Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Không chiến eo biển Đài Loan: Mỹ thua to

8:58 PM, 19/06/2015, Views: 1934 | By Nam Xương
VietnamDefence - Sau 13 phút tiếp xúc, 48 tiêm kích J-11 (sao chép Su-27) của Trung Quốc bị bắn rơi…, Mỹ mất 2 máy bay AWACS Е-3 Sentry, 6 máy bay tiếp dầu, 4 máy bay tuần biển Orion và 2 máy bay Global Hawk, trên không phận Đài Loan vẫn còn 24 tiêm kích, còn 6 chiếc Raptor cụp đuôi rút khỏi trận chiến khi bắn hết sạch tên lửa…
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
j11.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}J-11{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đây không phải là tuyệt phẩm mới của nhà văn Tom Clancy mà là từ tính toán lý thuyết về một trận chiến trên bầu trời Đài Loan. Một kịch bản lý tưởng.

Thậm chí cả khi người Trung Quốc mù, ngu ngốc và kém cỏi, còn F-22 thì tàng hình, và các tên lửa không đối không của Mỹ luôn bắn trúng… thì Trung Quốc vẫn thắng, bắn rơi tất cả các máy bay AWACS, máy bay tiếp dầu và các máy bay tuần tra, máy bay không người lái… của Mỹ.

Điều thú vị nhất là tính toán đó không phải là của các nhà phân tích Trung Quốc hay Nga. Đó là báo cáo của trung tâm phân tích chiến lược hàng đầu thế giới là RAND Corporation.

Theo báo cáo do RAND Corporation đệ trình, Không quân Mỹ có thể bảo vệ Đài Loan từ trên không chỉ khi có ưu thế gấp 10 lần không quân Trung Quốc. Đúng vậy, chứ không phải là ngược lại. Máy bay Mỹ phải nhiều hơn 10 lần máy bay Trung Quốc.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cn-vs-taiwan1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hơn nữa, trong các tính toán thì tham chiến từ phía Mỹ có các máy bay tối tân nhất là F-22 và F-35, còn về phía Trung Quốc là các tiêm kích Flanker (tức là Su-27 hay J-11).

Đội hình xuất phát của phía Trung Quốc là 72 chiếc Flanker (Trung Quốc có nhiều Flanker hơn nữa, còn mấy ngàn tiêm kích cũ thì không cần nhắc đến).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cn-vs-taiwan2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ở điều kiện tình huống lý tưởng không thể xảy ra (khi xác suất trúng đích của các tên lửa không đối không Trung Quốc = 0, của các tên lửa không đối không Mỹ = 100%), người Mỹ vẫn thua trên bầu trời Đài Loan khi mất 6 máy bay tiếp dầu, 2 AWACS, 4 Orion, 2 Global Hawk (hơn 120 phi công) so với 48 chiếc Flanker (và 10 phi công) bị bắn rơi. Trên bầu trời Đài Loan vẫn còn 24 máy bay Trung Quốc.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cn-vs-taiwan3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Số liệu về cuộc xung đột giả định năm 2020{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Trong một kịch bản xác đáng hơn (xác suất trúng đích của tên lửa không đối không Mỹ và Trung Quốc là như nhau) và đội hình xuất phát của không quân Mỹ là 120 F-22 + 162 F-35 tham gia chiến dịch thì kết quả là Mỹ mất toàn bộ các máy bay trên bầu trời Đài Loan, còn Trung Quốc vẫn còn 10 Flanker. Nghĩa là ưu thế trên không vẫn thuộc về Trung Quốc.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cn-vs-taiwan4.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tất cả những điều nêu trên không hề là vớ vẩn mà là hoàn toàn hiện thực. Đơn giản là các chuyên gia quân sự Internet thường là những tuyên truyền viên được trả tiền hay so sánh dựa trên các bảng tính năng chiến-kỹ thuật và các con số máy bay trừu tượng của các bên đối địch mà hoàn toàn quên mất các đặc điểm của chiến trường. Họ quên các căn cứ, thời gian bay đến vị trí giao chiến, sự sơ hở của cacns căn cứ, tải trọng chiến đấu, hiệu quả các tên lửa không đối không hiện đại và do đó là quên cả việc không thể đưa tất cả sang giao chiến tầm xa.

Mà trong không chiến tầm gần, người Mỹ sẽ gặp khó khăn to với các máy bay Flanker. Đó là kể cả khi các chuyên gia RAND Corporation vẫn còn lạc quan khi tin tưởng vào các đặc tính thần kỳ của các máy bay tàng hình của họ.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
cn-vs-taiwan5.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Học thuyết phát triển Không quân Mỹ dựa trên ưu thế chất lượng bị phá sản. Trong nhiều tình huống và ở những chiến trường nhất định, chẳng hạn như eo biển Đài Loan nêu trên, Không quân Mỹ không thể tạo ra ưu thế chất lượng hay số lượng cần thiết.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lính bắn tỉa Mỹ 'kêu trời' vì súng bắn không tới kẻ thù ở Afghanistan
Thứ Ba, 16/06/2015 06:40

Quan tâm0

(Thethaovanhoa.vn) -Thủy quân lục chiến Mỹ luôn tự hào vì có lực lượng bắn tỉa giỏi nhất thế giới. Nhưng những người lính trong cuộc nói rằng kỹ năng siêu đẳng cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, khi họ phải ra trận với những khẩu súng quá yếu.
Đó là mùa Hè năm 2011, tại tỉnh Helmand của Afghanistan và Trung sĩ Ben McCullar thuộc Tiểu đoàn 3 của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ (Marines) được giao nhiệm vụ cùng đội bắn tỉa 8 người tiến vào thị trấn Musa Qala nóng bỏng.

Súng bắn tỉa thua tầm bắn súng máy

Thi thoảng họ nổ súng vào một nhóm quân địch. Có lúc họ bị lính bắn tỉa của đối phương nã đạn trả đũa. Nhưng gần như lần nào, đội của McCullar cũng bị súng máy của đối phương bắn cho tới mức không ngóc đầu lên được.

Điều đáng chú ý là những khẩu súng đó có tầm bắn xa vượt trội so với tầm của súng bắn tỉa Mỹ. “Họ thường đặt chế độ bắn xa nhất và xả đạn về phía chúng tôi" - McCullar kể - "Chúng tôi nằm chịu trận, cho tới khi buộc phải gọi phi pháo hỗ trợ."

Sniper2-Custom.jpg

Người lính Thủy quân lục chiến tập luyện với súng bắn tỉa M40
Câu chuyện của McCullar và đồng đội không phải là cá biệt. Trong 14 năm qua, lính bắn tỉa của Thủy quân lục chiến thường gặp nhiều thua thiệt trong chiến đấu, mà theo họ, nguyên nhân là do phải sử dụng thiết bị vũ khí lạc hậu. Họ chỉ trích lãnh đạo lực lượng, do không thể cung cấp nổi cho lính của mình một món vũ khí ra hồn, có thể phát huy hiệu quả khi cần tới.

