Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Lái xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 Nga như chơi game

Cập nhật lúc: 09:03 10/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Giải mã sức mạnh xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 Nga
Lộ hỏa lực các loại vũ khí mới duyệt binh 9/5


(Kiến Thức) - Hệ thống tay cầm điểu khiển đa chức năng của siêu xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 của Nga sẽ có thiết kế tương tự như tay cầm của máy chơi game.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Albert Bakov - Phó giám đốc nhà máy Concern Tractor Plants (CTP) của Nga cho hay, xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 của Quân đội Nga sẽ được trang bị hệ thống tay cầm điều khiển đa chức năng có thiết kế tương tự như tay cầm của máy chơi game Sony Playstation.​
Cũng theo Bakov tiết lộ, ông đã phải mất hai năm để thuyết phục các kĩ sư phát triển Kurganets-25 thiết kế một hệ thống tay cầm điều khiển mới dành cho dòng xe chiến đấu bộ binh này với thiết kế cơ bản gần giống với tay cầm của máy chơi game Playstation. Hệ thống điều khiển mới này được đánh giá khá dễ sử dụng đối với bất cứ tân binh nào.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 tại Quảng trường Đỏ, Moscow.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo đó hệ thống tay cầm điều khiển mới của Kurganets-25 sẽ có các tổ hợp phím chức năng với thiết kế cơ bản được dựa trên mẫu tay cầm của máy chơi game cá nhân Playstation.​
Bên cạnh đó, tay cầm điều khiển Kurganets-25 chỉ chiếm một khoảng không gian khá nhỏ bên trong thân xe nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được mọi chức năng so với tay cầm khiển truyền thống trên các dòng xe bọc thép do Nga phát triển trước đây.​
“Hệ thống tay cầm điều khiển kiểu cũ được trang bị trên các dòng xe bọc thép do Liên Xô phát triển trước đây khá bất tiện và chiếm nhiều không gian bên trong xe, trong khi đó các tính năng của nó lại quá hạn chế so với mẫu tay cầm điều khiển kiểu mới.”, Bakov cho biết.​
Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 đang được Quân đội Nga thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt và trang bị chính thức từ năm 2016.​
Kurganets-25 là một trong những dòng xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới của Nga được phát triển với nhiều biến thể khác nhau, nó có hệ thống vũ khí tiêu chuẩn gồm một tháp pháo tự động điều khiển từ xa KBP Epoch với một pháo tự động 2A42 30mm, súng máy đồng trục 7.62mm và 4 tên lửa chống tăng dẫn đường Kornet EM.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ chuyển mình để giữ ngôi vị số 1

(Vũ khí) - Trước kế hoạch đóng tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nga, Mỹ buộc phải chuyển mình bằng kế hoạch cực lớn để giữ ngôi vị số 1 thế giới.

Kế hoạch
Theo thông tin được Hải quân Mỹ công bố ngày 9/5 cho biết, lực lượng này đang có kế hoạch giải ngân khoản kinh phí lên tới 1,6 tỷ USD để nâng cấp tổng thể các hệ thống vũ khí phòng thủ trên các tàu sân bay và tàu đổ bộ.
Thực tế, Hải quân Mỹ đã triển khai dự án mang tên Các Hệ thống Phòng thủ trên tàu (SSDS), theo đó lắp đặt thêm các tên lửa đánh chặn, các hệ thống radar tối tân và nâng cấp các phần mềm trên tàu sân bay và tàu đổ bộ.
Theo dự án này, hàng loạt công nghệ mới cũng sẽ được lắp đặt và nâng cấp nhằm giúp các tàu chiến Mỹ tìm diệt một loạt mối đe dọa tiềm tàng, như các tên lửa siêu thanh của đối phương đang bay tới.
Thiếu tướng Hải quân Peter Fanta cho biết một số hạng mục chính trong dự án nâng cấp này bao gồm trang bị thêm cho các tàu những loại tên lửa mới cải tiến, như Sea Sparrow Missile Block 2 mới (ESSM Block 2) và Rolling Airframe Missile (RAM Block 2).
Một số nguồn tin quân sự cho biết, cả hai loại tên lửa này đang bắt đầu được sản xuất với số lượng hạn chế, được thiết kế để chuyên bảo vệ các tàu sân bay, tàu đổ bộ tấn công và tàu chiến khác trước các vụ tấn công bằng tên lửa hành trình hoặc máy bay.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-chuyen-minh-de-giu-ngoi-vi-so-1_11036774.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) của Hải quân Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cú hích với Mỹ
Theo giới chức quân sự Mỹ, việc hải quân nước này có kế hoạch trang bị khủng cho hàng không mẫu hạm và tàu đổ bộ được đưa ra sau khi Nga công khai kế hoạch đóng tàu sân bay cỡ lớn của mình - con tàu đã được báo chí Mỹ xếp vào hàng những vũ khí nguy hiểm nhất của Nga.
Theo tạp chí The National Interest (Mỹ), hiện nay Nga đang thực hiện kế hoạch hoàn tất việc đóng một hàng không mẫu hạm cho hải quân nước này trước năm 2025. "Sẽ mất khoảng 10 năm để hoàn tất việc đóng tàu sân bay, bao gồm cả các thử nghiệm cấp nhà nước," nguồn tin dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết.
Thiếu tướng Kozhin, chỉ huy lực lượng Hải quân Nga cho biết, Moskva đang phát triển một hệ thống hạ cánh tự động cho tiêm kích hạm: "Hiện nay, chúng tôi đang thiết kế một hệ thống hạ cánh tự động dự kiến sẽ cung cấp độ chính xác khi hạ cánh lên đến từng mét. Việc phát triển đã được tiến hành, và chắc chắn sẽ được sớm hoàn thành trong nay mai".
Hệ thống hạ cánh tự động trên tàu sân bay sẽ cung cấp cho phi công của Hải quân Nga việc tiếp cận tàu sân bay và hạ cánh một cách hoàn toàn tự động. Điều đó sẽ giải quyết hàng loạt các vấn đề xảy ra khi hạ cánh cũng như giúp máy bay của hải quân Nga có thể hạ cánh tại mọi thời điểm, mọi thời tiết và mọi nơi, ông này tiết lộ thêm.
Theo truyền thông Mỹ, hệ thống hạ cánh mới này sẽ được Nga áp dụng ngay trên chiếc tàu sân bay mới mà Hải quân Nga vừa trình làng mẫu thiết kế, chiếc hàng không mẫu hạm cỡ lớn này có khả năng mang theo tổng cộng khoảng 100 chiếc máy bay các loại.
Mẫu hàng không mẫu hạm của Nga đã được hoàn thành và đang trong giai đoạn thử nghiệm khái niệm trong phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Krylov. Nếu các cuộc thử nghiệm chứng minh hiệu quả và thành công thì chắc chắn thiết kế tàu sân bay này sẽ được thực thi hóa.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ có cần lo sợ tăng Armata "chỉ mang tính trình diễn" của Nga?

