Vũ khí hàng phục tàu sân bay Mỹ
6:22 PM, 29/08/2015, Views: 649 | By Long Xuyên
VietnamDefence - Nga đã phát triển công nghệ “không tiếng động” vô hiệu hóa các cụm tàu sân bay mà không cần tấn công chúng bằng tên lửa hay ngư lôi.
Nguồn: rg, 21.8.2015.
PAK FA trang bị tên lửa tốc độ 4.300 km/h
5:17 PM, 29/08/2015, Views: 618 | By Long Xuyên
VietnamDefence - Tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga sẽ được trang bị các tên lửa siêu vượt âm tối tân.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bleft|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguồn: rg, 26.8.2015
Bom laser KAB-250LG-E
5:05 PM, 29/08/2015, Views: 340 | By Nam Xương
VietnamDefence - Tại triển lãm hàng không-vũ trụ quốc tế MAKS-2015 ở Moskva, Công ty GNPP Region thuộc Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV/Nga) lần đầu tiên giới thiệu loại vũ khí hàng không tối tân của mình.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bright|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Bom có điều khiển KAB-250LG-E (GNPP Region){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguồn: nvo, 28.8.2015.
M1 Abrams cháy thui vì tên lửa Liên Xô cổ lỗ
5:46 PM, 29/08/2015, Views: 881 | By PM
VietnamDefence - Trên Internet vừa đăng một video clip quay cảnh tiêu diệt 2 xe tăng Mỹ M1 Abrams của quân đội Saudi Arabia.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bleft|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}M1 Abrams nổ tung khi trúng đạn tên lửa Fagot{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cuộc xâm lăng của lục quân Saudi Arabia cùng các xe tăng M1 Abrams vào Yemen đã lập tức dẫn đến những tổn thất về xe tăng-thiết giáp. Qua clip, có thể thấy phiến quân Houthi sử dụng các hệ thống tên lửa chống tăng cũ kỹ Fagot của Liên Xô để chống lại xe tăng hiện đại của Saudi Arabia.
Đặc biệt là quả tên lửa bắn trúng sườn tháp đã khiến cơ số đạn trong xe tăng bị kích nổ kinh hoàng. Nổ giá chứa đạn ở phần sau tháp pháo là gót chân A-sin của xe tăng Mỹ. Cơ hội sống sót của kíp xe trong tình huống này gần như không còn.
Cũng chính vì thế mà tháp xe tăng tiên tiến T-14 Armata được làm kiểu không có người ngồi.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}M1 Abrams thảm thương{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Fagot do Viện thiết kế Chế tạo dụng cụ KBP ở Tula, Nga phát triển và đưa vào trang bị vào năm 1970.
Hệ thống bao gồm 1 bệ phóng mang vác với khí tài điều khiển và tên lửa 9М111, tầm bắn đến 2 km, phần chiến đấu xuyên lõm 2,5 kg có thể xuyên đốt giáp dày đến 600 mm.
6:22 PM, 29/08/2015, Views: 649 | By Long Xuyên
VietnamDefence - Nga đã phát triển công nghệ “không tiếng động” vô hiệu hóa các cụm tàu sân bay mà không cần tấn công chúng bằng tên lửa hay ngư lôi.
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu sân bay Mỹ {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ưu thế không thể đánh chìm của tàu sân bay hiện đại có thể trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Chính vì một lý do và lại là lý do chủ yếu là các máy bay bố trí trên các sân bay nổi này không thể sử dụng được nữa.
Người ta vẫn cho rằng, gần như không thể đột phá tiếp cận tàu sân bay qua các tàu bảo vệ nó. Chỉ có đầu đạn hạt nhân có thể bảo đảm chắc chắn tiêu diệt một đội hình tàu sân bay nhưng nó vẫn phải vượt qua hệ thống phòng không mạnh mẽ.
Tuy vậy, vẫn có thể không phải đột phá, không phải thực hiện các đòn tấn công tên lửa-ngư lôi chính xác và dữ dội mà chỉ cần cắt đứt liên lạc vô tuyến giữa các máy bay với các tàu sân bay và gây nhiễu đối với hệ thống nhận dạng địch-ta. Hiện nay, trên toàn thế giới đều chú trọng phát triển các khí tài tác chiến điện tử. Các phương tiện tác chiến điện tử cải tiến rất thú vị của Nga được giới thiệu tại triển lãm MAKS-2015.
