Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ "sốt ruột" vì chưa thử nghiệm được vũ khí siêu thanh

(Vũ khí) - -Các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ thừa nhận các vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc đang phát triển là mối đe dọa với Mỹ

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title_1032859.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các vũ khí siêu thanh của Nga, Trung Quốc đã thử nghiệm thời gian gần đây đang là mối lo ngại lớn đối với Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đều thừa nhận rằng các vũ khí siêu thanh linh động, tốc độ cao của Nga và Trung Quốc đang phát triển đặt ra mối đe dọa với Mỹ, nước đang thiếu các loại vũ khí này, chuyên gia an ninh quốc gia Bill Gertz cho biết.
"Các quốc gia hạt nhân và phi hạt nhân đang chuẩn bị cho việc ứng dụng các không gian mạng, không gian đối kháng và các khả năng bất đối xứng như những tùy chọn để đạt được những mục đích của họ trong các cuộc khủng hoảng và xung đột, các công nghệ mới như các tàu lượn siêu thanh đang được phát triển, gây khó khăn cho các phương pháp phòng thủ và cảm biến của chúng tôi," Bill Gertz trích lời Đô đốc Cecil D.Haney, tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ (Stratcom).
Các vũ khí tấn công tầm xa chính xác có khả năng gia tốc vượt qua tốc độ Mach 5 được xem như là siêu thanh. Điều khiến chúng trở nên nguy hiểm chết người là quỹ đạo không thể dự đoán trước của chúng. Chúng hầu như không thể đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường.
Vì các vũ khí siêu thanh chưa được đưa vào phục vụ ở bất cứ quốc gia nào trên hành tinh, chúng vẫn còn là "một cái gì đó đáng quan tâm với chúng tôi và có thể là một nội dung để thảo luận trong tương lai," Trung tướng Không quân James Kowalski cho biết.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title_103825.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các vũ khí siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân và có thể rất hữu dụng với các đòn tấn công nhanh toàn cầu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong tháng 6, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng Nga đã phóng thử nghiệm một máy bay tấn công siêu thanh mới (Yu-71) mà có thể mang các đầu đạn hạt nhân và xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa. Quốc gia này được cho là đang phát triển một vài hệ thống vũ khí siêu thanh, bao gồm cả các tên lửa phóng từ trên không và trên biển.
Theo một số nguồn tin khác, PAK DA, các máy bay ném bom tầm xa thế hệ thứ năm thương hiệu mới của Nga hiện đang trong quá trình phát triển có thể được trang bị các vũ khí siêu thanh.
Trung Quốc được cho là đã thực hiện bốn cuộc thử nghiệm các tàu lượn siêu thanh của nước này (HGV), theo tên gọi của Lầu Năm Góc là WU-14. Vũ khí này có thể mang theo các đầu đạn thông thường hoặc các đầu đạn hạt nhân và có khả năng trung hòa các lá chắn chống tên lửa của Mỹ. Nó có tốc độ tối đa Mach 10 (khoảng 7,680 dặm mỗi giờ).
Mỹ đang nghiên cứu một thiết bị tương tự, được biết đến với tên gọi Vũ khí Siêu thanh Tiên tiến (AHW) như một phần trong chương trình Tấn công nhanh toàn cầu, không bị kiềm chế bởi Hiệp ước New START năm 2010 với Nga. Cuối năm 2014, một vũ khí siêu thanh mà Mỹ đang tiến hành thử nghiệm đã phát nổ một vài giây sau khi rời bệ phóng.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí hạt nhân cỡ lớn có còn đất dụng võ?

(Vũ khí) - "Nếu Mỹ hy vọng bảo lưu lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, họ phải tìm được một mô hình thay thế có hiệu quả, nếu không sẽ tiêu vong".