Đặng Lê | 10/05/2015 19:36



82767145-rusarmatanewpicepa-1431220807417-35-0-371-659-crop-1431220824861.jpg

Chia sẻ:
Theo GS Gvosdev, dù bị phương Tây cho là "chỉ mang tính chất trình diễn, truyền thông" nhưng tăng Armata vẫn tạo ra mối đe dọa nhất định với Mỹ. Nó mang thông điệp sâu xa của Nga.

Tạp chí National Interest (Mỹ) đăng tải bài viết của Giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia Nikolas Gvosdev cho rằng Mỹ nên lo sợ xe tăng Armata của Nga.
Dưới đây là nội dung bài viết:
2 kiểu phản ứng của phương Tây trước Armata
T-14 Armata là chiếc xe tăng đầu tiên do Nga sản xuất hoàn toàn sau thời Liên Xô. Sau khi chiếc xe tăng chủ lực xuất hiện thoáng qua trước công chúng trong đợt tập dượt kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, phương Tây có hai kiểu phản ứng chung.
Kiểu thứ nhất thì coi những lời quảng bá về T-14 như: tốc độ cao, khả năng thao diễn, hỏa lực và khả năng sống sót tước bất kỳ thứ gì mà quân đội phương Tây sản xuất ra… về bản chất cũng tựa như chiến hạm Potemkin của Nga trước đây.
Nói cách khác, mẫu hình mới này xuất hiện trong lễ duyệt binh kỷ niệm ngày Chiến thắng hôm 9/5 chỉ mang tính trình diễn và truyền thông, nhưng thực sự khó phát huy được nhiều trên thực địa.
my-co-can-lo-so-tang-armata-chi-mang-tinh-trinh-dien-cua-nga.jpg

Phương Tây cho rằng xe tăng Armata khó phát huy được nhiều trên thực địa.​
Kiểu phản ứng thứ hai thì đầy nghi hoặc, rằng một quốc gia hiện đang chịu sức ép trừng phạt từ phương Tây và nền kinh tế đang bước vào suy thoái hẳn phải dồn hết mọi nguồn lực quốc gia để lắp ráp nên một chiếc xe tăng chiến đấu thế hệ kế tiếp.
Thực tế, nếu Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục kiên trì với kế hoạch tăng cường quân đội trong các điều kiện kinh tế khác xa, thì liệu ông có nguy cơ lặp lại sai lầm cơ bản dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô – khi mà quốc phòng ngày càng "ăn" thâm vào tổng sản phẩm quốc nội?
Tuy vậy, vẫn còn một lý do khác rất thuyết phục để đầu tư vào các tiềm lực nghiên cứu, thiết kế của tổ hợp công nghiệp – quân sự tại Nga và làm nổi bật các kết quả đạt được.
Đó là nỗ lực của Moscow để đảm bảo vị thế là người mang lại các lựa chọn cho rất nhiều nước trên thế giới đang tìm cách củng cố tiềm lực quốc phòng.
(Ngay cả khi các kế hoạch như vậy có thể khiến Washington không chấp thuận, dù rất nhiều khách hàng tốt của Nga trên thực tế là những nhà nước dân chủ).
Rất nhiều cường quốc đang trỗi dậy và hàng loạt những cường quốc tầm trung có thể hoàn toàn vui vẻ để cho Moscow đảm nhiệm vai trò này.
Tổ hợp của Nga hậu Liên Xô phần lớn là chi phí chìm, được Liên Xô chi tiền từ nhiều thập kỷ trước. Toàn bộ mạng lưới văn phòng thiết kế, nhà máy, công xưởng và các bãi thử nghiệm đều được thừa hưởng.
Thậm chí với các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, họ vẫn tính toán về mặt kinh tế khi hướng tới các hãng sản xuất của Nga thay vì cố gắng bắt tay xây dựng ngành công nghiệp hoàn chỉnh từ vô số những ngành công nghiệp quốc phòng then chốt.
Do đó, điều này cho phép họ nhanh chóng "nhảy cóc" qua các giai đoạn phát triển và tránh hao tổn nguồn lực của mình để sao chép y chang tổ hợp quân sự - công nghiệp của Nga ngay tức khắc.
(Qua việc chuyển giao công nghệ, cho thuê hoặc đảo ngược toàn bộ kỹ thuật, các cường quốc đang trỗi dậy có thể dần dần gây dựng một phiên bản công nghiệp quốc phòng mang tính bản địa hơn).
Với nước Nga hậu Liên Xô, việc tái sinh các ngành quốc phòng thật sự có ý nghĩa.
Vài năm trước, ông Putin đã xếp ngành xuất khẩu vũ khí cùng với dầu lửa, khí tự nhiên và năng lượng nguyên tử là một trong những thế mạnh mang tính cạnh tranh của Nga trên thị trường quốc tế.
Hồi những năm 1990, hy vọng ban đầu về việc tổ hợp quốc phòng đại trà của Liên Xô có thể được trang bị lại nhờ việc sản xuất máy hút bụi và đầu ghi hình đã bị dập tắt.
Một phần bởi vì Nga (và những nước thừa hưởng tổ từ Liên Xô tổ hợp công nghiệp quân sự như Ukraine) không thể cạnh tranh nổi về mặt chi phí nhân công cũng như đảm bảo chất lượng tương đương sản phẩm xuất khẩu của các "con hổ châu Á".
Do đó, phần lớn chiến lược tái công nghiệp hóa tại Nga là nhằm hồi sinh công nghiệp quốc phòng và tận dụng thế mạnh từ nhu cầu ngày càng tăng đối với các hệ thống vũ khí tinh vi trong một thế giới đơn cực.
my-co-can-lo-so-tang-armata-chi-mang-tinh-trinh-dien-cua-nga.jpg

