Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Siêu tàu ngầm Mỹ vừa biên chế được vài ngày đã gặp vấn đề

Hòa Trần | 08/08/2015 07:25

anh-hai-quan-my-bien-che-tau-ngam-hat-nhan-uss-ohn-warner-1438993106733-0-0-327-640-crop-1438993126490.jpg

Tàu ngầm hạt nhân USS John Warner trong buổi lễ biên chế hôm 1/8
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
3 tàu ngầm tấn công mới nhất của Hải quân Mỹ đã được đặt trong tình trạng hạn chế hoạt động do các lỗi kỹ thuật liên quan đến đường ống hơi nước.

Theo hãng tin Sputnik (Nga), các tàu ngầm trong danh sách này gồm USS John Warner, USS Minnesota và USS North Dakota, trong đó tàu USS John Warner mới được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ hôm 1/8.
Rory O’Connor, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy Các hệ thống trên biển của hải quân (NAVSEA) cho biết: “Chúng tôi đang điều tra các vấn đề chất lượng với nhà cung cấp General Dynamics Electric Boat (GDEB).
Có vẻ như 3 đường ống hơi nước đã có những mối hàn không đạt tiêu chuẩn. Những đường ống này được sử dụng để truyền hơi nước từ động cơ của tàu ngầm đến các turbine”.
sieu-tau-ngam-my-vua-bien-che-duoc-vai-ngay-da-gap-van-de.jpg

Tàu ngầm hạt nhân USS John Warner trong buổi lễ biên chế hôm 1/8​
Điều đáng chú ý là ngay trước khi chính thức đưa tàu USS John Warner đi vào hoạt động, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tung hô tính năng của tàu này.
Trong một thông cáo báo chí, Lầu Năm Góc đã mô tả USS John Warner là tàu ngầm “tấn công nhanh” mới nhất, có thể chứng tỏ các khả năng tân tiến nhất trong hoạt động bí mật, giám sát và tác chiến.
 
23/8/12
1.162
3
38
Quốc phòng / Vũ khí
Không quân Mỹ gặp họa: Tháng rưỡi rơi liền 3 chiếc F-16

(Vũ khí) - Ngày 11/8, một chiến đấu cơ F-16 của Mỹ đã gặp tai nạn ở Đức, nâng số máy bay này gặp nạn trong một tháng rưỡi lên con số 3.

Điệp khúc: Chiến đấu cơ F-16 Mỹ… lại rơi
Chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon được mệnh danh là “Viper” (Rắn hổ lục), của quân đội Mỹ hôm 11/8 vừa gặp tai nạn, rơi xuống một cánh rừng ở Engelmannsreuth, thuộc miền bắc tiểu bang Bavaria, miền nam nước Đức rồi bốc cháy dữ dội.
Theo Reuters, một phát ngôn viên của cảnh sát khu vực cho biết, lực lượng cảnh sát và các đơn vị có liên quan đã phong tỏa hiện trường vụ tai nạn máy bay, để phục vụ công tác điều tra. Hiện nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được làm rõ.
Chiếc máy bay chiến đấu cơ F-16 của quân đội Mỹ đã rơi xuống một khu rừng và gây ra một vụ cháy lớn. Các nhân viên cứu hỏa đang đã lập tức tới hiện trường, khoanh vùng đám cháy và dập lửa. Rất may là viên phi công đã kịp nhảy dù và chỉ bị thương nhẹ.
Trong khi đó, cổng thông tin địa phương nordbayern.de dẫn lời một quan chức cảnh sát cho hay, chiếc F-16 gặp nạn chỉ một thời gian ngắn, sau khi cất cánh từ đường băng của căn cứ quân sự ở Grafenwoehr, khi tham gia một một cuộc diễn tập.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
1-f-16-my-roi_baodatviet_112234847.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo báo Guardian của Anh, viên phi công thoát chết thần kỳ nhờ nhảy dù ra khỏi chiến đấu cơ kịp thời. Anh ta chỉ bị thương nhẹ và đang được chăm sóc y tế. Địa điểm vụ tai nạn ở trong rừng nên lính cứu hỏa khó tiếp cận hiện trường đám cháy.
F-16 là một máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Nó là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm có độ linh hoạt rất cao, có khả năng tác chiến trong cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và ở tất cả các khu vực trên thế giới.
Chiếc thứ 3 trong vòng hơn 1 tháng rưỡi
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, máy bay chiến đấu F-16 của không quân Mỹ liên tiếp gặp tai nạn. Chỉ trong vòng 3 tháng, nhưng thực chất là hơn 1 tháng rưỡi (từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8), không quân Mỹ đã mất liên tiếp 3 chiếc chiến đấu cơ loại này.
Gần đây nhất là 1 chiếc F-16 thuộc căn cứ Không quân Shaw của Không quân Mỹ đã đâm vào một chiếc máy bay tư nhân Cessna làm 2 người trên máy bay này thiệt mạng. Vụ tai nạn xảy ra tại khu vực cách thành phố Charleston, bang Nam Carolina, khoảng 17 km về phía bắc.
[xtable=bcenter|480x@]
{tbody}
{tr}
{td}
2-f-16-my-roi_baodatviet_112235678.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Đám cháy lớn tại địa điểm chiếc F-16 rơi ngày 11-8-2015{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ, hai máy bay va chạm với nhau gây ra một vụ nổ lớn như một "quả cầu lửa”, khiến cả 2 hành khách trên chiếc máy bay dân sự Cessa thiệt mạng.
Còn viên phi công F-16 đã nhảy khỏi máy bay một cách an toàn và được đưa tới bệnh viện bằng trực thăng.
Chưa đầy 2 tuần trước đó, vào lúc 20h00 tối ngày 24/6 (giờ địa phương), một máy bay chiến đấu F-16 của lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ cũng đã bị rơi gần thị trấn Douglas, bang Arizona, trong một chuyến huấn luyện ban đêm.
Phát ngôn viên căn cứ không quân Davis-Monthan cho biết, chiếc máy bay trên xuất phát từ trung tâm đào tạo bay số 162, có trụ sở ở thành phố Tucson, bị rơi cách thị trấn Douglas khoảng 13 km về phía Bắc và thành phố Phoenix 370 km về phía Đông Nam.
Sau khi máy bay liên tiếp bị rơi, không quân Mỹ đã cho tạm dừng bay toàn bộ số máy bay loại này để điều tra nguyên nhân tai nạn do bản thân chiếc máy bay hay sự cố kỹ thuật của cả loạt máy bay F-16.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga điểm danh những tai nạn "đáng xấu hổ" của Hải quân Mỹ

