Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích đắt nhất thế giới "chưa đạt yêu cầu"

Hồng Duy | 17/09/2015 21:00

0

5-zing-f355-1442483561102-5-0-341-660-crop-1442483928185.jpg

Chia sẻ:
Dù hoàn tất các thử nghiệp trên tàu đổ bộ, chiến đấu cơ tàng hình F-35B Lightning II vẫn không thể góp mặt trong lực lượng chiến đấu của Quân đội Mỹ vì chưa đạt yêu cầu.

tiem-kich-dat-nhat-the-gioi-chua-dat-yeu-cau.jpg

F-35B được thử nghiệm hạ cánh trên tàu đổ bộ lần đầu tháng 5 vừa qua. Mẫu phi cơ này được chế tạo cho lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, nhằm thay thế các máy bay đã lỗi thời như AV-8B Harrier, F/A-18 Hornet và EA-6B Prowler.
Tuy nhiên, sau gần 15 năm phát triển cùng số tiền lên tới 400 tỷ USD, F-35 vẫn chưa sẵn sàng phục vụ cho Quân đội Mỹ.​
tiem-kich-dat-nhat-the-gioi-chua-dat-yeu-cau.jpg

Sau khi hoàn tất thử nghiệm trong tháng 5, người ta tin tưởng F-35B đã sẵn sàng tham chiến.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc vừa công bố báo cáo về những vấn đề trong quá trình thử nghiệm F-35B, khiến nó chưa thể góp mặt trong lực lượng chiến đấu của Thủy quân Lục chiến.
Báo cáo này cho rằng điều kiện thử nghiệm chưa thực sự sát với những gì F-35B phải đối mặt trong chiến đấu thực sự, CNN đưa tin hôm 15/9.​
tiem-kich-dat-nhat-the-gioi-chua-dat-yeu-cau.jpg

Thủy quân Lục chiến Mỹ không đồng tình với kết luận vừa được đưa ra. Trong tuyên bố chính thức, lực lượng này khẳng định:
"Chúng tôi đã thành công. 2 tuần thử nghiệm trên biển cho thấy khả năng phối hợp giữa phi cơ và tàu đổ bộ cùng mọi yêu cầu khác".
Thủy thủ và giám sát viên quan sát chiếc tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II hạ cánh trên mặt sàn tàu đổ bộ tấn công USS Wasp.​
tiem-kich-dat-nhat-the-gioi-chua-dat-yeu-cau.jpg

F-35B dài 15,4 m, sải cánh 10,7 m với tải trọng cất cánh tối đa đạt 27.300 kg. Phạm vi hoạt động của mẫu chiến đấu cơ này đạt 1.670 km trong khi phạm vi chiến đấu thông thường đạt 854 km.
Nếu không trang bị thùng nhiên liệu phụ, F-35B có thể mang theo 6 tấn xăng ở bình chứa trong thân. Trong ảnh: Binh sĩ trên tàu USS Wasp tiếp nhiên liệu cho chiếc F-35B thử nghiệm.​
tiem-kich-dat-nhat-the-gioi-chua-dat-yeu-cau.jpg

Ngoài khả năng hạ cánh thẳng đứng, phi cơ này còn có thể cất cánh với đường băng ngắn.
Nó được trang bị 2 động cơ, bao gồm động cơ đẩy Pratt Whitney F-135 cùng động cơ nâng Rolls-Royce LiftSystem. F-35B có khả năng bay với vận tốc Mach 1,6, tương đương 1.930 km/h.​
tiem-kich-dat-nhat-the-gioi-chua-dat-yeu-cau.jpg

Tàu đổ bộ USS Wasp dài 257 m, rộng 32 m và có khả năng di chuyển với vận tốc 43 km/h.
Tuy nhiên, F-35B chỉ có khoảng cách rất ngắn để cất cánh. Một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 rời mặt sàn USS Wasp trong thử nghiệm tháng 5 vừa qua.​
tiem-kich-dat-nhat-the-gioi-chua-dat-yeu-cau.jpg

Binh sĩ kéo động cơ F-35B rời khỏi khoang chứa của trực thăng đa nhiệm MV-22 Osprey sau khi nó hạ cánh trên tàu USS Wasp.
Ngoài thử nghiệm khả năng cất và hạ cánh, Lầu Năm Góc cũng yêu cầu kiểm tra khả năng sửa chữa và bảo trì máy bay tàng hình ngay trên tàu. Các thử nghiệm này giúp Mỹ linh hoạt hơn trong tác chiến.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Chê xe tăng Armata đắt? Hãy nhìn sang Abrams!

Hải Vy | 17/09/2015 13:59

4

9may2015moscow-01-cropped-1442462658086-37-0-435-780-crop-1442462675152.jpg

Xe tăng T-14 Armata trong lễ duyệt binh 9/5. Ảnh: National Interest
Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Theo Sputnik, mức chi phí sản xuất của xe tăng Armata hiện nay "chưa thấm vào đâu" so với chi phí sản xuất xe tăng Abrams của Mỹ.

Theo thông báo mới của ông Oleg Siyenko, Giám đốc tập đoàn Uralvagonzavod, mức chi phí để sản xuất hàng loạt xe tăng T-14 Armata sẽ là 250 triệu rúp/chiếc (tương đương 3,7 triệu USD).
Các thông tin trước đó cho biết chi phí sản xuất xe tăng Armata rơi vào khoảng 500 triệu rúp. Mức này được cho là quá cao.
Tuy nhiên, ông Siyenko giải thích rằng chi phí sản xuất 1 đơn vị riêng lẻ bao giờ cũng đắt hơn nhiều so với chi phí sản xuất hàng loạt.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), đối thủ của Armata - xe tăng Abrams M1A2 SEP do Mỹ sản xuất – còn có chi phí ước tính lên đến 8,5 triệu USD.
Các lực lượng vũ trang Nga dự kiến sẽ trang bị 2.300 xe tăng Armata vào năm 2025.
Lô xe tăng thử nghiệm đầu tiên đã được sản xuất trong thời gian ngắn để chuẩn bị cho Lễ duyệt binh ngày 9/5 trên Quảng trường Đỏ. Tới năm 2016, chúng sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga.
che-xe-tang-armata-dat-hay-nhin-sang-abrams.jpg

