Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Nga: Xe tăng T-14 Armata vượt trội Leopard 2A7

Trần Hòa | 25/05/2015 19:45

2-vert-1432547127175-0-9-302-600-crop-1432547244671.jpg

Chia sẻ:
Chuyên gia quân sự Sergei Suvorov mới đây đã tiến hành so sánh toàn diện sức chiến đấu giữa xe tăng T-14 Armata mới nhất của Nga và Leopard 2A7 của Đức.

Thông tin trên được Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ kênh truyền hình Zvezda của Bộ quốc phòng Nga ngày 21/5. Trong đó, chuyên gia Suvorov cho rằng, T-14 Armata về nhiều phương diện đều có ưu thế rõ rệt trước Leopard 2A7.​
chuyen-gia-nga-xe-tang-t14-armata-vuot-troi-leopard-2a7.jpg

Xe tăng Leopard 2A7​
Đầu tiên là cách bố trí. Nếu Leopard 2A7 của Đức sử dụng thiết kế truyền thống với không gian bên trong thống nhất, tổ lái và đạn dược cùng ở một cabin thì kết cấu bên trong của xe tăng Armata rõ ràng có sự khác biệt lớn.​
Kíp lái của xe tăng T-14 Armata đã được tách biệt, khoang chiến đấu truyền thống không có người, tháp pháo là loại tự động, hiện chỉ bố trí hệ thống vũ khí.​
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, xe tăng bị trúng đạn chủ yếu là vào tháp pháo. Vì vậy chuyên gia Suvorov tin rằng xét về khả năng phòng vệ, xe tăng của Nga vượt hơn 50% so với đối thủ Đức.​
Tham số xe tăng Armata tương đối cao là do nó được trang bị giáp đặc biệt và còn được bổ sung giáp phản ứng nổ bên ngoài, trong khi xe tăng của Đức không có.​
Ngoài ra, T-14 Armata còn có hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Aghanit, có thể đánh chặn tên lửa và đạn rocket chống tăng.​
Tuy nhiên khả năng đối phó với đạn xuyên động năng kiểu ổn định bằng cánh đuôi có ốp tự hủy (APFSDS) như M829 của Mỹ hiện vẫn còn là một ẩn số.​
chuyen-gia-nga-xe-tang-t14-armata-vuot-troi-leopard-2a7.jpg

Xe tăng T-14 Armata​
Xét về khả năng chiến đấu, chuyên gia Sergei Suvorov cũng cho rằng xe tăng Nga mạnh hơn xe tăng Đức.​
Tính năng của pháo 125 mm kiểu mới, bao gồm tầm bắn hiệu quả rõ ràng ưu việt hơn pháo 120 mm tốt nhất của nước ngoài trang bị cho xe tăng Leopard 2A7. Thêm vào đó, xe tăng Nga còn sử dụng đạn xuyên kiểu mới khiến khả năng phá giáp được nâng cao rõ rệt.​
Căn cứ vào số liệu mà ông Suvorov có được thì công suất động cơ xe tăng Đức và xe tăng Nga là tương đồng, đều là 1.500 mã lực.​
Tuy nhiên do trọng lượng không giống nhau (Leopard 2A7 nặng hơn T-14 Armata khoảng 20%), nên xét về tỷ lệ công suất trên trọng lượng cho thấy xe tăng Armata rõ ràng ưu việt hơn Leopard 2A7, với khả năng tăng tốc và bật vọt tốt hơn.​
Chuyên gia Suvorov tin chắc rằng, khi đối đầu với xe tăng thế hệ mới của Nga, Leopard 2A7 của Đức sẽ không có cơ hội để chiến thắng.​
Nếu lấy tính năng cơ bản của xe tăng để nói về khía cạnh phòng vệ và hỏa lực thì T-14 Armata hiện đã mở rộng khoảng cách với đối thủ cạnh tranh, tính cơ động cũng đạt được một bước đột phá.​
Xét về phương diện tính năng chỉ huy kiểm soát, do trên xe được lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc kiểu mới nhất, cho nên Armata dường như đã có thể sáng ngang với các xe tăng tiên tiến của những quốc gia NATO.​
 
23/8/12
1.162
3
38
6 chiến thuật và công nghệ quân sự Mỹ “học lỏm” Đức Quốc xã

Công Thuận | 29/05/2015 08:00

3-cong-nghe-3-1432836456958-45-0-300-500-crop-1432836526335.jpg

Chia sẻ:
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Đức là nước đi đầu trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng với việc chế tạo máy bay phản lực đầu tiên, trực thăng đầu tiên và khám phá ra sự phân hạch.

Trong hầu hết các trường hợp, giới khoa học của quân Đồng minh đều phải vật lộn để đuổi kịp khoảng cách công nghệ này, và ngoài những phát minh riêng, họ còn “học lỏm” một số công nghệ quân sự từ Đức Quốc xã.​
1. Chiến dịch đổ bộ từ trên không
Các chiến dịch đổ bộ từ trên không đầu tiên trong Thế chiến 2 là do Đức Quốc xã thực hiện khi xâm lược các nước châu Âu.​
Đan Mạch, Pháp và Hà Lan đã nhanh chóng thất thủ khi các đơn vị lính dù nhỏ của Đức đánh chiếm cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc phá hủy những tuyến phòng thủ của những nước này.​
6-chien-thuat-va-cong-nghe-quan-su-my-hoc-lom-duc-quoc-xa-.jpg

Lính dù Mỹ trên máy bay vận tải C - 47 trong Thế chiến 2.​
Nhưng trong Trận Crete, Anh đã xác định được chính xác vị trí mà quân Đức đổ bộ, nên Đức đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Do đó, Hitler đã ngừng các chiến dịch trên không quy mô lớn.​
Tuy nhiên, Anh và Mỹ lại rất ấn tượng trước khả năng của lính dù Đức trong việc hoàn thành nhiệm vụ, bất chấp những tổn thất. Quân Đồng minh quyết tăng cường đào tạo các đơn vị không quân.​
Nhờ được đào tạo bài bản, lính dù Mỹ đã góp phần tạo nên thắng lợi của quân đồng minh trong cuộc đổ bộ lên Sicily và Normandy vào những năm cuối của cuộc chiến.​
2. Công nghệ Synchropter
6-chien-thuat-va-cong-nghe-quan-su-my-hoc-lom-duc-quoc-xa-.jpg

