Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Nga lập lá chắn tên lửa chống tấn công từ vũ trụ như thế nào?

Đức Dũng | 09/07/2015 14:30

1-ten-lua-1-1436414598171-0-0-233-457-crop-1436414654107.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Sau khi thống nhất các lực lượng, một lá chắn tên lửa tầm cao được dàn trận, có thể đánh chặn được các mục tiêu như tên lửa đạn đạo, máy bay, tên lửa hành trình và máy bay không người lái ở mọi độ cao.

Hệ thống tên lửa của quân đội Nga
Kênh truyền hình quốc phòng Nga Star dẫn lời phát ngôn viên Lực lượng phòng không vũ trụ Nga (VKO) – Đại tá Alexei Zototukhin cho biết:​
Các hệ thống tên lửa tầm cao S-400 "Triumph", S-300 "Favorit" và tổ hợp tên lửa - pháo phòng không "Pantsir-S" kết hợp với lực lượng phòng thủ tên lửa đã thực hiện hơn 50 vụ phóng tên lửa, mô phỏng một cuộc tấn công phòng không vũ trụ thông thường chống lại kẻ thù.​
Lực lượng phòng không vũ trụ là một trong những binh chủng mới nhất của quân đội Nga, là sự kết hợp của Lực lượng phòng thủ không gian (theo dõi hoạt động các vệ tinh quay quanh Trái đất và kiểm soát không gian vũ trụ) và Lực lượng phòng không không quân (PVO).​
Mục đích thành lập Lực lượng này nhằm bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công bằng đường không từ ngoài vũ trụ.​
Trung tâm của hệ thống bảo vệ là trạm radar cảnh báo tên lửa tầm xa “Don-2N” đặt tại vùng Serpukhov, ngoại ô Moscow và hệ thống phòng thủ tên lửa A-135.​
Sau khi thống nhất các lực lượng, một lá chắn tên lửa tầm cao được dàn trận, có thể đánh chặn được các mục tiêu như tên lửa đạn đạo, máy bay, tên lửa hành trình và máy bay không người lái ở các độ cao khác nhau.​
Nhờ đó, 90% khu vực thủ đô Moscow và khoảng 60% các khu công nghiệp trọng điểm của Nga được bảo vệ an toàn.​
A-135 là hệ thống phòng thủ tên lửa độc nhất trên thế giới, bởi nó khác xa với các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và các nước khác. Các nhà thiết kế Nga đã chế tạo ra hệ thống phòng thủ này bằng nhiều phương pháp khác nhau.​
Độc nhất trong cách thức tiếp cận để đánh chặn các mục tiêu bằng đầu đạn hạt nhân. Khi thâm nhập vào tầng khí quyển, đơn vị chiến đấu của A-135 tăng vận tốc tới 10 km/s. Tại thời điểm hiện tại, không radar nào có thể đo được vận tốc này.​
nga-lap-la-chan-ten-lua-chong-tan-cong-tu-vu-tru-nhu-the-nao.jpg

Hệ thống phòng không S-400 của quân đội Nga​
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bao gồm: tổ hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa GMD (Ground-based Midcourse Defense) và hệ thống THAAD (Terminal High Altitude Area Defense system) - bắn hạ tên lửa tầm trung và tầm ngắn trong một vài phút trước khi đánh trúng mục tiêu.​
Hệ thống tên lửa này được Mỹ chế tạo hơn chục năm, không thể coi là 1 thành tựu lớn. Chỉ có 31 trong số 39 vụ phóng thử nghiệm hệ thống THAAD thành công.​
Một nửa số này được đưa vào sử dụng mô phỏng loại tên lửa đạn đạo nổi tiếng của Liên Xô R-17 (NATO gọi là SS- 1 Scud).​
Loại tên lửa này đã lỗi thời, quỹ đạo bay quá đơn giản. Theo người Mỹ, trường hợp sử dụng loại tên lửa hiện đại hơn thì kết quả có thể thay đổi hoàn toàn.​
Ví dụ so sánh với loại tên lửa đạn đạo Topol-M và Yars của Nga. Vận tốc khởi hành của 2 loại này lớn hơn nhiều so với R-17, quỹ đạo bay cũng phức tạp hơn, đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa có thể bay với vận tốc siêu thanh và di chuyển tích cực tiếp cận mục tiêu.​
Nếu người Mỹ không dự đoán được điểm dừng của chúng trong giây tiếp theo, họ sẽ không thể ngắm bắn chính xác được.​
Tuy nhiên, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga cũng có vấn đề tương tự. Hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 bảo vệ thủ đô Moscow được cải tiến so với những năm 70, ngăn chặn triệt để sự tấn công của các đầu đạn hạt nhân.​
Tên lửa đánh chặn sẽ bay vào khu vực dự báo xuất hiện đầu đạn hạt nhân của địch và tự làm nổ đầu đạn của mình. Nhưng hậu quả các vụ nổ hạt nhân không chỉ gây ô nhiễm phóng xạ cho toàn khu vực Moscow mà còn nhiều thiệt hại nghiêm trọng nữa.​
nga-lap-la-chan-ten-lua-chong-tan-cong-tu-vu-tru-nhu-the-nao.jpg

Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga​
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc phòng STAR, ông Ruslan Pukhov - Giám đốc trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ LBNga cho biết:​
“Vấn đề không phải là hệ thống GMD và THAAD bắn hạ được bao nhiêu đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo, mà nằm ở công nghệ Mỹ sử dụng để chế tạo chúng.​
Như trong hệ thống THAAD, Mỹ sử dụng công nghệ đánh chặn bằng động lực học - chỉ sử dụng động năng của một đơn vị phần cứng, tên lửa không có phần đầu đạn riêng biệt”.​
Nói cách khác, các tên lửa đánh chặn phải đâm trực tiếp vào mục tiêu, đòi hỏi tốc độ đánh chặn cao, nhắm mục tiêu chính xác và cú đánh chính xác hoàn hảo.​
Nhưng radar hiện đại của Hệ thống phòng không/ phòng thủ tên lửa Mỹ lại không thể phát hiện được các tên lửa hành trình siêu thanh cũng như các đầu đạn hạt nhân.​
Người Mỹ vẫn liên tục tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật mới. Hệ thống GMD và THAAD được coi là chuẩn mực đánh giá sự phát triển công nghệ đánh chặn tên lửa của Mỹ.​
Còn ông Pavel Sozinov - Giám đốc thiết kế của tập đoàn sản xuất vũ khí Almaz Antey, cho biết:​
Gần đây Nga đang chế tạo hệ thống tương tự (bản sao) của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung và các đầu đạn của tên lửa đạn đạo liên lục địa trong phạm vi hạn hẹp.​
Quá trình hiện đại hóa sẽ ảnh hưởng tới hệ thống A-135 - hệ thống phòng thủ tên lửa bí mật nhất của Nga, bảo vệ thủ đô Moscow.​
Ông Sozinov tiết lộ, “Nga đang chế tạo một phiên bản cơ động của hệ thống THAAD. Nó có vài tính năng khác.​
Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, chúng tôi phải cung cấp hệ thống đánh chặn có hiệu suất cao hơn hẳn so với hệ thống THAAD của Mỹ. Các nguyên mẫu của phiên bản mới này sẽ đưa vào phục vụ cho quân đội Nga trong thời gian tới”.​
Tháng 12 năm 2012 tại thao trường Sary-Shagan ở Kazakhstan, Nga đã phóng thử thành công một tên lửa đánh chặn tầm ngắn.​
Nga đã phóng thử tên lửa 53T6 (đã được nâng cấp) thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa A-135. Bộ Quốc phòng không giải thích gì về vấn đề này.​
Nhưng theo một số nguồn tin, tên lửa đánh chặn này được cải thiện về độ chính xác đánh trúng mục tiêu. Cũng có thể, các đầu đạn hạt nhân được thay thế bằng các chất nổ ít độc hại hơn.​
Tất cả điều này dẫn đến việc cần thiết phải chế tạo ra các phương tiện mới phát hiện và hướng dẫn cho tên lửa đánh chặn.​
nga-lap-la-chan-ten-lua-chong-tan-cong-tu-vu-tru-nhu-the-nao.jpg

Hệ thống S-300 bắn đạn thật​
Đáp ứng vấn đề này, một hệ thống các trạm radar mới cảnh báo sớm tên lửa lớp Voronezh được xây dựng. Trạm radar đầu tiên được triển khai hoạt động tại làng Lekhtusi ,ngoại ô St. Petersburg năm 2008.​
Và Quân đội đã thu được thành quả lớn, radar có thể quan sát mọi hoạt động diễn ra trong không trung và vũ trụ trong phạm vi từ bờ biển Morocco đến Spitsbergen và tầm nhìn xa tới bờ biển phía đông của Mỹ.​
Trạm radar thứ hai được đặt tại vùng Armavir năm 2009, giám sát khu vực từ Bắc Phi đến Ấn Độ.​
Năm 2011, một trạm radar nữa được đăt tại làng Pioneer thuộc tỉnh Kaliningrad bao quát khu vực phía Tây (trước đó thuộc phạm vi giám sát của các trạm radar tại vùng Mukachevo – Ukraine và Baranovich – Belarus).​
Trạm radar tại Armavir thay thế cho trạm radar Gabala ở Azerbaijan. Tương lai gần, một trạm mới sẽ được đặt tại khu vực Irkutsk, có khả năng bao quát cả khu vực rộng lớn từ Trung Quốc đến bờ biển phía Tây của Mỹ.​
Trạm radar này sẽ là trạm chiến đấu thí điểm. Năm nay theo kế hoạch các trạm radar tương tự sẽ được lắp đặt tại thị trấn Yeniseysk thuộc Krasnoyarsk, thành phố Barnaul thuộc lãnh thổ Altai.​
Các trạm radar đặt tại Vorkut (thành phố Pechora, Cộng hòa Komi), Murmansk và Orsk bắt đầu được xây dựng.​
Theo Đại tá Alexei Zototukhin - người phát ngôn của Lực lượng phòng không vũ trụ Nga: “ Sau khi vận hành tất cả các trạm radar này , có thể nói rằng, chúng ta đã khôi phục hoàn toàn hệ thống radar cảnh báo tên lửa sớm của đất nước”.​
Tuy nhiên, do thiếu “Mắt thần”, các trạm radar lớp Voronezh mất khoảng thời gian đáng kể để phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo. “Mắt thần” là tên gọi một loại vệ tinh của Nga, chuyên phát hiện dấu hiệu các vụ phóng tên lửa đạn đạo ở nước ngoài.​
Gần đây, Nga đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Nga gần như hoàn toàn mất đi khả năng tập hợp nhóm thiết bị này.​
Tháng 4 năm ngoái, do lỗi kỹ thuật vệ tinh cuối cùng trong chuỗi thiết bị 8 vệ tinh đã vượt ra khỏi quỹ đạo. Vì nguyên do này, các hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Nga chỉ có thể kiểm soát lãnh thổ của Mỹ ba giờ một ngày.​
Năm ngoái, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nga - Sergei Shoigu đã tuyên bố thành lập Hệ thống phát hiện các vụ phóng tên lửa thống nhất toàn Nga (EKS) để phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo.​
Theo các nguồn tin, Nga sắp cho ra mắt một loại vệ tinh cảnh báo tên lửa đạn đạo mới có tên 14F142 "Tundra". Viện nghiên cứu khoa học trung ương “Kometa” và Tập đoàn tên lửa vũ trụ “Energia” tham gia chế tạo loại vệ tinh này.​
Theo báo cáo, vệ tinh Tundra có khả năng phát hiện được khu vực, mục tiêu nhắm bắn của tên lửa đạn và các loại tên lửa khác (bao gồm cả tên lửa phóng ra từ tàu ngầm).​
Trên thiết bị này sẽ cài đặt hệ thống kiểm soát và trong trường hợp cần thiết, thông qua hệ thống này, tín hiệu tấn công trả đũa sẽ được đưa ra.​
Sắp tới thành phần cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa Nga sẽ sát nhập vào hệ thống tên lửa S-400 "Triumph" (phiên bản hiện đại hóa của hệ thống tên lửa phòng không S-300 với lực lượng điện tử hiện đại) và S-500 "Triumphant".​
nga-lap-la-chan-ten-lua-chong-tan-cong-tu-vu-tru-nhu-the-nao.jpg

