Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
1/3 thanh niên Mỹ không vào nổi quân đội do… quá béo

Đỗ Tuấn | 18/07/2015 09:45

1-1016710401-sfmh-jpg-1437150932070-0-0-224-440-crop-1437151022063.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Một báo cáo được đưa ra hôm 15/7 bởi một nhóm các lãnh đạo quân đội về hưu của Mỹ cho thấy, có tới 1/3 số thanh niên Mỹ quá béo để có thể gia nhập quân đội.

Đây là thực trạng đáng lo ngại, gây khó khăn lớn cho các kế hoạch tuyển quân của Lầu Năm góc.​
Theo trang tin quân sự Military.com, 20% số nam giới và tới 40% số nữ giới trong độ tuổi nhập ngũ quá thừa cân nặng để vượt qua các tiêu chí cơ bản. Ở độ tuổi dưới 27, nếu ứng viên là nam thì tỷ trọng thừa cân phải dưới 26%, trong khi đối với nữ là dưới 32%.​
“Chúng tôi cho rằng, một lối sống lành mạnh sẽ tác động rất lớn tới sức mạnh chiến đấu của quân nhân cũng như tới việc tuyển dụng các ứng viên cho quân đội”, hãng tin CBS News dẫn lời Chuẩn tướng về hưu John Schmader.​
Từ năm 2002, trong lực lượng thường trực Mỹ, tỷ lệ béo phì đã lên tới 61%. Thực trạng này tạo ra “gánh nặng” về chi phí y tế cũng như chi phí thay thế nhân sự nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cho Lầu Năm góc.​
Ngoài béo phì, trình độ dân trí, tiền án tiền sự hay sử dụng ma túy là những lý do hàng đầu khiến thanh niên Mỹ không đạt chuẩn quân nhân.​
Ví dụ, khi khảo sát khả năng sẵn sàng nhập ngũ tại bang Kansas, có tới 71% số người trong độ tuổi từ 17 - 24 không đủ tiêu chuẩn nghĩa vụ quân sự.​
Bang này đang khuyến khích các trường học tổ chức những bữa trưa lành mạnh, đồng thời khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào các giờ học rèn luyện thể chất thì mới có thể cải thiện tình trạng đáng lo ngại này.​
Trước đó, hồi tháng 5/2015, báo Star Tribune cũng đưa tin cho rằng nhóm tướng lĩnh kể trên với tâm huyết và trách nhiệm của mình đã cùng nhau viết và công bố một báo cáo với nhan đề rất cảnh báo:​
“Qúa béo, quá yếu và … tắt thở khi chiến đấu” (Too Fat, Too Frail, and Out-of-Breath to Fight).​
Báo cáo này nhận định, 69% thanh niên bang Minnesota không thể phục vụ quân đội, 1/10 thanh niên có dấu hiệu hoặc bị bệnh hen suyễn vì quá béo, quá yếu, không thể gia nhập quân đội.​
Trong khi đó, khoảng 40% học sinh lớp 9 không được giáo dục rèn luyện thể chất một cách đầy đủ. Hơn 75% học sinh trung học ở bang này không theo đủ các hoạt động thể chất hàng ngày.​
Nhóm tướng lĩnh về hưu cho rằng mặc dù hiện nay quân đội Mỹ đã giảm dần sự hiện diện ở các khu vực chiến tranh như Iraq, Aghanistan nhưng điều quan trọng là quân đội phải là lực lượng thường trực mạnh, sẵn sàng cho các chiến dịch tham chiến trong tương lai.​
Chưa cần nói đến chiến tranh ở nước ngoài, lực lượng dự bị và vệ binh trong nước cũng phải khoẻ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ ngay trong lòng nước Mỹ - báo cáo của các cựu binh Mỹ nhấn mạnh.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí ngụy trang của Nga lừa đối phương thế nào?

21/07/2015 09:58

1-vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao-202234395-1437447171516-81-0-311-449-crop-1437447237479.jpg

Chia sẻ:
Với những mô hình như thật cả về nhiệt độ và tần số định vị vô tuyến điện, vũ khí ngụy trang Nga rất hiệu quả trong việc đánh lừa đối phương.

vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Hiện nay, Quân đội Nga đang được trang bị các mẫu vũ khí trang bị bơm hơi để nghi trang, tạo giả.
Các mô hình hệ thống tên lửa, xe tăng và hệ thống tên lửa phòng không do các nhà sản xuất bóng bay và lưới bật ở thành phố Khotkovo chế tạo có thể đánh lạc hướng đối phương và dẫn dụ vũ khí tấn công của khỏi các đơn vị chiến đấu thật. Trong ảnh: Mô hình hệ thống S-300.​
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Các mô hình tạo giả hệ thống tên lửa S-300, xe tăng Т-72 và Т-80, tiêm kích Su-27 và MiG-31 có chức năng đặc biệt, Trưởng Phòng thí nghiệm của Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPP) Rusbal ở thành phố Khotkovo Yuri Stepanov cho biết.
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

“Các phương tiện trinh sát và vũ khí hiện đại không cho phương tiện kỹ thuật thật cơ hội sống còn.
Nhờ các mô hình bơm hơi, chúng tôi có thể nâng cao khả năng sống còn cho các hệ thống vũ khí trang bị thật.
Đối phương sẽ tiêu diệt các mục tiêu giả, và như vậy là tiêu hao thời gian quý báu để tìm các mục tiêu thật”, - ông Stepanov nói.​
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Trọng lượng trung bình của một đơn vị binh khí kỹ thuật bằng cao su là 30 kg. Mô hình được làm bằng vải không ngấm nước và chiếm ít thể tích khi gấp lại.
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Các xe tăng và máy bay tiêm kích bơm hơi đạt kích thước của xe tăng, máy bay thật trong vòng 5 phút, trong khi đó ta không thể phân biệt chúng với các phương tiện kỹ thuật thật ở cự ly 100 m, nhà sản xuất khẳng định.
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Các mô hình bơm đầy hơi tạo giả dấu hiệu nhiệt và radar của các binh khí kỹ thuật thật.
“Từ trên không, đối phương sẽ không phát hiện ra đồ rởm, bởi vì trong các mô hình cũng có bộ tạo giả nhiệt động cơ, còn nhờ lớp phủ đặc biệt trên vải, các xe tăng giả cũng phản xạ sóng radar của đối phương”, - ông Stepanov giải thích.​
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Việc thay đổi trạng thái của mô hình từ trạng thái hành quân sang chiến đấu cũng cho phép tạo giả thay cho mục tiêu thật. Ví dụ, một xe tăng quay tháp, mở cửa nắp.
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Các mô hình bơm hơi dần thay thế cho các sản phẩm bằng gỗ dán.
Theo ông Stepanov, NPP Rusbal đã mấy năm sản xuất hệ thống tên lửa S-300 bơm hơi theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga.
Ngoài ra, Quân đội Nga còn “đưa vào trang bị” cả máy bay mô hinh Su-27 và MiG-31.​
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Được biết, trong chiến tranh Việt Nam bộ đội tên lửa Việt Nam từng dùng các mô hình tên lửa S-75 bằng cót ép để đánh lừa hoạt động trinh sát của Không quân Mỹ.
Chiến thuật này đã phát huy hiệu quả trong nỗ lực chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.​
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Việc sử dụng các mô hình bơm hơi cũng giúp lực lượng dưới mặt đất "phô trương thanh thế".
Những tấm ảnh thu được từ hoạt động trinh sát đường không sẽ khiến đối phương phát hoảng vì sự gia tăng chóng mặt của số lượng vũ khí dưới đất.​
vu-khi-nguy-trang-cua-nga-lua-doi-phuong-the-nao.jpg

