Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ đau đầu, thủng ví với vũ khí nội địa

(Bình luận quân sự) - Với số tiền khổng lồ liên tiếp được đầu tư cho chương trình máy bay B-3 và F-35, nhưng kết quả không như mong đợi khiến Bộ Quốc phòng Mỹ lúng túng.

Cỗ máy ngốn tiền mang tên B-3
Theo tiết lộ của Không quân Mỹ, chương trình máy bay B-3 ra đời nhằm thay thế những máy bay ném bom tàm xa hiện nay B-2, B-52 hiện đang phục vụ trong Không quân Mỹ.
Tuy nhiên, chương trình phát triển B-3 của Không quân Mỹ đầy lận đận. Vấn đề đáng chú ý gần đây nhất với B-3 là giá thành và chi phí phát triển dự án. Các chuyên gia Mỹ trước đây tính toán, giá thành của mỗi máy bay B-3 khoảng 500 triệu USD, nhưng đó chỉ là còn số ước đoán, chi phí của toàn dự án vẫn chưa được hé lộ.
Theo Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng M. Donley tuyên bố sẽ thường xuyên cập nhật chi phí của dự án. Cụ thể, trong năm 2014, B-3 đã được phân bổ 350-370 triệu USD.
Tuy nhiên chi phí dành cho chương trình phát triển máy bay B-3 vừa được công khai khiến không chỉ người Mỹ giật mình. Cụ thể, Mỹ ước tính chi phí chế tạo máy bay ném bom tầm xa mẫu mới B-3 là 58,2 tỉ USD trong 10 năm tới thay vì dự tính trước đây là 33,1 tỉ USD.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-dau-dau-voi-vu-khi-noi-dia_21148642.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay tàng hình B-2 Spirit.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thông tin này được tiết lộ trong báo cáo của Lực lượng không quân Mỹ gửi Quốc hội. Vì không hài lòng, nghị sĩ bang California – bà Jackie Speier đã yêu cầu người đứng đầu Không quân Deborah Lee James và Tướng Mark Welsh, tham mưu trưởng của Không lực Mỹ làm rõ việc “đội giá” này.
Do sơ suất, Không lực Mỹ tính toán sai lầm khiến chi phí chênh lệch tới 25 tỉ USD. “Chúng tôi vô cùng bất ngờ với con số này ngay lúc hay tin” – ông Welsh nói. Sự chênh lệnh giá của máy bay ném bom mẫu mới này là một vụ bê bối ngân sách mới của Không lực Mỹ.
Dù có liên quan đến bê bối hay không thì chương trình B-3 đang là chiếc máy ngốn tiền của Mỹ là sự thật không thể phủ nhận. Tuy nhiên, số tiền Mỹ bỏ ra chưa chắc đã mang lại hiệu quả và tiến độ như mong muốn, hãng Sputnik nhận định.
Do đóng vai trò là xương sống của không quân chiến lược Mỹ trong tương lai, thông tin về B-3 rất được săn đón, nhưng giới săn tin mới chỉ có các thông tin rời rạc về dự án này như: B-3 áp dụng sâu công nghệ tàng hình để xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương; khả năng mang vũ khí có và không điều khiển; không chỉ có chức năng tấn công mà còn có khả năng trinh sát, viễn thám…
Do chưa có các thông tin chắc chắn, nhiều khả năng yêu cầu và thời điểm cung cấp máy bay B-3 sẽ còn thay đổi. Theo kế hoạch ban đầu, Không quân Mỹ sẽ cho trình làng B-3 vào năm 2020, bây giờ là 2025 và chưa lấy gì làm bảo bảo đến thời điểm đó, máy bay B-3 sẽ được ra mắt.
Tiêm kích đắt đỏ nhất của Mỹ
Chương trình tiêm kích F-35 được đánh giá là ngốn nhiều tiền của nhất trong lịch sử của Không quân Mỹ. Theo dự tính ban đầu, mỗi chiếc F-35 sẽ có giá khoảng 70 triệu USD/chiếc, tuy nhiên do chậm trễ và các lỗi phát sinh, tới đầu năm 2014 giá thành mỗi chiếc F-35 được ước tính đã lên tới trên 145 triệu USD tùy phiên bản.
Và số tiền chi cho mỗi chiếc F-35 hoàn thiện chắc chắn vẫn tăng khi dòng tiêm kích này vẫn liên tiếp gặp lỗi. Cụ thể, sau khi gặp lỗi không mang đủ đơn vị bom SDB II, tiêm kích F-35 tiếp tục chứng minh sự 'vô dụng' khi không thể nhận diện chuẩn xác mối nguy hiểm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-dau-dau-voi-vu-khi-noi-dia_21150194.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích tàng hình F-35.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trang Breaking Defense dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết: "Các cảm biến điện tử trên F-35 có nhiệm vụ phát hiện ra các mối đe doạ tiềm tàng như tên lửa, máy bay tấn công, đang thường xuyên đánh giá sai mức độ nguy hiểm của vật thể nó dò tìm được và từ đó cảnh báo sai cho phi công".
Ngoài ra, nhà sản xuất Mỹ vẫn chưa thể trang bị được cho máy bay một cơ sở dữ liệu về những “mối đe doạ” vào phần mềm cài đặt tại trung tâm điều khiển. Breaking Defense cho biết thêm, cơ sở dữ liệu này trên thực tế là thông tin về các loại vũ khí có thể gây nguy hiểm cho máy bay và được tập hợp lại từ nhiều nguồn thông tin tình báo khác nhau.
Các cảm biến của F-35 quá nhạy cảm và Mỹ sẽ chỉ kịp hoàn thành cơ sở dữ liệu trên cho tới khi chiếc máy bay đi vào hoạt động, Breaking Defense dẫn lời một số chuyên gia quốc phòng nhận định.