Thực tế thì Thủy quân lục chiến nổi tiếng do thường sử dụng "đồ chơi" cũ so với các binh chủng khác trong quân đội Mỹ. Tại chiến tranh vùng Vịnh 1991, khi Lục quân đã lái những chiếc M1A1 Abrams mới cáu cạnh ra chiến trường, Thủy quân lục chiến vẫn phải xung trận với xe Patton cổ lỗ - từng lăn bánh trên đường phố Sài Gòn trong những năm 1960.

Năm 2003, khi tiến vào Iraq một lần nữa, lính bắn tỉa của Thủy quân lục chiến mang theo các khẩu súng bắn tỉa M40A1, với nhiều khẩu đã bắt đầu đưa vào sử dụng từ cuối cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày hôm nay, khẩu súng bắn tỉa chủ đạo của Thủy quân lục chiến là súng M40 cải tiến, vẫn chỉ bắn xa hơn có chút xíu so với khẩu M40A1, là khoảng gần 1.000 mét (so với 800 mét).

Đào tạo tốt nhưng vũ khí tồi

Các lính bắn tỉa hiện nay và trước kia của Thủy quân lục chiến nói rằng vũ khí họ sử +

dụng không có cùng khả năng như vũ khí của các binh chủng khác, chưa nói tới súng đạn nằm trong tay kẻ thù như Taliban và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

"Chẳng cần biết chúng tôi được đào tạo tốt tới đâu, nếu chúng tôi bị hạ từ cự ly 1.000 mét, trước khi có thể nổ súng, thì việc đào tạo phỏng có ích gì?" - một người lính nói.

McCullar, người từng là huấn luyện viên tại trường bắn tỉa chính của Thủy quân lục chiến ở Quantico, Virginia, cũng có chung quan điểm. "Với cự ly giao chiến trung bình khoảng 800 mét, rất nhiều vũ khí của chúng tôi đã trở nên vô dụng" - McCullar nói.

Ban-Custom.jpg

Những khẩu súng này bị than phiền là khiến lính Mỹ thua thiệt so với kẻ thù ở những chiến trường như Afghanistan
Lần gần đây nhất McCullar được điều tới chiến trường là vào năm 2011, khi quân Mỹ chứng kiến đối thủ của họ thường xuyên thay đổi chiến thuật trên chiến trường. Sự thay đổi khiến McCullar và đồng đội thường lâm vào các tình huống mà họ muốn có khẩu súng bắn tỉa tốt hơn.

"Đôi khi chúng tôi có thể thấy rõ những gã bắn súng máy của Taliban, nhưng không thể giao chiến với chúng" - McCullar nói. Anh cho biết nếu Thủy quân lục chiến có các vũ khí khác, như súng Winchester Magnum cỡ đạn .300 hoặc .338, khả năng chiến đấu của người lính hẳn đã được cải thiện.

Anh cũng chỉ ra rằng Lục quân đã dùng súng .300 Win Mag làm vũ khí chính từ năm 2011. Súng này bắn xa hơn 300 mét so với súng M40 - vốn sử dụng đạn .308 nhẹ hơn.

Sẽ lãnh hậu quả vì "mang dao tới trận đấu súng"

Trước những lời phàn nàn, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến nói rằng họ đang xem xét vài lựa chọn thay thế M40. Tuy nhiên họ khẳng định những khẩu súng này vẫn đang đáp ứng tốt yêu cầu của lực lượng.

M40 do Bộ phận Vũ khí chính xác của Thủy quân lục chiến sản xuất. Nơi này chuyên sản xuất và sửa chữa các vũ khí chính xác của lực lượng. Chris Sharon, cựu HLV bắn tỉa tại Quantico nói rằng Thủy quân lục chiến ngại cắt bỏ chương trình M40 vì nó có thể khiến Bộ phận Vũ khí chính xác có nguy cơ bị xóa sổ.

Thủy quân lục chiến gần đây đã nâng cấp súng M40A5 lên M40A6. Vấn đề nằm ở chỗ cự ly tác chiến của khẩu súng vẫn y nguyên, chẳng thay đổi gì. "Đôi khi bạn phải tự hỏi mình rằng gã quái nào đang điều hành các chương trình nâng cấp đó vậy?" - Sharon nói.

McCullar, Sharon và những người lính bắn tỉa khác đã công khai bày tỏ quan ngại về việc Thủy quân lục chiến sẽ phải tham gia cuộc xung đột tiếp theo với những khẩu súng không tương xứng.

“Chúng tôi tạo ra những người lính bắn tỉa thuộc hàng giỏi nhất thế giới. Chúng tôi có những sĩ quan giỏi nhất của quân đội. Chúng tôi là các thợ săn khiến kẻ khác kinh sợ" - một HLV lính bắn tỉa đề nghị giấu tên nói với Washington Post - "Nhưng lần tới chúng tôi ra trận, Thủy quân lục chiến sẽ nhận được bài học cay đắng, về chuyện xảy ra khi anh mang dao tới một cuộc đấu súng."
 
23/8/12
1.162
3
38
Công ty sản xuất súng Colt phá sản vì bị quân đội Mỹ "ruồng rẫy"

