Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Không quân Mỹ đã "túng tiền" đến mức phải dùng vũ khí giá rẻ?

Đại tá Trần Danh Bảng | 19/08/2015 14:00

article-2296761-18d326fa000005dc-344-634x345-1439895640258-0-0-323-634-crop-1439895659751.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tướng Joseph Dunford Jr - ứng viên số 1 cho chức Chủ tịch Hội đồng TMT Liên quân Mỹ cho biết việc hạ trần ngân sách sẽ làm thui chột khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ.

Cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đều nhất trí thông qua dự luật chi 612 tỷ USD cho quốc phòng trong năm tài chính 2016, tăng mạnh so với mức chi 557 tỷ USD của năm 2015.​
Tuy nhiên, trong bối cảnh chủ nghĩa cực đoan trỗi dậy và tình hình thế giới bất ổn, nhóm diều hâu trong lĩnh vực quốc phòng ở Mỹ cho rằng như thế vẫn chưa đủ, và kêu gọi tăng ngân sách cho các hoạt động quân sự nhiều hơn nữa.​
Quả thực, dù được phân bổ lượng ngân sách khổng lồ như vậy nhưng có vẻ như Quân đội Mỹ nói chung và Không quân Mỹ nói riêng đang lâm vào tình trạng "túng thiếu", buộc phải nghĩ đến những loại vũ khí giá rẻ nhưng vẫn đủ sức duy trì vị thế siêu cường.​
Cục Nghiên cứu các dự án công nghệ cao thuộc BQP Mỹ (DARPA) cho biết, cơ quan này đang nghiên cứu một chương trình nhằm tích hợp công nghệ và liên kết dữ liệu trên các hệ thống mang vũ khí, nhằm bảo đảm tác chiến linh hoạt, hiệu quả, ít tốn kém hơn.​
Các chuyên gia DARPA đặt vấn đề, chiến tranh hiện đại là cuộc chạy đua vũ khí liên tục với chu kỳ phát triển mỗi hệ thống kéo dài hàng chục năm, chi phí hàng tỷ đô la, nhưng nó vẫn bị lỗi thời qua thời gian.​
Cụ thể là rất nhiều loại tên lửa hành trình (TLHT), bom, tên lửa hàng không phải cất trữ tốn kém, chưa dùng tới, ít năm sau đã phải thanh lý. Lượng ngân sách “đổ” vào đó cực lớn.​
Để giải quyết tình trạng tốn kém này chương trình của DARPA hướng tới tích hợp công nghệ SoSITE nhằm thay thế chiến thuật tấn công đường không truyền thống bằng phương cách liên kết dữ liệu, sử dụng vũ khí linh hoạt hơn.​
Chương trình SoSITE sử dụng nền tảng các máy bay có người lái, không người lái, cùng máy bay ném bom chiến lược liên kết dữ liệu để chỉ huy và kiểm soát tác chiến một cách thống nhất.​
khong-quan-my-da-tung-tien-den-muc-phai-dung-vu-khi-gia-re.png

SoSITE sẽ thay thế chiến thuật tấn công đường không truyền thống bằng phương cách liên kết dữ liệu, sử dụng vũ khí linh hoạt hơn.​
Vũ khí rẻ vẫn được dẫn chính xác
DARPA mô phỏng một cuộc xung đột trong tương lai gần với tình huống là một máy bay chiến lược mang TLHT công nghệ cao và nhiều vũ khí thông thường, phối hợp với máy bay chiến thuật thế hệ mới (MBCT), tổ chức tấn công trận địa TLPK của đối phương.​
Động thái đầu tiên, máy bay chiến lược phóng ra tên lửa hành trình (TLHT) thông minh, đắt tiền, hướng về phía trận địa đối phương gọi là lớp TLHT “xung kích”. Lập tức MBCT so tần số, liên kết dữ liệu với các TLHT này.​
Khi các TLHT liệng vào sát mục tiêu, từ lúc này MBCT làm nhiệm vụ liên kết hai chiều, trong đó, một chiều liên tục trao đổi dữ liệu với cảm biến của TLHT “xung kích”, một chiều khác chuyển dữ liệu theo thời gian thực cho máy bay chiến lược chuyên chở nhiều vũ khí.​
Tới thời điểm “quyết định”, MBCT liên kết dữ liệu với máy bay chiến lược tổ chức đòn tiến công thứ hai cấp tập, số lượng lớn, ồ ạt vào mục tiêu bằng vô số những TLHT thông thường (rẻ tiền), chúng liệng theo quỹ đạo đã được MBCT cung cấp.​
Phía đối phương chống trả, bằng cách bắn chặn các tên lửa hành trình, nhưng không xuể, vì số lượng chúng quá nhiều, kiểu “bầy đàn”, khiến cho đối phương bắn lên không xuể, kết cục trận địa tên lửa bị xóa sổ.​
Như thế, thay vì phải cần một số lượng lớn máy bay chiến thuật “mang” TLHT, radar cùng thiết bị tình báo, trinh sát, giám sát (ISR) tốn kém, thì giờ đây mọi việc trở nên đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều.​
Tất cả là nhờ hệ SoSITE tích hợp và liên kết giữ liệu liên tục giữa máy bay tốp đầu và tốp sau. Qua tính toán, có thể nhiều tên lửa ở tốp sau bị bắn chặn tới 60%, nhưng đó là các tên lửa rẻ tiền, cất trữ qua nhiều năm, vòng đời sắp hết, nên chi phí ít tốn kém.​
Vẫn còn lại nhiều quả đạn không bị chặn, lọt được qua lưới phòng không phá hủy mục tiêu. Tính trên tổng thể, bên tấn công có chi phí thấp mà vẫn đạt hiệu quả hủy diệt cao.​
DARPA tin rằng, tối ưu hóa chiến thuất tấn công bằng liên kết dữ liệu như mô tả trên đây, hiệu quả thu về “đáng kinh ngạc”, nhất là vòng đời các vũ khí sẽ được kéo dài hơn nhiều.​
Nỗi lo lắng chi phí nghiên cứu và sản xuất số lượng lớn tốn kém cho tên lửa thông minh cực kỳ đắt đỏ sẽ không còn sự trăn trở của các “nhà đầu tư”. Điều quan trọng là không cần dùng nhiều MBCT thế hệ mới đắt tiền.​
khong-quan-my-da-tung-tien-den-muc-phai-dung-vu-khi-gia-re.jpg

Máy bay cường kích tàng hình F-117A Nighthawk của Không quân Mỹ bị bắn rơi ở Serbia.​
Giảm rủi ro cho phi công
Thông qua hợp đồng với các hãng như Boeing, General Dynamics, Lockheed Martin, Northrop Grumman, BAE Systems, và Rockwell Collins, DARPA đang làm việc để duy trì ưu thế trên không thông qua cách tiếp cận linh hoạt hơn.​
Với việc sử dụng các hệ thống vũ khí, mang lại hiệu quả thực chiến rẻ hơn, giảm số lượng máy bay chiến thuật tham chiến, bớt rủi ro cho phi công nếu dùng UAV.​
Theo DARPA, mục tiêu của SoSITE không chỉ nâng cao hiệu quả tác chiến mà còn giảm rủi ro cho các phi công Mỹ, buộc đối phương phải tốn nhiều biện pháp đối phó đắt giá chống trả các đòn tấn công đường không.​
Nếu đòn tấn công đầu tiên sử dụng máy bay không người lái còn ít tốn kém hơn nữa. “Các máy bay không người lái dấn thân vào khu vực nguy hiểm, tránh rủi ro cho các phi công khi họ bằng xương bằng thịt bay vào các tọa đổ lửa".​
DARPA dự kiên sử dụng các modul hoán đổi cho nhau và các thành phần nền tảng, bao gồm các đơn vị tác chiến điện tử, cảm biến, vũ khí, định vị và thông tin liên lạc với máy bay có người lái và không người lái, để chúng tương thích, liên kết chặt chẽ cùng nhau hơn nữa.​
Công việc còn lại là bảo vệ hệ thống khỏi sự tấn công không gian mạng, thu nhỏ các khối thuật toán, sử dụng vật liệu tiên tiến cho SoSITE. Giám đốc chương trình này nói: “Sẽ giảm đáng kể gánh nặng phát triển nếu ứng dụng SoSITE".​
Thực tế trên chứng minh rằng, đôi khi "nhà giàu" như Không quân Mỹ cũng toát mồ hôi nếu chi tiêu không căn cơ có thể dẫn đến thiếu hụt đạn dược, suy giảm sức chiến đấu, không duy trì được vị thế độc tôn là siêu cường số 1 thế giới.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Đồng minh cũ quay lưng với vũ khí Mỹ

