Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Những rủi ro khi Mỹ biến hạt nhân Nga thành số Không

(Video) - "Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu" của Mỹ có thể biến thế mạnh hạt nhân Nga thành số Không. Tuy nhiên, Mỹ sẽ gặp rủi ro lớn nếu làm điều đó.

Mỹ không dám
Ngày 4/6/2015, Thượng tướng Leonhid Grigorievich Ivanshov, Giám đốc Viện Hàn lâm các vấn đề địa-chính trị Viện Hàn Lâm khoa học Nga đã có cuộc trả lời trên tờ Bình luận chính trị của nước này về kịch bản kế hoạch Mỹ thực hiện đòn tấn công hạt nhân vào Nga.
Theo Tướng Leonhid Grigorievich Ivanshov, ngay từ năm 2003, Tổng thống Mỹ G.Bush đã ký thông qua Học thuyết mới được gọi là đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu. Theo học tuyết này, Mỹ bất ngờ triển khai đòn tấn công đối phương tiềm năng đồng thời từ các hướng chiến lược khác nhau bằng vài nghìn phương tiện vũ khí chính xác cao.
Mỹ lên kế hoạch với một đòn tấn công như vậy sẽ loại khỏi vòng chiến đấu thành phần (tác chiến) cơ bản của Nga – các tên lửa đạn đạo trên các tàu ngầm và thậm chí là các tên lửa trong các hầm phóng, - tức không ít hơn 70% toàn bộ tiềm lực hạt nhân của Nga.
[xtable=bcenter|350x@]
{tbody}
{tr}
{td}Mỹ có thể biến tiềm lực hạt nhân Nga thành số Không{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trả lời câu hỏi tại sao Mỹ chưa thực hiện đòn tấn công như vậy nhằm vào Nga, Tướng Leonhid Grigorievich Ivanshov cho biết: "Có rất nhiều điều buộc người Mỹ phải cân nhắc.
Bởi vì đòn tấn công toàn cầu về mặt lý thuyết thì rất ưu việt, thậm chí đã qua thử nghiệm thành công. Nhưng ai mà biết được trên thực tế mọi việc sẽ diễn ra như thế nào?!".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nhung-rui-ro-khi-my-phat-dong-tan-cong-hat-nhan-nga_11104196.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa LGM-118A Peacekeeper khai hỏa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Và nếu như không thể đánh chặn được tất cả các tên lửa của chúng ta – vì một lý do gì đó? Và nếu như các tên lửa bị đánh chặn rơi xuống lãnh thổ các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu?
Có nghĩa là đòn tấn công toàn cầu sẽ biến thành cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực tiêu diệt lẫn nhau, và trong cuộc chiến tranh đó sẽ không có người chiến thắng.
Các nhà lãnh đạo Mỹ có tư duy tỉnh táo đều hiểu điều đó, và cũng như Tổng thống V.Putin, họ sẽ không làm cho tình hình nóng quá ngưỡng giới hạn (vạch đỏ).
Ngoài những lý do khiến Mỹ chưa vượt qua "vạch đỏ" như đã nói ở trên, theo Tướng Leonhid Grigorievich Ivanshov, nguyên nhân quan trọng hơn cả đó là Mỹ không dám thử thách với hệ thống Perimeter của Nga - Mỹ gọi là "bàn tay chết chóc".
Nỗi khiếp sợ của Mỹ: Hệ thống Perimeter
Trong khi đó, phân tích kĩ hơn, theo tờ Russia and India Report, nhân tố lớn nhất có thể ngăn chặn cuộc Chiến tranh thế giới thứ 3 chính là một hệ thống của Nga với khả năng phát động một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân ngay cả khi các tuyến chỉ huy và liên lạc của lực lượng tên lửa chiến lược bị phá hủy hoàn toàn.
Hệ thống này được gọi là Perimeter và người Mỹ đặt biệt danh cho nó là “bàn tay chết chóc”.
Việc phát triển một hệ thống bảo đảm duy trì khả năng tiến hành một cuộc trả đũa hạt nhân bắt đầu từ giữa thời Chiến tranh lạnh khi mà những hệ thống tác chiến điện tử vốn được cải tiến không ngừng có thể sẽ sớm đạt tới khả năng cản trở hệ điều khiển thông thường của các lực lượng hạt nhân chiến lược.
Một phương án dự phòng để liên lạc là rất cần thiết để bảo đảm sự liên lạc giữa yếu tổ chỉ huy với các bệ phóng.
Vào ngày 30/8/1974, Liên Xô ra sắc lệnh mật số 695-227, giao nhiệm vụ cho Phòng thiết kế Yuzhnoe của Dnepropetrovsk, một nhà sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa, chế tạo hệ thống này.
Tên lửa UR-100UTTKh (NATO định danh là Spanker) đã được sử dụng như một cơ sở cho hệ thống. Cuộc bay thử nghiệm bắt đầu năm 1979 và lần đầu tiên được phóng thành công kèm bộ truyền sóng vào ngày 26/12. Những cuộc thử nghiệm đã xác nhận rằng tất cả các bộ phận của hệ thống Perimeter có thể tương thích thành công với nhau, và đầu đạn của tên lửa chỉ huy có thể bay theo quỹ đạo mong muốn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nhung-rui-ro-khi-my-phat-dong-tan-cong-hat-nhan-nga_111042620.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống Perimeter trong một lần thử nghiệm.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tháng 11/1984, tên lửa chỉ huy được phóng đi từ Polotsk đã đưa ra một lệnh tới hầm phóng silo của tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM RS-20 (SS-18 Satan) tại Baikonur.
Sau đó, tên lửa Satan đã được phóng đi, và sau mỗi giai đoạn thử nghiệm, kết quả đều cho thấy đầu đạn của tên lửa đã tấn công vào góc vị trí chính xác tại trường bắn thử nghiệm Kura trên bán đảo Kamchatka.
Tháng 1/1985, Perimeter đã được đưa vào hoạt động.
Kể từ đó đến nay hệ thống này đã được nâng cấp một số lần, hiện nay các ICBM hiện đại được sử dụng như tên lửa chỉ huy.