Linh Vũ (Vietnam+) lúc : 20/06/15 05:47 Bản in

Thương hiệu súng Colt ngày càng mất giá (Nguồn: Reuters)
Sau nhiều thập kỷ vũ trang cho binh lính Mỹ, đầu tiên là các khẩu M16 và sau này là súng trường M4 ở Iraq, Afghanistan, nhà sản xuất súng Colt khét tiếng đã không còn được quân đội ký hợp đồng mua vũ khí vào năm 2013. Biến cố đó đã đánh quỵ công ty. Chủ nhật tuần trước, Colt Defense LLC đã đâm đơn xin bảo hộ phá sản, sau 179 năm hoạt động.
Colt buộc phải xin bảo hộ phá sản sau khi nhiều nỗ lực tái cấu trúc khoản nợ lên tới 350 triệu USD của công ty đã không thành công, và giờ sẽ bị mang ra bán đấu giá.
Sự đi xuống của Colt dường như đã bắt đầu ngay sau khi mất hợp đồng bán súng M4 cho quân đội vào năm 2013. Hợp đồng trị giá 77 triệu USD về sau được trao cho công ty F.N. Herstal của Bỉ.
Tuy nhiên Colt chỉ có thể tự trách mình vì thua cuộc. Súng M4 của Colt đã gặp hàng loạt vấn đề sau thời gian dài hoạt động trong quân đội. Binh lính Mỹ chê bai khẩu súng là không đáng tin cậy. Khi được vệ sinh sạch sẽ, M4 là khẩu súng tốt. Nhưng nó dễ bị kẹt, hư hỏng khi dính bụi bặm - điều khó tránh trong các môi trường chiến đấu như Iraq và Afghanistan.
Năm 2007, khẩu M4 đứng bét bảng trong cuộc kiểm tra khả năng chống bụi bẩn, so với súng do các công ty đối thủ của Colt sản xuất. Nhưng bất chấp thành tích tồi ấy, giới lãnh đạo quân đội Mỹ vẫn nói rằng họ tin tưởng vào thiết kế của Colt.
Về cơ bản, M4 vẫn đáp ứng yêu cầu của các lực lượng thông thường trong quân đội Mỹ. Nhưng các lực lượng đặc nhiệm, do có nhiều ngân sách hơn và quyền hạn lớn hơn, bắt đầu vứt bỏ khẩu súng này, nhiều năm trước khi Lầu Năm Góc chính thức từ bỏ nó.
“Lực lượng Delta của Lục quân đã thay súng M4 bằng súng H&K 416 vào năm 2004, sau khi các thử nghiệm cho thấy hệ thống piston đẩy bệ khóa nòng của H&K 416 làm giảm mạnh tình trạng hóc, kẹt đạn, đồng thời giúp tăng thời gian sử dụng các linh kiện khác trong súng" - tờ Army Times đưa tin vào năm 2007.
Mất hợp đồng với quân đội vào năm 2013 là cú đánh tồi tệ mà Colt phải nhận. Nhưng công ty còn đối mặt với nhiều thách thức khác. Trang tin Foreign Policy chỉ ra rằng cảnh sát Mỹ cũng quay lưng với Colt. Họ thi nhau dùng súng ngắn Glock của Áo, thay vì mua súng 1911 của Colt. Trang tin nói rằng nguyên nhân do khẩu Glock được đánh giá là đáng tin cậy hơn, còn súng của Colt bị chê bởi dễ kẹt đạn.
Chưa hết, cấu trúc kinh doanh tách biệt bộ phận súng quân dụng và dân sự, quá đề cao việc phục vụ quân đội và cảnh sát, khiến Colt không thể thu lợi lớn, khi dân Mỹ đổ xô đi mua súng sau thời điểm ông Barack Obama lên nắm quyền hồi năm 2008.
Vì những sai lầm đó, Colt nay sẽ phải đổi chủ sở hữu. Tuy nhiên có vẻ như hoạt động sản xuất và kinh doanh súng của công ty vẫn không chịu tác động gì từ tiến trình bảo hộ phá sản.
Trong thông báo chính thức, quan chức phụ trách hoạt động xử lý bảo hộ phá sản là Keith Maib tuyên bố: "Colt vẫn tiếp tục kinh doanh." Việc này diễn ra nhờ Colt vẫn được nhận một khoản vay trị giá 20 triệu USD, để các hoạt động sản xuất súng ở trụ sở công ty nằm tại Connecticut không bị ngưng trệ.
Giới chuyên gia đánh giá tương lai của Colt giờ sẽ phụ thuộc vào chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, sau khi công ty đã có người mua lại./.
 
23/8/12
1.162
3
38
Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ bị rơi gây cháy dữ dội
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Một chiến đấu cơ F-16 của lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ rơi gần thị trấn Douglas tối 24/6. Người duy nhất trên máy bay là viên phi công hiện vẫn chưa biết còn sống hay không.
21435226054810.jpg

Chiếc F-16 của lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ rơi gần thị trấn Douglas, bang Arizona tối 24/6. Ảnh: Twitte
Phát ngôn viên căn cứ không quân Davis-Monthan cho biết vụ tai nạn xảy ra lúc 20h tối 24/6. Chiếc máy bay trên xuất phát từ trung tâm đào tạo 162nd Wing, trụ sở ở thành phố Tucson, rơi cách thị trấn Douglas, bang Massachusetts khoảng 13 km về phía bắc.

Ông Eddie Gonzales, một người dân sống gần hiện trường vụ tai nạn, kể lại ông và gia đình nghe thấy một tiếng nổ khủng khiếp lúc 20h30. Khi chạy ra khỏi nhà, ông chứng kiến một quả cầu lửa khổng lồ bốc lên trên bầu trời, giống như một quả bom vừa mới được kích hoạt.

Theo giới chức hạt Cochise, chiếc máy bay bốc cháy làm ảnh hưởng đến một đường dẫn khí gas lớn gần đó khiến một phần đường ống bị hư hỏng. Ít nhất một ngôi nhà lân cận bị bắt lửa và người trong nhà được đưa đi sơ tán.

Sở cứu hỏa địa phương đã cử hầu như tất cả các xe chữa cháy hiện có để tham gia dập lửa. Lực lượng Tuần tra Biên giới, cảnh sát và xe cứu thương cũng được huy động để tìm kiếm cứu hộ.

http://vov.vn/thegioi/chien-dau-co-f16-cua-my-bi-roi-gay-chay-du-doi-409645.vov
 
23/8/12
1.162
3
38
Vì sao tàu ngầm Nga đắt hàng ở châu Á?

Hải Vy | 25/06/2015 19:36



kilo-class-diesel-submarine-being-towed-through-the-mediterranean-sea-en-route-to-iran-12-23-1995-1435215340436-0-0-903-1769-crop-1435215364296.jpg

Chia sẻ:
Tờ Russia & India Report đăng tải bài viết lý giải tại sao tàu ngầm Nga trở thành sự lựa chọn của ngày càng nhiều các lực lượng hải quân, đặc biệt là các quốc gia châu Á.

