Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Nga gửi lời chúc Quốc khánh Mỹ bằng máy bay ném bom?

Nhật Minh | 07/07/2015 08:04

800px-tu-95ms-and-f-15c-1436230569991-0-23-396-799-crop-1436230583589.jpg

Tiêm kích F-15C "hộ tống" máy bay ném bom Tu-95 Nga xuất hiện gần Alaska năm 2006. Ảnh: Wiki
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Không quân Mỹ đã phải điều động chiến đấu cơ chặn 4 máy bay ném bom Nga ngoài khơi Alaska và California hôm 4/7, đúng vào ngày Quốc khánh Mỹ.

Tờ Fox News ngày 6/7 dẫn lời 2 quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tiết lộ rằng, trong khi người dân Mỹ đang tưng bừng kỷ niệm ngày Quốc khánh, 2 cặp máy bay ném bom Nga đã bất ngờ xuất hiện ngoài khơi California và Alaska.
Vụ việc đầu tiên diễn ra vào lúc 10h30 (giờ ET) ngày 4/7 ngoài khơi Alaska.
Không quân Mỹ đã điều động 2 chiến đấu cơ F-22 từ căn cứ ở Alaska để ngăn chặn 1 cặp máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Nga.
nga-gui-loi-chuc-quoc-khanh-my-bang-may-bay-nem-bom.jpg

Tiêm kích F-22 đã xuất kích để chặn máy bay ném bom Nga xuất hiện ngoài khơi Alaska (Ảnh minh họa)​
Vụ việc thứ 2 diễn ra vào lúc 11h cùng ngày. Hai máy bay ném bom Tu-95 khác được phát hiện ngoài khơi California. 2 tiêm kích F-15 của Không quân Mỹ đã ngay lập tức xuất kích ngăn chặn.
Người phát ngôn Bộ Chỉ huy Phòng thủ Không gian - Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) Michael Kucharek cho biết, các máy bay ném bom Nga đã không xâm phạm vào không phận của Mỹ nhưng không nói rõ 2 cặp Tu-95 này có mang theo vũ khí hay không.
Theo Fox News, một sự việc tương tự từng diễn ra vào năm 2013, cũng đúng vào ngày 4/7.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố rằng các chuyến bay thường lệ của Không quân Nga hoàn toàn phù hợp với công ước quốc tế và không xâm phạm không phận của nước ngoài.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nâng cấp hệ thống dẫn bắn laser, trực thăng Nga nguy hiểm hơn

Cập nhật lúc: 07:00 09/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Ai ở ĐNÁ quan tâm tổ hợp áp chế President-S Nga?
Nga sắp giao 4 chiến đấu cơ Su-30K cho khách hàng

(Kiến Thức) - Hệ thống dẫn đường đa kênh bằng laser Kret sẽ giúp Quân đội Nga nâng cấp toàn bộ kho trực thăng tấn công đã lỗi thời trong chốc lát.
Tờ Air Recognition cho biết, công ty quốc phòng Kret của Nga đã hoàn tất việc phát triển hệ thống dẫn đường đa kênh bằng laser dành cho các loại vũ khí thông minh có thể được tích hợp trên các loại trực thăng tấn công Ka-52, Mi-28N và trực thăng vận tải quân sự đa năng Mi-8MNP.​
Thông tin này được Kret công bố vào hôm 26/6, hệ thống dẫn đường bằng laser mới được thiết kế để có thể kiểm soát và dẫn đường cho các loại tên lửa tấn công thông minh giúp tăng khả năng tấn công chính xác mục tiêu với các chế độ dẫn đường tự động hoặc bán tự động.​
Hệ thống dẫn đường đa kênh sử dụng tia laser trạng thái rắn có công suất lớn với thiết kế nhỏ gọn và dễ điều khiển. Hệ thống này có thể tích hợp sẵn hoặc trang bị cho bất cứ loại trực thăng nào đang được Quân đội Nga sử dụng. Xa hơn là các tổ hợp tên lửa phòng không di động và các tổ hợp dẫn đường mặt đất cũng có thể trang bị.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Trực thăng tấn công Mi-28N của Không quân Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo một báo cáo của Rostec, hệ thống dẫn đường bằng laser mới sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn các hệ thống cũ do Liên Xô chế tạo trước đây điển hình như tốc độ truyền dẫn, độ tin cậy, kích thước và trọng lượng của thiết bị.​
Igor Nasenkov - Phó giám đốc điều hành Kret cho biết, công ty này đã hoàn tất việc phát triển một hệ thống dẫn đường thông minh dành cho các dòng trực thăng tấn công và hệ thống này đã bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt. Ông này cũng tiết lộ thêm rằng, hệ thống dẫn đường đa kênh bằng laser thế hệ mới có thể tương thích với mọi loại trực thăng sử dụng công nghệ cũ lẫn mới đang được Quân đội Nga sử dụng.​
Theo Igor Nasenkov, công nghệ dẫn đường bằng laser hiện đại của Kret đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do Quân đội Nga đề ra và có thể được tích hợp với nhiều nền tảng vũ khí khác nhau. Trong khi đó, quá trình thử nghiệm hệ thống dẫn đường này cũng cho kết quá rất tốt, hiện tại Kret cũng đang tính tới khả năng thương mại hóa hệ thống dẫn đường này sau khi nó được trang bị cho Quân đội Nga.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Hệ thống Sonar mới của Nga không có đối thủ?