Trước khi lỗi cực nguy hiểm này được phát hiện, danh tiếng và sức chiến đấu của phiên bản F-35B bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiết kế khoang mang vũ khí bên trong quá nhỏ, do đó nó không thể mang đủ đơn vị bom thông minh như thiết kế ban đầu.
Thông tin này được Inside Defense dẫn nguồn Văn phòng Chương trình F-35 của Lầu Năm góc cho biết, theo đó, khoang vũ khí bên trong của F-35B quá nhỏ để có thể mang đủ số lượng Bom đường kính nhỏ II (SDB II) như kế hoạch ban đầu, vì vậy sức mạnh của F-35B bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo thiết kế ban đầu, F-35B được trang bị 8 quả bom SDB II bên trong khoang vũ khí, tuy nhiên F-35B có khoang vũ khí bên trong nhỏ hơn nhiều so với F-35A và F-35C do có thiết kế phục vụ cất cánh ngắn - hạ cánh thẳng đứng nên phiên bản này chỉ có thể mang 4 quả thay vì 8 quả SDB II như thiết kế ban đầu.
Ngoài ra, F-35 còn mắc phải vô số lỗi “nực cười” khác như sợ sấm sét, không thể tác chiến ở môi trường có nhiệt độ quá 40 độ C… Những lỗi này có thể khiến F-35 trở thành kẻ vô dụng đắt tiền của Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lộ thông số tên lửa hành trình Kh-59MK2 đáng sợ của Nga

Cập nhật lúc: 20:32 05/09/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Báo Nga: VN sở hữu tên lửa chống hạm Kh-59MK?
Tận mắt siêu tiêm kích Sukhoi T-50 tại Triển lãm MAKS 2015

(Kiến Thức) -Một trong những vũ khí quan trọng nhất được Nga trưng bày tại MAKS 2015 chính là tên lửa hành trình Kh-59MK2, biến thể mới nhất dòng Kh-59.
Tờ Jane’s cho biết, tên lửa hành trình Kh-59MK2 do Cục thiết kế Raduga thuộc Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) phát triển. Phiên bản mới này đã được tiến hành thử nghiệm, nó có cấu hình phù hợp với hệ thống vũ khí của chiến đấu cơ hàng đầu Sukhoi PAK FA T-50. Đồng thời thân tên lửa này còn được thiết kế giảm tối thiểu khả năng phát hiện của radar đối phương.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tổng thống Nga Putin đang xem tên lửa Kh-59MK2 tại Triển lãm hàng không vũ trụ MAKS 2015. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tên lửa mới trang bị công nghệ tàng hình Kh-59MK2 này dài 4,2 mét, sải cánh là 2,5 mét và đường kính thân 0,4 mét, trên thân có trang bị cánh và vây có khả năng gấp lại được. Mặc dù được thiết kế như là một thành viên trong gia đình tên lửa Kh-59 nhưng phiên bản mới được cho là sẽ mang một thiết kế hoàn toàn mới trong tương lai.​
Giống với "cha" Kh-59, tên lửa Kh-59MK2 có khả năng tấn công rất nhiều mục tiêu cố định ở dưới đất, bao gồm cả các mục tiêu ngay cả khi sóng radar, hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại và các hệ thống xác định vị trí tọa độ cũng như thông tin khu vực mục tiêu hiển thị ở mức độ thấp.​
Với trang bị động cơ phản lực Saturn (hoặc động cơ 50MT dành cho phiên bản xuất khẩu), tên lửa Kh-59MK2 đạt tầm bắn 290 km. Nó cũng tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính INS và hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS và GLONASS, cùng hệ thống dẫn đường quang điện tử giúp cho tên lửa đạt chỉ số bán kính lệch mục tiêu khi tấn công trong thời gian cả ngày lẫn đêm chỉ 3 mét. Đồng thời tên lửa cũng có thể tùy chọn hệ thống dẫn đường khi thực hiện nhiệm vụ đối với các mục tiêu khác nhau.​
Không chỉ thế, tên lửa này còn có thể bay ở tầm thấp tới 50 mét trên mặt đất. Đồng thời, tên lửa Kh-59MK2 có tùy chọn đầu đạn loại xuyên phá nặng 310 kg hoặc các đầu đạn chùm.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga khoe hệ thống phòng không Redut có thể diệt mọi mục tiêu

07/09/2015 09:40

1

1-lan-dau-tien-nga-khoe-he-thong-phong-khong-tren-ham-redut-62316375-1441593335446-43-0-257-420-crop-1441593446178.jpg

Chia sẻ:
Nga vừa lần đầu công khai những hình ảnh đầu tiên về nội thất và hệ thống vũ khí của tàu Project 20380, trong đó có hệ thống phòng không Redut.

nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Redut (còn có tên gọi Polyment-Redut) là hệ thống tên lửa phòng không đa năng với bệ phóng thẳng đứng Redut và radar Polyment.
nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Hệ thống cho phép, tùy theo chủng loại tên lửa, bắn đồng thời đến 16 mục tiêu bay ở tầm 1-150 km và độ cao 5-30 km.
nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Redut có thể lắp trên các tàu lớp Projekt 20380, 20385 và tàu lớp Projekt 22350. Hệ thống Redut được chuẩn hóa về tên lửa và một số bộ phận khác với hệ thống tên lửa phòng không mặt đất cơ động Vityaz.
nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Các tên lửa phòng không có điều khiển được bố trí trong bệ phóng thẳng đứng gồm các module có 4 hoặc 8 ô phóng mỗi module.
nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Trong mỗi ô phóng có thể bố trí 1 tên lửa tầm trung (9М96Е) hay tầm xa (9М96Е2) để trong ống phóng, hay 4 tên lửa tầm ngắn (9М100). Tên lửa được phóng đi bằng khí nén, sau đó động cơ hành trình được khởi động.
nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Tên lửa 9М96Е và 9М96Е2 sử dụng các hệ dẫn lệnh-quán tính và radar, tên lửa 9М100 được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại. Các tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 24 kg có thể điều khiển.
nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Tuy không tiết lộ về độ chính xác của hệ thống Redut nhưng Hải quân Nga cho biết, độ chính xác của hệ thống này được đánh giá cao nhất trong các hệ thống phòng thủ hiện nay của Nga.
nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Hôm 11/6, tàu hộ tống mới nhất của Hạm đội Baltic Soobrazitelny 531 sử dụng hệ thống Redut đã tiêu diệt thành công mục tiêu mô phỏng tàu nổi của đối phương trong điều kiện có đối kháng điện tử từ phía “đối phương”.
nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Hồi đầu tháng 6, thủy thủ đoàn của tàu Soobrazitelny cũng đã dùng hệ thống tên lửa đa năng này tiêu diệt thành công một tên lửa hành trình.
nga-khoe-he-thong-phong-khong-redut-co-the-diet-moi-muc-tieu.jpg

Chỉ với hệ thống Redut trên hạm, Hải quân Nga có thể thách thức bất kỳ cuộc tấn công nào của đối phương từ mọi hướng trong tầm bắn.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiết lộ sức mạnh khủng khiếp của xe bọc thép BTR-82A Nga

Cập nhật lúc: 07:30 08/09/2015 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Lộ xe bọc thép mới của Nga trong duyệt binh 9/5
Chiêm ngưỡng 5 mẫu xe bọc thép mới của Nga

