Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao Mỹ đặc biệt lo ngại tên lửa DF-5 Trung Quốc?

Vy Lam | 18/05/2015 07:59



missiles-540x344-1431910139000-13-5-286-540-crop-1431910178014.jpg

Một cuộc tập trận của lực lượng tên lửa Trung Quốc. Ảnh: china-defense-mashup

Chia sẻ:
Theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc đang nhanh chóng nâng cấp kho tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ silo của nước này, để chúng có thể mang theo nhiều đầu đạn độc lập.

Hãng tin RT (Nga) cho biết, động thái này diễn ra sau nhiều thập kỷ Bắc Kinh phải bỏ tiền mua công nghệ, nó cho thấy một bước thay đổi chiến lược của Trung Quốc.
Trong những năm qua, đã có nhiều suy đoán rằng Trung Quốc đang nâng cấp một trong số các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) kích cỡ lớn với công nghệ MIRV, cho phép một tên lửa có thể mang nhiều đầu đạn và dùng chúng tấn công các mục tiêu riêng lẻ.
Đánh giá này đã được chính phủ Mỹ xác nhận trong báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân đội Trung Quốc, trong đó chú ý đến tên lửa DF-5 – tên lửa nhiên liệu lỏng cỡ lớn của Trung Quốc, có khả năng vươn tới Mỹ nhờ khả năng mang đầu đạn MIRV.
vi-sao-my-dac-biet-lo-ngai-ten-lua-df5-trung-quoc.jpg

Hình ảnh được cho là tên lửa DF-5 trong silo phóng cố định trong lòng đất. Tên lửa này vẫn là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.​
Bản báo cáo cho biết thêm rằng, tên lửa DF-41 – ICBM di động nhiên liệu rắn, với kích cỡ nhỏ hơn, cũng “có thể mang theo các đầu đạn MIRV”.
Theo tờ New York Times (NYT), tính tới nay, đã có tới một nửa trong số 20 tên lửa DF-5 của Trung Quốc được nâng cấp.
Tờ báo dẫn lời nhiều chuyên gia quân sự cho biết, theo ước tính, mỗi tên lửa này có thể mang 3 đầu đạn, làm tăng số đầu đạn mà Bắc Kinh có thể bắn vào đối phương từ 20 lên tới 40 đầu đạn.
“Lực lượng khiêm tốn của Trung Quốc đang dần trở nên lớn hơn và khả năng hạn chế của nó cũng đang dần mạnh hơn” - Hans M. Kristensen, Giám đốc dự án Thông tin hạt nhân thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, nói với NYT.
Trong một báo cáo trước đó, Kristensen cho biết Trung Quốc có thể đang nâng cấp kho vũ khí để đáp trả việc Mỹ tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo toàn cầu.
vi-sao-my-dac-biet-lo-ngai-ten-lua-df5-trung-quoc.jpg

Hình ảnh được cho là của tên lửa đạn đạo DF-41 xuất hiện trên một số trang mạng quân sự nước này hồi tháng 2/2014​
Washington tuyên bố họ cần hệ thống này để bảo vệ nước Mỹ và đồng minh trước một cuộc tấn công tiềm năng từ phía Iran và Triều Tiên.
Tuy nhiên, các chuyên gia chiến lược tại Moscow và Bắc Kinh cho rằng đó là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước mình.
Theo Kristensen, trong trường hợp này, thay vì giảm bớt mối đe dọa với nước Mỹ thì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ lại có vẻ làm tăng mối đe dọa.
Đó là do nó kích động Bắc Kinh phát triển công nghệ MIRV cho tên lửa đạn đạo, mang lại cho các tên lửa này khả năng phá hủy nhiều thành phố của Mỹ hơn nếu xảy ra chiến tranh.
Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đang phát triển nhiều loại công nghệ để có thể xuyên thủng các lá chắn tên lửa.
“Trung Quốc đang nghiên cứu một loạt các công nghệ để tìm cách đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ và các nước khác, trong đó có công nghệ MIRV, gây nhiễu, lá chắn nhiệt…” – Báo cáo của Lầu Năm Góc viết.
Trung Quốc được cho là đã có công nghệ cần thiết giúp thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để lắp lên tên lửa trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên, Bắc Kinh quyết định không câng cấp kho vũ khí của nước này.
Chiến lược răn đe hạt nhân của Bắc Kinh hướng tới mục tiêu tích lũy số lượng vũ khí hạt nhân đủ lớn để chúng có thể sống sót trong một cuộc tấn công hạt nhân và sau đó đáp trả, mang lại sự thiệt hại lớn cho đối phương.
Theo chuyên gia Ashley J. Tellis tại tổ chức Carnegie Endowment for International Peace (một mạng lưới trung tâm nghiên cứu chính sách toàn cầu).
“Đây rõ ràng là một phần nỗ lực của Trung Quốc để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh lâu dài với Mỹ.
Trung Quốc vốn luôn sợ hãi ưu thế hạt nhân của Mỹ”.
Động thái nâng cấp kho tên lửa của Trung Quốc dù nhỏ nhưng có thể kéo theo những nỗ lực tương tự từ các quốc gia hạt nhân khác trong khu vực, như Ấn Độ và Pakistan.
Cho tới nay, mới chỉ có Mỹ, Nga, Anh và Pháp triển khai các ICBM mang đầu đạn MIRV.
 
