Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Cách Nga làm tê liệt tàu sân bay Mỹ mà không cần tên lửa

Hải Vy | 25/08/2015 14:01

6

aircraft-carriers-03-1440485035843-111-0-724-1200-crop-1440485053490.jpg

Tàu sân bay Mỹ
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Bài viết trên hãng tin Sputnik cho hay, Nga đã phát triển một hệ thống đặc biệt có khả năng vô hiệu hóa các nhóm tác chiến tàu sân bay mà không cần đến tên lửa hay ngư lôi.

Theo tác giả bài viết, khái niệm tàu sân bay "không thể đánh chìm" sẽ sớm trở thành dĩ vãng vì một lý do hết sức đơn giản: Các máy bay mà nó mang theo sẽ bị vô hiệu hóa.
Trong một thời gian dài, tàu sân bay được coi là hệ thống vũ khí uy lực nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới, chỉ đầu đạn hạt nhân mới có thể phá hủy được, tất nhiên là nếu nó may mắn xuyên qua được hàng rào phòng thủ tên lửa vô cùng vững chắc trên tàu.
Song giờ đây, điều này không còn đúng nữa.
Người ta không còn phải lo ngại về hệ thống phòng không hay phát động các cuộc tấn công bằng tên lửa và ngư lôi nhằm vào tàu sân bay.
Tất cả những gì cần làm là cắt đứt hệ thống liên lạc trên khoang các máy bay với tàu mẹ và gây nhiễu hệ thống nhận diện điện tử "bạn - thù" của chúng.
Theo tác giả, Nga giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tác chiến điện tử và trong triển lãm hàng không MAKS-2015 sắp tới, Moscow sẽ giới thiệu các hệ thống gây nhiễu điện tử mới nhất do nước này sản xuất.
cach-nga-lam-te-liet-tau-san-bay-my-ma-khong-can-ten-lua.jpg

Xe gây nhiễu radar và tác chiến điện tử Krasukha-2 - Ảnh: Rostec​
Ngành công nghiệp tác chiến điện tử của Nga đã ghi dấu ấn vào năm 1997, tại triển lãm hàng không MAKS, khi một công ty nghiên cứu và phát triển (R&D) nhỏ giới thiệu thiết bị gây nhiễu điện tử có thể vô hiệu hóa hiệu quả các tín hiệu định vị vệ tinh GPS,
Vì quá ấn tượng, người Mỹ đã đặt mua một số thiết bị này. Trong quá trình thử nghiệm tại Mỹ, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy những tên lửa hành trình chính xác cao của mình rối loạn đường bay khi lọt vào tầm ảnh hưởng của thiết bị này.
Từ thời điểm đó đến nay, công nghệ tác chiến điện tử của Nga đã trải qua một chặng đường dài phát triển và giờ đây đã cho ra đời những hệ thống mang lại hiệu quả còn cao hơn nhiều so với những mẫu thiết bị đơn giản từng gây không ít kinh ngạc khoảng 20 năm về trước.
cach-nga-lam-te-liet-tau-san-bay-my-ma-khong-can-ten-lua.jpg

Trong chiến tranh Iraq, tên lửa Tomahawk của Mỹ đã không thể bắn trúng mục tiêu vì thiết bị gây nhiễu của Nga​
Từ đầu năm 2003, khi liên minh do Mỹ đứng đầu tấn công Iraq, không một tên lửa hành trình Tomahawk nào của lực lượng này có thể bắn trúng mục tiêu, dẫn tới tổn thất hàng chục tên lửa hành trình chỉ trong 5 ngày.
Sau đó, Mỹ mới phát hiện nguyên nhân là do Iraq sử dụng các thiết bị gây nhiễu của Nga.
Sau khi Washington xác định được vị trí các thiết bị gây nhiễu này và phá hủy chúng bằng một loạt đợt ném bom rải thảm, các tên lửa thông minh của họ mới có thể khôi phục khả năng tấn công.
Tác giả bài viết cho biết, ngày nay, công nghệ này còn có thể được áp dụng để vô hiệu hoá hoạt động của tàu sân bay và đội máy bay trên tàu.
cach-nga-lam-te-liet-tau-san-bay-my-ma-khong-can-ten-lua.jpg

Hệ thống chiến tranh điện tử của Nga có thể vô hiệu hoá máy bay của tàu sân bay khi quay về tàu, khiến chúng bị tàu hộ tống bắn rơi vì không phân biệt được máy bay của ta hay địch​
Theo đó. điểm yếu nhất của máy bay trên tàu sân bay là lúc chúng quay về tàu sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Thiết bị gây nhiễu điện tử của Nga có thể lợi dụng thời điểm đó để tắt hệ thống nhận diện "bạn - thù" của đối phương.
Khi đó, máy tính trên tàu sẽ nhận diện những máy bay này là UFO và kích hoạt hệ thống phòng không của các khinh hạm hộ tống để bắn hạ chúng.
Đến khi các chỉ huy nhận ra vấn đề và ra lệnh ngừng bắn thì hầu hết các máy bay di chuyển về phía tàu đã bị tiêu diệt, khiến nhóm tác chiến tàu sân bay không thể hoạt động theo đúng mục đích được thiết lập. Chúng đã mất đi sức mạnh của chính mình là các máy bay.
 
23/8/12
1.162
3
38
Hé lộ tên lửa siêu thanh cực khủng của Nga

Cập nhật lúc: 07:16 27/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Trung Quốc xác nhận thử vũ khí siêu thanh WU-14
Sơ lược sức mạnh kinh người của tên lửa phòng không S-500