Cần lưu ý là lần ra mắt đầu tiên của các công nghệ tác chiến điện tử mới của Nga đã diễn ra gần 20 năm trước, cũng tại triển lãm MAKS, vào năm 1997.
Một hãng nhỏ có cái tên bình thường Aviakonversya đã giới thiệu một máy phát nhiễu tác chiến điện tử, có khả năng “tắt” tín hiệu định vị vệ tinh GPS. Lần triển lãm này gây ấn tượng rất mạnh đối với người Mỹ. Mỹ thậm chí đã mua mấy máy gây nhiễu và tiến hành thử chúng. Nó đã gây ra cảm giác vô cùng tiêu cực đối với họ. Các tên lửa hành trình chính xác cao khi lọt vào tầm hoạt động của khí tài tác chiến điện tử Nga liền mất phương hướng và bay đến nơi hoàn toàn không mong muốn. Đó mới chỉ là các hệ thống tác chiến điện tử khá giản đơn. Còn khả năng của các hệ thống tối tân Krasukha thì người Mỹ chưa thể tưởng tượng nổi.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Sơ đồ nguyên lý đối phó cụm tàu sân bay bằng phương tiện tác chiến điện tử {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vào đầu cuộc xâm lăng của quân đội Mỹ và đồng minh vào Iraq vào năm 2003, không một quả tên lửa hành trình nào bắn trúng đích. Đến ngày thứ năm của cuộc chiến, một vụ bê bối nổ ra. Sau khi mất toi hàng chục quả tên lửa đắt tiền, Mỹ cáo buộc Nga về chuyện phương tiện kỹ thuật của Nga đang lái những quả tên lửa Tomahawk vào sa mạc. Tình báo Mỹ tìm ra địa điểm tương đối bố trí các máy gây nhiễu và Mỹ lập tức ném bom rải thảm các vị trí này. Chỉ sau đó, vũ khí “thông minh” của Mỹ mới có tác dụng.
Còn giờ hãy nói về tàu sân bay.
Điểm yếu nhất của tàu sân bay là những chiếc máy bay trở về sau khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Các phi công mệt nhoài, mà nhiên liệu cũng sắp hết. Nếu như đúng lúc này bật các hệ thống chế áp định vị vệ tinh và liên lạc vô tuyến thì các phi công sẽ chịu stress tâm lý cực mạnh bởi vì tìm về chính xác tàu sân bay của mình sẽ trở nên cực khó. Nhưng thảm họa thực sự sẽ xảy ra khi các hệ thống nhận dạng địch-ta cũng bị “tắt” đi mất.
Phòng không hạm tàu hiện đại hiện dựa vào công nghệ máy tính để tính toán, xử lý các dữ liệu từ các radar, đưa ra thông tin chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống tên lửa và pháo. Khi trên các radar xuất hiện không phải các đốm sáng máy bay ta mà là các máy bay lạ, không thể nhận dạng thì phòng không của các tàu chiến sẽ khai hỏa bắn vào chúng. Trong khi các chỉ huy tìm hiểu và ra lệnh ngừng bắn thì phần lớn các máy bay đã tiêu tùng. Thế là cả một cụm tàu sân bay thực tế sẽ ngừng tồn tại vì sức mạnh chủ yếu của nó đã biến mất.
Vấn đề là ở chỗ làm thế nào đưa các hệ thống tác chiến điện tử vào đội hình tàu sân bay và bật chúng lên đúng lúc. Thực ra, việc đó không phải là nhiệm vụ khó nhất mà là hoàn toàn có thể giải quyết. Nhưng hiện thời nói về giải pháp độc quyền này còn quá sớm.
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Tàu sân bay Mỹ {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ưu thế không thể đánh chìm của tàu sân bay hiện đại có thể trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Chính vì một lý do và lại là lý do chủ yếu là các máy bay bố trí trên các sân bay nổi này không thể sử dụng được nữa.
