Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Nga phát triểu siêu tàu khu trục ngang ngửa DDG-1000

(Vũ khí) - Hải quân Nga đang phát triển lớp tàu khu trục tàng hình mới mang tên Shkval - có kích thước tương đương lớp tàu Zumwalt của Mỹ.

Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylov (KSRC) đang phát triển một lớp tàu khu trục tàng hình mới cho Hải quân Nga, IHS Jane's tiết lộ trong một chuyến thăm mới đây tới KSRC.
Theo Jane's, lớp tàu khu trục mới được KSRC phát triển mang tên Project 23560E Shkval mà theo Giám đốc trung tâm này, ông Valery Polyakov nói rằng mô hình đầy đủ về thiết kế của dự án tàu khu trục Shkval sẽ được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm Hải quân Quốc tế 2015 tại St Petersburg vào đầu tháng 7 tới.
"Tàu khu trục Project 23560E được thiết kế để thực hiện các hoạt động trên các vùng biển xa và các đại dương, để phá hủy các mục tiêu hải quân và mục tiêu trên đất liền, tạo ra khả năng chiến đấu bền vững cho các lực lượng hải quân, duy trì khu vực phòng thủ tên lửa và phòng không và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ thời bình trên tất cả các khu vực đại dương trên thế giới", ông Polyakov nói.
Tàu khu trục Project 23560E có lượng giãn nước đầy tải từ 15.000 - 18.000 tấn, chiều dài 200m, chiều ngang 23m, mướn nước 6,6m. Tàu có thể đạt tốc độ di chuyển tối đa 32 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 20 hải lý/giờ, thời gian hoạt động liên tục trên biển 90 ngày và mang theo đoàn thủy thủ từ 250 - 300 người.
Nếu dự án chế tạo tàu khu trục Project 23560E trở thành hiện thực thì đây sẽ là lớp tàu khu trục lớn nhất trên thế giới, thậm chí kích thước và lượng giãn nước của nó còn nhỉnh hơn cả kích thước của lớp tàu khu trục Zumwalt của Hải quân Mỹ.
Project 23560E dự kiến sẽ được trang bị một động cơ tuốc-bin khí (mặc dù hiện nay Nga không có nguồn cấp cho các động cơ loại này). Ngoài ra, tàu cũng sẽ được lắp đặt một hệ thống quản lý chiến đấu tích hợp ACS.
Trang bị vũ khí trên tàu sẽ bao gồm 60 - 70 tên lửa chống hạm hoặc tên lửa hành trình, 128 tên lửa phòng không (SAM), 16 - 24 tên lửa chống ngầm và 01 pháo hạm 130mm.
Gói điện tử tích hợp trên tàu bao gồm một radar mảng pha đa chức năng, hệ thống tác chiến điện tử, thông tin và hệ thống giám sát dưới nước. Lực lượng không quân trên tàu bao gồm 2 máy bay trực thăng chống ngầm.
Tuy nhiên, tất cảc các đặc điểm tính năng trên có thể sẽ được thay đổi tùy theo yêu cầu của Hải quân Nga.

Lộ danh tính siêu tàu sân bay mới của Hải quân Nga

Cập nhật lúc: 14:30 15/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Lộ thiết kế tàu sân bay tương lai của Nga
Lộ thông số "khủng" siêu tàu sân bay của Nga


(Kiến Thức) -Trung tâm Nghiên cứu nhà nước Krylovsky (KRSC) đang thiết kế một mẫu tàu sân bay mới trong dự án Project 23000E (Shtorm) cho Hải quân Nga.
Tạp chí Jane’s dẫn lời Phó giám đốc KSC Valery Polyakov cho biết, mô hình siêu tàu sân bay trên sẽ được trình diện lần đầu tiên tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải Quốc tế năm 2015 tại St.Petersburg từ ngày 1-5/7/2015.​
“Tàu sân bay đa năng Project 23000E được thiết kế cho Hải quân Nga để thực hiện các nhiệm vụ trong những vùng đại dương xa xôi, tấn công vào các mục tiêu của địch ở bờ biển và trên đất liền, đảm bảo sự ổn định hoạt động của các lực lượng hải quân, bảo vệ các binh sĩ đổ bộ, và đem lại khả năng phòng không”, Polyakov nói.​
Dự kiến, con tàu sẽ có lượng giãn nước từ 90-100.000 tấn, dài 330 mét, rộng 40 mét và độ mớn nước 11 mét.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mô hình siêu tàu sân bay của KRSC. Qua mô hình cho thấy, con tàu có thể triển khai các tiêm kích T-50 PAKFA. MiG-29K và trực thăng Ka-27.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trước đó trong tháng 2/2015, truyền thông Nga đã rò rỉ thông tin về siêu hàng không mẫu hạm mới này. Con tàu được cho đang ở giai đoạn phát triển sơ đẳng và vẫn còn ở dạng mô hình thử nghiệm tại phòng thí nghiệm của Krylov.​
Theo kênh truyền hình TV Vezda Nga, tàu sân bay mới được thiết kế có thể mang theo 100 máy bay trên boong tàu. Đồng thời phần thân tàu đang được thiết kế theo hướng làm giảm tối đa sức cản thấp hơn khoảng 20 phần trăm so với tàu sân bay trước của Hải quân Nga.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hình ảnh về siêu mẫu hạm hàng không mới của Nga rò rỉ trên truyền thông vào tháng 2/2015. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Nếu mô hình tàu chính thức được đưa vào sản xuất thì đây sẽ là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Nga kể từ sau khi hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov được hạ thủy năm 1985. Hiện Kuznetsov vẫn là chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga.​
Ngoài ra, TV Vezda cho biết, tàu sân bay mới sẽ được trang bị các máy phóng để phóng các tiêm kích ngay cả trong điều kiện gió bão. Nhưng rất có thể con tàu vẫn thiết kế kiểu nhảy cầu như các mô hình cũ của Liên Xô.​
Một khi siêu mẫu hạm hàng không mới ra đời, nó sẽ trở thành “gã khổng lồ” to lớn hơn cả tàu sân bay lớp Nimitz có thể mang tới 90 máy bay cùng lúc của Mỹ.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ năn nỉ để mua động cơ tên lửa Nga

