Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ có thể phải "bó tay" trước tên lửa này của Trung Quốc
Nhật Minh | 13/09/2015 09:34

18
df5b-154731-copy1-1442110792895-43-0-272-450-crop-1442110811183.jpg

Chia sẻ:


T-14 Armata chạm trán M1A2 Abrams - Xe tăng nào sẽ thắng?

Khả năng mang nhiều đạn đạn khiến các tên lửa Trung Quốc trở nên khó bị đánh chặn.
Theo tờ Ta Kung Pao (Hồng Kông), với khả năng mang theo cùng lúc 8 đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-5B của Trung Quốc sẽ gây khó khăn vô cùng lớn cho Mỹ và đồng minh nếu muốn đánh chặn.

Kể từ khi hoàn thành cuộc thử nghiệm đầu tiên vào năm 1971, DF-5 đã trở thành ICBM 3 tầng di động duy nhất của Trung Quốc có khả năng vươn tới lục địa Mỹ.

DF-5B là phiên bản nâng cấp thứ 2 của DF-5, sau DF-5A. Nó được phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2006.

DF-5B có thể mang 6-8 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV) cho khả năng tấn công 6-8 mục tiêu cùng lúc.

Tên lửa DF-5B

Các tên lửa DF-5B đã có mặt trong cuộc duyệt binh của Trung Quốc vào ngày 3/9 vừa qua, cùng với các loại tên lửa DF-31A, DF-16, DF-21D và DF-26.

Đây là lần đầu tiên DF-5 xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc duyệt binh của Trung Quốc vào tháng 10/1984 để kỷ niệm 35 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trước đó, theo RT, trong bản báo cáo mới nhất về sức mạnh quân đội Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã thể hiện sự lo ngại rõ rệt khi Bắc Kinh đang nhanh chóng nâng cấp kho tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ silo của nước này, để chúng có thể mang theo nhiều đầu đạn độc lập.

Bản báo cáo đặc biệt lưu ý tới các tên lửa DF-5 bởi khả năng mang đầu đạn MIRV của chúng.

Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đang phát triển nhiều loại công nghệ để có thể xuyên thủng các lá chắn tên lửa của Mỹ.

“Trung Quốc đang nghiên cứu một loạt các công nghệ để tìm cách đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ và các nước khác, trong đó có công nghệ MIRV, gây nhiễu, lá chắn nhiệt…” – Báo cáo của Lầu Năm Góc viết.

Bắc Kinh cũng được cho là đã có công nghệ cần thiết giúp thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để lắp lên tên lửa trong nhiều thập kỷ.
http://soha.vn/quan-su/my-co-the-phai-bo-tay-truoc-ten-lua-nay-cua-trung-quoc-20150913093452627.htm
 
23/8/12
1.162
3
38
T-14 Armata chạm trán M1A2 Abrams - Xe tăng nào sẽ thắng?

Đức Anh | 13/09/2015 07:30

t14vsa1-1-1442068344088-44-0-350-600-crop-1442076289633.jpg

T-14 (ở trên) đã tạo ra bước đột phá trong thiết kế xe tăng ở nga, trong khi M1 (ở dưới) vẫn là sản phẩm của thời Chiến tranh Lạnh.
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Siêu tăng T-14 của Nga được trang bị tháp pháo điều khiển từ xa cùng khả năng phóng tên lửa qua nòng, trong khi M1A2 của Mỹ là chiến xa dày dạn kinh nghiệm trận mạc.

Cuộc cách mạng xe tăng mới của Nga
Theo National Interest, với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, mối đe dọa tiềm tàng về lực lượng xe tăng Hồng quân tràn qua khu vực Fulda Gap (biên giới giữa Đông và Tây Đức) cũng không còn.​
Tuy nhiên, Nga vẫn tiếp tục phát triển những phương tiện chiến đấu bọc thép mới. Trong khi đó, Mỹ lựa chọn giải pháp nâng cấp xe thiết giáp gồm: Xe tăng M1 Abrams và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley từ thời Chiến tranh Lạnh.​
Gia đình xe chiến đấu bọc thép Armata là một bước đột phá so với các thiết kế trước đây của Liên Xô được phát triển dựa trên tiêu chí đơn giản, chi phí thấp và hiệu quả.​
Trong thực tế, Armata sẽ bao gồm nhiều biến thể khác nhau mà không còn tồn tại trong chương trình Hệ thống chiến đấu tương lai của Mỹ.​
Chương trình Armata được thiết kế làm khung gầm tiêu chuẩn cho xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành và một loạt phương tiện khác. Nổi bật nhất trong đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-14.​
T-14 Armata là một sự khởi đầu hoàn toàn mới so với các xe tăng trước đây do Liên Xô chế tạo dựa trên những kinh nghiệm thu được trong chiến đấu với xe tăng Đức trong Thế chiến 2.​
Các xe tăng của Liên Xô có kết cấu tương đối đơn giản, giáp cứng và được sản xuất đại trà với số lượng lớn.​
Quan điểm phát triển của Moscow trước đây ít nhấn mạnh đến sự phù hợp so với phương Tây. Xe tăng Liên Xô thường có hỏa lực áp đảo đối phương mà ít quan tâm đến độ tiện nghi cho kíp vận hành.​
t14-armata-cham-tran-m1a2-abrams-xe-tang-nao-se-thang.jpg

