Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Iran cảnh báo: Đừng để phải 'quỳ gối' trước vũ khí Iran

(Vũ khí) - Nói về nguy cơ Mỹ tấn công vào Iran, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) cho rằng, đây sẽ là cơ hội để vũ khí Iran biểu diễn.

Tuyên bố trên được Times of Israel dẫn lời Chuẩn tướng Hossein Salami, phó chỉ huy IRGC: "Chúng tôi chào đón chiến tranh với Mỹ vì tin rằng đây sẽ là sân khấu để chúng tôi phô diễn sức mạnh tiềm ẩn thực sự", ông Hossein Salami cho biết.
Tướng Salami còn nhấn mạnh rằng, Tehran sẽ tấn công mọi căn cứ không quân được sử dụng làm bệ phóng để tấn công Iran. "Chúng tôi cảnh báo các phi công, chuyến bay đầu tiên (để tấn công Iran) cũng sẽ là lần xuất kích cuối cùng của họ, không ai có thể trở về căn cứ bình an vô sự", ông nói.
Trong khi đó, một lãnh đạo cấp cao khác của IRGC, Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari cũng đưa ra cảnh báo tương tự trong một buổi lễ ở thành phố Semnan, phía bắc Iran. Theo ông, nếu phương Tây thực sự nghĩ có thể tùy ý tấn công Iran thì họ đã lầm, thay vào đó, các cường quốc thế giới "quỳ gối" trước sức mạnh của Iran.
Tướng Jafari nói: "Phương án tấn công quân sự mà phương Tây liên tục đề cập thật nực cười. Họ thừa hiểu rằng cách này không mang lại hiệu quả, nếu không thì họ đã sử dụng nó nhiều lần rồi. Giờ họ đã chuyển sang kiểu đe dọa mới".
Theo nhận định của Times of Israel, đây là lời tuyên bố cứng rắn nhất của Iran gửi đến các "thế lực lực thù địch", đứng đầu trong số đó là Mỹ. Vậy căn cứ vào đâu khiến Iran đầy tự tin như vậy? Theo tạp chí quốc phòng Business Insider (Mỹ), sở dĩ Iran tự tin về sức mạnh của mình là dựa vào kho tên lửa tầm xa khổng lồ của mình.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chien-tranh-voi-my-la-san-khau-de-iran-bieu-dien_8156152.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tên lửa đạn đạo
Iran là một trong những quốc gia rất chú trọng đầu tư nghiên cứu và phát triển tên lửa đạn đạo. Từ giữa những năm 1980 đến cuối những năm 1990, Iran đã tiến hành 23 chương trình phát triển tên lửa. Năm 2001, quốc gia này có 9 chương trình sản xuất và phát triển tên lửa đạn đạo.
Trước đó, vào những năm 1970, Iran đã được các công ty của Mỹ giúp đỡ sản xuất tên lửa đất đối không và tên lửa đất đối đất. Năm 1974, Mỹ đã bán cho Iran tên lửa MGM-52 Lance với tầm hoạt động 130km, trọng lượng đầu đạn 140kg.
Năm 1984, Iran đã đàm phán và mua tên lửa đạn đạo của Libya và được chuyển giao chuyến hàng đầu tiên gồm 20 tên lửa vào năm 1985. Dựa trên thiết kế của loại tên lửa này, Iran bắt tay vào chế tạo 14 tên lửa đạn đạo trong các năm 1985, 1987, và 1988. Iran tuyên bố rằng họ đã sản xuất thành công tên lửa Shahab-1.
Năm 1991, Triều Tiên đã cung cấp tên lửa SCUD-C hoàn chỉnh cho Iran, có tên là Shahab-2. Khoảng 60 bộ tên lửa hoàn chỉnh đã được chuyển giao cho Iran hồi cuối năm 1992, Iran bắt đầu tự lực sản xuất loại tên lửa này với số lượng khoảng 170 quả. Tên lửa này đã được cải tiến với tầm hoạt động lên 500km, trọng lượng đầu đạn 500kg, sai số 1.000m. Triều Tiên cũng đã hỗ trợ kỹ thuật cho Iran phát triển tên lửa Shahab-3 vào giữa những năm 1990.
Tháng 4/1993, nhóm chuyên gia của Iran gồm 300 người đã đến Triều Tiên và được hướng dẫn bởi các chuyên gia về công nghệ tên lửa. Iran có kế hoạch mua và chế tạo 150 tên lửa Nodong. Trong thời gian từ 1997 - 2002, Triều Tiên đã cung cấp cho Iran 20 tên lửa. Từ năm 2001, Iran có kế hoạch chế tạo 20 tên lửa mỗi năm, động cơ do Triều Tiên cung cấp.
Tên lửa Shahab-3 và tên lửa Shahab-3B đều dựa trên thiết kế của tên lửa Nodong-1 và là tên lửa đầu tiên của Iran có thể phóng tới lãnh thổ Israel. Đồng thời, Iran đã tham gia vào quá trình chế tạo và đổi dầu lấy 150 tên lửa loại này với Triều Tiên.
Tháng 6/2005, Iran đã thử nghiệm thành công Shahab-3 với tầm phóng 2.000km và độ chính xác được cải thiện. Trung Quốc cũng đã giúp đỡ Iran với việc cung cấp hệ thống dẫn đường để nâng độ chính xác tên lửa này tới 250m.
Việc hiện đại hóa tên lửa chủ yếu chuyển nhiên liệu lỏng thành nhiên liệu rắn. Tháng 5/2005, Iran đã thử nghiệm thành công động cơ sử dụng nhiên liệu rắn cho tên lửa Shahab-3. Hơn nữa, việc sử dụng động cơ này cho phép kéo dài giai đoạn bảo dưỡng và tăng độ chính xác của tên lửa.
Iran cũng chú trọng phát triển các dòng tên lửa khác hoạt động bằng nhiên liệu rắn. Iran đã được Trung Quốc hỗ trợ sản xuất tên lửa mô phỏng tên lửa CSS-8 và Fateh. Tên lửa Tondar-69 là dạng cải tiến của tên lửa Nga đất đối không S-75 được chế tạo ở Trung Quốc cải tiến thành tên lửa đất đối đất.

Iran cảnh báo: Đừng để phải 'quỳ gối' trước vũ khí Iran

(Vũ khí) - Nói về nguy cơ Mỹ tấn công vào Iran, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) cho rằng, đây sẽ là cơ hội để vũ khí Iran biểu diễn.

Tên lửa Fateh A-110 là loại tên lửa mới, được tiến hành thử nghiệm vào năm 2002 và đã thành công. Tên lửa Fateh A-110 là tên lửa một tầng, tầm hoạt động 200km, trọng lượng đầu đạn 500kg. Iran tự sản xuất cả tên lửa và động cơ cho tên lửa loại này và đã xây dựng nhà máy đặc biệt cho chế tạo tên lửa. Sai số tối đa của tên lửa là 100m, Iran đang cố gắng cải tiến để có thể sử dụng bệ phóng di động.
Iran cũng đã nghiên cứu phát triển tên lửa mô phỏng tên lửa M-11 của Trung Quốc (DF-11/CSS-7) và M-9 (DF-15/CSS-6). Dựa trên tên lửa M-11, Iran đã phát triển thành tên lửa Tondar 68 hoặc Gadr với tầm hoạt động 290km. Loại tên lửa này mang được đầu đạn nặng 500kg. Một đặc tính quan trọng của tên lửa M-11 là nó có khả năng phóng từ bệ phóng di động bố trí trên MAZ-543 và loại tên lửa Tondar 68/Gadr cũng có thể phóng đi từ bệ phóng này.
Dựa trên tên lửa M-9 của Trung Quốc, Iran đã phát triển loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn nặng 320kg với tầm hoạt động lên tới 800km. Việc phát triển tên lửa loại này được tiến hành đồng thời với việc cải tiến tên lửa Shahab hoạt động bằng nhiên liệu lỏng. Trong năm 2006, Iran đã tiến hành thử tên lửa Saegheh chiến thuật đất đối đất. Tên lửa này có tầm hoạt động từ 80 - 250km.
Ngoài ra, Iran cũng đã tự nghiên cứu phát triển tên lửa QADR1 có tầm hoạt động 1.800 km. Tên lửa này đã được trưng bày lần đầu tiên vào ngày quân đội quốc gia năm 2008.
Cùng với chương trình nghiên cứu và phát triển tên lửa, Iran cũng tìm cách phát triển hệ thống bệ phóng. Vào cuối những năm 1990, Iran đã có khoảng 100 bệ phóng di dộng dựa trên các xe di động của Liên Xô và Đức.
Tuy nhiên, trong những năm giữa 1990, Iran cũng đã xây dựng các công sự dưới lòng đất cho tên lửa Shahab dọc theo bờ biển của Vịnh Ba Tư. Tên lửa từ các công sự này có thể phóng tới Oman, Qatar và UAE.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chien-tranh-voi-my-la-san-khau-de-iran-bieu-dien_8159369.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bên trong kho tên lửa hạng nặng của Iran.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tên lửa hành trình
Iran đã thành công trong việc chế tạo tên lửa hành trình nhằm mục đích chống tàu hải quân cũng như các mục tiêu trên mặt đất. Loại tên lửa này mô phỏng tên lửa CSSC-2 Silkworm.
Vào năm 1987, Iran bắt đầu sản xuất các loại tên lửa này với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Triều Tiên sau đó sản xuất theo thiết kế của Iran. Năm 2004, Iran đã cải tiến tên lửa CSSC-2 gọi là Raad có thể mang được đầu đạn 500kg với tầm bắn 400km.
Iran bắt đầu các nghiên cứu cải tiến tên lửa K-801 (Karus) và T-802 (Tondar) của Trung Quốc vào năm 1996. Tên lửa Karus có tầm bắn 40km trong khi của Tondar là 120km. Hai loại tên lửa này không những có thể phóng đi từ các bệ phóng di động bố trí dọc các bờ biển mà còn có thể bố trí trên các tàu chiến của Iran.
Cùng với các chương trình trên, Iran đã mua tên lửa Kh-55 của Ukraine. Tên lửa có tầm hoạt động 2.500km, sai số tối đa 100m, đầu đạn 410kg được điều khiển bởi bộ điều khiển quán tính (INS) với bộ tự điều chỉnh dựa trên thông số địa lý khu vực. Chế độ bay của tên lửa ở độ cao tối thiểu 50 - 100m với tốc độ 500 - 700km/h.
Tuy nhiên, tên lửa Kh-55 chỉ có thể trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS hoặc Tu-160 trong khi Iran chưa có loại máy bay này.
Các chuyên gia quân sự nhận định rằng tên lửa Kh-55 có thể sử dụng như cơ sở để thiết kế tên lửa hành trình chiến thuật với tầm hoạt động 500 - 600 km. Tên lửa này có lợi thế về độ cơ động, độ chính xác, khả năng khó bị phát hiện và giá thành thấp.
Hơn nữa, việc tên lửa có tầm bắn thấp sẽ nâng trọng lượng đầu đạn lên và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Năm 2013, Iran đã sản xuất được tên lửa Sejil và Ghadr có tầm bắn 2.000km, có thể đặt Israel và các căn cứ Mỹ ở Vùng Vịnh trong tầm ngắm.
 
23/8/12
1.162
3
38
"Sát thủ êm ái" của quân đội Ấn Độ

Vũ Thanh | 08/05/2015 20:00



2-kali-1431088668088-0-0-229-448-crop-1431088761535.jpg

Chia sẻ:
Nhờ khả năng tiêu diệt máy bay và tên lửa đối phương bằng tia vi sóng cực mạnh, súng KALI của Ấn Độ được ví như ngôi sao của các cuộc chiến tranh hay sát thủ êm ái.