Nga bán tàu tên lửa Molniya cực mạnh cho Ai Cập

Cập nhật lúc: 08:00 20/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Ngắm đại dương qua “cabin” tàu tên lửa Molniya
Tàu chiến Molniya của VN lắp tên lửa BrahMos hay Klub?

(Kiến Thức) - Hải quân Ai Cập đã nhận được chiếc tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-270 Moskit từ Nga.
*Theo trang mạng nhà máy đóng tàu Vympel thì Molniya là biệt hiệu dành cho lớp tàu tên lửa Project 12421 và Project 12418 đang được Việt Nam sử dụng.​
Theo Navyrecognition cho hay, Ai Cập đang không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân bằng việc đặt mua liên tiếp các chiến hạm. Sau khi nhận hai tàu chiến Ambassador MK III FMC từ Mỹ, rồi chiến hạm Fremm từ Pháp cộng với 4 tàu hộ tống lớp Gowind, Ai Cập lại vừa nhận thêm tàu tên lửa Molniya Project 12421 mang số hiệu P-32 từ Nga.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàu tên lửa Molniya vừa nhận chủ nhân mới là Hải quân Ai Cập. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đáng chú ý, đến nay P-32 là tàu duy nhất được đóng theo Project 12421 Molniya. Đây là biến thể xuất khẩu của tàu hộ tống tên lửa Project 12411 vốn dùng cho Hải quân Liên Xô và sau này là Hải quân Nga.​
Đồng thời P-32 cũng là tàu duy nhất thuộc dòng tàu chiến cỡ nhỏ này được trang bị tên lửa chống tàu siêu âm P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Sunbum).​
Với tầm xa hoạt động tối đa 120 km, tên lửa P-270 Moskit có khả năng bay đạt tốc độ siêu âm Mach 3 nhờ vào 4 động cơ phản lực dòng khí thẳng.​
Điểm độc đáo tiếp theo của P-32 ở chỗ là con tàu này được khởi đóng tại nhà máy Vympel từ cuối những năm 1980 nhưng phải tới năm 2000 mới hoàn thành. Nó sau đó đã được chuyển giao cho Hải quân Nga nhưng chưa bao giờ chính thức được phục vục vụ cho Hải quân Nga bởi vì vốn được thiết kế để xuất khẩu. Trước đó P-32 định bán cho Turkmenistan vào năm 2006 nhưng hợp đồng đã không được thực hiện.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}P-32 có khả năng mang theo 4 tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Vào năm 2010, tàu tên lửa Molniya này xuất hiện tại vùng biển Caspia của Hải quân Nga và vào năm 2013 nó được đưa tới Hạm đội biển Baltic.​
Nhưng tới nửa đầu tháng 7/2015, P-32 đã được nhìn thấy dẫn rời khỏi vùng biển Baltic và đưa tới Biển Địa Trung Hải. Cuối tháng 7/2015, con tàu đã cập cảng Alexandria. Trước đấy, Ai Cập đã tỏ rõ sự quan tâm tới tàu tên lửa này từ năm 2014. Các nguồn tin cho biết, hợp đồng cuối cùng đã được Nga và Ai Cập ký kết trong năm 2015.​
Có được “hàng độc” P-32, Ai Cập sẽ tăng thêm đáng kể sức mạnh cho lực lượng hải quân. Tàu tên lửa lớp Molniya có phạm vi hoạt động 3.100 km, thủy thủ đoàn 44 người và được gắn radar điều khiển hỏa lực Vympel MR-123. Ngoài tên lửa P-270 Moskit, Tarantul còn được trang bị pháo hạm AK-176 cỡ 76,2mm, hai bệ pháo phòng không AK-630 và tên lửa phòng không vác vai Igla.​
Nga bán 4 trực thăng tấn công Mi-35M cho Pakistan

Cập nhật lúc: 15:02 20/08/2015 (GMT+7)
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Trực thăng tấn công Mi-35 Nga sẽ sớm tới Pakistan
Infographic: “Hung thần” diệt tăng Mi-35M của Nga

(Kiến Thức) - Một phát ngôn viên Đại sứ quán Nga tại Islamabad cho biết, Pakistan vừa ký một hợp đồng mua bốn trực thăng tấn công Mi-35M.
Vị đại diện hôm 20/8 cho hãng thông tấn Ria Novosti cho biết: “Hợp đồng mua bốn trực thăng tấn công Mi-35M đã được ký kết vào cuối tuần trước”.​
Theo ông này, bản hợp đồng trên đạt được giữa Công ty Xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport và Bộ Quốc phòng Pakistan.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Trực thăng tấn công Mi-35M. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tháng 7 vừa rồi, Phó Tổng giám đốc Rosoboronexport Andrey Shibitov cho biết, hợp đồng cung cấp trực thăng Mi-35M cho Pakistan có thể được ký trong tương lai gần.​
Trướ đó, vào tháng 9/2014, Phó Giám đốc điều hành công ty này Sergey Goreslavsky tiết lộ, Pakistan đang thương thảo vụ mua một số các trực thăng tấn công Mi-35M để đối phó với khủng bố.​
Đại gia đình dòng trực thăng Mi-24/25/35 có khả năng vận chuyển tới 8 lính dù đang được sử dụng trong lực lượng vũ trang Nga, Brazil, Venezuela và Azerbaijan.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Pháo binh Nga gầm thét, đáp trả tập trận Mỹ-NATO