Dưới đây là bài viết của chuyên gia Rakesh Krishnan Simha trên tờ Russia & India Report:
Sức hấp dẫn của tàu ngầm Nga
Trong vũ trụ, “hố đen” là “kẻ hủy diệt” vô hình, có khả năng phá hủy mọi thứ xung quanh nó.
Dưới đại dương, cũng có một “hố đen” khác đang ẩn mình – đó là tàu ngầm Kilo của Nga, với khả năng tàng hình siêu hạng khiến ngay cả quân đội Mỹ cũng không phát hiện được.
Chính Hải quân Mỹ từng phải thừa nhận không thể phát hiện tàu ngầm Novorossiysk (lớp Kilo) khi nó đang lặn.
Tiếp nối “Hố đen” là “Quái vật đại dương” – một mẫu tàu ngầm đỉnh cao của Nga khiến Hải quân Mỹ bị bỏ xa.
Tàu Severodvinsk K-329 thậm chí còn được so sánh với chiếc tàu ngầm công nghệ cao do một thuyền trưởng người Nga chỉ huy trong bộ phim bom tấn "The Hunt for Red October" được công chiếu năm 1990.
vi-sao-tau-ngam-nga-dat-hang-o-chau-a.jpg

Tàu ngầm Severodvinsk K-329​
Trong khi giữ những con “quái vật biển” này làm tài sản riêng, Moscow tiến những bước tiến mạnh mẽ vào thị trường xuất khẩu với các tàu ngầm diesel-điện.
Với khả năng tàng hình, hoạt động êm ái và trang bị những loại tên lửa uy lực nhất thế giới, tàu ngầm Nga trở thành sự lựa chọn của ngày càng nhiều các lực lượng hải quân, đặc biệt là các quốc gia châu Á.
Theo chuyên gia David Isenberg của tờ Asia Times, những khả năng đặc biệt cùng trang bị hỏa lực mạnh mẽ của tàu ngầm Nga là 2 điểm thu hút lớn đối với các khách hàng nước ngoài.
Các tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga luôn chiến thắng khi cạnh tranh với các đối thủ Đức, Pháp, Hà Lan ở thị trường châu Á.
Ngoài ra còn có một lý do khác là Mỹ - đối thủ của Nga trong lĩnh vực công nghệ hải quân – đã không còn sản xuất các tàu ngầm diesel-điện. Điều này đã mở ra cho tàu ngầm Nga nhiều cơ hội hơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á khiến an ninh trên các tuyến đường biển trở thành vấn đề quan trọng đối với các quốc gia ven biển.
Sức mạnh hải quân là nhân tố then chốt để bảo vệ những tuyến đường này. Song, phần lớn các quốc gia châu Á quá nhỏ bé để có đủ tiềm lực trang bị các tàu chiến cỡ lớn.
Những nước đủ khả năng trang bị lại thiếu nhân lực để vận hành, thậm chí khi đây chỉ là một hạm đội cỡ trung bình.
Chẳng hạn như một số quốc gia Đông Nam Á không thể sánh được với hải quân Trung Quốc về quy mô và số lượng tàu chiến.
Tuy nhiên, tàu ngầm mang lại lợi thế quân bình rất lớn. Đó là bởi chúng có thể ẩn mình dưới những con sóng, cầm giữ hạm đội của đối phương nằm yên trong bến cảng.
Tàu ngầm vừa rất khó phát hiện, vừa có thể tiêu diệt những tàu chiến có kích cỡ lớn hơn nó nhiều lần.
Cuộc đua tàu ngầm
Châu Á bắt đầu cuộc đua tàu ngầm vào năm 1997, khi Trung Quốc đạt được thỏa muận mua các tàu ngầm Kilo tiên tiến từ Nga.
Bị ấn tượng bởi khả năng của tàu ngầm Kilo, năm 2003, Trung Quốc tiếp tục đặt mua thêm 8 chiếc khác trị giá 1,6 tỷ USD.
Mặc dù Trung Quốc sở hữu nhiều tàu ngầm hơn Mỹ nhưng các tàu ngầm của nước này có chất lượng kém hơn.
Vì vậy, Bắc Kinh đặt cược vào việc mua các tàu ngầm Kilo và loại hiện đại hơn là tàu ngầm lớp Lada của Nga để đối phó với Hải quân Mỹ.
vi-sao-tau-ngam-nga-dat-hang-o-chau-a.jpg

Tàu ngầm Kilo Nga bán cho Trung Quốc​
Theo chuyên gia Isenberg:
“Động thái của Trung Quốc là vì lý do kinh tế, chính trị và quân sự.
Tàu ngầm lớp Kilo được thiết kế để tác chiến chống tàu mặt nước, chống ngầm, bảo vệ các căn cứ hải quân, bảo vệ vùng duyên hải và các tuyến đường biển, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ tuần tra và trinh sát.
“Kilo được đánh giá là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất trên thế giới, có khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương ở khoảng cách gấp 3-4 lần so với khoảng cách mà tàu ngầm đối phương có thể phát hiện nó” – ông Isenberg cho biết thêm.
Hiện nay, Cục thiết kế hải quân Rubin (trụ sở tại St Petersburg) của Nga cũng đang phát triển hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP), cho phép tàu ngầm tăng thời gian hoạt động dưới lòng biển lên 45 ngày mà không cần nổi lên.
Theo thỏa thuận, Nga đã trang bị tên lửa siêu thanh Klub cho các tàu ngầm Kilo Trung Quốc để mang lại khả năng răn đe lớn trên biển.
Ngoài Kilo, Trung Quốc còn đang trong quá trình đàm phán với Moscow để mua các tàu ngầm lớp Lada.
Theo trang mạng Strategy Page (Mỹ), tàu ngầm lớp Lada còn êm gấp 8 lần lớp Kilo.
vi-sao-tau-ngam-nga-dat-hang-o-chau-a.jpg

Tàu ngầm St Petersburg lớp Lada​
Do được tăng phạm vi hành trình, các tàu ngầm lớp Lada sẽ có thể hoạt động được ở Thái Bình Dương, tại vị trí cách xa các căn cứ hải quân của Trung Quốc.
So với Kilo, Lada có khả năng tàng hình cao hơn, giúp nó qua mặt các tàu và máy bay chống ngầm của Nhật Bản.
Theo Tạp chí Diplomat (Nhật Bản), Moscow cũng đang phát triển một lớp tàu ngầm tiên tiên mới và có thể sẽ bán cho Trung Quốc.
Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết đây sẽ là tàu ngầm thế hệ năm, được đặt tên là lớp Kalina.
Hiệu ứng Domino
Do Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái hung hăng ở Biển Đông và Hoa Đông, nhiều nước trong khu vực cũng tăng cường sức mạnh hải quân.
Kế hoạch phòng thủ chiến lược 2024 của Indonesia đặt mục tiêu tăng gấp 5 lần số lượng tàu ngầm trong thập kỷ tới.
Indonesia là bạn hàng lâu năm của tàu ngầm Nga. Năm 1967, nước này đã đặt mua 12 tàu ngầm lớp Whiskey từ Moscow.
Năm 2013, Indonesia đàm phán mua tàu ngầm Kilo của Nga nhưng chưa đạt được thỏa thuận.
Thái Lan, Malaysia, Đài Loan cũng mở rộng hạm đội tàu ngầm.
Malaysia đang vận hành các tiêm kích Su-30MKM của Nga và có thể sẽ quan tâm tới các tàu ngầm lớp Kilo và Lada.
Đài Loan đang có nhu cầu thay thế các tàu ngầm cũ nhưng khó tìm được đối tác nước ngoài do sức ép từ Trung Quốc. Nếu tiếp cận được vùng lãnh thổ này, Nga sẽ có thêm thị trường mới.
Ngoài ra, một khách hàng tiềm năng mới của tàu ngầm Nga là Bangladesh.
Ban đầu, Bangladesh có ý định mua tàu ngầm Trung Quốc nhưng sau đó, Ấn Độ (quốc gia đang vận hành 10 tàu ngầm Kilo) đã thuyết phục Dhaka mua tàu ngầm Nga.
Trang mạng Defense Radar cho biết, Bangladesh đã đề nghị mua 2 tàu ngầm từ Nga.
 