Quân đội Mỹ sử dụng công nghệ Synchropter để sản xuất trực thăng cứu hộ và cứu hỏa HH-43.​
Synchropter là một công nghệ đặc biệt dùng cho trực thăng, sử dụng hai bộ cánh quạt được đặt cạnh nhau và hai trục được đặt nghiêng theo hình chữ V, quay ngược chiều nhau, khớp nhau bằng bánh răng sao cho các lá cánh quay giao vào nhau nhưng không va vào nhau.​
Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ áp dụng công nghệ này để sản xuất trực thăng cứu hộ và cứu hỏa HH-43 trong những năm từ thập niên 50 tới 70.​
Các thiết kế mà Mỹ áp dụng cho mọi loại trực thăng đều lấy nguyên mẫu từ một chiếc Fleittner Fl 282 của phát xít Đức, vốn được khôi phục sau khi quân Đồng minh hạ nó trong Chiến dịch Lusty.​
Phi công của Đồng minh không chỉ phục hồi chiếc trực thăng bị bắn hạ mà còn bắt giữ nhà thiết kế Anton Flettner trong chiến dịch Paperclip.​
3. Chiến đấu cơ phản lực
6-chien-thuat-va-cong-nghe-quan-su-my-hoc-lom-duc-quoc-xa-.jpg

Một chiến đấu cơ Messerschmitt Me 262.​
Messerschmitt Me 262 là loại máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới do Đức Quốc xã chế tạo, và nó rất có hiệu quả khi chống lại các phi đội máy bay ném bom của quân Đồng minh.​
Cả Mỹ và Liên Xô đều giữ lại những chiếc Me 262 bị bắn hạ để nghiên cứu khi họ thu được trên lãnh thổ Đức. Máy bay chiến đấu F-86 Sabre của Mỹ hay tiêm kích MiG-15 của Liên Xô đều là “thế hệ con cháu” của Me 262 khi chúng đối đầu nhau trong Chiến tranh Triều Tiên.​
Quân đội Mỹ cũng thu giữ Arado Ar 234, máy bay ném bom được trang bị động cơ phản lực, do phát xít Đức chế tạo. Công nghệ sản xuất Arado được Mỹ áp dụng trong quá trình chế tạo máy bay ném bom B-45 và B-47 của lực lượng không quân.​
4. Tên lửa hành trình
Tháng 6/1944, những quả bom bay V-1 đã trút xuống London. Những quả bom này của Đức Quốc xã không có độ chính xác cao nhưng chúng đã gây ra một tâm lý chết chóc nặng nề cho người Anh.​
Trong khi đó, Mỹ muốn chế tạo một phiên bản của riêng mình để chuẩn bị cho cuộc tấn công Nhật Bản. Họ đã khôi phục các mảnh vỡ của V-1 và đến tháng 9/1944, Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình JB-2 Loon, một bản sao của bom bay V-1.​
Tuy nhiên, JB-2 không bao giờ được khai hỏa vì Mỹ đã sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công Nhật Bản. Sau đó, công nghệ của V-1 tiếp tục được ứng dụng trong quá trình sản xuất tên lửa hành trình đất đối đất MGM-1 Matador.​
5. Methamphetamine
Methamphetamine (chất kích thích thần kinh) được một nhà hóa học người Nhật Bản phát minh năm 1893, nhưng nó được sử dụng lần đầu tiên bởi Đức Quốc xã.​
Tin tức về một loại thuốc kỳ diệu giúp cho những thủy thủ trên tàu chở dầu và phi công tỉnh táo đã xuất hiện trong quân Đồng minh, những người cũng đang muốn tìm ra một cách để duy trì tinh thần tỉnh táo cho các thủy thủ và phi công của họ.​
Tuy nhiên, tình hình càng trở nên tồi tệ khi quân Đồng minh sử dụng loại thuốc này và họ đã ngừng cung cấp thuốc cho các phi công. Nhưng các đơn vị bộ binh của họ vẫn sử dụng methamphetamine để khắc phục mệt mỏi.​
6. Công nghệ tên lửa
6-chien-thuat-va-cong-nghe-quan-su-my-hoc-lom-duc-quoc-xa-.jpg

Apollo chuẩn bị rời bệ phóng.​
Ngành khoa học tên lửa là một trong những lĩnh vực quan trọng trong chiến dịch Paperclip do Mỹ thực hiện nhằm thu hút các nhà khoa học của Đức Quốc xã tới Mỹ sau Thế chiến 2.​
Khi Đức Quốc xã bị đánh bại, Mỹ và Liên Xô đều tìm cách thu thập tài liệu kỹ thuật của tên lửa V-2 nhằm phục vụ chương trình không gian của họ.​
Việc đánh cắp công nghệ tên lửa V-2 và tuyển dụng các nhà khoa học chế tạo ra nó đã mở đường cho các chương trình tên lửa của Mỹ, từ tên lửa Redstone tới Saturn và Apollo.​
Tên lửa Saturn, được sử dụng trong chương trình Apollo, là tên lửa duy nhất đã đưa con người bay ra khỏi quỹ đạo trái đất.​
 
23/8/12
1.162
3
38
MiG-31 của Nga đánh chặn thành công một tên lửa hành trình
Đức Hùng, Theo Sputnik/Itar-tass
Thứ Sáu, ngày 29/5/2015 - 14:00
Abc Abc
Email Print
ANTĐ - Ngày 28-5, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một chiếc máy bay chiến đấu MiG-31 của quân đội nước này đã đánh chặn thành công một tên lửa hành trình được phóng từ một chiếc máy bay ném bom khác, trong khuôn khổ một cuộc diễn tập quân sự.
Bài viết liên quan