Súng KALI
Theo trang Tin tức Quốc phòng Ấn Độ, các nhà khoa học nguyên tử của nước này đã chế tạo thành công một loại vũ khí được cho là “ngôi sao của các cuộc chiến tranh”, hay còn gọi là KALI.​
Vũ khí này bắn ra chùm tia vi sóng có năng lượng lên tới hàng tỷ Hz/s nên có thể tiêu diệt máy bay và tên lửa của đối phương bằng cách làm tê liệt hệ thống điện tử và chíp máy tính trong bộ máy điều khiển.​
Sóng xung điện từ được truyền đi với vận tốc ánh sáng sẽ dễ dàng làm đoản mạch và “nướng chín” các chíp điện tử cũng như mạch điện bên trong máy tính hay thiết bị thông tin liên lạc.​
Hệ thống điện tử vốn là “tai mắt” của những vũ khí hiện đại. Khi chúng bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí sẽ không còn.​
Các loại vũ khí không dùng điện như súng máy hay pháo phòng không có thể vẫn hoạt động nhưng hiệu quả chiến đấu sẽ giảm do các hệ thống chỉ thị mục tiêu không hoạt động.​
sat-thu-em-ai-cua-quan-doi-an-do.jpg

Súng KALI. Ảnh: IDN.​
Mặc dù thuật ngữ vũ khí xung điện từ mới xuất hiện, khái niệm về nó đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ các nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của Mỹ trong những năm 1950.​
Từ năm 1958, khi thử nghiệm bom khinh khí (bom H), các nhà khoa học phát hiện rằng một vụ thử trên Thái Bình Dương đã gây cháy nổ các đèn chiếu sáng tại một hòn đảo ở Hawaii cách nơi thử nghiệm hàng trăm kilomet.​
Các nhà khoa học bắt đầu coi đây là khả năng có thể khai thác trong lĩnh vực quân sự.​
Các nhà khoa học Ấn Độ cho biết ''sát thủ êm ái" với chùm tia vi sóng có lợi thế hơn các vũ khí laser vì tính ứng dụng thực tế cao hơn và chi phí thấp hơn.​
Tuy nhiên, vũ khí này gây quan ngại về mặt đạo đức. Ngoài việc tiêu diệt các hệ thống vũ khí của đối phương bằng trường điện từ, nó gây nguy hiểm đối với con người, đặc biệt về mặt tâm sinh lý.​
Các nhà khoa học Ấn Độ cho biết, súng KALI sẽ lần đầu tiên cho phép nước này củng cố hệ thống tác chiến điện tử vốn được sử dụng trong các vệ tinh và tên lửa chống lại xung điện chết người do vũ khí hạt nhân tạo ra.​
sat-thu-em-ai-cua-quan-doi-an-do.jpg

Mô hình súng KALI được gắn trên máy bay. Ảnh: IDN.​
E-bomb
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ cũng đang chế tạo một loại vũ khí mới được gọi là E-bomb. Nó sẽ phát ra sóng xung kích điện từ phá hủy các mạch điện tử và mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương trong tác chiến.​
sat-thu-em-ai-cua-quan-doi-an-do.jpg

Mô hình hoạt động của E-bomb. Ảnh: IDN.​
"E-bomb sẽ là vũ khí nòng cốt trong hoạt động tác chiến cấp chiến thuật và tác chiến điện tử để phá hủy hệ thống chỉ huy, điều khiển và thông tin liên lạc của đối phương”, Avinash Chander, người đứng đầu nhóm nghiên cứu và là cố vấn cho Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.​
Avinash Chander nói thêm rằng, vũ khí này sẽ giúp quân đội Ấn Độ tiêu diệt các mục tiêu di động, hệ thống phòng không, radar, tàu chiến và thậm chí căn cứ quân sự của đối phương.​
E-bomb, với hệ thống GPS dẫn đường, sẽ được ưu tiên trong các cuộc tấn công nhằm làm tê liệt các đơn vị vũ khí điện tử, bằng cách phóng xung điện có điện áp cao. Việc chế tạo E-bomb sẽ hoàn tất trong vài năm tới.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Sức mạnh tuyệt đối của "Hoàng đế pháo binh Đức"

ĐTN | 08/05/2015 19:30



maxresdefault-1431071719414-213-0-1030-1600-crop-1431071817904.jpg

Chia sẻ:
Hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) của Đức được coi là có sức mạnh vượt trội so với những đối thủ khác trên thế giới.

Lịch sử phát triển
Vào những năm cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, Tây Đức, Anh và Ý đã thảo luận về việc phát triển một mẫu pháo tự hành mới nhằm tăng cường hỏa lực yểm trợ gián tiếp và đã cho ra đời nguyên mẫu SP70.​
Dự án SP70 sau đó đã bị hủy bỏ vì lúc bấy giờ pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn.​
Tuy nhiên những kinh nghiệm trong việc phát triển SP70 vẫn được 3 quốc gia tận dụng, và kết quả là pháo tự hành AS90 Braveheart của Anh, Palmaria của Ý và Panzerhaubitze 2000 của Đức đã ra đời.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Nguyên mẫu pháo tự hành SP70​
Năm 1987, Đức bắt đầu phát triển pháo tự hành thế hệ mới, đặt tên là Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000). Krauss-Maffei Wegmann (KMW) và nhà thầu phụ của họ, Rheinmentall Landsysteme chịu trách nhiệm chính.​
Đặc điểm của hệ thống
Khung gầm
Panzerhaubitze 2000 sử dụng một số phần của khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 với động cơ đặt phía trước.​
Động cơ diesel tăng áp 8 xi lanh MTU MT881 Ka 500 với hộp số 4 cấp Renk HSWL 284C cung cấp 1.000 mã lực, cho tốc độ di chuyển tối đa 60 km/h trên đường nhựa, tầm hoạt động 420 km, leo vách đứng cao 1,1 m, vượt hào rộng 3 m và lội nước sâu 1,5 m.​
BÀI LIÊN QUAN
Hệ thống vũ khí và điều khiển hỏa lực
Panzerhaubitze 2000 sử dụng pháo chính cỡ nòng 155 mm/ L52 do Rheinmentall DeTec phát triển, nòng pháo dài 8,06 m được mạ chrome với thể tích buồng đạn là 23 lít, có thể bắn tất cả các loại đạn 155 mm tiêu chuẩn NATO.​
Pháo được trang bị loa che lửa có rãnh nhằm tăng sơ tốc và hạn chế lửa chớp đầu nòng. Bên cạnh là khối nâng nắp bệ khóa nòng bán tự động và hệ thống đo nhiệt độ buồng đạn.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Loa che lửa đầu nòng của Panzerhaubitze 2000​
Cơ cấu nạp đạn của Panzerhaubitzer 2000 là bán tự động. Viên đạn sẽ được chọn từ máy tính và đưa từ khay xếp đạn vào bệ khóa nòng nhờ cánh tay máy, sau đó lính nạp đạn đặt liều phóng vào bên trong buồng đạn.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Vị trí trưởng xa của Panzerhaubitze 2000​
Phía trước nòng pháo là radar mảng pha đo sơ tốc đầu nòng. Dữ liệu từ radar sẽ được tải về máy tính trên khoang và tính toán cho hệ thống điều khiển hỏa lực để nạp dữ liệu bắn.​
Nếu kíp chiến đấu và máy nạp đạn hoạt động thuần thục thì tốc độ bắn của pháo là 3 viên trong 8,4 giây; 12 viên trong 59,74 giây và 20 viên trong 1 phút 47 giây.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Vị trí xạ thủ (bên trái bệ khóa nòng) và bệ khóa nòng pháo​
Cơ cấu quay tháp pháo và nâng pháo là cơ chế điện tự động thay vì hệ thống thủy lực vì độ an toàn và độ tin cậy cao hơn. Góc phương vị của tháp pháo là 360[sup]o[/sup], góc tà của pháo là[sup] -[/sup]2.5[sup]o[/sup] - [sup]+[/sup]65[sup]o[/sup] .​
Thiết bị điều chỉnh và đặt pháo vào vị trí bắn do Honeywell Maintal phát triển và lắp trên giá đỡ. Thiết bị này sẽ xác định hướng, vị trí và độ cao của pháo so với mặt nước biển để điều chỉnh góc và hướng vào vị trí bắn tốt nhất.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Máng trượt đẩy đạn vào bệ khóa nòng​
Hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 có thể sử dụng chế độ tự động hoạt động, bao gồm các kết nối dữ liệu bằng vô tuyến với hệ thống chỉ huy và kiểm soát bên ngoài (trinh sát pháo binh).​
Hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa được điều khiển bởi máy tính trên khoang MICMOS, cung cấp bởi EADS (trước đây là Daimler Chrysler Aerospace).​
Nhờ chế độ tự động, các thao tác có thể được thực hiện bởi kíp chiến đấu chỉ có 2 người. Dữ liệu bắn được cung cấp bởi máy tính đường đạn, khẩu pháo được tự động đặt vào vị trí bắn và khai hỏa.​
Khả năng bắn nhiều phát đạn đồng thời vào một mục tiêu (Multiple Rounds Simultaneous Impact/ MRSI) của Panzerhautbitzer 2000 có thể trút tới 4 viên vào mục tiêu cùng lúc.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.JPG

Radar đo sơ tốc đầu nòng phía trên nòng pháo​
Ngoài hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa, Panzerhaubitze 2000 còn được trang bị hệ thống ngắm quang học dự phòng. Vị trí trưởng xa lắp kính tiềm vọng nhìn toàn cảnh Leica PERI-RTNL 80 nhằm chỉ thị mục tiêu trong trường hợp bắn thẳng.​
Kính tiềm vọng Leica PERI-RTNL 80 có các kênh ngắm ban ngày lẫn ban đêm và hệ thống đo xa laser. Xạ thủ được trang bị kính ngắm Leica PzF TN 80 với các chức năng tương tự.​
Hệ thống nạp đạn tự động vào trong xe và đạn pháo của Panzerhaubitze 2000
Hệ thống nạp đạn tự động vào trong xe do MOOG cung cấp, có thể nạp 60 viên đạn pháo và xếp vào khay đặt ở trung tâm khung gầm xe.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Cửa nạp đạn của hệ thống nạp đạn tự động vào xe trong trạng thái mở sẵn sàng nạp đạn​
Lính nạp đạn đặt đạn pháo lên giá đỡ nằm ở phía sau xe, sau đó một máy đẩy bằng khí nén đẩy viên đạn vào trong xe, cánh tay máy tự động gắp đạn và xếp vào trong khay chứa ở trung tâm gầm xe. Chỉ với 2 lính nạp đạn có thể nạp 60 viên đạn trong 12 phút.​
Không những nạp đạn, hệ thống này còn nạp cả liều phóng module vào trong khay chứa liều phóng (288 liều phóng module). Tổng trọng lượng xe sau khi nạp đủ 60 viên đạn pháo là 55 tấn.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Khay xếp đạn trong thân xe​
Panzerhaubitze 2000 có thể bắn tất cả các loại đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn NATO như đạn L15A2 có tầm bắn 30 km và 40 km với đạn có động cơ rocket hỗ trợ, đạn M9703A1 V-LAP có tầm bắn 60 km.​
Nó cũng có thể bắn đạn pháo dẫn đường bằng GPS Raytheon/ Bofors XM982 Excalibur với tầm bắn lên đến 60 km, đạn pháo với ngòi cảm biến SMArt 155 (Suchzünder Munition für die Artillerie 155) mang 2 đạn con diệt tăng.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Đạn pháo diệt tăng SMArt 155​
Khả năng bảo vệ
Giáp trước của Panzerhaubitze 2000 dày 1 inch có thể chống được đạn 14,5 mm, mảnh pháo và đạn súng máy… Trên nóc tháp pháo có 1 khẩu súng máy 7,62 mm MG3 dùng để phòng vệ tầm gần.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Khẩu súng máy 7,62 mm MG3 trên nóc tháp pháo​
Lịch sử tham chiến và quốc gia sử dụng
Vào tháng 8 năm 2006, quân đội Hà Lan đã dùng Panzerhaubitze 2000 bắn pháo vào Taliban ở tỉnh Kandahar, Afghanistan, trong chiến dịch Medusa.​
suc-manh-tuyet-doi-cua-hoang-de-phao-binh-duc.jpg

Pháo Panzerhaubitze 2000 của Hà Lan trong chiến dịch Medusa​
Hiện nay Đức đang duy trì hoạt động 185 khẩu PZH 2000, cùng với 57 khẩu pháo của Hà Lan, 70 khẩu của Ý, 25 khẩu của Hy Lạp. Các quốc gia đặt mua là Croatia, Qatar và Lithuana.​
 
23/8/12
1.162
3
38
3 điều rút ra được từ thương vụ bán S-300 của Nga cho Iran

Anh Tuấn | 08/05/2015 17:17



1-s300-infonet-1431058414249-27-0-363-660-crop-1431058452826.jpg

Chia sẻ:
Gần như tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định bán tên lửa S-300 do Nga sản xuất cho Iran.

