Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Oanh tạc cơ Tu-160 Nga định vị bằng các vì sao

Cập nhật lúc: 09:00 02/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Cuộc lột xác oanh tạc cơ Tu-160 hoàn thành vào năm 2019
Nga đang “ảo tưởng” trong việc tái sản xuất Tu-160?

(Kiến Thức) - Máy bay ném bom Tu-160 và PAK DA Nga sẽ sử dụng hệ thống định vị mới để xác định các tọa độ dựa theo vị trí các ngôi sao.
Thông tin gây sốc này vừa được tờ Sputniknews dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất hệ thống định vị mới tiết lộ hôm 30/6.​
Theo đó, các máy bay ném bom Tu-160 và PAK DA sẽ không sử dụng các hệ thống định vị vệ tinh nữa. Cả hai rất có thể được chuyển sang cách định vị bằng việc sử dụng các ngôi sao trên vũ trụ.​
Để làm được như vậy, máy bay ném bom siêu âm Tu-160 sẽ được trang bị một hệ thống công nghệ mới để xác định các tọa độ của máy bay dựa trên vị trí của các ngôi sao. Đó là hệ thống định vị vũ trụ ANS-2009. Nó có thể xác định vị trí và tốc độ của máy bay với độ chính xác cao.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tu-160 sẽ sử dụng hệ thống định vị dựa trên vị trí các ngôi sao. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ưu điểm chính của công nghệ này so với các hệ thống khác nằm ở phương pháp thực hiện “vô cùng đáng tin cậy trong điều kiện chiến đấu khi mà các hệ thống định vị vệ tinh (NSS) có thể bị phá hỏng bởi kẻ địch”, nguồn tin báo chí từ Công ty Công nghệ Vô tuyến-điện tử (KRET), nhà sản xuất hệ thống định vị mới, cho biết.​
Sự tích hợp ANS, NSS và các hệ thống định vị quán tính trên bảng điều khiển của máy bay sẽ cho phép chúng có thể tính toán một cách chính xác tối đa.​
Theo KRET, thành tựu công nghệ của hệ thống ANS-2009 cũng sẽ được xem xét trang bị cho loại máy bay ném bom chiến lược thế hệ thứ 5 PAK DA của Nga trong tương lai.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mô hình máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới PAK DA của Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hiện Nga vẫn đang gia hạn thêm thời gian sản xuất máy bay ném bom thế hệ mới để tiến hành hiện đại hóa đội ngũ oanh tạc cơ Tu-160. Đây là một máy bay ném bom siêu âm chiến lược lớn nhất thế giới, có thể mang theo các tên lửa và có khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào trên toàn cầu bằng các vũ khí hạt nhân và thông thường.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ chỉ có Apache và Cobra trong khi đó

Tìm hiểu 6 loại trực thăng tấn công nổi tiếng thế giới của Nga

Đức Dũng | 02/07/2015 15:00

1-truc-thang-ka52-aligato-1435807372418-63-0-400-660-crop-1435807443703.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Ka-52 được thiết kế để phát hiện và nhận dạng các mục tiêu bất động và di động trên bộ, tiêu diệt xe bọc thép, xe tăng, các thiết bị chiến đấu không bọc thép, cơ sở vật chất và sinh lực địch.

tim-hieu-6-loai-truc-thang-tan-cong-noi-tieng-the-gioi-cua-nga.jpg

Trực thăng tấn công Ka-52 Alligator​
Trực thăng tấn công Ka-52 Alligator (cá sấu)
Ka-52 Alligator (cá sấu) là dòng máy bay trực thăng tấn công đa năng, là phiên bản hiện đại hóa của dòng trực thăng Ka-50 Black Shark. Do Cục Thiết kế Kamov thiết kế, phát triển.​
Ka-52 được thiết kế để phát hiện và nhận dạng các mục tiêu bất động và di động trên bộ, tiêu diệt xe bọc thép, xe tăng, cơ sở vật chất và sinh lực cũng như trực thăng và máy bay hạng nhẹ của địch ở vùng tiền tiêu và vùng sâu chiến thuật, trong mọi điều kiện thời tiết kể cả ngày và đêm.​
Ngoài ra, Ka-52 Alligator có thể đảm đương nhiệm vụ trinh sát, định vị và tấn công tiêu diệt các mục tiêu trong hiệp đồng tác chiến và yểm trợ cho trung tâm chỉ huy bộ binh, có thể dành hỗ trợ hỏa lực cho quân đổ bộ, thực hiện tuần tiễu và hộ tống các đoàn xe vận tải quân sự.​
Ka-52 thực hiện chuyến bay lần đầu tiên vào ngày 25/6/1997. Được sản xuất hàng loạt từ năm 2008. Cho đến nay, Nga đã sản xuất hơn 70 chiếc trực thăng tấn công đa năng loại này.​
Với kíp lái gồm 2 phi công, Ka-52 đạt tốc độ tối đa 300 km/h, tầm bay thực tiễn 1.160 km, trần bay thực tế - 5.500 m.​
Ka-52 được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 30 mm, các loại tên lửa không điều khiển và có điều khiển các loại bom, có thể mang 2 tấn vũ khí trên 4 giá treo vũ khí bên ngoài.​
Ka-52 là dòng trực thăng chiến đấu duy nhất trên thế giới thiết kế ghế cho phi công ngồi song song, cạnh nhau chứ không người trước người sau. Như vậy, các phi công có thể hỗ trợ nhau đạt hiệu quả cao.​
Ka-52 chính thức được trang bị cho Lực lượng Không quân Nga từ năm 2011, Nga không bán dòng trực thăng tấn công này ra nước ngoài.​
tim-hieu-6-loai-truc-thang-tan-cong-noi-tieng-the-gioi-cua-nga.jpg

Trực thăng tấn công Mi-28N được mệnh danh là "thợ săn đêm"​
Trực thăng Mi-28N (Thợ săn đêm)
Ngày 27/6/2005, Nga bắt đầu thử nghiệm loại trực thăng tấn công Mi-28N Night Hunter (thợ săn đêm). Mi-28N là biến thể cải tiến của dòng trực thăng thăng tấn công Mi-28, được thiết kế để chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả ngày và đêm.​
Ngoài ra, Mi-28N cũng được thiết kế để để tìm kiếm, phát hiện và phá hủy các xe tăng, xe thiết giáp và các thiết bị không bọc thép khác, cũng như các loại vũ khí bộ binh trên chiến trường và mục tiêu trên không di chuyển ở tốc độ thấp.​
Mi-28N do Cục thiết kế mang tên M.L Mile thiết kế, phát triển. Mẫu Mi-28N thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 14/11/1996. Mi-28N được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2006. Cho đến nay Nga đã sản xuất khoảng khoảng 100 chiếc loại này.​
Mi-28N được trang bị 2 động cơ tuabin khí, kíp lái gồm 2 phi công, có thể chở thêm 2 hành khách. Tốc độ tối đa 324 km /h, tầm bay thực tế 500 km, trần bay thực tế 5.700 m.​
Mi-28N được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 30 mm, các loại tên lửa điều khiển và không điều khiển và các loại bom.​
Mi-28N Night Hunter được trang bị cho Lực lượng Không quân Nga vào năm 2009. Hiện Mi-28N cũng được trang bị cho quân đội Iraq và Kenya, Ai Cập cũng đã đặt mua loại “thợ săn đêm” này.​
tim-hieu-6-loai-truc-thang-tan-cong-noi-tieng-the-gioi-cua-nga.jpg