Một lợi ích nữa của việc sử dụng mô hình bơm hơi là khiến đối phương lãng phí bom, đạn tấn khi họ tấn công các mục tiêu giả.
Có thể nói sử dụng mô hình vũ khí bơm hơi vừa làm đối phương là một biện pháp phòng thủ chủ động trong chiến tranh.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga dùng xe tăng Ukraine làm đối tượng thử tên lửa Hermes?

Tuấn Trung | 21/07/2015 07:45

2-1437377838371-200-0-1245-2048-crop-1437378124834.jpg

Chia sẻ:
Một số bức ảnh chụp tại miền Đông Ukraine cho thấy có vẻ như tên lửa đa năng thế hệ mới nhất của Nga là Hermes đã được thực chiến tại đây.

nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

Tên lửa Hermes​
Hermes là tên lửa đa năng thế hệ mới nhất của Nga, có thể sử dụng để chống lại xe tăng, xe thiết giáp, máy bay và thậm chí là cả tàu thuyền cỡ nhỏ.​
Đầu đạn tên lửa Hermes là loại phá mảnh với chế độ "Top attack", tức là từ bên trên tấn công đột nóc vào nơi xe tăng có vỏ giáp mỏng nhất.​
Cơ chế hoạt động của Hermes như sau: Radar (hay UAV) sục sạo, tìm kiếm mục tiêu. Sau đó tên lửa được phóng đi với tốc độ 1.300 m/s, bay đến khu vực đã định và tự tìm kiếm đối tượng tấn công ở đó.​
Khi xác định được tọa độ của mục tiêu và vector chuyển động (đối với trực thăng còn thêm cả độ cao), tên lửa Hermes ngóc lên cao, sau đó lao bổ nhào thẳng đứng xuống, không để mục tiêu có cơ hội trốn thoát.​
Uy lực của phần chiến đấu phá mảnh có trọng lượng 30 kg TNT, cộng thêm động năng làm nó tương đương một quả bom nặng 250 kg trút xuống đầu đối phương.​
Hệ thống Hermes có một số biến thể: Hermes lắp trên xe bánh lốp dành cho lục quân; Hermes-A để trang bị cho cường kích Su-39 và trực thăng Mi-35/17 và Kа-52.​
Ngoài ra còn có biến thể Hermes-K dùng để lắp cho các tàu/xuồng nhỏ; Hermes-S là biến thể cố định dùng để phòng thủ bờ biển.​
Mỗi cường kích và trực thăng mang được đến 8 tên lửa. Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Hermes-S mang được tới 24 quả.​
Với biến thể Hermes-K, do đối tượng tác chiến có kích thước lớn nên xạ thủ có thể tận dụng khí tài quan sát video để xác định xem có phải bắn lại không.​
Tên lửa Hermes-K đủ sức đánh chìm một tàu nhỏ có lượng giãn nước 100 tấn, còn với tàu lớn thì có thể bắn vào các tử huyệt của nó (khoang chứa đạn, buồng chỉ huy...).​
Radar và hệ thống quang điện tử với các kênh truyền hình và ảnh nhiệt, khí tài laser chỉ thị mục tiêu/đo xa và thiết bị tự động bám mục tiêu cho phép sử dụng Hermes suốt ngày đêm. Tức là chỉ cần phát hiện, bấm nút “bắt”, sau đó nhấn nút “phóng” và quên!​
Tên lửa Hermes hiện vẫn chưa được chính thức chấp nhận đưa vào biên chế quân đội Nga, tuy nhiên một số bức ảnh chụp tại miền Đông Ukraine cho thấy xe tăng T-64BM Bulat có thể đã trở thành nạn nhân của nó.​
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

Tháp pháo của một chiếc xe tăng Bulat được cho là đã bị trúng đòn tấn công từ trên nóc​
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

Một chiếc xe tăng T-64 khác của Ukraine​
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

Vỏ đạn tên lửa được tìm thấy tại hiện trường, bộ phận này rất giống tầng khởi tốc của tên lửa Hermes​
Bên cạnh đó, giáp phản ứng nổ thế hệ mới nhất của Ukraine là Nozh cũng đã chứng minh được tác dụng trong cuộc chiến, nó đã cứu giúp nhiều xe tăng thoát khỏi việc bị tiêu diệt.​
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

Một chiếc T-64BM2 của Vệ binh quốc gia Ukraine bị trúng tên lửa chống tăng, 2 module giáp phản ứng nổ Nozh đã làm việc, giáp chính không bị xuyên, xe không mất khả năng chiến đấu và trở về sửa chữa​
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