Xe tăng M1A2 SEP. Ảnh: Military-Today​
Theo ông Victor Murakhovski, một thành viên trong hội đồng chuyên gia thuộc Ủy ban Công nghiệp - Quốc phòng Nga, thông số kỹ thuật của T-14 Armata vượt trội hơn đáng kể so với đối thủ Mỹ.
“Nếu so sánh thông số kỹ thuật trên giấy tờ, hiệu quả hỏa lực và mức độ bảo vệ của lớp giáp trên Armata vượt trội hơn Abrams từ 30-40%.
Về giá cả, cần lưu ý rằng khi mua xe tăng, còn có các chi phí đi kèm về đạn dược, cơ sở bảo dưỡng, đào tạo kíp xe…
Vì điều này, giá một chiếc xe tăng sẽ đắt đỏ hơn nhiều nếu xét trên từng đơn vị riêng lẻ” – ông Murakhovski giải thích.
Ông Murakhovski nói rõ thêm rằng:
“Chi phí tổng cộng của xe tăng Abrams lên tới 10-11 triệu USD. Chúng có mặt trong biên chế quân đội Mỹ, Australia và một số ít ở Ai Cập. Tuy nhiên, phiên bản cải tiến mới nhất với giáp uranium chỉ có ở Mỹ”.
Đề cập tới những đột phá trên Armata, vị chuyên gia cho rằng ngày nay, điều quan trọng là phải bảo vệ kíp xe, khả năng sống sót và tích lũy kinh nghiệm chiến đấu.
“Tháp pháo tự động trên Armata được chế tạo vì một lý do đơn giản. Ngày nay, các phương tiện kỹ thuật dùng để theo dõi và nhận dạng mục tiêu tự động đã vượt qua khả năng của con người.
Vì vậy, con người không cần thiết phải đảm nhiệm những chức năng này khi máy móc có thể làm tốt hơn” – ông Murakhovski nói.
Trước đó, hồi tháng 5 năm nay, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố, các quốc gia phương Tây đang tụt hậu sau Nga từ 15 – 20 năm về công nghệ chế tạo xe tăng tiên tiến.
Phía nhà sản xuất Uralvagonzavod khẳng định Armata đang là mẫu xe tăng tiên tiến nhất trên thế giới. Đặc biệt, nền tảng khung gầm Armata có tiềm năng hiện đại hóa “không giới hạn” hay có thể được nâng cấp “vô số lần”.
Theo các nhà thiết kế Nga, trong tương lai, Armata có thể được cải tiến để trở thành mẫu xe tăng không người lái đầu tiên trên thế giới.
 
23/8/12
1.162
3
38
Chưa kịp khóa mục tiêu, F-22 đã có thể bị J-20 tiêu diệt

Hải Vy | 18/09/2015 14:00

82

1375720309531-1442552734884-25-0-260-460-crop-1442552756762.png

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Tên lửa tầm ngắn PL-10 trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 Trung Quốc đang khiến các phi công Mỹ vô cùng lo ngại.

Theo hãng tin Sputnik, những đồn đoán về PL-10, tên lửa không đối không tầm ngắn mới nhất của Trung Quốc, đã gây xôn xao trong 2 năm qua.
Mới đây, trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Trung Quốc, ông Liang Xiaogeng - thiết kế trưởng của mẫu tên lửa này cho biết PL-10 đã gần hoàn thiện, đồng thời tiết lộ thêm một số thông tin chi tiết về tác phẩm của mình.
PL-10 là tên lửa thế hệ 5 do Viện nghiên cứu Quang – Điện tử Luoyang (LEOC) thiết kế. Những hình ảnh về PL-10 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2013.
Theo kế hoạch, PL-10 sẽ được trang bị cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 nhưng người ta cũng từng thấy nó xuất hiện trên chiến đấu cơ thế hệ 4 J-11 (bản sao của Su-27 Nga).
Dựa trên những bức ảnh được lan truyền, các chuyên gia nhận định PL-10 sử dụng công nghệ lực đẩy vector, có khả năng cơ động cao. Bên cạnh đó, nó có thể hoạt động theo hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ phi công.
chua-kip-khoa-muc-tieu-f22-da-co-the-bi-20-tieu-diet.jpg

Tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10. Ảnh: Chinese Military Review​
Ông Liang Xiaogeng cho biết, tên lửa PL-10 nặng khoảng 90kg, dài 3m, có những khả năng “tầm cỡ thế giới”. Trải qua quá trình 7 năm phát triển, PL-10 có tầm bắn gần 20km.
Theo ông Liang, PL-10 trang bị đầu dò hồng ngoại với khả năng kháng nhiễu. Cho tới nay, Trung Quốc đã thử nghiệm bắn PL-10 30 lần và các lần thử nghiệm này đều thành công.
Trước đó, một bài viết trên website hàng không “Aviators” của Mỹ nhận định, tên lửa PL-10 không hề thua kém AIM-9X – mẫu tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Mỹ.
chua-kip-khoa-muc-tieu-f22-da-co-the-bi-20-tieu-diet.jpg

PL-10 khiến J-20 trở thành mối lo ngại lớn của các phi công F-22.​
Bên cạnh đó, hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ phi công Trung Quốc cho phép tên lửa PL-10 thực hiện tấn công theo phương án “nhìn đâu đánh đấy” (phi công đánh mắt nhìn, tên lửa tấn công mục tiêu).
Theo Aviators, nếu đối đầu với J-20, tiêm kích F-22 của Mỹ sẽ phải mất thời gian để khóa mục tiêu. Trong khi đó, cơ chế ngắm bắn đơn giản như trên sẽ cho phép J-20 bắn tên lửa PL-10 nhanh hơn và đánh trúng F-22 trước.
Hơn nữa, với công nghệ lực đẩy vector, PL-10 có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu cơ động cao.
Một số phi công F-22 lo ngại rằng khi Trung Quốc đưa vào trang bị J-20, F-22 sẽ hoàn toàn mất đi ưu thế trên không.
 