Điểm quan trọng của hệ thống trên là các tên lửa đạn đạo chỉ huy. Thay vì bay thẳng tới mục tiêu kẻ địch, chúng bay qua bầu trời nước Nga, và thay vì các đầu đạn nhiệt hạch, chúng mang các thiết bị phát sóng có thể gửi lệnh phóng tới rất cả các tên lửa chiến đấu tại hầm phóng, hay gắn trên máy bay, tàu ngầm và các đơn vị di động trên bộ.
Hệ thống này hoạt động theo cơ chế tự động hoàn toàn, nhân tố con người được hạn chế tối thiểu.
Quyết định phóng một tên lửa chỉ huy cũng được đưa ra bởi một hệ thống chỉ huy và điều khiển tự động, đây là một tổ hợp trinh sát nhân tạo phức tạp. Nó tiếp nhận và phân tích hàng loạt các thông tin về hoạt động địa chấn và phóng xạ, áp suất không khí, mật độ tín hiệu của các tần số sóng radio quân sự.
Nó kiểm soát các phép đo từ các trạm quan sát của lực lượng tên lửa chiến lược và dữ liệu từ các hệ thống cảnh báo sớm (EWS). Khi phát hiện ra một điểm có sự i-on hóa mạnh cùng với bức xạ sóng điện từ, hệ thống sẽ so sánh với các dữ liệu địa chấn bất ổn tại chính khu vực đó, quyết định xem có tiến hành đòn tấn công quân sự tổng lực hay không. Trong trường hợp này, “vành đai” Perimeter sẽ tự khởi động đòn đáp trả.
Một tình huống khác đặt ra là nếu như lãnh đạo cấp cao nhận được thông tin từ hệ thống cảnh báo sớm cho thấy các quốc gia khác đã phóng tên lửa, họ cũng kích hoạt Perimeter.
Nếu như lệnh hủy bỏ không được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định, thì hệ thống sẽ phóng các tên lửa. Cơ chế này đã loại bỏ nhân tố con người để đảm bảo rằng sẽ có một cuộc trả đũa hạt nhân thậm chí cả khi tổ chỉ huy và phóng tên lửa đã bị hủy hoại hoàn toàn.
Trong thời bình, Perimeter nằm im, tuy nhiên vẫn tiếp tục phân tích các thông tin nhận được. Khi nó được đặt trong tình trạng báo động cao hoặc khi tiếp nhận một tín hiệu cảnh báo từ EWS, lực lượng chiến lược hoặc những hệ thống khác, một mạng lưới cảm biến giám sát sẽ được phóng đi để xác định tín hiệu của các vụ nổ hạt nhân.
Các lãnh đạo Nga đã không ngừng đảm bảo với những chính phủ nước ngoài rằng sẽ không có rủi ro về một lần phóng tên lửa ngoài mong đợi hoặc không được phép. Trước khi phóng, Perimeter kiểm tra đủ 4 điều kiện.
Thứ nhất là liệu rằng có một cuộc tấn công hạt nhân vừa diễn ra hay không, sau đó là kiểm tra đường dẫn liên lạc với Bộ tổng tham mưu. Nếu đường dẫn vẫn hoạt động, hệ thống sẽ đóng lại. Nếu Bộ Tổng tham mưu trưởng không phản hồi, Perimeter sẽ gửi một yêu cầu tới Kazbek (hệ thống liên lạc đặc biệt bao gồm cả dây cáp, sóng radio và sóng vệ tinh nhân tạo).
Nếu như cũng không nhận được phản hồi, các thông tin tình báo nhân tạo sẽ cho phép bất kì cá nhân nào trong nhóm chỉ huy quyền đưa ra quyết định. Và chỉ sau đó nó mới thực hiện hành động.
 
23/8/12
1.162
3
38
Perimeter là hệ thống tấn công khi giả định là các trung tâm điều khiển đã bị đối phương là thiệt hại, thì tự kích hoạt, dùng đầu đạn bắn lên, phát tín hiệu phóng các ICBM khác (silo, di động, tàu ngầm), tấn công lại đối phương. Cái này Mỹ bó tay. Nhưng trước tiên Mỹ phải qua được hệ thống bảo vệ A-135 (trước đây A-35) ! Liên-Xô trước đây đã chuẩn bị các tình huống cả rồi ! Vấn đề là Mỹ có dám chơi hay không, và hoặc là LOST-LOST. Bởi vậy mới phải kí với nhau các hiệp ước SALT (SALT: Hiệp ước giới hạn vũ khí chiến lược) và INF ( hạt nhân tầm trung ở châu ÂU). Nói đúng thì Mỹ không ngán Nga về kinh tế, nhưng nghẹn đắng cổ họng ở vũ khí hạt nhân !

Hệ thống Perimeter đã giải thích :tại sao giới cuồng chiến phương Tây sẵn sàng thực hiện những hành động phiêu lưu ở mọi nơi trên thế giới nhưng động đến nước Nga thì chỉ dám xe đài, sàng xẩy rồi ù té quyền.Chúng có trái tim chuột nhắt và bộ não của thằng lái buôn hiểu rằng:Đấy chính là đòn trừng phạt chết người.Nhưng nước Nga và các nước yêu chuộng độc lập dân tộc , tự do cho Tổ quốc, nhân dân lao động trên toàn thế giới có nhiều biện pháp trừng phạt khác nữa giành cho lũ cú cáo này nếu chúng liều lĩnh.

Liệt kê những rủi ro như sau: _1/ Mỹ k0 hoàn toàn bao vây Nga, khoảng trống Bắc cực là 1 ví dụ. _2/ Nga có thể thực hiện tấn công các hệ thống phòng thủ của Mỹ trong lúc bắn tên lửa đạn đạo. Trong lúc tàu chiến bận đối phó tên lửa diệt hạm, ngư lôi, trên bờ thì đối phó Iskander, chưa chắc sống sót thì tên lửa đạn đạo của Nga bay qua. _3/ Việc bắn hạ tên lửa đạn đạo của Nga chỉ mang tính lý thuyết. Ở giai đoạn giữa thì tên lửa đã đạt tốc độ Mach a, độ cao b nào đó, chưa chắc gì chặn được. Mỹ hiện chỉ mới bắn hạ vệ tinh bay chậm chạm, đánh chặn Scud cổ còn khốn khó, thì trông mong gì nhiều.
 
23/8/12
1.162
3
38
F-35 có thể biến thành "vịt quay" khi đối đầu Su-30/35?

Bình Nguyên | 12/06/2015 14:15

f-35-su-35-by-galm11-1434017912588-55-0-755-1371-crop-1434017948795.jpg

Chia sẻ:
Chuyên gia phân tích quân sự Rakesh Krishnan Simha đã đưa ra nhận xét đầy "ví von" này khi giả định tình huống F-35 đối mặt với dòng máy bay tiêm kích đa năng Su-30/35.