Cập nhật lúc: 21:21 08/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tận mắt “sát thủ săn ngầm” của Hạm đội Baltic, Nga
Sự thật khả năng chiến đấu của tàu ngầm hạt nhân Nga

(Kiến Thức) - Hệ thống sonar Batareya đặt ở độ sâu 300 mét, phát hiện âm thanh tàu ngầm ngay trong môi trường động với nhiều sinh vật, sóng và vật cản đá.
Tờ Sputniknews cho biết, các cuộc thử nghiệm về sức mạnh của hệ thống sonar Batareya trong việc phát hiện các tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư đang ẩn mình dưới biển sâu dự kiến sẽ được tiến hành tại Hạm đội Biển Bắc Nga trước thời điểm cuối năm 2015.​
Batareya sẽ được đặt ở độ sâu khoảng 300 mét trong một vùng nước cách bờ Biển Trắng 30 km để phát hiện âm thanh các tàu ngầm và gửi các thông tin qua sợi cáp quang, Sergei Tsygankov, một trong những nhà thiết kế hệ thống sonar mới cho biết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Sonar mới sẽ được Nga ứng dụng vào kiểm tra độ ồn của tàu ngầm. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
“Chúng tôi đã tiến hành chính xác phương pháp truyền dữ liệu này dù chưa có bất kỳ một nước phương Tây nào hiện nay biết sử dụng cách truyền thông tin qua một sợi cáp quang ở dưới nước”, Sergei nói thêm.​
Một điểm khác làm cho hệ thống sonar mới trở nên đặc biệt đó là nó có thể phát hiện ra âm thanh của tàu ngầm dù nó đang hoạt động trong môi trường có nhiều sinh vật biển, sóng và đá.​
“Các tàu ngầm hiện đại thường im lặng hơn cả những âm thanh của môi trường tự nhiên xung quanh nó. Đến nay người Mỹ vẫn muốn “nghe âm thanh tàu ngầm” trong môi trường tĩnh, trong khi hệ thống Batareya có thể làm việc này trong bất cứ điều kiện nào”, Sergei Tsygankov nhấn mạnh .​
Tuy nhiên, thay vì sử dụng để phát hiện âm thanh của các tàu ngầm địch, Batareya được thiết kế để kiểm tra tín hiệu âm thanh của các tàu ngầm Nga.​
Hệ thống sonar Batareya mới sẽ giúp các nhà xây dựng tàu ngầm có cơ hội loại bỏ các yếu tố gây ồn hơn để từ đó tạo ra một chiếc tàu ngầm tốt nhất có thể”, Tsygankov nói.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Chiến đấu cơ phương Tây khiếp sợ tên lửa Verba Nga?

Cập nhật lúc: 12:00 08/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tên lửa vác vai Verba Nga có thể hạ F-22 Mỹ?
Ai đã mua tên lửa phòng không vác vai Verba Nga?

(Kiến Thức) - Với đầu dẫn đa quang phổ, tên lửa vác vai Verba có khả năng vô hiệu hóa hầu hết các biện pháp phòng vệ trên máy bay chiến đấu phương Tây.
Tại triển lãm quốc phòng Army-2015 Cục thiết kế chế tạo KBM của Nga đã chính thức cho ra mắt tổ hợp tên lửa vác vai Verba.​
Valeriy Mikhaylovics Kashin - một trong những thiết kế sử trưởng của KBM cho biết, tổ hợp phòng không Verba được đánh giá là đáng tin cậy và hiệu quả hơn người tiền nhiệm của nó là 9K338 Igla-S.​
Điểm khác biệt lớn nhất của Verba so với các tên lửa phòng không vác trước đó của Nga là việc nó được trang bị thế hệ đầu tự dẫn hồng ngoại đa quang phổ so với các đầu dẫn hồng ngoại hai quang phổ trên Igla-S.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong ảnh là một binh sĩ Nga đang thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Verba do KBM phát triển.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cũng theo Kashin, việc được tích hợp đầu dẫn đa quang phổ sẽ cho phép Verba xác định mục tiêu nhanh hơn cùng với đó là việc nó có thể vô hiệu hóa được các biện pháp phòng vệ chủ động từ mục tiêu như mồi bẫy nhiệt hoặc tia laser.​
Tầm bắn hiệu quả của Verba cũng lớn hơn nhiều so với Igla-S khi nó có khả năng bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách hơn 6km và ở độ cao 3.500m. Thậm chí, theo KBM tiết lộ, tầm bắn của Verba vẫn có thể được nâng lên xa hơn nữa nếu như nó tiếp tục được nâng cấp.​
Theo đó, nếu tối ưu hóa được mức tiêu thụ nhiên liệu sau khi phóng với một hệ thống động cơ đẩy phù hợp tầm bắn của Verba có thể tăng lên từ 1,5 đến 2 lần so với hiện tại.​
Tổ hợp tên lửa phòng không 9K333 Verba được trang bị một tên lửa đất đối không 9M336 với đầu dẫn hồng ngoại đa quang phổ mới do công ty quốc phòng Lomo có trụ sở St Petersburg phát triển. Trong khi đó đầu đạn của 9M336 lại được Viện nghiên cứu công nghệ RFNC- VNIIEF ở Sarov phát triển. Toàn bộ tổ hợp hợp phòng không Verba được lắp ráp và hoàn thiện tại nhà máy Degtyarev.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Một nguyên mẫu tổ hợp tên lửa phòng không vác vai di động Verba được KBM giới thiệu tại Army-2015{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
KBM đã hoàn tất quá trình thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9K333 Verba và tên lửa 9M336 từ năm 2012, ngay sau đó tổ hợp tên lửa phòng không này được đưa vào sản xuất với số lượng hạn chế.​
Trong năm 2014, KBM đã bắt đầu chuyển giao các tổ hợp Verba đầu tiên cho các đơn vị bộ binh cơ giới và lực lượng đổ bộ đường không thuộc Quân khu phía Nam của Nga, mặt khác trong năm nay Quân khu phía Đông của Nga cũng sẽ tiếp nhận những tổ hợp tên lửa phòng không Verba đầu tiên​
Hiện tại, KBM cũng bắt đầu tỏ ý định xuất khẩu Verba tuy nhiên ý tưởng này vẫn cần có thời gian để Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga thông qua trước khi có một quyết định chính thức.​
 