T-14 và M1A2 - Xe tăng nào thắng trong một trận thực chiến vẫn rất khó phân định​
Ưu thế thuộc về T-14
Trước khi Armata ra đời, xe tăng T-90 hiện đại nhất của Nga cũng được thiết kế theo quan điểm này.​
Tuy nhiên với T-14, các kỹ sư Nga đã phát triển một lối thiết kế hoàn toàn mới. Armata được trang bị những tính năng tiên tiến mà chưa từng xuất hiện trên các xe tăng nổi tiếng khác.​
Tính năng nổi bật của T-14 là sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa, qua đó nâng cao khả năng sống sót cho kíp vận hành.​
Tháp pháo mới cho phép chứa nhiều đạn hơn. Bên cạnh đó, siêu tăng của Nga được trang bị giáp thế hệ mới nhiều lớp cùng hệ thống phòng vệ chủ động Afghanit sử dụng radar bước sóng milimet để phát hiện và đánh chặn vũ khí chống tăng.​
Nhưng không phải tháp pháo này không có những nhược điểm nhất định. Kíp xe sẽ buộc phải dựa vào cảm nhận của họ đối với việc nhận thức tình huống và nhắm mục tiêu.​
Tuy rằng hạn chế này không phải là nhược điểm quá lớn, nhưng trong trường hợp hệ thống điện tử gặp trục trặc hoặc cảm biến bị tấn công, T-14 sẽ rất khó đáp trả.​
T-14 Armata nếu so sánh với xe tăng chủ lực M1A2 hoặc phiên bản mới nhất là M1A3 thì rất khó để đánh giá loại nào tốt hơn.​
Abrams đã chứng minh là một xe tăng đáng sợ trên chiến trường. Trong chiến tranh Iraq năm 2003, xe tăng này đã đánh tan tác lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của Iraq, trong đó phần lớn là T-72 do Liên Xô sản xuất.​
Quân đội Mỹ đã lên kế hoạch nâng cấp xe tăng M1 lên tiêu chuẩn M1A3, phiên bản mới nhẹ và cơ động hơn. Pháo M256 120 mm sẽ được thay thế bằng loại mới nhẹ hơn. Bên cạnh đó, M1A3 còn được trang bị đạn dẫn hướng có thể đánh trúng mục tiêu ở cự ly 12 km.​
Tuy nhiên ở khía cạnh sức mạnh hỏa lực, T-14 sở hữu tính năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, điều đó làm dấy lên câu hỏi ai sẽ nhìn thấy mục tiêu trước.​
Khả năng của T-14 trên chiến trường phụ thuộc nhiều vào tiến bộ của Nga trong việc phát triển hệ thống cảm biến và mạng dữ liệu. Xe tăng nào nhìn thấy mục tiêu trước luôn chiến thắng.​
T-14 là một thiết kế mới, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề cần khắc phục. Bên cạnh đó, Nga có thể sản xuất xe tăng này với số lượng lớn hay không vẫn là một câu hỏi khó, nhất là khi nền kinh tế Nga đang gặp khủng hoảng do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.​
Nhưng xét ở góc độ đặc tính kỹ chiến thuật, T-14 Armata là một xe tăng đáng gờm khi so sánh với M1 Abrams của Mỹ và cả những thiết kế hiện đại của châu Âu như Leopard 2A7.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiết lộ tính năng ban đầu UAV Nga có thể diệt F-22

Cập nhật lúc: 13:00 13/09/2015
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Nga phát triển UAV Chirok cỡ lớn, có "1-0-2"
Tin “sốc“: Sukhoi Nga giúp Trung Quốc chế tạo UAV Shen Diao