Trên đây là tiêu đề của bài viết "Tên lửa đạn đạo tầm xa Mỹ chắc chắn sẽ tiêu vong?" được trang Lợi ích quốc gia (Mỹ) đã đăng tải ngày 28/7. Theo bài viết, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngày càng khó chiếm vị trí quan trọng trong kho vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, độ chính xác của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Nga và Trung Quốc càng ngày càng nâng lên. Vì vậy, Mỹ muốn bảo lưu được sự tồn tại và phát huy sức mạnh, buộc phải có thay đổi để mang lại tính hiệu quả.
Tuy nhiên tờ Bưu điện Washington lại có phân tích hoàn toàn khác khi cho rằng, vũ khí hạt nhân cỡ lớn không còn thích nghi với chiến tranh hiện đại ngày nay. Thay vì phát triển vũ khí hạt nhân có kích thước lớn, phần lớn các quốc gia hạt nhân đã và bắt đầu phát triển loại vũ khí hạt nhân có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều, tờ Bưu điện Washington cho biết.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
vu-khi-hat-nhan-co-lon-co-con-dat-dung-vo_31048785.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa hành trình Kh-101 có thể mang đầu đạn hạt nhân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo nguồn tin này, hiện Pakistan đang phát triển các vũ khí hạt nhân chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ. Các vũ khí này đủ nhỏ nhẹ để có thể được phóng từ các tàu chiến hay tàu ngầm.
Nếu Hải quân sở hữu đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ sẽ cho phép Pakistan bố trí phân tán vũ khí hạt nhân của họ trên cả đất liền, cũng như trên biển, nhờ đó có thể duy trì khả năng hạt nhân tốt hơn.
Tờ Bưu điện Washington cho biết thêm, cơ sở để Pakistan tin vào tương lại có thể sở hữu những đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ là Pakistan đã nhiều lần thử nghiệm tên lửa hạt nhân Babur. Loại tên lửa được chế tạo trong nước có thể tấn công mục tiêu trên biển và đất liền trong phạm vi 640 km.
Không chỉ Pakistan tập trung phát triển loại vũ khí này mà hiện nay một quốc gia Nam Á khác là Ấn Độ cũng đang phát triển vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ. Được biết hiện nay Ấn Độ đang trong quá trình thử nghiệm loại tên lửa BrahMos mini (BrahMos-M) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân dành cho chiến đấu cơ.
Tổng Giám đốc BrahMos Aerospace, ông Sivathanu Pillai cho biết trọng lượng của BrahMos-M sẽ vào khoảng 1,5 tấn, chiều dài ước chừng 6 m, và đường kính 0.5m. Nó có thể đạt tốc độ gấp 3.5 lần tốc độ âm thanh, có thể mang đầu đạn hạt nhân 200-300 kg với tầm bắn tối đa 290 km.
Tên lửa Brahmos-M sẽ được thiết kế để mang trên các máy bay chiến đấu Su-30MKI và MiG-29. Tuy nhiên, phiên bản tên lửa này cũng có thể lắp đặt trên các nền tảng máy bay chiến đấu khác của Không quân Ấn Độ, bao gồm máy bay Rafale và Mirage-2000 do Pháp sản xuất.
Theo ông Sivathanu Pillai: "Nhà sản xuất sẽ giảm trọng lượng của tên lửa để tiêm kích Su-30MKI có thể mang được 3 quả BrahMos-M. Trong khi máy bay MiG-29 có thể mang được 2 tên lửa BrahMos-M trong chiến đấu". Dự kiến Ấn Độ sẽ có khoảng 40 máy bay Su-30MKI sử dụng phiên bản tên lửa siêu nhỏ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
vu-khi-hat-nhan-co-lon-co-con-dat-dung-vo_31049140.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Binh sĩ Triều Tiên đeo trước ngực những ba lô được cho là chứa vũ khí hạt nhân siêu nhỏ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Dù không tiết lộ về chương trình vũ khí hạt nhân của mình nhưng Trung Quốc đã tuyên bố, khi nước này được trang bị tiêm kích Su-35 mua từ Nga, những tiêm kích này sẽ được trang bị loại vũ khí cỡ nhỏ mang đầu đạn hạt nhân.
Trước đây trong lịch sử phát triển vũ khí của mình, Liên Xô đã tạo ra không ít thiết kế vũ khí to lớn, đồ sộ và đi kèm đó là sức mạnh khủng khiếp – đoàn tàu chở tên lửa đạn đạo liên lục địa R-23 UTTKh Molodets là một trong những vũ khí đáng sợ đó.
Hệ thống tên lửa RT-23 UTTKh nặng tới 104,5 tấn, tổng chiều dài 23,3m, đường kính thân 2,4m, mang 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV). RT-23 UTTKh sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy.
Để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng, RT-23 UTTKh có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng. Tên lửa dùng phương thức dẫn đường quán tình hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp bán kính lệch mục tiêu (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m.
Đến đầu năm 2000, người Mỹ và giới chức phương Tây mới thở phào nhẹ nhõm khi Nga buộc phải loại biên chế toàn bộ đoàn tàu tên lửa này theo hiệp ước START II. Tuy nhiên, đang có những thông tin về việc Nga muốn khôi phục nhưng đoàn tàu tên lửa đáng sợ này.

