Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ khiếp vía khi Nga phát triển vũ khí tối mật

(Vũ khí) - “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ không còn nhiều ý nghĩa khi Nga đang âm thầm phát triển loại vũ khí tối mật thuộc dự án "Objekt 4202".

Hãng tin Interfax dẫn cho biết trong 10 năm qua, dự án Objekt 4202 đang được thử nghiệm và lần thử nghiệm thành công gần đây nhất diễn ra vào tháng 2/2015.
"Nếu Nga có Objekt 4202, có thể vận động với tốc độ siêu thanh theo phương thẳng đứng và nằm ngang, nước ta có thể giải quyết vấn đề đảm bảo vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tiềm tàng", Interfax dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao Nga cho biết.
Trong khi đó theo những thông tin ban đầu được tiết lộ, Nga thực hiện dự án Objekt 4202 với mục tiêu vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ vốn được xây dựng để tiêu diệt mục tiêu đường đạn chuyển động theo quỹ đạo có thể tính toán.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-khiep-via-khi-nga-phat-trien-vu-khi-toi-mat_231014956.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một vụ thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Yu-71 của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuy nhiên, với vũ khí siêu vượt âm thuộc Objekt 4202 Nga đang chế tạo cực kỳ khó bám theo và bắn hạ vì chúng chuyển động không theo quỹ đạo có thể tính toán, tốc độ di chuyển của chúng lên tới 11.200 km/h.
Interfax dẫn nguồn tin quân sự Nga xác nhận vụ thử nghiệm gần đây đối với phương tiện bay này đã diễn ra vào tháng 2/2015. Vụ phóng diễn ra từ bãi thử Dombarovsky gần Orenburg.
Trước đây, phương Tây chỉ đưa tin phỏng đoán về Objekt 4202, đến nay việc Nga đang phát triển và thử nghiệm với vũ khí này đã được các nhà phân tích mới xác nhận. Điều đó được công bố trong báo cáo phát hành tháng 6/2015 của hãng phân tích quốc phòng nổi tiếng Jane's Information Group.
Theo tài liệu này, Objekt 4202 sẽ mang lại cho Nga khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác cao vào bất kỳ mục tiêu nào trên Trái đất được lựa chọn, còn khi kết hợp với khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa của mình, Moscow sẽ có khả năng tiêu diệt thành công mục tiêu chỉ bằng một quả tên lửa.
Bản tài liệu của Jane's Information Group cho biết thêm, các đầu đạn của Objekt 4202 sau khi tách khỏi tên lửa mang, có khả năng thay đổi quỹ đạo bay theo độ cao và hướng bay, do đó có thể vượt qua thành công tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và tương lai.
Tài liệu khẳng định rằng, Moscow cần vũ khí siêu vượt âm để có được các đòn bẩy tác động trong quá trình đàm phán với Mỹ và hạn chế hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.
Báo cáo dự đoán, sẽ có đến 24 phương tiện (đầu đạn) siêu vượt âm thuộc Objekt 4202 có thể được triển khai tại trung đoàn thuộc Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga RVSN ở Dombarovsky trong thời kỳ từ năm 2020-2025.
Và đến khi đó, sáng kiến chiến lược “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ trù tính chế tạo các hệ thống vũ khí tấn công có khả năng tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân vào mọi vị trí trên trái đất trong vòng 1 giờ. Công cụ để thực hiện các đòn tấn công đó sẽ là các ICBM hiện đại hóa sâu, tên lửa hành trình siêu vượt âm... không còn khiến Nga bận tâm nhiều.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tu-22M3 sang Crimea, chĩa tên lửa vào căn cứ Mỹ ở Romania

(Bình luận quân sự) - Bộ quốc phòng Nga vừa tuyên bố sẽ đáp trả lại căn cứ tên lửa Mỹ ở Romania bằng việc triển khai máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 tại Crimea.

Tu-22M3 - nỗi kinh hoàng của hàng không mẫu hạm
Tu-22M3 là loại máy bay ném bom tầm xa siêu âm cánh cụp cánh xòe (NATO định danh là Backfire), với tổng khối lượng vũ khí có thể mang theo là 24 tấn, và 2 loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là tên lửa đối đất Kh-15 và tên lửa chống hạm Kh-22.
Loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm này có chiều dài 41,60 m; sải cánh 34,28m khi xòe, 23,3m khi cụp. Tu-22M3 có trần bay lên đến 25.000m, tốc độ tối đa 2000 km/h (1,88Mach); có phạm vi hoạt động 4.000 km và lên tới 6800 km nếu được tiếp liệu trên không; phi hành đoàn 4 người.
Tu-22M3 có trọng lượng không tải 58 tấn, trọng lượng cất cánh thông thường 112 tấn, trong lượng cất cánh tối đa 124 tấn (hơn 126 tấn nếu có trợ đẩy). Nó có tải trọng bom đạn lên tới 24 tấn, bao gồm các loại bom hạt nhân, tên lửa hành trình chống hạm, đối đất với các đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân.
Với tải trọng vũ khí khủng, TU-22M3 “Backfire-C”có thể mang 2 quả tên lửa hành trình chống hạm Kh-22 Raduga (NATO gọi là AS-4 “Kitchen”), có tầm bắn 600 km và tốc độ đến 4000 km/h, ở 2 bên cánh. Loại tên lửa chống hạm này còn có thể lắp đầu đạn hạt nhân để sử dụng tấn công mặt đất.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tu22m3-sang-crimea-chia-ten-lua-vao-can-cu-my-o-romania_231233484.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa hành trình chống hạm Kh-22 Raduga - sát thủ tàu sân bay​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vũ khí quan trọng nhất của Tu-22M3 là tên lửa hành trình chống hạm Kh-22 Raduga (NATO gọi là AS-4 “Kitchen”), có tầm bắn 600km, được thiết kế để hủy diệt tàu sân bay Mỹ. Nó chính là nguyên nhân mà Nga quyết định biên chế Tu-22M3 cho Hạm đội Biển Đen ngay trong năm nay.
Nó cũng có thể được trang bị loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-15 (AS-16 kickback) với tầm bắn 300 km, cơ số 6 tên lửa dạng ổ quay bên trong thân. Loại tên lửa này có vận tốc khủng khiếp lên tới 6000km/h và cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tu-22M3 có thể tác chiến cả trên đất liền và trên biển, trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày, đêm. Với khả năng tác chiến đa dạng, tốc độ siêu âm và hỏa lực cực mạnh, Tu-22M3 là nỗi kinh hoàng đối với Mỹ và phương Tây, đặc biệt là các hàng không mẫu hạm và tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn.
Hiện nay, Nga đã phát triển tên lửa thế hệ mới Kh-32 cho Tu-22M3, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.000 km với độ chính xác cao. Theo kế hoạch của Bộ quốc phòng Nga, đến năm 2020, 30 chiếc Tu-22M3 sẽ được nâng cấp thành Tu-22M3М và sẽ được trang bị Kh-32.
 