Tên lửa siêu thanh Yu-71 của Nga mang theo đầu đạn hạt nhân có thể đạt tốc độ tới 11.000 km mỗi giờ và gần như không thể đánh chặn.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh Yu-71 ngày 26/2. Ảnh: Ibtimes {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo Ibtimes, Nga đang phát triển một tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân để xuyên thủng mọi lá chắn hiện có. Vũ khí mới nằm trong chương trình hiện đại hóa lực lượng tên lửa chiến lược của Nga.​
Trong các chương trình phát triển vũ khí mới của Moscow, giới phân tích quân sự phương Tây đặc biệt quan tâm đến tên lửa siêu thanh Yu-71. Nó thuộc dự án 4202 được phát triển bí mật trong nhiều năm. Theo Jane’s Defence Weekly, tên lửa mới có tốc độ Mach 10 (khoảng 11.200 km/h). Nga đã tiến hành 4 vụ thử nghiệm với Yu-71, lần bắn thử gần nhất diễn ra ngày 26/2.​
Yu-71 được lắp bên trong tên lửa liên lục địa UR-100N (SS-19) để đưa nó lên không gian. Sau đó, tên lửa sẽ tách khỏi phương tiện mang phóng và trở lại trái đất với tốc độ gần như không thể đánh chặn. “Vũ khí này sẽ giúp Nga có khả năng tấn công quy mô nhỏ trên các mục tiêu có giá trị cao”, trích dẫn nhận xét của Ibtimes.​
Mối họa với Washington
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Máy bay ném bom chiến lược PAK DA sẽ có khả năng mang vũ khí siêu thanh, điều đó khiến phi cơ này trở nên đặc biệt nguy hiểm với nước Mỹ. Ảnh đồ họa: Theaviationist {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Phát triển vũ khí siêu thanh đang trở thành xu hướng mới trong nỗ lực khẳng định sức mạnh quân sự giữa các nước lớn. Nga, Mỹ và Trung Quốc đang ra sức chạy đua trong cuộc chiến công nghệ siêu thanh. Bên cạnh đó, việc Washington thiết lập lá chắn tên lửa toàn cầu đến sát biên giới đang đe dọa khả năng triển khai sức mạnh quân sự của Moscow.​
Các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga có hệ thống mồi bẫy khá tinh vi, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ. Moscow cần một vũ khí có khả năng vượt qua lá chắn phòng thủ. Tốc độ chính là mấu chốt trong vấn đề chọc thủng hệ thống đánh chặn.​
Một vũ khí có tốc độ siêu thanh chính là chìa khóa để vượt qua lá chắn. Điều đó đã thôi thúc Nga chi tiền phát triển phương tiện chiến tranh đặc biệt này. Nếu không thể xuyên thủng lá chắn tên lửa, Nga khó lòng thiết lập cán cân quân sự với Mỹ.​
Theo Jane’s Defence Weekly, Moscow bắt đầu phát triển khái niệm vũ khí siêu thanh từ những năm 1980. Tuy nhiên, tình hình khó khăn sau khi Liên Xô tan rã khiến chương trình bị gián đoạn. Từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền và nền kinh tế hồi sinh, chương trình đã được nối lại.​
Nhà phân tích quân sự Zachary Keck thuộc Trung tâm An ninh mới của Mỹ nhận xét, điểm đáng sợ của Yu-71 là tốc độ cực nhanh cùng khả năng linh hoạt cao. Các nhà thiết kế Nga thiết lập cho tên lửa quỹ đạo bay rất khó lường để né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa. Mặt khác, vũ khí siêu thanh của Nga sẽ mang đầu đạn hạt nhân chứ không phải thuốc nổ thông thường khiến nó đặc biệt nguy hiểm.​
Nga dự kiến đưa vào biên chế khoảng 24 tên lửa siêu thanh Yu-71 trong giai đoạn 2020 đến 2025, theo Sputnik. Thời điểm đó, Moscow có thể đã hoàn thành chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat để làm phương tiện mang phóng cho Yu-71.​
Robert Farley, trợ lý giáo sư tại Trường Thương mại và Ngoại giao quốc tế Patterson nhận định, nhiều khả năng máy bay ném bom tàng hình trong chương trình PAK DA của Nga sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh. Điều đó mang lại cho Moscow thêm một “át chủ bài” để thiết lập sức mạnh răn đe chiến lược. Bên cạnh Yu-71, Nga hợp tác với Ấn Độ trong chương trình phát triển tên lửa siêu thanh BrahMos II.​
Một quan chức của liên doanh BrahMos Aerospace Private cho biết, BrahMos II sẽ đạt tốc độ khoảng Mach 7 (8.575 km/h), tầm bắn khoảng 300 km. Tên lửa mới có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng trên đất liền, đem lại lợi thế chiến thuật rất cao.​
Như vậy, với hai chương trình phát triển vũ khí siêu thanh tiến hành song song, Moscow đang có trong tay nhiều lựa chọn để uy hiếp hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nga sẽ sử dụng vũ khí siêu thanh như một quân bài để mặc cả với Mỹ trên bàn đàm phán kiểm soát vũ khí trong chương trình phòng thủ và tấn công toàn cầu của Washington, nhà phân tích Jeffrey Scott Shapiro của tờ Washington Times nhận xét.​
 
23/8/12
1.162
3
38
"Cú bắn" của xe bọc thép BTR-82A đã vượt khỏi biên giới Nga

Đào Cảnh | 26/08/2015 21:00

0

2-btr-2-1440582578099-53-0-384-650-crop-1440582652909.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Với các tính năng kỹ-chiến thuật vượt trội, các chuyên gia cho rằng, BTR-82A có thể đánh bại cả một tiểu đoàn địch.

cu-ban-cua-xe-boc-thep-btr82a-da-vuot-khoi-bien-gioi-nga.jpg

Xe bọc thép chở quân BTR-82A của quân đội Nga​
BTR-82A là một trong những loại xe bọc thép chở quân hiện đại nhất của Lực lượng vũ trang Nga hiện nay. Đặc điểm duy nhất BTR-82A giống với các biến thể trước của nó là hình dáng bên ngoài.
Các chuyên gia quân sự trong lĩnh vực vũ khí nhận định, BTR-82A là một cỗ máy chiến đấu thật sự với khả năng sống sót cao.
Phiên bản đầu tiên của dòng tăng thiết giáp này xuất hiện lần đầu vào cuối năm 2010, đã gây nhiều tiếng vang lớn.
Phiên bản BTR-82A được hiện đại hóa với tháp pháo tự động 2A72 có cỡ nòng 30mm và kính ngắm hỗn hợp ngày đêm cùng camera giám sát loại mới.
Loại xe thiết giáp này được sử dụng trong các cuộc tập trận quân sự và hoạt động chống khủng bố của quân đội Nga ở phía Bắc Kavkaz.
Tính năng kỹ - chiến thuật tuyệt vời của loại tăng thiết giáp mới này đã được thể hiện rõ ràng trong những thời khắc khó khăn.
Phỏng vấn với kênh truyền hình quốc phòng STAR, sĩ quan thuộc Lực lượng đặc biệt của Cơ quan an ninh Nga Evgeny đã kể về trải nghiệm đặc biệt của mình với BTR-82A.
Có lần họ bị các tên thổ phỉ nổ súng tấn công từ 1 tòa nhà. Ban đầu họ dùng súng đáp trả, nhưng tòa nhà bọn cướp trú ẩn rất kiên cố, loại súng thông thường không thể bắn xuyên qua nó, họ phải nghĩ cách để phá hủy tòa nhà này. Và BTR được đưa vào vị trí chiến đấu.
cu-ban-cua-xe-boc-thep-btr82a-da-vuot-khoi-bien-gioi-nga.jpg