Thông tin Nga khôi phục đoàn tàu tên lửa này được các chuyên gia nhận định khong mang tính thực tế bởi ngay từ khi đoàn tàu tên lửa này đang hoạt động, Nga đã nghiên cứu và cho ra đời tên lửa hành trình Kh-101 có kích thước nhỏ gọn hơn hệ thống RT-23 UTTKh rất nhiều nhưng có sức mạnh hủy diệt cực lớn.
Kh-101 là loại tên lửa hành trình chiến lược của Nga có tính năng rất cao, Kh-101 có thể mang đầu đạn thông thường nặng 400 kg và cả đầu đạn hạt nhân có tầm bắn lên đến 9.600 km. Tên lửa Kh-101 có sai số mục tiêu chỉ 10m, có khả năng bắn trúng các loại mục tiêu kích thước chỉ 2-3m, bao gồm cả muc tiêu di động.
Với sức mạnh của tên lửa Kh-101, khi trang bị trên các oanh tạc cơ Tu-160 Blackjack và Tu-95MS Bear có tầm bay từ 12.500 và 15.000km sẽ có tầm tấn công lớn hơn cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất hiện nay.
Rõ ràng các quốc gia hạt nhân đang tập trung vào phát triển vũ khí cỡ nhỏ cho thấy loại vũ khí này có thể phát huy hiệu quả tác chiến cao so với những loại vũ khí có kích thước cỡ lớn trong chiến tranh hiện đại. Vì vậy nó có thể làm thay đổi cục diện trên chiến trường.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí Nga giúp Iraq diệt IS tốt hơn loại của Mỹ

Cập nhật lúc: 07:00 03/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Không quân Iraq “cảm ơn” cường kích Su-25 Nga
Cường kích Su-25 Iraq...đánh rơi bom, 12 người chết

(Kiến Thức) -Trong các trận chiến với lực lượng phiến quân IS, lực lượng quân đội chính phủ Iraq thừa nhận vũ khí Nga có hiệu suất hơn hẳn vũ khí mà Mỹ cung cấp.
Theo nhận định mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Khaled al-Obeidi cho biết, các vũ khí do Nga sản xuất có hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống lại lực lượng phiến quân IS.​
“Cuộc chiến mà chúng tôi đang tham gia không phải là một cuộc chiến tranh như trong lịch sử. Chúng tôi đang xây dựng lực lượng vũ trang của mình trong thời bình. Kẻ thù của chúng tối đang thay đổi chiến thuật từng tháng, từng ngày và chúng tôi cần các vũ khí phù hợp để đối phó lại”, tờ RT Arabic dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Iraq trong chuyến thăm tới Moscow.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Iraq nhận cường kích cơ Su-25 từ Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Vị Bộ trưởng này so sánh: “Trong các trận chiến mà chúng tôi đang tiến hành, các vũ khí Nga đã chứng tỏ được là các thiết bị tốt nhất. Chúng tôi biết rằng Mỹ không thể nào cung cấp được cho chúng tôi những vũ khí tốt như vậy”.​
Ngoài ra, ông Khaled al-Obeidi cũng tin rằng nếu để khắc phục hậu quả chiến tranh, Mỹ có thể không phải là nơi tốt nhất để đáp ứng cho nhu cầu số lượng lớn quân tư trang của quân đội Iraq. Trong khi đó, phía Nga đã hứa sẽ cung cấp cho Iraq bất cứ vũ khí và thiết bị quân sự nào có trong kho vũ khí của mình.​
Theo RBTH, từ tháng 5/2014, Thủ tướng Iraq Haydar al-Abadi đã cho biết nước này đã có rất nhiều hợp đồng cung cấp vũ khí từ Nga.​
Phía Nga đã khẩn trương cấp cho Iraq các cường kích cơ Su-25, trực thăng Mi-28NE và Mi-35, các hệ thống pháo TOS-1A, tên lửa phòng không Pantsir-S1, tên lửa phòng không vác vai Dzhigit, các hệ thống pháo, đạn và xe bọc thép BRM-3M Vepr giúp Quân đội Iraq chống lại sự hung hãn từ phiến quân IS.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Trực thăng AH-64 Apache bị tên lửa bắn rụng ở Yemen?

Cập nhật lúc: 21:34 05/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Cú hạ cánh lịch sử của AH-64E trên tàu chiến
Uy lực khẩu pháo sát thủ trên trực thăng AH-64 Apache

(Kiến Thức) - Một trực thăng AH-64 Apache của Quân đội Ả-rập Xê-út được cho là vừa bị tên lửa phiến quân Houthi bắn hạ.
Tờ Presstv.ir của Iran dẫn nguồn tin từ truyền thông Yemen ngày 5/8 cho biết, lực lượng phiến quân Houthi đã bắn hạ một trực thăng AH-64 Apache của Ả-rập Xê-út bằng một loại tên lửa phòng không ở quận Harad, tỉnh phía tây Hajjah.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Trực thăng Apache nghi bị tên lửa của Yemen bắn rơi. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy nhiên, trang tin Akhbaar24.com của Ả-rập Xê-út đã phủ nhận thông tin này và cho rằng, trực thăng tấn công Apache chỉ hạ cánh khẩn cấp do gặp lỗi kỹ thuật khi bay gần biên giới al-Tawal giữa Yemen và Ả-rập Xê-út.​
Trước đó vào cuối tháng 5/2015, Houthi cũng được cho đã bắn hạ một chiến đấu cơ F-16 của Ả-rập Xê-út ở tỉnh phía tây bắc Sana’a khi máy bay này đang tiến hành không kích chống lại Yemen.​
Bắt đầu từ ngày 26/3/2015, các chiến đấu cơ của Ả-rập Xê-út đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào lực lượng phiến quân Houthi ở Yemen. Tính đến nay, cuộc nội chiến ở Yemen đã khiến ít nhất hơn nghìn người thiệt mạng cùng hàng nghìn người khác bị thương.​
Văn Biên
 
