Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Đụng độ không quân Nga - Mỹ: Đấu mà không đánh

Mỹ Anh | 07/06/2015 10:00

1-0506-hs-anh-1-1433614007374-0-14-231-468-crop-1433614037066.jpg

Chia sẻ:
Từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay, giữa các nước liên tục xảy ra các cuộc đụng độ hoặc chạm trán trên không.

Mỹ và Nga là hai cường quốc có thực lực quân sự mạnh nhất, thường xuyên thách thức nhau về chủ quyền trên không. Cho dù có lúc dường như đã đi đến bên bờ vực chiến tranh, nhưng sự đối đầu trên không giữa hai nước vẫn chỉ là “đấu mà không đánh”.​
dung-do-khong-quan-nga-my-dau-ma-khong-danh.jpg

F-4 Mỹ chặn đầu Tu-95 Nga.​
Thời Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay do thám U-2 để theo dõi, thậm chí thâm nhập vào không phận của Liên Xô.​
Năm 1963, Liên Xô bắt đầu có những phản ứng quân sự trên không, sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 mang bom hạt nhân “đấu” với Mỹ.​
Vụ đối đầu trên không nổi tiếng nhất giữa Mỹ và Liên Xô xảy ra vào ngày 1/5/1960.​
Chiếc máy bay do thám tầm cao U-2 của Mỹ đã bị tên lửa của Liên Xô bắn rơi trên không phận của nước này, phi công Gary Powers bị bắt. Anh ta phải thừa nhận đang làm nhiệm vụ do thám từ Pakistan đến Na Uy.​
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga tiếp tục các cuộc đối đầu trên không “truyền thống” Mỹ - Xô.​
Ngày 7/4 vừa qua, máy bay do thám RC-135U của Mỹ khi bay qua vùng không phận quốc tế trên biển Baltic đã bị máy bay chiến đấu Su-27 của Nga chặn đầu với cự ly nguy hiểm chỉ cách nhau 6 mét.​
dung-do-khong-quan-nga-my-dau-ma-khong-danh.jpg

Ảnh phi công đang lái chiếc Tu-95 của Nga do phi công F-4 Mỹ chụp.​
Ngày 23/4/2014, máy bay do thám RC-135U của Mỹ khi đang làm nhiệm vụ thường ngày trên biển Okhotsk đã bất ngờ giáp mặt với máy bay chiến đấu Su-27 của Nga. Khi đó, chiến đấu cơ Nga dường như “vuốt mũi” máy bay do thám Mỹ, khoảng cách chỉ là 30 m.​
Đây được cho là một trong những cuộc đối đầu trên không nguy hiểm nhất mà máy bay do thám của Mỹ gặp phải sau Chiến tranh Lạnh.​
Ngày 12/2/2013, hai chiếc máy bay ném bom hạt nhân của Nga bay sát không phận đảo Guam của Mỹ, khiến máy bay của Mỹ phải cất cánh khẩn cấp để ngăn chặn.​
Tháng 6/2014, bốn chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 và một máy bay tiếp nhiên liệu trên không bay vào vùng nhận dạng phòng không Bắc Mỹ, gần không phận của California (Mỹ), máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ được lệnh cất cánh khẩn cấp để ngăn chặn.​
dung-do-khong-quan-nga-my-dau-ma-khong-danh.jpg

Đồ họa máy bay Su-27 của Nga và RC-135U của Mỹ sau vụ chạm trán sát sạt trên không tháng 4/2014.​
Có thể thấy các cuộc đối đầu trên không thường diễn ra dưới 4 hình thức:​
1. Bay kèm: Đây là hình thức đối đầu cơ bản nhất, mục đích là cảnh cáo đối phương không được phép manh động.​
2. Theo dõi: Dùng thiết bị thám sát để theo dõi máy bay đối phương trong khi bay kèm. Đây không chỉ là hành động răn đe mà còn có thể tìm hiểu các chi tiết kỹ thuật và thiết bị của đối phương.​
3. Quấy nhiễu: Cản trở hành trình của đối phương hoặc cản trở sự do thám của đối phương. Lúc đầu việc quấy nhiễu sử dụng máy bay để ngăn chặn, ép buộc máy bay đối phương thay đổi hành trình. Về sau việc gây nhiễu điện tử trở thành một phương pháp quấy nhiễu.​
4. Ngăn chặn trực tiếp: Trong trường hợp bất đắc dĩ, việc va chạm vật lý sẽ trở thành sự lựa chọn cuối cùng giữa hai máy bay. Tình hình xấu nhất đương nhiên là đâm thẳng, ngoài ra còn có hình thức va quệt với máy bay đối phương.​
Những năm gần đây, Mỹ và Nga đều tăng cường các hoạt động do thám với nhau, ngoài công tác thu thập tin tức tình báo, chủ yếu vẫn là để răn đe đối phương.​
Năm 2013, máy bay ném bom hạt nhân chiến lược của Nga đã bay quanh căn cứ đảo Guam. Do vụ việc xảy ra ngay trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc bản Thông điệp liên bang vài giờ đồng hồ, nên có người Mỹ cho rằng đây là Moskva đang “chọc tức” Obama.​
Nga có thể nhằm vào chiến lược “quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương” của ông chủ Nhà Trắng vì đảo Guam là trọng điểm chiến lược.​
Tuy nhiên, xung đột giữa Mỹ và Nga vẫn chưa đến mức hình thành cục diện “đạn bay, súng nổ”. Với tư cách là hai cường quốc hạt nhân, Nga và Mỹ không nhất thiết phải dùng đến vũ khí hạt nhân, và một khi bất cứ bên nào sử dụng nó, toàn thế giới sẽ đứng bên bờ vực hủy diệt.​
Vì vậy, các nước lớn cần phải bàn bạc thiết lập cơ chế quản lý, giám sát khủng hoảng trên không, tránh để xảy ra những tình thế không mong muốn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Giáp siêu tăng T-14 Armata đánh bại đạn cỡ 120mm

Cập nhật lúc: 15:00 08/06/2015 (GMT+7)
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Siêu tăng T-14 Armata được chế tạo bằng loại thép nào?
Nga sản xuất giáp gốm cho siêu tăng T-14 Armata