23/8/12
1.162
3
38
Siêu tăng T-14 Armata được trang bị đạn hạt nhân?

(Vũ khí) - Sau khi khiến phương Tây "choáng" với loại pháo cỡ nòng 152mm, Nga tiếp tục tạo nên điều bất ngờ khác bởi quyết định trang bị "nanh vuốt" cho tăng T-14 Armata.

Tờ Rossiyskaya Gazeta dẫn nguồn tin từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hiện nay Moskva đang tập trung các nhà khoa học, trong đó có chuyên gia của Tập đoàn công nghiệp hạt nhân Rosatom, phát triển đạn pháo tăng mới cho xe tăng T-14.
Theo khẳng định của Bộ Quốc phòng Nga, do yêu cầu phát triển đạn trang bị trên xe tăng T-14 mang nhiều công nghệ cao chưa từng có tiền lệ. Trong khi đó, nguyên mẫu đạn pháo do ngành chế tạo đạn và hóa học giới thiệu chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
sieu-tang-t14-armata-duoc-trang-bi-dan-hat-nhan_19616952.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Siêu tăng T-14 Armata trong lần đầu ra mắt.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trước thực tế này, Nga đã yêu cầu các chuyên gia chuyên ngành vật lý nổ của Rosatom hỗ trợ phát triển đạn pháo tăng mới. Kết quả đạt được là việc cho ra mắt dòng đạn nổ phá mảnh và xuyên giáp có hiệu năng cực mạnh.
Trước khi công khai phát triển loại đạn thế hệ mới cho tăng T-14, Nga đã khiến cho phương Tây bất ngờ bởi quyết định thay thế loại pháo hiện nay (125mm) trên T-14 bằng trọng pháo có cỡ nòng 152mm.
Thông tin này được hãng Lenta ngày 14/5 dẫn lời Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, tăng chiến đấu thế hệ mới T-14 trong tương lai sẽ được trang bị pháo cỡ nòng 152 mm. Theo Phó thủ tướng Rogozin, pháo cỡ nòng 152 mm “có thể bắn thủng lớp thép dày 1m”.
Nếu tuyên bố của phó thủ tướng Nga được thực hiện, thì việc trang bị pháo cỡ 152mm cho tăng T-14 Armata cũng đồng nghĩa với việc siêu tăng này sở hữu loại pháo lớn nhất thế giới.
Được biết, lần đầu ra mắt chính thức trong Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ hôm 9/5, Phó tổng giám đốc của cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga Rosoboronexport, Igor Sevastyanov cho biết, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 sẽ được trang bị một tháp pháo tự động có khả năng điều khiển từ xa.
Với vũ khí chính là một pháo nòng trơn 125mm tích hợp khả năng phóng tên lửa và có thể mang theo tối đa 32 viên đạn pháo chống tăng.
Bên cạnh đó có nguồn tin còn cho rằng, tên lửa chống tăng được sử dụng trên T-14 được dẫn đường bằng laser với tầm bắn hiệu quả lên tới 5km song song với đó là mẫu đạn pháo thông thường. Ngoài ra nó còn được trang bị thêm các vũ khí phụ khác như pháo tự động 30mm và súng máy hạng nặng 12,7mm.
Với hệ thống hỏa lực này, siêu tăng T-14 của Nga xứng đáng là loại xe tăng có sức tấn công đáng sợ nhất thế giới.
 
23/8/12
1.162
3
38
Đồng Minh Mỹ bi đát ko kém

WikiLeaks tiết lộ thực trạng bi thảm của tàu ngầm Anh

(Vũ khí) - Trang WikiLeaks vừa tiết lộ thông tin chấn động cả nước Anh “bất kỳ kẻ tâm thần nào cũng có thể thâm nhập vào các cơ sở hạt nhân của nước này.