23/8/12
1.162
3
38
Nếu có chiến tranh, Trung Quốc sẽ đánh “dập đầu” Mỹ

Thắng Nam | 05/08/2015 13:30

1-1438747559786-18-0-344-638-crop-1438747589633.JPG

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tạp chí “Lợi ích quốc gia” (National Interest) của Mỹ vừa có bài viết phân tích sự khác biệt trong tư tưởng tác chiến của Washington và Bắc Kinh.

Thời chiến, Trung Quốc sẽ hủy diệt hệ thống C4ISR của Mỹ
Bài viết cho biết, từ trước đến nay quân đội Mỹ luôn coi trọng khả năng tấn công tầm xa trên không, được tổ hợp từ các thành tố: Máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa không đối không tầm xa; thiết bị cảm biến và hệ thống thông tin tiên tiến; cùng với khả năng tác chiến điện tử mạnh mẽ.​
Tuy nhiên, lý luận tác chiến của Bắc Kinh lại nhấn mạnh một nguyên tắc bất biến là trước và sau khi khai chiến, Trung Quốc sẽ tấn công hủy diệt hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát, trinh sát (C4ISR) của Mỹ, đặc biệt là hệ thống vệ tinh.​
C4ISR là ký hiệu quân sự mô tả hệ thống Command (chỉ huy), Control (kiểm soát), Communications (thông tin liên lạc), Computers (máy tính), Intelligence (tình báo), cùng với chức năng Surveillance (giám sát) và Reconnaissance (trinh sát).​
Đòn đánh thông tin này sẽ được tiến hành từ không gian vũ trụ, trên không gian mạng và bao trùm không gian của dải phổ sóng điện từ. Lấy đòn đánh này để mở màn, Trung Quốc thể hiện rõ ý định triệt tiêu sức mạnh của hệ thống tác chiến thống nhất các quân binh chủng Mỹ.​
neu-co-chien-tranh-trung-quoc-se-danh-dap-dau-my.jpg

Trong chiến tranh, Trung Quốc sẽ hủy diệt hệ thống C4ISR của Mỹ từ đòn đánh đầu tiên​
Nếu Trung Quốc thực hiện được đòn đánh này, các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 như F-35 của Mỹ thiếu sự chi viện thông tin, sẽ phải dựa hoàn toàn vào các thiết bị trên máy bay - vốn đã yếu về khả năng tác chiến điện tử - khiến nó mất đi sự linh hoạt.​
Khi F-35 phải mở các thiết bị trinh sát tự thân như radar mảng pha chủ động và hệ thống ngắm chuẩn hồng ngoại để phát hiện, đo đạc và bám bắt mục tiêu, nó sẽ suy giảm khả năng tàng hình, tính năng vốn là thế mạnh duy nhất của loại chiến đấu cơ này.​
Ngoài ra, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tấn công bằng tên lửa không đối không tầm xa của nó, buộc F-35 phải đối diện trước hiểm họa cận chiến với các tiêm kích thiên về đánh chặn, nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Trong tình huống này, F-35 không hề chiếm bất cứ ưu thế nào.​
neu-co-chien-tranh-trung-quoc-se-danh-dap-dau-my.jpg