(Kiến Thức) - Mẫu máy bay không người lái mà Nga đang phát triển tích hợp công nghệ tiêm kích Su T-50 nhằm chống lại các chiến đấu cơ F-22, F-35 Mỹ.
Tại triển lãm hàng không MAKS-2015, Phó tổng giám đốc công ty công nghệ vô tuyến điện tử Kret của Nga - Vladimir Mikheyev trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Flight Global cho biết, Kret đang hợp tác với Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất (UAC) nhằm phát triển một mẫu máy bay không người lái (UAV) thế hệ mới.​
Sau khi đưa vào hoạt động mẫu UAV này của Kret có thể sẽ được sử dụng để chống lại các mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như F-22 hay F-35 của Mỹ tương tự như mẫu UAV Divine Eagle do Trung Quốc phát triển.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Một mẫu thiết kế máy bay không người lái thế hệ mới tại gian hàng trưng bày của Kert ở MAKS-2015.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với “Divine Eagle”
Được biết các mẫu UAV thuộc dự án phát triển chung giữa Kret và UAC sẽ được trang bị hệ thống radar đa kênh tích hợp giúp nó có thể dễ dàng phát hiện ra máy bay địch. Noài ra các phương tiện bay không người lái này còn được tích hợp sẵn hệ thống tác chiến điện tử (EW) trên không có khả năng vô hiệu hóa các tên lửa không đối không có dẫn đường của đối phương.​
Theo Mikheyev, hầu như mọi công nghệ được sử dụng trên mẫu UAV mới do công ty này phát triển đều được vay mượn từ dự án phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA của Không quân Nga.​
Hiện tại, UAC đã phát triển một dự án UAV thế hệ mới đầu tiên trong khi đó một dự án khác cũng đã đang trong quá trình khởi động ban đầu. Cho tới thời điển hiện tại phía UAC vẫn chưa tiết lộ bất cứ thông tin gì về các công ty tham gia vào dự án phát triển các dòng UAV thế hệ mới của mình, có một thông tin đáng lưu ý là UAC là công ty mẹ của các công ty chuyên chế tạo máy bay chiến đấu đình đám nhất của Nga như Sukhoi hay Mikoyan.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mô hình UAV Zond trong một triển lãm hàng không do Nga tổ chức. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong một thông cáo báo chí chính thức của Kret, phần lớn các phương tiện bay không người lái được phát triển trong các dự án Altius, Inokhodets, Okhotnik của Nga hiện nay đều sử dụng các thiết bị điện tử hàng không do Kret phát triển. Với hai UAV đầu tiên do công ty St. Petersburg Transas và cục thiết kế OKB Sokol OJSC phát triển sau này chúng cũng là một phần trong chương trình phát triển UAV thế hệ mới của UAC.​
Dự án phát triển phương tiện bay không người lái của UAC mà Mikheyev muốn đề cập tới nhiều khả năng là mẫu UAV Zond. Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về Zond.​
Đáng lưu ý, mô hình của Zond xuất hiện trên internet cách đây không lâu lại khác biệt hoàn toàn so với mô hình UAV được Kret trưng bày tại MAKS-2015. UAV Zond có trọng lượng khoảng 12 tấn với thiết kế đặc trưng là việc nó được trang bị một radar trên thân tương tự như các loại máy bay cảnh báo sớm và nhiều ý kiến cho rằng thiết kế UAV này sẽ là đối trọng của Nga đối với mẫu UAV Divine Eagle của Trung Quốc.​
Okhotnik: kẻ hạ sát "Raptors"
Trước thềm MAKS-2015 rất nhiều thông tin cho rằng, mẫu UAV Okhotnik (Hunter) đang được phát triển đã nhận được sự chấp thuận của Bộ quốc phòng Nga từ năm 2012 và đây sẽ là một mẫu UAV tấn công được thiết kế để có thể săn lùng và tiêu diệt các phương tiện bay của đối phương.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mô hình được cho là nguyên mẫu của UAV Skat do Mikoyan phát triển. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Vào tháng 5/2014, Phó chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nga Oleg Bochkarev từng tiết lộ rằng, Nga sẽ sớm cho ra mắt một mẫu máy bay tấn công không người lái thế hệ mới vào năm 2018. Mẫu UAV này sẽ sử dụng các công nghệ của dự án phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA của Sukhoi tương tự như thông tin mà phó tổng giám đốc của Kret đã công bố.​
Trong năm 2009, cựu chủ tịch của UAC là Mikhail Pogosyan trong một cuộc phỏng vấn lại cho biết rằng dự án phát triển UAV thế hệ mới của công ty này sẽ do MiG đảm nhiệm với dự án Skat. Mô hình đầu tiên của phương tiện bay không người lái này từng được trưng bày tại MAKS-2007.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga lại trúng quả, bán hàng trăm module pháo cho UAE

Cập nhật lúc: 19:29 14/09/2015
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Tháp pháo AU-220M Nga phù hợp với tăng PT-76 Việt Nam?
Biến thể mới xe chiến đấu bộ binh BMP-3 có gì lạ?

(Kiến Thức) - Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) sẽ nhận hàng trăm module chiến đấu AU-220M do Nga sản xuất dành cho các xe chiến đấu bộ binh.
TGĐ Tổng công ty Uralvagonzavod (UVZ) ông Oleg Siyenko cho hãng thông tấn TASS biết về việc cung cấp các module chiến đấu AU-220M cho UAE.​
“Chúng tôi đã đạt được những tiến bộ thông qua việc quyết định về khối lượng bàn giao. Các lãnh đạo UAE sẽ giám sát vấn đề này. Tôi sẽ không đề cập tới số lượng các module chiến đấu AU-220M được đặt mua, nhưng nó là hàng trăm chiếc”, Tổng Giám đốc Siyenko nói bên lề triển lãm vũ khí Russia Arms Expo 2015.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Module chiến đấu AU-220M.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Theo ông Siyenko, giấy tờ bản hợp đồng này đã hoàn thành và giờ chỉ còn là vấn đề thời gian. “Hợp đồng đó chỉ như là một sự cộng sinh. Họ có khung gầm, còn chúng tôi có tháp pháo. Trường hợp này là khá lý tưởng với họ vì súng của chúng tôi có phạm vi hoạt động 12 km và có thể vươn tới tầm xa nữa”, ông cho hay.​
Biên bản ghi nhớ về việc lắp ráp những module chiến đấu AU-220M lên xe bọc thép Enigma do UAE sản xuất đã được ký kết từ tháng 2/2015 ở triển lãm IDEX 2015 diễn ra ở Abu Dhabi.​
Giám đốc Viện nghiên cứu Burevestnik (Công ty con của Uralvagonzavod), ông Georgy Zakamennykh cho hay, chương trình phát triển module chiến đấu AU-220M giữa Nga và UAE diễn ra theo đúng lịch trình.​
UAE chuẩn bị giới thiệu những thay đổi nhỏ trong thiết kế và trang thiết bị của AU-220M. “Hiện vẫn chưa có nhiều thay đổi căn bản, chỉ có những biến cải và các đặc điểm nhỏ mà thôi”, ông Zakamennykh nói.​
Ông này cho biết, UAE đã quyết định giữ lại vũ khí chính của module này đó chính là khẩu pháo 57 mm. Đặc biệt, sau những hiệu quả của hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-D, UAE yêu cầu phía Uralvagonzavod trang bị thêm cho AU-220M.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga chế tạo vũ khí ngày tận thế Kanyon