23/8/12
1.162
3
38
"F-35 không hơn gì kẻ từng bại trận trước MiG-21 Việt Nam"

Hải Vy | 09/07/2015 07:44

f-35-flying-with-clouds-cool-image-1436348449995-0-0-980-1920-crop-1436348471594.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Sau thất bại ê chề của F-35 trước F-16, nhà báo David Axe đã ví von mẫu tiêm kích này với các chiến đấu cơ F-105 của Mỹ từng thất bại trước MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam.

Dưới đây là bài viết của nhà báo David Axe đăng trên trang mạng "War is Boring":
Tiêm kích thế hệ mới F-35 của quân đội Mỹ đã không đủ nhanh nhạy để đánh bại "máy bay bà già" F-16 trong trận không chiến giả định.
Điều này đã được minh chứng trong bản báo cáo của viên phi công thử nghiệm trực tiếp điều khiển F-35 trong trận đấu.
Vậy bằng cách nào F-35, tiêm kích chủ lực tương lai của Không quân Mỹ, có thể sống sót trong cuộc chiến với những đối thủ còn cơ động hơn đến từ Nga và Trung Quốc?
Hãy nhìn lại lịch sử để tìm câu trả lời.
Sự tương đồng khó tin
50 năm trước, Không quân Mỹ đã rơi vào tình cảnh tương tự.
Chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ khi đó là F-105 Thunderchief, một mẫu máy bay tấn công hạng nặng, công nghệ cao, tương tự như F-35 ngày nay. Và nó cũng được kỳ vọng là có thể đánh bại các máy bay chiến đấu của đối phương.
Tuy nhiên, trên thực tế, F-105 không khác gì F-35. Nó vòng tránh quá chậm chạp để có thể đánh bại được các tiêm kích MiG-21 do Nga chế tạo, trong khi đây lại là đối thủ chính của F-105 lúc bấy giờ.
Vì vậy, Không quân Mỹ đã phải dày công nghiên cứu những chiến thuật đặc biệt để F-105 có thể sống sót khi giao chiến.
f35-khong-hon-gi-ke-tung-bai-tran-truoc-mig21-viet-nam.jpg

f35-khong-hon-gi-ke-tung-bai-tran-truoc-mig21-viet-nam.jpg

F-35 (trên) được cho là có nhiều điểm tương đồng về cấu tạo và gặp phải những vấn đề tương tự như F-105.​
F-35 và F-105 có nhiều điểm tương đồng tới mức khó tin. Trong một bài viết năm 2004, chuyên gia phân tích hàng không vũ trụ Australia Carlo Kopp nhận định:
"F-105 và F-35 đều là máy bay chiến đấu tấn công cỡ lớn, 1 chỗ ngồi, 1 động cơ, trang bị loại động cơ hiện hành mạnh nhất, có khối lượng rỗng rơi vào khoảng hơn 12.000kg và sải cánh trên 10m.
Cả 2 đều có khoang vũ khí trong thân và nhiều mấu cứng bên ngoài thân để treo vũ khí cùng các thùng dầu phụ. Chúng ước tính có bán kính tác chiến vào khoảng 400 hải lý.
Hai máy bay đều không đạt tiêu chuẩn tỷ lệ lực đẩy trên khối lượng hay khả năng cơ động cần thiết đối với các máy bay đánh chặn và máy bay chiếm ưu thế trên không vào thời kỳ hoạt động tương ứng của từng loại
".
Khả năng tàng hình có giúp F-35 sống sót?
Theo Kopp, Không quân Mỹ trang bị 83 chiếc F-105 và đã thiệt hại không dưới 334 chiếc trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1965-1970. Trong đó, các tiêm kích MiG của bộ đội Bắc Việt Nam đã bắn hạ 22 chiếc F-105.
Mặc dù F-105 cũng bắn hạ được ít nhất 27 chiếc MiG (tương đương với con số bị thiệt hại) nhưng Lầu Năm Góc không hài lòng với kết quả này.
f35-khong-hon-gi-ke-tung-bai-tran-truoc-mig21-viet-nam.jpg