Trung tâm điều khiển​
Tổng biên tập báo "Người đưa tin quốc phòng"- ông Mikhail Khodarenok cho biết “S-500 là hệ thống tên lửa thế hệ mới, có khả năng chiến đấu với tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, vệ tinh và các mục tiêu trong phạm vi nhỏ.​
Nó được chế tạo để giải quyết một số thách thức như: lựa chọn các mục tiêu thực và giả ở khoảng cách lớn, đảm bảo đánh chặn các tên lửa có vận tốc siêu thanh, theo dõi và hướng dẫn đường đi chính xác cho tên lửa đánh chặn. Nó giải quyết mọi vấn đề người Mỹ đang vấp phải hiện nay”.​
Hệ thống S-500 dự kiến sẽ được kết hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 có nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Moscow. Trong tương lai, hệ thống phòng thủ tên lửa mới A-235 cũng sẽ thay thế cho tổ hợp này.​
Với sự tham gia của hệ thống A-235, khả năng quân đội Nga sẽ có một tổ hợp phòng thủ tên lửa lý tưởng nhất tính tới thời điểm đó.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ tấm tắc khen Mi-28N

6:47 PM, 10/07/2015, Views: 0 | By Nam Xương
VietnamDefence - Hệ thống phòng vệ và avionics của Mi-28N không thua kém các hệ thống của Mỹ, các chuyên gia của hãng RAND đánh giá.
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mi28n2.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các chuyên gia của hãng nghiên cứu Mỹ RAND đánh giá cao trực thăng tiến công Mi-28N “Thợ săn đêm” (NATO gọi là Havoc) trong báo cáo so sánh vũ khí trag bị do Mỹ và các nước khác sản xuất.

Họ đặc biệt lưu ý khả năng bảo vệ của Mi-28N, kính chống đạn của buồng lái chống chịu được đạn 12,7 và 14,5 mm, các lá cánh quạt chịu được đạn pháo đến 30 mm. “Ngay từ đầu thiết kế, đã đặt ra các tiêu chuẩn sống còn cao đối với Mi-28N”, các chuyên gia nói thêm và cho hay, độ bộc lộ của các động cơ trực thăng ở phổ hồng ngoại được giảm đi 2,5 lần so với Mi-24.

Họ cũng đặc biệt chú ý đến hệ thống cắt bỏ lá cánh quạt và hất vòm kính buồng lái cho phép các phi công an toàn rời trực thăng trong tình huống sự cố khẩn cấp trên không.

Vũ khí của Mi-28N gồm: 1 khẩu pháo 30 mm 2А42, các tên lửa chống tăng có điều khiển 9M114 Shturm, 9М120 Ataka, rocket 80 và 122 mm, các tên lửa không đối không Igla-V cho phép tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên chiến trường hiện đại.

Việc sử dụng pháo 2А42 vốn cũng được lắp trên các xe chiến đấu bộ binh Nga cũng cho phép đơn giản hóa việc huấn luyện các kỹ thuật viên trực thăng. Hệ thống phòng vệ và hệ thống avionics của trực thăng không thua kém các hệ thống của Mỹ.

Một trong số ít nhược điểm của Mi-28N được nêu ra là việc các trực thăng Mi-28N, các radar lắp trên trục rotor và các khí tài quang-điện tử được cung cấp riêng rẽ cho quân đội.​

Nguồn: itar-tass, 9.7.2015.
 
23/8/12
1.162
3
38
Động thái mới của Nhật Bản trong việc xuất khẩu vũ khí

(Bình luận quân sự) - Hãng Reuters dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết, Tokyo bắt đầu đàm phán để trở thành một thành viên trong tập đoàn sản xuất tên lửa của NATO.