8:13 AM, 12/09/2015, Views: 3140 | By Nam Xương
VietnamDefence - Nga đang phát triển tàu ngầm không người lái (UUV) dùng để phóng vũ khí hạt nhân tấn công các hải cảng, thành phố ven biển và các căn cứ chiến lược của Mỹ, các quan chức Lầu Năm góc tiết lộ.
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
kanyon-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bộ Quốc phòng Mỹ lo ngại trước việc Nga phát triển UUV có khả năng đầu đạn hạt nhân hàng chục megaton. Tàu chiến này có thể được sử dụng một khi xảy ra xung đột hạt nhân giữa Nga và Mỹ để tấn công các hải cảng và căn cứ tàu ngầm chiến lược của Mỹ.

Lầu Năm góc đã đặt mật danh cho tàu ngầm này là Kanyon và dự án này là một bộ phận của chương trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.

“Đây là một tàu ngầm không người lái có tốc độ cao và tầm hoạt động tầm xa”, một quan chức nói. và cho biết thêm, sẽ mất ít nhất mấy năm để phát triển mẫu chế thử tàu ngầm này và thử nghiệm.

Nhà phân tích hải quân Norman Polmar cho rằng, Kanyon có thể được phát triển dựa trên ngư lôi hạt nhân Т-15 của Liên Xô mà ông đã từng viết trong một cuốn sách của mình.

“Hạm đội Nga và tiền thân của nó là hạm đội Liên Xô là những người tiên phong đối mới trong lĩnh vực các hệ thống và vũ khí dưới mặt nước”, ông Polmar nói. Theo ông, ngư lôi này cũng nằm trong số những ngư lôi tiên tiến nhất thế giới.

Tháng 4/2015, có tin Viện nghiên cứu trung ương TsNII Kurs đã phát triển được hệ thống sử dụng tự động hóa các phương tiện không người lái và nó có thể được sử dụng khi thiết kế tàu khu trục tương lai của Hải quân Nga.

Tháng 12/2014, báo chí Nga dẫn các nguồn ẩn danh loan tin Nga đang phát triển các tàu ngầm robot chiến đấu có khả năng tiêu diệt cụm tàu sân bay đối phương. Việc phát triển loại vũ khí này sẽ hoàn thành vào năm 2016.

Mùa hè năm 2014, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov nói rằng, việc tích hợp các hệ thống robot tương lai vào thành phần vũ khí của các tàu ngầm đa năng nguyên tử và thông thường “đã được trù tính trong các kế hoạch tái trang bị và sẽ được thực hiện”.

Những dự án phát triển đó đã được đưa vào chương trình vũ khí nhà nước Nga đến năm 2020. Bộ Quốc phòng Nga cũng đang tiến hành chương trình chế tạo các robot quân sự tương lai đến năm 2025 và đang xây dựng khái niệm sử dụng các hệ thống robot trong giai đoạn đến năm 2030.

Bên cạnh các công việc kỹ thuật, những điều đó trù tính việc đưa ra các tiêu chuẩn sử dụng và hệ thống các yêu cầu đối với kỹ thuật robot quân sự.

“Các phương tiện lặn ngầm không người lái hiện nay tồn tại và đang được chế tạo ở nhiều nước, phần nhiều có chức năng thông tin và có khả năng rất hạn chế. Có thể đây là nói về phương tiện lai ghép cái thứ nhất và cái thứ hai, nghĩa là trang bị phần chiến đấu (khó tin là hạt nhân) cho một phương tiện lặn ngầm sử dụng một lần. Cách tiếp cận như vậy khi chế tạo các phương tiện cảm tử cũng đã được ứng dụng trong lĩnh vực máy ay không người lái”, chuyên gia kỹ thuật robot Denis Fedutinov nói.

Đại tá hải quân về hưu Konstantin Sivkov bình luận, ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân Т-15 mà ông Polman nhắc đến đã được thiết kế chính là để tấn công các mục tiêu bờ trên lãnh thổ Mỹ. Tàu ngầm nguyên tử đầu tiên lớp Projekt 627 được thiết kế chính là để mang loại ngư lôi cỡ lớn này, mỗi tàu không có 8 ống phóng lôi mà chỉ có 1 ống phóng lôi cỡ 1,55 m và dài đến 23,5 m. Т-15 sẽ có thể tiếp cận căn cứ hải quân Mỹ và san bằng tất cả bằng một đầu đạn mấy chục megaton.