23/8/12
1.162
3
38
Vũ khí mới của Nga làm cho Mỹ phải đề phòng

(Vũ khí) - Mỹ mới đây công bố báo cáo Nga đang bí mật phát triển tàu ngầm không người lái trang bị đầu đạn hạt nhân mà Mỹ "chưa thể tưởng tượng được".

The Diplomat dẫn một báo cáo của Mỹ cho biết, Mátxcơva đang bí mật mật phát triển tàu ngầm không người lái (UUV) mang đầu đạn hạt nhân. Theo nhà phân tích Bill Gertz, UUV nằm trong chương trình phát triển vũ khí mới của Nga có tên gọi “Kanyon”.
Theo đó, vũ khí mới này có khả năng hoạt động độc lập, được thiết kế để tấn công các căn cứ tàu ngầm cũng như các hải cảng ven biển của Mỹ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
vu-khi-moi-cua-nga-lam-cho-my-run-so_20731437.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Hình ảnh đồ họa về tàu ngầm không người lái của Nga. Ảnh: CDNS{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
“UUV mang theo đầu đạn hạt nhân có lượng nổ khoảng vài chục megaton, tương đương hàng chục triệu tấn thuốc nổ TNT. Một đầu đạn này phát nổ có thể phá huỷ một khu vực rộng lớn mà chúng ta chưa tưởng tượng được”, ông Bill Gertz cho biết.
UUV là một tàu ngầm mini tốc độ cao và có phạm vi hoạt động rộng, cho phép tấn công bí mật các mục tiêu từ xa.
“Chương trình Kanyon là một ví dụ về các tiếp cận sáng tạo và chủ động của Nga trong việc xây dựng và phát triển năng lực của quân đội nhằm đối phó với Mỹ và phương Tây”, ông Gertz nhận định.
UUV sẽ được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân “mẹ” và được phóng đi khi cần thiết.
Theo một nguồn tin chính phủ Mỹ, hiện nay, chi tiết về chương trình vũ khí mới được Mátxcơva giữ bí mật rất chặt chẽ. Tuy nhiên, nguồn tin cũng cho rằng phải mất vài năm nữa Nga mới có thể tiến hành thử nghiệm loại vũ khí này.
Bản báo cáo vũ khí cũng cho biết việc điều khiển UUV dưới nước khá khó vì cần phải sử dụng công nghệ định vị thủy âm để điều khiển và tín hiệu âm thanh có tốc độ chậm hơn nhiều sóng vô tuyến truyền trên không như đối với UAV.
Một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, tàu ngầm không người lái Nga thậm chí có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, với sức công phá lớn hơn quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki.
Theo ông Norman Polmar, một nhà phân tích hải quân, Kanyon được phát triển dựa trên loại ngư lôi hạt nhân của Liên Xô trước đây. Hải quân Liên Xô từng trang bị ngư lôi T-5 mang theo đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 10 kiloton, tầm bắn 24 km.
Nhà phân tích Bill Gertz hoài nghi về khả năng Moscow có thể vượt qua những rào cản kỹ thuật để phát triển công nghệ UUV nhanh hơn Mỹ.
Trong khi đó, Trung tá Michelle Baldanza, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, từ chối bình luận về chương trình UUV mang đầu đạn hạt nhân của Nga.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
vu-khi-moi-cua-nga-lam-cho-my-run-so_20736125.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}So sánh sức mạnh tàu ngầm của Nga và Mỹ. Ảnh: Nguồn Star/Rian.Ru{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ở một diễn biến khác có liên quan, một bài viết hồi tháng 7 vừa qua, Tạp chí “Lợi ích dân tộc” (National Interest) của Mỹ đã đánh giá những tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường như: tàu ngầm hạt nhân Project 971 "Pike-B" (NATO gọi là tàu Akula), tàu ngầm diesel-điện dự án 877 "Paltus” (NATO gọi chung với các tàu ngầm Project 636 là tàu Kilo), tàu ngầm diesel-điện đa năng Project 636 Warshavyanka (NATO gọi là tàu Kilo nâng cấp - Improved Kilo), tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 955, lớp "Borey".
Tạp chí này cho rằng, ngay từ thời Chiến tranh lạnh, tàu ngầm của Liên Xô đã là lực lượng đáng nể, xứng đáng là đối trọng mạnh nhất của Mỹ. Trong thập kỷ qua, các nhà chức trách Nga đã có những nỗ lực lớn để hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm mạnh mẽ như thời Xô Viết.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ sắp có siêu oanh tạc cơ mạnh hơn 'bóng ma' B-2?

(Vũ khí) - Không quân Mỹ sắp công bố bên thắng thầu dự án siêu máy bay ném bom thế hệ mới thay thế cho các oanh tạc cơ cũ từ thời Chiến tranh Lạnh.