F-35 hội tụ những "thảm họa" về thiết kế
Nhiều chuyên gia quân sự uy tín trên thế giới có chung nhận định: Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 mới nhất của Mỹ là F-35 hội tụ đầy đủ các yếu tố để xứng đáng giành ngôi vị quán quân vô tiền khoáng hậu "thảm họa thiết kế đắt giá nhất hành tinh".​
Ông John Marshall, chuyên gia thuộc Nhóm Nghiên cứu chiến lược quốc phòng và quốc gia (Vương quốc Anh) nhận xét: "F-35 là sai lầm đắt giá nhất thế giới bởi nó có quá nhiều lỗi kỹ thuật trong khi chi phí tăng lên một cách không tưởng".​
Trước đó, một trong những công trình sư cha đẻ của 2 dòng máy bay thành công nhất của Không quân Mỹ là tiêm kích F-16 và máy bay săn diệt tăng A-10, ông Pierre Sprey đã chê F-35 thậm tệ bởi nó "kết tinh" quá nhiều lỗi thiết kế chết người. Cụ thể:​
Hầu hết máy bay chiến đấu thế hệ mới đều thuôn, gọn để tối ưu về khí động học, nhưng do chú trọng nâng cao khả năng tàng hình bằng cách đưa vũ khí vào trong thân, các kỹ sư "đẻ" ra F-35 với hình dáng tròn trịa, nặng nề như máy bay ném bom chuyên nhiệm.​
Trong một cáo cáo mới đây, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Hoa Kỳ (GAO) đã thẳng thắn thừa nhận rằng động cơ của F-35 do Pratt & Whitney phát triển rất kém tin cậy, thời gian giữa 2 lần phát sinh sự cố không bằng một nửa so với kỳ vọng.​
Mỹ không công bố cụ thể ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu của F-35 là bao nhiêu, nhưng có tài liệu cho thấy con số này là 43[sup]o[/sup]C và bị coi là khá thấp, nhất là trong điều kiện đường băng và sàn đỗ máy bay bằng bê tông thường phản xạ lại ánh mặt trời và làm tăng nhiệt độ.​
Động cơ của F-35 cũng có thể tự động ngắt khi hoạt động một vài giờ dưới ánh nắng mặt trời, do nhiên liệu lúc đó trở nên quá ấm so với quy định. Điểm yếu mới bị phát hiện này của F-35 là nghiêm trọng nếu trong điều kiện chiến tranh.​
Một giải pháp khắc phục nhược điểm trên của F-35 do không quân Mỹ đưa ra đã bị mỉa mai trên báo chí, đó là xây dựng các bãi đỗ cho máy bay trong bóng râm dành cho xe chở nhiên liệu.​
Chưa hết, Hải quân Hoàng gia Anh cũng "khóc dở mếu dở" với F-35, bởi nó thậm chí còn không thể mang và điều khiển được loại bom thông minh thế hệ mới là SDB II do khoang chứa quá bé và phần mềm điều khiển không tương thích.​
Tờ Daily Mail khẳng định, F-35B có thể trở thành kẻ vô dụng trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, theo các nhà phân tích, việc giảm không gian chứa vũ khí cũng đồng nghĩa với việc các nhà thiết kế của hãng Lockheed Martin (Mỹ) ký "giấy báo tử" cho F-35.​
f35-co-the-bien-thanh-vit-quay-khi-doi-dau-su3035.jpg

Tiêm kích thế hệ 5 F-35 bốc cháy tại căn cứ không quân Eglin tháng 6/2014​
Dễ làm mồi ngon cho Su-30/35?
Ông Pierre Sprey cho rằng cánh của F-35 có thiết kế không tốt, ảnh hưởng tới khả năng thao diễn, trong khi tốc độ chậm và động cơ siêu nóng, dễ khiến radar đối phương phát hiện từ xa để dẫn các biên đội tiêm kích tiếp cận ở góc có lợi và tiêu diệt F-35.​
Đây là điểm yếu chết người có thể khiến máy bay thế hệ 5 biến thành miếng mồi ngon cho các máy bay tiêm kích hiện đại như Su-30/35 của Nga hay các máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4+ của Phương Tây.​
Bên cạnh đó, việc lệ thuộc vào radar và tên lửa không đối không tầm xa là tự sát, bởi cho dù F-35 có khả năng phát hiện và bắn trước Su-30 nhưng trên thực tế, xác suất trúng đích trên một phát bắn của loại tên lửa này thường khá thấp.​
Trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ yêu thích ý tưởng không chiến bằng tên lửa tầm xa đến nỗi, khi gặp chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh” của Không quân Việt Nam non trẻ, F-4 đã liên tiếp bị bắn rơi do nó vốn chỉ được trang bị tên lửa.​
Sau này người Mỹ phải trang bị thêm pháo cho F-4 để đánh quần vòng. Với F-35, kể cả khi phóng hết cả 4 quả tên lửa tầm xa mang theo trong khoang cũng chưa chắc đã thực sự hạ được đối phương, khi đó nó sẽ gặp bất lợi nếu bị tiêm kích đối phương "bám thắt lưng".​
Do vậy, các nhà thiết kế cũng cố nhét lên F-35 khẩu pháo 25 mm để "tự vệ" sau khi đã bắn hết tên lửa. Những thật hài hước ở chỗ, phần mềm điều khiển khẩu pháo này phải tới năm 2019 mới tích hợp xong nên F-35 phải "lủi" càng nhanh càng tốt khi "trắng bệ".​
Một số chuyên gia am hiểu về không quân đã cho rằng cả hai loại máy bay tiêm kích thế hệ 5 tàng hình của Mỹ là F-22 và F-35 được thiết kế để áp dụng chiến thuật kiểu "Ninja đánh đêm" hay "thấy trước - bắn trước - lủi trước".​
Chúng không chường mặt giữa ban ngày 1 chọi 1 trước các máy bay tiêm kích đối thủ, mà lượn lờ từ xa, lợi dụng màn đêm cùng khả năng bộc lộ vô tuyến, hồng ngoại thấp và nghi binh, gây nhiễu của biên đội hiệp đồng ở hướng khác để rình rập chờ cơ hội.​
Chỉ cần đối thủ sơ hở thì lén lút vào chiếm vị trí phóng tên lửa rồi nhanh chóng lủi ra chỗ khác trước khi bị phát hiện và phản đòn. Nếu để rơi vào tình huống cận chiến kiểu "đấu dao" thì F-35 dễ trở thành miếng mồi ngon cho những đối thủ cứng cựa như Su-30/35.​
f35-co-the-bien-thanh-vit-quay-khi-doi-dau-su3035.jpg