Xe bọc thép chở quân BTR-82A​
Sĩ quan Evegeny kể: “Thực sự là tôi đã chứng kiến mọi việc, nhưng tôi không thể tưởng tượng, pháo tự động lại có thể bắn với tốc độ kinh hoàng như thế.
2A72 đã biến các cửa sổ, nơi bọn tội phạm ngắm bắn chúng tôi thành những đống gạch vụn. Mặt tiền của tòa nhà hoàn toàn đổ nát, các cửa sổ biến thành những lỗ hổng lớn.
BTR-82 đã thực hiện tất cả các thao tác này trong khoảng chưa đầy 5 phút. Sau đó 1 nhóm binh sĩ được cử đi kiểm tra tình trạng tòa nhà và họ phát hiện, không 1 tên cướp nào trong số 200 tên còn sống sót”.
Kể từ đó, BTR-82A được trang bị cho toàn bộ lực lượng đặc nhiệm. Và không còn ai dám nghi ngờ về khả năng xé nát kẻ thù của loại pháo cỡ nòng 30mm này nữa.
Nguyên mẫu của BTR-82 là BTR-80, được chế tạo vào thời điểm Liên Xô chiến tranh với Afghanistan. Khi đó các loại xe thiết giáp bộc lộ nhược điểm không an toàn cho kíp lái xe và bộ binh ngồi trong xe nếu bị vấp mìn và trúng đạn.
Việc thiết kế và chế tạo loại xe bọc thép mới phục vụ cho chiến trường này được thực hiện ngay lập tức. Mặc dù BTR-80 ra đời từ năm 1984, đến nay loại xe này vẫn được sản xuất và sử dụng.
Việc nghiên cứu và thực nghiệm phiên bản mới cho BTR-80 tiêu tốn hàng ngàn trang tài liệu, nhưng tính năng kỹ-chiến thuật của loại tăng thiết giáp mới vẫn chưa thể đạt tới “trần” của nó.
Theo chuyên gia lĩnh vực quốc phòng Evgeni Malkin cho biết, hiện nay các phiên bản hiện đại hóa như BTR-82, BTR-82A1 có các tính năng kỹ-chiến thuật như hỏa lực, khả năng bảo vệ, sức cơ động vượt bậc so với các đối thủ nước ngoài.
Vũ khí sử dụng cũng khác nhau. Các tính năng này đã biến một chiếc xe bọc thép chở quân thông thường thành xe chiến đấu bộ binh hoàn toàn sử dụng bánh lốp, chứ không phải xích sắt.
Phiên bản BTR-82A còn được trang bị các hệ thống kiểm soát chống tăng hiện đại. Đây cũng được coi là thước đo phân loại của loại tăng này với các đối thủ.
cu-ban-cua-xe-boc-thep-btr82a-da-vuot-khoi-bien-gioi-nga.jpg
Nói về tính năng an toàn của các phiên bản BTR-80, ông Maklin khẳng định, mặc dù loại tăng thiết giáp này được chế tạo với mục đích chiến đấu, nhưng các nhà khoa học Nga vẫn đang tích cực nghiên cứu nâng cao tính năng tự bảo vệ cho chúng.
Phiên bản BTR-82A có khả năng cơ động và tốc độ cao có tính phòng vệ tính cực. Tất nhiên, tính năng này phù hợp trong từng hoàn cảnh, nếu để chống khủng bố thì nó không có lợi, nhưng để nghi binh và tấn công chớp nhoáng lãnh thổ đối phương thì nó lại cực kỳ hiệu quả.
BTR-82A gây đau đầu cho người Mỹ
Tháp pháo tự động cỡ nòng 30mm có thể đảm bảo cho BTR-82A hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu.Và “cú bắn” của nó đã vượt ra khỏi biên giới Nga.
Tờ “Defense News” của Mỹ đã đăng 1 bài báo với tiêu đề: “Stryker cần loại pháo nòng lớn hơn để chống lại BTR của Nga”. Bài viết này đề cập tới các loại xe bọc thép chính của quân đội Mỹ, trong đó có Stryker.
Việc hiện đại hóa các loại xe bọc thép chiến đấu của quân đội Mỹ là hết sức cần thiết. Đại tá John Meyer, chỉ huy Trung đoàn kỵ binh số 2 của lục quân Mỹ, đã yêu cầu trang bị gấp pháo 30mm cho xe bọc thép Stryker. Thực tế, vũ khí tăng thiết giáp của Mỹ còn kém so với Nga.
cu-ban-cua-xe-boc-thep-btr82a-da-vuot-khoi-bien-gioi-nga.jpg
Theo chuyên gia, tiến sĩ khoa học Nga Valery Prokopenko, xe bọc thép của Mỹ thua Nga về hỏa lực.
Điểm mấu chốt là người Mỹ ít kinh nghiệm về lĩnh vực này, như loại súng máy tự động 0,5 inch (kích thước 12,7x99mm) sử dụng cho Stryker còn nhiều vấn đề không giải quyết được.
Nhiệm vụ tiêu diệt binh lính ẩn nấp trong một tòa nhà với tường bao dày đều trở nên khó khăn với Stryker. Nó sẽ phải tiêu tốn hết toàn bộ đạn dược dự trữ. Và nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu khác sẽ không được thực hiện vì hết đạn dược.
Súng phóng lựu 40 mm của Stryker cũng không phải loại vũ khí hiệu quả. Hiện tại Mỹ đã nhận thấy, trang thiết bị cho Stryker không đồng đều, nó không phải là đối thủ cạnh tranh của BTR-82A của Nga.
Trong một bài phỏng vấn, Đại tá Mỹ Meyer cho biết, để chống lại Nga, xe bọc thép M2 Bradley của Mỹ cần ít nhất một khẩu pháo tự động M242 Bushmaster 25mm.
Tuy nhiên, dù loại vũ khí này không thể đem lại lợi thế hoàn toàn cho Mỹ trên chiến trường, nhưng nó sẽ phá hủy được các mục tiêu giáp mỏng và dọn đường đi cho các hệ thống chống tăng cơ động.
cu-ban-cua-xe-boc-thep-btr82a-da-vuot-khoi-bien-gioi-nga.jpg
Vậy là trong khi quân đội các nước khác đang tìm cách nâng cao hiệu quả chiến đấu cho xe bọc thép thì quân đội Nga đã bắt đầu chạy thử loại xe bọc thép thế hệ mới của mình. BTR-82 chỉ là một trong những loại xe bọc thép của quân đội Nga sẽ tham gia chiến đấu.
Ngoài BTR-82, quân đội Nga còn có BMP-3 với hệ thống hỏa lực chủ yếu là các loại pháo chống tăng.
Với các tính năng kỹ-chiến thuật vượt trội, các chuyên gia Nga tự cho rằng, BTR-82A có thể đánh bại cả một tiểu đoàn địch và thời điểm hiện tại không có bất kỳ loại tăng thiết giáp nào trên thế giới có thể đối đầu với nó.
 