Máy bay chiến đấu F-35 phóng tên lửa không đối không tầm trung, tăng tầm bắn AIM-120 AMRAAM​
Gần đây, chuyên gia về quân sự hiện đại châu Á của Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia, ông Andrew Davies đã có bài viết bàn về khả năng tấn công tầm xa trên không, được tổ hợp từ các thành tố trên của Mỹ.​
Ông nhấn mạnh, không hề có cứ liệu khoa học nào cho thấy, hình thái chiến tranh “lấy tấn công tầm xa làm chủ, không chiến trong tầm nhìn trở nên lỗi thời” sẽ phát huy được vai trò quan trọng trong tương lai.​
Việc F-35 được trang bị rất nhiều vũ khí tấn công tầm xa cho thấy nó được thiết kế riêng cho nhiệm vụ này, nhấn mạnh vào khả năng tàng hình. Nhưng trong bối cảnh các loại radar chống tàng hình đang ngày càng phát triển, F-35 sẽ phải đối mặt với những trận không chiến trong tầm nhìn.​
F-35 không mạnh về tác chiến tầm gần, năng lực chiến đấu của nó dựa vào khả năng tàng hình và hệ thống chi viện thông tin. Nếu hai thứ này mất đi, F-35 sẽ vô hại. Điều này khẳng định vai trò của chiến tranh thông tin trong tương lai mà Trung Quốc đang coi là trọng tâm.​
Trung Quốc xây dựng chiến lược “Tác chiến mạng và điện tử nhất thể”
Vừa qua, quân đội Trung Quốc đã đưa ra khái niệm về “Tác chiến mạng và điện tử nhất thể”, là sự kết hợp và vận dụng nhuần nhuyễn giữa tác chiến trên không gian mạng và tác chiến điện tử, chỉ nhằm mục đích nắm được quyền kiểm soát thông tin trên chiến trường.​
Nó bao gồm hàng loạt các hành động tác chiến, nhằm phá hoại các mạng chỉ huy chiến trường của kẻ địch, đồng thời bảo vệ các mạng thông tin tương ứng của mình.​
Đây sẽ là yếu tố quyết định thắng bại, làm thất bại chiến lược “tác chiến không - hải nhất thể”, mà hạt nhân là khả năng tấn công tầm xa trên không của quân đội Mỹ.​
Một khi đòn tấn công đầu tiên là của các hacker chứ không phải những quả tên lửa, chúng ta thử hình dung điều gì sẽ xảy ra chiến đấu cơ F-35 mất hoàn toàn đường truyền số liệu với radar dự cảnh trên máy bay cảnh báo sớm E-7A Wedgetail và các hệ thống cảnh báo sớm khác?​
Hay trong đòn tiến công chống vệ tinh, khiến hệ thống thông tin chiến lược của Mỹ bị cắt đứt, hoặc hệ thống định vị và dẫn đường GPS bị “lạc lối”, hay hệ thống mạng thông tin của sở chỉ huy hậu cần phía sau bị tê liệt? Quân đội Mỹ sẽ hoàn toàn lạc bước trên chiến trường.​
neu-co-chien-tranh-trung-quoc-se-danh-dap-dau-my.jpg

Trung Quốc đang nỗ lực phát triển khả năng bắn hạ vệ tinh​
Khi hệ thống C4ISR bị vô hiệu, chiếc F-35 của mỹ sẽ buộc phải mở radar mảng pha chủ động và tổ hợp ngắm chuẩn quang-điện EOTS của mình. Việc phải phát tín hiệu radar để sục sạo, tìm kiếm mục tiêu khiến nó mất đi khả năng tàng hình, phơi mình trước radar đối phương.​
Khi đó F-35 chẳng khác gì một chiến đấu cơ thế hệ 3, thế hệ 4 nhưng kém hơn về khả năng linh hoạt trong không chiến.​
Việc được trang bị toàn các vũ khí tấn công ngoài tầm nhìn như tên lửa không đối không tầm xa cũng trở nên vô dụng. Không quân Mỹ sẽ mất đi quyền làm chủ trên không.​
Bởi vậy trong tương lai, hành động đầu tiên quân đội Trung Quốc sẽ làm là tiến hành một cuộc chiến tranh thông tin trên không gian vũ trụ, trên không gian mạng và trên không gian dải phổ tần số vô tuyến, đồng thời ngăn cản quân địch làm điều tương tự với mình.​
Điều này sẽ giúp PLA nắm được quyền kiểm soát thông tin, có khả năng nhận biết toàn cảnh chiến trường ở cả cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, đồng thời làm “mù” đối phương.​
neu-co-chien-tranh-trung-quoc-se-danh-dap-dau-my.jpg

Đài radar di động 39N6 Kasta-2, máy bay trinh sát quang-điện tử Tu-214R và hệ thống tác chiến điện tử Borisoglebsk-2 của Nga​
Hiện nay, cả Nga và Trung Quốc đều đang theo đuổi chiến lược này hòng đánh bại quân đội Mỹ trong tương lai. Trung Quốc đang phát triển những dòng tên lửa chống vệ tinh rất mạnh, ví dụ như tên lửa Song Thành-19 (SC-19) hay Động Năng-2 (DN-2).​
Trong khi đó, ngoài việc sử dụng chiến đấu cơ MiG-31BM làm sát thủ bắn hạ vệ tinh, Nga còn đang xây dựng lực lượng tác chiến điện tử rất mạnh. Chỉ tính riêng trong năm 2015, quân đội Nga đã đưa vào hoạt động khoảng 20 hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới.​
Trong đó có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng cho các quân binh chủng như: Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Borisoglebsk-2V, Krasukha-S4 hoặc Svet-KU hay Moskva-1...​
Do đó trong tương lai, chiến lược tác chiến không hải nhất thể dựa nhiều vào bộ 3 máy bay chiến đấu tàng hình mang vũ khí tấn công tầm xa F-35A/B/C của Mỹ rất có thể sẽ phá sản khi đối đầu với chiến lược “Tác chiến mạng và điện tử nhất thể” của Trung Quốc.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa phòng không S-400 chính thức hoạt động ở Viễn Đông