So sánh về khả năng phát hiện và vũ khí đi kèm giữa F-22 đàn anh của F-35 với Su-30MK/MKI​
Theo một số chuyên gia phân tích, dù là máy bay tàng hình thế hệ 5 nhưng F-35 không thể hoàn toàn tàng hình trước radar trên máy bay tiêm kích đối phương, nhất là với radar Irbis-E của Su-35.​
Báo cáo ngày 1/12/2012 của Bộ Quốc phòng Canada đã hé lộ rằng F-35 có diện tích phản xạ radar (RCS) giảm tới 95% so với các máy bay thế hệ 4.​
Từ đó suy ra, F-35 sẽ có RCS là 0,25 m[sup]2[/sup] so với máy bay thế hệ 4 thông thường có RCS là 5 m[sup]2[/sup]. Còn nếu so với RCS cỡ 3 m[sup]2[/sup] của máy bay chiến đấu CF-18 trong biên chế Không quân Canada thì F-35 sẽ có RCS cỡ khoảng 0,15 m[sup]2[/sup].​
Theo chuyên gia hàng đầu về không quân Australia, Tiến sĩ Carlo Kopp, radar Irbis-E của Su-35 có thể phát hiện mục tiêu bay có RCS cỡ 0,1 m[sup]2[/sup] từ khoảng cách 50 dặm (90 km), với RCS của F-35 như trên thì chắc chắn nó sẽ bị Su-35 phát hiện từ cự ly còn xa hơn.​
Thậm chí, một số nguồn tin khác còn cho rằng radar Irbis-E của Su-35 còn có thể phát hiện F-35 từ cự ly trên 180 km và dễ dàng điều khiển các loại tên lửa tầm xa R-77M, R-37M để tiêu diệt nó ở phạm vi 120 - 200 km.​
Bên cạnh đó, F-35 không có khả năng tàng hình trước hệ thống dò và bám hồng ngoại (IRST) trên Su-30/35 vốn có cự ly trinh sát tới ngoài 40 km và sẽ còn xa hơn trong tương lai gần. Nếu bị hệ thống này bám được, F-35 khó có khả năng chạy thoát.​
Tóm lại, “F-35 quá nặng và chậm chạp để có thể trở thành một máy bay chiến đấu thành công. Nước nào sử dụng nó sẽ gặp phải ác mộng vì nó chỉ thích hợp để làm cảnh và thực sự vô dụng”.​
Đây là nhận xét có phần "phũ phàng" nhưng xem ra hết sức có lý của chuyên gia Winslow T. Wheeler Giám đốc Dự án Tái cơ cấu Quân đội Strauss (Hoa Kỳ).​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tin nóng: Tướng Arập Xê-út chết vì trúng tên lửa Yemen
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]

Quote:
Tư lệnh Không quân Ả-rập Xê-út, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan, đã bị chết trong một cuộc tấn công bằng tên lửa Scud qua biên giới của quân nổi dậy Houthi.

Theo trang mạng tình báo Debkafile của Israel, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã bị chết trong một cuộc tấn công tên lửa Scud từ lãnh thổ Yemen của quân nổi dậy Houthi vào Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt, miền tây nam Ả-rập Xê-út.
tin-nong-tuong-a-rap-xe-ut-chet-vi-trung-ten-lua-yemen.jpg

Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan, Tư lệnh Không quân Hoàng gia Ả-rập Xê-út.​

Cuộc tấn công bằng tên lửa Scud này xảy ra vào ngày 6/6, nhưng cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan được giấu kín cho đến ngày 10/6/2015.

Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt là căn cứ lớn nhất của Không quân Ả-rập Xê-út và một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ căn cứ không quân này.

Các cuộc không kích của liên quân do Ả-rập Xê-út cầm đầu chống quân nổi dậy Houthi Iran hậu thuẫn đã giết chết khoảng 2.000 người – trong đó có nhiều dân thường bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Các nguồn tin quân sự của debkafile ở Vùng Vịnh cho biết việc chậm công bố cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã gây ra nhiều nghi vấn. Thông báo ngắn gọn của Ả-rập Xê-út chỉ nói: "Tư lệnh Không quân Hoàng gia Ả-rập Xê-út, Trung tướng Mohammed bin Ahmed Al-Shaalan, đã chết ngày thứ Tư (10/6) vì một cơn đau tim, trong một chuyến đi công tác ở nước ngoài”.

Không có thông tin nào được cung cấp về cái gọi là "chuyến đi công tác nước ngoài”, mục đích của chuyến đi này và thậm chí cả tang lễ của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan.
tin-nong-tuong-a-rap-xe-ut-chet-vi-trung-ten-lua-yemen-hinh-2.jpg

Một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ Căn cứ không quân Quốc vương Khalid.​

Nguồn tin quân sự của debkafile cho biết phía Ả-rập Xê-út đã bị bất ngờ trước vụ tấn công tên lửa nói trên của quân nổi dậy Houthi từ lãnh thổ Yemen. Phản ứng duy nhất ở Căn cứ không quân Quốc vương Khalid đến từ các khẩu đội tên lửa phòng không Patriot do người Mỹ điều khiển. Các khẩu đội này chỉ bắn hạ được 2-3 trong số 15 tên lửa Scud tấn công Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt.

Mỹ đã triển khai tên lửa Patriot ở Khamis Mushayt để bảo vệ các đơn vị đặc nhiệm và máy bay không người lái tấn công các phần tử khủng bố Al-Qaeda trên Bán đảo Ả-Rập (AQIP). Nhưng kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến Yemen, máy bay không người lái Mỹ thường chỉ điểm các mục tiêu của quân nổi dậy Houthi cho Không quân Ả-rập Xê-út.

Cuộc tấn công bằng tên lửa Scud từ lãnh thổ Yemen vào căn cứ không quân ở Khamis Mushayt cho thấy chiến tranh đã từ Yemen lan sang lãnh thổ Ả-rập Xê-út.

Nguồn tin quân sự của debkafile khẳng định rằng quân nổi dậy Houthi đã nhận được thông tin tình báo của Iran, biết chính xác nơi ở của Tướng Al-Shalaan và các cộng sự hàng đầu của ông trong ngày tấn công bằng tên lửa Scud. Nhận được thông tin tình báo này, quân nổi dậy Houthi đã tiến hành phóng đồng loạt 15 tên lửa Scud vào lúc 3 giờ sáng ngày 6/6 vào khu sinh hoạt và các nhà chứa máy bay của Căn cứ không quân Quốc vương Khalid.

Theo debkafile, Riyadh đã cố tình giấu giếm cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan để tránh làm nao núng tinh thần của liên minh Ả-rập đang tham chiến ở Yemen.
 
23/8/12
1.162
3
38
Scud Nga hạ gục hệ thống Patriot Mỹ, một tướng tử nạn

(Vũ khí) - Dù hệ thống Patriot triển khai dày đặc, đòn tấn công bằng tên lửa Scud của phiến quân Yemen vẫn dội vào sân bay Quốc vương Khalid như chốn không người.