23/8/12
1.162
3
38
Kho vũ khí khủng khiếp của PAK FA T-50

12:44 PM, 22/08/2015, Views: 3158 | By Nhân Vũ
VietnamDefence - Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Т-50 PAK FA của Nga không chỉ có sức cơ động kinh người, mà còn có kho vũ khí đáng sợ trong các khoang bên trong (vũ khí tàng hình) và trên các mấu treo bên ngoài (vũ khí phi tàng hình).
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
t50-053054-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hai tiêm kích T-50 số hiệu 053 và 054 mạng vũ khí treo bên ngoài trong một chuyến bay thử. Máy bay 053 mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 và tầm trung R-77 dẫn bằng radar chủ động; máy bay 054 mang tên lửa chống hạm Kh-31 và tên lửa không đối không R-77. .{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Thông tin hình họa cho thấy, tiêm kích tàng hình đa nhiệm thế hệ 5 T-50 sẽ mang nhiều loại vũ khí, trong đó có vũ khí không đối không, không đối diện và chống hạm. Ví dụ, trong kho vũ khí của Т-50 có tên lửa không đối không tầm siêu xa Izdelie 810 để tiêu diệt máy bay AWACS ở tầm 400 km, tên lửa không đối không tầm trung K-77М với đầu tự dẫn radar mạng pha chủ động, tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE, tên lửa chống radar ngoài tầm Kh-58UShKE, tên lửa hành trình siêu âm thế hệ mới Brahmos-NG (hợp tác với Ấn Độ sản xuất) và bom có điều khiển KAB-250, KAB-500 và KAB-1500.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
t50-info-knaapo2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Vũ khí tàng hình (lắp bên trong máy bay)


- Tên lửa không đối không tầm ngắn tự dẫn hồng ngoại K-74M2, có chiều dài 2,9 m, trọng lượng 105 kg, phần chiến đấu 8 kg, tầm bắn 40 km. Là biến thể cải tiến của tên lửa R-74, K-74M2 được trang bị các hệ thống hoàn toàn số và có thể tái lập trình.

- Tên lửa không đối không tầm trung K-77М có chiều dài 3,7 m, trọng lượng 190 kg, phần chiến đấu 22 kg, tầm bắn 110 km. Là biến thể cải tiến của tên lửa R-77 với với đầu tự dẫn radar mạng pha chủ động, cánh thông thường và động cơ 2 xung.

- Tên lửa không đối không tầm siêu xa Izdelie 810 được phát triển trên cơ sở R-37, có chiều dài 4,2 m, trọng lượng 600 kg, phần chiến đấu 60 kg, tầm bắn 400 km. Là tên lửa không đối không có tầm tác chiến rất xa, được thiết kế để tiêu diệt máy bay AWACS và các loại máy bay C4ISTAR khác.

- Tên lửa không đối diện Kh-38M có chiều dài 4,2 m, trọng lượng 520 kg, phần chiến đấu 250 kg, tầm bắn 40 km. Là họ tên lửa không đối diện module, được thiết kể để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu xe cộ, xe thiết giáp, tàu thuyền và cơ sở quân sự.

- Tên lửa chống hạm dưới âm Kh-35UE có chiều dài 3,8 m, trọng lượng 520 kg, phần chiến đấu 145 kg, tầm bắn 260 km. Là tên lửa chống hạm dưới âm với các hệ dẫn vệ tinh và tự dẫn radar, dùng để tấn công, tiêu diệt hạm tàu có lượng giãn nước đến 5.000 tấn.

- Tên lửa chống radar Kh-35UShKE có chiều dài 4,19 m, trọng lượng 650 kg, phần chiến đấu 149 kg, tầm bắn 245 km. Là biến thể mới nhất của tên lửa chống radar cao tốc Kh-58, được thiết kế lại để lắp trong khoang vũ khí bên trong của PAK FA.

Vũ khí phi tàng hình (lắp bên ngoài máy bay)

- Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos-NG có chiều dài 5 m, trọng lượng 1.500 kg, phần chiến đấu 300 kg, tầm bắn 290 km. Là biến thể nhỏ gọn, có tốc độ giai đoạn cuối gần 3,5M, khiến bên phòng thủ có ít cơ hội ngăn chặn, bắn hạ tên lửa này.

- Tên lửa chống hạm siêu âm Kh-31AD/PD với đầu tự dẫn radar chủ động có chiều dài 5,43 m, trọng lượng 715 kg, phần chiến đấu 110 kg, tầm bắn 160 km.

- Pháo hàng không 9A1-4071K một nòng, bắn đạn 30x165mm, tốc độ bắn 1.500 phát/phút.

- Bom có điều khiển KAB-1500 có chiều dài 4,63 m, trọng lượng 1525 kg, phần chiến đấu 1.170 kg. Là bom lớn nhất trong họ bom có điều khiển và hiệu chỉnh nhờ gió KAB. KAB-1500 sử dụng một đầu tìm quang-điện tử.

- Bom có điều khiển KAB-250 có chiều dài 3,2 m, trọng lượng 250 kg, phần chiến đấu 127 kg, tầm 9 km. Là bom nhỏ nhất trong họ bom KAB. KAB-250 sử dụng hệ dẫn quán tính+định vị vệ tinh GLONASS.

- Bom có điều khiển KAB-500 có chiều dài 3,05 m, trọng lượng 520 kg, phần chiến đấu 380 kg, 9 km. Là bom cỡ vừa trong họ bom KAB dùng để tấn công mục tiêu mặt đất/mặt nước nhỏ, cố định, kiên cố.​

Nguồn: theaviationist, 19.8, MP, 20.8.2015.
 
23/8/12
1.162
3
38
Su T-50 sẽ được trang bị tên lửa chống radar siêu tốc

Cập nhật lúc: 20:30 27/08/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tiêm kích tàng hình tối mật MiG 1.44 thoát kiếp sắt vụn
Không quân Nga nhận chiếc Su T-50 đầu tiên

(Kiến Thức) - Đại diện Tổng Công ty Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật cho biết, tên lửa chống radar X-58USHK trang bị cho tiêm kích Su T-50 đạt tốc độ bay Mach 3,5.
Trao đổi với các phóng viên hôm 26/8, CEO Tổng Công ty Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật Nga (KTRV), ông Boris Obnosov cho biết, tên lửa chống radar X-58USHK trang bị cho tiêm kích thế hệ thứ 5 sẽ có vận tốc vượt 3,5 Mach.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ảnh minh họa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tên lửa X-58USHK thiết kế cho tiêm kích thế hệ 5 đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng. Vận tốc bay của nó có thể vượt 3,5 Mach”, ông Obnosov nói.​
Và theo CEO KTRV, tên lửa X-58USHK được dự đoán là có tiềm năng xuất khẩu lớn do vận tốc cao và kích thước nhỏ - sẽ được đặt vào bên trong thân máy bay chiến đấu loại mới này.​
Trước đó, vào đầu tháng 7, KTRV thông báo rằng, họ bắt đầu tiến hành thử nghiệm loại tên lửa chống radar mới được lắp cho máy bay chiến đấu PAK FA.​
Sukhoi PAK FA là chương trình phát triển tiêm kích thế hệ thứ năm của Không quân Nga. T-50 là mẫu nguyên bản do công ty sản xuất Sukhoi phát triển dành cho chương trình này.​
Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga bay lần đầu tiên vào năm 2010 và sẽ được đưa vào phục vụ năm 2016 cũng như bàn giao cho các khách hàng trong năm 2017.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Không có Ukraine, 'thần chết nước Nga' vẫn vươn tới Mỹ

(Bình luận quân sự) - Nga đang tranh luận về việc Kiev cắt đứt có ảnh hưởng thế nào tới khả năng tác chiến của các tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh của Nga.