Khoảng 250 máy bay quân sự của Nga đã tham gia vào cuộc diễn tập kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu bất thường, đang diễn ra tại nước Cộng hòa Komi ở miền Tây Bắc nước này. Theo kế hoạch, cuộc diễn tập này diễn ra từ ngày 25-5 và kéo dài đến hết ngày 28-5.
"Quả tên lửa hành trình này đã bị tiêu diệt ở độ cao 300 mét so với mặt đất và ở khoảng cách 10 km, từ mục tiêu", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
rhekantdmaybaymig-31.jpg
Máy bay đánh chặn MiG-31 của Nga


Theo hãng thông tấn Itar-tass, ngoài 250 máy bay quân sự, còn có khoảng 12.000 binh lính Nga được triển khai tham gia cuộc diễn tập huấn luyện. Các binh lính tham gia đã được huấn luyện chiến thuật không chiến, trinh sát và các phi vụ giả định, như chống lại một cuộc oanh tạc bằng tên lửa của một đối phương giả định.
Trong khuôn khổ cuộc diễn tập, các đơn vị không quân và phòng không đã sử dụng nhiều loại tên lửa dẫn đường, rocket và bom để đẩy lùi cuộc không kích giả định quy mô lớn của đối phương.
Đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến tận trường bắn để thị sát cuộc diễn tập quy mô lớn này.
 
23/8/12
1.162
3
38
Siêu hạm Aegis Mỹ lại bị Su-24 đuổi chạy trên biển Đen

(Vũ khí) - Một khu trục hạm Aegis tối tân lớp Arleigh Burke của Mỹ lại bị máy bay cường kích già lão Su-24 của Nga đuổi trên biển Đen.

Su-24 Nga đuổi chiến hạm Aegis Mỹ
Ngày 30-5, hãng tin RIA Novosti dẫn lời một nguồn tin an ninh cho biết, các máy bay chiến đấu Su-24 của hải quân Nga đã buộc chiếc tàu khu trục DDG-71 USS Ross phải rời khỏi khu vực biển giáp lãnh hải Nga, khi chiếc tàu khu trục của hải quân Mỹ rời cảng Costanta của Romania tiến thẳng về phía vùng biển thuộc lãnh hải Nga.
DDG-71 USS Ross là khu trục hạm tên lửa lớp Arleigh Burke, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, cùng với khả năng tấn công mặt đất thuộc loại mạnh nhất trên thế giới.
“Thủy thủ của chiếc tàu này có những hành động khiêu khích và gây hấn, khiến nhân viên các trạm giám sát, các tàu chiến và lực lượng không quân của Hạm đội Biển Đen đang thực hiện nhiệm vụ thường trực chiến đấu tại khu vực được đặt trong tình trạng báo động”, nguồn tin nói.
Nguồn tin trên còn nhấn mạnh rằng, các máy bay cường kích Su-24 của hải quân Nga đã được được lệnh cấp tốc xuất kích, thể hiện sự sẵn sàng ngăn chặn bằng vũ lực mọi sự vi phạm biên giới. Đồng thời các chiến hạm cũng sẵn sàng đối phó với mọi sự vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nga.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
1-su-24-nga-duoi-chien-ham-my_baodatviet_31153749.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Nga chuyên dùng máy bay chiến đấu để “dằn mặt” chiến hạm Mỹ-NATO{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine nổ ra, Mỹ-NATO đã liên tiếp điều động chiến hạm thay phiên nhau đến tập trận chung với các quốc gia NATO trên bờ biển Đen.
Washington nhấn mạnh rằng kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận này đã được công bố từ trước, không hề có liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine hiện nay, đồng thời nó cũng không phải là biện pháp đáp trả các cuộc diễn tập của Nga ở khu vực biên giới với Ukraine.
Tuy nhiên, Moscow cho rằng đây là những động thái gây nguy hại đến an ninh quốc gia của mình và làm gia tăng căng thẳng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine vừa xuất hiện những dấu hiệu bình ổn. Đồng thời Nga cũng đe dọa sẽ có những động thái đáp trả tương ứng.
Nga tuyên bố đáp trả cứng rắn hành động của chiến hạm Mỹ-NATO
Cùng ngày, phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-La ở Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho rằng, các tàu chiến của Mỹ hoạt động gần biên giới biển của Nga đang gây ra mối nguy hiểm đối với sự ổn định chiến lược của nước này và Nga sẽ “đáp trả xứng đáng”.
Trước đây, các máy bay chiến đấu Nga đã nhiều lần bay lên ngăn chặn hay có những hành đông mang tính “răn đe” đối với các tàu chiến của Mỹ đang hoạt động trên biển Đen.
Điển hình như vụ ngày 12-4-2014, một chiếc máy bay cường kích Su-24 của Nga đã áp sát và có những động tác bay bổ nhào tấn công mang tính đe dọa đối với khu trục hạm Aegis DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ, khi nó xâm nhập vào biển Đen mới được vài ngày.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2-su-24-nga-duoi-chien-ham-my_baodatviet_31153137.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Khu trục hạm Aegis DDG-71 USS Ross của Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sự việc tương tự cũng xảy ra hồi tháng 9-2014 với tàu hộ vệ FFH-333 HMCS Toronto của Canada trong cuộc tập trận chung Mỹ-NATO-Ukraine mang tên "Sea Breeze 2014", được tổ chức hôm 8-9 ở khu vực tây bắc biển Đen.
Gần đây nhất là vào ngày 3-3-2015, 3 chiếc máy bay tiêm kích Su-30 và 4 máy bay cường kích Su-24 của Nga đã “mượn” tàu chiến Mỹ làm mục tiêu tiến hành cuộc diễn tập tình huống tấn công thâm nhập vào hệ thống phòng không của đối phương và bay giám sát ngay bên trên các tàu này.
Ngoài ra, Nga còn tăng cường các máy bay ném bom Tu-22M3 cho Hạm đội biển Đen và thường xuyên bay tập trên vùng biển này, huấn luyện tấn công giả định diệt tốp chiến hạm Mỹ bằng tên lửa hành trình chống hạm, mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” Kh-22 Raduga, có tầm phóng 600km.
Vừa qua, sau khi Tổng thống Petro Poroshenko tuyên bố về khả năng triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất Ukraine, Moscow đã nổi giận và dọa sẽ đưa ra 3 biện pháp đáp trả. Trong đó, Nga nhấn mạnh sẽ có những hành động cứng rắn đối với các chiến hạm Mỹ-NATO ra vào và lưu trú trên biển Đen.
Trước đó, Moscow cũng cáo buộc tàu chiến Mỹ-NATO thường xuyên vi phạm quy định lưu trú tối đa 21 ngày trên biển Đen, có tàu ra rồi lại vào ngay kiểu “chống đối”. Các quan chức quân sự Nga cũng từng tuyên bố họ có quyền bắn chìm tàu chiến của khối NATO, nếu vi phạm các quy định này.
 