23/8/12
1.162
3
38
Sợ Nga, Mỹ lắp pháo 30 mm cho thiết giáp Stryker

Cập nhật lúc: 19:30 24/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Quan sát thiết giáp Stryker Mỹ tập trận sát nách Nga
Quan sát xe tăng bánh lốp M1128 của Mỹ nã pháo

(Kiến Thức) - Xe thiết giáp chở quân Stryker sẽ sớm được lắp pháo nòng cỡ 30 mm để đối trọng với các xe bọc thép BMP-3 và BTR-80/82 của Nga.
Tờ Sputniknews ngày 24/7 cho hay, cách đây 3 tháng Quân đội Mỹ đã yêu cầu phải nâng cấp các thiết bị quân sự. Theo đó các xe thiết giáp Stryker đang hoạt động ở châu Âu sẽ sớm được lắp loại pháo cỡ 30 mm. Lí do có thể vì sợ Stryker lép vế trước BMP-3 và BTR-80/82 Nga trong tình huống đối mặt.​
Stryker vốn là phương tiện chở quân thuộc Trung đoàn Không kỵ số 2 thuộc Quân đội Mỹ. Đây là một trong hai đơn vị chiến đấu duy nhất của Mỹ còn duy trì hoạt động ở châu Âu. Trụ sở của trung đoàn này đóng tại Đức. Trong tháng 4/2015, trung đoàn đã thực hiện một chuyến đi dài 1.100 dặm (1770,28 km) xuyên qua các nước vùng Baltic trong một hành trình mang tên “Dragon Ride”.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mỹ sẽ lắp pháo 30 mm cho xe chở quân hạng nhẹ Stryker. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hành trình đó của Stryker được cho là một hoạt động nhằm trấn an các nước đồng minh NATO ở châu Âu và thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ trước Nga. Song nếu so sánh về vũ khí, các phương tiện bọc thép vận tải của Nga thường trang bị pháo 100 mm và 30 mm còn Stryker trang bị đại liên cỡ 12.7 mm. Như thế quả là quá khập khiễng.​
Đại tá John Meyer, người chỉ huy Trung đoàn Không kỵ số 2 Mỹ, đã nhận thấy điều này và chính ông đã yêu cầu nâng cấp pháo lên tầm 30 mm cho 81 xe thiết giáp Stryker. Với giá ước tính 3.8 triệu USD chi phí cho việc nâng cấp mỗi xe, dự kiến công việc này sẽ hoàn thành trong vòng 24-36 tháng nữa.​
“Tôi cho rằng đó là việc khẩn cấp cần làm, và thời gian dự kiến chỉ trong vòng 2 năm nữa”, Meyer nói trong một cuộc họp mới đây tại Lầu Năm Góc vào hôm 23/7.​
Tuy nhiên, theo Nghị sĩ bang Ohio Rob Portman, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch nâng cấp các xe thiết giáp Stryker vào năm 2020. Nhưng khi phát biểu với Defense News, Portman lại cho rằng, Mỹ đang rất ưu tiên quan tâm tới tình trạng giải lãnh thổ ở châu Âu, cho nên kế hoạch nâng cấp Stryker phải được đẩy nhanh hơn.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Pháo Bushmaster II cỡ 30 mm có thể sẽ được Mỹ lựa chọn cho Stryker. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Nhiều khả năng quân đội Mỹ sẽ lựa chọn loại pháo Bushmaster II cỡ 30 mm để lắp cho xe thiết giáp chở quân Stryker. Theo Jim Hasik, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Brent Scowcroft cho biết, đây là loại pháo có thể hủy diệt bất kỳ mục tiêu ở tầm ngắn nào, kể cả là một chiếc xe tăng hạng nặng.​
Song một điều đáng lưu ý ở chỗ, các kỹ sư sẽ gặp phải trở ngại không nhỏ để có thể lắp một khẩu pháo lớn lên một khung xe bọc thép tương đối nhỏ như Stryker. Trước đó Mỹ đã thí nghiệm lắp hệ thống pháo di động cỡ 105 mm lên Stryker nhưng không thành.​
“Pháo MGS cỡ 105mm thất bại nên chúng phải ngừng sản xuất mặc dù nó có khả năng yểm trợ hỏa lực cực tốt. Vì thế việc đề xuất sang pháo cỡ 30 mm có thể sẽ khả thi hơn một chút”, một chuyên gia giấu tên cho biết trên Breaking Defense.​
Hiện Stryker là phương tiện quân sự đông đảo nhất của Mỹ ở châu Âu. Một số báo cáo hôm 22/7 cho biết, rất có thể Lầu Năm Góc sẽ điều động các xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley tới Hungary vào năm 2016. Theo tờ báo Hungary Napi Gazdasag tiết lộ, các phương tiện này của Mỹ sau đó sẽ được sử dụng trong các cuộc tập trận quân sự của NATO tại khu vực châu Âu.​
Tất cả các động thái này của Mỹ đều nằm trong chiến lược trấn an đồng minh NATO trong bối cảnh khủng hoảng kéo dài ở Ukraine. Trong đó phía Mỹ và NATO đã nhiều lần cáo buộc tình hình ở Ukraine có liên quan đến Nga. Còn phía Moscow đã bác bỏ những cáo buộc này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Lộ xe trinh sát tối tân Nga cho chiến tranh hóa học

Cập nhật lúc: 07:00 27/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Ngắm dàn vũ khí “khủng” Quân đội Nga mới nhận
Quốc gia châu Á nào mua vũ khí Nga nhiều nhất?