GIÁO SƯ
NIKOLAS GVOSDEV
Đối với việc tiêu thụ trong nước, thông điệp mà Armata mang theo sẽ là một lần nữa, Nga lại sở hữu vũ khí có thể sánh ngang với những gì tốt nhất hiện có trong kho vũ khí của phương Tây. Và rằng người Nga cần chuẩn bị hy sinh thêm trong những năm tới để quân đội của họ có thêm nhiều vũ khí tốt. Nhưng đó cũng là tín hiệu phát đi tới rất nhiều khách hàng trên khắp thế giới rằng tổ hợp quốc phòng của Nga có thể sản xuất nên vũ khí có tầm cỡ.
Vũ khí Nga kiềm chế Mỹ "tự do hành động"
Thiết bị do Nga sản xuất vẫn được coi là "đủ tốt".
Hầu hết các quốc gia trên thế giới – đặc biệt là những nước có mâu thuẫn với Washington – đều hiểu rõ rằng chẳng có quốc gia nào khác (cũng có thể ngoại trừ Trung Quốc) nghĩ tới việc cản chân Mỹ một khi họ quyết thắng thế trong một cuộc xung đột thông thường.
Tuy nhiên, họ cũng biết rằng kể từ sau Chiến tranh Lạnh, chẳng còn mối đe dọa nào tới sự tồn vong của nước Mỹ khiến người dân Mỹ tự nguyện chấp nhận thương vong và hy sinh với cái giá đắt.
Mỹ tiếp tục tìm kiếm các phương án với chi phí thấp, không thương vong khi họ tính toán việc can thiệp – và thường không đơn giản chỉ muốn ưu thế vượt trội mà còn phải hoàn toàn thống trị, trên hàng loạt các cuộc xung đột.
Còn đối với các nhà nước tìm cách kiềm chế hay ngăn cản Mỹ, quân đội của họ không nhất thiết phải đánh bại Mỹ, mà họ có thể chống lại việc Mỹ thâm nhập và gây nên thiệt hại nặng nề xét về khía cạnh thương vong cho người và hư hại về thiết bị vũ trang.
Tất nhiên, ngành công nghiệp vũ khí của Nga cũng có rủi ro khi buôn bán với những quốc gia mà sau này họ có thể dùng chính súng của Nga để chống lại Nga.
Nhưng trước mắt thì tính toán về chiến lược là hầu hết các quốc gia đều tìm các cách để giới hạn và kiềm chế việc Mỹ tự do hành động.
Nên coi việc ngày càng nhiều quốc gia sở hữu những loại vũ khí như cách để gây khó khăn cho Mỹ là mối đe dọa lâu dài, đặc biệt là những hệ thống mà Washington không muốn bán.
Thông điệp của Nga
Khi chiếc T-14 lăn bánh trên Quảng trường Đỏ trong ngày Chiến thắng, hẳn nhiên sẽ có nhiều khán giả quan tâm.
Đối với việc tiêu thụ trong nước, thông điệp này sẽ là một lần nữa, Nga lại sở hữu vũ khí có thể sánh ngang với những gì tốt nhất hiện có trong kho vũ khí của phương Tây.
Và rằng người Nga cần chuẩn bị hy sinh thêm trong những năm tới để quân đội của họ có thêm nhiều vũ khí tốt.
my-co-can-lo-so-tang-armata-chi-mang-tinh-trinh-dien-cua-nga.jpg

Xe tăng Armata mang thông điệp của Nga​
Nhưng đó cũng là tín hiệu phát đi tới rất nhiều khách hàng trên khắp thế giới rằng tổ hợp quốc phòng của Nga có thể sản xuất nên vũ khí có tầm cỡ.
Nếu Nga có nhiều khách mua hàng, điều này giúp họ đủ tài chính chi trả cho việc củng cố quân đội và mang lại "mầm ươm" để từ đó các nhà thiết kế của Nga có thể phát triển nên các hệ thống vũ khí kế tiếp.
Ở đây, lời quảng cáo đáng chú ý nhất là Nga có thể tiếp tục sản xuất các hệ thống vũ khí thế hệ kế tiếp – và hy vọng rằng các khách hàng sẽ dõi theo.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Giáo sư Nikolas Gvosdev.
 
23/8/12
1.162
3
38
F-35 của Mỹ: Sai lầm đắt giá nhất thế giới?

(Vũ khí) - Chương trình do Mỹ dẫn đầu để lắp ráp F-35 Lightning II, chiến đấu cơ đa năng tiên tiến nhất thế giới có phải là một sai lầm?