23/8/12
1.162
3
38
Phát hiện lỗi trong hệ thống phòng thủ tên lửa GMD - Mỹ

(Vũ khí) - Mặc dù được cảnh báo về các lỗi hệ thống, Lầu Năm Góc vẫn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 44 hệ thống phòng thủ tên lửa năm 2017.

Các vũ khí đánh chặn tên lửa Mỹ dự kiến để chống lại một cuộc tấn công hạt nhân đã bộc lộ một loạt các yếu điểm, bao gồm lỗi các động cơ đẩy chuyển hướng (các động cơ được sử dụng để lái tên lửa vào một đường bay chính xác) và lỗi các mối hàn.
Thông tin này theo một báo cáo được công bố hồi đầu tháng 5/2015 bởi Uỷ ban chịu trách nhiệm giải trình của chính phủ Mỹ (GAO).
Hệ thống phòng thủ mặt đất Midcourse của Mỹ (GMD) để ngăn chặn các đầu đạn bay vào nước Mỹ.
Hệ thống này bao gồm rađa và các tên lửa đánh chặn trên mặt đất có thể được bắn ra từ các hầm dưới lòng đất bố trí ở Fort Greely, Alasks và căn cứ không quân Vandenberg, California.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
phat-hien-loi-trong-he-thong-phong-thu-ten-lua-gmd--my_312259223.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Cấu trục hệ thống GMD. (Ảnh TPO){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chương trình GMD đã trải qua một số lần thất bại trong năm tài chính 2014, làm tăng các nguy cơ thất bại đối với mục tiêu của chương trình, theo một báo cáo ngày 6/5, nêu rõ:
"Một đánh giá thực hiện bởi Cơ quan quản lý hợp đồng quốc phòng cho thấy rằng bất cứ sự sai lệch nào (một phương tiện chiến đấu trong một tháng) trong kế hoạch chuyển giao phương tiện chiến đấu của chương trình có thể làm thất bại khả năng hoàn thành mục tiêu cung cấp 44 hệ thống đánh chặn vào năm 2017"
Báo cáo đã nhận thấy tất cả 33 hệ thống đánh chặn hiện đã triển khai như một phần của chương trình đã xuất hiện lỗi động cơ. Mặc dù "các vấn đề về hiệu năng đã được biết đến," song 8 hệ thống đánh chặn bổ sung dự kiến được triển khai trong năm nay cũng sẽ có các thành phần bị lỗi tương tự.
Bên cạnh vấn đề về động cơ, ít nhất 10 hệ thống đánh chặn gặp các lỗi về mối hàn, do việc sử dụng các ứng dụng hàn không phù hợp của một nhà cung cấp trong quá trình lắp ráp mà sau này có thể gây ra sự ăn mòn các mối hàn.
Các mối hàn không ổn định có thể gây ra các ảnh hưởng cho việc cấp nguồn cho thiết bị và các giao diện dữ liệu với IMU của các phương tiện chiến đấu," theo đánh giá của Cơ quan tên lửa quốc phòng (MDA).
Tuy nhiên MDA đã quyết định chấp nhận các thành phần lỗi trong một nỗ lực để làm giảm sự chậm trễ triển khai các hệ thống đánh chặn, một quyết định mà "làm tăng các nguy cơ giảm độ hoạt động tin cậy của hệ thống trong tương lai"
Chương trình GMD đã được đưa ra lần đầu tiên bởi Tổng thống Bush vào năm 2002 và được thiết kế để chống lại một cuộc tấn công hạt nhân phát động bởi một quốc gia với một kho hạt nhân giới hạn như Triều Tiên hoặc Iran, hoặc một cuộc tấn công khủng bố.
Chi phí đã lên tới hơn 40 triệu USD cho tới nay, chương trình đã vội vã thông qua quá trình thử nghiệm và đưa vào hoạt động, bỏ qua quy trình kiểm tra chuẩn của Lầu Năm Góc.
Trong một nửa các thử nghiệm đã được thực hiện cho đến nay sử dụng GMD, các hệ thống đánh chặn đã thất bại trong việc đánh chặn các đầu đạn hạt nhân giả như mục tiêu của các hệ thống đang hướng tới.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ chuyển gấp 2000 tên lửa gỡ thế bất lực trước IS

(Vũ khí) - Theo Reuters, Mỹ đã chuyển khoảng 2000 tên lửa chống tăng AT-4 cho Quân đội Iraq nhằm hỗ trợ chính quyền Baghdad tiêu diệt lực lượng IS.