(Kiến Thức) - Xe tăng T-14 Armata Nga trang bị lớp giáp mạnh chưa từng thấy, có thể vô hiệu hóa đạn pháo 120mm thông thường đạn chứa Uranium nghèo nổi danh của Mỹ.
Thông tin nóng hổi này vừa được tờ Armyrecognition dẫn lời từ chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Thép và Hợp kim ở Moscow cho biết.​
Theo đó, xe tăng T-14 Armata tự hào được trang bị lớp giáp bảo vệ mạnh nhất từ trước tới nay, cho phép nó có thể chịu được phát bắn trực diện từ các đạn pháo tăng cỡ 120mm, tên lửa chống tăng cỡ 100-150mm (đường kính thân), súng phóng lựu chống tăng RPG.​
Với loại giáp phản ứng nổ (ERA), có đặc điểm cơ bản là một tấm thép với lỗ rỗng chứa chất nổ để kích nổ chống lại khả năng khoan sâu của đầu đạn tấn công, từ đó phá hủy đầu đạn này và ngăn chặn nó có thể xuyên vào khoang chiến đấu của xe tăng. Nó có thể đánh bại cả các loại đầu đạn chứa uranium nghèo cỡ 120 mm M829 của Mỹ và các tên lửa chống tăng, một chuyên gia nổi tiếng của Viện nghiên cứu Thép và Hợp kim cho biết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Giáp xe tăng T-14 Armata khiến đạn pháo cỡ 120 mm của Mỹ bó tay.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trang bị nhiều tính năng đổi mới, xe tăng T-14 Armata đại diện cho một thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Nga. Đặc điểm mới nổi bật nhất của siêu tăng này là hệ thống tháp pháo không cần người lái, kíp chiến đấu gồm 3 người được ngồi gọn trong một khoang giáp bảo vệ ở phía trước thân xe.​
Vũ khí chính của T-14 Armata là loại pháo nòng trơn cỡ 125 mm có thiết kế mới so với loại pháo cỡ 125 mm được sử dụng trong các xe tăng Liên Xô và Nga trước đây. Thậm chí T-14 còn có thể được trang bị loại pháo hàng khủng cỡ 152 mm.​
Bên cạnh đó, T-14 còn gồm một trạm vũ khí điều khiển từ xa lắp súng 7,62mm được gắn trên tháp pháo.​
Cùng với lớp giáp khủng, xe tăng T-14 Armata được trang bị cả hệ thống bảo vệ chủ động (APS) Afghanit tương tự như hệ thống Trophy của Israel cho phép đánh chặn và phá hủy các tên lửa và rocket bắn tới. Hệ thống này được thiết kế nhằm chống lại tất cả các loại rocket và tên lửa chống tăng, gồm cả các loại vũ khí cầm tay như súng phóng lựu.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Phi đội F-35 “đắp chiếu”, Mỹ mất trắng 50 triệu USD

Cập nhật lúc: 09:00 10/06/2015 (GMT+7)
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Tiết lộ sốc, tiêm kích tàng hình F-35 lỗi thời 10 năm
Tiết lộ cảnh "mặc áo tàng hình" cho tiêm kích F-35


(Kiến Thức) - Lỗi động cơ khiến phi đội tiêm kích tàng hình Mỹ bị “đắp chiếu” suốt gần một năm qua, gây tổn thất hơn 50 triệu USD cho Lầu Năm Góc.
Trong một email ngày 5/6 gửi tạp chí Jane’s, Không quân Mỹ cho biết lỗi động cơ đã khiến cả phi đội tiêm kích tàng hình F-35 ngừng hoạt động trong suốt gần một năm qua, khiến Lầu Năm Góc tổn thất hơn 50 triệu USD.​
Đơn vị đào tạo của Không quân Mỹ trong một báo cáo chính thức về vụ tai nạn của F-35 công bố rằng, rủi ro gây ra bởi lỗi ở rotor quay tầng thứ ba của cơ cấu quạt thuộc động cơ. Trong vụ tai nạn, bộ phận này của động cơ Pratt & Whitney F1355 trên F-35A đã bị vỡ và bắn thủng bình nhiên liệu, tạo ra ngọn lửa thiêu cháy 2/3 máy bay.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}F-35 Mỹ bị cháy đen sì 2/3 thân do lỗi động cơ. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
“Các mẩu của cánh quay bị lỗi đã cắt qua bộ phận quạt của động cơ, vào khoang động cơ, bình nhiên liệu và theo đường thủy lực cũng như đường dẫn nhiên liệu trước khi tới phần thân phía trên của máy bay. Tổng thiệt hại của lỗi này gây ra ước tính lên tới 50 triệu USD”, báo cáo của Không quân Mỹ công bố và được tờ Jane’s ngày 8/6 dẫn lại.​
Văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc cho biết, phi đội tiêm kích F-35 sẽ trở lại hoạt động và sẽ được huấn luyện đạt được công suất tối đa.​
“Các hoạt động sẽ được khôi phục hoàn toàn, với các bản sửa lỗi động cơ tại nơi sản xuất và cho cả phi đội”, người phát ngôn văn phòng chương trình Joe DellaVedova tiết lộ trong email ngày 5/6.​
Trong khi đó theo Mattew - phát ngôn viên Công ty động cơ Pratt & Whitney tiết lộ, công ty đã phát triển hai biện pháp khắc phục cụ thể để cho phép phi đội F-35 tiếp tục bay an toàn trong vòng 25 ngày. Giải pháp đầu tiên bao gồm việc tăng khoảng cách giữa dây quấn thứ hai và phần rotor thứ ba. Giải pháp thứ hai là thiết kế lại rãnh dây quấn. Đây là giải pháp lâu dài dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2016.​
 
23/8/12
1.162
3
38
VietnamDefence - So sánh tính năng chiến đấu của 2 tiêm kích thế hệ 4 xuất sắc nhất.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su27-f15.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Su-27 Flanker - tiêm kích số 1 của thế kỷ XX {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Ngày 20/5/1977, Anh hùng Liên Xô V.S. Ilyushin, phi công thử nghiệm của Viện thiết kế OKB Sukhoi, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trên máy bay thử nghiệm Т-10-1. Sau những bước cải tiến, hoàn thiện thiết kế, đã ra đời tiêm kích thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô Su-27. Xét về khả năng chiến đấu, tiêm kích này hiệu quả hơn loại tương đương của Mỹ là F-15. Chihs máy bay này một tháng trước đã ngăn chặn máy bay trinh sát Mỹ RC-135U đang bay tiếp cận biên giới Nga.


Những bài học của chiến tranh Việt Nam

Người Mỹ bắt tay vào chế tạo tiêm kích thế hệ 4 sớm hơn Liên Xô. Hiệu quả thấp của tiêm kích-bom F-4 Phantom II trong chiến tranh ở Việt Nam đã làm họ rất thất vọng. mặc dù trang bị vũ khí tên lửa mạnh, F-4 thua trắng các tiêm kích MiG-19 và MiG-21 cơ động hơn của Liên Xô. Do tên lửa có độ chính xác thấp (tỷ lệ trúng đích 10,4%) trong chiến tranh, các máy bay Con Ma đã được khẩn cấp trang bị thêm pháo.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
F15E-JASSM.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}F-15 Eagle - Kỳ phùng địch thủ của Su-27 Flanker. F-15E phóng tên lửa JASSM {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Họ đã quyết tâm thực hiện cú đột phá về tính cơ động và hỏa lực chính xác trên tiêm kích F-15 Eagle mà giành được quyền chế tạo nó chính là công ty McDonnell Douglas từng phát triển Con Ma. F-15 bắt đầu được đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ từ năm 1976, tức là một năm trước khi mẫu chế thử đầu tiên của Su-27 cất cánh.

Cần phải nói rằng, OKB Sukhoi ban đầu đã tránh né không nhận đơn đặt hàng với lý do sự lạc hậu của Liên Xô về mặt điện tử sẽ cực kỳ khó thỏa mãn các yêu cầu về trọng lượng-kích thước.

Trong cuộc thi thiết kế tiêm kích thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô, thiết kế của OKB Yakovlev đã bị trượt. Còn OKB Tupolev thì không được mời tham gia. OKB Mikoyan thì đưa ra phương án tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4, sau này chính là MiG-29. OKB Sukhoi, như các công trình sư nhớ lại, do bị “ép buộc” đã phải phát triển tiêm kích hạng nặng.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su271.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Su-27 Flanker - tiêm kích số 1 của thế kỷ XX {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]


Nỗ lực hướng đến sự hoàn thiện

OKB Sukhoi bắt tay vào chế tạo mẫu chế thử đầu tiên vào năm 1972, tức là ở thế đuổi theo công ty McDonnell Douglas khi công ty này vào mùa hè năm 1972 đã bắt đầu bay thử mẫu chế thử đầu tiên của mình. Còn hai năm sau, General Dynamics đã cho cất cánh thêm một tiêm kích thế hệ 4 là F-16 Fighting Falcon. Nhưng đó là tiêm kích hạng nhẹ. Nó đã trở thành tiêm kích thế hệ 4 phổ dụng nhất thế giới khi Mỹ đã sản xuất 4.500 chiếc, nhưng nó vẫn thua kém Su-27 hạng nặng về tính cơ động.