Sự bất lực của hệ thống phòng thủ Patriot đã khiến vị Tư lệnh Không quân của Arabia Saudi, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã bị thiệt mạng.
Theo Fars News, cuộc tấn công của phiến quân ở Yemen bằng Scud vào Arabia Saudi diễn ra vào 3h ngày 4/6 khi các khẩu đội tên lửa Patriot triển khai tại sân bay Quốc vương Khalid đã cố gắng đánh chặn loại tên lửa từ thời Liên Xô nhưng chỉ bắn rơi được 2-3 quả đạn trong tổng số 15 tên lửa được bắn từ Yemen sang.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cai-chet-cua-tuong-arabia-saudi-chung-minh-patriot-vo-dung_141029234.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống Patriot.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuy nhiên, cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan được giấu kín cho đến ngày 10/6/2015.
Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt là căn cứ lớn nhất của Không quân Arabia Saudi và một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ căn cứ không quân này.
Thông báo ngắn gọn của Arabia Saudi về cái chết của ông Al-Shaalan chỉ nói: "Tư lệnh Không quân Hoàng gia Arabia Saudi, Trung tướng Mohammed bin Ahmed Al-Shaalan, đã chết ngày thứ Tư (10/6) vì một cơn đau tim, trong một chuyến đi công tác ở nước ngoài”.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin giấu tên ngày 11/6 cho biết rằng ông "Al-Shaalan đã bị giết chết trong các cuộc tấn công của tên lửa Yemen tấn công sân bay Quốc vương Khalid vào năm ngày trước đó".
Thực tế, thì ông Al-Shaalan cũng không thực hiện bất cứ chuyến công cán nước ngoài nào trong những ngày qua.
[xtable=bcenter|350x@]
{tbody}
{tr}
{td}Việt Nam tự chủ nâng cấp tên lửa đạn đạo Scud{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đánh chặn tai tiếng
Được biết, đây không phải là vụ đánh chặn tai tiếng đầu tiên của hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất.
Lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong cuộc chiến này, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq.
Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel. Sau một sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.
Ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud bắn trúng căn cứ Dharan tại Ả Rập, làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq.
Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m.
Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.
Đây có thể chính là nguyên nhân khiến hệ thống Patriot đã hết đất dụng võ tại Đức khi nước này thay thế chúng bằng tên lửa phòng không nội địa.
Ngoài ra, Israel - đồng minh số 1 của Mỹ cũng đã tính đến việc loại bỏ Patriot để thay bằng hệ thống phòng thủ do mình tự sản xuất.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tại vì!nếu là!nếu như! rất và rất nhiều lý do biện minh cho sự yếu kém,1 hệ thống bảo vệ cho cả sứ mạng mà cái đồng LỖI,cục PIN chạy quá giờ,kể cả thua bỏ của chạy lấy người tại VN cũng có lý do,bài viết đang lên rồi mà các fan bợ Mỹ ko thấy lên tiếng nhỉ????? scud còn không bắn được đòi đánh chặn R-30 Bulava ,Topol-M ,Yars RS-24 .Ảo tưởng sức mạnh đi fan cuồng mĩ , thử ụp nga thử xem =]]
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa Patriot không hạ được Scud: Mỹ quảng cáo láo

Cập nhật lúc: 09:00 16/06/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Israel tố Syria cung cấp tên lửa đạn đạo Scud cho Hezbollah
Pháo binh Việt Nam tiếp tục dùng tên lửa đạn đạo Scud