Ly Vy | 12/08/2015 19:38

1438910180-screen-shot-2015-07-22-at-2-30-03-pm-1439345496852-1439358163407-4-0-412-800-crop-1439358189325.png

Chia sẻ:
Không lâu sau khi phương Tây hả hê trước sự cố chiến hạm Nga phóng hỏng tên lửa trong Ngày Hải quân, Topwar (Nga) đăng bài viết liệt kê những tai nạn "đáng xấu hổ" của Hải quân Mỹ.

nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.png

Vào ngày 18-07-2015, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS The Sullivans đã gặp tai nạn liên quan đến tên lửa.
Một tên lửa đánh chặn SM-2 sau khi rời bệ phóng đã phát nổ trên không, gây cháy ở đuôi tàu. Rất may, không có thiệt hại về người và con tàu vẫn có thể tự di chuyển về căn cứ để sửa chữa.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpg

Vào ngày 12-02-2014, khinh hạm USS Taylor trong khi tiến vào Biển Đen để bảo vệ Thế vận hội mùa đông ở Sochi (Nga) đã bị mắc cạn tại cảng Samsun (Thổ Nhĩ Kỳ).​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpg

Vào hôm 31-07-2015, kỳ hạm của Hạm đội 6 (Mỹ), tàu USS Mount Whitney trong quá trình lên đốc để tiến hành sửa chữa tại nhà máy Viktor Lenac ở Croatia đã gặp sự cố dẫn đến hỏa hoạn.
Vụ cháy chỉ được dập tắt sau 45 phút, không có thiệt hại về người, thiệt hại của con tàu vẫn chưa được công bố.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpg

Tàu quét mìn USS Guardian khi viếng thăm và tiếp liệu tại quân cảng Subic (Philippines) đã bị mắc cạn tại 1 dải san hô thuộc công viên quốc gia của nước này vào ngày 17-01-2013.
Đến tháng 03 năm đó, con tàu đã hoàn toàn bị phá hủy bởi các đợt sóng và phần còn lại của nó bị cắt rời thành 3 phần.
Hậu quả của vụ việc là 4.000m2 san hô đã bị phá hủy. Nguyên nhân gây ra tai nạn là do lỗi con người trong quá trình điều khiển tàu.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpg

Tuần dương hạm USS Port Royal bị mắc cạn gần Hawaii vào tháng 01-2009, điều khó tin này vẫn xảy ra hàng năm với lực lượng hải quân hiện đại và được đào tạo bài bản nhất thế giới.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpg

Hình ảnh phần mũi bị hư hại nặng nề của tàu ngầm hạt nhân USS San Francisco sau vụ tai nạn vào ngày 08-01-2005.
Con tàu đã đâm phải đá ngầm khi di chuyển với tốc độ tối đa ở độ sau 160m ngoài khơi đảo Guam.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpg

98 binh sĩ đã bị thương và 1 người sau đó qua đời trong bệnh viện. Phần thiết bị thủy âm bị hư hại nặng nề, tuy nhiên sau đó con tàu vẫn được sửa chữa và đưa lại vào biên chế.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpeg

Hình ảnh tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Porter sau khi va chạm với 1 tàu dầu của Nhật Bản vào tháng 08-2012.
Tuy được trang bị hệ thống Aegis hiện đại nhưng có vẻ con tàu này đã không phát hiện được tàu dầu của Nhật Bản.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpg

Hình ảnh vụ hỏa hoạn xảy ra trên tàu ngầm Miami trong quá trình bảo dưỡng thường kỳ ở nhà máy tại Portsmouth vào tháng 05-2012.
Thủ phạm gây ra vụ cháy được xác định là 1 nhân viên 24 tuổi của nhà máy.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.png

Vết thủng trên tuần dương hạm USS Chancellorsville xảy ra sau khi một mục tiêu bay BQM-74 bị mất điều khiển vào lao vào con tàu.
Các hệ thống đánh chặn trên tuần dương hạm hiện đại này đã không thể tiêu diệt thành công mục tiêu bay khi nó mất điều khiển và vụ tai nạn gây thiệt hại 15 triệu USD.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpg

Tàu khu trục USS Ingersoll trong khi vượt qua eo biển Malacca vào năm 1992, đã va chạm với tàu dầu Matsumi Maru 7 của Nhật Bản. Hậu quả phần thân tàu đã bị xé toạc.​
nga-diem-danh-nhung-tai-nan-dang-xau-ho-cua-hai-quan-my.jpg

Tai nạn xảy ra khi một chiếc trực thăng Sea Knight hạ cánh không thành công trên tàu tiếp đạn USS Suribachi vào năm 1992.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích F/A-18 Mỹ bốc cháy ngay trên tàu sân bay

Cập nhật lúc: 13:33 13/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Máy bay vận tải C-17 Mỹ bất ngờ bốc cháy
Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy ngay trong nhà máy