(Bình luận quân sự) - Đáp trả lại các hành động quân sự của Mỹ-NATO, quân đội Nga đã tổ chức các cuộc tập trận hỏa lực cực lớn thuộc địah bàn Quân khu phía nam.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
phao-binh-nga-gam-thet-dap-tra-tap-tran-mynato_20125562.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lực lượng pháo binh Nga tổ chức tập trận cực lớn
Nga đã tổ chức cuộc tập trận hỏa lực cực lớn với sự tham gia của lực lượng pháo binh Quân khu phía Nam của từ 17 tháng 8 đến 18 tháng 9. Cuộc tập trận sẽ huy động 9.000 quân nhân và 3.000 đơn vị vũ khí, thực hiện hơn 1.000 nhiệm vụ hỏa lực, trong đó có 900 hoạt động bắn pháo.
Quan sát viên Aleksandr Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" nhận định, trên nền bối cảnh bất ổn ở Ukraine và “cơn thần kinh chống Nga ở Tây Âu, cùng với sự tham gia của NATO vào cuộc tập trận ở Nam Kavkaz, cuộc xuất quân của pháo binh Quân khu phía Nam có vẻ đúng lúc.
Vị chuyên gia này nhận định, hiện nay, đội ngũ pháo binh Nga đang chuyển từ hành động chiến đấu “có tiếp xúc” sang “phi tiếp xúc” nhờ những hình thức phối hợp trinh sát-hỏa lực và điện tử-hỏa lực để triệt hạ các nục tiêu của đối phương cả ở tuyến đầu lẫn hậu phương.
Đà phát triển khả năng chiến đấu của binh chúng pháo binh Nga được tiếp nối nhờ các vũ khí có độ chính xác cao, hiệu suất mạnh của đạn dược và hỏa lực tự động hóa. Pháo binh giáng đòn từ cự ly xa, trên bình diện mặt trận trải rộng và độ sâu đáng kể.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
phao-binh-nga-gam-thet-dap-tra-tap-tran-mynato_20125265.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Hệ thống pháo phản lực 9K58 Smerch của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong quá trình diễn ra hội thao, lực lượng pháo binh sẽ thực hành kỹ năng phóng hỏa lực từ các hệ thống pháo phản lực nhiều nòng như "Grad-M", "Tornado-G", "Uragan", "Smerch", pháo tự hành “Akatsya” 152-mm, "Msta-S", tổ hợp tên lửa chống tăng "Sturm-S", súng cối 120-mmn "Podnos" và "Sani", vào những mục tiêu đơn lẻ và nhóm mục tiêu, ở các tầm xa khác nhau.
Hệ thống pháo phản lực mới "Tornado-G" có hiệu suất chiến đấu vượt hơn gấp 3 lần so với hệ thống trước nó là "Grad", trong khi chỉ cần thời gian ngắn hơn một nửa để chuyển sang tư thế sẵn sàng chiến đấu, mỗi loạt đạn của nó có sức mạnh “thổi bay” các mục tiêu trên địa bàn diện tích khoảng 1 hec-ta.
Các đơn vị chống tăng của lục quân Nga sở hữu tổ hợp tên lửa mới hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết mang tên "Khrizantema-S". Tổ hợp này có khả năng xuyên thủng lớp thiết giáp bảo vệ của mọi loại xe tăng hiện đại.
So với các mẫu “tiền bối”, lựu pháo tự hành đã hiện đại hóa "Msta-SM" 152-mm có vận tốc bắn nhanh hơn gấp 6 lần, cho phép thực hiện chế độ phóng hỏa lực tấn công cực nhanh.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
phao-binh-nga-gam-thet-dap-tra-tap-tran-mynato_20126437.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Hệ thống pháo phản lực mới "Tornado-G"​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Với sự phát triển phương pháp hỏa lực tầm xa hủy diệt đối phương, pháo binh còn tích cực sử dụng các máy bay trinh sát không người lái "Orlan", "Zastava", "Granat" và "Leer", tạo điều kiện cho các xạ thủ xác định tọa độ mục tiêu chính xác hơn và nhanh chóng điều chỉnh hỏa lực đạt kết quả cao nhất.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàu Nga "náo động" đại dương, Mỹ vung hàng chục triệu đô phòng bị

Nhật Minh | 20/08/2015 20:10

russian-nuclear-submarine-undergoing-sea-1440058975525-0-15-319-640-crop-1440058996748.jpg

Tàu ngầm Nga (Ảnh minh họa)
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Sputnik đưa tin, Mỹ sẵn sàng bỏ ra 56,5 triệu USD để lắp đặt một "thiết bị giám sát tinh vi" ở Đại Tây Dương, tương tự như loại họ đã sử dụng ở Thái Bình Dương.

Lý giải cho động thái này, các chuyên gia nhận định, đó là do "quân đội Mỹ xem hoạt động của tàu ngầm Nga ở Đại Tây Dương vừa là một nguy cơ trước mắt, vừa là mối đe dọa về lâu dài".
Theo thông tin từ tờ Bloomberg ngày 18/8, Hải quân Mỹ đang đề xuất một khoản kinh phí 56,5 triệu USD để tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm do lo ngại các hoạt động ngày càng gia tăng của Nga ở Đại Tây Dương.
Số tiền này sẽ được dùng để trang bị một "thiết bị giám sát tinh vi", tương tự như loại Hải quân Mỹ đã triển khai ở Thái Bình Dương.
"Ngoài ra, giữa năm 2016, Hải quân Mỹ còn muốn đưa đến Đại Tây Dương một nguyên mẫu hệ thống cảm biến dưới biển để xử lý các mối đe dọa hiện hữu" - Bloomberg trích dẫn tài liệu ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Cả 2 hệ thống này đều nhằm đáp ứng "nhu cầu cấp bách" từ phía các chỉ huy tác chiến Mỹ phụ trách phòng thủ quốc gia và châu Âu.
tau-nga-nao-dong-dai-duong-my-vung-hang-chuc-trieu-do-phong-bi.jpg

Quân đội Mỹ xem hoạt động của tàu ngầm Nga ở Đại Tây Dương vừa là một nguy cơ trước mắt, vừa là mối đe dọa về lâu dài. (Ảnh minh họa)​
Bloomberg cho biết, đề xuất của Hải quân Mỹ đang trong thời gian đợi Quốc hội Mỹ thông qua.
Điều đáng chú ý là, mặc dù động thái này được cho là để "đáp trả các động thái hải quân quyết đoán" của Tổng thống Vlaimir Putin nhưng các yêu cầu của Hải quân Mỹ lại được đệ trình lên Quốc hội nước này 1 tháng trước khi Nga công bố chiến lược hàng hải mới.
"Những đề xuất của Hải quân Mỹ là bằng chứng cho thấy quân đội Mỹ coi hoạt động của tàu ngầm Nga ở Đại Tây Dương vừa là nguy cơ trước mắt, vừa là mối đe dọa về lâu dài" - Tom Spahn, một chuyên gia về các vấn đề tác chiến dưới biển nhận định.
Chiến lược hàng hải mới được Tổng thống Nga Putin phê chuẩn vào tháng 7 vừa qua, trong đó kêu gọi duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của Nga ở Đại Tây Dương và Bắc Cực, đồng thời chỉ trích sự mở rộng về phía đông của NATO.
Ngoài ra, Nga còn đặt mục tiêu ‘phát triển cơ sở hạ tầng’ cho hạm đội Biển Đen ở khu vực Crimea, vùng đất sát nhập vào Nga vào 2014 và tái cấu trúc hải quân để nâng vị trí chiến lược của Nga ở vùng biển cũng đang bị NATO lăm le này.
Theo Sputnik, có một điều đáng chú ý nữa là thông tin về động thái mới của Mỹ được đưa ra cùng ngày Tổng thống Putin tới thăm bán đảo Crimea và có một chuyến thám hiểm "thú vị" dưới đáy Biển Đen trong một chiếc tàu lặn mini.
Trong chuyến thám hiểm kéo dài 45 phút, Tổng thống Nga đã khám phá con tàu cổ có niên đại từ thế kỷ thứ 9 hoặc 10 và một số di tích có niên đại từ thế kỷ 10 mới được các nhà nghiên cứu Nga phát hiện gần đây.
Chuyến thám hiểm được nhà lãnh đạo Nga đánh giá là “rất cần thiết để hiểu về sự hình thành bản sắc dân tộc của đất nước”.
Đây là chuyến thăm thứ 3 của ông Putin tới Crimea kể từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo này hồi tháng 3.2014.
 
23/8/12
1.162
3
38
Với Mỹ, đâu là “VK hạt nhân nguy hiểm nhất mọi thời đại” của TQ?