Trong một trận đánh, bằng khẩu pháo tự động 30mm 2A72, xe bọc thép BTR-82A đã tiêu diệt sạch 200 tên khủng bố, phá nát tòa nhà cao tầng.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe bọc thép chở quân BTR-82A của quân đội Nga {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
BTR-82A là một trong những loại xe bọc thép chở quân hiện đại nhất của Lực lượng vũ trang Nga hiện nay. Đặc điểm duy nhất BTR-82A giống với các biến thể trước của nó là hình dáng bên ngoài.​
Các chuyên gia quân sự trong lĩnh vực vũ khí nhận định, BTR-82A là một cỗ máy chiến đấu thật sự với khả năng sống sót cao. Phiên bản đầu tiên của dòng tăng thiết giáp này xuất hiện lần đầu vào cuối năm 2010, đã gây nhiều tiếng vang lớn. Phiên bản BTR-82A được hiện đại hóa với tháp pháo tự động 2A72 có cỡ nòng 30mm và kính ngắm hỗn hợp ngày đêm cùng camera giám sát loại mới. Loại xe thiết giáp này được sử dụng trong các cuộc tập trận quân sự và hoạt động chống khủng bố của quân đội Nga ở phía Bắc Kavkaz.​
Tính năng kỹ - chiến thuật tuyệt vời của loại tăng thiết giáp mới này đã được thể hiện rõ ràng trong những thời khắc khó khăn. Phỏng vấn với kênh truyền hình quốc phòng STAR, sĩ quan thuộc Lực lượng đặc biệt của Cơ quan an ninh Nga Evgeny đã kể về trải nghiệm đặc biệt của mình với BTR-82A. Có lần họ bị các tên thổ phỉ nổ súng tấn công từ 1 tòa nhà. Ban đầu họ dùng súng đáp trả, nhưng tòa nhà bọn cướp trú ẩn rất kiên cố, loại súng thông thường không thể bắn xuyên qua nó, họ phải nghĩ cách để phá hủy tòa nhà này. Và BTR được đưa vào vị trí chiến đấu.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Xe bọc thép chở quân BTR-82A.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Sĩ quan Evegeny kể: “Thực sự là tôi đã chứng kiến mọi việc, nhưng tôi không thể tưởng tượng, pháo tự động lại có thể bắn với tốc độ kinh hoàng như thế. 2A72 đã biến các cửa sổ, nơi bọn tội phạm ngắm bắn chúng tôi thành những đống gạch vụn. Mặt tiền của tòa nhà hoàn toàn đổ nát, các cửa sổ biến thành những lỗ hổng lớn. BTR-82 đã thực hiện tất cả các thao tác này trong khoảng chưa đầy 5 phút. Sau đó 1 nhóm binh sĩ được cử đi kiểm tra tình trạng tòa nhà và họ phát hiện, không 1 tên cướp nào trong số 200 tên còn sống sót”. Kể từ đó, BTR-82A được trang bị cho toàn bộ lực lượng đặc nhiệm. Và không còn ai dám nghi ngờ về khả năng xé nát kẻ thù của loại pháo cỡ nòng 30mm này nữa.​
Nguyên mẫu của BTR-82 là BTR-80, được chế tạo vào thời điểm Liên Xô chiến tranh với Afghanistan. Khi đó các loại xe thiết giáp bộc lộ nhược điểm không an toàn cho kíp lái xe và bộ binh ngồi trong xe nếu bị vấp mìn và trúng đạn. Việc thiết kế và chế tạo loại xe bọc thép mới phục vụ cho chiến trường này được thực hiện ngay lập tức. Mặc dù BTR-80 ra đời từ năm 1984, đến nay loại xe này vẫn được sản xuất và sử dụng. Việc nghiên cứu và thực nghiệm phiên bản mới cho BTR-80 tiêu tốn hàng ngàn trang tài liệu, nhưng tính năng kỹ-chiến thuật của loại tăng thiết giáp mới vẫn chưa thể đạt tới “trần” của nó.​
Theo chuyên gia lĩnh vực quốc phòng Evgeni Malkin cho biết, hiện nay các phiên bản hiện đại hóa như BTR-82, BTR-82A1 có các tính năng kỹ-chiến thuật như hỏa lực, khả năng bảo vệ, sức cơ động vượt bậc so với các đối thủ nước ngoài. Vũ khí sử dụng cũng khác nhau.Các tính năng này đã biến một chiếc xe bọc thép chở quân thông thường thành xe chiến đấu bộ binh hoàn toàn sử dụng bánh lốp, chứ không phải xích sắt. Phiên bản BTR-82A còn được trang bị các hệ thống kiểm soát chống tăng hiện đại. Đây cũng được coi là thước đo phân loại của loại tăng này với các đối thủ.​
Nói về tính năng an toàn của các phiên bản BTR-80, ông Maklin khẳng định, mặc dù loại tăng thiết giáp này được chế tạo với mục đích chiến đấu, nhưng các nhà khoa học Nga vẫn đang tích cực nghiên cứu nâng cao tính năng tự bảo vệ cho chúng. Phiên bản mới BTR-82A có khả năng cơ động và tốc độ cao có tính phòng vệ tính cực. Tất nhiên, tính năng này phù hợp trong từng hoàn cảnh, nếu để chống khủng bố thì nó không có lợi, nhưng để nghi binh và tấn công chớp nhoáng lãnh thổ đối phương thì nó lại cực kỳ hiệu quả.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
BTR-82A gây đau đầu cho người Mỹ
Tháp pháo tự động cỡ nòng 30mm có thể đảm bảo cho BTR-82A hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu.Và “cú bắn” của nó đã vượt ra khỏi biên giới Nga. Tờ “Defense News” của Mỹ đã đăng 1 bài báo với tiêu đề: “Stryker cần loại pháo nòng lớn hơn để chống lại BTR của Nga”. Bài viết này đề cập tới các loại xe bọc thép chính của quân đội Mỹ, trong đó có Stryker.​
Việc hiện đại hóa các loại xe bọc thép chiến đấu của quân đội Mỹ là hết sức cần thiết. Đại tá John Meyer, chỉ huy Trung đoàn kỵ binh số 2 của lục quân Mỹ, đã yêu cầu trang bị gấp pháo 30mm cho xe bọc thép Stryker. Thực tế, vũ khí tăng thiết giáp của Mỹ còn kém so với Nga.​
Theo chuyên gia, tiến sĩ khoa học Nga Valery Prokopenko, xe bọc thép của Mỹ thua Nga về hỏa lực. Điểm mấu chốt là người Mỹ ít kinh nghiệm về lĩnh vực này, như loại súng máy tự động 0,5 inch (kích thước 12,7X99mm) sử dụng cho Stryker còn nhiều vấn đề không giải quyết được. Nhiệm vụ tiêu diệt binh lính ẩn nấp trong một tòa nhà với tường bao dày đều trở nên khó khăn với Stryker. Nó sẽ phải tiêu tốn hết toàn bộ đạn dược dự trữ. Và nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu khác sẽ không được thực hiện vì hết đạn dược.​
Súng phóng lựu 40 mm của Stryker cũng không phải loại vũ khí hiệu quả. Hiện tại Mỹ đã nhận thấy, trang thiết bị cho Stryker không đồng đều, nó không phải là đối thủ cạnh tranh của BTR-82A của Nga.​
Trong một bài phỏng vấn, Đại tá Mỹ Meyer cho biết, để chống lại Nga, xe bọc thép M2 Bradley của Mỹ cần ít nhất một khẩu pháo tự động M242 Bushmaster 25mm. Tuy nhiên, dù loại vũ khí này không thể đem lại lợi thế hoàn toàn cho Mỹ trên chiến trường, nhưng nó sẽ phá hủy được các mục tiêu giáp mỏng và dọn đường đi cho các hệ thống chống tăng cơ động.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Vậy là trong khi quân đội các nước khác đang tìm cách nâng cao hiệu quả chiến đấu cho xe bọc thép thì quân đội Nga đã bắt đầu chạy thử loại xe bọc thép thế hệ mới của mình. BTR-82 chỉ là một trong những loại xe bọc thép của quân đội Nga sẽ tham gia chiến đấu.​
Ngoài BTR-82, quân đội Nga còn có BMP-3 với hệ thống hỏa lực chủ yếu là các loại pháo chống tăng.​
Với các tính năng kỹ-chiến thuật vượt trội, các chuyên gia Nga tự cho rằng, BTR-82A có thể đánh bại cả một tiểu đoàn địch và thời điểm hiện tại không có bất kỳ loại tăng thiết giáp nào trên thế giới có thể đối đầu với nó.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Ưu điểm của kỹ thuật phóng lạnh cho tên lửa mà Nga sử dụng

Bùi Kiên | 07/09/2015 13:30

1

yfxu-1441594202227-579-0-987-800-crop-1441594310191.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Hiện nay, để phóng một tên lửa đi thì có hai kỹ thuật chính được sử dụng đó là phóng nóng và phóng lạnh.