Cận cảnh một chiếc xe tăng khác cũng sống sót nhờ giáp phản ứng nổ Nozh​
Nozh là thế hệ giáp phản ứng nổ (ERA) mới nhất do Ukraine nghiên cứu chế tạo.​
Sự khác biệt cơ bản giữa Nozh với các kiểu ERA hiện có là luồng phụt theo dạng phẳng của các module giáp phản ứng nổ sẽ cắt phá luồng xuyên lõm hoặc làm lệch hướng thanh xuyên của đầu đạn dưới cỡ bắn vào xe, nhờ đó làm giảm độ sâu xuyên giáp của đạn.​
Ưu điểm nổi trội của Nozh là thời gian phản ứng nhanh, bảo vệ hiệu quả và có độ tin cậy cao trước các loại đạn chống tăng, kể cả khi góc chạm của đạn vuông góc với thân xe và tháp pháo.​
Module ERA Nozh có kết cấu không tháo rời, hoạt động không cần cơ cấu kích nổ đặc biệt, không đòi hỏi yêu cầu chuẩn bị sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa; không tự kích nổ khi bị trúng đạn súng bộ binh, mảnh bom pháo, hỗn hợp cháy.​
Nozh có thể lắp thay thế các module giáp phản ứng nổ 4C20, 4C22 (do Nga sản xuất) với tỷ lệ 1:2, hiệu quả bảo vệ tăng 1,8 - 2,7 lần so với 4C22; giảm số lượng mảnh văng khi nổ, lắp đặt đơn giản, giá thành thấp.​
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

Bố trí giáp Nozh trên tháp pháo xe tăng T-84 Oplot​
Module Nozh có kết cấu đặc biệt để chống lại các kiểu đạn tốc độ siêu cao, gồm các thỏi thuốc nổ hình trụ tiết diện chỏm cầu có vỏ bọc và được sắp xếp theo góc tính toán trong một hộp kín.​
Các thỏi thuốc nổ được cố định bằng những thanh nẹp, phía dưới có đệm giảm chấn. Rãnh lõm của thỏi thuốc nổ được làm tương tự như lượng nổ tạo hình của đầu đạn lõm, độ sâu rãnh lõm nằm trong khoảng 0,333 - 1,83 bán kính hình cầu của tiết diện thỏi thuốc nổ.​
Các tham số cơ bản của thỏi thuốc nổ đặc trưng cho tính hiệu quả phá hủy luồng phụt của hiệu ứng xuyên lõm gồm khối lượng thuốc nổ phân hủy, tốc độ phân hủy và chiều dài của luồng phụt.​
Những tham số này được tối ưu hóa theo vị trí cần bảo vệ của xe tăng và chống được các đầu đạn chống tăng phổ biến nhất hiện nay.​
Trong mỗi module chứa 7 thỏi thuốc nổ, chúng được xếp thẳng hoặc nghiêng dưới một góc nào đó phụ thuộc vào cách bố trí module giáp để bảo vệ bề mặt ngang hay thẳng đứng của thân xe hoặc tháp pháo. Kích thước module: 245 x 120 x 36 mm.​
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

Sơ đồ kết cấu module và thỏi thuốc nổ của giáp phản ứng nổ Nozh
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg

Sơ đồ kết cấu module giáp phản ứng nổ Nozh chống đạn xuyên lõm 2 tầng​
Khi module giáp Nozh bị trúng đạn xuyên lõm, luồng xuyên của đạn tác động vào một trong những thỏi thuốc nổ và hiệu ứng nổ của nó bắt đầu tác động vào luồng xuyên của đầu đạn.​
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.gif

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của module Nozh​
Do sản phẩm nổ và sóng nổ sẽ kích hoạt các thỏi thuốc nổ kế tiếp, tạo ra các luồng phụt kế tiếp nhau tác động cắt phá liên tục, làm phân rã luồng xuyên hoặc làm lệch hướng thanh xuyên của đầu đạn tấn công, nhờ đó xe tăng được đảm bảo sống sót trước các đòn tấn công.​
Tính năng kỹ thuật của một số kiểu giáp phản ứng nổ điển hình
nga-dung-xe-tang-ukraine-lam-doi-tuong-thu-ten-lua-hermes.jpg
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ nghi ngờ Nga phóng vũ khí chống vệ tinh

(Vũ khí) - Không quân Mỹ đang tỏ ra nghi ngờ về việc Nga phóng vệ tinh quân sự Cosmos-2504 hồi tháng 3/2015 vừa qua làm vũ khí chống vệ tinh.