Tên lửa chống tăng chỉ dùng đối phó ôtô
Thông tin này được Reuters dẫn nguồn từ Lầu Năm Góc cho biết, theo đó một nửa trong số này được chuyển cho lực lượng an ninh Iraq, số còn lại sẽ được chuyển cho lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu quản lý.
Nói về mục đích sử dụng lô tên lửa chống tăng AT-4 này, Đại tá Steve Warren, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết, việc chuyển giao số vũ khí này sẽ giúp các lực lượng của Iraq chống các cuộc tấn công của những chiếc xe có chứa chất nổ do các phần tử đánh bom tự sát thuộc nhóm IS điều khiển.
Để lực lượng quân đội và lực lượng an ninh Iraq sử dụng hiệu quả lô vũ khí này, trước đó các cố vấn Mỹ đã giúp huấn luyện để phối hợp với các cuộc không kích của Mỹ, Đại tá Warren cho biết thêm.
Súng chống tăng hạng nhẹ AT-4 (M136) là loại súng chống tăng tầm gần, súng có thước ngắm gập và có thể lắp kính ngắm quang học ngày đêm, và được thiết kế có hệ thống chống giật.
Đạn chống tăng của AT-4 có cỡ 84mm được đóng gói trong nòng súng và sử dụng 1 lần. Đạn bay tự do trong không khí ổn định đường bay bằng 6 cánh đuôi, đầu đạn sử dụng khối nổ lõm chống tăng HEAT.
Các thông số của hệ thống AT-4: Tổng chiều dài của AT-4 là 1,020 mm; Tốc độ 290 m/s; chiều dài đạn 460 mm; đạn có khối lượng 1.8 kg; Tầm bắn huấn luyện 30 m, tầm bắn chiến đấu gần nhất 10 m, tầm bắn xa nhất 2,100 m, tầm bắn hiệu quả nhất 300m.
Tuy nhiên, hệ thống AT-4 đã bị Mỹ cho loại biên toàn bộ, loại vũ khí này chỉ còn trong trang bị của một số nước đồng minh thân cận của Mỹ.
Vì vậy, không khó hiểu vì sao khi Đại tá Steve Warren cho biết, Mỹ viện trợ súng chống tăng AT-4 cho Iraq chỉ để đối phó với những ôtô có chứa chất nổ của IS dùng để tấn công tự sát.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
iraq-dung-hang-vien-tro-at4-vao-muc-dich-gi_21440860.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa chống tăng AT-4 khai hỏa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mỹ bất lực trước IS
Với sức mạnh của AT-4, rõ ràng việc Mỹ viện trợ lô vũ khí này cho Iraq không thể giúp chính quyền Baghdad và liên quân do Mỹ đứng đầu giành ưu thế trước sức tiến công như "vũ bão" của IS.
Hiện nay, liên quân quốc tế chống IS đang đứng trước sức ép phải thay đổi chiến lược trong cuộc chiến chống nhóm vũ trang Hồi giáo này sau khi nhóm này liên tiếp giành được các vị trí chiến lược tại Iraq và Syria.
Gần một năm sau khi chiếm được thành phố chiến lược đầu tiên ở miền Bắc Iraq là Mosul, cờ đen của nhóm IS đã xuất hiện tại một thành phố chiến lược khác Ramadi, cách thủ đô Baghdad chỉ khoảng 100km về phía Tây, nơi mà sự tồn tại của chính quyền trung ương cũng hết sức mong manh.
Còn tại Syria, quốc gia đang chìm trong nội chiến, thành phố Palmyra và trạm kiểm soát biên giới cuối cùng với Iraq cũng đã rơi vào tay nhóm nổi dậy.
Bất chấp các cuộc không kích của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu tại Iraq và Syria, tổ chức IS này vẫn tiếp tục mở rộng ảnh hưởng và nhiều nhà phân tích đã cảnh báo, IS đang trên đà hiện thực hóa mục tiêu về một Nhà nước Hồi giáo.
Chỉ trong gần 1 năm qua, nhóm cực đoan này đã tập hợp được các nền tảng cần thiết của một Nhà nước như lãnh thổ, quân đội, với nguồn tài chính mạnh từ dầu mỏ.
Để ngăn chặn mối nguy cơ này, Mỹ và các đồng minh không còn cách nào khác là phải thay đổi chiến lược, bởi vấn đề ở đây không chỉ còn là chống lại một nhóm nổi dậy nữa mà có thể coi là một lực lượng có tổ chức khá tốt so với các nhóm cực đoan đang hoạt động hiện nay.
Phó Tổng thống Iraq Ayad Allawi mới đây đã bày tỏ sự hoài nghi về tính hiệu quả của các cuộc không kích mà liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu tiến hành.
Theo ông, Iraq cần phải có một chiến lược riêng cho mình trong bối cảnh mà ông cho là chiến dịch không kích của liên quân quốc tế đã thất bại và không kiểm soát được sự hoành hành của IS.
Ngay cả chính phủ Mỹ mới đây cũng phải thừa nhận, vấn đề IS không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Theo Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earsnet, cho đến khi có thể xây dựng các lực lượng địa phương trên thực địa ở Syria và Iraq đủ sức chống lại IS trên chính đất nước của mình, thì đây sẽ vẫn là một thách thức khó khăn.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lần đầu của F-35A và sự lạc quan người Mỹ

(Vũ khí) - Tạp chí Business Insider (Mỹ) dẫn lời Tướng Herbert Carlisle cho biết, tại cuộc tập trận “Green Flag West”, phiên bản F-35A sẽ tham gia bắn đạn thật.

Phát biểu trước truyền thông, Tướng Herbert Carlisle, chỉ huy của Ban Tham mưu Không quân Mỹ cho biết, các hoạt động huấn luyện là một phương pháp quan trọng để cho các loại vũ khí mới và phi công được làm quen với các tình huống chiến đấu thực tế.
Tướng Carlisle cho biết thêm: “Điều quan trọng nhất là chúng ta phải vượt qua kiến thức lý thuyết để bước vào một môi trường thực tế luôn biến động và thay đổi một cách nhanh chóng".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
lan-dau-cua-f35a-va-su-lac-quan-cua-my_4625202.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích F-35 trong một lần thử nghiệm vũ khí.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Dù đây không phải là lần đầu tiên Không quân Mỹ sử dụng các loại máy bay được trang bị các hệ thống cảm biến mà F-35 đang có trong các cuộc diễn tập, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên một chiếc máy bay F-35 gần như hoàn chỉnh được tham gia bắn đạn thật trong tập trận.
Việc Không quân Mỹ cho F-35 tham gia tập trận bắn đạn thật đã chứng minh chương trình phát triển máy bay hao tiền tốn của này của Mỹ đang dần bước vào giai đoạn hoàn thiện những tính năng cuối cùng trước khi được ra mắt chính thức vào năm 2016.
Theo Đại tướng Jeffrey Harrigian, mẫu chiến đấu cơ F-35 Lightning II Joint Strike Fighter sẽ vẫn được trình làng vào tháng 8/2016 như kế hoạch ban đầu. Thông tin này được Tướng Jeffrey Harrigian đưa ra trong cuộc họp được tổ chức bởi Liên hiệp không quân Mỹ.
Theo đó, phiên bản phần mềm điều khiển mà Không quân Mỹ (USAF) dự định lắp đặt trên mẫu F-35A cất và hạ cánh thông thường không khác nhiều so với phần mềm điều khiển 2B mà lực lượng lính thuỷ đánh bộ (USMC) sẽ sử dụng cho bản F-35B cất cánh ở đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Theo Tướng Harrigian, Block 3i sẽ có một bộ xử lí thông tin mạnh hơn, tuy nhiên, cả 2 phần mềm Block 3i và Block 2B sẽ đều giới hạn mức vũ khí trang bị trên máy bay.
Chiếc máy bay sẽ mang được 2 tên lửa không đối không tầm trung hiện đại AIM-120C, 2 bom dẫn đường bằng laze GBU-12 và 2 bom GBU-32 Joint Direct Attack Munitions. Và nếu sử dụng Block 3F, tiêm kích F-35 có thể bổ sung thêm tên lửa AIM-9X và AGM-154, cũng như các cảm biến hiện đại hơn.
Dù khá lạc quan về tiến độ phát triển của chương trình F-35 nhưng ông Harrigian vẫn không khỏi lo lắng: “Hiện các cảm biến trên F-35A vẫn đang làm việc tốt, tuy nhiên, sự liên kết chúng với nhau vẫn còn là một thử thách. Ngoài ra, những khó khăn khác cũng đến từ việc bảo trì kĩ thuật số và hệ thống hậu cần”.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ GATO