(Kiến Thức) - Các đơn vị thuộc Quân khu phía Đông của Nga vừa được huấn luyện vận hành với mẫu xe trinh sát phòng hóa RHM-5.
Theo trang tin quân sự Army Recognition đưa tin cho hay, các đơn vị phòng hóa của Quân đội Nga thuộc Quân khu phía Đông trong đợt huấn luyện gần đây ở vùng Transbaikalia đã đưa vào vận hành các đơn vị xe trinh sát phòng hóa RHM-5 "Povozka D-1" đầu tiên vốn được Quân đội Nga đưa vào trang bị chính thức từ cuối năm 2011.​
Xe trinh sát phòng hóa RHM-5 không chỉ được trang bị cho các đơn vị mặt đất của Quân đội Nga mà nó còn có thể được lực lượng đổ bộ đường không của nước này sử dụng, do được phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép đổ bộ đường không BMD-3 vốn đang được Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga sử dụng.​
Do được phát triển dựa trên BMD-3 nên việc vận hành và bảo dưỡng RHM-5 được đánh giá là khá dễ dàng mặc dù nó có nhiều điểm khác biệt so với BMD-3. Tháp pháo tự động 30mm của BMD-3 được loại bỏ thay vào đó là một tổ hợp súng máy 7.62mm cùng một đèn quan sát hồng ngoại cùng hệ thống bảo vệ phòng hóa và thiết bị phát hiện vũ khí sinh hóa học.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe trinh sát phòng hóa RHM-5 "Povozka D-1" của Quân đội Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trang thiết bị điện tử chính của xe phòng hóa RHM-5 gồm hệ thống định vị vệ tinh Glonass cùng một hệ thống máy tính xử lý trung tâm.​
Đợt huấn luyện ở Transbaikalia có sự tham gia của khoảng 200 binh sĩ và 15 phương tiện và thiết bị quân sự đặc biệt thuộc biên chế Quân khu phía Đông của Nga, nội dung chính của đợt huấn luyện lần này là giúp các binh sĩ Nga làm quen với các thiết bị quân sự mới được đưa trang bị cũng như nâng cao khả năng chống lại các loại vũ khí hóa học.​
Lực lượng Phòng vệ Phóng xạ, Hóa chất và Sinh học của Nga (RChBD) là một trong những đơn vị đặc biệt của Quân đội Nga có nhiệm vụ chính là giúp các đơn vị chiến đấu mặt đất của Nga phòng ngừa hoặc vô hiệu hóa các loại vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao và một số loại vũ khí khác của đối phương. Thậm chí các đơn vị của RChBD còn có thể hoạt động trong cả môi trường ô nhiễm phóng xạ ở mức độ cao.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Đông Âu bất an với kế hoạch mới của Nga ở Crimea

(Vũ khí) - Theo RT, đến cuối năm 2015 hoặc đầu 2016, Nga sẽ triển khai khoảng 6 máy bay ném bom siêu âm tầm xa Tu-22M3 tại bán đảo Crimea.

Theo đó, Không quân Nga sẽ đưa trung đoàn máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 tới căn cứ không quân Gvardeiskiy tại Crimea.
Ngoài ra, Nga còn sẽ đưa các máy bay tiêm kích Su-27, máy bay săn ngầm Tu-142, Il-38, trực thăng săn ngầm Ka-27/29 tới đây.
Trong đó, việc Nga điều Tu-22M3 tới Crimea thu hút rất nhiều sự chú ý. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc này, trang mạng Regnum (trụ sở ở Nga) đã có bài phân tích cán cân quân sự trong khu vực và toàn châu Âu sẽ thay đổi thế nào sau khi bố trí Tu-22M3 ở Gvardeiskiy.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
dong-au-bat-an-voi-ke-hoach-cua-nga_251112787.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo Regnum, trước tiên phải tìm hiểu khả năng của Tu-22M3 mà NATO. Máy bay ném bom Tu-22M3 được chế tạo trong khuôn khổ khái niệm máy bay đa chế độ và trang bị cánh hình mũi tên thay đổi - ở tốc độ thấp và khi cất cánh, cánh gần như duỗi thẳng, còn ở tốc độ siêu âm, góc hình tên của cánh đạt 65 độ. Điều đó cho phép sử dụng máy bay ở dải tốc độ và độ cao rộng.
Tu-22M3 có bán kính chiến đấu khoảng 2.400 km. Máy bay được trang bị hệ thống avionics và dẫn đường cực mạnh. Hệ thống lái tự động tham gia nhiều vào công tác điều khiển máy bay nên giảm rất nhiều tải làm việc cho các phi công.
Vũ khí chính của Tu-22M3 là các tên lửa hành trình Kh-22 có tầm bắn 500 km và tốc độ đến 4000 km/h (có thể lắp đầu đạn hạt nhân và tấn công hạm tàu) và các tên lửa Kh-15 với tầm bắn 250 km và tốc độ đến 6000 km/h (cũng có thể mang đầu đạn nhiệt hạch).
Tên lửa Kh-32 đang được phát triển và dự đoán sẽ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.000 km với độ chính xác cao. Đến năm 2020, 30 chiếc Tu-22M3 sẽ được nâng cấp thành Tu-22M3М và sẽ được trang bị Kh-32. Có thể dự đoán, Nga sẽ bố trí tại Crimea chính là các máy bay Tu-22M3М.
Với bán kính chiến đấu của Tu-22M3, cộng với tầm bắn của tên lửa hành trình, sự uy hiếp của các máy bay này có thể bao trùm toàn bộ lãnh thổ Tây Âu, kể cả nước Anh.
Tu-22M3 có thể bay đến các nước Đông Âu ngay cả ở tốc độ siêu âm bình thường của mình. Những điều này là một đòn nặng nữa đánh vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Ngoài ra, Nga còn đe triển khai hệ thống tên lửa Iskander-М với tầm bắn lên tới 500 km để đáp trả việc triển khai lá chắn tên lửa châu Âu. Tên lửa của hệ thống này sử dụng các thủ đoạn cơ động khi bay nên gần như các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa không thể đối phó.
Sự kết hợp Tu-22M3 và Iskander-М sẽ hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của các trận địa phòng thủ tên lửa mà họ bắt đầu triển khai ở Tây Ban Nha đầu năm 2014, ở Ba Lan và Rumani vào năm 2018-2020.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nhận diện tử huyệt của chiến đấu cơ F-35 Mỹ

Cập nhật lúc: 07:00 28/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tiết lộ cảnh "mặc áo tàng hình" cho tiêm kích F-35
Phi đội F-35 “đắp chiếu”, Mỹ mất trắng 50 triệu USD

Phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường tầm xa bằng vệ tinh trong khi năng lực không chiến tầm gần yếu được xem là tử huyệt của chiến đấu cơ F-35.
Những ngày gần đây, đặc tính kỹ chiến thuật của chiến đấu cơ F-35 Lighting II trở thành chủ đề tranh cãi giữa giới chức quân sự, chuyên gia trong và ngoài nước Mỹ. Những người ủng hộ dự án cho rằng, F-35 là sản phẩm công nghệ cao ra đời nhằm kết thúc các cuộc không chiến tầm gần.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} F-35 là cỗ máy tối tân cho những cuộc không chiến tầm xa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Nhà phân tích quốc phòng Andrew Davies lập luận, điểm mạnh của F-35 là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm xa, cảm biến hiện đại, kỹ thuật tàng hình và hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh. Quan điểm của nhóm thiết kế là phát triển một tiêm kích đặc biệt cho không chiến tầm xa hơn là quần vòng ở tầm gần.​
Các kỹ sư của Lockheed Martin đã tập trung những công nghệ hiện đại nhất cho kỹ thuật không chiến tầm xa. Vũ khí chủ lực của siêu tiêm kích này là các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa 180 km. Trong khi đó, Lầu Năm Góc liên tục thuyết trình rằng, họ sẽ áp dụng những phương thức tác chiến mới nhất để đối phương không có cơ hội tiếp cận F-35 ở cự ly gần.​
Bên cạnh việc trang bị cho F-35 vũ khí và cảm biến hiện đại, Lầu Năm Góc còn áp dụng hệ thống dẫn đường và cảnh báo tầm xa cho siêu tiêm kích trong các hoạt động chiến đấu. Nếu nhìn vào những công nghệ mà nó sở hữu, đối phương có rất ít cơ hội để tiếp cận siêu chiến đấu cơ này.​
Tử huyệt từ lợi thế của F-35
Tuy nhiên, vị chuyên gia kiêm giám đốc Viện Chính sách và Chiến lược Australia cho rằng, những công nghệ mà F-35 sở hữu chưa chứng minh được tính hiệu quả. Nếu đối phương khoét sâu vào lợi thế của tiêm kích này trong hệ thống dẫn đường tầm xa, nó có thể trở thành tử huyệt của F-35.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Nếu không thể kết liễu đối phương từ xa, F-35 (phía sau) từ thợ săn sẽ biến thành con mồi nếu rơi vào tình huống không chiến quần vòng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Thành công trong không chiến tầm xa của Lightning II phụ thuộc vào hệ thống giám sát thông tin tình báo chiến trường C4IRS. Đây là lĩnh vực Mỹ chiếm nhiều ưu thế. Trong khi đó, Trung Quốc đang tập trung vào học thuyết quân sự tấn công hệ C4IRS của Mỹ, đặc biệt khả năng tấn công vệ tinh, vị chuyên gia lập luận.​
Thời gian gần đây, Bắc Kinh phát triển mạnh kỹ thuật tấn công không gian mạng, tác chiến điện tử mà họ gọi là học thuyết INEW. Thiếu tướng Đới Thanh Dân, chỉ huy chương trình INEW từng nói, mục tiêu hàng đầu của học thuyết mới là phá vỡ hệ thống thông tin chiến đấu của đối phương.​
Giả sử đối phương phá vỡ liên kết giữa F-35 và máy bay chỉ huy cảnh báo sớm tầm xa (AWACS), khi đó, siêu tiêm kích phải tác chiến độc lập với các hệ thống sẵn có. Liệu tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ có chiếm được ưu thế so với các chiến đấu cơ của Nga và Trung Quốc, Malcolm Davis, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Bond, Australia đặt giả thuyết.​
Khi sự liên kết giữa bộ 3 F-35, vệ tinh và máy bay AWACS bị gián đoạn, tiêm kích của Mỹ từ lợi thế của thợ săn có thể trở thành con mồi cho các chiến đấu cơ hiện đại vì khi đó, những điểm yếu về tốc độ chậm, không chiến tầm gần kém sẽ bộc lộ.​
Vị chuyên gia cho rằng, các nước có thể đã nghiên cứu kỹ về chương trình F-35 và chắc chắn họ không để cho chiến đấu cơ của Mỹ nắm toàn bộ lợi thế trong chiến đấu. Phương pháp hiệu quả nhất để hạn chế sức mạnh của đối phương là tấn công vào chính điểm mạnh của họ, ông phân tích.​
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, Không quân Mỹ thiết lập bộ áo giáp điện tử chắc chắn xung quanh B-52 mà họ gọi là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, lực lượng phòng không Việt Nam đã khoét vào chính bộ áo giáp này khiến hàng chục pháo đài bay phải trả giá trên bầu trời Việt Nam.​
Người Mỹ đang cố gắng chế tạo một siêu chiến đấu cơ trong môi trường chiến thuật mà họ nắm thế chủ động. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được khi đối phó với các quốc gia có sức mạnh quốc phòng kém xa Mỹ. Với những lực lượng không quân mạnh như Nga, Trung Quốc, F-35 khó có khả năng làm chủ cuộc chơi. Khi F-35 hoạt động trong môi trường chiến thuật bất lợi, những điểm mạnh có thể trở thành tử huyệt cho siêu tiêm kích này, Andrew Davies kết luận.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tại sao Việt Nam quan tâm đến "Dao phẫu thuật" đầy uy lực Su-34?

Bình Nguyên | 28/07/2015 07:45

napo-su-34-demonstrator-3s-1437735656916-53-0-445-768-crop-1437735769861.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo Ukroboronprom, Việt Nam sẽ mua tiêm kích bom hiện đại Su-34. Vậy dòng máy bay này có điều gì đặc biệt?

"Dao phẫu thuật" đầy uy lực
Tập kích đường không là một trong những nhiệm vụ tác chiến chủ yếu và quan trọng nhất của máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34. Nó có thể hoạt động đơn lẻ hoặc phối hợp theo biên đội.​
Điểm vượt trội của Su-34 chính là khả năng bay bám địa hình, mang vũ khí đối không và thiết bị chế áp điện tử mạnh để tự vệ, đồng thời sử dụng các loại vũ khí đối đất có điều khiển để bí mật và bất ngờ công kích các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước của đối phương.​
Tuy tốc độ lớn nhất chỉ đạt 1,8M (2.000 km/h) khi bay ở độ cao lớn, không bằng Su-27/30, nhưng Su-34 có biệt tài bay siêu âm ở độ cao siêu thấp với tốc độ 1,2M (1.400 km/h), không một loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới có khả năng này.​
Tùy theo yêu cầu tác chiến, Su-34 có thể thực hiện tập kích theo 2 nhóm nhiệm vụ: tập kích đường không trực tiếp trên tuyến và tập kích đường không vượt tuyến nhằm vào các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương hay vùng kiểm soát sau chiến tuyến của đối phương.​
Su-34 có thể có thể tiêu diệt các trận địa phòng ngự, vũ khí, trang bị kỹ thuật, sở chỉ huy, trạm thông tin tình báo, đài radar, phương tiện chế áp điện tử, các căn cứ bảo đảm hậu cần, tiếp viện của đối phương được phòng không bảo vệ chặt chẽ.​
Nhờ vậy, Su-34 có thể ví như "con dao phẫu thuật", đột kích tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí có điều khiển chính xác theo dạng "phẫu thuật", làm mềm chiến trường, hiệp đồng và giúp các lực lượng quân ta (cả hải, lục, không quân) tác chiến giành thắng lợi.​
Với lượng nhiên liệu bên trong rất lớn, Su-34 có bán kính tác chiến tới hơn 1.000 km, đủ sức thực hiện các đòn tập kích đường không vào sâu trong tung thâm đối phương. Với 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, Su-34 đã lập kỷ lục bay liền một mạch tới 14.000 km.​
Radar đa nhiệm Leninets B-004 quét mảng pha bị động trên khoang của Su-34 phát hiện được mục tiêu trên không từ khoảng cách 250 km, đồng thời bám đến 10 mục tiêu và bắn 4 trong số đó. Tầm phát hiện mục tiêu mặt đất tùy theo kích thước, từ 30 đến 100 km.​
tai-sao-viet-nam-quan-tam-den-dao-phau-thuat-day-uy-luc-su34.jpg