(Vũ khí) - Lầu Năm Góc vừa đề nghị Quốc hội cho phép họ được tiếp tục mua động cơ tên lửa đẩy vũ trụ của Nga vì chưa thế có sản phẩm thay thế

Đến lượt Lầu Năm Góc lên tiếng
Thời gian vừa qua, chính quyền Washington đã áp đặt lệnh trừng phạt với nước Nga, theo đó, các công ty tư nhân và quốc doanh của Mỹ sẽ không thể tiến hành các hoạt động hợp tác với Nga.
Tuy nhiên, các công ty tư nhân về quốc phòng của Mỹ đã vận động để được nới rộng lệnh trừng phạt, cho phép họ được mua động cơ tên lửa đẩy của Nga. Và giờ, đến lượt Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu được hưởng đặc quyền này.
Ngày 13/5 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Giám đốc tình báo của Mỹ James Clapper đã đệ trình kiến nghị lên Thượng viện Hoa Kỳ, cho phép quân đội nước này mua động cơ tên lửa đã đặt mua của Nga trước khi sát nhập Crimea - theo DW.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc và Giám đốc tình báo Mỹ đã yêu cầu Thượng viện tháo dỡ hạn chế về cung cấp động cơ tên lửa RD-180 của công ty "Energomash" (Nga) vì Mỹ gặp "những thách thức lớn" trong lĩnh vực phóng thiết bị không gian vì mục đích quốc phòng và tình báo.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nan-ni-mua-dong-co-ten-lua-ngachua-the-thoat-ngabr_151515212.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xưởng sản xuất động cơ tên lửa đẩy RD-180 của Energomash/Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lầu Năm Góc đã đặt mua tất cả 18 động cơ RD-180 theo hợp đồng được ký kết trước khi bán đảo Crimea sát nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga. Do các hạn chế bởi lệnh trừng phạt Nga do Thượng viện nước này đặt ra, phía quân đội chỉ được phép mua 5 động cơ.
Tuy nhiên, Người đứng đầu Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain đã bày tỏ thái độ không đồng tình với yêu cầu của Bộ quốc phòng Mỹ vì sợ sẽ xảy ra tiền lệ xấu cho những lần sau. Ông John McCain lo ngại những lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ bị nước Nga coi thường và trở thành trò cười cho thế giới.
Đồng thời, ông này cũng cho rằng ngân sách quân sự không thể chấp nhận chi tới 300 triệu USD từ nguồn lực quốc phòng quý giá của Mỹ để “trợ cấp cho Tổng thống Nga Vladimir Putin và ngành vũ khí Nga" phát triển vượt qua khó khăn.
Nga nắm thóp Mỹ trong cuộc đua vũ trụ
Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã quyết định chấp thuận cho Tổ hợp chế tạo Energomash và Tập đoàn tên lửa-vũ trụ hợp nhất (URKC) nối lại việc xuất khẩu động cơ tên lửa RD-180 cho tập đoàn Mỹ Orbital Sciences lắp trên tên lửa đẩy vũ trụ Antares.
Tổng giám đốc URKC, Vladimir Solsev cho biết, Nga sẽ chỉ cung cấp động cơ tên lửa cho các chương trình phóng vệ tinh phi thương mại của Orbital Sciences - tập đoàn tên lửa vũ trụ tư nhân hàng đầu của Mỹ với dòng tên lửa đẩy Antares và Cygnus.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nan-ni-mua-dong-co-ten-lua-ngachua-the-thoat-ngabr_151516859.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa đẩy vũ trụ Antares của Orbital Sciences sử dụng động cơ RD-180 của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hợp đồng cũng cấp 60 động cơ tên lửa đẩy và hỗ trợ công tác huấn luyện, bảo trì và lắp đặt động cơ vào tên lửa, có trị giá hơn 1 tỷ USD được 2 bên được ký kết vào tháng 12/2014. Cả 2 bên Nga và Mỹ đều hài lòng với sự hợp tác lâu dài trong khoảng thời gian 15-25 năm tới.
Song lệnh cấm vận và trừng phạt của Washington áp đặt sẽ khiến những hợp tác này bị đình đốn. Tháng 12/2014, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn tiếp tục phóng tên lửa Atlas 5 vào vũ trụ bằng động cơ của Nga. Điều này cho thấy không phải cứ muốn là có thể thoát khỏi những sự hợp tác mang tính truyền thống và nền móng như vậy giữa hai cường quốc.
Thực tế, các công ty tư nhân và quốc doanh của Mỹ đã tìm cách thay thế những động cơ tên lửa này của Nga. Một số ứng cử viên đã được Mỹ cân nhắc như Israel hay Pháp. Tuy nhiên, những biện pháp thay thế không thể đáp ứng được tối ưu như mặt hàng của Nga.
Sở dĩ Mỹ cần có những động cơ này bởi mọi sự thay thế đều khiến Lầu Năm Góc tính toán lại toàn bộ kết cấu, thiết bị vũ trụ của họ, cùng với các hoạt động thử nghiệm thực tế đi kèm. Và công việc này sẽ ngốn rất nhiều tiền và thời gian.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí Trung Quốc có thể khiến Mỹ bị đồng minh "quay lưng"