VOV dẫn thông tin trên truyền thông quốc tế cho biết, dự án lắp ráp mang tên Máy bay ném bom tầm xa (LRSB) trị giá hàng tỷ USD của Mỹ là cuộc chạy đua quyết liệt giữa tập đoàn Northrop Grumman và liên doanh giữa hai tập đoàn Boeing và Lockheed Martin.
Bên thắng thầu LRSB sẽ có trách nhiệm lắp ráp 80-100 máy bay ném bom chiến lược tầm xa thay thế các mẫu máy bay B-52 và B1 cũ. Cho đến nay, mọi thông tin về dự án LRSB vẫn được giữ kín. Thông tin duy nhất được công bố là mỗi máy bay này có trị giá 550 triệu USD vào thời điểm năm 2010.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-sap-co-sieu-oanh-tac-co-manh-hon-bong-ma-b2_19161408.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Phác họa mẫu máy bay ném bom tầm xa (LRSB) mới của tập đoàn Northrop Grumman{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các chuyên gia quân sự cho rằng, mẫu máy bay ném bom mới sẽ khác rất nhiều so với những máy bay tiền nhiệm.
Thay vì chỉ vận chuyển bom thông thường hoặc bom hạt nhân, máy bay ném bom mới còn là một cỗ máy thu thập thông tin tình báo từ trên cao được trang bị rất nhiều thiết bị cảm biến và trinh sát.
Chuyên gia hàng không Richard Aboulafia cho biết, mẫu máy bay ném bom mới còn có thiết kế đặc biệt để tăng khả năng tàng hình và khiến các radar rất khó phát hiện ra.
Ngoài ra, mẫu máy bay này sẽ có khả năng “giấu” các tín hiệu điện tử của mình và được trang bị các máy gây nhiễu cực mạnh để ngăn chặn kẻ thù phát hiện.
Mẫu máy bay này sẽ không bay với tốc độ siêu thanh bởi điều này sẽ gây tốn kém nhiêu liệu cũng như giới hạn đáng kể tầm hoạt động của máy bay và khiến máy bay dễ bị phát hiện ra.
Trước đó, Mỹ đã có mẫu máy bay ném bom tàng hình B-2, có khả năng biến mất hoàn toàn trước mọi loại radar và có thiết kế giống như một chiếc boomerang khổng lồ.
Tuy nhiên, Mỹ ít khi điều động máy bay B-2 ra nước ngoài vì muốn bảo vệ bí mật về loại máy bay này. Cho đến nay, Mỹ mới chỉ sản xuất 20 chiếc B-2.
Không những kế thừa những đặc điểm nổi trội của B-2, Lầu Năm Góc còn muốn mẫu máy bay mới có khả năng bay không người lái và tiếp nhiên liệu trên không.
Khả năng bay cực cao là một ưu điểm của mẫu máy bay mới này bởi nó giúp máy bay bay vượt khỏi tầm bắn của rất nhiều máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không.
Dự án siêu máy bay ném bom thế hệ mới cho thấy tham vọng lớn của Không quân Mỹ. Trước đó, phát biểu trước phiên họp Quốc hội Mỹ hôm 9/9, Thiếu tướng Robert Elder, từng chỉ huy Không quân Mỹ nói rằng, Không quân Mỹ đang sở hữu đội máy bay ném bom chiến lược già nua, và cần trang bị máy bay mới.
“Năng lực ném bom tầm xa của chúng ta đang lạc hậu và chúng ta có chưa tới 100 chiếc sẵn sàng hoạt động với độ tuổi trung bình 38 năm. Các chiếc B-52 mới hơn vẫn còn mạnh nhưng rất ít về số lượng, và tôi tin là 80-100 máy bay sẽ không đủ để thay thế phi đội B-1 và B-52, dù khả năng của các máy bay này sẽ lớn hơn”, ông Elder nói.
Tính đến tháng 9/2015, Không quân Mỹ có 158 máy bay ném bom tầm xa (63 chiếc B-1, 20 chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 và 76 chiếc B-52) với độ tuổi trung bình 39 năm; và chỉ có 96 chiếc là trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Đội 20 chiếc B-2 chỉ có thể tiến hành 12 phi vụ một ngày.
“Nếu không mua các máy bay ném bom tầm xa mới, các chiếc B-2 không thể thâm nhập Trung Quốc, Iran và các nơi khác. Các chiếc B-1 và B-52 cũng khó mà thâm nhập vào những nơi rủi ro cao như vậy", nhà phân tích Mark Gunzinger của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách tại Washington nhận xét.
 
23/8/12
1.162
3
38
Báo Đức ca ngợi sức mạnh xe tăng Nga

(Vũ khí) - Tờ Focus của Đức vừa có bài viết nhận định rằng, xe tăng Đức không phải là đối thủ của xe tăng Nga.

Theo bài báo này, mặc dù quân đội Đức có những mẫu xe tăng tốt nhất thế giới, hệ thống chiến đấu của chúng đang “lão hoá” và không còn hoạt động hiệu quả. Đạn xe tăng của Đức không có khả năng tạo ra đủ động năng để sát thương lớp giáp trên các xe tăng T-90 và T-80 hiện đại của Nga.
Hiện nay, Nga đang thực hiện chương trình hiện đại hoá xe tăng. Lớp giáp và vũ khí của xe tăng T-90 đã được nâng cấp lên nhiều so với phiên bản được đưa vào biên chế hồi những năm 1990. Vào năm 2017, mẫu siêu xe tăng T-14 Armata cũng sẽ được ra nhập quân đội Nga.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
bao-duc-ca-ngoi-suc-manh-xe-tang-nga_191119963.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14 của Nga{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cách đây một vài năm, do cải tổ quân đội, Đức đã giảm số lượng xe tăng Leopard-2 xuống còn 225 chiếc. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen ra lệnh mua lại 100 xe tăng Leopard-2 cũ với giá 222 triệu euro, nâng số lượng hiện có lên 325.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích quốc phòng Đức, ông Hans Ruhle, việc Đức xây dựng lại lực lượng xe tăng không hiệu quả, do vấn đề không phải ở số lượng mà là chất lượng hệ thống chiến đấu của Leopard-2 đã không còn đáp ứng được nhu cầu hiện nay.
Trên thực tế, truyền thông Đức rất quan tâm đến lực lượng xe tăng trong quân đội Nga. Hồi tháng 5 năm nay, tờ die Welt của Đức dẫn lời các nguồn tin giấu tên cho biết, ý tưởng phát triển dự án xe tăng chiến đấu chủ lực Armata lần đầu xuất hiện tại Đức, nhưng nước này lại thiếu cả ý chí chính trị và tài chính để thực hiện, rút cuộc thì Nga mới là nước cho ra đời loại xe tăng hiện đại này.
Theo tờ báo trên, khái niệm cơ bản về xe tăng Armata của Nga được phát triển từ 30 năm trước tại các nước phương Tây và thậm chí đã được thử nghiệm ở Đức. Tuy nhiên, Nga lại là nước đầu tiên thực hiện và phát triển thành công dự án này.
Theo đó, khái niệm xe tăng này đã từng được coi là một sự thay thế tiềm năng cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức. Các chuyên gia ngành công nghiệp của nước này chỉ ra rằng lẽ ra một dòng xe tăng chiến đấu mới đã có thể được chế tạo từ lâu rồi.
Tuy nhiên, việc bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và tiếp theo là Liên Xô tan rã đã khiến nhiều dự án quân sự lớn của Đức bị hủy bỏ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, “mối đe dọa từ phía Đông” không còn và Đức không còn thấy có bất kỳ sự cần thiết cấp bách nào nữa để tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang này.
Đến nay, Nga đã phát triển thành công xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất dựa trên một khái niệm của Đức. Đối với chính nước Đức, việc sản xuất những dòng xe tăng tiếp theo của Leopard-2 có thể phải mất hơn 15 năm, các chuyên gia khẳng định.
"Xe tăng Armata là một lời gọi thức tỉnh từ giấc ngủ mà chúng ta đã chìm sâu trong những năm 90 của thế kỷ trước", một chuyên gia giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng cho biết.
Theo chuyên gia này, xe tăng Armata T-14 của Nga rõ ràng là có nhiều điểm mạnh, thậm chí là so với các biến thể hiện đại của xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, hiện đang được biên chế nhiều trong quân đội Đức và một số quốc gia khác.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ sắp công bố siêu máy bay ném bom tầm xa cực kỳ hiện đại