Người ta vẫn cho rằng, gần như không thể đột phá tiếp cận tàu sân bay qua các tàu bảo vệ nó. Chỉ có đầu đạn hạt nhân có thể bảo đảm chắc chắn tiêu diệt một đội hình tàu sân bay nhưng nó vẫn phải vượt qua hệ thống phòng không mạnh mẽ.
Tuy vậy, vẫn có thể không phải đột phá, không phải thực hiện các đòn tấn công tên lửa-ngư lôi chính xác và dữ dội mà chỉ cần cắt đứt liên lạc vô tuyến giữa các máy bay với các tàu sân bay và gây nhiễu đối với hệ thống nhận dạng địch-ta. Hiện nay, trên toàn thế giới đều chú trọng phát triển các khí tài tác chiến điện tử. Các phương tiện tác chiến điện tử cải tiến rất thú vị của Nga được giới thiệu tại triển lãm MAKS-2015.
Cần lưu ý là lần ra mắt đầu tiên của các công nghệ tác chiến điện tử mới của Nga đã diễn ra gần 20 năm trước, cũng tại triển lãm MAKS, vào năm 1997.
Một hãng nhỏ có cái tên bình thường Aviakonversya đã giới thiệu một máy phát nhiễu tác chiến điện tử, có khả năng “tắt” tín hiệu định vị vệ tinh GPS. Lần triển lãm này gây ấn tượng rất mạnh đối với người Mỹ. Mỹ thậm chí đã mua mấy máy gây nhiễu và tiến hành thử chúng. Nó đã gây ra cảm giác vô cùng tiêu cực đối với họ. Các tên lửa hành trình chính xác cao khi lọt vào tầm hoạt động của khí tài tác chiến điện tử Nga liền mất phương hướng và bay đến nơi hoàn toàn không mong muốn. Đó mới chỉ là các hệ thống tác chiến điện tử khá giản đơn. Còn khả năng của các hệ thống tối tân Krasukha thì người Mỹ chưa thể tưởng tượng nổi.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Sơ đồ nguyên lý đối phó cụm tàu sân bay bằng phương tiện tác chiến điện tử {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vào đầu cuộc xâm lăng của quân đội Mỹ và đồng minh vào Iraq vào năm 2003, không một quả tên lửa hành trình nào bắn trúng đích. Đến ngày thứ năm của cuộc chiến, một vụ bê bối nổ ra. Sau khi mất toi hàng chục quả tên lửa đắt tiền, Mỹ cáo buộc Nga về chuyện phương tiện kỹ thuật của Nga đang lái những quả tên lửa Tomahawk vào sa mạc. Tình báo Mỹ tìm ra địa điểm tương đối bố trí các máy gây nhiễu và Mỹ lập tức ném bom rải thảm các vị trí này. Chỉ sau đó, vũ khí “thông minh” của Mỹ mới có tác dụng.
Còn giờ hãy nói về tàu sân bay.
Điểm yếu nhất của tàu sân bay là những chiếc máy bay trở về sau khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Các phi công mệt nhoài, mà nhiên liệu cũng sắp hết. Nếu như đúng lúc này bật các hệ thống chế áp định vị vệ tinh và liên lạc vô tuyến thì các phi công sẽ chịu stress tâm lý cực mạnh bởi vì tìm về chính xác tàu sân bay của mình sẽ trở nên cực khó. Nhưng thảm họa thực sự sẽ xảy ra khi các hệ thống nhận dạng địch-ta cũng bị “tắt” đi mất.
Phòng không hạm tàu hiện đại hiện dựa vào công nghệ máy tính để tính toán, xử lý các dữ liệu từ các radar, đưa ra thông tin chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống tên lửa và pháo. Khi trên các radar xuất hiện không phải các đốm sáng máy bay ta mà là các máy bay lạ, không thể nhận dạng thì phòng không của các tàu chiến sẽ khai hỏa bắn vào chúng. Trong khi các chỉ huy tìm hiểu và ra lệnh ngừng bắn thì phần lớn các máy bay đã tiêu tùng. Thế là cả một cụm tàu sân bay thực tế sẽ ngừng tồn tại vì sức mạnh chủ yếu của nó đã biến mất.