Thực trạng bi đát của lực lượng tàu ngầm Anh
Thông tin này đã cho thấy Hạm đội tàu ngầm của hải quân Anh nói chung và các cơ sở hạt nhân của nước này nói riêng đang trong tình trạng xuống cấp khủng khiếp.
Cựu thủy thủ Hải quân Hoàng gia William Mc Neill đăng trên trang WikiLeaks bản báo cáo nói rằng hạm đội Anh đang trong tình trạng xuống dốc không phanh, tính trạng an ninh, an toàn của cơ sở hạt nhân rất đáng lo ngại bởi không được bảo vệ đúng cách.
Mc Neill viết, "Bất kỳ kẻ khủng bố hoặc kẻ tâm thần nào cũng có thể thâm nhập vào các căn cứ tàu ngầm hay cơ sở hạt nhân", nhiều thiết bị kỹ thuật hư hỏng lâu dài mà không được thay thế hay sửa chữa, thậm chí khoang tên lửa của tàu ngầm còn được dùng làm phòng tập thể thao.
William Mc Neill đăng trên website WikiLeaks bản báo cáo dài 18 trang về những điều mắt thấy tai nghe khi phục vụ trong Hải quân Hoàng gia. Theo ông, bộ phận an ninh tại các cơ sở hạt nhân của vương quốc Anh hoạt động rất tồi tệ, và thâm nhập vào đó còn dễ hơn so với vào "đa số các hộp đêm".
Ngoài ra, có thể dễ dàng mang thiết bị điện tử cá nhân vào các khu vực được bảo vệ, bao gồm cả thiết bị lưu trữ thông tin để sao chép dữ liệu bí mật.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
hms-astute-_baodatviet_19014764.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
HMS Astute - chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Anh thuộc lớp Astute
Đặc biệt, cựu thủy thủ này liệt kê trong báo cáo của mình tới hơn 30 lỗ hổng an toàn và an ninh của tàu ngầm chở tên lửa Trident với đầu đạn hạt nhân, gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng lực lượng tàu ngầm Anh và các cơ sở hạt nhân của nước này.
Không phải là chuyện ngẫu nhiên
Được biết, vào năm 2012 lực lượng tàu ngầm Anh cũng đã gặp phải rất nhiều tai tiếng khi một thủy thủ bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga, còn tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất thuộc lớp Astute gặp phải lỗi nghiêm trọng.
Tháng 11-2012, Thượng sĩ Hải quân Hoàng gia Anh, người từng phục vụ trên tàu ngầm hạt nhân nước này đã thừa nhận trước tòa rằng mình hoạt động gián điệp cho Nga. Viên Thượng sĩ Edward Devenni, 30 tuổi đã bị bắt vào đầu tháng 3-2012 tại cảng Plymouth của Anh.
Nhiệm vụ của Devenni là thu thập thông tin về mã số mà hải quân Anh dùng trên chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Trafalgar, nơi viên hạ sĩ quan này đang phục vụ. Những thông tin này có thể được dùng để gây nguy hại cho an ninh nước Anh.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
hms-vanguard_baodatviet_1901477.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của hải quân Anh{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cáo trạng cho biết, Devenni đã tiến hành trót lọt công việc của mình từ ngày 18-11-2011 đến 7-3-2012 và đã từng gặp gỡ hai điệp viên Nga để bàn bạc về thông tin liên quan đến lịch trình của các tàu ngầm Anh. Tuy nhiên, Devenni phủ nhận việc mình đã đưa những thông tin mật này cho người khác.
Cùng lúc đó, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra với hải quân Anh khi chiếc đầu tiên trong loạt 7 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Anh thuộc lớp Astute đã phát sinh sự cố ăn mòn trầm trọng sau lần chạy thử vào tháng 3, làm chấn động giới chức quân sự nước này.
Theo nội dung một văn bản ghi nhớ cơ mật của Bộ quốc phòng Anh, nguyên nhân sự cố trên là do việc cắt giảm ngân sách trong quá trình thiết kế và việc giám sát chất lượng thi công cũng bị coi nhẹ. Có nguy cơ cả 3 chiếc đầu tiên trong loạt tàu này đều có khả năng phát sinh sự cố tương tự.
Giới chức Bộ quốc phòng Anh đã thừa nhận con tàu đã phát sinh một số vấn đề trong quá trình thử nghiệm, nhưng họ cho rằng đó là vấn đề bình thường trong nghiên cứu, phát triển tàu ngầm, các sự cố phát sinh sẽ nhanh chóng được giải quyết.
 