Cập nhật lúc: 18:00 07/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Nga xác nhận bán siêu tên lửa S-400 cho Trung Quốc
Tên lửa S-400 Nga vô hiệu hóa sức mạnh Không quân NATO?

(Kiến Thức) - Đại diện Quân khu miền Đông Nga cho biết, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf đã chính thức được đưa vào phục vụ ở bán đảo Kamchatka.
Người đứng đầu cơ quan báo chí của Quân khu miền Đông Nga ngày 7/8 xác nhận việc tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf (mã tên định dạng của NATO là SA-21 Growler) chính thức được đưa vào hoạt động ở vùng Viễn Đông.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tổ hợp tên lửa S-400 Triumf chuẩn bị bắn thử tên lửa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
“Các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 được triển khai trước đây đã bảo vệ không phận (của chúng ta) trong hơn một phần tư thế kỷ. Khả năng của loại tên lửa S-400 Triumf mới sẽ cho phép phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách hơn 600 km và còn tốt hơn gấp vài lần về độ hiệu quả của hệ thống phòng không của nước ngoài”, đại diện báo chí Roman Martov nói.​
Tổ hợp tên lửa S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay.​
S-400 Triumf mang nhiều ưu thế vượt trội hơn so với hệ thống tên lửa tầm cao S-300. Nó có thể hạ mục tiêu ở độ cao 27 km và các mục tiêu bay cách mặt đất chỉ chừng 5-10 m. Đây là ưu thế không một hệ thống tên lửa nào cùng thời trên thế giới có được.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Năng lực 'yểm trợ đặc biệt' của Mỹ bị suy yếu

(Vũ khí) - Khả năng yểm trợ cho lực lượng đặc biệt, giám sát, trinh sát ngầm... của Mỹ đang bị suy yếu do tàu ngầm chủ lực lớp Virginia gặp lỗi.

Hãng Sputnik dẫn nguồn từ cơ quan báo chí Hải quân Mỹ cho biết do lỗi kĩ thuật đã khiến cả 3 chiếc tàu ngầm lớp Virginia mới nhất đã phải tạm thời ngừng hoạt động.
Nói về lỗi những chiếc tàu ngầm này gặp phải, Hải quân Mỹ cho biết, cả 3 tàu ngầm lớp Virginia là USS Minnesota, USS North Dakota và USS John Warner không mang lại hiệu quả như kì vọng. Cả 3 đều đang phải ngừng hoạt động do lỗi đường ống hơi nước.
Theo phát ngôn viên Hải quân Mỹ Rory O’Connor: “Chúng tôi đang điều tra các vấn đề chất lượng với nhà cung cấp General Dynamics Electric Boat (GDEB). Có vẻ như 3 đường ống hơi nước đã có những mối hàn không đạt tiêu chuẩn. Những đường ống này được sử dụng để truyền hơi nước từ động cơ của tàu ngầm đến các tuabin”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nang-luc-yem-tro-dac-biet-cua-my-bi-suy-yeu_71632246.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đây rõ ràng là vấn đề rất nghiêm trọng với Hải quân Mỹ - lực lượng vốn không có tàu ngầm diesel-điện, vì vậy Hải quân Mỹ đã sử dụng tàu ngầm lớp Virginia cho nhiệm vụ hoạt động độc lập chống lại tàu ngầm, chiến hạm của đối phương, hộ tống hạm đội và cảnh báo sớm.
Phát ngôn viên Rory O’Connor cho biết, những tàu ngầm Virginia gặp lỗi thuộc biến thể Block 3 với những khả năng được cải tiến hơn trong việc chống ngầm, chống tàu nổi, yểm trợ cho lực lượng đặc biệt, giám sát, trinh sát và tác chiến thủy lôi.
Vì vậy, việc tàu Virginia gặp lỗi khiến cho những năng lực này của Hải quân Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vị phát ngôn viên này cho biết.
Theo những thông tin được công khai, tàu ngầm Virginia được thiết kế với khả năng khó bị phát hiện khi di chuyển, tàu ngầm Virginia có thể dễ dàng đưa các lực lượng chiến đấu đặc biệt vào các khu vực thực hiện các nhiệm vụ trên đất liền.
Tàu ngầm lớp Virginia có tổng chiều dài là 115m, ngắn hơn so với các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân lớp Ohio có chiều dài là 170m. Tàu ngầm lớp Virginia có thể di chuyển với tốc độ dưới 25 hải lý/h, nhanh hơn so với tàu ngầm lớp Ohio di chuyển với tốc độ 20 hải lý/h.
Mặc dù tàu ngầm lớp Virginia chủ yếu hoạt động ở ven bờ, nhưng nó vẫn có thể lặn sâu tối đa hơn 240m. Do hoạt động bằng năng lượng hạt nhân nên thời gian hoạt động của Virginia không giới hạn. Nó chỉ bị giới hạn về nguồn cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ cho các thủy thủ trên tàu.
Tàu ngầm Virginia được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng (12 ống) và 4 ống phóng ngư lôi 533mm. Tuy tàu ngầm lớp Virginia có khả năng được trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng nó chỉ được trang bị các loại vũ khí răn đe thông thường.
Nó có thể mang theo 40 tên lửa hành trình đối đất Tomahawk cũng như có khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm với các ngư lôi Mark 48. Ngoài ra tàu ngầm được biên chế thêm các lực lượng biệt kích hoạt động cho các nhiệm vụ trên bờ.
Với các phòng điều khiển tác chiến điện tử mới giúp tàu ngầm lớp Virginia tăng cường khả năng tác chiến của nó lên rất nhiều. Nó có thể tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền với tên lửa hành trình từ khoảng cách hàng ngàn km.
Tính đến tháng 6/2015, Hải quân Mỹ có tổng cộng 12 chiếc tàu ngầm lớp Virginia đang hoạt động trong biên chế.
 