23/8/12
1.162
3
38
400 ICBM Nga luôn sẵn sàng răn đe những cái đầu nóng

(Bình luận quân sự) - Một nhà bình luận chính trị Nga nhận định, việc đổi mới các lực lượng hạt nhân chiến lược sẽ “góp phần củng cố hòa bình và an ninh thế giới”.

6000 quân thường trực, 400 tên lửa hạt nhân luôn sẵn sàng phóng
Việc đổi mới các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga góp phần củng cố hòa bình và an ninh thế giới. Tên lửa càng tiên tiến hơn, an ninh càng được đảm bảo cao hơn - nhà bình luận chính trị Aleksandr Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" nhận xét.
Mới đây, Tổng thống Nga kiêm Tổng Tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang Nga Vladimir Putin tuyên bố: Một trong những đảm bảo quan trọng nhất với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga là quân đội mạnh với vũ khí hiện đại, nòng cốt là lực lượng hạt nhân.
Đặc biệt vào lúc này, khi đất nước Nga phải đối mặt với vô số thách thức và mối đe dọa thì lực lượng tên lửa chiến lược sẽ trở thành công cụ chính trị nặng ký để “răn đe những cái đầu nóng”, đảm bảo không kẻ nào dám manh động tấn công nước Nga.
Những tuyên bố trên liên quan trước hết tới việc tăng cường sức mạnh của bộ ba răn đe hạt nhân của lực lượng hạt nhân Nga, mà nòng cốt của nó là Lực lượng tên lửa chiến lược (nằm trong bộ 3 răn đe hạt nhân chiến lược, bên cạnh lực lượng tàu ngầm chiến lược và máy bay ném bom chiến lược).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
400-icbm-nga-luon-san-sang-ran-de-nhung-cai-dau-nong_1256593.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Nga được coi là sở hữu lực lượng răn đe hạt nhân mạnh nhất thế giới​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong thời đại mới, vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những công cụ chính trị có trọng lượng nhất, đảm bảo vững chắc cho từng bước đi và vị thế chiến lược của Nga trên trường quốc tế. Hiện nay, nòng cốt trong bộ 3 răn đe hạt nhân của Nga là lực lượng tên lửa chiến lược (phóng từ mặt đất).
Ba đội quân tên lửa (tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân) cùng với 12 binh đoàn tên lửa chiến thuật bố trí trên lãnh thổ rộng lớn. Sức mạnh của "người khổng lồ hạt nhân" vẫn là một bảo đảm vững chắc cho chủ quyền của Liên bang Nga.
Đội quân tên lửa chiến lược của Nga đang làm nhiệm vụ trực chiến trong trạng thái thường trực sẵn sàng chiến đấu. Mỗi ngày đêm đều có khoảng 6.000 quân nhân thường trực ở các ở vị trí, với khoảng 400 tên lửa đạn đạo, có thể mang đầu đạn hạt nhân, luôn ở trạng thái sẵn sàng phóng.
Mức độ sẵn sàng chiến đấu cao của các tổ hợp tên lửa, độ chắc chắn đáng tin cậy của hệ thống điều khiển, hiệu suất chiến đấu cao của toàn bộ lực lượng hạt nhân, cho phép lực lượng tên lửa chiến lược đảm trách giải quyết thành công những nhiệm vụ đa dạng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
400-icbm-nga-luon-san-sang-ran-de-nhung-cai-dau-nong_1256890.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động RS-12M Topol của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cũng cần nhắc đến việc hơn 98% sĩ quan tên lửa có trình độ đại học trở lên, lứa tuổi trung bình của đội ngũ sĩ quan là 31 tuổi. Đó là những chuyên gia cao cấp và là những người có học thức toàn diện. Đó là tiêu chuẩn đương nhiên, bởi đối tượng khác không được tiếp cận thứ vũ khí ghê gớm như tên lửa.
Tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân chiến lược
Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga đang vận hành một số loại tổ hợp tên lửa như "Topol" và mẫu nâng cấp RS-12M "Topol-M" cùng với RS-24 "Yars", gồm phiên bản phóng từ hầm ngầm và cơ động.
Ngoài ra còn cả tổ hợp tên lửa hầm ngầm hạng nặng cựu trào R-36 "Voevoda" (phân loại của NATO gọi là "Satan").
Ngoài việc củng cố nâng cấp các tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện có, Nga vẫn đang tiếp tục phát triển các tổ hợp tên lửa chiến lược phóng từ trên mặt đất thế hệ mới, có khả năng xuyên phá qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa chắc chắn nhất.

400 ICBM Nga luôn sẵn sàng răn đe những cái đầu nóng

(Bình luận quân sự) - Một nhà bình luận chính trị Nga nhận định, việc đổi mới các lực lượng hạt nhân chiến lược sẽ “góp phần củng cố hòa bình và an ninh thế giới”.