Nhưng sau đó, Liên Xô từ bỏ ý tưởng này để chọn tàu ngầm mang 8 ngư lôi, có thể làm nhiều nhiệm vụ. Kết quả là đã chế tạo được tàu ngầm nguyên tử lớp Projekt 627А. Liên Xô đã trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới có hạm đội tàu ngầm nguyên tử (tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới Nautilus được khởi đóng ở Mỹ vào tháng 6/1952).

Từ năm 1957-1963, Liên Xô đưa vào biên chế 13 tàu ngầm này để trực chiến ở Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Điều thú vị là để bảo mật và vì nhiều yếu tố khác mà việc phát triển ngư lôi Т-15 đã không có sự tham gia của Hải quân Liên Xô. Họ chỉ biết có ngư lôi này thông qua dự án tàu ngầm nguyên tử đầu tiên.

Theo ông Sivkov thì nếu lắp một lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ lên ngư lôi là hoàn toàn thực tế. Nó có thể có cự ly hành trình gần như không hạn chế. Nó sẽ tiến đến mục tiêu theo chương trình đã lập sẵn. Nhưng cần hiểu rằng, nếu ngư lôi là loại chạy êm thì để đến mục tiêu sẽ mất rất nhiều thời gian, còn ngư lôi chạy nhanh thì chắc chắn sẽ bị hệ thống theo dõi ngầm dưới nước phát hiện và bị tiêu diệt sau đó. Còn nếu là tàu ngầm không người lái dùng để tiêu diệt tàu Mỹ ở khu vực xa xôi thì lại là chuyện khác. Tất nhiên là có những khó khăn thuần túy về kỹ thuật liên quan đến việc xác định vị trí của chúng... Nhưng các phương tiện hoạt động xa như thế có lẽ là cách duy nhất giúp Nga tác chiến hiệu quả chống hạm đội hùng mạnh của Mỹ. Động cơ hạt nhân sẽ cho phép phóng ngư lôi ngay từ căn cứ. Về nguyên tắc, nó cũng chẳng cần tàu mang.

Chuyên gia quân sự và nhà sử học Aleksandr Shirokorad nói rằng, ngay cả trong thập niên 1950, hệ thống phòng thủ chống ngầm của Hải quân Mỹ cũng đã không để tàu ngầm lọt vào khu vực có bán kính 50 km xung quanh căn cứ của họ. Ngoài ra, các lối vào tất cả các căn cứ Mỹ bị che kín nhiều ki-lô-met bằng các bờ vịnh khúc khuỷu, các hòn đảo, bãi ngầm, các phao nổi, lưới thép. T-15 không thể vượt qua các vật cản đó trên đường tới mục tiêu.

Các đô đốc Liên Xô đã đưa ra ý kiến đó vào năm 1954 sau khi được giới thiệu về dự án. Họ tuyên bố rằng, tàu ngầm sẽ bị tiêu diệt ngay trên đường tiếp cận căn cứ Mỹ. Kết quả là dự án đã bị đình chỉ.

Tuy nhiên, vào năm 1961, ý tưởng Т-15 lại được hồi sinh theo đề nghị của viện sĩ Andrei Sakharov. Đó là vì trên thực tế, chiến thuật sử dụng siêu ngư lôi đó có thể hoàn toàn khác. Tàu ngầm nguyên tử sẽ bí mật phóng ngư lôi ở cách bờ xa hơn 40 km. Sau khi dùng hết điện trong acquy, Т-15 sẽ nằm dưới đáy biển, tức là biến thành thủy lôi đáy thông minh. Ngòi nổ của ngư lôi có thể trong thời gian dài ở chế độ chờ tín hiệu từ máy bay hay tàu để kích nổ đầu đạn. Và một đợt sóng cực mạnh như sóng thần do vụ nổ hạt nhân tạo ra cũng gây tổn hại trầm trọng cho các căn cứ hải quân, hải cảng và các mục tiêu ven bờ khác, kể cả các thành phố.

Nhưng Nikita Khrushchev vẫn không cho tiếp tục dự án T-15, chủ yếu do ý kiến của các nhà thủy văn học và hải dương học vì thực tế họ đã mắc sai lầm trong các tính toán của mình. Họ kết luận rằng, bề mặt đáy biển ở bờ Đông nước Mỹ sẽ làm suy giảm mạnh năng lượng sóng. Còn bờ biển vịnh Mexico và bờ biển Thái Bình Dương lại hoàn toàn không được xem xét.

Nhưng cơn lụt năm 2005 ở New Orlean đã cho thấy, các nhà khoa học Liên Xô đã sai lầm lớn hoặc nhiều khả năng đã nhượng bộ trước áp lực của Bộ Tư lệnh Hải quân Liên Xô. Bởi lẽ, các nhà thủy văn học và hải dương học phụ thuộc rất nhiều về tài chính vào Hải quân Liên Xô.

Do đó, nếu như một điều gì đó tương tự mà bây giờ được phát triển thì đó sẽ là vũ khí thực sự khủng khiếp.
 