Xin giới thiệu với bạn đọc một số ý kiến trên.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image002.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đầu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-18 “Stilet (SS-19 Stiletto theo phân loại của NATO ) trong hầm phóng ( Ảnh :Xergey Kazak/TASS){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
I. Người mở màn cho cuộc tranh luận
Ngày 24/8/2015, Tạp chí “Ogonhok” - “Ngọn lửa nhỏ” (Nga) đã cho đăng bài của Chủ tịch Viện đánh giá chiến lược Aleksandr Konovalov về việc liệu mối quan hệ Nga- Ukraine bị đổ vỡ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tác chiến của tên lửa Nga. Mấy ý chính trong bài báo như sau:
- Mối quan hệ (hợp tác kỹ thuật –quân sự) với Ukraine bị đóng băng đe dọa hiệu quả của vũ khí hạt nhân Nga.
- Một phần lớn vũ khí hạt nhân hiện có trong trang bị của Nga được sản xuất tại Ukraine trong thời Xô Viết.
- Hiện tại, tại các hầm phóng trên mặt đất - Nga có 1.166 đầu tác chiến hạt nhân , trong số đó có 780 đầu tác chiến được bố trí trên các phương tiện mang là tên lửa hai kiểu SS-18 “Satana” và SS-19.
SS-18 mang 10 đầu tác chiến tự dẫn, loại thứ hai (SS-19) – 6 đầu tác chiến. Cả hai loại tên lửa này được trang bị hệ thống khoan thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương rất hiệu quả;
- Cả hai kiểu tên lửa trên đều được thiết kế và chế tạo tại Liên Xô, SS-18 hoàn toàn tại Ukraine, cụ thể là tại Dnhepropetrovsk, còn SS-19 – tại ngoại ô Matxcova, nhưng hệ thống dẫn đường được chế tạo tại Kharkov (Ukraine).
Các tên lửa này đã hết hạn sử dụng, nhưng vẫn tiếp tục trực chiến. Chỉ có những đơn vị kỹ thuật của những xí nghiệp chế tạo nó mới có thể tăng hạn sử dụng chúng (nghiên cứu tình trạng kỹ thuật và quyết định có thể tăng hạn được hay không –NV), có nghĩa là của các xí nghiệp Ukraine.
Nhưng Tổng thống Ukraine Poroshneko đã ký sắc lệnh cấm tất cả mọi sự hợp tác quân sự- kỹ thuật với Nga, như vậy khả năng này là không thể .
- Vậy sẽ xác định mức độ sẵn sàng chiến đấu và tình trạng kỹ thuật của phần lớn các phương tiện tác chiến trong trang bị Bộ đội tên lửa chiến lược Nga như thế nào?
- Thành tố trên không (Không quân) của Lực lượng kiềm chế hạt nhân Nga chủ yếu gồm các máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160. Vũ khí chủ yếu của chúng – tên lửa có cánh phóng từ trên không tầm xa Kh-55 mang đầu tác chiến hạt nhân.
Tuy nhiên, động cơ cho hai kiểu máy bay trên do nhà máy “Motor –Sich” của Ukraine ở Zaporozie cung cấp, như vậy thì trong tương lai khả năng tác chiến của hai loại máy bay này cũng là một điều rất đáng lo.
Kết luận: Cuộc đối đầu với Ukraine đã dẫn tới việc hơn một nửa tiềm lực vũ khí hạt nhân chiến lược (Nga) có thể trở thành vô dụng. Thành thử, chúng ta đang lựa chọn một phương án quan hệ với nước láng giềng (Ukraine) hoàn toàn không đáp ứng các lợi ích của Nga
II . Các ý kiến phản biện
1. Cựu Chánh văn phòng Hội đồng an ninh quốc gia Liên Bang Nga, nguyên Tham mưu trưởng Bộ đội tên lửa chiến lược Nga – thượng tướng Viktor Esin :

- Theo phân loại của NATO SS-18 – đấy là tên lựa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng RS-20V (R-36M) có trọng lượng 211,1 tấn. Tên lửa nhiên liệu lỏng hai tầng này có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân, tuy cũng có phiên bản chỉ mang một đầu đạn.
Chúng được chế tạo tại nhà máy “Iuzmash” tại thành phố Dnhepropetrovsk (Ukraine). Hiện nay Nga đang tiến hành hàng loạt các biện pháp bảo trì bảo dưỡng R-36M “ Voevoda” để chúng có thể trực chiến đến năm 2022 – sau đó R-36M sẽ được thay thế bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng “Sarmat”.
- Tên lửa SS-19 – là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đặt trong hầm phóng RS-18 (UR-100N UTTKH) theo phân loại của NATO là “SS-19 Stiletto”. Trọng lượng phóng -105,6 tấn, có thể mang 6 đầu tác chiến hạt nhân.
Tổ hợp tên lửa này do Tập đoàn “VKP” HPO (Tổ hợp khoa học-sản xuất-ND) tại thành phố Reutov (Nga) thiết kế và được sản xuất tại “ Nhà máy chế tạo máy mang tên Khruchev” tại Matxcova. Hệ thống dẫn đường cho tổ hợp này quả thực được sản xuất tại Kharkov (Ukraine).
Đã có kế hoạch giữ tổ hợp này trong trang bị của Bộ đội tên lửa chiến lược đến năm 2019 –sau đó chúng cũng sẽ được thay thế bằng “Iars”. Ngoài ra, theo mẫu của RS-18, Nga cũng đã chế tạo và đưa vào sử dụng hai kiểu tên lửa mang – “ Rokot” và “ Strela” để đưa các thiết bị vũ trụ lên quỹ đạo