Các chuyên gia nước này đang nghiên cứu thiết kế chế tạo mẫu tổ hợp tên lửa đường sắt trên cơ sở "Barguzin", triển khai dự án lắp đặt trên đó các tổ hợp "Yars" hiện đại hóa. Đồng thời tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nhẹ RS-26 Rubezh cũng chuẩn bị được biên chế.
Song song tiến hành công việc phát triển tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng thế hệ mới, phóng từ hầm phóng là "Sarmat". Nga sẽ tái tạo lá chắn tên lửa hạt nhân trên bộ, vốn đã chứng tỏ hiệu quả cao trong những năm thời Xô-viết.
Ngay từ năm 1994, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã chuyển sang gánh vác nhiệm vụ trực chiến. Cho đến năm 2015, tỷ lệ các hệ thống tên lửa hiện đại của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã đạt 56%. Mốc nâng cấp hoàn chỉnh toàn bộ kho tên lửa Nga dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Nga trông đợi phát triển quan hệ láng giềng thân thiện với Hoa Kỳ và châu Âu nhưng đáng tiếc là hiện có quá nhiều trở ngại nảy sinh trên con đường này, khiến Nga chưa đạt được mong ước. Việc phải nằm trong vòng vây của Mỹ và NATO đã khiến Nga phải có “tuyệt chiêu” để răn đe những cái đầu nóng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
400-icbm-nga-luon-san-sang-ran-de-nhung-cai-dau-nong_1257312.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Nga đang phát triển “kẻ thay thế” hệ thống tên lửa đường sắt RT-23 Molodets​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiển nhiên, không ai muốn nhìn thấy đáp án của trò chơi "trở về thời kỳ đồ đá" hay “tất cả trở về không”.
Một khi Nga sở hữu Lực lượng tên lửa chiến lược hùng mạnh, đó sẽ là “luận cứ quan trọng” trên bình diện chính trị, tất cả những mánh lới và động thái quân sự sát gần biên giới Nga sẽ chỉ mang tính chất thuần túy là hình thức - chuyên gia Aleksandr Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" đánh giá.
Trong “Báo cáo công khai của các nhà khoa học nguyên tử” (Bulletin of the Atomic Scientists) Mỹ năm 2013 đánh giá, toàn thế giới hiện nay sở hữu 17.3000 đầu đạn hạt nhân, trong đó Nga đứng đầu thế giới với khoảng 8.500 đầu đạn, Mỹ xếp thứ 2 với 7.700 đầu đạn.
Tính đến đầu năm 2013, trong số 8.500 đầu đạn hạt nhân của Nga, có 4.500 đầu đạn hiện còn trong biên chế, 4.000 đầu đạn hạt nhân còn lại thuộc dạng ngừng sử dụng nhưng nhìn chung được niêm cất trong tình trạng nguyên vẹn, có thể được phục hồi hoạt động hoặc phá dỡ bất cứ lúc nào.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
400-icbm-nga-luon-san-sang-ran-de-nhung-cai-dau-nong_1258484.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ Silo R-36 Voevoda của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong số 4500 đầu đạn đang hoạt động, có 2500 đầu đạn hạt nhân chiến lược và 2000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Trong đó, 1.800 đầu đạn hạt nhân chiến lược được lắp đặt trên các tên lửa phóng từ mặt đất hoặc trên máy bay ném bom, 700 đầu đạn còn lại đang được niêm cất trong trạng thái sẵn sàng triển khai bất cứ lúc nào.
Về thành phần thứ nhất trong bộ 3 răn đe hạt nhân, Nga có 326 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân với 1.050 đầu đạn. Tuy nhiên, với số liệu trên của Nga, rất có thể sau năm 2013 nước này đã tăng cường thêm số lượng ICBM.
Vũ khí răn đe thứ 2 là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Hiện Nga hiện có khoảng 624 đầu đạn, trong đó 160 đầu đạn đang được triển khai trên 10 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, còn lại 464 đầu đạn được cất trữ trong các kho chứa bí mật.
Thành phần thứ 3 là máy bay ném bom có khả năng phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, Nga có 72 chiếc Tu-160 và Tu-95MS với biên chế 810 đầu đạn.
 
23/8/12
1.162
3
38
3 "sát thủ diệt tăng" RPG tốt nhất của Nga

Ly Vy | 01/07/2015 07:44

rpg-7-2-1435629691419-0-2-407-800-crop-1435710041383.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Các mẫu súng phóng lựu chống tăng (RPG) của Nga nằm trong danh sách những loại vũ khí nổi tiếng nhất thế giới. Chúng đã đưa cuộc chiến giữa "đạn và giáp bảo vệ" lên tầm cao mới.

Dưới đây là 3 "sát thủ diệt tăng" RPG tốt nhất của Nga do tờ India & Russia Report đưa ra:
1. RPG-7
3-sat-thu-diet-tang-rpg-tot-nhat-cua-nga.JPG

Súng phóng lựu chống tăng RPG-7.​
Đây là mẫu thứ 7 trong dòng súng phóng lựu chống tăng RPG (RPG-7) vốn đã trở nên phổ biến tại các quốc gia Á - Phi nhờ chất lượng và giá cả hợp lý. Nó còn được biết đến nhiều qua các bộ phim điện ảnh Hollywood.
Bất chấp tuổi thọ và nhiều lý do khác, mẫu súng phóng lựu này vẫn giữ được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực vũ khí chống tăng. Năm 1968, RPG-7 đã gây ra nhiều khó khăn cho Quân đội Mỹ.
Với những cải tiến, tầm bắn của RPG-7 tăng từ 150 lên 500m. Đầu đạn của nó có thể xuyên được 320mm giáp.
Mẫu RPG-7 vẫn được sử dụng rộng rãi trong các cuộc xung đột khu vực nhờ giá thành rẻ và dễ sử dụng.
Có hơn 9 triệu khẩu RPG-7 đã được chế tạo. Loại đạn tadem PG-7VP mới có đầu nổ đầu tiên giúp phá lớp giáp phản ứng nổ và đầu nổ thứ 2 có thể xuyên qua lớp giáp còn lại.
2. RPG-29
3-sat-thu-diet-tang-rpg-tot-nhat-cua-nga.jpg

Súng phóng lựu chống tăng RPG-29 trong biên chế Quân đội Mexico.​
Mẫu RPG-29 Vampire (chế tạo năm 1989) cũng rất phổ biến. Còn được biết đến dưới cái tên "Ma cà rồng", chức năng chính của nó là xuyên qua lớp giáp phản ứng nổ và đánh trúng mục tiêu. Đạn của RPG-29 có thể xuyên qua lớp giáp dày 500mm.
Do kích cỡ ống phóng tăng đến 1,85m nên liều phóng có thể xuyên qua lớp giáp đồng nhất dày 600mm.
Ống phóng cỡ 105mm của RPG-29 có thể sử dụng đầu đạn tandem hoặc đạn nhiệt áp với chiều dài 1m. Ngoài ra, loại súng phóng lựu chống tăng này cũng được trang bị kính ngắm quang học thuận tiện cho việc nhắm bắn.
Năm 2006, RPG-29 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho xe tăng của Israel trong cuộc chiến tranh Lebanon lần 2 với Hezbollah. Phía Tel-Aviv xác nhận mất 8 xe tăng Merkava.
Súng phóng lựu chống tăng RPG-29 hiện nay được sử dụng rộng rãi tại Syria, ở cả 2 phía chính phủ và quân nổi dậy.
Lý do để RPG-29 đạt được vị trí thứ 2 trong danh sách này là sự tương quan giữa giá thành và chất lượng. Loại RPG này rẻ hơn nhiều so với các hệ thống chống tăng hiện đại.
3. RPG-32
3-sat-thu-diet-tang-rpg-tot-nhat-cua-nga.jpg