Hạng D
26/6/05
2.623
313
83
Vũng Tàu
Hoa Kỳ mạnh thật chứ. Vụ Delta của Mỹ vừa đột kich giết chết Abu Sayaff đã chứng tỏ biệt kích Mỹ giỏi như thế nào, vì cận vệ của Abu rất thiện chiến. Vậy mà Delta không có thương vong nào. Như phim!
 
23/8/12
1.162
3
38
Châu Âu tiếp tục nỗ lực thoát lệ thuộc quân sự Mỹ

(Vũ khí) - Sau khi Đức cân nhắc việc thay thế hệ thống tên lửa Patriot bằng MEADS, châu Âu tiếp tục nghiên cứu sử dụng UAV tự sản xuất

Ngày 18/5, Italy, Pháp và Đức đã nhất trí phát triển chương trình máy bay không người lái của châu Âu phục vụ công tác do thám và giám sát, qua đó hướng tới tạo động lực cho đề xuất từng được cân nhắc lần đầu tiên vào năm 2013 nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ và Israel.
Trong buổi lễ ký kết, bộ trưởng quốc phòng ba nước đã cam kết triển khai công tác nghiên cứu trong vòng 2 năm nhằm đặt nền móng cho chương trình máy bay không người lái của châu Âu, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trước năm 2015.
Cũng tại buổi lễ này, Tây Ban Nha và Ba Lan bày tỏ mong muốn được tham gia kế hoạch.
Sau những khởi đầu thất bại trước đây ở cấp quốc gia, ba nước trên dường như đã sẵn sàng hợp tác để nghiên cứu các công nghệ máy bay không người lái. Airbus, Dassault và Alenia Aermacchi nhiều khả năng sẽ là những công ty phát triển máy bay không người lái cho dự án này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
chau-au-tiep-tuc-no-luc-thoat-le-thuoc-quan-su-mybr_19243410.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một chiếc UAV của không quân Đức{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện các máy bay không người lái cỡ lớn được quân đội các nước châu Âu sử dụng đều chủ yếu dựa trên thiết kế của Mỹ hoặc Israel, tạo ra sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài mà một số công ty và quan chức châu Âu cho là không tốt cho năng lực quân sự và ngành công nghiệp của lục địa.
Hiện EU đặt mục tiêu phát triển loại máy bay không người lái bay ở độ cao trung bình và và có khả năng bay lâu (MALE), thậm chí có thể bay ở độ cao 9.000 mét trong vòng 24 giờ.
Trước đó, ngày 15/5, tờ Sueddeutsche Zeitung của Đức cho biết, bộ quốc phòng nước này đã quyết định mua các hệ thống phòng không MEADS để thay thế cho hệ thống Patriot vốn đã già cỗi từ những năm 1980.
Giá trị của thoả thuận này có thể lên đến 4 tỉ euro, khiến nó trở thành thoả thuận có trị giá lớn nhất mà chính phủ Đức kí kết trong những năm gần đây.
Dự án MEADS do NATO điều hành đã từng được công bố từ giữa những năm 1990 nhằm thay thế các hệ thống Patriot ở Mỹ, Đức và Nike Hercules ở Ý. Tuy nhiên, vào năm 2011, Lầu Năm Góc cho rằng chương trình này không đáp ứng được yêu cầu về kế hoạch và chi phí, nên đã huỷ bỏ việc mua hệ thống MEADS cho quân đội Mỹ.
Cũng vào năm 2011, Đức cũng tuyên bố rằng họ sẽ không mua MEADS trong tương lai gần mặc dù đã đầu tư khoảng 1 tỉ euro vào dự án này.
Hệ thống MEADS có thể đánh chặn được các tên lửa ở ngoài bầu khí quyển. MEADS kết hợp các hệ thống radar, mạng lưới thông tin liên lạc đa quốc gia nhằm tạo nên một mạng lưới phòng không trên diện rộng. Điều này giúp các nước trong mạng lưới có thể đề phòng được các mối đe doạ từ tên lửa hành trình, chiến đấu cơ và máy bay không người lái.
Tuy nhiên, MEADS vào thời điểm hiện tại gần như một sản phẩm công nghệ quân sự độc lập của các quốc gia châu Âu, khi Mỹ đã không bỏ sự quan tâm vào sản phẩm này và tập trung vào nâng cấp hiệu quả của Patriot.
 