Mỹ nghi ngờ
Trang website SpaceNews dẫn lời một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ cho biết vệ tinh quân sự Cosmos-2504 của Nga được phóng lên quỹ đạo hồi cuối tháng 3 từ trung tâm vũ trụ Plesetsk đang khiến Mỹ lo lắng khi cho rằng nó có thể là một "vũ khí chống vệ tinh trên quỹ đạo".
Vệ tinh Cosmos-2504 được đưa lên quỹ đạo cùng với 3 vệ tinh thông tin liên lạc Gonets-M hồi cuối tháng 3/2015 bằng tên lửa đẩy Rokot với sự hỗ trợ của một động cơ đẩy Briz-KM.
Đại diện của Không quân Mỹ cho biết: "Một vệ tinh quân sự của Nga được phóng lên quỹ đạo hồi tháng 3/2015 đã thực hiện ít nhất 11 lần tiếp cận gần với tầng trên của tên lửa đã đưa nó lên quỹ đạo".
Trong khi đó, Trung tâm Tác chiến vũ trụ liên quân (JFCC) thuộc Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ ở Vandenberg, California, đang theo dõi chặt chẽ vệ tinh, mà họ khẳng định rằng "ít nhất một lần dường như đã đẩy nhẹ tầng trên của tên lửa đẩy lên một quỹ đạo cao hơn".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nghi-ngo-nga-phong-vu-khi-chong-ve-tinh_211648193.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nga phóng vệ tinh bằng tên lửa đẩy Rokot.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kể từ khi được phóng lên quỹ đạo, JFCC đã "giám sát chặt chẽ" vệ tinh Cosmos 2504. Trung tâm này cho biết, một lần vệ tinh đã tiếp cận một mảnh vỡ không xác định trên quỹ đạo. Tuy nhiên, nó đã không va vào bất kỳ vệ tinh nào đang hoạt động.
Trước đó, nhiều thông tin cho biết, Mỹ cũng đã theo dõi chặt chẽ một vệ tinh tương tự của Nga, đó là vệ tinh Cosmos-2499. Tuy nhiên, cựu giám đốc Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga Oleg Ostapenko cho rằng các vệ tinh nhỏ Cosmos-2499 và Cosmos-2491 không được sử dụng cho các mục đích quân sự.
Dù Nga lên tiếng phủ nhận về mối nghi ngờ từ Mỹ, tuy nhiên thực tế cho thấy, vũ khí chống vệ tinh đang nằm trong chiến lược phát triển của Quân đội Nga. Tính đến năm 2006, Nga đã công bố “Chương trình vũ trụ liên bang 10 năm” nhằm tăng cường thực lực vũ trụ của Nga.
Căn cứ vào chương trình này, vũ khí phòng chống vệ tinh là dự án phát triển trọng điểm của Nga. Hiện nay, Nga chủ yếu nghiên cứu chế tạo hai loại vũ khí phòng chống vệ tinh lớn. Năm 2007, dự toán ngân sách tài chính dành cho dự án vũ trụ Liên bang của Nga sẽ vượt 50 tỉ rúp.
Căn cứ vào chương trình hữu quan, trong 10 năm tới, vốn đầu tư vào lĩnh vực vũ trụ của Nga sẽ vượt mức kỷ lục, 486,8 tỉ rúp. Ngoài ra, Nga còn đề ra nhiều chương trình tác chiến khác trên vũ trụ nhằm đánh trả vệ tinh quân sự trong tương lai.
Mỹ có đứng ngoài cuộc?
Hồi năm 2008, một vệ tinh hỏng chứa hóa chất độc hại đã được quân đội Mỹ bắn hạ, để hóa chất và các mảnh vỡ của nó không gây hại cho trái đất. Nhưng sự kiện này làm dấy lên mối lo ngại rằng các chương trình chống vệ tinh có thể biến vũ trụ thành bãi chiến trường.
Ngay từ năm 2001, một hội đồng do Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld lãnh đạo đã cảnh báo rằng, nếu không đẩy nhanh nhịp độ phát triển vũ khí trên vũ trụ, Mỹ rất có thể phải đối mặt với “Sự kiện Trân Châu cảng trên vũ trụ”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-nghi-ngo-nga-phong-vu-khi-chong-ve-tinh_211649474.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Phi thuyền X-37B bí ẩn của Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sau đó, Mỹ đã khởi động chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí trên vũ trụ mang tên “Hỏa tinh”. Được biết, mục đích của chương trình này là nhằm “có được kỹ thuật đặc biệt về chế tạo vũ khí tia laser năng lượng cao”. Tia laser với sức công phá mạnh có thể phá hủy vệ tinh nhân tạo.
Quan chức cấp cao chuyên trách giám sát phát triển vũ khí laser trên vũ trụ của Lầu Năm Góc cho biết, “Hỏa tinh” là chương trình thận trọng và cần thiết, bởi vì kể từ nay đến mấy chục năm tới, Mỹ cần phải bảo vệ vệ tinh của mình khỏi bị tấn công.
Tháng 10/2006, “Chính sách vũ trụ Quốc gia” được Tổng thống Mỹ Bush ký thông qua, đã cho thấy một cách rất rõ ràng rằng Mỹ sẽ loại bỏ thế lực “thù địch” và nắm quyền kiểm soát vũ trụ. “Chính sách vũ trụ Quốc gia” đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch quân sự hóa trên vũ trụ của Mỹ.
Đến năm 2007, quân đội Mỹ tích cực ấn định kế hoạch tác chiến trên vũ trụ, cơ quan nghiên cứu khoa học bắt đầu thúc đẩy triển khai trang bị quân sự trên vũ trụ. Quân sự hóa vũ trụ do Mỹ sắp đặt đã từ kế hoạch trở thành hiện thực.
Hành động tích cực thúc đẩy kế hoạch vũ khí trên vũ trụ của Mỹ đã thu hút sự quan tâm của các cường quốc vè vũ trụ không giạn. Tính tới tháng 12/2013, tàu không gian không người lái X-37B của Mỹ đã có trọn một năm hoạt động trong không gian.
Đến nay, nhiệm vụ và chức năng của con tàu vẫn được giữ tuyệt mật, làm nảy sinh rất nhiều đồn đoán. Theo chuyên trang Space.com, tàu này có thể cho phép quân đội Mỹ nhanh chóng thay thế những vệ tinh bị tiêu diệt trong trận chiến không gian.
 
23/8/12
1.162
3
38
Phòng không Iran cực mạnh khi thêm Bavar 373

(Vũ khí) - Theo vpk.name, Quân đội Iran chuẩn bị được tiếp nhận hệ thống phòng không Bavar 373 do nước này tự phát triển có tính năng tương đương với S-300 của Nga.

Thông tin này được chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Chuẩn tướng Farzad Ismaili cho biết, theo đó tổ hợp Bavar 373 đầu tiên sẽ được triển khai tại căn cứ phòng không Khatam al-Anbiya trong tháng 9/2015.
“Tổ hợp tên lửa phòng không nội địa mới với khả năng phòng thủ tầm trung và tầm xa sẽ được tích hợp vào hệ thống phòng không của Iran từ ngày 1/9 tới”, ông F. Ismaili khẳng định với hãng thông tấn Iran IRNA.
Chuẩn tướng F. Ismaili đánh giá, việc đưa tổ hợp Bavar 373 vào trang bị có “ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phòng thủ khu vực phía Nam và Đông Nam đất nước”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
phong-khong-iran-cuc-manh-khi-them-bavar-373_21631187.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tổ hợp tên lửa Bavar 373 của Iran.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Song song với Bavar 373, Iran cũng chuẩn bị thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không nội địa Talaash 3 có tầm bắn đạt 200km. “Nếu thành công, tổ hợp tên lửa mới sẽ được tiếp nhận ngay trong cuối năm 2015”, ông F. Ismaili tuyên bố.
Thông tin về Bavar 373 vẫn được Iran bảo mật, tuy nhiên các tướng lĩnh nước này từng nhiều lần giới thiệu Bavar 373 sở hữu các tính năng vượt trội hơn cả tổ hợp phòng không S-300 của Nga bởi khả năng cơ động và có thời gian triển khai cực nhanh. Hệ thống Bavar 373 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở khoảng cách hơn 300km.
Không chỉ có Bavar 373, giới chức Iran tuyên bố muốn nhanh chóng thực hiện hợp đồng mua tổ hợp S-300 từ Nga. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký hôm 14/7 của nhóm P5+1.
Theo đề xuất của phía Nga, Iran có thể sở hữu S-300 phiên bản Lục quân là S-300VM Antey-2500 với điều kiện Tehran rút đơn kiện Nga tại Tòa án Trọng tài quốc tế liên quan tới hợp đồng cung cấp S-300 ký năm 2007 đã đổ vỡ.
Một khi Iran sở hữu đầy đủ S-300 và Bavar 373, sức mạnh phòng không của đất nước Hồi giáo này sẽ trở nên cực đáng sợ với bất kỳ đối thủ nào, đặc biệt với Không quân Israel – lực lượng từng nhiều lần đe dọa không kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Dù Israel rất tự tin về khả năng đối phó với hệ thống phòng không của Iran, tuy nhiên tờ USA Today dẫn phân tích của Tướng Không quân Mỹ Charles Wald cho rằng, Israel sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không kích Iran.
"Đó sẽ là một cuộc tấn công phức tạp hơn bất kỳ cuộc tấn công nào trước kia", Tướng Charles Wald nói.
Nếu so sánh, cuộc oanh kích của Israel nhằm vào lò phản ứng hạt nhân Osiraq của Iraq năm 1981 và một cuộc tấn công ở Syria năm 2007 là các chiến dịch đơn giản hơn nhiều, chỉ đòi hỏi Tel Aviv tấn công một mục tiêu đơn lẻ trên mặt đất.
Bên cạnh đó, cả Syria và Iraq đều không có các năng lực phòng không tinh vi. Còn với một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, sẽ chẳng có gì là dễ dàng, theo ông Wald.
Theo Tướng Charles Wald, máy bay Israel có thể chọc thủng các hàng rào phòng không Iran. Tuy nhiên, theo vị tướng này, Israel sẽ cần phải điều thêm máy bay để gây nhiễu radar và theo cách khác, phải vô hiệu hóa các hệ thống tên lửa và radar của Iran.
Tuy nhiên, khi phải đối diện với hệ thống phòng không Bavar 373 và đặc biệt là S-300, cơ hội thành công cho chiến đấu cơ Israel là rất thấp.
 