Ấn Độ công khai 'nhái' Armata dù Mỹ chê tơi tả

(Vũ khí) - Trong khi Mỹ tuyên bố sức mạnh tăng T-14 Armata đã bị phóng đại quá mức thì Ấn Độ lại công khai mua Armata để phát triển phiên bản nội địa.

Mỹ nghi ngờ
Tạp chí The National Interest dẫn lời Phó giáo sự Trường Ngoại giao và thương mại quốc tế Mỹ, ông Robert Farley cho biết, khả năng của xe tăng T-14 Armata đã bị phóng đại bởi sự ồn ào thổi phồng xung quanh vũ khí mới này.
Theo ông Robert Farley, mặc dù sự ra mắt của Т-14 Armata trong họ xe thiết giáp mới, phá vỡ truyền thống thiết kế, chế tạo và sử dụng tác chiến lâu nay của Nga. T-14 có bề ngoài và các tính năng ấn tượng, nhưng câu hỏi quan trọng hơn là ở chỗ liệu nó có thể làm thay đổi thị trường tăng-giáp thế giới hay không?
Chuyên gia Robert Farley dẫn chứng cho nghi ngờ của mình rằng, Nga luôn sản xuất nhiều xe tăng và xuất khẩu chúng với số lượng lớn, tuy nhiên khả năng hiện nay của công nghiệp Nga triển khai sản xuất loạt lớn xe tăng mới là đáng ngờ.
Theo đó, cán bộ trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đang tiếp tục già đi và công nghiệp quốc phòng đang vấp phải những khó khăn nghiêm trọng khi cố gắng có thêm nguồn cán bộ mới. Mặc dù Nga vẫn có thành công trên thị trường vũ khí, nhưng thành công này có được hoàn toàn là nhờ các biến thể hiện đại hóa của các mẫu vũ khí cũ.
“Nga có dự trữ thời gian lớn để giải quyết các vấn đề này, nhưng nếu như chúng xuất hiện ở Armata thì sẽ giống như các vấn đề với PAK FA. Một năm trước, PAK FA đã tỏ ra là tiêm kích nguy hiểm nhất thế giới - vừa mạnh hơn lại rẻ hơn F-22.
Nhưng nay Nga không đủ tiền để mua số lượng lớn máy bay này, còn Không quân Ấn Độ thì ngày càng tức giận với chậm trễ sản xuất và chất lượng lắp ráp kém”, ông Robert Farley nhấn mạnh.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
an-do-cong-khai-nhai-armata-khi-my-che-toi-ta_61522317.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe chiến đấu T-15 (bên trái) và tăng T-14 Armata.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ấn Độ khao khát
Trong khi Mỹ tỏ ra hoài nghi về sức mạnh của Armata thì Ấn Độ lại công khai ý tưởng mua khung gầm hoặc một số bộ phận của Armata nhằm phát triển phiên bản nội địa.
Theo Sputnik ngày 5/6 dẫn lời ông Samir Patil, một chuyên gia quốc phòng thuộc trung tâm phân tích Gateway House của Ấn Độ, cho biết: "Ấn Độ có kế hoạch phát triển xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của chính mình, nếu ngân sách cho phép, chúng tôi có thể sẽ mua khung gầm Armata, hoặc ít nhất là một số bộ phận của chúng, để nghiên cứu và sử dụng cho mẫu xe tăng mới của chúng tôi".
Tuyên bố của ông Samir Patil được đưa ra sau khi cố vấn tổng thống Nga phụ trách hợp tác quân sự-kỹ thuật Vladimir Kozhin ngày 4/6 tuyên bố về việc Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á bày tỏ sự quan tâm đến việc mua xe tăng T-14 Armata.
"Tôi cho rằng, Ấn Độ muốn mua một nền tảng chiến đấu như vậy cho các lực lượng vũ trang của mình," chuyên gia Samir Patil cho biết. Ông cũng không loại trừ khả năng hợp tác với Nga để phát triển loại "xe tăng của tương lai" rất cần thiết này cho Ấn Độ.
Cơ sở để ông Samir Patil đặt niềm tin vào chương trình hợp tác này là bởi: "Nga là nước duy nhất mà Ấn Độ đang hợp tác phát triển vũ khí mới, trong đó có máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA và máy bay vận tải đa năng ...
Tôi nghĩ rằng một lý do khác mà chúng tôi muốn hợp tác phát triển xe tăng mới của Ấn Độ là sáng kiến 'Chế tạo tại Ấn Độ' do Thủ tướng Narendra Modi đề ra. Mục tiêu chính của sáng kiến này là nhằm thu hút đầu tư về vốn và công nghệ của nước ngoài tại Ấn Độ để nghiên cứu, phát triển và sản xuất chung".