Cần phải nói rằng, F-15 đã được phát triển nhanh hơn Su-27. Bắt đầu dự án vào năm 1969, công ty McDonnell Douglas đã bắt đầu chuyển giao tiêm kích này cho các đơn vị thường trực vào năm 1976. Còn OKB Sukhoi đã mất 10 năm cho chu trình đầy đủ này và Su-27 bắt đầu được biên chế cho Không quân Liên Xô vào năm 1982.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f15-israel.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}F-15 Eagle của Không quân Israel {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Nhưng 3 năm “thừa” đã không phí hoài. Các công trình sư đã chế tạo 6 mẫu chế thử khác nhau, trong đó đã vững chắc tiến đến “giới hạn của các khả năng thiết kế và khai thác”. Và chỉ mẫu thứ 7 mới được đưa vào sản xuất loạt.

Kết quả là đặc tính khí động của khung thân máy bay có được cao đến mức, nó đã được sử dụng với những sửa đổi tối thiểu trong các tiêm kích sau đó là Su-30, Su-33, Su-34. Các ý tưởng được hiện thực hóa trong Su-27 cũng đã được sử dụng ở Su-35, tiêm kích thế hệ 4++ với động cơ thay đổi vector lực kéo.

Su-27 đã áp dụng hàng loạt các giải pháp thiết kế, giúp cải thiện mạnh mẽ các đặc tính khai thác của máy bay. Nhờ bố trí các động cơ cách nhau khá xa nên khả năng sống còn tăng lên: nếu 1 động cơ bị trúng tên lửa thì động cơ còn lại vẫn hoạt động. Thiết bị hạn chế các chế độ giới hạn trang bị máy tính không cho phép phi công thực hiện cơ động vượt góc tấn và quá tải cho phép. Trong trường hợp phi công mất định hướng, máy móc tự động sẽ đưa máy bay từ mọi tư thế sang bay bằng.

Hệ thống điều khiển hỏa lực, theo nguyên tắc đối với máy bay thế hệ 4, là loại đa kênh và tự động hóa. Radar trên khoang N001 có khả năng phát hiện mục tiêu trên không và mục tiêu mặt đất trong điều kiện có nhiễu tích cực. Radar có thể phát hiện mục tiêu tiêm kích ở bán cầu trước ở cự ly 80-100 km, ở bán cầu sau ở cự ly 30-40 km. Dải độ cao xác định mục tiêu bay là từ 50 - 27.000 m. Hệ thống radar đồng thời bám 10 mục tiêu và bảo đảm đánh chặn 2 mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó.

Hệ thống điều khiển vũ khí còn có hệ thống ngắm quang-điện tử và trạm định vị quang học, cũng như hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ bay. Hệ thống chỉ thị mục tiêu này đến năm 2000 vẫn ưu việt hơn nhiều hệ thống của Mỹ. Mũ bay của phi công F-15 được tích hợp con quay nặng 400 g nên khi bay trong điều kiện quá tải thì đây là thử thách nặng nề đối với phi công. Do đó, người Mỹ thường không muốn dùng các mũ bay tiêu chuẩn biên chế mà chỉ dùng bộ hiển thị chính diện. Chỉ trong thế kỷ XXI, các nhà thiết kế Mỹ mới cải tiến hoàn thiện mũ bay đến tình trạng chấp nhận được.

So sánh tính năng chiến-kỹ thuật của Su-27 và F-15

[xtable=bcolor:#add8e6|border:1|cellpadding:5|cellspacing:5]
{tbody}
{tr}
{td}Tính năng {/td}

{td}Su-27{/td}
{td}F-15 {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chiều dài, m{/td}
{td}21,9 {/td}

{td}19,4 {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chiều cao, m{/td}
{td}5,9{/td}

{td}5,6{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Sải cánh{/td}
{td}14,7{/td}

{td}13,05{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Diện tích cánh, m2{/td}
{td}62{/td}

{td}56,5{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Góc hình tên, độ{/td}
{td}42{/td}

{td}45{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Trọng lượng rỗng, kg {/td}

{td=colspan:1}16.870{/td}
{td=colspan:1}12.700{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Trọng lượng cất cánh tối đa, kg{/td}

{td=colspan:1}33.000{/td}
{td=colspan:1}30.800{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Lực đẩy không tăng lực của các động cơ, kgf {/td}

{td=colspan:1}2 x 7.600{/td}
{td=colspan:1}2 x 6.655{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tốc độ tối đa ở gần mặt đất, km/h{/td}
{td=colspan:1}1.400{/td}
{td=colspan:1} 1.450{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tốc độ tối đa ở trên cao, km/h{/td}
{td=colspan:1} 2.500{/td}
{td=colspan:1} 2.450{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tốc độ khi bị sụt, km/h{/td}
{td=colspan:1} 200{/td}
{td=colspan:1} 230{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Khả năng lên nhanh, m/s{/td}
{td=colspan:1} 300{/td}
{td=colspan:1} 254{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Bán kính vòng lượn tối thiểu, m{/td}
{td=colspan:1} 450{/td}
{td=colspan:1} không rõ{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tầm bay thực tế không có thùng dầu phụ, km{/td}
{td=colspan:1} 2.400{/td}
{td=colspan:1}1.500{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Vũ khí pháo{/td}
{td=colspan:1}1 khẩu pháo 30 mm{/td}
{td=colspan:1}1 khẩu pháo 20 mm 6 nòng {/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Điểm treo tên lửa{/td}
{td=colspan:1}10{/td}
{td=colspan:1}8{/td}
{/tr}
{tr}
{td=colspan:1}Tải trọng chiến đấu, kg{/td}
{td=colspan:1}8.000{/td}
{td=colspan:1}5.500{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Cuộc gặp gỡ ở Langley

Tầm hoạt động của Su-27 lớn hơn nhiều F-15. Sự thua kém này các nhà thiết kế Mỹ đã định giải quyết bằng các thùng dầu phụ treo (không có ở Su-27), nhưng lúc đó máy bay sẽ chỉ mang được ít tên lửa hơn.

Khi so sánh radar thì việc đánh giá hơn kém khó hơn. Hai hệ thống khá ngang bằng về tính năng: cả về tầm phát hiện lẫn số lượng mục tiêu có thể phát hiện và tấn công. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống quang-điện tử (ở F-15 không có), nên Su-27 mạnh hơn địch thủ trong cận chiến, khi không thể sử dụng radar.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su27sk-indo.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Su-27SK Flanker của Không quân Indonesia{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Điều bất ngờ là mặc dù máy bay Nga có linh kiện điện tử kém hơn, nhưng máy tính trên khoang của Su-27 và F-15 lại ngang bằng về hiệu suất và bộ nhớ. Nhưng máy tính Nga hiệu quả hơn khi giải quyết các bài toán điều khiển máy bay và hỏa lực. Đó là vì các chuyên gia lập trình Nga luôn có trình độ đỉnh cao.