(Kiến Thức) - Một chiếc tiêm kích F/A-18 Mỹ bốc cháy trên tàu sân bay USS Harry S.Truman, rất may không ai thiệt mạng trong vụ việc này.
Đại diện Hải quân Mỹ xác nhận có một chiếc tiêm kích F/A-18 Mỹ đã bốc cháy trong lúc đang đậu trên tàu sân bay USS Harry S.Truman.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Quân nhân Mỹ hướng dẫn tiêm kích F/A-18C cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S.Truman. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Rất may, vụ cháy nhanh chóng được dập tắt. Phi công chiếc tiêm kích F/A-18C bị thương khi cố gắng nhảy ra khỏi buồng lái. Anh ta đã được đưa tới điều trị tại Trung tâm y tế vùng Hanover, Wilmington, bang Bắc Carolina.​
Phát ngôn viên lực lượng không quân của hải quân Mỹ ở Đại Tây Dương, Đại tá Mike Kafka cho biết, nguyên nhân vụ tiêm kích F/A-18 bốc cháy đang được điều tra.​
Vụ tai nạn kỳ lạ xảy ra trong khi chiếc tiêm kích F/A-18C đang tham gia hoạt động huấn luyện bay đêm với Phi đội 106.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Đâu là "Cha, Mẹ" của các loại bom

Trịnh Thái Bằng | 14/08/2015 16:00

4-bomcha08-1439532058704-55-0-381-640-crop-1439532105151.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Ngoài vũ khí hạt nhân, Nga và Mỹ còn sở hữu những loại vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp không thua gì bom nguyên tử. Một trong những loại vũ khí đó là bom nhiệt áp chân không của Nga - "Cha" các loại bom.

Nước Nga ngoài các đầu đạn hạt nhân còn sở hữu hàng loạt hệ thống vũ khí mà sức công phá của chúng có thể so sánh với vũ khí nguyên tử nhưng lại không làm ô nhiễm phóng xạ môi trường. Tại sao bom chân không (AVBPM) của Nga lại được gọi là “Cha" của các loại bom?​
Bom "Cha" và sức công phá kinh hoàng
Mùa thu năm 2007, kênh truyền hình Nga trình chiếu băng các cảnh quay một vụ thử nghiệm bom phi hạt nhân có sức công phá mạnh nhất.​
Sự phát triển loại bom này nằm trong vòng bí mật và không có tên gọi chính thức, chỉ đặt mã hiệu là AVBPM - viết tắt của Bom chân không tăng cường sức công phá.​
Truyền thông lập tức đặt tên quả bom này là “Cha" các loại bom đối lập với bom phi hạt nhân của Mỹ GPU-43/B MOAB, được thử nghiệm 4 năm trước và được đặt tên là “Mẹ" của các loại bom.​
dau-la-cha-me-cua-cac-loai-bom.jpg

GPU-43/B MOAB "Mẹ" của các loại bom​
dau-la-cha-me-cua-cac-loai-bom.jpg

Một vụ thử nghiệm bom xuyên nhiệt áp tấn công hầm ngầm của Mỹ​
Bom của Nga được chế tạo nhẹ hơn và gọn hơn so với của Mỹ, nhưng mạnh hơn nhiều. Được ứng dụng công nghệ nano, AVBPM có sức phá hủy mạnh gấp 4 lần MOAB và có khả năng sát thương, phá hoại trên diện tích rộng gấp 20 lần GPU-43.​
Bom Nga có bán cầu nhiệt và nhiệt độ tâm bán cầu lớn gấp đôi so với bom Mỹ. Theo hiệu năng sức công phá “Cha" của các loại bom gần hơn với các đầu đạn hạt nhân chiến thuật, nhưng do sử dụng hiệu ứng nhiệt áp, vụ nổ không gây ô nhiễm môi trường hóa học và phóng xạ.​
Theo video trên kênh truyền hình, máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Thiên nga trắng đã tiến hành vụ thử nghiệm “Cha của các loại bom”. Quả bom có hình một chiếc thùng tròn đầu rơi từ khoang chứa bom và rơi xuống đất bằng một chiếc dù nhỏ.​
Ở khoảng cách gần mặt đất, quả bom được kích hoạt và gây ra một vụ nổ nhiệt áp tương tự vụ nổ nguyên tử. Các công trình vững chắc sụp đổ hoàn toàn, mặt đất cháy đen và các trang thiết bị kỹ thuật quân sự bị nghiền vụn​
"Kết quả thử nghiệm vũ khí cho thấy bom có hiệu quả và uy lực tương tự với vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật - Phó Tổng tham mưu trưởng Alexander Rukshin nhận xét.​
Đồng thời, tác động của loại bom này là hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường nếu so với các loại vũ khí hạt nhân. Các đầu đạn mới sẽ cho cơ hội để đảm bảo an ninh quốc gia và đối đầu với chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong mọi tình huống và bất kỳ khu vực nào".​
dau-la-cha-me-cua-cac-loai-bom.jpg

Bom "Cha" trong container​
dau-la-cha-me-cua-cac-loai-bom.jpg

Vụ nổ thử nghiệm bom "Cha" ở Nga​
Bom “Cha” 7,1 tấn có khối lượng nhẹ hơn bom “Mẹ” 8,2 tấn của Mỹ, công suất vụ nổ tương đương với 44 kT. Diện tích hủy diệt cũng lớn hơn bom của Mỹ đến 20 lần.​
Vũ khí hủy diệt
Bom chân không (nhiệt áp) hoạt động theo nguyên tắc tạo ra một vùng chân không kín của vụ nổ. Bom chân không của Nga được chế tạo bởi Tập đoàn cổ phần chế tạo vũ khí chiến thuật "Basalt" Moscow.​
Mục đích của bom chân không nhằm phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong các hẻm núi, sườn đồi hoặc các công trình phòng thủ quân sự trên địa hình, phá hủy các trận địa mìn phức hợp trên diện rộng.​
dau-la-cha-me-cua-cac-loai-bom.jpg