Công khai sức mạnh
Ngày 24/5, Tập đoàn Nghiên cứu và Sản xuất UralVagonZavod (UVZ) của Nga đã chính thức công bố các thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của 2 loại phương tiện chiến đấu bọc thép dựa trên khung gầm hạng nặng Armata là xe tăng T-14.
Các thông số kỹ thuật chính của xe tăng T-14 Armata.
+ Kíp xe: 3 người (pháo thủ, chỉ huy, lái xe)
+ Trọng lượng chiến đấu: 48 tấn
+ Trọng lượng chiến đấu trong thành phố: 53 tấn
+ Chiều dài thân xe:10,8 m
+ Chiều rộng thân xe: 3,5 m (khi không mang giáp phụ) và 3,9 m (khi mang giáp phụ)
+ Chiều cao: 3,3 m
Vũ khí
+ 01 pháo nòng trơn 125 mm 2A8201M, cơ số đạn 40 viên (32 viên tự động nạp đạn). Hiện Nga còn có kế hoạch trang bị loại pháo cỡ nòng 152mm cho tăng T-14 Armata.
+ 01 súng máy điều khiển từ xa 7,62 mm PKTM (cơ số 2.000 viên đạn)
Sức mạnh cơ động
+ Động cơ tăng áp diesel đa nhiên liệu 2B-12-3A, công suất 1.200 đến 1.500 mã lực.
+ Hệ thống truyền động: Robot
+ Hệ thống quạt làm mát: 2 quạt
+ Tốc độ tối đa: 75 - 80 km/giờ
+ Tốc độ tối đa trên địa hình gồ ghề: 45 - 50 km/giờ
+ Tầm hoạt động: 500 km
Khả năng bảo vệ: Bảo vệ khết hợp giữa các mô-đun bảo vệ của hệ thống phòng vệ tích cực Afghanit, hệ thống bảo vệ bán cầu trên, hệ thống bảo vệ quang - điện tử và một tổ hợp chế áp tín hiệu radio.Tấm chắn mìn ở phía trước, bên dưới vị trí ngồi của kíp xe.
Khả năng tác chiến: Hệ thống điều khiển bắn ngày/đêm đa kênh cho pháo thủ. Hệ thống quan sát toàn cảnh ngày/đêm đa kênh cho chỉ huy Tự động theo dõi các mục tiêu. Hiển thị toàn cảnh 360 độ về chiến trường xung quanh cho cả kíp xe bằng các camera truyền hình sử dụng pin.
 
23/8/12
1.162
3
38
Cách hệ thống tên lửa Club-K hủy diệt mục tiêu

(Vũ khí) - Ngoài hệ thống tên lửa Club-S dùng cho tàu ngầm Kilo, theo một số nguồn tin, Việt Nam còn đặt mua từ Nga hệ thống Club-K.

Hệ thống tên lửa Club-K là sản phẩm của Công ty quốc phòng Morinformsystem – Agat (Nga). Điểm làm nên sự độc đáo của hệ thống Club-K ngoài sức mạnh đó còn là khả năng ngụy trang.
Toàn hệ thống Club-K được trong các container (tương tự loại dân sự chứa hàng thông thường). Những container này có thể đặt trên xe đầu kéo, trên tàu hỏa, tàu chở hàng...
Việc ngụy trang tên lửa trong các container làm đối phương bất ngờ, không đề phòng, dễ dàng bị tiêu diệt. Dù hệ thống trinh sát (UAV, vệ tinh, máy bay có người lái) có tối tân tới đâu cũng khó lòng phát hiện ra Club-K trong hàng trăm, hàng nghìn container rải khắp hải cảng, nhà ga hay trên tàu thuyền.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cach-he-thong-ten-lua-clubk-huy-diet-muc-tieu_5162093.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các loại đạn tên lửa của hệ thống Club-K.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hệ thống tên lửa Club-K được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu mặt nước (gồm cả tàu sân bay) và mục tiêu trên bộ, ven biển.
Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, một hệ thống tên lửa Club-K bao gồm: Một container 40 feet chứa tên lửa 3M-54KE, một container 40 feet chứa tên lửa 3M-54KE1, một container 40 feet chừa tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, một container 20 feet chứa radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực cùng một container 40 feet chứa trực thăng không người lái cho nhiệm vụ cảnh giới và dẫn đường.
Mỗi container chứa 4 tên lửa chống hạm 3M-54KE, 3M-54KE1 hoặc Kh-35 Uran-E, thời gian triển khai đội hình chiến đấu của hệ thống chỉ khoảng 15 phút.
Đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M-54KE đạt tầm bắn 220km, mang phần chiến đấu nặng 200kg. Đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M-54KE1 đạt tầm bắn 300km, mang phần chiến đấu nặng 400kg.
Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14KE đạt tầm bắn tối đa 275km, mang phần chiến đấu nặng 450kg. Đạn tên lửa hành trình chống tàu Kh-35UE đạt tầm bắn tối đa 260km.
Sau khi phóng, hệ thống có thể rút khỏi vị trí chiến đấu giao việc dẫn đường lại cho các hệ thống khác đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, nhanh chóng tái nạp tên lửa và chuyển sang trạng thái chiến đấu ở một vị trí khác.
Trong tác chiến hiện đại, khi các phương tiện trinh sát đường không bằng hình ảnh ngày càng tinh vi hơn thì việc ngụy trang trong lúc di chuyển lực lượng chiến đấu được xem là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, hệ thống Club-K hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao Mỹ để mặc Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông?
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
(TNO) Nước Mỹ giờ đây quá phụ thuộc Trung Quốc về mặt kinh tế, nên dù có lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích hành động bành trướng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, Washington có thể không dùng vũ lực chống Bắc Kinh, thậm chí phải thỏa hiệp với nước này, theo một bài viết trên Reuters.
congnhantrungquoc_twde.jpg

Công nhân Trung Quốc trong nhà máy sản xuất màn hình LCD
ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - Ảnh: Reuters​

Mỹ yếu thế vì quá phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế?

Vào thập niên 1990, những quan chức Mỹ ủng hộ tự do thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ kéo theo sự cùng tồn tại hòa bình. Tuy nhiên, hiện Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc phụ thuộc Mỹ, tác giả Barry C. Lynn viết trong bài bình luận tựa đề Vì sao Trung Quốc thắng thế trên Biển Đông? đăng trên Reuters ngày 3.6.