Thương vụ này đã bắt đầu từ nhiều năm trước, nhưng nó đã bị hoãn vào năm 2010 khi Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc thông qua Nghị định 1929 đối với Iran.​
Nghị định này mặc dù không cấm các nước bán những loại khí tài như S-300, nhưng nó kêu gọi các nước cần phải “thận trọng và hạn chế” cung cấp vũ khí cho Iran. Kể từ đó, Nga không muốn bán loại vũ khí này, nhưng nay họ đã thay đổi ý định của mình.​
3-dieu-rut-ra-duoc-tu-thuong-vu-ban-s300-cua-nga-cho-iran.jpg

S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga.​
S-300 là một hệ thống tên lửa đất đối không được trang bị các loại rađa hiện đại cùng các tên lửa tầm xa tốc độ cao, có thể bắn rơi máy bay từ khoảng cách khá xa.​
NATO gọi tổ hợp tên lửa này là SA-10 và Mỹ đã nghiên cứu và huấn luyện để chống lại chúng trong nhiều năm. Về cơ bản, S-300 là một dàn phóng tên lửa cơ động, chính xác và lợi hại.​
Quyết định bán tên lửa S-300 cho Iran là một sự kiện rất quan trọng vì 3 lý do dưới đây.​
Sức mạnh quân sự trong khu vực đã thay đổi
Trong suốt một thập kỷ qua, Mỹ và các đồng minh có thể tự do hoạt động trên vùng trời Trung Đông mà không gặp trở ngại nào.​
BÀI LIÊN QUAN
Những nước thân Mỹ có thể dựa vào hỗ trợ trên không và tầm hoạt động của máy bay Mỹ. Đối thủ của Mỹ thì phải dè chừng trước khả năng do thám và công kích từ trên cao của Mỹ, khiến những lựa chọn chiến thuật của họ bị giới hạn.​
Điều này ban đầu là đúng đối với Iran, do khả năng phòng không của họ đã chịu nhiều tổn thất bởi cấm vận. Tuy nhiên, sự xuất hiện của S-300 đã thay đổi điều này.​
S-300 không phải là bức tường vô hình và Mỹ có thể đánh bại nó nếu họ muốn.​
Tuy nhiên, để có thể phá hủy S-300, quân đội Mỹ phải thực hiện một chiến dịch quy mô lớn bao gồm các khí tài trên không, trên biển và trên bộ, trong đó có cả những loại máy bay và tên lửa tốt nhất và đắt tiền nhất của Mỹ.​
Rủi ro đối với con người và thiết bị trong những chiến dịch đó là rất lớn, và cần rất nhiều thời gian để có thể đạt được mục tiêu.​
Thể hiện sự phổ biến của các thiết bị phòng không trên thế giới
Năm 2003, ba chuyên gia Andrew Krepinevich, Barry Watts và Robert Work đã từng cảnh báo về sự phổ biến của các loại vũ khí như S-300 trên toàn thế giới.​
Họ nói rằng những nước như Iran và Triều Tiên sẽ mua về những loại vũ khí lợi hại như S-300 và buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược của mình để thể hiện sức mạnh.​
3-dieu-rut-ra-duoc-tu-thuong-vu-ban-s300-cua-nga-cho-iran.jpg

Với S-300 của Nga, Iran sẽ nâng cao khả năng phòng không cũng như có nhiều lựa chọn về chiến thuật hơn.​
Do đó, nhiều quan chức của Mỹ, trong đó có ông Work (nay là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ) đã kêu gọi phát triển công nghệ mới để “cản trở” những loại vũ khí tiên tiến như S-300. Sự phổ biến của các loại vũ khí phòng không hiện đại là điều không thể bàn cãi.​
Thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại
Lệnh cấm vận của phương Tây với Nga do những cáo buộc về khủng hoảng ở Ukraine đã gây ra những chi phí lớn đối với nền kinh tế Nga và đẩy mạnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây.​
Giờ đây, cả hai bên sẽ còn phải đau đầu về vấn đề của Iran nữa. Với việc bán tên lửa S-300 cho Iran, Nga đã có cách để làm gia tăng chi phí cần thiết của Mỹ nếu nước này có ý định can thiệp quân sự.​
Hoạt động huấn luyện để chống lại S-300 đã bị ảnh hưởng nặng nề do cắt giảm ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2013.​
Gần đây, người đứng đầu Bộ Không quân Hoa Kỳ là bà Deborah James nói rằng một nửa đơn vị của Không quân Mỹ không được huấn luyện để thực hiện những chiến dịch chống lại vũ khí tối tân.​
Xét về sự lan rộng của các loại vũ khí phòng không hiện đại do những sự kiện như thương vụ giữa Nga và Iran, điều đó sẽ không thể làm giới chức Mỹ an tâm.​
 
23/8/12
1.162
3
38
5 loại vũ khí tối quan trọng để duy trì sức mạnh Mỹ hiện nay

Anh Tuấn | 09/05/2015 17:02



5-haiquanmy-infonet5-1431152801524-77-0-414-660-crop-1431152911629.jpg

Chia sẻ:
Hải quân Mỹ là một trong những lực lượng quân đội trên biển mạnh nhất thế giới, tuy nhiên họ sẽ cần một số loại khí tài quan trọng để có thể thực sự chế ngự đối phương.

Danh sách này áp dụng những thước đo như tầm quan trọng của loại vũ khí đó đối với Mỹ, khả năng nâng cao sức tấn công và phòng thủ của một hạm đội, và khả năng lợi dụng những yếu điểm vốn có từ lâu của đối phương với chi phí không cao.​
Các tàu và máy bay rải thủy lôi
Mặc dù rất nhiều người đã đề cập đến những yếu kém của Hải quân Mỹ khi gặp các loại mìn dưới biển, tuy nhiên thực tế là các đối thủ của Mỹ cũng không hề hơn Mỹ về mặt này.​
Theo các chuyên gia quân sự, phương tiện chống thủy lôi hiện vẫn còn rất khan hiếm, còn những phương tiện rải mìn, thủy lôi thì lại càng hiếm hơn.​
5-loai-vu-khi-toi-quan-trong-de-duy-tri-suc-manh-my-hien-nay.jpg

Một tàu rải thủy lôi của Hải quân Phần Lan. Mỹ cần phải có thêm nhiều loại khí tài rải mìn, thủy lôi trên biển hơn nữa.​
Đây là điều đáng tiếc, vì đó là một giải pháp phong tỏa eo biển, cầu cảng và những vùng biển hẹp rất hữu hiệu. Thủy lôi có thể được thả từ máy bay, hoặc từ các tàu chiến và tàu ngầm.​
Ngành công nghiệp quốc phòng cần phải đẩy mạnh phát triển các loại phương tiên rải thủy lôi, qua đó có thể gây khó khăn đối với những đối thủ của Mỹ.​
Các loại máy bay chiến đấu tầm xa
Khả năng tấn công từ xa của các loại máy bay này sẽ mang đến cho các chỉ huy Mỹ những lựa chọn chiến thuật mới, đồng thời góp phần làm suy yếu hàng phòng thủ của đối phương.​
Phần lớn các loại vũ khí đều giảm độ chính xác khi bay đến tầm xa tối đa, và khả năng đánh trả ở những khu vực mà các loại tên lửa của quân địch không thể bắn tới sẽ nâng cao hiệu quả tấn công và phòng thủ của Hải quân Mỹ.​
5-loai-vu-khi-toi-quan-trong-de-duy-tri-suc-manh-my-hien-nay.jpg

F/A-18 Super Hornet, một trong những phi cơ nổi tiếng của Hải quân Mỹ.​
Máy bay tầm xa cũng cho phép Hải quân Mỹ biến điều kiện địa hình thành lợi thế của mình. Nếu phi cơ chiến đấu của lực lượng này có thể hoạt động từ những đường băng dã chiến ở những hòn đảo ở rìa châu Á, những hòn đảo này sẽ dần trở thành một căn cứ nhỏ của Mỹ.​
BÀI LIÊN QUAN
Tàu ngầm tấn công
Hạm đội tàu ngầm của Mỹ đang rất cần có những tàu mới. Số lượng tàu lớp Los Angeles có từ thời Chiến tranh Lạnh bị loại bỏ nhiều hơn số tàu lớp Virginia được chế tạo để thay thế chúng.​
Do đó, tổng số tàu ngầm sẽ giảm xuống chỉ còn 41 tàu trong những năm tới. Chưa kể, việc bảo dưỡng và huấn luyện sẽ khiến các chỉ huy thực tế chỉ có thể điều động 28 tàu để tuần tra khắp các vùng biển trên thế giới và can thiệp vào những vùng tranh chấp.​
5-loai-vu-khi-toi-quan-trong-de-duy-tri-suc-manh-my-hien-nay.jpg

Một tàu ngầm lớp Virginia tại một xưởng đóng tàu.​
Đây là một hạn chế lớn của Hải quân Mỹ, bởi điểm yếu lớn nhất của những đối thủ của Mỹ là khả năng chống tàu ngầm.​
Do đó, Hải quân Mỹ cần phải chế tạo thêm nhiều tàu Virginia nữa. Hoặc, Mỹ có thể hợp tác với hạm đội tàu của những nước đồng minh, ví dụ như Nhật Bản, vốn có những tàu ngầm chạy bằng diesel rất lợi hại.​
Mỹ cũng có thể mua thêm một số tàu ngầm chi phí thấp để lập ra các đội tàu nhỏ nhằm hỗ trợ các nước đồng minh.​
Các loại tên lửa chống hạm hiện đại
Hải quân Mỹ đang rất thiếu các loại tên lửa hành trình chống hạm.​
Phiên bản chống hạm của tên lửa Tomahawk đã không còn được sử dụng từ 2 thập kỷ trước do Mỹ tập trung nâng cao khả năng tấn công đất liền, còn tên lửa Harpoon nay đã có tuổi và hiện có rất nhiều loại vũ khí có tầm bắn xa hơn nó.​
Điều này có nghĩa là các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của đối phương có thể phóng tên lửa vào các tàu của Mỹ trước khi họ có thể đáp trả. Tàu của Mỹ sẽ phải vào gần mục tiêu hơn để phóng tên lửa và rất có thể phải chịu nhiều tổn thất.​
5-loai-vu-khi-toi-quan-trong-de-duy-tri-suc-manh-my-hien-nay.jpg

Dàn tên lửa chống hạm của Mỹ đang dần trở nên lạc hậu.​
Gần đây các chỉ huy hạm đội của Mỹ đã tìm được hướng đi đúng cho Hải quân Mỹ. Họ muốn các tàu chiến, bao gồm chiến hạm, tàu khu trục, tàu đổ bộ và tàu chuyên chở được trang bị đầy đủ các loại vũ khí để có thể phòng thủ và tấn công.​
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là họ phải có loại tên lửa cần thiết, việc sản xuất các phiên bản tên lửa chống hạm Tomahawk và các chủng loại tên lửa mới khác sẽ cải thiện khả năng tấn công tầm xa của Hải quân Mỹ.​
Các loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới
Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ cần phải thay thế tàu ngầm năng lượng hạt nhân đang ngày càng lạc hậu như các tàu Ohio. Khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân phóng từ tàu ngầm là một trong những vấn đề mang tính sống còn của Mỹ.​
5-loai-vu-khi-toi-quan-trong-de-duy-tri-suc-manh-my-hien-nay.jpg

Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio sẽ dần được thay thế bằng các mẫu tàu ngầm hiện đại hơn.​
Không có gì ngạc nhiên khi các quan chức hải quân cấp cao đã coi việc thay thế các tàu ngầm hạt nhân là ưu tiên hàng đầu của ngành đóng tàu quân sự.​
Họ cũng cảnh báo rằng, các loại vũ khí khác có thể sẽ phải nhường chỗ cho tàu ngầm, trừ phi quốc hội Mỹ có nguồn tài chính riêng để hỗ trợ sản xuất tàu ngầm. Đơn giản là bởi vai trò của tàu ngầm hạt nhân là cực kỳ quan trọng đối với quân đội Mỹ.​
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ We Are The Mighty, một trang tin dành cho các độc giả đại chúng của Mỹ chuyên về quân sự, đã từng hợp tác với các báo lớn như New York Times, hãng tin ABC News, NBC News...
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga phát triển bao nhiêu xe chiến đấu từ khung gầm Armata?

Cập nhật lúc: 20:00 09/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Lộ ảnh nóng đầu tiên của siêu tăng T-14 Armata
Siêu tăng Armata được tích hợp hệ thống quản lý chiến trường


(Kiến Thức) - Khung gầm Armata sẽ được Quân đội Nga phát triển thành 13 biến thể phương tiện cơ giới chiến đấu khác nhau trong thời gian sắp tới.
Theo tờ Defense-Update, c
ác dòng xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh mới của Quân đội Nga được phát triển dựa trên khung gầm Armata sẽ dần thay thế cho các dòng xe tăng T-72 và T-90 đang được Quân đội Nga sử dụng từ những năm 1970 cho đến nay.​
Bên cạnh đó sẽ có khoảng ít nhất 13 loại xe tăng - thiết giáp khác nhau được phát triển dựa trên khung gầm hạng nặng Armata có trọng lượng dưới 50 tấn.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 và xe chiến đấu bộ binh T-15 của Quân đội Nga đều sử dụng chung khung gầm hạng nặng Armata.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Dẫn đầu trong số đó là siêu xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata với trọng lượng 48 tấn, xe chiến đấu bộ binh T-15, một biến thể mới của xe chiến đấu bọc thép BMPT Terminator, một xe bọc thép sửa chữa và cứu kéo (ARV), các biến thể xe bọc thép dành cho lực lượng công binh, nền tảng khung gầm bánh xích cho các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng, xe bọc thép kháng mìn và pháo tự hành hạng nặng.​
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được trang bị hệ thống giáp bảo vệ modul hoàn toàn mới bao gồm hệ thống giáp bảo vệ tích cực và giáp bảo vệ đa lớp. Lớp giáp bảo vệ phía trước phần đầu T-14 cũng được tăng cường đáng kể so với các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực trước của Nga, cùng với đó là việc nó dược thiết kế để có thể tác chiến trong mọi loại địa hình, tác chiến trong đô thị và cũng như có thể chống lại các mối đe dọa xung quanh.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong khi đó, lớp giáp lồng lại được sử dụng để bảo vệ khoang động cơ và bảo vệ hệ thống bánh xích là một lớp giáp mỏng hơn. Phần phía trước và phần bụng của T-14 có khả năng kháng mìn mạnh mẽ cùng các ống phóng lựu đạn khói ngụy trang được bố trí hai bên tháp pháo.​
Xe chiến đấu bộ binh T-15 (BMP) cũng sử dụng khung gầm hạng nặng Armata như T-14. Ngoài ra khả vận chuyển binh sĩ nó còn được tăng cường đáng kể các biện pháp bảo vệ tích cực lẫn trang bị hỏa lực so với người tiền nhiệm BMP-2.​
Kíp chiến đấu của T-15 gồm ba người và có thể chở theo 8 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị, hệ thống vũ khí chính của nó gồm một tháo pháo tự động điều khiển từ xa KBP Epoch với một pháo tự động 2A42 30mm cùng súng máy đồng trục 7,62mm và 4 tên lửa chống tăng dẫn đường Kornet-EM.​
 
23/8/12
1.162
3
38
[TOÀN CẢNH] Lễ duyệt binh hoành tráng mừng Ngày Chiến thắng ở Nga

Nhóm PV | 09/05/2015 17:36



30-thanh-pho-cua-nga-se-duyet-binh-mung-ngay-9-5-bao-tin-nhanh-1-1431144727768-0-0-367-720-crop-1431144774130.jpg

Chia sẻ:
Lễ duyệt binh lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại, với sự tham dự của khoảng 16.500 binh sĩ, 143 máy bay và 194 phương tiện, vũ khí tối tân.