23/8/12
1.162
3
38
PAK-FA - robot chiến đấu trên không của Nga

Báo Đất Việt - 22/07/2015 06:31
(Ảnh Nóng) - Được trang bị những công nghệ đỉnh cao nhất hiện nay, tiêm kích PAK-FA T-50 được coi là robot chiến đấu trên không của Không quân Nga.

pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211510527.jpg

Chỉ tính riêng về hệ thống hỏa lực và radar, PAK-FA đã xứng đáng là tiêm kích số 1 hiện nay. Về hệ thống hỏa lực, T-50 được trang bị tên lửa không đối không tầm xa (AAM-Long range): Tầm xa tấn công là 300km, theo các nhà thiết kế, trong điều kiện phát hiện mục tiêu tốt, có thể tấn công ở tầm xa đến 400km. Đầu nổ nặng 60 kg, nổ phá mảnh.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211511617.jpg

Hệ thống tự dẫn là đạo hàng quán tính, điều chỉnh và sửa lỗi bằng radar và hệ thống tự dẫn đường bằng radar chủ động ở giai đoạn cuối. Nếu so sánh với tên lửa được trang bị cho F-22 Raptor là AIM-120C, thì AIM – 120 có tầm bắn là 120 km, tên lửa nâng cấp lần cuối AIM – 120D có tầm bắn cực đại là 180 km.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211511828.jpg

Ngoài ra, loại tên lửa Mỹ có một điểm yếu chết người, động cơ của các tên lửa AMRAAM không hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp. Ở độ cao khoảng 30000 feet – 10 km nhiệt độ khí quyển cả mùa hè lẫn mùa đông là - 56,5 độ C. Các nhà thiết kế Nga vốn yêu thích giá rét và cái lạnh mùa đông, nó mang lại ưu thế cho người Nga như đánh thắng cuộc xâm lược của Napoleon vậy, do đó tên lửa Nga bay bất kể thời tiết và nhiệt độ thấp nào.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211512489.jpg

Như vậy, nếu tác chiến trên độ cao lớn, các máy bay của NATO không có gì để chiến đấu. Các Raptor và F-35 sẽ chỉ có thể chiến đấu ở độ cao thấp, không phải mùa đông và càng không chiến đấu ở không gian cực Bắc. Với các tên lửa tầm xa đến 300 km, những ưu thế tàng hình của B-2 và Raptor bị mất hoàn toàn. Máy bay công nghệ “Stealth” không có đủ nhiên liệu để sử dụng ưu thế tàng hình khi còn cách mục tiêu quá xa và đang bay ở chế độ hành trình. Còn các T-50 có thể tấn công ngay từ khi vẫn bay trong không gian chủ quyền của Nga.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211512447.jpg

Tên lửa không đối không tầm trung (AAM-Medium range): Tên lửa không đối không tầm trung phiên bản xuất khẩu E có tầm bắn khoảng 110 km. Khối lượng đầu đạn là 22,5 kg. đầu nổ hiệu ứng nổ lõm và thanh xuyên phá. Hệ thống dẫn đường: đạo hàng quán tính, điều chỉnh bằng sóng radio và tự dẫn radars chủ động giai đoạn cuối.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211513940.jpg

Tên lửa không đối không tầm gần AAM – short range: Tên lửa tác chiến tầm gần được thiết kế cho các cuộc cận chiến siêu cơ động trên không, có đầu tự dẫn hồng ngoại đa hướng (hai dải tần số đầu thu hồng ngoại thụ động). Tầm bắn xa nhất – đến 40 km. Khối lượng đầu đạn là 8kg. Một điểm thú vị của tên lửa là: động cơ của nó được điều khiển bằng vector bánh lái chủ động, do đó, khi phi công với hệ thống kính ngắm trên mũ phát hiện được mục tiêu ở bên sườn, khi quay đầu ngắm bắn mục tiêu, tên lửa cũng có khả năng rẽ ngoạt theo mục tiêu đã được khóa bởi phi công.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211513407.jpg

Tên lửa được trang bị hệ thống chống chế áp điện tử. Thường các tên lửa hồng ngoại bị chế áp bởi laser hoặc mồi bẫy quang nhiệt. Nhưng tên lửa có thể phát hiện ra nhờ sự khác biệt của dài tần số nhiệt khác nhau, đồng thời tia laser cũng bị vô hiệu hóa do tần số phát xung quá ổn định (tia đơn sắc).
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211514375.jpg