23/8/12
1.162
3
38
Đối thủ nặng ký của Mỹ về tên lửa siêu vượt âm

(Vũ khí) - Để tạo được ưu thế trước đối thủ, Mỹ đang hoàn thiện khả năng tấn công siêu vượt âm của mình. Tuy nhiên, không chỉ có Mỹ phát triển vũ khí này.

Bước tiến của Mỹ
Theo nguồn tin từ Không quân Mỹ ngày 19/5 cho biết, lực lượng này đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc phát triển vũ khí siêu vượt âm cho chiến đấu cơ trong tương lai.
Trước khi đưa ra tuyên bố này, hồi năm 2013, Không quân Mỹ đã tiến hành vụ thử thứ 4 đối với mẫu vũ khí siêu thanh có tên X-51A, do tập đoàn Boeing phát triển.
Sau khi tên lửa X-51A của Mỹ được phóng đi từ máy bay B-52H ở độ cao 15.240 m gần căn cứ không quân Edwards ở California. Ban đầu tên lửa có tốc độ 4,8M (5.098 km/h), sau đó đạt tới tốc độ 5,1 Mach.
Trong hành trình bay kéo dài 6 phút, tên lửa X-51A Waverider đã đạt đến tốc độ 5,1 Mach, tương đương 5.417 km/h. Sau khi vượt qua khoảng cách 426 km, tên lửa đã tự hủy.
Đây là hành trình bay dài nhất mà tên lửa X-51A từng thực hiện trong số các lần thử nghiệm và Không quân Mỹ đánh giá cuộc thử nghiệm đã hoàn toàn thành công.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
doi-thu-nang-ky-cua-my-ve-ten-lua-sieu-vuot-am_201014666.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mỹ thử nghiệm tên lửa X-51A trên máy bay B-52H hồi năm 2013.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Darryl Davis, một quan chức của hãng Boeing nói: “Cuộc thử nghiệm đối với loại động cơ phản lực tính siêu âm này là thành tựu mang tính lịch sử mà phải mất rất nhiều năm mới thành công.
Cuộc thử nghiệm này cũng chứng tỏ công nghệ đang được hoàn thiện đã mở ra cánh cửa để ứng dụng thực tiễn cũng như tăng cường hệ thống phòng thủ và tiếp cận không gian vũ trụ một cách ít tốn kém hơn”.
Với người Mỹ, thành tích này mang tính lịch sử nhưng nó ra đời khá muộn so với những gì người Nga đã đạt được trong lĩnh vực này.
Đối thủ nặng ký
Dù hiện nay, Mỹ được coi quốc gia đi đầu trong việc thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm, tuy nhiên trên thực tế Nga mới chính là nước đã ứng dụng thành công động cơ Ramjet - còn gọi là động cơ phản lực thẳng hay động cơ phản lực tĩnh siêu âm vào chế tạo tên lửa tác chiến, còn Mỹ hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm các nguyên mẫu bay với tốc độ siêu thanh.
Động cơ Ramjet và biến thể của nó là Scramjet có cấu tạo khác với các loại động cơ phản lực thông thường: Thay vì sử dụng máy nén, động cơ phản lực thẳng dùng chính áp suất do luồng không khí ở tốc độ cao tạo ra để nén khí vào buồng đốt, điều này khiến động cơ Ramjet hoạt động hiệu quả ở các vận tốc rất lớn.
Ngay đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, các cơ cấu khoa học của Liên Xô đã nỗ lực phát triển rất nhiều loại tên lửa siêu thanh. Ví dụ như: Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học công nghệ chế tạo máy NPO Mashinostroyenia chế tạo tên lửa X-80 Meteorit (Kh-80/AS-X-19 - NATO gọi là SS-N-24 Scorpion), sau đó lại tiếp tục chế tạo loại tên lửa siêu thanh mang mật danh 4002.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
doi-thu-nang-ky-cua-my-ve-ten-lua-sieu-vuot-am_201015704.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa siêu thanh X-90 GELA (Kh-90 - AS-19 Koala){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Còn Cục thiết kế chế tạo máy Raduga phát triển thành công tên lửa siêu thanh X-90 GELA (Kh-90/AS-19 Koala). Ngoài ra, ngay từ đầu thập niên 70, Nga còn dựa trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không S-200 để chế tạo thành công tên lửa Kholod. Năm 1991, tên lửa này đã thử nghiệm thành công đạt vận tốc 6000km/h, tuy nhiên dự án này đã bị hủy bỏ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Trong khoảng thời gian từ 2005-2009, báo chí phương Tây đồn thổi rằng Moscow đã từng thử nghiệm tên lửa siêu thanh, trong năm 2012 và 2013 cũng đã có thông tin về việc họ đã thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, người Nga bảo mật rất kín các thông tin nên không mấy người biết chính xác kết quả thử nghiệm của Nga ra sao.
Tháng 1/2013, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận sẽ phóng thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh đạt vận tốc gần 6000km/h ngay trong năm 2013. Loại tên lửa siêu thanh này được Nga triển khai nghiên cứu cực kỳ bí mật, đến nay cả phiên hiệu, nhiệm vụ lẫn tính năng chiến, kỹ thuật của nó vẫn là một bí mật chưa có lời giải.
Hiện nay, Công ty vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga (KTRV) đang nghiên cứu một loại tên lửa siêu thanh có vận tốc khủng khiếp, tương đương Mach12 - Mach13. Công ty này chính là đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo tên lửa cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50 của Nga.
Giới quan sát phương Tây đặc biệt quan tâm đến các kế hoạch nghiên cứu phát triển thiết bị bay siêu thanh của Nga. Họ cho rằng, Moscow là đối thủ có tiềm năng và có thực lực nhất để đuổi kịp Washington trong lĩnh vực này vì được kế thừa một nền tảng công nghệ tên lửa siêu việt của Liên Xô cũ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tổ hợp tên lửa Bal được nối tầm nhờ tên lửa mới