Sự kiện tên lửa Patriot của Ả Rập Xê-út bắn hụt tên lửa Scud đã cho thấy thực tế rõ ràng rằng lời quảng cáo về Patriot là sai sự thật.
Gần đây, giới phân tích quân sự đặc biệt chú ý tới thông tin lực lượng Houthi và quân đội Yemen ủng hộ đã phóng 15 tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud vào căn cứ không quân Khalid (Saudi Arabia) rạng sáng 4/6. Vụ việc được giấu kín tới tận ngày 11/6 mới được hé lộ. Vụ tấn công thậm chí còn được cho là làm Tư lệnh Không quân Ả Rập Xê-út, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan thiệt mạng. Dù căn cứ không quân Ả Rập Xê-út được bảo vệ bởi các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 được quảng cáo có khả năng đánh chặn tên lửa và do chuyên gia Mỹ điều khiển, nhưng cũng chỉ ngăn chặn được 2-3 quả đạn tên lửa Scud phóng tới. Điều này đã dấy lên hoài nghi liệu những lời quảng cáo có cánh của Mỹ về hiệu quả phòng thủ tên lửa của PAC-3 có là sự thực.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tên lửa Patriot PAC-3 được quảng cáo là có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở cự ly 60km.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đánh chặn tên lửa có dễ dàng?
Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, tùy vào tầm bắn của tên lửa tấn công có thể phân ra nhiều phương thức đánh chặn khác nhau căn cứ vào pha phóng đạn, ngăn chặn đạn tên lửa trong hay ngoài bầu khí quyển. Trong trường hợp vụ tấn công ở Ả Rập Xê-út, tổ hợp PAC 3 dùng phương thức đánh chặn căn cứ vào pha phóng đạn (ở pha cuối hành trình đạn đạo của tên lửa đối phương).​
Để đánh chặn tên lửa đối phương, ngay khi phát hiện tín hiệu ra-đa và ảnh nhiệt của tên lửa nghi vấn, hệ thống cảnh giới của PAC-3 sẽ cố gắng bám bắt mục tiêu; tính toán đạn đạo, điểm rơi của tên lửa và lên phương án đánh chặn. Ở kịch bản thuận lợi nhất, khi đầu đạn tên lửa trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, PAC-3 sẽ phóng tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn tự dẫn kenetic (va chạm động năng) ở khoảng cách 20-35km.​
Tuy nhiên, thực tế không hề dễ dàng như vậy! Việc theo dõi đạn tên lửa bay với tốc độ siêu thanh có thể đạt tới 3km/giây trong thời gian cực ngắn không hề dễ dàng. Đầu đạn đối phương có thể mất dấu bất kỳ lúc nào vì hiệu ứng plamas, mất tín hiệu nhiệt, chưa kể tới việc để ngăn chặn mục tiêu có tiết diện nhỏ như đầu đạn tên lửa, nên bất kỳ sự thiếu chính xác nào của các phương tiện đánh chặn đều dẫn tới thất bại.​
Đối với tổ hợp tên lửa Patriot, điều này từng có tiền lệ xấu. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần 1, các tổ hợp Patriot của liên quân từng mất dấu tên lửa Scud của Iraq phóng tới Israel vì đầu đạn tên lửa nguội đi quá nhanh, hệ thống giám sát mất tín hiệu ảnh nhiệt của tên lửa và để lọt mục tiêu. Một vụ việc nổi tiếng nữa là tại căn cứ Dharan (Saudi Arabia) ngày 25/2/1991, mặc dù theo dõi được mục tiêu, nhưng do trục trặc của hệ thống đồng hồ trên đạn tên lửa, tổ hợp Patriot đã đánh trượt mục tiêu tới 600m. Hậu quả của vụ tấn công làm 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.​
Tiếp đến vụ việc ngày 4/6 vừa qua, dù chưa xác định nguyên nhân, nhưng PAC-3 Patriot lại một lần nữa “thảm bại” trước tên lửa Scud có tuổi đời “gần nửa thế kỷ”.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Scud đã thuộc hàng "ông cố" nhưng "thanh niên trai tráng" Patriot PAC-3 vẫn không thể hạ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Khi thực chiến không được như
lời quảng cáo
Trong chiến tranh vùng Vịnh lần 1, các tổ hợp Patriot của liên quân có nhiệm vụ chính là ngăn chặn tên lửa Scud và Al Hussein của Iraq tấn công các quốc gia trong khu vực. Bất chấp các tai tiếng, giới chức quân sự Mỹ tuyên bố Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel.​
Tuy nhiên, sau cuộc chiến trên, sự “thành công” của Patriot được thể hiện bằng việc Israel thẳng thừng từ chối mua thêm Patriot và tự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình. Bản thân Mỹ cũng chấp nhận hằng năm chi cho nhà nước Do Thái hàng trăm triệu USD phát triển các loại vũ khí đánh chặn mới. Quân đội Mỹ cũng tích cực hoàn thiện tổ hợp Patriot với việc đưa ra gói nâng cấp và cải tiến đạn đánh chặn với những lời quảng cáo có cánh về khả năng phòng thủ tên lửa.​
Một điểm nữa là giá thành của đạn tên lửa đánh chặn quá đắt đỏ. Mỗi tên lửa đánh chặn MIM-104F có giá tới 5 triệu USD, đắt gấp nhiều lần so với mục tiêu đánh chặn của nó. Trong khi đó, hiệu quả đánh chặn của tổ hợp vẫn là câu hỏi lớn và mới có thêm “câu trả lời ở Ả Rập Xê-út”.​
Xét về bình diện kinh tế, việc đầu tư hàng tỷ USD vào hệ thống đánh chặn tên lửa mang tiếng là hiện đại, nhưng xác suất đánh chặn thấp chắc chắn không phải là khoản đầu tư khôn ngoan.​
Hệ thống Iron Dome chỉ đánh chặn mục tiêu thông thường
Trước nhiều ý kiến ca ngợi hệ thống đánh chắn Iron Dome của Israel, thì các chuyên gia đã chỉ ra sự thật hiển nhiên. Nhiệm vụ chính của Iron Dome là tiêu diệt các loại đạn rocket, đạn pháo, cối do các tổ chức Hồi giáo vũ trang phóng vào các thành phố nằm ở phía Nam Israel.​
Với khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng tới 150 km vuông, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm một trạm radar đa nhiệm, trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.​
Iron Dome hoạt động theo phương thức phát hiện sớm hướng bay của tên lửa và nhanh chóng xác định quỹ đạo di chuyển của nó.​
Ưu điểm của Iron Dome nằm ở chỗ, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn.​
Hệ thống này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2011 và theo tuyên bố của các quan chức Israel, Iron Dome đạt tỷ lệ chính xác tới 90%.​
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia về khả năng của hệ thống này trên chiến trường cho biết, tỷ lệ ngăn chặn các tên lửa bắn vào lãnh thổ Israel từ Gaza trong cuộc xung đột hồi tháng 11 năm ngoái là gần như bằng không.​
Theo tờ New York Times ngày 21/3/2014, tỷ lệ thành công của hệ thống Iron Dome "nhiều ảo tưởng hơn thực tế".​
Trái với tuyên bố của Israel rằng tỷ lệ thành công của hệ thống này trong việc đánh chặn các tên lửa được bắn từ Gaza trong suốt cuộc đụng độ hồi năm ngoái là 90% thì các chuyên gia nghiên cứu vũ khí Mỹ - Israel cho biết khả năng tấn công chính xác của nó chỉ "không quá 40%".​
Theo giải thích của các chuyên gia, Iron Dome chỉ có khả năng làm tê liệt hoặc làm chệch hướng tên lửa của đối phương chứ không phá hủy được nhiều.​
Điều này dẫn tới hệ quả là các tên lửa bị đánh chặn sẽ vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vô hiệu hóa một phần khi rơi xuống khu vực dân cư sẽ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho con người.​
New York Times dẫn lời nhà khoa học tên lửa hạt nhân cũ Rafael (nhà sản xuất Iron Dome của Israel) Mordechai Shefer đưa ra kết luận rằng "tỷ lệ tiêu diệt là số 0" sau khi nghiên cứu khoảng 20 video hoạt động mới của hệ thống này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Khả năng truy cập Internet của súng trường tấn công Kalashnikov-Nga

(Vũ khí) - Tại triển lãm kỹ thuật quân sự Army-2015, Nga đã trưng bày một sản phẩm mới cho súng trường tấn công có khả năng truy cập Internet.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
kha-nang-truy-cap-internet-cua-sung-truong-tan-cong-kalashnikov_1835372.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Súng trường tấn công Kalashnikov của Nga có khả năng truy cập Internet{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Công ty Red Heat của Nga và quỹ đầu tư StarNet VC đã trình bày một modun cho súng trường tấn công Kalashnikov để giám sát các phạm vi còn lại và điều kiện của vũ khí, gửi các dữ liệu phù hợp về căn cứ thông qua Wi-Fi, các cơ quan truyền thông Nga cho biết.
Thiết bị được gắn vào bệ khoá nòng trước của Kalashinikov, được trang bị với những cảm biến trong mà theo dõi tình trạng của súng sử dụng các hệ thống định vị GLONASS và GPS; các cảm biến cũng giúp thu thập các thống kê về việc sử dụng của súng và giám sát số lượng đạn sẵn có của nó. Thiết bị hoạt động với sự trợ giúp của một loại pin điện tử tiêu chuẩn.
Theo cố vấn của công ty Red Heat - Anatoly Smorgonsky, modem tích hợp trong có thể được nâng cấp để truyền tải dữ liệu phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia mà theo đó các loại súng trường tấn công được bán. Ông cho rằng lưu lượng được bảo vệ với một mã khoá 256 bít đã được phát triển ở Nga. Smorgonsky nói thêm rằng modun điện tử này cũng có thể được gắn vào các súng hơi cho mục đích huấn luyện.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
kha-nang-truy-cap-internet-cua-sung-truong-tan-cong-kalashnikov_1834348.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Gian hàng của công ty Red Heat tại cuộc triển lãm Arm-2015{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện nay, các súng trường tấn công Kalashnikov được yêu cầu với các bệ khoá nòng phía trước là cố định hoặc có thể tháo rời, trang bị với các modun điện tử. Giá của loại bệ khoá nòng cố định bao gồm modun điện tử là 25,000 rúp (khoảng 463 USD), theo thông tin từ Red Heat.
Đại diện của công ty đã từ chối giải thích về việc liệu họ đã ký bất kỳ hợp đồng nào cho việc vận chuyển các thiết bị này hay chưa.
Red Heat thỏa thuận trong việc phát triển và sản xuất các phụ kiện cho loại súng cầm tay, bao gồm Kalashnikovs. StarNet VC là một quỹ đầu tư chuyên về các dự án liên quan tới Internet cho mọi thứ. Khả năng của quỹ này là 50 triệu USD.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao sức mạnh quân sự của Mỹ đang yếu dần?