- Mùa hè năm 2014, Phòng thiết kế “ Iuznoe” và các xí nghiệp khác của Ukraine đã dừng hợp tác (với Nga) trong bảo trì các tên lửa Xô viết đang trực chiến. Rất dễ hiểu là trong trường hợp các mối quan hệ bị cắt đứt, theo thông lệ quốc tế thì bất kỳ một quốc gia nào sở hữu các tổ hợp tên lửa đó đều có quyền tự mình khai thác (bảo dưỡng kỹ thuật).
Có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có quyền đưa ra các kết luận (về tình trạng kỹ thuật của các tổ hợp tên lửa) mà không cần phải mời các chuyên gia Ukraine. Hiện Nga đang làm đúng như vậy. Công tác bảo dưỡng kỹ thuật R-36M được giao cho “Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Viện sỹ Makeev” ở Miass (khu Chuliabinsk –Nga), còn UR-100N UTTKH – cho “Tập đoàn khoa học-sản xuẩt chế tạo máy”.
Quả là có một số khó khăn nhất định đã phát sinh, nhưng chúng sẽ được khắc phục nhờ các kinh nghiệm lớn đã tích lũy được trong quá trình vận hành các “sản phẩm trên” tại các đơn vị .
- Bây giờ ta nói về những gì liên quan đến tên lửa phóng từ trên không. Tên lửa Kh-55 được Phòng thiết kế “Raduga” tại Dubna thiết kế và từ năm 1983 được sản xuất tại “ Nhà máy chế tạo máy Dubna”. Hiện nay Kh-55 cũng đã kết thúc chu kỳ tái trang bị.
Cũng không có gì là lộ bí mật khi nói rằng Phòng thiết kế “Raduga” đang thực hiện 2 dự án chế tạo hai kiểu tên lửa có cánh phóng từ trên không tầm xa mới là Kh-101 và Kh-102. Cả hai kiểu tên lửa này là các mẫũ phát triển từ Kh-55.
Tên lửa Kh-101 sẽ có đầu tác chiến thông thường và Kh-192 – mang đầu đạn hạt nhân . Các động cơ cho hai kiểu tên lửa này hoàn toàn do Nga sản xuất. Như vậy, tôi không thấy có bất kỳ vấn đề gì ở đây cả .
- Khó khăn là ở chỗ là nếu Ukraine không cắt đứt mối quan hệ, thì có thể dễ dàng hơn khi triển khai chế tạo các tên lửa mới, không phải đẩy nhanh tiến độ đưa chúng vào trang bị và không phải tăng tốc độ sản xuất. Nhưng cái gì đã xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi. Tuy nhiên, những khó khăn như vừa nói tới ở trên là những khó khăn có thể khắc phục được .
2. Tổng biên tập Tạp chí “Tiềm lực tổ quốc”, thành viên Hội đồng chuyên gia trực thuộc Ủy ban công nghiệp quốc phòng Chính phủ Liên Bang Nga Viktor Murakhovsk:
- Trong năm nay (2015) công tác bảo dưỡng kỹ thuật các tên lửa SS-20 đã do Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeev đảm nhận.
- Hiện nay các xí nghiệp Nga đã giải quyết thành công vấn đề thay thế một số linh kiện, chi tiết và đã không có vấn đề gì xảy ra .. Vấn đề là ở chỗ tài liệu sản xuất – kỹ thuật và các tài liệu thiểt kế, kể cả danh mục các quy định chi tiết về bảo dưỡng tổ hợp tên lửa chiến lược được lưu giữ tại các trung tâm đặc biệt.
- Tháng 12/2014, Tư lệnh Bộ đội tên lửa chiến lược thượng tướng Xergey Karataev đã tuyên bố không có bất kỳ nhu cầu nào trong việc sử dụng tiềm lực của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine. Ông lúc đó cũng nhấn mạnh rằng Trung tâm tên lửa quốc gia Makeev đã hoàn thành một khối lượng lớn công tác chuẩn bị, trong đó có việc nghiên cứu kinh nghiệp chế tạo tên lửa “Voevoda”.
- Còn những gì liên quan đến tên lửa có cánh phóng từ trên không, thì từ năm ngoái các chúng đã được lắp động cơ của Nga. Tổng giám đốc Tập đoàn “Vũ khí tên lửa chiến thuật” B.Obnosov lúc đó cũng đã nói rõ về toàn bộ quy trình thay thế (động cơ).
Thống đốc Vùng Omsk tuyên bố là trong trường hợp cần thiết các xí nghiệp của vùng này sẵn sàng tăng số lượng xuất xưởng các động cơ tua bin khí kích thước nhỏ và hệ thống điều khiển các động cơ này.
- Chính vì vậy mà tôi không hiểu các chuyên gia theo quan điểm tự do lấy đâu ra những thông tin đó (như nói ở phần đầu). Có vẻ như họ muốn kích động dân chúng chăng.
III. Các thông tin bổ sung:
Căn cứ vào các báo cáo trao đổi song phương Nga- Mỹ gần đây nhất theo các quy định của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-3, đến ngày 01/9/2014, Nga có tổng số 911 đơn vị vũ khí tấn công chiến lược đã triển khai và chưa triển khai, còn Mỹ – có 912 . Trong số đó thì các phương tiện mang đã triển khai là: Nga-528 với 1.643 đầu đạn, Mỹ -784 với 1.642 đầu đạn.
Như vậy, lần đầu tiên Nga đã vượt Mỹ về số lượng đầu đạn trên các phương tiện mang chiến lược. Theo các chuyên gia trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ thì sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do Nga đưa tầu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược dự án 955 “Iuri Dolgoruki” và “Aleksandr Nhevski” với các tổ hợp tên lửa “Bulava” vào trực chiến. Công tác triển khai các tổ hợp tên lửa cơ động và tên lửa trong hầm phóng RS-24 “Iars” vẫn đang được tiếp tục.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đang mất dần ưu thế công nghệ vũ khí so với Trung Quốc

Quốc Việt | 27/08/2015 16:01

2

zing-china-3-1440663153731-0-0-337-660-crop-1440663347925.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Chuyên gia phòng thủ tên lửa Mỹ cảnh báo, Washington cần cải thiện năng lực trinh sát chiến lược, triển khai sức mạnh toàn cầu và công nghệ nếu không có thể sẽ bị Bắc Kinh qua mặt.

my-dang-mat-dan-uu-the-cong-nghe-vu-khi-so-voi-trung-quoc.jpg

Vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc có thể vô hiệu hóa mạng lưới trinh sát chiến lược ngoài không gian của Mỹ. Ảnh đồ họa: Diplomat​
Theo Diplomat, ngày 19/8, Viện Hudson có trụ sở tại Washington, tổ chức buổi hội thảo nhằm đánh giá về sức mạnh quân sự Trung Quốc.
Tại hội nghị, Trey Obering, cựu giám đốc Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA), cảnh báo về sự phát triển quân sự nhanh chóng của Trung Quốc.
Theo ông Obering, kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Mỹ nắm ưu thế vượt trội so với các nước khác, đặc biệt là trong khả năng tình báo, giám sát và trinh sát chiến lược, khả năng triển khai sức mạnh trên toàn cầu và áp đảo về công nghệ trong các cuộc xung đột.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang thách thức cả 3 nền móng quan trọng trong sức mạnh quân sự Mỹ.
"Tôi tin rằng, Bắc Kinh đang thách thức Washington, đặc biệt là nhắm đến lĩnh vực trinh sát chiến lược, triển khai sức mạnh và lợi thế công nghệ của chúng ta với các chương trình phát triển tên lửa của họ", ông nói.
Đầu tiên, Trung Quốc đã chứng minh khả năng tiêu diệt vệ tinh bay trên quỹ đạo bằng thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh ở quỹ đạo thấp vào năm 2007.
Một thử nghiệm tương tự đã được thực hiện vào đầu năm 2015. Vũ khí này cho phép Bắc Kinh tấn công vào hệ thống trinh sát chiến lược ngoài không gian của Washington.
"Vấn đề đáng quan ngại là Bắc Kinh đã phát triển khả năng tiêu diệt các vệ tinh ở quỹ đạo cao hơn, cho phép họ nhắm mục tiêu tất cả các phương tiện trong không gian của chúng ta", Obering chia sẻ trong hội thảo.
Mỹ dựa chủ yếu vào hệ thống vệ tinh để tiến hành các hoạt động quân sự trên khắp toàn cầu. Nếu vệ tinh bị tấn công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mạnh chiến đấu.
Ở vấn đề triển khai sức mạnh toàn cầu, Trung Quốc đã phát triển khả năng răn đe đáng ngại với tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.
Tên lửa này được phát triển để nhắm vào hạm đội tàu sân bay của Mỹ.
"Tên lửa này là mối đẹ dọa đáng gờm, nó đại diện cho công nghệ rất tiên tiến". Khi hạm đội tàu sân bay bị uy hiếp, Mỹ khó lòng triển khai sức mạnh trên toàn cầu một cách thuận lợi như trước.
Trong nền tảng chính thứ 3 của Mỹ là công nghệ, ông cho rằng, rõ ràng Trung Quốc không bằng lòng với những tiến bộ về công nghệ hiện nay mà còn theo đuổi mục tiêu vượt Mỹ trong tương lai.
Ví dụ điển hình nhất cho nỗ lực vượt Washington của Bắc Kinh là chương trình phát triển đầu đạn siêu thanh WU-14.
Loại vũ khí này có thể bay với tốc độ gấp 10 lần vận tốc âm thanh (11.200 km/h). "Tốc độ và khả năng cơ động cao, WU-14 sẽ là một thách thức to lớn đối với bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào".
Giải pháp
my-dang-mat-dan-uu-the-cong-nghe-vu-khi-so-voi-trung-quoc.jpg