F-105 bộc lộ nhiều điểm yếu khi đối đầu với MiG-21 Việt Nam.​
Để cải thiện chiến thuật tác chiến, năm 1969, Không quân Mỹ đã tiến hành các trận không chiến giả định giữa F-105 và một chiếc MiG-21 cũ của Iraq, trong khuôn khổ một chương trình mang tên "Have Doughnut" của Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ.
Viên phi công lái MiG-21 đã đào thoát sang Israel cùng chiếc máy bay và người Israel đã rất hào phóng cho Mỹ mượn chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ, cơ động này để nghiên cứu.
Song, cuộc thử nghiệm không diễn ra suôn sẻ với F-105. Nếu thời gian giao chiến kéo dài, khả năng chiến đấu của chiếc máy bay sẽ sụt giảm nghiêm trọng do mất năng lượng và suy yếu khả năng cơ động.
Nó được khuyến cáo nên tránh cận chiến kéo dài với MiG-21, thay vào đó nên dùng chiến thuật áp sát và tấn công nhanh từ phía sau.
Trong trận đấu giả định với F-16, phi công F-35 cũng đề cập tới vấn đề tương tự.
Tuy nhiên, trong khi F-105 có ưu thế về tốc độ bay thẳng đối với hầu hết các đối thủ thì F-35 ngày này còn chậm chạp hơn cả các máy bay chiến đấu của Sukhoi (Nga), Thẩm Dương và Thành Đô (Trung Quốc).
May thay, F-35 là máy bay "tàng hình" với những đặc điểm thiết kế giúp nó tránh bị các cảm biến tầm xa của đối phương phát hiện trong những tình huống nhất định.
Nếu F-35 muốn sống sót trong các cuộc chiến tương lai, người vận hành nó phải đưa ra được những chiến thuật có thể tận dụng lợi thế này.
Theo Kopp, "yếu tố quyết định đối với F-35 trong cuộc chiến sẽ là khả năng tàng hình có hạn của nó".
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Mỹ thừa nhận F-35 đuối sức trước T-50

Thùy Dung | 08/07/2015 20:45

air-f-35-jsf-lg-1436345740178-82-0-490-800-crop-1436345773407.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Ngày 4/7, trang Lợi ích quốc gia (Mỹ) dẫn nguồn tin quân sự nước này thừa nhận siêu tiêm kích F-35 đuối sức trước T-50 của Nga.

Mỹ thừa nhận
Dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Mỹ, tờ Lợi ích quốc gia (National Interest) cho biết máy bay chiến đấu động cơ phản lực Sukhoi T-50 mới linh hoạt và mạnh mẽ hơn nhiều máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo.​
Theo phân tích của một số chuyên gia thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, sức mạnh vượt trội nhất của T-50 trước F-35 là sự cơ động và khả năng tàng hình cực mạnh.​
Ngoài ra, T-50 còn được trang bị hệ thống hỏa lực không đối không và không đối đất cực mạnh, trong đó bao gồm tên lửa không đối không R77 và bom có trọng lượng 1.500 kg. Đặc biệt, Sukhoi T-50 còn được trang bị 2 khẩu pháo 30 mm GSh-30-1, có thể bắn 1.800 viên đạn/phút.​
Sự yếu kém của F-35 khiến Mỹ phải lên kế hoạch phát triển máy bay thế hệ 6 nhằm đối trọng với T-50 thuộc thế hệ 5.​
Thông tin này được trang National Interest (Mỹ) dẫn lời chuyên gia quân sự Dave Majumdar đăng tải ngày 14/4 cho biết, tiêm kích F/A-XX được nghiên cứu và sản xuất chỉ với mục đích duy nhất nhằm khắc chế các dòng máy bay chiến đấu T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc.​
bao-my-thua-nhan-f35-duoi-suc-truoc-t50.jpg