Liên quan đến khả năng cơ động thì các biến thể đầu tiên của Su-27 có tải lên cánh lớn hơn. Nhưng sau đó, F-15 gia tăng trọng lượng nên các tham số này lại ngang bằng nhau. Còn các tham số cơ động (cả theo phương đứng và phương ngang) ở tốc độ dưới âm của Sukhoi cao hơn 25-30%. Khi tăng tốc độ thì ưu thế giảm đi, nhưng không phải giảm đến 0.

Có nhiều tham số đặc biệt để đánh giá tính cơ động của máy bay: tải trọng sẵn có và tải trọng cho phép (dọc và ngang), tốc độ góc vòng tăng cường, tốc độ góc vòng ổn lập, gia tốc dọc sẵn có, khả năng lên nhanh... Chúng được tính toán trên cơ sở các dữ liệu lý thuyết và thực nghiệm. Các bảng và giản đồ được xây dựng mà nhờ chúng, người ta so sánh khả năng của các máy bay khác nhau. Tuy nhiên, bức tranh khách quan có thể nhận được nhờ các trận không chiến.

Nhưng các cuộc đối đầu chiến đấu giữa 2 tiêm kích thế hệ 4 xuất sắc nhất chưa từng xảy ra. Người ta chỉ biết rằng, trong cuộc chiến tranh Ethiopia-Eritrea, các máy bay Su-27 của Ethiopia đã bắn hạ 3 MiG-29 của Eritrea.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su27-t50-f22a-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}So sánh Su-27, PAK FA T-50 và F-22A{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Tuy nhiên, có một lần đã xảy ra trận đánh trình diễn. Tháng 8/1992, các phi công của Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đào tạo lại phi công của Không quân Nga ở Lipetsk đã bay Su-27UB sang căn cứ không quân Langley, bang Virgimia, theo lời mời của phía Mỹ. Thiếu tá Ye. Karabasov đã đề nghị tổ chức trận đánh tập giữa Su-27 và F-15 trước sự có mặt của khán giả. Tuy nhiên, người Mỹ vốn đã biết rõ máy bay Liên Xô qua các video clip, đã đề nghị đơn giản hóa bài tập và tiến hành ở xa con mắt người ngoài. Họ đã quyết định tiến hành “cuộc diễn tập chung” ở cách xa bờ biển 200 km. Theo kịch bản đề xuất, ban đầu 1 chiếc F-15D phải tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của Su-27UB, sau đó các máy bay sẽ đổi vai cho nhau và Su-27 phải thoát khỏi sự truy đuổi của Eagle. Ngồi trong cabin trước của chiếc Su-27UB là Ye. Karabasov, ở cabin sau là phi công Mỹ. Một chiếc F-15C cũng cất cánh để quan sát cuộc tranh hùng.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f15js.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}F-15J của Không quân Phòng vệ Nhật Bản{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Chiếc F-15 đã cố bứt khỏi Su-27 ở chế độ tăng lực toàn phần. Nhưng Karabasov vẫn bám cứng ở đuôi chiếc F-15 bằng cách sử dụng chế độ tăng lực cực tiểu và lực đẩy không tăng lực tối đa. Sau khi các máy bay đổi chỗ cho nhau, Karabasov đã bật tăng lực toàn phần và lập tức thoát khỏi F-15D với vòng lượn và lấy độ cao gắt. Chiếc Eagle lập tức tụt lại phía sau. Sau vòng lượn, chiếc Su-27UB bám ngay vào đuôi chiếc F-15, nhưng viên phi công Nga đã bị nhầm lẫn nên đã “bắn rơi” không phải chiếc F-15D mà là chiếc F-15C đang quan sát ở phía sau. Sau khi nhận ra nhầm lẫn, Karabasov lập tức bắt vào máy ngắm chiếc F-15D hai chỗ ngồi. Mọi nỗ lực sau đó của viên phi công Mỹ nhằm thoát khỏi sự truy sát của máy bay Nga đều vô hiệu. Trận không chiến kết thúc ở đây.

Phải nói rằng, máy bay huấn luyện Su-27UB không chỉ dễ dàng làm thịt máy bay huấn luyện F-15D mà cả máy bay chiến đấu F-15C trong khi thua kém nó về nhiều thông số (ví dụ như tốc độ ở gần mặt đất và trên cao). Khả năng cơ động siêu việt đã giải quyết tất cả. Chẳng hạn, F-15 không có khả năng thực hiện thao tác bay “Rắn hổ mang Pugachev”. Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ tròn mắt kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung.​
Nguồn: SP, 20.5.2015.
 
23/8/12
1.162
3
38
Sự trở lại của tuần dương hạm Admiral Nakhimov

Trung Dũng | 09/06/2015 10:30
1-09062015son1081831236-1433819474480-68-7-319-500-crop-1433819858421.jpg

Chia sẻ:
Sau nhiều năm "nằm không", chiếc tuần dương hạm hạt nhân nổi tiếng mang tên Admiral Nakhimov (Đô đốc Nakhimov) sẽ được nâng cấp và tái gia nhập Hải quân Nga vào năm 2018. Khi ấy, Admiral Nakhimov sẽ trở thành chiến hạm mang tên lửa đạn đạo được trang bị hiện đại và mạnh mẽ nhất, không chỉ của Nga mà còn của cả thế giới...

Niềm hy vọng một thời
Admiral Nakhimov là chiếc thứ ba trong tổng số 4 chiếc tàu tuần dương lớp Kirov thuộc dự án 1144 Orlan của Hải quân Liên Xô trước đây.
Là lớp tàu chiến mặt nước lớn nhất thế giới và từng được kỳ vọng trở thành chiến hạm chủ lực của Hải quân Xô-viết, Admiral Nakhimov được đóng từ năm 1983, đưa vào biên chế năm 1988.
Tuy nhiên, kể từ năm 1999, Admiral Nakhimov gần như bị bỏ không tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở khu vực Severodvinsk.
su-tro-lai-cua-tuan-duong-ham-admiral-nakhimov.jpg