Kỹ thuật phóng tên lửa của Nga tốt hơn các nước phương Tây ở điểm nào?
Hầu hết các loại tên lửa thế hệ mới của Nga đều sử dụng kỹ thuật phóng lạnh, còn các nước phương Tây và Mỹ lại áp dụng kỹ thuật phóng nóng.​
Qua vận hành thực tế cũng như trong chiến đấu, kỹ thuật phóng lạnh mà Nga áp dụng cho các hệ thống S-300, S-400... tỏ ra có lợi thế hơn so với kỹ thuật phóng nóng của phương Tây.​
uu-diem-cua-ky-thuat-phong-lanh-cho-ten-lua-ma-nga-su-dung.jpg

Hệ thống S-300PS khai hỏa, Nga nắm rõ kỹ thuật phóng tên lửa kiểu này hơn ai hết​
Thế nào là kỹ thuật phóng nóng, phóng lạnh?
Phóng nóng là kỹ thuật mà liều phóng có sẵn trong tên lửa, động cơ tên lửa được phát động ngay bên trong ống phóng. Khi các tên lửa phóng đi thì đều được hướng theo một góc nghiêng xác định.​
uu-diem-cua-ky-thuat-phong-lanh-cho-ten-lua-ma-nga-su-dung.jpg

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ khai hỏa, Patriot sử dụng kỹ thuật phóng nóng​
Trong khi đó, phóng lạnh là kỹ thuật dùng khí nén đẩy tên lửa đến một độ cao nhất định, sau đó động cơ chính của tên lửa mới hoạt động. Đối với kỹ thuật phóng lạnh thì tên lửa được đặt theo chiều thẳng đứng.​
Nhờ sử dụng khí nén để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng sau đó động cơ chính mới hoạt động, cũng như việc tên lửa luôn được phóng thẳng đứng đã mang lại cho kỹ thuật phóng lạnh nhiều ưu điểm vượt trội so với kỹ thuật phóng nóng.​
Những ưu điểm của kỹ thuật phóng lạnh
Ưu điểm đầu tiên là vật liệu chế tạo ống phóng rẻ hơn do không cần chịu được nhiệt độ quá cao của động cơ tên lửa như ống phóng kiểu nóng (tên lửa kích hoạt trong ống phóng). Tên lửa được phóng lên dễ dàng và điều khiển hướng bay khá linh hoạt.​
Nhờ thuật phóng lạnh mà tên lửa sẽ ra khỏi ống phóng theo chiều thẳng đứng, việc này có những ưu điểm như:​
- Tên lửa phóng theo phương chéo và đốt cháy nhiên liệu ngay trong ống sẽ gây một phản lực đẩy ngược lại bệ phóng, do đó cần một bệ phóng thật chắc chắn.​
Tuy nhiên yêu cầu trong chiến đấu hiện nay là gọn nhẹ và cơ động trong khi đó bệ phóng quá cồng kềnh, di chuyển kém thì sẽ gây khó khăn trong việc triển khai các giàn phóng.​
Phương án phóng thẳng đứng sẽ giải quyết được vấn đề này, lực đẩy vuông góc với mặt đất, bệ phóng vì thế có thể cơ động.​
Chúng ta dễ dàng nhận thấy Patriot của Mỹ phải chống cả xe lên để cố định bệ phóng, trong khi S-300/400 của Nga chỉ cần cố định bằng càng thả vuông góc với mặt đất.​
uu-diem-cua-ky-thuat-phong-lanh-cho-ten-lua-ma-nga-su-dung.jpg

S-300/400 chỉ cần nâng ống phóng tên lửa ra phía sau​
- S-300/400 hay các tên lửa liên lục địa là loại có khối lượng lớn. Muốn phóng được một vật thể có trọng lượng lớn sẽ cần có lực đẩy mạnh để tạo gia tốc cao.​
Nếu phóng theo phương chéo, yêu cầu về gia tốc, tức lực đẩy là rất cao, sẽ cần một lực đẩy lớn gấp nhiều lần so với phóng theo phương thẳng đứng, tức sẽ cần nhiều nhiên liệu hơn, nhiệt lượng đốt lớn hơn...​
Ngoài ra phóng theo phương chéo thì cũng có tác động đến trọng tâm bệ phóng, dễ gây mất ổn định, việc này làm cho hệ thống trở nên cồng kềnh khi xoay trở.​
uu-diem-cua-ky-thuat-phong-lanh-cho-ten-lua-ma-nga-su-dung.jpg

Hệ thống Patriot phải nâng cả xe và xoay trở bệ tên lửa khá khó khăn​
- Phóng theo phương chéo nghĩa là phải quay đầu tên lửa về hướng mục tiêu. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, nếu muốn chuyển hướng thì tương đối khó khăn. Còn nếu phóng thẳng đứng, khi bay lên nó có thể chuyển hướng tới bất kỳ đâu vì góc quay của tên lửa là 360 độ.​
uu-diem-cua-ky-thuat-phong-lanh-cho-ten-lua-ma-nga-su-dung.jpg