Nhật Minh | 15/05/2015 08:15



wing-loong-drone-1431652212827-65-3-726-1299-crop-1431652232595.jpg

Máy bay không người lái Wing Loong của Trung Quốc được cho là giống với mẫu Predator của Mỹ.

Chia sẻ:
Tờ Washington Times đưa tin, Trung Quốc đang chào bán cho Jordan các máy bay không người lái trang bị tên lửa để đối phó với lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Trong bức thư gửi tới Tổng thống Obama hôm thứ Năm (14/5), Duncan Hunter, một đại biểu Đảng Cộng hòa bang California cho biết:
“Hiện tại, tôi được biết Trung Quốc đang có mặt ở Jordan để thảo luận các vấn đề hoạt động, bảo dưỡng và hậu cần liên quan tới giao dịch khẩn cấp về cung cấp các hệ thống không người lái vũ trang”.
Ông Hunter đã tìm cách thúc ép chính quyền Tổng thống Obama thông qua thỏa thuận bán máy bay trinh sát không người lái Predator cho Jordan nhưng chưa thành công.
Vị đại biểu Quốc hội này còn đề cập tới viễn cảnh Jordan và quốc vương Abdullah II – đồng minh then chốt của Mỹ sẽ “quay lưng” với Washington và tìm đến Bắc Kinh để có được thiết bị quân sự quan trọng.
vu-khi-trung-quoc-co-the-khien-my-bi-dong-minh-quay-lung.jpg

Máy bay không người lái MQ-1 Predator của Mỹ​
Jordan đã đề nghị Mỹ cung cấp các máy bay không người lái Predator để tìm kiếm các mục tiêu IS và giám sát hoạt động của chúng tại 2 quốc gia láng giềng Iraq và Syria.
Jordan là một thành viên quan trọng trong liên minh chống IS. Quốc gia này đã huy động các tiêm kích F-16 phối hợp cùng máy bay chiến đấu Mỹ chống lại IS.
Một phi công F-16 của Jordan đã bị IS bắt giữ và thiêu sống.
Theo Hunter, việc Jordan tìm đến Trung Quốc cho thấy quốc gia này đang cảm thấy cần máy bay không người lái tới mức nào.
Nếu thương vụ này thành công, các cố vấn, phi công và nhân viên kỹ thuật của Trung Quốc sẽ có được có hội tiếp cận và tạo ảnh hưởng nhất định tại vương quốc Arab này.
Ông Hunter viết:
“Để Jordan mua vũ khí Trung Quốc chỉ vì những trì hoãn của Mỹ trong quá trình cân nhắc và giải quyết là một sai lầm nghiêm trọng.
Không chỉ một thị trường mới được thiết lập để Trung Quốc xuất khẩu công nghệ mà bất cứ sự kết hợp nào của vũ khí Trung Quốc cũng sẽ gây hại trực tiếp đến khả năng tương tác của Mỹ.
Tôi tin rằng chúng ta có thể làm giảm sự quan tâm của Jordan đối với vũ khí Trung Quốc bằng cách thực hiện việc này ngay”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã thông báo với Quốc hội Mỹ về việc chính phủ đang xem xét khả năng cung cấp máy bay không người lái Predator cho Jordan.
Predator là một vũ khí quan trong đối với các nhà hoạch định chiến tranh của Mỹ tại Iraq, bởi nó cho phép họ tìm kiếm các điểm tập kết quân và phương tiện chiến đấu của IS.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ lạc hậu vì thiếu tiền