Tuần dương hạm Admiral Nakhimov. Ảnh: Sputniknews.com​
Còn có tên gọi là Kalinin, tàu Admiral Nakhimov được thiết kế để đối phó với các tàu sân bay. Kích thước của siêu tuần dương hạm này cũng lớn hơn các loại tàu tuần dương khác và đặc biệt được vũ trang rất mạnh.
Tàu dài 252m, chiều ngang 28,5m, lượng choán nước tối đa đến 26.190 tấn.
Hệ thống vũ khí trang bị của Admiral Nakhimov gồm: Tên lửa phòng không, tên lửa diệt hạm, thủy lôi... Tàu được trang bị hệ thống S-300FM với 48 ống phóng thẳng đứng dưới sàn tàu, cho phép chiến hạm này có khả năng tự bảo vệ trước các cuộc tấn công của máy bay, tên lửa hành trình của đối phương.
Ngoài ra, Admiral Nakhimov còn được trang bị hệ thống pháo, tên lửa Dirk-M với khả năng tấn công các tên lửa diệt hạm, máy bay, trực thăng, các tàu chiến nhỏ. Khoang tàu cũng có thể chứa đến 3 trực thăng cùng lúc.
Theo ông Vladimir Tryapichnikov thuộc Cục Đóng tàu của Hải quân Nga, tốc độ nâng cấp tuần dương hạm Admiral Nakhimov sẽ được đẩy nhanh và dự kiến chiếc tàu này sẽ hoạt động trở lại vào năm 2018.
Trước đó, năm 2014, Hải quân Nga từng thông báo rằng tàu Admiral Nakhimov sẽ hoàn tất việc nâng cấp và hiện đại hóa vào cuối năm 2019.
“Chắc hẳn các bạn đã nghe về việc tuần dương hạm mang tên lửa đạn đạo hạng nặng của chúng tôi, Admiral Nakhimov, đang được hiện đại hóa.
Đây sẽ là con tàu hiện đại và đầy mạnh mẽ, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tác chiến ngày nay. Tàu sẽ được bàn giao cho Hải quân trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2018", Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời ông Vladimir Tryapichnikov nói trên Đài phát thanh Ekho Moskva.
Chiến hạm mạnh nhất thế giới?
Quá trình “làm mới” Admiral Nakhimov sẽ tập trung vào việc nâng cấp hệ thống bảo đảm cuộc sống cho các thủy thủ, hệ thống tên lửa, đạn pháo cũng như các hệ thống vũ khí điện tử khác, qua đó giúp nâng cao đáng kể khả năng tác chiến của chiếc tuần dương hạm này.
Cụ thể, sau khi được nâng cấp và trở lại hoạt động, tàu Admiral Nakhimov có thể mang theo 300 quả tên lửa hiện đại nhất của Nga, với khả năng tác chiến đa dạng như: Chống hạm, phòng không, chống ngầm... Một số nguồn tin còn cho biết, Moscow đang xem xét việc triển khai hệ thống S-400 trên con tàu này.
Sau khi được đại tu, nâng cấp, tuổi thọ của tàu Admiral Nakhimov dự kiến cũng sẽ được kéo dài thêm ít nhất 35 năm nữa.
Được biết, việc đại tu, nâng cấp tàu Admiral Nakhimov sẽ tiêu tốn khoảng 50 tỷ rúp (khoảng 1,2 tỷ USD). "Việc khôi phục lại Admiral Nakhimov sẽ mất 30 tỷ rúp, cộng với việc tái vũ trang và hiện đại hóa cho chiếc tàu này sẽ lên tới 50 tỷ rúp. Admiral Nakhimov đã được đề cập trong chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020", một quan chức của Hải quân Nga cho hay.
Trong số 4 chiếc tuần dương hạm thuộc dự án 1144 Orlan, hiện chỉ có chiến hạm Pyotr Veliky là đang hoạt động.
Tuy nhiên, Hải quân Nga cũng đã lên kế hoạch đại tu, nâng cấp và đưa 3 chiếc tuần dương hạm cùng lớp trở lại hoạt động, bắt đầu bằng chiếc Admiral Nakhimov.
Sự trở lại của siêu tuần dương hạm Admiral Nakhimov được coi là một trong những điểm nhấn quan trọng trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hải quân của Nga.
Giới quân sự Nga kỳ vọng, Admiral Nakhimov sẽ trở thành chiếc chiến hạm mạnh nhất thế giới và nâng cao đáng kể khả năng tác chiến của Hải quân Nga trong những năm tới.
 
23/8/12
1.162
3
38
Hình ảnh tiêm kích tối tân nhất thế giới bị cháy xém

Vy Lam | 10/06/2015 20:15

f35a-1433931976279-5-0-353-683-crop-1433932074496.jpg

Chia sẻ:
Vụ cháy xảy ra trên chiếc F-35 tại căn cứ không quân Eglin có thể khiến Mỹ thiệt hại tới 50 triệu USD.

Theo tờ Air Force Times, Bộ Tư lệnh huấn luyện và đào tạo không quân Mỹ vừa công bố hình ảnh và bản điều tra đầy đủ nguyên nhân sự cố xảy ra vào năm ngoái trên tiêm kích F-35 mang số hiệu đuôi 10-5015.
Vụ hỏa hoạn xảy ra với F-35 trong quá trình cất cánh tại căn cứ Không quân Eglin (bang Florida) ngày 23/6/2014 đã khiến chiếc máy bay gần như bị hư hại hoàn toàn.
Ngay sau sự việc, quân đội Mỹ đã quyết định cho ngừng bay gần 100 chiếc F-35 tới khi hoàn thiện các điều tra bổ sung về loại động cơ đang được trang bị cho các tiêm kích này.
hinh-anh-tiem-kich-toi-tan-nhat-the-gioi-bi-chay-xem.png

Hình ảnh tiêm kích F-35 bốc cháy tại căn cứ không quân Eglin tháng 6/2014.​
hinh-anh-tiem-kich-toi-tan-nhat-the-gioi-bi-chay-xem.jpg

Vụ hỏa hoạn đã khiến 2/3 thân máy bay bị cháy xém.​
Kết quả điều tra sự cố cho thấy, một phần rotor động cơ đã bị vỡ trong quá trình cất cánh, gây hư hại nhiều phần động cơ và cắt vào bình nhiên liệu cùng các đường dẫn dầu thủy lực.
Nhiên liệu và dầu thủy lực sau đó bốc cháy, làm lan ra ngọn lửa thiêu cháy 2/3 thân sau của chiếc máy bay.
Rất may, phi công đã kịp thời thoát ra và lực lượng phản ứng khẩn cấp đã dập tắt ngọn lửa.
Bản báo cáo cho biết, các cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình đánh giá mức độ thiệt hại do sự cố này gây ra, tuy nhiên, tổng mức thiệt hại có thể lên tới 50 triệu USD.
Theo Văn phòng chương trình F-35, các máy bay F-35 đã hoạt động trở lại và đang huấn luyện với công suất tối đa.
Chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35 là dự án đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự Mỹ, song nó gặp phải vô số vấn đề, trong đó, các hạn chế về kỹ thuật và thiết kế góp phần không nhỏ.
Chi phí liên tiếp bị đội lên hàng tỷ USD, kế hoạch giao hàng cho các nước bị lỗi hẹn và ngày ra mắt siêu máy bay chiến đấu cũng bị trì hoãn.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lực lượng tuần duyên Mỹ: hạm đội bị bỏ rơi

Cập nhật lúc: 07:00 12/06/2015 (GMT+7)
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Nguy hiểm hạm đội dự trữ quốc phòng của Hải quân Mỹ
Chiêm ngưỡng dàn sao của Hạm đội 7, Mỹ


Theo Cựu Chuẩn Đô đốc Terry McKnight, lực lượng tuần duyên Mỹ gánh vác nhiều trọng trách nặng nề nhưng lại không được đầu tư đầy đủ.