Sau khi ra khỏi ống phóng bằng thuật phóng lạnh, động cơ chính của tên lửa mới được kích hoạt​
Do vậy, sau khi nhận ra những ưu điểm vượt trội của thuật phóng lạnh, Mỹ và các nước phương Tây cũng đang nghiên cứu để áp dụng kỹ thuật này cho các hệ thống tương lai của mình.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Quốc phòng / Vũ khí
Nga công bố trang bị biến T-14 Armata thành robot chiến đấu

(Vũ khí) - Nga vừa tiếp tục công bố trang bị trên siêu tăng T-14 Armata nhằm biến dòng tăng này mang yếu tố robot chiến đấu thực sự.

Theo hãng RIA Novosti hôm 8/9, siêu xe tăng T-14 Armata đã sẵn sàng được Công ty Công nghệ Radio – Điên tử (KRET) trang bị hệ thống kiểm soát hoả lực của trực thăng chiến đấu.
Ông Vladimir Mikheyev, nhân viên cấp cao của KRET cho biết: “Chúng tôi đưa ra một loạt thiết bị điện tử mới từ hệ thống kiểm soát hoả lực đến các máy định vị, được phát triển dựa theo phiên bản dành cho máy bay trực thăng.
Ở KRET, chúng tôi phát triển các hệ thống kiểm soát hoả lực và nếu các kĩ sư giúp trực thăng điều khiển được súng cối và tên lửa, họ cũng có thể làm điều tương tự trên xe tăng Armata”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-cong-bo-trang-bi-nham-bien-t14-thanh-robot-chien-dau_9145321.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Siêu tăng T-14 Armata.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông Vladimir Mikheyev tiết lộ, một vài xe bọc thép của Nga đã được trang bị các thiết bị cảnh báo đa nhiệm thiết kế bởi KRET: “Người điều khiển xe tăng giờ sẽ nhìn rất giống với một phi công trên trực thăng với những hệ thống cảnh báo đa nhiệm và thiết bị điện tử sử dụng công nghệ phù hợp với nhu cầu của các phương tiện chiến đấu mặt đất”.
Trước khi công bố gói trang bị này, Nga cũng từng tiết lộ siêu tăng T-14 Armata sẽ được trang bị hệ thống radar tương tự trên tiêm kích tàng hình T-50. Cụ thể, tăng Armata sẽ được trang bị radar dải tần Ka (26,5– 40 GHz) có anten mạng pha tích cực AFAR được chế tạo theo công nghệ gốm nhiệt độ thấp.
Radar tương tự được dùng trên tiêm kích đa năng thế hệ thứ năm Su T-50 do phòng thiết kế OKB Sukhoi nghiên cứu chế tạo.
Anten mạng pha tích cực bao gồm hàng trăm thiết bị truyền vi sóng. Loại anten này có thể nhanh chóng thay đổi hướng sục sạo (không cần di chuyển cơ học đĩa anten) và có độ tin cậy cao - việc một linh kiện bị hỏng không làm giảm nhiều công suất và làm thay đổi hình dạng tia quét.
Chuyên gia quân sự, Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva, Victor Murakhovskiy ghi nhận, một radar như vậy trong trang bị tăng thiết giáp có thể giúp giải quyết cả nhiệm vụ phòng thủ, cả nhiệm vụ tấn công.
Murakhovskiy nói: “Có hai phương án sử dụng radar này, trong hệ thống điều khiển hỏa lực hoặc như một tổ hợp bảo vệ tích cực. Nó gồm có anten có thể phát hiện phương tiện sát thương đang bay đến gần xe tăng. AFAR xác định tọa độ và thông số của nguy cơ này, và xe tăng sẽ tiêu diệt các mục tiêu này”.
Ở Nga đã có xe tăng sử dụng radar cho bảo vệ tích cực. Việc phát sóng radar cho phép phát hiện quả đạn đang bay tới, bám theo quả đạn đó từ một cự ly nhất định, sau đó pháo của xe tăng tiêu diệt quả đạn này.
Hệ thống Drozd lắp trên xe tăng T-55 hoạt động như vậy. Tuy nhiên các hệ thống đó không được trang bị AFAR với các ưu thế của công nghệ này.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga chào bán hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV?

Chúc Sơn | 11/09/2015 10:30

1

nga-chao-ban-he-thong-richag-av-1441939586161-6-0-319-614-crop-1441939601453.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tại Triển lãm MAKS-2015 vừa qua, Nga đã chính thức giới thiệu mẫu trực thăng Mi-8MTPR-1 trang bị hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV.