Su-34 mang phóng được hầu hết các loại vũ khí hàng không hiện đại để làm nhiệm vụ đối không, đối hải và đánh đất​
Khi tác chiến đối không, Su-34 mang được các loại tên lửa không đối không hiện đại như tên lửa tự dẫn hồng ngoại R-73, tên lửa đối không tự dẫn radar bán chủ động, radar chủ động hay tự dẫn hồng ngoại tầm trung thuộc họ R-27 và R-77.​
Ngoài ra trong không chiến tầm gần, chủ yếu là để tự vệ, Su-34 còn được trang bị pháo hàng không tự động bắn nhanh GSh-30-1 cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn 150 viên.​
Thiết kế độc đáo, tiện nghi
Về cơ bản Su-34 có hình dạng khá giống với những dòng máy bay tiền nhiệm như tiêm kích/huấn luyện 2 người lái Su-27UB, tuy nhiên nó lại có cái mũi rất lạ, giống "mỏ vịt" và thêm đôi cánh mũi nhằm tăng độ ổn định cũng như khả năng thao diễn linh hoạt.​
Tất nhiên Su-34 không thể tàng hình hoàn toàn mà vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, nhất là hỏa lực phòng không tầm thấp. Do vậy, để tăng khả năng sống sót của kíp bay, toàn bộ buồng lái của Su-34 được bảo vệ bởi một lớp giáp titan dày tới 17 mm, nặng tới nửa tấn.​
Buồng lái rất rộng, đủ không gian để lắp các thiết bị điện tử trên khoang và bố trí 2 chỗ ngồi song song cạnh nhau cũng như các tiện nghi phục vụ sinh hoạt của phi công trong những chuyến bay dài như thiết bị vệ sinh, tủ bảo quản và lò vi sóng để hâm nóng đồ ăn.​
tai-sao-viet-nam-quan-tam-den-dao-phau-thuat-day-uy-luc-su34.jpg

Khoang lái hiện đại, rộng rãi và tiện nghi của máy bay tiêm kích bom Su-34​
Ghế phóng thế hệ mới Zvezda K-36DM không những an toàn, cho phép cứu mạng phi công trong những trường hợp khẩn cấp, kể cả khi độ cao bằng không mà còn có chức năng mát-xa, xoa bóp, giúp tổ bay thư giãn khi thực hiện nhiệm vụ tầm xa.​
Hệ thống điều áp trên khoang lái hết sức tiên tiến, cho phép phi công không cần dùng mặt nạ dưỡng khí khi máy bay hoạt động ở độ cao dưới 10.000 m.​
Các máy bay Su-34 sản xuất gần đây đã được trang bị động cơ mới hơn là AL-31F-M1, cho lực đẩy lớn và có tuổi thọ cao hơn nhiều so với động cơ AL-31F trước đó. Nhờ vậy, hiệu suất bay của Su-34 tăng lên đáng kể.​
Nhờ khả năng tác chiến cả đối không và đối đất/đối hải cực mạnh, tiêu diệt các mục tiêu mặt nước và mặt đất cố định, đang cơ động hay dừng đỗ trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu, bất kể đêm ngày, nên Su-34 xứng đáng là một dòng máy bay được Việt Nam quan tâm.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Su-34 Việt Nam sẽ mua "phẫu thuật" đối phương bằng vũ khí nào?

Bình Nguyên | 29/07/2015 07:45

su34-fullback-l7-1438068602255-93-0-615-1024-crop-1438068633319.jpg

Su-34 có thể mang được từ 8 tới 12 tấn vũ khí đối đất, đối không, đối hạm các loại. Ảnh: military-today.com
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Su-34 có khả năng bay bám địa hình, mang vũ khí điều khiển chính xác và thiết bị chế áp điện tử mạnh để bí mật và bất ngờ công kích các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước.