Động thái mới
Nguồn tin này cho hay động thái này đang nhận được sự khuyến khích của Hải quân Mỹ bởi nó sẽ mở đường cho Nhật Bản trở thành đối tác an ninh hàng đầu của Washington tại châu Á.
Hiện nay, Tập đoàn sản xuất tên lửa của NATO với 12 quốc gia thành viên đang triển khai dự án phát triển và chia sẻ chi phí sản xuất tên lửa SeaSparrow. Đây là loại tên lửa hiện đại được thiết kế để phá hủy các tên lửa chống hạm và tấn công máy bay. Các công ty của Mỹ gồm Raytheon (RTN.N) và General Dynamics (GD.N) hiện cũng đang sản xuất tên lửa SeaSparrow.
Hãng Reuters cho biết thêm, hồi tháng 5/2015, giới chức Hải quân Nhật Bản đã tham gia một cuộc họp của NATO tại The Hague để nghiên cứu thêm về hoạt động của tập đoàn sản xuất tên lửa này.
Theo hai quan chức Hải quân Nhật Bản giấu tên, hiện nay Tokyo mới đang trong giai đoạn đầu đàm phán đầu tiên với NATO về việc tham gia tập đoàn sản xuất tên lửa.
Động thái này càng tỏ rõ quyết tâm thay đổi chính sách an ninh của Thủ tướng Shinzo Abe bao gồm việc gỡ bỏ quy định kéo dài hàng thập niên cấm Nhật Bản xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài.
Theo chính sách mới, Nhật Bản sẽ tiếp tục hạn chế xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia chịu lệnh cấm vận của LHQ (đặc biệt là Iran và Triều Tiên) hoặc đang dính líu vào các cuộc xung đột, nhưng sẽ được phép xuất khẩu trong các trường hợp được coi là đóng góp cho hòa bình thế giới và phục vụ lợi ích an ninh của Nhật Bản.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
dong-thai-moi-cua-nhat-ban-trong-viec-xuat-khau-vu-khi_10132727.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Nhật Bản.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bước đi của Nhật Bản
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm này, thỏa thuận vũ khí lớn đầu tiên đã được phê chuẩn vào tháng 7/2014, khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố việc cung cấp các cấu phần của tên lửa đánh chặn cho Mỹ và chuyển giao công nghệ liên quan đến các thiết bị cảm biến cho Anh.
Những thương vụ như vậy rõ ràng có ý nghĩa quan trọng về thương mại và công nghệ. Tuy nhiên, nó còn phải được hiểu như một phần của trò chơi địa chính trị lớn hơn mà Nhật Bản đang tiến hành nhằm tăng cường an ninh của mình bằng cách hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận xét: "Tôi tin rằng bằng cách cung cấp các hợp phần này, mối quan hệ của chúng tôi với Mỹ sẽ tiếp tục được cải thiện".
Đề xuất cung cấp tàu ngầm trị giá 20 tỷ USD giữa Nhật Bản và Australia, từng được các phương tiện truyền thông quốc tế đề cập nhiều hồi mùa thu năm 2014, cũng bắt nguồn từ lối tư duy này.
Nhật Bản và Australia đều háo hức muốn Mỹ duy trì cam kết đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và một thỏa thuận về tàu ngầm sẽ hoàn thành mục tiêu này bằng cách cho thấy rằng Nhật Bản và Australia là các bên liên quan có trách nhiệm đối với an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận này sẽ giúp ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản trở nên cạnh tranh và hiệu quả hơn, và giúp giảm thiểu lỗ hổng về năng lực dưới biển của Australia, khi tàu lớp Collins của nước này dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào năm 2025.
Tuy nhiên, những thách thức cả về mặt chính trị lẫn kỹ thuật vẫn còn tồn tại, và các chuyên gia quốc tế cho rằng Nhật Bản cần phải tạo được một hệ thống pháp lý và kỹ thuật mới để có thể xuất khẩu một "bàn đạp" quan trọng như vậy.
Ngay từ đầu năm 2015, Nhật Bản đã bày tỏ sự quan tâm đối với việc hợp tác với Pháp. Các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản và gia tăng hợp tác về nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị 2+2 vào tháng 3 tới.
Hai bên quan tâm đến việc phát triển các loại thiết bị không người lái dưới nước và các loại robot có thể hoạt động trong môi trường phóng xạ. Nhật Bản cũng đã đề nghị Anh mua máy bay săn tàu ngầm P-1 của họ để thay thế loại Hawker Siddeley Nimrod do Anh chế tạo.
Mặc dù P-1 sẽ phải cạnh tranh với P-8 Poseidon của Boeing để đạt được một thỏa thuận có thể lên đến 1 tỷ USD, đối với các ngành công nghiệp quốc phòng bị cách li của Nhật Bản, chỉ cần được coi là một ứng cử viên đáng tin cậy cũng là một thành công đáng kể.
Vì vậy, cùng với động thái muốn gia nhập tập đoàn sản xuất tên lửa của NATO, Nhật Bản có thêm cơ hội rất lớn đưa vũ khí của mình sản xuất có mặt trong quân đội của lực lượng NATO, đồng thới đẩy mạnh việc xuất khẩu ra nước ngoài.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lộ tính năng tàu tương đương Mistral Nga đang đóng

(Vũ khí) - Hải quân Nga dự kiến sẽ giảm bớt việc mua sắm các tàu đổ bộ lớp Ivan Gren để tập trung đầu tư cho lớp tàu mới tương tự Mistral.