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f35-cua-my-sai-lam-dat-gia-nhat-the-gioi_1218386.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chương trình sản xuất F-35 Lightning II của Mỹ và các đối tác đang gây nhiều tranh cãi về tính khả thi của nó.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chương trình Lockheed-Martin F-35 được đánh giá là "tâm điểm của Bộ quốc phòng Mỹ để xác định các hệ thống vũ khí, máy bay tấn công thế hệ mới cho Hải quân, Không quân, Hàng hải và các đồng minh của chúng ta"
Tuy nhiên, chi phí leo thang quá nhanh, cộng với sự cần thiết để tạo ra một sự thay đổi động cơ chính sau một vụ cháy hồi năm ngoái đã khiến một số nhà bình luận đề nghị rằng chương trình này sẽ không bao giờ đạt được những lời hứa hẹn của nó. Tại nước Anh, một số chuyên gia quân sự cấp cao cho rằng dự án này chỉ là "một trò đùa"
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f35-cua-my-sai-lam-dat-gia-nhat-the-gioi_12110366.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
9 quốc gia đối tác của F-35 là Mỹ, Australia, Canada, Đan Mạch, Italy, Hà Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh quốc. Các nhà cung cấp ở mỗi quốc gia đang sản xuất tất cả các thành phần của máy bay F-35, không chỉ những cái cho đất nước mình.
Nhưng John Marshall, thành viên nhóm cố vấn quốc phòng Synergia, đã phát biểu với tờ báo Độc lập của Anh: "Máy bay này là quá đắt, vẫn còn thiếu xót về kỹ thuật và hoạt động và không chắc chắn sẽ được đưa vào hoạt động rộng rãi trong một vài năm tới."
"Chú voi trắng"
Tổng giá thành của chương trình F-35 đã tăng từ 233 tỷ USD năm 2001 lên 391 tỷ USD - điều này khiến nó trở thành "một chương trình tốn kém nhất và đầy tham vọng của Bộ quốc phòng Mỹ," theo một báo cáo gần đây cho biết.
F-35 dự kiến được triển khai trên các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Anh quốc, hiện đang trong quá trình sản xuất, nhưng sự chậm chễ có nghĩa là các tàu sân bay sẽ đưa vào phục vụ mà không có máy bay nào. Nước Anh hiện đã có 3 chiếc F-35 đang được thử nghiệm ở Mỹ, 5 chiếc khác đã được đặt hàng và dự kiến mua thêm 10 chiếc nữa, điều này nghĩa là một hợp đồng lớn chỉ cho 18 máy bay loại này.
Đô đốc Lord West, cựu thành viên thứ nhất của hội đồng đô đốc Anh, đã cho biết: "Tôi nghĩ rằng đơn hàng tối thiểu họ đã có đến năm 2020 là khoảng 48 máy bay, nhưng tôi chắc chắn là RAF hi vọng sẽ có nhiều hơn thế vì F-35 sẽ thay thế Tornado."
Cựu Bộ trưởng các lực lượng vũ trang Anh - ngài Nick Harvey đã nói với tờ Độc lập rằng F-35 sẽ sẵn sàng đi vào phục vụ vào năm 2018.
"Tôi không nhớ đã nghe ai đó đề xuất rằng những máy bay này có thể được sử dụng trên chiến trường trước năm 2020. Bạn có thể tranh cãi rằng nó đã là một trong những "chú voi trắng" lớn nhất trong lịch sử một thời gian dài trước đây."

Cuộc đua 'chiến binh tàng hình' Nga - Mỹ

(Vũ khí) - Quân đội Nga và Mỹ đang bước vào cuộc đua nhằm biến binh lính của mình trở thành siêu chiến binh với khả năng tàng hình trước đối thủ.

Mỹ thử nghiệm
Theo Lenta, hiện nay Mỹ đang thử nghiệm các bộ đồ quân sự ngụy trang mới có thể giúp người lính gần như vô hình khi quan sát bằng mắt thường trên chiến trường.
Theo kế hoạch, trong năm 2015, sẽ có ít nhất 10 nguyên mẫu của bộ đồ ngụy trang mới sẽ được thử nghiệm, đánh giá để chọn ra bộ trang phục có hiệu quả ngụy trang tốt nhất.
Nguồn tin trên tiết lộ, bộ đồ ngụy trang mới được làm từ vật liệu đặc biệt cho phép khúc xạ ánh sáng hoặc sóng điện tử chiếu vào. Nhờ điều này, vật liệu ngụy trang mới có đặc điểm giống với da loài tắc kè hoa có thể nhanh chóng biến đổi hòa nhập với môi trường xung quanh.
Cùng với đó, bộ đồ ngụy trang cũng tự biến đối màu sắc, hoa văn khi người lính di chuyển để tăng hiệu quả “vô hình” trong mắt người.
Để đạt được hiệu quả ngụy trang trên, vật liệu ngụy trang mới cần được cung cấp năng lượng. Các nhà sáng chế Mỹ đã nối nguồn cho bộ đồ ngụy trang mới với hệ thống pin năng lượng nặng 450 gam nhỏ gọn đảm bảo hiệu quả ngụy trang của bộ đồ mới trong 8 giờ.
Nhờ có trọng lượng nhẹ và dễ dàng mang mặc, bộ đồ ngụy trang mới dành cho binh sĩ Mỹ cũng được thiết kế hoạt động trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết. Tuy nhiên, các thông tin khác về bộ đồ ngụy trang mới chưa được giới chức quân sự Mỹ hé lộ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cuoc-dua-chien-binh-tang-hinh-nga--my_12529413.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Lính Nga với trang phục "chiến binh tương lai"{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nga không chịu kém
Trong khi Mỹ hé lộ về trang phục tàng hình thì người Nga cũng không chịu kém cạnh. Theo đó, các tiểu đội chiến đấu của Nga đã được cung cấp các trang bị đầu tiên từ tổ hợp "chiến binh tương lai" - Ratnik (chiến binh) trong đó bao gồm nhiều trang bị, các áo choàng hiện đại và các thiết bị bảo vệ tổng hợp trọng lượng nhẹ.
Tuy nhiên, hãng tin RIR đã khai thác nguồn tin từ ARPF, tổ hợp trang bị hiện tại không bảo đảm mức độ yêu cầu về độ an toàn và thoải mái cho quân nhân, vì thế nó cần tạo ra những phương tiện mới cho việc bảo vệ và hỗ trợ sự sống.
Một trong những cơ sở của công nghệ vật liệu mới là nguyên tắc tạo ra các sợi siêu mịn sử dụng công nghệ mạ điện. Công nghệ này cho phép đạt được vật liệu sợi tổng hợp siêu mịn với các thuộc tính bảo vệ độc đáo. Công việc đang được tiến hành theo 3 hướng: Mặt nạ, Bảo vệ và Hỗ trợ sự sống.
Theo hướng "Mặt nạ", các nhà khoa học tại Saratov sẽ tạo ra các vật liệu tiên tiến, mà theo ông Sergey Lisovsky - Bộ trưởng Bộ công nghiệp và năng lượng của Saratov, sẽ cho phép sản xuất các loại vải với những thuộc tính lớp phủ - từ các vật liệu chống tác động đến những vật liệu vô hình trong một dải phổ bức xạ nhất định.
Hệ thống Ratnik cũng có những tính năng tương tự như: bộ áo giáp chống bức xạ trong dải tia cực tím và hồng ngoại mà khiến cho người lính trở lên vô hình với các cảm biến nhiệt. Tuy nhiên, với những bộ trang phục trong tương lai mà đang được thiết kế hôm nay, những thuộc tính này sẽ được tăng cường.
Nói cách khác, trong một vài năm tới, quân đội Nga sẽ nhận được "áo khoác tàng hình". Nhờ vào cấu trúc sợi, những vật liệu này sẽ nhẹ hơn và giúp người lính "dễ thở" hơn, điều này nghĩa là họ có thể mặc những trang phục này bất cứ lúc nào. Các thiết kế của trang bị Ratnik mới sẽ cho phép mặc nó trong suốt 48 giờ.
Các vật liệu này đã được trình bày với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm của ông hồi tháng 1/2015 tới các cơ sở đào tạo của Viện nghiên cứu trung ương về kỹ thuật chính xác (TSNIITOCHMASH).
"Tại cuộc triển lãm, chúng tôi đã tiến hành các thử nghiệm thực mà chứng minh các thuộc tính của các vật liệu đã phát triển từ phòng thí nghiệm," Alexey Serdobintsev - nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm vật liệu cho các mục tiêu đặc biệt cho biết. "Tổng thống đã không có bất cứ bình luận gì về các dự án, tuy nhiên theo như các đồng nghiệp tại ARPF, các minh chứng của chúng tôi đã tạo một ấn tượng tích cực đối với Tổng thống," ông nói.
Các nhà phát triển các vật liệu tiên tiến mà sẽ được sử dụng để tạo ra các trang bị thế hệ mới, đã chủ động thử nghiệm chúng để thích nghi trong các điều kiện khắc nghiệt. Theo ARPF, những vật liệu này sẽ chịu được lửa, sức nóng khủng khiếp của sa mạc, và cả giá rét khốc liệt.
Sự phát triển của Nga trong lĩnh vực trang bị cho "chiến binh tương lai" - được thiết kế để biến một tiểu đội thành một đơn vị chiến đấu đầy đủ với pháo binh, không quân và các công nghệ khác sử dụng trên chiến trường - đã được thực hiện từ đầu những năm 2000.
 