Súng phóng lựu chống tăng RPG-32.​
Các nhà thiết kế của Nga đã tìm cách vô hiệu hóa các lớp giáp phản ứng nổ từ lâu trước khi loại giáp này được áp dụng trên chiến trường.
Thành công lớn nhất đạt được vào năm 2006 khi dự án RPG-32 Hashim được thiết lập với Jordan.
Dự án độc đáo này kết hợp tất cả thành công trước đó của dòng súng phóng lựu chống tăng cùng công nghệ mới nhất từ chế tạo đạn đến kính nhìn đêm.
RPG-32 không có các đơn vị cung cấp năng lượng, nó cũng không có bộ khai hỏa bằng điện. Chức năng đó được thực hiện bởi một bộ phận phóng riêng biệt.
Bộ phận phóng có thể tái sử dụng này giúp nó có thể sử dụng với các loại đạn cỡ 72mm và 105mm. RPG-32 còn có hệ thống tích hợp gồm bộ phận phóng và ống phóng nhiều cỡ khác nhau.
Đạn cỡ 105mm có thể xuyên được lớp giáp dày 1.000mm, trong khi đạn cỡ 72mm có thể xuyên được lớp giáp dày 500mm.
Khối lượng rỗng của RPG-32 là 3kg, có thể chuyển sang chế độ tác chiến chỉ trong vài giây và khai hỏa đến mục tiêu ở bất kỳ vị trí nào, kể cả trong điều kiện ban đêm.
Công ty Bazalt và Viện thiết kế mang tên vua Abdullah II đã nhận được huy chương cho "Chất lượng bảo đảm và an toàn" trong quá trình phát triển RPG-32 Hashim.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ vẫn phải dùng động cơ tên lửa đẩy vệ tinh quân sự của Nga

Anh Tuấn | 30/06/2015 21:00

1-tenlua-infonet-1435654596269-12-0-262-490-crop-1435654647828.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Mới đây các quan chức Mỹ thừa nhận, phải mất nhiều năm nữa việc thay các động cơ tên lửa rẻ nhưng công suất lớn do Nga sản xuất để phóng vệ tinh quân đội Mỹ bằng “hàng nội” mới trở thành hiện thực.

Hiện tại, Không quân Mỹ có hợp đồng với một công ty tên United Launch Alliance (ULA), một liên doanh giữa tập đoàn Lockheed Martin và Boeing nhằm phóng vệ tinh quân sự.​
ULA sử dụng hai dòng tên lửa chính là Delta và Atlas, trong đó Atlas sử dụng động cơ dầu hỏa RD-180 của Nga.​
my-van-phai-dung-dong-co-ten-lua-day-ve-tinh-quan-su-cua-nga-.jpg

Tên lửa của Mỹ hiện nay đang sử dụng động cơ RD-180 do Nga sản xuất.​
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và khiến quan hệ giữa nước này và NATO trở nên căng thẳng, các nghị sĩ Mỹ gấp rút tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc của Lầu Năm Góc đối với các công nghệ của Nga trong các chương trình an ninh quốc gia.​
Nghị sĩ Mike Rogers, chủ tịch của Ủy ban Lực lượng Vũ trang Chiến lược thuộc Hạ viện Mỹ đã lên tiếng: “Chúng ta không cần loại tên lửa mới, mà cần một động cơ mới”.​
Tháng 12 năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định chi 220 triệu USD nhằm phát triển một loại động cơ thay thế RD-180. Trong tương lai, chính phủ có thể tiếp tục cung cấp ngân sách cho dự án này.​
Tuy nhiên, thời điểm một động cơ sản xuất tại Mỹ cho tên lửa Atlas V sớm nhất là vào thập kỷ tới. Các công ty đang cạnh tranh để chế tạo động cơ thay thế RD-180 thừa nhận rằng, việc thử nghiệm công nghệ và chứng nhận sẽ phải mất nhiều năm.​
Công ty hàng không Blue Origin LLC cho biết đã chi một khoản tiền lớn nhằm phát triển một mẫu thiết kế thử nghiệm, có tên là BE-4, dự kiến sẽ bay thử vào năm 2019.​
Trong khi đó, hoạt động sản xuất của nhà cung cấp động cơ tên lửa chính của Mỹ là Aerojet Rocketdyne, theo lời một quan chức. đang bị chậm 16 tháng so với dự tính. Dù vậy, hệ thống động cơ đẩy AR-1 sẽ được hoàn thành trong khoảng thời gian này.​
Tướng John Hyten, chỉ huy một Bộ Tham mưu thuộc Không quân Mỹ nhận định, các động cơ còn phải mất 1 hoặc 2 năm để hoàn thành quá trình cấp chứng nhận. Do đó, ít nhất là phải đến năm 2021, tên lửa Atlas 5 mới có động cơ thay thế.​
Cho đến bây giờ, động cơ RD-180 vẫn được nhập khẩu vào Mỹ. ULA có thể sẽ mua thêm ít nhất 29 chiếc nữa để có thể đầu tư phát triển tên lửa mới có tên là Vulcan, được thiết kế nhằm cạnh tranh với các sản phẩm chính phủ và thương mại hiện nay.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Những vụ tai nạn chết người của "ngựa thồ" C-130

Quốc Việt | 01/07/2015 14:30

7-zing-c130-10-1435725709639-72-0-409-660-crop-1435725810528.jpg

Chia sẻ:
Từ năm 2001 đến nay, mỗi năm đều có vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến phi cơ vận tải quân sự C-130. Vụ mới nhất xảy ra tại Indonesia ngày 30/6 khiến 116 người thiệt mạng.

nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Theo Reuters, ngày 27/9/2001, phi cơ C-130H số hiệu 2455 của Không quân Brazil đâm vào núi sau khi cất cánh từ Rio de Janeiro khiến toàn bộ phi hành đoàn 9 người tử vong. Ảnh: Reuters
nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Ngày 9/1/2002, máy bay tiếp nhiên liệu KC-130RM của Thủy quân lục chiến Mỹ rơi trong lúc tiếp cận vùng núi Shamsi Airfield, Pakistan. 7 thành viên phi hành đoàn mất mạng. Ảnh: Baaa-acro​
nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