23/8/12
1.162
3
38
Ngạc nhiên xe chiến đấu bộ binh BMP-3 mới nhất của Nga

Cập nhật lúc: 07:31 17/09/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Biến thể mới xe chiến đấu bộ binh BMP-3 có gì lạ?
Quốc gia ĐNA thứ hai mua xe chiến đấu bộ binh BMP-3

(Kiến Thức) - Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 mới nhất của Nga được trang bị tháp pháo tự động hoàn toàn, cùng hệ thống cảm biến trinh sát hiện đại hơn hệ cũ.
Tờ Army Recognition cho biết, ngoài biến thể hiện đại hóa xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị tháp pháo tự động điều khiển từ xa AU-220M 57mm, công ty Concern Tractor Plant của Nga còn tiếp tục cho ra mắt thêm một biến thể BMP-3 khác.​
Được biết biến thể hiện đại hóa BMP-3 tiếp theo của Concern Tractor Plant có tên mã là BMP-3M-100 Dragun, với tổ hợp tháp pháo tự động điều khiển từ xa "Dragun" trang bị pháo tự động 100mm và 30mm.​
Việc hầu hết các biến thể BMP-3 mới của Nga đều được trang bị hệ thống modul chiến đấu tự động như AU-220M hay Dragun sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các dòng xe chiến đấu bộ binh cùng loại.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Biến thể xe chiến đấu bộ binh BMP-3-100 với tổ hợp tháp pháo tự động Dragun. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
BMP-3M-100 “Dragun” còn được trang bị một động cơ diesel UTD-32 bốn thì với hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp, thiết kế động cơ tăng áp tuabin khí giúp nó có thể đạt tới công suất 816 mã lực. Trong khi đó, hệ thống giáp bảo vệ của BMP-3M-100 cũng được tăng đáng kể nhằm chống lại các loại vũ khí chống tăng thông thường.​
Khoang chở lính của BMP-3M-100 có thể mang theo 8 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. Tuy nhiên điểm mới của biến thể BMP-3 này là thiết kế cửa đổ bộ mới được đặt phía sau xe thay vì hai bên phía trên thân xe như các phiên bản trước. Thiết kế mới này có thể giúp BMP-3M-100 dễ dàng triển khai quân khi xe vẫn đang chạy với tốc 10km/h.​
Biến thể BMP-3-100 Dragun được tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến "Vityaz" giúp gia tăng sức mạnh hỏa lực của BMP-3 so với các phiên bản cũ.​
Vityaz cho phép BMP-3 giảm đáng kể thời gian triển khai hệ thống vũ khí theo nguyên tắc “phát hiện nhanh hơn bắn nhanh hơn”, điều này sẽ giúp tăng khả năng sống sót của BMP-3-100 trên chiến trường lên cao hơn. Một điểm đặc biệt nữa là Vityaz còn cho phép tổ hợp tháp pháo tự động Dragun tiêu diệt cả các mục tiêu bay tầm thấp.​
Hệ thống điều khiển hỏa lực Vityaz vận hành hoàn toàn tự động với hệ thống truyền dẫn dữ liệu hoạt động liên tục trong suốt quá trình BMP-3-100 hoạt động, khả năng tự động theo dõi các mục tiêu mặt đất lẫn trên không dựa trên các thông số vận hành hệ thống do kíp chiến đấu của BMP-3-100 thiết lập.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Thiết kế cửa đổ bộ mới của xe chiến đấu bộ binh BMP-3-100.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
So với các tổ hợp pháo BMP-3 thông thường, tổ hợp pháo tự động Dragun có thiết kế gọn hơn và giúp kíp chiến đấu di chuyển thoải mái hơn bên trong thân xe. Việc đặt tổ hợp modul chiến đấu Dragun lùi lại phía sau giúp tạo thêm không gian cho BMP-3 lắp đặt thêm một số trang bị.​
Hệ thống vũ khí chính của Dragun gồm một pháo tự động 2A70 100mm với tầm bắn hiệu quả lên tới 7km, một pháo tự động 2A72 30mm. Tổ hợp pháo tự động này có thể mang theo 22 viên đạn pháo 100mm và 500 viên 30mm (gồm hơn 300 viên đạn phân mảnh, 195 viên đạn xuyên giáp 30mm). Ngoài ra BMP-3-100 còn được trang bị một súng máy 7,62mm cùng 2.000 viên đạn.​
Bên cạnh đó, tổ hợp pháo tự động Dragun còn có thể mang theo 8 tên lửa chống tăng có dẫn đường được tích hợp sẵn hệ thống dẫn đường kép RASSVET với có thể tự động phát hiện và tiêu diệt mục tiêu. Hai bên tháp pháo của Dragun cũng được trang bị các ống phóng lựu đạn khói 3D6M.​
Toàn bộ thông tin chiến trường đều được BMP-3-100 hiển thị qua hệ thống màn hình theo dõi đa năng và hệ thống quan sát hình ảnh có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Trong khi đó tháp pháo tự động Dragun được kíp chiến đấu điều khiển thông qua hệ thống kiểm soát vũ khí có tên gọi "VPDU", hệ thống này cũng được trang bị một màn hình hiển thị đa năng cung cấp hình ảnh cũng như truyền dữ liệu theo thời gian thực.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tướng Mỹ: Nga đang đuổi kịp Mỹ về không quân

Anh Tuấn | 16/09/2015 14:30

3

1-my-infonet-1442373718305-20-0-357-659-crop-1442373796012.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Từ lâu, Mỹ tin rằng nước này luôn có lợi thế về không chiến, tuy nhiên sự phát triển của các công nghệ radar và tên lửa của Nga đã khiến nhiều tướng Mỹ tin rằng khoảng cách đang bị thu hẹp.

