ria.ru Nga dẫn lại hôm 5/5.​
Theo bài phân tích, xe tăng T-14 Armata là một sản phẩm đổi mới thực sự đầu tiên của Nga kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là một hiện tượng đáng chú ý bởi vì trên thế giới không phải luôn có sự xuất hiện của một loại xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn mới như vậy.​
Chẳng hạn như xe tăng Leopard 2 của Đức cũng phải mất 35 năm hay xe tăng M1 Abrams Mỹ cũng mất rất nhiều thời gian thai nghén mới ra đời. Đối với Armata cũng là kết quả tổng kết những thành tựu tốt nhất trong kinh nghiệm phát triển xe tăng của Nga sở hữu tốc độ và tính cơ động cực nhanh.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe tăng T-14 Armata. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tờ Stern nhấn mạnh, Armata được trang bị pháo nòng trơn cỡ 125 mm có sức mạnh trên cơ so với cả pháo của xe tăng Đức Leopard 2. Nếu thay thế bằng loại pháo cỡ 152 mm hoặc 155 mm thì đó sẽ là một loại pháo đáng sợ trên thế giới.​
Điểm đổi mới chính của Armata ở chỗ, kíp chiến đấu không cần bố trí người trong tháp pháo mà chỉ cần điều hành cỗ tăng này trong một khoang an toàn đặc biệt ở phía trước xe. Tờ Stern đánh giá, đây chính là cách thiết kế đổi mới vượt bậc so với truyền thống chế tạo xe tăng của Nga trước đây.​
Kíp chiến đấu trên T-14 Armata sẽ được bảo vệ an toàn hơn bất kỳ xe tăng nào hiện nay trên thế giới. Lớp giáp của siêu tăng có thể vô hiệu hóa tất cả các loại đầu đạn đang có trên chiến trường. Đồng thời hệ thống tên lửa trên Armata còn chủ động bắn hạ bất kỳ trực thăng nào khi muốn tiếp cận gần Armata.​
Hơn nữa Armata còn có thể hoạt động theo chế độ điều khiển từ xa với camera quan sát có độ phân giải cao, cung cấp tầm nhìn toàn diện ổn định. Với tính năng này, tờ Stern tin rằng, Armata không khác gì một “cỗ xe tăng bay không người lái” hay là “một loại xe tăng robot”.​
“Nếu siêu tăng T-14 Armata đáp ứng được những kỳ vọng của Nga, chúng có thể tạo ra rất nhiều áp lực đối với quân đội các nước phương Tây trong việc hiện đại hóa vũ khí. Đặc biệt là khi Nga sẽ xuất khẩu loại vũ khí mới nhất này cho các đồng minh như mục tiêu trước đó mà điện Kremlin đã đưa ra”, tờ Stern kết luận.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Lộ hỏa lực các loại vũ khí mới duyệt binh 9/5

Cập nhật lúc: 20:00 07/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Vũ khí “khủng” dồn dập về Moscow sẵn sàng cho ngày 9/5
Chiêm ngưỡng “dung nhan” tháp pháo siêu tăng T-14 Armata


(Kiến Thức) - Quân đội Nga đã công bố hình ảnh chính thức cùng thông số hỏa lực ban đầu các loại vũ khí cơ giới mới tham dự duyệt binh 9/5.
Theo Armyrecognition, Bộ Quốc phòng Nga đã chính thức công bố những hình ảnh đầu tiên về vũ khí mới tham gia duyệt binh mừng Ngày Chiến Thắng trên Quảng Trường Đỏ ở Moscow vào ngày 9/5/2015. Đây là lần đầu tiên, Nga tiết lộ hình dạng đầy đủ phương tiện chiến tranh mới (gồm xe tăng, thiết giáp, pháo tự hành) khi lột bỏ lớp phủ bao ngoài tháp pháo.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hình dạng đầy đủ của siêu tăng T-14 Armata.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngày Chiến Thắng 9/5 tổ chức ở Moscow được xem là một sự kiện lớn nhất trong lịch sử Nga. Tổng số có khoảng 194 xe tăng - thiết giáp, 150 máy bay phản lực và trực thăng, 14.000 quân nhân tham gia sự kiện này. Con số đó vượt trội hẳn so với lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến Thắng được tổ chức vào năm ngoái ở Nga với 11.000 người, 151 thiết bị vũ khí và 69 máy bay tham gia.​
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu còn cho biết, tính trên quy mô cả nước trong 28 thành phố của Nga thì có hơn 78.500 quân nhân và gần 2.000 thiết bị vũ khí đồng loạt tổ chức kỷ niệm Ngày Chiến Thắng.​
Trong số những vũ khí mới của Quân đội Nga lần này có sự hiện diện của siêu xe tăng T-14 Armata do Công ty Uralvagonzavod Nga phát triển. Lô tăng đầu tiên dự kiến sẽ chuyển cho Lực lượng Vũ trang Nga vào năm nay và tổng cộng sẽ có 2.300 chiếc loại này được cung cấp vào năm 2020.​
Theo thông tin ban đầu, T-14 Armata được trang bị tháp pháo điều khiển từ xa, lắp pháo nòng trơn 125mm với bộ nạp đạn tự động, cơ số đạn dự trữ 32 viên.