Tiêm kích F-35.​
Nước ngoài bóc mẽ
Không chỉ có Mỹ, các chuyên gia quốc phòng Nga cũng đã nhiều lần chỉ ra sự yếu kém của F-35 trước T-50 khi phân tích kết quả các cuộc thử nghiệm được công khai.​
Mới đây, Trung tướng Viktor Bondarev thuộc Không quân Nga đã có so sánh giữa tiêm kích T-50 với F-35 và đưa ra kết luận, T-50 vượt trội ở mọi chỉ số.​
Đây cũng là kết quả phân tích được tờ Daily Beast hồi đầu năm 2015 đăng tải, sự vượt trội lớn nhất giữa T-50 và F-35 là khả năng tàng hình.​
Theo phân tích của Daily Beast, 70% vỏ của máy bay T-50 được làm bằng chất liệu composite, có thể giảm khả năng bị radar kẻ thù phát hiện.​
Diện tích tán xạ hiệu quả của thân máy bay T-50 được thể hiện ở diện tích radar phản xạ, đây là tham số quan trọng nhất, chỉ 0,5 m[sup]2[/sup].​
Điều này có nghĩa là nếu nhìn vào radar thì T-50 chỉ bé như một quả bóng chày. Để làm được điều này, ngoài chất liệu composite, T-50 được trang bị công nghệ tàng hình độc đáo của người Nga - công nghệ plasma.​
Ngoài ra hình dạng của thân máy bay và cánh máy bay không chỉ có thể làm cho T-50 thực hiện bay góc AOA, mà còn có thể bảo đảm yêu cầu của tính năng siêu cơ động của máy bay.​
bao-my-thua-nhan-f35-duoi-suc-truoc-t50.jpg

Tàng hình cơ T-50.​
Không chỉ nổi trội nhờ tính năng tàng hình, T-50 còn được coi là tiêm kích tàng hình thông minh. Theo Daily Beast, T-50 là máy bay rất thông minh nhờ có 2 máy tính có nhiều vi xử lý được kết nối với giao diện sợi quang học, băng thông 1G/giây.​
Hệ thống trinh sát điện tử có thể thu được tín hiệu qua radio, radar, cảm biến quang học và cảm biến khác để hình thành bức tranh tổng thể những gì diễn ra trên không, trên mặt đất.​
T-50 sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS kết hợp GLONASS. Nó có thể đồng thời sử dụng 2 hệ thống dẫn đường vệ tinh tiêu chuẩn, cũng có thể không sử dụng dẫn đường vệ tinh, mà chỉ sử dụng dẫn đường quán tính, giống như tên lửa đạn đạo.​
T-50 sử dụng hệ thống la bàn và đồng hồ tốc độ để đo tốc độ góc bay của máy bay, ngoài ra T-50 còn được trang bị hệ thống điện tử tính toán phương vị hiện tại.​
Hệ thống kiểm soát bay hoàn toàn mới có thể đảm nhận nhiệm vụ lái, để phi công của T-50 tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ tác chiến.​
Phi công sử dụng 3 thiết bị hiển thị đa năng để nhận thông tin ảnh, ngoài ra còn có thiết bị hiển thị trên kính chắn, mũ bảo hiểm có chỉ dẫn mục tiêu và thiết bị thông tin bằng âm thanh.​
Trong khi đó, đối thủ của T-50 là F-35 dù được quảng bá là mẫu mực trong dòng tiêm kích thế hệ 5, tuy nhiên nó liên tiếp "hiện nguyên hình" trước hệ thống radar của cả Nga và Trung Quốc.​
Theo phân tích của tạp chí Jane's hôm 30/4, những hạn chế của F-35 được công khai, đáng kể nhất là F-35 hầu như mất khả năng tàng hình trước một số hệ thống radar mới của Nga và Trung Quốc.​
Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống radar trên (khả năng giúp F-35 “biến mất” vào nền nhiễu địa vật, môi trường).​
Theo chuyên gia Bill Sweetman, tại triển lãm hàng không tại Moscow tổ chức hồi tháng 8/2013, ông này đã có điều kiện nói chuyện với một số nhà thiết kế các hệ thống radar chuẩn kỹ thuật số mới trang bị cho quân đội Nga.​
Dòng radar tần số cao này thừa đủ khả năng “vạch mặt” F-35 trong nhiều điều kiện tác chiến cụ thể. Vì vậy, dù F-35 là chiến đấu cơ tàng hình nhưng người Mỹ vẫn phải cần tới “sự hỗ trợ” của các máy bay đối kháng điện tử đi kèm nếu muốn F-35 sống sót trên chiến trường.​
 
23/8/12
1.162
3
38
2 điểm yếu khiến "rồng lửa" Patriot chưa đánh đã loạn

Nhật Minh | 08/07/2015 14:01

121214093324-patriot-missile-launch-story-top-1436327730447-0-0-327-640-crop-1436327753390.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Đức đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ bị hacker xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát.

Vụ tấn công xảy ra trên các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đặt gần biên giới Syria. Quân đội Đức bố trí các hệ thống này tại đây để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh cùng thuộc NATO.
Tờ The Local dẫn thông tin từ tạp chí Behörden Spiegel của Đức cho biết, các hệ thống Patriot đã thực hiện những mệnh lệnh bất thường nhưng không tiết lộ cụ thể về nội dung các mệnh lệnh này.
Tạp chí của Đức đặt nghi vấn về 2 điểm yếu trên hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot mà hacker có thể lợi dụng.
Một điểm yếu nằm ở thiết bị trao đổi thông tin thời gian thực giữa xe phóng tên lửa và hệ thống chỉ huy. Điểm yếu thứ 2 nằm ở một con chip máy tính kiểm soát hệ thống dẫn đường của tên lửa.
2-diem-yeu-khien-rong-lua-patriot-chua-danh-da-loan.jpg