Bom nhiệt áp chân không mẫu thử nghiệm​
Bom chân không đã từng được Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam để san phẳng một diện tích rộng rừng nhiệt đới, thường gọi là bom phát quang.​
Quân đội Xô viết cũng đã sử dụng các loại bom nhiệt áp chân không tấn công các hang núi Tor Bor và căn cứ ngầm khác của quân đối phương trên chiến trường Afganistan.​
Liên Xô trước đây và Nga hiện nay có loại bom chân không nhiệt áp mạnh nhất là ODAB-1500 và bom nổ phá chất nổ thông thường FAB-9000.​
Đây là các loại bom hủy diệt có sức mạnh khủng khiếp dùng để tấn công các cụm căn cứ lớn trên đất liền và các mục tiêu lớn trên biển.​
dau-la-cha-me-cua-cac-loai-bom.jpg

Cấu tạo của bom "Cha"​
Phía đầu quả bom thường là bộ phận cơ khí điện tử phức tạp được dùng để kích hoạt bom và tạo ra một đám mây bụi chất nổ.​
Sau khi bom được thả ra ngoài không trung, sau một thời gian nhất định sẽ được kích hoạt, tạo ra một đám mây dày đặc chất nổ mạnh. Bụi khí thuốc nổ trộn với không khí tạo thành một hỗn hợp cháy nổ rất mạnh, được kích nổ bằng bộ phận nổ mồi.​
Hỗn hợp tạo thành một đợt sóng xung kích có áp suất dư lên đến 3.000 kPa (30 kg/cm), hình thành tâm vụ nổ là môi trường hoàn toàn chân không.​
Chênh lệch áp suất này đã phá hủy hoàn toàn những gì nằm trong khu vực nổ, từ công trình xây dựng kiên cố, trang thiết bị cũng như sinh lực.​
Bom nhiệt áp chân không có thể được không quân sử dụng ở độ cao từ 200 - 1.000 m với vận tốc bay khoảng từ 500 - 1.100 km/h.​
Bom nhiệt áp bị các tổ chức Liên Hiệp Quốc cáo buộc là những phương tiện chiến tranh phi nhân đạo, gây đau đớn cho con người. Mặc dù vậy, vũ khí nhiệt áp hoàn toàn không bị cấm trong tất cả các công ước quốc tế từ trước đến nay.​
Phản ứng từ phương Tây
Truyền thông Phương Tây phản ứng với vụ thử vũ khí nhiệt áp công suất lớn với sự lo lắng và quan ngại sâu sắc. “Hành vi quân sự thách thức Phương Tây” The Daily Telegraph tuyên bố.​
Hãng tin cho rằng những thử nghiệm này là “minh chứng thực tế rằng Lực lượng Vũ trang Nga đang khôi phục lại vị thế của họ trong công nghệ quân sự”.​
Các phóng viên của The Guardian đề xuất ý kiến cho rằng, thử nghiệm là sự đáp trả xứng đáng việc triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở Trung Âu.​
BBC cho rằng FOAB (tên chính thức là quả bom theo định danh NATO) đại diện cho các đầu đạn phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.​
Các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, những thử nghiệm của “Cha" các loại bom được tiến hành không phải để đe dọa Phương Tây hoặc trình diễn sức mạnh công nghiệp quốc phòng Nga.​
Hoàn thiện công nghệ, AVBPM có thể trở thành đầu đạn phi hạt nhân có công suất mạnh nhất cho tên lửa đạn đạo hiện đại РС-28 "Sarmat", những thử nghiệm phóng tên lửa này sẽ bắt đầu vào năm 2017.​
Nếu giảm thiểu khối lượng của bom cho phù hợp với tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa, đưa tên lửa đạn đạo “Sarmat” vào trạng thái tên lửa đạn đạo phi hạt nhân sẽ dỡ bỏ rất nhiều rào cản.​
Hơn nữa, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột vũ trang chiếm 1 phần triệu, nhưng sử dụng tên lửa với đầu đạn nhiệt áp là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Mỹ: MiG-21 có thể xé F-35 thành nhiều mảnh

Nhật Minh | 16/08/2015 07:50

f-35-front-1439660453668-90-0-498-800-crop-1439660468215.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
“Siêu” tiêm kích thế hệ năm F-35 của Mỹ tồi tệ tới mức nó sẽ trở thành “mồi ngon” cho MiG-21, mẫu máy bay chiến đấu mà Nga thiết kế từ những năm 1950– kỹ sư Pierre Sprey nhận định.

Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời ông Pierre Sprey, kỹ sư hàng không vũ trụ nổi tiếng của Mỹ nhận định:
“F-35 quá tồi tệ, nó chắc chắn không có chút hy vọng nào khi đối đầu với các máy bay hiện đại. Trên thực tế, ngay cả mẫu chiến đấu cơ cổ như MiG-21 cũng có thể xé nó ra thành nhiều mảnh”.
Cũng theo ông Sprey, chiếc máy bay với mức giá “cắt cổ” của Mỹ sẽ bất lực khi không chiến với các tiêm kích thế hệ 4 của Nga như Su-27 và MiG-29.
“Su-27 và thậm chí MiG-29 đều có sải cánh lớn hơn, động cơ mạnh hơn và mang nhiều vũ khí không đối không và không đối đất hơn…
Vì vậy, F-35 sẽ hoàn toàn bất lực khi đối đầu với 2 loại máy bay này. Khi bạn đối mặt với một loại máy bay cơ động hơn, tăng tốc nhanh hơn và được trang bị vũ khí mạnh hơn, bạn sẽ gặp rắc rối” – ông Sprey nói.
chuyen-gia-my-mig21-co-the-xe-f35-thanh-nhieu-manh.jpg