Trực thăng Mi-8 AMTS​
Trực thăng Mi-8AMTSh
Mi-8 là dòng trực thăng đa năng do Cục thiết kế mang tên M.L. Mil thiết kế, phát triển. Do có tính linh hoạt, và những đặc tính kỹ thuật tiên tiến, Mi-8 là một trong những dòng trực thăng của Nga phổ biến nhất trên thế giới.​
Mi-8 thực hiện chuyến bay lần đầu tiên vào ngày 24/6/1961. Được sản xuất hàng loạt vào tháng 3/1965.​
Cho đến nay, Nga đã sản xuất hơn 12.000 chiếc trực thăng Mi-8; trực thăng được trang bị 2 động cơ tuabin khí, kíp lái gồm 3 người. Mi-8 có tốc độ tối đa 250 km/h, tầm bay lên đến 800 km, trần bay thực tế 6.000m.​
Mi-8 có thể chở tới 32 lính dù hoặc 12 người bị thương phải nằm trên cáng, hoặc có thể mang lên đến 4 tấn hàng hóa trên cabin hoặc trên các giá treo bên ngoài.​
Mi-8 được phát triển ra hơn 130 phiên bản khác nhau, trong đó có các phiên bản nổi tiếng được phát triển từ Mi-8 như phiên bản (Mi-8MT, Mi-17, Mi-171…), được thiết kế dành cho cả dân dụng và quân sự.​
Hiện nay, loại trực thăng Mi-8 và các phiên bản cải tiến của dòng trực thăng này được sử dụng tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.​
tim-hieu-6-loai-truc-thang-tan-cong-noi-tieng-the-gioi-cua-nga.jpg

Trực thăng vận tải Mi-26​
Trực thăng Mi-26
Mi-26 là dòng máy bay trực thăng vận tải đa năng lớn nhất thế giới và cũng là trực thăng bay nhanh nhất trong các trực thăng vận tải hạng nặng, do Cục thiết kế mang tên M.l.Mil thiết kế phát triển.​
Mi-26 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 14/12/1977. Trực thăng Mi-26 được sản xuất hàng loạt từ năm 1980.​
Đến nay, Nga đã sản xuất hơn 300 chiếc trực thăng loại này. Mi-26 được trang bị 2 động cơ tuabin khí, công suất 11.400 mã lực mỗi động cơ. Tùy thuộc vào các phiên bản khác nhau, phi hành đoàn có thể bao gồm 5 - 6 người.​
Mi-26 có tốc độ tối đa 270 km/h, tầm bay tối đa 800 km, trần bay thực tế 4.600 m. Có thể chở lên đến 85 lính dù hoặc 60 người bị thương trên cáng, hoặc lên đến 20 tấn hàng hóa bên trong khoang hàng lý và trên các giá treo bên ngoài.​
Mi-26 được phát triển ra khoảng 15 phiên bản khác nhau. Dòng trực thăng Mi-26 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, sơ tán, cứu hoả và các nhiệm vụ khác.​
Hiện dòng trực thăng Mi-26 được xuất khẩu đến ít nhất 10 quốc gia trên thế giới.​
tim-hieu-6-loai-truc-thang-tan-cong-noi-tieng-the-gioi-cua-nga.jpg

Trực thăng tấn công Mi-35M​
Trực thăng Mi-35M
Mi-35M là dòng trực thăng tấn công đa năng, là phiên bản hiện hiện đại hóa sâu của dòng trực thăng Mi-24V, được thiết kế để sử dụng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết kể cả ngày và đêm.​
Mi-35M do phòng thiết kế của nhà máy Nhà máy trực thăng Moscow mang tên M.L. Mil thiết kế, phát triển. Thực hiện chuyến bay lần đầu tiên vào năm 1995 (theo một số nguồn tin khác - vào năm 1998).​
Mi-35M được sản xuất hàng loạt kể từ năm 2005. Đến nay, Nga đã sản xuất hơn 100 chiếc. Mi-35M được trang bị hai động cơ tuốc bin khí. Phi hành đoàn gồm 2-3 người.​
Mi-35M có tốc độ tối đa 300 km/h, tầm bay thực tế 420 km, trần bay thực tế 4.800m. Vũ khí trang bị gồm pháo cỡ nòng 23 mm, các loại tên lửa không điều khiển và có điều khiển và các loại bom. Mi-35M có thể mang tới 8 lính dù hoặc 4 lính bị thương trên cáng.​
Hiện, Mi-35M được trang bị cho Không quân Nga, Azerbaijan, Iraq, Brazil, và Venezuela.​
tim-hieu-6-loai-truc-thang-tan-cong-noi-tieng-the-gioi-cua-nga.jpg

Trực thăng tấn công Ka-50 - Cá mập đen​
Trực thăng tấn công Ka-50 Black Shark
Ka-50 Black Shark (cá mập đen) là dòng trực thăng tấn công đa năng do phòng thiết kế mang tên N.I Kamov (nay là Cục thiết kế Kamov) thiết kế, phát triển.​
Ka-50 thực hiện chuyến bay lần đầu tiên vào ngày 17/ 6/1982. Được sản xuất hàng loạt trong giai đoạn năm 1993 - 2009. Theo số liệu của các nguồn tin công khai, Nga chỉ sản xuất loại trực thăng tấn công này với số lượng nhỏ.​
Ka-50 được trang bị 2 động cơ tuabin khí, cánh thẳng, phi hành đoàn 1 người. Ka-50 có tốc độ tối đa 390 km/h, phạm vi hoạt động 1.160 km, trần bay thực tế 5.500 m.​
Ka-50 được trang bị pháo cỡ nòng 30 mm, các loại tên lửa điều khiển và không điều khiển, có thể mang 2 tấn vũ khí trên 4 giá treo bên ngoài.​
Ka-50 Black Shark được trang bị cho Lực lượng Không quân Nga từ năm 1995, Nga không bán dòng trực thăng tấn công này ra nước ngoài.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí vạn năng Hermes - một gợi ý hay cho Trường Sa

8:47 PM, 02/07/2015, Views: 1517 | By Nam Xương
VietnamDefence - Hệ thống tên lửa chống tăng tối tân nhất Hermes (Germes) của Nga có khả năng tiêu diệt xe tăng, lô cốt, trực thăng và hạm tàu ở cự ly đến 100 km.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
germes-1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kornet chống lại Javelin

[xtable=bright|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
germes-2.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong trận đánh, người chỉ huy binh chủng hợp thành có vô số việc phải lo, nhất là các mục tiêu nhỏ, cơ động và bảo vệ tốt như xe tăng và pháo tự hành, ngoài ra còn trực thăng chiến đấu và cường kích, hay các phương tiện đổ bộ cao tốc như xuồng đột kích, hay các hỏa điểm hoàn toàn bất động, nhưng kiên cố… Và tất cả các mục tiêu khó chịu này đều cần phải tiêu diệt. Nhưng phải chắc chắn, chính xác, nhanh và không tốn kém, tốt nhất là bên mình không chịu tổn thất, tức là phải là từ xa.

Vũ khí có điều khiển đã xuất hiện như thế. Được chế tạo đầu tiên là các hệ thống tên lửa chống tăng (ATGW). Đó là các hệ thống tên lửa có điều khiển lắp trên ô tô, máy bay hay trực thăng.

Ở giai đoạn 1, Liên Xô chế tạo được hệ thống tên lửa chống tăng Kornet và loại tương tự lắp cho máy bay là Vikhr. Người Mỹ thì làm ra Javelin và ca ngợi nó là vũ khí thần kỳ. Tuy nhiên, Kornet xem ra vượt trội Javelin gần như về tất cả các tham số. Ví dụ, về tầm bắn, Kornet có tầm đến 5,5 km, còn Javelin chỉ có 2,5 km. Kornet có khả năng xuyên giáp dày 1,5 m hay 3 m bê tông, còn Javelin chỉ có khả năng bằng một nửa.