“Theo ý kiến của tôi, lợi thế trên không mà chúng ta có đang mất dần”, tướng Frank Gorenc, chỉ huy Lực lượng Không quân Mỹ đóng tại Châu Âu cho biết.​
tuong-my-nga-dang-duoi-kip-my-ve-khong-quan.jpg

Khoảng cách về không quân giữa Mỹ và Nga đang dần bị thu hẹp?​
“Không chỉ về các loại máy bay tiêm kích mà họ đang chế tạo, mà đáng chú ý hơn cả là khu vực phòng không chống tiếp cận của Nga rất chắc chắn”.​
Theo ông Gorenc, với sự nâng cao về số lượng và chất lượng của quân đội Nga, Mỹ đang phải đối mặt với một thực tế rõ ràng.​
“Hiểm họa từ các loại máy bay của Nga đã và đang lớn dần, ngoài ra các loại tên lửa đất đối không của họ có chi phí thấp hơn và luôn sẵn sàng được sử dụng”, ông nói.​
“Họ có hàng loạt các loại tên lửa đất đối không tầm xa được dàn trải một cách có chiến thuật, khiến việc tiếp cận trở nên khó khăn”.​
Cụ thể, vị tướng Mỹ đề cập đến các dàn phóng tên lửa ở tỉnh Kaliningrad (Nga) được coi là thách thức lớn đối với không quân Mỹ ở châu Âu.​
“Cho đến giờ, nói đến vùng nhận dạng phòng không, chúng ta thường liên tưởng đến vùng Thái Bình Dương, nhưng tôi khẳng định rằng nó không chỉ có ở khu vực này”, ông nói. “Vùng phòng không ở châu Âu cũng là một vấn đề lớn”.​
Có thể hiểu rằng, hệ thống phòng không của Nga là một trong những lý do khiến Lầu Năm Góc đẩy mạnh chế tạo máy bay tàng hình tiên tiến như F-35 và đề xuất chế tạo một loại tên lửa mới có thể tránh bị phát hiện.​
Tuy nhiên, các loại khí tài này rất đắt tiền. Việc sửa chữa những lỗi thiết kế của tiêm kích đa năng F-35 đã khiến chi phí phát sinh vượt quá ngân sách ban đầu.​
Không quân Mỹ cũng dành 58,2 tỉ USD cho việc phát triển loại máy bay ném bom mới, tuy nhiên giá thành cũng sẽ lên đến hàng tỉ USD.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Chiến hạm 3,5 tỷ USD của Mỹ chưa chào đời đã đối diện "án tử"

Vy Lam | 16/09/2015 14:00

1

zumwalt-class-ddg-1000-artist-s-conception-1442385463166-168-0-873-1382-crop-1442385478018.jpg

Đồ họa mô phỏng tàu khu trục lớp Zumwalt
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Lầu Năm Góc đang cân nhắc khả năng dừng đóng hoàn toàn chiến hạm trị giá 3,5 tỷ USD thi công tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works (BIW), dù con tàu đã hoàn tất được gần một nửa.

Bộ Quốc phòng Mỹ đang đắn đo liệu có nên tiếp tục hoàn thiện nốt chiếc tàu khu trục thứ 3 (cũng là chiếc cuối cùng) lớp Zumwalt mang tên USS Lyndon B. Johnson dù con tàu này đã hoàn tất được hơn 40%.
Theo tờ Bloomberg News, vấn đề này sẽ được Văn phòng đánh giá chi phí của Lầu Năm Góc “xem xét lại trong vài tuần tới”.
Hai quan chức nắm rõ tình hình cho biết khả năng dừng đóng tàu phát sinh trong quá trình lập kế hoạch ngân sách cho năm tài khóa 2017.
Các tàu khu trục thế hệ mới lớp Zumwalt được thiết kế với khả năng tàng hình và nhiều vượt trội về hệ thống vũ khí.
Tuy nhiên, từ đơn đặt hàng 32 chiếc ban đầu, Hải quân Mỹ đã giảm dần số lượng tàu Zumwalt dự định đóng xuống còn 7 chiếc và tới nay chỉ còn 3 chiếc.
Điều này phản ảnh mức chi phí gia tăng và những thay đổi trong nhu cầu của Hải quân Mỹ đối với lực lượng tác chiến tương lai.
Các quan chức tại Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ cho biết, chi phí dành cho cả 3 tàu Zumwalt đã tăng 37% kể từ năm 2009, lên mức 12,3 tỷ USD.
Chi phí đóng chiếc tàu thứ 3 (định danh là DDG-002) ước tính vào khoảng 3,5 tỷ USD.
chien-ham-35-ty-usd-cua-my-chua-chao-doi-da-doi-dien-an-tu.jpg