CBS News đưa tin, ngày 8/8/2002, phi cơ MC-130H của Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt Mỹ đâm vào sườn núi ở vùng Puerto Rico (một vùng quốc đảo thuộc Mỹ) khiến toàn bộ 10 người trên máy bay chết. Ảnh: CBS News​
nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Ngày 31/3/2005, chiếc MC-130H Combat Talon II số hiệu 87-0127 thuộc phi đội hoạt động đặc biệt số 7, Không quân Mỹ cất cánh làm nhiệm vụ huấn luyện ban đêm từ một sân bay ở Albania. Phi cơ đâm vào sườn núi, 9 người tử vong. Ảnh: Baaa-acro​
nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Ngày 12/6/2005, phi cơ C-130E của Không quân Iran đâm vào một căn hộ ở thủ đô Tehran. 10 thành viên phi hành đoàn cùng 84 người ở mặt đất thiệt mạng. Đây là một trong những tai nạn thảm khốc nhất liên quan đến máy bay C-130. Ảnh: Tebyan​
nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Một chiếc C-130 của hãng hàng không National Airlines do NATO thuê làm nhiệm vụ vận tải quân sự đâm vào sườn núi sau khi cất cánh khoảng 30 km về phía đông Kabul, Afghanistan ngày 12/10/2010. Vụ tai nạn khiến toàn bộ phi hành đoàn 8 người thiệt mạng. Ảnh: Baaa-acro​
nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Ngày 1/7/2012, phi cơ C-130H thuộc Lực lượng Vệ binh quốc gia, Mỹ gặp nạn khi chữa cháy khiến 4 thành viên phi hành đoàn tử vong, 2 người bị thương.​
nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Năm 2014 là một năm đen tối không chỉ với hàng không dân dụng mà còn với quân sự. Ngày 11/2/2014, Fox News đưa tin, phi cơ C-130 của Không quân Algeria gặp sự cố rơi xuống thị trấn Ain Kercha khiến 77 người chết, một người may mắn sống sót. Ảnh: AP​
nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Ngày 28/3/2014, C-130J của Không quân Ấn Độ đâm vào ngọn đồi trong khi thực hiện hoạt động huấn luyện ở độ cao thấp khiến 5 binh sĩ tử nạn. Ảnh: C130.net​

nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Một máy bay C-130H của Không quân Ai Cập rơi trong lúc huấn luyện ngày 21/9/2014 khiến 6 binh lính thiệt mang và một người bị thương. Ảnh: Roywoodintarsia​
nhung-vu-tai-nan-chet-nguoi-cua-ngua-tho-c130.jpg

Vụ tai nạn thảm khốc gần đây nhất của "ngựa thồ" C-130 thuộc Không quân Indonesia xảy ra ngày 30/6. Máy bay rơi xuống khu dân cư ở thành phố Sumatra khiến 113 hành khách trên máy bay cùng 3 người ở mặt đất thiệt mạng. Nguời ta vẫn chưa thể xác định nguyên nhân tai nạn. Ảnh: SMH​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích F-35 thua 'bà già' F-16 khi không chiến gần

(Vũ khí) - Trong một cuộc không chiến giả định, F-35 cho thấy những điểm bất lợi của mình khi tấn công đối phương hoặc né đạn ở cự ly gần.

Cuộc không chiến giả định diễn ra tại khu vực gần căn cứ Không quân Edward, bang California, Mỹ. Một chiến đấu cơ tàng hình F-35 đọ sức về tốc độ, hỏa lực và độ linh hoạt với chiếc máy bay chiến đấu già cỗi F-16 được chế tạo từ những năm 1970.
Mục đích của trận không chiến giả là thử nghiệm khả năng tác chiến của F-35 ở độ cao từ 3.000 tới 9.000 m. Phi công trên hai tiêm kích có thể dùng mọi vũ khí để hạ gục đối phương.
Tuy nhiên, theo báo cáo của phi công điều khiển F-35, tiêm kích này hoàn toàn không phù hợp khi đối đầu với chiến đấu cơ khác ở cự ly gần.
Theo phi công này, tiêm kích được cho là hiện đại và đắt nhất trong lịch sử quân đội Mỹ quá chậm khi tấn công máy bay đối phương hoặc né đạn, dù F-16 có gắn hai bình nhiên liệu phụ khiến trọng lượng của nó tăng đáng kể.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tiem-kich-f35-thua-ba-gia-f16-khi-khong-chien-gan_2101795.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích F-35 (trên) bộc lộ điểm yếu trước 'bà già' F-16 (dưới).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Viên phi công này cũng đề cập tới một số vấn đề về khí động học, đặc biệt ở phần mũi máy bay khi nó tăng tốc. Điều này khiến tiêm kích trở nên chậm chạp khi đối đầu với đạn từ kẻ thù.
Hơn thế, mũ bảo hiểm trị giá nửa triệu USD trên F-35, vốn giúp phi công có tầm nhìn 360 độ bên ngoài, lại là trở ngại cho họ khi không thể quan sát không gian trong buồng lái. F-16 có thể lợi dụng sơ hở này để tiếp cận F-35 từ phía sau.
"Mũ bảo hiểm quá lớn bên trong khoang lái chật hẹp khiến tôi khó có thể ngoái lại phía sau để quan sát", phi công F-35 viết trong bản báo cáo dài 5 trang.
Tiêm kích F-35 'kẻ vô dụng đắt tiền'?
Kể từ khi được giới thiệu từ những năm đầu thế kỷ đến nay F-35 không ngừng phát sinh hết lỗi lớn này đến lỗi lớn khác và quá trình khắc phục đã biến chương trình chế tạo máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ trở thành chương trình chế tạo máy bay đắt đỏ nhất trong lịch sử.
Hồi cuối năm 2014, đã rộ lên thông tin về việc máy bay F-35 của Mỹ không thể sử dụng súng máy (dù được trang bị) cho tới năm 2019 vì không có phần mềm kiểm soát bắn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tiem-kich-f35-thua-ba-gia-f16-khi-khong-chien-gan_21018180.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}F-35 đã nhiều lần mắc lỗi.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tháng hai vừa qua, theo một thông tin quốc phòng của Mỹ cho biết F-35 có thể mắc một lỗi tai hại đến mức nếu áp chế điện tử của đối phương đủ mạnh thì chỉ cần tấn công vào hệ thống của máy bay là có thể hạ F-35 mà không cần phải dùng đến một viên đạn.
Ngoài ra, lỗi trong phần mềm hệ thống Block 2B của F-35 làm giảm khả năng chiến đấu của máy bay, khiến máy bay bay không chính xác.
Thùng chứa nhiên liệu của máy bay chiến đấu F-35 cũng bị thay đổi vì nguyên nhân là nó có thể tự phát nổ trên không, thế nhưng khi được thay bằng thùng chứa nhiên liệu khác thì máy bay chiến đấu F-35 được khuyến nghị là không được bay liên tục trên không trung quá 12 giờ, vì thùng nhiên liệu của máy bay bị nhiễm điện quá mức có thể sẽ biến F-35 trở thành nạn nhân của vụ sét đánh.
Một sự thiếu chính xác khác trong hệ thống kiểm soát vũ khí khiến máy bay chiến đấu F-35 khó lòng mà sử dụng các vũ khí chính xác trong điều kiện thời tiết xấu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.