chuyen-gia-my-mig21-co-the-xe-f35-thanh-nhieu-manh.jpg

Ông Pierre Sprey cho rằng ngay cả mẫu chiến đấu cơ cổ như MiG-21 (trên) cũng có thể xé F-35 (dưới) thành nhiều mảnh.​
Theo Sputnik, rất ít người có đủ trình độ chuyên môn để nhận định về máy bay chiến đấu như Sprey, bởi ông là người đồng thiết kế máy bay chiến đấu F-16 Falcon và “sát thủ diệt tăng” A-10, 2 mẫu máy bay thành công nhất trong Không quân Mỹ.
Trước đó, trong bản báo cáo mang tựa đề “Sấm mà không có sét: Chi phí cao và vô số hạn chế trong chương trình phát triển F-35 của Mỹ” do tổ chức phi chính phủ National Security Network của Mỹ công bố, chuyên gia Bill French đã nhận định rằng:
Căn cứ vào thông số kỹ thuật, có thể thấy F-35 “thua xa máy bay chiến đấu thế hệ 4 MiG-29 và Su-27 do Không quân Nga phát triển và được sử dụng rộng khắp trên thế giới”.
“F-35 kém hơn đáng kể so với Su-27 và MiG-29 ở lực nâng của cánh (ngoại trừ F-35C), gia tốc và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng. Bên cạnh đó, tất cả các máy bay F-35 đều có tốc độ tối đa thấp hơn so với các máy bay của Nga".
chuyen-gia-my-mig21-co-the-xe-f35-thanh-nhieu-manh.jpg

Còn chuyên gia Bill French nhận định F-35 thua xa MiG-29 và Su-27 của Nga (Trong ảnh: Chiến đấu cơ Su-27)​
Nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, dù F-35 có ưu thế về công nghệ tàng hình và hệ thống điện tử nhưng nếu so với Su-27 và MiG-29 của Nga, tỷ lệ tổn thất sẽ là 3:1, tức là cứ 1 máy bay Su-27 hoặc MiG-29 bị bắn rơi thì sẽ có 3 chiếc F-35 bị phá hủy.
French cho rằng F-35 chỉ nhỉnh hơn một chút so với các “cựu binh” F-16 và F-18 của Mỹ.
Song, bản báo cáo do một phi công thử nghiệm tiết lộ gần đây cho thấy. trong một cuộc không chiến giả định, F-16 có thể dễ dàng giành chiến thắng trước F-35.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc làm Mỹ run sợ

Cập nhật lúc: 11:00 17/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Oanh tạc cơ H-6K sẽ được tiêm kích J-11B, J-16 hộ tống
Theo dõi oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc tập trận trên biển

(Kiến Thức) - Chuyên gia quân sự David Axe cho rằng, máy bay ném bom H-6K mới nhất của Quân đội Trung Quốc sẽ khiến Mỹ run sợ.
Máy bay ném bom H-6K thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2007 và chính thức phục vụ trong Quân đội Trung Quốc (PLA) hai năm sau đó. Ít nhất hai trung đoàn Không quân Trung Quốc được cho là đang sử dụng H-6K vào thời điểm này.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Máy bay H-6.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
H-6K được ví như B-52 của Bắc Kinh vậy. Đó là loại máy bay ném bom hạng nặng có khả năng bay xa, tiết kiệm nhiên liệu với hệ thống điện tử hiện đại cùng dàn vũ khí mạnh mẽ. Mặc dù B-52 có khả năng bay xa hơn và mang theo nhiều tên lửa và bom nữa”, chuyên gia David Axes giải thích.​
Nhà phân tích quân sự lưu ý rằng, máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc này có thể mang theo “12 tấn vũ khí, bao gồm các tên lửa đối hạm YJ-12 hay các tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-20. Nhờ đó, nó có thể tấn công các mục tiêu cách xa 25-1.500 dặm”. Bán kính tấn công mục tiêu của loại máy bay này là gần 2.200 dặm và có thể được mở rộng phạm vi đáng kể nhờ khả năng tiếp nhận nhiên liệu trên không.​
Trong khi đó, trang Military Today cho hay, máy bay ném bom chiến lược H-6K có khả năng tấn công các mục tiêu ở Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Guam, Hawaii và Alaska ở ngoài tầm phòng không đối phương.​
Tuy nhiên, nhà phân tích Axe chỉ ra, khả năng tấn công mục tiêu của H-6K còn hạn chế và lượng tiêu hao nhiên liệu của máy bay này còn cao.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Chuyên gia Mỹ nói về F-35: Một nghề thì sống, đống nghề thì chết!

Hải Vy | 17/08/2015 14:01

1025799533-1439784689074-0-0-505-990-crop-1439784711416.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo chuyên gia David Axe, vấn đề của F-35 là nó đảm nhận quá nhiều chức năng, trong khi "không có được sự nhanh nhẹn như F-16, cũng không "nồi đồng cối đá" như A-10.

Mẫu chiến cơ yêu quý của Lầu Năm Góc gần đây đã nhận được chút tin tức tốt lành.
Nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin đã có thể giảm bớt được chi phí sản xuất và vận hành của dự án gây nhiều tranh cãi và vô cùng đắt đỏ này. F-35 cũng có sự thể hiện tốt hơn trong các cuộc thử nghiệm.
Tín hiệu tốt chăng?
Không hẳn vậy. Chuyên gia quân sự Mỹ David Axe cho rằng những điều đó chẳng thấm tháp vào đâu bởi mẫu máy bay này đã thiếu sót từ trong căn bản.
"Một nghề thì sống, đống nghề thì chết"
"F-35 Joint Strike Fighter - mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm do Lockheed Martin thiết kế để tránh được radar của đối phương, oanh tạc các mục tiêu trên mặt đất và bắn hạ chiến đấu cơ của đối thủ - vẫn có vô số vấn đề như trước.
Bất cứ mẩu tin tức tốt lành nào gần đây cũng không thể khỏa lấp thiếu sót căn bản trong thiết kế của mẫu máy bay này" - Vị chuyên gia khẳng định.
chuyen-gia-my-noi-ve-f35-mot-nghe-thi-song-dong-nghe-thi-chet.jpg