Tuấn Sơn | 20/05/2015 20:40

2-20052015son5163353403-1432127750615-1-0-253-493-crop-1432128015864.jpg

Chia sẻ:
Theo hãng thông tấn TASS đăng tải ngày 20-5, tổ hợp tên lửa bờ đối hải Bal (phiên bản xuất khẩu Bal-E) được tăng tầm bắn lên tới 300km nhờ trang bị đạn tên lửa hành trình diệt hạm X-35 phiên bản nâng cấp.

“Nguyên tắc hoạt động của tổ hợp Bal đã được công khai, nhưng Tập đoàn Tactical Missiles (Nga) đang có kế hoạch phát triển phiên bản đạn tên lửa nâng cấp X-35E với tầm bắn đạt tới 300km.
Tên lửa mới cũng có các biến thể dành cho hải-lục-không quân”, giám đốc Tập đoàn Tactical Missiles, Greygory Antsev cho biết.
to-hop-ten-lua-bal-duoc-noi-tam-nho-ten-lua-moi-.jpg

to-hop-ten-lua-bal-duoc-noi-tam-nho-ten-lua-moi-.jpg

to-hop-ten-lua-bal-duoc-noi-tam-nho-ten-lua-moi-.jpg

Tổ hợp Bal-E.​
Ông G. Antsev cũng tiết lộ, do trang bị đạn tên lửa mới có tầm bắn xa hơn, tổ hợp Bal cũng được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực và trang bị mới.
“Nhiều khả năng, phiên bản tổ hợp Bal nâng cấp sẽ được trang bị thêm phương tiện không người lái trên không, dưới nước để tăng phạm vi tìm kiếm, phát hiện và dẫn bắn.
Nguyên mẫu máy bay không người lái đang được hãng Kamov phát triển với trọng lượng khoảng 1 tấn và mang hệ thống ra-đa đa phổ hiện đại”, ông G. Antsev nói.
Nga phát triển tổ hợp tên lửa bờ Bal từ đầu những năm 2000 và chính thức đưa vào trang bị từ năm 2008.
Ở phiên bản tiêu chuẩn, Bal trang bị tên lửa Kh-35 Uran (có tính năng tương tự tên lửa Harpoon của Mỹ) với tầm bắn đạt 120-150km. Tổ hợp Bal phù hợp triển khai bảo vệ lãnh hải và chống đổ bộ.
Trước đó, đã có thông tin Nga dự định trang bị phiên bản tên lửa Kh-35U với tầm bắn tới 260km trong tổ hợp Bal, nhưng không hề ghi nhận bất kỳ thông tin nào về quá trính thử nghiệm, đánh giá để đưa dòng tên lửa diệt hạm này vào cơ cấu tổ hợp Bal.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga: Tên lửa phòng không Buk-M3 sẽ vượt trội S-300

Cập nhật lúc: 12:00 22/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Nga sắp biên chế tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M3
Mục kích đàn máy bay Không quân Nga tiến vào Moscow