Tên lửa chống radar Kh-58SKE: Đây cũng là một loại vũ khí rất hiện đại nhằm chế áp điện tử đối phương bằng vũ khí thông thường. Tương tự như Shrike của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, tên lửa Kh-58SKE tấn công mọi radar bằng chính bức xạ radar của mục tiêu. Nhưng tên lửa Kh-58SKE có ưu điểm là có thể tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện phóng đạn và ngay sau khí phát hiện radar, đầu đạn tự dẫn đã xác định được vị trí mục tiêu và ngay cả khi radars đã tắt, tên lửa vẫn đánh trúng mục tiêu.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211514327.jpg

Khả năng xác định chính xác mục tiêu và dẫn bắn tên lửa được thực hiện bởi chương trình tự động tìm kiếm và phát hiện mục tiêu – radar đối phương, và dẫn bắn tên lửa được thực hiện bởi hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu không gian 3D của máy tính trên máy bay. Trong ảnh: Bom có điều khiển KAB – 500 S-E.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211515231.jpg

Tầm bắn tiêu diệt các mục tiêu radars đối phương khoảng 76 – 245 km trên độ cao phóng tên lửa là 200m đến 20 km. Xác suất đánh trúng mục tiêu ngay cả trong trường hợp radars đã tắt phát xung chủ động trong diện tích đường tròn bán kính 20m mà tâm là đài phát radar là 0,8. Đầu đạn nổ phá mảnh có khối lượng 149 kg. Trọng lượng tên lửa khi phóng là – 650 kg. Trong ảnh: Bom có điều khiển KAB – 500 S-E.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211515700.jpg

Bom có điều khiển KAB – 500 S-E: Khối lượng bom : 560 kg (đầu đạn là 380 lượng thuốc nổ là: 195 kg) nổ phá mảnh hoặc xuyên phá bê tông. Tầm cao ném bom từ 500m đến 10 km. Hệ thống dẫn đường của bom KAB – 500S là hệ thống đạo hàng quán tính, điều chỉnh quỹ đạo đường bay dựa trên tín hiệu thu được từ 24 đầu thu tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh và dẫn đường GLONASS hoặc NAVSTAR mang tên là PSH 2001 hoặc có thể được hiệu chỉnh đường bay bằng các tín hiệu radio từ mặt đất. Đây có thể được coi là loại bom thông minh được phóng theo cơ chế “phóng – quên” có độ chính xác rất cao. Xác suất sai lệch so với tâm ném bom là khoảng 5 – 10m.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211516569.jpg

Trang thiết bị điện tử trên máy bay: Hệ thống trang thiết bị điện tử trinh sát, điều hành tác chiến, tác chiến điện tử, chỉ thị mục tiêu và dẫn đường mục tiêu được định hướng cấp độ tiên tiến nhất hiện nay và trong vòng 10 năm tới. Trên PAK – FA sử dụng phương pháp “vỏ thông minh” trong đó mọi đầu thu anten được quy về một hệ thống điều khiển duy nhất, bộ não điện tử của máy bay. Trong ảnh: Bom có điều khiển KAB – 500 S-E.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211516180.jpg

Tổ hợp radars của Т-50 bao gồm: Anten radar chính là radar mũi AESA với 1522 đầu thu và truyền tín hiệu module (của F-22 Raptor là 1200), Hai anten AESE lắp đặt bên sườn máy bay, hai an ten AESA được lắp ở bên đầu cánh máy bay. 2 an ten radar L-band được lắp ở cánh trước máy bay, đây là giải tần số deximet (bước sóng từ 15 – 30 cm) cho phép phát hiện được các máy bay sử dụng công nghệ stealth, tất nhiên, độ rõ nét không được như các tần số cantimet. Trong ảnh: Bom có điều khiển KAB – 500 S-E.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211517833.jpg

Nhưng quan trọng là phi công phát hiện được mục tiêu, vấn đề tiếp theo là của tên lửa tầm xa, đầu đạn tên lửa đã được trang bị đầy đủ các thiết bị phát hiện mục tiêu, ở cự ly càng gần thì càng rõ nét và tăng cao xác suất trúng mục tiêu. F-22 Raptor không được lắp đặt lại loại radar này và trong tương lai gần chưa có dự kiến lắp đặt các radar phát hiện mục tiêu tàng hình. Trong ảnh: Những loại tên lửa PAK-FA có thể mang.
pakfa--robot-chien-dau-tren-khong-cua-nga_211518173.jpg

Trên khoảng cách 120 km là khoảng cách tấn công của F-22 Raptor , T-50 hoàn toàn có thể xác định chính xác mục tiêu không chỉ bằng radar mà còn có thể nhìn rõ bằng thiết bị quang học... Với những tính năng trên, PAK-FA T-50 xứng đáng là tiêm kích số 1 thế giới hiện nay. (nguồn Infonet)
 
23/8/12
1.162
3
38
'Hồn ma' Mỹ có khiến máy bay Nga yếu thế?

(Video) - Vừa qua, tạp chí National Interest (Mỹ) đã xếp hạng 5 máy bay nguy hiểm nhất của Nga - Mỹ và nhận định máy bay B-2 Spirit vượt trội so với Tu-22M3.