Theo David Axe, F-35 chỉ là "chiến đấu cơ" hạng 2​
Theo Axe, vấn đề chính với loại khí tài đặc biệt này nằm ở chỗ nó chỉ là chiến đấu cơ "hạng 2" trên mặt trận quan trọng - trên không, trong cuộc chiến sinh tử trước kẻ địch hiếu thắng.
Lầu Năm Góc hoàn toàn ý thức được điều này. Một chương trình mô phỏng trên máy tính do 2 chuyên gia phân tích tại tổ chức tư vấn RAND tiến hành năm 2008 đã tiết lộ sự thua kém của F-35.
Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh đầu tiên mà Bộ Quốc phòng Mỹ nên lắng nghe nhưng họ đã bỏ ngoài tai.
Bản phân tích của RAND chỉ ra rằng F-35 bị đánh bại khi bước vào một cuộc chiến thực sự, tại đó, phương án né tránh sự phát hiện của đối phương không còn phát huy hiệu quả.
Dù sự mô phỏng này có chính xác 100% hay không thì rõ ràng nó đã làm bộc lộc một thiếu sót nghiêm trọng cần được suy xét nghiêm túc.
chuyen-gia-my-noi-ve-f35-mot-nghe-thi-song-dong-nghe-thi-chet.jpg

chuyen-gia-my-noi-ve-f35-mot-nghe-thi-song-dong-nghe-thi-chet.jpg

Theo David Axe, F-35 "không có được sự nhanh nhẹn như F-16 (trên), cũng không "nồi đồng cối đá" như A-10 (dưới).​
Xét cho cùng, F-35 là tương lai của lực lượng máy bay chiến đấu quân đội Mỹ, tức là nó sẽ thay thế một loạt các mẫu máy bay khác, trong đó có F-16 và A-10.
Và vấn đề chính nằm ở chỗ đó. Để đảm nhận được vai trò này, F-35 phải là mẫu máy bay cực kỳ đa năng, trong khi tiêu chí này không tránh khỏi dẫn đến một loạt những thỏa hiệp "đau đớn" trong thiết kế.
"Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" - Chuyên gia Axe nhận định, đồng thời nói thêm rằng F-35 "không có được sự nhanh nhẹn như F-16, cũng không "nồi đồng cối đá" như A-10.
Tương lai thuộc về Nga và Trung Quốc
Mỹ luôn phụ thuộc rất nhiều vào ưu thế trên không song điều này có thể bị đe dọa khi F-35 trở thành nền tảng của lực lượng máy bay nước này.
Theo Axe, trong trường hợp đó, tương lai sẽ thuộc về các mẫu chiến đấu cơ vượt trội nhất của Nga và Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng không thiếu những mô hình mới trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
"Trước đây, các máy bay chiến đấu uy lực của Mỹ vượt lên trên tất cả các đối thủ khác, mang lại cho Wahsington một lợi thế chiến lược trước bất cứ kẻ địch nào.
Tuy nhiên, trong những thập kỷ sắp tới, Không quân Mỹ nhiều khả năng sẽ hoàn toàn bị lấn lướt bởi bất cứ quốc gia nào sở hữu các mẫu (máy bay) mới nhất của Nga và Trung Quốc.
Khôi hài ở chỗ, một trong những mẫu này có vẻ là phiên bản sao chép được cải tiến của F-35, giảm thiểu tất cả các yếu tố thiết kế tồi tệ nhất" - Chuyên gia Axe kết luận.
F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử của Lầu Năm Góc.
Trong một bài viết trên tờ Russia & India Report, chuyên gia về các vấn đề đối ngoại Rakesh Krishnan Simha cho biết, người Mỹ muốn dựa vào F-35 để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa nhằm vào các tàu sân bay.
Vì vậy, hơn một nghìn tỷ USD đã được rót vào dự án nhiều vấn đề này.
Bộ Quốc phòng Mỹ dự tính chi 1,4 ngàn tỷ USD để mua và vận hành 2.500 chiếc F-35.
Tuy nhiên, chuyên gia Bill French thuộc Mạng lưới An ninh Quốc gia Mỹ (NSN) cho rằng quyết định này cần được cân nhắc kỹ lưõng khi "Tia chớp” F-35 tồn tại tới 4 điểm yếu chết người, khiến nó tỏ ra thua thiệt so với các chiến đấu cơ Su-27 và MiG-29 có từ thời Liên Xô.
4 “tử huyệt” này bao gồm khả năng cơ động thấp (dễ bị bắn hạ trong không chiến), khả năng chuyên chở cục bộ nhỏ, tầm hoạt động ngắn và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào công nghệ tàng hình để sống sót
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích tàng hình F-35 sẽ thua trận trước J-11, Su-27 TQ

Cập nhật lúc: 19:30 18/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Nhận diện tử huyệt của chiến đấu cơ F-35 Mỹ
Mỹ đã quên bài học ở Việt Nam khi chế tạo F-35?