>>> VIDEO: Hải - Lục - KQ Nga duyệt binh hoành tráng Ngày Chiến thắng
Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (P1)
Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (P2)​

Duyệt binh trên Quảng trường đỏ (P3)
Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (P4)​
Kết thúc là màn tạo hình lá cờ Nga từ khói màu
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Các máy bay chiến đấu Nga tạo hình số 70 trên không
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Máy bay huấn luyện Yak-130
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Yakovlev Yak-130 là một máy bay huấn luyện ban đầu được OKB Yakovlev và thuộc Nga và hãng Aermacchi Italy hợp tác thiết kế chế tạo. Yak-130 có thể mô phỏng chiến thuật của các máy bay chiến đấu khác nhau.​
Nó có một giá treo ở giữa thân và các giá treo khác ở trên cánh để mang vũ khí, bình thường thì nó có 6 điểm treo vũ khí, nhưng khi cần thiết có thể tăng lên 8 giá treo với 2 điểm ở đầu cánh, tổng trọng tải vũ khí mà nó có thể mang là 3.000 kg.​
Máy bay tiêm kích Su-30SM và Su-35S
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Trong nhiều năm, nước Nga chủ yếu sản xuất Su-30 phục vụ mục đích xuất khẩu. Giờ đây, họ mới tự trang bị cho mình những chiếc Su-30 hiện đại. Biến thể Su-30SM được Nga lựa chọn chính là dựa trên thiết kế vốn rất thành công của phiên bản Su-30MKI dành cho Không quân Ấn Độ.​
Khung máy bay Su-30SM được làm bằng titan và hợp kim nhôm có độ bền cao dựa trên thiết kế của Su-30MKI và giống như Su-30MKI, Su-30SM cũng được trang bị 2 cánh mũi phía trước giúp tăng khả năng cơ động.​
Bên cạnh những thiết bị điện tử hàng không độc quyền của Nga thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel trên máy bay của Ấn Độ, thiết kế khí động học nguyên khối, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên.​
Tiêm kích thế hệ 4++ được trang bị một số công nghệ hàng không tiên tiến dành cho máy bay thế hệ thứ 5, cung cấp khả năng chiến đấu tốt hơn so với các chiến đấu cơ cùng thế hệ.​
Tính năng đặc biệt của hệ thống điện tử trên Su-35S dựa trên hệ thống quản lý thông tin kỹ thuật số, radar mới với anten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn, có tầm phát hiện mục tiêu trên không tới trên 400 km, theo dõi đồng thời 32 mục tiêu và tấn công cùng lúc 8 trong số đó.​
Một trong những điểm nổi bật của Su-35S là được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D AL-41F1S . Động cơ này mang lại cho tiêm kích khả năng siêu cơ động, tốc độ bay tối đa 2.390 km/h ở độ cao lớn, 1.400 km/h ở trên mực nước biển.​
Giới quân sự phương Tây thừa nhận, Su-35S hoàn toàn có thể đấu tay đôi với F-22.​
Máy bay cường kích Su-25SM
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Sukhoi Su-25 (Frogfoot) là loại máy bay cường kích, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất được thiết kế bởi Sukhoi , là kết quả của những nghiên cứu vào cuối những năm 1960 trên một mẫu máy bay có tên gọi Sturmovik được thiết kế cho vai trò cường kích.​
Frogfoot được trang bị vũ khí mạnh, với một khẩu pháo 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất; nó có thể mang hơn 4.000 kg vũ khí và có thể so sánh với A-10 Thunderbolt II của Mỹ.​
Máy bay cường kích Su-24M
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Sukhoi Su-24 (Fencer) là loại máy bay tấn công 2 động cơ có thể hoạt động trong mọi thời tiết, đây là chiếc máy bay Xô Viết đầu tiên được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công.​
Đôi cánh Su-24 có một đoạn nhỏ gắn cố định, phần còn lại có thể di chuyển đến 4 góc khác nhau: 16° để cất cánh và hạ cánh, 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau, và 69° cho tỷ lệ tối thiểu giữa cánh và diện tích khi bay ở độ cao thấp.​
Vũ khí trang bị của Su-24 gồm một pháo bắn nhanh GSh-6-23 với 500 viên đạn, 8 điểm treo có thể mang đến 8.000 kg vũ khí, bao gồm các vũ khí đánh đất, đánh biển, đối không khác nhau.​
Máy bay cường kích Su-34
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Sukhoi Su-34 (Fullback) là loại máy bay tấn công tiên tiến của Nga, nó được dự định để thay thế loại máy bay Sukhoi Su-24 .​
Chiếc máy bay có cấu trúc cánh, đuôi và động cơ giống với Su-27 / Su-30 , nhưng có cánh mũi như Su-33. Su-34 có một cái mũi hoàn toàn mới với buồng lái dành cho 2 phi công đặt cạnh nhau.​
Su-34 sử dụng động cơ của Su-27, nhưng với những đầu vào không khí cố định, giới hạn tốc độ tối đa là khoảng Mach 1,8. Những chiếc sản xuất gần đây có động cơ thay đổi hướng phụt giống như Sukhoi Su-30 SM.​
Su-34 có 12 giá treo, mang được tất cả những loại vũ khí chính xác cao mới nhất của Nga . Hệ thống điện tử hiện nay dựa trên mẫu radar quét mảng pha điện tử bị động Leninets V004, và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ để xác định và chỉ dẫn đường chính xác.​
Radar ở mũi được hỗ trợ bằng một radar sau nằm giữa 2 động cơ V005. Su-34 được trang bị thiết bị EMC toàn diện, cùng hệ thống fly-by-wire tiên tiến.​
Máy bay tiêm kích MiG-29SMT
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
MiG-29SMT là một biến thể nâng cấp của MiG-29 Fulcrum, sự khác biệt chủ yếu là thiết kế mở rộng khoang chứa nhiên liệu bên trong, do đó nhìn hình dáng bên ngoài ở vị trí lưng (nơi đặt thùng nhiên liệu) của máy bay bị "gù" lên và rất dễ phân biệt với các biến thể Fulcrum khác.​
Theo một số nguồn tin, các máy bay MiG-29SMT vừa được Không quân Nga đặt hàng sẽ được chế tạo mới hoàn toàn chứ không phải là đi nâng cấp từ khung thân những máy bay cũ.​
Máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Mikoyan MiG-31 (Foxhound) là máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25 Foxba t.​
MiG-31 được trang bị động cơ turbine phản lực Aviadvigatel D30-F6 cho tốc độ tối đa Mach 1.23 ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì còn vượt qua Mach 3,2 nhưng tốc độ như vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay.​
MiG-31 được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động Zaslon S-800 . Tầm hoạt động tối đa đối với các mục tiêu có kích thước máy bay chiến đấu xấp xỉ 200 km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu.​
Máy bay tiếp dầu Il-78
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Ilyushin Il-78 (Midas) là một loại máy bay chở dầu tiếp nhiên liệu trên không 4 động cơ, được phát triển dựa trên loại Il-76 .​
Il-78 được đánh giá là mẫu máy bay không thành công khi bị Ấn Độ đã âm thầm loại ra khỏi chương trình mua sắm 6 máy bay tiếp dầu trên không của nước này và quyết định mua Airbus A-330 MRTT vì qua quá trình đánh giá cho thấy Il-78 thua A-330 gần như mọi chỉ số.​
Il-78 có trọng lượng cất cánh tối đa 210 tấn; tốc độ lớn nhất 850 km/h; tầm bay 7.300 km; trần bay 12.000 m; tải trọng nhiên liệu tối đa 85,7 tấn; phi hành đoàn 6 người.​
Máy bay ném bom Tu-22M3
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Tupolev Tu-22M3 (Backfire C) là loại máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh , cánh cụp cánh xoè tầm xa, cất cánh lần đầu năm 1976 và đi vào hoạt động năm 1983 .​
Tu-22M3 có động cơ NK-25 công suất lớn, cửa hút gió hình nêm giống MiG-25 , cánh với góc chéo tối đa lớn hơn và radar Leninets PN-AD đặt trong mũi cùng hệ thống hoa tiêu/ tấn công NK-45.​
Khi Liên bang Xô viết sụp đổ có khoảng 370 chiếc còn hoạt động trong Cộng đồng các quốc gia độc lập . Tình trạng phức tạp và những khó khăn kinh tế đã ảnh hưởng mạnh tới phi đội này. Việc chế tạo chấm dứt năm 1993 . Số lượng hiện tại còn 162 chiếc.​
Tu-22M3 có trọng lượng cất cánh tối đa 126 tấn; tốc độ lớn nhất Mach 1,88; tầm bay 7.000 km; trần bay 13.300m, tải trọng vũ khí 21.000 kg.​
Máy bay ném bom Tu-95MS
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Tupolev Tu-95 (Bear) là loại máy bay ném bom chiến lược thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất của Tupolev, Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040.​
Ban đầu Tu-95 chỉ được dự định thiết kế cho các loại vũ khí hạt nhân nhưng sau này nó đã được chuyển đổi để thực hiện rất nhiều vai trò khác, như triển khai tên lửa hành trình, tuần tra biển (Tu-142), AWACS (Tu-126) và thậm chí là cả máy bay chở khách dân sự ( Tu-114 ).​
Tu-95 sử dụng 4 động cơ turbine cánh quạt Kuznetsov , mỗi chiếc có 2 cánh quạt quay ngược chiều và hiện vẫn là chiếc máy bay cánh quạt có tốc độ cao nhất đang hoạt động.​
Tu-95MS có trọng lượng cất cánh tối đa 187,7 tấn; tốc độ lớn nhất 925 km/h; tầm bay 15.000 km; trần bay 12.000 m; tải trọng vũ khí 15.000 kg.​
Máy bay vận tải Il-76
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Ilyushin Il-76 (Candid) là một máy bay vận tải hạng nặng bốn động cơ được sử dụng rộng rãi tại Đông Âu , Châu Á và Châu Phi .​
Sơ đồ bố trí căn bản của loại này tương tự với chiếc C-141 Starlifter của Mỹ do Lockheed chế tạo, nhưng loại cải tiến của nó có diện tích chở hàng và động cơ mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động mới. Tải trọng tối đa của Il-76 lên tới trên 60 tấn.​
Máy bay vận tải An-124
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Antonov An-124 Ruslan (Condor) từng là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước khi chiếc Airbus A-380 và An-225 Mriya xuất hiện).​
An-124 cất cánh lần đầu năm 1982, hơn 40 chiếc hiện đang hoạt động (26 phiên bản dân sự và 10 đơn hàng ở thời điểm tháng 8/ 2006) tại Nga , Ukraina , UAE và Libya .​
An-124 phiên bản quân sự có thể chở 150 tấn hàng hoá, nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái . Tuy nhiên, vì khả năng điều áp hạn chế nên nó hiếm khi chở lính dù .​
Trực thăng tấn công Ka-52
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Kamov Ka-50 "Cá sấu" (Hokum B) là loại trực thăng tấn công 2 chỗ ngồi của Nga , đặc trưng bởi việc sử dụng hệ thống cánh quạt nâng đồng trục của phòng thiết kế Kamov .​
Giải pháp thiết kế này giúp triệt tiêu mô men xoắn khi trực thăng hoạt động, loại bỏ sự cần thiết phải sử dụng rotor đuôi như các trực thăng khác.​
Ka-52 có 2 cánh phụ 2 bên hông, mỗi cánh có 3 điểm treo, có thể mang theo tải trọng vũ khí lên đến 2.000 kg. Ngoài ra, trực thăng còn được trang bị 1 pháo tự động 2A42 30 mm bố trí ở bên hông phải.​
Trực thăng tấn công Mi-28N
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Mil Mi-28 Havoc là một trực thăng chiến đấu được thiết kế hoàn toàn cho mục đích tấn công và không hề có thêm chức năng vận tải, và có khả năng chống tăng tốt hơn Mil Mi-24 .​
Chiếc máy bay mang một pháo duy nhất dưới mũi, vũ khí treo ngoài được gắn trên các mấu cứng dưới cánh phụ.​
Mi-28 có 2 buồng lái được bọc giáp bảo vệ tốt, các thiết bị điện tử được đặt ở mũi và một cánh quạt đuôi kiểu chữ X hẹp để giảm tiếng ồn. Máy bay trang bị 2 động cơ 2.200 sức ngựa Isotov TV-3-117VM.​
Trực thăng huấn luyện Ansat-U
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Ansat-U là loại trực thăng huấn luyện đa dụng, được thiết để thay thế đội trực thăng già cỗi Mil Mi-2. Ansat-U được sản xuất bởi Công ty trực thăng Kazan (Nga), trang bị hệ thống điện tử hàng không và điều khiển kép, và có đủ chỗ cho 6 học viên, qua đó cho phép họ có thể luân phiên tập bay cùng huấn luyện viên.​
Trực thăng chiến đấu Mi-35
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Mil Mi-35 Hind-E là một máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng đồng thời có một chút khả năng chở quân. Thiết kế chủ chốt của máy bay được lấy từ loại Mil Mi-8 Hip. Chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ mặt đất, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không.​
Thân máy bay được bọc thép tốt và các cánh quạt titan có thể chống lực va chạm từ những viên đạn 12,7 mm. Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học .​
Trực thăng vận tải Mi-17
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Mil Mi-17 Hip là biến thể nâng cấp của trực thăng vận tải đa năng Mil Mi-8. Điểm khác biệt của Mi-17 so với Mi-8 là nó được bổ sung thêm 2 lưới lọc không khí trước cửa hút không khí của động cơ. Rotor đuôi được bố trí ở bên trái thay vì bên phải như Mi-8 để tăng khả năng ổn định.​
Ngoài khả năng cõng hàng hóa khủng, Mi-17 còn được trang bị vũ khí không thua kém một trực thăng tấn công hạng nặng, 6 giá treo hai bên hông có thể mang theo tới 1.500 kg rocket, tên lửa chống tăng và bom các loại.​
Tiếp theo là trực thăng vận tải Mi-26
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Mil Mi-26 (Halo) là loại vận tải hạng nặng hoạt động trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Đây là chiếc trực thăng nặng nhất và mạnh nhất từng được sử dụng.​
Mi-26 sử dụng cánh quạt 8 lá, nó có thể tiếp tục hoạt động với một động cơ khi động cơ kia hỏng (tuỳ thuộc vào trọng lượng bay).​
Mi-26 có trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn; tốc độ lớn nhất 295 km/h; tầm bay 1.920 km; trần bay 4.600 m; tải trọng tối đa 20 tấn; phi hành đoàn 5 người.​
Sau các phương tiện mặt đất là phần trình diễn của Không quân, dẫn đầu là chiếc Tu-160 do tư lệnh Không quân Nga điều khiển
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Tupolev Tu-160 (Blackjack) là loại máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng . Nó là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô và là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo.​
Đôi cánh của Tu-160 có thể thay đổi hình dạng với góc nghiêng tùy chọn từ 20° - 65°. Tu-160 có hệ thống kiểm soát fly-by-wire , sử dụng 4 động cơ phản lực cánh quạt đẩy đốt hai lần NK-32, loại động cơ mạnh nhất từng được lắp cho máy bay chiến đấu.​