Như đã nói ở bài trước, tập kích đường không là một trong những nhiệm vụ tác chiến chủ yếu và quan trọng nhất của máy bay tiêm kích bom đa năng
Su-34
. Nó có thể hoạt động đơn lẻ hoặc phối hợp theo biên đội, công kích mục tiêu bằng các vũ khí có điều khiển chính xác.​
Su-34 có thể mang được bao nhiêu tấn vũ khí?
Máy bay tiêm kích bom Su-34 có tất cả 12 giá treo, mang được tổng khối lượng vũ khí tới 8 tấn khi nạp đủ nhiên liệu hoặc tới 12 tấn với lượng nhiên liệu hạn chế hơn. Các giá treo được đánh số từ 1 tới 12, bố trí mỗi bên cánh 4 giá và dưới khung thân 4 giá treo.​
Số lượng vũ khí hạng nặng mà Su-34 có thể "thồ" được trong mỗi lần xuất kích vượt trội so với tất cả các dòng máy bay tiêm kích và tiêm kích bom của Nga hiện nay, cụ thể gồm:​
Tới 2 tên lửa không đối đất Kh-55, tới 6 tên lửa diệt radar/chống hạm Kh-31P/A, tới 3 tên lửa không đối đất Kh-59M, tới 3 quả bom siêu nặng KAB-1500 hoặc tới 6 bom có điều khiển thuộc họ KAB-500.​
Mỗi giá treo có thể mang các loại vũ khí như hình vẽ dưới đây:​
su34-viet-nam-se-mua-phau-thuat-doi-phuong-bang-vu-khi-nao.gif
Nhóm tên lửa có điều khiển chính xác
Tên lửa bức xạ diệt radar tốc độ cao Kh-58UShKE
Tầm bắn: 245 km; Tốc độ bay nhanh nhất: 4.200 km/h; Sử dụng đầu tự dẫn radar thụ động dải tần rộng và hệ thống đạo hàng-điều khiển tự động; Trọng lượng tên lửa/đầu đạn: 650/149 kg; Xác suất trúng đích với mỗi phát bắn là 0,8; Sai số vòng tròn quanh tâm radar: 20 m.​
Tên lửa bức xạ diệt radar tốc độ cao Kh-31PD
Tầm bắn: 180 - 250 km; Tốc độ bay nhanh nhất: 1.000 m/s; Sử dụng hệ dẫn quán tính và đầu tự dẫn radar thụ động dải tần rộng; Trọng lượng tên lửa/đầu đạn: 715/110 kg.​
Tên lửa diệt hạm tốc độ cao Kh-31AD
Tầm bắn: 120 - 160 km; Tốc độ bay nhanh nhất: 1.000 m/s; Sử dụng hệ dẫn quán tính và đầu tự dẫn radar chủ động dải tần rộng; Trọng lượng tên lửa/đầu đạn: 715/110 kg.​
Tên lửa diệt hạm Kh-59MK
Tầm bắn: tới 285 km (với tàu khu trục, tuần dương); Tốc độ bay nhanh nhất: 1.050 km/h; Sử dụng hệ dẫn với đầu tự dẫn radar chủ động; Trọng lượng tên lửa/đầu đạn: 930/320 kg; Độ cao bay hành trình trên mặt biển: 10 - 15 m, tại pha cuối diệt mục tiêu: 4 - 7 m.​
Tên lửa diệt hạm Kh-35UE
Tầm bắn: tới 260 km; Tốc độ bay nhanh nhất: 0,85 M; Sử dụng hệ dẫn quán tính kết hợp dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ động/thụ động; Trọng lượng tên lửa/đầu đạn: 550/145 kg; Độ cao bay hành trình trên mặt biển: 10 - 15 m, tại pha cuối diệt mục tiêu: 4 m.​
Tên lửa không đối đất Kh-38
Đây là họ tên lửa không đối đất thế hệ mới của Nga, chuyên dùng để tiêu diệt các loại xe tăng, xe thiết giáp, các công trình quân sự kiên cố hoặc bán kiên cố trên mặt đất cũng như các mục tiêu mặt nước ở ven bờ.​
Các biến thể gồm có: Kh-38MLE dẫn bằng quán tính kết hợp laser bán chủ động; Kh-38MAE dẫn bằng quán tính và radar chủ động; Kh-38MTE dẫn bằng quán tính và ảnh nhiệt; Kh-38MKE dẫn bằng quán tính và vệ tinh.​
Tầm bắn: tới 40 km; Tốc độ bay nhanh nhất: 2,2 M; Trọng lượng tên lửa/đầu đạn: 520/250 kg; Xác suất tiêu diệt mục tiêu với mỗi phát bắn khi không có sự đối phó/ khi có sự đối phó: 0,8/ 0,6.​
su34-viet-nam-se-mua-phau-thuat-doi-phuong-bang-vu-khi-nao.jpg

Tùy theo nhiệm vụ được giao, Su-34 có thể mang cùng lúc nhiều loại vũ khí​
Tên lửa không đối không RVV-AE
Đây là loại tên lửa không đối không tầm trung đa kênh, sử dụng các cánh lái dạng lưới dẫn động điện không có loại tương tự trên thế giới, có khả năng “bắn-quên”.​
Tầm bắn: tới 80 km; Sử dụng hệ dẫn quán tính có điều chỉnh bằng vô tuyến ở giai đoạn đầu và tự dẫn radar chủ động giai đoạn cuối; Trọng lượng tên lửa/đầu đạn: 175/22,5 kg.​
Tên lửa không đối không R-73E/EL
Đây là loại tên lửa không đối không tầm gần chuyên dùng trong cận chiến, có khả năng “bắn-quên” và cơ động cao nhờ sử dụng hệ thống lái kết hợp khí động - khí phụt.​
Tầm bắn: tới 30 km; Sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại thụ động mọi góc độ; Trọng lượng tên lửa/đầu đạn: 105/8 kg.​
Tên lửa không đối không R-27
Đây là họ tên lửa không đối không tầm trung tương đối tiên tiến của Nga với nhiều biến thể: R-27Т1, R-27EТ1 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại; R-27P1, R-27EP1 với đầu tự dẫn radar thụ động và R-27R1, R-27ER1 lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động.​
Tầm bắn: 65 - 110 km, tùy theo biến thể; Trọng lượng đầu đạn: 39 kg.​
su34-viet-nam-se-mua-phau-thuat-doi-phuong-bang-vu-khi-nao.jpg

Với nhiều loại vũ khí đánh đất, diệt hạm hiện đại, Su-34 được đánh giá là dòng tiêm kích bom tiên tiến nhất thế giới hiện nay.​
Nhóm bom có điều khiển chính xác
Bom có điều khiển KAB-500S-E
Đây là loại bom có điều khiển chính xác được dẫn bằng vệ tinh, có khả năng "thả-quên" với tọa độ mục tiêu được nạp trước khi cất cánh hoặc phi công nạp trực tiếp trong quá trình bay nhằm tiêu diệt các mục tiêu cố định như căn cứ, sở chỉ huy, tàu đỗ tại cảng.​
Độ cao thả: 0,5 - 5 km; Sai số vòng tròn 7 - 12 m; Trọng lượng bom/đầu nổ: 560/195 kg;​
Bom có điều khiển
KAB-500Kr, KAB-500-OD và KAB-1500Kr
Hoạt động theo nguyên lý "thả-quên" nhờ đầu tự dẫn quang truyền hình có khả năng nhớ vị trí mục tiêu và điều chỉnh quỹ đạo bay để dẫn bom. Chúng được sử dụng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu tĩnh tại và kiên cố, kể cả các mục tiêu có lớp bê tông cốt thép dày.​
Độ cao thả: 0,5 - 5 km, riêng KAB-1500Kr là 1 - 8 km; Sai số vòng tròn 4 - 7 m; Trọng lượng bom/đầu nổ (KAB-500Kr, KAB-500-OD và KAB-1500Kr): (520/100)/ (370/140)/ (1525/440) kg.​
Bom có điều khiển KAB-1500LG-F(OD, Pr)-E
Đây là họ bom có điều khiển trang bị đầu tự dẫn laser với các biến thể KAB-1500LG-F-E, KAB-1500LG-OD-E và bom xuyên phá đặc biệt KAB-1500LG-Pr-E chuyên dùng tiêu diệt các mục tiêu vững chắc như hầm bê tông kiên cố, các sở chỉ huy, kho vũ khí.​
Độ cao thả: 1 - 8 km; Sai số vòng tròn 4 - 7 m; Trọng lượng bom/đầu nổ (KAB-1500LG-F-E, KAB-1500LG-OD-E, KAB-1500LG-Pr-E): (1525/210)/ (1525/440)/ (1450/650) kg;​
Ngoài ra, Su-34 còn mang được nhiều loại tên lửa tiên tiến như tên lửa diệt hạm và đánh đất thuộc họ Club, Kh-25, Kh-29 cùng các loại bom không điều khiển và rocket. Một số nguồn tin còn cho rằng Su-34 có thể trang bị cả tên lửa hành trình Kh-55.​
Trong tương lai, với tiềm năng nâng cấp còn rất lớn, Su-34 có thể sẽ tích hợp và mang phóng được nhiều loại vũ khí hiện đại, kể cả vũ khí được phát triển cho máy bay tàng hình thế hệ 5.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga sản xuất hệ thống Paket-E/NK, có thể lắp trên Gepard 3.9