Lực lượng "bị bỏ quên"
Trong vài năm qua, đã có nhiều cuộc tranh luận trong Quốc hội và Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) về yêu cầu duy trì hạm đội hải quân đủ mạnh để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía các chỉ huy tác chiến.
Trong một bài bình luận gần đây trên tờ Wall Street Journal, Thư ký Hải quân Mỹ Ray Mabus cho rằng quy mô của hạm đội hải quân rất quan trọng, nó cho phép Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ duy trì sự hiện diện trên toàn cầu.​
Tuy nhiên, có một bộ phận trong cấu trúc an ninh quốc gia của Mỹ luôn bị bỏ quên và không được đầu tư đầy đủ, đó là lực lượng tuần duyên Mỹ.​
Đây là lực lượng phải thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe nhất để góp phần bảo đảm an ninh quốc gia của Mỹ, như thực thi pháp luật trên biển, tìm kiếm và cứu hộ, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ khu đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ...​
Lực lượng tuần duyên Mỹ phải đảm nhận các nhiệm vụ với nguồn ngân sách hàng năm vào khoảng 10 tỷ USD và quy mô nhân lực còn nhỏ hơn cả Sở cảnh sát thành phố New York.​
Năm 2009, cựu Chuẩn Đô đốc Terry McKnight, khi đó là chỉ huy Đội đặc nhiệm hỗn hợp 151, đã trực tiếp chứng kiến những đóng góp tuyệt vời mà các biệt đội thực thi pháp luật (LEDET) của lực lượng tuần duyên mang lại cho Hải quân Mỹ trong các chiến dịch triển khai.​
Phần lớn các sĩ quan hải quân được đào tạo rất ít các kỹ năng cần thiết để có thể bắt giữ cướp biển có vũ trang ngoài khơi.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu tuần duyên Waesche (WMSL-751) lớp Legend, tàu đổ bộ USS Germantown (LSD 42) của Mỹ và tàu đổ bộ KRI Banda Aceh (BAC 593) của Hải quân Indonesia trên biển Java năm 2012.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đô đốc McKnight cho biết ông đã may mắn dẫn dắt một biệt đội được đào tạo chuyên nghiệp và nhờ vậy, đã có thể bắt giữ một nhóm cướp biển lớn ở Kenya.
Không những vậy, trong thời kỳ hoạt động cướp biển đang tăng cao ở Vịnh Aden vào mùa xuân năm 2009, tàu Boutwell của Tuần duyên Mỹ đã được triển khai tới khu vực và phá tan nhiều phi vụ tấn công của hải tặc.​
Sau sự kiện ngày 11/9/2001, yêu cầu đối với lực lượng tuần duyên Mỹ càng nhiều hơn. Trong khi đó, chính sách cắt giảm ngân sách đã bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp tới một số yêu cầu nhiệm vụ cơ bản.​
Như Hải quân, hạm đội tàu của lực lượng tuần duyên sẽ tiến hành cắt giảm lớn trong vài năm tới và nếu hướng này còn tiếp tục, an ninh quốc gia Mỹ có thể bị đe dọa.​
Những thách thức
Tuần duyên Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tàu tuần tra, khi hạm đội tàu này đang trong quá trình thay mới.​
Được đưa vào biên chế từ những năm 1960, 12 tàu tuần duyên lớp Hamilton đã thực hiện tốt nhiệm vụ tại các môi trường tác chiến khắc nghiệt, từ tuần tra biển Bering cho tới các chiến dịch cứu hộ tại những vùng nước dữ ở Bắc Đại Tây Dương.​
Hiện tại, hạm đội tàu tuần tra Hamilton của Tuần duyên Mỹ đang được thay thế bởi 8 chiếc lớp Legend.​
Với kích cỡ lớn và nhiều khả năng hơn, các tàu lớp Legend là một sự bổ sung có lợi cho Tuần duyên Mỹ.​
Tuy nhiên, như ông Mabus đã nói, "quy mô là điều rất quan trọng" và Tuần duyên Mỹ khó có thể thực hiện tất cả các yêu cầu nhiệm vụ khi phải giảm 33% quy mô hạm đội tàu tuần tra.​
Ngoài sự kiện 11/9, chiến lược tập trung vào khu vực Bắc Cực cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với Tuần duyên Mỹ. Hiện tại, cả Hải quân và Tuần duyên Mỹ đều không đủ khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ tại khu vực này.​
Bên cạnh đó, với chiến lược xoay trục của DoD sang châu Á - Thái Bình Dương, Tuần duyên Mỹ sẽ không đủ khả năng thực hiện tất cả các yêu cầu từ Bộ chỉ huy Thái Bình Dương khi đang trong tình trạng bị cắt giảm tàu tuần tra.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Các khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Một vấn đề khác đối với Tuần duyên Mỹ là quyết định loại biên các khinh hạm lớp Perry. Trong nhiều năm, những con tàu này đã hỗ trợ các biệt đội chống buôn lậu thuốc của Tuần duyên Mỹ và các chiến dịch tại khu vực Caribbean.​
Các tàu lớp Legend được tăng cường khả năng phát hiện các mối đe dọa và bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ tại những vùng biển xa bờ.​
Chúng mang lại cho Tuần duyên Mỹ phương tiện hiện đại để ứng phó với các thách thức an ninh biển. Tuy nhiên, chúng không thể hoạt động tại 2 khu vực trong cùng một thời điểm.​
Mối lo ngại lớn đối với Tuần duyên Mỹ là không có hạm đội tàu với quy mô đủ lớn để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai.​
Mỹ sẽ cần rất nhiều những tàu tuần tra này trong tương lai để bảo vệ lợi ích quốc gia tại Bắc Cực và kiểm soát hoạt động thương mại ngày càng tăng tại khu vực châu Á, Thái Bình Dương.​
Theo Chuẩn Đô đốc Terry McKnight, Quốc hội và Bộ An ninh Nội địa Mỹ cần nghiêm túc nhìn nhận để bổ sung tàu tuần tra mới cho Tuần duyên Mỹ, nhằm đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu an ninh hàng hải trong tương lai.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga khôi phục tên lửa Oka, Mỹ sắp mất ngủ

Cập nhật lúc: 09:00 11/06/2015 (GMT+7)
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Trung đoàn Tên lửa 39 Nga được bảo vệ bằng gì?
Đoàn tàu tên lửa đạn đạo Nga sẽ tái xuất năm 2018


(Kiến Thức) - Nga phát triển phiên bản mới dựa trên tên lửa đạn đạo Oka - loại vũ khí từng khiến Mỹ, phương Tây hết sức lo sợ khi nó được trang bị năm 1983.
"Nga sẽ phát triển phiên bản nâng cấp từ hệ thống tên lửa đạn đạo Oka (NATO định danh là SS-23 Spider) đã bị loại bỏ dựa theo Hiệp ước INF", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết hôm 10/6.​
"Không cần thiết khôi phục hệ thống cũ. Chúng tôi đang phát triển tổ hợp mới", Borisov nói, hệ thống tên lửa mới sẽ được dựa trên nguyên tắc tên lửa Oka.​
Công nghệ ngày nay cho phép cải tiến thiện tầm bắn, độ chính xác của hệ thống, ông này cho biết thêm.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tên lửa đạn đạo Oka tại bảo tàng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-23 Oka bắt đầu phục vụ trong lực lương tên lửa chiến lược Hồng quân Liên Xô từ năm 1983. Theo các chuyên gia quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Quân đội Mỹ thời kỳ đó hoàn toàn không hiệu quả trước Oka.​
Tên lửa đạn đạo Oka đạt tầm bắn 400km, không nằm trong qui định của Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) nhưng vẫn được loại bỏ.​
Hiệp ước INF được ký giữa Liên Xô và Mỹ qui định việc loại bỏ các tên lửa đạn đạo trên mặt đất có tầm bắn ngắn từ 500-1.000km và tầm trung từ 1.000-5.000km. Việc xử lý theo INF được hoàn thành vào năm 1991, giai đoạn kiểm tra hoàn thành năm 2001.​
Liên Xô đã loại bỏ hơn 200 quả tên lửa đạn đạo Oka và 102 bệ phóng.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tổ hợp Iskander-M mới có sức hủy diệt khủng khiếp

(Vũ khí) - Tổ hợp Iskander-M sắp được bổ sung tên lửa thế hệ mới giúp hệ thống này trở thành một loại vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp.