Trần Khánh | 20/09/2015 08:15

0

1-b-2-qdrl-1442679577353-59-0-304-479-crop-1442679698922.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Không quân Mỹ sắp công bố bên thắng thầu dự án siêu máy bay ném bom thế hệ mới thay thế cho các oanh tạc cơ cũ từ thời Chiến tranh Lạnh.

Theo AFP, dự án lắp ráp mang tên Máy bay ném bom tầm xa (LRSB) trị giá hàng tỷ USD của Mỹ là cuộc chạy đua quyết liệt giữa tập đoàn Northrop Grumman và liên doanh giữa hai tập đoàn Boeing và Lockheed Martin.​
Siêu oanh tạc cơ trị giá nửa tỷ USD
Bên thắng thầu LRSB sẽ có trách nhiệm lắp ráp 80-100 máy bay ném bom chiến lược tầm xa thay thế các mẫu máy bay B-52 và B1 cũ.​
Cho đến nay, mọi thông tin về dự án LRSB vẫn được giữ kín. Thông tin duy nhất được công bố là mỗi máy bay này có trị giá 550 triệu USD vào thời điểm năm 2010.​
my-sap-cong-bo-sieu-may-bay-nem-bom-tam-xa-cuc-ky-hien-dai.jpg

Máy bay ném bom tàng hình B-2 do Tập đoàn Northrop Grumman chế tạo. Ảnh AFP​
Các chuyên gia quân sự cho rằng, mẫu máy bay ném bom mới sẽ khác rất nhiều so với những máy bay tiền nhiệm.​
Thay vì chỉ vận chuyển bom thông thường hoặc bom hạt nhân, máy bay ném bom mới còn là một cỗ máy thu thập thông tin tình báo từ trên cao được trang bị rất nhiều thiết bị cảm biến và trinh sát.​
Chuyên gia hàng không Richard Aboulafia cho biết, mẫu máy bay ném bom mới còn có thiết kế đặc biệt để tăng khả năng tàng hình và khiến các radar rất khó phát hiện ra.​
Ngoài ra, mẫu máy bay này sẽ có khả năng “dấu” các tín hiệu điện tử của mình và được trang bị các máy gây nhiễu cực mạnh để ngăn chặn kẻ thù phát hiện.​
Mẫu máy bay này sẽ không bay với tốc độ siêu thanh bởi điều này sẽ gây tốn kém nhiêu liệu cũng như giới hạn đáng kể tầm hoạt động của máy bay và khiến máy bay dễ bị phát hiện ra.​
“Không gây quá nhiều tiếng ồn, không phát ra tín hiệu điện tử, bay cao nhất có thể và có các thiết bị gây nhiễu khiến đối thủ không thể phát hiện ra”, ông Aboulafia nói về dòng máy bay mới này.​
Trước đó, Mỹ đã có mẫu máy bay ném bom tàng hình B-2, có khả năng biến mất hoàn toàn trước mọi loại radar và có thiết kế giống như một chiếc boomerang khổng lồ.​
Tuy nhiên, Mỹ ít khi điều động máy bay B-2 ra nước ngoài vì muốn bảo vệ bí mật về loại máy bay này. Cho đến nay, Mỹ mới chỉ sản xuất 20 chiếc B-2.​
Tính năng hiện đại có là con dao hai lưỡi?
Không những kế thừa những đặc điểm nổi trội của B-2, Lầu Năm Góc còn muốn mẫu máy bay mới có khả năng bay không người lái và tiếp nhiên liệu trên không.​
Tuy nhiên theo ông Aboulafia, việc điều khiển từ xa một máy bay ném bom chưa hẳn là ý tưởng hay bởi máy bay có thể trở thành mục tiêu bị các hacker xâm nhập. Khi đó, khả năng phải phá hủy hoàn toàn máy bay là rất cao.​
my-sap-cong-bo-sieu-may-bay-nem-bom-tam-xa-cuc-ky-hien-dai.jpg

Pháo đài bay B-52- từng một thời "làm mưa làm gió" trong Chiến tranh vùng Vịnh nay đã quá lỗi thời. Ảnh AFP​
“Việc sử dụng phi công là cách bảo đảm an toàn tốt nhất”, ông Aboulafia nói và cho biết, các phi công hoàn toàn có thể đưa máy bay bay khỏi nơi nguy hiểm nếu cần thiết.​
Trong khi đó, khả năng bay cực cao là một ưu điểm của mẫu máy bay mới này bởi nó giúp máy bay bay vượt khỏi tầm bắn của rất nhiều máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không.​
Nhiều nước như Nga và Trung Quốc hiện đang đầu tư rất mạnh vào hệ thống tên lửa phòng không và radar cực kỳ hiện đại để có thể đối đầu với loại máy bay này.​
Chưa thể thay thế B-52 và B-1
Các chuyên gia cho rằng, dù đã đi trước thời đại khá nhiều nhưng mẫu máy bay này vẫn cần thêm vài ba năm thử nghiệm trước khi có thể được đưa vào sử dụng.​
Dự kiến, việc thử nghiệm các mẫu máy bay ném bom hiện đại này sẽ chỉ được tiến hành vào giữa những năm 2020 và mẫu máy bay mới sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2030.​
Điều đó có nghĩa rằng, Lầu Năm Góc sẽ phải tiếp tục sử dụng máy bay B-52 lỗi thời được phát triển từ hơn 60 năm trước.​
Độ tuổi trung bình của các máy bay B-52 được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh vùng Vịnh là 51 năm. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của máy bay B-1 là 29 năm.​
my-sap-cong-bo-sieu-may-bay-nem-bom-tam-xa-cuc-ky-hien-dai.jpg