Hải Vy | 20/08/2015 19:34

picture-213-1440049338365-154-0-552-780-crop-1440049362097.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo báo chí Mỹ, loại vũ khí Trung Quốc có khả năng tấn công các thành phố Mỹ đang tiến gần đến giai đoạn triển khai.

Tạp chí National Interest (Mỹ) ngày 19/8 đăng bài viết có tiêu đề: “Trung Quốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất mọi thời đại”.
Trong đó, bài viết đề cập tới thông tin trên tờ Washington Free Beacon rằng Trung Quốc đã tiến hành phóng thử nghiệm lần thứ 4 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) di động DF-41 hôm 6/8.
“Lầu Năm Góc đánh giá tên lửa DF-41 là tên lửa hạt nhân mạnh nhất của Bắc Kinh và là một trong những tên lửa tầm xa mới mà nước này đang phát triển hoặc đang triển khai” – phóng viên Bill Gertz của tờ Washington Free Beacon viết.
Đây là lần thứ 4 trong 3 năm trở lại đây Trung Quốc thử nghiệm tên lửa DF-41, cho thấy tên lửa này đang tiến gần đến giai đoạn triển khai.
Đáng chú ý là, theo Gertz, trong cuộc thử nghiệm mới nhất, Trung Quốc đã bắn đi 2 đầu đạn độc lập từ tên lửa DF-41. Điều này càng thêm cơ sở cho thấy DF-41 sẽ mang các đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV).
voi-my-dau-la-vk-hat-nhan-nguy-hiem-nhat-moi-thoi-dai-cua-tq.jpg

Hình ảnh được cho là của tên lửa DF-41. Ảnh: Army Recognition.​
Lầu Năm Góc chưa từng đưa ra bất cứ bình luận trực tiếp nào về các vụ thử trước đó của DF-41.
Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng khẳng định: “Chúng tôi không bình luận về các cuộc thử nghiệm vũ khí của Trung Quốc nhưng luôn giám sát cẩn trọng chương trình hiện đại hóa quân đội của nước này”.
Lầu Năm Góc dự đoán loại ICBM mới của Trung Quốc có thể sẽ sẵn sàng hoạt động ngay trong năm nay.
Thời điểm triển khai DF-41 có thể trùng với thời điểm Trung Quốc tiến hành các cuộc tuần tra đầu tiên bằng tàu ngầm trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân JL-2 trong năm nay.
Điều này trái với một số nhận định trước đó cho rằng DF-41 vẫn trong giai đoạn thử nghiệm tính ổn định và chưa thể đưa vào trang bị toàn diện.
Vụ thử ngày 6/8 được các cơ quan tình báo Mỹ đánh giá là quan trọng, bởi nó đã xác nhận khả năng mang nhiều đầu đạn của DF-41.
voi-my-dau-la-vk-hat-nhan-nguy-hiem-nhat-moi-thoi-dai-cua-tq.jpg

Hình ảnh được cho là của tên lửa DF-41. Ảnh: Army Recognition.​
Chuyên gia Rick Fisher tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá quốc tế nhận định:
“Tên lửa nhiên liệu rắn di động DF-41 sẽ là ICBM thứ 2 trang bị MIRV mà Quân đoàn pháo binh số 2 Trung Quốc đưa vào sử dụng, sau loại hiện tại đang triển khai là tên lửa nhiên liệu lỏng, phóng từ silo DF-5”.
“Điều quan trọng là Trung Quốc có thể đang bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, trong đó số lượng đầu đạn hạt nhân của nước này sẽ tăng lên nhanh chóng” – Fisher nói.
Báo cáo thường niên mới nhất về quân đội Trung Quốc do Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 5 đề cập rằng, DF-41 “có khả năng mang MIRV. Lầu Năm Góc gọi DF-41 là tên lửa CSS-X-20”.
Công nghệ MIRV được xem là công nghệ đầu đạn hạt nhân tiên tiến hiện nay, bởi chúng giúp tăng khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu của một tên lửa.
Khi được triển khai, DF-41 sẽ tăng cường đáng kể lực lượng tên lửa của Trung Quốc, hiện đang có 50-60 ICBM, gồm các loại DF-5, DF-31, DF-31A và tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm JL-2.
Mark Stokes, một cựu chuyên gia của Lầu năm Góc nhận định rằng một khi được triển khai đầy đủ, DF-41 sẽ là loại ICBM tinh vi nhất của quân đội Trung Quốc cho tới nay.
 
23/8/12
1.162
3
38
Kinh ngạc tính năng radar tên lửa phòng không S-400

Cập nhật lúc: 07:15 22/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Mục kích đàn máy bay Không quân Nga tiến vào Moscow
Ngắm súng lục PL-14 mới nhất của công ty Kalashnikov Nga

Điểm độc đáo của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 là hệ thống ra-đa có khả năng phát hiện và giám sát đáng kinh ngạc.
Trong buổi trả lời phỏng vấn chương trình “Thông tin quân sự” ngày 17-8, các sĩ quan Lực lượng Phòng thủ vũ trụ tại Moscow đã hé lộ nhiều thông tin độc đáo về tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất của Nga hiện nay là S-400 Triumph.​
Theo đó, điểm độc đáo của tổ hợp S-400 là hệ thống ra-đa có khả năng phát hiện và giám sát đáng kinh ngạc. Ra-đa nhìn vòng của S-400 có thể phát hiện mọi vật thể bay trong tầm quét, kể cả những vật thể nhỏ nhất. Thậm chí, ra-đa của S-400 còn có thể theo dõi, phát hiện các mục tiêu trên mặt đất như phân biệt một vật thể bay với một chiếc xe tải đang chạy trên đường cao tốc.​


[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
“Các mục tiêu bay dù có cố gắng bay thấp nhất có thể đều bị ra-đa của tổ hợp S-400 phát hiện và theo dõi”, một sĩ quan phát biểu tại chương trình “Thông tin quân sự”. Với S-400 sẽ không còn các sự kiện như việc công dân Đức Mathias Rust bay vượt biên giới Liên Xô và hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ. Nếu sự kiện này lặp lại, S-400 sẽ phát hiện ra máy bay ngay khi nó vượt qua biên giới Nga.​
“Khoảng thời gian tên lửa đánh chặn từ Moscow bay tới Tver (miền Trung nước Nga) chừng một phút. Trong suốt thời gian đó, thông tin về vị trí, mục tiêu sẽ liên tục được cập nhật từ đài chỉ huy tới tên lửa. Mục tiêu sẽ không có cơ hội chạy thoát”, sĩ quan Eugene Ryabchesky, Chỉ huy một tiểu đoàn S-400 tuyên bố, khi nói về kịch bản vật thể bay lạ cố gắng tiếp cận Moscow.​
Ông này nhấn mạnh, đối với tổ hợp S-400 không có khái niệm máy bay tàng hình vì mọi dấu hiệu đều bị phát hiện và theo dõi.​
S-400 Triumph là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung thế hệ mới nhất của Nga hiện tại. S-400 được thiết kế để ngăn chặn các phương tiện bay của đối phương, trong đó có tên lửa đạn đạo và các mục tiêu ở tầng quỹ đạo vũ trụ thấp. Tổ hợp tên lửa này có tầm bắn tới 400km, khả năng theo dõi cùng lúc 36 mục tiêu và dẫn bắn 72 tên lửa vào các mục tiêu được chọn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Sơ lược sức mạnh kinh người của tên lửa phòng không S-500

Cập nhật lúc: 08:00 21/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Sửng sốt phiến quân Libya biến SA-3/6 thành tên lửa đối đất
Sức mạnh Binh chủng Tên lửa phòng không của VN