(Kiến Thức) - Với tầm bắn 70km và tỷ lệ bắn hạ thành công mục tiêu cực cao, tên lửa phòng không Buk-M3 đang nổi lên như ngôi sao mới của Quân đội Nga.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga cho biết, tầm bắn hiệu quả của tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M3 đang được Nga thử nghiệm sẽ là 70km, xa hơn 25km so với các tổ hợp phòng không Buk trước đó. Nguồn tin này còn cho rằng Buk-M3 có thông số kỹ chiến thuật vượt qua cả tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300.​
Theo các kết quả thử nghiệm cấp nhà nước do Bộ quốc phòng Nga thực hiện cho thấy, Buk-3M sở hữu các đặc điểm kỹ chiến thuật tương đương so với S-300 thậm chí là có phần nhỉnh hơn tổ hợp phòng không này ở một số mặt.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Một số hình ảnh được cho là của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Nguồn tin của Itar-Tass cũng cho biết, tên lửa Buk-M3 có tỷ lệ bắn hạ thành công mục tiêu cực cao vượt trội hơn cả S-300. Điều này có nghĩa rằng tổ hợp phòng không này có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ ngay quả tên lửa đầu tiên.​
Buk-M3 có thể bắn hạ các mục tiêu trên không ở độ cao hơn 35.000m cùng tầm bắn hiệu quả cao hơn hẳn so với các phiên bản Buk trước đó, trong khi đó các đặc điểm kỹ thuật khác của Buk-M3 vẫn được giữ nguyên.​
Trước đó nhiều nguồn tin cho rằng, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3 sẽ được Quân đội Nga đưa vào trang bị trong cuối năm nay hoặc đầu năm 2016. Ngoài ra các biến thể tên lửa phòng không Buk khác đang được Quân đội Nga sử dụng vẫn sẽ tiếp tục được nâng cấp lên các biến thể mới điển hình trong đó có thể kể tới Buk-M2.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga chính thức tiết lộ tính năng siêu tăng T-14 Armata

(Vũ khí) - Nga vừa chính thức tiết lộ các đặc điểm kỹ thuật cơ bản về siêu tăng ngoài hành tinh T-14 Armata.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-chinh-thuc-tiet-lo-tinh-nang-sieu-tang-t14-armata_242329141.png
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của siêu tăng T-14 vừa được tiết lộ hôm 24/5.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tập đoàn Nghiên cứu và Sản xuất UralVagonZavod (UVZ) của Nga hôm 24/5 vừa chính thức công bố các thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của 2 loại phương tiện chiến đấu bọc thép dựa trê khung gầm hạng nặng Armata là xe tăng T-14 và xe chiến đấu bộ binh T-15.
Theo UVZ, T-14 là xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba sau thời hậu chiến, được Nga thiết kế và phát triển mà các chuyên gia quân sự nhận định đó là một xe tăng mới và độc nhất trên thế giới.
Xe tăng T-14 được các chuyên gia Nga sử dụng những giải pháp chưa từng có, tháp pháo của xe tăng không có người ngồi và lần đầu tiên kíp xe được ngồi tách biệt trong một khoang bọc thép. Giải pháp này cho phép xe tăng có thể sống sót ngay cả khi khoang đạn phát nổ hoặc bị đạn pháo/tên lửa tấn công trực tiếp vào tháp pháo.
T-14 Armata có lớp vỏ giáp bên ngoài được phủ một lớp sơn đặc biệt, làm giảm đáng kể tiết diện hiển thị trong dải quang phổ hồng ngoại và radar. T-14 sử dụng thế hệ giáp mới nhất, có thể chống lại được mọi loại vũ khí chống tăng nào của đối phương.
T-14 được trang bị một hệ thống bảo vệ chủ động, một trạm vũ khí điều khiển từ xa với một súng máy và một pháo chính có khả năng tự động nạp đạn. Xung quanh chu vi thân xe và tháp pháo được gắn các thiết bị giám sát quang - điện tử để phát hiện mục tiêu và các mối đe dọa.
Các thông số kỹ thuật chính của xe tăng T-14 Armata.
+ Kíp xe: 3 người (pháo thủ, chỉ huy, lái xe)
+ Trọng lượng chiến đấu: 48 tấn
+ Trọng lượng chiến đấu trong thành phố: 53 tấn
+ Chiều dài thân xe:10,8 m
+ Chiều rộng thân xe: 3,5 m (khi không mang giáp phụ) và 3,9 m (khi mang giáp phụ)
+ Chiều cao: 3,3 m
Vũ khí
+ 01 pháo nòng trơn 125 mm 2A8201M, cơ số đạn 40 viên (32 viên tự động nạp đạn)
+ 01 súng máy điều khiển từ xa 7,62 mm PKTM (cơ số 2.000 viên đạn)
Sức mạnh cơ động
+ Động cơ tăng áp diesel đa nhiên liệu 2B-12-3A, công suất 1.200 đến 1.500 mã lực.
+ Hệ thống truyền động: Robot
+ Hệ thống quạt làm mát: 2 quạt
+ Tốc độ tối đa: 75 - 80 km/giờ
+ Tốc độ tối đa trên địa hình gồ ghề: 45 - 50 km/giờ
+ Tầm hoạt động: 500 km
Khả năng bảo vệ: Bảo vệ khết hợp giữa các mô-đun bảo vệ của hệ thống phòng vệ tích cực Afghanit, hệ thống bảo vệ bán cầu trên, hệ thống bảo vệ quang - điện tử và một tổ hợp chế áp tín hiệu radio.Tấm chắn mìn ở phía trước, bên dưới vị trí ngồi của kíp xe.
Khả năng tác chiến: Hệ thống điều khiển bắn ngày/đêm đa kênh cho pháo thủ
Hệ thống quan sát toàn cảnh ngày/đêm đa kênh cho chỉ huyTự động theo dõi các mục tiêu. Hiển thị toàn cảnh 360 độ về chiến trường xung quanh cho cả kíp xe bằng các camera truyền hình sử dụng pin.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga trúng đậm, Ai Cập mua 46 tiêm kích MiG-29