Tu-160 được trang bị radar tấn công Obzor-K và radar theo dõi mặt đất Sopka riêng biệt khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp. Bên cạnh đó là máy ngắm ném bom điện quang và các hệ thống phòng thủ điện tử (ECM) tích hợp chủ động và thụ động.​
Các loại vũ khí được chứa trong 2 khoang vũ khí, mỗi khoang có thể chứa 20.000 kg bom hay một máy phóng quay cho các tên lửa hạt nhân . Tu-160 có trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn; tốc độ lớn nhất Mach 2,05; tầm bay 12.300 km, trần bay 15.000 m.​
Xe bọc thép GAZ-2975 Tiger
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
GAZ-2975 Tiger-M được biết đến như một loại xe bọc thép chuyên dụng có nhiệm vụ vận chuyển binh lính, hàng hóa và có thể sử dụng với vai trò như một máy kéo.​
Xe có cấu hình trục 4x4, được thiết kế với khung sườn vững chắc, bốn bánh chủ động với giảm xóc treo thủy lực và lò xo giảm giật với độ đàn hồi cực tốt. Tiger-M có thể tăng tốc độ lên 90 km/h khi đi trên đường đồi núi và 150 km/h trên đường nhựa.​
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 được phát triển dựa trên công nghệ của dòng ICBM di động RS-21M2 Topol-M. RS-24 có khả năng mang theo 4 đầu đạn hạt nhân tự dẫn với sức công phá mỗi đầu đạn tương đương 300 Kilotone (300.000 tấn TNT).​
Công nghệ sử dụng trên dòng ICBM này vẫn là điều tuyệt mật. Theo các nguồn tin ngoài lề, tầm bắn của RS-24 đạt tới 11.000 km.​
Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung. Tổ hợp này có thể đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp, hoặc các bệ, trụ cố định.​
Tổ hợp gồm 2 pháo phòng không tự động 2A38M cỡ 30 mm và tên lửa đất đối không 57E6, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến.​
Tên lửa 57E6 với vận tốc 1.300 m/s có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tối đa 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển.​
Hệ thống phòng không tầm sao S-400
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không di động tầm cao do NPO Almaz thiết kế. Trong quá trình phát triển, Triumf được gọi bằng tên định danh là S-300PMU3.​
Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm 4 loại tên lửa mới cho hệ thống nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các loại mục tiêu nhất định.​
S-400 có nhiều khả năng hơn S-300, nó phát hiện được mục tiêu cách xa 400 km ở độ cao 40 - 50 km.​
Hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2 có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.​
Thành phần chiến đấu của Buk-M2 gồm: 1 xe chỉ huy 9S510E; 1 xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; 1 xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.​
Tên lửa 9M317 của hệ thống có chiều dài 5,55 m; đường kính 0,4 m, trọng lượng 715 kg mang theo đầu đạn nặng 70 kg; tầm bắn tối đa 50 km.​
Hệ thống phòng không tầm thấp Tor-M2U
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Tor-M2U là phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M1 với radar dẫn bắn mới và tên lửa hiện đại 9M338. Tên lửa 9M338 có kích cỡ nhỏ hơn so với 9M331 cho phép Tor-M2 mang tới 16 tên lửa, nhiều gấp đôi so với Tor-M1.​
Tên lửa 9M338 có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao từ 10 m đến 10 km, cự ly từ 1 km đến 15 km. Một biến thể trang bị cho tàu hải quân đã được phát triển với tên gọi 3K95 "Kinzhal", phương Tây gọi là SA-N-9 "Gauntlet".​
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
9K720 Iskander là tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật do Nga chế tạo. Đây là loại đạn tự hành tàng hình áp dụng kỹ thuật plasma khi tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn, khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi.​
Iskander có tầm hoạt động tối đa 550 km, tên lửa có trọng lượng 3.800 kg, được trang bị hệ thống điều khiển thông minh cho phép bay lượn linh hoạt với độ chính xác cao, có thể mang đầu đạn hạn nhân hoặc đầu đạn thường nặng 480 kg.​
Pháo tự hành Koalitsiya-SV
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được đặt trên khung gầm mới, khác biệt 2S19 Msta-S và có lớp giáp chắc chắn hơn nhằm tăng khả năng sống sót trên chiến trường.​
2S35 trang bị pháo chính 2A88 cỡ nòng 152 mm, hệ thống nạp đạn tự động giúp cho Koalitsiya-SV bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn, đặc biệt là đạn pháo dẫn hướng laser thế hệ mới 9K25 Krasnopol có tầm bắn 70 km.​
Máy tính đường đạn thế hệ mới, cảm biến tối tân cho 2S35 sức mạnh tác chiến vượt trội so với các lựu pháo tự hành hiện có.​
Kíp vận hành pháo gồm 3 người: chỉ huy, lái xe và pháo thủ. Vũ khí phụ gồm 1 đại liên 12,7 mm gắn trên đỉnh tháp pháo.​
Pháo tự hành Msta-S
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
2S19 Msta-S là hệ thống lựu pháo tự hành bọc thép gắn trên xe bánh xích do UZTM thiết kế dựa trên khung gầm của xe tăng T-80 và động cơ diesel V-84MS 840 mã lực của xe tăng T-72 .​
Pháo chính là loại 2A64 cỡ nòng 152 mm bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn gồm cả đạn pháo có điều khiển bằng laser Krasnopol, cơ số đạn 50 viên với hệ thống nạp đạn tự động.​
Tháp pháo được bổ sung thêm súng máy phòng không 12,7 mm NSVT với cơ số 300 viên và được trang bị hệ thống phòng vệ NBC.​
Xe tăng T-14 Armata
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
T-14 Armata là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Nga cũng như trên thế giới, hầu hết mọi thông số của Armata hiện vẫn đang nằm trong vòng bí mật.​
Theo những thông tin ban đầu, T-14 được trang bị pháo chính 2A82 cỡ nòng 125 mm với cơ số 45 viên đạn, trong đó 32 viên trong hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn 10 - 12 phát/phút.​
Armata có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, cự ly tiêu diệt mục tiêu hiệu quả lên tới trên 5.000 m. Vũ khí phụ gồm 1 súng máy 12,7 mm điều khiển từ trong xe.​
Trọng lượng của T-14 Armata lên tới 48 tấn, nặng hơn một chút so với dòng T-72/90, độ dày của vỏ giáp trên 900 mm. Xe được lắp động cơ turbine khí V12 công suất 1.200 - 2.000 mã lực, cho phép di chuyển với tốc độ 80 - 90 km/h, tầm hoạt động 500 km.​
Một trong những công nghệ quan trọng nhất của xe tăng Armata là hệ thống phòng vệ chủ động Afganit. Hệ thống này sử dụng radar để phát hiện các loại đạn chống tăng, khi đạn bay tới, Afganit lập tức phóng tên lửa đánh chặn và tiêu diệt đầu đạn.​
Tăng Armata cũng được trang bị hệ thống chống mìn và một loạt các camera ghi hình phân giải cao. Chúng sẽ cho phép người điều khiển có cái nhìn 360 độ rõ ràng xung quanh xe.​
Xe chiến đấu bộ binh T-15
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Xe chiến đấu bộ binh T-15 trên khung gầm Armata được bọc giáp hạng nặng có khả năng chống chịu tốt trước các vũ khí chống tăng, đặc biệt nó được tăng cường khả năng bảo vệ để chống kiểu tấn công “đột nóc” từ trên cao như của tên lửa Javelin .​
Cỗ máy chiến tranh hạng nặng T-15 có một module chiến đấu mới. Vũ khí chính gồm 1 pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm với 500 viên đạn, trong đó có 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phân mảnh. Pháo có tầm bắn khoảng 4.000 mét.​
Hai bên tháp pháo lắp 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM có tầm bắn tối đa từ 8 - 10 km, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm với cơ số 2.000 viên đạn.​
Xe chiến đấu bộ binh T-15 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu trong nhiều dải quang phổ khác nhau ở chế độ chủ động và thụ động.​
Bên cạnh đó, T-15 còn có thiết bị ngắm quang học cho phép phát hiện những mục tiêu ngụy trang. Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-15 có thể tham chiến đồng thời với 2 mục tiêu.​
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Xe tăng T-90A là bản nâng cấp của T-90S với thay đổi lớn nhất là được trang bị giáp phản ứng nổ Relikt. T-90A sử dụng pháo nòng trơn 125 mm 2A46M có thể bắn tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng.​
Vỏ giáp của T-90A cũng được nâng cấp với những hợp kim đặc biệt kết hợp cùng gốm, giúp xe chịu được các loại đạn pháo 120 mm mà các xe tăng phương Tây hay sử dụng.​
Ngoài pháo chính, T-90A còn được trang bị 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy phòng không 12,7 mm, hệ thống gây nhiễu quang điện tử Shtora-1 có tác dụng phát ra những tín hiệu hồng ngoại từ 2 đèn cạnh tháp pháo để gây nhiễu tín hiệu dẫn đường của đối phương.​
Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 sử dụng chung khung gầm với xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, xe được trang bị giáp module thế hệ mới với khả năng chống chịu rất tốt trước các loại đạn xuyên giáp. Bên cạnh đó, giáp bổ sung có thể trang bị thêm tùy yêu cầu nhiệm vụ.​
Kurganets-25 sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa gắn pháo 30 mm. Pháo có tầm bắn 4 km, xe có thể mang theo 500 đạn pháo với cơ số 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ mảnh.​
Ngoài ra, trên tháp pháo còn có 1 súng máy đồng trục cỡ 7,62 mm và 4 tên lửa chống tăng Kornet-EM tầm bắn lên tới 10 km để chống lại các loại thiết giáp hặng nặng, thậm chí cả trực thăng bay thấp.​
IFV này có thể chở theo 7 binh lính với đầy đủ trang bị. Binh lính lên, xuống thông qua cửa phía sau đuôi. Thân xe có các cửa sập để bắn từ bên trong hay thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.​
Động cơ diesel tăng áp trang bị cho Kurganets-25 có công suất 500 - 800 mã lực được gắn phía trước đóng vai trò lớp giáp tự nhiên. Xe có tốc độ tối đa trên đường nhựa khoảng 80 km/h và 10 km/h khi bơi​
Xe bọc thép chở quân Kurganets-25 có thiết kế tương tự như xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25, tuy nhiên chỉ được trang bị súng máy 12,7 mm.​
Xe bọc thép BTR-MD Rakushka
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Xe thiết giáp đổ bộ đường không BTR-MD Rakushka là thiết kế mới dựa trên khung gầm xe thiết giáp nhảy dù BMD-4, nó chỉ mới hoàn thành các thử nghiệm cấp nhà nước trong năm 2014.​
BTR-MD có thiết kế phần thân lớn để chứa tổ lái 2 người và 13 lính dù, lái xe ngồi ở giữa, còn các binh sĩ vào và ra khỏi xe qua cửa ở phía sau. Bên ngoài lắp 1 súng máy 7,62mm để chi viện hỏa lực cho quân đổ bộ.​
Xe bọc thép BMD-4M
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M có trọng lượng khá nhẹ, chỉ 13,5 tấn để có thể nhảy dù từ máy bay, do vậy nó chỉ có lớp giáp thép mỏng cho phép chống đạn súng máy hoặc mảnh văng đạn pháo.​
Bù lại, BMD-4M lại có hỏa lực cực mạnh với tháp pháo Bakhcha U lắp pháo nòng xoắn 2A70 100 mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Đồng trục với pháo chính là pháo tự động cao tốc 2A72 30 mm, bên cạnh đó là 1 súng máy PKT 7,62 mm và 1 súng phóng lựu tự động AGS-17.​
Xe bọc thép BTR-82
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
BTR-82А là biến thể hiện đại hoá sâu với tính năng chiến đấu và kỹ thuật cao hơn gấp 2 lần so với BTR-80 và BTR-80А.​
Module chiến đấu của BTR-82А lắp pháo tự động 30 mm 2А72 và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm PKTM. BTR-82A còn được trang bị máy ngắm hỗn hợp ngày đêm của trắc thủ TKN-4GА với thị trường ổn định.​
Xe bọc thép Ural-63095 Typhoon U
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Xe bọc thép chống mìn Ural-63095 Typhoon U 6 x6 được giới thiệu vào năm 2011 nhưng chính thức phục vụ trong quân đội Nga mới từ năm 2014. Chiếc thiết giáp này có khả năng chống đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5 mm hoặc vụ nổ mìn tương đương 8 kg TNT.​
Xe bọc thép chống mìn KAMAZ-63969 Typhoon K
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Kamaz-63969 là xe bọc thép chở quân dẫn động toàn phần với công thức bánh 6x6. Vỏ giáp chống được đạn 14,5 mm kiểu B-32, cũng như đạn xuyên-cháy. Khả năng chống mìn của xe bảo đảm sự sống sót cho kíp vận hành khi bị mìn 8 kg TNT nổ dưới gầm.​
Pháo tự hành chống tăng SU-100
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
SU-100 là loại pháo tự hành diệt tăng của Liên Xô, được sử dụng rộng rãi trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Xô - Đức và còn tiếp tục phục vụ quân đội Xô Viết cũng như các quốc gia đồng minh một thời gian dài sau này.​
SU-100 thực chất là bản nâng cấp của pháo tự hành diệt tăng SU-85 thế hệ trước, chúng cùng sử dụng khung gầm của xe tăng hạng trung T-34-85.​
Vũ khí của SU-100 chỉ gồm duy nhất pháo nòng xoắn D-10S cỡ 100 mm (loại lắp trên xe tăng T-54/55) có thể xuyên giáp dày 125 mm để thẳng góc với mặt đất ở cự ly 2 km, xuyên thủng vỏ giáp nghiêng 85 mm của xe tăng Panther (Đức) ở cách 1,5 km.​
Sau những khối diễu binh là các phương tiện cơ giới, dẫn đầu là xe tăng T-34-85
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.png
T-34-85 - huyền thoại của Chiến tranh thế giới thứ II là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa khả năng bảo vệ, tính cơ động, hoả lực và độ tin cậy cũng như khả năng bảo trì.​
Đây cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất khi nhiều chiếc hiện vẫn còn được sử dụng trong quân đội của một số quốc gia trên thế giới.​
Nguyên mẫu đầu tiên của T-34 được hoàn thành đầu năm 1939 và chính thức đưa vào sản xuất từ tháng 9/1940. Đặc điểm được đánh giá cao nhất của T-34 là thiết kế đơn giản giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa khi gặp trục trặc trong quá trình tác chiến.​
Đại diện các quân binh chủng của Quân đội Liên bang Nga
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg

toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg

toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Khối Học viên các trường quân sự Liên bang Nga
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg

toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Quân đội một số quốc gia khách mời tham gia Lễ Duyệt binh
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg

toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg

toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg

toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Các khối Duyệt binh trong trang phục Hồng quân Liên Xô
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg

toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Lá cờ của các mặt trận tham chiến trong Chiến tranh thế giới II
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Tư lệnh Lục quân Nga Oleg Salyukov dẫn đầu các khối Duyệt binh
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Phút mặc niệm những người đã ngã xuống trong Chiến tranh thế giới II
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu khai mạc buổi lễ
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Đại tướng Sergei Shoigu nhận lệnh từ Tổng tư lệnh - Tổng thống Vladimir Putin
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Nga chúc mừng các khối binh sĩ thuộc các lực lượng vũ trang Nga
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Nga tiếp nhận Lễ Duyệt binh
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
14h00: Chuông đồng hồ trên Quảng trường Đỏ điểm 10 tiếng, Lễ Duyệt binh chính thức bắt đầu.
Quốc kỳ Nga và Cờ chiến thắng được rước trên nền bài hát Chiến thắng thần thánh
toan-canh-le-duyet-binh-hoanh-trang-mung-ngay-chien-thang-o-nga.jpg
Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 16.500 binh sĩ, 143 máy bay và 194 phương tiện, vũ khí hiện đại, tạo nên Lễ Duyệt binh lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga.​
Đặc biệt, trong Lễ Duyệt binh năm nay, nhiều hệ thống vũ khí tối tân sẽ lần đầu tiên ra mắt, cùng với đó là sự tham gia của các binh sĩ đến từ các nước Serbia, Ấn Độ, Trung Quốc...​
Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga Vladimir Putin sẽ theo dõi cuộc duyệt binh từ trên lễ đài. Tham dự có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Lễ duyệt binh sẽ được điều khiển bởi Tư lệnh Lục quân Nga Oleg Salyukov.​
 
  • Like
Reactions: moonriver
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ liệt kê 5 vũ khí nguy hiểm nhất của hải quân Nga


Tạp chí National Interest của Mỹ đưa ra danh sách “5 vũ khí sát thương nguy hiểm nhất của Hải quân Nga”.

1. Tàu ngầm lớp Varshavyanka phiên bản cải tiến

1.jpg


Trong số các vũ khí đáng sợ nhất của Nga là phiên bản cải tiến của tàu ngầm lớp Varshavyanka (đề án 636.3), mà NATO gọi là tàu ngầm lớp Kilo cải tiến. Đây là tàu ngầm đa nhiệm vụ, tiếng ồn nhỏ và rất linh hoạt.

Được trang bị 18 ngư lôi và 8 tên lửa đất đối không Club, các tàu ngầm lớp Varshavyanka cải tiến tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ chống hạm và chống ngầm ở các vùng biển nông. Chúng cũng được mở rộng tầm chiến đấu và có khả năng tấn công các mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và trên đất liền.

4 trong số 6 tàu ngầm lớp này, Novorossiysk, Rostov-on-Don, Stary Oskol và Krasnodar đã hạ thủy. 2 tàu còn lại là Veliky Novgorod và Kolpino sẽ tham gia hạm đội vào năm 2016. Các tàu ngầm này được chế tạo cho Hạm đội Biển Đen của Nga nhằm bảo vệ quyền lợi của nước này ở Địa Trung Hải.

2. Tàu ngầm lớp Lada đề án 677, hay tàu ngầm lớp Petersburg

2.jpg


Đây là tàu ngầm “nối ngôi” tàu ngầm lớp Kilo. Tuy trọng lượng nước rẽ chỉ bằng một nửa so với tàu lớp Varshavyanka, tàu ngầm lớp Lada lại được trang bị số lượng vũ khí rất lớn. Ngoài vũ khí ngư lôi và thủy lôi (6 bệ phóng ngư lôi 533mm và 18 quả thủy lôi), đề án 677 là tàu ngầm phi hạt nhân đầu tiên trên thế giới được trang bị bệ phóng chuyên dụng cho tên lửa hành trình (10 bệ phóng thẳng đứng ở giữa thân tàu). Những tên lửa hành trình này có thể là các tên lửa chiến thuật hay tầm xa được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ quân địch.

Tàu ngầm Lada được thiết kế nhằm bảo vệ các đường bờ biển khỏi các tàu và tàu ngầm khác, tham gia do thám và giám sát, hoạt động như một tàu chỉ huy đối với các lực lượng đặc nhiệm. Tính năng quan trọng nhất của tàu ngầm này là thiết bị đẩy không khí độc lập mới. Với những thiết bị này, một tàu ngầm Lada có thể lặn dưới nước tới 25 ngày, cao hơn gấp 10 lần so với đề án 636.3 và cũng ít tiếng ồn hơn.

Tàu ngầm đầu tiên của thế hệ này, B-585 Sankt Peterburg, hiện đang trong quá trình chạy thử. Những chiếc còn lại đã được thay đổi thiết kế rất nhiều. Tàu B-586 Kronstadt, B-587 Velikiye Luki 2018 dự kiến sẽ gia nhập hải quân lần lượt vào năm 2017 và 2018.

3. Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei (đề án 955)

3.jpg


Tàu ngầm lớp Borei được chế tạo nhằm thay thế các tàu ngầm tên lửa đạn đạo Delta III, Delta IV và Typhoon đã lỗi thời của Nga, sẽ trở thành vũ khí nòng cốt của hải quân Nga.

Tàu ngầm lớp Borei có 16 tên lửa đạn đạo Bulava, mỗi tên lửa là một phiên bản mới của tên lửa hải quân Topol-M và được trang bị 6-10 đầu đạn nhiệt hạch, trong tổng số 96-196 đầu đạn trên mỗi tàu ngầm. Các tên lửa đạn đạo này có phạm vi hoạt động rộng lớn, lên tới 8.000km. Điều này khiến truyền thông Mỹ lo ngại rằng các tàu ngầm ở Biển Barents và Biển Okhotsk có thể vươn tới bất cứ mục tiêu nào ở Mỹ.

Ba tàu ngầm lớp Borei, gồm Yury Dolgoruky (K-535), Alexandr Nevsky (K-550) và Vladimir Monomakh đã được đưa vào sử dụng. Đến năm 2020, Hải quân Nga có kế hoạch cho tổng cộng 8 tàu ngầm lớp Borei loại này tham gia Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương.

4. Tàu đổ bộ Ivan Gren (đề án 11711)

4.jpg


Loại tàu này có nhiệm vụ rất đặc biệt: Đổ bộ lực lượng thủy quân lên các vùng biển của quân địch.

Mỗi chiếc Ivan Gren có thể chứa 13 xe tăng hoặc 36 phương tiện bọc thép, cũng như 350 binh sĩ. Nó cũng có sàn cho trực thăng. Hai tàu đổ bộ Ivan Gren có thể cho đổ bộ toàn bộ một tiểu đoàn bộ binh cơ giới, hoặc một tiểu đoàn bao gồm một đơn vị bộ binh với pháo tự hành tăng cường và một đại đội xe tăng. Vũ khí của Ivan Gren chủ yếu nhằm mục đích phòng thủ, với 2 bệ phóng rốc két WM18 để tiêu diệt các chướng ngại vật trên bãi biển, súng máy 76mm và 2 khẩu AK 176M.

Đợt giao tàu đầu tiên của loại này, Ivan Gren, bị hoãn tới năm 2015 trong khi chiếc thứ 2 – Petr Morgunov đã bắt đầu được chế tạo từ tháng 10/2014. 6 chiếc tàu đổ bộ Ivan Gren dự kiến sẽ được đóng tiếp và chia đều cho các hạm đội Baltic, hạm đội Biển Đen và Thái Bình Dương.

5. Tàu sân bay mới của Nga

5.jpg


Tàu sân bay mới của Nga vẫn đang trong giai đoạn chế tạo. Giống như các tàu sân bay của Mỹ, tàu sân bay mới của Nga dự kiến có trọng lượng 100.000 tấn và chuyên chở được 100 máy bay. Trung tâm nghiên cứu nhà nước Krylov đã dựng một mô hình của con tàu, với boong tàu góc cạnh, 3 thang máy cho máy bay.

Những máy bay hoạt động trên tàu sân bay này có thể bao gồm thế hệ thứ 5 của tiêm kích PAK-FA với cánh gập lại được, chiến đấu cơ đa nhiệm MiG-35, các trực thăng Kamov và một máy bay cảnh báo sớm giống E-2D Haweye.
H.N (Theo Sputniknews)
 
23/8/12
1.162
3
38
Điều chưa biết về tổ hợp tên lửa 2K12 Kub Việt Nam (1)

Cập nhật lúc: 06:00 10/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Nâng sức mạnh “thần chết” SA-6 của Việt Nam
Quân đội nước nào sở hữu nhiều “rồng lửa” nhất ĐNA?