TTK | 18/06/2015 20:15

1-khong-quan-my-2-1434616114609-76-0-320-478-crop-1434616320990.jpg

Chia sẻ:
Tạp chí "The Economist" của Anh mới đây đã bàn về những việc Mỹ cần làm trong bối cảnh Trung Quốc dần cải thiện khí tài công nghệ cao. Khả năng Mỹ chứng tỏ sức mạnh bảo vệ lợi ích riêng của mình cũng như bảo vệ các đồng minh đã là nền tảng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ kể từ khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai kết thúc.

Trọng tâm của nỗ lực đó phải kể đến vai trò của công nghệ trong việc duy trì một thế mạnh quân sự trước các đối thủ tiềm năng.
Trong những năm 1950, Mỹ chống lại lợi thế về số lượng lính chính quy của Liên Xô bằng cách đẩy nhanh vị trí dẫn đầu về vũ khí hạt nhân.
Từ những năm cuối thập niên 1970, sau khi Liên Xô thu hẹp khoảng cách về vũ khí hạt nhân, Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào các công nghệ mới, tạo ra khả năng “theo dõi sát và bắn xa” với tên lửa tự dẫn có độ chính xác cao.
Một phần tư thế kỷ sau đó Mỹ đảm bảo cho họ vị thế hàng đầu về quân sự. Nhưng tại thời điểm này, thế mạnh quân sự có tính quyết định đó đang bị bào mòn. Tại sao?
vi-sao-suc-manh-quan-su-cua-my-dang-yeu-dan.jpg

Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ.​
Các công nghệ tương tự giúp Mỹ và phương Tây áp đảo về quân sự đã nhanh chóng nằm trong tay những kẻ thù tiềm năng. Đặc biệt tên lửa tự dẫn đường có độ chính xác cao hiện rất dễ sở hữu và giá thành rẻ.
Thay vì đầu tư vào các thế hệ tiếp theo của các loại vũ khí công nghệ cao để duy trì khoảng cách vượt xa đối thủ cạnh tranh về quân sự, Lầu Năm Góc lại tập trung nhiều hơn vào nhu cầu vũ khí rất khác nhau của hoạt động chống lại các cuộc tấn công du kích ở Iraq và Afghanistan.
Trong khi Mỹ bị phân tâm, Trung Quốc đã và đang hối hả phát triển vũ khí hết sức quy mô được thiết kế đặc biệt để chống lại sức mạnh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Trong hơn hai thập niên, Bắc Kinh đầu tư ngân sách quốc phòng hơn 10% mỗi năm cho kho vũ khí gồm tàu ngầm, hệ thống phòng không tích hợp tinh vi (iAds) và năng lực quân sự dựa vào mạng Internet.
Tất cả chỉ để phục vụ mục đích tạo sự nguy hiểm mức độ cao cho tàu sân bay Mỹ hoạt động gần ở mức đủ để triển khai máy bay chiến thuật hoặc tên lửa có cánh. Người Trung Quốc gọi đó là “chiến thắng một cuộc chiến cục bộ trong điều kiện công nghệ cao".
Trong khi đó, giới chức quân đội Mỹ không tỏ ra mặn mà với việc loại bỏ “các chương trình” mà họ ấp ủ bấy lâu để chi trả cho khí tài mới đóng vai trò thay đổi cuộc chơi, chẳng hạn như máy bay không người lái tàng hình có thể không kích và bay trong không phận nguy hiểm nhất.
Ngày nay tiến bộ về khoa học và công nghệ vốn giúp hoàn thiện lợi thế quân sự của Mỹ, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo được sử dụng cho các hệ thống không người lái, nhiều khả năng đến từ các công ty công nghệ tiêu dùng ở Thung lũng Silicon cũng như ngành công nghiệp quốc phòng truyền thống.
Tuy nhiên, việc hai khu vực rất khác nhau này sẽ được giao thoa một cách sáng tạo như thế nào vẫn còn là ẩn số. Mỹ quyết tâm giành lại thế mạnh quân sự của mình thông qua một chiến lược bù trừ nữa.
Nhưng ngay cả khi ý chí chính trị và khả năng xuất sắc về kỹ thuật có thể được huy động một lần nữa, thì thế thống trị về quân sự vẫn đòi hỏi phải có nỗ lực liên tục vì công nghệ được phổ biến nhanh hơn rất nhiều trong thời đại ngày nay.
Một phần của việc phổ biến công nghệ này chính là nhờ một dự án trước đây mà chính quyền Mỹ giúp thai nghén và hình hành, đó là Internet.
 
23/8/12
1.162
3
38
Buổi bình minh của các hệ thống phòng thủ tên lửa
Hoàng Thái | 18/06/2015 13:30





hercs-1434597238480-25-0-612-1151-crop-1434597273514.jpg

Chia sẻ:

Kể từ khi ra đời, tầm bắn xa và khả năng tiến công chính xác đã khiến tên lửa đạn đạo trở thành vũ khí có tính đe dọa lớn với an ninh của mọi quốc gia trên thế giới.
Khi mối đe dọa xuất hiện, cũng là lúc các cường quốc tìm cách tiêu diệt đòn tiến công lợi hại này để hạn chế thiệt hại trong một cuộc xung đột. Quan hệ mâu và thuẫn trong các cuộc chạy đua vũ trang đã thúc đẩy những hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên ra đời.


buoi-binh-minh-cua-cac-he-thong-phong-thu-ten-lua-.jpg

Tên lửa đạn đạo Topol của Nga
Vũ khí hạt nhân diệt vũ khí hạt nhân

Buổi bình minh của các hệ thống phòng thủ tên lửa bắt đầu khi cuộc chạy đua vũ trang mà trọng tâm là sức mạnh hạt nhân giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh diễn ra vô cùng quyết liệt.

Cả Liên Xô và Mỹ đều nhận thức rằng, nếu có một cuộc tấn công hạt nhân bằng các đầu đạn từ thượng tầng khí quyển diễn ra nhằm vào quốc gia mình thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại.

Trong khi kỹ thuật dẫn đường và định vị chưa cho phép, Liên Xô đã đi tiên phong trong lĩnh vực đánh chặn bằng giải pháp sử dụng “vũ khí hạt nhân diệt vũ khí hạt nhân”, nhằm bảo vệ những thành phố của mình trước sức mạnh hạt nhân của siêu cường bên kia Đại Tây Dương.