Theo một tờ báo trực tuyến cơ sở tại Moscow - Lenta, Hải quân Nga sẽ cắt giảm dự án mua sắm các tàu ngầm tấn công đổ bộ lớn lớp Ivan Gren 11711theo một chương trình cấp nhà nước.
Hải quân Nga đã dự định mua sáu tàu lớn thuộc lớp này, nhưng việc mua sắm thực tế sẽ dừng lại sau khi Peter Morgunov (Pyotr Morgunov)- chiếc tàu số hai đã bị đình trệ. Thay vào đó, Nga sẽ tập trung vào dự án "Avalache" - một dự án tương tự với các tàu lớp Mistral của Pháp.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title_1134574.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hình ảnh đồ hoạ máy tính của tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ivan Gren 11711{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tàu đổ bộ cỡ lớn Pyotr Morgunov dự kiến được chuyển giao cho Hải quân năm 2018, sau khi việc đóng tàu hoàn tất và tất cả các giai đoạn thử nghiệm. Chiếc tàu mở đầu của dự án - chiếc Ivan Gren đang trong giai đoạn cuối cùng của việc xây dựng và sẽ được chuyển giao cho Hải quân sau khi "thử nghiệm vào cuối năm 2015," - Giám đốc xưởng đóng tàu - ông Vladimir Tryapichnikov đã nói công khai với báo chí.
Tàu lớp Ivan Gren có thể chứa 2 trực thăng và vừa vặn với một pháo 76mm, hai súng chống máy bay AK-630 và nhiều hệ thống phóng tên lửa khác.Tàu có lượng giãn nước 5000 tấn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title_11346637.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ivan Gren 11711 gần hoàn thành{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hải quân Nga sẽ nhận tàu đổ bộ thế hệ mới đầu tiên năm 2020, chiếc tàu này sẽ nặng hơn các tàu lớp Ivan Gren nhiều lần và sẽ có thể mang một số trực thăng, Tryapichniko đã nói với các phóng viên trước đó vào hôm 9/7.
"Việc xây dựng các tàu đổ bộ cỡ lớn thế hệ mới sẽ được tiến hành trong vòng năm năm tới, và những tàu này sẽ vượt trội hơn nhiều lần về lượng giãn nước so với các tàu đổ bộ lớp Ivan Gren và Pyotr Morgunov, chúng sẽ có lực lượng đổ bộ lớn hơn và sẽ có thể không chỉ mang một, mà một vài trực thăng," Tryapichnikov cho biết. Theo ông, chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này sẽ được đóng năm 2020. "Đó sẽ là một dự án mới cho các tàu đổ bộ cỡ lớn," ông cho biết.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title_11339285.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hình ảnh cho thấy dự án Avalanche của Viện nghiên cứu khoa học trung ương với sự chứng nhận chính thức từ Hải quân Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong suốt cuộc triển lãm quân sự ARMY-2015, người ta sẽ công bố dự án mới với tên gọi "Avalanche": Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylov đã phát triển dự án Avalanche cho các tàu đổ bộ thuộc dự án Avalache như một sự thay thế cho việc huỷ bỏ thương vụ mua các tàu lớp Mistral với Pháp."Viện nghiên cứu khoa học trung ương Krylov sẽ phát triển một phiên bản thay thế cho hai tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Mistral. Avalanche sẽ cho ra đời một tàu thay thế Mistral nặng 24,000 tấn, thậm chí nặng hơn các tàu của Pháp" - một người phát ngôn cho biết.
Cự ly hành trình của nó đạt 5,000 dặm ở tốc độ 18 hải lý, tốc độ tối đa là 22 hải lý, với một thuỷ thủ đoàn gồm 320 người. Chiếc tàu này sẽ có thể chứa 500 lính thuỷ đánh bộ và 50 xe tăng. Theo nguồn tin cung cấp, Avalanche sẽ có thể mang 16 trực thăng loại Ka-27, Ka-29 và Ka-52K cho các nhiệm vụ trinh sát, do thám, và tấn công. Nó cũng được mong đợi để có sáu xuồng đổ bộ dự án 11770 Serna và sáu xuồng tấn công nhanh dự án 03160 "Raptor". Chiếc tàu dự kiến sẽ được trang bị với một súng AK-176M và AK-630M-2. Nó cũng sẽ được lắp một hệ thống phòng không Pantsir-M dành cho tàu nổi.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa bờ Bastion-P: Lựa chọn phù hợp phòng thủ nước Nga

Cập nhật lúc: 13:30 11/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Việt Nam sắm thêm khí tài cho "lá chắn biển" Bastion-P
Thăm đơn vị trang bị “sát thủ diệt hạm” K-300P Bastion-P

(Kiến Thức) - Các chuyên gia nhận định, việc trang bị tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion-P là sự lựa chọn phù hợp nhất cho chiến lược phòng thủ của nước Nga.
Theo nhà phân tích Vladimir Shcherbakov, hiện nay, khi mà bán đảo Crimea đã sát nhập và trở thành một phần lãnh thổ của Liên bang Nga, thì việc bảo vệ vùng đất “máu thịt” này cũng như toàn bộ khu vực đảm trách của Hạm đội Biển Đen là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với an ninh quốc gia Nga.​
Do vậy, Hải quân Nga cần có một hệ thống phòng thủ bờ biển tích hợp hiện đại và cơ động để triển khai dọc khu vực bờ Biển Đen, mục đích nhằm duy trì đủ khả năng ngăn chặn và đáp trả mọi đòn tấn công của đối phương.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tích hợp Bastion của Nga.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Và với những tính năng đã được kiểm chứng, tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion-P là sự lựa chọn phù hợp nhất cho kế hoạch phòng thủ chiến lược này của Nga.
Cũng theo Vladimir Shcherbakov, tổ hợp tên lửa Bastion-P được giới chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển tốt nhất trên thế giới hiện nay và chỉ có 3 quốc gia đang sở hữu loại tên lửa này là Nga, Syria và Việt Nam.
Tổ hợp Bastion có thể tồn tại trước một cuộc không kích quy lớn và hiện đại, hoặc thậm chí là một cuộc tấn công hạt nhân từ phía đối phương.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Tổ hợp Bastion có thể được bố trí trong các trận địa ngầm.​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Được biết, từ xưa đến nay Nga luôn là quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển. Lịch sử đã chứng minh, từ những năm cuối thập niên 1950, Liên Xô đã rất quan tâm tới việc phát triển các hệ thống phòng thủ bờ biển và tổ hợp phòng thủ đầu tiên của Liên Xô bao gồm các tên lửa hành trình, khi đó được Liên Xô gọi là “bom bay” với tầm bắn dao động từ 15 đến 95 km.
Cho đến năm 1972, quốc gia này tiếp tục phát triển và sử dụng tên lửa hành trình chống hạm P-35B với tầm bắn tối đa 300 km, và một phiên bản sửa đổi với tầm bắn lên tới 460 km.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hệ thống phòng thủ Bastion có thể coi là lựa chọn phù hợp cho chiến lược phòng thủ bờ biển của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo Vladimir Shcherbakov, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P có thể tồn tại trước một cuộc không kích quy lớn và hiện đại, hoặc thậm chí là một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga. Tất cả các hệ thống có thể được đặt trong trận địa ngầm dưới lòng đất và được bảo vệ tốt mà không cần phải thay thế hoặc bảo dưỡng trong khoảng 10 năm.
Đạn tên lửa Bastion-P có thể phá hủy các mục tiêu mặt nước hoặc mục tiêu trên bờ với cự li gần nhất là 300 km. Các tên lửa có thể hành trình và tấn công với các quỹ đạo khác nhau nhằm tránh radar cũng như các hệ thống phòng không của đối phương.​
Ngoài ra, theo Vladimir Shcherbakov, các hệ thống Bastion với khoảng 36 tên lửa có thể bảo vệ cho ít nhất 600 km bờ biển và có khả năng phá hủy các mục tiêu đối phương tiếp cận từ hướng biển.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Ngư lôi săn ngầm Paket-NK Nga lần đầu bắn thử