Vấn đề là ở chỗ làm thế nào đưa các hệ thống tác chiến điện tử vào đội hình tàu sân bay và bật chúng lên đúng lúc. Thực ra, việc đó không phải là nhiệm vụ khó nhất mà là hoàn toàn có thể giải quyết. Nhưng hiện thời nói về giải pháp độc quyền này còn quá sớm.
Nguồn: rg, 21.8.2015.
PAK FA trang bị tên lửa tốc độ 4.300 km/h
5:17 PM, 29/08/2015, Views: 618 | By Long Xuyên
VietnamDefence - Tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga sẽ được trang bị các tên lửa siêu vượt âm tối tân.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bleft|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tên lửa mới của T-50 sẽ có tốc độ >3,5M (4.300 km/h), Tổng giám đốc Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV/Nga) Boris Obnosov cho biết.
Tên lửa chống radar Kh-58UShK dành cho PAK FA đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng. Nó sẽ được sản xuất loạt vào năm 2017. Tên lửa bay với tốc độ trên 3,5M, nghĩa là ở tốc độ siêu vượt âm, ông Obnosov cho biết tại triển lãm MAKS-2015.
Theo ông Obnosov, việc phát triển vũ khí siêu vượt âm đang tiến triển tốt. Các tên lửa chiến thuật tương lai bay ổn định ở tốc độ siêu vượt âm 3,5-4M. Vấn đề nảy sinh khi chuyển sang tốc độ cao hơn 6M. Nhiệm vụ này rất khó khăn vì liên quan đến vật liệu và hoạt động của thiết bị trên khoang ở nhiệt độ siêu cao, khi mà ở đầu các chi tiết tên lửa tạo thành plasma, tuy nhiên khó khăn này có thể giải quyết được.
Ông Obnosov cũng cho biết, đến năm 2020, tiêm kích thế hệ 5 của Nga PAK FA sẽ có 12 loại tên lửa có điều khiển mới có chức năng khác nhau, 6 trong số đó sẽ ra đời vào năm 2017. Loại tên lửa không đối không tầm ngắn tương lai có khả năng tiêu diệt cả máy bay lẫn đánh chặn tên lửa phòng không sẽ bắt đầu được sản xuất trước cuối năm 2015. Còn tên lửa tầm trung thì đang được sản xuất.
Tướng Viktor Bondarev, Tư lệnh Lực lượng hàng không-vũ trụ VKS mới thành lập của Nga cho biết, PAK FA T-50 đã bắt đầu bay thử sử dụng tên lửa chiến đấu và đạt kết quả tuyệt vời.
Còn đại diện của Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử Nga (KRET) Vladimir Mikheyev thì tiết lộ về hệ thống điều khiển vũ khí kỹ thuật số của T-50. Hệ thống sẽ độc lập phát hiện, bám và phân loại mục tiêu, khuyến nghị phi công trình tự tiêu diệt các mục tiêu đó. Phi công chỉ còn việc điều chỉnh hay thông qua giải pháp của máy móc và ra lệnh thực hiện. Tiếp đó, máy bay tự tiêu diệt mục tiêu theo trình tự đã định bằng vũ khí thích hợp nhất.
Để tác chiến chống máy bay địch, PAK FA được trang bị các loại tên lửa không đối không tầm xa, tầm trung và tầm ngắn (còn dùng làm vũ khí tự vệ đánh chặn tên lửa phòng không đối phương) và 1 pháo cao tốc 30 mm. Để tác chiến đối đất, máy bay có thể mang tên lửa không và có điều khiển, bom và vũ khí chính xác cao.
Năm 2016, Không quân Nga sẽ mua những chiếc T-50 sản xuất loạt đầu tiên (đến lúc đó máy bay sẽ chính thức mang tên Su). Trước đó, có tin máy bay sẽ bắt đầu được chuyển giao cho quân đội vào năm 2017. Đến năm 2020, quân đội Nga sẽ nhận được 55 tiêm kích thế hệ 5. Nhưng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo, con số này có thể bị điều chỉnh do khó khăn kinh tế và Su-35 tỏ ra có tính năng rất cao.