Cập nhật lúc: 07:00 17/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Rơi trực thăng bảo vệ bờ biển Mỹ, 3 người mất tích
Mỹ sẽ phá hủy tàu ‘ma’ của Nhật Bản


(Kiến Thức) - Khó khăn về ngân sách khiến lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ gặp khó trong việc hiện đại hóa đội tàu tuần duyên và máy bay trinh sát.
Nguồn tin mới từ Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) hôm 14/5 cho hay, các kế hoạch mua thêm tàu thuyền và máy bay của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã vượt quá các nguồn quỹ sẵn có phục vụ cho nhu cầu mua sắm các thiết bị này.​
“GAO thấy rằng Bộ An ninh Nội địa (DHS) đã nhận ra một thực tế là nhu cầu mua sắm của Lực lượng bảo vệ bờ biển không hề ít tiền”, báo cáo của GAO cho biết và được tờ báo Sputkik dẫn lại ngày 15/5.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Kế hoạch mua sắm thêm phương tiện của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ khó mà thực hiện được do vượt quá ngân sách. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Báo cáo lưu ý, phi đội của Lực lượng bảo vệ bờ biển sẽ không thể nào được hiện đại hóa hoàn toàn cho tới năm 2020 và Chương trình xây dựng lực lượng duyên hải mới Offshore Patrol Cutters của Mỹ sẽ không thể bắt đầu thay thế hạm đội già cỗi hiện nay cho tới năm 2022.​
GAO tiết lộ thêm, sẽ phải mất 7 năm và khoảng 600 triệu USD để chuyển đổi hoàn toàn 14 máy bay C-27 đang phục vụ cho Không quân Mỹ sang cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển. Lí do vì các máy bay này cần có thêm các hệ thống trinh sát và công nghệ thông tin mới.​
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ cũng đang làm việc với ba nhà đóng tàu tiềm năng để thiết kế một tàu tuần tra duyên hải mới có tiêu chuẩn mới, đồng thời để tái cơ cấu vốn nhằm thực hiện kế hoạch thay đổi một cách cơ bản hạm đội tàu duyên hải.​
Hiện Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ thuộc Bộ An ninh Nội địa quản lý, đang có khoảng 42 nghìn nhân viên, có nhiệm vụ đấu tranh chống lại buôn bán ma túy, bảo vệ an ninh hàng hải, sẵn sàng phòng thủ, bảo vệ an toàn đường thủy và hải cảng, cũng như thực hiện công tác tìm kiếm và cứu hộ.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Xe thiết giáp Boomerang là thiết kế cách mạng của Nga

Cập nhật lúc: 13:30 16/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Hé lộ “hình dạng” siêu xe bọc thép Boomerang
Hình hài xe chiến đấu mới Boomerang, Kurganet của Nga