(Vũ khí) - Sau các thử nghiệm liên tiếp thành công, hệ thống vũ khí chống ngầm hạng nhẹ Paket-E/NK đã được hải quân Nga đưa vào sản xuất hàng loạt.

Nga chính thức sản xuất hàng loạt hệ thống Paket-E/NK
Hiện nay, Nga đang triển khai kế hoạch tái trang bị những vũ khí hiện đại cho lực lượng hải quân, trong khuôn khổ học thuyết biển hiện đại và kế hoạch trang bị vũ khí quốc gia đến năm 2020, nhằm cung cấp cho lực lượng hải quân những công nghệ tiên tiến nhất và những vũ khí mới độc đáo.
Vừa qua, Nga đã khởi động sản xuất hàng loạt 14 mẫu vũ khí mới có độ chính xác cao và tầm công nghệ xuất sắc nhất. Trong đó, có vũ khí chống ngầm hạng nhẹ (chức năng chính là chống ngư lôi) Paket-E/NK, loại trang bị độc đáo chỉ có trong lực lượng Hải quân Nga.
Trong một cuộc trao đổi, quan sát viên chính trị-quân sự Aleksandr Khrolenko của hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" cho biết, vũ khí thủy lôi xuất hiện trên các hạm đội Nga sớm hơn nhiều so với tên lửa, ngay từ năm 1865, tức là 150 năm về trước.
Tuy nhiên, giao tranh chính xác bằng thủy lôi thời gian dài trong môi trường nước không mấy thành công. Cấu tạo nhiều lớp dày đặc, tính chất mặn và nhiệt độ môi trường biển phức tạp cho các tính toán và thí nghiệm hơn là môi trường không khí.
Nhưng dù vậy, những hệ thống đầu tiên trên thế giới đặt ngầm dưới nước để bảo vệ tàu, gọi là "Paket-E/NK", đã được Nga chế tạo thành công. Hệ thống này có chức năng tiêu diệt ngư lôi, tấn công tàu nổi và cả tàu ngầm trong vùng gần các chiến hạm.
Các cuộc thử nghiệm hoàn thành tốt đẹp và năm 2015 và loại vũ khí chống thủy lôi này đã được chuyển sang sản xuất hàng loạt. Loại vũ khí tuyệt vời này sẽ được lắp đặt trên tàu ngầm và tàu nổi.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
1-nga-san-xuat-ngu-loi-gepard3.9_baodatviet_281852818.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hệ thống Paket-E/NK có thể được trang bị trên các tàu hộ vệ như Gepard 3.9{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Khrolenko nhận định, trang bị vũ khí của tàu chiến là thành tố rất quan trọng không chỉ cho bản thân hạm đội mà còn cho cả những lực lượng khác. Ngoài ra, một hạm đội mạnh còn có ảnh hưởng lớn hơn vùng biển mà nó bảo vệ.
Sức mạnh của Hải quân Nga nhằm ngăn chặn chiến tranh trên biển có thể thành cơ sở cho đà tăng trưởng kinh tế của đất nước. Việc tăng cao vai trò và sự hiện diện của chiến hạm trên đại dương thế giới đảm bảo sự an toàn của nước Nga khi triển khai đẩy mạnh hoạt động kinh tế toàn cầu.
Tính năng của Paket-E/NK và khả năng trang bị trên Gepard
Hệ thống Paket-E/NK được thiết kế để tiêu diệt các tàu ngầm ở cự ly gần và cả các ngư lôi từ tàu của đối phương đồng thời nó cũng làm nhiệm vụ tấn công các tàu nổi đối phương bằng ngư lôi nhiệt MTT và ngư lôi phản lực chống tàu M-15 của mình.
Trong điều kiện chiến đấu, nếu phát hiện ngư lôi đối phương qua tiếng động vượt trước của dàn phóng thì tổ hợp "Paket" mới, được trang bị thiết bị chống ngư lôi 320mm của nó sẽ vô hiệu hóa mối đe dọa ở khoảng cách 1.400 mét từ tàu nổi hoặc tàu ngầm.
Loại vũ khí chống ngư lôi này có khả năng di chuyển dưới nước với vận tốc khoảng 50 km/giờ, đầu đạn của nó có công suất tương đương 80kg thuốc nổ TNT, đủ sức triệt hạ ngư lôi của kẻ thù tiềm năng ở tất cả độ sâu hiệu lực.
Hệ thống Paket-E/NK có thể hoạt động độc lập hoặc được tích hợp vào hệ thống chống ngầm/chống ngư lôi của tàu để đối phó một số mối nguy hiểm trong chế độ hoàn toàn tự động. Nó có thể phát hiện và phân loại ngư lôi địch, xác định vận tốc, đường đạn và thiết lập dữ liệu chỉ thị mục tiêu.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2-nga-san-xuat-ngu-loi-gepard3.9_baodatviet_281852355.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ngư lôi phản lực chống tàu M-15 thuộc hệ thống Paket-E/NK{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Paket-E/NK có thể cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu cho các ngư lôi tầm nhiệt nhỏ hơn, dựa trên dữ liệu do các hệ thống sonar cung cấp, cho phép các tàu chiến mặt nước hoàn thành các nhiệm vụ chống ngầm, chống ngư lôi với hiệu quả cao, giúp tăng cường đáng kể khả năng sống sót của chúng trong chiến đấu.
Được biết, cuộc thử nghiệm thành công gần đây nhất của loại vũ khí chống ngư lôi này là trong cuộc tập trận chống ngầm ở vùng biển Baltic ngày 9-2 vừa qua.
Trong cuộc diễn tập, tàu hộ vệ tàng hình Soobrazitelny, thuộc lớp Steregushchy, Project 20380 đã đánh chặn thành công một quả ngư lôi thật nhưng không có đầu đạn, được phóng từ tàu ngầm diesel-điện Varshavyanka, Project 877EKM (lớp Kilo).
Khi phát hiện bị ngư lôi của tàu ngầm Kilo tấn công, tàu hộ vệ này ngay lập tức khởi động hệ thống chống ngầm Paket-E/NK tiêu diệt thành công ngư lôi trên.
Nhờ kích thước đặc biệt nhỏ gọn, Paket-E/NK còn thích hợp lắp đặt trên các tàu hộ vệ hạng nhẹ. Với những ưu điểm trên, hệ thống này có thể là một sự lựa chọn hiệu quả để trang bị trên 2 chiến hạm săn ngầm lớp Gepard 3.9 mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đã quên bài học ở Việt Nam khi chế tạo F-35?