Đạn tên lửa vạn năng

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
germes-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các hệ thống kể trên chỉ có thể đối phó chủ yếu với xe tăng và các mục tiêu tương tự. Kornet về nguyên tắc có khả năng “cho đo đất” cả trực thăng, nhưng phải thừa nhận là hiệu quả không cao. Bởi lẽ, phần chiến đấu của Kornet là loại xuyên lõm tandem (2 lượng nổ trước-sau), có nghĩa là mục tiêu chính của nó là vỏ giáp. Còn ý tưởng thiết kế đặt ra là làm sao cho tên lửa có khả năng tiêu diệt cả các công trình phòng ngự, cả bắn hạ trực thăng.

Nhưng làm thế nào để chế tạo được đạn tên lửa vạn năng? Để chống mỗi loại mục tiêu đều đòi hỏi một loại vũ khí riêng. Chống xe tăng là đạn nổ lõm, chống các hỏa điểm là đạn nổ phá, chống trực thăng là đạn nổ mảnh. Không thể lắp 3 phần chiến đấu khác nhau lên một quả tên lửa mà phải làm ra một loại đạn tên lửa để diệt tất cả các mục tiêu đó.

Ngoài ra, cả Kornet lẫn Vikhr đều không làm được nhiệm vụ chủ yếu là tăng tầm sát thương lên quá 10 km. Bởi vì, trên chiến trường đầy lửa, khói, bụi thì không khí tài ảnh nhiệt nào có thể nhìn thấy được mục tiêu. Mà kẻ địch thì cần phải tiêu diệt từ xa trên đường tiếp cận khi chúng chưa thể với được đến ta.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
germes-4.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tóm lại, đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng thiên tài kỹ thuật Nga Arkady Shipunov từ Viện thiết kế Chế tạo dụng cụ (KBP) ở thành phố Tula đã làm được.

Hệ thống tên lửa đa nhiệm chuẩn hóa Hermes có khả năng tấn công ở tầm đến 100 km.

Bằng cách nào? Shipunov đã kết hợp trong hệ thống tên lửa chống tăng này các đặc tính của các hệ thống chống tăng và pháo binh. Ông đã bổ sung cho tên lửa và bệ phóng một công cụ phát hiện mục tiêu là radar hay máy bay không người lái (UAV). Đạn tên lửa của Hermes là loại phá-mảnh, nhưng tên lửa không tấn công “vỗ mặt” mà là từ bên trên vào nơi xe tăng có vỏ giáp mỏng nhất, còn ở các công trình phòng ngự mặt đất thì lớp bê tông ở đó là mỏng nhất.

Hermes hoạt động như sau. Radar (hay UAV) sục sạo, tìm kiếm mục tiêu. Phóng - tên lửa với tốc độ hơn 1.000 m/s (tức là gấp 3 lần tốc độ âm thanh) bay đến khu vực đã định và tự tìm kiếm mục tiêu ở đó. Khi xác định được các tọa độ của mục tiêu và vector chuyển động (đối với trực thăng còn thêm cả độ cao), tên lửa Hermes ngóc lên cao, sau đó lao bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu không để nó cơ hội nào tránh thoát. Uy lực của phần chiến đấu phá-mảnh có đương lượng nổ 30 kg TNT. Điều đó cũng giống như một quả bom nặng 1/4 tấn trút từ trên trời xuống đầu đối phương. Thế là đủ làm tan tành chiếc xe tăng hay hỏa điểm địch, còn trực thăng thì còn tệ hơn thế.

Hệ thống Hermes có một số biến thể: Hermes lắp trên xe bánh lốp dành cho lục quân; Hermes-A để trang bị cho cường kích Su-39 và các trực thăng Mi-35/17 và Ка-52; ngoài ra Hermes còn có thể đánh đắm tàu địch - đó là biến thể Hermes-K dùng để lắp cho các tàu/xuồng nhỏ; Hermes-S là biến thể cố định dùng để phòng thủ bờ biển.

Bắn và quên

Mỗi cường kích và trực thăng mạng được đến 8 tên lửa. Biến thể mặt đất Hermes mang được 24 tên lửa. Trang bị của Hermes dùng để phòng thủ bờ biển (Hermes-S) tương tự biến thể mặt đất.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
germes-5.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nguyên lý hoạt động của Hermes{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Còn với biến thể lắp trên tàu thì còn thú vị hơn: với tư cách mục tiêu thì một con tàu to hơn nhiều xe tăng hay trực thăng. Và ở đây, xạ thủ có thể tận dụng khí tài quan sát video để xác định xem có phải bắn lại không. Một quả tên lửa có thể đánh đắm chắc chắn một tàu nhỏ có lượng giãn nước 100 tấn, còn với các tàu lớn thì có thể bắn tên lửa vào các tử huyệt của nó (khoang chứa đạn, buồng chỉ huy...).

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
germes-6.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Radar và hệ thống quang-điện tử với các kênh truyền hình và ảnh nhiệt, khí tài laser chỉ thị mục tiêu/đo xa và thiết bị tự động bám mục tiêu cho phép sử dụng Hermes suốt ngày đêm. Tức là chỉ cần phát hiện, bấm nút “bắt”, sau đó nút “phóng” và quên!

Hệ thống tên lửa chống tăng Hermes có thể tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ và mục tiêu tốp. Ví dụ, xe thiết giáp đang hành quân hay tại trận địa, lô cốt, công sự, tàu và trực thăng.

Việc trang bị Hermes cho phép đưa hỏa lực vào chiều sâu dải tác chiến của đối phương mà không phải thay đổi trận địa bắn và không chịu tổn thất. Đó chính là điều người ta cần!

VietNamDefence:

Có thể thấy Hermes có một số ưu thế tuyệt vời: vạn năng về phương tiện mang/bố trí (xe ô tô, xe thiết giáp, trực thăng, máy bay, cố định mặt đất), vạn năng về mục tiêu có thể tiêu diệt (xe tăng-thiết giáp, lô cốt-hầm hào, mục tiêu bay chậm, tàu xuồng), kích thước nhỏ-nhẹ, nhưng tầm bắn lại xa (20-100 km), khả năng tác chiến suốt ngày đêm. Với một số điểm đảo có kích thước phù hợp có thể triển khai một hay một số biến thể của Hermes, từ Hermes, Hermes-A, Hermes-K hay Hermes-S.

Như vậy, tuyến phòng thủ đảo chống tàu, xe tăng-thiết giáp, máy bay, trực thăng địch tiếp cận bắn phá đổ bộ lên các điểm đảo sẽ được đẩy ra xa 20-100 km, tạo ra sức uy hiếp lớn đối với các phương tiện đổ bộ cao tốc nhưng bảo vệ yếu như tàu đổ bộ đệm khí Zubr mà Trung Quốc dự tính sử dụng cho tác chiến đổ bộ chiếm đảo.​

Nguồn: tvzvezda, 28.5.2015.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga đắc thắng, tên lửa mới Soyuz-U thành công vang dội
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Quote:
[xtable=border:0|cellpadding:6|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}(Tin tức 24h) - Sau khi tên lửa Falcon-9 của Mỹ thất bại trong vụ phóng tàu vũ trụ Dragon, Nga lập tức phóng thành công tàu vũ trụ “Progress M-28M” bằng tên lửa Soyuz-U.

tau_nga_ZJFQ.jpg

Tàu vũ trụ “Progress M-27M” của Nga không thành công trong vụ phóng ngày 28-4 vừa qua

Tên lửa Soyuz-U của Nga vừa đưa thành công tàu chở hàng “Progress M-28M” (Tàu “Tiến bộ” thứ 60) từ trung tâm vũ trụ Baikonur, Kazakhstan lên không gian, nhằm thực hiện nhiệm vụ tiếp tế hàng hoá cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), sau khi 2 lần tiếp tế cho ISS gần đây nhất của Mỹ và Nga đều thất bại.