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot​
Các hacker có lẽ đã xâm nhập bằng 2 cách khác nhau: chiếm quyền kiểm soát, vận hành hệ thống tên lửa và đánh cắp dữ liệu từ hệ thống.
Theo The Local, các hệ thống tên lửa Patriot được đưa vào biên chế quân đội Mỹ từ năm 1984 và tham chiến lần đầu tiên trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị các đồng minh NATO hỗ trợ an ninh, bằng cách bố trí các hệ thống tên lửa Patriot trên lãnh thổ nước này, sau khi cuộc nội chiến Syria lan tới gần biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Song, có vẻ các hệ thống Patriot chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong đợi.
Tháng 3 năm nay, theo tờ Hurriyet Daily News, nhiều câu hỏi đã được đặt ra sau khi các tổ hợp tên lửa Patriot do NATO bố trí tại 3 tỉnh thành của Thổ Nhĩ Kỳ không thể chặn được một tên lửa Syria bắn vào.
Đức cho biết họ cũng đang có kế hoạch thay thế Patriot bằng các hệ thống phòng không MEADS do nước này hợp tác với Mỹ và Italy chế tạo.
 
23/8/12
1.162
3
38
[ẢNH] "Chim ưng chiến" F-16 va chạm kinh hoàng trên không

Nhật Minh | 08/07/2015 08:22

1-pic-6-1-1436318122383-213-0-702-960-crop-1436318190477.jpg

Chia sẻ:
Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ đã đâm phải một chiếc máy bay dân sự tại Nam Carolina. Theo lời nhân chứng, cú va chạm đã tạo ra một vụ nổ lớn, giống như "một quả cầu lửa trên không".

ABC News dẫn nguồn tin từ Cục quản lý hàng không liên bang và Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) cho biết:
Một tiêm kích F-16 của Mỹ đã rơi gần thành phố Charleston, bang Nam Carolina sau khi đâm phải một máy bay dân sự Cessna lúc 11h (giờ địa phương) ngày 7/7, khiến 2 người trên chiếc Cessna thiệt mạng.
Phi công trên chiếc F-16 đã thoát ra ngoài an toàn và được trực thăng đưa tới bệnh viện điều trị.
Chiếc F-16 gặp nạn cất cánh từ căn cứ không quân Shaw, cách Charleston gần 100 dặm về phía tây bắc.
Một nhân chứng cho hay, hai máy bay va chạm với nhau và một vụ nổ lớn xảy ra. Ông mô tả cảnh tượng như một "quả cầu lửa trên không".
Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Theo tờ The Guardian (Anh), kể từ năm 1975, các máy bay chiến đấu F-16 đã xảy ra 359 vụ tai nạn, khiến 84 phi công hy sinh. Riêng trong năm tài khóa 1988, đã có 23 vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.
Một số hình ảnh hiện trường vụ tai nạn:
anh-chim-ung-chien-f16-va-cham-kinh-hoang-tren-khong.jpg

anh-chim-ung-chien-f16-va-cham-kinh-hoang-tren-khong.jpg

anh-chim-ung-chien-f16-va-cham-kinh-hoang-tren-khong.jpg

anh-chim-ung-chien-f16-va-cham-kinh-hoang-tren-khong.jpg

anh-chim-ung-chien-f16-va-cham-kinh-hoang-tren-khong.jpg

anh-chim-ung-chien-f16-va-cham-kinh-hoang-tren-khong.jpg

anh-chim-ung-chien-f16-va-cham-kinh-hoang-tren-khong.jpg
anh-chim-ung-chien-f16-va-cham-kinh-hoang-tren-khong.jpg
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ-NATO ngán tác chiến điện tử của Nga

(Bình luận quân sự) - 7 năm sau “Cuộc chiến 5 ngày” với Gruzia, quân đội Nga đã không còn “thô mộc” như trước, với bước tiến thần kỳ về khả năng tác chiến điện tử.