Cập nhật lúc: 07:00 13/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Quan sát tàu hộ vệ Project 20381 Nga săn…tàu ngầm Kilo
Ảnh QS ấn tượng tuần: súng chống tăng SCT-9 Việt Nam

(Kiến Thức) - Trong một đợt tập trận vào đầu năm nay Hải quân Nga đã âm thầm thử nghiệm ngư lôi chống ngầm Paket-NK thuộc hàng hiện đại nhất.
Navy Recognition cho biết, trong một đợt tập trận vào đầu năm nay Hải quân Nga đã âm thầm thử nghiệm mẫu ngư lôi chống ngầm Paket-NK từ tàu hộ vệ tàng hình Boiky thuộc Project 2038,1 lớp Steregushchiy.​
Được biết, đợt tập trận chống ngầm trên còn có sự tham gia của tàu hộ vệ lớp Parchim, tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo thuộc Project 877 và một trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 ASW.​
Paket-NK là một trong những mẫu ngư lôi chống ngầm thế hệ mới được Hải quân Nga giới thiệu cách đây không lâu và đây là lần đầu tiên Paket-NK được phóng thử nghiệm từ một tàu chiến của Hải quân Nga.​
Theo Tổng Công ty Tên lửa chiến dịch - chiến thuật, ngư lôi Paket-NK ngoài khả năng tấn công các mục tiêu là tàu ngầm nó cùng có thể tiêu diệt lực lượng tàu nổi của đối phương.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ảnh chụp ngư lôi chống ngầm Paket-NK được phóng đi từ tàu hộ vệ Boiky.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống dẫn đường của Paket-NK bao gồm hệ thống định vị mục tiêu bằng thủy âm hoặc tự dẫn, theo đó nó có thể hoạt động độc lập sau khi phóng hoặc được dẫn đường bằng hệ thống quản lý tác chiến (CMS) trên các tàu săn ngầm của Hải quân Nga. Khi được được dẫn đường bằng CMS, Paket-NK có thể tấn công chính xác mục tiêu cũng như phân biệt được địch-ta nhờ một hệ thống nhận diện.​
Ngư lôi Paket-NK có đường kính 324mm, dài hơn 3m với trọng lượng khoảng 385kg và có thể mang theo một đầu đạn 70kg thuốc nổ TNT, nó có tốc độ tối đa lên tới 50 hải lý/ giờ với tầm bắn hiệu quả hơn 10.5km.​
Hiện tại Paket-NK là ứng cử viên sáng giá thay thế cho các loại ngư lôi chống ngầm thế hệ cũ của Nga được Liên Xô phát triển từ những năm 1960.​
Trong khi đó các tàu hộ vệ tàng hình thuộc Project 20380 và các biến thể của nó được cục thiết kế hàng hải Almaz thiết kế và phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân Nga dành cho mục đích bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế trên biển, tuần tra ven biển và bảo vệ các căn cứ hải quân và bến cảng quan trọng của nước này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga phát triển khí cầu khủng chống tên lửa đạn đạo

(Vũ khí) - Công ty KRET của Nga đang phát triển một khí cầu loại lớn, trang bị các rađa chống tên lửa đạn đạo sử dụng trong lĩnh vực quân sự.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title_132241180.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Khí cầu AU-30 của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các khí cầu hiện đang được phát triển ở Nga có thể được trang bị với các rađa phòng thủ tên lửa đạn đạo, Vladimir Mikheev - cố vấn của Phó chủ tịch đầu tiên của công ty KRET cho biết khi nói với hãng tin RIA Novosti.
"Ưu điểm chính của một khí cầu là thiết diện thân lớn nơi các hệ thống rađa có thể được triển khai. Tôi cho rằng một số phi thuyền sẽ được sử dụng cho các nhu cầu phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Các anten của các rađa phòng thủ ABM sẽ được triển khai trên lớp vỏ của phi thuyền. KRET có lẽ sẽ là một trong các công ty phát triển và sản xuất các rađa loại này," Mikheev cho biết.
Hiện nay, KRET đang tiến hành các nghiên cứu như vậy, "bao gồm việc sử dụng các nguyên tắc của vô tuyến lượng tử."
"Những rađa này có khả năng phát hiện các vụ phóng của các tên lửa đạn đạo liên lục địa và quỹ đạo bay của các phương tiện bay hướng vào chúng," ông cho biết thêm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title_132243327.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mikheev cho rằng KRET đã đạt được các thoả thuận trong việc phát triển các hệ thống điện tử với một số các công ty chế tạo khí cầu. Ví dụ như loại khí cầu điều khiển được Atlant được phát triển bởi Trung tâm hàng không Avgur sẽ được trang bị với các hệ thống điện tử được thiết kế bởi KRET.
"Nó sẽ được trang bị với một số lượng lớn các thiết bị của chúng tôi. Đó sẽ là một phi thuyền rất lớn. Đầu tiên, nếu được sử dụng bởi Bộ quốc phòng, nó sẽ cung cấp việc hỗ trợ vận chuyển các thiết bị quân sự," đại diện của KRET nhấn mạnh.
KRET là một trong các công ty sản xuất các hệ thống vô tuyến điện tử lớn nhất của Nga, một công ty con của tập đoàn sở hữu nhà nước Rostec. Công ty bao gồm hơn 95 xí nghiệp và các tổ chức phát triển và sản xuất các sản phẩm vô tuyến điện tử cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mũ bay của tiêm kích F-35: Siêu đắt nhưng phi công ngại sử dụng?