Các máy bay ném bom Rockwell B-1 Lancer nằm chờ bảo dưỡng tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan. Ảnh AFP​
Dù vậy, hai mẫu máy bay này sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040. Mỹ hiện có 76 máy bay B-52 và 63 máy bay B-1.​
 
23/8/12
1.162
3
38
"Lô cốt di động" Challenger 2 không địch nổi xe tăng Armata

Hải Vy | 22/09/2015 09:10

0

can-canh-lo-cot-di-dong-challenger-2-cua-luc-quan-hoang-gia-anh-1442885080472-8-0-334-640-crop-1442885125968.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Lục quân Anh đang tính tới phương án phát triển một mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới để đối phó với siêu tăng Armata của Nga, do các xe tăng Challenger 2 đã không còn hiệu quả.

Theo IHS Jane's, các sĩ quan cấp cao của Lục quân Anh và các quan chức phụ trách mua sắm của nước này đang xem xét tương lai của mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Challenger 2 (do BAE Systems phát triển), trong đó tính tới phương án trang bị một mẫu xe tăng mới.
Trước đó, một dự án đã được khởi xướng cách đây hơn 1 thập kỷ nhằm câng cấp lực lượng xe tăng của Lục quân Anh.
Tuy nhiên, hồi đầu năm nay, các chỉ huy quân đội Anh đã yêu cầu phải nỗ lực hơn nữa để tìm ra giải pháp triệt để cho 227 chiếc Chellenger đang ngày càng lỗi thời trong biên chế.
Phát biểu tại triển lãm quốc phòng DSEI tại London ngày 16/9, Tướng Nick Carter, Tư lệnh Lục quân Anh đã xác nhận rằng tương lai của xe tăng Challenger 2 đang được xem xét kỹ lưỡng.
Khi được hỏi có phải Lục quân Anh tìm kiếm mẫu xe tăng mới để đối phó với xe tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga hay không, Tướng Carter nói:
"Chúng tôi gặp phải một số vấn đề với những chiếc xe tăng mà chúng tôi đang có và nếu chúng tôi không tìm cách xử lý, chúng tôi sẽ gặp nhiều vấn đề. Hiện chúng tôi đang thảo luận xem sẽ làm gì".
Một quan chức cấp cao phụ trách mua sắm của lục quân Anh nói với IHS Jane's rằng mẫu MBT mới là một trong những phương án đang được cân nhắc
Cùng với đó là chương trình kéo dài tuổi thọ hoạt động có giới hạn (LEP) nhằm thay thế một số bộ phận đã lỗi thời hoặc nâng cấp hơn nữa các xe tăng Challenger 2.
"Chúng tôi vẫn chưa quyết định quy mô của chương trình này" - Vị quan chức nói.
lo-cot-di-dong-challenger-2-khong-dich-noi-xe-tang-armata.jpg

"Lô cốt di động" Challenger 2​
Các nguồn tin trong ngành công nghiệp cho biết đại diện một số nhà cung cấp xe thiết giáp đã đàm phán với Bộ Quốc phòng Anh (MoD) về tương lai của xe tăng Challenger 2, trong đó có đề xuất phát triển một mẫu MBT mới.
Các quan chức Lục quân Anh đang ngày càng lo ngại về hiệu quả của xe tăng Challenger 2, nhất là hiệu quả tác chiến của pháo chính L30A1 120mm và các loại đạn đi kèm.
Một quan chức nói: "Sự xuất hiện của T-14 Armata đã gây ra tác động đáng kể và những đánh giá về lớp giáp, cũng như hệ thống phòng thủ trên chiếc xe tăng mới của Nga cho thấy pháo 120mm - vũ khí chủ lực của Challenger 2 - không còn đạt được hiệu quả".
Trước đó, Đức và Pháp đã lên kế hoạch phát triển loại xe tăng chủ lực mới, Leopard 3 để thay thế cho phiên bản loại cũ Leopard 2 trong khoảng từ nay đến năm 2030.
Loại xe tăng mới này cũng được kỳ vọng có thể đối chọi lại siêu tăng Armata thế hệ mới của Nga.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin khẳng định rằng, các quốc gia nước ngoài sẽ rất khó khăn để bắt kịp xe tăng Armata và ngành công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga, khi chúng đang đi trước khoảng 15- 20 năm so với những gì tương tự họ đã đạt được.
“Ngay cả nếu họ làm ra được thứ tương tự như của chúng ta thì tới lúc đó, chúng ta đã chế tạo ra được thứ khác rồi” – ông Rogozin phát biểu trên Đài truyền hình NTV của Nga.
lo-cot-di-dong-challenger-2-khong-dich-noi-xe-tang-armata.jpg

Xe tăng T-14 Armata lăn bánh trên Quảng trường Đỏ​
Bộ Quốc phòng Nga đã chính thức ra mắt xe tăng Armata thế hệ mới trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng diễn ra hôm 9/5 ở Moscow.
Theo hãng tin Sputnik, xe tăng Armata được vận hành bởi kíp xe 3 người. Toàn bộ kíp xe được ngồi trong 1 khoang bọc thép kín ở phía trước thân xe.
Vũ khí chủ lực của Armata là pháo nòng trơn 125mm và súng máy 7.62mm điều khiển từ xa. Hồi đầu tháng 5, ông Rogozin cho biết xe tăng Armata còn có thể được trang bị pháo 152mm.
 
23/8/12
1.162
3
38
Hải quân Nga – Trung hợp lực "soán ngôi" thống trị hàng hải của Mỹ

MINH THU | 21/09/2015 21:00

1

trung-quoc-infonet2-1442826891372-60-0-392-650-crop-1442827323399.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Việc Hải quân Nga - Trung thắt chặt quan hệ hợp tác đang trở thành thách thức lớn với sự thống trị của Mỹ trên nhiều tuyến đường biển chiến lược và là dấu hiệu khởi đầu cho một trật tự hàng hải đa cực mới ở châu Á - Thái Bình Dương.