23/8/12
1.162
3
38
Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV Nga bắn xa nhất thế giới?

Cập nhật lúc: 16:04 12/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Chiêm ngưỡng vũ khí “khủng” trong duyệt binh Nga 9/5
Công lực "khủng" lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV Nga


Bộ Quốc phòng Nga cho biết, pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV đạt tầm bắn xa tới 70km, vượt trội khá nhiều so với các sản phẩm tương tự của phương Tây.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được ghi nhận là dòng pháo có tầm bắn xa nhất tới 70km, vượt trội khá nhiều so với các sản phẩm tương tự của phương Tây. Thông tin trên cũng được Giám đốc Viện nghiên cứu Burevetsnik, Tiến sĩ Georgy Zakamenny xác nhận với kênh truyền hình Ngôi sao Nga.​
Tiến sĩ G. Zakamenny khẳng định, do công nghệ đã tới hạn, các nhà phát triển thế giới đang gặp phải trở ngại khi cố gắng cải tiến tăng tầm, tính cơ động, khả năng tự động hóa, tầm bắn và tốc độ bắn các loại pháo tự hành hiện có.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Chuyên gia này cũng đưa ra so sánh 2S35 Koalitsiya-SV với pháo tự hành danh tiếng của Đức PzH2000 và M109A6 Paladin (Mỹ). Pháo của Đức chỉ có thể đạt tầm bắn tối đa tới 56km khi sử dụng đạn tăng tầm đặc biệt với nhiều cải tiến về khí động học, trong khi đó tổ hợp pháo của Mỹ chỉ có tầm bắn tối đa chỉ từ 30 tới 40km và trung bình là 22km. Các lần bắn thử đã xác nhận, 2S35 Koalitsiya-SV có thể tấn công và tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 40km.​
Đặc biệt, trong một số bài bắn thử, Koalisia đã có các phát bắn đạt 70km, vượt qua mọi đối thủ phương Tây.​
Tiến sĩ G. Zakamenny hé lộ, để đạt được điều này, 2S35 Koalitsiya-SV sử dụng công nghệ chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Tổ hợp pháo tự hành mới của Nga không sử dụng các nguyên tắc thông thường, mà thực sự là một hệ thống rô-bốt. Việc kiểm soát và điều khiển vũ khí được thực hiện từ xa. Toàn bộ quy trình bắn được máy tính đơn giản hóa và hiển thị thông tin trên bảng chỉ huy cho kíp điều khiển.​
Ngoài ra, 2S35 Koalitsiya-SV cũng được trang bị hệ thống định vị vệ tinh, kênh trao đổi thông tin bảo mật và khả năng tự động cập nhật thông tin chiến trường ở cấp chiến thuật.​
Một yếu tố khác làm nên tầm bắn kỷ lục của 2S35 Koalitsiya-SV là hệ thống kích hoạt thuốc phóng sử dụng công nghệ vi sóng-plamas giúp tối ưu lực phóng ở bất kỳ tầm và hướng nào của nòng pháo.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Phân tích thiết kế siêu tăng T-14 Armata trong duyệt binh Nga

Cập nhật lúc: 13:30 12/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Soi 4 vũ khí khủng dự Lễ duyệt binh ở Nga
Loạt ảnh khó tin nhất tại lễ duyệt binh Nga ngày 9/5


(Kiến Thức) - Siêu tăng T-14 Armata bố trí hàng tá máy quay quanh thân, trang bị đến hai hệ thống phòng vệ chủ động, pháo chính không có bọng hút khói.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố hình ảnh những thành viên đầu tiên của chương trình Armata gồm: xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh T-15. Hai loại xe này được thiết kế để trở thành mũi nhọn cho đội hình thiết giáp của quân đội Nga - thay thế cho đội hình dựa trên các xe T-72, BMP-2 và MT-LB hiện nay.​
Trong đội hình đấy, sẽ lấy Armata làm trung tâm, hai loại xe chiến đấu kể trên sẽ được tăng cường bằng các biến thể bổ sung chưa được công bố. Trong đó có thể bao gồm xe công binh chiến trường chống mìn (BREM); xe hỗ trợ hỏa lực gắn pháo tự động, tên lửa (Terminator), hay đầu đạn nhiệt áp (TOS); pháo tự hành (Coalitzia); cầu công binh (MTU) và xe thiết giáp thu hồi trang bị (ARV).​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe tăng T-14 Armata tham gia duyệt binh{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các chuyên gia cho rằng, 24 chiếc siêu tăng T-14 Armata đầu tiên xuất hiện vào ngày 9/5 ở Moskva có thể là một phần sản phẩm của loạt sản xuất đầu tiên, mà một số xe đã được chuẩn bị đặc biệt cho cuộc duyệt binh, theo một cuộc đấu thầu của Bộ Quốc phòng Nga vào tháng 10/2014. Tuy nhiên, những chiếc xe này có lẽ vẫn còn mang nhiều tính chất “trình diễn” hơn là một thiết kế hoàn chỉnh.