23/8/12
1.162
3
38
"Bị tên lửa TQ vượt mặt, Mỹ cuống cuồng tìm cách giữ thể diện"

Nhật Minh | 07/08/2015 08:28

1025479855-1438910455839-31-0-540-999-crop-1438910468405.jpg

Tàu khu trục USS Lassen phóng tên lửa hành trình Tomahawk trong cuộc tập trận chung với Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sputnik
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Đó là nhận định của hãng tin Sputnik (Nga) khi cho biết Hải quân Mỹ đang phải đau đầu cân nhắc các phương án tốt nhất để đối phó với tên lửa Đông Phong Trung Quốc.

Theo Sputnik, trong nỗ lực nhọc nhằn để cạnh tranh với tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc, Hải quân Mỹ đang phải cân nhắc 2 lựa chọn:
Tiếp tục chương trình tên lửa hiện đại nhưng siêu đắt đỏ LRASM hay nâng cấp Tomahawk - tên lửa từ thời Chiến tranh Lạnh.
Bắc Kinh công bố tên lửa "sát thủ tàu sân bay" DF-21D (Đông Phong-21D) vào năm 2014.
Nó được cho là có thể di chuyển với tốc độ Mach 10 - gấp 10 lần vận tốc âm thanh và có tầm bắn hiệu quả lên tới 1.200 dặm.
Hải quân Mỹ từng bày tỏ lo ngại rằng loại tên lửa này sẽ tạo ra mối đe dọa lớn đối với các tàu sân bay Mỹ trong trường hợp có xung đột.
bi-ten-lua-tq-vuot-mat-my-cuong-cuong-tim-cach-giu-the-dien.jpg