Anh Tuấn | 16/07/2015 20:15

1-f35-infonet-1437033650252-77-0-414-660-crop-1437033686466.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Mới đây, trang tin quân sự Kriegeren của Đan Mạch đã công bố một bài phỏng vấn với Thiếu tá John Wilson, một phi công F-35 nói về mũ đội đầu trong khoang lái của phi cơ này.

Cụ thể, Hệ thống hiển thị gắn trên mũ (HMDS) của F-35 là một thiết bị có giá 400.000 USD, được tích hợp những công nghệ hồng ngoại, nhìn đêm và cả hệ thống quét khu vực.​
Điều này cho phép HMDS hỗ trợ phi công bằng những hình ảnh X-quang, có thể nhìn thấy qua mọi bề mặt.​
mu-bay-cua-tiem-kich-f35-sieu-dat-nhung-phi-cong-ngai-su-dung.jpg

Phi cơ chiến đấu F-35 đã liên tục gặp nhiều lỗi kỹ thuật.​
Với những biểu tượng được hiện rõ ở phía trước và sau khi đội mũ, phi công có thể điều khiển máy bay và ngắm bắn các loại vũ khí trên máy bay bằng cách quay đầu.​
HMDS đã từng gặp phải một số vấn đề, ví dụ như khung hình bị treo và giật (nay đã được sửa chữa) cùng với những lỗi khi máy bay bị rung hay bay vào những vùng gió mạnh.​
Tất cả những lỗi hiển thị này có thể rất nguy hiểm khi phi công phải điều khiển máy bay để tránh tên lửa của đối phương.​
Hình ảnh khi sử dụng chế độ nhìn đêm của mũ cũng chưa đủ sắc nét và việc chia sẻ thông tin giữa 3 hay 4 máy bay bằng loại mũ này cũng khá khó khăn.​
Thiếu tá Wilson cho biết anh thực tế không sử dụng mũ đội đầu thường xuyên. “Nó khá hay, nhưng tôi không mấy khi dùng nó”, anh nói.​
Lý do mà anh đưa ra rất đơn giản: “Nếu tôi muốn quan sát bên dưới máy bay, tôi chỉ cần cho máy bay lộn nhào bởi vì tôi không phải mất quá nhiều thời gian để bẻ lái”.​
Wilson nói thêm, anh có thể nhìn mọi thứ rõ hơn bằng mắt thường của mình hơn là với mũ đội đầu. Các phi công trong phi đội của anh coi nó là một dụng cụ phụ và chỉ thỉnh thoảng sử dụng nó khi bay đêm.​
Dù vậy, Wilson thừa nhận anh là một mẫu phi công cổ điển, nên rất có thể có nhiều phi công khác sử dụng nó thường xuyên hơn.​
Khi được hỏi rằng “Anh sẽ làm gì nếu cần phải nhìn về phía sau”, Wilson trả lời sẽ dùng đôi mắt của mình bởi vì anh “cần phải thấy mọi thứ qua mắt mình” để đánh giá khoảng cách và những yếu tố khác mà người ta thường không xác định được bằng camera.​
“Nếu kỹ thuật của anh chính xác và máy bay không gặp vấn đề gì về kỹ thuật, đối phương sẽ bị tiêu diệt trước khi vòng ra phía sau”, Wilson cho biết.​
Tuy nhiên, phi công F-35 này một lần nữa khẳng định rằng khả năng sống sót của máy bay trong không chiến phụ thuộc vào các tên lửa tầm xa, chức năng tàng hình và đánh giá tình huống, thay vì tốc độ của nó.​
 
23/8/12
1.162
3
38
"Sát thủ" toàn năng thế hệ mới của Nga

Chúc Sơn | 17/07/2015 15:00

1-sat-thu-toan-nang-the-he-moi-cua-nga-171015481-1437108449863-15-0-260-480-crop-1437108477279.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Không chỉ là nỗi khiếp đảm đối với lực lượng tăng thiết giáp, tên lửa Hermes của Nga còn thực sự đáng sợ đối với cả trực thăng và chiến hạm.

Để Hermes trở thành “sát thủ” toàn năng, Viện thiết kế Chế tạo dụng cụ (KBP) ở thành phố Tula (Nga) đã bổ sung thêm đặc tính của các hệ thống chống tăng và pháo binh vào Hermes - trong khi nhiều sản phẩm cùng loại của Nga và trên thế giới không có.​
KBP đã bổ sung cho tên lửa và bệ phóng một công cụ phát hiện mục tiêu là radar hay máy bay không người lái (UAV).​
Đạn tên lửa của Hermes là loại phá mảnh, nhưng tên lửa không tấn công “vỗ mặt” mà là từ bên trên vào nơi xe tăng có vỏ giáp mỏng nhất, còn ở các công trình phòng ngự mặt đất thì lớp bê tông ở đó là mỏng nhất.​
Hermes hoạt động như sau: Radar (hay UAV) sục sạo, tìm kiếm mục tiêu. Phóng - tên lửa với tốc độ hơn 1.000 m/s (tức là gấp 3 lần tốc độ âm thanh) bay đến khu vực đã định và tự tìm kiếm mục tiêu ở đó.​
sat-thu-toan-nang-the-he-moi-cua-nga-.jpg