Cập nhật lúc: 11:00 26/05/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Ai Cập mua lô vũ khí đắt khủng khiếp từ Pháp
Nga trúng quả, Ấn Độ đồng ý mua 200 trực thăng Kamov


(Kiến Thức) - Ai Cập đã đồng ý mua 46 tiêm kích đánh chặn MiG-29 từ Nga, đây được xem là hợp đồng máy bay MiG lớn nhất thời hậu Liên Xô.
Thông tin mới này đã được tờ báo Vedomosti dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp hàng không Nga cho biết và được tờ Sputniknews dẫn lại hôm 25/5.​
Theo đó, Nga đã đồng ý phê duyệt một hợp đồng chuyển 46 tiêm kích đánh chặn MiG-29 (được NATO định danh là Fulcrum) cho Ai Cập. Thương vụ này dự kiến sẽ được ký kết trong thời gian sớm nhất, với số tiền ước tính 2 tỉ USD.​
Nguồn tin trên còn cho hay, các cuộc đàm phán để giao các máy bay đã được hai phía tiến hành trong một thời gian dài.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tiêm kích MiG-29 của Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trước đó vào tháng 2/2015, Giám đốc điều hành Tập đoàn máy bay MiG Nga Sergei Korotkov nói rằng công ty đã sẵn sàng cấp các máy bay MiG-35 cho Ai Cập. Đây là kiểu chiến đấu cơ thuộc thế hệ mới nhất của Nga và là phiên bản kế nhiệm của MiG-29M/M2 và MiG-29K/KUB.​
Trong khi đấy theo đánh giá thường niên về khả năng quân sự và chi tiêu quốc phòng của 171 quốc gia do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thực hiện tiết lộ, Ai Cập đang dựa chủ yếu trên phi đội F-16 do Mỹ chế tạo, Mirage 2000 của Pháp, và J-7 của Trung Quốc.​
Kể từ sau khi nhóm Anh em Hồi giáo mất quyền lực ở Ai Cập vào năm 2013, Mỹ đã ngưng việc viện trợ quân sự cho quốc gia này. Sau đó Ai Cập cũng có phần lạnh nhạt với các thiết bị vũ khí Mỹ.​
Trong bối cảnh đó, tiêm kích MiG-29 của Nga đã trở thành lựa chọn ưa thích của Ai Cập để thay thế phi đội già cỗi J-7 có xuất xứ từ Trung Quốc.​
Hợp đồng mua bán này sẽ là một thương vụ bán máy bay MiG-29 lớn nhất kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.​
Từ tháng 2/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp gỡ với lãnh đạo Ai Cập. Sau cuộc hội đàm, các phương tiện truyền thông cho biết Nga và Ai Cập đã bước đầu đạt được một hợp đồng lớn để chuyển các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Nga, trong đó có các tiêm kích MiG-29.​
Không chỉ thế, gần đây Nga và Ai Cập đã có những tăng cường hợp tác công nghệ-quân sự. Trong tháng 3/2015, Nga đã bắt đầu chuyển các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-300VM “Antey-2500” (SA-23 Gladiator/Giant) cho Ai Cập theo một đơn đặt hàng được ký kết với chính quyền Cairo từ năm 2014.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.