Sau Ukraine, NATO cũng dính đòn tác chiến điện tử Nga
Tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 8-7 có bài viết cho biết, mặc dù chưa có thông tin riêng về phía Mỹ nhưng quân đội đồng minh của Hoa Kỳ trong khối NATO đã “dính đòn” và thể hiện sự bất lực trước hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử của Nga.
Tờ báo Mỹ cho biết, những dấu hiệu gần đây cho thấy Nga đã chế tạo được những hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới nhất vô cùng hiện đại và đã đem ra thử nghiệm trên chiến trường miền đông Ukraine khi cung cấp cho phe ly khai, đồng thời sử dụng “quấy phá” các cuộc tập trận của Mỹ và NATO.
Những hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất của Nga cho phép chặn thu tín hiệu liên lạc của đối phương hoặc gây nhiễu chế áp thiết bị của họ là thách thức nghiêm trọng đối với các lực lượng đồng minh của Mỹ khi tiến hành cuộc tập trận ở Đông Âu,
Các công nghệ được phát triển cho phép quân đội Nga không chỉ xác định thành công các nguồn tín hiệu vô tuyến của đối phương, mà còn có thể ngụy trang tốt hơn thông tin vô tuyến riêng của mình, cho phép duy trì bí mật khi di chuyển các lực lượng vũ trang - tờ báo Mỹ viết.
The Wall Street Journal dẫn nguồn từ quân đội Mỹ cho biết, theo quan sát của các quân nhân Mỹ cuộc tập trận ở Litva nhận xét, việc bảo mật thông tin liên lạc là những khó khăn chính. Những trang bị thông tin của đồng minh Mỹ không đủ độ bảo mật trước các phương tiện trinh sát điện tử của Nga.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mynato-so-buoc-tien-than-ky-cua-tac-chien-dien-tu-nga_10112203.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Đài radar di động 39N6 Casta2, máy bay trinh sát quang-điện tử Tu-214R và hệ thống tác chiến điện tử Borisoglebsk-2​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Những trang bị thông tin thiếu độ bảo mật cao khiến các đồng minh của Mỹ trong khối NATO không thể nêu rõ số liệu về vị trí các nhóm quân và vị trí của ban chỉ huy đơn vị. Kết quả là, quân đội Mỹ đã buộc phải phái lính thông tin của mình tới các đơn vị Litva để truyền mật lệnh cho họ.
Theo Wall Street Journal, các công nghệ vô tuyến Mỹ cho phép liên lạc ở mức độ bảo mật rất cao, nhưng do hạn chế về luật xuất khẩu, các máy điện đài có thể không được cung cấp cho quân đội đồng minh, vì vậy họ sử dụng các thiết bị thông tin đơn giản hơn, dẫn đến tính năng bảo mật kém.
Không chỉ có vậy, khả năng của lực lượng đối kháng điện tử Nga còn được Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, thừa nhận.
Trung tướng Ben Hodges cho biết, hệ thống liên lạc của quân đội Ukraine đang bị các thiết bị gây nhiễu điện tử của lực lượng ly khai gây cản trở, khiến họ rất khó để sử dụng sóng vô tuyến, điện thoại và các phương tiện liên lạc khác vì các thiết bị gây nhiễu của lực lượng ly khai có tính năng vượt trội.
Tướng Ben Hodges nhận xét, lực lượng ly khai Ukraine còn có khả năng gây nhiễu tín hiệu đáng kể khiến các hệ thống radar quân sự của quân chính phủ không thể hoạt động bình thường. Điều này dẫn tới tình trạng quân đội Ukraine không thể khai hỏa ngay cả khi xác định được mục tiêu.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mynato-so-buoc-tien-than-ky-cua-tac-chien-dien-tu-nga_10112546.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Pod gây nhiễu điện tử KNIRTI SAP-518 của Viện nghiên cứu khoa học khí tài vô tuyến kĩ thuật Kaluga (gọi tắt là Viện KNIRTI)​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mỹ lo lắng về tiến bộ vượt bậc của tác chiến điện tử Nga
Tạp chí Armyrecognition dẫn thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga sẽ đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trong thời gian sắp tới và đây chỉ là một phần trong chương trình mua sắm quốc phòng của Nga trong năm 2015.
Trong đó có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng. Các hệ thống tác chiến điện tử mới này bao gồm: Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-S4 và Svet-KU.
Trước đó, Quân đội Nga cũng đã bắt đầu đưa vào trang bị số lượng hạn chế các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất tiên tiến như Borisoglebsk-2V hay Moskva-1 cho một số lữ đoàn bộ binh cơ giới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga luôn xếp thứ hai sau Mỹ về lĩnh vực này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây khả năng trinh sát và tác chiến điện tử của Nga đang được nâng cao rất mạnh thì Mỹ lại có dấu hiệu thụt lùi, sau khi dốc toàn lực đấu với các đối thủ “dưới cơ” như Iraq, Lybia hay tổ chức khủng bố IS.
Tháng 3 vừa qua, Mỹ đã thành lập Ủy ban Tác chiến điện tử, do Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua bán vũ khí Frank Kendall và phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân - Đô đốc James Winnefeld lãnh đạo.

Mỹ-NATO ngán tác chiến điện tử của Nga

(Bình luận quân sự) - 7 năm sau “Cuộc chiến 5 ngày” với Gruzia, quân đội Nga đã không còn “thô mộc” như trước, với bước tiến thần kỳ về khả năng tác chiến điện tử.