Hệ thống phòng thủ Aegis, lá chắn tên lửa chủ lực của Mỹ trên biển. Ảnh: Wikipedia​
Vị chuyên gia có 35 năm kinh nghiệm về phòng thủ tên lửa nêu một số giải pháp nhằm duy trì lợi thế của Mỹ so với Trung Quốc.
Đầu tiên ông cho rằng, Mỹ cần sửa đổi khái niệm về phòng thủ tên lửa. Washington không nên tập trung vào các hệ thống đơn lẽ như Patriot, THAAD hay Aegis mà cần tích hợp vào một hệ thống duy nhất.
Để thực thiện điều này, trước hết Mỹ cần phát triển hệ thống cảm biến phát hiện mục tiêu tốt hơn. Bên cạnh đó, Washington cần cải thiện hệ thống thông tin liên lạc, chỉ huy và kiểm soát.
Ngoài ra, sự tích hợp không chỉ ở lĩnh vực phòng thủ mà còn ở khía cạnh tấn công.
Mỹ cần phải thay đổi khái niệm chiến thuật, quy trình đào tạo cũng như hợp tác trong một môi trường lớn hơn để tận dụng sức mạnh sẵn có của các đồng minh.
Giải pháp thứ 2 là Mỹ phải tiếp thêm sinh lực cho các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ tiên tiến.
Ông lưu ý rằng, khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay là sản phẩm của hơn 2 thập kỷ trước. Nó là kết quả khi Tổng thống Ronald Reagan đề xuất Sáng kiến chiến lược quốc phòng năm 1983.
Trong khi đó, công nghệ vũ khí thế giới liên tục thay đổi nên hệ thống lá chắn không kịp thích nghi.
Obering cho rằng, Mỹ nên đầu tư các công nghệ mới ở hiện tại để cải thiện năng lực cho tương lai.
Bên cạnh đó, Washington nên mở rộng đầu tư phát triển các phương tiện đánh chặn không thuốc nổ tiên tiến, vũ khí năng lượng định hướng nhằm tiếp tục duy trì ưu thế công nghệ.
Vấn đề thứ 3 là Washington cần cải thiện năng lực không gian vũ trụ, nơi mà Mỹ cần chuẩn bị để chiến đấu và dành chiến thắng.
"Như tôi đã nói, chiến đấu trong không gian cần được phát triển và đưa vào vũ trụ, không hiểu thực tế này có thể làm tổn thương chúng ta", vị chuyên gia chia sẻ.
Điều đó có nghĩa là Mỹ phải phát triển các khả năng mới và tốt hơn để đánh bại các mối đe dọa trong không gian.
Bên cạnh đó, Washington cần duy trì một hệ thống dự phòng trên mặt đất nhằm duy trì khả năng hoạt động trên toàn cầu trong tình huống vệ tinh bị tấn công.
 
23/8/12
1.162
3
38
Trực thăng Nga tung hoành,máy bay Mỹ "đông cứng" tại Bắc Cực

(Vũ khí) - Dù luôn được đánh giá cao hơn máy bay Nga về công nghệ diện tử, tuy nhiên máy bay Mỹ sẽ hoạt động thế nào tại Bắc Cực?

Hãng Sputnik dẫn nguồn tin từ hãng trực thăng Nga Russian Helicopters cho biết, hãng này đang phát triển phiên bản trực thăng vận tải Mil Mi-8 được thiết kế cho Bộ Quốc phòng Nga chuẩn bị bắt đầu nhiệm vụ tại Bắc Cực, nơi nhiệt độ có thể xuống thấp hơn -50 độ C.
Giám đốc của Russian Helicopters, ông Alexander Mikheev nói tại triển lãm MAKS-2015: “Hãng Russian Helicopters đang tạo ra một mẫu trực thăng Mi-8AMTSh-VA mới nhằm làm việc được trong môi trường khắc nghiệt tại Bắc Cực. Quá trình phát triển đã kết thúc và chiếc trực thăng sẽ trải qua các bài bay thử nghiệm vào nửa sau của năm 2015”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
may-bay-nga--my-hoat-dong-the-nao-tai-bac-cuc_28641566.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trực thăng Mi-8 Nga hoạt động tại Bắc Cực.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phiên bản trực thăng này được dựa theo phiên bản cải tiến mới nhất của trực thăng vận tải quân sự Mi-8AMTSh-V, hiện được trang bị động cơ VK-2500-03 của Klimov và nâng cấp nhiều tính năng điện tử hàng không hiện đại.
Theo tiết lộ của ông Alexander Mikheev, để làm ấm cabin chiếc Mi-8 và để chúng có thể hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt tại Bắc Cực, "Cabin của máy bay trực thăng này được áp dụng công nghệ trong việc chế tạo các tàu vũ trụ".
Phiên bản mới của Mi-8 còn được sử dụng càng trượt tuyết để đảm bảo cho việc hạ cánh trên tuyết và vùng đầm lầy. Đặc biệt, trực thăng sẽ có được thiết bị tạo lực mạnh hơn, cho phép tiếp tục cất cánh ngay cả khi một trong hai động cơ ngừng hoạt động.
Ngoài ra, để chống băng tuyết bám dính vào thân máy bay, vỏ chiếc Mi-8 còn được chế tạo bằng loại vật liệu hỗn hợp có độ bền cực cao và có khả năng chống chịu lại được môi trường có nhiệt độ cực thấp ngay ở Bắc Cực.
Ưu điểm của loại vật liệu này có trọng lượng nhẹ, nhờ các kỹ sư người Nga đã phát triển một loại vật liệu đặc biệt có độ bền hơn các loại thép được sử dụng trước đây.
Viện Nghiên cứu Khoa học vật liệu thép của Nga cho hay, việc sử dụng hợp kim thép mới trong quá trình sản xuất đã giúp bảo vệ cấu trúc bên trong và gia cố sức chịu đựng cho phần thân máy bay.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
may-bay-nga--my-hoat-dong-the-nao-tai-bac-cuc_28642288.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chiếc B-1B Lancer của Mỹ bị đông cứng trong thử nghiệm.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Việc Nga tự tin vào phiên bản đặc biệt của Mi-8 hoạt động tại Bắc Cực là hoàn toàn có cơ sở bởi trước đó, vũ khí Liên Xô và Nga sau này đã chứng minh được khả năng khi tác chiến trong môi trường lạnh giá trong khi đó vũ khí Mỹ và phương Tây đã tỏ ra yếu thế.
Điều này đã được kiểm chứng qua các cuộc thử nghiệm Mỹ thực hiện với dàn máy bay hạng nặng của mình. Cụ thể, hồi cuối năm 2014, Quân đội Mỹ lần đầu tiên công khai những hình ảnh thử nghiệm của những máy bay quân sự chiến lược của mình trong điều kiện giá lạnh tương tự tại Bắc Cực và kết quả, toàn bộ máy bay tham gia thử nghiệm đều bị đông cứng.
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm này, hãng Sputnik hồi đầu năm 2015 đã nhận định với những máy bay công nghệ cao như B-1, B-52 còn bị đông cứng, vì vậy những dòng trực thăng vận tải kiêm tấn công của Mỹ sẽ khó có khả năng hoạt động tại Bắc Cực như chiếc Mi-8 phiên bản mới của Nga dù máy bay Mỹ có thể chiếm lợi thế về công nghệ điện tử hàng không.
 