Việc giới thiệu loại vũ khí này tại MAKS-2015 cho thấy nhà sản xuất Nga đã sẵn sàng xuất khẩu loại phương tiện chiến tranh đặc biệt này ra nước ngoài.
Theo giới thiệu từ Công ty vô tuyến-điện tử Radio-Electronic Technologies Concern (KRET) của Nga, hệ thống Richag-AV gắn trên các trực thăng Mi-8MTPR1 hiện không có đối thủ xứng tầm.
Richag-AV được thiết kế để tránh radar, sonar hoặc các hệ thống phát hiện khác nhằm bảo vệ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, lực lượng bộ binh cũng như hải quân tránh khỏi các tên lửa không đối không hoặc hệ thống phòng không trong phạm vi vài trăm kilomet.
nga-chao-ban-he-thong-tac-chien-dien-tu-richagav.jpg

Cận cảnh hệ thống Richag-AV trên trực thăng Mi-8MTPR-1.​
Hệ thống Richag-AV có thể được sử dụng bởi bất kì lực lượng quân sự nào và có thể gắn trên cả tàu chiến, máy bay và trực thăng.
Richag-AV trang bị trên trực thăng Mi-8MTPR1 sử dụng ăng-ten mảng đa chùm với công nghệ DRFM, được thiết kế để chủ động gây nhiễu và làm mù các hệ thống radar, nhằm bảo vệ vật chủ khỏi các hệ thống vũ khí dẫn đường bằng sóng vô tuyến-điện tử.
Khi tác chiến, Richag-AV có khả năng vô hiệu hoá radar của mọi hệ thống vũ khí, bao gồm cả hệ thống tên lửa phòng không MIM-104 'Patriot' của Mỹ.
Ngoài công năng như một hệ thống phá sóng radar, Richag-AV có khả năng thu thập cả những dữ liệu tình báo, bao gồm việc tìm ra nguồn bức xạ điện từ bên ngoài.
Với cơ sở dữ liệu về nhiều loại thiết bị được cài sẵn, Richag-AV có thể nhanh chóng xác nhận loại mục tiêu và tìm cách vô hiệu hoá thiết bị dò tìm của nó một cách có hiệu quả.
Hiện tại, Quân đội Nga đã nhận được 3 chiếc trực thăng Mi-8MTPR-1 có trang bị Richag-AV và sẽ nhận thêm 18 hệ thống này trong khoảng thời gian tháng 10/2016, với giá trị tổng cộng 186 triệu USD.
Ngoài hệ thống Richag-AV, Quân đội Nga đang được trang bị với nhiều hệ thống tác chiến điện tử khác như L-175B Hibini cho máy bay, 1L269 Krasuha-2 và 1L267 Moskva-1.
Được biết, KRET hiện là nhà sản xuất chuyên phát triển các hệ thống vô tuyến-điện tử lớn nhất nước Nga chuyên phát triển và sản xuất các thiết bị cho mục đích dân sự và quân sự, cũng như các hệ thống radar cho máy bay, hệ thống tác chiến điện tử...
 
23/8/12
1.162
3
38
Tính năng siêu pháo tự hành 2S19M2 của Nga

Cập nhật lúc: 08:04 13/09/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Ấn tượng màn khai mạc đầy khói lửa triển lãm RAE Nga
Biến thể mới xe chiến đấu bộ binh BMP-3 có gì lạ?

(Kiến Thức) - Pháo tự hành 2S19M2 cỡ 152mm được tích hợp hàng loạt công nghệ mới tăng khả năng tác chiến, nhưng ẩn giấu tốt trước khí tài trinh sát đối phương.
Army recognition đưa tin, pháo tự hành 2S19M2 152mm của Quân đội Nga vừa có màn biểu diễn bắn đạn thật gây ấn tượng tại triển lãm quốc phòng Russia Arms Expo 2015. Được biết 2S19M2 chỉ mới được Quân đội đưa vào trang bị từ năm 2013 và là biến thể hiện đại hóa sâu của mẫu pháo tự hành 2S19 "Msta-S".​
Biến thể pháo tự hành 2S19M2 "Msta-S" có khá nhiều thay đổi so với 2S19 trước đó. Cụ thể, nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động giúp tăng tối đa tốc độ bắn cũng như thay đổi chế độ bắn sau mỗi lần bắn. Trong khi đó bản đồ điện tử kỹ thuật số trên 2S19M2 lại giúp nó tăng khả năng định vị mục tiêu trong địa hình phức tạp, cho phép việc triển khai tổ hợp pháo tự hành này nhanh hơn và hiệu quả.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Màn trình diễn của 2S19M2 tại Russia Arms Expo 2015.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Để giảm khả năng bị phát hiện, pháo tự hành 2S19M2 được trang bị hệ thống ngụy trang thế hệ mới làm giảm đáng kể nguồn nhiệt phát ra từ xe cũng như vô hiệu hóa hệ thống radar trinh sát của đối phương.​
Việc làm giảm hơn 1.5 lần nguồn nhiệt phát ra từ 2S19M2 khiến nó có thể làm giảm tính hiệu quả của các loại vũ khí chính xác cao.​
Điểm nhấn trên 2S19M2 vẫn là bộ xử lý trung tâm KUMZ và biến thể nâng cấp của hệ thống điều khiển hỏa lực ASUNO-M. Trong khi đó vị trí lái xe trên 2S19M2 lại được trang bị hệ thống lái tự động ARMV cùng với đó là hệ thống điều hòa không khí mới AP18DM, toàn bộ tổ hợp pháo tự hành 2S19M2 có trọng lượng khoảng 43,24 tấn và có kíp chiến đấu gồm 5 binh sĩ.​
Pháo tự hành 2S19 Msta-S 152mm được Quân đôị Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1989. Các phiên bản pháo tự hành 2S19 tiêu chuẩn có tầm bắn hiệu quả tối đa là 25 km với đạn pháo tiêu chuẩn HE-Frag và gần 29km với đạn pháo tăng tầm. Bên cạnh đó 2S19 cũng có thể bắn được đạn pháo dẫn đường bằng laser 30F39 Krasnopol và Krasnopol-M với khả năng tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách 20km.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Hải quân Mỹ thực sự quá nhỏ bé?