(Kiến Thức) - Theo SIPRI, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn 1979-1980 10 tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub cùng 600 quả đạn.
Tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub (NATO định danh SA-6 Gainful) là tổ hợp phòng không tầm trung cấp quân đoàn đầu tiên được sử dụng để bảo vệ các đơn vị của lục quân và công trình khi được bố trí tại các điểm phòng thủ và trong các cuộc tấn công khỏi sự đột kích của các phương tiện tấn công đường không như máy bay, trực thăng, máy bay cường kích, tên lửa hành trình của đối phương trong các điều kiện thời tiết tốt hoặc phức tạp với tốc độ của mục tiêu lên đến 600m/s.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), trong giai đoạn 1979-1980, Việt Nam nhận được 10 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub cùng 600 quả đạn tên lửa 3M9.
Hãy cùng tìm hiểu quá trình phát triển và chi tiết tính năng của tổ hợp tên lửa 2K12 Kub:
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Xe phóng tự hành 2P25 của tổ hợp 2K12 Kub.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
2K12 Kub ra đời thế nào?
Quan điểm xây dựng hệ thống phòng không bố trí thành tuyến của Lục quân Liên Xô nhằm tăng cường khả năng phòng không tầm thấp bằng các mắt xích phòng không của cấp cao hơn. Các đơn vị trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K11 Krug (SA-4 Ganef) đầu tiên sau khi được sản xuất đã gia nhập các lữ đoàn phòng không quân phối thuộc cho quân đoàn và liên minh đoàn.​
Tuy nhiên, các mắt xích cấp dưới (sư đoàn xe tăng và cơ gới, sau đó là cấp cao hơn trung đoàn) được trang bị các tổ hợp pháo phòng không theo khả năng chống lại các thiết bị tấn công đường không bị thua thiệt rất nhiều và không bảo đảm yêu cầu về hiệu quả che chắn cho lục quân, đặc biệt là trên tuyến đầu tiên.​
Vì thế, hầu như đồng thời với tổ hợp tên lửa phòng không 2K11 Krug, việc chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần phối thuộc cho sư đoàn đã được bắt đầu. Đấy chính là tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub, sau đó được trang bị cơ bản cho các trung đoàn tên lửa phòng không trong các sư đoàn xe tăng.​
Công việc thiết kế tổ hợp được bắt đầu trên cơ sở quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết từ ngày 18/7/1958, đã được xác định với những khả năng tác chiến cơ bản.​
Trong đó, tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub phải bảo đảm khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao từ 60-1.200 m, tầm bắn từ 6-20km và 15km theo các tham số tương ứng được xác định với tốc độ 600m/s. Khi đó, xác suất trung bình bắn cháy mục tiêu như máy bay tiêm kích bom F-4 Phantom bằng một tên lửa không được thấp hơn 0,7 theo toàn bộ phạm vi hoạt động hiệu quả. Thời gian triển khai và thu gọn của tổ hợp không quá 5 phút.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe phóng tự hành 2P24 thuộc tổ hợp phòng không 2K11 Krug (SA-4 Ganef) với 2 quả tên lửa 9M8. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong kế hoạch tổ chức và cung cấp liên quan đến việc chế tạo tổ hợp, nơi thiết kế chính được xác định là Phòng thiết kế thí nghiệm số 15 (sau đó là Viện nghiên cứu khoa học lắp ráp khí tài trang bị), tổng công trình sư V.V.Tikhomorov.​
Và thiết bị trinh sát tự hành, dẫn bắn và đầu đạn dẫn đường bán chủ động cho tên lửa dưới sự lãnh đạo của công trình sư A.A.Rastov và Yu.N.Vekhov (từ năm 1960 – I.G.Akonpyan) cũng được chế tạo ở đây.​
Tổng công trình sư của Phòng thiết kế đặc biệt số 203 (Phòng thí nghiệm quốc gia chế tạo máy cơ khí, sau đó là Viện Khoa học sản xuất Start) A.I.Yaskin phụ trách chế tạo thiết bị phóng tự hành, gầm xe hoạt động bằng xích – N.A.Astrov (Phòng thiết kế của xưởng chế tạo xe máy Mytishin), các tên lửa phòng không điều khiển – I.I.Toropov (Phòng thiết kế chế tạo xe máy quốc gia Fakel), sau đó là A.L.Lyapin.​
Dẫu vậy, việc chế tạo tổ hợp của các nhà thiết kế Liên Xô đã trải qua những khó khăn lớn. Sự cần thiết phải giải quyết hàng loạt các vấn đề lớn và câu hỏi đã tiêu tốn trong các thí nghiệm cấp quốc gia gần 5 năm – nhiều hơn 2 năm so với thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không 2K11 Krug đang được triển khai một cách song song. Nhiều khó khăn nảy sinh với sự cần thiết trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật khó khăn và phức tạp đương thời, đồng thời yêu cầu cao – đã được chỉ định trong tính năng cơ bản của tổ hợp.​
Vấn đề phức tạp nhất của quá trình chế tạo là độ tin cậy và an toàn trong khai thác sử dụng với những tính năng chiến đấu trên trọng lượng và kích thước của tên lửa. Theo nhiệm vụ đặt ra, tên lửa phải có hàng loạt điểm đặc biệt (đầu đạn có dẫn đường bằng đầu dò Doppler bán chủ động, động cơ chính sử dụng kiểu phản lực thẳng dòng (ramjet) có tốc độ siêu âm sử dụng nhiên liệu rắn, không có các máy gia tốc (tầng phóng khởi động) và đấy là tên lửa phòng không đầu tiên của Liên Xô không cần tới các tầng phóng khởi động.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Tên lửa phòng không 3M9 trên xe nạp đạn tự hành 2T7.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Sự xuất hiện của chúng trong quá trình làm việc và sự cần thiết phải giải quyết đã dẫn tới việc phá vỡ thời gian hoàn thành công việc. Trong số các nguyên nhân như buồng đốt của động cơ chính và kích thước quá lớn sau khi bắt đầu mở cánh đuôi, các nhược điểm trong quá trình hoạt động của đầu đạn tự dẫn đường, thiết kế cửa thoát khí không thành công.​
Việc thay thế hàng loạt các tổng công trình sư (năm 1961, I.I. Toropov thay cho A.L.Lyapin, năm 1962, Yu.N.Figurovski được thay bằng V.V.Tikhomirov) không đẩy nhanh tiến độ công việc. Đầu năm 1963, chỉ có 3 lần phòng tên lửa với đầu đạn tự dẫn đường trong số 11 lần phóng được thừa nhận thành công (tổng cộng trong các thí nghiệm đã phóng 83 tên lửa). Do độ tin cậy thấp của các đầu đạn tự dẫn đường thí nghiệm nên tháng 9/1963, sau 13 lần phóng không thành công, các cuộc thí nghiệm tên lửa đã có bị gián đoạn. Ngoài ra, việc thược hiện chương trình thí nghiệm động cơ chính của tên lửa đã không diễn ra.​
Chỉ vào tháng 4/1964, lần phóng thành công đầu tiên với đầu đạn trong khi sự hoàn chỉnh các yếu tố của tổ hợp tên lửa phòng không trên mặt đất bằng các thiết bị thông tin và trang bị khác chưa hoàn thiện. Khi đó, máy bay mục tiêu Il-28 đã bị bắn rơi ở độ cao trung bình. Các lần phóng thử tiếp theo, về cơ bản được coi là thành công và sự dẫn bắn thiết bị tên lửa phòng không tới mục tiêu đạt yêu cầu.​
Vấn đề phức tạp đã được giải quyết, cũng như việc bố trí trạm radar phát hiện mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa trong tổ hợp bởi một thiết bị trinh sát tự hành và dẫn bắn trên gầm xe tự hành hoạt động bằng xích có khối lượng nhẹ hơn, tương tự như gầm xe pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka.​
Các thí nghiệm cấp quốc gia của tổ hợp đã diễn ra từ tháng 1/1965 đến tháng 6/1966 tại trường bắn Donguzsk và kết thúc một cách thành công. Theo những kết quả này, từ ngày 23/1/1967, tổ hợp đã được tiếp nhận vào biên chế trang bị của các lực lượng .ục quân và gia nhập vào biên chế các trung đoàn tên lửa phòng không của các sư đoàn.​
Tổ hợp nhận tên gọi là Kub (bản xuất khẩu có tên là Kvadrat), mã GRAU (Tổng cục Pháo binh - Tên lửa Bộ Quốc phòng Liên bang) là 2K12, NATO đặt tên là SA-6 Gainful.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tổ hợp phòng không 2K12 Kvadrat của Ai Cập trong chiến tranh Yom Kippur 1973.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cấu hình tiêu chuẩn 1 tổ hợp tên lửa 2K12 Kub:
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hệ thống trinh sát và dẫn bắn tự hành 1S91 SURN (Straight Flush).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}4 xe mang phóng tự hành 2P25.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}30 tên lửa phòng không tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động 3M9. Ảnh: tên lửa 3M9 trên xe phóng tự hành 2P25.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}2 xe nạp đạn tự hành 2T7.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hai xe đầu kéo mang 6 quả đạn dự trữ 9T227. Ảnh: Xe đầu kéo 9T227.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe cần cẩu 9T31, có nhiệm vụ dỡ/lắp đạn 3M9 ra/vào xe 9T227.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe trinh sát trận địa BTR-60PB.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe chuyển tiếp radio 9S41.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe kiểm tra/ thử nghiệm tên lửa 2V8.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe chuẩn bị cho tên lửa MS-1760. Xe này được dùng như xe chuẩn bị kỹ thuật cho tên lửa phóng và mang theo 6 bộ giá đẩy kéo 9T14. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Giá xe kéo đẩy tên lửa 9T14.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe chở khí nén cho tên lửa 9G22. Xe được lắp trên khung gầm Zil-131. Xe dùng để vận chuyển khí nén cho tên lửa 3M9. Cấu trúc thượng tầng giúp xe mang đến 10 thùng chứa khí nén, mỗi thùng có thể tích là 10 lít. Trọng lượng toàn bộ xe là 9.75 tấn. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trạm nén khí UKS-400. Xe này lắp trên khung gầm xe Zil-157 với nhiệm vụ bom khí nén vào các thùng chứa của xe 9G22.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Một xe sửa chữa, bảo trì 2V7 cho xe 1S91, 2P25. Ảnh: Xe sửa chữa, bảo trì 2V7.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Radar cảnh giới tự hành P-40 (1S12 Long Track).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Một hệ thống radar phân biệt bạn-thù 1L22 Parol.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Một hệ thống radar nhìn vòng bắt thấp P-15 Flat Face.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Một hệ thống radar đo cao PRV-16 Thin Skin.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]


Điều chưa biết về tổ hợp tên lửa 2K12 Kub Việt Nam (2)


Cập nhật lúc: 06:00 11/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tên lửa “3 ngón tay thần chết” của phòng không VN
Nâng sức mạnh “thần chết” SA-6 của Việt Nam