Theo kế hoạch, tàu vũ trụ “Progress M-28M” sẽ đi một đoạn đường dài hơn bình thường và đến ISS vào ngày 5-7, mang theo gần 3 tấn lương thực, nhiên liệu và đồ dùng thiết yếu khác, bao gồm 973 kg chất nổ, 45 kg khí ôxi, 430 kg nước, 1.400 kg đồ tiếp tế và các dụng cụ nghiên cứu khác.

Dự kiến tới ngày 5/7, “Progress M-28M” sẽ tự động ghép nối với khoang nghiên cứu của các nhà du hành vũ trụ Nga trên trạm ISS. Trong trường hợp hệ thống không thể tự động hoàn tất quá trình kết nối, một trong số các nhà du hành trên trạm sẽ điều khiển quá trình này.
soyuz4-1349404763_480x0.jpg

Tên lửa Soyuz-U của Nga vừa đưa thành công tàu chở hàng “Progress M-28M” lên quỹ đạo

Mặc dù 3 phi hành gia trên ISS, Gennady Padalka, Mikhail Korniyenko và Scott Kelly, có đủ thực phẩm để sống tới hết mùa thu, tuy nhiên, lần tiếp tế này vẫn vô cùng quan trọng, bởi nó còn là cuộc chạy đua về công nghệ tên lửa giữa Nga và Mỹ, sau 2 thất bại liên tiếp của cả 2 bên.

2 lần đưa hàng hoá tiếp tế cho ISS của Nga và Mỹ gần đây nhất đều thất bại, khiến toàn bộ tàu và hàng hoá nó mang theo đều bị phá huỷ. Bởi vậy, lần này Nga đã quyết định sử dụng một loại tên lửa đẩy mới là Soyuz-U để đưa tàu “Tiến bộ” thứ 60 lên quỹ đạo và đã thành công.

Hãng thông tấn Nga TASS dẫn nguồn tin của Trung tâm điều khiển các chuyến bay không gian cho biết, tàu vận tải vũ trụ "Progress M-28M" đã tách khỏi tầng thứ 3 của tên lửa đẩy "Soyuz-U" và nhập vào quỹ đạo thành công, sau khi được phóng lên từ trung tâm vũ trụ Baikonur, Kazakhstan vào ngày 3-7.

Theo lời nhà bình luận của Trung tâm này, trên tàu vũ trụ "Progress" đã xòe mở ăng-ten của hệ thống, cũng như các tấm pin mặt trời. Điều đó chứng tỏ tất cả các thành tố kết cấu bên ngoài của con tàu đều được mở hoàn toàn - bình luận viên cho biết.
[xtable=700x@]
{tbody}
{tr}
{td=20x@}
wol_error.gif
{/td}
{td}Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x1200.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
800px-CRS-6_first_stage_booster_landing_attempt.jpg

Tên lửa Falcon-9 của Mỹ cũng thất bại trong việc phóng tàu vũ trụ Dragon

Hồi cuối tháng 4, Nga đã mất tàu "Progress M-27M" ở chính trong giai đoạn mở các thành tố kết cấu bên ngoài của tàu, trục trặc trong hệ thống điều khiển đã khiến nó đi lạc quỹ đạo đã định và không thể tiếp cận được với trạm ISS, sau đó những mảnh vỡ của nó đã rơi xuống trái đất vào ngày 8-5.

Sau đó, vào ngày 28 tháng 6 vừa qua, tên lửa đẩy Falcon-9 của Hãng SpaceX - Mỹ cũng đã thất bại trong nhiệm vụ phóng tàu vũ trụ Dragon, mang 1,8 tấn thiết bị tiếp tế dự kiến cung cấp cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và 2 thiết bị HoloLens.

Tên lửa đẩy SpaceX Falcon-9 đã phát nổ chỉ sau 2 phút 19 giây rời khỏi bệ phóng ở Căn cứ không quân Cape Canaveral, ở bang Florida. Hiện Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang điều tra nguyên nhân tại sao quả tên lửa đang bay lên đột nhiên bị vỡ tung thành từng mảnh.

Huy Bình{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tu...g-doi-3275504/

Đúng là Nga ngố, toàn làm trò vô bổ, hèn gì suốt đời làm cu li xe ôm
sure.gif

Quote:
[xtable=border:0|cellpadding:6|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}Tên lửa Mỹ nổ tung sau 2 phút rời bệ phóng{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Quote:
[xtable=border:0|cellpadding:6|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-ho...g-3240492.html{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Quote:
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tu...phong-3274648/
 
23/8/12
1.162
3
38
Hải quân Mỹ đã túng thiếu tới mức phải đi mượn tàu?

Hải Vy | 04/07/2015 07:46

bgpuwzjcblso7infab1r-1435940710618-221-0-1752-3000-crop-1435940749259.jpg

Tàu đổ bộ USS America (LHA-6) của quân đội Mỹ
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thủy quân lục chiến Mỹ có thể sẽ phải mượn tàu nước khác để di chuyển tới các điểm nóng trên TG, bởi những khoản cắt giảm ngân sách đã khiến HQ Mỹ không có đủ tàu để chuyển quân.

Đó là thông tin do tờ The Washington Free Beacon đưa ra.
Theo tờ báo này, Hải quân Mỹ cần thêm một số tàu đổ bộ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của Thủy quân lục chiến. Tuy nhiên, họ chưa thể có được số tàu này trong tương lai gần.
Hải quân Mỹ hiện có 31 tàu đổ bộ nhưng họ cần tới 38 tàu để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở Bắc Phi.
Tuy nhiên, những hạn chế về ngân sách sẽ khiến Hải quân Mỹ không thể có được số tàu này trong 13 năm nữa.
Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa Duncan Hunter, người từng là lính thủy đánh bộ tại Iraq nói:
"Giờ đây, chúng ta sẽ phải đi nhờ vả những nước thậm chí có tiềm lực tài chính kém ổn định hơn cả Mỹ để mượn của họ những con tàu mà chúng ta có thể triển khai lính thủy đánh bộ. Đây là điều đáng xấu hổ".
hai-quan-my-da-tung-thieu-toi-muc-phai-di-muon-tau.jpg

Hải quân Mỹ đang thiếu tàu đổ bộ.​
Jim Webb, cựu thư ký Hải quân Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan năm 1988 cho biết, Hải quân Mỹ "quá nhỏ bé".
Khi ông Webb về hưu, Hải quân Mỹ có tổng cộng 568 tàu chiến. Tuy nhiên, hiện tại, con số này đã giảm xuống khoảng một nửa, còn 280 chiếc.
Năm ngoái, ông Rob Wittman, chủ tịch một tiểu ban thuộc Ủy ban quân lực Hạ viện, cảnh báo rằng Mỹ vẫn có lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới, nhưng các quốc gia khác, như Nga và Trung Quốc, đang đạt được những khả năng nhất định.
Theo ông Wittman, Mỹ cần phải duy trì vị thế lịch sử hiện tại “để đảm bảo có một sự cân bằng trên thế giới”.
Nếu Mỹ tiếp tục cắt giảm chi tiêu quốc phòng và không đầu tư vào việc duy trì và hiện đại hóa các lực lượng hiện tại thì nước này có thể sẽ đánh mất vị trí thống trị của mình trong lĩnh vực này.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tướng Nga chứng minh máy bay tàng hình Mỹ vô dụng

(Vũ khí) - Dù máy bay Mỹ được đánh giá rất cao về khả năng tàng hình, tuy nhiên chỉ cần hệ thống phòng không "cổ lỗ" của Nga cũng đủ để bắn hạ chúng.