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Pháo chính của T-14 không có bầu hút khói quen thuộc như T-72 hay T-90.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo các chuyên quân sự phân tích, xe tăng T-14 Armata vẫn dùng kíp lái ba người, với hai thành viên ngồi cạnh nhau và người thứ ba ngồi song song với lái xe trong một capsule riêng biệt.​
Về hệ thống giáp, T-14 Armata được trang bị hệ thống giáp đa lớp gồm: module giáp thụ động, giáp phản ứng nổ, giáp chống mìn phía trước xe, giáp bảo vệ khoang động cơ, hệ thống phòng vệ chủ động kép. Giáp trên T-15 Armata cũng tương tự như trên T-14 nhờ làm chung khung gầm cơ sở.​
Một số nguồn tin mô tả, có đến hàng tá máy quay trên xe tăng, cung cấp đầy đủ thông tin về tình huống xung quanh trong điều kiện ngày đêm và điều kiện thời tiết bất lợi.​
Cả hai loại xe đều sử dụng vũ khí điều khiển từ xa, tách kíp lái khỏi súng, pháo và đạn dược.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Cận cảnh tháp pháo siêu tăng T-14 Armata.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tháp pháo của xe tăng T-14 Armata là loại pháo nòng trơn 125mm, không có vũ khí đồng trục (báo cáo trước đó cho thấy sẽ có súng máy đồng trục 7,62mm và pháo 30mm). Trong khi các tháp pháo có một hình dạng đặc biệt bởi các tấm che những hệ thống khác nhau, cấu trúc cơ bản của nó có lẽ sẽ bé nhỏ hơn, cung cấp không gian cho một hệ thống vũ khí module với pháo, súng cối tự động và các vũ khí khác.​
Pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ 125mm trên xe tăng T-14 rất khác so với những loại pháo tương tự trên xe tăng T-72 và T-90. Sự khác biệt này chính là sự vắng mặt của bầu hút khói chống tràn ngược khí thuốc. Trên pháo cũng có hệ thống tính toán đạn đạo, cột khí tượng … để lấy dữ liệu cho máy tính đạn đạo. Pháo chính có thể bắn các loại đạn tiêu chuẩn, cũng như các tên lửa chống tăng có điều khiển bắn qua nòng pháo với tầm xa 8.000m.​
Một khẩu súng máy 7,62mm được đặt trên trạm vũ khí điều khiển từ xa, tích hợp kính ngắm toàn cảnh độc lập của trưởng xe. Kính ngắm của xạ thủ sẽ nằm bên cạnh pháo chính, để hai người có thể theo dõi hai mục tiêu khác nhau. Trên xe vẫn còn có thể triển khai thêm những loại vũ khí khác để gia tăng sức mạnh.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} T-14 không sử dụng đại liên 12,7mm trên nóc tháp pháo theo truyền thống mà dùng súng máy 7,62mm.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tháp pháo của T-14 còn có hai hệ thống phòng vệ chủ động bao gồm: hệ thống “chế áp cứng” APS Afghanit (năm ống phóng đạn bên dưới tháp pháo) và bốn hệ thống “chế áp mềm”. Hệ thống có khả năng tạo ra một màn khói đa quang phổ dày đặc để đánh chặn các tên lửa dẫn đường bằng laser hay hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy hay radar sóng mi-li-mét. Những biện pháp đối phó mềm như vậy được sử dụng để bảo vệ xe khỏi các tên lửa chống tăng thế hệ thứ ba và thứ tư như Hellfire, TOW, BILL hay Brimstone, JAGM, Javelin hay Spike …, đặc biệt là các vũ khí đánh vào nóc xe, bằng quĩ đạo gần như thẳng đứng bằng cảm biến hợp nhất (SFW).​
Tổng cộng sẽ có 10 ống phóng Afghanit được bố trí trên tháp pháo. Khi tháp pháo hướng về phía trước, chúng sẽ bảo vệ vòng cung 60 độ mỗi bên nòng pháo (tổng cộng là 120 độ). Khi mối đe dọa đến từ bên hông hay phía sau, tháp pháo sẽ tự động xoay theo hướng có đe dọa, tạo điều kiện cho APS hoạt động. So với loại cũ Drozd , Afghanit gọn gàng và hiệu quả hơn, nhất là khi sử dụng để đối phó với các đe dọa ở cự li gần.​
Mỗi cụm ống phóng APS có cảm biến riêng của mình, gắn trên tháp pháo, bao phủ các góc phần tư phía trước, phía sau và hai bên trái, phải. Một số nguồn tin cho hay, các xe Armata có thể phát hiện, định vị và đồng thời theo dõi 40 mục tiêu mặt đất và 25 mục tiêu trên không. Nếu thật sự như vậy, khả năng cảm biến của xe sẽ là radar AESA (mạng pha chủ động).​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Động cơ đặt ở đuôi xe tăng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Xe tăng T-14 Armata có động cơ tăng áp diesel được bố trí phía sau, đặt các hệ thống vũ khí chính trong trung tâm và kíp lái ở phía trước xe.Các động cơ được phát triển đến 1.500 mã lực (khai thác tối ưu ở 1.200 mã lực). Các cửa hút không khí làm mát và cửa xả động cơ được thiết kế lại để thích nghi với giáp bảo vệ.
T-14 sử dụng bộ giáp mỏng để bảo vệ các cơ cấu này, để có không gian cần thiết cho không khí và khí xả. Các thùng nhiên liệu bên ngoài cũng được gia tăng bảo vệ. Nhiên liệu tại đây sẽ được sử dụng trước để giảm thiệt hại nếu trúng đạn trong chiến đấu.
 