(Kiến Thức) - Với hơi hướng bố trí giống phương Tây, xe thiết giáp Boomerang có thể xem là thiết kế mang tính cách mạng trong phát triển vũ khí Nga.
Xe thiết giáp Boomerang là thiết kế mới nhất trong dòng xe thiết giáp bánh lốp ở Nga. Nó được thiết kế giới thiệu với những thay đổi quan trọng so với dòng xe BTR-60/70/80 được đưa vào phục vụ từ những năm 1960 dưới thời Liên Xô.​
VPK, nhà thiết kế và sản xuất xe thiết giáp bánh lốp, ưa thích đầu tư vào mẫu BTR-90 với động cơ mạnh hơn, vũ trang tốt hơn so với dòng BTR-60/70/80 - 25.000 chiếc được sản xuất trong suốt 50 năm qua. Nhưng Quân đội Nga muốn một cái gì đó khác biệt hơn. Chính vì vậy, VPK đã hoãn lại BTR-90 và cải tiến mẫu BTR-80 lên BTR-82 như là giải pháp tạm thời. Và bắt đầu thiết kế nền tảng bánh lốp 8x8 bánh giải quyết các nhu cầu của Quân đội Nga.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe thiết giáp 8x8 Boomerang.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Nguyên mẫu đầu tiên của Boomerang được chuyển giao thử nghiệm trong năm 2013. Và mẫu xe thiết giáp bánh lốp thế hệ mới chính thức công khai trong cuộc duyệt binh ngày 9/5/2015 tại Moscow. Sau những thử nghiệm, VPK kỳ vọng họ sẽ nhận được đơn hàng 2.000 chiếc Boomerang với nhiều cấu hình.​
Xe thiết giáp Boomerang hoạt động với kíp lái 3 người và có khả năng chở theo 9 binh sĩ. Phù hợp với tiêu chuẩn xe thiết giáp chở quân (APC) 8x8 hiện đại, khoang chiến đấu của nó rộng rãi hơn họ xe BTR. Động cơ sẽ được đặt ở bên phải đầu xe và module tháp pháo đặt hoàn toàn trên nóc xe, không xuyên qua lớp giáp, không gây ảnh hưởng tới không gian bên trong. Các thay đổi này cho phép mở được cửa đuôi xe, tương tự dòng xe chiến đấu bộ binh bánh xích BMP. Mặc dù đây là thiết kế phổ biến trên các dòng xe APC 8x8 phương Tây, nhưng kiểu này không tồn tại trên mọi loại xe 8x8 bánh từ thời Liên Xô tới Nga hôm nay.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe thiết giáp chở quân BTR-82.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Còn đây là đuôi Boomerang với cửa cho binh sĩ ra vào bằng cửa hậu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Thiết kế trước đó của VPK - xe thiết giáp BTR-82, tương tự thế hệ huyền thoại BTR-60 với động cơ đặt ở đuôi, khoang chở quân nằm ở giữa, trong khi tháp pháo gắn đại liên 14,5mm một người điều khiển đặt ở phía trước. Cách thiết kế này khiến binh sĩ "chỉ có nước" ra vào bằng cửa hông hoặc cửa nóc xe. Phương án thiết kế này đã được chứng minh là một nhược điểm rất lớn trong chiến đấu, binh sĩ ra vào xe có thể hứng chịu hỏa lực địch từ phía trước hoặc hai bên hông.​
Xe thiết giáp Boomerang được phát triển với cách tiếp cận hoàn toàn khác - cho phép cơ động bảo vệ cho một tiểu đội bộ binh, trong khi cung cấp hỏa lực mạnh mẽ chi viện cho họ trong cả hai trường hợp: cơ động hoặc cố định. Đó là nền tảng lớn hơn so với tiền nhiệm BTR, nặng hơn và mạnh mẽ hơn.​
Trái ngược với lớp giáp thép mỏng manh của họ BTR, trên Boomerang được trang bị giáp phức hợp, tăng cường module giáp, kết hợp vật liệu khác nhau và tùy chọn trang bị hệ thống phòng vệ chủ động.​
Những chiếc Boomerang được tăng cường bảo vệ, bổ sung module giáp ở phía trước, và cũng có thể có tấm giáp bảo vệ bụng xe. Thiết kế thân hình chữ V làm chệch hướng vụ nổ của mìn hoặc thiết bị nổ tự tạo dưới gầm xe hoặc bánh. Boomerang cũng có thể tùy chọn giáp hạng nặng, nhưng điều này gây tổn hại tới khả năng bơi của nó.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Boomerang được trang bị lớp giáp tốt hơn so với dòng BTR.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Cận cảnh một trong hai động cơ waterjet để xe bơi trên mặt nước.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Giống như xe chiến đấu bộ binh bánh xích Kurganets-25, xe thiết giáp Boomerang sẽ có hai cấu hình vũ khí trang bị: xe chiến đấu bộ binh sẽ lắp tháp pháo điều khiển từ xa EPOCH trang bị pháo tự động 2A42 cỡ 300m, đại liên đồng trục 7,62mm và 4 tên lửa chống tăng Kornet-EM; xe thiết giáp chở quân trang bị tháp pháo tự động cỡ nhỏ lắp đại liên 12,7mm.​
Về mặt động lực, Boomerang được lắp một động cơ diesel tua bin tăng áp, tương tự nền tảng Kurganets-25. Đấy là chiếc xe 8x8 bánh với hai trục trước. Tất cả bánh xe được trang bị hệ thống treo MacPherson, với cặp bánh trước và sau có giảm sóc đôi. Ngoài ra, xe cũng có hệ thống động cơ Water Jets cho hoạt động lội nước.​
Bên cạnh hai cấu hình cơ bản hiện tại, khung gầm Boomerang có thể được dùng để phát triển các biến thể pháo tự hành, cối tự hành, xe chỉ huy, xe tăng bánh lốp...​
Hoàng Lê
 
23/8/12
1.162
3
38
Lính dù Nga sắp nhận pháo tự hành “bay” 2S25 mới

Cập nhật lúc: 09:00 16/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Mục kích xe tăng của lính dù Nga đi bơi
Giải mã sức mạnh xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 Nga