Máy bay tàng hình Mỹ không phải vô đối
Thông tin này được trang Gazeta.ru dẫn lời tư lệnh lực lượng tên lửa phòng không Nga, Thiếu tướng Sergei Babakov cho biết. Theo đó, các máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Northdrop hay tàng hình hình cơ F-117 Nighthawk của Lockheed Martin đều có thể bị hệ thống phòng không Nga phát hiện và tiêu diệt.
Tướng Sergei Babakov tự tin: “Khả năng tàng hình của các máy bay của Mỹ chỉ là quảng cáo. Thậm chí các hệ thống S-125 cũ của chúng tôi cũng có thể phát hiện được các máy bay chiến đấu tàng hình F-117 Nighthawk”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tuong-nga-may-bay-tang-hinh-my-chi-la-hu-vo_695449.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một phần Cabin chiếc F-117 bị Nam Tư bắn hạ được trưng bày tại Belgrad{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vị tướng Nga đã minh chứng cho lời tuyên bố của mình bằng cuộc chiến tại Nam Tư do NATO tiến hành. Cụ thể, ngày 27/3/1999, trong cuộc chiến Nam Tư, một chiếc máy bay tàng hình F-117 Night Hawk của Mỹ đã bị bắn hạ bởi tổ hợp tên lửa phòng không cũ kỹ S-125.
Quả tên lửa 5V27D đầu tiên, vốn được sản xuất ở nhà máy Kirov nhân dịp Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1976, đã xé toang cánh máy bay và quả thứ hai đã bắn trung khung thân chiếc F-117. Viên phi công Dale Zelko bật ghế phóng, rơi xuống và lẩn trốn trong một khu rừng rồi sau đó được trực thăng của đặc nhiệm Mỹ cứu thoát.
Khẩu đội trưởng Dragan Matich của khẩu đội tên lửa S-125 của Nam Tư bắn rơi chiếc F-117 kể lại: “Ngày 24/3, chúng tôi rời đơn vị chiến đấu để tới bố trí tại vùng ngoại ô Belgrad. Ba ngày trôi qua tương đối êm ả. Chúng tôi công tác và sinh hoạt bình thường. Nhiệm vụ chủ yếu là không để lọt vào radar của các máy bay dẫn đường và phát hiện radar hộ tống các máy bay của NATO.
Chiều ngày 27/3, toàn bộ đơn vị chúng tôi trực chiến. Các đồng đội ở bộ phận quan trắc thông báo phát hiện nhiễu mạnh và nguồn gây nhiễu đang di chuyển về phía chúng tôi. Năm phút sau, bộ phận trinh sát vô tuyến cho biết mục tiêu đang tiến gần về phía khẩu đội chúng tôi.
Tôi nhìn qua màn hình và thấy mục tiêu, tín hiệu rất rõ ràng. Tôi báo cáo mục tiêu đã được xác nhận và chúng tôi sẵn sàng tiêu diệt. Đúng 17 giây sau khi lện “bắn” được phát đi, chiếc máy bay đã bị tên lửa của chúng tôi bắn hạ”.
Dragan Matich kể tiếp: “Di chuyển càng nhanh thì cơ hội sống sót của khẩu đội càng cao. Trong 3 tháng Mỹ xâm lược, chúng tôi đã thay đổi vị trí 24 lần. Theo dõi chúng tôi là các máy bay phát hiện radar và dẫn đường cũng như các vệ tinh của Mỹ.
Chỉ cần 20 giây bộc lộ dưới radar của kẻ thù, coi như bạn đã chết. Những quả tên lửa Tomahawk hoặc bom có sức công phá lớn sẽ ngay lập tức bay đến. Chúng tôi lặng lẽ bắn và lặng lẽ di chuyển khỏi vị trí”.
Ngoài ra, Matich cho biết khẩu đội của ông còn tiêu diệt các máy bay tiêm kích F-16 và cả máy bay tàng hình B-2. Tuy nhiên, những chiếc máy bay này của Mỹ sau đó đã được kéo về các căn cứ nên không có bằng chứng.
Trên thực tế, ngay cả chiếc F-117 bị bắn rơi cũng được người Mỹ thông báo là bị lạc và sau đó đã quay trở về. Tuy nhiên, người Serbia đã bác bỏ điều này. Bằng chứng là cabin của chiếc F-117 này đang được trưng bày trong bảo tàng không quân ở Belgrad.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tuong-nga-may-bay-tang-hinh-my-chi-la-hu-vo_6953230.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tổ hợp tên lửa S-125 trên thân xe T-54.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Không có máy bay tàng hình thực sự
Theo phân tích của chuyên gia quân sự Nga Alexandr Yuryev, không có máy bay tàng hình thực sự. Theo ông, các chuyên gia đã không sử dụng từ “vô hình” đối với việc ứng dụng công nghệ tàng hình. Làm cho máy bay hoặc tên lửa trở thành các phương tiện hiện đại vô hình là điều không thể.
Người ta chỉ có thể giảm độ bộc lộ của chúng và cũng chỉ là đối với trường radar mà thôi. Trong trường hợp này, điểm yếu chết người của máy bay tàng hình chính là chúng lại bị mắt thường của người sử dụng tên lửa phòng không vác vai tầm gần phát hiện.
Chúng cũng bị tên lửa có đầu tự dẫn vô tuyến của các tổ hợp tên lửa này phát hiện. Các tổ hợp phòng không vác vai hiện đại còn sử dụng các phương thức dẫn đường tổng hợp như quang, hồng ngoại, laser. Khi đó, công nghệ tàng hình không thể giúp ích gì.
Theo nhà phân tích quân sự Nga, thông thường, những chiếc tiêm kích và máy bay ném bom được chế tạo theo công nghệ tàng hình thường có hình dáng kỳ quặc nhưng lại có những tính năng tầm thường và giá cả đắt đỏ vẫn bị radar của Nga phát hiện và các tên lửa Nga tiêu diệt.

Tại chiến dịch “Bão táp sa mạc” (NATO tấn công Iraq năm 1991) đã giúp công nghệ tàng hình nổi tiếng toàn thế giới. Trong 6 tuần, những chiếc cường kích F-117 của Mỹ đã ném bom thủ đô Bagdad của Iraq.
Hàng đêm, những chiếc máy bay của Mỹ dễ dàng vượt qua mọi tuyến phòng không của Iraq, tiêu diệt các mục tiêu đã định và trở về căn cứ mà không chịu bất kỳ thiệt hại nào.
Điều này đã cho phép Phó Tư lệnh Không quân Mỹ John Welch tự hào nói rằng: “Công nghệ tàng hình đã đưa chúng ta trở lại với nguyên tắc nền tảng của chiến tranh mang tên sự bất ngờ”.
Đã có một thời, F-117 nhanh chóng trở thành một “nhãn hiệu” nổi tiếng của Mỹ kiểu như Cadillac hay Coca-Cola. Tuy nhiên, niềm kiêu hãnh của Mỹ mang tên F-117 đã bị hệ thống phòng không “cổ lỗ” của Nga bắn hạ.
 
23/8/12
1.162
3
38
F-35 gặp sự cố: Mỹ bao biện, Nga cười

(Vũ khí) - Lầu Năm Góc đã lên tiếng giải thích về chuyện F-35 thua F-16 khi không chiến gần là do chưa được trang bị đầy đủ những thứ cần thiết.