23/8/12
1.162
3
38
'Siêu ong bắp cày' Mỹ rơi ngay khi cất cánh

(Vũ khí) - 'Siêu ong bắp cày' F/A-18F Super Hornet của Hải quân Mỹ vừa bị rơi ngay sau khi cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Vịnh Arap.

Thông tin trên được Bộ Tư lệnh Trung tâm Hải quan Mỹ thông báo ngày 12/5. Theo đó, chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet thuộc biên chế của Phi đội máy bay tiêm kích (VFA) số 211 đã bị rơi lúc 13h30 giờ GMT (20h30 giờ Việt Nam) ngày 12/5. Hai phi công đã nhảy dù, kịp thời khoát khỏi máy bay một cách an toàn. Ngay sau đó, lực lượng cứu hộ đã đưa được hai phi công này lên trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.
“Những thông tin ban đầu, cả hai phi công đều tỉnh táo và không bị chấn thương nghiêm trọng nào”, hải quân Mỹ cho biết thêm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
sieu-ong-bap-cay-myroi-ngaykhi-cat-canh_131037628.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hiện đang hỗ trợ Chiến dịch Giải pháp cố hữu (Operation Inherent Resolve), tiến hành các cuộc không kích chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria.
Đây không phải là tai nạn đầu tiên của "siêu ong bắp cày". Vào tháng 9 năm ngoái, hai chiếc F/A-18 Hornet thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cũng đấu đầu và rơi khi vừa cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson ở phía tây Thái Bình Dương.
Vào thời điểm đó, tàu sân bay Carl Vinson vừa được hải quân Mỹ triển khai đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi xảy ra cuộc chạm trán nguy hiểm giữa máy bay trinh sát chống ngầm P-8 Poseidon của Mỹ với chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc trên Biển Đông.
Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, bao gồm giành ưu thế trên không, hộ tống, do thám, tấn công mặt đất bất kể ngày đêm bằng vũ khí có điều khiển chính xác cao.
 
23/8/12
1.162
3
38
"So găng" chiến xa bộ binh T-15 và Puma

Quốc Việt | 14/05/2015 13:30



t15vspuma-1-1431485082616-1431571824951-0-17-249-504-crop-1431571872104.jpg

Siêu chiến xa bộ binh T-15 và Puma

Chia sẻ:
Puma của Đức có lợi thế về giáp AMAP, trong khi đó T-15 của Nga vượt trội nhờ tháp pháo điều khiển từ xa và hỏa lực cực mạnh.

Trong 7 loại vũ khí lần đầu công khai trước công chúng tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức trên Quảng trường Đỏ ngày 9/5 vừa qua, chiến xa bộ binh hạng nặng T-15 có thể xem là một ngôi sao.​
T-15 được phát triển trên khung gầm hạng nặng Armata, dự án được bảo mật thông tin khá chặt chẽ, phải đến hôm tổng duyệt ngày 5/5, tấm bạt phủ trên tháp pháo mới được kéo xuống và đã giải đáp những thắc mắc lâu nay về sức mạnh hỏa lực của nó.​
Ngay khi hình ảnh tổng thể về T-15 được công bố, giới phân tích quân sự đã có những đánh giá, so sánh tính năng của T-15 với xe chiến đấu bộ binh tốt nhất của phương Tây là Puma.​
Thiết kế
Ấn tượng đầu tiên về T-15 là thiết kế rất "hầm hố" vượt xa so với đối thủ Puma.​
Hông xe được trang bị giáp module rất chắc chắn, nửa thân trên có thêm giáp yếm khá lạ mắt. Thân xe dài hơn so với Puma, T-15 sử dụng hệ truyền động 7 bánh xích trong khi Puma là 6 bánh.​
so-gang-chien-xa-bo-binh-t15-va-puma.jpg

Thiết kế của T-15 (ở trên) vượt trội so với Puma (ở dưới).​
Phía trên giáp hộp bảo vệ hông của T-15 có 5 ống phóng đạn khói gây nhiễu cỡ lớn cùng một tổ hợp nhiều ống nhỏ hơn. Cách bố trí hệ thống này trên T-15 rất khác biệt và chưa từng thấy ở các dòng xe tăng-thiết giáp khác.​
BÀI LIÊN QUAN
Cấu hình của T-15 chia thành 3 phần, phía trước mũi là khoang động cơ, tiếp đến khoang của kíp vận hành, cuối cùng là tháp pháo. Xe có thể chở theo 6 - 8 binh lính trong khoang phía dưới tháp pháo.​
Dù chưa thể đánh giá khả năng hoạt động của tháp pháo điều khiển từ xa trên T-15, nhưng rõ ràng về mặt thiết kế, T-15 vượt trội so với chiến xa bộ binh tối tân nhất của phương Tây.​
Giáp bảo vệ
Theo Military-today, T-15 sử dụng giáp composite hỗn hợp có khả năng chống chịu rất tốt trước các loại vũ khí chống tăng. Ngoài ra, nó còn được bổ sung thêm giáp phản ứng nổ Malakhit thế hệ mới cùng hệ thống phòng vệ chủ động Afganit.​
Puma được trang bị giáp tổng hợp tiên tiến AMAP, giới quân sự phương Tây đánh giá AMAP là một “tuyệt tác công nghệ”, có khả năng chống đạn xuyên giáp cỡ 30 mm ở vòng cung phía trước và đạn 14,5 mm ở toàn thân xe.​
Theo một số nguồn tin, Puma có thể trang bị giáp bổ sung với khả năng chịu đạn pháo cỡ nòng 120 - 125 mm ở vòng cung phía trước tương tự như xe tăng chiến đấu chủ lực. Puma an toàn trước vụ nổ mìn có trọng lượng 10 kg TNT.​
Ngoài ra, trên xe còn có hệ thống cảnh báo mối đe dọa tiên tiến và hệ thống bảo vệ kíp chiến đấu trước tác nhân xạ - sinh - hóa (NBC).​
Trong khi đó, theo nguồn tin Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, T-15 sở hữu khả năng bảo vệ tương đương siêu tăng T-14.​
Xét tổng thể, khả năng bảo vệ của T-15 và Puma là tương đương nhau. Nếu Puma chỉ lắp giáp tiêu chuẩn mà không có giáp bổ sung thì mức độ bảo vệ kém hơn T-15.​
Hỏa lực
so-gang-chien-xa-bo-binh-t15-va-puma.jpg