B-2 Spirit - Hồn ma không mạnh như tuyên bố
Vậy, máy bay B-2 Spirit có ưu điểm gì vượt trội với Tu-22M3? Để trả lời được câu hỏi này cần xem khả năng thực chiến của chúng. Các chuyên gia Nga đã tiến hành phân tích về chất lượng của những chiếc B-2 cùng với những kịch bản sử dụng loại máy bay này cho các nhiệm vụ khác nhau.
Đầu tiên, giới chuyên gia Nga đã xem xét tới lịch sử ứng dụng các loại máy bay tầm xa trong xung đột hạt nhân truyền thống để xem chúng được sử dụng như thế nào và hiện đã có những thay đổi ra sao.
Trước khi Liên Xô tan rã, B-2 được người Mỹ chế tạo nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu cố định với tọa độ xác định từ trước. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô chế tạo và triển khai các tổ hợp tên lửa Topol vào năm 1985, chương trình B-2 đã được Mỹ điều chỉnh để trở thành “thợ đốn gỗ” đối với các tổ hợp Topol.
Về mặt ý tưởng, Mỹ dự kiến sẽ triển khai trên quỹ đạo một cụm vệ tinh kiểu KH-11 và KH-12 với khả năng phát hiện các mục tiêu kích thước nhỏ sát với thời gian thực. Cụm vệ tinh này được sử dụng để trinh sát phục vụ cho hoạt động của B-2 trên lãnh thổ Nga. Cụm vệ tinh sẽ tìm kiếm và chuyển tọa độ các mục tiêu về theo thời gian thực. Người Mỹ cho rằng việc tiêu diệt các tổ hợp Topol sẽ bảo đảm an toàn cho họ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
hon-ma-my-co-khien-may-bay-nga-yeu-the_221059982.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay B-2 Spirit.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong khi đó, Mỹ hiện chỉ có 2 vệ tinh KH-11 trên quỹ đạo. Số lượng vệ tinh như vậy không đủ để Mỹ bao quát dù chỉ là 1/60 lãnh thổ Nga, nơi triển khai các tổ hợp tên lửa Topol theo hiệp ước START 1. Một khi căng thẳng leo thang, lẽ tự nhiên là người Nga sẽ mở rộng các khu vực bố trí tên lửa.
Trước đây, việc Mỹ sử dụng B-2 trong cuộc chiến Nam Tư cũng đã bộc lộ những vấn đề về xác định mục tiêu. Thời gian để B-2 xử lý và phản ứng đối với các thông tin về mục tiêu là quá lâu. Khi B-2 bay đến khu vực mục tiêu đã định sau khi xử lý dữ liệu thì các mục tiêu đã kịp di chuyển. Việc xác định mục tiêu của B-2 cũng thường xuyên gặp sai sót.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, B-2 sẽ được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt các mục tiêu cố định. Loại máy bay này không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác do khả năng bảo đảm yếu từ các vệ tinh trên quỹ đạo và do bản thân B-2 có số lượng ít.
Không những thế, ý kiến cho rằng B-2 có thể bay “tự do” trong khu vực phòng không của Nga là hoàn toàn vô căn cứ. Thực tế việc ứng dụng B-2 cho thấy đi cùng loại máy bay “tàng hình” này là rất nhiều các loại máy bay khác như Е-3 , Е-8 , ЕА-6В và F-15. Chính vì vậy, tính năng “tàng hình” là vô tác dụng.
Người Mỹ cũng đã từng coi B-2 là máy bay tấn công (khác với ném bom). Đó là vào những năm 2000, Mỹ có tính tới khả năng sử dụng B-2 để tiêu diệt các cụm xe tăng của đối phương. Theo tính toán, mỗi lần cất cánh, B-2 có khả năng tiêu diệt tới 350 xe tăng của đối phương bằng bom có điều khiển SDB.
Tuy nhiên, việc sử dụng B-2 cho nhiệm vụ này rất nguy hiểm khi nó có thể trở thành mục tiêu của tiêm kích và các hệ thống tên lửa phòng không. Cái giá của một chiếc B-2 bị bắn hạ sẽ đắt hơn toàn bộ số xe tăng mà nó tiêu diệt được (mỗi chiếc B-2 có giá trên 2 tỷ USD), kể cả loại tăng hiện đại nhất là T-90.
Các chuyên gia Nga cũng đặt ra các trường hợp khi B-2 được sử dụng kết hợp với các loại máy bay khác mà Mỹ hiện có như B-52, F-22 hay B-1B. Trong trường hợp B-2 được sử dụng kết hợp với B-1B, B-2 sẽ “khoan thủng” hệ thống phòng không bằng tên lửa AMG-88. Sau đó, B-1B sẽ tiêu diệt các mục tiêu chính bằng các loại bom đạn phi hạt nhân (không phải bom hạt nhân).
Nếu kết hợp B-2 với B-52 thì người Mỹ sẽ gặp nhiều rắc rối với B-52 bởi “cựu binh” này không có nhiều chế độ hoạt động. Còn nếu sử dụng B-2 kết hợp với F-22, người Mỹ lại gặp rắc rối do tầm bay hạn chế của F-22. Để khắc phục vấn đề này, Mỹ có thể sử dụng các máy bay tiếp liệu cho F-22, song khi đó chúng có thể trở thành bia tập bắn cho hệ thống phòng không.

Dù với phương án nào thì việc sử dụng một số lượng lớn các máy bay hộ tống và bảo đảm khi tác chiến sẽ khiến cho B-2 chỉ tương đương với một chiếc máy bay ném bom “cổ điển”. Không quân Mỹ từ chối mua thêm B-2 dù được giảm giá là minh chứng cho thấy cuối cùng họ đã nhận ra kết quả không như tính toán.
Với các hệ thống phòng không của Nga thì ngay cả với S-300 hiện nay, các máy bay “tàng hình” của Mỹ cũng không thể vượt qua, chứ chưa nói tới S-400 và các hệ thống khác.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
baomyb2spirittu22m3sucmanhdatviet.vn10_221059622.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay Tu-22M3.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tu-22M3 có thể hoàn thành nhiệm vụ gì?
Tu-22M3 là một trong bộ 3 máy bay ném bom chiến lược của Nga. Trong khi Tu-95 và Tu-160 nổi tiếng với kích thước khổng lồ và khả năng tấn công hạt nhân khủng khiếp thì Tu-22 lại được coi là một “sát thủ diệt tàu sân bay” hàng đầu trên thế giới hiện nay với vận tốc siêu âm và tên lửa hành trình chống hạm tầm xa.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm 2 động cơ Tu-22M3 (tên định danh NATO: Backfire) là một trong những phiên bản máy bay ném bom tầm xa siêu âm trang bị tên lửa và có cánh cụp cánh xòe. Tổng khối lượng bom (bao gồm cả bom hạt nhân và bom thông thường) máy bay có thể mang theo là 24 tấn.
Tu-22M3 có thể tác chiến cả trên đất liền và trên biển, trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày, đêm với các loại tên lửa chống hạm Kh-22, tên lửa tấn công mặt đất Kh-15 và các loại bom khác nhau. Với khả năng tác chiến đa dạng, tốc độ siêu âm và hỏa lực cực mạnh, Tu-22M3 là nỗi kinh hoàng đối với Mỹ và phương Tây.
Với tải trọng vũ khí khủng, Tu-22M3 “Backfire-C”có thể mang 2 quả tên lửa hành trình chống hạm Kh-22 Raduga (NATO gọi là AS-4 “Kitchen”), có tầm bắn 600 km và tốc độ đến 4000 km/h, ở 2 bên cánh. Loại tên lửa chống hạm này còn có thể lắp đầu đạn hạt nhân để sử dụng tấn công mặt đất.
Nó cũng có thể được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-15 với tầm bắn 300 km, cơ số 6 tên lửa dạng ổ quay bên trong thân. Loại tên lửa này có vận tốc khủng khiếp lên tới 6000km/h và cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa hành trình chống hạm tầm xa siêu âm Kh-22 được sản xuất theo công nghệ của những năm 70, hệ thống dẫn đường theo công nghệ cũ khiến khả năng tấn công của tên lửa không chính xác lắm nhưng khiếm khuyết này được bù đắp bằng đầu đạn hạt nhân, sức công phá lớn của đầu đạn hạt nhân sẽ xóa nhòa ranh giới về độ chính xác.
Hiện nay, tên lửa Kh-32 đang được phát triển cho Tu-22M3, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.000 km với độ chính xác cao. Đến năm 2020, 30 chiếc Tu-22M3 sẽ được nâng cấp thành Tu-22M3М và sẽ được trang bị Kh-32.
Với những thông tin ấn tượng của Tu-22M3 cho thấy, dù máy bay này không có khả năng "tàng hình" như B-2 nhưng Tu-22M3 cũng không thể bị xếp "chiếu dưới" như National Interest tuyên bố.
 