Sau khi một phi công lái máy bay F-35 không chiến gần với 'máy bay bà già' F-16, viên phi công đã viết một bản báo cáo tỏ ý không hài lòng với chiến đấu cơ đắt giá này của Mỹ.
Sau khi bản báo cáo này được trang mạng War is boring đăng tải, Văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc và Lockheed Martin đã xây dựng những đội ngũ phản ứng nhanh để kịp thời bảo vệ sản phẩm của mình.
Trong email gửi tới các phóng viên sáng 1/7, họ nói rằng bản báo cáo của viên phi công thử nghiệm "đã không tường thuật đầy đủ câu chuyện" về trận không chiến giả định giữa F-35 và F-16, bởi khi đó, F-35 không được trang bị những tính năng mang lại cho nó lợi thế.
Theo các quan chức Lầu Năm Góc, chiếc F-35 mà viên phi công thử nghiệm điều khiển chưa có lớp phủ đặc biệt, giống như một chiếc “áo choàng vô hình” giúp nó tàng hình trước radar đối phương.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f35-gap-su-co-my-bao-bien-nga-xem-thuong_6037197.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Mỹ cho rằng F-35 chưa được trang bị đủ khi đấu với 'bà già' F-16 trong cuộc tập trận vừa qua.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
F-35 lúc này cũng chưa có các cảm biến cho phép nó phát hiện máy bay đối phương trước khi bị phát hiện. Chiếc F-35 cũng “chưa được trang bị các loại vũ khí hay phần mềm cho phép phi công ngắm bắn và tấn công mà không cần hướng máy bay thẳng về phía mục tiêu.
Bên cạnh đó, theo Thiếu tướng Không quân Jeffrey L. Harrigian, cơ động chưa bao giờ là thuộc tính chủ đạo của F-35. Thế mạnh của nó là khả năng tàng hình, khả năng “hoạt động trong những môi trường tiềm ẩn nhiều mối đe dọa mà F-16 không thể sống sót”.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ lên tiếng 'thanh minh' cho những sự cố mà F-35 gặp phải. Hồi đầu năm 2015, truyền thông đưa tin, F-35 sẽ đi vào hoạt động mà không có khẩu súng máy 25mm cho tới năm 2019.
Văn phòng chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ F-35 của quân đội Mỹ (JPO) lên án truyền thông là không hiểu biết, phát ngôn thù địch về vấn đề súng pháo 25 mm của F-35 không thể hoạt động do không có phần mềm kiểm soát hoạt động.
"Chúng tôi cho rằng những cáo buộc của báo chí là vô căn cứ, đó là những cáo buộc về hai vấn đề súng 25mm và EOTS F-35 (hệ thống nhắm mục tiêu quan điện tử của máy bay F-35)", phát ngôn viên của Văn phòng Chương trình nghiên cứu F-35 Joe Della Vedova nói.
Mặc dù sử dụng ngôn từ mạnh mẽ như vậy, nhưng người phát ngôn của chương trình nghiên cứu F-35 cũng không thể bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của truyền thông, nhất là cáo buộc được đưa ra từ cá chuyên gia quân sự hàng đầu.
Nga khoe T-50 hơn F-35 và F-22
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
f35-gap-su-co-my-bao-bien-nga-xem-thuong_6038624.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay T-50 của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi 'khối sắt' đắt tiền F-35 của Mỹ liên tiếp gặp phải sự cố thì ngay trước đó, vào hôm 28/5, Trung tướng Viktor Bondarev của không quân Nga đã tự tin cho rằng Sukhoi T-50 của Nga sẽ vượt trội hơn so với chiến đấu cơ F-22 và F-35 của Mỹ.
Ông Bondarev nhấn mạnh những thiết bị và công nghệ tiên tiến trang bị trên T-50 hiện nay chưa phải là cuối cùng, do sẽ còn nhiều tính năng khác được tích hợp trong giai đoạn sản xuất sắp tới. Tốc độ bay tối đa của T-50 có thể lên tới Mach 2, mặc dù được trang bị nhiều loại vũ khí hạng nặng và vẫn có khả năng bay lượn linh hoạt.
Vào đầu tuần, cố vấn của của công ty công nghệ điện tử (KRET) cho biết Sukhoi T-50 đã có thể hoạt động một phần như máy bay chiến đấu tự động và phi công chỉ là một phần của hệ thống lái, ngoài ra, nó cũng có diện tích phản xạ với radar cực nhỏ, khoảng 0,1 đến 1m2.
 
23/8/12
1.162
3
38
12 chiếc Su-30SM sẽ được trang bị cho Hạm đội Biển Đen

Cập nhật lúc: 08:54 07/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Nga giao tiêm kích Su-30SM cho khách hàng đầu tiên
Việt Nam có nên tậu tiêm kích đa năng Su-30SM?

(Kiến Thức) - Dựa trên kế hoạch của Bộ quốc phòng Nga cho hay, Hạm đội Biển Đen của nước này sẽ được biên chế ít nhất 12 tiêm kích đa năng Su-30SM.
Navy Recognition đưa tin cho biết, một trang quân sự của Nga vừa để lộ những hình ảnh đầu tiên của hai chiếc tiêm kích đa năng Su-30SM mới được Hải quân Nga đưa vào biên chế, có số hiệu lần lượt là “40” và “41”.​
Theo các nguồn tin trước đó, Hải quân Nga đã đặt mua ít nhất 12 chiếc tiêm kích đa năng Su-30SM và con số này có thể lên tới 50 chiếc trong tương lai, tuy nhiên Hải quân Nga chỉ mới chính thức ký kết hợp đồng đặt mua 5 chiếc Su-30SM đầu tiên vào tháng 3/2013.​
Ba chiếc Su-30SM đầu tiên trong số đó đã được chuyển giao cho Hải quân Nga vào tháng 7 năm ngoái và số còn lại sẽ được chuyển giao trong năm nay, toàn bộ số máy bay này đều được Tổng công ty hàng không Irkut chế tạo.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Chiếc Su-30SM mang số hiệu "40" của Hải quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Được biết, lô Su-30SM đầu tiên đã được Hải quân Nga biên chế cho một đơn vị không quân hải quân thuộc Hạm đội Biển Đen đang đóng quân tại Bán đảo Crimea. Những chiếc máy bay này sẽ hoạt động song song với phi đội máy bay cường kích Su-24M và Su-24MR thuộc Hạm đội Biển Đen.​
Vào tháng 9/2014, Bộ quốc phòng Nga cũng đã bắt đầu lên kế hoạch đặt mua tiếp 7 chiếc Su-30SM cho lực lượng hải quân nước này với hợp đồng trị giá khoảng 250 triệu USD. Trong khi đó, Không quân Nga sẽ mua ít nhất 60 chiếc Su-30SM theo một hợp đồng được ký kết vào tháng 3/2012 với thời hạn chuyển giao là vào năm 2016.​
Su-30SM là biến thế hiện đại hóa từ các biến thể tiêm kích đa năng Su-30MKI và Su-30MKM được Irkut phát triển dành cho thị trường xuất khẩu. Nó được nâng cấp và hiện đại hóa lại theo yêu cầu của Quân đội Nga với việc được trang bị lại hệ thống radar quét mảng pha điện tử thế hệ mới Bars-R, hệ thống thông tin tin liên lạc, hệ thống nhận diện địch ta, hệ thống ghế phóng khẩn cấp, hệ thống vũ khí được nâng cấp và nhiều nâng cấp khác.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Cả Không quân hay Hải quân Nga đều rất muốn sở hữu những chiếc Su-30SM.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cũng theo Irkut, Su-30SM là một trong những biến thể hiện đại hóa tốt nhất của dòng máy bay tiêm kích đa năng Su-30 và nó sở hữu hầu hết mọi tính năng đặc biệt của Su-30 như khả năng siêu cơ động, hệ thống radar mảng pha, động cơ đẩy vectơ và hệ thống cánh mũi tương tự như của Su-30MKI.​
Cùng với đó là việc Su-30SM có thể được trang bị hầu hết mọi loại tên lửa không đối không hay không đối đất tiên tiến nhất của Nga hiện nay.​
Một thông tin khác là những chiếc tiêm kích Su-30SM của Hải quân Nga không được thiết kế để có thể cất cánh từ tàu sân bay và nó chỉ có thể được triển khai từ các căn cứ không quân trên mặt đất.​
Trực thăng tấn công Mi-28N, Ka-52: “kẻ tám lạng, người nửa cân“

Cập nhật lúc: 12:00 07/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Mãn nhãn phi đội “thợ săn đêm” Mi-28N tung hoành
Nga bán trực thăng tấn công Ka-52 Alligator cho ai?