Phạm vi hoạt động ngắn, không chiến kém là những nguyên nhân khiến tiêm kích tàng hình F-35 có thể thất bại trước J-11 hay Su-27 của Trung Quốc.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}F-35 quá nhỏ bé so với sự rộng lớn của châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Securityaffairs {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tạp chí Diplomat trích dẫn bài viết của tác giả Bill French và Daniel Edgren đăng trên diễn đàn National Security Network (NSN), Mỹ, nhận định về khả năng của tiêm kích tàng hình F-35 khi hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 2 nhà phân tích cho rằng, chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ có thiếu sót lớn khiến nó không phù hợp để đáp ứng các mối đe dọa đang nổi lên.​
French và Edgren đồng quan điểm rằng, phạm vi hoạt động của F-35 quá ngắn so với sự rộng lớn của châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, bán kính hoạt động của siêu tiêm kích này khoảng 1.000 km. Trong khi đó, Su-27 hay J-11, những tiêm kích chủ lực của Trung Quốc có bán kính chiến đấu khoảng 1.400 km.​
Trong những năm gần đây, Mỹ theo đuổi kế hoạch đối phó với chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực (2A/2D) của các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch dự bị về cuộc chiến tiềm năng với Bắc Kinh.​
Daniel Edgren lập luận, thiếu sót lớn nhất của F-35 là không thích hợp với các kịch bản không chiến trong khu vực này. Tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ có thể sẽ không đủ năng lực để bảo vệ các căn cứ của quân đội nước này trong một cuộc chiến nếu có. Khả năng sống sót trên chiến trường của F-35 phụ thuộc rất lớn vào công nghệ tàng hình có nguy cơ lỗi thời và trở nên không hiệu quả.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Chiến đấu cơ đắt giá nhất nước Mỹ sẽ còn là chủ đề gây tranh cãi trong thời gian tới. Ảnh: Wikipedia {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Để thành công trong không chiến, F-35 phải tiêu diệt được máy bay đối phương bằng các loại tên lửa tầm xa nhằm tránh rơi vào trạng thái chiến đấu tầm gần. Tuy nhiên, tiêm kích này lại có tải trọng vũ khí khá hạn chế trong 2 khoang nhằm tối đa tính năng tàng hình.​
Với cấu hình chiến đấu đầy đủ nhất, siêu tiêm kích chỉ có thể mang theo 4 tên lửa tầm xa. Trong khi đó, Su-27 có đến 10 điểm treo, Su-35 tới 12 giá cho vũ khí hỗn hợp cả tầm xa lẫn tầm gần.​
Nếu F-35 không thể tiêu diệt đối phương từ khoảng cách xa, tiêm kích này sẽ rơi vào thế bất lợi trong không chiến cự ly gần. Ngoài vấn đề hạn chế về khả năng nhào lộn, tốc độ của chiến đấu cơ này chậm hơn so với các tiêm kích Su-27 hay J-11. Tốc độ tối đa của F-35 là Mach 1,6 (1.800 km/h) so với Mach 2,2 (2.500 km/h) của Su-27. Vũ khí đắt giá nhất nước Mỹ hoàn toàn bất lợi trong một cuộc rượt đuổi nếu có.​
Trong một thử nghiệm mô phỏng do công ty Rand (một tổ chức cố vấn cho Lầu Năm Góc) thực hiện, tỷ lệ tổn thất của F-35 khi đối mặt với Su-35 là 2,4/1 (tức là Mỹ phải chịu tổn thất 2,4 chiếc F-35 mới bắn hạ được một Su-35). Nhưng dữ liệu thử nghiệm của Lầu Năm Góc lại cho kết quả một F-35 tiêu diệt 3 Su-27 hoặc MiG-29.​
"Một chiến đấu cơ thế hệ 5 nhưng không thể nắm lợi thế so với tiêm kích thế hệ 4 thì làm sao có thể chiếm ưu thế với máy bay thế hệ mới khác", chuyên gia French nhận xét. Trong khi đó, Lầu Năm Góc chưa có đủ dữ liệu để đánh giá F-35 so với các tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga hay J-20 và J-31 của Trung Quốc.​
Theo kế hoạch, Không quân Mỹ sẽ chuyển 60% lực lượng đến khu vực châu Á vào năm 2020. Hai nhà phân tích bày tỏ sự lo lắng về năng lực hạn chế của F-35 có thể khiến Washington bất lợi trên chiến trường châu Á - Thái Bình Dương.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Trung Quốc đang làm “xói mòn” ưu thế tàu ngầm của Mỹ

Công Thuận | 19/08/2015 16:00

1-tau-ngam-1439971284775-38-0-277-468-crop-1439971564598.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tháng 1/2011, trang bìa của tạp chí hải quân Trung Quốc "Những chiếc tàu chiến hiện đại", do tập đoàn đóng tàu nhà nước CSIC xuất bản, có một tiêu đề đơn giản: "056 đã đến".

Đánh giá về quá trình phát triển trong lĩnh vực đóng tàu cho thấy, trong vòng 4 năm rưỡi, Bắc Kinh đã xây dựng gần 20 kiểu tàu khu trục hoặc tàu hộ tống hạng nhẹ mới.
Theo chuyên gia Lyle J. Goldstein, Phó Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (CMSI) tại Đại học Chiến tranh Mỹ, so với Trung Quốc, Hải quân Mỹ đã hạ thủy ít hơn một nửa số tàu chiến nổi, tàu chiến đấu ven biển (LCS), trong một khoảng thời gian dài hơn. Nếu để ý sẽ thấy các tàu LCS của Mỹ vẫn thiếu tên lửa chống tàu (ASCM), do đó, rõ ràng là nó có nguy cơ “dễ bị tổn thương” khi đối đầu với các biến thể của Trung Quốc.
Nhưng điều thực sự ấn tượng về tàu Type 056 là khả năng của nó có thể lấp vào lỗ hổng đang rất cần thiết trong kho vũ khí của Hải quân Trung Quốc: tàu tuần tra nhỏ, giá rẻ, đa năng, mạnh mẽ đồng thời cũng là tàu tuần tra được vũ trang tốt để có thể hỗ trợ hoặc hiện diện ở những khu vực xung đột hàng hải ở cự ly gần.
trung-quoc-dang-lam-xoi-mon-uu-the-tau-ngam-cua-my.jpg