Mỹ và đồng minh lập ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào giữa thập niên 1990 và mời Trung Quốc tham gia. Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau trong những ngành công nghiệp do WTO xúc tiến đã trao thêm “quyền lực kinh tế” vào tay Trung Quốc.

Trong thời Chiến tranh lạnh, Mỹ cũng xúc tiến sự cùng tồn tại và thịnh vượng với các đồng minh, bao gồm Nhật Bản, Đức, Anh và Canada. Lúc bấy giờ, Mỹ chọn không phụ thuộc hoàn toàn vào những đồng minh thân cận về bất kỳ loại hàng hóa quan trọng nào.

Tuy nhiên, ngày nay Mỹ phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc vì những sản phẩm mà người dân Mỹ dùng hàng ngày đều sản xuất tại Trung Quốc. Gần 100% linh kiện điện tử và hóa chất ở Mỹ đều do Trung Quốc sản xuất. Một số chất hóa học do Trung Quốc sản xuất còn được dùng để làm ra những loại dược phẩm quan trọng nhất ở Mỹ, bao gồm thuốc kháng sinh.

Hàng hóa Trung Quốc sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó ở thị trường Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại không có nguồn cung dự phòng nào.

Ngược lại, Trung Quốc ít phụ thuộc vào Mỹ. Bắc Kinh khôn ngoan nhập số lượng lớn để dự trữ, tránh phụ thuộc và bị làm giá, chẳng hạn nhập các kim loại từ Mỹ.

Mới đây, Trung Quốc thành lập Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) được nhiều nước trong đó có đồng minh của Mỹ ủng hộ. Việc Trung Quốc thành lập AIIB được cho nhằm tránh các nước châu Á liên minh với Mỹ (cả về kinh tế lẫn quân sự), đồng thời thách thức vị trí số một thế giới của Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ lại đang loay hoay với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để kiềm chế Trung Quốc. Nhà Trắng muốn hoàn tất sớm TPP, nhưng đến nay đàm phán TPP vẫn chưa đi về đâu do những bất đồng trong nội bộ nước này, tác giả Lynn nhận định.

Không chỉ về kinh tế, Trung Quốc được cho đã “lấn át” Mỹ về mặt địa chính trị ở biển Hoa Đông và Biển Đông, một tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa quan trọng trên thế giới.

Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hồi năm 2014 ước tính Biển Đông có trữ lượng 11 tỉ thùng dầu và 5,3 nghìn tỉ m3 khí đốt tự nhiên. Đây cũng là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng và nhộn nhịp nhất thế giới, với 10 triệu thùng dầu được vận chuyển qua trên Biển Đông mỗi ngày.

Mỹ sẽ không dám dùng vũ lực với Trung Quốc?

Bài viết trên Reuters đặt vấn đề: Phải chăng chính vì sự phụ thuộc của Mỹ quá nhiều vào Trung Quốc, Bắc Kinh có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không dám dùng vũ lực đáp trả những hành động gây hấn của Trung Quốc?

Năm 2013, Bắc Kinh đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), chồng lấn với ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Mỹ và đồng minh đã phản ứng gay gắt, Washington liền điều máy bay ném bom B-52 bay ngang thách thức ADIZ của Trung Quốc, nhưng cuối cùng ADIZ vẫn còn đó.

Ở Biển Đông, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng trái phép những đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng. Mỹ cũng đã lên tiếng chỉ trích, đòi bảo vệ quyền tự do hàng hải, rồi điều động máy bay tuần tra săn ngầm hiện đại nhất P-8A Poseidon đến chụp ảnh, ghi hình hoạt động xây dựng trái phép này và bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi.
maybaytuantramy_beug_qlzr_qtxk.jpg

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon - Ảnh: AFP​

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 1.6 cũng cảnh báo Trung Quốc rằng những hành động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông là “phản tác dụng”, và kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt những hành động gây hấn ở khu vực.

Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La hồi tuần rồi ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng tuyên bố sẽ tiếp tục điều động tàu và máy bay quân sự đến tuần tra Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép.

Lầu Năm Góc còn lên kế hoạch điều máy bay và tàu chiến tuần tra trong phạm vi cách các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây khoảng 12 hải lý (22 km). Tuy nhiên, máy bay Mỹ vẫn chưa bay trực tiếp vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông.

Điều 121 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) quy định chỉ có những hòn đảo “được hình thành tự nhiên” mới có vùng biển chủ quyền 12 hải lý bao quanh. Cũng theo UNCLOS, xây dựng đảo nhân tạo không sản sinh ra chủ quyền ở vùng biển và vùng trời xung quanh. "Như vậy, việc Mỹ tuần tra cách các đảo nhân tạo 12 hải lý sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho Bắc Kinh củng cố chủ quyền tại đó?", đài CNN (Mỹ) nêu vấn đề.
hughes_dyus.jpg

Tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam tiếp cận Đá Tư Nghĩa (Hughes), nơi Trung Quốc chiếm
của Việt Nam và đang cấp tập hoạt động xây dựng trái phép- Ảnh: Mai Thanh Hải​

Trong một viễn cảnh khác, Mỹ có thể thỏa hiệp với Trung Quốc, thừa nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại những đảo nhân tạo trên Biển Đông để đổi lại Trung Quốc giúp Mỹ lập lại hòa bình ở Afghanistan và đảm bảo an ninh và ổn định ở Trung Á, theo nhận định của tờ Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản).

Nihon Keizai Shimbun cũng đưa ra dẫn chứng cho nhận định trên là những cuộc đàm phán giữa chính quyền Afghanistan và Taliban ngày 3.5 có sự hiện diện của quan chức Trung Quốc bên cạnh các quan chức Mỹ.

Chuyên san The National Interest (Mỹ) từng nhận định rằng Mỹ không thể ngăn Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo chuyên san này, chỉ có một ASEAN đoàn kết ra tối hậu thư mới có thể khiến Bắc Kinh dừng lại.
 
Status
Không mở trả lời sau này.