(Kiến Thức) - Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga có thể sẽ được chuyển giao các biến thể nâng cấp đầu tiên của pháo tự hành 2S25 Sprut-SD vào cuối năm nay.
Itar-Tass của Nga đưa tin cho hay, lực lượng Đổ bộ Đường không Nga (lính dù Nga) sẽ đưa vào trang bị biến thể nâng cấp của pháo tự hành 2S25 Sprut-SD vào cuối năm nay.​
Thông tin này được một đại diện của nhà máy Concern Tractor Plants (CTP) tiết lộ cách đây không lâu, đây cũng nơi đảm nhận việc nâng cấp những chiếc 2S25 cho Quân đội Nga. Dự kiến thời gian hoàn tất việc nâng cấp pháo tự hành chống tăng 2S25 Sprut-SD sẽ được CTP hoàn thành trong năm nay.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Pháo tự hành chống tăng 2S25 Sprut-SD của Quân đội Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đại diện của CTP còn cho biết, 2S25 sẽ được nâng câp đáng kể với hệ thống giáp bảo vệ mới cùng động cơ mạnh mẽ hơn trong khi đó hệ thống điều khiển hỏa lực mới của 2S25 còn vượt trội hơn cả xe tăng T-90 đang được Quân đội Nga sử dụng.​
Trước đó, CTP từng có kế hoạch khởi động dây chuyền sản xuất và nâng cấp 2S25 Sprut-SD trong quý IV năm 2014 sau khi hợp đồng nghiên cứu và phát triển biến thể nâng cấp của 2S25 giữa CTP với Bộ quốc phòng Nga được ký kết.​
Concern Tractor Plants là một trong những công ty chuyên sản xuất các loại phương tiện cơ giới cho Quân đội Nga bao gồm cả phụ tùng thay thế. Các dòng sản phẩm chủ lực của CTP không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Nga mà còn ở cả các nước Liên Xô cũ và trên toàn thế giới.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Pháo tự hành chống tăng 2S25 là một trong những dòng xe bọc thép đổ bộ đường không tốt nhất của Nga và cả trên thế giới hiện nay.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Bên cạnh đó, CTP còn đặt khá nhiều chi nhánh ở khắp trên thế giới như ở Đức, Đan Mạch, Áo và Malaysia. Ngoài các sản phẩm quốc phòng, CTP còn sản xuất các phương tiện cơ giới dùng trong nông nghiệp, đầu máy xe lửa, thiết bị sản xuất, máy móc chuyên dùng và phụ tùng thay thế.​
Pháo tự hành chống tăng 2S25 Sprut-SD được thiết kế dành riêng cho lực lượng Đổ bộ Đường không Nga với sức mạnh hỏa lực vượt trội hơn các dòng xe bọc thép đổ bộ đường không khác. Bên cạnh đó 2S25 còn được trang bị cho các đơn vị tác chiến đặc biệt của Quân đội Nga.​
Hệ thống vũ khí chính của 2S25 là một pháo nòng trơn 2A75 125mm cùng một súng máy đồng trục 7,62mm, ngoài khả năng bắn các loại đạn pháo chống tăng thông thường 2S25 còn có thể bắn cả tên lửa chống tăng có dẫn đường qua nòng pháo chính.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga thử nghiệm thành công robot chiến đấu tối tân

(Quốc phòng) - Nga đang phát triển và thử nghiệm một loại robot chiến đấu tối tân, có khả năng phá hủy cả phương tiện bọc thép.