Hãng Tass ngày 10/6 dẫn lời một quan chức Tổ hợp thiết kế Chế tạo máy Liên bang Nga, ông Valery Kashin, cho biết tên lửa mới của Iskander-M là sự tích hợp hàng loạt các “bí quyết” và được thiết kế riêng cho các hệ thống tên lửa chiến thuật phức tạp này.
Việc kiểm tra dòng tên lửa mới đang được tiến hành và dự kiến hoàn thành vào năm 2015.
Hiện tại, tổ hợp Iskander-M được trang bị hai dòng đạn tên lửa chính là 9M723 và tên lửa hành trình 9M728, phát triển trên nền tảng tên lửa P-500.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-sap-co-to-hop-iskanderm-moi-tran-day-uy-luc_12236415.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa Iskander-M.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tổ hợp Iskander-M (phiên hiệu NATO: SS-X-26) là loại tên lửa cấp chiến dịch - chiến thuật tiên tiến nhất hiện đang được trang bị trong quân đội Nga, được Bộ Quốc phòng Nga đặt mua và trang bị cho lực lượng lực quân đội từ năm 2005.
Tên lửa Iskander có chiều dài 7,2m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,95m, trọng lượng bay 3,8 tấn, đầu đạn 380kg, có thể bay trên độ cao 50km. Mỗi xe chở - phóng có 2 quả đạn và dự trữ 2 quả. Trong vòng 1 phút xe này có thể hoàn tất phóng cả 2 tên lửa.
Iskander có 2 phiên bản, loại chuyên dùng cho xuất khẩu là Iskander-E, loại sử dụng trong quân đội Nga là Iskander-M. Phiên bản xuất khẩu có tầm phóng tối đa 280km, tối thiểu 50km; phiên bản dùng trong nước có khả năng tấn công tầm xa 480km.
NATO bất an
Liên quan đến hệ thống tên lửa Iskander-M, đây là loại vũ khí khiến NATO cảm thấy bất an trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đang trong tình trạng căng thẳng tột độ.
Ngày 28/5, Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg đã phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) khi đang ở thăm Washington rằng Nga đang cố tình làm thay đổi cán cân an ninh châu Âu.
Việc này được thể hiện bằng cách Moscow triển khai Iskander-M tới khu vực Kaliningrad của nước này. Đây là hành động "gây bất ổn và nguy hiểm."
Theo kế hoạch, Nga sẽ đưa Iskander-M tới Kaliningrad trong năm 2018. Bộ Quốc phòng Nga nhiều lần khẳng định, hệ thống Iskander-M được điều chuyển tới khu vực Kaliningrad theo định kỳ, và chỉ hiện diện trong một thời gian nhất định, đặc biệt là trong khuôn khổ các cuộc tập trận của Quân khu phía Tây.
Tuy nhiên, NATO vẫn cho đây là hành động khiêu khích đáng đề phòng và cần phải có những động thái đáp trả và chuẩn bị thích đáng.
 
23/8/12
1.162
3
38
Thử nghiệm T-14 Armata chấp mọi loại đạn chống tăng

(Vũ khí) - Việc Nga tuyên bố giáp bảo vệ T-14 Armata chấp mọi loại đạn chống tăng đã gây bất ngờ lớn, nhưng từ Thế chiến thứ 2, Đức đã làm được điều này.

Vừa qua, Viện nghiên cứu vật liệu thép (Nga) cho biết, lớp giáp bảo vệ của tăng T-14 Armata có thể chống lại tất cả các loại đạn chống tăng có cỡ 100-150mm phải ôm hận.
Thậm chí, với loại giáp phản ứng nổ (ERA) với lỗ rỗng chứa chất nổ để kích nổ chống lại khả năng khoan sâu của đầu đạn tấn công, giúp tăng T-14 Armata vô hiệu hóa các loại đầu đạn chứa uranium nghèo cỡ 120 mm M829 của Mỹ.
Cơ sở để Nga đưa ra tuyên bố Armata có bộ giáp bất khả chiến bại là nhờ kết cấu ưu việt của xe tăng Nga thế hệ mới. Toàn bộ kíp lái của tăng T-14 Armata được ngồi trong một khoang bọc thép kín, tách rời với khoang động cơ và khoang đạn trên xe.
Với kết cấu mới này, trong trường hợp xấu nhất là nổ khoang đạn và động cơ, nhưng do nằm trong khoang kín riêng biệt, kíp lái vẫn có cơ hội sống sót rất cao.
Đây chỉ là kịch bản xấu nhất, còn việc xuyên thủng được giáp xe tăng Armata vốn kế thừa nhiều công nghệ vật liệu, hệ thống bảo vệ chủ động của xe tăng Nga, là điều không dễ dàng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
khong-chi-co-tang-armata-co-giap-bao-ve-vo-doi_111420421.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Giáp bảo vệ tăng Armata có thực sự vô đối?{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong một thử nghiệm khả năng chống đạn của xe tăng T-90, chuyên gia Nga đã dùng các loại vũ khí chống tăng mạnh nhất hiện nay bắn thẳng vào giáp trước của xe, thì hiệu quả xuyên phá cũng chỉ đạt 25%.
Kết quả này chưa tính tới điều kiện hệ thống phòng thủ chủ động trên xe tăng được kích hoạt. Hiệu quả tiêu diệt chắc chắn còn bị giảm thấp nữa nếu điều này được áp dụng.
Đối với đạn thanh xuyên, chuyên gia Nga có thể khẳng định, ở khoảng cách tới 2km, không loại đạn thanh xuyên nào trên thế giới có thể xuyên thủng được giáp xe tăng Nga ở mặt chính diện.
Đó mới chỉ là kết quả trên xe tăng T-90 phát triển từ những năm 1990, còn Armata thế hệ mới, kết quả phần nhiều sẽ tốt hơn.
Ngoài thiết kế, Armata cũng được trang bị giáp composite, giáp phản ứng nổ (ERA) Relic thế hệ mới nhất và hệ thống phòng ngự chủ động Afghanit. Sự kết hợp này mang lại cho Armata có khả năng sống sót cao nhất so các dòng xe tăng hiện đại.
Với những khả năng của lớp giáp thế hệ mới này, Nga hoàn toàn có quyền tự hào, tuy nhiên khả năng phòng vệ tương tự như Armata đã được người Đức ứng dụng thành từ Thế chiến thứ 2.
Cụ thể, trong Thế chiến thứ 2, xe tăng Panther, Tiger của Đức có giáp trước rất tốt, khó có loại pháo chống tăng nào của Hồng quân có thể xuyên thủng.
Tuy nhiên, giáp bên của xe mỏng và yếu hơn nhiều. Phát hiện điều này, các đơn vị pháo chống tăng và xe tăng Hồng quân luôn cố gắng tiếp cận xe tăng Đức ở gần nhất có thể và bắn mục tiêu ở nhiều góc độ khác nhau để tiêu diệt.
Thiết kế chung của tất cả các loại xe tăng từ trước đến nay, kết cấu giáp xe tăng không có độ dày đồng nhất. Thông thường, mặt trước của thân xe và tháp pháo là nơi được gia cố giáp tốt nhất với mục đích đối đầu xe tăng đối phương, trong khi giáp ở bên hông và phía sau xe thường mỏng và dễ bị xuyên thủng hơn.
Và tăng Armata cũng nằm trong quy luật này. Vì vậy, Armata chỉ vô đối với vũ khí chống tăng khi bị tấn công ở giáp trước và tháp pháo. Trong trường hợp bị tấn công từ hai bên hông và phía sau, số phận của Armata có thể dễ dàng bị định đoạt.