Hồng Duy | 13/09/2015 20:15

0

1-zing-taungam-1442140642788-8-0-345-660-crop-1442140691521.jpg

USS Little Rock, tàu chiến mới nhất của Hải quân Mỹ trong lễ hạ thủy tại xưởng đóng tàu hải quân hôm 18/7. Ảnh: CNN
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Với 273 tàu chiến đang hoạt động, quy mô của Hải quân Mỹ đang ở mức nhỏ nhất kể từ Thế chiến I khiến nhiều người lo lắng cho tương lai trên các đại dương của nước này.

Nhiều thập kỷ qua, Hải quân Mỹ luôn giữ vị trí đứng đầu và hiện đại nhất trên thế giới. Đội tàu sân bay đình đám của Lầu Năm Góc hiện diện trên các địa điểm chiến lược để bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ và đồng minh và đảm bảo sự thuận lợi cho thương mại tự do.
Tuy nhiên, lực lượng hải quân nước này đang giảm số lượng tàu chiến do ngân sách eo hẹp. Trước thực trạng trên, CNN đặt câu hỏi "".
Các đối thủ của cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đang ngày càng chú trọng phát triển hải quân.
Trước sự hùng mạnh của Hải quân Nga hay quy mô lớn mạnh không ngừng của hạm đội tàu chiến Trung Quốc, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa cảnh báo kỷ nguyên thống trị các đại dương của Hải quân Mỹ có thể sẽ kết thúc nếu không bổ sung thêm các chiến hạm vào biên chế.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida cảnh báo: "Quy mô lực lượng hải quân của chúng ta đang ở mức nhỏ nhất kể từ thời điểm bắt đầu Thế chiến I". Hải quân Mỹ hiện có 273 tàu chiến, chỉ lớn hơn một chút so với 245 tàu trong năm 1916.
Nhiều quan chức cho rằng việc so sánh số tàu chiến hiện nay với số tàu năm 1917 là không thỏa đáng.
Hải quân Mỹ đang sở hữu 10 tàu sân bay tối tân, lớn hơn tổng số hàng không mẫu hạm của hải quân các nước trên thế giới cộng lại. Nước này cũng sở hữu 90 tàu mặt nước và 72 tàu ngầm.
Các tàu chiến của Mỹ hiện nay uy lực hơn rất nhiều so với chiến hạm trong quá khứ.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ không phải lực lượng duy nhất đạt được các thành tựu công nghệ. Hải quân của các quốc gia khác cũng được đầu tư, nâng cấp nhằm tăng cường khả năng chiến đấu.
Ngày nay, Lầu Năm Góc sử dụng chiến lược mà họ gọi là "hiện diện phía trước".
Theo đó, các hạm đội sẽ triển khai ở vùng biển quốc tế nằm cách xa bờ biển nước Mỹ. Kết hợp với mạng lưới quốc gia đồng minh, Lầu Năm Góc có thể nhanh chóng điều động tài sản, khí tài khi cần thiết.
Chiến lược này giúp Mỹ tối ưu hóa lợi thế công nghệ và luôn sẵn sàng hiện diện ở các vị trí trọng yếu. Căn cứ ở Guam, Nhật Bản và Tây Ban Nha là những ví dụ điển hình.
Tuy nhiên, các quan chức hải quân nói rằng họ cần thêm tàu để phát huy tối đa hiệu quả của chiến lược này.
hai-quan-my-thuc-su-qua-nho-be.jpg

Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất trên thế giới sở hữu siêu tàu sân bay năng lượng hạt nhân lớp Nimitz với lượng giãn nước lên đến 100.000 tấn. Ảnh: Strategypage.​
Việc cắt giảm số tàu khiến Hải quân Mỹ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Một số chức năng và nhiệm vụ của các hạm đội cũng bị ảnh hưởng.
Độ bao quát của Hải quân Mỹ trên các vùng biển bị suy giảm. Trong khoảng 2 tháng mùa thu năm nay, Mỹ sẽ rút tàu sân bay khỏi vịnh Ba Tư, huyết mạch vận tải dầu mỏ thế giới.
"Giảm thiểu số chiến hạm sẽ tác động tiêu cực tới lợi thế chiến đấu của chúng tôi", một quan chức Hải quân Mỹ nhận định.
Lầu Năm Góc đang theo đuổi kế hoạch đưa 60% số tàu chiến và máy bay tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2020.
Hải quân Mỹ cần thêm khoảng 30 tàu chiến, bao gồm 1 tàu sân bay và nhiều tàu đổ bộ, để duy trì sự hiện diện nhất quán trên các khu vực khác khắp thế giới. Việc bổ sung tàu chiến giúp Hải quân Mỹ luôn sẵn sàng ở những khu vực xung đột tiềm năng.
Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng Mỹ cần "tái thiết" và "phục hồi năng lực" của Hải quân bằng cách tăng số lượng tàu lên 350 chiếc, dự án có thể ngốn hàng trăm tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quốc phòng và các nhà lập pháp không đồng tình với nhận định này.
Họ cho rằng Hải quân Mỹ không cần thêm tàu chiến để đối phó với các mối đe dọa mới nổi trên thế giới cũng như duy trì sự hiện diện quy mô toàn cầu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.