Tiêu biểu của hệ thống phòng thủ không gian thời kỳ này là tổ hợp A-135. Tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 2 - 3 Megaton.

Khi xác định có một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào Liên Xô, hệ thống sẽ đưa đầu đạn lên gần mục tiêu và phá hủy bằng sức công phá mà không cần va chạm trực tiếp. A-135 có tầm bắn 300 km, đủ sức bảo vệ các thành phố lớn của Liên Xô ở phạm vi ngoài tầng khí quyển.


buoi-binh-minh-cua-cac-he-thong-phong-thu-ten-lua-.jpg


Xe chở đạn tên lửa với kích thước to lớn của hệ thống A-135

Tuy nhiên, sự cồng kềnh, tốn kém và phức tạp trong chế tạo, bảo dưỡng cũng như tác hại của việc sử dụng đầu đạn hạt nhân để đánh chặn là một nhược điểm quá lớn.

Vào thời kỳ cuối của Chiến tranh lạnh, khi công nghệ tên lửa, định vị, dẫn đường đã có nhiều bước tiến lớn, các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao mới sử dụng phương pháp tiêu diệt bằng động năng và năng lượng ánh sáng đã ra đời.

Thành quả từ “viễn tưởng” của người Mỹ

Không thể chần chừ trước những thành quả của Liên Xô, người Mỹ cũng đã bắt tay vào xây dựng cho mình những hệ thống riêng để đảm bảo an ninh quốc gia.

Có thể nói con đẻ của chương trình phòng thủ tên lửa Mỹ bắt nguồn từ “Sáng kiến phòng thủ chiến lược - SDI”, hay còn được biết đến với cái tên gợi nhiều liên tưởng “Chương trình Chiến tranh giữa các vì sao”.

SDI được thực hiện vào năm 1983 với ý tưởng khá phức tạp là tiêu diệt những tên lửa đạn đạo nhằm vào lãnh thổ Mỹ ở pha giữa của hành trình bằng các phương tiện vũ trụ.

Thành quả của chương trình là đã xây dựng được một hệ thống khá hoàn chỉnh cho việc trinh sát, theo dõi các cuộc tấn công bằng vệ tinh, các phương tiện giám sát vũ trụ... và phát triển công nghệ dẫn đường chính xác để đánh chặn tên lửa đạn đạo trong pha giữa của hành trình tấn công.

Tới năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ, cuộc chạy đua “Chiến tranh giữa các vì sao” không còn cần thiết và chấm dứt theo sự ra đi của Liên bang Xô Viết, nhưng người Mỹ vẫn dựa trên những thành quả đó để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện đại.

Chương trình mới gồm 2 thành tố chính, đó là phòng thủ tên lửa quốc gia NMD và phòng thủ tên lửa chiến trường TMD.

NMD là chương trình gây rất nhiều tranh cãi khi được triển khai không chỉ trên lãnh thổ Mỹ mà còn tại các quốc gia đồng minh.

Trọng tâm của giải pháp là sử dụng vệ tinh, các phương tiện trinh sát vũ trụ để phát hiện vụ phóng, theo dõi tên lửa đang nhằm vào Mỹ và ra đòn tiêu diệt bằng tên lửa đánh chặn va chạm trực tiếp hoặc sử dụng tia laser để tiêu diệt.

Với ưu thế kinh tế - quân sự - chính trị của mình, người Mỹ đã triển khai các hệ thống radar, phương tiện mang phóng đa dạng trên khắp thế giới, hình thành thế bao vây những quốc gia mà họ cho rằng có tiềm năng tấn công nước Mỹ bằng tên lửa.


buoi-binh-minh-cua-cac-he-thong-phong-thu-ten-lua-.jpg

Tàu chiến Aegis Mỹ là một thành tố trong hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia
Trong khi NMD đang là vũ khí bao vây của Mỹ một cách hiệu quả và là con bài mặc cả trên nhiều diễn đàn an ninh thì hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường TMD lại thể hiện khá tệ hại trong thực chiến.

Có vẻ như chiếc ô bảo vệ chiến trường của Mỹ luôn gặp vấn đề khi đối phó những cuộc tấn công của đối thủ, dù chỉ bằng những hệ thống lỗi thời.


buoi-binh-minh-cua-cac-he-thong-phong-thu-ten-lua-.jpg

Hệ thống PAC-3 Khai hỏa
Trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc, người Mỹ đã nếm đòn cay đắng khi chỉ đánh chặn nổi 20% số lượng tên lửa Scud của Iraq. Cá biệt, một tên lửa đã rơi vào doanh trại quân đội Mỹ gây ra cái chết của 26 binh sĩ và hơn 100 người bị thương.

Hay như mới đây, hệ thống Patriot PAC-3 của Mỹ đã không đánh chặn được tên lửa của phiến quân Houthi từ Yemen bắn sang Saudi Arabia, khiến tư lệnh không quân nước này thiệt mạng.

Như vậy, dù thành quả và ưu thế của Mỹ là rất lớn so với các quốc gia mà họ cho là thù địch, cộng với khả năng triển khai trên diện rộng bằng ngân sách dồi dào.

Tuy nhiên không thể phủ nhận hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường của Mỹ đang gặp những vấn đề về độ tin cậy trong vận hành và chất lượng thực sự của các thành phần trong tổ hợp.

Điều này đã khiến các quốc gia đồng minh lo ngại, thậm chí Đức và Israel còn tự phát triển những chương trình riêng để đảm bảo an ninh không chỉ vì nhu cầu tự chủ mà còn do những mối nghi ngờ với chất lượng vũ khí Mỹ.

Có thể nói, cuộc chạy đua triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa là cuộc chơi khởi nguồn từ những siêu cường. Trong đó, Liên Xô là quốc gia đi tiên phong còn Mỹ là nước triển khai hiệu quả nhất về quy mô và số lượng.

Cuộc đua vẫn chưa dừng lại, nước Nga tiếp tục cho ra đời những vũ khí cao xạ mới với tính năng vượt trội, có khả năng thay đổi quyền lực và những giải pháp đối phó phi đối xứng hiệu quả.

Bên cạnh đó, sự trỗi dậy và nhu cầu an ninh của Trung Quốc, Ấn Độ, Israel... đã khiến cuộc chơi có thêm nhiều nhân tố mới. Điều này hứa hẹn xuất hiện nhiều giải pháp công nghệ mới lạ, song song với những mặc cả quyền lợi phức tạp trên chính trường.

Trong kỳ sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các giải pháp mới trong cuộc chạy đua đỉnh cao về kỹ thuật quân sự này.
 
Status
Không mở trả lời sau này.