Nga vừa thử nghiệm thành công một loại robot chiến trường được trang bị súng máy, pháo và tên lửa chống tăng, có thể phá hủy tất cả các mục tiêu định trước, bao gồm cả các phương tiện bọc thép.
Theo nguồn tin quân sự Nga, hệ thống robot chiến trường mới thuộc gia đình robot Uran đã được thử nghiệm thành công tại trường bắn Rayevsky ở Novorosiysk hôm 14/5, các nguồn tin quốc phòng nói với hãng thông tấn Nga rằng, so với các cuộc thử nghiệm trước robot được thử nghiệm riêng lẻ, còn giờ đây các robot được điều khiển hoạt động từ xa cùng nhau như một đơn vị quân đội.
Clip robot chiến trường mới của Nga thử nghiệm
Cuộc thử nghiệm vừa qua bao gồm việc kiểm tra và giám sát máy và thử nghiệm khả năng bắn xa của súng máy và pháo tự động được lắp đặt trên khung gầm một robot dòng Uran. "Ở giai đoạn thử nghiệm cuối, các robot chiến trường đã thực hành phá hủy thiết bị bọc thép bằng tên lửa dẫn đường chống tăng", nguồn tin nói và giải thích rằng tất cả các hệ thống đã được điều khiển từ một trạm chỉ huy từ xa.
"Các xạ thủ điều khiển hệ thống robot chiến đấu đã thành công trong việc tấn công chính xác tất cả mục tiêu đặt ra", nguồn tin nói thêm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-thu-nghiem-thanh-cong-robot-chien-dau-toi-tan_152316541.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một loại robot chiến đấu mới đang được Nga phát triển.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cùng Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov và một vài quan chức quân đội cấp cao khác cũng đã đến kiểm tra cuộc thử nghiệm.
Hồi năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định cam kết của mình để phát triển các hệ thống robot quân sự được điều khiển từ xa và đến năm 2025 có thể thay thế 1/3 trang bị quân sự hiện có. Nếu không có gì thay đổi, Bộ Quốc phòng Nga sẽ giới thiệu một loạt dự án robot quân sự tại Triển lãm quân sự Army-2015 diễn ra vào tháng 6 tới.
Triển lãm Army-2015 dự kiến sẽ trưng bày khoảng 5.000 ví dụ khác nhau về kỹ thuật quân sự Nga. Trong đó sẽ có 2 mô hình robot quân sự khác nhau của dòng Uran là Uran-6 và Uran-14.
Uran-14 là phương tiện robot đa chức năng, được thiết kế để dập tắt các đám cháy, hoạt động trong môi trường độc hại và những khu vực không thể tiếp cận. Hệ thống này hoạt động bằng việc sử dụng công nghệ điều khiển từ xa và bảo vệ các khu công nghiệp có nguy cơ rủi ro cao. Uran-14 được trang bị những công nghệ chữa cháy mới nhất và 2 thùng chứa nước và bọt.
Uran-6 là một robot quét mình điều khiển từ xa, sử dụng công nghệ lưỡi ủi và lưỡi kéo mới nhất để tìm kiếm và vô hiệu mìn trên địa hình nguy hiểm. Uran-6 có thể xử lý chất nổ với đương lượng đến 60kg TNT.
 
23/8/12
1.162
3
38
Hải quân PLA sử dụng công nghệ Mỹ nâng cấp tàu ngầm?

(Quốc phòng) - Trong cuộc điều trần trước quốc hội Mỹ, một vấn đề đặt ra liệu công nghệ Mỹ đã đang được sử dụng để nâng cấp tàu ngầm của PLA?

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cong-nghe-my-su-dung-cho-nang-cap-tau-ngam-hai-quan-pla_152339634.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Type 094 Jin của Trung Quốc tại căn cứ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bob Corker, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại thượng viện Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc vi phạm thoả thuận hợp tác hạt nhân với Mỹ tại phiên điều trần được tổ chức để thảo luận về việc ký kết một thoả thuận mới với Trung Quốc, theo một trang tin của Mỹ -Washington Free Beacon cho biết hôm 13/5.
Một thoả thuận hợp tác song phương đã được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 1985. Do thoả thuận này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, chính quyền Obama lập kế hoạch xây dựng một thoả thuận mới được biết đến như là thoả thuận 123 với Trung Quốc trên cơ sở đạo luật về năng lượng nguyên tử. Nó sẽ giúp kiểm soát sự chia sẻ công nghệ hạt nhân.
Trong suốt buổi điều trần được tổ chức ngày 12/5 về thoả thuận mới, Corker đã nói rằng Trung Quốc đang vi phạm các điều khoản của thoả thuận hiện nay vì nước này đã cung cấp một lò phản ứng hạt nhân cho Pakistan.
Thoả thuận năm 1985 mà đã bị đình trệ trong 13 năm cho phép Mỹ thương lượng các giải pháp để ngăn chặn Trung Quốc trong việc chia sẻ công nghệ hạt nhân với Iran và Triều Tiên. Cuối cùng, nó đã được thông qua năm 1998 bởi Tổng thống Bill Clinton.
"Chúng ta thấy một quốc gia như Trung Quốc sẽ không tôn trọng tinh thần của luật pháp," Corker nói. "Họ sẽ không tôn trọng các thoả thuận trước đó với các quốc gia hạt nhân. Chúng ta biết rằng họ sẽ đưa ra những thông tin này và sử dụng nó cho các mục đích quân sự, mặc dù các điều khoản của thoả thuận nói rằng họ sẽ không hành động như vậy."
Ông đã phỏng vấn 2 quan chức của chính quyền Obama về việc liệu sự hợp tác hạt nhân sẽ bị đình trệ hay không nếu các vi phạm của Trung Quốc được xác nhận. Thượng nghị sĩ Robert Menedez đã bày tỏ sự lo ngại về việc xây dựng các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc có lẽ sở hữu các bơm làm mát cho lò phản ứng được sản xuất bởi Tập đoàn Curtiss-Wright - một công ty của Mỹ đã tạo ra các bơm cho các tàu ngầm năng lượng hạt nhân của Mỹ, để nâng cấp bản thiết kế các tàu ngầm của riêng họ.
"Các lo ngại đã được nêu lên rằng Trung Quốc có thể đang chuyển công nghệ hạt nhân của Mỹ cho chương trình hạt nhân của hải quân nước mình," Thượng nghị sĩ Ed Markey cho biết. "Liệu một sự chuyển giao như vậy có vi phạm các điều khoản về việc sử dụng cho mục đích hoà bình trong thoả thuận hợp tác hạt nhân năm 1985 hay không?" Thomas Countryman, trợ lý ngoại trưởng về an ninh quốc tế đã trả lời rằng đây là một sự vi phạm các hiệp ước hiện nay và các thoả thuận đã được đưa ra sau đó.
Menendez cho rằng Tập đoàn Curtiss-Wright cũng đang sản xuất một phiên bản thu nhỏ của loại bơm này cho các lò phản ứng AP1000 của Westinghouse. Do công nghệ đã được cung cấp cho Trung Quốc, Menendez đã đặt câu hỏi rằng liệu Bắc Kinh có thể thay đổi hoàn toàn các bơm mà họ đã nhận được từ Westinghouse cho các tàu ngầm năng lượng hạt nhân được thiết kế cho Hải quân nhân dân Trung Quốc hay không. Countryman nói rằng vấn đề đã được thảo luận bởi các quan chức Bộ ngoại giao một đêm trước phiên điều trần.
 