Mối quan hệ giữa hải quân Nga và Trung Quốc trở thành điểm thu hút đặc biệt trong chính sách hàng hải hiện nay tại châu Á.
Giống như Bắc Kinh, Moscow đang tìm mọi cách duy trì các lợi ích hàng hải trên những tuyến đường biển chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thông qua chương trình hiện đại hóa quân sự nhằm tăng vị thế hình ảnh quốc gia.
Do có chung mối quan tâm lợi ích và hành động trong khu vực, Hải quân Nga - Trung đang cố gắng duy trì mối quan hệ hợp tác và ngày càng gắn bó theo thời gian.
Chương trình hợp tác giữa quân đội hai nước được thể hiện qua sự kiện hồi tháng Tám, Hải quân Trung Quốc và Nga cùng tham gia cuộc tập trận chung mang tên "Joint Sea 2015 II" từ ngày 20 – 28/8 trên khu vực biển Nhật Bản.
Cuộc tập trận này thể hiện khả năng phối hợp hành động trong những tình huống bất ngờ giữa quân đội hai nước.
hai-quan-nga--trung-hop-luc-soan-ngoi-thong-tri-hang-hai-cua-my.jpg

"Joint Sea 2015 II" là cuộc tập trận hải quân có quy mô lớn nhất từ trước tới nay do Nga - Trung cùng tổ chức hồi tháng Tám.​
Theo đó, Hải quân Nga – Trung đã cho tổ chức các cuộc diễn tập bắn đạn thật, chống ngầm, tập trận chiến đấu tầm gần và đổ bộ bờ biển. Đây được xem là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất từ trước tới nay mà quân đội Nga – Trung từng tổ chức.
Hải quân Nga đã điều động 16 tàu chiến mặt nước, 2 tàu ngầm, 12 máy bay hải quân, 9 xe quân sự đổ bộ. Phía Trung Quốc huy động 6 tàu chiến, 6 trực thăng, 5 máy bay cánh cố định và nhiều phương tiện đổ bộ khác.
Chia sẻ trên tạp chí The Diplomat, nhà nghiên cứu Abhijit Singh tại Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng nhận định sự hiện diện của 400 lính thủy đánh bộ Trung Quốc đã trở thành một trong những điểm thu hút lớn nhất trong cuộc tập trận chung này.
Sau khi Sách trắng quốc phòng Trung Quốc được công bố hồi tháng Năm với những kế hoạch triển khai hoạt động viễn chinh, các cuộc tập trận gần đây của Hải quân Trung Quốc đều diễn tập khả năng đổ bộ do thủy quân lục chiến đảm nhận.
Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận bảo vệ biển đảo như triển khai các thiết bị đổ bộ tới khu vực Tây Thái Bình Dương và Viễn Đông.
Bắt kịp với xu hướng tập trung vào các cuộc viễn chinh, Hải quân Nga – Trung còn tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ và đổ bộ bằng đường không tại Mũi Klerk ở vùng Viễn Đông của Nga.
Cũng trong tháng Năm, quân đội Nga – Trung đã cho tổ chức một cuộc tập trận hải quân có quy mô nhỏ hơn ở Địa Trung Hải và Biển Đen. Đây được xem là kế hoạch đối phó với chiến lược giành vị trí thống trị đường biển ở lục địa Á – Âu từ tay Mỹ.
Giới lãnh đạo Nga – Trung tin rằng Mỹ là nhân tố chính gây ra tình trạng bất ổn địa chính trị trong khu vực. Do đó Moscow và Bắc Kinh cần thi hành một chính sách ngăn chặn có hệ thống.
Ngoài ra, thông qua các cuộc tập trận hải quân chiến đấu tầm gần, Nga – Trung muốn cảnh báo Washington rằng những ngày tháng Mỹ thống trị các tuyến đường biển châu Á chỉ còn được đếm từng ngày.
Thực tế, Nga – Trung vẫn đang có những khác biệt về mặt chính trị. Trong đó, Moscow đang quan ngại tới những bước tiến xâm lấn của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông của Nga.
Việc mở rộng tầm ảnh hưởng rộng lớn đã cũng đẩy khu vực Trung Á dần rơi vào tay của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, sau khi Moscow bị châu Âu cô lập trước cáo buộc can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea, Tổng thống Vladimir Putin đã buộc phải chấp nhận thực tế để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ở những vùng đất của Nga.
Đổi lại, nhà lãnh đạo Nga hy vọng các thỏa thuận dầu khí và khí đốt lớn giữa hai nước sẽ phần nào "kìm cương" Bắc Kinh.
Nói cách khác, để đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu năng lượng tránh xa châu Âu, Tổng thống Putin có rất ít sự lựa chọn và buộc chuyển sang phát triển quan hệ đối tác chiến lược bất đối xứng với Trung Quốc.
Ông Putin hy vọng Bắc Kinh sẽ giảm dần tham vọng bành trướng và chuyển sang mối quan hệ đồng minh đặc biệt với Moscow.
Theo nhà nghiên cứu Singh, mối quan ngại của Nga hiện được đánh giá quá mức cần thiết. Bởi kể từ khi Moscow và Bắc Kinh ký kết thỏa thuận hợp tác công nghệ quân sự hồi tháng 12/1992, Trung Quốc đã mua vũ khí quốc phòng của Nga nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác.
Những loại vũ khí mà Trung Quốc từng mua của Nga gồm tàu ngầm lớp Kilo, tàu khu trục lớp Sovremenny cùng nhiều loại đạn dược và tên lửa.
Mặc dù mức độ phụ thuộc của Bắc Kinh vào công nghệ quân sự của Nga đã giảm kể từ năm 2006 nhưng Moscow vẫn duy trì vị thế là nhà cung cấp kho vũ khí và thiết bị hàng hải chủ chốt cho Bắc Kinh.
Còn theo giới hoạch định chiến lược của Nga, việc tăng cường thắt chặt quan hệ hàng hải với Trung Quốc đồng nghĩa sự phát triển hợp tác quân sự giữa hai nước. Thậm chí, các cuộc tập trận hàng hải gần đây đã vượt ra khỏi khuôn khổ hợp tác quân sự thông thường.
Bởi không chỉ có quy mô khủng, các cuộc diễn tập hải quân Nga – Trung còn thể hiện được khả năng tương tác toàn diện tương đương với cấu trúc các cuộc tập trận mà Hải quân Mỹ tiến hành cùng những đối tác châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian qua.
hai-quan-nga--trung-hop-luc-soan-ngoi-thong-tri-hang-hai-cua-my.jpg