Tên lửa Hermes trên trực thăng Ka-52. Ảnh: Sputnik​
Khi xác định được các tọa độ của mục tiêu và vector chuyển động (đối với trực thăng còn thêm cả độ cao), tên lửa Hermes ngóc lên cao, sau đó lao bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu không để nó cơ hội nào tránh thoát.​
Uy lực của phần chiến đấu phá mảnh có đương lượng nổ 30 kg TNT. Điều đó cũng giống như một quả bom nặng 1/4 tấn trút từ trên trời xuống đầu đối phương. Thế là đủ làm tan tành chiếc xe tăng hay hỏa điểm địch, còn trực thăng thì còn tệ hơn thế.​
Hệ thống Hermes có một số biến thể: Hermes lắp trên xe bánh lốp dành cho lục quân; Hermes-A để trang bị cho cường kích Su-39 và các trực thăng Mi-35/17 và Ка-52.​
Ngoài ra Hermes còn có thể đánh đắm tàu địch - đó là biến thể Hermes-K dùng để lắp cho các tàu/xuồng nhỏ; Hermes-S là biến thể cố định dùng để phòng thủ bờ biển.​
Mỗi cường kích và trực thăng mang được đến 8 tên lửa. Biến thể mặt đất Hermes mang được 24 tên lửa. Trang bị của Hermes dùng để phòng thủ bờ biển (Hermes-S) tương tự biến thể mặt đất.​
Với biến thể lắp trên tàu thì còn thú vị hơn: với tư cách mục tiêu thì một con tàu to hơn nhiều xe tăng hay trực thăng. Và ở đây, xạ thủ có thể tận dụng khí tài quan sát video để xác định xem có phải bắn lại không.​
Một quả tên lửa có thể đánh đắm chắc chắn một tàu nhỏ có lượng giãn nước 100 tấn, còn với các tàu lớn thì có thể bắn tên lửa vào các tử huyệt của nó (khoang chứa đạn, buồng chỉ huy...).​
Radar và hệ thống quang điện tử với các kênh truyền hình và ảnh nhiệt, khí tài laser chỉ thị mục tiêu/đo xa và thiết bị tự động bám mục tiêu cho phép sử dụng Hermes suốt ngày đêm. Tức là chỉ cần phát hiện, bấm nút “bắt”, sau đó nút “phóng” và quên!​
Hệ thống tên lửa chống tăng Hermes có thể tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ và mục tiêu tốp. Ví dụ, xe thiết giáp đang hành quân hay tại trận địa, lô cốt, công sự, tàu và trực thăng.​
Việc trang bị Hermes cho phép đưa hỏa lực vào chiều sâu dải tác chiến của đối phương mà không phải thay đổi trận địa bắn và không chịu tổn thất.​
 
23/8/12
1.162
3
38
1/3 thanh niên Mỹ không vào nổi quân đội do… quá béo

Đỗ Tuấn | 18/07/2015 09:45

1-1016710401-sfmh-jpg-1437150932070-0-0-224-440-crop-1437151022063.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Một báo cáo được đưa ra hôm 15/7 bởi một nhóm các lãnh đạo quân đội về hưu của Mỹ cho thấy, có tới 1/3 số thanh niên Mỹ quá béo để có thể gia nhập quân đội.

Đây là thực trạng đáng lo ngại, gây khó khăn lớn cho các kế hoạch tuyển quân của Lầu Năm góc.​
Theo trang tin quân sự Military.com, 20% số nam giới và tới 40% số nữ giới trong độ tuổi nhập ngũ quá thừa cân nặng để vượt qua các tiêu chí cơ bản. Ở độ tuổi dưới 27, nếu ứng viên là nam thì tỷ trọng thừa cân phải dưới 26%, trong khi đối với nữ là dưới 32%.​
“Chúng tôi cho rằng, một lối sống lành mạnh sẽ tác động rất lớn tới sức mạnh chiến đấu của quân nhân cũng như tới việc tuyển dụng các ứng viên cho quân đội”, hãng tin CBS News dẫn lời Chuẩn tướng về hưu John Schmader.​
Từ năm 2002, trong lực lượng thường trực Mỹ, tỷ lệ béo phì đã lên tới 61%. Thực trạng này tạo ra “gánh nặng” về chi phí y tế cũng như chi phí thay thế nhân sự nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cho Lầu Năm góc.​
Ngoài béo phì, trình độ dân trí, tiền án tiền sự hay sử dụng ma túy là những lý do hàng đầu khiến thanh niên Mỹ không đạt chuẩn quân nhân.​
Ví dụ, khi khảo sát khả năng sẵn sàng nhập ngũ tại bang Kansas, có tới 71% số người trong độ tuổi từ 17 - 24 không đủ tiêu chuẩn nghĩa vụ quân sự.​
Bang này đang khuyến khích các trường học tổ chức những bữa trưa lành mạnh, đồng thời khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào các giờ học rèn luyện thể chất thì mới có thể cải thiện tình trạng đáng lo ngại này.​
Trước đó, hồi tháng 5/2015, báo Star Tribune cũng đưa tin cho rằng nhóm tướng lĩnh kể trên với tâm huyết và trách nhiệm của mình đã cùng nhau viết và công bố một báo cáo với nhan đề rất cảnh báo:​
“Qúa béo, quá yếu và … tắt thở khi chiến đấu” (Too Fat, Too Frail, and Out-of-Breath to Fight).​
Báo cáo này nhận định, 69% thanh niên bang Minnesota không thể phục vụ quân đội, 1/10 thanh niên có dấu hiệu hoặc bị bệnh hen suyễn vì quá béo, quá yếu, không thể gia nhập quân đội.​
Trong khi đó, khoảng 40% học sinh lớp 9 không được giáo dục rèn luyện thể chất một cách đầy đủ. Hơn 75% học sinh trung học ở bang này không theo đủ các hoạt động thể chất hàng ngày.​
Nhóm tướng lĩnh về hưu cho rằng mặc dù hiện nay quân đội Mỹ đã giảm dần sự hiện diện ở các khu vực chiến tranh như Iraq, Aghanistan nhưng điều quan trọng là quân đội phải là lực lượng thường trực mạnh, sẵn sàng cho các chiến dịch tham chiến trong tương lai.​
Chưa cần nói đến chiến tranh ở nước ngoài, lực lượng dự bị và vệ binh trong nước cũng phải khoẻ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ ngay trong lòng nước Mỹ - báo cáo của các cựu binh Mỹ nhấn mạnh.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.