Tên lửa DF-21D được cho là mối đe dọa lớn với các tàu sân bay Mỹ.​
Hôm thứ Tư, Joseph Aucoin, quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ đã phác thảo kế hoạch của Lầu Năm Góc để tìm ra phương thức hiệu quả nhất đối phó với các tên lửa Đông Phong.
Một lựa chọn là tên lửa hành trình Tomahawk. Được giới thiệu trong những năm 1970, hiện nay, các tên lửa hành trình Tomahawk do công ty quốc phòng Raytheon (Mỹ) sản xuất.
Mặc dù đã chứng minh được mức độ đáng tin cậy trong gần 40 năm hoạt động nhưng phần lớn thành tích của Tomahawk là nhằm vào các mục tiêu cố định và trên bộ.
Ngoại trừ một phiên bản đã bị loại biên, Tomahawk không được thiết kế để tấn công các mục tiêu di động và cần phải được nâng cấp mạnh mới có thể đối phó với mối đe dọa từ Hải quân Trung Quốc.
Một lựa chọn khác cho Hải quân Mỹ là tên lửa chống tàu tầm xa của Lockheed Martin (LRASM). Đây là chương trình mà cơ quan nghiên cứu quốc phòng DARPA của Lầu Năm Góc cho rằng sẽ đem lại "một bước nhảy vọt trong năng lực tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ".
LRASM được cho là có khả năng hoạt động độc lập hoặc điều khiển từ xa và có thể chống chịu được các biện pháp gây nhiễu GPS của đối phương.
Ông Aucoin cho biết Hải quân Mỹ có thể sẽ tổ chức "một cuộc cạnh tranh" để lựa chọn phương án tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu tên lửa Tomahawk tỏ ra là lựa chọn hiệu quả hơn về lâu dài, Hải quân Mỹ vẫn sẽ mua các tên lửa LRASM để đáp ứng "nhu cầu tác chiến khẩn cấp" trong ngắn hạn.
Đây hứa hẹn sẽ là một cuộc cạnh tranh "ngang tài ngang sức". Các tên lửa Tomahawk tương đối rẻ, trong khi mỗi tên lửa LRASM có đơn giá lên tới gần 2 triệu USD. Bên cạnh đó, Tomahawk còn có tầm bắn xa hơn và có thể mang đầu đạn lớn hơn so với LRASM.
Tuy nhiên, LRASM lại bền hơn và có thể mang lại hiệu quả cao hơn nhiều khi đối phó Hải quân Trung Quốc.
Mặc dù Tomahawk có thể đối phó hiệu quả với các đối thủ "công nghệ thấp" như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhưng chúng có thể bị bắn hạ dễ dàng bởi các hệ thống phòng không tinh vi hơn.
Cũng theo Sputnik, ngay cả khi LRASM và Tomahawk trở thành đối thủ cạnh tranh chính, vẫn còn một số lựa chọn khác đang được Hải quân Mỹ cân nhắc.
Một trong số này là tên lửa tấn công của Kongsberg (Na Uy), có tầm bắn tương đương với LRAM và đã được đưa vào sản xuất.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc có thể cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa SM-6. Song, chi phí cho việc này sẽ gần gấp đôi chi phí chương trình LRASM và có thể chỉ là phương án dự phòng trong tình huống tác chiến.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ thừa nhận Nga tác chiến điện tử đẳng cấp hơn

Cập nhật lúc: 08:00 08/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Nga biên chế tổ hợp tác chiến điện tử Moskva-1
Khả năng tác chiến điện tử của Nga đang vượt Mỹ

(Kiến Thức) - Nga có khả năng tác chiến điện tử hơn hẳn Mỹ và có thể gây thiệt hại lớn cho các lực lượng vũ trang Mỹ trong tình huống đối đầu.
“Không có thiết bị vũ khí nào của Mỹ thoát khỏi tầm ngắn của tên lửa hay pháo binh Nga cũng như hệ thống tác chiến điện tử, gây nhiễu hoặc thu thập thông tin của Nga”, Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu nói với tờ Defense News.​
Cả các quan chức cao cấp của Mỹ và NATO cũng thừa nhận Nga có khả năng tác chiến điện tử rộng có thể dập tắt bất cứ hệ thống truyền thông nào của kẻ địch.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Nga có hệ thống thiết bị vũ khí tác chiến điện tử lợi hại hơn Mỹ. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Sĩ quan quân đội Mỹ nghỉ hưu Laurie Buckhout, người từng tham gia lữ đoàn tác chiến điện tử chỉ ra rằng, Nga có thể hủy diệt các mạng lưới kiểm soát và chỉ huy bằng cách gây nhiễu hệ thống truyền thông vô tuyến, radar và các tín hiệu GPS.​
Hơn nữa không giống như Mỹ, Nga có các đơn vị lớn chuyên thực hiện tác chiến điện tử để tấn công các thiết bị điện tử dưới đất, gây nhiễu các phương tiện truyền thông, radar và các mạng lưới điều khiển chỉ huy.​
Khả năng tác chiến điện tử của Nga đặt ra nhiều thách thức đối với phía Mỹ. Vào ngày 10/4/2014, tàu chiến USS Donald Cook Mỹ vào Biển Đen và đã bị chiến đấu cơ Su-24 Nga bay sát ở tầm cao thấp. Rất có thể để tiếp cận gần chiến hạm Mỹ, các thiết bị điện tử của Su-24 đã vô hiệu hóa tất cả radar, mạch điều khiển, hệ thống truyền tải thông tin trên bảng điều khiển của tàu khu trục Mỹ.​
Nói cách khác, hệ thống phòng thủ thông minh Aegis được tích hợp trên hầu hết các tàu chiến hiện đại nhất của NATO và Mỹ có thể bị thiết bị tác chiến điện tử của Nga vô hiệu hóa dễ dàng giống như việc tắt một chiếc Tivi bằng điều khiển từ xa.​
Người Mỹ còn lo sợ rằng, không loại trừ khả năng Su-24 Nga đã thực hiện một cuộc mô phỏng tấn công tàu chiến mà thủy thủ đoàn trên chiến hạm Mỹ lại không hề hay biết gì.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.