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 với những tính năng vượt trước thời gian có khả năng tiêu diệt hầu hết tất cả các phương tiện bay.
Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không S-500 "Prometheus" , 55R6M "Triumphant-M" hiện đại của Nga, được thiết kế và phát triển bởi Tập đoàn cổ phần Vũ khí phòng không PVO" Almaz-Antei ".​
S-500 được hy vọng như một hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới, sử dụng nguyên tắc giải quyết riêng biệt nhóm nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu tên lửa đạn đạo và các phương tiện bay các loại.​
Nhiệm vụ chính của hệ thống tên lửa là tiêu diệt các đầu đạn tên lửa đạn đạo tầm trung: tự động đánh chặn các tên lửa đạn đạo IRBM với tầm bắn đến 3500 km với tốc độ bay lên đến 5km/s, trong trường hợp cần thiết tiêu diệt các đầu đạn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối của quỹ đạo đường đạn hoặc trong một giới hạn nhất định, ở giai đoạn giữa.​
Những hệ thống vũ khí này có thể bảo vệ các các khu vực dân cư, các thành phố lớn, công trình công nghiệp và các mục tiêu chiến lược đặc biệt quan trọng. Ngoài ra S-500 cũng có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa hành trình siêu thanh, chiến đấu cơ và UAV trên độ cao thông thường, tên lửa siêu thanh có tốc độ 5M trở lên (Waverider); tiêu diệt các vệ tinh quỹ đạo thấp và các phương tiện bay mang vũ khí trên vũ trụ được phóng từ máy bay siêu thanh, các máy bay không người lái siêu âm và các hệ thống phóng vũ khí trên vũ trụ.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe phóng đạn tên lửa S-500 đánh chặn các mục tiêu tầm xa như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình siêu thanh.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tính năng kỹ chiến thuật hệ thống tên lửa:​
- Tầm xa phát hiện các mục tiêu bằng các đài radar theo biên chế - 600-750 km​
- Tiêu diệt mục tiêu tầm xa đến 600 km​
- Tầm cao tiêu diệt mục tiêu bằng các tên lửa đặc biệt phòng thủ vũ trụ 100 km​
- Tầm cao tiêu diệt mục tiêu thông thường - 40-50 km​
S-500 bao gồm các phương tiện điều hành tác chiến: Xe chỉ huy 85ZH6-1 kiểm soát điều hành tác chiến, đài radar cảnh báo sớm 60K6.​
Bộ phận phòng không tiêu diệt máy bay chiến đấu – xe chỉ huy 55K6MA, đài radar 91N6AM, đài điểu khiển tên lửa 51P6M, tên lửa 40N6M;​
Bộ phận chống tên lửa – Xe chỉ huy điều hành tác chiến 85ZH6-2, đài radar 76T6 và 77T6 trang bị radar mảng pha chủ động tầm xa, xe điều khiển tên lửa 77P6, tên lửa đánh chặn 77N6-H và 77N6-H1 (được phát triển bởi văn phòng thiết kế "Fakel").​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe chỉ huy điều hành tác chiến S-500 {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống tên lửa S-500 được đồng bộ hóa với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại ở Moscow và ngoại vi thủ đô Moscow A-135 "Amur", nhằm đạt khả năng đánh chặn tên lửa đối phương với tốc độ 7 km/s.​
Được trang bị các tên lửa đánh chặn tầm xa đến 600 km, hệ thống S-500 có khả năng phát hiện và tấn công cùng lúc 10 mục tiêu tên lửa đạn đạo siêu thanh bay với tốc độ 7 km/s, đồng thời có khả năng tiêu diệt cả các các đầu đạn tên lửa hành trình siêu thanh.​
Như vậy, S-500 không phải là một tổ hợp tên lửa phòng không hay phòng thủ tên lửa thông thường, mà là Hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa cơ động, được tích hợp vào hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia cũng như tích hợp, chia sẻ thông tin với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung, cung cấp thông tin, truyền dữ liệu mục tiêu với các tổ hợp tên lửa tầm gần.​
Theo kế hoạch, quá trình phát triển hệ thống S-500 hoàn tất trong năm 2015 , năm 2017 hệ thống sẽ được tiến hành thử nghiệm cấp quốc gia. Đến đầu năm 2018, các hệ thống S-500 có thể từng bước được biên chế vào các đơn vị Phòng không và Phòng thủ vũ trụ.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Phóng thử nghiệm tên lửa thế hệ mới {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Từ những tính năng kỹ chiến thuật đã được công bố, S -500 vượt trội hơn hẳn so với hệ thống S - 400 "Triumph" và hệ thống phòng không chiến trường - THAAD của Mỹ. Tầm xa phát hiện mục tiêu S - 500 là 800 km hơn hẳn S - 400 là 200 km. Tổng tư lệnh lực lượng Không quân Nga, ông ViktorBondarev cho rằng, S – 500 có khả năng tiêu diệt dầu hết các tên lửa cấp chiến thuật – chiến dịch, tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm gần và mục tiêu trên thượng tầng khí quyển. Cho đến lúc này, các chuyên gia phòng không nước ngoài vẫn thảo luận về những tính năng kỹ chiến thuật còn được bảo mật của hệ thống vũ khí siêu phòng không và hoàn toàn bí ẩn này.​
Tất cả các chuyên gia, căn cứ vào những tính năng kỹ chiến thuật của S- 300PMU và S- 400 đều có chung một kết luận, S- 500 sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh phòng không – phòng thủ vũ trụ của Nga.​
Đây là tổ hợp tên lửa phòng không hai trong một: “Hệ thống cho phép tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung, các đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở giai đoạn cuối với hiệu quả rất cao. Các hệ thống sẽ được đưa vào biên chế trong lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ của Nga vào năm 2017. Trên cơ sở của S- 500, các chuyên gia có thể phát triển các loại đầu đạn đánh chặn có tốc độ siêu thanh và tiêu diệt mục tiêu bằng động năng va chạm”. Tổng biên tập tạp chí "Phòng không – phòng thủ vũ trụ" Michael Khodarenok phát biểu.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hai hệ thống phóng đạn phòng thủ tên lửa và phòng không của S-500 {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Câu hỏi đặt ra là: Hiện nay, trong khuôn khổ chương trình “đòn tấn công thần tốc” Mỹ đang đẩy mạnh phát triển các tên lửa hành trình có tốc độ siêu thanh, Trung Quốc cũng có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Các tên lửa siêu thanh với tốc độ hơn 5M có khả năng chọc thủng bất cứ lá chắn tên lửa nào. Vấn đề là liệu S- 500 có khả năng đánh chặn hay không? Ông Michael Khodarenok tự tin khẳng định: “S - 500 có thể đánh chặn hiệu quả các loại vũ khí này, S – 500 Triumfator-M có thể tiêu diệt các tên lửa hành trình có tốc độ bay từ 5500 km/h hoặc lớn hơn.​
Bài toán này trước đây không được đặt ra với các hệ thống phòng thủ tên lửa trên toàn thế giới, nhưng được đưa vào tính năng kỹ chiến thuật của S – 500. Để giải quyết yêu cầu nhiệm vụ, S – 500 được trang bị radar phát hiện mục tiêu và dẫn đạn công suất lớn, điều khiển bởi một hệ thống siêu máy tính và tự động hóa cao độ. Do nhiệm vụ rất phức tạp, tốc độ xử lý thông tin cao, các nhà phát triển hệ thống tên lửa đã giảm thiểu tối đa sự tham gia của các trắc thủ trên tất cả các giai đoạn hoạt động, từ khi phát hiện mục tiêu, chuẩn bị phóng đạn, tiến trình phóng và dẫn đạn đến mục tiêu đều nằm trong quá trình điều khiển tự động của máy tính điện tử. Đây chính là cấp độ tự động hóa và trí tuệ hóa hệ thống của tổ hợp tên lửa S – 500.​
Phác thảo một số phương tiện chuyên chở thuộc Hệ thống tên lửa S-500​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Bản phác thảo một số phương tiện tác chiến của hệ thống S-500 – từ trên xuống dưới: Xe phóng đạn 77P6, đài radar 96L6-1, đài radar 77T6, đài radar 76T6, xe chỉ huy và kiểm soát, điều hành tác chiến 55K6MA hoặc 85ZH6-2. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Cột tháp anten 40V6MT , đài radar 91N6A (M) của hệ thống tên lửa phòng không S-500 {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe phóng đạn tên lửa 77P6 {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hiện nay trong biên chế của lực lượng Phòng không chiến trường và bảo vệ mục tiêu là các tổ hợp tên lửa S- 300 PM, các tổ hợp tên lửa hiện đại S- 400 "Triumph", các tổ hợp tên lửa và pháo phòng không tầm gần "Pantsir - S". Hệ thống tên lửa S- 500 sẽ là hệ thống tên lửa phòng không – phòng thủ vũ trụ thế hệ thứ 5, có thể thay đổi hoàn toàn cán cân lực lượng phòng thủ vũ trụ trên thế giới và ngăn chặn hiệu quả các đòn tấn công từ trên không, trên vũ trụ của đối phương.​
Hơn thế nữa, S – 500 sẽ vô hiệu hóa nguy cơ các mục tiêu chiến lược bị tấn công bởi tên lửa hành trình có tốc độ siêu thanh, các tên lửa đạn đạo tầm trung và đầu đạn xuyên lục địa. Như vậy, nếu S - 500 xuất hiện trên thị trường vũ khí thì những dự án nhiều tỷ đô la phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ sẽ chỉ là nghiên cứu ném tiền qua cửa sổ.​
Lực lượng Phòng không – Phòng thủ vũ trụ Nga đặt nhiều hy vọng vào siêu vũ khí phòng không này. Những quan tâm đặc biệt của các nhà quân sự Trung Quốc với hệ thống cũng thể hiện vị thế quan trọng đặc biệt của nó. Cho đến hiện nay, HQ – 9 và các tổ hợp tên lửa S – 300 PMU mà Trung Quốc sở hữu hoàn toàn không có khả năng đánh chặn “đòn tấn công thần tốc” của Mỹ và các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc đang bị đe dọa bởi loại vũ khí hiện đại này.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Thực lực quân đội Trung Quốc và mối "liên minh" với Nga