Theo thông báo của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work, Uỷ ban này sẽ tìm cách giúp Bộ Quốc phòng Mỹ giữ vững lợi thế trong lĩnh vực tác chiến điện tử. “Chúng tôi vẫn đang dẫn đầu, nhưng tôi nghĩ rằng vị thế này đang dần mai một một cách nhanh chóng”, ông Work nói.
Vào năm 2014, Hội đồng khoa học quốc phòng Hoa Kỳ đã đề nghị phân bổ thêm 2 tỉ USD trong ngân sách quốc phòng nhằm tăng cường khả năng tác chiến điện tử. Vấn đề này đã trở nên cấp bách sau khi hàng loạt điểm yếu của các hệ thống vũ khí Mỹ bị phanh phui.
Ví dụ như loại máy bay hiện đại bậc nhất của Mỹ là F-35 có chi phí phát triển lên tới 400 tỉ USD, nhưng rất dễ biến thành “bia bay” nếu không được hỗ trợ bởi máy bay tác chiến điện tử F-18 Growler. Hay tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom của Mỹ có những lỗ hổng bảo mật an ninh mạng máy tính rất lớn.
Hay trong vụ việc máy bay Su-24 Nga áp chế hoàn toàn hệ thống radar cảnh báo sớm và điều khiển vũ khí trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke số hiệu DDG-75 USS Donald Cook trên biển Đen tháng 4-2014, chiếc cường kích này được cho là đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử Khibiny tối tân của Nga.
Trước đó, Nga cũng đã sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza bắt sống một chiếc máy bay trinh sát không người lái MQ-5B của Mỹ. Thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã cắt đường truyền thông tin điều khiển và cướp quyền kiểm soát, ép một chiếc của Mỹ hạ cánh xuống bán đảo Crimea.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mynato-so-buoc-tien-than-ky-cua-tac-chien-dien-tu-nga_10113828.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mô hình hoạt động tác chiến điện tử của hệ thống Krasukha-S4​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nga đang phát triển hàng loạt hệ thống tác chiến điện tử
Theo một số nguồn tin, hiện Nga đang phát triển hàng loạt hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử mới cơ động dưới mặt đất và mang theo máy bay, hoặc lắp đặt trên các chiến hạm.
Các hệ thống mặt đất có Krasukha-2 và Krasukha-4 của Tập đoàn công nghệ điện tử - radio của Nga (KRET). Tổ hợp Krasukha-4 được nâng cấp mạnh trên cơ sở Krasukha-2, là trạm dải tần rộng gây nhiễu âm thanh mạnh, module đa năng đặt trên mặt đất gây nhiễu dùng để bảo vệ các công trình, mục tiêu cố định.
Các tổ hợp này có khả năng gây nhiễu, chế áp điện tử chống đài radar trên máy bay chỉ huy, và cảnh báo sớm, chống radar trên máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát, máy bay không người lái… và đài radar trên vệ tinh trinh sát Lakross của Mỹ, ở phạm vị ngoài 300km.
Tập đoàn quốc doanh Rostec đã cung cấp cho quân đội Nga những hệ thống tác chiến điện tử “Moskva-1” đầu tiên. Tổng giám đốc của Rostec là ông Kolesov khẳng định hiện không có nước nào trên thế giới sở hữu những hệ thống như Moskva.
Hệ thống này ứng dụng công nghệ kỹ thuật số mới nhất và cho phép radar thụ động quét trên không trong khoảng cách 400km, phát hiện và cung cấp số liệu về mục tiêu cho các hệ thống phòng không và máy bay, cùng các hệ thống điện tử khác, điều khiển chúng vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt kẻ địch.
Hiện Nga đang phát triển Divnomorie - hệ thống có tính năng mạnh và phức tạp hơn nhiều so với Moskva. Bộ Quốc phòng Nga dự định giới thiệu hệ thống này với khách hàng đầu năm 2016. Theo ông Kolesov, Divnomorie thực sự có thể “giải quyết cả vấn đề phòng thủ vũ trụ”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mynato-so-buoc-tien-than-ky-cua-tac-chien-dien-tu-nga_10113500.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Su-34 Nga mang pod tác chiến điện tử Khibiny trên đầu mút cánh​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện nay, hệ thống “Khibiny” của Nga đã được thử nghiệm trên hàng loạt loại máy bay chiến đấu mà gần đây nhất là vào tháng 6 vừa qua, 1 nhóm máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 Nga đã được lắp đặt pod tác chiến điện tử này, khiến chúng không thể bị hạ bởi các hệ thống phòng không thông thường.
Ở trên không, ngoài hệ thống “Khibiny”, có thể kể đến hệ thống phòng thủ chủ động, chống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) mang tên “President-S”. Hệ thống này có khả năng làm các tên lửa phòng không vác vai bay chệch hướng (thậm chí là đổi hướng 180 độ) và tự phá hủy.
Đầu tháng 2 vừa qua, Tổ hợp Công nghệ sóng radio và điện tử (KRET) cho biết, dựa trên nền tảng máy bay chở khách Tu-214, đơn vị này cùng tổ hợp chế tạo hàng không Tupolev sẽ phát triển máy bay đối kháng điện tử thế hệ mới mạnh nhất thế giới. Hiện dự án này đang trong giai đoạn thiết kế sơ bộ.
Có thể nhận định rằng, những lo lắng của chuyên gia quân sự Mỹ là đúng. Hiện quân đội Nga không còn yếu kém và thiếu hiện đại như trong giai đoạn “cuộc chiến 5 ngày” với Gruzia.
Sự thay đổi chiến lược quân sự và tư duy tác chiến đã khiến quân đội Nga “lột xác” hoàn toàn, trở thành một lực lượng quân sự mạnh mẽ trên thế giới, trong đó việc tiến hành hiện đại hóa vũ khí, trang bị cho các quân, binh chủng đang được đặt lên hàng đầu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.