23/8/12
1.162
3
38
“Gấu già” Tu-95 của Nga vẫn khiến Mỹ, NATO lạnh gáy

Hoài Thanh | 22/07/2015 20:15

1-220715tu95-1437555707714-23-0-284-512-crop-1437555743277.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Được mệnh danh là “Con gấu” và ra lò từ thời chiến tranh Lạnh, nhưng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga hiện vẫn có khả năng tung ra những đòn tấn công sấm sét nhằm vào đối phương.

Tu-95 là mối đe dọa thực sự đối với Mỹ và các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - trang mạng chuyên về quân sự Aerobuzz (Pháp) bình luận.​
Chính quyền Nga đang điều tra vụ một chiếc Tu-95 của không quân nước này rơi ở vùng Viễn Đông khi đang bay huấn luyện hồi tuần trước, làm 2 phi công thiệt mạng.​
Trái ngược với thông tin ban đầu cho rằng nguyên nhân là do động cơ trục trặc, các điều tra viên hiện quay sang giả thuyết máy bay gặp nạn là do sử dụng nhiên liệu chất lượng kém.​
gau-gia-tu95-cua-nga-van-khien-my-nato-lanh-gay-.jpg

Sức mạnh của Tu-95 khiến Mỹ và NATO e ngại. Ảnh: Sputnik​
Nếu kết luận cuối cùng là nhiên liệu, thì những lời lẽ mà giới chuyên gia đưa ra bấy lâu vẫn đúng: Bất chấp tuổi đời cao, “Con gấu” vẫn đầy uy lực và vụ tai nạn không làm độ tin cậy của loại máy bay ném bom chiến lược này mất đi.​
Giới tướng lĩnh NATO luôn xem Tu-95 là cơn “ác mộng”. Trước việc liên minh này tăng cường các hoạt động quân sự gần biên giới Nga, Moskva đã tăng tần suất các chuyến bay huấn luyện, tuần tra sử dụng Tu-95, làm phương Tây lo sợ.​
Mỗi khi radar của khối NATO phát hiện ra “Con gấu”, họ tức tốc phái máy bay chặn đầu, giám sát và áp sát bay Nga.​
“Những phi công lái máy bay chiến đấu phương Tây từng được giao nhiệm vụ chặn đầu, áp tải Tu-95 sẽ không bao giờ quên được cảm giác về âm thanh, độ rung lớn khi bay sát”, trang Aerobuzz viết.​
Lý do NATO bị “ám ảnh” bởi Tu-95 là ở chỗ: Loại máy bay ném bom tầm xa này có thể bay liên tục 14 giờ, ở độ cao 11.000m, có khả năng tấn công nước Mỹ bằng bom hạt nhân.​
“Cựu binh” thời Chiến tranh Lạnh này vẫn không ngừng nghỉ giám sát không phận gần biên giới nước Nga, như để nhắc nhở rằng Nga là cường quốc cần phải được tôn trọng.​
Tu-95 là dòng máy bay ném bom hạng nặng, có khả năng mang bom hạt nhân, tên lửa hạt nhân, được không quân Liên Xô lần đầu tiên đưa vào sử dụng năm 1965 và đã ngưng sản xuất vào năm 1994. 60 chiếc Tu-95 hiện vẫn được Nga sử dụng.​
Sứ mệnh đặt trên vai Tu-95 chưa thể sớm chấm dứt: Nga mới đây tuyên bố sẽ nâng cấp mẫu máy bay này để tiếp tục sử dụng trong nhiều thập kỷ tới.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa SM-2 phát nổ "báo hại" tàu chiến Mỹ hỏng nặng

Cập nhật lúc: 16:09 23/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Hiện trường tàu ngầm hạt nhân K-266 Orel Nga cháy
Tên lửa phòng không Buk Nga...cháy trong lễ duyệt binh

(Kiến Thức) - Một tàu khu trục Aegis của Hải quân Mỹ đã hư hỏng sau khi tên lửa SM-2 phát nổ ngay khi vừa rời bệ phóng.
Trong một cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương hôm 18/7, một tàu khu trục Mỹ đã bị hư hỏng nặng sau khi tên lửa SM-2 phát nổ không lâu sau khi phóng.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tên lửa SM-2 phát nổ sau khi rời khỏi bệ phóng trên tàu khu trục Mỹ The
Sullivans,{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các quan chức Hải quân Mỹ xác nhận điều này. “Lúc 9h (giờ Mỹ) ngày 18/7, do mắc một số trục trặc, một quả tên lửa SM-2 phát nổ không lâu sau khi rời bệ phóng từ tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Sullivans trong cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển Virginia”, trích tuyên bố do Bộ chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân Mỹ (NAVSEA) đưa ra.​
Cho tới nay, chưa có báo cáo nào về số người bị thương tích trong sự cố trên mặc dù một bên cửa tàu bị cháy “do các mảnh vỡ của tên lửa bắn vào”.​
NAVSEA cho biết, tàu khu trục này hiện chưa thể quay trở về căn cứ hải quân Norfolk. “Còn quá sớm để xem liệu vụ nổ đó có ảnh hưởng tới lịch trình của con tàu hay không”, trích tuyên bố.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.