Đức Dũng | 22/08/2015 10:30

1908-tu-lenh-hai-quan-nga-1440211995208-0-0-227-445-crop-1440212494573.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quân đội Trung quốc với quân số khoảng 2,5 triệu quân nhân cùng hệ thống vũ khí hiện đại với hơn 7.500 xe tăng, 4.500 xe bọc thép, 3.000 máy bay chiến đấu...

thuc-luc-quan-doi-trung-quoc-va-moi-lien-minh-voi-nga.jpg

Chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc​
Hiện tại, Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc có khoảng 2,5 triệu quân nhân, lớn nhất ở khu vực Á – Âu, là một hệ thống quân đội hiện đại. Vũ khí bao gồm các loại thông thường và tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân.
Lực lượng mặt đất (lục quân) gồm 1, 6 triệu binh sĩ, chia thành 89 đơn vị với hệ thống vũ khí lớn: gồm hơn 7.500 xe tăng, 4.500 xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh, 17.500 khẩu đại bác và thiết bị phóng tên lửa.
Phần lớn là các loại vũ khí hiện đại. Thời gian gần đây, Trung Quốc tích cực xây dựng các lực lượng cơ động để hỗ trợ lực lượng cảnh sát trong các cuộc xung đột địa phương ở vùng biên giới.
Không quân Trung Quốc có hơn 3.000 máy bay chiến đấu (70% số đó là máy bay tiêm kích), thực hiện các nhiệm vụ phòng không và hỗ trợ một phần nhỏ cho lục quân.
Lực lượng hải quân bao gồm 100 tàu chiến và tàu sân bay, 50 tàu ngầm diesel, 600 máy bay và trực thăng. Khoảng 900 tàu tuần tra nhỏ làm nhiệm vụ bảo vệ các vùng biên giới biển đảo của đất nước.
Lực lượng hạt nhân chiến lược được trang bị cho cả hải quân, không quân và lục quân.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc có khoảng 240 đầu đạn hạt nhân (180 đầu đạn trong số đó tham gia chiến đấu), trở thành kho vũ khí hạt nhân lớn thứ tư trên thế giới.
Các đầu đạn này được đặt trên tên lửa liên lục địa trên mặt đất và trên biển (có tới 6 tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân).
Hàng không chiến lược gồm 80 máy bay ném bom được chế tạo dựa trên nguyên mẫu Tu-16 của Nga. Hiện nay, Trung Quốc đang tự mình hoàn thiện các lực lượng hạt nhân.
Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bị tụt hậu khoảng 15 năm so với các nước tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực cảnh báo sớm nguy hiểm, kiểm soát quân sự, chiến tranh điện tử và vũ khí có độ chính xác cao.
Mặc dù khai thác thành công công nghệ của phương Tây và Nga, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu các thiết bị quân sự.
Năm 2009 lượng máy móc, thiết bị Nga xuất sang Trung Quốc chiếm 9% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu cả nước, năm 2012 – là 12%.
Trung Quốc đạt được thành tựu đáng kể trong ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất xe bọc thép và hệ thống pháo binh. Nhưng các sản phẩm điện tử, hàng hải hay hàng không của Trung Quốc vẫn không thể cạnh tranh với Nga và phương Tây.
Vì vậy, Trung Quốc phải nhập khẩu các linh kiện quan trọng để hoàn thiện khâu sản xuất các sản phẩm trong nước.
thuc-luc-quan-doi-trung-quoc-va-moi-lien-minh-voi-nga.jpg

Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
thuc-luc-quan-doi-trung-quoc-va-moi-lien-minh-voi-nga.jpg

Thủy thủ Trung Quốc dàn hàng trên boong tàu sân bay Liêu Ninh.​
Vào lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức 9 tháng 5 vừa qua, quân đội Nga tiến hành duyệt binh cùng quân đội Trung quốc trên Quảng trường Đỏ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự lễ duyệt binh. Đây là câu trả lời rõ ràng nhất cho các nước phương Tây đang chống lại Nga và Trung Quốc.
Liên minh quân sự Nga – Trung: Thách thức thực sự cho Mỹ, phương Tây?
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.
Trong cuộc họp báo kết thúc hội đàm, Bộ trưởng phát biểu:
“Mối quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Trung quốc đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình đã nói, dân tộc Nga và Trung Quốc phải kề vai sát cánh bảo vệ hòa bình thế giới. Nga hoàn toàn ủng hộ quan điểm này”.
thuc-luc-quan-doi-trung-quoc-va-moi-lien-minh-voi-nga.jpg

Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov (áo đen)​
Nga và Trung quốc mới đây đã tổ chức cuộc tập trận chung mang tên “Hợp tác trên biển 2015” tại Địa Trung Hải. Trung Quốc có 2 tàu chiến Lâm Nghi và Duy Phường tham gia tập trận.
Trung quốc cũng mời quân đội Nga tham gia diễu hành danh dự trong lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh Thế giới II tại Bắc Kinh vào tháng 9 tới.
Phương Tây đánh giá sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Trung Quốc là một thách thức mới cho trật tự thế giới và gần như làm suy yếu nền tảng văn minh Thế giới do tình hình căng thẳng ở Ukraine gần đây. Thực tế, mối quan hệ Nga – Trung mới nóng lên trong vài thập kỷ gần đây.
Hiện tại, Nga và Trung Quốc tổ chức các trận diễn tập hàng năm trên biển và đất liền, chuẩn bị hành động chung trong trường hợp tình hình khu vực Trung Á căng thẳng hơn.
Các trường quân sự Nga huấn luyện cho các quân nhân Trung Quốc, đào tạo thủy thủ lái tàu ngầm và tàu nổi, đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không cho Trung Quốc. Hai bên tăng cường trao đổi quân sự và các loại tàu chiến.
Quan hệ Nga – Trung dựa trên Hiệp ước láng giềng, thân thiện và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực cơ bản. Hiệp ước quy định, trường hợp có bất kỳ mối đe dọa nào về hòa bình hay xâm lược Moscow, Bắc Kinh, hai bên lập tức liên hệ và tiến hành tham vấn để loại bỏ các mối đe dọa này.
Hợp tác Nga – Trung trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự có quy mô lớn. Nga cung cấp cho Trung Quốc hàng trăm máy bay chiến đấu, trong đó có Su-27.
Nga còn cấp giấy phép sản xuất máy bay cho Trung quốc, tạo điều kiện thuận lợi để Trung quốc tự chế tạo các chiến đấu cơ cho tàu sân bay của mình. Thỏa thuận cung cấp chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35 cho Trung quốc cũng được thực hiện.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc chưa tự sản xuất được động cơ máy bay hiện đại như Nga.
thuc-luc-quan-doi-trung-quoc-va-moi-lien-minh-voi-nga.jpg

Tiêm kích Su-35 của Không quân Nga​
Nga đã cung cấp cho Lực lượng phòng không Trung Quốc 15 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 Favorit.
Đến tháng 9 năm 2014, cả 2 bên lại ký kết hợp đồng. Nga sẽ cung cấp 4 hệ thống S-400 Triumf cho Trung quốc.
Ngoài ra, phòng không TQ còn được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm ngắn như "Tor", "Buk" và "Tunguska".
Bằng cách gián tiếp, Nga đã giúpTrung Quốc xây dựng các hạm đội hải quân. Trung Quốc đã mua siêu tuần dương hạm lớp "Varyag" chưa hoàn thành của Liên Xô, sau đó cải tạo nó thành tàu sân bay đầu tiên của mình mang tên Liêu Ninh.
Và máy bay chiến đấu J-15 ra đời phục vụ cho tàu sân bay Liêu Ninh. Trung Quốc còn mua 4 tàu ngầm diesel lớp Lada của Nga.
Loại tàu ngầm phi hạt nhân này có thể được trang bị thêm tên lửa "Club-S" để tấn công các tàu ngầm, các mục tiêu mặt đất và trên biển.
Nga đồng ý cùng Trung Quốc phát minh và chuyển giao công nghệ, trước hết là các loại máy bay trực thăng vận tải hạng nặng và thân rộng.
Hai bên đang có kế hoạch liên kết các lực lượng trong lĩnh vực chế tạo động cơ tên lửa và linh kiện điện tử, định vị vệ tinh, nghiên cứu, thăm dò mặt trăng và vũ trụ.
Quan hệ quân sự Nga – Trung đã phát triển từ trước khủng hoảng chính trị Ukraine. Nhưng thay vì quan hệ đối tác trước đó, hiện tại 2 nước là những đồng minh hoàn hảo.
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc phòng STAR, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Nga - ông Alexei Pushkov nói “Liên minh giữa Nga và Trung Quốc đang thực sự lớn mạnh. Đây là thách thức cho chính quyền Obama”.
thuc-luc-quan-doi-trung-quoc-va-moi-lien-minh-voi-nga.jpg

Quân nhân Nga và Trung Quốc trong một lần tập trận hải quân chung​
Tuy nhiên, cả Moscow và Bắc Kinh đều kiên quyết phủ nhận việc tạo lập khối quân sự mới giống như NATO.
Sự phối hợp hành động của Moscow và Bắc Kinh sẽ dẫn đến hình thành bức tường quân sự. Trung Quốc đang đầu tư gần 600 tỷ đô la trên toàn thế giới, lượng công dân Trung Quốc làm việc tại nước ngoài khoảng vài triệu người.
Trong trường hợp khó khăn, Nga sẽ chung tay giải quyết với Trung Quốc. Đến giờ, chỉ có người Mỹ có khả năng sử dụng vũ khí và sức mạnh toàn cầu. Nếu có lực lượng muốn phá vỡ sự độc tôn này, thì chính là Nga và Trung Quốc.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay cường kích Su-25 Nga và A-10 Mỹ: Ai hơn ai?

Cập nhật lúc: 19:30 22/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Bật mí hồ sơ tham chiến của máy bay Su-22
Số phận kỳ lạ của máy bay tiêm kích F-5E Mỹ

Máy bay cường kích Su-25 được đánh giá là vượt trội hơn A-10 ở cơ động, tốc độ, trong khi hỏa lực có phần "nhẹ" hơn A-10.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Chuyên gia quân sự, phi công khu trục (người lái máy bay tiêm kích), anh hùng của nước Nga, Magomed Tolboev so sánh khả năng của cường kích cơ Su-25 của Nga và A-10 Thunderbolt của Mỹ.​
Magomed Tolboev - một trong số ít các phi công Nga, có đủ khả năng để so sánh hai loại cường kích cơ này bởi ông đã từng ngồi sau vô lăng của cả hai loại máy bay này.​
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình "Star", chuyên gia Magomed Tolboev cho rằng Su-25 và A-10 là các cường kích cơ tấn công của quân đội Nga và Mỹ, được sử dụng để yểm trợ cận chiến trên không, các lực lượng mặt đất và tấn công các mục tiêu trên bộ, được thiết kế để để tiêu diệt kẻ thù trực tiếp trên chiến trường.​
"Su-25 có khả năng cơ động hơn so với A-10, nó không bị những hạn chế như A-10. Ví dụ, Su-25 hoàn toàn có thể thực hiện thuật lái nhào lộn phức tạp trên không, trong khi A-10 không thể, A-10 bị hạn chế ở các góc bay chao liệng, không thể bay sâu vào các hẻm núi, trong khi các khả năng này Su-25 thực hiện được”, chuyên gia Tolboev phân tích.​
Theo đánh giá của chuyên gia Tolboev, điểm khác nhau cơ bản của 2 cường kích cơ này là ở động cơ. "Động cơ của A-10 mạnh hơn Su-25, tuy nhiên nó cũng rất dễ bị tổn thương, bởi vì nó được trang bị ở phía trên đuôi và nhìn rất lộ, trong khi động cơ của Su-25 được thiết kế nằm dưới bụng rất kín và được bao phủ dưới tấm titan.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Máy bay cường kích A-10 Thunderbolt của Không quân Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
“Nếu một trong các động cơ của Su-25 bị tên lửa của đối phương đánh trúng thì động cơ thứ 2 của nó vẫn làm việc bình thường", chuyên gia Tolboev giải thích thêm.​
Cũng theo ông Tolboev, động cơ của Su-25 là loại động cơ “ăn tạp”, trong khi A-10 chỉ bay được bằng loại dầu lửa máy bay. Chuyên gia này cũng cho rằng Su-25 vượt trội hơn hẳn A-10 và có khả năng “sống sót” cao hơn trên chiến trường.​
Chuyên gia Tolboev kể về tình huống ông gặp phải tại Afghanistan, khi đó các tên lửa bắn trúng động cơ bên phải của Su-25, khiến động cơ bị phá hủy hoàn toàn, trong khi động cơ bên trái hầu như không bị ảnh hưởng và ông đã bay đến đích bằng một động cơ.​
Ngoại hình cũng là điểm yếu của A-10, từ đầu cabin đến đuôi là khoảng cách dài và cồng kềnh, do vậy, các tên lửa cao xạ Shilka dễ dàng bắn hạ được nó.​
Ngoài ra, do khả năng cơ động của A-10 Thunderbolt kém hơn nhiều so với Su-25, do đó, chúng gặp khó khăn trong xoay sở và né tránh khi chiến đấu. Bởi vậy, chúng rất dễ bị bắn hạ.​
Hệ thống vũ khí chính của A-10 gồm: một pháo GAU-8 Avenger cỡ nòng 30mm và có thể mang theo hơn 7 tấn vũ khí với nhiều loại bom và tên lửa khác nhau nhờ 11 giá treo vũ khí bên dưới thân. A-10 đạt tốc độ tối đa khoảng 700km/h.​
Su-25 cũng được trang bị vũ khí mạnh: với 1 khẩu pháo cỡ nòng 30mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất, nó có thể mang 5 tấn vũ khí. Su-25 có thể đạt tốc độ 975km/h với tầm hoạt động lên tới 750km cùng 11 giá treo vũ khí.​
"Su-25 rất nhanh nhẹn và linh hoạt, do vậy, rất khó để vô hiệu hóa được chúng", chuyên gia Tolboev nhấn mạnh.​
Chuyên gia Tolboev kết luận với khả năng cơ động và tốc độ cao hơn, Su-25 sẽ chiếm ưu thế trước A-10, và trong 2 máy bay cường kích này, ông chọn Su-25 vì nó đáng tin cậy, dễ bảo trì và yểm trợ hiệu quả cho các đơn vị khác trên chiến trường.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay Israel bị bị tên lửa đồ cổ Syria bắn hạ?