DDG-1000, chiếc tàu khu trục đầu tiên lớp Zumwalt​
Một câu hỏi đang được đặt ra là: Hải quân Mỹ sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu dừng đóng một con tàu đã hoàn thiện tới 41%?
Trong khi đó, chương trình này đang nhận được sự ủng hộ của một số nhân vật quyền lực trong Quốc hội Mỹ, trong đó có 2 Thượng nghị sĩ tiểu bang Maine.
Một người là Thượng nghị sĩ Angus King – thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ và người còn lại là Thượng nghị sĩ Susan Collins – thành viên Tiểu ban Ngân sách Thượng viện Mỹ.
Phản ứng trước thông tin Bộ Quốc phòng Mỹ có thể dừng đóng tàu USS Lyndon B. Johnson, 2 Thượng nghị sĩ này cho biết:
“Đây sẽ là sai lầm về chính sách và tài chính khiến hạm đội của Hải quân Mỹ suy yếu, làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo mà an ninh của nước Mỹ đang phải phụ thuộc vào.
Hủy đóng tàu và các lệ phí hợp đồng khác sẽ không giúp tiết kiệm tiền trong giai đoạn hiện nay”.
Theo họ, quá trình phát triển hệ thống vũ khí tiên tiến như vậy luôn gặp phải những thách thức.
chien-ham-35-ty-usd-cua-my-chua-chao-doi-da-doi-dien-an-tu.jpg

Với những tính năng vượt trội, tàu khu trục lớp Zumwalt được kỳ vọng sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh cho Hải quân Mỹ.​
“Vừa mới tuần trước, Thư ký Hải quân Mỹ Ray Mabus còn tuyên bố Hải quân sẽ trang bị cả 3 tàu bởi những khả năng mà chúng có thể mang lại cho hạm đội. Chúng tôi tin những gì ông ấy nói” – Thượng nghị sĩ King và Collins cho hay.
Hai vị Thượng nghị sĩ đề cập tới tuyên bố của ông Mabus trong bài viết đăng trên tờ Politico hôm 7/9. Trong đó, ông Mabus khẳng định Hải quân Mỹ cam kết đóng đủ 3 tàu khu trục lớp Zumwalt.
Theo ông Mabus, nếu Hải quân Mỹ không định trang bị cả 3 tàu thì quyết định này đã phải được đưa ra từ một thời gian dài trước đây.
“Còn bây giờ, chi phí hủy bỏ đã đắt ngang chi phí đóng, bởi những điều khoản quy định trong hợp đồng, chi phí mua vật liệu, chuẩn bị cơ sở hạ tầng…” – Ông Mabus nói.
Bên cạnh đó, có một số quan điểm cho rằng chiếc đầu tiên trong lớp tàu mới bao giờ cũng là chiếc đắt nhất và chi phí sẽ giảm dần nếu số lượng tàu được đóng tăng lên.
Vì vậy, dừng đóng chiếc tàu thứ 3 này sẽ là vứt bỏ đi con tàu tiết kiệm chi phí nhất.
Thêm nữa, quyết định hủy đóng tàu USS Lyndon B. Johnson còn đe dọa tới công ăn việc làm của hàng nghìn công nhân tại nhà máy đóng tàu BIW.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ sắp dừng toàn bộ dự án DDG-1000, thế là xong, DDG-1000, F-35, X-47 sắp vào bảo tàng hết. Ko còn pháo laze hay railgun gì nữa =))
 
23/8/12
1.162
3
38
Đức khoe vũ khí laser có sức hủy diệt cực lớn

Tùng Dương | 18/09/2015 08:45

0

2-aifu-1442517404664-29-0-399-725-crop-1442517572517.jpg

Chia sẻ:
Công ty sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall Defence vừa trình làng một hệ thống vũ khí laser có thể bắn hạ nhiều mục tiêu khác nhau với khoảng cách lên tới 2 km.

duc-khoe-vu-khi-laser-co-suc-huy-diet-cuc-lon.jpg

duc-khoe-vu-khi-laser-co-suc-huy-diet-cuc-lon.jpg

Hệ thống trên gồm các súng bắn tia laser công suất 20 kW. Sức mạnh kết hợp của các tia laser đủ lớn để phá hủy nhiều mục tiêu khác nhau.​
duc-khoe-vu-khi-laser-co-suc-huy-diet-cuc-lon.jpg

Hồi tháng 1/2013, trong cuộc thử nghiệm của Rheinmetall Defence, súng laser bắn hạ 2 máy bay không người lái (UAV) trong khoảng cách 2 km.​
duc-khoe-vu-khi-laser-co-suc-huy-diet-cuc-lon.jpg

Các UAV này bị tiêu diệt khi đang lao thẳng xuống với vận tốc 50 m/giây.​
duc-khoe-vu-khi-laser-co-suc-huy-diet-cuc-lon.jpg

Các radar đóng vai trò ước tính vị trí tương đối của mục tiêu. Dựa vào đó, hệ thống vũ khí sẽ "khóa" mục tiêu bằng hệ thống quang học.​
duc-khoe-vu-khi-laser-co-suc-huy-diet-cuc-lon.jpg

Rheinmetall Defence đã thử nghiệm hệ thống phóng tia laser trong nhiều điều kiện thời tiết - bao gồm nắng, tuyết và mưa. Ban lãnh đạo công ty tiết lộ rằng họ sẽ chế tạo phiên bản di động của súng laser, đồng thời tích hợp thêm pháo tự động vào hệ thống.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.