23/8/12
1.162
3
38
Đức tính thay thế tên lửa phòng không Patriot bằng MEADS

ANTĐ - Vào cuối tháng 6 này, Berlin sẽ quyết định việc mua các hệ thống phòng không mở rộng tầm trung (MEADS) nhằm thay thế tên lửa phòng không Patriot do Mỹ sản xuất, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức cho hay.
Bài viết liên quan

Ngày 15-5, tờ Sueddeutsche Zeitung của Đức cho biết, bộ quốc phòng nước này đã quyết định mua các hệ thống phòng không MEADS, sản xuất bởi công nghệ từ công ty Lockheed Martin của Mỹ, hợp tác với các nhà sản xuất Đức và Ý.
pqms01280.jpg
Hệ thống MEADS được phát triển chung bởi các nhà sản xuất của Mỹ, Đức và Ý
Tuy nhiên, hiện người đại diện của Bộ Quốc phòng Đức cho biết, họ vẫn đang thảo luận vấn đề này và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối tháng 6-2015.
Giá trị của thoả thuận này có thể lên đến 4 tỉ euro, khiến nó trở thành thoả thuận có trị giá lớn nhất mà chính phủ Đức kí kết trong những năm gần đây.
Nếu hợp đồng MEADS được thông qua, nó sẽ thay thế các hệ thống tên lửa Patriot hiện tại, vốn đã được phát triển từ những năm 1980. Quyết định về hệ thống tên lửa phòng không mới đã trở thành một vấn đề vô cùng hệ trọng trong chính phủ hiện tại của Đức.
Dự án MEADS do NATO điều hành đã từng được công bố từ giữa những năm 1990 nhằm thay thế các hệ thống Patriot ở Mỹ, Đức và Nike Hercules ở Ý. Tuy nhiên, vào năm 2011, Lầu Năm Góc cho rằng chương trình này không đáp ứng được yêu cầu về kế hoạch và chi phí, nên đã huỷ bỏ việc mua hệ thống MEADS cho quân đội Mỹ. Cũng vào năm 2011, Đức cũng tuyên bố rằng họ sẽ không mua MEADS trong tương lai gần mặc dù đã đầu tư khoảng 1 tỉ euro vào dự án này.
Hệ thống MEADS có thể đánh chặn được các tên lửa ở ngoài bầu khí quyển. MEADS kết hợp các hệ thống radar, mạng lưới thông tin liên lạc đa quốc gia nhằm tạo nên một mạng lưới phòng không trên diện rộng. Điều này giúp các nước trong mạng lưới có thể đề phòng được các mối đe doạ từ tên lửa hành trình, chiến đấu cơ và máy bay không người lái.
 
23/8/12
1.162
3
38
INFOGRAPHIC: Tổ hợp pháo phòng thủ bờ biển số 1 thế giới của Nga

Công Nhật - Tuấn Trung | 17/05/2015 13:30



333-1431715516853-0-0-337-660-crop-1431715625914.png

Chia sẻ:
Tổ hợp pháo phòng thủ bờ biển A-222 Bereg của Nga được coi là không có đối thủ trên thế giới vì hiện không quốc gia nào phát triển loại vũ khí tương tự.

infographic-to-hop-phao-phong-thu-bo-bien-so-1-the-gioi-cua-nga.png
Hiện nay, các tổ hợp pháo phòng thủ bờ biển A-222 Bereg đang được trang bị cho lữ đoàn pháo - tên lửa bờ biển số 111 của Nga. Đơn vị này ngoài Bereg còn có các tiểu đoàn trang bị tổ hợp tên lửa đối hạm 4K44 Redut và K-300P Bastion-P.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.