Hải quân Nga - Trung tham gia cuộc diễn tập "Joint Sea 2015 II" từ ngày 20 - 28/8.​
Có thể nói, quan hệ hợp tác hàng hải Nga – Trung bắt nguồn từ chính những biến động chính trị lớn. Cụ thể, để đối phó với sự cô lập của phương Tây, Tổng thống Putin chuyển sang vun đắp và thắt chặt quan hệ hàng hải với Trung Quốc.
Về phần mình, trong công cuộc tìm kiếm một đồng minh để đối phó với chiến lược cân bằng của Mỹ, Bắc Kinh đã tiến tới bắt tay với Moscow.
Ngoài ra, khi mà sức nóng của các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại khu vực châu Á không ngừng gia tăng, Nga - Trung cũng đang theo dõi sát sao động thái Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự và thắt chặt quan hệ với các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương như Philippines và Nhật Bản.
Trong đó, Nga coi Trung Quốc như một "đối tác cốt lõi" trong học thuyết hàng hải mới để tăng cường tầm ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương.
Đây cũng chính là lý do mà nhà lãnh đạo Nga Putin tới tham dự lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ Hai tại Bắc Kinh hôm 3/9.
Trong khi đó, bằng cách tổ chức tập trận chung tại những khu vực mà Mỹ và các đồng minh từng chiếm ưu thế như ở Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Nhật Bản, quân đội Nga – Trung muốn dần phá vỡ những quy tắc hàng hải do Washington đứng đầu khởi xướng.
Thậm chí, các cuộc tập trận hàng hải còn tạo ra một khuôn khổ giúp Nga – Trung phát triển năng lực phòng thủ cá nhân và tập thể. Những hoạt động hướng tới khả năng chiến đấu tăng cường cũng là dấu hiệu chuyển dịch trong chính sách cân bằng chiến lược ở châu Á.
Dù Mỹ vẫn đang giữ vị thế là cường quốc thống trị ở châu Á – Thái Bình Dương, thì sự tương tác ngày càng lớn giữa Nga – Trung là dấu hiệu khởi đầu cho một trật tự hàng hải đa cực mới ở khu vực này.
Đối với Ấn Độ, mối thân tình hàng hải Nga – Trung còn là một dấu hiệu đáng quan ngại khi mà hai quốc gia này đang mở rộng quan hệ với Pakistan.
Theo đó, Trung Quốc đã cho đầu tư phát triển giai đoạn đầu xây dựng cảng Gwadar với số tiền đầu tư 46 tỷ USD và chuyển giao 8 tàu ngầm lớp Yuan cho Pakistan.
Việc Nga thắt chặt quan hệ quốc phòng với Pakistan cũng trở thành mối thách thức với hoạt động mở rộng tầm ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương và tạo ra những thay đổi trong cán cân sức mạnh hàng hải ở lục địa Á – Âu.
 
23/8/12
1.162
3
38
Pháo đài bay B-52H không còn khả năng răn đe hạt nhân

Cập nhật lúc: 14:19 22/09/2015
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Quan sát máy bay B-52 Mỹ tập trận chống phiến quân IS
Sức mạnh cỗ đại pháo Việt Nam từng bắn rụng B-52

(Kiến Thức) - Theo hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, Không quân Mỹ sẽ buộc phải vô hiệu hóa khả năng răn đe hạt nhân của máy bay ném bom B-52.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn nguồn thông cáo báo chí cho hay, Không quân Mỹ đã bắt đầu chuyển đổi và vô hiệu hóa khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của gần một nửa phi đội máy bay ném bom B-52H của này sang các nhiệm vụ thông thường. Việc này được thực hiện theo hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) được Mỹ và Nga ký kết vào tháng 4/2010.​
Quá trình chuyển đổi sẽ được diễn ra với những chiếc B-52H có số serial từ 61 đến 1021 của Không quân Mỹ với tổng cộng 30 chiếc. Toàn bộ số B-52H này sẽ bị vô hiệu hóa khả năng triển khai các loại vũ khí hạt nhân. Và nhiều khả năng quá trình chuyển đổi này đã được Không quân Mỹ bắt đầu tại căn cứ không quân Barksdale (AFB) ở Louisiana trước tháng 9 vừa rồi.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Mỹ sẽ mất đi một nữa phi đội B-52H vào đầu năm 2017. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hiện tại, Không quân Mỹ đang duy trì phi đội gồm 79 chiếc máy bay ném bom B-52H trong biên chế và đều thuộc quyền quản lý của Bộ chỉ huy tấn công toàn cầu thuộc Không quân Mỹ (AFGSC) có trụ sở tại căn cứ không quân Barksdale.​
Trong khi đó, Mỹ vẫn còn tới 12 chiếc B-52H không còn hoạt động tại khu lưu trữ máy bay 'Boneyard' của Quân đội Mỹ thuộc căn cứ không quân Davis Monthan ở Arizona.​
Toàn bộ quá trình chuyển đổi 30 chiếc máy bay B-52H đang hoạt động và 12 chiếc khác ở Boneyar' sẽ được Không quân Mỹ hoàn tất vào đầu năm 2017.​
Hiệp nước New START có hiệu lực từ ngày 5/2/2011, cả Mỹ và Nga đều buộc phải sở hữu không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân, 700 đơn vị tên lửa đạn đạn liên lục địa (ICBM) triển khai từ các bệ phóng, tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM), các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân và 800 đơn vị khác chưa được triển khai.​
Bộ quốc phòng Mỹ chính thức công bố chương trình tái cơ cấu lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của mình vào 4/2014 để thực hiện theo các yêu cầu của hiệp ước New START. Và cả hai đều phải hoàn tất các điều khoản giới hạn trong hiệp ước mới trước ngày 5/2/2018.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.