(Vũ khí) - Theo hãng thông tấn Fars news (Iran), trong khi không kích Syria hôm 21/8, một chiếc máy bay của Israel đã bị tên lửa phòng không Damascus bắn hạ.

Fars news cho biết chiếc máy bay này đã bị bắn hạ trên bầu trời thành phố Al-Quneitra ở miền tây Syria hôm 21/8, sau khi không kích khu vực này.
Israel đã nối lại các cuộc không kích tại miền tây Syria hôm 21/8, nhằm vào căn cứ của Lữ đoàn 68 của quân đội chính phủ Syria ở khu vực Khan Al-Sheih thuộc tỉnh Damascus và căn cứ của Lữ đoàn 90 Base ở tỉnh al-Quneitra, 6 giờ sau khi tiến hành nhiều đợt không kích tại Cao nguyên Golan.
Được biết, Lữ đoàn 68 không có vũ khí hạng nặng có thể bắn tới biên giới của Israel và cả hai căn cứ này đều đã bị bao vây bởi nhóm Mặt trận al-Nusra có quan hệ với al-Qaeda và đồng minh của chúng thuộc các nhóm khủng bố Ajnad al-Sham và Jeish al-Islam.
Dù Fars news không cho biết loại máy bay nào là nạn nhân và thủ phạm là loại tên lửa nào tuy nhiên theo một nguồn tin quân sự tại Damascus, máy bay của Israel được xác định là máy bay trực thăng Apache và thủ phạm nhiều khả năng là hệ thống phòng không 9K31 Strela-1 của Syria.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
truc-thang-apache-bi-ten-lua-9k31-strela1-ban-ha_231117718.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trực thăng AH-64 Apache của Israel.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
'Sát thủ' bị bắn hạ
Tính tới thời điểm hiện tại, AH-64 Apache đang là trực thăng tấn công chủ lực của Quân đội Mỹ, Hy Lạp, Nhật Bản, Israel, Hà Lan và Singapore. Ngoài ra, AH-64 Apache cũng là một phần không thể thiếu của quân đội Anh, từng tham chiến ở nhiều chiến trường trong đó nổi bật nhất là Afghanistan, Iraq và Kosovo.
Quân đội Israel từng sử dụng trực thăng tấn công AH-64 Apache trong cuộc xung đột với Lebanon và đang đảm trách những vụ không kích trên Dải Gaza.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache có chiều dài 17,73m, cao 3,87m, hoạt động dưới sự điều khiển của 2 phi công. Những chiếc AH-64 Apache có trọng lượng cất cánh rỗng 5.165 kg trong khi tải trọng tối đa lên tới 10.433 kg.
Nó có thể di chuyển với cận tốc 365 km/h, trần bay tối đa của AH-64 Apache đạt 6.400m trong khi tốc độ bay lên thẳng đứng đạt 12,7 m/s.
AH-64 Apache sở hữu bộ cảm ứng đặc biệt gắn trước mũi, cho phéo nó phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Giá treo trên các cánh phụ cho phép AH-64 Apache mang được các giàn phóng rocket, tên lửa đối đất, đối không.
Đặc biệt, phiên bản AH-64A được sản xuất nhằm thực hiện nhiệm vụ tấn công trên biển, sở hữu công nghệ và vũ khí cho phép nó hoạt động tốt nhất trong điều kiện môi trường đại dương.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
truc-thang-apache-bi-ten-lua-9k31-strela1-ban-ha_231118245.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K31 Strela 1 của Syria được đặt trên khung gầm xe bọc thép BRDM.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
'Đồ cổ' 9K31 Strela-1 dư sức bắn hạ AH-64 Apache
Ngoài những hệ thống phòng không tầm cao, Syria hiện có trong trang bị số lượng lớn hệ thống tên lửa phòng không 9K31 Strela-1 (NATO định danh là Sa-9 Gaskin).
9K31 Strela-1 là hệ thống phòng không tìm nhiệt hồng ngoại thế hệ thứ nhất của Liên Xô, 4 tên lửa 9M31 được lắp đặt trên khung gầm xe thiết giáp trinh sát BRDM-2, chủ yếu đảm nhận phòng không cấp tiểu đoàn.
Hệ thống phòng không 9K31 Strela-1 bắt đầu được đưa vào trong biên chế lực lượng lục quân Liên Xô năm 1968.
Mỗi xe được trang bị 4 ống phóng sử dụng tên lửa phòng không dẫn bằng hồng ngoại 9M31, tầm bắn hiệu quả 4,2km, tầm cao 3km, biến thể nâng cấp sử dụng tên lửa 9K31M tầm bắn 5km, tầm cao 3,5km.
9K31 Strela-1 là sự bổ sung hỏa lực phòng không tầm thấp cho các loại pháo phòng không di động ZSU-23.
9K31 Strela-1 có tầm bắn chỉ khoảng 5km, về lí thuyết nó thuộc dạng “bắn - quên” nhưng vì nó sử dụng đầu dẫn hồng ngoại dùng chì lưu hóa không làm mát, nên khả năng chống nhiễu rất kém.
Trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của chiến tranh Trung Đông lần thứ 4, sự xuất hiện của 9K31 Strela-1 đã làm người Israel thất kinh.
Nhưng rất nhanh sau đó, các phi công Israel đã nhận ra rằng chỉ cần bay về phía mặt trời là có thể thoát khỏi nó. Ngoài ra Strela-1 cũng không có khả năng khắc chế tên lửa mồi bẫy hồng ngoại.
Tuy nhiên, để đối phó với những trực thăng tấn công dù là hiện đại nhất của Israel không phải là vấn đề quá khó khăn đối với 9K31 Strela-1.
 
Status
Không mở trả lời sau này.