Ưu thế tác chiến tàu ngầm của Hải quân Mỹ đang dần mất đi trước Trung Quốc.​
Năm ngoái, hai trang bìa của tạp chí trên đã được dành riêng cho "những điều hấp dẫn tiếp theo" trong ngành hàng không hải quân Trung Quốc: những chiếc trực thăng tác chiến chống ngầm (ASW) mới đang được chế tạo và thậm chí còn được ưu tiên phát triển.
Một phiên bản ASW hiện đại, đã được tối ưu hóa, dường như được gọi là “Z-18F”, đã xuất hiện trên một trang bìa.
Một thiết kế gây sốc khác cũng được in làm trang bìa của tạp chí "Những chiếc tàu chiến hiện đại" vào năm ngoái, đã được xác định là "Z-20", và dường như là một bản sao gần giống với SH-60 Sea Hawk, loại máy bay trực thăng hải quân được Hải quân Mỹ sử dụng trong một loạt các vai trò, bao gồm cả chống tàu ngầm.
Bài viết này sẽ khảo sát một số diễn biến gần đây trong phát triển ASW của Trung Quốc, nhấn mạnh vai trò đáng ngạc nhiên và chú ý trong tương lai của hai biến thể máy bay trực thăng mới được đề cập ở trên.
Một thập kỷ trước, Hải quân Trung Quốc có lẽ chỉ có vài chục chiếc máy bay trực thăng cỡ lớn Z-8, tiền thân của loại trực thăng mới Z-18F. Tuy nhiên, việc sản xuất máy bay trực thăng đã tăng lên gấp nhiều lần trong giai đoạn 2004-2007.
Theo các báo cáo từ Trung Quốc, trực thăng mới Z-18F được trang bị radar tìm kiếm bề mặt ưu việt, có thể phát hiện kính tiềm vọng và cột đèn tín hiệu của tàu ngầm trong phạm vi bán kính tối thiểu từ 40-70km.
Z-18F có thể mang theo 4 quả ngư lôi ASW, một cải tiến đáng kể so với người tiền nhiệm của nó.
Nếu so với Z-8, rõ ràng Z-18F có tính năng vượt trội, còn so với trực thăng chống ngầm SH-60 của Hải quân Mỹ, Z-18F chiếm ưu thế hơn vì có thể mang theo nhiều hơn thiết bị dò âm thanh SONA thả nổi trên mặt biển và thực hiện hành trình bay liên tục dài hơn.
trung-quoc-dang-lam-xoi-mon-uu-the-tau-ngam-cua-my.jpg

Trực thăng Z-18F của Trung Quốc.​
Về Z-20, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng loại trực thăng này là sự thể hiện tập trung của trình độ và năng lực phát triển trực thăng của Trung Quốc, tổng thể công nghệ của nó đã vượt qua loại trực thăng Black Hawk đời đầu và sánh ngang với các loại trực thăng cỡ 10 tấn mới được phát triển từ những năm 1990 trên thế giới.
Một số nguồn tin tiết lộ rằng Z-20 được thiết kế dựa trên những trực thăng Black Hawk mà Trung Quốc mua của Mỹ và tham khảo thiết kế một chiếc trực thăng thế hệ mới, vốn đã bị lực lượng đặc nhiệm SEAL của Mỹ bỏ lại trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi năm 2011.
Trước đây, Bắc Kinh đã mua 24 trực thăng Black Hawk của Mỹ vào năm 1984, tuy nhiên, số lượng này không đủ để phục vụ nhu cầu của quân đội Trung Quốc.
Z-20 bay thử lần đầu tiên vào tháng 12/2013, ban đầu dự đoán loại máy bay trực thăng này sẽ tiến hành triển khai vào năm 2015.
Mặc dù giống với máy bay trực thăng Black Hawk, mục tiêu của Z-20 là trở thành một loại máy bay trực thăng vận tải đa năng, nhưng Z-20 có thể sẽ không đối mặt với sự trói buộc thiết kế cùng loại mà cha đẻ Mỹ gặp phải.
Thật kỳ lạ, cả Z-20 và Z-18F đều không được thảo luận trong báo cáo mùa xuân 2015 của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ về "Hải quân Trung Quốc: Khả năng và Nhiệm vụ mới trong thế kỷ 21".

trung-quoc-dang-lam-xoi-mon-uu-the-tau-ngam-cua-my.jpg

Trực thăng Z-20 của Trung Quốc.​
Điều khiến Mỹ lo ngại hơn cả là theo kế hoạch, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ chở theo tới 6 trực thăng chống ngầm Z-18F.
Ngoài ra, tuần dương hạm kiểu mới 055 sẽ được trang bị cho Hải quân Trung Quốc trong tương lai gần cũng được thiết kế chở theo 2 máy bay trực thăng chống ngầm loại này.
Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc còn tập trung nâng cấp khả năng chống ngầm của các loại máy bay cánh bằng, trong đó điển hình là máy bay tuần tra chống ngầm cỡ lớn Gaoxin-6.
Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo thủy phi cơ lớn nhất thế giới Jiaolong-600 (JL- 600), sẽ được sử dụng trong tác chiến chống ngầm.
Những phân tích trên là bằng chứng cho thấy, sức mạnh chống ngầm của Hải quân Trung Quốc được tăng cường đồng nghĩa với ưu thế tác chiến tàu ngầm của Hải quân Mỹ đang dần mất đi.
Mặc dù tàu ngầm của Mỹ hiện đại, khả năng tàng hình ưu việt và âm thanh phát ra khi vận hành là không đáng kể, nhưng khi máy bay trực thăng chống ngầm Z-18F của Hải quân Trung Quốc chủ động thả thiết bị dò âm thanh SONA để theo dõi, tàu ngầm của Mỹ vẫn rất dễ bị phát hiện và bị tấn công.
Chính vì vậy, giới quân sự Mỹ kêu gọi Hải quân Mỹ cần được trang bị vũ khí thiết bị tương ứng để đối phó với lực lượng không quân-hải quân ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc.
 
Status
Không mở trả lời sau này.