Hỏa lực của T-15 (ở trên) mạnh hơn so với Puma (ở dưới).​
Cả T-15 lẫn Puma đều sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa lắp pháo cỡ nòng 30 mm. Pháo 30 mm trên T-15 có tầm bắn 4 km với cơ số đạn 500 viên, gồm 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ mảnh. Ngoài ra, tháp pháo còn có 1 súng máy đồng trục 7,62 mm.​
Hai bên tháp pháo là 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM đủ sức vô hiệu hóa mọi xe tăng hiện đại nhất. Tên lửa có tầm bắn 8 - 10 km và có khả năng tiêu diệt cả trực thăng bay thấp.​
Pháo chính của Puma có tầm bắn 3 km, vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 5,56 mm. Theo một số nguồn tin, Puma có thể lắp thêm hệ thống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển. Tuy nhiên, vũ khí này vẫn chưa thấy trên xe.​
Xét về hỏa lực, T-15 mạnh hơn, điều này không gây bất ngờ vì các loại xe tăng-thiết giáp do Nga sản xuất vẫn luôn chiếm ưu thế về hỏa lực so với các thiết kế của phương Tây.​
T-15 sử dụng động cơ diesel công suất 1.200 mã lực, tốc độ tối đa 70 km/h, dự trữ hành trình 550 km. Puma được trang bị động cơ 1.073 mã lực, tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 600 km. Khả năng cơ động của 2 chiến xa này tương đương nhau.​
Đánh giá tổng thể, T-15 chiếm ưu thế so với Puma. Viết về dự án Armata, Telegraph từng nhận định: “Xe tăng và xe chiến đấu bộ binh mới của Nga sẽ chấm dứt ưu thế công nghệ quân sự của phương Tây kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga hồi sinh huyền thoại chống ngầm Mi-14, Mỹ lo lắng

Hàn Giang | 14/05/2015 10:30



mi14-fnjm-1431570792356-9-0-315-600-crop-1431570828033.jpg

Chia sẻ:
Hải quân Nga đang bày tỏ mối quan tâm của mình trong việc hồi sinh máy bay trực thăng chống tàu ngầm Mi-14. Trong những năm 1990, Mỹ đã liên tục yêu cầu Moscow ngừng hoạt động của loại máy bay này, cùng với máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo.

Sau những thông tin được cung cấp cách đây 2 tuần rằng Nga đang chuẩn bị cho kế hoạch khôi phục sản xuất máy bay ném bom Tu-160 “Blackjack” và tên lửa chiến lược, Moscow bất ngờ công bố dự án hồi sinh máy bay trực thăng chống tàu ngầm của Liên Xô, Mi-14.​
Nó sẽ nhanh chóng được sản xuất trở lại và đưa vào biên chế cho lực lượng hải quân.​
Các hãng truyền thông tại Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, nơi sản xuất Mi-14, đưa tin rằng Nhà máy sản xuất máy bay KVZ đang chuẩn bị cho sự trở về của một trong những huyền thoại dưới thời Liên Xô.​
Tuy nhiên, KVZ không đưa ra bất cứ bình luận nào, nhưng một số nguồn tin cho rằng quá trình vận hành và sản xuất đang được khôi phục.​
Mi-14 là máy bay trực thăng đổ bộ được trang bị một ngư lôi, và mang 12 quả bom nặng 64 kg hoặc 8 quả nặng 120 kg trong quá trình chiến đấu.​
Ngoài ra, sát thủ tàu ngầm còn được trang bị một loại vũ khí rất đặc biệt trong quá trình tác chiến, bao gồm bom chống tàu ngầm hạt nhân 1 kT, có khả năng xuyên thủng bất kỳ mục tiêu dưới nước nào trong bán kính 800 m.​
Trong mọi điều kiện thời tiết, Mi-14 có khả năng hoạt động tầm xa ngoài khơi khoảng 300 km, và sở hữu khả năng độc đáo là hạ cánh trên biển. Máy bay trực thăng chống tàu ngầm của Liên Xô có thể bay suốt 5,5 giờ, tầm hoạt động đạt 1.100 km.​
Hệ thống sonar, từ kế, đèn hiệu và nhiều trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giám sát, theo dõi đều rất hiện đại và hiệu quả, có thể phát hiện tất cả các loại tàu ngầm.​
Theo đánh giá từ các chuyên gia, một khi mục tiêu bị phát hiện sẽ không thể thoát được sự theo dõi của Mi-14 cho đến khi bị tiêu diệt.​
Tuy nhiên, vào năm 1996, dưới áp lực lớn từ Washington, tất cả các phiên bản chống tàu ngầm của Nga, bao gồm cả máy bay trực thăng Mi-14 đã ngừng hoạt động.​
BÀI LIÊN QUAN
Do đó, việc lên kế hoạch hồi sinh cho loại máy bay này của quân đội Nga trong thời gian gần đây, một lần nữa khiến Mỹ lo lắng.​
Đối với Hải quân Nga, Mi-14 sẽ được đưa đến Biển Đen và Hạm đội Phương Bắc, phục vụ cho hoạt động săn tàu ngầm. Ngoài ra, các máy bay cũng có thể được sử dụng tại một số mỏ dầu ngoài khơi và hoạt động cứu nạn trên biển.​
Các chuyên gia tin rằng, việc hồi sinh máy bay trực thăng Mi-14 của Nga có thể tiến hành trong 2 năm và trải qua nhiều giai đoạn.​
Trong giai đoạn đầu tiên, 10 máy bay cơ bản sẽ được sản xuất, sau đó là quá trình hiện đại hóa sâu sắc, và giai đoạn thứ ba là sự trở lại của một dây chuyền sản xuất Mi-14 hoàn chỉnh. Nhiều người dự đoán có thể mất đến 5 năm cho kế hoạch này.​
Phiên bản mới của Mi-14 sẽ được nâng cấp hệ thống động cơ mới, hệ thống điện tử tiên tiến và thiết bị hiện đại. Dự kiến phiên bản hồi sinh của Mi-14 sẽ có sự ổn định tốt hơn so với thế hệ trước đó.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.