23/8/12
1.162
3
38
Trực thăng “Cá sấu Mỹ” có khách hàng xuất khẩu đầu tiên

TUẤN SƠN | 29/08/2015 08:01

0

1-28082015son116255395-1440758714913-21-0-277-500-crop-1440758884760.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Hãng thông tấn Nga TASS dẫn nguồn tin từ hãng chế tạo Kamov đăng tải ngày 28-8 cho biết, Ai Cập đã quyết định đặt mua trực thăng tấn công Ka-52 Alligator (Cá sấu Mỹ).

Tuy nhiên, thời điểm thực hiện hợp đồng chưa được công bố. Nếu hợp đồng trên có hiệu lực, Ai Cập sẽ là nước đầu tiên đặt mua dòng trực thăng sử dụng kết cấu cánh đồng trục này.
Nguồn tin trên cũng cho biết, việc ký kết hợp đồng được thực hiện trong khuôn khổ Hội chợ hàng không quốc tế MAKS-2015.
truc-thang-ca-sau-my-co-khach-hang-xuat-khau-dau-tien-.jpg

Trực thăng tấn công Ka-52 Alligator.​
Giới truyền thông loan tin Ai Cập dự định mua 50 máy bay trực thăng Ka-52 từ năm 2014. Hợp đồng này có thể bắt đầu thực hiện từ năm 2016, khi Ka-52 được trang bị thiết bị quan sát quang điện OES-52 mới.
Trong khi đó, nhiều blog quân sự Nga cho rằng, Ai Cập đặt mua các máy bay trực thăng Ka-52 trang bị thiết bị quang điện mới do hãng Sagem (Pháp) chế tạo.
Thiết bị trên được phát triển trên cơ sở hệ thống Strix lắp đặt trên trực thăng tấn công Tiger của châu Âu.
Ngoài Ai Cập, Iraq và Algeria hiện rất quan tâm tới dòng trực thăng này của Nga.
Là một biến thể của trực thăng tấn công Ka-50 Black Shark, Ka-52 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008.
Dòng trực thăng tấn công này của Nga có kết cấu cánh đồng trục đặc biệt giúp máy bay rất linh động trên không và không cần cánh quạt ổn định ở đuôi.
Ka-52 có tốc độ tối đa là 310km/giờ, độ cao hoạt động thực tế đạt 5,500m. Dòng trực thăng tấn công này được trang bị pháo 33mm, 12 tên lửa điều khiển Vikr hoặc 4 tên lửa không đối không.
Với thiết kế cánh quạt động trục đặc biệt, Ka-52 có thể mang khối lượng vũ khí lớn hơn nhiều so với các dòng trực thăng tấn công tương tự trên thế giới.
 
23/8/12
1.162
3
38
"Siêu bom" độc đáo của Nga tại triển lãm MAKS-2015

28/08/2015 21:00

0

2-sieu-bom-doc-dao-cua-nga-tai-trien-lam-maks2015-281033592-1440754348029-98-0-459-708-crop-1440754614680.jpg

Chia sẻ:
"Grom-1" và "Grom-2" được chế tạo dựa trên cơ sở tên lửa X-38 có đầu laser bổ sung thêm cánh và thay đổi thiết kế.

sieu-bom-doc-dao-cua-nga-tai-trien-lam-maks2015.jpg

Sputnik News đưa tin, một quả bom độc đáo có tên Grom-2 sở hữu chức năng phá hủy của cả một tên lửa và bom đã được chế tạo ở Nga. (Ảnh: Hai kỹ sư Nga đang tiến hành lắp đặt phần đầu của quả bom-tên lửa)
sieu-bom-doc-dao-cua-nga-tai-trien-lam-maks2015.jpg

Thay vì động cơ, trong ruột có lắp thêm đầu đạn 130 kg trên tỷ lệ tổng trọng lượng tên lửa là 250 kg.
sieu-bom-doc-dao-cua-nga-tai-trien-lam-maks2015.jpg

"Grom-1" và "Grom-2" được chế tạo dựa trên cơ sở tên lửa X-38 có đầu laser bổ sung thêm cánh và thay đổi thiết kế, — RIA Novosti dẫn thông báo của ông Boris Obnosov Tổng Giám đốc Tập đoàn "Vũ khí tên lửa chiến thuật" tại Triển lãm MAKS-2015.
sieu-bom-doc-dao-cua-nga-tai-trien-lam-maks2015.jpg

Ông Obnosov lưu ý rằng "Grom-1" là tên lửa với động cơ, hệ thống dẫn đường vệ tinh và phần đầu đạn nặng 250 kg trong tổng trọng lượng 522 kg.
sieu-bom-doc-dao-cua-nga-tai-trien-lam-maks2015.jpg

Còn "Grom-2" về thực chất là thiết kế bom, bởi thay vì động cơ còn có thêm một đầu đạn nặng 130 kg trong tổng trọng lượng 250 kg - ông Obnosov cho biết.
sieu-bom-doc-dao-cua-nga-tai-trien-lam-maks2015.jpg

Ngoài ra, vị tổng giám đốc này còn cho biết: "Grom-2 thực chất là một quả bom liệng, tầm xa cực đại của nó có thể đạt tới 300 km, còn độ chính xác thì ngang với mức độ cao nhất của các vũ khí siêu chính xác khác." (Ảnh trong bài là tên lửa X-38 của Nga)​
 
Status
Không mở trả lời sau này.