Nguồn: rg, 26.8.2015
Bom laser KAB-250LG-E
5:05 PM, 29/08/2015, Views: 340 | By Nam Xương
VietnamDefence - Tại triển lãm hàng không-vũ trụ quốc tế MAKS-2015 ở Moskva, Công ty GNPP Region thuộc Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV/Nga) lần đầu tiên giới thiệu loại vũ khí hàng không tối tân của mình.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bright|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}Bom có điều khiển KAB-250LG-E (GNPP Region){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đó là bom có điều khiển KAB-250LG-E cỡ 250 kg với phần chiến đấu phá-mảnh, dùng để tiêu diệt phương tiện kỹ thuật dễ tổn thương, đầu mối đường sắt, kho tàng quân sự và các mục tiêu khác.
Đầu tự dẫn laser bảo đảm độ chính xác cho bom với vòng tròn xác suất không quá 5 m. Phương tiện mang bom này là tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50, các máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ 4 Su-34 và Su-35 có giao diện số và hệ thống laser chiếu xạ mục tiêu.
Đây là loại bom có điều khiển (KAB) cỡ tương đối nhỏ đầu tiên của Nga được chào bán xuất khẩu. Trước đó, GNNP Region đã xuất khẩu các bom KAB cỡ 500 và 1500 kg. Trong tương lai, Region có kế hoạch phát triển cả các bom KAB xuất khẩu cỡ nhỏ để trang bị cho cả máy bay không người lái.
Theo xu hướng phát triển loại đạn dược này hiện nay và chiến thuật sử dụng chúng, khi phát triển các vũ khí này, GNPP Region tập trung chú ý hoàn thiện tính năng kỹ-chiến thuật của chúng trên các khía cạnh sau:
- tăng tầm bằng cách mở rộng dải độ cao và tốc độ máy bay mang có thể thả bom và hoàn thiện đặc tính khí động và các cánh nâng của bom;
- nâng cao độ chính xác diệt mục tiêu bằng cách bổ sung các kênh hiệu chỉnh bổ sung vào hệ dẫn;
- nâng cao khả năng chống nhiễu;
- bảo đảm tiêu diệt nhiều loại mục tiêu trong các điều kiện sử dụng khác nhau, suốt ngày đêm và trong mọi thời tiết.
Để nâng cao sức cạnh tranh và sự hấp dẫn về giá của các vũ khí mới dành cho khách hàng nước ngoài, Region đang tập trung nghiên cứu giảm chi phí phát triển và sản xuất chúng.
Nguồn: nvo, 28.8.2015.
M1 Abrams cháy thui vì tên lửa Liên Xô cổ lỗ
5:46 PM, 29/08/2015, Views: 881 | By PM
VietnamDefence - Trên Internet vừa đăng một video clip quay cảnh tiêu diệt 2 xe tăng Mỹ M1 Abrams của quân đội Saudi Arabia.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bleft|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}M1 Abrams nổ tung khi trúng đạn tên lửa Fagot{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cuộc xâm lăng của lục quân Saudi Arabia cùng các xe tăng M1 Abrams vào Yemen đã lập tức dẫn đến những tổn thất về xe tăng-thiết giáp. Qua clip, có thể thấy phiến quân Houthi sử dụng các hệ thống tên lửa chống tăng cũ kỹ Fagot của Liên Xô để chống lại xe tăng hiện đại của Saudi Arabia.
Đặc biệt là quả tên lửa bắn trúng sườn tháp đã khiến cơ số đạn trong xe tăng bị kích nổ kinh hoàng. Nổ giá chứa đạn ở phần sau tháp pháo là gót chân A-sin của xe tăng Mỹ. Cơ hội sống sót của kíp xe trong tình huống này gần như không còn.
Cũng chính vì thế mà tháp xe tăng tiên tiến T-14 Armata được làm kiểu không có người ngồi.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}M1 Abrams thảm thương{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Fagot do Viện thiết kế Chế tạo dụng cụ KBP ở Tula, Nga phát triển và đưa vào trang bị vào năm 1970.
Hệ thống bao gồm 1 bệ phóng mang vác với khí tài điều khiển và tên lửa 9М111, tầm bắn đến 2 km, phần chiến đấu xuyên lõm 2,5 kg có thể xuyên đốt giáp dày đến 600 mm.