Giáp xe tăng T-14 Armata có thực sự bất khả chiến bại

Cập nhật lúc: 07:00 11/06/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Lính nghĩa vụ Nga đừng mơ “cầm cương” T-14 Armata
Nóng: Đức tố Nga "ăn cắp" thiết kế xe tăng T-14 Armata


Các chuyên gia Nga tuyên bố giáp xe tăng T-14 Armata là không thể bị xuyên thủng. Liệu điều này có đúng hay chỉ là “chém gió”?
Mới đây, các chuyên gia Viện Nghiên cứu Thép (NIIS) thuộc hãng Traktornye Zavod (Nga) đưa ra tuyên bố, xe tăng T-14 Armata có bộ giáp “không thể bị xuyên thủng” bởi mọi loại đạn pháo tăng, đạn chống tăng vác vai các cỡ hiện nay. Xuất hiện lần đầu tiên trong lễ duyệt binh Ngày chiến thắng 9/5/2015, Armata thực sự gây ấn tượng mạnh bởi thiết kế và hàm lượng công nghệ ẩn chứa trong nó, nhưng thực tế dòng xe tăng này có thực sự có bộ giáp“bất khả chiến bại” hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Giáp xe tăng liệu có khó bị xuyên thủng?
Xuất hiện ban đầu với vai trò là “ông vua lục quân”, xe tăng thực sự mang lại nỗi khiếp đảm đối với các đơn vị đối phương trên bộ. Tuy nhiên, điều này không kéo dài lâu, ngay sau khi xe tăng xuất hiện trong Thế chiến thứ nhất, người lính đã phát hiện ra xe tăng có những điểm yếu chết người. Kết cấu giáp xe tăng không có độ dày đồng nhất để tối ưu trọng lượng của xe. Thông thường, mặt trước của thân xe và tháp pháo là nơi được gia cố giáp tốt nhất với mục đích đối đầu xe tăng đối phương, trong khi giáp ở bên hông và phía sau xe thường mỏng và dễ bị xuyên thủng hơn.​
Điều này được thể hiện rõ trong Thế chiến thứ 2, xe tăng Panther, Tiger của Đức có giáp trước rất tốt, khó có loại pháo chống tăng nào của Hồng quân có thể xuyên thủng. Tuy nhiên, giáp bên của xe mỏng và yếu hơn nhiều. Phát hiện điều này, các đơn vị pháo chống tăng và xe tăng Hồng quân luôn cố gắng tiếp cận xe tăng Đức ở gần nhất có thể và bắn mục tiêu ở nhiều góc độ khác nhau để tiêu diệt.​
Chưa kể, xe tăng là tập hợp các kết cấu cơ khí chính xác, khi bị trúng đạn, dù vẫn có thể hoạt động, nhưng sức chiến đấu của xe tăng không thể còn 100% như ban đầu.​
Tới thời điểm hiện tại, với sự ra đời của nhiều loại vũ khí chống tăng tân tiến như: Đạn chống tăng dùng thanh xuyên, đạn chống tăng dùng hiệu ứng nổ lõm (xuyên phá hóa năng), công nghệ giáp tăng có vẻ như “hụt hơi” trước sự phát triển quá nhanh của các loại đạn chống tăng.​
Điểm yếu chí tử của mọi loại xe tăng từ xưa tới nay là toàn bộ kíp lái, pháo và đạn đều nằm chung khoang, dù một số dòng xe tăng có khoang đặc biệt để chứa đạn, nhưng hiệu quả bảo vệ cũng không đáng kể. Trong tác chiến, toàn bộ kíp lái đều ngồi cạnh “thùng thuốc súng” là cơ số đạn xe mang theo có thể phát nổ bất kỳ lúc nào khi xe trúng đạn.​
Thực tế chiến trường đã chứng minh, kíp lái xe tăng thiệt mạng chủ yếu không phải do đạn đối phương xuyên thủng giáp trực tiếp, mà là do “hiệu ứng” khi đạn xuyên thủng giáp gây nổ toàn bộ đạn mang trong xe. Đối với đạn thanh xuyên dưới cỡ, khi xuyên thủng giáp, nó sẽ phá vỡ kết cấu của xe và tạo ra các tia lửa có thể gây cháy nổ đạn trong xe ngay tức thì. Điều này cũng tương tự như khi xe bị trúng đạn chống tăng nổ lõm, hiệu ứng nhiệt áp của đầu đạn có thể “nướng chín” thành viên kíp lái và kích nổ đạn trong xe.​
Vậy giải pháp của Armata là gì?
Điều minh chứng lớn nhất khi các chuyên gia NIIS tuyên bố Armata có bộ giáp bất khả chiến bại là nhờ kết cấu ưu việt của xe tăng Nga thế hệ mới. Toàn bộ kíp lái của tăng T-14 Armata được ngồi trong một khoang bọc thép kín, tách rời với khoang động cơ và khoang đạn trên xe.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Armata được trang bị bộ giáp "khủng" nhưng thực sự nó có thể sống sót 100% trong mọi cuộc chiến hay không là điều khó trả lời?{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Với kết cấu này, kíp lái có khả năng sống sót rất cao kể cả trong trường hợp xe bị trúng đạn xuyên thủng giáp. Với kết cấu mới, trong trường hợp xấu nhất là nổ khoang đạn và động cơ, nhưng do nằm trong khoang kín riêng biệt, kíp lái vẫn có cơ hội sống sót rất cao. Đây chỉ là kịch bản xấu nhất, còn việc xuyên thủng được giáp xe tăng Armata vốn kế thừa nhiều công nghệ vật liệu, hệ thống bảo vệ chủ động của xe tăng Nga, là điều không dễ dàng.​
Trong một thử nghiệm khả năng chống đạn của xe tăng T-90, chuyên gia Nga đã dùng các loại vũ khí chống tăng mạnh nhất hiện nay bắn thẳng vào giáp trước của xe, thì hiệu quả xuyên phá cũng chỉ đạt 25%. Kết quả này chưa tính tới điều kiện hệ thống phòng thủ chủ động trên xe tăng được kích hoạt. Hiệu quả tiêu diệt chắc chắn còn bị giảm thấp nữa nếu điều này được áp dụng. Đối với đạn thanh xuyên, chuyên gia Nga có thể khẳng định, ở khoảng cách tới 2km, không loại đạn thanh xuyên nào trên thế giới có thể xuyên thủng được giáp xe tăng Nga ở mặt chính diện. Đó mới chỉ là kết quả trên xe tăng T-90 phát triển từ những năm 1990, còn Armata thế hệ mới, kết quả phần nhiều sẽ tốt hơn.​
Ngoài thiết kế, Armata cũng được trang bị giáp composite, giáp phản ứng nổ (ERA) Relic thế hệ mới nhất và hệ thống phòng ngự chủ động Afghanit. Sự kết hợp này mang lại cho Armata có khả năng sống sót cao nhất so các dòng xe tăng hiện đại. Chuyên gia phương Tây sau khi xem xét xe tăng Armata cũng đưa ra nhận định tương tự.​
Từ những nhận định trên, có thể nói Armata là xe tăng có khả năng bảo vệ và sống sót cao nhất trước mọi loại vũ khí chống tăng hiện đại. Tuy nhiên, có “bất khả chiến bại” hay không vẫn cần những thử nghiệm thực chiến hoặc kết quả tác chiến thực sự trên chiến trường.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.