(Kiến Thức) - Tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub từng khiến Mỹ và Israel phải khiếp vía trong cuộc chiến Yom Kippur 1973, khi bắn hạ tới gần một nửa máy bay Không quân Israel.
Ở phần hai, Kiến Thức tiếp tục giới thiệu tới độc giả các thành phần chính của tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub Việt Nam có trong trang bị.​
Hệ thống radar trinh sát và dẫn bắn tự hành 1S91 SURN
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hệ thống radar 1S91 SURN (Straight Flush).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống radar tự hành trinh sát và dẫn bắn 1S91 SURN có nhiệm vụ phát hiện, theo dõi, xác định tọa độ và quốc gia sở hữu mục tiêu, đồng thời chiếu xạ một cách liên tục. Có thể xem, đây là "trái tim" của tổ hợp tên lửa 2K12 Kub (SA-6).​
Để làm việc này và các nhiệm vụ khác, trong thành phần của đài 1S91 có: radar phát hiện mục tiêu (SOTs 1S11) và radar theo dõi mục tiêu (SSTs 1S31), máy ngắm quang học – vô tuyến, hệ thống truyền thông tin và mã hóa thông tin vô tuyến với thiết bị phóng tự hành, nguồn tiếp điện tự động (máy phát điện turbine khí), hệ thống nâng/hạ antenna.​
Các antenna của đài radar được bố trí hai tầng (phía trên là radar 1S31, phía dưới là radar 1S11) và có thể quay theo góc phương vị độc lập với nhau. Để giảm chiều cao của thiết bị trinh sát và dẫn bắn tự hành trong khi hành quân, bệ cơ sở hình trụ của các thiết bị antenna được thu vào trong thân xe chạy bằng băng xích, còn anten SSTs 1S31 quay xuống và được bố trí phía sau đài ra đa phát hiện mục tiêu.​
Khối lượng của hệ thống 1S91 SURN với toàn bộ các trang thiết bị bố trí trên gầm xe chạy xích GM-58 với kíp chiến đấu 4 người.​
Vậy tính năng của hai đài radar trong thành phần hệ thống có gì?​
- Đài radar định vị phát hiện mục tiêu SOTs 1S11​
Nó được sử dụng để phát hiện và nhận dạng xuất xứ của mục tiêu trong phạm vi từ 3-70km theo tầm xa và 30m đến 7.000 m theo độ cao, đồng thời cung cấp các thông số khác về chúng. Đài radar nhìn vòng có tốc độ quay 15 vòng/ phút, băng sóng cm với hai kênh truyền tải – nhận/thu sóng độc lập và antenna có hình dạng chảo.​
Khi công suất xung động của bức xạ đạt 600kW trong mỗi kênh, chiều rộng các tia của chúng theo góc phương vị gần 1 độ, còn phạm vi quan sát hình quạt theo góc cao là khoảng 20 độ. Khả năng kháng nhiễu của đài radar phát hiện mục tiêu 1S11 được bảo đảm bằng hệ thống chọn lọc các mục tiêu đang hoạt động (SDTs) và áp lực của các dải nhiễu không đồng bộ, sự tăng cường kênh thu được thực hiện bằng tay, bằng sự điều biến tần số lặp lại của các xung động và sự điều hưởng lại các tần số của máy phát sóng.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Đài radar định vị theo dõi mục tiêu 1S31 (dưới) và radar định vị phát hiện mục tiêu SOTs 1S11 (trên).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
- Đài radar định vị theo dõi mục tiêu 1S31​
Đài 1S31 theo số liệu của trung tâm điều khiển từ đài radar theo dõi mục tiêu với xác suất 0,9 bảo đảm bám bắt, lựa chọn theo dõi mục tiêu dạng máy bay tiêm kích bom F-4 Phantom ở tầm xa 50km, đồng thời chiếu xạ mục tiêu cho đạn tên lửa 3M9 bằng sự phát xạ liên tục.​
Đài radar định vị có hai kênh độc lập, các bộ nguồn bức xạ được lắp đặt trong mặt phẳng của kính phản xạ dạng parabol của antenna tổng thể theo dõi và chiếu xạ mục tiêu.​
Khi công suất xung động theo kênh theo dõi mục tiêu đạt 270kW, chiều rộng của tia gần 1 độ, sai số bình quân theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ gần 0,5 d.u và 10m theo tầm xa. Khả năng bảo vệ đài radar theo dõi mục tiêu khỏi các dải nhiễu thụ động và phản xạ từ mặt đất được thực hiện bằng hệ thống chọn lọc mục tiêu đang hoạt động, còn với các dải nhiễu vô tuyến điện – sử dụng phương pháp định vị xung đơn của mục tiêu, hệ thống chỉ thị mục tiêu và điều hướng lại bằng tần số hoạt động. Khi đài radar theo dõi mục tiêu bị chế áp bởi các dải nhiễu vô tuyến điện, sự theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ được thực hiện bằng máy ngắm quang học – vô tuyến, còn theo tầm xa được thực hiện bằng radar phát hiện mục tiêu 1S11.​
Xe phóng tự hành 2P25
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe phóng tự hành 2P25.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Xe phóng 2P25 trên cơ sở khung gầm bánh xích đa năng GM-578 phục vụ cho việc vận chuyển và phóng 3 đạn 3M9. Sự dẫn hướng sơ bộ với các tên lửa tới mục tiêu được thực hiện theo số liệu của hệ thống radar trinh sát dẫn bắn tự hành 1S91 SURN, sau khi thực hiện khả năng chống nhiễu và thông tin mã hóa vô tuyến.​
Để thực hiện các chức năng của mình, thiết bị phóng tự hành được trang bị các thiết bị truyền động lực tự động hóa bằng điện, thiết bị tính toán các khí tài thông tin và dẫn đường, nguồn điện được cung cấp từ máy phát turbine khí. Trong trạng thái vận chuyển, các tên lửa trên thiết bị phóng được bố trí ở tư thế nằm ngang với bộ phận đuôi hướng ra phía trước theo hướng di chuyển của thiết bị phóng, khối lượng thiết bị phóng với 3 quả tên lửa phòng không 3M9 và kíp xe 3 người là 19,5 tấn.​
Tên lửa phòng không 3M9
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Mô hình tên lửa 3M9 với mặt cắt hiển thị các thiết bị bên trong.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tên lửa phòng không có điều khiển 3M9 hoạt động bằng nhiên liệu rắn như đạn 9M8 của tổ hợp tên lửa phòng không 2K11 Krug, được thiết kế theo sơ đồ khí động học “cánh quay” với động cơ tên lửa hỗn hợp và đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng radar định vị.​
Trong sự khác biệt với 9M8, để tăng cường sự cơ động, bộ phận cân bằng của 3M9 có cánh lái, giảm kích thước của cánh quay và bảo đảm sử dụng thiết bị truyền động khí nén nhẹ hơn.​
Đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng radar 1SB4 bảo đảm bám bắt mục tiêu đã được lựa chọn từ khi khởi động và theo dõi nó đến thời điểm đầu đạn nổ. Trong các điều kiện phải đối phó với các tên lửa chống radar của đối phương như kiểu AGM-45 Shrike, việc bám bắt mục tiêu của đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa có thể thực hiện trên không sau khi khởi động.​
Để bắn cháy mục tiêu, với khả năng chịu quá tải lên đến 8G, tên lửa được trang bị đầu đạn nổ - nổ mảnh (3N12, khối lượng 57kg), khi nổ tạo thành 3.150 mảnh. Đầu đạn tên lửa nổ theo lệnh của ngòi nổ vô tuyến hai kênh bức xạ liên tục.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Radar xung doppler 1SB4.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Đầu đạn nổ mảnh 3N12.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Thiết bị động cơ hỗn hợp nhiên liệu rắn hai tầng được thiết kế theo cấu tạo khác thường. Tầng đầu tiên (tầng khởi động) sử dụng nhiên liệu rắn trong hình dạng khối trụ (chiều dài: 1,7m, đường kính 290mm), với ống hình trụ từ nhiên liệu thuốc phóng không khói (VIK-2) khối lượng 172kg với mặt đáy bọc thép, được bố trí trong buồng đốt của tầng chính. Sau 3-6 giây, các công việc của bộ phận bên trong thiết bị vòi phun xảy ra với sự duy trì bằng lưới chất dẻo thủy tinh.​
Động cơ chính là buồng khí gas có dạng thùng với nhiên liệu được nạp sẵn. Các chất gây cháy được nạp của buồng khí được đẩy vào buồng đốt, nơi phần chất đốt được đốt trong dòng không khí, truyền qua bốn cửa thoát khí. Các thiết bị truyền vào với các vật trung tâm dạng hình nón được thiết kế trong chế độ hoạt động siêu âm. Và khi mở động cơ chính, chúng thoát ra khỏi các rãnh của bộ phận thoát khí tới buồng đốt được đóng bằng nắp chất dẻo thủy tinh.​
Đạn 3M9 là tên lửa phòng không đầu tiên trên thế giới sử dụng thiết kế này và được tiếp nhận sản xuất hàng loạt trong biên chế lực lượng vũ trang. Sau khi bắt được một số tên lửa 3M9 trong thời gian chiến tranh Yom Kippur năm 1973, Israel đã sử dụng chúng trở thành nguyên mẫu để chế tạo hàng loạt tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm. Với chiều dài gần 5,8m và đường kính 330mm, khối lượng 630kg, đạn 3M9 được vận chuyển theo cặp với các đế cân bằng bên phải và bên trái trong container đặc biệt 9Ya266.​
Thông số kỹ thuật tên lửa 3M9
Dài: 5.800mm​
Đường kính: 330mm​
Sải cánh: 1.245mm​
Khối lượng trước khi phóng: 630kg​
Khối lượng đầu nổ: 57kg​
Tầm bắn: 6-22km​
Trần bắn: 0,1-12km.​
Chiến tích của 2K12 Kub
Thành công đầu tiên trong lịch sử của tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub là bắn rơi gần một nửa lực lượng Không quân Israel trong thời gian chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Chỉ trong thời gian từ ngày 6 đến ngày 24/10, các tổ hợp 2K12 Kvadrat của Ai Cập đã bắn rơi 64 máy bay Israel bằng 95 quả tên lửa. Còn để tiêu diệt 6 máy bay trong thời gian từ ngày 8/4 đến ngày 30/5 năm 1974, chỉ cần 8 tên lửa.​
Các chuyên gia quân sự nước ngoài, trong đó có Mỹ đã chỉ ra rằng tổ hợp tên lửa phòng không này theo các khả năng tác chiến của nó vượt trội tổ hợp MIM-23 Hawk của Mỹ đã được hiện đại hóa và làm suy giảm một cách đáng kể hiệu quả lực lượng Không quân Israel, vốn sử dụng các máy bay do Mỹ và các nước NATO sản xuất.​
Đến cuối cuộc chiến tranh năm 1973, Israel đã mất gần 110 máy bay, về phía Ả rập: 40 hệ thống phòng không khác nhau, trong đó có các tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kvadrat.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} 2K12 Kvadrat của Iraq.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài cuộc chiến tranh Yom Kippur, bắt đầu từ năm 1972, các tổ hợp tên lửa phòng không Kub/Kvadrat cũng được sử dụng một cách linh hoạt trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang trong khu vực như cuộc chiến Lebanon lần thứ nhất năm 1982, chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, chiến tranh Nam Tư năm 1999 và nhiều nơi khác như xung đột biên giới Maroc – Algeria, đánh trả các cuộc tấn công của Không quân Mỹ ở Libya năm 1986, Chad năm 1986 – 1987 và trong một số hoạt động quân sự.​
Mặc dù đến đầu những năm 1980, tổ hợp này đã được mổ xẻ rất kỹ, cho phép phe tấn công có thể sử dụng những biện phát hiệu quả để làm suy yếu khả năng tác chiến. Nhưng trong mọi trường hợp, tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub/Kvadrat vẫn đóng vai trò hiệu quả hàng đầu trong việc trinh sát và bắn hạ mục tiêu.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiết lộ mới về khung gầm hạng nặng Armata của Nga

Cập nhật lúc: 13:30 10/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Thông tin gây sốc nặng về siêu xe tăng T-14 Armata
T-14 Armata không tạo ra bước nhảy vọt thiết kế xe tăng


(Kiến Thức) - Sắp có biến thể xe cứu kéo dựa trên khung gầm hạng nặng Armata, tất cả biến thể được tích hợp hệ thống quản lý tác chiến, có trí thông minh nhân tạo...
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời Vyacheslav Khalitov – Phó giám đốc kiêm phụ trách bộ phận sản xuất các phương tiện cơ giới đặc biệt của công ty Uralvagonzavod cho biết, nền tảng khung gầm hạng nặng Armata của Nga sẽ có khả năng được tích hợp với nhiều loại vũ khí và thiết bị quân sự đặc biệt đang được Quân đội Nga sử dụng.​
Theo Khalitov cho hay, Uralvagonzavod đã hoàn tất việc phát triển nền tảng khung gầm hạng nặng thế hệ mới cho Quân đội Nga mặc dù công ty này vẫn phải đang chuẩn bị cho việc phát triển các biến thể phương tiện cơ giới tiếp theo dựa trên thiết kế khung gầm của Armata hiện tại​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Siêu tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata của Quân đội Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Với thay đổi cơ bản là việc hệ thống động cơ của Armata được bố trí phía trước, thiết kế này sẽ giúp nó có thể tích hợp được với nhiều loại thiết bị và vũ khí đặc biệt. Hiện tại, biến thể tiếp theo được phát triển dựa trên khung gầm Armata là xe bọc thép sửa chữa và cứu kép (ARV).​
Khung gầm hạng nặng Armata sẽ là nền tảng chung để Quân đội Nga phát triển các phương tiện cơ giới quân sự trong tương lai với nhiều biến thể khác nhau. Bên cạnh đó bất cứ dòng xe bọc thép nào được phát triển dựa trên Armata đều sẽ được tích hợp sẵn hệ thống quản lý tác chiến có khả năng tự cảnh báo kíp chiến đấu về các mối đe dọa tiềm năng.​
Theo đó, hệ thống kiểm soát và phân tích dữ liệu của Armata sẽ đưa ra những cảnh báo sớm về các mối đe dọa có thể xảy ra trong khi đó công việc này thường được kíp chiến đấu dựa trên kinh nghiệm tác chiến có sẵn đưa ra các cách xử lý tình huống nhất định. Tuy nhiên, với Armata công việc này sẽ được hệ thống quản lý trung tâm của nó thực hiện nhằm hạn chế thấp nhất các lỗi do con người gây ra hoặc đưa ra các giải pháp xử lý tình huống nhanh hơn.​
Một trong những tính năng đặc biệt của Armata là nó có khả năng được điều khiển từ xa. Thậm chí trong tương lai các biến thể của nền tảng khung gầm Armata có thể tự vận hành và ý tưởng này hoàn toàn có khả năng thành hiện thực nếu như công nghệ trí thông minh nhân tạo phát triển đủ mạnh để có thể đánh giá được các tình huống phức tạp xảy ra trên chiến trường và đưa ra các lựa chọn đúng.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe chiến đấu bộ binh T-15 được phát triển dựa trên khung gầm hạng nặng Armata. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết kíp chiến đấu của Armata vẫn có thể vận hành toàn bộ hệ thống bao gồm cả hệ thống vũ khí bằng tay. Điều này đồng nghĩa với việc Armata sở hữu tới hai hệ thống điều khiển cho mọi hoạt động trên xe. Đơn cử như hệ thống vũ khí của Armata có tới hai chế độ là điều khiển bằng tay hoặc điều khiển tùy chọn, phần tháp pháo của Armata cũng không có người điều khiển còn kíp chiến đấu ngồi tách biệt với hệ thống vũ khí và động cơ. Thiết kế này sẽ giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của kíp chiến đấu ngồi bên trong xe.​
Tại triển lãm quốc phòng Russia Arms Expo 2015, Nga cũng sẽ lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata với các biến thể khác nhau sẽ được giới thiệu trong thời gian sắp tới. Khalitov cũng hy vọng Bộ quốc phòng Nga sẽ hỗ trợ cho Uralvagonzavod trong việc giới thiệu siêu tăng T-14 Armata tại RAE-2015. Mặc dù, trước lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng 9/5 Armata có xảy ra hỏng hóc nhưng như vậy vẫn là quá sớm để đánh giá nó về khả năng hoạt động.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.