Cập nhật lúc: 07:00 30/07/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Phi đội F-35 “đắp chiếu”, Mỹ mất trắng 50 triệu USD
Nhận diện tử huyệt của chiến đấu cơ F-35 Mỹ

Chuyên gia quốc phòng Australia cho rằng, người Mỹ đã quên thất bại trong không chiến ở Việt Nam khi thiết kế tiêm kích tàng hình F-35.
Sai lầm F-4
Theo National Interest, những năm 1950, khi Mỹ chế tạo máy bay chiến thuật F-4 Phantom, lúc đó, các chuyên gia quân sự đã tự tin tuyên bố rằng, thời đại của những cuộc không chiến tầm gần với súng đã kết thúc. Tên lửa sẽ là vũ khí kết liễu đối phương từ xa.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} F-4 thế hệ đầu không được trang bị pháo tỏ ra yếu thế trong không chiến với các tiêm kích MiG nhanh nhẹn của Không quân Việt Nam. Ảnh: Wikipedia{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Người Mỹ quá tự tin vào sức mạnh công nghệ nên cho rằng súng không còn cần thiết đối với F-4, 8 tên lửa các loại treo hai bên cánh là quá đủ để tiêu diệt mọi đối phương. Giai đoạn chiến tranh Việt Nam leo thang, quân đội Mỹ điều động máy bay F-4 đến khu vực. Giới quân sự Mỹ tuyên bố rằng, Phantom với những công nghệ hiện đại được trang bị sẽ dễ dàng tiêu diệt những chiếc MiG lạc hậu do Liên Xô viện trợ cho miền Bắc Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế không chiến trên bầu trời miền Bắc khiến giới quân sự Mỹ hốt hoảng. Tên lửa hoạt động không như quảng cáo của nhà sản xuất. Những phi cơ MiG nhanh nhẹn có thể cơ động để tránh tên lửa. Mặt khác, tên lửa chỉ có thể hoạt động ở khoảng cách nhất định nên khi không chiến quần vòng ở cự ly gần, vũ khí này trở nên vô dụng.
Trong khi đó, MiG rất cơ động trong các tình huống không chiến tầm gần, nó thiếu radar và tên lửa tầm xa, nhưng những khẩu pháo lắp trên máy bay đã kết liễu số phận của nhiều chiếc F-4. Thậm chí những máy bay bà già như MiG-17 cũng dễ dàng gạ gục chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ bằng pháo. Kết quả không chiến nghèo nàn buộc Lầu Năm Góc phải tiến hành chương trình huấn luyện chiến đấu khác biệt Top Gun và bổ sung thêm pháo cho F-4.
F-35 lặp lại lịch sử?
Sau khi thông tin tiêm kích tàng hình F-35 tỏ ra yếu thế khi không chiến tầm gần với F-16 được công bố gây chấn động dư luận Mỹ và một số nước đối tác. Nhiều nhà phân tích đã lên tiếng chỉ trích dự án "nhiều tiền, lắm tiếng" của Lầu Năm Góc. Nhà phân tích quốc phòng Dennis Jensen của Australia lập luận, người Mỹ tiếp lục lặp lại sai lầm trong quá khứ khi quá tin vào sức mạnh công nghệ trong quá trình chế tạo F-35.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}F-35 (phía trên) không thể chiếm ưu thế trong không chiến quần vòng cự ly gần với F-16 (phía dưới). Ảnh: Aspistrategist {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Những chuyên gia quân sự ủng hộ dự án lập luận rằng, F-35 được thiết kế để tiêu diệt đối phương bên ngoài tầm nhìn thông qua sự kết hợp giữa tính năng tàng hình, cảm biến tiên tiến và vũ khí hiện đại. Đối phương có rất ít cơ hội để tiếp cận F-35 ở cự ly gần, nên không chiến quần vòng cự ly gần không phải là trọng tâm thiết kế của tiêm kích này.
Lầu Năm Góc liên tục thuyết trình rằng, chúng ta có máy bay chiến đấu tuyệt vời được trang bị radar cùng một loạt cảm biến và vũ khí tiên tiến. Những cuộc không chiến tầm gần sẽ đi vào dĩ vãng với các tên lửa không đối không tầm xa.
Nhưng công nghệ quốc phòng thế giới không ngừng phát triển nên không có gì bảo đảm những công nghệ mà nhà sản xuất áp dụng cho F-35 sẽ chiếm ưu thế trước đối phương, Jensen lập luận. Trong khi đó, yếu thế ở không chiến tầm gần chính là tử huyệt của siêu tiêm kích này.
Mục tiêu thiết kế của F-35 là thay thế cho các tiêm kích thế hệ cũ như F-16, F-15 và F/A-18. Nhưng tiêm kích tiên tiến nhất của Mỹ không thể chiếm ưu thế trước chiến đấu cơ ra đời hơn 4 thập kỷ trước. Jensen tỏ ra lo lắng với kế hoạch chi 10 tỷ USD để mua tiêm kích F-35 của Australia. Ông lập luận, F-35 yếu thế trong không chiến tầm gần với F-16, thì chẳng có mấy cơ hội cho siêu tiêm kích này khi đối mặt với những chiến đấu cơ nhanh nhẹn khác.
Một số quốc gia trên thế giới đã đưa vào sử dụng các tiêm kích có khả năng hành trình siêu tốc mà không cần sử dụng buồng đốt 2 lần. Chúng sẽ kết liễu số phận của siêu chiến đấu cơ này, tương tự như việc máy bay bà già MiG-17 hạ gục F-4 ở chiến trường Bắc Việt. Vị chuyên gia đồng thời là thành viên Hạ viện Australia cho rằng, người Mỹ đã quên bài học đắt giá ở chiến trường Việt Nam trong dự án nghìn tỷ USD F-35.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.