(Kiến Thức) - Nga là quốc gia duy nhất đưa vào trang bị chính thức hai mẫu trực thăng tấn công Mi-28N, Ka-52 vì không thể lựa chọn được một trong hai.
Các cuộc xung đột và chiến tranh quy mô lớn trong thế kỷ 20 luôn ghi dấu sự xuất hiện của các dòng trực thăng khác nhau, mặc dù chúng không sở hữu tốc độ hay khả năng tấn công nhanh nhưng lại sở hữu các lợi thế mà máy bay chiến đấu phản lực không có được trong hỗ trợ tác chiến trên chiến trường.​
Việc Quân đội Liên Xô phát triển song song cả hai mẫu trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52 đều nhằm phục vụ cho mục đích đó. Mặc dù việc phải lựa chọn giữa hai mẫu trực thăng tấn công này là điều không hề dễ dàng.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Việc Quân đội Nga đưa vào trang bị song song cả hai mẫu trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 có thể làm thay đổi cán cân bất cứ cuộc chiến nào. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cái nhìn sâu sắc từ lịch sử
Quân đội Liên Xô tiến hành phát triển cả hai mẫu trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-50 - phiên bản trước đó của Ka-52 từ những năm 1980. Cả hai công ty chế tạo trực thăng nổi tiến nhất của Liên Xô lúc bấy giờ là Mil và Kamov đều muốn sỡ hữu một mẫu trực thăng tấn công có sức mạnh vượt trội hơn AH-64 của Quân đội Mỹ.​
Kết quả thử nghiệm vào cuối những năm 1980 cho thấy, Ka-50 biến thể một chỗ ngồi vượt trội hơn hẳn Mi-28. Tuy nhiên sau khi Liên Xô sụp đổ, Quân đội Nga một lần nữa kiểm lại cả hai mẫu trực thăng tấn công, ngay lập tức Mil đã biết tận dụng cơ hội của mình khi cho ra biến thể nâng cấp trực thăng tấn công Mi-28N. Ngay sau đó, Bộ quốc phòng Nga tuyên bố sẽ mua cả hai mẫu trực thăng tấn công này.​
Cặp song sinh
Mặc dù có thiết kế khác nhau nhưng giữa Ka-52 và Mi-28N có khá nhiều điểm chung, chúng đều có thể được tích hợp các loại vũ khí tấn công đang được Quân đội Nga sử dụng.​
Cả hai đều được trang bị một pháo tự động 2A42 30mm và chỉ khác nhau số lượng đạn mang theo với Ka-52 là 460 viên và Mi-28N là 300 viên. Trong khi đó chúng đều được trang bị các mẫu tên lửa không đối không hoặc không đối đất giống nhau như tên lửa chống tăng 9M120 Ataka-V hoặc tên lửa không đối không Igla. Ngoài ra, Mi-28N còn có thể mang theo tên lửa chống tăng 9K114 Shturm-V với Ka-52 là 9K114 Shturm-VU được tích hợp hệ thống dẫn đường đa kênh bằng laser và tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr-M.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hệ thống vũ khí của Mi-28N và Ka-52 gần như tương đồng. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Lợi thế của Vikhr-M là việc nó có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10km, giúp K-52 có thể hoạt động bên ngoài tầm bắn của các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không tự hành như Roland, Gepard và tên lửa vác vai Stinger, Mistral của Phương Tây. Một lợi thế khác nữa của Ka-52 là nó được trang bị tới 6 giá treo vũ khí thay vì 4 và có thể mang theo thêm 500kg vũ khí nữa.​
Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa Mi-28N và Ka-52 là hệ thống radar, khi radar N025E của Mi-28N được đặt phía trên cánh quạt tương tự như của trực thăng tấn công Apache AH-64 của Mỹ, trong khi đó radar của Ka-52 được đặt trong mũi máy bay giúp nó hoạt động tốt tại các khu vực có địa hình phức tạp.​
Khả năng tác chiến trên không
Mi-28N sở hữu thiết kế của các mẫu trực thăng tấn công kiểu cũ với một cánh quạt chính và một cánh quạt phụ ở đuôi, còn Ka-52 lại sử dụng thiết kế hai cánh quạt nâng đồng trục. Thiết kế này của Ka-52 được cho là vượt trội hơn Mi-28N nhất là việc thực hiện các bài bay ở độ cao thấp từ 100-200m thích hợp cho khu vực địa hình đồi núi.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Ka-52 vẫn thiên về khả năng không chiến hơn Mi-28N vốn chỉ sở hữu sức mạnh hỏa lực dành cho mặt đất.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Khả năng bay cơ động của Ka-52 khó có mẫu trực thăng tấn công nào sánh được, khi nó có thể tăng tốc từ 100km/h lên 230km/h với góc lượn ± 90 độ.​
Đối với Mi-28N nó lại không có khả năng bay cơ động như Ka-52, cùng với đó là việc mẫu trực thăng tấn công này hoạt động khá chậm chạp. Để
có thể vào vị trí tấn công, nó phải thực hiện lần lượt như một chiếc máy bay cánh bằng.​
Mặc dù sỡ hữu nhiều điểm mạnh yếu khác nhau nhưng nhìn chung sức mạnh của trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 khá tương đồng. Xét về mặt bằng giá các dòng trực thăng Kamov vẫn đắt hơn rất nhiều so với các trực thăng của Mil. Bên cạnh đó, dù cả hai đều được Quân đội Nga sử dụng nhưng chỉ có mình Mi-28 là được xuất khẩu còn Ka-52 vẫn chưa thể vượt ra khỏi biên giới nước Nga.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Mỹ: Tàu ngầm Nga quá mạnh, chỉ Mỹ mới địch được

(Vũ khí) - Tờ tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ vừa đưa tin, Nga đang chế tạo tàu ngầm thế hệ 5, trong đó có “sát thủ của tàu sân bay” Mỹ.