Mô hình Armata được tiết lộ lần đầu trong tháng 7/2012 còn cho thấy xe tăng này sẽ sở hữu các vũ khí phụ gồm súng phóng lựu 57 mm gắn bên trái tháp pháo và súng máy 12,7 mm gắn ở phía bên phải. Tuy nhiên, trên mô hình chính thức không có sự xuất hiện của các vũ khí này.​
Kết cấu của T-14 Armata chia làm hai phần chính: khung gầm có khoang dành cho kíp chiến gồm 3 người và một trạm vũ khí điều khiển từ xa không người lái trên tháp pháo.​
Ngoài T-14 Armata được tiết lộ, các phương tiện chiến tranh mới gồm: xe chiến đấu bộ binh Kurganets 25; xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata; pháo tự hành Koalitsiya-SV; xe thiết giáp chở quân Bumerang cũng được tiết lộ tháp pháo.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe thiết giáp chở quân Kurganets-25.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đáng ngạc nhiên, Kurganets 25 sẽ có 2 phiên bản gồm: xe thiết giáp chở quân và xe chiến đấu bộ binh với tháp pháo khác nhau. Theo hình ảnh và thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, xe thiết giáp chở quân Kurganets 25
do Nhà máy Chế tạo máy Kurgan của Bộ Quốc phòng Nga thiết kế và phát triển. Thân xe được trang bị các module giáp để chống lại mối đe dọa đặc biệt, hông xe cũng được bảo vệ bởi giáp bị động.​
Về hỏa lực, thiết giáp chở quân Kurganets 25 trang bị trạm điều khiển vũ khí từ xa lắp đại liên 12,7mm và 7,62mm.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe thiết giáp chiến đấu bộ binh Kurganets-25. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Còn phiên bản xe chiến đấu bộ binh Kurganets 25 trang bị tháp pháo tự động gắn pháo chính
2A42 cỡ 30 mm, một súng máy đồng trục PKT cỡ 7,62 mm được gắn bên phải trạm vũ khí. Ngoài ra còn có 2 ống phóng tên lửa dẫn đường chống tăng Kornet-EM ở hai bên ụ pháo. Kurganets-25 có thể tấn công tất cả các mục tiêu di động hoặc tĩnh bất kể ngày hay đêm ở phạm vi xa tối đa 5.500m.​
Kiểu tháp pháo của Kurganets 25 cũng được sử dụng cho xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata - dùng khung khung gầm với T-14 Armata. Bố trí trong xe, đ
ộng cơ ở khoang phía trước, có kíp lái 2 người và có thể mang theo một tiểu đội bộ binh ở khoang phía sau.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Pháo tự hành thế hệ mới nhất 2S35 Koalitsiya-SV cũng được công khai trong lần này. Nó sử dụng chung khung gầm 2S19 Msta-S nhưng dùng kiểu tháp pháo và pháo 152mm mới.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống pháo 2A88 cỡ 152 mm được cố định bằng một loại khóa khi hệ thống di chuyển. Để tăng khả năng phòng vệ, 2S35 được trang bị trạm vũ khí điều khiển từ xa với một súng máy Kord 12.7 mm phía trên tháp pháo. Bên cạnh đó có ba ống phóng lựu đạn khói được gắn ở hai bên và phía trước tháp pháo. Tháp pháo cũng được trang bị một hệ thống nạp đạn tự động. Pháo 2S35 còn có thể bắn loại đầu đạn dẫn đường bằng laser thế hệ mới 9K25 cỡ 152 mm.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe thiết giáp chở quân Bumerang. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Xe thiết giáp chở quân Bumerang cũng có cấu hình vũ khí tương tự Kurganets 25 và T-15 Armata, nhưng dùng kiểu tháp pháo mới, nhỏ hơn. Trên nó cũng trang bị một pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm, súng máy đồng trục 7.62 mm gắn bên phải vũ khí chính. Ở mỗi bên tháp pháo còn có hai ống phóng tên lửa dẫn đường chống tăng Kornet-EM.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.