Sau khi thành công với 2 mẫu tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ thứ 4, Nga đã bắt đầu công việc chế tạo hai mẫu tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 5 - tờ tạp chí “Lợi ích quốc gia” (The National Interest) của Mỹ đưa tin vào hôm 6-7.
Tờ tạp chí Mỹ mô tả rằng, trong số 2 mẫu này, một mô hình được thiết kế để chuyên đánh chặn tàu ngầm của đối phương, mẫu thứ hai là một "sát thủ tàu sân bay", chuyên dùng để triệt hạ những mục tiêu lớn trên mặt nước như hàng không mẫu hạm hay tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn.
Tác giả bài viết lưu ý rằng, Nga đang phấn đấu hồi sinh ngành đóng tàu ngầm với sức mạnh mới. "Sau nhiều năm ngừng hoạt động thời hậu chiến tranh lạnh, Moscow gần đây đã giới thiệu hai loại tàu ngầm mới thuộc thế hệ thứ 4 rất thành công" - bài viết trên tờ National Interest cho biết.
Năm 2013, Hải quân Nga đã nhận được các tàu ngầm chiến lược lớp "Borey" mang tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava cũng như các tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên của đề án "Yasen" mang nhiều tên lửa hành trình tấn công mặt đất như RK-55 Granat, P-800 Onyx hay Caliber-S…
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
1-chi-my-dich-duoc-tau-ngam-nga_baodatviet_7170550.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mô phỏng tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey của Nga phóng tên lửa Bulava{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Những tính năng của các tàu ngầm hạt nhân Nga đã gây ấn tượng với nhiều chuyên viên quân sự Mỹ. Các chuyên gia quân sự Anh cũng đã từng thừa nhận, Mỹ và NATO không biết nhiều về tàu ngầm hạt nhân Nga, những hệ thống vũ khí của chúng còn là điều rất bí ẩn.
Ngay cả một loại tàu ngầm thế hệ cũ của Nga là tàu ngầm đề án 941 "Akula" cũng đã khiến phương Tây phải thán phục. Chiếc tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới này là một điển hình về trình độ kỹ thuật hoàn hảo và độ lặn sâu tới 500 mét, hoạt động độc lập dưới đáy biển suốt 180 ngày đêm.
Con tàu có sức mạnh kinh hoàng với 20 bệ phóng cho 20 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa 3 tầng, nhiên liệu rắn R-39 Rif, có tầm phóng 8500km. Mỗi quả tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng (MIRV), mỗi đầu đạn công suất 100kiloton. Tổng cộng con tàu trang bị 200 đầu đạn hạt nhân, với sức công phá 20.000kiloton.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2-chi-my-dich-duoc-tau-ngam-nga_baodatviet_7170231.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Chỉ có hạm đội tàu ngầm Mỹ mới địch được lực lượng tàu ngầm Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đầu năm 2013, Hạm đội phương Bắc của Nga đã tiếp nhận vào biên chế những tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới, trang bị 16 tên lửa đạn đạo "Bulava" và 6 tên lửa hành trình thuộc lớp Borey. Cho đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ được bổ sung 8 tàu ngầm đề án "Borey” và "Borey-A".
Hồi mùa hè năm 2014, Nga cũng đã đã cử hành nghi lễ thượng cờ long trọng trên kỳ đài của tàu ngầm hạt nhân đa năng K-560 "Severodvinsk", chiếc đầu tiên trong loạt 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc đề án 885 "Yasen" với các tên lửa hành trình siêu mạnh.
Hiện nay Nga sở hữu hơn 70 chiếc tàu ngầm hạt nhân và thông thường, được chế tạo theo công nghệ đỉnh cao nhất của thế giới, đặc biệt là lớp vỏ tàu khử từ bằng Titan. Trên thế giới hiện chỉ có mình lực lượng tàu ngầm hạt nhân Mỹ là có sức mạnh ngang ngửa hạm đội tàu ngầm Nga đang biên chế.
Hiện nay, hạm đội tàu ngầm của Nga đang là nòng cốt trong bộ 3 răn đe hạt nhân gồm máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất, trở thành lực lượng đáng ngại nhất đối với quân đội Hoa Kỳ và có ảnh hưởng lớn đến khâu hoạch định chiến lược của Hoa Kỳ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga triển khai tàu ngầm "sát thủ" gần Alaska, Mỹ có cần lo sợ?

Nhật Minh | 07/07/2015 14:01

8-1419043171667-75-4-838-1500-crop-1419054196143-1436242416128-0-0-337-660-crop-1436242431525.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tên lửa Bulava trên tàu ngầm hạt nhân lớp Borei có khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ của Mỹ, củng cố khả năng tấn công trả đũa của Nga.

Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ website của Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ (USNI) cho biết, Nga dự kiến hoàn tất xây dựng căn cứ tàu ngầm ở bán đảo Kamchatka vào cuối tháng 10 năm nay.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), đây là khu vực gần bang Alaska của Mỹ.
Được bố trí gần thủ phủ Petropavlovsk-Kamchatsky của Vùng Kamchatka (Nga), căn cứ tàu ngầm Rybachiy sẽ trở thành ngôi nhà mới của các tàu ngầm lớp Borei Project 955 - lớp tàu ngầm hạt nhân thế hệ 4 tiên tiến nhất của Nga hiện nay.
"Cơ sở hạ tầng dành cho các tàu ngầm chiến lược lớp Borei ở Kamchatka đang được tiến hành theo đúng kế hoạch và công tác xây dựng sẽ hoàn tất vào tháng 10 năm nay" - Đô đốc Viktor Chirkov, Tư lệnh Hải quân Nga cho biết.
Ông Chirkov cho biết thêm rằng căn cứ mới sẽ bao gồm khu vực bảo dưỡng, nhà kho và hệ thống đưa tên lửa lên tàu ngầm.
Trong 2 năm qua, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã nhận được các tàu chiến mới.
Diplomat cho hay, hiện tại, lực lượng tàu ngầm Viễn Đông đã tiếp nhận 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường, 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 8 tàu ngầm thông thường.
Tháng 12 năm ngoái, Hải quân Nga đã chính thức tiếp nhận chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 3 lớp Borei mang tên Vladimir Monomakh.
nga-trien-khai-tau-ngam-sat-thu-gan-alaska-my-co-can-lo-so.jpg

Tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh trong buổi lễ tiếp nhận tháng 12/2014​
Hai chiếc tàu ngầm lớp Borei đầu tiên mang tên Yury Dolgoruky và Alexander Nevsky lần lượt được đưa vào biên chế Hải quân Nga năm 2013.
Chiếc thứ 4 và thứ 5 thuộc lớp này, mang tên Knyaz Vladimir và Knyaz Oleg đang được hoàn thiện tại nhà máy đóng tàu Sevmash.
Theo Sputnik, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei có tính năng kỹ thuật độc đáo và vượt trội không gì sánh bằng.
Mỗi tàu ngầm lớp Borei có thể mang tới 16 tên lửa đạn đạo Bulava.
Tên lửa này được cho là có khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ của Mỹ, biến Hạm đội Thái Bình Dương thành một “lá chắn” hiệu quả của Nga ở Viễn Đông và củng cố khả năng tấn công trả đũa của nước này.
Khoảnh khắc tên lửa Bulava được phóng đi từ tàu ngầm Yuri Dolgoruky (lớp Borei)​
Tàu ngầm Vladimir Monomakh được xem là chiếc tàu tốt nhất hiện nay trong tổng số 3 tàu Borei đã đóng. Nó được trang bị những công nghệ mới nhất giúp tàu gần như im lặng và do đó, không thể bị phát hiện.
Ông Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị cho biết:
Năm 2012, người Mỹ trong suốt một tháng đã không thể phát hiện thấy tàu ngầm Nga Shchuka-B (theo phân loại của NATO là Akula) ở bờ biển nước này. Trong khi đó, so với Shchuka-B, tàu ngầm Vladimir Monomakh có thể gọi là vô hình.
Ông Sivkov nói:
Những tàu ngầm này triệt để giảm độ ồn trong tất cả các dải tần. Trước hết là ở tần số thấp. Điều đó gần như vô hiệu hóa khả năng của đối phương để phát hiện tàu ngầm Nga.
Tôi xin giải thích: độ dao động hạ âm tần số 10/05 Hz lan tỏa rất xa trong môi trường nước, đặc biệt là khi ở độ sâu lớn. Khoảng cách có thể đạt tới hàng nghìn km.
Các dao động này có thể phát hiện được với sự hỗ trợ của ăng ten dài, chẳng hạn như loại người Mỹ trang bị cho tàu của họ.
Tuy nhiên, trên tàu Vladimir Monomakh dao động tần số thấp được giảm thiểu đến cực tiểu, khiến nó không bị phát hiện.
Ngoài ra, còn giảm đáng kể tiếng ồn của con tàu trong phạm vi tần số cao mà các cánh quạt và chân vịt hoạt động.
 
Status
Không mở trả lời sau này.